Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Cô giáo trẻ dạy học sinh dùng bao cao su gây sốt mạng

Posted: 06 Jan 2017 08:14 AM PST


Cô giáo hướng dẫn cách sử dụng bao cao su gây sốt mạng

Ngày 6/1, clip có độ dài gần 5 phút ghi lại cảnh cô giáo dạy học sinh dùng bao cao su ngay trên bục giảng khiến cư dân mạng thích thú. Cụ thể, trong clip, trước hết cô giáo hướng dẫn học sinh phải kiểm tra hạn sử dụng và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ở vỏ bao cao su, khi xé không dùng móng tay hay xé mạnh làm rách bao.

Cô giáo hướng dẫn cách dùng bao cao su ngay trên bục giảng (ảnh từ clip)

Cô giáo hướng dẫn cách dùng bao cao su ngay trên bục giảng (ảnh từ clip)

"Trước hết phải xem hạn sử dụng. Nhỡ cơ sở y tế nào đó bán loại hết hạn sử dụng cho chúng ta thì sao? Thứ hai, đọc kĩ hướng dẫn sử dụng ở vỏ bao cao su. Thứ 3, việc xé bao cao su không dùng móng tay vì xé mạnh, tỉ lệ rách bao sẽ rất cao: "bạn nào dùng răng cắn xoẹt một cái đấy"?, cô giáo trẻ hài hước giảng giải.

Không dừng lại ở đó, cô giáo này còn dùng một quả dưa chuột để hướng dẫn các kĩ năng dùng bao cao su đúng cách như: Không đeo sai và cởi ra đeo lại; Đeo đúng chiều để không bị tuột khi quan hệ; Bóp đầu bao cao su để loại hết khí bên trong trước đeo, cách rút bao và thắt nút trước khi thả vào thùng rác để tránh bệnh lây nhiễm…

Cách dạy hóm hỉnh của cô giáo khiến lớp học rộn tiếng cười (ảnh từ clip)

Cách dạy hóm hỉnh của cô giáo khiến lớp học rộn tiếng cười (ảnh từ clip)

Chính cách dạy rất tự nhiên và hóm hỉnh của cô giáo này, khiến nhiều học sinh cười như nắc nẻ. Thậm chí khi cô giáo cho biết, mình sẽ mời 4 bạn học sinh lên thực hành, nhiều học trò nữ đã không ngại ngần xung phong lên bảng.

Theo người đăng tải clip trên mạng Youtube, cô giáo đứng lớp là Lê Thủy Tiên, 24 tuổi, giáo viên của Trung tâm Tư vấn Tâm lý và Đào tạo Kỹ năng Phượng Hồng.

Thủy Tiên cho biết, cô dạy môn kỹ năng sống ở các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Hải Phòng được 2 năm. Đây là môn học ngoại khóa được các trường THPT kết hợp Trung tâm Phượng Hồng thực hiện. Clip trên đây do học sinh quay lén trong giờ ngoại khóa tại một trường cấp 3 ở Hải Phòng mà cô không hay biết.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Không quy định điểm sàn cao đẳng toàn quốc

Posted: 06 Jan 2017 07:31 AM PST


 Các trường CĐ đang kiến nghị được tiếp tục sử dụng chung hệ thống phần mềm tuyển sinh của các trường ĐH mà Bộ GD-ĐT xây dựng.

Thông tin từ Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTB-XH) cho biết, các trường CĐ thuộc khối các trường do Bộ GD-ĐT quản lý trước đây đang đề xuất khai thác hệ thống phần mềm tuyển sinh mà Bộ GD-ĐT xây dựng phục vụ tuyển sinh ĐH.

Cụ thể, theo quy chế tuyển sinh ĐH của Bộ GD-ĐT năm nay, các nguyện vọng xét tuyển vào ĐH mà thi sính đăng ký sẽ được cập nhật lên phần mềm quản lý tuyển sinh nằm trong Cổng thông tin tuyển sinh do Bộ xây dựng.

Hệ thống này của Bộ GD sẽ giúp các trường “lọc ảo” để đưa ra phương án điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển sát thực tế nhất dựa trên nguyên tắc, thí sinh chỉ trúng tuyển vào nguyện vọng ưu tiên cao nhất với mức điểm của mình.

Không quy định điểm sàn cao đẳng toàn quốc

Các trường CĐ mong muốn sẽ tuyển sinh chung với các trường ĐH trong năm 2017. Ảnh: Đinh Tuấn.

Do vậy, các trường CĐ đề xuất lên Tổng cục Dạy nghề để đề nghị Bộ GD cho phép thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường CĐ và cập nhật dữ liệu này lên phần mềm tuyển sinh của Bộ GD để thực hiện tuyển sinh dựa vào kết quả thi THPT.

Trước đó, đầu tháng 11, hơn 500 trường CĐ, TCCN đã được Bộ GD-ĐT bàn giao về Bộ LĐTB-XH.

