Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Cậu ấm bỏ đại học về làm nông dân, thu nhập trăm triệu

Posted: 28 Jan 2017 05:20 AM PST


 – Bỏ dở con đường học hành khi đang học năm thứ 2 ngành Quản trị kinh doanh, ĐH Văn Lang (TP.HCM), Nguyễn Hải Đăng chọn con đường khởi nghiệp từ kiến thức thực tiễn mà cậu thu được sau những chuyến đi.

Cậu ấm bỏ đại học về làm nông dân, thu nhập trăm triệu
Nguyễn Hải Đăng (áo trắng) và các bạn. Ảnh: NVCC

Sinh năm 1991, đam mê kinh doanh, Đăng chọn ngành Quản trị kinh doanh. Nhưng sau hơn 1 năm học tập, chàng trai 9x nhận thấy môi trường học tập không mang lại cho mình những kiến thức như kỳ vọng. "Em cảm thấy nó đang khiến mình mất thời gian, tuổi trẻ và tiền bạc" – Đăng nói.                                      

Ý định bỏ học nhen nhóm từ đây nhưng ngay lúc đó Đăng cũng chưa biết mình sẽ làm gì, tương lai sẽ đi đâu về đâu, phần khác cậu cũng lo ba mẹ buồn phiền. Gác những trăn trở sang một bên, Đăng quyết định đi phượt xuyên Việt 2 tháng vào dịp hè sau khi kết thúc năm thứ nhất.

Hai tháng trải nghiệm là quãng thời gian giúp cậu tìm hiểu chính bản thân mình, khám phá những khả năng và mối quan tâm của mình. Cùng những người bạn, chiếc xe máy và 4 triệu đồng trong tay, chàng trai đất Mũi đi dọc đất nước, ngắm nhìn những cánh đồng, đồi chè Thái Nguyên, những vườn hoa…

Sau chuyến đi, Đăng quyết định nghỉ học. Được mẹ nhường cho chiếc vé đi Pháp của công ty, cộng với số tiền gần 20 triệu tiết kiệm sau khi kinh doanh một quán đồ uống "take away" (đồ uống mang đi) cùng với những người bạn, Đăng lên đường sang châu Âu vừa để đi thăm thú, mở mang hiểu biết, vừa để tìm hiểu những vùng đất mới, những trang trại trồng nho làm rượu vang, trồng hoa lavender làm nước hoa…

"Em nhận thấy cánh đồng của họ rất lớn nhưng rất ít người làm, sử dụng nhiều máy móc. Tuy nhiên, lúc đó em cũng chưa có suy nghĩ hay dự định gì hết" – Đăng chia sẻ.

"Sau này em qua Đài Loan tìm hiểu về nghề nuôi cá, cũng thấy nông dân ở đây sử dụng máy móc hết, nhân công rất ít. Rồi về Việt Nam, em chứng kiến nhiều nông dân quê mình nuôi tôm, cộng với gia đình em cũng kinh doanh mảng tôm, nên em quyết định làm tôm. Em thấy nông dân mình cực quá. Cũng làm lụng như người ta nhưng không giàu bằng người ta, do mình làm thủ công nhiều quá".

Để tìm hiểu quá trình, Đăng xin vào nhà dân nuôi tôm, ở và làm việc cùng người nông dân khoảng vài tháng. Quãng thời gian lăn lộn cùng nông dân giúp Đăng nhận thấy việc cho tôm ăn hiện rất tốn sức lao động, thời gian và phụ thuộc vào thời tiết quá nhiều. "Ví dụ như mưa lớn là không cho ăn liên tục được vì thức ăn bị ướt, tôm dễ bị chậm lớn. Mà ở khu vực của em thì mưa rất nhiều, 6 tháng nắng, 6 tháng mưa".

Từ đó, Đăng bắt đầu tìm hiểu về máy cho tôm ăn tự động. Cậu đọc tài liệu nước ngoài, tham gia các hội thảo, triển lãm về thủy sản, nông nghiệp ở Việt Nam có gian hàng của các doanh nghiệp nước ngoài. "Mặc dù tài liệu thì có nhưng họ không giới thiệu máy cho tôm ăn tự động. Em thắc mắc, tìm hiểu và cố gắng làm ra nó".

Cậu ấm bỏ đại học về làm nông dân, thu nhập trăm triệu
Đăng (áo đen) đang giới thiệu máy cho tôm ăn tự động với khách hàng tại một hội chợ nông nghiệp. Ảnh: NVCC

Những ngày đầu, Đăng cùng một người em họ đam mê cơ khí mày mò để thành hình chiếc máy. "Em chỉ có ý tưởng thôi, cơ khí em cũng chả biết gì hết trơn" –  Đăng thật thà chia sẻ. "Sau này em với em em kết hợp lại. Ý tưởng và kết cấu máy do em vẽ ra,sau đó em em dựa trên ý tưởng đó để chế tạo, lắp ráp. Những chi tiết nào bọn em làm được thì làm, chi tiết nào phức tạp thì thuê bên ngoài gia công".

Mất khoảng 3 tháng, chiếc máy cho tôm ăn tự động của Đăng mới hoạt động được nhưng chưa tốt, và mất thêm 3 tháng nữa tìm hiểu, cải tiến, máy mới hoạt động tốt như kỳ  vọng.

So với những chiếc máy cho tôm ăn tự động của nước ngoài, Đăng cho biết, chiếc máy này dễ sử dụng, được cải tiến gọn hơn, thích hợp với quy trình nuôi tôm ở trong nước, và cũng vì thế mà giá thành thấp hơn rất nhiều. "Máy của nước ngoài hiện đại hơn nhưng tất cả các quy trình đều phải hiện đại thì mới sử dụng được. Bọn em cải tiến để phù hợp với mục tiêu sử dụng của nông dân Việt Nam và để có chi phí phải chăng. Làm như nước ngoài thì nông dân của mình không đủ tiền mua. Trong khi máy của bọn em vẫn đảm bảo hoạt động hiệu quả, năng suất tốt".

Ban đầu, khi giới thiệu sản phẩm ra thị trường, Đăng cũng gặp rất nhiều khó khăn. "Họ ngại sử dụng, nói là có máy này thì lính lác làm biếng, rồi người ta sợ cho ăn không tốt, tôm không ăn… cộng với tâm lý người nông dân ngại thay đổi".

Đăng phải đến từng đại lý, ở đó vài ngày để giới thiêu,thuyết phục khách hàng. Đa số là bị từ chối, và nghi ngại vì thấy cậu còn trẻ. Vẫn quyết tâm làm hết sức mình, cuối cùng Đăng cũng nhận được một vài đơn hàng. Sau vài tháng sử dụng sản phẩm, nhận được kết quả tốt, khách hàng tự giới thiệu cho anh em, bạn bè và cho đến thời điểm hiện tại, doanh số bán máy của Đăng cũng tương đối ổn định. "Thời gian để sản phẩm được khách hàng tín nhiệm mất khoảng nửa năm" – Đăng chia sẻ.

Hiện tại, máy cho tôm ăn tự động của Đăng và cộng sự đã có mặt trên khắp cả nước, từ Quảng Ninh tới các tỉnh Đông Nam Bộ. Mỗi tháng nhóm của Đăng bán được từ 100-200 chiếc, tùy vào mùa vụ, thời tiết, lợi nhuận thu về khoảng 360 triệu/năm.

Mặc dù đang đẩy mạnh kênh bán hàng qua website, mạng xã hội nhưng Đăng cho rằng quan trọng nhất vẫn là chất lượng sản phẩm và công tác chăm sóc khách hàng. "Khi sản phẩm chất lượng tốt, người ta sẽ tìm đến mình, chứ không nhất thiết phải quảng cáo rầm rộ tốn kém" – cậu nói.

Sau nhiều lần tìm hiểu, cải tiến, nhập máy móc thay thế lao động chân tay, máy cho tôm ăn tự động của Đăng hiện đang được bán ra thị trường với giá 2,6 triệu đồng. Cuối năm nay, nhóm của Đăng còn dự định cho ra mắt một phiên bản mới nhẹ hơn và giá thành rẻ hơn một chút.

Cậu ấm bỏ đại học về làm nông dân, thu nhập trăm triệu
Đăng giao lưu với những người đi trước trong ngành tôm tại Hội thảo triển khai mô hình nuôi tôm thẻ trong ao bạt. Ảnh: NVCC

Ngoài sản xuất máy cho tôm ăn, Đăng còn làm mảng nhân giống và bán tôm giống, cung cấp dịch vụ bán tôm chất lượng cho khách bằng cách kiểm tra, xét nghiệm. Hiện tại, Đăng đang làm cùng 3 bạn học đại học và thuê 5-6 lao động làm việc ở xưởng máy.

