Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Ông Huỳnh Thành Đạt làm Giám đốc ĐHQG TP.HCM

Posted: 09 Jan 2017 08:36 AM PST


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết địnhbổ nhiệm ông Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Giám đốc thường trực Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh giữ chức vụ Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Huỳnh Thành Đạt sinh năm 1962, quê ở tỉnh Bến Tre. Trình độ: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vật lý, Cử nhân Chính trị.

Ông Huỳnh Thành Đạt làm Giám đốc ĐHQG TP.HCMTrước khi được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc, ông Đạt từng trải qua các chức vụ: Phó Trưởng Phòng Tổ chức Hành chính Trường ĐH Khoa học Tự nhiên thuộc ĐHQG TP.HCM; Trưởng Phòng Tổ chức Hành chính Trường ĐH Khoa học Tự nhiên thuộc ĐHQG TP.HCM; Chánh Văn phòng, rồi Phó Giám đốc thường trực ĐHQG TP.HCM.

Theo VGP



Xem nguồn

56 chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ về công nghệ xử lý tín hiệu, viễn thông

Posted: 09 Jan 2017 07:54 AM PST


Ngày 9/1, tại Đà Nẵng đã diễn ra hội nghị quốc tế về công nghệ tiên tiến trong xử lý tín hiệu, viễn thông và máy tính năm 2017 (SigTelCom 2017) do Trường Đại học Duy Tân phối hợp với Hội đồng Anh và Hiệp hội Điện – điện tử Mỹ (IEEE) tổ chức.

Các chuyên gia công nghệ hàng đầu thế giới cùng chia sẻ những nghiên cứu mới nhất về xử lý tín hiệu, viễn thông. Ảnh: An Nguyên

Đây là diễn đàn cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, giảng viên hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông giới thiệu những nghiên cứu mới nhất, chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng và tìm kiếm sự hợp tác.

"Biệt đội đặc nhiệm" vá lỗ hổng công nghệ

Tham dự hội nghị quốc tế lần này có 56 chuyên gia hàng đầu về công nghệ đến từ 11 quốc gia như: Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp… Gần 100 bài báo cũng được gửi về hội nghị.

Theo đại diện Ban tổ chức, qua quá trình bình duyệt gắt gao, đã chọn ra 46 bài báo để trình bày tại diễn đàn.

Các bài báo sẽ được đăng tải trên IEEE, riêng những bài xuất sắc sẽ được mời nộp tiếp vào ấn phẩm đặc biệt của IET Communication về truyền thông và tính toán xanh (một tạp chí hàng đầu viễn thông với chỉ số ảnh hưởng 0.8 (IF = 0.8).

Các chuyên gia sẽ giới thiệu tại SigTelCom 2017 những nghiên cứu mới nhất về lý thuyết, giải thuật, ứng dụng của xử lý tín hiệu, viễn thông và điện toán.

Trong đó, tập trung vào các chủ đề đang được thế giới quan tâm nghiên cứu hiện nay gồm: kỹ thuật mã hóa và giải mã, mạng và hệ thống viễn thông, công nghệ điện toán và hệ thống thiết bị điện tử và điều khiển.

SigTelCom 2017 sẽ giúp cho những người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông nắm bắt rõ hơn về hiện trạng, xu hướng phát triển để có những nghiên cứu chất lượng và hữu ích hơn trong tương lai.



Xem nguồn

Bổ nhiệm Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

Posted: 09 Jan 2017 07:12 AM PST


Ông Huỳnh Thành ĐạtÔng Huỳnh Thành Đạt

GD&TĐ – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định bổ nhiệm ông Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Giám đốc thường trực Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh giữ chức vụ Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Huỳnh Thành Đạt sinh năm 1962, quê ở tỉnh Bến Tre. Trình độ: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vật lý, Cử nhân Chính trị. Trước khi được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, ông Đạt từng trải qua các chức vụ: Phó Trưởng Phòng Tổ chức Hành chính Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Trưởng Phòng Tổ chức Hành chính Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Chánh Văn phòng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.



Xem nguồn

Bắc Ninh: 12 sản phẩm đạt giải Nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật

Posted: 09 Jan 2017 06:30 AM PST


Ông Ngô Văn Liên - Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Ninh và các lãnh đạo Sở thăm các sản phẩm đang trưng bày tại cuộc thi.Ông Ngô Văn Liên – Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Ninh và các lãnh đạo Sở thăm các sản phẩm đang trưng bày tại cuộc thi.

Cuộc thi năm nay có 76 dự án dự thi thuộc 14/22 nhóm lĩnh vực, trong đó có 45 dự án của học sinh cấp THCS, 31 dự án của học sinh THPT. Các dự án phải trải qua hai vòng chấm thi: vòng thi lĩnh vực và vòng thi toàn cuộc.

Vòng thi toàn cuộc nhằm lựa chọn được các sản phẩm tham dự cuộc thi KHKT cấp quốc gia. Ở vòng thi này, tác giả thực hiện phải báo cáo, thuyết trình dự án và trả lời các câu hỏi trước ban giám khảo; Năm nay, Ban tổ chức khuyến khích các tác giả dự án báo cáo, thuyết trình bằng tiếng Anh.

