Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Hội thảo khoa học quốc gia: Những vấn đề văn học và ngôn ngữ Nam bộ

Posted: 28 Oct 2016 09:52 AM PDT


Hội thảo thu hút gần 300 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ khoa học, tiến sĩ là các nhà nghiên cứu, giảng dạy, lí luận và phê bình về Văn học và Ngôn ngữ nổi tiếng, cùng lãnh đạo các Trường, Viện và toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên khoa Ngữ văn Trường Đại học Thủ Dầu Một tham dự.

Trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, Nam bộ đã trở thành một vùng văn hóa có nhiều thành tựu rực rỡ và đặc sắc. Điều ấy thể hiện đậm nét trong lĩnh vực văn học và ngôn ngữ ở Nam bộ.

Từ cuối thế kỷ XIX văn học dân gian, văn học Hán – Nôm Nam bộ, đã được bước đầu nghiên cứu và giới thiệu qua các công trình của Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký.

Suốt trong thế kỷ XX, nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu đã tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về văn học và tiếng Việt ở Nam bộ. Trước năm 1945 có các nhà nghiên cứu Lê Quang Chiểu, Võ Sâm, Lê Sum, Ca Văn Thỉnh, Phan Văn Hùm, Đông Hồ, Trần Trung Viên, Vũ Ngọc Phan…

Từ 1954 – 1975 ở miền Nam có Phạm Thế Ngũ, Nam Xuân Thọ, Thái Bạch, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Văn Y, Nguyễn Văn Hầu, Phạm Việt Tuyền, Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Khuê…; ở miền Bắc có nhóm Lê Quý Đôn, Lê Thước, Ca Văn Thỉnh, Bảo Định Giang, Thạch Phương, Trần Hữu Tá…

Sau 1975 nhiều nhà nghiên cứu trước đó vẫn tiếp tục tìm hiểu về văn học Nam Bộ, đồng thời cũng có thêm nhiều nhà nghiên cứu mới như: Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Quảng Tuân, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Thị Thanh Xuân (nhà nghiên cứu Hán – Nôm), Nguyễn Thị Thanh Xuân (nhà phê bình văn học hiện đại), Lê Giang (nhà sưu tầm văn học dân gian), Trương Minh Đạt, Hồ Sĩ Hiệp, Hoài Anh, Nguyễn QuyếtThắng, Võ Văn Nhơn, Huỳnh Ngọc Trảng, Cao Tự Thanh, Đoàn Lê Giang, Nguyễn Hữu Sơn…

Để có cơ hội công bố những nghiên cứu mới nhất, thảo luận những vấn đề còn chưa thống nhất và tiếp tục chặng đường phía trước với nguồn lực mới, Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được gần 200 bản đăng ký cũng như toàn văn báo cáo của các nhà nghiên cứu từ nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan, trường phổ thông ở khắp 3 miền đất nước.

Trên cơ sở đó, Ban biên tập Hội thảo đã lựa chọn ra 123 báo cáo, bàn tập trung về chủ đề Hội thảo để trình bày ở 6 tiểu ban của Hội thảo: Tiểu thuyết lịch sử và dịch văn học; Văn học dân gian Nam Bộ; Văn học Hán – Nôm Nam Bộ; Văn học quốc ngữ Nam Bộ từ cuối thế kỷ đến 1945; Văn học Nam Bộ sau 1945; Tiếng Việt ở Nam Bộ.


Tiểu ban Tiểu thuyết lịch sử và dịch văn học, các báo cáo tập trung vào trình bày những vấn đề lý thuyết của thể tài tiểu thuyết lịch sử, đặc điểm và giá trị của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ như: Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân của Trương Duy Toản, Nam cực tinh huy của Hồ Biểu Chánh, bộ ba tiểu thuyết lịch sử Nam Kỳ của Tân Dân Tử…

Về dịch văn học, các báo cáo tập trung vào việc giới thiệu những tình hình tư liệu và nghiên cứu văn học dịch giai đoạn đầu tiên, Trương Minh Ký và Truyện ngụ ngôn của La Fontaine, các tiểu thuyết phóng tác của Hồ Biểu Chánh…

Tiểu ban Văn học dân gian Nam Bộ, các báo cáo đi vào nghiên cứu những vấn đề tổng thể của văn học dân gian vùng: miền Đông Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ; văn học dân gian tộc người: Khmer, Chăm, Hoa; các tiểu thể loại văn học dân gian và một số tác phẩm cụ thể như: ca dao dân ca, truyện cổ tích, truyền thuyết, tân cổ giao duyên, truyện Tấm Cám ở Nam Bộ…

Tiểu ban Văn học Hán – Nôm Nam Bộ, các báo cáo tập trung nghiên cứu những vấn đề tổng quát của văn học Hán – Nôm Nam Bộ như: vấn đề phân kỳ, chia các giai đoạn văn học, các thể tài, các vấn đề của văn học Hán – Nôm Nam Bộ như: thơ Nôm Đường luật, thơ trào phúng, truyện thơ Nôm, kịch bản tuồng, cuộc bút chiến Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường, vấn đề chuyển thể tác phẩm Kim Thạch kỳ duyêncủa Bùi Hữu Nghĩa, những vấn đề liên quan đến tác phẩm kỳ lạ: Kim cổ kỳ quan của Nguyễn Văn Thới…

Thông báo về tình hình sưu tập và công bố tư liệu Hán – Nôm mới là vấn đề được quan tâm nổi bật ở tiểu ban Hán – Nôm qua các báo cáo về tư liệubi ký, đối liên, văn tế…

Tiểu ban Văn học quốc ngữ Nam Bộ từ cuối thế kỷ đến 1945 được sự quan tâm nhiều nhất, với số lượng báo cáo được chọn chiếm đến 1/3 tổng số tham luận gửi đến. Các tham luận tập trung vào 3 vấn đề:

– Những vấn đề chung về văn học quốc ngữ Nam Bộ: giá trị và đặc điểm qua quá trình vận động của văn học Quốc ngữ Nam Bộ, nguyên nhân bị lãng quên trong thời gian dài của văn học Nam Bộ…

– Giới thiệu các phong trào văn học, các thể tài, các văn nhóm của văn học Quốc ngữ Nam Bộ: Thơ ca Minh tân, truyện ngắn giai đoạn đầu tiên, văn học tôn giáo trên Nam Kỳ địa phận, du ký, văn học thiếu nhi, vấn đề chủ nghĩa hiện thực, và hàng loạt các văn nhóm hình thành xung quanh các tờ báo như: Nông cổ mín đàm, Công luận báo, Phụ nữ tân văn, Tiểu thuyết Nam Kỳ…

