Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Sẽ khai tử những trường đại học không đạt chuẩn

Posted: 08 Jan 2017 08:01 AM PST


Đó là khẳng định của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị "Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Đại học" do Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 7/1 tại Đà Nẵng với sự tham gia của nhiều trường đại học công lập và ngoài công lập trên cả nước.

"Chúng ta đã sai vì đẻ ra quá nhiều trường Đại học"

Tại hội nghị, đại diện của hơn 270 trường Đại học trong cả nước đã cùng nhau luận bàn về các vấn đề tồn tại của nền giáo dục đào tạo Đại học hiện nay.

Hội thảo giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học tại Đà Nẵng ngày 7/1 được xem là “hội nghị diên hồng” của nghành giáo dục. Ảnh: An Nguyên

Để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm kiện toàn, nâng cao chất lượng đào tạo Đại học.

Tại hội nghị, PGS.TS Võ Văn Sen – Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) TP.HCM  cho rằng, thực tế hiện nay có rất nhiều trường không đạt chuẩn làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo.

"Chẳng có trường nào dại tới mức tự mình bóp cổ mình…"

PGS. Sen nhấn mạnh: "Quá khứ của chúng ta đã mắc phải sai lầm đó là đẻ ra quá nhiều trường Đại học không đạt chuẩn. Vì vậy, việc của chúng ta bây giờ là phải khắc phục những sai lầm đó bằng cách chấn hưng lại.

Cần phải bình định lại, bằng cách rà soát lại xem trường nào đạt chuẩn, đảm bảo các tiêu chí thì mới giữ lại.

Còn trường nào quá yếu, không đảm bảo về số lượng tiến sĩ thì cần loại bỏ. Cần phải làm một cuộc bình định khách quan có hiệu quả".

Đáp lại ý kiến của PGS. Sen, Bộ trưởng Nhạ khẳng định ý kiến của Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH &NV TP.HCM là hoàn toàn đúng. "Chúng ta sẽ phải rà soát lại toàn bộ các trường Đại học, đánh giá thật về các trường.

Cần phải bắt mạch để xem bệnh chỗ nào để chữa trị, nếu bệnh có thể chữa được thì sẽ cố gắng chữa đến cùng.

Còn nếu không thể chữa được thì hãy để họ thoái vốn chứ không nên cố gắng kéo dài trong vô ích.

"Nếu trường nào không đạt chuẩn, không đảm bảo thì phải can đảm để chính thức khai tử, không thể để kéo dài tình trạng tiền lâm sàng mãi được". Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.

Tuyển sinh ồ ạt mà cơ sở vật chất chẳng có gì

Liên quan đến vấn đề chất lượng đào tạo Đại học, nhiều ý kiến cho rằng, nhiều trường Đại học hiện nay không chú trọng đến cơ sở vật chất, hạ tầng.

Nhiều nơi còn sử dụng lại nhà kho, thuê các cơ sở không đạt chuẩn để làm phòng học. Một số trường chỉ đào tạo các ngành xã hội, kế toán, quản trị kinh doanh… hoặc các ngành để không phải đầu tư cơ sở vật chất gì.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định sẽ khai tử các trường đại học không đảm bảo chất lượng. Ảnh: An Nguyên

Trong vấn đề này, TS. Đặng Kim Vui – Hiệu trưởng Trường Đại học Thái Nguyên cho rằng chất lượng của một số trường Đại học hiện nay không đạt chuẩn.

Nhiều trường tuyển sinh ồ ạt nhưng cơ sở vật chất lại quá nghèo nàn.

"Các trường Đại học phải đảm bảo về cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, phòng thực hành thì mới đảm bảo được chất lượng đào tạo. Đằng này nhiều trường tuyển sinh nhiều nhưng cơ sở vật chất lại không có gì". TS. Vui nhấn mạnh.

200.000 cử nhân thất nghiệp, ai dám bảo lỗi của riêng ngành giáo dục?

Đồng quan điểm, GS.TS. Mai Hồng Qùy – Hiệu trưởng trường Đại học Luật TP.HCM chia sẻ: " Tôi có cảm giác hiện nay đang xảy ra tình trạng hễ là Đại học thì trách nhiệm của nhà quản lý là phải đảm bảo cho họ tuyển sinh cho bằng được".

Theo đó, GS. Qùy cho rằng đó là thực trạng không thể chấp nhận, cần phải dũng cảm và thẳng thắn để xử lý. Cần phải minh bạch trong vấn đề tuyển sinh.

Nhằm đảm bảo chất lượng tuyển sinh, Bộ trưởng Nhạ khẳng định: "Không thể để xảy ra tình trạng cố vơ vét trong việc tuyển sinh.

Một trường Đại học tuyển sinh phải dựa trên khả năng của trường đó, phải đảm bảo cơ sở vật chất, chất lượng giảng viên…"

Đã là một trường Đại học thì phải đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực chứ một số trường hiện nay chỉ vẻn vẹn mấy ngành xã hội, không có cơ sở hạ tầng. Rồi vài năm lại đóng cửa gây nên nhiều hệ lụy – Bộ trưởng nói thêm.

Trong khuôn khổ buổi hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đã có buổi làm việc riêng với Hiệu trưởng các trường ngoài công lập.

Trong phần làm việc này, bộ trưởng nhấn mạnh: "Hiện nay năng lực quản lý của nhiều trường là có vấn đề. Dù tôi biết tâm sức và tiền bạc họ bỏ ra rất nhiều và họ đầu tư là rất tốt. Tuy nhiên, hoạt động giáo dục là ngành đặc thù".

Tại đây, đại diện nhiều trường Đại học ngoài công lập cũng đã nêu lên những khó khăn, bất cập trong cơ chế, chính sách, đã hạn chế sự phát triển của trường.

Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam sẽ tiếp tục chuyển tải đến bạn đọc những phân tích, mổ xẻ của các chuyên gia, cơ quan quản lý giáo dục về vấn đề "nâng cao chất lượng giáo dục đại học" trong các số báo tới.



Xem nguồn

Trung tâm luyện chữ đẹp Ánh Việt vẫn dạy thêm dù không có phép hoạt động

Posted: 08 Jan 2017 07:20 AM PST


Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được thông tin từ người dân cung cấp cho biết, tại địa chỉ 1172A – Tỉnh lộ 10, phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh có Trung tâm luyện chữ đẹp Ánh Việt.

Đây là một địa điểm dạy thêm cho học sinh tiểu học rầm rộ, hoạt động suốt từ sáng cho đến chiều. Ngoài việc dạy thêm, nơi đây còn nhận tổ chức bán trú (học sinh ăn, ngủ tại trung tâm).

Mỗi ngày, việc hoạt động của Trung tâm này đã gây ra việc ùn tắc giao thông cục bộ vào những giờ cao điểm, gây bức xúc cho phụ huynh, cũng như những người dân địa phương.

Sáng ngày 6/1, ông Nguyễn Văn Tiễn – Quản lý của Trung tâm luyện chữ đẹp Ánh Việt xác nhận với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, cho tới nay, Trung tâm này chỉ hoạt động bằng duy nhất 1 tờ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH một thành viên.



Phụ huynh tấp nập đến đón con em đi học thêm ở Trung tâm luyện chữ đẹp Ánh Việt chiều 5/1 (ảnh: P.L)

Giấy chứng nhận này do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố cấp ngày 27/7/2016. Tờ giấy chứng nhận này cũng thể hiện rõ chức năng hoạt động là luyện viết chữ đẹp.

Tiền thân của Trung tâm này là Cơ sở tin học – ngoại ngữ Toàn Việt, được Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố cấp phép từ tháng 2/2010, đã hết hạn vào 31/1/2015, do người khác làm.

Sau đó, cơ sở này sang lại cho ông Tiễn làm. Qua một quá trình dài hoạt động, xét thấy nhu cầu dạy và học tin học, cũng như ngoại ngữ các loại chứng chỉ quốc gia không còn nhiều nữa, ông Tiễn mới chuyển qua loại hình hoạt động dạy thêm từ cách đây hơn nửa năm.

Cùng lúc, xét thấy nhu cầu của phụ huynh muốn gửi con em bán trú một buổi cao, Trung tâm mới chuyển qua loại dịch vụ này.

Hiện toàn Trung tâm này có gần 100 học sinh học thêm, bán trú. Trong đó, chỉ tính riêng số học sinh ăn ngủ tại Trung tâm 1 buổi là gần 20 học sinh.

Học sinh theo học tại Trung tâm chủ yếu vẫn là học sinh tiểu học, chỉ có một ít học sinh ở cấp trung học cơ sở. Nội dung dạy chủ yếu là các giáo viên đứng ra kiểm tra bài vở học sinh, theo báo bài ở trường ở 2 môn Toán, tiếng Việt.

Học phí Trung tâm thu tứ 1,1 – 1,3 triệu đồng mỗi cháu, nếu học sinh học cả bán trú và học thêm ở Trung tâm. Còn nếu học sinh chỉ học thêm, mà không bán trú ở Trung tâm thì chỉ thu 250.000 – 300.000 đồng mỗi tháng.

Như vậy, cho đến nay, Trung tâm luyện chữ đẹp Ánh Việt hoạt động mà không có bất cứ giấy phép nào được các cơ quan chức năng cấp, trong đó cụ thể là giấy phép tổ chức dạy thêm và giấy phép tổ chức bán trú.

Được biết, Trung tâm luyện chữ đẹp Ánh Việt cũng đã từng bị Sở Giáo dục và Đào tạo TP.Hồ Chí Minh xuống làm việc cách đây hơn 2 năm, với rất nhiều nội dung sai phạm khác nhau.



Xem nguồn

Trong mỗi cuộc thi ở trường, thật thì có ít, giả dối quá nhiều

Posted: 08 Jan 2017 06:37 AM PST


LTS: Chuyện về những kỳ thi đang thực sự làm đau đầu những người làm công tác giáo dục bởi nó hoàn toàn mang tính hình thức.

Tác giả Đỗ Quyên “chỉ mặt” cũng cuộc thi không có ý nghĩa thực sự khi thầy cô và học sinh phải tìm kiếm, sao chép những thông tin, đáp án trên mạng để đem đi thi.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Có thể nói bài viết "Những cuộc thi thật là giả, giả là thật" của tác giả Nguyễn Văn Lự đăng trên Báo Giáo dục Việt Nam ngày 3/1/2017 là bức tranh toàn cảnh về thực trạng của nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Bởi, bất kì giáo viên nào sống ở vùng miền nào trong cả nước khi đọc bài báo này vẫn thấy được những cuộc thi quá ư quen thuộc với chính mình, những cuộc thi ấy đã đang diễn ra ở trường mình, ở ngay địa phương mình. 

Nếu làm một cuộc tổng kết sơ bộ về các cuộc thi trong các trường học hiện nay của cả thầy và trò ở cả ba cấp học con số chưa dừng lại như trong bài viết của thầy Lự.

Nhiều cuộc thi chỉ nói đến tên bất cứ giáo viên nào cũng thấy chóng mặt bởi áp lực của nó. Nếu nói không ngoa trong tất cả những cuộc thi ấy điều thật có ít nhưng sự giả dối lại chiếm quá nhiều.