Hiện tại, Tổng cục Dạy nghề – đơn vị được giao quản lý giáo dục nghề nghiệp của Bộ LĐTB-XH đang đặt lịch làm việc với Bộ GD-ĐT để bàn về phương án sử dụng chung phần mềm tuyển sinh.

Thông tin từ Tổng cục Dạy nghề cũng cho biết, năm nay, Bộ GD-ĐT đã bỏ điểm sàn ĐH nên việc sử dụng chung hệ thống phần mềm quản lý tuyển sinh sẽ không có vướng mắc gì.

Thực tế, dự thảo Thông tư Quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh

trình độ trung cấp, cao đẳng do Bộ LĐTB-XH công bố để lấy ý kiến từ cuối tháng 9 đã đề cập đến “hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia”.

Cụ thể, tại điều 18, mục 3 quy định về tổ chức xét tuyển đối với trình độ cao đẳng dựa trên kết quả thi THPT quốc gia có yêu cầu các trường cập nhật dữ liệu ĐKXT vào trường lên hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia; 3 ngày một lần công bố trên trang thông tin điện tử của trường danh sách các thí sinh ĐKXT xếp theo kết quả thi từ cao xuống thấp.

Thời điểm đó, dư luận cho rằng, dự thảo quy chế tuyển sinh của Bộ LĐTB-XH lặp lại khá nhiều nội dung của quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ mà Bộ GD-ĐT ban hành năm 2015 và đặt câu hỏi, phải chăng, Bộ LĐTB-XH sẽ xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh riêng, bên cạnh hệ thống của Bộ GD-ĐT (?).

Không quy định điểm sàn cao đẳng

Thông tin từ Tổng cục Dạy nghề cũng cho hay, theo quy chế tuyển sinh cao đẳng, trung cấp năm nay, các trường có thể tuyển sinh một hay nhiều lần trong năm, tùy thuộc đề án tự chủ tuyển sinh do các trường xây dựng

Về hình thức tuyển sinh, các trường có thể sử dụng cả 3 hình thức: Xét tuyển, thi tuyển và kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Việc lựa chọn hình thức nào cũng tùy vào các trường để đảm bảo chất lượng đầu vào. Đối với một số ngành, trường yêu cầu cao hơn về đầu vào hay yêu cầu các môn năng khiếu có thể tổ chức thi tuyển riêng.

Chỉ tiêu tuyển sinh cũng được các trường đưa ra trong đề án tuyển sinh dựa trên năng lực cũng như cơ sở vật chất, số lượng giảng viên quy đổi đã được quy định. Tuy nhiên, Bộ Bộ LĐTB-XH cho phép các trường linh hoạt xác định chỉ tiêu cho từng bậc học hoặc từng ngành nghề và đăng ký theo từng năm.

Về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với trình độ cao đẳng, thông tin từ Tổng cục Dạy nghề cho biết, Bộ LĐTB-XH sẽ không đưa ra ngưỡng này. Thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT đối với hệ CĐ và tốt nghiệp THCS đối với hệ trung cấp là có thể đăng ký xét tuyển.

Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng đầu vào các trường có thể đưa ra một số tiêu chí nhất định tùy theo đề án của từng trường.

Tổng Cục Dạy nghề cũng cho biết, các trường cao đẳng, trung cấp khối công an, y tế vốn là những trường “hot” và thuộc quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT trước đây đã thống nhất với phương án tuyển sinh mà Bộ LĐTB-XH đưa ra tại thông tư.

Lê Văn



Xem nguồn

Cô giáo trẻ dạy cách sử dụng bao cao su trên lớp hút dân mạng

Posted: 06 Jan 2017 06:49 AM PST


 Một clip ghi lại cảnh cô giáo ở Hải Phòng tận tình hướng dẫn học sinh cách sử dụng bao cao su ngay trên lớp đang lan truyền trên mạng và hút sự chú ý của dân mạng.

Cụ thể, trong clip, cô giáo hướng dẫn học sinh trước tiên phải kiểm tra hạn sử dụng và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ở vỏ bao cao su, khi xé không dùng móng tay hay xé mạnh làm rách bao.

Những kỹ năng như đeo bao cao su đúng chiều để không bị tuột khi quan hệ, bóp đầu bao cao su để loại hết khí bên trong trước đeo, cách rút bao và thắt nút trước khi thả vào thùng rác để tránh bệnh lây nhiễm đều được cô giáo truyền đạt một cách rất tỉ mỉ.

Vấn đề khá tế nhị nhưng với cách giảng rất hóm hỉnh, gần gũi và tự nhiên của cô giáo khiến không khí lớp học rất thoải mái và rộn tiếng cười. Thậm chí, nhiều học sinh xung phong lên thực hành thử sau khi bài giảng của cô giáo kết thúc.

Clip sau khi được đăng tải trên mạng xã hội đã nhận được hàng nghìn lượt xem, bình luận và chia sẻ.