Ban tổ chức đã lựa chọn được 68 sản phẩm xuất sắc để trao giải, trong đó: 12 giải Nhất, 17 giải Nhì, 19 giải Ba, 20 giải Khuyến khích.

Theo ông Trịnh Khôi – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, Trưởng Ban Tổ chức, cuộc thi KHKT được tổ chức nhằm khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống;

Góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá kết quả học tập, phát triển năng lực của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các trường THCS, THPT;

Khuyến khích các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ, các cơ sở nghiên cứu, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh trung học.



Xem nguồn

Lên kế hoạch đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 29

Posted: 09 Jan 2017 05:48 AM PST


Tại buổi làm việc, đại diện nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã trình bày nội dung xây dựng kế hoạch đánh giá tình hình thực hiện chương trình hành động của của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29; nêu rõ lý do, mục đích, nội dung, phương pháp đánh giá; kinh phí thực hiện; tổ chức thực hiện và kế hoạch triển khai cụ thể.

Nhóm nghiên cứu cũng xây dựng đề cương báo cáo gồm 3 phần: Bối cảnh kinh tế xã hội; tình hình chỉ đạo và tổ chức triển khai; kết quả thực hiện các nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu.

Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng, các chuyên gia, nhà khoa học, đại biểu Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, đại diện lãnh đạo các vụ, cục của Bộ GD&ĐT đã trao đổi ý kiến.



Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nha phát biểu chỉ đạo 

Trong cuộc họp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu rõ: Sau 3 năm triển khai, Bộ GD&ĐT với vai trò, trách nhiệm đầu mối chính đã thực hiện thế nào để tự biết, tự sửa, tự điều chỉnh, định hướng hành động.

Mục đích tiếp theo là để báo cáo Chính phủ, Trung ương; trên cơ sở thông tin này, đề xuất, kiến nghị Chính phủ nên chỉ đạo các Bộ, địa phương như thế nào. Căn cứ vào đó, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo và báo cáo lên trên.

Bộ trưởng nhấn mạnh: Thực chất, đây là nghiên cứu, điều tra cơ bản, làm nền tảng xây dựng các báo cáo, để có thể chủ động khi Trung ương, Chính phủ yêu cầu.

Về nội dung, nội hàm, Bộ trưởng đề nghị: Xây dựng một khung đánh giá, xác định vấn đề đánh giá bám sát vào nội dung của Nghị quyết 29 của Trung ương và Nghị quyết 44 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29; bám sát vào thực tế, vào những vấn đề của Ngành…

“Đương nhiên, chúng ta phải căn cứ vào tính hệ thống. Trong quá trình đánh giá, thấy có gì bất cập, không hợp lý, nếu trong thẩm quyền của Bộ trưởng sẽ điều chỉnh; trường hợp ngoài thẩm quyền sẽ phải có kiến nghị và kiến nghị một cách có cơ sở chứ không chung chung…” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định.

Về lộ trình, Bộ trưởng yêu cầu ngày 31/1 sẽ phải có dự thảo đề cương khung đánh giá; 31/6 có báo cáo lần 1 sơ bộ.

Về thực hiện, Bộ trưởng giao đầu mối là Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thực hiện dưới hình thức là một đề tài cấp Nhà nước.

"Đây không phải là một đề tài khoa học thuần túy mà là một nghiên cứu khảo sát, đặc biệt ưu tiên một số tác động liên quan đến nhận thức và bức xúc của người dân.                                                                                                                                                                 Trong quá trình thực hiện, đề nghị các vụ, cục góp ý trực tiếp và đồng hành trong quá trình triển khai. Các nhà khoa học tham gia cũng cần bám sát vào thực tế yêu cầu của vụ, cục cũng như của Bộ…" – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ



Xem nguồn

10X có vô tâm?

Posted: 09 Jan 2017 05:06 AM PST


– Các 9x, 10x không hề quá vô tâm như "định kiến" mọi người vẫn nhìn nhận về giới trẻ bây giờ.

Một câu hỏi được đặt ra trên mạng xã hội “Bố mẹ đã yêu thương bạn nhiều như thế nào?” là cơ hội để rất nhiều bạn trẻ nhớ lại và nói ra những tình cảm yêu thương họ cảm nhận được từ bố mẹ mình.

10X có vô tâm?
Ảnh Phạm Hải

Bùi Bích nhớ lại: Hồi còn nhỏ mình ốm lên ốm xuống. Có lần 2h sáng đau bụng…, mẹ cõng chạy bộ gần mười mấy cây số đưa đi cấp cứu. Mỗi lần mẹ vấp hay bước hụt mẹ lại xin lỗi, hỏi có đau không con. Sáng ra thấy chân mẹ phồng rộp, mẹ bảo: "Con qua nguy hiểm là mẹ mừng rồi!".

Phạm Thị Thảo Nguyên thì khoe: "Mấy ngày nay trời lạnh. Đang xem ti vi bố ra đùm cái áo to bự của bố lên người, đang học thì bố vào chụp cái mũ len của bố lên đầu. Cảm thấy rất ấm áp".