Những cuộc thi của giáo viên

Điển hình là hai cuộc thi lớn "Giáo viên dạy giỏi” và “Giáo viên chủ nhiệm giỏi". Rõ ràng người đi thi là thật, nhận giấy khen công nhận đạt các danh hiệu ấy cũng thật.

Khốn nỗi để có được những thành quả ấy, phần lớn giáo viên đều copy sáng kiến kinh nghiệm trên mạng về chỉnh sửa làm đề tài cho mình.

Một số tiết dạy đã được dạy trước, góp ý, bởi nhiều giáo viên gạo cội trong trường. Khi tới nơi dự thi, giáo viên đi thi cũng được đồng nghiệp trường sở tại giúp đỡ trong việc “gà bài, mớm bài”.

Chưa nói đến một số ban giám khảo chưa đủ năng lực "cầm cân nảy mực", số khác chấm thi còn vị nể, cảm tính đôi khi mang tích cục bộ hoặc theo kiểu "nhìn mặt đặt tên". 

Một giáo viên đang trong cuộc thi giáo viên dạy giỏi. (Ảnh minh họa, nguồn: laodong.com.vn).

Riêng cuộc thi "Giáo viên chủ nhiệm giỏi", còn thêm phần kể câu chuyện về kỉ niệm khó quên của thầy cô khi làm chủ nhiệm lớp của mình hoặc nêu một vài tình huống sư phạm và cách xử lý.

Phần này, toàn là những câu chuyện được thầy cô bỏ công sưu tầm trên mạng về "thêm mắm thêm muối" cho phần “lâm li bi đát” để lấy cảm xúc của người chấm.

Bởi thế, không ít thầy cô giáo đỗ chủ nhiệm giỏi vì biết kể chuyện hay, xử lý khéo chứ tuyệt nhiên làm công tác chủ nhiệm ở lớp lại dở vô cùng. 

Ngay việc thi "Bồi dưỡng thường xuyên" cho giáo viên hàng năm cũng có nhiều chuyện để nói. Có đến mấy chục cái chuyên đề để giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, tự nâng cao tay nghề.

Đầu năm, thầy cô đăng kí học khoảng 3 chuyên đề. Cuối năm, giáo viên nộp nội dung tự học về trường (chủ yếu copy lẫn nhau), Phòng Giáo dục đưa câu hỏi và nhà trường tổ chức thi, chấm, trình danh sách, điểm bài thi về Phòng cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chuyên đề ấy.

Dù thế, nếu hỏi bất kì một giáo viên nào về nội dung chuyên đề mình đã học trong cả năm sẽ chẳng mấy ai trả lời được.

Nhưng có lẽ bi hài nhất vẫn là kì thi Ngoại ngữ lấy bằng B2 (theo văn bản TT 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV).

Nhiều thầy cô mải thi chủ nhiệm giỏi mà quên cả lớp của mình

Với mức học phí chỉ 400 ngàn đồng cho 4 buổi học và một buổi thi, giáo viên có thể ung dung cầm trên tay chiếc bằng tiếng Anh B2 có chữ kí và con dấu đỏ chót của trung tâm Ngoại ngữ.

Nói là 4 buổi học, thực ra thầy cô giáo đến đó đóng tiền, hướng dẫn cách kiểm tra, nhận tài liệu về photo copy để vào phòng thi có "bùa hộ mệnh".

Dù là bằng Ngoại ngữ như ai nhưng không thể nói được một câu tiếng Anh dù đó chỉ là một lời chào thông thường nhất.

Thi kiến thức liên môn, nhiều bài thi đạt giải cấp này, cấp kia nhưng nguồn cũng chỉ là copy trên mạng mà có.

Người copy giỏi theo kiểu biết chắt lọc cái hay của nhiều bài viết thì đạt giải, người lười hơn "râu ông nọ cắm cằm bà kia" thì bị loại.

Dù là đạt giải hay bị loại người trong nghề cũng chẳng chê mà cũng không khen. Bởi họ biết những kiến thức ấy chỉ là vay mượn, người này lấy của người kia mà thôi.

Một số cuộc thi khác như tìm hiểu Hiến pháp, pháp luật, lịch sử về công đoàn, luật bảo hiểm, luật giao thông, biển đảo…

Đa phần những câu trả lời đã được photo phát cho người một bản để chép vào, mỗi bài chỉ khác nhau câu nêu cảm nghĩ của bản thân.

Những cuộc thi của học sinh

Những cuộc thi này phần lớn là "Hồn Trương Ba da hàng thịt". Điển hình là cuộc thi Toán, tiếng Anh trên mạng.

Giáo viên hướng dẫn, thậm chí làm sẵn để học sinh vượt qua các vòng thi để đủ điều kiện dự thi.

Vào ngày thi, các em có mặt ngồi vào máy nhưng kiến thức trong đầu cũng chẳng có mấy em là thật. Em học thuộc từng bài, nhớ từng kết quả. Em bấm đại bấm thí theo kiểu ăn may…​

Không đánh vật với các kì thi, lấy đâu ra thành tích?

Không ít học sinh nhận tờ giấy khen "Học sinh đạt giải nhất Toán Violympic cấp tỉnh” nhưng không giải nổi bài toán đơn giản trong sách giáo khoa. 

Cuộc thi nổi đình đám nhất là "Sáng tạo trẻ thơ" được tổ chức hàng năm.

Đã có nhiều giải cấp thị, cấp tỉnh được trao vì sự phát minh, sự sáng tạo của các em học sinh thiếu niên nhi đồng nhưng từ ý tưởng, thiết kế đến lời thuyết trình đều của thầy cô hoặc của cha mẹ học sinh.