Mặc dù tình hình sản xuất và kinh doanh đang tiến triển rất tốt, nhưng dự định trong năm 2017 của Đăng "đầu tư cho bản thân", như lời cậu nói. "Em sẽ sang Israel khoảng 1 năm để tìm hiểu,học tập về nền nông nghiệp của đất nước này. Dự định quý 1 năm nay em sẽ đi. Công việc hiện tại sẽ được bàn giao cho các bạn ở nhà và mọi người thường xuyên trao đổi qua email" – Đăng nói.

Lý giải tại sao chọn Israel, Đăng nói, "Israel là quốc gia khởi nghiêp về nông nghiệp gần như lớn nhất và nổi tiếng nhất thế giới. Điều kiện khí hậu của Israel cũng tương đồng khu vực Cà Mau quê em là nóng nhiều, nhưng họ vẫn làm tốt mảng nông nghiệp, phát triển gần như mạnh nhất thế giới".

Đăng cũng cho biết, cậu rất quan tâm tới vấn đề khởi nghiệp ở Việt Nam."Hiện nay, nhiều bạn trẻ thích khởi nghiệp nhưng đa số các bạn chọn mảng công nghệ. Tuy nhiên, theo em nghĩ, quốc gia của mình là quốc gia nông nghiệp, nên nếu làm gì hướng về nông nghiệp thì sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Đăng tin rằng tương lai của Việt Nam sẽ là nông nghiệp. Các bạn trẻ hay ngại chân lấm tay bùn, ngại vất vả nhưng em nghĩ làm về nông nghiệp rất thú vị".

"Em cũng rất hi vọng và sẵn lòng được cộng tác, làm việc vớinhững bạn trẻ có đam mê về nông nghiệp" – Đăng bày tỏ nguyện vọng.

Cuối năm 2016, Đăng là một trong 85 thanh niên nông thôn khởi nghiệp được Trung ương Đoàn chọn trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ 11.



Xem nguồn

Cái Tết xa nhà đầu tiên của cô gái ở xã biên giới Việt-Trung nhận học bổng 50.000 USD

Posted: 28 Jan 2017 04:38 AM PST


 Cuộc trò chuyện thứ hai giữa tôi và Yến vào đúng ngày 28 Tết. Lần này là qua Facebook. Sau khi nhận được học bổng, hiện Yến đang ở CHLB Đức, theo học thạc sĩ tại trường Goettingen, ngành quản lý tài nguyên thiên nhiên.

Yến cho biết, em vừa kết thúc các học phần của học kỳ đầu tiên và chuẩn bị thi học kỳ nên dịp Tết này em sẽ không về nước ăn Tết cùng gia đình. Tôi hỏi, tiền học bổng trường cấp hàng tháng có đủ dư dả để em mua vé máy bay về nhà không? Yến nói, em vẫn tiết kiệm được một khoản hàng tháng từ tiền học bổng nên nói đủ không thì vẫn đủ.

Thật ra em cũng muốn về nhưng lại sợ cảm giác lúc chia tay bố mẹ và Việt lần nữa” – Yến chia sẻ. Yến cũng cho biết, em đang cân nhắc sau khi thi học kỳ xong sẽ về thăm nhà theo lịch nghỉ của nhà trường nhưng bố mẹ đều nói rằng chỉ còn 1 năm rưỡi nữa là học xong về nhà nên không cần phải về để tiết kiệm tiền.

Đây sẽ là lần đầu tiên cô gái dân tộc Dao ăn Tết năm cùng xa nhà. “Ăn Tết xa buồn lắm anh ạ” – Yến ngậm ngùi. “Bình thương ở nhà, năm nào em cũng là người dọn dẹp nhà cửa, ban thờ để đón Tết. Năm nay em không về không biết ai sẽ làm

Tự nhận mình là người truyền thống, Yến nói rằng, em rất thích Tết và luôn muốn ăn Tết với gia đình. “Trước khi còn đi làm ở Sa Pa, đáng lẽ Tết thì nhân viên ở đó không được nghỉ nhưng em đã nằn nì xin chị quản lý để về nhà đúng ngày 30 dọn dẹp nhà cửa, mùng 1 lại quay lại làm. Mất cả thưởng Tết nhưng em vẫn thích” – Yến nhớ lại.

Cái Tết xa nhà đầu tiên của cô gái ở xã biên giới Việt-Trung nhận học bổng 50.000 USD
Chảo Thị Yến bên cạnh những người bạn ở trường của mình. 

Nhớ lại những cái Tết trước đây, Yến kể, trước bố em không bao giờ cho em động vào lưu hương của gia đình vì em là con gái. Nhưng dần dần bố tự coi em như con trai nên Yến được phép làm hết. Dọn dẹp nhà cửa để đón Tết với Yến không chỉ là niềm vui mà dường như còn là trọng trách.

Cũng có lẽ vì thế, việc lần đầu tiên ăn Tết xa nhà khiến Yến thực sự cảm thấy hụt hẫng. Khi tôi nhắn tin hỏi chuyện, Yến nói em sắp phải đóng tài khoản Facebook của mình một thời gian. Tôi hỏi, vì sao thì Yến trả lời rằng, vào những ngày này, bạn bè em ở Việt Nam ai cũng đăng ảnh nấu bánh chưng, chuẩn bị Tết, em sợ vào mạng nhìn thấy những hình ảnh các bạn chia sẻ em lại nhớ nhà. “Ở bên này cũng có bánh chưng nhưng không có được cái không khí như ở Việt Nam” – Yến nói.

Yến nói, người Việt ở khu vực trường em theo học khá đông nhưng mỗi người mỗi việc nên cũng không gặp nhau thường xuyên được. “Chắc là hôm mùng 1 Tết thì em sẽ đi liên hoan với hội người Việt ở bên này. Còn lại sẽ tập trung cho việc ôn thi. Kiến thức bên này học rất nặng, nếu không ôn em sợ phải về nước sớm” – Yến kể.

Sau năm tháng học tại Đức, Yến cho biết, việc học ở trường không yêu cầu sinh viên phải tới lớp đầy đủ ở Việt Nam nhưng kiến thức thì rất nhiều nên phải đọc rất nhiều sách. Với Yến, cuộc sống ở môi trường mới khá ổn và tiện nghi, nhưng khó khăn nhất là việc không nhiều người Đức không nói được tiếng Anh nên việc giao tiếp đôi khi em phải sử dụng ngôn ngữ cơ thể họ mới hiểu được.

Yến kể, kỷ niệm nhớ đời nhất của em trong 5 tháng học tại Đức là một lần em vào cửa hàng để mua mấy lọ nước hoa do người bạn ở Việt Nam nhờ mua hộ. Sau khi tìm được đúng món hàng bạn nhờ, cô bé hồn nhiên lấy rồi cho vào chiếc túi đựng ô xách theo người đợi ra quầy thanh toán mà không biết rằng, ở cửa hàng tự chọn như vậy không được cho hàng vào túi xách cá nhân mà phải cho vào giỏi xách của cửa hàng.

Thế là Yến bị bảo vệ tới giật lấy chiếc túi trong tay rồi đuổi ra ngoài vì nghĩ rằng em ăn trộm đồ. Hơn một tháng học tiếng Đức ở trường không đủ vốn liếng để cô gái Việt Nam giải thích được với người bảo vệ đang tin chắc rằng, em là kẻ trộm. “Một chị Việt Nam khác cố gắng giải thích cho em cũng bị họ đuổi ra ngoài” – Yến kể.

Cuối cùng may có một bà khách người Đức biết tiếng Anh đã giải thích giúp em rằng đây là lần đầu tiên vào cửa hàng nên không biết quy định thì họ mới để em tiếp tục mua và thanh toán” – Yến kể.

Thật ra, em cho vào túi giấy của em là vì ở đây bọn em đi chợ mua thức ăn đều có thể cho đồ vào túi đi chợ của mình rồi ra đến quầy thanh toán thì bỏ ra. Em thực sự không biết ở cửa hàng đó không được phép làm thế nên bỏ lọ nước hoa vào túi giấy mà không nghĩ gì cả” – Yến nói.

Sau này, em có viết thư lên bộ phận chăm sóc khách hàng của họ, chắc họ có kiểm tra lại camera nên đã gửi thư trả lời xin lỗi em” – Yến cho biết.

Cái Tết xa nhà đầu tiên của cô gái ở xã biên giới Việt-Trung nhận học bổng 50.000 USD
Yến cho biết, ngoài việc học ở trường, hiện công việc chính của em là dạy thêm tiếng Anh cho các bạn Việt Nam và viết cuốn sách về câu chuyện của mình. Ảnh: NVCC.