Trần Hương Loan bồi hồi: "Sáng hôm đó vừa vào nhà vệ sinh đánh răng thì mình bị tụt huyếp áp, không đứng dậy nổi. Gọi Ba, mẹ loạn xạ… Ba ở dưới nhà nghe tiếng chạy lên kêu cửa, bảo đi được không, hay để ba bế. 

Lúc đó mệt nhưng nghĩ Ba từ ngày bị tiểu đường thì ốm đi, cân nặng ngang ngửa mình thì sao mà bế nổi. Từ nhà vệ sinh đến phòng có vài bước mà đi xiêu xiêu vẹo vẹo. Ngồi xuống giường cũng suýt té, ba chạy tới ôm lấy đầu mình tựa vào người ba. Mẹ đang ngủ cũng hớt hải chạy lên…Thấy mình được yêu thương vô bờ.” 

“Thật sự lúc đó mới cảm nhận được ba mẹ thương mình như thế nào chứ bình thường toàn mắng thôi" – Loan chia sẻ.

Khi con đi học xa…

Vũ Kiều Thiên Trang nhớ về hôm đi thi đại học: Mình ở KTX trường của chị, sáng sớm ba chạy từ nhà lên chở từ KTX qua chỗ thi. Làm bài xong ba chở về KTX rồi lại chạy hai tiếng về nhà. Lúc dò ra thì làm bài sai cả nửa. 

Điện thoại cho mẹ, nói “xin lỗi". Mẹ bảo "Ba con về tới nhà rồi, con ở lại được không? Hay ba lên đón con về nhé? Không sao cả, thi không được thì về ba mẹ nuôi". Những lời động viên của mẹ làm mình bật khóc. 

10X có vô tâm?
Ảnh Phạm Hải

"Tôi học xa nhà cũng chỉ toàn mẹ gọi hoặc gọi về cho mẹ" – Trang Dương cho biết. "Có lần về nhà, thấy bố cứ buồn buồn im im, hỏi bố làm sao thì mẹ bảo “Tại mày chẳng gọi cho bố bao giờ đấy”. Sau đó có lần gọi về cho bố mà lạ, hỏi han gì bố cũng chỉ ừ, ừ, rồi, rồi, thôi nhé, làm tôi cụt hứng nên sau lại không gọi nữa. Sau này mẹ bảo mới biết, cúp máy xong bố cứ lẩm bẩm suốt “Thôi chết quên không hỏi nó hôm nay học ca nào, ăn gì chưa, quên dặn nó…”. Hoá ra vì lâu quá tôi mới gọi, bố vui đến nỗi không biết nói gì.”

Thu Thảo thì nhớ chuyện từ nhà tới trường đi ôtô hơn 6 tiếng. Có hôm chập tối bị cảm mẹ gọi điện chỉ mơ mơ hồ hồ nói được mấy câu. Vậy mà 2h sáng nghe mẹ gọi, bảo là đang đứng ngoài cổng phòng trọ.

Hoa Nguyễn lại có câu chuyện thế này: Hồi thi đại học, không nghe mẹ nên thi trường top, thi xong mẹ lo mình trượt nên mắng một trận ra trò, tủi thân xuống bếp ngồi khóc. Bố vỗ về: "Không đỗ thì về trường tỉnh học rồi bố mua xe máy cho đi lại. Trường kia có khi còn bị đi xe bus, bị xa bố mẹ ấy chứ”. Trước đây bố chẳng bao giờ như vậy cả, cứ yêu thương theo cách của bố thôi…

….Đến "không được yêu sớm"

Trang Cẩm bảo: "Mẹ nói khi con bước ra đời ba mẹ không lo gì hết, lo cho chị Hai là nhiều. Vậy mà giờ mẹ lại lo nhất là… “Con có chồng đi”.

Mẹ xem bói, người ta bảo Thanh Xuân 27 tuổi mới được lấy chồng, lấy sớm thì khổ. "Mẹ nghe vậy về nhà dặn tôi nhất định không được yêu sớm. Sau này không có chồng mẹ tìm cho. Lúc ấy tôi rất buồn cười vì tuổi tôi đầy đứa đã có chồng con, định bảo mẹ mê tín thì bỗng dưng mẹ nói “Lấy chồng sợ mày khổ, bố mẹ nuôi mày từ bé xót lắm"".

10X có vô tâm?
Ảnh Lê Anh Dũng

"Năm ấy thi đại học, ba đang ở nước ngoài gọi điện về hỏi han đủ kiểu thi trường gì, khả năng đỗ có cao không, tôi đùa "Nếu không đỗ thì về lấy chồng ạ”. 

Thế là ông như hét lên trong điện thoại “Không được con nhé! Lấy chồng bây giờ đấy khổ lắm con ạ, không đỗ thì thôi…", rồi quay ra nghi ngờ "Hay đang yêu thằng nào khai mau”" – Huyền Dương "than thở". "Có thế thôi mà mắt cứ rưng rưng không sao nín được. Giờ đây khi tốt nghiệp 3 năm vẫn chưa thấy chàng người yêu nào ba ạ!"