Thế mới có chuyện xảy ra, trong buổi lễ tổng kết trao giải hai sản phẩm đạt nhất và nhì, ban tổ chức phỏng vấn "Ý tưởng nào mà các em nghĩ ra sáng kiến này?". Hai học sinh ngơ ngác không biết đó là sản phẩm gì và vì sao lại đạt giải…

Một số hội thi như "Giao lưu tiếng Anh", thi hùng biện, "Để học tốt tiếng Anh"…, giáo viên Anh văn phải vật vả hàng tháng trời đôi khi lơ là cả việc dạy dỗ để viết kịch bản, viết lời giới thiệu, ráng sức tập dượt cho học sinh.

Có em hàng tháng trời tập luyện cũng chỉ thuộc được vài câu giới thiệu. Lên sân khấu, không ít em trả lời hay hùng biện hay nhận những tràng pháo tay giòn giã, những lời khen có cánh nhưng tất cả kiến thức ấy, những vất vả nhọc nhằn ấy là của thầy cô, học sinh đơn giản chỉ là người thể hiện.

Thầy cô thi kiến thức liên môn, trò cũng thi. Để có thành tích cho lớp, cho trường giáo viên lại nỗ lực hướng dẫn học sinh cách "ăn cắp kiến thức" bằng cách tải bài trên mạng, thầy cô đọc góp ý và chỉnh sửa thêm…

Nếu có hỏi "Kiến thức liên môn" là gì cũng chẳng mấy em trả lời được dù bài làm của các em dài đến mấy trang.

Nghĩ cho cùng những hoạt động ngoài giờ lên lớp, những cuộc thi kiến thức được tổ chức trong các trường học hiện nay không nhằm mục đính nâng cao chất lượng dạy và học như mọi người nói.

Nó chỉ nhằm thỏa mãn căn bệnh thành tích của các trường, của từng giáo viên.

Giảm nhẹ và thẳng tay dẹp bỏ những cuộc thi giả tạo như thế cũng là một biện pháp giúp giáo viên có thời gian để chăm lo cho việc dạy, giúp học sinh có thời gian đầu tư cho việc học của mình.



Xem nguồn

Học hành tử tế, nghiêm túc thì việc gì phải "mâm xôi, con gà" mà xin thần thánh?

Posted: 08 Jan 2017 05:56 AM PST


LTS: Mới đây, việc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gây xôn xao dư luận khi tổ chức lễ dâng hương và xuất quân dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2016-2017 tại Văn miếu Quốc Tử Giám.

Trước câu chuyện này, tác giả Nguyên Văn Lự phản ánh về trào lưu giáo viên và học sinh đi lễ chùa trước khi thi đang lan rộng hiện nay.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Trào lưu thầy cô và học sinh giỏi đi lễ chùa trước khi thi đang lan nhanh trong các nhà trường phổ thông từ Tiểu học đến Trung học phổ thông. 

Khi chỉ số học sinh giỏi còn là tiêu chí đánh giá, xếp loại và điều kiện thăng tiến của tập thể và cá nhân; khi các cuộc thi học sinh giỏi được lãnh đạo, giáo viên dốc sức đầu tư thì chuyện đi lễ chùa cho đạt nhiều giải vẫn sẽ câu chuyện không có hồi kết.

Thi học sinh giỏi các cấp là hoạt động quan trọng của bất cứ nền giáo dục nào xưa nay. 

Mục tiêu lớn nhất là phát hiện, bồi dưỡng các nhân tố trí tuệ thông thái, đào tạo nhân lực tài năng cho đất nước. Quá trình tìm kiếm, phát hiện và bồi dưỡng diễn ra theo quy trình liên tục từng lứa tuổi. 



Một buổi lễ của đoàn học sinh giỏi Thủ đô trước kỳ thi. (Ảnh: Vnexpress.net)

Nước ta năm 2016 đã bỏ được nhiều cuộc thi vô ích nhưng vẫn còn nhiều kỳ thi cấp tỉnh, cấp quốc gia hết sức gay cấn. Thi học sinh giỏi là cuộc ganh đua khốc liệt nhất trong nhà trường phổ thông.

Thông tư số 22/2014/VBHN-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Qui chế thi chọn học sinh giỏi Quốc gia ghi rõ "số thí sinh đạt giải không quá 50% tổng số dự thi, trong số đạt giải, giải Nhất không quá 5%, giải Nhì, Giải Ba không quá 60%", "điểm xét giải từ điểm cao xuống điểm thấp".

Như vậy, kỳ thi học sinh giỏi nào cũng chắc chắn khoảng 50% đạt giải và dù cầu Trời khấn Phật, tốt lễ thế nào cũng không thể quá con số đó. 

Khi kỳ thi sắp diễn ra, một số cán bộ và giáo viên tổ chức cho học sinh làm lễ chùa. Người ta quả quyết là việc tâm linh, cầu may cầu lộc chứ không phải việc mê tín không cầu không có giải. 

Người ta tin trường đó đi, tỉnh người ta đi lễ nên mới đỗ nhiều giải thế. Kinh phí đi lễ chùa đều do phụ huynh đóng góp nên đi vài ba chùa cho chắc. 

Thực tế, không chủ tài khoản nào dám chi tiền cho gần chục đội tuyển đi chùa. 

Văn hóa lễ chùa theo giáo lý Phật pháp thật đẹp và từ lâu trở thành phong tục truyền thống của nhiều quốc gia phương Đông. 

Người Việt đến chùa cầu khấn đủ lời theo nguyện vọng của mình, hoàn cảnh của mình.

Người buôn chuyến cầu "lực lượng công an, thuế vụ thị trường có mắt như không, có tai như điếc để chuyển hàng trót lọt"; người cầu tự, cầu tài, cầu danh, cầu lộc, cầu tình yêu…

 

Còn trò giỏi sẽ cầu đỗ giải cao, thầy giỏi cầu đỗ nhiều giải, trường cầu nhiều môn đạt giải.

