Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Việt Nam – Đan Mạch thúc đẩy hợp tác phát triển giáo dục | Giáo dục

Posted: 04 Mar 2015 07:17 AM PST

TPO – Chiều 4/3, tiếp Bộ trưởng Giáo dục Đan Mạch Christine Antorini, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, Việt Nam đang triển khai đổi mới nền giáo dục theo hướng phát triển, hiện đại và có tầm nhìn, do đó, rất mong muốn học hỏi kinh nghiệm của quốc gia có nền giáo dục ưu việt như Đan Mạch.

Phó Thủ tướng cho rằng, hai bên cần tích cực thúc đẩy thành lập Nhóm công tác chung về giáo dục giữa hai nước;  Đan Mạch tiếp tục cung cấp học bổng cho học sinh và sinh viên Việt Nam sang học tập, nghiên cứu; thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục giữa hai nước tăng cường liên kết đào tạo, nhất là trong các lĩnh vực thế mạnh của Đan Mạch: Khoa học-công nghệ, kinh tế biển, dầu khí, năng lượng tái tạo…

Cám ơn Phó Thủ tướng dành thời gian tiếp, Bộ trưởng Giáo dục Đan Mạch Christine Antorini khẳng định, Thỏa thuận Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Đan Mạch coi giáo dục là một lĩnh vực ưu tiên quan trọng, đồng thời nhấn mạnh tham vọng hợp tác trong tương lai giữa Việt Nam và Đan Mạch trong lĩnh vực giáo dục. 

Vì vậy, trong đoàn của Bộ Giáo dục Đan Mạch đến Việt Nam lần này còn có đại diện của gần 20 cơ sở giáo dục Đan Mạch nhằm tìm kiếm, chuẩn bị cho những hợp tác mạnh mẽ và cụ thể hơn nữa về giáo dục không chỉ tại các các cuộc làm việc với Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH mà cả tại các diễn đàn về giáo dục tổ chức ở Hà Nội và TPHCM. 



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thí sinh xét tuyển vào trường Quân đội chỉ có một nguyện vọng 1

Posted: 04 Mar 2015 07:00 AM PST

Chiều 4/3, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc Phòng công bố Hướng dẫn đăng ký sơ tuyển vào ĐH, CĐ quân sự và đăng ký dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 đối với thí sinh dự thi lấy kết quả thi để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trong Quân đội.

quan-doi-1-8721-1421989358-3391-14254742

Thí sinh đăng ký xét tuyển quân đội phải qua sơ tuyển và chỉ được đăng ký vào 1 ngành/trường ở nguyện vọng 1.

Thí sinh phải làm 2 loại hồ sơ

Theo đó, mỗi thí sinh muốn dự thi THPT quốc gia lấy kết quả xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ trong quân đội phải làm 2 loại hồ sơ riêng biệt trong đó 1 bộ hồ sơ đăng ký sơ tuyển do Ban tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng phát hành và 1 bộ hồ sơ đăng ký dự Kỳ thi THPT quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành.

Cụ thể, Ban tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng phát hành hồ sơ sơ tuyển thống nhất như năm 2014, nhưng thay phiếu đăng ký dự thi bằng phiếu đăng ký sơ tuyển vào trường thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1. Thí sinh thanh niên ngoài Quân đội đăng ký sơ tuyển và mua hồ sơ sơ tuyển tại Ban tuyển sinh quân sự cấp huyện; thí sinh là quân nhân đang tại ngũ đăng ký sơ tuyển và mua hồ sơ sơ tuyển tại đơn vị cấp trung đoàn hoặc tương đương.

Thí sinh phải tự mình viết kê khai các mẫu biểu, hồ sơ đăng ký sơ tuyển và trực tiếp đến nộp hồ sơ đăng ký sơ tuyển cho Ban tuyển sinh quân sự cấp huyện theo đúng thời gian quy định.

Thí sinh phải nộp thêm bản photo học bạ THPT

Khi nộp hồ sơ đăng ký sơ tuyển tuyển sinh quân sự, ngoài Bộ hồ sơ sơ tuyển, thí sinh phải nộp thêm Bản photocopy học bạ THPT có công chứng hợp lệ đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2014 về trước; đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2015 học bạ có đủ phần kết quả học tập của 5 học kỳ (lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12) có xác nhận của Ban Giám hiệu nhà trường thí sinh đang học, ký tên đóng dấu.

Khi đến nộp hồ sơ đăng ký sơ tuyển tuyển sinh quân sự, thí sinh phải mang theo Giấy chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu và các giấy tờ tùy thân khác để cán bộ thu hồ sơ đối chiếu.

Sơ tuyển từ 5/3 đến 30/4

Thời gian sơ tuyển từ ngày 5/3 đến trước ngày 30/4. Ban tuyển sinh quân sự các tỉnh, thành phố và các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tổng hợp và bàn giao hồ sơ sơ tuyển về các trường thí sinh đăng ký sơ tuyển và sẽ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 ở phía Bắc là ngày 25/5 và phía Nam là ngày 27/5.

Thời gian tổ chức khám sức khỏe cho thí sinh đăng ký sơ tuyển vào 2 đợt. Đợt 1 vào tuần cuối tháng 3, đợt 2  vào cuối tháng 4. Thời gian cụ thể do Ban tuyển sinh quân sự các đơn vị, địa phương bố trí cho phù hợp.

Lệ phí sơ tuyển 50.000 đồng mỗi hồ sơ

Theo quyết định của Ban tuyển sinh quân sự, trong khi chờ các quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị thu lệ phí sơ tuyển là 50.000đ mỗi hồ sơ. Năm 2015 việc đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố tổ chức thu hồ sơ, thí sinh dự thi theo các cụm thi của Bộ Giáo dục, vì vậy Ban tuyển sinh quân sự các đơn vị, địa phương không được thu phí đăng ký dự thi và phí dự thi.

Đăng ký dự thi THPT quốc gia dùng kết quả xét tuyển quân sự tại trường

Thí sinh đang học THPT mua hồ sơ, làm thủ tục và đăng ký dự Kỳ thi THPT quốc gia tại trường THPT nơi thí sinh đang học lớp 12; thí sinh tự do (số thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ năm 2014 trở về trước) đăng ký và nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại địa điểm do Sở Giáo dục các tỉnh, thành phố quy định.

Thí sinh là quân nhân đang tại ngũ mua hồ sơ, làm thủ tục và đăng ký dự thi tại địa điểm của thí sinh tự do do Sở Giáo dục các tỉnh, thành nơi đơn vị quân nhân đang đóng quân quy định.

Ban tuyển sinh quân sự cấp trung đoàn hoặc tương đương chịu trách nhiệm liên hệ và tổ chức cho quân nhân đã sơ tuyển đủ tiêu chuẩn đăng ký dự Kỳ thi THPT quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục, tuyệt đối không để sai sót dẫn đến thí sinh không được dự thi. Thời gian đăng ký dự thi thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục, xong trước ngày 30/4.

Thí sinh phải thi đủ môn xét tốt nghiệp và môn phù hợp với yêu cầu của trường ĐH, CĐ

Thí sinh chưa tốt nghiệp THPT phải dự thi các môn thi để xét công nhận tốt nghiệp và đăng ký dự thi thêm các môn phù hợp với khối thi (tổ hợp các môn thi) để xét tuyển đại học, cao đẳng do các trường quy định.

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT dự kỳ thi THPT quốc gia chỉ để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng thì đăng ký dự các môn thi theo quy định của các trường đối với ngành đào tạo mà thí sinh có nguyện vọng.

Xem tổ hợp khối thi xét tuyển vào các trường quân đội

Đa số các trường quân sự tuyển sinh trên cả nước

Trường Sĩ quan Lục quân 1 tuyển thí sinh từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra. Trường Sĩ quan Lục quân 2 tuyển thí sinh từ tỉnh Quảng Trị trở vào. Các trường còn lại tuyển thí sinh trên phạm vi cả nước.

Thí sinh chỉ được xét tuyển một nguyện vọng 1

Nếu như ở các trường dân sự, thí sinh có thể đăng ký vào tối đa bốn ngành khác nhau của một trường ở nguyện vọng 1 thì trong tuyển sinh quân sự, do mỗi trường có các tiêu chuẩn khác nhau, nhất là về sức khỏe, nên để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh đăng ký xét tuyển, thí sinh phải đăng ký sơ tuyển và đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 vào một trường Quân đội và chỉ được đăng ký một nguyện vọng 1.

Hoàng Thùy



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Thí sinh xét tuyển vào trường Quân đội chỉ có một nguyện vọng 1

Posted: 04 Mar 2015 06:24 AM PST

Chiều 4/3, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc Phòng công bố Hướng dẫn đăng ký sơ tuyển vào ĐH, CĐ quân sự và đăng ký dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 đối với thí sinh dự thi lấy kết quả thi để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trong Quân đội.

quan-doi-1-8721-1421989358-3391-14254742

Thí sinh đăng ký xét tuyển quân đội phải qua sơ tuyển và chỉ được đăng ký vào 1 ngành/trường ở nguyện vọng 1.

Thí sinh phải làm 2 loại hồ sơ

Theo đó, mỗi thí sinh muốn dự thi THPT quốc gia lấy kết quả xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ trong quân đội phải làm 2 loại hồ sơ riêng biệt trong đó 1 bộ hồ sơ đăng ký sơ tuyển do Ban tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng phát hành và 1 bộ hồ sơ đăng ký dự Kỳ thi THPT quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành.

Cụ thể, Ban tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng phát hành hồ sơ sơ tuyển thống nhất như năm 2014, nhưng thay phiếu đăng ký dự thi bằng phiếu đăng ký sơ tuyển vào trường thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1. Thí sinh thanh niên ngoài Quân đội đăng ký sơ tuyển và mua hồ sơ sơ tuyển tại Ban tuyển sinh quân sự cấp huyện; thí sinh là quân nhân đang tại ngũ đăng ký sơ tuyển và mua hồ sơ sơ tuyển tại đơn vị cấp trung đoàn hoặc tương đương.

Thí sinh phải tự mình viết kê khai các mẫu biểu, hồ sơ đăng ký sơ tuyển và trực tiếp đến nộp hồ sơ đăng ký sơ tuyển cho Ban tuyển sinh quân sự cấp huyện theo đúng thời gian quy định.

