Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Chân dung nhà giáo trẻ nhất nước đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư

Posted: 12 Oct 2016 09:50 AM PDT


Nhà giáo Trần Đình Thắng hiện đang là Phó trưởng khoa Hóa học, Trường ĐH Vinh Nhà giáo Trần Đình Thắng hiện đang là Phó trưởng khoa Hóa học, Trường ĐH Vinh

Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách những người đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư năm 2016. Trong đó, PGS. Tiến sỹ Trần Đình Thắng, Trường Đại học Vinh là người trẻ tuổi nhất được xét phong hàm giáo sư trong đợt này.

PGS. Tiến sỹ Trần Đình Thắng, sinh năm 1975 tại huyện Thanh Chương và đã có nhiều năm làm công tác giảng dạy tại trường đại học. Năm 2012, anh được phong hàm Phó Giáo sư và hiện đang làm Phó Trưởng khoa Hóa học – Trường Đại học Vinh.

Là người thứ 3 ở Trường Đại học Vinh được xét phong hàm giáo sư và cũng là trẻ nhất, PGS. TS Trần Đình Thắng vui mừng chia sẻ: Sau nhiều năm nỗ lực cố gắng cuối cùng cũng đã được công nhận. Kết quả này, cũng chính là động lực lớn để tôi tiếp tục con đường nghiên cứu và giảng dạy của mình.

Trong quá trình công tác, thầy giáo Trần Đình Thắng đã có rất nhiều thành tích trong công tác nghiên cứu và giảng dạy. Trong đó, nổi bật đã xây dựng được nhóm nghiên cứu liên ngành Hóa-Sinh-Dược-Công nghệ thực phẩm đầu tiên gồm các nhà khoa học trong và ngoài nước (Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan…) chuyên nghiên cứu về các hợp chất có hoạt tính sinh học của nấm lớn ở Việt Nam.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn chính của việc nghiên cứu này là nghiên cứu công nghệ phân lập, nuôi cấy, chiết xuất các hợp chất có hoạt tính sinh học cao từ nấm lớn để phát triển thuốc mới và thực phẩm chức năng.

Bên cạnh đó, đã chuyển giao công nghệ một số chủng nấm có hoạt tính sinh học cho công ty BIO-ANHA, chuẩn bị chuyển giao quy trình sản xuất thực phẩm chức năng kháng viêm từ loài nấm Hexagonia cho công ty dược phẩm.

Thầy Trần Đình Thắng cũng đã có 75 công bố quốc tế (ISI) có uy tín gồm 26 SCI và 49 SCIE. Đồng thời đã tích cực hợp tác với các chuyên gia và cơ sở khoa học, đào tạo trong và ngoài nước, cùng viết sách, đồng hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh với các giáo sư nước ngoài; tổ chức nhiều hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế.

Ngoài là giảng viên Trường Đại học Vinh, PGS. Tiến sỹ Trần Đình Thắng còn là Ủy viên thường vụ Hội hóa học hữu cơ, Kỹ thuật hóa học, Hợp chất thiên nhiên, Hội Hóa học Việt Nam.



Xem nguồn

Thầy giáo vay tiền xây trường cho học sinh được Thủ tướng tặng bằng khen

Posted: 12 Oct 2016 09:08 AM PDT


Trước đó, báo Dân trí đã có một loạt bài viết về những việc làm tốt đẹp của các thầy, cô Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Đăk Rong. Để những học sinh thân yêu của mình có môi trường học tốt nhất, thầy Tuấn đã tự mình vay tiền về xây dựng trường cho học sinh. Thầy Tuấn đã vận động các phụ huynh học sinh góp ngày công, còn riêng thầy Tuấn thì vay nợ để mua nguyên vật liệu về dựng thêm phòng học, nhà ăn… cho học sinh.

Thầy Tuấn cùng các giáo viên vào làng vận động học sinh lúc nửa đêm.

Thầy Tuấn cùng các giáo viên vào làng vận động học sinh lúc nửa đêm.

Không chỉ vậy, hàng tuần, thầy Tuấn cùng các thầy cô trong trường không quản khó khăn, vào từng nhà học sinh để chở các em đến trường, chăm nuôi các em tại trường để các em có điều kiện học tập tốt nhất….

Thầy Tuấn trực tiếp lấy cơm cho các học trò của mình.

Thầy Tuấn trực tiếp lấy cơm cho các học trò của mình.

Ngoài ra, còn có một số cá nhân và tập thể khác trong tỉnh Gia Lai cũng được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ đợt này.