Nhiều người cho rằng việc có những giáo viên và những giờ học về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản trong nhà trường là hết sức cần thiết hiện nay.

Qua tìm hiểu của VietNamNet, clip được ghi lại vào sáng 5/1 ở một trường THPT tại TP Hải Phòng. Cô giáo trong đoạn clip là Lê Thủy Tiên, sinh năm 1992, giáo viên của một trung tâm tư vấn tâm lý và đào tạo kỹ năng sống. Đây là tiết học trong bài học về sức khỏe sinh sản vị thành niên.

Cô giáo trẻ dạy cách sử dụng bao cao su trên lớp hút dân mạng
Hình ảnh thường ngày của cô giáo Thủy Tiên. Ảnh: NVCC.

Thủy Tiên chia sẻ: "Mình cũng không hề biết học sinh đã lén quay lại bài giảng và đăng tải lên mạng xã hội và nhận được hiệu ứng như thế. Nội dung bài giảng ý nghĩa nhưng mình cũng hơi lo vì trên mạng thì ý kiến đa chiều. Mọi người đón nhận thì không sao nhưng nếu không hiểu thì lại thành tiêu cực. Nếu được đón nhận thì mình rất vui khi những kiến thức bổ ích về giới tính đến được với nhiều bạn trẻ".

Thủy Tiên cho biết, cô không chỉ dạy cách sử dụng bao cao su mà còn dạy các em về tình yêu, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và cách phòng tránh, thực trạng nạo phá thai,… Bởi đây đều là những thông tin rất cần thiết mà các em nhiều khi không biết hỏi ai, thậm chí nhiều người lớn khi được trẻ hỏi cũng né tránh.

Thủy Tiên cho biết hiện cô vẫn thường xuyên tham gia giảng dạy về giáo dục giới tính cho học sinh ở nhiều trường THPT trên địa bàn thành phố.

Cô giáo trẻ cho biết dự định trong thời gian tới sẽ quay nhiều clip về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản, đăng tải lên mạng để có thể phổ biến rộng hơn kiến thức về giới tính và kỹ năng sống tới các bạn trẻ.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Khám phá văn hóa 3 miền ngay tại S.HUB cùng “Kết nối giá trị Việt”

Posted: 06 Jan 2017 06:08 AM PST


Trong khuôn viên rợp bóng cây của Thư viện Khoa học tổng hợp, ngày hội "Kết nối giá trị Việt" như một chuyến du lịch thu nhỏ tạo điều kiện cho các bạn trẻ thấu hiểu hơn về đặc trưng của đất nước, từ đó kích thích tinh thần khám phá và mở rộng trải nghiệm du lịch – văn hóa – địa lý của bản thân. Những nét văn hóa và những thắng cảnh tiêu biểu của 3 miền đất nước như Gốm Bát Tràng, múa rối nước, Kinh thành Huế, chùa cầu Hội An, làng hoa Sa Đéc… được tái hiện tại đây.

Các bạn học sinh hào hứng khi được trực tiếp

Các bạn học sinh hào hứng khi được trực tiếp "du lịch" đến các vùng miền trên đất nước

Thử tài làm gốm trên bàn xoay với sự hướng dẫn tận tình của các nghệ nhân tại không gian mô phỏng làng

Thử tài làm gốm trên bàn xoay với sự hướng dẫn tận tình của các nghệ nhân tại không gian mô phỏng làng "Gốm Bát Tràng" cổ truyền – nét văn hóa đặc trưng của miền Bắc.

Tiếp nối hành trình tham quan miền Bắc, các bạn học sinh cực kì thích thú khi được thưởng thức Rối nước Đào Thục vô cùng hấp dẫn bởi lối dẫn dắt câu chuyện sinh động cùng những nhân vật rối ngộ nghĩnh.

Tiếp nối hành trình tham quan miền Bắc, các bạn học sinh cực kì thích thú khi được thưởng thức Rối nước Đào Thục vô cùng hấp dẫn bởi lối dẫn dắt câu chuyện sinh động cùng những nhân vật rối ngộ nghĩnh.

Đối với những bạn chưa có dịp thăm xứ Huế mộng mơ,

Đối với những bạn chưa có dịp thăm xứ Huế mộng mơ, "Kết nối giá trị Việt" là cơ hội tuyệt vời để khoác trên mình trang phục hoàng gia và lưu lại hình ảnh với không gian mô phỏng "Kinh thành Huế" cổ kính.

Miền Trung tiếp tục mở ra với di sản văn hóa Phố cổ Hội An xinh đẹp và yên bình. Tại đây, các bạn được trải nghiệm thả đèn hoa đăng – hoạt động đầy ý nghĩa mà người dân cũng như du khách Phố Hội cực kì yêu thích.