– Giới thiệu, đánh giá và định vị những tác giả, tác phẩm nổi bật như: Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng Quản, Hồ Biểu Chánh, Phan Khôi, Sơn Vương, Trần Huy Liệu, Trúc Hà, Phạm Văn Hạnh, Kiều Thanh Quế…Các tác phẩm: Giọt máu chung tình của Tân Dân Tử, Người vợ hiền của Nguyễn Thới Xuyên, Hòn máu bỏ rơi của Phan Huấn Chương…

Tiểu ban Văn học Nam Bộ sau 1945 các vấn đề có vẻ tản mát hơn, tuy nhiên cũng tập trung vào 4 vấn đề:

– Những vấn đề chung của văn học vùng theo từng giai đoạn: giá trị và đặc điểm văn học Nam Bộ 1930-1945, văn học miền Đông Nam Bộ, văn học miền Tây Nam Bộ, văn học Hà Tiên…

– Các tác giả và tác phẩm văn học Kháng chiến chống Pháp: Tam Ích, Ca Văn Thỉnh, Huỳnh Văn Nghệ, Bình Nguyên Lộc, Lưu Quý Kỳ, Tô Nguyệt Đình, Thẩm Thệ Hà, Trang Thế Hy…

– Các văn nhóm, các tác giả văn học yêu nước, tiến bộ từ sau 1954: báo Nhân loại, thơ ca dấn thân, nhà văn-dịch giả Diễm Châu…

Tiểu ban Tiếng Việt ở Nam Bộ các báo cáo tập chung vào 2 chủ đề lớn:

– Những vấn đề chung về giao lưu, tiếp xúc ngôn ngữ ở Nam Bộ

– Tập trung nhất là bàn về phương ngôn Nam Bộ: các vấn đề về từ vựng, ngữ âm, địa danh, tiếng lóng, thành ngữ, tục ngữ…khảo sát qua những tác phẩm văn học cụ thể.

Có thể thấy chưa bao giờ những vấn đề văn học và ngôn ngữ Nam Bộ được quan tâm rộng rãi, trình bày nhiều vấn đề chuyên sâu trên cơ sở tài liệu mới mẻ, có độ tin cậy cao như ở hội thảo này.

Chúng tôi nhớ Hội thảo về văn học Nam Bộ tổ chức 10 năm trước ở Trường ĐH KHXH&NV TPHCM chỉ có một số nhà nghiên cứu chuyên sâu ở Viện Văn học, Trường ĐH KHXH&NV TPHCM, Viện KHXH vùng Nam Bộ và một vài cá nhân ở TPHCM và Đồng bằng Sông Cửu Long.

15 năm trước cũng có Hội thảo về văn học Nam Bộ cũng được tổ chức ở trường ấy, thù văn học ngôn ngữ Nam Bộ chỉ là câu chuyện của mấy nhà chuyên môn này. Có thể coi Hội thảo kỳ này như là "đại hội" của các nhà nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ Nam Bộ trong cả nước.

Báo cáo đề dẫn Hội thảo, PGS.TS Đoàn Lê Giang (Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM) cho biết: Trong "Hội thảo Những vấn đề Văn học và Ngôn ngữ Nam Bộ", các đại biểu tập trung thảo luận 4 vấn đề lớn nhất:

1. Đánh giá các tư liệu mới phát hiện, sưu tầm về văn học Nam Bộ: văn học dân gian, văn học Hán – Nôm, văn học Quốc ngữ cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX… về độ tin cậy, ý nghĩa và giá trị của chúng.

2. Phân tích phong cách, đánh giá, định vị các tác giả văn học Nam Bộ trong quá trình hiện đại hóa văn học Nam Bộ cũng như cả nước.

3. Tìm ra quy luật phát triển của văn học Nam Bộ; những giá trị,đặc điểm của văn học Nam Bộ, biểu hiện sự đa dạng trong thống nhất chung với các vùng miền khác trong cả nước; vai trò, vị trí của văn học Nam Bộ so với nền văn học chung, thống nhất của dân tộc.

4. Đặc điểm của tiếng Việt ở Nam Bộ: những nét thú vị, độc đáo, những vấn đề đặt ra trong việc nghiên cứu tiếp xúc ngôn ngữ và giảng dạy tiếng Việt ở địa bàn Nam Bộ.

Được biết, đây là hội thảo khoa học quốc gia đầu tiên bàn về "Những vấn đề Văn học và Ngôn ngữ Nam Bộ" có quy mô lớn nhất, những vấn đề được thảo luận khá rộng lớn, sâu sắc, với nhiều phát hiện mới có giá trị, đặt nền tảng cơ sở để giới nghiên cứu, lí luận, phê bình Văn học và Ngôn ngữ cả nước tiếp tục làm rõ hơn nữa…



Xem nguồn

Đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp trong sinh viên

Posted: 28 Oct 2016 09:10 AM PDT


Hội thảo do Vụ Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT) tổ chức với sự tham gia của đại biểu đến các trường ĐH, CĐ khu vực phía Nam. 

Phát biểu tại Hội thảo, ông Dương Văn Bá – Phó Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV, chia sẻ một số thực trạng về vấn đề sinh viên khởi nghiệp và sự hạn chế về điều kiện để các em tiếp cận với môi trường khởi nghiệp. Ông Bá cũng mong muốn nhận được nhiều góp ý xây dựng cho dự thảo đề án Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2025. 



PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng HCMUTE, phát biểu

Về phía dơn vị đăng cai, PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng HCMUTE, chia sẻ về một số góc nhìn về khả năng khởi nghiệp của sinh viên.

Theo đó, xã hội hiện nay đang theo xu hướng "người người khỏi nghiệp, nhà nhà khởi nghiệp" nhưng để hiểu, đi đúng hướng và gặt hái được thành công trong điều kiện ở nước ta không phải dễ.

HCMUTE đã nắm bắt sớm xu hướng này và thành lập khoa Sáng tạo và khởi nghiệp, lấy một số dẫn chứng tiêu biểu về khởi nghiệp thành công trên thế giới, hy vọng khoa sẽ là nơi chắp cánh cho những tài năng sinh viên trẻ.

Hội thảo lắng nghe ông Bùi Tiến Dũng – chuyên viên Vụ Công tác HSSV trình bày vấn đề cốt lõi của đề án Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2025.



 Các đại biểu tham dự phát biểu góp ý về đề án khởi nghiệp

Các đại biểu tham dự đã chia sẻ nhiều ý kiến đồng tình với đề án, cùng với một số ý kiến gợi ý thêm về những khó khăn trong thực tế của các mô hình khởi nghiệp.

Ban tổ chức đã ghi nhận nhiều đóng góp, thảo luận nhằm tìm giải pháp tích cực để đến gần với thực tế và vẽ nên một bức tranh về hỗ trợ sinh viên tiếp cận với khái niệm khởi nghiệp cho tương lai.