Các tập thể, cá nhân này đã có thành tích trong công tác giáo dục và đào tạo từ năm học 2012-2013 đến năm học 2015-2016, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Tuệ Mẫn



Xem nguồn

Đáp án của câu đố mẹo thách thức mọi lời giải

Posted: 12 Oct 2016 08:26 AM PDT


Câu đố mẹo điền vào ô trống tưởng chừng đơn giản nhưng hầu hết câu trả lời đều đưa đáp án sai.

bài toán hay, câu đố mẹo
Câu đố điền vào ô trống và đáp án không phải là 6.

Câu đố trước đó đã đưa gợi ý “hãy suy nghĩ thoát ra khỏi cái bảng”, “nhìn ở một góc độ khác” và “không có kỹ năng toán học nào giải được câu đố này”. Đáp án đúng là chữ “R” bởi đây là hình ảnh của chiếc cần số trên xe ô tô.

bài toán hay, câu đố mẹo
Đáp án của câu đố vui
  • Nguyễn Thảo(Theo Bright Side)



Xem nguồn

“Đừng học chỉ để bố mẹ vui hay hàng xóm không nói xấu về mình”

Posted: 12 Oct 2016 07:43 AM PDT


– Các bạn trẻ Việt cần thay đổi tư duy và xác định được mục đích học của bản thân là gì thay vì chỉ để làm hài lòng bố mẹ hay đơn giản là để hàng xóm không nói xấu về bản thân mình.

Đó là chia sẻ của ThS. Bùi Quang Minh (Minh Beta, MBA ĐH Harvard) với các bạn sinh viên tại chương trình Chào tân sinh viên với chủ đề Học chủ động do vừa được tổ chức cuối tuần qua.

Trường ĐH FPT, Minh Beta

ThS. Bùi Quang Minh (Minh Beta, MBA ĐH Harvard) chia sẻ về cách học chủ động.

Theo anh Minh, khi mà những động lực học không xuất phát từ chính bên trong bản thân mỗi bạn trẻ, để nuôi dưỡng luôn cần phải có người khác đứng phía sau thúc đẩy.

Trải nghiệm từ bản thân, anh cho rằng điều các bạn trẻ hiện nay cần có là động lực cho chính mình.

"Nó đến từ việc các bạn cần biết mình học để làm gì. Tôi nghĩ việc học không phải chỉ để vinh thân, tề gia hay đơn giản là kiếm được nhiều tiền hay được nhiều người trong xã hội trọng vọng. Kiến thức sẽ giúp các bạn tồn tại tốt hơn, làm được nhiều việc hơn và giúp được những người khác trong xã hội. Khi động lực xuất phát từ bên trong chính bạn, hứng thú với mỗi việc bạn làm sẽ nhiều hơn".

Dẫn chứng ở bản thân anh Minh khi từng là ông chủ chuỗi cửa hàng café, bánh ngọt với những thành công nhất định.

Nhưng khi nhận thấy bản thân ngày càng có một sức ì nhất định, anh quyết định tiếp tục ra nước ngoài học để tiếp cận những luồng tư tưởng mới, để có thể cập nhật kiến thức cho bản thân mình hơn.

Anh Minh dẫn chứng hiệu quả của chủ động từ việc học của bản thân cũng như tiếp cận thông tin từ một tư duy lý thuyết về kinh doanh là thị trường có nhiều phân khúc khi học để áp dụng vào thị trường Việt Nam trong lĩnh vực rạp chiếu phim và đã thành công với nó. Đó là có thể không đối đầu, cạnh tranh trực tiếp mà có thể mở rộng thị trường bằng cách nhắm vào phân khúc khách hàng khác.

Đồng quan điểm, thầy Vũ Khắc Ngọc cho rằng, các giảng viên ở bậc đại học sẽ chỉ giảng dạy theo tính chất định hướng chủ yếu.

Do đó việc các bạn trẻ cần chủ động trong việc học là hết sức quan trọng.

"Tuy nhiên, một trong những điểm yếu của sinh viên Việt Nam là rất bị động trong việc học. Thực tế, thường chỉ trước một thời gian ngắn trước thi các bạn mới ôn luyện, chứ trước đó chủ yếu là chơi nhiều hơn học".

Thầy Ngọc cho rằng, hiện các nguồn tài liệu, giáo trình trên mạng luôn cập nhật trong khi sinh viên khá bị động trong việc tìm kiếm, cập nhật để nâng cao trình độ của mình. Như hình thức học trực tuyến, học sinh được hoàn toàn chủ động về chi phí, thời gian, địa điểm học tập, nhưng chỉ khi học tập chủ động, học sinh mới có thể đạt hiệu quả.