Vì là con ba mẹ

"Hôm đó ba mẹ cãi nhau rất to, mẹ mình tức giận còn đòi li thân. Ba quát bảo muốn làm gì thì làm rồi lấy xe chạy đi rất nhanh. Lúc đó còn nhỏ nhưng hiểu hết, chỉ dám nằm một góc khóc rấm rứt, sợ ba đi luôn. 

Gần sáng thì ba về, mình đang ngủ, ba lại gần rồi chỉ lặp đi lặp lại một câu “Ba về rồi.” Chẳng hiểu sao mình rất cảm động, cảm thấy dường như cho dù có chuyện gì đi nữa thì ba cũng sẽ không bao giờ bỏ mình. Và cũng từ đó ba không khi nào bỏ đi khi cãi nhau với mẹ nữa" – là chuyện của Lê Nhi.

Trần Giang than thở: "Vừa qua, chuyện công việc không như ý. Có lần mẹ gọi điện lên đúng lúc đang khóc, nghe giọng, chỉ bảo mỗi câu: "Mệt quá thì thôi, về bố mẹ nuôi"".

Có lần Mai Huyền gặp chuyện không may. "Mẹ thì khóc, ba thì buồn. Hôm sau tôi đi học về muộn hơn mọi khi mẹ gọi điện hoài tôi không bắt máy. Về nhà mẹ nói “Con dù có lỗi gì thì vẫn là con của mẹ. Con có thể bỏ cha mẹ nhưng ba mẹ không thể nào bỏ con”. Vài hôm sau tôi vẫn còn buồn, ba nói "Ngã chỗ nào đứng lên chỗ đó"".

Bạn chắc được bố mẹ yêu thương hơn thế? Chia sẻ suy nghĩ của bạn khi đón nhận những yêu thương từ ba mẹ… Bài viết gửi về bangiaoduc@vietnamnet.vn

Phương Chi (từ facebook Kites Quotes)



Xem nguồn

Các trường đại học chủ yếu "công khai" với Bộ

Posted: 09 Jan 2017 04:24 AM PST


– Thiếu cơ chế giám sát và kiểm tra chính là vấn đề quan trọng khiến việc thực hiện quy chế công khai, minh bạch ở nhiều trường còn mang tính hình thức.

Lời tòa soạn: Phát biểu tại hội nghị cuối tuần qua trước gần 300 hiệu trưởng các trường đại học trong toàn quốc, ông Đặng Kim Vui – Giám đốc Đại học Thái Nguyên nhìn nhận cần phải thực hiện sát sao hơn việc tự chủ đại học, đặc biệt là những chính sách giải trình, minh bạch thông tin với xã hội. Đề cập tới quy định “3 công khai”, ông Vui nói có hiện tượng “3 công khai trên website có thể rất đẹp nhưng đi vào thực tế thì không phải như vậy, có thể phần nào coi là đánh lừa xã hội, cần phải quan tâm”.

Liên quan tới vấn đề này, Ngân hàng Thế giới đã có một nghiên cứu về “Minh bạch và công khai thông tin trong giáo dục đại học của Việt Nam”, thực hiện với 123 trường ĐH trong cả nước. Nghiên cứu này nhìn nhận: “Việc thực hiện Quy chế Ba công khai của các cơ sở giáo dục đại học tập trung vào nộp báo cáo cho Bộ thay vì công bố thông tin này trên trang thông tin điện tử của mình, như quy định bắt buộc”.  Sắp tới đây, việc thúc đẩy trách nhiệm giải trình khi  đẩy mạnh “tự chủ đại học” – một giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học – sẽ có những bước tiến gì?

Bài 1: Các trường chủ yếu “3 công khai” với Bộ

Nhận định về việc giám sát và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Quy chế “3 công khai” (Quy định về tính minh bạch của các cơ sở giáo dục công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân ban hành theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT năm 2009 – PV), nghiên cứu cho rằng, việc thiếu cơ chế giám sát và kiểm tra chính là vấn đề quan trọng khiến việc thực hiện quy chế này ở nhiều trường còn mang tính hình thức.

Theo các tác giả nghiên cứu, cán bộ của Bộ GD-ĐT thừa nhận điểm yếu cơ bản này của hệ thống hiện nay trong việc giám sát thực hiện công bố thông tin của các trường ĐH theo yêu cầu của Quy chế Ba công khai.

Các trường đại học chủ yếu 'công khai' với Bộ
Việc thực hiện Quy chế Ba Công khai của các trường ĐH được cho là còn mang tính hình thức và chủ yếu tập trung vào việc báo cáo cho Bộ GD-ĐT.

Trong khi đó, các trường cho rằng, Bộ GD-ĐT không áp dụng bất kỳ hình phạt nào đối với những trường không tuân thủ quy định, kể cả trường hợp nộp chậm lẫn “không nộp gì cả”.

Theo đó, việc nộp chậm các báo cáo đầy đủ theo mẫu bắt buộc trong Quy chế Ba công khai rất phổ biến nhưng việc xử lý của Bộ chỉ được thực hiện thông qua hình thức nhắc nhở.