Thí sinh phải nộp thêm bản photo học bạ THPT

Khi nộp hồ sơ đăng ký sơ tuyển tuyển sinh quân sự, ngoài Bộ hồ sơ sơ tuyển, thí sinh phải nộp thêm Bản photocopy học bạ THPT có công chứng hợp lệ đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2014 về trước; đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2015 học bạ có đủ phần kết quả học tập của 5 học kỳ (lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12) có xác nhận của Ban Giám hiệu nhà trường thí sinh đang học, ký tên đóng dấu.

Khi đến nộp hồ sơ đăng ký sơ tuyển tuyển sinh quân sự, thí sinh phải mang theo Giấy chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu và các giấy tờ tùy thân khác để cán bộ thu hồ sơ đối chiếu.

Sơ tuyển từ 5/3 đến 30/4

Thời gian sơ tuyển từ ngày 5/3 đến trước ngày 30/4. Ban tuyển sinh quân sự các tỉnh, thành phố và các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tổng hợp và bàn giao hồ sơ sơ tuyển về các trường thí sinh đăng ký sơ tuyển và sẽ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 ở phía Bắc là ngày 25/5 và phía Nam là ngày 27/5.

Thời gian tổ chức khám sức khỏe cho thí sinh đăng ký sơ tuyển vào 2 đợt. Đợt 1 vào tuần cuối tháng 3, đợt 2  vào cuối tháng 4. Thời gian cụ thể do Ban tuyển sinh quân sự các đơn vị, địa phương bố trí cho phù hợp.

Lệ phí sơ tuyển 50.000 đồng mỗi hồ sơ

Theo quyết định của Ban tuyển sinh quân sự, trong khi chờ các quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị thu lệ phí sơ tuyển là 50.000đ mỗi hồ sơ. Năm 2015 việc đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố tổ chức thu hồ sơ, thí sinh dự thi theo các cụm thi của Bộ Giáo dục, vì vậy Ban tuyển sinh quân sự các đơn vị, địa phương không được thu phí đăng ký dự thi và phí dự thi.

Đăng ký dự thi THPT quốc gia dùng kết quả xét tuyển quân sự tại trường

Thí sinh đang học THPT mua hồ sơ, làm thủ tục và đăng ký dự Kỳ thi THPT quốc gia tại trường THPT nơi thí sinh đang học lớp 12; thí sinh tự do (số thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ năm 2014 trở về trước) đăng ký và nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại địa điểm do Sở Giáo dục các tỉnh, thành phố quy định.

Thí sinh là quân nhân đang tại ngũ mua hồ sơ, làm thủ tục và đăng ký dự thi tại địa điểm của thí sinh tự do do Sở Giáo dục các tỉnh, thành nơi đơn vị quân nhân đang đóng quân quy định.

Ban tuyển sinh quân sự cấp trung đoàn hoặc tương đương chịu trách nhiệm liên hệ và tổ chức cho quân nhân đã sơ tuyển đủ tiêu chuẩn đăng ký dự Kỳ thi THPT quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục, tuyệt đối không để sai sót dẫn đến thí sinh không được dự thi. Thời gian đăng ký dự thi thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục, xong trước ngày 30/4.

Thí sinh phải thi đủ môn xét tốt nghiệp và môn phù hợp với yêu cầu của trường ĐH, CĐ

Thí sinh chưa tốt nghiệp THPT phải dự thi các môn thi để xét công nhận tốt nghiệp và đăng ký dự thi thêm các môn phù hợp với khối thi (tổ hợp các môn thi) để xét tuyển đại học, cao đẳng do các trường quy định.

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT dự kỳ thi THPT quốc gia chỉ để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng thì đăng ký dự các môn thi theo quy định của các trường đối với ngành đào tạo mà thí sinh có nguyện vọng.

Xem tổ hợp khối thi xét tuyển vào các trường quân đội

Đa số các trường quân sự tuyển sinh trên cả nước

Trường Sĩ quan Lục quân 1 tuyển thí sinh từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra. Trường Sĩ quan Lục quân 2 tuyển thí sinh từ tỉnh Quảng Trị trở vào. Các trường còn lại tuyển thí sinh trên phạm vi cả nước.

Thí sinh chỉ được xét tuyển một nguyện vọng 1

Nếu như ở các trường dân sự, thí sinh có thể đăng ký vào tối đa bốn ngành khác nhau của một trường ở nguyện vọng 1 thì trong tuyển sinh quân sự, do mỗi trường có các tiêu chuẩn khác nhau, nhất là về sức khỏe, nên để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh đăng ký xét tuyển, thí sinh phải đăng ký sơ tuyển và đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 vào một trường Quân đội và chỉ được đăng ký một nguyện vọng 1.

Hoàng Thùy



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Bộ trưởng Giáo dục Đan Mạch thăm trường học Việt Nam

Posted: 04 Mar 2015 06:08 AM PST

Phát biểu tại lễ khai mạc Diễn đàn Giáo dục Việt Nam – Đan Mạch với sự tham gia của đại diện 20 cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, hiệp hội giáo dục từ Đan Mạch và hơn 150 đại diện từ các cơ sở giáo dục Việt Nam, bà Christine Antorini cho biết mục đích chính của chuyến thăm là nhằm củng cố hơn nữa sự hợp tác chặt chẽ trong giáo dục giữa Việt Nam và Đan Mạch ở cấp bộ trưởng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự kết nối hợp tác giữa các cơ sở giáo dục hai nước.

DSC-2279-JPG-7414-1425463645.jpg

Bà Christine Antorini phát biểu tại lễ khai mạc diễn đàn giáo dục chiều 4/3.  Ảnh: Khang Nguyễn.

“Các cơ sở giáo dục Đan Mạch có truyền thống cũng như vai trò mạnh mẽ trong việc cung cấp các giải pháp giáo dục và học tập đạt tiêu chuẩn quốc tế. Sẽ là một sự hợp tác tốt đẹp giữa những thách thức và nhu cầu giáo dục của Việt Nam và thế mạnh độc đáo của Đan Mạch trong lĩnh vực đào tạo nghề, đào tạo kinh doanh bậc trên trung học cơ sở, đào tạo kỹ thuật và các lĩnh vực khác”, Bộ trưởng Christine Antorini phát biểu.

Sau khi khai mạc diễn đàn, bà Christine Antorini cùng với Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đến thăm trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ba Đình, Hà Nội). Đây là ngôi trường có mô hình giáo dục ngoài công lập dành cho học sinh nghèo và học sinh có hoàn cảnh gia đình cá biệt. 

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Đinh Tiên Hoàng cho biết, trường không chọn lọc đầu vào (nghĩa là đón nhận những học sinh trượt vào công lập, hoặc các em bị đuổi học từ những trường khác) nhưng đảm bảo giáo dục toàn diện gồm dạy chữ và dạy người. 

Hiện nay trường có 60% học sinh yếu kém về học tập và 20% yếu kém về rèn luyện đạo đức; 60% học sinh có gia đình khó khăn về kinh tế và 30-40% các em sống trong hoàn cảnh gia đình ly tán.

Chúng tôi đã và đang thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là Hiền dữ đâu phải là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà nên“, thầy Lâm nói.

DSC-9415-JPG-2782-1425468883.jpg

Bà Christine Antorini chụp ảnh lưu niệm cùng học sinh THPT Đinh Tiên Hoàng. Ảnh: Khang Nguyễn.

Hứng thú với mô hình giáo dục này, Bộ trưởng giáo dục Đan Mạch đánh giá cao 5 nguyên tắc ứng xử của giáo viên trường Đinh Tiên Hoàng. Đó là chấp nhận những mặt yếu kém của các em, khách quan trong đánh giá, kiên trì phân tích những mặt lợi hại của hành vi ứng xử, giúp học sinh hòa nhập tập thể, và gieo nhu cầu, tổ chức cho học sinh từng bước thực hiện yêu cầu giáo dục.

Bà Christine Antorini cho biết, Chính phủ Đan Mạch đã quyết định cử một cố vấn đến Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam trong năm nay nhằm tập trung vào việc tăng cường hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục.

Trong chiều 4/3, Bộ trưởng giáo dục Đan Mạch còn làm việc với Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa về cơ hội hợp tác trong đào tạo nghề giữa hai nước, sau đó tiếp kiến Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. 

Bộ trưởng Giáo dục Đan Mạch thăm Việt Nam từ ngày 4 đến ngày 6/3. Theo kế hoạch, bà sẽ có các cuộc hội đàm cấp cao và gặp gỡ, hội thảo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác mạnh mẽ và cụ thể hơn nữa trong lĩnh vực giáo dục giữa hai nước.

Hoàng Thùy



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Apollo English khai trương trung tâm thứ 15 | Giáo dục

Posted: 04 Mar 2015 04:07 AM PST

Ngày 15/3, Tổ chức Giáo dục và Đào tạo Apollo Việt Nam sẽ chính thức khai trương trung tâm mới Apollo Junior tại tầng 3 – tòa nhà RainBow, đường 19 tháng 5, khu đô thị mới Văn Quán, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.

Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, sự ra đời của Apollo Junior Văn Quán tiếp tục khẳng định sự phát triển bền vững và hiệu quả của Apollo English tại Việt Nam – Tổ chức giáo dục và đào tạo 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam.

Cùng với các trung tâm mới tại 181-183-185 phố Huế, Hà Nội vừa chính thức được khai trương vào cuối năm 2014 và Apollo Lê Đại Hành tại tầng 1 và tầng 5, trung tâm thương mại Lotte, 968 đường 3/2, P.15, Q.11, Tp.HCM, Apollo Junior Văn Quán đi vào hoạt động đã nâng tổng số trung tâm tiếng Anh dành riêng cho trẻ em lên con số 12 và tổng số trung tâm tiếng Anh của Apollo English trong cả nước (bao gồm cả tiếng Anh cho người lớn – Apollo 3600) lên đến 15.

Thuộc tầng 3, tòa nhà Rainbow, đường 19 tháng 5, khu đô thị mới Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội, Apollo Junior Văn Quán có diện tích sử dụng 500m2 với hơn 11 phòng học được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như bảng tương tác, hệ thống TV, máy tính, thư viện … nhằm mục đích phục vụ công tác giảng dạy cũng như nhu cầu tìm hiểu thông tin của học viên.

Khi tham gia khóa học tại Apollo Junior Văn Quán và các cơ sở khác của Apollo English trên toàn quốc, học viên sẽ được tiếp cận với phương pháp học sáng tạo độc quyền của Apollo Junior – LETSTM (Learning English Through Subjects – Học tiếng Anh qua môn học) – phương pháp vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo trao tặng Huy chương vàng cho "Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất cho trẻ từ 3-16 tuổi" và được vinh danh hạng mục sản phẩm dịch vụ chất lượng "Mẹ tin dùng, con lớn khôn" vào tháng 1/2015 vừa qua.