Miền Trung tiếp tục mở ra với di sản văn hóa Phố cổ Hội An xinh đẹp và yên bình. Tại đây, các bạn được trải nghiệm thả đèn hoa đăng – hoạt động đầy ý nghĩa mà người dân cũng như du khách Phố Hội cực kì yêu thích.

Miền Nam

Miền Nam "tuy quen mà lạ" khi nhiều bạn lần đầu tiên được đi thuyền trên sông để chiêm ngưỡng Làng hoa Sa Đéc đầy sắc màu và chụp hình 360 độ.

Đến với Bưu điện TP.HCM, các bạn tham gia có thể viết những tấm bưu thiếp gửi cho người thân yêu và kể về trải nghiệm độc đáo của mình trong suốt chương trình. Thông điệp hay nhất sẽ giành được giải thương quà tặng hấp dẫn.

Đến với Bưu điện TP.HCM, các bạn tham gia có thể viết những tấm bưu thiếp gửi cho người thân yêu và kể về trải nghiệm độc đáo của mình trong suốt chương trình. Thông điệp hay nhất sẽ giành được giải thương quà tặng hấp dẫn. "Đi ngang địa điểm này đã nhiều, nhưng đây là lần đầu tiên mình viết thư tay và gửi qua đường Bưu điện. Cảm giác khá thú vị!" – một bạn học sinh chia sẻ.

Ngày hội

Ngày hội "Kết nối giá trị Việt" là một phần của hành trình giới thiệu các bạn ứng dụng trên thiết bị di động "Culture Explorer" – kênh thông tin đa dạng và thú vị nhằm tạo điều kiện cho các bạn tìm hiểu về các danh lam thắng cảnh, nét văn hóa và những thông tin thú vị về đất nước Việt Nam. Đây là ứng dụng miễn phí, cung cấp các hình ảnh và nội dung chính xác, cập nhật bởi Trung Tâm Thông Tin Du Lịch (TITC) trực thuộc Tổng Cục Du Lịch, Bộ Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch Việt Nam.

Người dùng có thể tải miễn phí ứng dụng tại Google Play Store, Galaxy Apps và bắt đầu hành trình khám phá những vùng đất đầy ẩn số, cảnh quan tươi đẹp và di sản văn hóa của đất nước với ứng dụng Culture Explorer.

Người dùng có thể tải miễn phí ứng dụng tại Google Play Store, Galaxy Apps và bắt đầu hành trình khám phá những vùng đất đầy ẩn số, cảnh quan tươi đẹp và di sản văn hóa của đất nước với ứng dụng Culture Explorer.

PV



Xem nguồn

TPHCM: Cấm trường học tổ chức chúc Tết, tặng quà cho lãnh đạo

Posted: 06 Jan 2017 05:26 AM PST


Theo hướng dẫn về tổ chức đón Tết Đinh Dậu năm 2017 của Sở GD-ĐT TPHCM gửi các Phòng Giáo dục, trường học trực thuộc, các hoạt động tết phải được tổ chức vui tươi, an toàn, tiết kiệm, tránh lãng phí.

Nghiêm cấm lợi dụng lễ, tết để tổ chức liên hoan, chiêu đãi lãng phí tiền và tài sản của Nhà nước, của tập thể hoặc từ nguồn tiền có gốc từ ngân sách, từ công quỹ, từ các nguồn tài trợ để thưởng, biếu tặng cho các tổ chức và cá nhân dưới mọi hình thức không đúng chế độ Nhà nước (việc nghiêm cấm này được thực hiện cả vào các ngày kỷ niệm thành lập, tổng kết, mừng công, đón nhận danh hiệu Nhà nước).

Trường học ở TPHCM sẽ không tổ chức chúc tết, tặng quà cho các cấp lãnh đạo trong dịp Tết 2017

Trường học ở TPHCM sẽ không tổ chức chúc tết, tặng quà cho các cấp lãnh đạo trong dịp Tết 2017

Sở cũng yêu cầu các trường không tổ chức đi chúc Tết, tặng hoa, quà cho lãnh đạo các cấp. Không được sử dụng xe công để phục vụ các hoạt động cho cá nhân.

Những đơn vị được trích quỹ thưởng theo chế độ cho cá nhân, đơn vị có công trong phối hợp, giúp đỡ thì phải công khai danh sách thưởng và mức thưởng cho toàn thể cơ quan, đơn vị biết.

Các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch chăm lo Tết, tổ chức chăm lo chu đáo đời sống vật chất tinh thần của cán bộ, giáo viên và nhân viên, chi trả lương, thưởng sớm. Đồng thời, phối hợp các đoàn thể tổ chức thăm hỏi, chăm lo các đối tượng chính sách, gia đình khó khăn; quan tâm, chăm sóc, thăm hỏi và trao tặng quà tết cho các đối tượng là học sinh nghèo, sinh viên không có điều kiện về quê ăn tết, giáo viên, nhân viên khó khăn; giáo viên, nhân viên hưu trí; cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh – sinh viên có người thân đang công tác tại các vùng biển đảo, biên giới.