Xem nguồn

700 học sinh học tiết kiệm nước tại nhà máy Suntory PepsiCo Việt Nam

Posted: 28 Oct 2016 08:28 AM PDT


Tổ chức thành nhiều đợt tham quan nhà máy với quy mô mỗi đợt từ 50 đến 100 học sinh, Suntory PepsiCo Việt Nam đã đưa công nghệ xử lý nước thải và công nghệ tiết kiệm nước tiên tiến đến với 700 em học sinh tiểu học hiện đang tham gia dự án giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên nước "Mizuiku – Em yêu nước sạch". Được biết, đây là hoạt động ngoại khóa bổ ích nằm trong khuôn khổ dự án "Mizuiku – Em yêu nước sạch" – Dự án dự án tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên nước do Tập đoàn Suntory tài trợ kinh phí và Suntory PepsiCo Việt Nam kết hợp với các Tổ chức Live&Learn và Trung tâm Tương lai triển khai tại khu vực miền Bắc Việt Nam vào năm 2015. Năm 2016, dự án được mở rộng vào khu vực miền Nam với sự tham gia của 10 trường tiểu học đến từ tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Hơn 700 em học sinh 2 miền Bắc Nam được tham quan thực tế nhà máy Suntory PepsiCo Việt Nam

Hơn 700 em học sinh 2 miền Bắc Nam được tham quan thực tế nhà máy Suntory PepsiCo Việt Nam

Với thời lượng 3 tiếng đồng hồ, chuyến tham quan đã đem lại cho các em nhiều hoạt động thú vịmà các em khó lòng có thể trải nghiệm tại lớp học như: Thí nghiệm về vai trò bảo vệ của nước đối với trái đất, sử dụng giấy quỳ để kiểm tra độ PH của nước, sự thay đổi của chất lượng nước sau khi được lọc. Đặc biệt là, các em còn được tự mình quan sát và trải nghiệm công nghệ dây chuyền khép kín để sản xuất ra các sản phẩm nước giải khát quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như Pepsi, 7UP, Revive, Sting, Ô Long Tea+ Plus … để hiểu thêm về công nghệ tiết kiệm nước và xử lý nước thải tại nhà máy của Suntory PepsiCo Việt Nam.

Sau hơn 3 tiếng đồng hồ làm thí nghiệm, thực hành và tham quan nhà máy, các em vẫn tích cực tham gia lớp học về vai trò của nước sạch đối với cuộc sống con người

Sau hơn 3 tiếng đồng hồ làm thí nghiệm, thực hành và tham quan nhà máy, các em vẫn tích cực tham gia lớp học về vai trò của nước sạch đối với cuộc sống con người

Những kiến thức thực tế từ chuyến tham quan đã giúp các em thêm quyết tâm "tuyên truyền cho gia đình, bạn bè và người xung quanh cùng tiết kiệm nước". Đây cũng là kỳ vọng Suntory PepsiCo Việt Nam đặt ra ban đầu khi tổ chức các chuyên tham quan nhà máy, đúng như nhận định của ông Trần Kim Cương – Giám đốc nhà máy Suntory PepsiCo Việt Nam tại Đồng Nai: "Chúng tôi hi vọng việc chứng kiến những quy trình nghiêm ngặt của chúng tôi trong xử lý nước thải và tiết kiệm nước tại dây chuyền sản xuất sẽ tác động tích cực tới nhận thức của các em học sinh – thế hệ tương lai nắm giữ vai trò chính trong công cuộc bảo vệ môi trường."

Sự hào hứng chưa khi nào tắt trên khuôn mặt các em khi được được khám phá hành trình của giọt nước Mizu

Sự hào hứng chưa khi nào tắt trên khuôn mặt các em khi được được khám phá hành trình của giọt nước Mizu

Sự hào hứng, tinh thần chủ động học tập, đặc biệt là tác động mạnh mẽ của chuyến tham quan đối với ý thức bảo vệ và tiết kiệm nước của các em học sinh khiến các thầy cô giáo tham gia chuyến đi không khỏi bất ngờ. Mong muốn "dự án Mizuiku tiếp tục tổ chức và nhận rộng mô hình những chuyến tham quan mang tính thực hành cao như thế này tại các khu vực có đặt nhà máy của Suntory PepsiCo Việt Nam" của cô giáo Nguyễn Ngọc Nhung, Trường tiểu học Nguyễn Nhược Thị, Quận 8, TP.HCM đã trở thành mong muốn chung của tập thể nhà trường và các em học sinh tham gia dự án.

Sau hai năm duy trì chương trình tham quan nhà máy dành cho các em học sinh tiểu học tham gia dự án "Mizuiku – Em yêu nước sạch", Suntory PepsiCo Việt Nam đã tổ chức cho 1.300 em học sinh tiểu học tham quan nhà máy của công ty.

Bên cạnh hoạt động tham quan nhà máy, trong năm 2016, dự án đã tổ chức trên 270 lớp học với sự tham gia của hơn 3.300 em học sinh tiểu học đến từ 2 miền Bắc, Nam. Riêng tại miền Nam, dự án Mizuiku đã thu hút thêm trên 1.300 em học sinh tham gia các trò chơi, hoạt động tương tác trong các chương trình trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) do Suntory PepsiCo Việt Nam tài trợ và tham gia như Ngày Tái chế, Ngày hội chăm sóc sức khỏe trẻ em, Ngày làm sạch hồ, Hội thảo Giáo dục và Truyền thông môi trường trong trường học.

Đặc biệt, trong mùa hè 2016, dự án còn thực hiện các hoạt động thiết thực như: Lắp đặt 6 hệ thống lọc nước RO, xây mới 1 nhà vệ sinh và nâng cấp 3 nhà vệ sinh tại các trường tiểu họctham gia dự án, gây quỹ "Mizuiku – Em yêu nước sạch" để kêu gọi các sáng kiến nhằm giải quyết vấn đề nhiễm mặn, phèn, hạn hán, thiếu nước sạch, tổ chức Hội thi sáng kiến tiết kiệm nước tại trường học và nhà…



Xem nguồn

Nếu không biết nói dối, ai sẽ bảo vệ chúng tôi?

Posted: 28 Oct 2016 07:46 AM PDT


LTS: Việc lãnh đạo cố ý gây sức ép khi giáo viên không làm vừa lòng mình đã trở thành một mối lo sợ giữa các đồng nghiệp trong trường học, điều này đã được cô giáo Thuận Phương nêu ra trong bài viết "Những điều cấm kỵ ở nhà trường mà thầy cô muốn yên ổn đều buộc phải thuộc".

Tiếp tục chia sẻ về những nỗi bức xúc này, cô giáo Phan Tuyết đưa ra nhiều dẫn chứng và cho rằng chất lượng Hiệu trưởng là nhân tố quan trọng dẫn tới tình trạng trên.