Nhân dịp khai trương các trung tâm mới Apollo Junior Văn Quán và Apollo Junior 181-183-185 phố Huế, 100 phần quà (bao gồm 800,000 VNĐ học bổng và các phần quà giá trị như ba lô, sách giáo khoa) sẽ được dành tặng cho 100 học viên mới đăng kí khóa học 72 giờ kể từ ngày 1.3.2015 đến 20.3.2015. Đặc biệt, học viên mới đăng ký lớp trong tuần sẽ được giảm ngay 1,800,000vnd học phí.




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Khi cô giáo trở thành… gấu mẹ

Posted: 04 Mar 2015 03:51 AM PST

Cảnh học sinh lớp 12/9 cầm khẩu hiệu "Học nghiêm túc tiến bộ, vì Gấu mẹ vĩ đại" khi nhận tin vui cô Thương quay lại làm chủ nhiệm lớp khiến nhiều người xúc động. Đây là lớp học từng bị liệt vào dạng "cá biệt" của trường THPT Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng).

cô giáo, thầy trò, trường lớp

Cô Thương (áo đen đứng giữa) và tập thể lớp 12/9 trong ngày nhận tin vui cô được ở lại chủ nhiệm lớp. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

35 tuổi, "Gấu mẹ" Phạm Hoài Thương được biết đến không chỉ là một cô giáo mẫu mực chuyên cảm hóa học sinh cá biệt trong trường, mà còn là vị cứu tinh giúp đỡ những số phận kém may mắn. Nhiều bà mẹ khó khăn, những đứa trẻ bị bỏ rơi đã được "hồi sinh" nhờ những nghĩa cử cao đẹp của cô.

Làm đơn "xin" lại cô chủ nhiệm

Một buổi học cuối tháng 10/2014, tập thể học sinh lớp 12/9 trường THPT Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) hay tin cô Phạm Hoài Thương sẽ được chuyển sang lớp khác, không còn chủ nhiệm lớp mình nữa. Sự việc ngay lập tức tạo thành đề tài nóng khi nhiều học sinh trong lớp tìm mọi cách gây "sức ép" để giữ cô lại. Nhiều phụ huynh, học sinh còn viết đơn khẩn cầu lên lãnh đạo nhà trường "xin" cô giáo chủ nhiệm ở lại.

"Cô ơi sao cô nỡ bỏ chúng em mà đi. Cô không chỉ là người nâng đỡ, dìu dắt tụi em, cô còn là "Gấu mẹ" truyền cảm hứng cho chúng em tiến bộ. Cô đi rồi, tập thể lớp 12/9 chúng em phải sống sao đây".

Đó là những dòng tâm thư cảm động của bạn Chí Hiếu – lớp trưởng 12/9 gửi đến cô giáo Phạm Hoài Thương với mong muốn cô ở lại chủ nhiệm lớp

Lớp 12/9 từng được biết đến là một lớp "cá biệt" của trường. Với nhiều thầy, cô giáo, việc "tránh" khỏi lớp này là một điều đáng mừng nhưng cô Hoài Thương lại tình nguyện dẫn dắt lớp. "Ngày nhận lớp, bản thân mình cũng lo lắm. Lớp từ lâu đã "nổi tiếng" về nhiều thứ. Nhưng khi đã đến với các em rồi thì quyết tâm cùng nhau phấn đấu thôi", cô Thương kể lại.

Vào lớp, đầu tiên cô Thương dành nhiều thời gian làm quen, trò chuyện để nắm bắt tâm tư của các em. Từ đó tìm ra cách dạy phù hợp. Nhờ sự tận tình và phương pháp dạy khác lạ, tình cảm cô trò ngày càng thắm thiết, các em học sinh cũng tiến bộ từ ngày cô Thương về làm chủ nhiệm.

Điều đặc biệt, là gần 40 học sinh lớp 12/9 từ đó đều gọi cô giáo là "Gấu mẹ". Cô Thương chia sẻ: "Chúng coi mình như mẹ chúng, cũng có thể là người bạn cùng tuổi, nên cái gì cũng kể, gặp cái gì cũng hỏi. Nghe nhiều, làm "chuyên gia" nhiều nên bây giờ tính cách mình cũng… teen hẳn". Cũng vì tình cảm cô trò thắm thiết nên ngày hay tin "mẹ" Thương sắp thôi không chủ nhiệm nữa, cả lớp khóc sụt sùi, nhiều học sinh đã viết những bức tâm thư tha thiết gửi cho cô chủ nhiệm, mong cô ở lại.

Kết quả, lãnh đạo trường THPT Ngũ Hành Sơn đã đồng ý theo nguyện vọng của phụ huynh, học sinh. Sau thời gian cô trò cùng cố gắng, tập thể lớp 12/9 đã thu về những quả ngọt khi có tới hơn chục em đạt học sinh tiên tiến, không có học sinh xếp loại yếu, kém và đứng hạng "bét" của trường như hai năm trước.

Chia sẻ yêu thương

Bận rộn với công tác giảng dạy ở trường, song cô Thương vẫn luôn dành tối đa thời gian để tìm đến giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. Chứng kiến những hoàn cảnh éo le trong những lần đi từ thiện, chị đứng ra kêu gọi thành lập "Nhà từ thiện mẹ và bé Đà Nẵng" – hội từ thiện giúp đỡ các bà mẹ nghèo, trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi ở Đà Nẵng.

Trong gần một năm hoạt động, cô Thương cùng một số người bạn đã đi khắp nơi kêu gọi bạn bè, các nhà hảo tâm ủng hộ quỹ. Sau đó, lặn lội đến nhiều nơi, như Trung tâm nuôi trẻ mồ côi Đà Nẵng (đường Thủ Khoa Huân, quận Sơn Trà), Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng… để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Như trường hợp bé Hồ Công Quý bị bỏ rơi tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng, được cô xem như con đẻ. Quý mắc bệnh viêm phổi, lõm lồng ngực, còi xương, phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt. Những ngày cuối năm, bệnh bé trở nặng, cô Thương và các mẹ đã thay nhau túc trực ngày đêm bên bé. Ngày "con" ra đi, cô Thương như đứt từng khúc ruột.

"Phụ nữ và trẻ em là hai đối tượng thiệt thòi nhất trong xã hội. Đi nhiều nơi, đã biết bao lần mình không cầm nổi nước mắt trước hoàn cảnh đáng thương của các bé. Các em quá nhỏ nên rất cần sự sẻ chia. Vì vậy, còn sức bao nhiêu, mình sẽ cố gắng làm những điều phúc đức giúp những người kém may mắn", cô Thương chia sẻ.

(Theo Đào Phan/ Tiền Phong)



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Ấn bản từ điển Oxford Anh – Việt có bản quyền đầu tiên tại Việt Nam – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 04 Mar 2015 03:34 AM PST

Quyển từ điển Oxford
Anh – Việt có bản quyền đầu tiên tại Việt Nam

Quyển từ điển Oxford Anh – Việt có bản quyền đầu tiên tại Việt Nam.

Oxford Advanced Learner’s Dictionary (viết tắt: OALD) là từ điển bán chạy nhất thế giới với 35 triệu bản với những ưu điểm nổi bật. Trong từ điển OALD phiên bản 8.0 có dung lượng đồ sộ gồm 184.500 từ, cụm từ được giải thích, trong đó có 1.000 từ và nghĩa mới, mục “Oxford 3.000 Plus” với 3.000 đầu mục từ và nghĩa thông dụng nhất giúp người học phát triển vốn từ nhanh chóng, mục “Oxford Writing Tutor” hướng dẫn người học cách viết nhiều thể loại văn bản trong tiếng Anh, đồng thời cũng hướng dẫn người học cách phát triển ý tưởng cho bài viết, mục “Topic Collocation, Synonym note và Language bank” giúp người học chọn và sử dụng đúng, đa dạng các từ, cụm từ và các câu trong Anh ngữ.

Việt Nam là nơi thứ 5 trên thế giới có bản quyền được phép sử dụng dữ liệu gốc của nhà xuất bản Oxford. Đơn vị thực hiện mất hơn một năm làm việc với đối tác là Nhà xuất bản Oxford, từ việc xây dựng quy trình làm việc, thành lập nhóm biên dịch đến tìm kiếm đơn vị phần mềm tại nước ngoài để chuyển tải dữ liệu gốc. Sau đó, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiệp – Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Điền, học giả Fulbright Trần Mạnh Quang cùng đội ngũ hơn 30 chuyên gia biên dịch trong lĩnh vực từ điển bắt tay thực hiện ấn phẩm.

Từ năm 2011 đến 2014, việc biên dịch cuốn từ điển sang tiếng Việt được thực hiện dưới sự giám sát từ nhà xuất bản Oxford để đảm bảo chất lượng bản dịch, dàn trang, sản xuất… GS.TS Nguyễn Văn Hiệp – người thẩm định và giới thiệu quyển tự điển cho biết: “Nhóm biên soạn đã ưu tiên tìm những từ ngữ tiếng Việt tương đương với mục từ tiếng Anh. Trong trường hợp không tìm được từ ngữ tương đương, nhóm biên soạn đã dịch lời giải nghĩa của mục từ đó sang tiếng Việt”.

Nhân dịp ra mắt cuốn từ điển này, ban tổ chức thực hiện các buổi giao lưu với sinh viên tại các trường đại học ở TPHCM, Huế, Hà Nội, Cần Thơ, từ ngày 14-19/3.