Theo logic, Trời Phật trên cao mà thấu hết, giải quyết hết lời thỉnh cầu của con trẻ, của thầy cô và cán bộ quản lý thì phải 100% đỗ, thành ra vi phạm Thông tư 22! 

Có đoàn còn chuẩn bị gà, xôi, giò chả, hoa quả, bánh kẹo, đồ uống… trước là lễ Phật, sau là thầy trò dùng bữa luôn. 

Thầy cô đâu biết Phật kiêng thịt không ăn! Việc lễ chùa trở thành nội dung bắt buộc trong Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi.

Đi lễ chùa cầu may hay đến để cầu giải thì chỉ người đứng cạnh nghe mới thấy! Người ta khát giải lắm nên rủ nhau đông lắm! 

Số lượng và chất lượng giải học sinh giỏi phụ thuộc nhiều yếu tố. Là những học sinh có tư chất thông minh, giỏi tư duy và kỹ năng, ưu tú nhất, học sinh giỏi, như gà chọi, bị cuốn vào sới đấu quyết liệt. 

Kỳ thi học sinh giỏi bị thương mại hóa, chính trị hóa thành chỉ số đánh giá xếp loại và tiêu chí để vinh danh tập thể, cá nhân và cơ hội để thăng tiến. 

Người lớn đã dùng tất cả những chiêu bài tiểu xảo, từ việc tìm kiếm mời thầy giỏi và qua hoạt động giao lưu để moi thông tin về định hướng đề thi; từ việc tiếp đón rất chu đáo đến tổ chức kỳ thi tạo không khí thi nhẹ nhàng, đúng quy chế đến việc tổ chức lễ chùa cầu may, đến lễ ra quân rầm rộ như trận đánh lớn…

Từ việc ưu tiên học sinh giỏi bỏ qua môn học khác, thậm chí nghỉ học giờ chính khóa; từ việc ôn tập ở trường đến học thêm ở nhà thầy, đến việc huy động phụ huynh góp sức chung lo…

Thầy cô được giao đội tuyển và học sinh lúc nào cũng nơm nớp làm sao để có giải và nhiều giải cao. 

Lâu nay, kỳ thi học sinh giỏi đã chuyển từ mục đích chọn và bồi dưỡng nhân tài thành tranh giành thứ hạng khốc liệt. 

Đạt giải thì lãnh đạo khen hết tầm còn trắng bảng thì nhắc nhở, phê bình.

Có phải vì thế nên nhiều thầy cô đã phải dùng đến diệu kế nhờ Trời Phật khôn thiêng ngầm giúp đỡ chăng?


Để có được giải nhiều và giải cao, nỗ lực của thầy cô và học sinh miệt mài, vất vả không sao kể hết.

Công sức của lãnh đạo, của phụ huynh cũng nhiều. 

Thi học sinh giỏi của các tỉnh ngoài Bắc quyết liệt bao nhiêu thì các tỉnh phía Nam nhẹ nhàng bấy nhiêu.

Ngoài Bắc săn giải đến cùng, chơi đến cùng. Giải ngoại hạng lớp 12 học sinh giỏi quốc gia trung bình (theo nguồn tin nội bộ) chi ngân sách khoảng trên 10 triệu đồng/thí sinh. 

Một Đội hết gần một tỉ đồng, nếu chia theo giải chắc rất đắt. Các nhân tài trẻ học đâu đó rồi làm cho tư bản, tiền thuế của dân bỏ ra đầu tư thành vô ích.

Vinh quang cho những tấm bằng khen được tạo ra nhờ công của thầy trò và lãnh đạo, gia đình và cả Trời Phật!  

Đầu thế kỷ XXI, nhờ kinh tế khá giả, trào lưu hành lễ nơi cửa chùa bùng lên, lan rộng đến mức cơ quan quản lý người nhà nước phải cấm. 

Chẳng hiểu vì sao dân Việt lại thờ ơ với trần thế để hướng nhiều đến tâm linh như hiện nay. Một tháng hai lần, khói hương thơm ngát cơ quan nào, trường học nào không có. 

Thi quanh năm nên học sinh, thầy cô đến làm lễ nơi linh thiêng Đền Chùa trước ngày thi tháng nào cũng thấy. 

Chư Phật sẽ nghĩ gì khi nhìn lễ xôi thịt, khi nhìn dòng chữ "Lễ dâng hương cho học sinh giỏi Thủ đô tham dự kỳ thi…", khi thầy cô và học trò còn chưa hiểu văn hóa lễ chùa của người xưa?

Nếu thầy trò nào cầu cũng được giải, thì ngày nào đó sẽ có người chọn làm đề tài bảo vệ luận án thạc sĩ, tiến sĩ hoặc sáng kiến kinh nghiệm phổ biến cho đồng nghiệp áp dụng! 

Suy rộng thêm, học sinh chỉ cần chép bài đầy đủ theo lời thầy cô đọc, mỗi môn vài quyển, trước khi đi thi chỉ cần đặt lên ban thờ, thắp hương, vái và khấn cầu, xin âm dương, chắc chắn sẽ đỗ!

Thay vì dạy các kiến thức và kỹ năng, các thầy cô đã dạy những tài năng trẻ từ rất sớm kỹ năng cúng lễ, khấn cầu!

Thay vì dạy học trò tin vào tri thức của mình, tin vào tư duy biện chứng, người ta dạy trò giỏi từ lớp 1, lớp 2 tin vào vận may rủi, tin vào ảo vọng, tin vào hư không! 

Chuyện học sinh giỏi lễ chùa rồi mới đi thi còn nhiều chương thú vị lắm chưa kể!