Do đó cần tổ chức thi chọn một cách sáng suốt, công khai, minh bạch chức danh Hiệu trưởng để lựa chọn được những người có tài năng, đạo đức lãnh đạo, điều hành nhà trường.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!

Bài viết "Những điều cấm kỵ ở nhà trường mà thầy cô muốn yên ổn đều buộc phải thuộc" của tác giả Thuận Phương đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc khắp nơi.

Nhiều ý kiến đồng tình khẳng định "Bài viết hoàn toàn đúng, 100% là sự thật" cũng đủ hiểu những điều tác giả nêu lên trong bài báo không chỉ xảy ra đơn lẻ, mang tính cá nhân ở một vài địa phương.

Nó phản ánh một sự thật, những chuyện thế này đã đang và sẽ xảy ra một cách phổ biến trong ngành giáo dục của chúng ta.



Chúng tôi cũng còn có gia đình, còn bao điều phải lo toan trăn trở, đấu tranh mà không có người bảo vệ nhiều khi lại chuốc bi kịch vào người! (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn).

Bên cạnh những ý kiến đồng tình, vẫn còn không ít những ý kiến bức xúc (chắc chắn những người này không phải trong nghề) như bạn Phan Thân lên tiếng:

"Không dám nói lên sự thật có đồng nghĩa với nói dối? Hiệu trưởng như vậy, giáo viên như vậy, thầy cô như vậy thì dạy học sinh thực hiện lời Bác Hồ dạy “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm…” như thế nào? Hay sẽ đào tạo ra một thế hệ nói dối? Ung nhọt này cần sớm được cắt bỏ".

Phản ứng của độc giả Phan Thân cũng là điều dễ hiểu, những chất vấn nêu ra cũng rất đúng, các giáo viên không phải không hiểu điều đó, nhưng thưa bạn Phan Thân: "Nếu không biết nói dối, ai sẽ bảo vệ chúng tôi?"

Nếu theo dõi báo chí thường xuyên, mới đây nhất bạn sẽ thấy hình ảnh thầy giáo Trương Ngọc Lợi ở Kiên Giang kêu cứu vì bị trù dập do chống tiêu cực trong nhà trường.

Nhờ được báo chí phản ánh kịp thời, thầy giáo đã lấy được công bằng nhưng quãng đời làm giáo viên sau này của thầy cũng vô cùng chông chênh. Thường thì không có Hiệu trưởng nào muốn trong trường của mình có những người giáo viên thẳng thắn như thế.



Rồi bằng cách này, cách khác, họ cũng gây áp lực cho chính thầy thất vọng, bất bình, chán nản và sẽ tự nguyện xin chuyển đi…

Và cũng không phải giáo viên bị trù dập nào cũng may mắn như thầy Ngọc Lợi khi được báo chí bảo vệ, vẫn có không ít giáo viên, sau khi dám đấu tranh đã phải ngậm đắng nuốt cay chuốc họa vào thân mình.

Hiệu trưởng bây giờ được trao quyền rất lớn, giáo viên thường nói "quyền sinh sát" trong tay, đã thế, họ làm Hiệu trưởng là mãi mãi sẽ là Hiệu trưởng, khó có cơ hội xuống chức trừ khi sai phạm gì quá đáng.

Cấp trên lại luôn nghe lời cấp trên… khi không vừa lòng ai, giáo viên dù dạy giỏi đến đâu, dù phẩm chất tốt thế nào, cũng nằm trong danh sách thuyên chuyển bí mật do Hiệu trưởng tự đề xuất lên trên.

Thế là, có người đang dạy cách nhà vài ba cây số, bỗng chốc bị đổi đi xa hàng vài chục cây; thời khóa biểu thay vì dạy vài tiết liên tục để về làm việc khác, lại buộc "ngồi chơi xơi nước" vì bị phân lủng lổ theo kiểu dạy tiết 1 nghỉ tiết 2, dạy tiết 3 nghỉ tiết 4 và dạy tiết 5.

Hay bất ngờ bị Ban giám hiệu dự giờ, kiểm tra đột xuất… thanh tra góp ý thì ít mà soi mói, bơi móc thì nhiều.

Trong trường, khi ai đó đã bị Ban giám hiệu chiếu tướng thì cũng dễ bị cô lập ngay với cả đồng nghiệp của mình, bởi nếu tỏ ra thân thiết với "đối thủ", giáo viên ấy cũng dễ bị liệt vào danh sách "cần đề phòng" của Ban giám hiệu.

Còn nhớ, khi thầy Đỗ Việt Khoa đi họp trễ 5 phút, Hiệu trưởng cho bảo vệ đóng cửa trường, vì không muốn bị tội "Vắng họp vô lý do" thầy Khoa trèo tường vào trường đã bị bảo vệ trực sẵn chụp hình. Có lần, thầy Khoa chia sẻ, giáo viên trong trường dù muốn cũng ít ai dám ngồi nói chuyện với thầy.



Đành rằng, không dám nói lên sự thật, thỏa hiệp với cái xấu là hèn nhát, đáng chê trách, càng không xứng đáng với vai trò, vị thế của người thầy đang hàng ngày dạy dỗ học sinh biết trung thực, biết lên án cái xấu… nhưng liệu nói ra có được gì khi giáo viên cũng thuộc hạng "thấp cổ bé họng", hay "chờ được vạ thì má đã sưng"?

Chúng tôi cũng còn có gia đình, còn bao điều phải lo toan trăn trở; đấu tranh mà không có người bảo vệ nhiều khi lại chuốc bi kịch vào người và mang tai họa cho cả gia đình của mình nữa.

Hạn chế tình trạng này, cần phải giảm bớt quyền lực của Hiệu trưởng. Hàng năm, hoặc vài năm, cần tổ chức thi năng lực quản lý, đánh giá phẩm chất của các Hiệu trưởng để cân nhắc việc bổ nhiệm lại.

Tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm một cách bí mật như niêm phong ngay thùng phiếu gửi về cấp trên; tránh tình trạng bỏ phiếu công khai như hiện nay, giáo viên ghi lời nhận xét nhiều Hiệu trưởng điều tra chữ viết, phán đoán ai gạch mình để ra tay "triệt hạ".

Như vậy, sẽ hạn chế mức thấp nhất Ban giám hiệu tự tung tự tác, điều khiển tập thể theo ý mình, trù dập giáo viên dám nói lên sự thật, giáo dục mới mong chuyển mình theo chiều hướng tích cực.



Xem nguồn

Các cô nên nhớ mình chỉ là giáo viên, lãnh đạo như chúng tôi còn phải im nữa là!

Posted: 28 Oct 2016 07:03 AM PDT


LTS: Là một giáo viên, cô giáo Thuận Phương đã có những bộc bạch về nỗi khổ không được thẳng thắn thể hiện quan điểm của những giáo viên khi nói về các Thông tư, quy định, cải cách giáo dục mà phần lớn là do sự gò bó, gây áp lực từ phía cấp trên.