Lê Phương




Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Toàn cảnh chỉ tiêu và tổ hợp xét tuyển khối các trường Quân đội – Giáo dục – Khuyến học

Posted: 04 Mar 2015 03:17 AM PST

HV KỸ THUẬT QUÂN SỰ

KQH

3.055

- Số 236, đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

- ĐT: 069 698 262

Website: www.mta.edu.vn

Các ngành đào tạo kỹ sư quân sự

KQH

D860210

1.Toán, Lý, Hóa

2.Toán, Lý, Tiếng Anh

385

Các ngành đào tạo kỹ sư dân sự

DQH

1.590

- Ngành Công nghệ thông tin

D480201

1.Toán, Lý, Hóa

2.Toán, Lý, Tiếng Anh

80

- Ngành Kỹ thuật phần mềm

D480103

80

- Ngành Khoa học máy tính

D480101

80

- Ngành Hệ thống Thông tin

D480104

80

- Ngành Truyền thông và mạng máy tính

D480102

80

- Ngành Điện, Điện tử

D520201

1.Toán, Lý, Hóa

2.Toán, Lý, Tiếng Anh

240

+ Chuyên ngành Điện tử viễn thông

+ Chuyên ngành Điện tử Y sinh

- Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

D520216

1.Toán, Lý, Hóa

2.Toán, Lý, Tiếng Anh

200

- Ngành Kỹ thuật Cơ khí

D520103

1.Toán, Lý, Hóa

2.Toán, Lý, Tiếng Anh

270

+ Chuyên ngành Chế tạo máy

+ Chuyên ngành Kỹ thuật ô tô

- Ngành Kỹ thuật Cơ điện tử

D520114

1.Toán, Lý, Hóa

2.Toán, Lý, Tiếng Anh

120

- Ngành Kỹ thuật Xây dựng

D580208

120

- Ngành Kỹ thuật xây dựng Công trình giao thông

D580205

120

- Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học

D510401

1.Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Hóa, Tiếng Anh

120

Đào tạo liên thông cao đẳng lên đại học

400

- Ngành Công nghệ Thông tin

D480201

1.Toán, Lý, Hóa

2.Toán, Lý, Tiếng Anh

80

- Ngành Công nghệ Điện, điện tử

D520201

65

- Ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa

D520216

65

- Ngành Kỹ thuật Cơ khí

D520103

1.Toán, Lý, Hóa

2.Toán, Lý, Tiếng Anh

60

- Ngành Kỹ thuật Cơ điện tử

D520114

1.Toán, Lý, Hóa

2.Toán, Lý, Tiếng Anh

30

- Ngành Kỹ thuật xây dựng

D580208

100

Các ngành đào tạo cao đẳng dân sự

680

- Ngành Công nghệ thông tin

C480201

1.Toán, Lý, Hóa

2.Toán, Lý, Tiếng Anh

100

- Công nghệ thông tin chất lượng cao Học viện KTQS – Apptech

100

- Ngành Công nghệ Điện, Điện tử

C510301

180

- Ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa

C510303

160

- Ngành Kỹ thuật Ô tô

C510205

140



HV QUÂN Y

YQH

750

- Số 160, Phùng Hưng, Phường Phúc La, Hà Đông, Hà Nội

- ĐT: 069 698 913

- Website: http://hocvienquany.vn

Các ngành đào tạo đại học quân sự

210

- Ngành Bác sĩ đa khoa

YQH

D720101

1. Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Hóa, Sinh

210

Các ngành đào tạo đại học dân sự

500

- Ngành Bác sĩ đa khoa

DYH

D720101

1. Toán, Lý, Hóa

2 .Toán, Hóa, Sinh

400

- Ngành Dược sĩ đại học

DYH

D720401

Toán, Lý, Hóa

100

Đào tạo đại học theo địa chỉ cho Bộ Công an

40

- Ngành Bác sĩ đa khoa

YQH

D720101

40

HV KHOA HỌC QUÂN SỰ

NQH

385

- Số 322, đường Lê Trọng Tấn, Hoàng Mai, Hà Nội

- ĐT: 043 565 9449

- Website: http://www.hocvienkhqs.edu.vn

Các ngành đào tạo đại học quân sự

NQH

85

- Ngành Trinh sát kỹ thuật

D860202

1. Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Lý, tiếng Anh

28

- Ngành Ngôn ngữ Anh

D220201

Tiếng Anh, Toán, Văn

27

- Ngành Ngôn ngữ Nga

D220202

1. Tiếng Anh, Toán, Văn

2. Tiếng Nga, Toán, Văn

10

- Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc

D220204

1. Tiếng Anh, Toán, Văn

2.Tiếng Trung quốc, Toán, Văn

10

- Ngành Quan hệ quốc tế

D310206

Tiếng Anh, Toán, Văn

10

Các ngành đào tạo đại học dân sự

DNH

300

- Ngành Ngôn ngữ Anh

D220201

Tiếng Anh, Toán, Văn

200

- Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc

D220204

1. Tiếng Anh, Toán, Văn

2. Tiếng Trung quốc, Toán, Văn

100

HV BIÊN PHÒNG

BPH

655

- Phường Sơn Lộc, Sơn Tây, Hà Nội

- ĐT: 043 383 0531

- Website: www.hvbp.edu.vn

Các ngành đào tạo đại học quân sự

255

Ngành Biên phòng

D860206

Văn, Sử, Địa

255

Đào tạo theo địa chỉ cho Bộ Công an

400

Đại học chính quy: Ngành Biên phòng

D860206

Văn, Sử, Địa

150

Cao đẳng chính quy: Ngành Biên phòng

C860206

Văn, Sử, Địa

150

Đào tạo Liên thông từ cao đẳng lên đại học

D860206

Văn, Sử, Địa

100

HV HẬU CẦN

HEH

1.035

- Phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội

- ĐT: 069 695 115

- Website: www.hocvienhaucan.edu.vn

Các ngành đào tạo đại học quân sự

HEH

485

Ngành Hậu cần quân sự

D860226

Toán, Lý, Hóa

485

Các ngành đào tạo đại học dân sự

HFH

250

- Ngành Tài chính – Ngân hàng

D340201

1. Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Lý, Tiếng Anh

100

- Ngành Kế toán

D340301

1. Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Lý, Tiếng Anh

100

- Ngành Kỹ thuật xây dựng

D580208

Toán, Lý, Hóa

50

Các ngành đào tạo cao đẳng dân sự

HFH

200

- Ngành Tài chính – Ngân hàng

D340201

1. Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Lý, Tiếng Anh.

3. Toán, Văn, Tiếng Anh

100

- Ngành Kế toán

D340301

1. Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Lý, Tiếng Anh.

3. Toán, Văn, Tiếng Anh

100

Đào tạo Liên thông đại học dân sự

HFH

100

- Ngành Tài chính – Ngân hàng

D340201

Toán, Lý, Hóa

50

- Ngành Kế toán

D340301

Toán, Lý, Hóa

50

HV PHÒNG KHÔNG – KHÔNG QUÂN

PKH

415

- Xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây,

thành phố Hà Nội

- ĐT: 043 361 4557

- Website: Hocvienpkkq.com

Các ngành đào tạo đại học quân sự

415

- Ngành Kỹ thuật Hàng không

D520120

Toán, Lý, Hóa

105

- Ngành Chỉ huy Tham mưu Phòng không, Không quân và Tác chiến điện tử

D860203

Toán, Lý, Hóa

310

HV HẢI QUÂN

HQH

210

- Số 30 Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa

- ĐT: (058)3 881 425; 069.754.636

- Website: www.hocvienhaiquan.edu.vn

- Email: tshvhq@gmai.com

Các ngành đào tạo đại học quân sự

210

Ngành Chỉ huy tham mưu Hải quân

D860201

Toán, Lý, Hóa

210

TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ

LCH

770

- Phường Vệ An, TP Bắc Ninh, Bắc Ninh

- ĐT: 069 695 167

- Website: www.daihocchinhtri.edu.vn

Các ngành đào tạo đại học quân sự

LCH

520

Ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước

D310202

1. Toán, Lý, Hóa

2. Văn, Sử, Địa

520

Đào tạo theo địa chỉ cho Bộ Công an

LCH

250

- Đại học chính quy: Ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước

D310202

Văn, Sử, Địa

150

- Cao đẳng chính quy: Ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước

D310202

Văn, Sử, Địa

100

TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 1

LAH

1.662

- Xã Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội

- ĐT: 069 598 219

- Website: www.sqlq1.edu.vn.com

Các ngành đào tạo đại học quân sự

535

Ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân

D860210

Toán, Lý, Hóa

535

Các ngành đào tạo đại học, cao đẳng ngành quân sự cơ sở

887

- Đào tạo đại học ngành Quân sự cơ sở

D860230

Văn, Sử, Địa

312

- Đào tạo cao đẳng ngành Quân sự cơ sở

C860230

Văn, Sử, Địa

419

- Đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học (vừa làm vừa học)

D860230

Văn, Sử, Địa

156

Đào tạo theo địa chỉ cho Bộ Công an

240

- Đại học chính quy: Ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân

D860210

Toán, Lý, Hóa

120

- Đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học: Ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân

D860210

Toán, Lý, Hóa

120

TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 2

LBH

1.455

- Ấp Long Đức 1, Xã Tam Phước, TP Biên Hòa, Đồng Nai.

- ĐT: 061 352 9100

- Website: http:www.dhnh.lucquan2.com

Các ngành đào tạo đại học quân sự

LBH

565

Ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân

D860210

Toán, Lý, Hóa

565

Các ngành đào tạo đại học, cao đẳng ngành quân sự cơ sở

790

- Đào tạo đại học ngành Quân sự cơ sở

LBH

D860230

Văn, Sử, Địa

282

- Đào tạo cao đẳng ngành Quân sự cơ sở

C860230

Văn, Sử, Địa

364

- Đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học (vừa làm vừa học)

D860230

Văn, Sử, Địa

144

Đào tạo theo địa chỉ cho Bộ Công an

100

- Đại học chính quy: Ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân

D860210

Toán, Lý, Hóa

50

- Đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học: Ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân

D860210

Toán, Lý, Hóa

50

TRƯỜNG SĨ QUAN PHÁO BINH

PBH

250

- Xã Thanh Mỹ, Sơn Tây, Hà Nội

- ĐT: 043 393 0194

- Email: siquanphaobinh1957@gmail.com

Các ngành đào tạo đại học quân sự

250

Chỉ huy tham mưu Pháo binh

D860204

Toán, Lý, Hóa

250

TRƯỜNG SĨ QUAN CÔNG BINH

SNH

955

- Số 229B, Bạch Đằng, Phường Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương

- ĐT: 0650 3859 632

- Website:www.tsqcb.edu.vn

Các ngành đào tạo đại học quân sự

205

Chỉ huy tham mưu Công binh

D860217

Toán, Lý, Hóa

205

Các ngành đào tạo đại học dân sự

ZCH

500

- Ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

D580205

1.Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Lý, tiếng Anh

150

- Ngành kỹ thuật xây dựng

D580208

1.Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Lý, tiếng Anh

150

- Ngành kỹ thuật cơ khí

D520103

1.Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Lý, tiếng Anh

200

Các ngành đào tạo cao đẳng dân sự

ZCH

200

- Công nghệ kỹ thuật giao thông

C510104

1.Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Lý, tiếng Anh

100

- Công nghệ kỹ thuật cơ khí

C510201

1.Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Lý, tiếng Anh

100

Đào tạo theo địa chỉ cho Bộ Công an

50

Đào tạo cao đẳng chính quy: Chỉ huy tham mưu Công binh

D860217

Toán, Lý, Hóa

50

TRƯỜNG SĨ QUAN THÔNG TIN

1.245

- Số 101 Mai Xuân Thưởng, Phường Vĩnh Hòa, Nha Trang.