Các cơ sở GDĐH nói rằng “khi nộp chậm các báo theo Quy chế Ba công khai, Bộ sẽ nhắc nhở cán bộ quản lý của trường trong các cuộc họp được tổ chức tại văn phòng Bộ, và thường không có công văn (nhắc nhở) được gửi đến trường“.

Thông thường sau khi được nhắc nhở một hoặc hai lần, cán bộ quản lý của trường sẽ cảm thấy xấu hổ và nộp các báo cáo này. Ngoài ra, không có hình phạt hoặc chế tài xử phạt do Bộ đặt ra“.

Nghiên cứu cũng cho rằng, việc thiếu đánh giá mức độ tuân thủ của các trường đối với Quy chế Ba công khai có vẻ là lý do chính giải thích kết quả thực hiện kém của các cơ sở GDĐH về công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của mình.

Nghiên cứu cho biết, có thông tin cho rằng Bộ không đưa ra bất kỳ phản hồi/đánh giá nào về các báo cáo “ba công khai” mà các trường nộp cho Bộ.

Về kết quả công bố thông tin trực tuyến còn kém, một người tại trường đại học khác cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ được nhắc nhở về báo cáo Ba công khai vì chúng tôi vẫn nộp những báo cáo này cho Bộ mặc dù chúng tôi không công bố những báo cáo đó trực tuyến“.

Vì vậy, nghiên cứu nhận định, việc thực hiện Quy chế Ba công khai của các cơ sở GD ĐH tập trung vào nộp báo cáo cho Bộ là chính thay vì công bố thông tin này trên trang thông tin điện tử của mình, như quy định bắt buộc.

Chia sẻ của các trường cho thấy, họ tin rằng Bộ không thực sự “nghiêm túc” về quy định này và chỉ mang tính “hình thức”. Một người được phỏng vấn cho rằng, “chính sách là tốt, nhưng nếu không có cơ chế đánh giá, giám sát và xử phạt phù hợp, một số người sẽ coi chính sách như một trò đùa, vì vậy chính sách không mang lại hiệu quả tốt

"Quy chế Ba công khai có thể tạo ra sự cạnh tranh giữa các trường đại học. Tuy nhiên, để duy trì một quy định tốt như vậy, Bộ cần phải để cho các trường biết Bộ đánh giá thế nào. Ví dụ, đơn vị thực hiện tốt sẽ được gì? Họ có được số lượng tuyển sinh cao hơn không? Tại thời điểm này, không có những điều như vậy” – đại diện một trường ĐH khẳng định.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra một số bất cập của Quy chế 3 công khai như sự cứng nhắc trong quy định về thông tin phải gửi theo biểu mẫu của Bộ, yêu cầu báo cáo tỉ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp được cho là rất khó khăn với một số trường…

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho rằng, việc thực thi các cơ chế giám sát Quy chế Ba công khai là rất khó khăn trong bối cảnh hệ thống giáo dục ĐH phân tán như hiện nay.

Bộ GD-ĐT chỉ có thể xử phạt do không tuân thủy Quy chế Ba công khai với những trường ĐH do Bộ trực tiếp quản lý. Những trường do các bộ ngành khác hoặc chính quyền địa phương quản lý, nơi Bộ không thể bãi nhiệm hiệu trưởng của trường thì việc thực thi này rất mất thời gian và khó khăn.

Các trường tư thục kém minh bạch thông tin

Những khảo sát định lượng của nghiên cứu cũng cho thấy, nhóm các trường ngoài công lập (tư thục) có chỉ số thấp nhất trong 4 nhóm trường được khảo sát trong việc minh bạch thông tin.

Khảo sát mức độ công khai theo 4 nhóm thông tin gồm: Thông tin chung về cơ sở giáo dục, Thông tin về đào tạo, Thông tin về nghiên cứu khoa học, Thông tin về các dịch vụ dành cho sinh viên cho thấy, việc thực hiện công khai thông tin trực tuyến của các trường ĐH, nhóm trường của ĐHQG thực hiện tốt nhất, còn các trường đại học tư thục thực hiện kém nhất.

Điểm trung bình của nhóm trường thuộc ĐHQGHN là 63,5 điểm trong khi điểm trung bình của các trường ĐH ngoài công lập chỉ 34. Khoảng cách khá lớn.

Các trường đại học chủ yếu 'công khai' với Bộ
Mức độ công khai, minh bạch thông tin trên cổng thông tin điện tử các trường ĐH nhóm tư thục kém hơn các nhóm khác.

Trong nhóm các cơ sở GDĐH thuộc Chính phủ, Trường Đại học Kinh tế thuộc ĐHQG Hà Nội có điểm số cao nhất, với 79,7/100 điểm (Trường Đại học Kinh tế và Kinh doanh của ĐHQGHN), tiếp theo là Đại học Ngoại ngữ và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (cả hai trường đều thuộc ĐHQGHN).

Trong số các cơ sở GD ĐH thuộc Bộ GD&ĐT, Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Nông lâm Huế có điểm số cao nhất, với 69,2/100 điểm, với Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên với 66,5 điểm và Đại học Mỏ – Địa chất với 65,8 điểm.