Nếu để xảy ra vi phạm ở đơn vị, lãnh đạo đơn vị có trách nhiệm tổ chức kiểm tra và xử lý tập thể, cá nhân vi phạm và chịu trách nhiệm trước Sở.

Ngoài ra, lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM cũng lưu ý các trường tuyên truyền, nhắc nhở đội ngũ và học sinh, sinh viên chấp hành các quy định pháp luật, chú ý đến an toàn trong dịp Tết trong các vấn đề an toàn như giao thông, thực phẩm, không cờ bạc, đốt pháo, rượu bia, thuốc lá…

Hoài Nam



Xem nguồn

Để con học thêm, ông bố tự thấy "mình nhát gan nhất trần đời"

Posted: 06 Jan 2017 04:43 AM PST


Nhân đọc bài "Đưa con đi học thêm, sao tôi hèn thế này" của phụ huynh Minh An, tôi nhớ chuyện của con mình cách đây 5 năm.

Đầu năm học 2012 – 2013, con tôi vào lớp 7. Một tuần sau khi khai giảng là buổi họp phụ huynh đầu tiên. Cô giáo chủ nhiệm lớp con tôi dạy môn Văn.

ến phần nhận xét chất lượng học sinh, cô giáo tuyên bố: "Tôi chưa thấy lớp nào mà trình độ các em tệ đến như vậy. Kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm (môn Toán và Văn), lớp có 42 em nhưng chỉ có một em đạt điểm 7 môn Văn. Vài em điểm 6, còn lại dưới 5 điểm. Thậm chí có em chỉ 2 điểm môn Văn. Môn Toán cũng không khá hơn bao nhiêu".

Tất cả phụ huynh bắt đầu lao xao chừng như không hiểu chuyện gì.

Để con học thêm, ông bố tự thấy 'mình nhát gan nhất trần đời'
Ảnh chỉ mang tinh minh họa (Đinh Quang Tuấn)

Cô giáo bắt đầu công bố điểm kiểm tra chất lượng của từng em. Sau khi biết điểm của con mình, phụ huynh càng băn khoăn và lo lắng. Con mình sao vậy nè, chỉ hai tháng nghỉ hè mà thành ra nông nổi này sao, hay cô giáo ra đề bài khó quá ?

Tôi có hai đứa con học lớp đó. Điểm của chúng không hơn 6 ở môn Văn và 5 điểm Toán. Tôi thật sự lo sợ, vì từ lớp 6 trở về trước chúng luôn đạt học sinh giỏi.

Cô giáo nói bài kiểm tra hoàn toàn trong chương trình sách giáo khoa, không phải là đề khó, ngoài sách, ngoài chương trình phổ thông. Rõ ràng các em đã mất căn bản cho nên mới có kết quả thấp như vậy.

Chợt một phụ huynh giơ tay muốn phát biểu. Được cô giáo đồng ý, vị ấy nói luôn, vẻ bực bội: "Tôi không biết tại sao, năm nào tôi đi họp phụ huynh đầu năm cũng đều nghe giáo viên chủ nhiệm nói là lớp này học sinh yếu quá, nhưng đến cuối năm, phần lớn học sinh đều đạt loại giỏi".

Cô giáo trả lời: "Kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm nói lên trình độ học sinh".

Năm trước tôi không đi họp nên không biết cô giáo chủ nhiệm lớp 6 có nói vậy không? Nhưng điều cô giáo nói tiếp mới thực sự gây choáng, đó là: Sách đang dạy trong chương trình chính khoá được soạn cho học sinh cả nước, bao gồm học sinh ở thành thị, nông thôn, miền núi và cả hải đảo. “Học sinh ở từng vùng thì trình độ khác nhau. Con em của quý vị đang ở thành phố (Nha Trang), nếu chỉ học trong sách giáo khoa thì con em của quý vị trình độ ngang bằng các cùng bạn trang lứa ở huyện miền núi“.

Đến đây tôi và những phụ huynh khác đơ người, hoang mang cực độ. Cô nói đúng quá! Làm sao chúng tôi chịu được khi con của mình học ngang trình độ với các em ở miền núi!?

Rồi cô chuyển sang phần bầu Hội phu huynh, học phí, gây quỹ lớp… Trong khi mọi người lục tục rút ví đóng các loại tiền, cô giáo thông báo là sẽ giúp các em nếu phụ huynh nào thấy thực sự cần. Nhà cô ở đó, cô ghi địa chỉ trên bảng, nhưng cô chỉ nhận dạ kèm có giới hạn chứ không được nhiều.

Trước kia, khi con tôi chưa đi học, tôi từng tuyên bố không cho đi học thêm. Nhưng rồi chỉ đến lớp 3 là tôi phải cho con học thêm. Nhưng cũng sau vài lần cằn nhằn vợ và tự dằn vặt mình tôi mới quyết định cho con đến nhà cô.