- ĐT: (058)3 831 805

- Website: www.tcu.edu.vn

Các ngành đào tạo đại học quân sự

TTH

345

Ngành Chỉ huy kỹ thuật thông tin

D860219

1. Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Lý, Tiếng Anh

345

Các ngành đào tạo đại học dân sự

TCU

500

- Ngành Công nghệ thông tin

D480201

1. Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Lý, Tiếng Anh

3. Văn, Toán, Tiếng Anh

250

- Ngành Kỹ thuật điện tử, truyền thông

D520207

1. Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Lý, Tiếng Anh

3. Toán, Văn, Tiếng Anh

250

Các ngành đào tạo cao đẳng dân sự

TCU

300

- Ngành Công nghệ thông tin

C480201

1. Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Lý, Tiếng Anh

3. Văn, Toán, Tiếng Anh

150

- Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông

C510302

1. Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Lý, Tiếng Anh

3. Văn, Toán, Tiếng Anh

150

Các ngành đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học

100

- Ngành Công nghệ thông tin

D480201

1. Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Lý, Tiếng Anh

3. Văn, Toán, Tiếng Anh

50

- Ngành Kỹ thuật điện tử, truyền thông

D520207

1. Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Lý, Tiếng Anh

3. Văn, Toán, Tiếng Anh

50

TRƯỜNG SĨ QUAN KHÔNG QUÂN

KGH

175

- Cổng 3 đường Biệt Thự, TP Nha Trang, Khánh Hòa

- ĐT: 069 697 941

- Website: tsqkq.vn

Các ngành đào tạo đại học quân sự

KGH

85

Ngành Sĩ quan CHTM Không quân

D860202

Toán, Lý, Hóa

85

Các ngành đào tạo cao đẳng quân sự

KGC

90

Ngành Kỹ thuật Hàng không

C520120

Toán, Lý, Hóa

90

TRƯỜNG SĨ QUAN TĂNG THIẾT GIÁP

TGH

40

- Xã Kim Long, Tam Dương, Vĩnh Phúc

- ĐT: 0211 353 9021

- Email: anhducttg@gmail.com

Các ngành đào tạo đào tạo đại học quân sự

40

Ngành Chỉ huy tham mưu Tăng Thiết giáp

D860205

Toán, Lý, Hóa

40

TRƯỜNG SĨ QUAN ĐẶC CÔNG

DCH

190

- Thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội

- ĐT: 043 384 0625

- Email: tuyensinh_sqdc@yahoo.com.vn

Các ngành đào tạo đại học quân sự

60

Ngành Chỉ huy tham mưu Đặc công

D860207

Toán, Lý, Hóa

60

Đào tạo theo địa chỉ cho Bộ Công an

130

Đào tạo cao đẳng chính quy: Ngành Chỉ huy tham mưu Đặc công

D860207

Toán, Lý, Hóa

130

TRƯỜNG SĨ QUAN PHÒNG HÓA

HGH

160

- Xã Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nội

- ĐT: 043 361 1253

- Website: www.sqph.edu.vn

Các ngành đào tạo đại học quân sự

60

Ngành Chỉ huy Kỹ thuật hóa học

D860218

Toán, Lý, Hóa

60

Đào tạo theo địa chỉ cho Bộ Công an

100

Đào tạo cao đẳng chính quy: Ngành Chỉ huy Kỹ thuật hóa học

D860218

Toán, Lý, Hóa

100

TRƯỜNG SĨ QUAN KỸ THUẬT QUÂN SỰ (VINHEMPICH)

VPH

955

- Số 189 Nguyễn Oanh, P.10, quận Gò Vấp, TPHCM.

- ĐT: 083 984 2768

- Website: www.tdnu.edu.vn

Các ngành đào tạo đại học quân sự

VPH

D860210

Toán, Lý, Hóa

155

Các ngành đào tạo đại học dân sự

ZPH

400

- Ngành Công nghệ thông tin

D480101

1. Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Lý, Tiếng Anh

150

- Ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô

D510205

1. Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Lý, Tiếng Anh

150

- Ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí

D520103

1. Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Lý, Tiếng Anh

100

Các ngành đào tạo cao đẳng hệ dân sự

ZPH

200

- Ngành Công nghệ thông tin

C480101

1. Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Lý, Tiếng Anh

100

- Ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô

C510205

1. Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Lý, Tiếng Anh

100

Các ngành đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học

200

- Ngành Công nghệ thông tin

D480101

1. Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Lý, Tiếng Anh

100

- Ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô

D510205

1. Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Lý, Tiếng Anh

100

ĐH VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUÂN ĐỘI

ZNH

560

- Số 101 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

- ĐT: 046 2663068

Cơ sở 2: Số 140 đường Cộng hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

- ĐT: 0838115897

- Website: www.vnq.edu..vn

Đào tạo hệ dân sự

560

Các ngành đào tạo đại học dân sự

300

- Ngành Báo chí

D320101

Văn, Sử, Địa

80

- Ngành Khoa học thư viện

D320202

Văn, Sử, Địa

20

- Ngành Bảo tàng học

D320305

Văn, Sử, Địa

20

- Ngành Quản lý văn hóa

D220342

Văn và 2 môn năng khiếu

80

- Ngành Sư phạm âm nhạc

D140221

40

- Ngành Sáng tác âm nhạc

D210203



Văn và 2 môn năng khiếu

5

- Ngành Chỉ huy âm nhạc

D210204

5

- Ngành Thanh nhạc

D210205

25

- Ngành Biểu diễn nhạc cụ phương Tây

D210207

10

- Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống

D210210

5

- Ngành Biên đạo múa

D210243

5

- Ngành Huấn luyện múa

D210244

5

Các ngành đào tạo đại học liên thông từ cao đẳng lên đại học (2 năm)

100

- Ngành Khoa học thư viện

D320202





Văn và 2 môn năng khiếu

10

- Ngành Bảo tàng học

D320305

10

- Ngành Quản lý văn hóa

D220342

15

- Ngành Sư phạm âm nhạc

D140221

10

- Ngành Sáng tác âm nhạc

D210203

5

- Ngành Chỉ huy âm nhạc

D210204

5

- Ngành Thanh nhạc

D210205

10

- Ngành Biểu diễn nhạc cụ phương Tây

D210207

10

- Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống

D210210

5

- Ngành Biên đạo múa

D210243

10

- Ngành Huấn luyện múa

D210244

10

Các ngành đào tạo cao đẳng dân sự (3 năm)

100

- Ngành Văn thư lưu trữ

C320303

Văn, Sử, Địa

30

- Ngành Diễn viên múa

C210242

Văn và 2 môn năng khiếu

10

- Ngành Sư phạm âm nhạc

C140221


Văn và 2 môn năng khiếu

30

- Ngành Quản lý văn hóa

C220342

30

Đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học tại cơ sở 2 Tp.HCM (4 năm)

60

- Biên kịch Điện ảnh – Truyền hình

D210233

10

- Đạo diễn Điện ảnh – Truyền hình

D210235

30

- Quay phim – Truyền hình

D210236

20

CĐ CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG

450

- Trung tâm trường: Phường Thanh Vinh, Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.ĐT: 02103. 820 227.

- Cơ sở 2: Tổ 18, Phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội. ĐT: 0438273264.

- Website: cdcnqp.edu.vn

Các ngành đào tạo cao đẳng dân sự

450

- Ngành Kế toán

C340301

1. Toán, Lý, Hóa.

2. Toán, Lý, Tiếng Anh.

3. Văn, Toán, Ngoại ngữ

120

- Ngành Tài chính – Ngân hàng

C340201

1. Toán, Lý, Hóa.

2. Toán, Lý, Tiếng Anh.

3. Văn, Toán, Ngoại ngữ

70

- Ngành Công nghệ thông tin

C480201

1. Toán, Lý, Hóa.

2. Toán, Lý, Tiếng Anh.

60

- Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

C510301

1. Toán, Lý, Hóa.

2. Toán, Lý, Tiếng Anh.

70

- Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí

C510201

1. Toán, Lý, Hóa.

2. Toán, Lý, Tiếng Anh.

130

CĐ CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT Ô TÔ

COT

650

- Phường Xuân Khanh, TX Sơn Tây, Hà Nội

- ĐT: 046 325 8761

- Website: http://www.caodangoto.vn

Các ngành đào tạo cao đẳng chính quy

550

- Ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô

C510205

1. Toán, Lý, Hóa

2. Toán, Lý, Tiếng Anh

3. Toán, Văn, Tiếng Anh

200

- Ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí

C510201

100

- Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

C510301

100

- Ngành Công nghệ Thông tin

C480201

100

- Ngành Kế toán

C340301

50

Các ngành đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng

100

- Ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô

C510205

40

- Ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí

C510201

20

- Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

C510301

20

- Ngành Công nghệ Thông tin

C480201

20

Du học sinh bất ngờ nổi tiếng vì vẻ đẹp mộc

Posted: 04 Mar 2015 03:00 AM PST

ảnh đẹp, du học sinh, mặt mộc, xinh đẹp, hot girl

Vừa qua, trên các diễn đàn mạng giải trí của giới trẻ Việt đã đồng loạt lan tỏa các hình ảnh của nữ du học sinh Vũ Quỳnh Anh (SN 1997), hiện học trường Camden Catholic, New Jersey, Mỹ. Trang Facebook cá nhân và tài khoản Instagram của Quỳnh Anh ngay sau đó hút hơn hàng chục nghìn người theo dõi. 

ảnh đẹp, du học sinh, mặt mộc, xinh đẹp, hot girl

Mới đây, Quỳnh Anh vào top 5 của cuộc thi ảnh Miss Viet Nam – New York do hội sinh viên Việt tại New York tổ chức nhằm chào đón Tết Ất Mùi 2015.

ảnh đẹp, du học sinh, mặt mộc, xinh đẹp, hot girl

Gương mặt của Quỳnh Anh cũng được dân mạng nhận xét có nhiều nét tương đồng với hot girl Mie Nguyễn. Về điều này, 9X bày tỏ: “Được mọi người nhận xét giống với chị Mie Nguyễn mình rất vui. Rất mong bản thân sẽ được tài giỏi và thành công như chị ấy”. Điều thú vị hơn khi Quỳnh Anh và Mie Nguyễn hiện cũng là chị em thân thiết với nhau tại Mỹ.