Xem nguồn

Chủ nhật đỏ 2017, lan tỏa những yêu thương

Posted: 08 Jan 2017 05:14 AM PST


Đông đảo sinh viên Trường Đại học Văn Hiến tình nguyện đăng ký tham gia hiến máuĐông đảo sinh viên Trường Đại học Văn Hiến tình nguyện đăng ký tham gia hiến máu

Tham dự ngày hội có Bộ trưởng  Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Hoa hậu Việt Nam 2012 Đặng Thu Thảo, Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh, Á hậu Thùy Dung; ca sĩ Hoàng Bách; top 5 Hoa hậu Việt Nam Đào Thị Hà; Quán quân Got Talent Trần Hữu Kiên cùng 2.000 sinh viên, cán bộ công nhân viên Trường Đại học Văn Hiến.

Đây là sự kiện có ý nghĩa nhân văn sâu sắc nhằm góp phần quan trọng khắc phục tình trạng khan hiếm máu cho điều trị tại các cơ sở y tế trong dịp giáp Tết Nguyên đán Đinh Dậu. Đồng thời sự kiện cũng là nơi phát động lan tỏa sự yêu thương đến cộng đồng.



 Một sinh viên đang hiến những giọt máu quý giá của mình cho công tác nhân đạo, cứu người

Theo ban tổ chức, dự kiến Chủ nhật đỏ lần thứ IX tại TPHCM sẽ thu về khoảng  3.000 đơn vị máu và lập kỷ lục với thành tích lấy được lượng máu nhiều nhất trong 1 ngày (hơn 1.500 đơn vị máu). Trước đó, nằm trong chuỗi chương trình  Chủ nhật đỏ, BTC cũng đã phối hợp với trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM lấy khoảng 700 đơn vị máu.

Trải qua 8 năm liên tục tổ chức (2009 – 2016), chuỗi ngày hội hiến máu "Chủ nhật Đỏ" đã trở thành một ngày hội hiến máu thường niên và có ảnh hưởng tới cộng đồng, xã hội khi kêu gọi nhiều cơ quan, đơn vị và cá nhân cùng chung tay chia sẻ dòng máu của mình vì những người bệnh cần truyền máu.

Xuất phát từ 01 điểm hiến máu tại Hà Nội với 96 đơn vị máu năm 2009, đến năm 2016, ngày hội hiến máu Chủ nhật Đỏ với thông điệp "Sinh mệnh của bạn và tôi" đã được tổ chức tại 22 tỉnh/thành phố trên cả nước và tiếp nhận được 22.455 đơn vị máu.



 Với sự ủng hộ nhiệt tình của sinh viên và cán bộ, giảng viên Trường Đại học Văn hiến, Ban tổ chức hy vọng sẽ nhận được khoảng 3.000 đơn vị máu

Năm nay, sức hấp dẫn của Chủ nhật Đỏ đã lan toả tới các doanh nghiệp trong và ngoài nước với trên 40 ngày hội hiến máu sẽ được đồng loạt tổ chức, dự kiến tiếp nhận khoảng 25.000 đơn vị máu. Trong đó nhiều tỉnh/thành phố sẽ phấn đấu tiếp nhận trên 1.000 đơn vị như: Hà Nội: 7.000 đơn vị; TP Hồ Chí Minh: 3.000 đơn vị, Đắk Lắk 2.500 đơn vị; Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hải Phòng đều đăng ký trên 1000 đơn vị.

Đặc biệt, năm nay "Chủ nhật Đỏ" chính thức nằm trong chuỗi hoạt động của Chiến dịch Hiến máu tình nguyện dịp Tết do Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện hướng dẫn, chỉ đạo các tỉnh thành.



Xem nguồn

40 học viên nhận bằng Thạc sĩ Luật Kinh doanh quốc tế

Posted: 08 Jan 2017 04:31 AM PST


Đại diện Trường Đại học Panthéon-Assas-Paris 2 trao bằng tốt nghiệp Thạc sĩ cho học viênĐại diện Trường Đại học Panthéon-Assas-Paris 2 trao bằng tốt nghiệp Thạc sĩ cho học viên

Tham dự buổi lễ có GS. Michel Grimaldi – Trưởng Khoa Luật Trường Đại học Panthéon-Assas-Paris 2; Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế – Luật cùng phụ huynh và hơn 75 học viên cao học.

Buổi lễ cũng vinh dự đón tiếp đại diện Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Hiệp hội các trường đại học Pháp (AUF.

Tại buổi lễ tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh tế – Luật và Trường Đại học Panthéon-Sorbonne-Paris 1 tổ chức Lễ khai giảng Thạc sĩ Luật Dân sự (Pháp) khóa đầu tiên.



Các tân thạc sĩ Luật Kinh doanh quốc tế 

Thạc sĩ Luật Kinh doanh quốc tế và Thạc sĩ Luật Dân sự là hai chương trình liên kết đào tạo giữa Trường Đại học Kinh tế – Luật với Trường Đại học Panthéon-Assas-Paris 2 (Pháp) và Trường Đại học Panthéon-Sorbonne-Paris 1 (Pháp). Chương trình do các giảng viên là giáo sư luật hàng đầu của Pháp và Châu Âu cùng các giáo sư tại Việt Nam giảng dạy.

Sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ được cấp bằng thạc sĩ của Pháp, đồng thời, có điều kiện học lên tiến sĩ tại Trường Đại học Kinh tế – Luật hoặc tại Pháp. Sau 4 năm triển khai, chương trình liên kết đào tạo Thạc sĩ Luật Kinh doanh quốc tế đã thu hút được nhiều học viên đến từ Việt Nam, Pháp, Canada, Trung Quốc, Congo, Cameroon, Lào, Campuchia… theo học. 