Nói về cuộc sống hiện tại, Yến cho biết, giờ đây ngoài việc học tập ở trường hàng ngày, em cũng tham gia bán mỹ phẩm cùng bạn và dạy tiếng Anh miễn phí cho các bạn sinh viên ở Việt Nam. Ngoài việc học thì có lẽ công việc ngốn nhiều thời gian và tâm sức nhất của Yến có lẽ là công việc viết sách.

Yến cho biết, sau khi câu chuyện của em được đăng tải, một nhà xuất bản đã liên hệ với em và đề nghị em viết cuốn sách về câu chuyện của mình.

Yến nói, đến nay em đã viết được một phần nhưng hiện em vẫn đang thấy “tắc” vì em không muốn mọi người đọc câu chuyện của em cảm thấy buồn quá mà không tìm được từ ngữ để viết câu chuyện của mình cho bớt “buồn” đi được.

Em muốn nó đúng như sự thật nhưng không muốn nó buồn như những gì em đã trải qua” – Yến nói.

Những lời khuyên của tôi dành cho cô bé sinh ra ở xã biên giới Việt – Trung không biết có hữu ích với em không nhưng chắc chắn rằng, câu chuyện của em sẽ khiến người đọc xúc động bởi em sẽ viết ra những câu chuyện thật, dù nó có buồn hay không.

Lê Văn



Xem nguồn

“Tôi đã trở về với nghề từng gần 40 năm gắn bó”

Posted: 28 Jan 2017 03:56 AM PST


Nhân dịp đầu xuân mới, tân Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với phóng viên báo Dân trí.

Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam khóa V - nguyên Phó Chủ tịch nước GS.TS Nguyễn Thị Doan và Chủ tịch danh dự Hội Khuyến học Việt Nam - ông Nguyễn Mạnh Cầm.

Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam khóa V – nguyên Phó Chủ tịch nước GS.TS Nguyễn Thị Doan và Chủ tịch danh dự Hội Khuyến học Việt Nam – ông Nguyễn Mạnh Cầm.

Trước hết, xin chúc mừng tân Chủ tịch và xin hỏi, cơ duyên nào đã đưa bà về với Hội Khuyến học Việt Nam?

Cám ơn anh đã dùng chữ "về" vì đúng là giờ đây, tôi đã được trở về với đúng cái nghề mà cách đây 43 năm (1973), tôi bắt đầu chập chững bước vào làm giảng viên của Trường Đại học Thương mại. Còn về nguyên do, tôi nghĩ có lẽ đó là số phận bởi thực tình, sau hơn 40 năm công tác, tôi cũng muốn nghỉ ngơi một chút. Nhưng rồi được sự tin cậy của Lãnh đạo Hội Khuyến học (HKH), sự tin tưởng, giới thiệu của Bộ Chính trị và đặc biệt, là sự tín nhiệm của Đại hội vừa qua nên giờ thì tôi đã về đây, trong căn nhà này…

Cảm giác của bà là gì sau gần 3 tháng đảm nhận công việc này?

Làm Chủ tịch một tổ chức xã hội rộng lớn, có tới hơn 15 triệu hội viên, phủ rộng khắp cả nước, từ thành thị, nông thôn, miền núi, hải đảo cùng đông đủ các thành phần xã hội tham gia với hàng vạn tổ chức cơ sở như dòng họ khuyến học, cộng đồng khuyến học… thì đương nhiên là không dễ dàng gì. Cũng thật lòng là trước đây, tôi gắn bó với giáo dục chính quy, giáo dục thường xuyên nhưng khi về nhận nhiệm vụ ở đây, tôi mới hiểu sâu hơn về những mô hình như Xã hội học tập (XHHT) hay Trung tâm giáo dục cộng đồng của Hội.

Hơn 20 năm qua, HKH Việt Nam đã khơi dậy và tiếp nối truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam nên đã đạt được nhiều kết quả rất đáng trân trọng.

Bà có thể nói cụ thể hơn được không?

Tôi chỉ xin ví dụ là Quỹ Khuyến học Việt Nam. Tất nhiên, đối với công tác khuyến học, tiền không là tất cả nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của vật chất bởi nó chính là "phần hồn", là động lực cho sự phát triển. Cũng cần nói rõ, Quỹ Khuyến học không phải tập trung ở TƯ Hội mà nó hiện diện ở mỗi làng, bản, xóm thôn và các dòng họ. Tôi đã từng thấy có những tỉnh tuy còn nghèo nhưng Quỹ Khuyến học lên tới 30 – 35 tỉ đồng. Việc huy động và sử dụng nguồn vốn này đã góp phần rất lớn trong việc động viên, khích lệ các em, giúp các học sinh nghèo học giỏi vươn lên. Quỹ Khuyến học phát triển như vậy chứng tỏ xã hội đang ngày một quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đây là một điều rất đáng mừng.

Vâng, Quỹ Khuyến học là yếu tố không thể thiếu nhưng còn trong các lĩnh vực "phi kinh tế", thưa bà?

Tôi nghĩ, điều trước tiên phải kể đến Đề án 281 về Xây dựng Gia đình học tập, Dòng họ học tập, Cộng đồng học tập. Đề án đã xây dựng được bộ tiêu chí cụ thể, được Chính phủ công nhận và hiện đang triển khai ở các địa phương trong cả nước và bước đầu tạo ra không khí học tập tốt tại các gia đình, dòng họ, cộng đồng… Tôi còn rất mừng là HKH các cấp, từ TƯ đến địa phương và cộng đồng, dòng họ đều có mối quan hệ rất tốt với các ban ngành. Sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT đã được Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp quan tâm hết mực. Đây là tài sản vô giá của HKH Việt Nam.

Thế còn điều gì khiến bà băn khoăn?

Tất nhiên là có và có không ít. Song, điều băn khoăn, day dứt nhất của tôi là chưa trả lời được câu hỏi: Dân tộc có truyền thống hiếu học, có tố chất thông minh, Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, nhân dân hết lòng ủng hộ, đội ngũ thầy cô tận tâm, tận lực… thế nhưng tại sao chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động vẫn thấp không chỉ so với cả khu vực, thua kém cả các quốc gia như Thái Lan hay Indonesia còn với Singapore thì thua kém đến cả chục lần. Tại sao vậy?

Trở lại với công việc của Hội, nhiệm vụ trong những ngày tới của TƯ Hội sẽ là gì, thưa bà?

Tôi cho rằng việc phải làm, đó là đẩy mạnh giáo dục người lớn với phương châm học tập suốt đời. Công bằng mà nói, giáo dục trong nhà trường hiện nay quá thiên về lý thuyết mà xa rời thực tế. Hậu quả là sinh viên khi ra trường thiếu kỹ năng, không thể làm việc được ngay, phải "đào tạo lại" gây lãng phí lớn cho gia đình và xã hội. Từng là giáo viên và cũng từng nhiều năm làm quản lý giáo dục, tôi thấy ngay cả các thầy cô càng phải không ngừng học tập, nếu không sẽ lỗi thời khi lý luận và thực tiễn ngày một thay đổi và mình sẽ bị đào thải.

Động lực thay đổi nằm ở phần cung hơn là phần cầu, bà có ý kiến gì về việc sử dụng nhân lực hiện nay?

Với cơ chế sử dụng nhân lực hiện nay, nhất là ở các cơ quan công sở nhà nước, thật khó có thể có bước đột phá. Hiện nay đang tồn tại một vấn đề là trong cùng một cơ quan, người làm tốt, có nhiều cố gắng trong công việc thì có khi cũng chỉ được đánh giá như những người làm chưa tốt, thiếu nỗ lực vươn lên. Do đó, chưa tạo được động lực cho người lao động phấn đấu mà đôi khi còn làm thui chột tính sáng tạo của họ.

Tôi cho rằng các cơ quan sử dụng nhân lực nên có tiêu chí đánh giá cán bộ rõ ràng, mang tính định lượng cụ thể. Bên cạnh đó, cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có giải pháp bắt buộc mọi đối tượng phải nâng cao kỹ năng, biến việc học tiếp tục trở thành bắt buộc để đáp ứng công việc. Thậm chí sắp tới, chúng tôi sẽ đề xuất với Đảng, Nhà nước thực hiện chế độ học tập bắt buộc để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ từ TƯ đến các địa phương vì chỉ từ việc học thì bản thân mới phát triển bền vững. Hiện nay, đã có qui định về việc này nhưng theo tôi, việc thực hiện chưa được tốt. Tôi hi vọng khi đó, sẽ nhận được sự ủng hộ của các cấp ủy và toàn thể nhân dân vì đây là phương án tốt nhất hiện nay để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách bền vững.

Mong muốn thì nhiều nhưng từ mong muốn đến hiện thực luôn là con đường nhiều chông gai và chúc những ý tưởng của bà thành hiện thực. Được biết bà vừa dự Lễ trao Giải thưởng Nhân tài đất Việt lần thứ XII, bà đánh giá gì về giải thưởng này?