ảnh đẹp, du học sinh, mặt mộc, xinh đẹp, hot girl

Quỳnh Anh cho biết, cô từng đỗ vào trường THPT Việt Đức, Hà Nội. Tuy nhiên, để trau dồi vốn tiếng Anh nên 9X đã chọn học tại một trường quốc tế. Cuối năm 2013, Quỳnh Anh chính thức qua Mỹ du học. 

ảnh đẹp, du học sinh, mặt mộc, xinh đẹp, hot girl

9X thu hút mọi ánh nhìn bởi nụ cười tươi tắn. Cô có sở thích chụp ảnh, nấu ăn, du lịch và tham gia các hoạt động xã hội. Các hình ảnh của Quỳnh Anh chia sẻ trên trang cá nhân nhận được hàng nghìn lượt like (thích). 

ảnh đẹp, du học sinh, mặt mộc, xinh đẹp, hot girl

Năm nay là lần thứ 2 Quỳnh Anh phải đón Tết xa nhà. “Trong khi Việt Nam đón Tết thì bên Mỹ vẫn phải đi học bình thường. Để vơi bớt nỗi nhớ nhà, mình và các bạn du học sinh tổ chức tiệc ăn uống, gói bánh chưng, chả giò… để đón tất niên”, Quỳnh Anh chia sẻ.

ảnh đẹp, du học sinh, mặt mộc, xinh đẹp, hot girl

Khi được dân mạng Việt chú ý, cuộc sống của Quỳnh Anh không có nhiều sự thay đổi. Theo cô, sống xa nhà thì thêm bạn thêm vui.

ảnh đẹp, du học sinh, mặt mộc, xinh đẹp, hot girl

Học tập xa nhà cũng là cách Quỳnh Anh sống tự lập và giúp bản thân cô chính chắn hơn. “Hồi còn ở Việt Nam mình được bên cạnh gia đình, bạn bè. Nhưng khi sang Mỹ học thì tất cả mọi thứ đều phải tự lập. Nhiều lúc nhớ nhà không ai bên cạnh tâm sự, nhưng điều đó khiến mình có nhiều kinh nghiệm sống, bản thân trưởng thành rất nhiều”, du học sinh 9X tâm sự.



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Những điều cần biết khi du học ở New Zealand

Posted: 04 Mar 2015 02:44 AM PST

- Cho em hỏi thủ tục và các chi phí chuẩn bị trước khi sang du học chương trình học tiếng Anh bên SIT với ạ. Hiện em đã tốt nghiệp chuyên cành tiếng Anh đại học Ngoại ngữ được 8 năm và có kinh nghiệm làm việc liên quan, tuy nhiên em vẫn muốn nâng cao trình độ. Em xin chân thành cám ơn! (Trần Thị Mai Trang, 30 tuổi)

- Ông Jason Nguyễn – Giám đốc tuyển sinh Học viện Công nghệ miền Nam New Zealand (Southern Institute of Technology – SIT):

Chào bạn,

Học phí tiếng Anh tại SIT là $320NZD một tuần, bạn có thể đăng ký học tiếng Anh tối thiểu 12 tuần hoặc có thể tham gia chương trình học bổng Zero Fees English tại SIT.

Tùy theo trình độ tiếng Anh hiện tại và kế hoạch học tập của mình mà bạn có thể đăng ký chương trình học bổng Zero Fees English 24 tuần hoặc 36 tuần. Bạn sẽ đóng tiền deposit là $9.000NZD cho 24 tuần hoặc $13.500 cho 36 tuần Zero Fees English. Khi bạn vào học chương trình chính khóa, SIT sẽ chuyển toàn bộ số tiền deposit vào học phí chương trình chính khóa (nghĩa là thời gian học tiếng Anh tại SIT là miễn phí).

Chúc bạn thành công khi chuẩn bị các bước trước khi du học tại đất nước New Zealand.

live_interview-1425454585.jpg
Các khách mời của buổi phỏng vấn trực tuyến.

- Bằng cấp tiếng Anh và độ tuồi cần thiết để đăng ký học sau đại học? (Ngo thi Hong Van, 43 tuổi)

- Ông La Quốc Phong – Giám đốc Công ty Tư vấn Du học và Đào tạo Huấn Nghệ:

Chào bạn!

Đối với chương trình PGDipBE yêu cầu tiếng Anh đầu vào là IELTS 6.5 hoặc các bằng cấp khác được SIT cho là tương đương. Tuy nhiên, hiện nay có chính sách mới đối với chương trình này là nếu bạn tham gia các kỳ thi test Anh văn đầu vào tổ chức định kỳ mà tương đương IELTS 6.0 thì bạn sẽ được cấp thư nhập học (OOP) 20 tháng bao gồm 6 tháng học anh văn + 14 tháng của khóa học chính PGDipBE. Như vậy visa có thể sẽ cấp 20 tháng, chồng hoặc vợ được cấp work visa, trẻ em từ 5- 8 tuổi sẽ được học miễn phí tại các trường tiểu học, trung học. Độ tuổi lớn nhất mà công ty Huấn Nghệ từng làm cho 1 du học sinh là 55 tuổi. Nghĩa là không giới hạn độ tuổi.

- Xin chào chương trình, tôi muốn gửi câu hỏi cho ông Tim Shadbolt. Điều tôi quan tâm là công việc và khả năng định cư sau khi tốt nghiệp. Vậy Mr Tim Shadbolt có thể cho chúng tôi biết cụ thể về việc hỗ trợ việc làm và định cư của Invercargill sau khi tốt nghiệp được không? (Tony Nguyễn, 34 tuổi, Hà Nội, Việt Nam)

- Ông Tim Shadbolt – Thị trưởng thành phố Invercargill (New Zealand):

Chào bạn!

Hầu hết các trường đại học và học viện ở New Zealand đều có các văn phòng hỗ trợ việc làm cho sinh viên. Ở Invercargill là nơi có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất New Zealand nên sinh viên khi đã tốt nghiệp mà có ý định tìm việc ở nơi này sẽ dễ dàng tìm được việc làm.

Riêng vấn đề định cư, trước hết phải theo 3 bước. Thứ nhất là hoàn thiện khả năng tiếng Anh để có thể giao tiếp được. Thứ hai là hoàn thành khóa học của một trường đại học nào đó. Thứ ba là xin giấy phép làm việc.

- Xin ông Tim Shadbolt cho biết cần chuẩn bị gì để có thể du học và định cư tại New Zealand. Con tôi năm nay học lớp 10, tôi dự định đến lớp 12 sẽ cho cháu đi du học. Xin cảm ơn (Minh Cảnh, Sài Gòn)

- Ông Tim Shadbolt:

Chào bạn!

Trước tiên là con bạn phải giỏi tiếng Anh và có thành tích học tập ở phổ thông khá tốt. Nên cho cháu tham gia các câu lạc bộ, các khóa học ngắn hạn để cháu tăng cường khả năng giao tiếp và cũng để rèn tính dạn dĩ hơn nếu phải sống độc lập khi du học.

- Anh Phong có thể cho em biết chi phí cần thiết để du học New Zealand bậc cao học được không ạ? (Trần Thị Quỳnh Mai, 26 tuổi)

- Ông La Quốc Phong :

Chào bạn!

Học phí của chương trình sau đại học (PGDipBE) là 19.900NZD cho khóa học 14 tháng bao gồm 4 tháng học chính khóa và 10 tháng làm luận án. Chi phí sinh hoạt cho một du học sinh là 1.250NZD một tuần. Sinh viên được phép đi làm thêm 20 giờ một tuần để cải thiện chi phí sinh hoạt và tích lũy kinh nghiệm.

live_interview-1425454197.jpg
Toàn cảnh buổi phỏng vấn trực tuyến.

- Chào ông Jason Nguyễn! Tôi rất muốn lập nghiệp ở New Zealand giống như ông. Tôi 34 tuổi, đã có vợ và một con gái 2 tuổi. Có cơ hội nào cho tôi không, thưa ông? (Lê Hoài Bảo, 34 tuổi, số 4 Nguyễn Tri Phương F.5 TP Đông Hà, Quảng Trị.)

- Ông Jason Nguyễn:

Chào anh Bảo!

Cơ hội dành cho tất cả mọi người và tôi nghĩ anh hoàn toàn có thể có các cơ hội tốt hơn những gì mà tôi đang có.

Anh cần tìm hiểu thêm các lĩnh vực mà New Zealand đang cần, cũng như khả năng có thể đáp ứng các yêu cầu của họ và lên kế hoạch cụ thể để thực hiện nó.

Du học tại New Zealand là một trong những con đường để anh có thể đạt được kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sống, làm việc và cơ hội định cư lâu dài tại đất nước này.

Chúc anh thành công khi tìm ra cho mình những cơ hội mới!

- Cơ hội việc làm cũng như định cư tại New Zealand đối với chuyên ngành IT như thế nào? (Nguyen Dinh Ky, 48 tuổi, 231 BaTo, P7 Q8 HCM City)

- Ông Jason Nguyễn:

Hiện New Zealand đang rất cần nhân lực làm việc trong lĩnh vực IT, cụ thể họ đang cần hơn 10.000 chuyên viên IT, làm việc trên khắp New Zealand. Chương trình IT nằm trong Longterm Shortage Skills List của Immigration New Zealand. Bạn có thể tham khảo tại website www.immigration.govt.nz. Cơ hội kiếm được việc làm tốt và định cư sau khi tốt nghiệp chuyên ngành IT rất cao.

live_interview-1425455325.jpg
Ông Jason Nguyễn

- Bài viết có nói: “Invercargill là thành phố lớn nhất khu vực phía Nam, có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất cả nước và chi phí sinh hoạt ít tốn kém hơn nhiều so với các thành phố khác như Auckland hay thủ đô Wellington”. Vậy các ông có thể dẫn chứng cụ thể phí sinh hoạt trung bình mà một du học sinh phải chi trả khi theo học tại đây, so sánh cụ thể với các thành phố khác của New Zealand ? (Minh Trí, 36 tuổi)

- Ông Tim Shadbolt:

Tỷ lệ thất nghiệp hàng năm ở New Zealand là 6,5%, riêng thành phố Qeenstown khoảng 10% vì ở đây chủ yếu cung ứng những việc làm bán thời gian. Còn ở Invercargill chỉ khoảng 4,8% – tỷ lệ thấp nhất ở New Zealand.