Trong số các trường đại học ngoài công lập, trường Đại học Lạc Hồng có số điểm cao nhất với 65,0 điểm. Tuy nhiên, trường xếp điểm thấp nhất của nhóm trường này chỉ đạt 14 điểm.

Điểm về công bố thông tin của các cơ sở GD ĐH ngoài công lập thấp hơn so với các loại hình cơ sở GD ĐH khác, trong đó các cơ sở GDĐH ngoài công lập ở phía bắc có điểm số kém hơn so với cơ sở ở miền trung hoặc phía nam.

Khảo sát cũng cho thấy, nhu cầu tìm kiếm thông tin trên website các trường của sinh viên rất lớn. 43,1% sinh viên được hỏi thường xuyên truy cập website của trường và chỉ 3,4% sinh viên chưa từng truy cập vào trang web của trường để tìm kiếm thông tin.

Nghiên cứu khẳng định, tính minh bạch và công bố thông tin vô cùng quan trọng đối với Việt Nam trong nỗ lực tăng cường quản trị ngành GD ĐH.

Điều này đặc biệt đúng khi ngành đang phát triển và Chính phủ đang thử nghiệm với một số cải cách quan trọng, đặc biệt là tăng quyền tự chủ về chức năng của các cơ sở GD ĐH mà trước đây do trung ương kiểm soát.

Phải công nhận là quyền tự chủ lớn hơn cần đi đôi với tăng cường trách nhiệm giải trình, cho thấy tầm quan trọng của minh bạch và công bố thông tin theo yêu cầu không chỉ của cơ quan quản lý nhà nước mà còn của sinh viên, phụ huynh và công chúng nói chung” – nghiên cứu viết.

Lê Văn



Xem nguồn

Tin vui gần Tết: Sắp chi trả tiền tỷ phụ cấp cho 22 trường mầm non

Posted: 09 Jan 2017 03:42 AM PST


 – Sau phản ánh của VietNamNet, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An vừa có quyết định giải quyết kinh phí phụ cấp cho 22 trường mầm non ở huyện Kỳ Sơn, có 86 giáo viên ký hợp đồng theo Thông tư liên tịch giữa các Bộ.

Hôm nay, nguồn tin VietNamNet cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Xuân Đường vừa ký quyết định số: 25/QĐ-UBND ngày 5/1/2017, về việc trích ngân sách giải quyết kinh phí gần 18 tỷ đồng, cấp cho các huyện, thành phố, thị xã thực hiện một số chính sách giáo dục khối huyện năm 2016.

Theo quyết định này, kinh phí thực hiện là nguồn phân bổ sau sự nghiệp giáo dục khối huyện được giao tại QĐ số: 6048/UBND ngày ngày 21/12/2015 của UBND tỉnh là hơn 2,1 tỷ đồng. Nguồn kinh phí từ năm 2015 chuyển sang năm 2016 là gần 15,6 tỷ đồng.

”Giảm trừ dự toán kính phí năm 2017 của các huyện, thành phố, thị xã, số tiền 2,77 tỷ đồng. Do kinh phí thực hiện Thông tư số 09/2013/TTLT – Bộ giáo dục; Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ ngày 11/3/2013 (gọi tắt TT/09 – PV) đã cấp còn dư không sử dụng hết” – trích QĐ cấp kinh phí Chủ tịch tỉnh Nghệ An cho ngành giáo dục

Tin vui gần Tết: Sắp chi trả tiền tỷ phụ cấp cho 22 trường mầm non
Trường mầm non Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) nơi có 6/85 giáo viên bị thu hồi lại nguồn kinh phí phụ cấp và nước sạch sẽ được nhận lại tiền sắp tới – Ảnh: Quốc Huy

Tổng 21 đơn vị huyện, thành phố, thị xã được cấp kinh phí trong đợt này cho các giáo viên ký hợp đồng TT/09 trên địa bàn tỉnh là gần 15,6 tỷ đồng.

Trong đó, 86 giáo viên ký hợp đồng TT/09 (có 1 giáo viên mầm non dạy ở địa bàn thị trấn Mường Xén không phải vùng được hỗ trợ – PV), thuộc 22 trường mầm non trên địa bàn Kỳ Sơn sẽ được nhận tiền phụ cấp, nước sạch.

Trước đó báo VietNamNet phản ánh, UBND huyện Kỳ Sơn ban hành quyết định gửi đến 22 trường mầm non có giáo viên công tác theo hợp động TT/09, đã nhận tiền phụ cấp và nước sạch trong năm 2016, phải hoàn trả lại vì cấp chưa đúng nguồn kinh phí.

Việc phải trả lại khoản tiền mỗi giáo viên gần 18 triệu đồng/1 người vào dịp cận Tết, khiến nhiều giáo viên băn khoăn, khó hiểu và có phần bức xúc.

Khi biết tin mình sắp nhận được tiền trở lại vào dịp cận Tết cổ truyền, nhiều giáo viên tỏ ra vui mừng, phấn khởi, có thêm động lực yên tâm công tác tại các xã ở huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) khó khăn.