Tòa soạn trân trọng gửi đến đọc giả!

Tôi là "fan ruột" của Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, bởi tôi tìm thấy nơi đây có nhiều góc nhìn đa chiều về giáo dục; những bài viết về những việc làm tốt, hay những chuyện còn tiêu cực, hạn chế của ngành…

Nhiều bài viết thật sự tâm đắc nên bản thân tôi thường thích và chia sẻ về trang facebook cá nhân mình, đâu ngờ vì chuyện này đã lọt vào tầm ngắm của các "sếp".

Không ít lần, tôi bị gọi lên gặp lãnh đạo chất vấn: "Tại sao em lại chia sẻ bài báo ấy? Chia sẻ là mình thích đúng không? Giáo dục của mình còn nhiều chuyện tiêu cực, mình người trong nghề đừng vạch áo cho người khác xem lưng".

Thấy tôi bị sếp "soi", một số đồng nghiệp thân tín mắng yêu:

"Ai bảo chị không nghe mà cứ ngang bướng chống lại yêu cầu của họ. Chị không nhớ trong các cuộc họp hội đồng, "sếp" nghiêm cấm chia sẻ hoặc thích những bài viết phản ánh về mảng giáo dục hay sao?".



Cần công khai, minh bạch thông tin (Ảnh: phapluatplus.vn).

Lần khác, tôi phát biểu trước mọi người về những bất cập của Thông tư 30 như việc gánh nặng về hồ sơ, sổ sách cho giáo viên, học sinh lười học hơn khi không được chấm điểm… liền bị sếp gọi vào phòng nhắc nhở:



"Giáo viên mà còn phát biểu như thế hỏi sao phụ huynh không đồng tình?

Cô nên biết đây là chủ trương lớn của ngành, đã là giáo viên phải nhiệt tình ủng hộ.

Cô nên nhớ, các cô chỉ là giáo viên chưa đủ tầm để bàn về những điều bất cập ấy, lãnh đạo như chúng tôi còn phải im lặng nữa là".

Chẳng hạn về Mô hình trường học mới VNEN, học sinh ngồi theo nhóm, tự học nhưng các em tự do nói chuyện nhiều hơn, do phải xoay xở với nhiều nhóm cùng một lúc nên giáo viên khó lòng kểm soát nổi.

Giáo viên buộc thoát li khỏi bảng lớp nhưng nhiều giáo viên sợ trò tiếp thu bài kém đã lén lút dạy theo kiểu truyền thống, Ban Giám hiệu biết rõ điều này nhưng chẳng ai đủ can đảm nói ra.

Có lẽ do bản tính quá thẳng thắn nên tôi không thể im lặng trước những điều vô lý và trở thành "mục tiêu" để cấp trên trút giận, cũng là cách trấn áp những ai không biết giữ mồm miệng.

Thế rồi, những mặt hạn chế về Mô hình trường học mới VNEN, về phương pháp bàn tay nặn bột, về Thông tư 30 hay việc học sinh không được ở lại lớp vì cấn chỉ tiêu, việc giáo viên trở thành nhân viên bảo hiểm, cũng như những bất cập về hàng loạt hội thi của cả giáo viên và học sinh… luôn được giáo viên rì rầm, to nhỏ với nhau trước ánh nhìn lấm lét vì sợ kiểu "bờ vách có tai".

Những bài viết hay về giáo dục ở góc nhìn phê phán cũng được cho nhau địa chỉ, đường linh để cùng nhau tìm đọc.

Giáo viên lén lút đọc, nhỏ to bình luận và tâm đắc hoặc nhiều người lập hội kín để thoải mái chia sẻ mà không sợ ai biết.

Sau tất cả những điều ấy, lại trở về công việc hàng ngày, vẫn là một nhà giáo cần mẫn và toàn tâm thi hành sự chỉ đạo của cấp trên đôi khi vẫn biết là chưa đúng. Rồi, trong những cuộc họp, những bản góp ý vẫn phải ra lời ca tụng, tung hô về tính khả thi, tính hiệu quả của nó.

Chuyện này không chỉ xảy ra một trường, một địa phương mà xảy ra khắp các trường học trong cả nước.

Với kiểu bưng bít thông tin như hiện nay thì mọi Thông tư, quyết định, mọi mô hình dạy học mới sẽ chẳng bao giờ có được những lời nhận xét trung thực từ giáo viên; và như thế sẽ rất khó khăn cho việc điều chỉnh và hoàn thiện.



Xem nguồn

Cơ hội mở cho những người trẻ ưa khác biệt

Posted: 28 Oct 2016 06:21 AM PDT


– Lê Lê Trà My gây ấn tượng cho người mới gặp không chỉ ở cái tên lạ, mà còn ở lối nói chuyện sắc sảo của một cô gái trẻ, vừa đủ tự tin để diễn giải thấu đáo những gì mình nói, vừa khiêm tốn để mang lại sự dễ chịu cho người nghe.

Tốt nghiệp khoa Quốc tế của ĐHQG Hà Nội, Trà My làm việc cho một công ty kiểm toán ở Việt Nam. Trong quá trình làm việc, My vẫn có kế hoạch học tiếp để tìm cơ hội nghề nghiệp tốt hơn.

công dân toàn cầu
Trà My

Nên theo học tiếp MBA hay sẽ lấy một chứng chỉ nghề nghiệp của ngành kiểm toán? Câu hỏi này khiến My phân vân mất 6 tháng. Cho đến khi biết tới chương trình đào tạo chứng chỉ nghề nghiệp ACA của Hội kiểm toán vương quốc Anh và xứ Wales (ACA) thì My quyết định chọn học chứng chỉ nghề.

“Em mất khoảng 1 tuần để quyết định điều này” – My chia sẻ.
Sau đó một thời gian, My chuyển sang Malaysia, làm kiểm toán cho công ty Deloit.

Hồi đại học, My học kinh tế quản lý, không liên quan nhiều đến kiểm toán. Nơi My đang làm bây giờ cũng có ít những người đến từ những ngành khác. Bởi vậy, trong quá trình theo học lấy chứng chỉ, đòi hỏi những người “ngoại đạo” như My nỗ lực khá nhiều. Tuy nhiên, cũng không đến mức khó hoàn thành, bời chương trình chia theo các cấp độ từ cơ bản trở đi.Tại một số nước, học sinh tốt nghiệp THPT cũng có thể theo học, bởi chương trình xây dựng theo cung cấp nền tảng rộng không chỉ về kế toán, mà có nền tảng kiến thức rộng, liên quan tới tới kinh doanh, tài chính.