Theo tôi, đây là giải thưởng danh giá. Những người được nhận giải thưởng ắt rất tự hào vì thành quả lao động của mình được cả nước biết đến. Điều đó thúc đẩy họ lao động sáng tạo hơn, hiệu quả hơn.


Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan

Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan

Vâng, còn đối với báo điện tử Dân trí chúng tôi, thưa bà?

Tôi cho rằng đây là tờ báo có uy tín, được nhiều người đọc, thông tin đa dạng, phong phú, thiết thực và có nhiều đóng góp tốt trong các hoạt động xã hội.

Xin cảm ơn Chủ tịch đã dành những lời tốt đẹp cho báo Dân trí. Đầu năm mới, bà muốn nói gì với những người làm khuyến học cả nước?

Đối với những người làm công tác khuyến học, tôi nghĩ đây là công việc nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang, cần ở chúng ta sự nỗ lực rất lớn. Nhất là trong đội ngũ hôm nay, phần đông các hội viên đều có tuổi. Mong rằng với trách nhiệm của mình, chúng ta hãy chung tay đoàn kết, từ TƯ Hội, tổ chức hội các cơ sở cho đến mỗi hội viên để góp phần vào sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, nâng cao chất lượng nhân lực, xây dựng đất nước ta "sánh vai với các cường quốc năm châu" như mong muốn của Hồ Chủ tịch.

Nhân dịp Xuân Đinh Dậu, tôi xin gửi tới bạn đọc Dân trí lời chúc mừng năm mới an khang, hạnh phúc.

Xin cảm ơn bà!

Bùi Hoàng Tám (thực hiện)



Xem nguồn

Ngày Tết càng nên học!

Posted: 28 Jan 2017 03:14 AM PST


Tết về, các gia đình dồn sức nhiều nhất là việc chuẩn bị, mua sắm, sửa sang nhà cửa. Đối với trẻ, con chơi Tết mà nhiều phụ huynh vẫn thom thóp lo con nghỉ dài rồi quên bài vở. Trong khi những hoạt động trong ngày Tết là dịp để trẻ học được rất nhiều thứ mà không cần phải làm bài tập. Thậm chí, Tết còn cần học nhiều hơn cả ngày thường.

Chị Nguyễn Thụy An, ở Bình Tân, TPHCM cho hay, ngày con nghỉ học là chị đóng gói khóa toàn bộ sách vở, con không phải động bài vở, bài tập gì hết. Kể cả cô giáo có ra một vài bài cho con chị cũng "để dành" đến trước ngày đi học mới giải quyết, còn chị để con… thả sức chơi với bố mẹ.

Chị đưa con đi phố ông đồ, đưa con đi tảo mộ, đi mua sắm rồi về bày biện, dọn bàn thờ, nhà cửa chuẩn bị cho Tết. Mỗi hoạt động đó chị đều trao đổi, nói chuyện với con về nguồn gốc, ý nghĩa truyền thống. Chỗ nào chưa rõ thì hai mẹ con mày mò đọc thêm sách, lên mạng tìm hiểu thêm.

Tuy ở thành phố nhưng hai năm nay nhà chị An vẫn tổ chức gói bánh chưng. Làm mâm cúng ngày ông Táo, đêm giao thừa, sáng mùng Một… chị đều kéo con tham gia cùng.

Chỉ mấy ngày nghỉ mà các cháu được trực tiếp nhìn ông đồ viết thư pháp, biết về ý nghĩa của bánh chưng, về việc cúng kiếng ngày Tết, về sự sum vầy của gia đình ngày cuối năm…

"Những điều này tôi nghĩ giá trị với trẻ hơn là ráng làm những bài toán khó hay cố học thêm một vào câu ngoại ngữ", người mẹ bày tỏ quan điểm.

Coi trọng việc giáo dục các giá trị, kỹ năng nhiều hơn là việc chạy theo kiến thức, từ lâu vợ chồng anh Trần Quốc Hiệu, ở phường 3, quận Bình Thạnh đã nói không với việc ép con làm bài tập dịp Tết. Thay vào đó, họ kéo con tham gia vào mọi hoạt động trong gia đình dịp Tết. Con cái được khuyến khích bày tỏ suy nghĩ, ý kiến về việc thiết kế sắp xếp nhà cửa, lựa chọn món ăn, chọn quà biếu…

Anh Hiệu nói: "Chỉ riêng việc nấu ăn, bữa cơm gia đình, chúng ta đã có thể lồng ghép dạy cho con sự chia sẻ, kính trên nhường dưới, cách ăn uống lịch sự, ăn trông nồi ngồi trông hướng, tình nghĩa vợ chồng, anh em hay nhìn nhận cá tính của người khác… Những điều này không lo học để làm người, để sống mà sao phải lo những bài tích phân, giải phương trình chưa biết lúc nào mới có dịp dùng đến?".

Những trang sách giáo khoa, không gian học tập ở lớp học, ép mình trong những chiếc bàn chiếc ghế… đã không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của con trẻ ngày nay. Việc học giờ đã "bung" ra khỏi những khuôn khổ chật chội, thoát ra khỏi những lý thuyết hàm lâm… mà học chính là sống, sống là học thông qua những hoạt động thường nhật.

"Trói" con theo cách học thông thường nên nhiều phụ huynh thấy con không chịu làm bài tập, không chịu ngồi vào bàn học thì như ngồi trên đống lửa, quy ngay con lười biếng, kém cỏi… Họ bỏ qua rất nhiều cơ hội để trẻ học hỏi từ cuộc sống.

Rất nhiều giá trị truyền thống trong ngày Tết trẻ cần được học để làm đẹp cho tâm hồn, cảm xúc

Rất nhiều giá trị truyền thống trong ngày Tết trẻ cần được học để làm đẹp cho tâm hồn, cảm xúc

Trong một lần trao đổi với giáo viên, phụ huynh TPHCM, một nhà giáo dục chia sẻ, đã đến lúc người lớn phải thay đổi quan niệm về việc học. Học không chỉ là vùi đầu làm bài tập, học không đơn thuần chỉ là ngồi trong bàn… Việc học giờ đây phải là việc học ứng xử, giao tiếp, xử lý những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Như vậy trong hoàn cảnh nào, môi trường nào, thời gian nào trẻ cũng cần học.

Giáo sư Vũ Gia Hiền cho hay, Tết cổ truyền là môi trường trẻ có thể học được rất nhiều thứ, về những giá trị truyền thống, về sự kết nối, về tình làng nghĩa xóm… những thứ mà sách vở hay những lời giáo điều rất khó truyền thụ cho các em. Phụ huynh hãy rủ các em tham gia vào mọi hoạt động, sinh hoạt của gia đình. Đây không chỉ dịp để trẻ thực hành các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức mà hơn hết còn mang đến cho trẻ những cảm xúc linh thiêng. Chứ đừng quá coi trọng tết ăn gì, uống gì, quần áo, quà cáp ra là làm sao… những thứ này quanh năm bây giờ không còn túng thiếu.

Ông Hiền cảnh cũng cảnh báo về việc chúng ta đang quá chú ý nhiều đến giáo dục lý trí, đến vật chất mà ít quan tâm đến đến cảm xúc, đến tâm hồn các em. Rồi khi xảy ra những vụ việc lòng lại kêu trách sao giới trẻ bây giờ vô tâm, vô nhân tính bởi các em không được học, được hiểu, được trải nghiệm về cảm xúc, về tình yêu thương, về lòng nhân. Đây mới chính là thứ giúp giúp trẻ vững vàng, bản lĩnh và sống nội tâm trước phong ba của cuộc sống sau này.Tết càng nên học. Học mà không bị áp lực, học để vui, học những thứ thiết thực…

Kiến thức, những bài Toán, bài văn có cả đời để học nhưng những cảm xúc trong tâm hồn con trẻ nếu không giữ kịp sẽ trôi qua không quay lại.

Hoài Nam



Xem nguồn

Tết đậm đà phong vị quê hương trên thành phố Kyoto – Du học

Posted: 28 Jan 2017 02:31 AM PST


Học tập trên đất khách, bữa ăn sum vầy tất niên với gia đình đối với nhiều du học sinh Việt sao mà xa xôi… Thấu hiểu điều đó, Ban Đại diện Hội du học sinh Việt tại Kyoto (VYSA Kyoto) đã tổ chức buổi tiệc Tết thịnh soạn, chu đáo với mong muốn đem đến một cái Tết xa quê ấm áp cho các thành viên.