Cũng trong dịp này, không chỉ riêng giáo viên mầm non huyện Kỳ Sơn được nhận kinh phí trợ cấp, mà giáo viên mầm non ở 15/21 huyện, thị xã khác cũng được nhận cấp vì công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.

Trong một diễn biến khác trước đó, ngày 30/11/2016, Sở Tài chính Nghệ An tham mưu cho UBND tỉnh Nghệ An ký quyết định giải quyết kinh phí chính sách sự nghiệp giáo dục khối huyện năm 2016.

Theo đó, ngành giáo dục Nghệ An sẽ giảm dự toán kính phí thực hiện còn dư là gần 36 tỷ đồng, trong đó giảm chi thường xuyên là hơn 22 tỷ đồng và chi có mục tiêu là gần 14 tỷ đồng .

Chỉ tính riêng huyện Kỳ Sơn, Sở Tài chính giao phải giảm chi gần 7,5 tỷ đồng năm 2016, trong đó thu hồi tiền phụ cấp của giáo viên mầm non hợp đồng TT/09 là gần 1,5 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Hồng Hoa – Trưởng Phòng giáo dục huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cho biết, sau khi có kinh phí ngân sách cấp về huyện, dự kiến trong tuần này các giáo viên sẽ được nhận tiền hỗ trợ phụ cấp.

Quốc Huy



Xem nguồn

Cô giáo cả người lấm lem bùn đất đến trường lay động dân mạng

Posted: 09 Jan 2017 03:00 AM PST


– Hình ảnh cô Lò Thị Hòa, giáo viên Trường Mầm non Huổi Mí (xã Huổi Mí, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên) trong bộ quần áo dính đầy bùn đất vì đường đến trường vô cùng khó khăn khiến nhiều người cảm phục.

Cô giáo cả người lấm lem bùn đất đến trường lay động dân mạng

Hình ảnh cô giáo Lò Thị Hòa lấm lem đến trường khiến nhiều người cảm thương.

Để đến điểm trường của mình dạy, cô giáo Lò Thị Hòa cùng các đồng nghiệp quen với việc vượt qua những cung đường hẹp nhưng vô cùng khúc khuỷu. Trời mưa đường lầy lội và để đến được trường, cả xe và người lấm lem bùn đất.

Cô giáo cả người lấm lem bùn đất đến trường lay động dân mạng

Những bức ảnh cô giáo Lò Thị Hòa sau khi được đăng tải lên mạng xã hội đã nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ, bình luận đồng cảm với những khó khăn mà các cô giáo nơi đây hằng ngày phải vượt qua.

Cô giáo cả người lấm lem bùn đất đến trường lay động dân mạng

Bạn Minh Thu nói: "Nhìn những hình ảnh này mới biết được nỗi vất vả của các cô giáo vùng cao. Điều kiện trường lớp thiếu thốn đã đành nhưng để lên được tới đó còn phải khổ sở, thậm chí ngã trầy trật trên đường".

Cô giáo cả người lấm lem bùn đất đến trường lay động dân mạng

Bạn Trần Thanh bình luận: "Mình cũng đã từng đi thăm anh chị em giáo viên vùng cao và cảm nhận sự vất vả của họ đặc biệt về đường sá đi lại. Nếu không vì thương học sinh những nơi đó và không trách nhiệm với việc gieo cái chữ chắc cũng khó để học có thể bám trụ được lâu đến vậy. Thấy giáo viên đến trường mà nhìn không kỹ tưởng bà con đi làm ruộng".

Cô giáo cả người lấm lem bùn đất đến trường lay động dân mạng

Chia sẻ với VietNamNet, cô Hòa chia sẻ dù khó khăn nhưng để tiếp tục gieo con chữ, các nữ giáo viên vẫn học cách đi xe để chống trượt và làm quen với việc khắp người đầy bùn đất.

Cô giáo cả người lấm lem bùn đất đến trường lay động dân mạng

Nhà cô giáo Hòa ở huyện Điện Biên nhưng cách xa trung tâm huyện đến hơn 50 km. Nhưng từng đó chưa thấm tháp gì so với quãng đường từ huyện vào trường bởi đường vô cùng khúc khuỷu mà như lời cô giáo trẻ là không thể đong đếm được bằng cây số, thay vào tính bằng giờ đồng hồ. "Từ huyện đến trung tâm trường, chúng em phải đi mất khoảng hơn 3 giờ đồng hồ. Trời mưa thì thời gian gấp đôi, gấp ba như vậy", cô Hòa kể.

Cũng vì vậy mà mỗi tuần cô giáo Hòa mới về nhà một lần. Cứ thế đều đặn Chủ nhật đi lên đến Thứ 6 lại đánh xe máy về.

Cô giáo cả người lấm lem bùn đất đến trường lay động dân mạng

"Đường xấu nên chị em phụ nữ vừa đi vừa ngã, người không chỗ nào lành, đầy vết xước. Xe máy thì sửa suốt. Nhiều người cũng hỏi sao con gái mà đi được như vậy. Lúc đầu mình không đi được thật nhưng rồi phải luyện dần rồi thành quen", cô Hòa cười.