Lần này, tôi không thể chờ về đến nhà để cằn nhằn ai hay nói trước với con, thay vào đó tôi lặng lẽ đến bàn ghi danh và thỏ thẻ với cô là hãy cho hai con tôi đến nhà của cô. Như sợ nếu chậm sẽ không còn chỗ.

Ra khỏi buổi họp, trên đường về, tôi bình tĩnh lại và thấy có cái gì đó khác thường đã xảy ra mà tôi không nhận biết kịp thời.

Hôm sau, tôi đến công ty và nói với cậu nhân viên làm marketing: "Nếu em có mặt trong buổi họp phụ huynh của con của anh ngày hôm qua thì tốt quá". Ừ thì, cậu nhân viên ấy đã "học thêm" được từ cô giáo chủ nhiệm bí quyết hữu ích cho công việc của mình.

Cuối năm đó phần lớn học sinh lớp của con tôi đều đạt học sinh giỏi. Con tôi cũng là học sinh giỏi.

Thưa phụ huynh Minh An, tôi không thể nói tôi hèn như bạn nhưng tôi thấy mình là kẻ nhát gan nhất trần đời khi cho con đi học thêm.

Phụ huynh Tiến Nguyễn



Xem nguồn

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung yêu cầu làm rõ vụ cô giáo để 42 bạn tát 1 HS

Posted: 06 Jan 2017 04:00 AM PST


Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa có công văn gửi Chủ tịch UBND huyện Thường Tín yêu cầu kiểm tra, làm rõ thông tin báo VietNamNet nêu về vụ việc cô giáo cho hơn 40 bạn cùng lớp tát học sinh ở Trường Tiểu học Ninh Sở.

Cụ thể, công văn gửi Chủ tịch UBND huyện Thường Tín nêu rõ:

"Báo VietNamNet ngày 30/12/2016 đăng bài "Cô giáo cho hơn 40 bạn cùng lớp tát vào mặt học sinh" phản ánh sự việc em Đỗ Tuấn Linh (học sinh lớp 4) Trường Tiểu học Ninh Sở, huyện Thường Tín bị cô giáo chủ nhiệm cho hơn 40 học sinh tát vào mặt ngày 26/12/2016.

Chủ tịch UBND Thành phố giao Chủ tịch UBND huyện Thường Tín:

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung yêu cầu làm rõ vụ cô giáo để 42 bạn tát 1 HS

1. Kiểm tra thông tin Báo nêu; xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức kiểm điểm trách nhiệm, có hình thức kỷ luật nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan có sai phạm".

Ông Nguyễn Đức Chung cũng yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Thường Tín báo cáo kết quả thực hiện cho Thành ủy, UBND TP trước ngày 10/1/2017, đồng thời thông tin trả lời báo chí đúng quy định.

Trước đó, ngày 30/12, Báo VietNamNet phản ánh việc cô giáo Đ.D.T (Trường Tiểu học Ninh Sở) đã cho 43 học sinh trong lớp tát vào mặt em Đỗ Tuấn Linh để xử lý kỷ luật vì cho rằng em này chửi bậy. Sự việc diễn ra ngày 26/12 tại lớp 4A Trường Tiểu học Ninh Sở do cô giáo Đ.D.T chủ nhiệm.

Em Tuấn Linh kể lại nguyên nhân dẫn đến sự việc: "Bọn cháu cãi nhau sau đó bạn lớp trưởng nói dối với cô là cháu chửi bạn ấy, cô giáo không hỏi rõ đầu đuôi và cho 43 bạn lên bảng vả vào mặt cháu. Bạn lớp trưởng còn cào vào mặt cháu. Cô giáo bảo là chửi bạn thì cô cho vả như thế nào cũng được".

Ngay sau khi sự việc xảy ra, Ban giám hiệu Trường Tiểu học Ninh Sở cũng đã yêu cầu cô T làm tường trình về sự việc và có quyết định tạm dừng việc dạy học của cô giáo để đợi xác định mức độ sự việc.

Theo lời bà Trần Thị Cậy, Hiệu trưởng nhà trường thì sau khi sự việc xảy ra, cô giáo T. cũng đã nhận ra ngay sai lầm của mình và đến tận nhà học sinh để xin lỗi.

Trong bản tường trình, cô giáo T. cũng chia sẻ bản thân cũng không hiểu vì sao mình lại có hành động như thế và rất ăn năn, hối lỗi với sai phạm lớn của mình.

Mới đây, chia sẻ trên VTV24, cô giáo T nói: "Cũng không hiểu lý do hay là do ma xui quỷ khiến gì lúc đấy hay sao mà tôi lại đồng ý cho các con làm vậy. Nếu hôm đấy mà kiềm chế được thì sự việc sẽ không đến nỗi buồn như ngày hôm nay".  