Buổi tiệc diễn ra với đầy ắp tiếng cười, ai cũng ngỡ như được hưởng cái Tết thật sự ở Việt Nam với 13 món ăn truyền thống (Bò kho, bánh ướt, bánh bò, gỏi tôm thịt, nem rán, nem cuốn thịt, xôi gà, gà nướng, cháo thập cảm, chả lụa, chả đùm, nánh trưng, dưa muối, tai heo chua ngọt, sương sáo), những câu đối mừng ngày xuân mới và với những tiếc mục văn nghệ đặc sắc.

Buổi tiệc thu hút hơn 170 người không chỉ du học sinh người Việt ở Kyoto mà cả người nước ngoài, với họ, buổi tiệc Tết là một trải nghiệm đầy thú vị và gần gũi với văn hóa Việt Nam.


Trò chơi nhảy sạp khiến người tham dự vô cùng thích thú.

Trò chơi nhảy sạp khiến người tham dự vô cùng thích thú.

Bên cạnh đó, các tiết mục múa "Sóng lụa ven đô", chơi đàn tranh, lý kéo chài và nhất là trò chơi nhảy sạp cũng được hưởng ứng nhiệt tình. Chương trình được phiên dịch song ngữ Việt – Nhật đã góp phần giới thiệu nét đẹp văn hóa Việt đến các khách quốc tế tham dự.

Bạn Hoàng Anh, một du học sinh tham dự chương trình tâm sự: "Với riêng bản thân em, đây là lần thứ 2 em đón Tết xa nhà, và cũng là lần thứ 2 em tham gia tiệc Tết VYSA Kyoto tổ chức. Bình thường ai cũng bận rộn với đi học, đi làm, nhưng đến những ngày này, dường như mọi người xích lại gần nhau hơn.

Dù thiếu đi cành đào cành quất nhưng tiệc Tết đầy phong vị truyền thống do Hội chuẩn bị vẫn mang đến cho em cảm giác ấm cúng. Và em nghĩ ai cũng có cùng cảm nhận, giống như được về nhà quây quần với gia đình vậy".


Buổi tiệc được khuấy động với phần trò chơi dân gian.

Buổi tiệc được khuấy động với phần trò chơi dân gian.


Không thể thiếu áo dài Việt.

Không thể thiếu áo dài Việt.


Tiệc Tết gắn kết không chỉ du học sinh mà cả cộng đồng người Việt tại Kyoto.

Tiệc Tết gắn kết không chỉ du học sinh mà cả cộng đồng người Việt tại Kyoto.


Thu hút hơn 170 người tham dự…

Thu hút hơn 170 người tham dự…


Thực đơn 13 món ăn truyền thống đủ làm thỏa mãn khẩu vị của những người con đất Việt xa quê.

Thực đơn 13 món ăn truyền thống đủ làm thỏa mãn khẩu vị của những người con đất Việt xa quê.


Buổi tiệc Tết là một trải nghiệm đầy thú vị với nhiều vị khách nước ngoài.

Buổi tiệc Tết là một trải nghiệm đầy thú vị với nhiều vị khách nước ngoài.


Chúc mừng năm mới Đinh Dậu 2017

Chúc mừng năm mới Đinh Dậu 2017

Lệ Thu

(Ảnh BTC)



Xem nguồn

Những gương mặt trẻ tuổi Dậu tài năng

Posted: 28 Jan 2017 01:48 AM PST


Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2004 Nguyễn Việt Hoàng


Không chỉ có thành tích học tập xuất sắc, Nguyễn Việt Hoàng còn rất năng nổ trong các hoạt động tại Anh.

Không chỉ có thành tích học tập xuất sắc, Nguyễn Việt Hoàng còn rất năng nổ trong các hoạt động tại Anh.

Hoàng là nghiên cứu sinh ngành Kinh tế tại ĐH Tổng hợp London (Anh) và là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của Việt Nam năm 2004, gương mặt trẻ thanh niên ASEAN năm 2010.

Mặc dù còn trẻ nhưng Hoàng gặt hái được nhiều thành tích trong học tập và hoạt động ngoại khóa: Thủ khoa, đoạt HCV với số điểm tuyệt đối cuộc thi Toán Tiểu học quốc tế tại Ấn Độ năm 2004; giải 3 HSG Toán và giải 3 HSG Tin học TP năm 2008; Huy chương Tuổi trẻ sáng tạo, giải thưởng Toán học Nguyễn Đình Chung Song; khách mời trẻ tuổi nhất tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần VII và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X

Với những thành tích của mình, Hoàng nhận bằng khen của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Chủ tịch UBND TP. HCM. Ngoài ra, chàng trai "kính cận" còn nhận học bổng toàn phần khóa học dự bị ĐH tại trường Mander Portman Woodward London, Anh Quốc 2008.

Ở "xứ người", Hoàng vẫn giành được HCB cuộc thi HSG Toán Vương quốc Anh UKMT năm 2009, giải Nhì cuộc thi "Lãi suất 2.0" của Ngân hàng Trung ương Anh dành cho học sinh môn Kinh tế trên toàn Vương quốc Anh, 2010. Hoàng cũng là một trong mười thí sinh trên toàn thế giới được nhận vào khóa Cử nhân Kinh tế đặc biệt của ĐH Tổng hợp London, 2011.

Hoàng đồng thời là trưởng ban tổ chức hội thảo thường niên của Rethinking Economics lần 2 năm 2014 tại ĐH Tổng hợp London, có sự tham gia của hơn 300 thành viên là các học sinh ưu tú nhất ngành Kinh tế đến từ những trường ĐH hàng đầu châu Âu và hơn 40 diễn giả là những nhà kinh tế học và hoạch định chính sách hàng đầu Vương quốc Anh.

Nghệ sĩ piano trẻ Lưu Đức Anh


Đức Anh tốt nghiệp thủ khoa đại học piano năm 2013 và thủ khoa cao học Piano năm 2015 tại Nhạc viện Hoàng gia Liège (Bỉ)

Đức Anh tốt nghiệp thủ khoa đại học piano năm 2013 và thủ khoa cao học Piano năm 2015 tại Nhạc viện Hoàng gia Liège (Bỉ)

Sau khi tốt nghiệp loại xuất sắc hệ trung cấp, Đức Anh tiếp tục tu nghiệp tại Nhạc viện Hoàng gia Liège (Bỉ). Sau mấy năm học tập, Đức Anh tốt nghiệp thủ khoa đại học piano năm 2013 và thủ khoa cao học Piano năm 2015 tại đây.

Đức Anh đã giành được nhiều giải thưởng trong nước (Bỉ) và quốc tế: giải Nhì Concours Piano Mùa thu năm 2007 tại Hà Nội, giải Nhất cuộc thi Piano Leospold Godowski" tại Warsaw – Ba Lan, giải Nhất cuộc thi Piano "Andresee Charlier" tại Charleroi (Bỉ).

Trong năm 2015, chàng trai Hà Nội được bình chọn là 1 trong 5 sinh viên xuất sắc nhất của nhạc viện Liège để tham gia cuộc thi Classic Academy của dàn nhạc dao hưởng Liège.

Với đam mê, khả năng thiên phú cùng sự khổ luyện của mình, Đức Anh còn có cơ hội biểu diễn nhiều sân khấu ở Bỉ, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển, Ba Lan, Ý, Thụy Sỹ, Nhật, Úc…

Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2011 Nguyễn Huy Hoàng


 Huy Hoàng đang là sinh viên ngành Công nghệ máy tính trường ĐH Tổng hợp Texas ở Dallas (Mỹ).

Huy Hoàng đang là sinh viên ngành Công nghệ máy tính trường ĐH Tổng hợp Texas ở Dallas (Mỹ).

Hoàng là một gương mặt nổi trội trong lĩnh vực học tập. Hoàng từng đạt nhiều giải thưởng trong các kỳ thi học sinh giỏi trong nước và quốc tế, tiêu biểu: Huy chương Ðồng Olympic Vật lý châu Á năm 2011; Ðứng đầu danh sách đội tuyển Olympic Vật lý tham dự kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế lần thứ 42 tại Thái Lan năm 2011; Huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế lần thứ 42 năm 2011.

Như một phần thưởng dành cho những nỗ lực, Hoàng nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ÐT, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An… Hoàng cũng được vinh danh là 1 trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2011.

Hiện nay, Hoàng đang là sinh viên ngành Công nghệ máy tính trường ĐH Tổng hợp Texas ở Dallas (Mỹ), theo suất học bổng toàn phần. Thành tích học tập hằng năm của Hoàng đều xuất sắc (hầu hết đạt điểm A ); không chỉ vậy, cậu còn tham gia trợ giảng cho giáo sư trong trường.

Sinh viên xuất sắc Nguyễn Xuân Giềng


Xuân Giềng gặt hái không ít giải thưởng khoa học dành cho sinh viên.

Xuân Giềng gặt hái không ít giải thưởng khoa học dành cho sinh viên.