Cần "phá cách" trong cách học

Bàn về việc học chủ động, TS Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT cũng nêu lên một thực tế:

"Chúng ta có thể thấy những người giỏi nhất ở bậc tiểu học chưa chắc đã giỏi nhất ở bậc THCS, điều này cũng tương tự ở các bậc THPT và ĐH. Nhưng quan trọng nhất là những người giỏi nhất ở bậc ĐH chưa chắc đã là những người thành công nhất trong cuộc sống".

Trường ĐH FPT, Minh Beta

TS Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT.

Điều này để thấy nếu không chủ động thì kết quả mỗi người sẽ thay đổi rất nhiều.

Do đó, để thành công cần theo đuổi tới cùng đam mê của mình và dám trả giá cho điều đó.

Ông Minh chia sẻ thêm: "Thực tế là, ở trong lớp, những người thành công đôi khi là những người rất nghịch ngợm, phá cách, dám đặt lại vấn đề theo một cách khác, dám đưa ra một lời giải khác thay vì lời giải quen thuộc. Xã hội luôn phát triển, muốn thành công, chúng ta phải mở ra những kinh nghiệm mới cho tương lai".

Ông Đặng Quang Hùng, đại diện hệ thống giáo dục Hocmai cho rằng, học trực tuyến hoàn toàn không phải là chìa khóa vạn năng.

"Cũng như mọi hình thức học khác, học trực tuyến không thể giải quyết tiêu cực từ phía chủ quan học sinh như ý thức học, tinh thần học. Điểm tích cực của hình thức này là hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện, không bị ảnh hưởng bởi bất cứ yếu tố nào".

Ông Hùng chia sẻ thêm, học sinh dù "phá cách" nhưng cũng cần tỉnh táo lựa chọn cơ sở giáo dục chất lượng, quan trọng nhất là phù hợp với bản thân mình.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Hơn 90% trẻ vị thành niên Sài Gòn có xu hướng nghiện Facebook

Posted: 12 Oct 2016 07:01 AM PDT


Một nghiên cứu được tiến hành bởi Trường ĐH Sư phạm TP. HCM năm 2015 cho thấy, có tới hơn 93% trẻ từ lứa tuổi từ 15-18 có xu hướng hoặc nghiện facebook ở mức độ nhẹ.

Nghiên cứu “Hành vi nghiện Facebook của vị thành niên từ 15 đến 18 tuổi tại TP.HCM” do PGS. TS Huỳnh Văn Sơn chủ trì cho thấy, chỉ 10% đối tượng được khảo sát chưa đủ dấu hiệu khẳng định nghiện facebook.

trào lưu nói là làm, nghiện facebook, trẻ vị thành niên
Hiện tượng “nghiện facebook” ở những người trẻ đang để lại những hậu quả tiêu cực.

Trong khi đó, có tới 56,3% đối tượng khảo sát có xu hướng nghiện facebook, 37,5% ở mức độ nghiện nhẹ, 0,4% ở mức độ nghiện vừa và 0,2% ở mức độ nghiện nặng.

Điều thú vị là trong kết quả tự đánh giá của VTN thì, có 30.4% chưa đủ dấu hiệu nghiện, 32.9% có xu hướng nghiện, 28.5% nghiện nhẹ, 7% nghiện vừa, 1.2% nghiện nặng.

Theo các tác giả, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi nghiện facebook của trẻ vị thành niên bao gồm các yếu tố như: Mong muốn được nổi tiếng, gây được sự chú ý đến người khác, nhu cầu khẳng định bản thân.

Điều đáng nói “cảm thấy chán vì suốt ngày tham gia những hoạt động ở trường” cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ vị thành niên nghiện facebook.

Trong báo cáo khoa học tại hội thảo “Xây dựng văn hóa trong nhà trường” do Bộ GD-ĐT chức sáng nay, 12/10, hai tác giả PGS. TS Huỳnh Văn Sơn và ThS. Nguyễn Vĩnh Khương (Trường ĐH Sư phạm TP. HCM) coi việc nghiện facebook là một trong những biểu hiện của “sự xuống cấp nghiêm trọng của văn hóa học đường” bên cạnh những hiện tượng khác như bạo lực học đường hay tiêu cực trong thi cử.

Sử dụng facebook một cách quá mức dẫn đến nghiện FB đang dần trở nên đáng báo động đối với toàn xã hội Việt Nam hiện nay” – các tác giả viết.