Cô giáo Lò Thị Hòa chia sẻ chỉ có một mong ước giản dị là có một con đường lên trường để hằng ngày cô cùng những nữ đồng nghiệp khác đỡ khổ.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Bó tay với bài văn lớp 8 chữ xấu… "hiểu chết liền"

Posted: 09 Jan 2017 02:18 AM PST


"Khóc thét" vì chữ quá xấu

Ngày 9/1, bức ảnh về một bài kiểm tra môn văn của học sinh lớp 8 với chữ viết ngả nghiêng không thể dịch nổi được lan truyền trên mạng. Chỉ sau vài giờ đăng tải, bài kiểm tra đã thu hút hàng nghìn lượt like và hàng trăm chia sẻ. Nhiều người đua nhau dịch bài văn nhưng chữ được chữ không bởi nét chữ đổ về một phía như… sắp ngã. Bài văn được giáo viên chấm điểm 4 với lời phê "Chữ viết cẩu thả".

Theo hình ảnh được đăng trên mạng xã hội, bài kiểm tra này của học sinh T, lớp 8A1, Trường THCS Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Nội.

Nhiều độc giả nhận xét, mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng chỉ đọc được một số từ cơ bản. "Chữ xấu đến mức bác sĩ cũng "khóc thét", thế này thì giáo viên chấm bài hàng ngày cho học sinh ấy cũng quá khổ", anh Hưng Hà (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ.

Trao đổi với PV Dân trí chiều 9/1, thầy Nguyễn Văn Xuân, Hiệu trưởng Trường THCS Phùng Xá cho biết, đây đúng là bài kiểm tra của em T, học sinh lớp 8A1 của trường. Theo thầy Xuân, bức ảnh bài kiểm tra đang lan truyền trên mạng có thể do học sinh nào đó chụp ảnh đăng lên.

"Đây là một trong những bài kiểm tra "khả dĩ" của em T vì còn có thể đọc được một số chữ. Hồi trước em cũng có viết xấu nhưng không đến nỗi tệ hại thế này. Gần đây, học sinh này có nhiều bài không thể dịch nổi vì không hiểu sao chữ viết cứ ngả ra như thế", thầy Xuân cho hay.


Bài văn hiểu chết liền đang lan truyền trên mạng (ảnh: Internet)

Bài văn “hiểu chết liền” đang lan truyền trên mạng (ảnh: Internet)

Học lực yếu, toàn thi lại

Cũng theo Hiệu trưởng Xuân, học sinh T là trường hợp rất đặc biệt của nhà trường bởi từ giáo viên chủ nhiệm đến BGH đều có nhiều cách thức quan tâm nhưng việc rèn chữ cho học sinh này rất khó khăn. Với những môn trắc nghiệm, em vẫn có thể làm bài được. Chỉ riêng khi viết văn, không hiểu sao chữ ngày càng ngả ra. Thậm chí có nhiều bài giáo viên cố gắng lắm nhưng không thể đọc được gì.

"Tôi nghĩ 90% có thể do tâm lý em T muốn bỏ học nên cố tình viết ra thế này để không phải đến lớp. Tuy nhiên, gia đình rất mong muốn cháu đi học. Bản thân thầy chủ nhiệm và nhà trường cũng đã rất tận tình. Hồi hè năm 2016, chúng tôi đã cho em nghỉ 1 tuần để luyện chữ. Sau đó chữ viết có đỡ hơn chút xíu nhưng vào chương trình chính khóa, chữ viết của em lại tiếp tục đổ ra.

Bản thân tôi đã từng đưa em lên phòng Hiệu trưởng, ngồi viết luyện chữ cái như học sinh lớp 1 trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Thật kì lạ là khi luyện như thế, em viết khá rõ ràng nhưng cứ vào bài văn thì chữ lại đổ nghiêng về một phía", thầy Xuân chia sẻ.

Cũng theo thầy Xuân, hiện gia đình đã có đơn cam kết với nhà trường: Nếu để học sinh T ở nhà, gia đình không thể quản lý nổi. Do đó, nhà trường mong muốn nhà trường giúp đỡ em luyện chữ viết trong 1 năm. Nếu sau một năm, chữ viết của T tiến bộ hơn thì sẽ quay trở lại học tập, nếu không, em sẽ thuộc diện ở lại lớp.

Chia sẻ thêm với chúng tôi, Hiệu trưởng nhà trường cho hay, cấp 1 em T học trường tiểu học cùng xã. Tuy nhiên, theo hồ sơ, cả cấp 1 và cấp 2, em T có học lực yếu, toàn thi lại và nhiều năm bị "đúp".

Trong lớp, T không ngỗ ngược gì nhưng do học lực luôn ở tầm trung bình nên học sinh này dễ gây mất trật tự. Bố mẹ của T cũng làm nghề nông ở địa phương nên không có điều kiện luyện chữ tại nhà cho con. Vì thế theo thầy Xuân, hiện nhà trường đang cố gắng để giáo viên luyện chữ cho học sinh này xem sau 1 năm có tiến bộ để tiếp tục học tập.

Mỹ Hà

(Email:myha@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Comments