Giềng là cựu sinh viên trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP HCM) và có nhiều nỗ lực: Top 10 Sinh viên xuất sắc của trường nhận học bổng tham dự khóa học tại Singapore 2014, Top 20 sinh viên xuất sắc nhất khu vực Đông Nam Á tham gia chương trình Fostering ASEAN Future Leaders tại Đại học Deajeon (Hàn Quốc).

Cậu đạt tối đa 10/10 điểm bảo vệ khóa luận tốt nghiệp, xếp loại xuất sắc, giành giải đặc biệt Sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka 2015. Ngoài ra, Giềng còn đạt giải Ba quốc gia cuộc thi công nghệ dành cho sinh viên có khả năng lập trình được tổ chức hằng năm bởi Microsoft, HCB cuộc thi Thiết kế – Chế tạo – Ứng dụng lần III năm 2015.

Phần mềm Genius Racer của chàng trai Quảng Trị được đánh giá cao bởi mang tính kết nối bạn bè cũng như rèn luyện phản xạ cho trẻ em cũng mang về giải thưởng 40.000 USD (chương trình hỗ trợ khởi nghiệp toàn cầu của Tập đoàn Facebook mang tên FBStart).

Bên cạnh đó, Giềng còn là đồng tác giả bài báo khoa học quốc tế “Applying Virtual Reality in City Planning”, đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế 8th International Conference Virtual, Augmented and Mixed Reality (VAMR 2016). Và khi vừa tốt nghiệp đại học không lâu, cậu đã trở thành trợ giảng chính của trường đại học mình từng theo học.

Cô gái vàng điền kinh Việt Nam Nguyễn Thị Huyền


Nguyễn Thị Huyền trên bục vinh quang.

Nguyễn Thị Huyền trên bục vinh quang.

Huyền là vận động viên chủ lực của điền kinh Việt Nam. Cô được phát hiện ra có năng khiếu điền kinh năm học lớp 8. Sau quá trình bồi dưỡng tại tỉnh nhà Nam Định, Huyền được tập trung vào đội tuyển quốc gia.

Vào năm 2012, Huyền giành HCV giải điền kinh trẻ Đông Nam Á nội dung 400m. Năm 2014, cô thi đấu tại ASIAD nhưng chưa có thành tích đột phá. Không nản lòng, Huyền tiếp tục nỗ lực tập luyện và đã mang về tới 4 huy chương vàng ở các nội dung 400m, 400m rào, tiếp sức 4x200m và tiếp sức 4x100m nữ tại Đại hội thể dục thể thao toàn quốc 2014.

Huyền đã giành 2 HCV cá nhân và 1 HCV trong nội dung tiếp sức 4x400m nữ trong SEAGames 28. Cô cũng phá kỷ lục SEA Games ở nội dung 400m rào nữ tồn tại suốt 20 năm qua với thời gian 56 giây 15, đồng thời cũng vượt chuẩn Olympic (56 giây 20) để trở thành VĐV Việt Nam đầu tiên giành vé tham dự Olympic Rio 2016.

Cô gái nhận học bổng các trường hàng đầu thế giới Nguyễn Hoàng Quyên


Hoàng Quyên (giữa) từng được 6 ĐH danh tiếng Mỹ nhận học với suất học bổng toàn phần.

Hoàng Quyên (giữa) từng được 6 ĐH danh tiếng Mỹ nhận học với suất học bổng toàn phần.

Quyên là cựu học sinh trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam, từng giành học bổng ASSIST để được học 1 năm tại trường THPT The Latin School tại Chicago, Mỹ năm học 2010-2011.

Ngoài ra, Quyên cũng là thành viên năng nổ của tổ chức tình nguyện phi lợi nhuận SEALNet, tổ chức tình nguyện dành cho các bạn học sinh, sinh viên trên toàn thế giới.

Với những nỗ lực của mình, Quyên từng được 6 trường đại học nhận với học bổng toàn phần: Đại học Yale, Đại học Chicago, Đại học Brown, Đại học Colombia, Đại học Stanford và Đại học Harvard. Và Quyên đã từ chối các trường tên tuổi không kém như Havard hay Yale để lựa chọn Đại học Stanford.

Hoàng Dung (tổng hợp)



Xem nguồn

Hy vọng nền giáo dục nước nhà sẽ tiếp tục đi lên mạnh mẽ

Posted: 28 Jan 2017 01:06 AM PST


GS.TS Phạm Văn Điển, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Lâm Nghiệp Việt Nam: Cần có cơ chế khuyến khích “Gà quí” đẻ “Trứng vàng”.


GS.TS Phạm Văn Điển

GS.TS Phạm Văn Điển

Tôi ủng hộ nhiều điểm mới trong bản thảo của Thông tư ban hành quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì biên soạn đang lấy ý kiến góp ý. Đó là những đổi mới rất cần thiết và tiến bộ, nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ ở nước ta theo hướng hội nhập khu vực và quốc tế.

Theo tôi, có một số điểm quan trọng cần được cân nhắc thêm để hoàn thiện bản quy chế. Chẳng hạn, về thẩm định luận án, cần giao trách nhiệm nhiều hơn cho người hướng dẫn, không cần phải phản biện kín (còn gọi là phản biện độc lập). Khi người hướng dẫn và các thành viên của hội đồng nhất trí thông qua, họ sẽ chịu trách nhiệm trước nhà nước và xã hội. Đây cũng là thương hiệu của họ. Không cần phải phản biện kín. Nên lấy kết quả thực hiện luận án làm thước đo chủ yếu.

Cần giảm bớt các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho nghiên cứu sinh đầu tư vào chất lượng chuyên môn. Về cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo, cũng cần đưa ra khung tiêu chuẩn với từng nhóm chuyên ngành. Về tổ chức thực hiện, cần quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong việc đảm bảo các điều kiện cần và đủ cho quá trình đào tạo tiến sĩ ở trong nước. Nên quy định rõ hơn về khuyến khích các nhà khoa học ngoài nước hướng dẫn nghiên cứu sinh ở Việt Nam…

Những quy định mang tính chuyên ngành nêu trên là khá tốt và tích cực. Tuy nhiên, để biến ý tưởng của Ngành thành kết quả thực tiễn, rất cần một cơ chế đa ngành nữa nhằm khuyến khích “gà quí” đẻ “trứng vàng” và “trứng vàng” cần được nuôi dưỡng tốt để trở thành “gà quí”. Cơ chế ở đây căn bản là yếu tố tự chủ và nguồn tài chính hỗ trợ cho cả người hướng dẫn và nghiên cứu sinh, đồng thời là tạo môi trường học tập và làm việc cho các nhà khoa học.

Năm Đinh Dậu đã đến, tôi hy vọng nền giáo dục nước nhà sẽ tiếp tục đi lên mạnh mẽ, đầy tự tin và sôi nổi từ mùa xuân này.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – ĐH Quốc gia Hà Nội: Hãy nhận thức đầy đủ các cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.


GS.TSKH Nguyễn Đình Đức

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức

Những năm vừa qua sự nghiệp đổi mới giáo dục đại học của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và từng bước hội nhập với các chuẩn mực quốc tế. Cụ thể, đã có những điều chỉnh tích cực trong đổi mới tuyển sinh và triển khai hiệu quả việc kiểm định chất lượng tại các cơ sở giáo dục đại học.

Sang năm mới Đinh Dậu, tôi mong muốn việc đổi mới giáo dục đại học trước hết tập trung vào việc nâng cao chất lượng đào tạo tiến sỹ: chú trọng từ khâu tuyển đầu vào, quá trình đào tạo cho đến chuẩn đầu ra; thứ hai, là đổi mới các tiêu chuẩn xét duyệt và nâng cao chất lượng đội ngũ GS, PGS đồng thời có chế độ đãi ngộ tương xứng; thứ ba, là đẩy nhanh và mạnh hơn nữa việc kiểm định các chương trình đào tạo và các cơ sở giáo dục đại học; thứ tư là đổi mới chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng và kỹ năng thực tế cho sinh viên đại học để khi ra trường có thể tìm ngay được việc làm và khởi nghiệp.

Và điều cuối cùng, tôi muốn gửi gắm tới thế hệ trẻ hãy tự trang bị cho mình một nền tảng tri thức khoa học và ngoại ngữ vững vàng, tự tin vào năng lực cá nhân, tích cực, chủ động hội nhập với khu vực và thế giới.

Trong không khí rộn ràng của mùa xuân, tôi mong muốn mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là các nhà khoa học và các bạn trẻ, hãy nhận thức đầy đủ các cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phát huy cao nhất sự chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của mình, chung tay góp sức nắm bắt những thời cơ và vận hội mà cuộc cách mạng này mang đến, đưa đất nước chúng ta được phồn vinh, tiến nhanh, tiến mạnh, đuổi kịp các nước tiên tiến và vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu.

GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế quốc dân: Trường đại học phải là người chịu trách nhiệm về sinh viên thất nghiệp


GS.TS Trần Thọ Đạt

GS.TS Trần Thọ Đạt

Các bản tin thị trường lao động gần đây cho thấy số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học không kiếm được việc làm hiện tại đã là hơn 200.000 và có chiều hướng gia tăng. Thất nghiệp của sinh viên đại học thực sự đã và đang trở thành mối lo lớn của nhiều trường đại học, và đang tạo sức ép lớn của xã hội đối với cả quản lý của ngành giáo dục đào tạo về chất lượng đào tạo, về sự thích ứng của sản phẩm đào tạo của các trường đai học đối với nhu cầu xã hội.

Theo góc độ kinh tế học, thất nghiệp xảy ra khi cung và cầu trên thị trường lao động không ăn khớp, cung vượt cầu ở các thị trường việc làm cụ thể. Trước hết, cần chú ý là kinh tế học phân biệt thất nghiệp thành 2 nhóm: dài hạn và ngắn hạn. Thất nghiệp dài hạn hay thất nghiệp tự nhiên là mức thất nghiệp được duy trì ngay cả khi nền kinh tế đạt cân bằng dài hạn. Thất nghiệp tự nhiên gồm thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu,…trong đó thất nghiệp tạm thời có nguyên nhân từ việc người lao động cần có thời gian để tìm kiếm công việc phù hợp với khả năng của mình, sinh viên mới gia nhập thị trường lao động,…Về ngắn hạn, thất nghiệp được coi là có tính chu kỳ do nền kinh tế dao động theo chu kỳ và khi sản lượng thực tế thấp hơn mức cân bằng dài hạn.

Tìm hiểu sâu thêm về tình trạng thất nghiệp của sinh viên tốt nghiệp đại học hiện nay, ta có thể thấy một số nguyên nhân cả từ phía cung và phía cầu như Trong thời gian qua, "cung" đã tăng quá mạnh do thành lập thêm quá nhiều trường đại học, quy mô đào tạo đại học đã gia tăng quá mạnh so với khả năng hấp thụ của nền kinh tế, đặc biệt là ở một số ngành.

Chỉ tiêu tuyển sinh đại học hiện nay về cơ bản là xác định theo "năng lực đào tạo" của các trường đại học, rất ít dựa trên đánh giá hay điều tra về cầu của thị trường lao động, đặc biệt là cầu dài hạn từ 4-5 năm trở lên (ứng với một chu kỳ đào tạo đại học).

Về phía cầu, chúng ta thiếu những cơ sở dữ liệu và đánh giá đủ chi tiết về nhu cầu thị trường việc làm làm căn cứ để các trường đại học tổ chức tuyển sinh và đào tạo.

Bên cạnh đó, có sự thiếu gắn kết giữa trường đại học với thị trường việc làm và công giới. Hiện tại chuẩn đầu ra của hầu hết các trường đại học còn khá chung chung, chủ yếu là mang tính chất "có để báo cáo Bộ". Vai trò của các hội và tổ chức nghề nghiệp trong việc phối hợp với các trường đại học để xác định các tiêu chuẩn nghề nghiệp còn rất yếu.

Trong mấy năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của đất nước gặp khó khăn và đà tăng trưởng có xu hướng chững lại. Các giải pháp trước mắt cần tập trung vào khắc phục những khiếm khuyết nêu trên.

Tôi tán thành với quan điểm của Bộ trưởng khi cho rằng trước hết là các trường đại học phải là người chịu trách nhiệm về sinh viên thất nghiệp. Các trường cần có những nghiên cứu đánh giá toàn diện và chính xác hơn về việc làm của sinh viên khi ra trường, điều tra đánh giá "theo vết" thường xuyên việc làm của sinh viên, về chuyển đổi nghề nghiệp cụ thể, về thu nhập và ý kiến phản hồi của cựu sinh viên về ngành/chuyên ngành và chương trình đào tạo, mạnh dạn dừng đào tạo và xóa bỏ những ngành đào tạo không còn phù hợp. Chúng ta cũng cần tăng cường gắn kết đổi mới chương trình đào tạo và cụ thể hóa chuẩn đầu ra trên cơ sở tham vấn các tiêu chuẩn nghề nghiệp của các tổ chức và hiệp hội nghề nghiệp.

Về phía Bộ Giáo dục Đào tạo cũng cần thực thi ngay những biện pháp rà soát về hiện trạng đào tạo và việc làm của sinh viên tốt nghiệp của các trường, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các chuẩn đầu ra đã công bố, cương quyết giải thể các trường hoặc dừng đào tạo các ngành nhiều năm không tuyển sinh được,…

Hiện tại các trường đại học rất cần có các thông tin đầy đủ và cập nhật hơn về những phân tích đánh giá mang tính dự báo dài hạn hơn và chi tiết hơn về thị trường lao động trên cơ sở phối hợp của hệ thống thông tin quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hôi và Tổng cục Thống kê,…

TS Đàm Quang Minh, Tổ chức giáo dục Hoa Kỳ (IAE): Năm 2017, giáo dục Việt Nam tiếp tục có nhiều thách thức và trăn trở.


TS Đàm Quang Minh

Năm 2017, giáo dục Việt Nam tiếp tục có nhiều thách thức và trăn trở. Số học sinh, sinh viên Việt Nam đi du học ngày càng tăng cao. Năm 2016, lượng du học sinh tăng khoảng 15% đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có số học sinh – sinh viên du học lớn trên thế giới.

Vận hành giáo dục đại học Việt Nam có thể coi như lái xe mà thiếu các đồng hồ thông báo các chỉ số. Các số liệu về thị trường lao động để định hướng giáo dục còn rất thiếu. Các hệ thống kiểm định đang bước đầu hình thành nhưng vận hành vẫn mang tính hình thức và nặng về hành chính. Đây là những yếu tố quan trọng nhưng cũng không dễ hình thành ngay.

Bản thân các trường đại học không nhiều trường có được mối liên hệ hữu cơ với các doanh nghiệp dẫn tới việc cử nhân ra trường không làm được việc theo yêu cầu thực tế. Tuy nhiên những thông tin này không được công bố một cách minh bạch. Việc các giảng viên ít có liên hệ thực tế cũng dẫn tới việc bài giảng ít cập nhật và nghèo nàn về chất lượng.

Năm 2017 cũng đã bắt đầu xuất hiện những điểm sáng trong phát triển giáo dục nói chung. Các trường đại học kể cả những trường có uy tín lâu đời cũng đã bắt đầu cảm nhận được sự cạnh tranh để có được những sinh viên xuất sắc.

Sau giai đoạn khoảng 10 năm khá lộn xộn của sự phát triển các trường đại học tư thục thì nay đã định hình ra những trường có uy tín trong xã hội như các trường ĐH RMIT, ĐH FPT, ĐH Hoa Sen, ĐH Duy Tân, ĐH Quốc tế Miền Đông, ĐH Thăng Long, …

Những trường đại học tai tiếng hoặc hoạt động kém hiệu quả đã bị loại ra khỏi bản đồ giáo dục đại học như trường hợp ĐH Hà Hoa Tiên. Các Trường Đại học công lập cũng có những chuyển mình đáng kể để đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới như ĐH Quốc gia Tp.HCM, ĐH Ngoại thương, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Y Hà Nội.

Quá trình này sẽ còn tiếp diễn và định hình thành những bản sắc riêng biệt của mỗi trường nhằm đáp ứng nhu cầu phát đa dạng của người học.

Năm 2017 sẽ là năm thách thức đối với tân Bộ trưởng Bộ giáo dục & đào tạo khi bước sang năm vận hành đầy đủ đầu tiên. Các mục tiêu chính sách mới phù hợp với quy luật phát triển của quốc tế nhưng sẽ vẫn là câu hỏi mở về mức độ thành công.

Những chính sách như trao quyền tự chủ cho giáo dục đại học một cách sâu rộng, tạo sự đa dạng về sách giáo khoa phổ thông hay tăng cường kiểm định đại học là những định hướng đúng đắn và cần thiết để vừa tạo sự đa dạng trong phát triển mà vừa yêu cầu nâng cao chất lượng.

Nhật Hồng (ghi)



Xem nguồn

Bạn có nhận ra quốc kỳ các nước?

Posted: 28 Jan 2017 12:24 AM PST


Cảm ơn các bạn đã tham gia làm trắc nghiệm. Mời các bạn tiếp tục đón đọc những trắc nghiệm tiếp theo!