Với Nguyễn Hải, cơ duyên làm việc ở môi trường toàn cầu cũng xuất phát từ ý tưởng “quyết định tìm sự khác biệt”. Khi tốt nghiệp đại học, thấy bạn bè ào ào đi học các lớp lấy chứng chỉ, Hải cũng khá hoang mang. Liệu mình có thể theo nghề mà mọi người đều đổ xô đi học? “Bản thân em nhiều lúc em ám ảnh về sự khác biệt, nhưng không biết làm thế nào để tạo ra sự khác biệt đó. Nhưng qua chia sẻ của một người anh, Hải quyết định chọn chương trình đào tạo ACA – lúc đó mới du nhập vào Việt Nam.
“Chương trình mới nên có sự khác biệt với những người bạn. Sau này nghĩ lại, em thấy là một quyết định đúng, bởi tổ chức này lại là cầu nối giới thiệu cho công việc của em hiện nay” – Hải chia sẻ.

Trà My, Hải hay những đồng nghiệp khác mà chúng tôi gặp trong buổi tối cuối tháng 9 vừa rồi chỉ là hai trong số nhiều bạn trẻ Việt Nam đang làm việc tại Malaysia tại các công ty trong nhóm “bigfour” – nhóm bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới có mặt tại hầu hết các quốc gia.

công dân toàn cầu
Nguyễn Hải

Cùng thời gian này, Viện Kế toán Công chứng Vương quốc Anh và xứ Wales (ICAEW)  đã tổ chức hội nghị hợp tác và đào tạo, với gần 300 đại biểu từ Australia, Trung Quốc, Dubai, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Myanma, Philipinnes, Singapore và Việt Nam. Sự hiện diện của các trường ĐH Việt Nam như ĐH Kinh tế (ĐHQG Hà Nội), ĐH Thương mại, Học viện Ngân hàng, ĐH Luật – Kinh tế TP.HCM, ĐH Tôn Đức Thắng….cho thấy các trường đang tích cực quan tâm tới các hợp tác quốc tế để tham khảo và bổ sung vào chương trình đào tạo của mình.

Không chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo hay nghiên cứu thử nghiệm, một số trường đã cho giáo viên trải nghiệm ở một số công đoạn trong các phân môn của các chương trình đào tạo cấp chứng chỉ. Hội thảo lần này đã xác định công nghệ, tư duy ứng dụng và nỗ lực học tập của cá nhân là những yếu tố chính tạo nên sự thay đổi trong đào tạo chuyên ngành kế toán.

Ông Mark Protherough, Giám đốc Điều hành, bộ phận Học tập – Phát triển nghề nghiệp của ICAEW cho biết: "Với đà chuyển biến của môi trường làm việc như hiện nay và nhu cầu công việc, doanh nghiệp muốn có những nhân viên trình độ cao, với một loạt các chuyên môn và sự hiểu biết sâu rộng về các ngành nghề liên quan. ICAEW hiểu rõ nhu cầu của doanh nghiệp và luôn không ngừng nỗ lực phát triển chương trình ACA nhằm thu hút những con người có kỹ năng, sự nhanh nhạy và có óc đổi mới."

Các phiên trao đổi chia sẻ kiến thức tại hội nghị cũng giới thiệu đến các đại biểu những mô hình tối ưu. Các phương pháp đều có một điểm chung là cho phép điều chỉnh quá trình dạy và học cho phù hợp với nhu cầu riêng.

Được biết, trong ba năm qua, ICAEW đã đạt được những thành công vượt trội, thu hút được lượng học viên nhiều nhất trong 136 năm.



Xem nguồn

Nữ sinh bị đánh hội đồng, bắt quỳ gối liếm chân

Posted: 28 Oct 2016 05:36 AM PDT


– Đoạn clip đang xôn xao mô tả cảnh 2 thiếu nữ hành hung dã man một thiếu nữ khác và bắt làm hành động cực kỳ phản cảm, xung quanh đó có nhiều người khác đứng chứng kiến.

Trong clip hai cô gái thay nhau dùng đầu gối tông thẳng vào mặt bạn.

Sau đó thi nhau giật tóc kéo lê bạn giữa đường, rồi tát bôm bốp hàng chục cái vào mặt bạn.

nữ sinh, đánh hội đồng, bạo lực học đường, bạo lực
Hình ảnh cắt từ clip

Giữa những cái tát, hai cô gái liên tiếp dùng chân và dùng cùi chỏ đánh tới tấp vào người, vào mặt nữ sinh.

Sau khi đánh tới tấp, hai cô gái chuyển sang vừa đánh vừa nghỉ, chốc lại giơ tay, giơ chân tang thẳng vào mặt.

Hành hạ chưa đủ, một cô gái đè bạn ra giữa đường, ngồi lên cổ và tiếp tục đánh, đứng dậy dẫm chân lên mặt.

Đặc biệt, một cô gái trong nhóm chìa bàn chân bắt nữ sinh phải liếm chân thì mới tha mạng. Không còn cách nào khác nữ sinh phải quỳ gối liếm chân. 

nữ sinh, đánh hội đồng, bạo lực học đường, bạo lực

Hình ảnh cắt từ clip

Dù bị đánh đập dã man nữ sinh chỉ tiếng khóc thút thít, van xin với cảnh ôm đầu che thân.

Trong clip cũng xuất hiện khá nhiều người đang chứng kiến cảnh hai cô gái thi nhau hành hạ nữ sinh, nhưng đều làm ngơ và đứng xem.

Theo như nội dung từ trao đổi trong clip, nguyên nhân sự việc là có thể do mâu thuẫn chuyện tình cảm.

nữ sinh, đánh hội đồng, bạo lực học đường, bạo lực

Hình ảnh cắt từ clip

Mặc dù không mặc đồng phục nhưng theo thông tin ban đầu, cả ba cùng là nữ sinh tại một trường THCS ở quận 8, TP.HCM. 

Trả lời P.V VietNamNet, một lãnh đạo Công an Q.8, TP.HCM xác nhận, đã cử cán bộ đi xác minh, làm rõ về một đoạn clip nhóm thiếu nữ hành hung dã man một người khác đang lan truyền trên mạng xã hội trong những ngày qua. 

Theo ông này, hiện Công an Q.8 mới nắm bắt thông tin để xác minh, điều tra vì dư luận trên mạng xã hội cho rằng vụ việc xảy ra ở đường Cao Lỗ, Q.8.

Về phía lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, hiện đã nghe thông tin và đang xác minh để làm rõ sự việc.

Tuệ Minh – Anh Sinh 

Xem thêm:

 



Xem nguồn

Khai giảng khóa đầu tiên cử nhân truyền thông, báo chí theo chuẩn quốc tế

Posted: 28 Oct 2016 04:53 AM PDT


Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Truyền thông là chương trình đào tạo chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam theo quy trình và tiêu chuẩn quốc tế, đào tạo chính quy giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. 