Xem nguồn

23 sinh viên Trường ĐHSP Huế được nhận học bổng AMA

Posted: 08 Jan 2017 03:49 AM PST


PGS.TS Nguyễn Văn Thuận - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Huế - trao chứng nhận học bổng AMA cho các sinh viên PGS.TS Nguyễn Văn Thuận – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Huế – trao chứng nhận học bổng AMA cho các sinh viên

Năm nay, có 23 sinh viên năm 1 được nhận học bổng AMA, mỗi suất học bổng trị giá 1.200 USD cho 4 năm học. Đây là năm thứ ba sinh viên nhà trường nhận được quỹ học bổng này với tổng số tiền lên đến 78.000 USD cho cả 3 đợt.



 Những suất học bổng đầy ý nghĩa này sẽ giúp sinh viên có thêm động lực để học tập đạt kết quả cao

Đây là hoạt động thiết thực và ý nghĩa nhằm tiếp thêm động lực cho các sinh viên có hoàn cảnh nghèo vươn lên trong học tập.

Được biết, từ năm 2012 Quỹ học bổng AMA bắt đầu trao học bổng cho sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và nay mở rộng ra khu vực miền Trung. Tiếp theo Trường ĐH Sư phạm Huế,  Trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng sẽ là địa điểm tiếp theo vinh dự nhận được học bổng từ Quỹ học bổng AMA.



Xem nguồn

Sinh viên sẽ học triết học, chính trị theo cách khác

Posted: 08 Jan 2017 03:05 AM PST


 – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết đang giao cho các đơn vị liên quan xây dựng và đề xuất chương trình lý luận chính trị trong các trường đại học chuẩn cả về nội dung, thời gian và phương thức đào tạo nhằm giảm tải và khó khăn cho các trường trong việc thiết kế chương trình.

Trao đổi tại hội nghị nâng cao chất lượng giáo dục đại học diễn ra ngày 7/1, TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP. HCM bày tỏ băn khoăn của mình đối với quy định các trường phải thiết kế 10 tín chỉ “cứng” cho chương trình lý luận chính trị.

Sinh viên sẽ học triết học, chính trị theo cách khác
Việc quy định cứng thời lượng các môn lý luận chính trị trong nhà trường được coi là gây khó khăn cho việc thiết kế chương trình. 

Bà Quỳ lập luận, thời gian học của sinh viên ngày càng ngắn. Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành mới đây thì thời gian học đại học có thể rút xuống còn 3 năm. Trong khi đó số lượng kiến thức ngày càng nhiều hơn.

Không biết trường khác thế nào nhưng với trường chúng tôi mỗi năm xuất hiện không biết bao nhiêu loại văn bản mới. Bây giờ nếu có 10 tín chỉ cứng đó, học và thi như hiện nay sẽ ảnh hưởng tới phân bố giờ giảng, các môn học mới” – bà Quỳ chia sẻ.

Hiện nay, tài liệu môn này rất nhiều và sinh viên có thể chủ động đọc và học thì có cần phải có 10 tín chỉ bất biến không thay đổi như hiện nay không?” – bà Quỳ nêu câu hỏi. Từ đó, bà Quỳ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét và bàn bạc với Ban Tuyên giáo Trung ương để thảo luận phương pháp học và giảng dạy môn này.

Trao đổi vấn đề này tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã làm việc với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí Tuyền truyền và Trường ĐH KHXH&VN, ĐHQG HN để phối hợp soạn thảo và đề xuất 1 chương trình lý luận chính trị chuẩn cả về nội dung thời gian phương thức và thầy giáo dạy để giảm tải và giảm khó khăn cho các trường.

Sinh viên các trường nước ngoài vào hoặc sinh viên trường khác có thể học riêng tín chỉ này một cách độc lập theo hướng đào tạo từ xa sau đó kiểm tra trình độ bằng các bài thi” – Bộ trưởng Nhạ thông tin.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nhạ cũng cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp và chỉ đạo các đơn vị liên quan để xây dựng lại các môn Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng. Ông Nhạ cho biết, chủ trương hiện nay đã rất rõ vì vậy là những người trong cuộc phải chủ động xây dựng chương trình để đề xuất lên. Vấn đề quan trọng nhất vẫn là làm sao đảm bảo chất lượng.

Lê Văn



Xem nguồn

Sinh viên chế chất dẫn thuốc hạn chế phản ứng phụ trong điều trị ung thư

Posted: 08 Jan 2017 02:24 AM PST


Sinh viên chế chất dẫn thuốc hạn chế phản ứng phụ trong điều trị ung thư
Đây là một trong số 8 đề tài đạt giải Nhất ở lễ trao giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học" năm 2016 do Bộ GD-ĐT tổ chức diễn ra tối 7/1.
Năm 2016, có 279 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên (thuộc 6 lĩnh vực Khoa học tự nhiên, Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ, Khoa học Y Dược, Khoa học Nông nghiệp, Khoa học Xã hội và Khoa học Nhân văn) tham gia xét giải. Đây là những đề tài xuất sắc nhất được lựa chọn từ hàng nghìn đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên ở 74 trường đại học, học viện trên cả nước.
Qua hai vòng đánh giá với sự tham gia của gần 200 lượt giám khảo là các nhà khoa học có uy tín, ban tổ chức đã trao 8 giải Nhất, 38 giải Nhì, 66 giải Ba và 85 giải Khuyến khích cho các đề tài.
Xuất phát từ nhận thấy phương pháp điều trị hiện nay là hóa trị liệu và xạ trị gây ra nhiều phản ứng phụ trong điều trị ung thư, nhóm sinh viên Trường ĐH Mỏ-Địa chất Hà Nội đã nảy sinh ý tưởng tổng hợp ra một chất dẫn để truyền thuốc. Qua đó, đã giành được giải Nhất với đề tài "Nghiên cứu tổng hợp các hạt Nano từ tính làm chất dẫn mang thuốc tới mục tiêu và nhả thuốc "curcumin" trong điều trị ung thư".
Đồng giải Nhất còn có các đề tài đáng chú ý khác như "Phát hiện, nhận biết mặt người và ứng dụng video thông minh trên thiết bị di động" của nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP HCM.
Hay đề tài "Nghiên cứu nhiệt độ da bàn chân bệnh nhân đái tháo đường bằng nhiệt kế hồng ngoại" của nhóm sinh viên Học viện Quân Y,…