Ở Wellington và Auckland, bạn sẽ tốn khoảng 150-200 NZD cho một phòng đơn, trong khi đó ở Invercargill bạn chỉ tốn khoảng 60-80 NZD. Về việc đi lại thì Invercargill là một thành phố nhỏ, nên phí đi lại sẽ thấp hơn Wellington và Auckland, chỉ khoảng 20 NZD cho một tuần, trong khi ở 2 thành phố kia là 50 NZD cho một tuần.

Về mặt lương thực, thực phẩm, Invercargill có nhiều nông trại hơn 2 thành phố trên nên lương thực ở đây hầu như đều có sẵn và giá thấp hơn rất nhiều.

live_interview-1425461242.jpg
Ông Tim Shadbolt (bên phải).

- Xin chào ngài Tim Shadbolt và Jason Nguyễn, tôi muốn hỏi là với bằng giỏi khối kinh tế tại một trường top 10 Hà Nội (GPA trên 8.0), hoạt động xã hội nhiều, IELTS trên 7.0 và 2 năm kinh nghiệm làm việc, tôi có thể xin học bổng khoảng bao nhiêu tại trường SIT và các trường công lập khác tại New Zealand? (Bùi Thanh Hằng, 25 tuổi)

- Ông Jason Nguyễn:

Hiện tại Chính phủ New Zealand đang có các chương trình học bổng khác nhau cho sinh viên Việt Nam. Bạn có thể liên hệ Đại sứ quán New Zealand tại Hà Nội để biết thêm chi tiết.

SIT đang có chương trình học bổng Zero Fees English cho các sinh viên muốn học tại SIT nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu tiếng Anh đầu vào.

Chúc bạn thành công!

- Em sinh năm 1997. Năm nay em thi đại học khối A1 và D. Sức học của em bình thường không phải giỏi. Em muốn thi về sư phạm. Nhưng cũng muốn tham khảo thêm về ngành du lịch và tài chính ngân hàng. Xin tư vấn cho em các ngành trên có học tại trường SIT không ạ. (Nguyễn Thị Hoa, 01662640200)

- Ông Jason Nguyễn:

Hoa thân mến!

Bạn có thể tham khảo chương trình Diploma in Hotel & Tourism Management hoặc chương trình Bachelor of Hotel Management của SIT tại đây. Bạn cũng có thể học các chương trình này tại cơ sở của SIT ở Invercargill hoặc Queenstown (thủ đô du lịch của New Zealand).

- Kính gửi anh La Quốc Phong, hiện tại em có 2 ý định, thứ nhất là tham gia chương trình Working Holiday, tuy nhiên thời hạn chỉ 1 năm. Thứ hai là du học, song ngành học của em ở Việt Nam là Ngữ Văn Anh, vậy nếu như qua học thì em nên học ngành gì, trái ngành có ảnh hưởng tới kết quả visa hay không và em có kinh nghiệm giảng dạy, tuy nhiên em muốn hỏi anh tư vấn thêm là trước khi mình qua New Zealand thì có nên học bằng giảng dạy quốc tế TESOL/CELTA để mình có thêm nhiều cơ hội việc làm hay không ạ. Em cám ơn anh nhiều ạ. (Vũ Thị Ngọc Hân, 28 tuổi, Bảo Lộc, Lâm Đồng)

- Ông La Quốc Phong:

Chào em!

Working holiday visa chỉ mở vào lúc 5 giờ sáng (giờ Việt Nam) ngày 31 tháng 7 hàng năm. Mỗi năm New Zealand chỉ cấp 100 visa nên sự cạnh tranh rất lớn và rất may mắn mới nộp được visa.

Về ngành học của em là Ngữ Văn Anh thì em nên chọn những ngành học có liên quan thì dễ xin visa hơn ví dụ như những ngành thuộc về lĩnh vực professional. Tuy nhiên, bạn có thể xin học trái ngành với điều kiện bạn chứng minh cho viên chức Di trú biết là tại sao bạn chọn học trái ngành. Vì sao bạn lại thích học ngành mới. Về vấn đề học bằng giảng dạy quốc tế TESOL/CELTA thì cũng cần phải cân nhắc vì những chứng chỉ này chỉ dành cho các quốc gia thuộc nhóm không nói Tiếng Anh (non-native speaker) như Việt Nam. Còn đối với New Zealand thì ngôn ngữ chính của họ là Tiếng Anh nên khó mà cạnh tranh xin việc làm đối với các chứng chỉ này.

live_interview-1425459879.jpg
Ông La Quốc Phong

- Để được hưởng chính sách ưu đãi về việc làm của Chính phủ New Zealand, du học sinh cần có những điều kiện gì, thưa ông? (Mai Thơ, 18 tuổi, TP HCM)

- Ông Tim Shadbolt:

Chào bạn!

Để du học sinh được hưởng chính sách việc làm của Chính phủ New Zealand trong thời gian còn đi học, các du học sinh nên ký hợp đồng lao động rõ ràng với bên thuê, trong đó có việc không làm vượt quá thời gian được cho phép của Luật di trú để đảm bảo quyền lợi cho mình.

- Xin ông cho biết hiện có bao nhiêu du học sinh Việt Nam đang theo học ở New Zealand? (Vinh dang, 35 tuổi, Tp ho chi minh)

- Ông Tim Shadbolt:

Năm ngoái có khoảng 2.000 du học sinh người Việt sinh sống và học tập ở New Zealand. Riêng ở Invercargill có khoảng 40 du học sinh người Việt và kỳ vọng sẽ tăng gấp đôi trong năm nay. Năm 2015, chính phủ Việt Nam và New Zealand kỷ niệm 40 năm quan hệ giữa hai nước nên chính phủ New Zealand có chương trình thúc đẩy phát triển giáo dục, với nhiều hoạt động để quảng bá để thu hút nhiều du học sinh hơn nữa.

- Xin chào!
Em có một vài thắc mắc mong được giải đáp.
Em 23 tuổi. Em dự định du học ở trường SIT vào năm nay. Em tốt nghiệp Cao đẳng ngành Tài chính ngân hàng loại Khá ở trường Đại học Võ Trường Toản ( Hậu Giang). Em có chứng chỉ B tiếng Anh. Em có thể giao tiếp khá bằng tiếng Anh. Gia đình kinh doanh có đóng thuế. Xin tư vấn cho em chọn ngành học ở SIT, em có thể liên thông đại học của trường được không hay phải học lại từ đầu? Xin cho em biết chi phí học tập, cũng như chi phí sinh hoạt nếu em học tại thành phố Invercargill. Em có được miễn học phí khóa tiếng Anh không ạ? Cơ hội ở lại làm việc và định cư cao hay không ạ?
(Tường Vi, 23 tuổi, An Giang)

- Ông Jason Nguyễn:

Chào Vi,

Bạn có thể tham khảo chương trình Bachelor of Commerce của SIT tại đây. Chương trình này có 3 chuyên ngành là Accounting, Management và Marketing. Bạn có thể gửi bằng cấp và bảng điểm đến SIT để yêu cầu xem xét chuyển tín chỉ. Yêu cầu tiếng Anh là IELTS 6.0 không có kỹ năng nào dưới 5.5 và học phí là $17.800NZD một năm. Chi phí sinh hoạt tương đối thấp, vào khoảng $8.000-$10.000NZD một năm.  Bạn có thể đăng ký học bổng Zero Fees English để học tiếng Anh miễn phí tại SIT.

Bạn có thể tìm hiểu thủ tục xin visa cũng như yêu cầu tài chính tại website của Immigration New Zealand hoặc Công ty Huấn Nghệ, điện thoại 0988.533.790.

Sau khi học xong, bạn có thể xin visa đi làm 1-3 năm và có cơ hội làm việc lâu dài tại New Zealand.

- Em đang học 12, sau khi tốt nghiệp THPT em muốn đi du học. Em cần điều kiện và chi phí như thế nào ? (Nguyen minh thu, 18 tuổi)

- Ông La Quốc Phong:

Chào bạn!

Trước tiên, bạn nên hoàn tất chương trình học lớp 12 và cố gắng đạt kết quả thật tốt, bên cạnh đó bạn phải dành thời gian cải thiện trình độ tiếng Anh. Vì như thế bạn sẽ tiết kiệm được thời gian học Anh văn và học phí cho ba mẹ. Trình độ tiếng Anh càng giỏi sẽ có nhiều cơ hội xin học bổng cũng như khả năng hội nhập thích ứng trong môi trường mới khi du học nước ngoại.

Về chi phí du học New Zealand, gia đình cần chuẩn bị tài chính gồm học phí và chi phí sinh hoạt tùy theo từng ngành học và thành phố. Trung bình cần chứng minh cho một đơn xin visa du học tại New Zealand với số tiền khoảng 850 triệu đồng trở lên cho một năm (tùy thuộc vào tỷ giá ngoại tệ giữa NZD/VND).

- Xin chào ngài thị trưởng. Chúc ông nhiều sức khỏe. Các ngành nghề nào đang được ưa chuộng và dễ xin việc ở Invercargil? (Khai Nguyen, 25 tuổi)

- Ông Tim Shadbolt:

IT, điều dưỡng, kỹ sư là ngành đang cần nhân lực nhiều nhất ở New Zealand hiện nay, căn cứ trên những dữ liệu có được từ khảo sát thực tế môi trường sống ở New Zealand hàng năm.

- Trong môi trường học tập tại New Zealand, khả năng thích nghi của du học sinh Việt Nam so với du học sinh các nước khác như thế nào? Đâu là ưu điểm lớn nhất, hạn chế lớn nhất của du học sinh Việt Nam khi học tập tại New Zealand? (Trí Nguyên, 40 tuổi)

- Ông Jason Nguyễn:

Theo quan sát của cá nhân, khả năng thích nghi của sinh viên Việt Nam tương đối cao. Sinh viên Việt Nam thường rất giỏi nắm bắt ý chính trong bài giảng, khả năng phân tích và tổng hợp chính xác, chịu khó tìm hiểu thêm các vấn đề bổ sung cho bài học. Hạn chế lớn nhất của du học sinh Việt Nam là ngoại ngữ và giao tiếp. Trường Southern Institute of Technology-SIT ở thành phố Invercargill có nhiều sinh viên người bản xứ, sinh viên Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để tiếp xúc và cũng cố khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

- Chi phí sinh hoạt 1.250 NZD một tuần có cao quá hay không hay là đủ cho một tháng. Du học sinh có thể mua nhà để ở và kết hợp cho thuê hay không. Tôi nghe nói giá nhà ở mức khoảng từ 100.000 đến 150.000 NZD có chính xác hay không? Điều quan trọng là sau khi học xong tôi có khả năng tìm được việc làm hoặc lập cơ sở hoạt động trong lĩnh vực IT ở Invercargil không? Mong ông cho ý kiến về vấn đề này! (Hung, 57 tuổi)

- Ông La Quốc Phong:

Chào bạn!