Chương trình do Học viện Báo chí và Tuyên Truyền hợp tác với Đại học Middlesex, Vương quốc Anh triển khai.

Chương trình này hứa hẹn sẽ đào tạo ra những sinh viên có kỹ năng truyền thông quốc tế, am hiểu tình hình thực tế tại Việt Nam và thông thạo tiếng Anh, góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho ngành truyền thông hiện nay. 



PGS. TS Trương Ngọc Nam – Giám đốc Học viện Báo chí và tuyên truyền nhận hoa từ đại diện sinh viên khóa đầu tiên (Ảnh: Thùy Linh)

Phát biểu tại lễ khai giảng, PGS. TS Trương Ngọc Nam – Giám đốc Học viện Báo chí và tuyên truyền cho biết:

"Năm học 2016-2017 là năm đầu tiên Học viện Báo chí và tuyên truyền triển khai chương trình quốc tế và cũng là chương trình cử nhân quan hệ công chúng, quảng cáo đầu tiên tại Việt Nam.

 

Việc triển khai chương trình chính là sự thích ứng của cơ sở đào tạo trước xu thế hội tụ truyền thông và đa phương tiện. 

Tuy nhiên, khi chương trình mới được truyền thông thì dư luận vẫn có những hoài nghi về năng lực đào tạo, bằng cấp đầu ra của chương trình, việc bảo đảm chất lượng của chương trình có đúng như cam kết của trường đối với xã hội". 

Thực tế, để triển khai chương trình này ở Việt Nam thì Đại học Middlesex đã tiến hành kiểm định Học viện Báo chí và tuyên truyền vào tháng 10/2015. 

Khi xác định học viện có đầy đủ đội ngũ gồm 12 giảng viên đạt chuẩn, cơ sở vật chất và hệ thống văn bản quản lý đáp ứng yêu cầu thì Đại học Middlesex mới phê và chuyển giao công nghệ để triển khai áp dụng đào tạo.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước, cơ sở đào tạo phải đổi mới chương trình và phương thức đào tạo, tiếp nhận và chuyển hóa điều hay của các quốc gia trên thế giới thành điều hay của mình. 



Đại diện Đại học Middlesex phát biểu tại lễ Khai giảng (Ảnh: Thùy Linh)

Cũng tại buổi khai giảng, đại diện Đại học Middlesex, Mark Hunter – Phó trưởng khoa Nghệ Thuật, Công nghệ sáng tạo chia sẻ:  

"Đại học Middlesex sẽ hỗ trợ các em hết sức nhưng nguồn tài nguyên quý giá nhất là chính các em, những người có đầy ước mơ và quyết tâm học tập. 

Là sinh viên tốt nghiệp chương trình này, các em sẽ là một trong 40.000 sinh viên của trường. Bằng cấp của các em có lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường việc làm, sự nghiệp của các em đầy thử thách nhưng cũng đầy vinh quang. 

Chương trình sẽ cung cấp cho các em kỹ năng, kiến thức, trải nghiệm của thế giới việc làm luôn biến đổi trong thế kỉ 21. 

Các em không chỉ là một phần của tương lai mà còn định hình tương lai ngành truyền thông. Và là nguồn tài nguyên quý giá không chỉ của các nhà tuyển dụng mà còn đối với Hà Nội, Việt Nam và cả thế giới".



Xem nguồn

Là giáo viên sao lại hành xử như vậy?

Posted: 28 Oct 2016 04:11 AM PDT


LTS: Qua hai vụ việc giáo viên đánh giáo viên và giáo viên đánh học sinh xảy ra trong trường học, thầy giáo Trần Trí Dũng (một giáo viên dạy học ở Quảng Ninh) có bài viết đặt ra câu hỏi có phải tư cách, đạo đức những người giáo viên hiện nay đang suy giảm?

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn của cá nhân tác giả.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!

Theo thông tin từ Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, thời gian qua đã xảy ra một số vụ việc đáng tiếc gây bức xúc nghiêm trọng trong ngành Giáo dục.

Đó là vụ việc một cô giáo  hành hung đồng nghiệp ngay trước mặt học trò và một thầy giáo hành hung học sinh có tính chất côn đồ.

Theo đó, khoảng 16 giờ 30 ngày 12/10/2016, khi phát hiện con mình bị cô giáo đánh gây ra vết xước trên má bà Lê Thị Cúc, phụ huynh em Bùi H.G (là học sinh trường Trung học, Trung học Cơ sở Đức Trí, Sơn Trà, Đà Nẵng), khi đến đón cháu H.G đã vì bức xúc đã hành hung nhầm cô Bùi Thị Lan Anh.

Nguyên nhân vì tưởng cô Anh là cô Oanh – người đã gây ra vết xước trên mặt em H.G, vụ việc xảy ra trước sự chứng kiến của rất đông học sinh.

Sau đó, bà Cúc dùng điện thoại di động quay clip và đưa lên mạng facebook cá nhân.

Vụ việc đáng lẽ chỉ dừng lại ở mức bạo hành học đường nhưng điều đáng nói ở đây bà Lê Thị Cúc, phụ huynh em Bùi H.G lại là một giáo viên trường Trung học Phổ thông Ngô Quyền (Sơn Trà, Đà Nẵng).

Và vào khoảng 9 giờ 30 phút ngày 21/10/2016, khi thầy Nguyễn Quý Cầu trường Trung học Cơ sở Quảng Đông (Thanh Hóa) đi lên lớp giảng bài thì bất ngờ phát hiện một vật lạ từ trên tầng 2 rơi xuống, cạnh chỗ đứng.



Bạo lực học đường ngày càng có chiều hướng diễn biến phức tạp (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn).

Thầy Cầu cho rằng, đây là hành vi cố ý trêu chọc của một số học sinh lớp 8A, nên quyết định làm rõ hành vi nói trên.

Trong quá trình xét hỏi, học sinh Hoàng N.T. đã đứng lên nhận lỗi về hành vi của mình. Lúc này thầy Cầu tiến tới chỗ T., túm cổ áo, bạt tai, đạp vào người học sinh này, đồng thời kéo em xuống văn phòng nhà trường, đề nghị học sinh này viết bản kiểm điểm.

Hành vi hành hung của thầy giáo Nguyễn Quý Cầu khiến học sinh Hoàng N.T. bị xước, chảy máu vùng ngực bên dưới cổ, vết thương dài khoảng 13cm.

Trong khi đó, theo tường trình của học sinh Hoàng N.T., thời điểm trước khi xảy ra vụ hành hung, học sinh này thừa nhận có ném một chai nước khoáng từ tầng 2 xuống tầng 1 cho bạn cùng khối, nhưng không cố ý ném vào người thầy Cầu.