Trao đổi với VietNamNet về vụ việc này chiều 30/12/2016, ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng giáo dục huyện Thường Tín (Hà Nội) cho biết trước mắt sẽ đình chỉ cô giáo Đ.D.T một học kỳ (học kỳ 2 tới đây) và chuyển sang diện giáo viên dự trữ. Thời gian được quay trở lại vị trí của cô D.T sẽ tùy thuộc vào nhà trường đề xuất và nỗ lực của bản thân cô giáo.

"Phòng GD-ĐT huyện Thường Tín đã yêu cầu nhà trường có văn bản đề xuất kỷ luật. Thứ nhất sẽ đình chỉ việc đứng lớp của cô giáo Đ.D.T và bố trí giáo viên khác giảng dạy thay thế. Thứ hai trên cơ sở báo cáo của trường sẽ tổ chức hội đồng kỷ luật và thấp nhất là có hình thức cảnh cáo đối với giáo viên này", ông Dũng nói.

Thanh Hùng



Xem nguồn

"Khi có chuyện xét học bạ, điểm học sinh lớp 12 cao thấy rõ"

Posted: 06 Jan 2017 03:16 AM PST


Ý kiến được một hiệu trưởng trường THPT nêu ra tại hội nghị hợp tác về hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo của 60 trường THPT với Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM sáng 6/1.

Ông Nguyễn Đình Phùng, Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An (tỉnh An Giang) đề nghị ngành giáo dục nên ổn định công tác thi cử, không để mỗi năm một lần thay đổi khiến hơn một triệu học sinh và hàng chục nghìn giáo viên vất vả.

Những thay đổi trong tuyển sinh mấy năm qua đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục THPT. "Từ khi có chuyện xét học bạ, điểm học sinh lớp 12 cao thấy rõ" – ông Phùng chia sẻ.

'Khi có chuyện xét học bạ, điểm học sinh lớp 12 cao thấy rõ'

Ông Nguyễn Đình Phùng

Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An cho rằng để các trường đại học tổ chức kỳ thi sẽ có độ tin cậy cao hơn. “Tất nhiên nhiều Sở Giáo dục cũng rất nghiêm túc. Bản thân tỉnh chúng tôi cũng tự hào "vùng lũ không có phao". Khi nghiêm túc, dù đứng vị trí 60 hoặc 61 trên cả nước thì chúng tôi vẫn rất vui vẻ” – ông Phùng bày tỏ.

Ông Phùng nhận định việc học sinh thi tất cả các môn là điều không thể. Rất nhiều thầy cô luyện thi xong buông bút là hết giờ, nhưng nhìn lại còn "trật" nhiều câu trắc nghiệm.

Vị hiệu trưởng này cũng cho rằng kiến thức hệ THPT toàn diện nhưng cũng phải phổ thông.

Còn ông Phan Đoàn Thái, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Thuận, cho biết kết quả thi cử của tỉnh Bình Thuận trong vòng 11 năm qua chưa khi nào vượt qua mức bình quân cả nước.

"Chúng tôi thấy gần như tất cả các tỉnh trên mức bình quân cả nước đều nằm ở phía Bắc, các tỉnh phía Nam thấp hơn. Có một năm tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của Bình Thuận đạt cao nhất tới 98,04% thì kết quả của cả nước cũng đạt hơn 99,2%"- ông Thái cho hay. Theo ông Thái, điều đáng mừng là khi có kết quả lãnh đạo tỉnh không chất vấn tại sao kết quả kì thi thấp mà chỉ yêu cầu tìm giải pháp khắc phục.

Ông Thái chia sẻ hiện nay, học sinh chỉ nghĩ được bao nhiêu điểm rồi vào trường nào mà không tính ra trường làm gì nên thất nghiệp.

“Tại ở tỉnh Bình Thuận chúng tôi phụ huynh vẫn còn "sĩ diện" khi muốn con em vào lớp 10 THPT cho bằng được. Khi tôi thông báo chỉ tuyển 75% học sinh vào lớp 10 thì từ chủ tịch, bí thư huyện gửi văn bản về sở đề nghị tăng chỉ tiêu vào lớp 10”.

'Khi có chuyện xét học bạ, điểm học sinh lớp 12 cao thấy rõ'

Ông Nguyễn Đức Nghĩa

Còn theo ông Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐHQG TP.HCM, thì năm 2016 có 40% các trường ĐH tuyển được trên 90%, 180 trường đại học thiếu thí sinh, trong số đó thậm chí có cả một số trường đại học lớn thuộc khối an ninh và quốc phòng.

Ông Nghĩa cho biết thống kê điểm của thí sinh trong năm qua cho thấy những thí sinh thi 4 môn có điểm bình quân 3 môn thi cao nhất, còn những thí sinh thi 8 môn thì điểm bình quân 3 môn thấp nhất. Tỷ lệ thí sinh trên mức điểm ngưỡng ở những thí sinh đăng ký thi 4 môn cũng cao hơn những thí sinh thi 8 môn.