Xuân Vũ

Tổng hợp

Dùng chuột để xoay ảnh ↔‘, id));

var desc = $control.find(‘.spin-desc’);
var l = (me.width – desc.width()) / 2;
desc.css(‘left’, l + “px”);

$control.css(‘height’, ‘auto’);

var slides = [];

for (var i = 0; i “;
$(“.VCSortableInPreviewMode[type=3]”).append(htmImg);

}
}
setTimeout(function () {
w360 = $(“.VCSortableInPreviewMode #LoadImgGetWH360”).width();
h360 = $(“.VCSortableInPreviewMode #LoadImgGetWH360”).height();
$(“.VCSortableInPreviewMode #LoadImgGetWH360”).remove();
//console.log(w360 + ‘-‘ + h360);
$(“#slide-360-” + id).spritespin({
// path to the source images.
source: slides,
width: 460, // width in pixels of the window/frame
height: (460 * h360 / w360), // height in pixels of the window/frame
//width: 460, // width in pixels of the window/frame
//height: 330, // height in pixels of the window/frame

frameTime: me.frameTime,
onLoad: function () { me.bindButton(id); }
});
}, 2000);
//

//
}
}
});
},
bindButton: function (id) {
$(‘#reload-spin-‘ + id).bind(‘click’, function () {
$(“#slide-360-” + id).spritespin({
animate: true
});
});
$(‘#slide-360-‘ + id).hover(function () {
$(this).next().hide();
}, function () {
$(this).next().show();
});
}
};

$(“.VCSortableInPreviewMode”).each(function () {
//var img = new Image();
//img.src = image.src;
// return {
// width: img.width,
// height: img.height
// };
if ($(this).attr(“type”) == “3”) {
LoadBox360Details.width = $(this).width();
LoadBox360Details.height = $(this).height();
LoadBox360Details.init($(this));
}
else if ($(this).hasClass(“PanoramaPhoto”)) {
PanoramaViewer.init($(this));
}

});

‘);
}
me.fbLoad(‘//connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js’, function () {
FB.init({
appId: me.appId,
status: me.status,
xfbml: me.xfbml,
version: me.version
});

FB.Event.subscribe(‘xfbml.render’, me.renderButton);
FB.Event.subscribe(‘edge.create’, me.likeCB);
});
});
},
fbParse: function (ele) {
try {
FB.XFBML.parse(ele);
} catch (e) {
}
},
fbLoad: function (url, callback) {
callback = (typeof callback != ‘undefined’) ? callback : {};

$.ajax({
type: “GET”,
url: url,
success: callback,
dataType: “script”,
cache: true
});
},
getLikeShareCount: function (url, eleShare, eleLike, eleTotal) {
$.ajax({
type: “GET”,
dataType: “json”,
url: ‘http://api.facebook.com/restserver.php?method=links.getStats&format=JSON&urls=’ + url,
success: function (msg) {
if ($(eleShare) != null) {
var iCount = msg[0].share_count;
if (iCount == 0) {
$(eleShare).html(”);
}
else {
$(eleShare).html(iCount);
}
}

if ($(eleLike) != null)
$(eleLike).html(msg[0].like_count);

if ($(eleTotal) != null)
$(eleTotal).html(msg[0].total_count);
}
});
},
shareClick: function (hr) {
var wleft = screen.width / 2 – 700 / 2;
var wtop = screen.height / 2 – 450 / 2;

var link = hr != null ? hr : document.location.href;

var w = window.open(“http://www.facebook.com/sharer.php?u=” + link, “chia sẻ”,
‘toolbar=no, location=no, directories=no, status=no, menubar=no, scrollbars=no, resizable=no, copyhistory=no, width=700, height=485, top=’ + wtop + ‘, left=’ + wleft
);
w.focus();
return false;
},
fanpage: function () {
setTimeout(function () {
if (!$(‘.social-share .fb-like iframe’).is(‘:visible’))
$(‘.social-share’).remove();
}, 10000);
},
renderButton: function () {
$(‘.fb-send’).removeClass(‘hidden’).show().parent(‘.fbSendWrap’).children(‘:not(“.fb-send”)’).remove();
$(‘.fb-like’).removeClass(‘hidden’).show().parent(‘.fbLikeWrap’).children(‘:not(“.fb-like”)’).remove();
$(‘.imglikefake’).addClass(‘hidden’);
//console.log(‘vao’);
},
likeOnload: function (obj, width, height) {
$(obj).css({ ‘display’: ‘block’, ‘width’: width, ‘height’: height });
}
};
fbClient.init();
//fbClient.getLikeShareCount(‘http://dantri.com.vn/news-20170123092227776.htm’, ‘.chiasefb i’);



Xem nguồn

Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm, chúc Tết các trí thức tiêu biểu của thủ đô Hà Nội | Giáo dục

Posted: 27 Jan 2017 04:00 PM PST


Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chúc tết GS Vũ KhiêuChủ tịch nước Trần Đại Quang và Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chúc tết GS Vũ Khiêu

Đến thăm, chúc Tết GS, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ tình cảm kính trọng đối với một nhà khoa học có uy tín, tâm huyết với sự nghiệp văn hóa, khoa học của nước nhà. Khẳng định "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, để đất nước tận dụng được những thời cơ, vận hội, vượt lên các thách thức, khó khăn đan xen thì phải dựa vào sức mạnh cội nguồn, đó chính là nền văn hóa Việt. Vì vậy, lĩnh vực giáo dục – đào tạo có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng con người Việt Nam trong thời đại mới, đủ tầm, đủ sức đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang chúc GS Vũ Khiêu mãi "Trường lạc – Vĩnh khang", tiếp tục cống hiến trí tuệ cho đất nước, cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. GS Vũ Khiêu cảm ơn những tình cảm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, bày tỏ tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.



Chủ tịch nước Trần Đại Quang chúc Tết giáo sư Hà Minh Đức và gia đình

Thăm và chúc Tết GS, Nhà giáo nhân dân Hà Minh Đức, bày tỏ sự trân trọng đối với những đóng góp của GS Hà Minh Đức trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, Chủ tịch nước mong Giáo sư Hà Minh Đức tiếp tục cống hiến bồi dưỡng thế hệ trẻ noi gương và kế thừa các thế hệ đi trước, đóng góp công sức, trí tuệ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.


Thăm và chúc tết GS. Nhà giáo nhân dân Trần Thu Hà

Tới thăm và chúc Tết Giáo sư – tiến sĩ, Anh hùng Lao động, Nhà giáo nhân dân, Nghệ sĩ nhân dân Trần Thu Hà, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước luôn ghi nhận và coi trọng vai trò to lớn của văn học, nghệ thuật trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc. Chủ tịch nước cũng chúc Giáo sư – tiến sĩ, Anh hùng Lao động, nhà giáo nhân dân, nghệ sĩ nhân dân Trần Thu Hà mạnh khỏe, tiếp tục đóng góp trong lĩnh vực đào tạo văn hóa nghệ thuật, góp phần phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bày tỏ xúc động và cảm ơn sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với độ ngũ trí thức trong lĩnh vực nghệ thuật Giáo sư – tiến sĩ, Anh hùng Lao động, Nhà giáo nhân dân, Nghệ sĩ nhân dân Trần Thu Hà đã khẳng định, việc Chủ tịch nước cùng Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, GS Trần Văn Nhung đến thăm và chúc tết Đinh Dậu 2017 là sự khích lệ lớn lao để các trí thức tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ cho đất nước.



Xem nguồn

Tết Nguyên đán được cố định vào ngày đầu tháng Giêng từ khi nào?

Posted: 27 Jan 2017 03:16 PM PST


Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, cùng với văn hóa Tết Âm lịch của các nước Đông Á.

Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên…

Nhưng từ khi nào Tết Nguyên Đán lại được cố định vào ngày đầu tháng Giêng?

Ngân Anh



Xem nguồn

Comments

  1. Rất cảm ơn về bài viết của bạn, bài viết rất hay và ý nghĩa.
    Nếu có các nhu cầu về thiết kế, thi công các sản phẩm nội thất như: bàn ghế sofa, giường tủ, thi công trọn gói có thể liên hệ bên Mozza mình nhé. Click vào đây để xem chi tiết nhé các bạn:
    siêu thị nội thất
    bàn trà đẹp
    đèn trang trí
    xưởng sản xuất ghế sofa
    xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất
    hãy liên hệ cho mình nhé. Cảm ơn !
    _______________________________________________
    SIÊU THỊ GHẾ SOFA MOZZA
    Địa chỉ: 66 - Tương Mai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
    Điện thoại: 093 628 3333 - 04 6674 9999


    ReplyDelete
  2. Rất nhiều thông tin hữu ích, cám ơn bạn. mời bạn ghé qua website ủng hộ mình nhé Gia su Toan lop 5 tại Ha Noi

    ReplyDelete

Post a Comment