Với hai vụ việc liên tiếp này có liên quan đến giáo viên đã đặt ra câu hỏi, đạo đức và tư cách của người giáo viên ở đâu mà lại hành xử như vậy?  

Đối với vụ việc của cô Cúc, cô giáo này khi bức xúc đã tiến đến đánh đồng nghiệp của mình ngay trước mặt các học sinh; không chỉ dừng lại ở đó, cô Cúc còn dùng máy điện thoại quay hình ảnh cô Oanh, người đã gây ra thương tích cho con mình và tung lên mạng nhằm hạ nhục danh dự cá nhân.

Rõ ràng khi thực hiện những hành vi này, cô giáo Cúc hoàn toàn ý thức được được mình; điều đó đã gây ra bức xúc trong dư luận trước hành vi của một người giáo viên nhân dân, và hậu quả là sau đó em Bùi H.G đã phải chuyển trường học vì vết thương tâm lý do mẹ mình là giáo viên đã gây ra.  



Trong vụ việc thầy Nguyễn Quý Cầu hành hung học trò, nếu bình tĩnh điều tra hành động của học sinh để có phương án xử lý thích hợp thì có lẽ đã không xảy ra sự việc đáng tiếc như vậy.

Nhưng đằng này thầy giáo Cầu lại hình động một cách hung hãn, có tính chất côn đồ gây ảnh hưởng sức khỏe của học sinh, và với hành vi này đối với một học sinh lớp 8 có thể sẽ còn gây gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn.      

Vấn đề còn được đặt ra là nếu hành vi em Hoàng N.T. là cố ý đi chăng nữa thì thầy Cầu với tư cách là một người lớn cũng thể hành xử như vậy được.

Hành vi này của thầy giáo Cầu để để lại thương tích cho em Hoàng N.T. và gia đình em đã đang làm đơn khiếu nại tới cơ quan chức năng đê làm rõ hành vi này của thầy Cầu.

Ở đây cũng có một câu hỏi đặt ra là phải chăng khi được đào tạo, cô Cúc và thầy Cầu không được đào tạo về đạo đức?

Và hành vi dùng chân đạp vào học sinh bé nhỏ của thầy Cầu đã như một cái đạp vào chính ngành giáo dục. 

Khi đọc những thông tin về vụ việc của thầy Cầu hành hung học sinh trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, độc giả Trần Đức Trí đã dùng lời bình luận rất không hay về nghề giáo, nghe mà thấy đau xót quá.      

Với hai vụ này không thể cho rằng “con sâu làm rầu nồi canh” mà cần thiết phải xử lý nghiêm để giữ lại đạo đức và tư cách cho ngành giáo dục.

Đối với vụ việc của cô Cúc, cô này đã bị kỉ luật với hình thức cảnh cáo và xử phạt vi phạm hành chính 7 triệu đồng.

Đối với vụ việc của thầy giáo Cầu, sau khi xảy ra sự việc thầy giáo này cũng đã đến nhà của gia đình em Hoàng N.T. để xin lỗi, và thầy giáo Cầu cũng đã tỏ ra hối hận về hành vi của mình.

Song vẫn cần thiết phải xử lý nghiêm để cảnh tỉnh trong ngành giáo dục, bởi lẽ hậu quả xảy ra được xem là nghiêm trọng trong góc nhìn học đường.

Đây là những hành động thể hiện sự xuống cấp về mặt đạo đức, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh người giáo viên.

Đến đây, cùng với nhiều những vụ bạo hành học đường, đã đến lúc ngành giáo dục cần chấn chỉnh lại đạo đức và tư cách của người giáo viên và học sinh, xem lại vấn đề đạo đức học đường một cách toàn diện, các giáo viên cũng cần thiết xem lại mình để tránh những sự việc tương tự xảy ra.        



Xem nguồn

Sẽ khảo thí vi tính chứng chỉ ACA chuyên nghiệp và bậc cao

Posted: 28 Oct 2016 03:29 AM PDT


-Viện Kế toán Công chứng Vương quốc Anh và xứ Wales (ICAEW) cho biết, từ tháng 3/2017 sẽ bắt đầu áp dụng chương trình khảo thí vi tính đối với trình độ ACA Chuyên nghiệp và Bậc cao.

Trong vòng hai năm, mọi hoạt động khảo thí ACA sẽ chuyển sang chấm điểm trên máy tính, bắt đầu từ bài thi các môn Tuân thủ thuế, Kiểm toán-Bảo đảm chất lượng.

Quyết định triển khai chương trình khảo thí vi tính trên là một bước đi phù hợp với môi trường công việc hiện nay, tiến trình phát triển nghề nghiệp, kinh nghiệm thực tiễn công việc, và đã được ICAEW đưa vào chương trình ACA.

ACA, kế toán, kiểm toán

Gần 300 đại biểu từ Australia, Trung Quốc, Dubai, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Myanma, Philipinnes, Singapore và Việt Nam tham dự chương trình hội nghị kéo dài 3 ngày tại Kuala Lumpur, từ ngày 27 đến 29/9

Ngày nay, kế toán viên cần đóng vai trò người tư vấn và chỉ đạo doanh nghiệp về nhiều lĩnh vực.

Để đáp ứng những đòi hỏi này, ACA chú trọng hơn đến việc ứng dụng kiến thức, kỹ năng, nhất là trong đánh giá trình độ ở bậc cao.

Trong các đợt Hội thảo Khảo thí viên ACA, giảng viên được tạo điều kiện học hỏi về cách thức đánh giá phương pháp tư duy ứng dụng này.

Các khảo thí viên ACA hướng dẫn các đại biểu về từng bài thi ở bậc Chuyên nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm về cách đánh giá khả năng ứng dụng những nội dung năng lực chính như đạo đức hành nghề, con mắt nghề nghiệp.

Ông Mark Protherough, Giám đốc Điều hành, bộ phận Học tập – Phát triển nghề nghiệp của ICAEW cho biết: "Với đà chuyển biến của môi trường làm việc như hiện nay và nhu cầu công việc, doanh nghiệp muốn có những nhân viên trình độ cao, với một loạt các chuyên môn và sự hiểu biết sâu rộng về các ngành nghề liên quan.ICAEW hiểu rõ nhu cầu của doanh nghiệp và luôn không ngừng nỗ lực phát triển chương trình ACA nhằm thu hút những con người có kỹ năng, sự nhanh nhạy và có óc đổi mới."

ICAEW là một tổ chức hội viên nghề nghiệp, hỗ trợ hơn 147.000 kế toán công chứng trên toàn thế giới.

Tại hội nghị hợp tác đào tạo ICAEW 2016 diễn ra từ 27 – 29/9 ở Malaysia, công nghệ, tư duy ứng dụng và tự học được xác định là những yếu tố chính thúc đẩy đổi mới cho chương trình ACA.



Xem nguồn

Comments