Lê Huyền



Xem nguồn

Vụ cô giáo cho hơn 40 học sinh tát vào mặt bạn: "Lúc đó tôi như bị ma xui quỷ khiến"

Posted: 06 Jan 2017 02:34 AM PST


Trao đổi với PV Dân trí ngày 6/1, cô Trần Thị Bích Phượng, Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Ninh Sở cho biết, hiện cháu T.L. đã đi học trở lại. Theo cô Phượng, mặc dù còn khá rụt rè nhưng cháu L. đã tỏ ra vui vẻ hòa đồng cùng các bạn trong lớp sau việc bị cô giáo cho các bạn trong lớp tát vì em nói bậy.

"Sau sự việc xảy ra, chúng tôi đã họp Ban kỉ luật và tạm đình chỉ công tác với cô T. và để cô làm giáo viên dự trữ. Hiện tại, cô T. rất hối hận vì những gì đã xảy ra. Tôi nghĩ không hối hận sao được bởi một phút nông nổi mà cô T. đã đánh mất cả danh hiệu của hơn 20 năm công tác còn bản thân những người làm quản lý như chúng tôi cũng đau đầu suy nghĩ", bà Phượng cho biết.

Cháu T.L trả lời về sự việc (ảnh từ clip)

Cháu T.L trả lời về sự việc (ảnh từ clip)

Cô giáo T., người cho hơn 40 học sinh tát T.L. cho biết, trước đó, cháu T.L đã nói tục một lần. Cô có bảo, nếu lần sau con không rút kinh nghiệm thì cô sẽ cho tất cả các bạn trong lớp tát vào miệng.

"Không hiểu lúc đó ma xui quỷ khiến thế nào, tôi lại cho các em học sinh tát em L. Giá như lúc đó tôi biết kiềm chế hơn, sự việc đã không ra nông nỗi như hôm nay", cô T. cho biết.

Cháu T.L sau khi bị các bạn tát

Cháu T.L sau khi bị các bạn tát

Trả lời phóng viên trước đó, Chủ tịch xã Ninh Sở cho biết, lớp 4A là lớp chọn, có 43 học sinh đều là học sinh xuất sắc. Tuy nhiên, có thể do áp lực để tất cả các học sinh không nói tục, chửi bậy, đi vào nền nếp, nên cô Đ.H.T đã sai trong cách dạy học sinh.

Như Dân trí đã đưa tin, do em T.L., học sinh lớp 4A có cãi nhau với lớp trưởng nhưng lớp trưởng nói dối với cô giáo là L. chửi mình. Cô giáo T. không hỏi rõ sự việc đã cho 43 bạn lên bảng và tát vào mặt L. Sự việc khiến em rất sợ đến lớp.

Cháu bé bị 43 bạn tát

Theo Hiệu trưởng nhà trường, ngay sau khi gia đình trình báo và nắm được sự việc, ban giám hiệu nhà trường đã họp Hội đồng kỉ luật, làm biên bản báo cáo lên Phòng GD&ĐT, báo cáo UBND xã và yêu cầu cô giáo T. làm bản tường trình sự việc.

Được biết, sự việc diễn ra từ ngày 26/12. Ngay sau đó, cô giáo đã xin lỗi gia đình học sinh. Đồng thời mẹ của cô giáo T. cũng đến xin lỗi gia đình học sinh. Hiện gia đình cũng không có khiếu kiện gì với nhà trường về sự việc này.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Vụ học sinh bị 43 bạn tát: Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu kiểm điểm

Posted: 06 Jan 2017 01:51 AM PST


Theo đó, Chủ tịch UBND TP yêu cầu kiểm tra thông tin báo nêu; xử lý theo quy định của pháp luật. Tổ chức kiểm điểm trách nhiệm, có hình thức kỷ luật nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan có sai phạm.

Ông Nguyễn Đức Chung cũng yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Thường Tín báo cáo kết quả thực hiện cho Thành ủy, UBND TP trước ngày 10/1/2017, đồng thời thông tin trả lời báo chí đúng quy định.

Cháu T.L đang tường trình về sự việc (ảnh từ clip)

Cháu T.L đang tường trình về sự việc (ảnh từ clip)

Liên quan đến vụ việc học sinh T.L. bị cô giáo chủ nhiệm cho hơn 40 học sinh tát vì nói tục, hiện nhà trường đã tạm đình chỉ công tác với cô Đ.H.T. ít nhất một học kì, chuyển cô T. sang làm giáo viên dự trữ.

Theo Phó Hiệu trưởng nhà trường, hiện em L. đã đi học trở lại. Bản thân cô T. cũng rất hối hận nhưng đã muộn màng.

Được biết, lớp 4A là lớp chọn, có 43 học sinh đều là học sinh xuất sắc. Tuy nhiên, có thể do áp lực để tất cả các học sinh không nói tục, chửi bậy, đi vào nền nếp, nên cô Đ.H.T đã sai trong cách dạy học sinh.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Comments