Về chi phí sinh hoạt 1.250 NZD được tính theo mức chung. Tuy nhiên vấn đề là cách chi tiêu của mỗi người và nếu tiết kiệm thì sẽ thấp hơn nhiều. Mức sinh hoạt ở Đảo Nam mà cụ thể là thành phố Invercagill nơi có trường SIT thì mức sinh hoạt thấp hơn những thành phố khác ở New Zealand.

Hiện nay, nhu cầu mua nhà để ở một phần và cho thuê một phần đang là xu hướng mới nhằm tiết kiệm chi phí đối với những gia đình đang có con muốn đi du học. Giá nhà ở New Zealand hiện nay được cho là tương đối phù hợp với nhu cầu của các gia đình Việt Nam. Ví dụ hiện tại có các du học sinh đang theo học ở SIT chương trình PGDipBE đã mua ít nhất hai căn nhà tại Invercagill với giá từ 90.000 NZD đến 140.000 NZD, tức khoảng từ 1,6 tỷ đồng một căn.

- Em định đi du học New Zealand sau khi tốt nghiệp lớp 12. Em muốn chọn trường có chi phí vừa phải, hoặc có học bổng. Em cũng muốn ở lại đất nước này làm việc sau khi học xong. Xin được tư vấn cụ thể về trường hợp của em ạ? (Nguyễn Thu Thủy, 18 tuổi, TP HCM)

- Ông Jason Nguyễn:

Chào Thủy,

Trường Southern Insitute of Technology-SIT có mức phí dễ chấp nhận đối với du học sinh Việt Nam. Tổng học phí và phí cơ sở vật chất chương trình Diploma là $15.800NZD một năm, chương trình Bachelor là $17.800NZD một năm, chương trình sau đại học là $19.900NZD một năm. Ngoài ra, trường SIT có chương trình học bổng Zero Fees English giúp sinh viên có thể học tiếng Anh miễn phí tại SIT lên đến 36 tuần.

Sau khi học xong, bạn có cơ hội làm việc 1-3 năm cũng như cơ hội định cư làm việc lâu dài tại New Zealand.

- Cho tôi hỏi, ielts 5.5 có thể học bậc học thạc sĩ ngành kế toán kiểm toán hoặc các ngành học có liên quan được không? Nếu có thể thì xin cho tôi danh sách liên hệ với các trường ở New Zeland? Cám ơn (Nguyễn Minh Tú, 26 tuổi, Cần Thơ)

- Ông Jason Nguyễn:

Các chương trình sau đại học ở New Zealand yêu cầu tiếng Anh đầu vào là IELTS 6.5 và không có kỹ năng nào dưới 6.0.

- Con toi tot nghiep DH IT o Uc . Nam nay moi 26 tuoi. Nay muon sang New Zealand thi theo chuong trinh nao thich hop. Diem Ielts 6.5 la DTB va cua Academy hay general (Hung, 57 tuổi)

- Ông Jason Nguyễn:

Chào anh!

Con của anh có thể tham khảo chương trình Postgraduate Diploma in IT (PGDipIT) tại đây.

Yêu cầu tiếng Anh đầu vào cho chương trình PGDipIT là IELTS 6.5, không có kỹ năng nào dưới 6.0 và là IELTS Academic.

- Tôi có người bạn đang du học tại New Zealand theo diện sau đại học thì có thể đưa được vợ và cả 3 con cùng qua hay không? Khả năng sau khi kết thúc khóa học sẽ được cấp thị thực định cư lâu dài ở New Zealand như thế nào? (Phan Bao Huan, 41 tuổi)

- Ông La Quốc Phong:

Chào anh!

Theo như anh nói cũng chưa cụ thể học sau đại học ngành nào nên không thể trả lời chính xác cơ hội xin việc làm là một trong những điều kiện để xin định cư lâu dài tại New Zealand. Lời khuyên của chúng tôi nên chọn những ngành học nằm trong danh sách những ngành nghề thiếu hụt ở New Zealand. Xin lưu ý, danh sách này có thể thay đổi theo từng thời điểm.

Trong hệ thống giáo dục New Zealand, đối với những ngành học từ Level 8 trở lên thì chồng/vợ được cấp work visa, trẻ em phụ thuộc vào work visa của cha/mẹ được học miễn phí (từ 3-5 tuổi miễn phí 20 giờ ở giáo dục mầm non và từ 5-18 tuổi ở các bậc tiểu học, trung học tại bất kỳ trường nào tại New Zealand). Sau đại học hay còn gọi là PGD (Post Graduate Diploma) nằm ở Level 8. Ngoài ra, những ngành học ở Level 7 (chương trình cử nhân) nằm trong danh sách thiệu hụt ngành nghề (Shortlist) cũng được hưởng những quyền lợi giống như Level 8.

- Ông có lời khuyên gì cho những người có ý định sang New Zealand du học? (Trí Nguyên, 40 tuổi)

- Ông Tim Shadbolt:

Vào năm nhất, các sinh viên nên đăng ký ở homestay (ở chung với một gia đình người bản địa) để cải thiện khả năng Tiếng Anh, trở nên dạn dĩ hơn, nhanh chóng thích nghi với môi trường sống của New Zealand. Các du học sinh nên tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ thể thao, điện ảnh, mỹ thuật để mở rộng mối quan hệ, tăng cường học hỏi lẫn nhau.

Một điểm cần lưu ý là ở Việt Nam lái xe bên tay phải, nhưng ở New Zealand lái xe bên tay trái, do đó sinh viên cần nghiên cứu kỹ luật giao thông để tránh những vi phạm khi tham gia giao thông

Để củng cố tiếng Anh, sinh viên cần tiếp xúc nhiều hơn với người bản xứ, các tổ chức tình nguyện, tham gia các hoạt động thể thao để mở rộng mối quan hệ, tìm hiểu sâu thêm về đặc điểm văn hóa, lối sống của người địa phương. Nên theo dõi các chương trình tivi online của New Zealand để làm quen dần với chất giọng của người bản xứ.

Các bạn cũng nên tận dụng các mạng xã hội để tìm hiểu thông tin về chương trình mình muốn học, địa điểm dự định học ở New Zealand.

- Tôi có con trai 12 tuổi, tôi có dự định cho cháu đi du học. Xin cho hỏi, ngay từ bây giờ, tôi sẽ phải chuẩn bị những gì, điều kiện cần và đủ cho cháu du học và định cư tại New Zealand sau này như thế nào? Xin cảm ơn ạ (Thảo Vân, 45 tuổi, Hà Nội)

- Ông La Quốc Phong:

Chào chị Vân!

Xin chị cho biết là con chị sẽ đi học trong năm nay hoặc năm nào? Con chị dưới 12 tuổi thì khi đi du học cần phải có giám hộ đi theo như là cha hoặc mẹ. Lời khuyên của chúng tôi là chị cần chuẩn bị cho cháu một nền tảng tiếng Anh cũng như là tài chính vững chắc để cho con chị đi du học ở New Zealand. Về tài chính, nếu chị có kinh doanh thì phải chuẩn bị các bằng chứng để chứng minh việc kinh doanh có lợi nhuận như các biên lai đóng thuế… còn nếu chị đi làm thì phải chứng minh các bằng chứng như hợp đồng lao động, các biên lai đóng thuế thu nhập cá nhân, giấy xác nhận việc làm và có trả lương qua ngân hàng. Ngoài ra, có thể chứng minh tài chính từ ông bà, anh chị em trong gia đình.

- Xin cho hỏi, tôi muốn cho con du học New Zealand thì ngay từ bây giờ, tôi phải định hướng cho cháu thế nào. Cháu năm nay học lớp 6. Xin cảm ơn (Phạm Hải Vân, 50 tuổi, Hà Nội)

- Ông La Quốc Phong:

Chào chị!

Vấn đề chuẩn bị và định hướng cho con đi du học ngay từ bây giờ là rất đúng. Tuy nhiên, chị nên chú ý đến vấn đề là trẻ em cần học thông thạo tiếng Việt Nam rồi nên đi du học (lớp 6 là đã thông thạo tiếng Việt rồi). Chị nên đầu tư nhiều cho con chị về trình độ tiếng Anh cũng như là khuyến khích con chị nên học thêm một môn thể thao hoặc âm nhạc. Vì điều này sẽ giúp con chị sẽ dễ dàng thích ứng khi học trong các trường ở New Zealand. Hệ thống giáo dục New Zealand đối với giáo dục tiểu học và trung học thì chú trọng đến sự phát triển cân bằng giữa thể chất và kiến thức. Vì thế, đừng quá áp lục về việc học của con chị trong giai đoạn này. New Zealand áp dụng hệ thống giáo dục theo hệ Anh, tức là 13 lớp và trẻ em học tính theo độ tuổi và 5 tuổi là đủ điều kiện vô lớp 1.

- Xin nói rõ những đặc điểm nổi bật của Invercargill so với các ưu đãi ở vùng khác như Auckland hay Wellington. Xin cám ơn (Nguyễn Thanh Vũ, 46 tuổi)

- Ông Tim Shadbolt:

Về chi phí sinh hoạt: Invercargill có mức phí sinh hoạt tương đối thấp so với Auckland hay Wellington. Ở Auckland, tiền thuê nhà một tuần thấp nhất cũng phải 150-200 NZD, trong khi sinh viên có thể chỉ bỏ ra 90-120 NZD ở Invercargill.

Về chi phí đi lại: ở các thành phố lớn thì chi phí đi lại rất cao (gồm tiền xăng, phí đậu xe, phương tiện giao thông công cộng…). Ở Invercargill, các cơ sở hạ tầng tập trung ở trung tâm thành phố sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong việc đi lại, mua sắm nên khoản chi phí đi lại cho sinh viên hàng tháng thuộc loại thấp nhất ở New Zealand.

Thành phố Invercargill nổi tiếng về sự thân thiện, ví dụ như: sinh viên quốc tế được những người địa phương tận tình hỗ trợ, tỷ lệ tội phạm thấp nhất ở New Zealand. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng cam kết hỗ trợ sinh viên quốc tế đến học tập, sinh hoạt, làm việc tại đây. Đó là lý do Invercargill có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất ở New Zealand (khoảng 4,8%).

VnExpress



Đây là phần tóm tắt tin từ báo mạnh, click vào link dưới đây để đọc toàn bộ bài viết gốc:
Đọc bài viết

Comments