Sinh viên chế chất dẫn thuốc hạn chế phản ứng phụ trong điều trị ung thư
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Mạnh Hùng trao thưởng cho em Vàng A Mẻ (sinh viên năm 3 Trường ĐH Tây Bắc) là thí sinh duy nhất thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cá nhân. Đề tài Nghiên cứu về cây thuốc của người dân bản địa của nam sinh người Mông này cũng giành được giải Nhất. Ảnh: Thanh Hùng

Chia sẻ tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Mạnh Hùng chúc mừng, ghi nhận và đánh giá cao những đề tài nghiên cứu khoa học của các em sinh viên cùng sự hướng dẫn tận tình của các giảng viên.
Thứ trưởng nhấn mạnh nghiên cứu khoa học vừa là mục tiêu vừa là giải pháp quan trọng để đổi mới phương pháp giảng dạy trong trường ĐH, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao cho đất nước.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng nhìn nhận thực tế số công trình nghiên cứu khoa học còn khiêm tốn, chưa nhiều đề tài chất lượng cao, thậm chí một số trường vẫn chưa thực sự quan tâm đến giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học. Do đó Thứ trưởng Hùng mong muốn trong thời gian tới sẽ được quan tâm hơn nữa từ các tổ chức trong xã hội để tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên sáng tạo, phát triển.
Thanh Hùng



Xem nguồn

Môn Giáo dục công dân: Nhiều giáo viên dạy qua loa, học sinh coi thường

Posted: 08 Jan 2017 01:41 AM PST


Ngày 28/9/2016, Bộ GD-ĐT đã công bố phương án thi THPT Quốc gia năm 2017, môn Giáo dục công dân (GDCD) là môn thi thuộc tổ hợp Khoa học xã hội. Việc đưa môn học này vào kỳ thi THPT Quốc gia cho thấy sự quan tâm, coi trọng của ngành giáo dục và toàn xã hội đối với môn học "dạy người".

Nhằm góp phần tập hợp, trao đổi và đánh giá những kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn dạy học GDCD ở trường trung học cũng như đề xuất định hướng đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn GDCD, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế tổ chức Hội thảo quốc gia "Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn GDCD ở trường trung học".

Hội thảo có 191 báo cáo của các nhà khoa học, cán bộ quản lý, giáo viên GDCD, giảng viên đến từ 71 đơn vị, cơ quan nghiên cứu trong cả nước ở các chủ đề như "Xác định vai trò, vị trí, mục tiêu và nội dung chương trình môn GDCD trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế", "Những vấn đề lý luận dạy học và đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD ở trường trung học theo định hướng phát triển năng lực"; "Các biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá môn GDCD ở trường trung học theo định hướng phát triển năng lực; cách thức ôn tập, thiết kế câu hỏi, đề thi trắc nghiệm khách quan môn GDCD"…

Hội thảo quốc gia

Hội thảo quốc gia "Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn GDCD ở trường trung học"

TS. Lê Anh Phương, tân Hiệu trưởng Đại học Sư phạm - Đại học Huế phát biểu chào mừng

TS. Lê Anh Phương, tân Hiệu trưởng Đại học Sư phạm – Đại học Huế phát biểu chào mừng

Qua ý kiến nhiều đại biểu ở hội thảo quốc gia cho thấy, môn GDCD ở trường trung học có vị trí hàng đầu trong định hướng phát triển nhân cách của học sinh thông qua cung cấp hệ thống tri thức cơ bản về giá trị đạo đức – nhân văn, đường lối chính sách lớn của Đảng, Nhà nước và pháp luật, kế thừa các truyền thống đạo đức, bản sắc dân tộc Việt Nam; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại và thời đại.

Dù Bộ GD-ĐT đã có nhiều giải pháp nâng cao vị thế, chất lượng dạy và học bộ môn này như cải tiến nội dung chương trình, sách giáo khoa, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, bổ sung thêm tài liệu, trang thiết bị dạy học… tuy nhiên việc nhận thức hoặc đánh giá không đúng về môn GDCD vẫn còn là một tình trạng khá phổ biến ở nhiều trường trung học hiện nay. Nhiều giáo viên dạy qua loa, chiếu lệ còn học sinh thì coi thường môn học

Nhiều đại biểu là nhà khoa học, cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên về môn Giáo dục công dân trên toàn quốc về tham dự

Nhiều đại biểu là nhà khoa học, cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên về môn Giáo dục công dân trên toàn quốc về tham dự

Việc đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD theo định hướng phát triển năng lực được nhiều tác giả tập trung phân tích. Việc hướng dẫn học sinh cách học, cách ôn tập hiệu quả được một số tác giả đặc biệt quan tâm và coi là một trong những giải pháp quan trọng giúp giáo viên, học sinh chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT Quốc gia 2017 và những năm tiếp theo.

Gian trưng bày lịch sử môn Giáo dục công dân ở trường học thu hút với nhiều tài liệu quý qua thời gian

Gian trưng bày lịch sử môn Giáo dục công dân ở trường học thu hút với nhiều tài liệu quý qua thời gian

Đại Dương



Xem nguồn

Comments