Đối với nhiều bạn trẻ, facebook là niềm đam mê "tìm hiểu xã hội". Nhưng khi lạm dụng thái quá, thì đam mê ấy lại trở thành "nghiện" và ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập. Không ít trẻ vị thành niên mải mê facebook đến nỗi quên cả việc nhà, trì hoãn việc làm bài tập, học hành“.

Các tác giả cũng cho rằng, những người trẻ nghiện facebook sẽ bị ảnh hhưởng tới sức khỏe, tinh thần và cả cuộc sống.

Việc nghiên facebook của những trẻ vị thành niên cũng đang để lại những hậu quả không nhỏ.

TS. Hoàng Gia Trang, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, cho rằng các vụ bạo lực về tinh thần ngay trên mạng xã hội đang rất phổ biến ở Việt Nam thông qua vụ việc nữ sinh tự tử vì bị bạn bè ghép hình của mình với hình nhạy cảm rồi đăng lên facebook.

Mới đây, nhiều hiện tượng tiêu cực cũng xảy ra bắt đầu từ facebook như trào lưu “nói là làm” đang tràn lan. Trường hợp bé gái 13 tuổi sẵn sàng đốt trường vì nhận được 1.000 like trên facebook mới đây là một trường hợp rất điển hình.

Từ đó, hầu hết các tác giả tham dự hội thảo cho rằng, việc xây dựng văn hóa trong trường học là vô cùng cần thiết.

Đặc biệt, nhà trường cần xây dựng và sử dụng quy tắc ứng xử trong nhà trường một cách thiết thực và hiệu quả hơn để tạo ra một chuẩn mực hành vi, định hướng cho cách ứng xử của học sinh, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

Trong bài phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD Nguyễn Thị Nghĩa cũng khẳng định, hiện tại Bộ GD-ĐT đang triển khai đề xuất nguyên tắc xây dựng Quy tắc ứng xử trong môi trường giáo dục để triển khai trong các nhà trường.

3 năm chưa xây dựng xong bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường

Nêu ra những khó khăn trong việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường, ông Kiều Cao Trinh, Phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, sở này tiến hành xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường từ năm 2014, tuy nhiên, cho đến giờ phút này vẫn chưa hình thành được.

Ông Trinh cho biết, Sở GD-ĐT Hà Nội đã nhờ nhiều chuyên gia về tâm lý giáo dục để tư vấn, và trước mắt chỉ xây dựng bộ quy tắc cho khối THCS và khối THPT, song dù đã tổ chức tới mười mấy cuộc họp vẫn chưa ra được cái cuối cùng.

Theo ông Trinh, nguyên tắc xây dựng bộ quy tắc này là phải phù hợp đối tượng và nhà trường. Như Sở GD-ĐT Hà Nội chỉ xây dựng trên 3 mối quan hệ ứng xử trong nhà trường: Học sinh với học sinh, Giáo viên với học sinh và Học sinh với nhà trường.

Chúng tôi chỉ xây dựng 3 nội dung mà hơn 2 năm chưa xong dù có sự tham gia nhiệt tình của các chuyên gia” – ông Trinh nói.

Lê Văn – Thanh Hùng



Xem nguồn

Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục chuẩn bị báo cáo Quốc hội mô hình VNEN

Posted: 12 Oct 2016 06:19 AM PDT


 – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phân công các thành viên Chính phủ chuẩn bị một số báo cáo, nội dung phục vụ kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, dự kiến khai mạc vào ngày 20/10 tới đây.

Trong đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được phân công chuẩn bị Báo cáo của Chính phủ đánh giá về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đánh giá kết quả việc đổi mới trong các kỳ thi năm học 2015-2016 và dự kiến kỳ thi năm học 2016-2017.

Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng báo cáo về kết quả chương trình dạy học theo mô hình “trường học mới Việt Nam”Việt Nam (VNEN) và về việc dự kiến đưa các môn học ngoại ngữ (tiếng Nga, tiếng Trung…) vào các chương trình giáo dục.

Sau 3 năm triển khai thí điểm, mới đây Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã gửi một công văn tới các địa phương, đánh giá rằng mô hình VNEN có nhiều điểm tích cực, tạo được môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ trong nhà trường và lớp học.

Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình chưa thực sự phù hợp điều kiện của nhiều địa phương nên đã gặp khó khăn. Do chưa nhận thức đầy đủ, chưa được chuẩn bị chu đáo, một bộ phận ngại đổi mới hoặc áp dụng mô hình máy móc; việc triển khai nóng vội… dẫn đến việc tổ chức hoạt động giáo dục chưa đạt được hiệu quả mong muốn, gây ra những băn khoăn trong dư luận. Từ đó, Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương chủ động nghiên cứu, lựa chọn các thành tố tích cực của mô hình trường học mới để bổ sung vào phương thức giáo dục đang áp dụng; đồng thời tự chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục ở địa phương mình.



Xem nguồn

Tướng tình báo được công nhận đạt chuẩn giáo sư

Posted: 12 Oct 2016 05:37 AM PDT


Đó là trung tướng Phạm Ngọc Hùng hiện giữ chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục II, Bộ Quốc phòng.

Trong đợt xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2016, ngành Khoa học quân sự có 3 người được công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, 26 người được công nhận đạt phó giáo sư.

Ba người được công nhận đạt chuẩn giáo sư ngành Khoa học Quan sự là Thiếu tướng Phạm Đức Dũng, sinh năm 1962, Phó giám đốc phụ trách Đào tạo Học viện Hậu cần.

giáo sư, phó giáo sư, Trung tướng Phạm Ngọc Hùng, Thiếu tướng Đặng Trí Dũng, Thiếu tướng Phạm Đức Dũng

Thiếu tướng Phạm Đức Dũng

Người thứ hai là Thiếu tướng Đặng Trí Dũng, sinh năm 1962, Giám đốc Học viện Khoa học Quân sự, Bộ Quốc phòng.

giáo sư, phó giáo sư, Trung tướng Phạm Ngọc Hùng, Thiếu tướng Đặng Trí Dũng, Thiếu tướng Phạm Đức Dũng

Thiếu tướng Đặng Trí Dũng tại lễ khai giảng năm học mới của

Học viện Khoa học Quân sự

Người thứ ba là ông Phạm Ngọc Hùng hiện giữ chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục II (Tổng cục Tình báo), Bộ Quốc phòng.

Năm 2004, ông Phạm Ngọc Hùng được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục II, Bộ Quốc phòng. Năm 2014, ông Hùng được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục II, Bộ Quốc phòng

Ông Hùng được phong quân hàm Thiếu tướng  vào năm 2006, Trung tướng vào năm 2010.

Ngân Anh



Xem nguồn

Chi 525 tỷ đồng đào tạo học sinh, sinh viên hệ đại học và sau đại học

Posted: 12 Oct 2016 04:55 AM PDT


Theo kế hoạch đề án, giai đoạn từ năm 2016 – 2020, tỉnh Quảng Ngãi cử 250 HS-SV đưa đi đào tạo. Những năm tiếp theo, dự kiến đưa khoảng 400 HS-SV. Trong đó, tổng mức kinh phí chưa thành 3 giai đoạn gồm giai đoạn 1 (2016-2020) đầu tư 195 tỷ đồng, giai đoạn 2 (2021-2025) chi 165 tỷ đồng và giai đoạn 3 (2026-2030) bố trí 165 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh.

Đối tượng tuyển chọn cử đi đào tạo là học sinh THPT đạt thành tích xuất sắc trong học tập; người tốt nghiệp đại học hệ chính quy công lập trong nước và đại học ngoài nước xếp loại giỏi, xuất sắc.

Đề án triển khai góp phần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho tỉnh Quảng Ngãi (Ảnh minh họa).

Đề án triển khai góp phần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho tỉnh Quảng Ngãi (Ảnh minh họa).

Đối với người được cử đi đào tạo trong nước, hỗ trợ 70% các khoản chi phí đào tạo gồm học phí; chi phí bắt buộc phải nộp cho cơ sở đào tạo; bảo hiểm y tế tối thiểu bắt buộc trong thời gian đào tạo; tiền sinh hoạt phí hằng tháng bằng mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nhân hệ số lương bậc 1 của ngạch công chức loại A1.

Đối với người được cử đi đào tạo ở nước ngoài, hỗ trợ 100% học phí và các chi phí bắt buộc phải nộp cho cơ sở đào tạo; bảo hiểm y tế tối thiểu bắt buộc trong thời gian đào tạo ở nước ngoài; tiền vé máy bay (hoặc vé tàu) đi và về 01 lần, chi phí đi đường, phí thủ tục xuất, nhập cảnh (hộ chiếu, visa); phí chuyển và nhận tiền qua ngân hàng (nếu có); dịch vụ phải trả cho tổ chức thực hiện dịch vụ du học có liên quan; hỗ trợ sinh hoạt phí hằng tháng với 100% năm học đầu tiên, 85% năm học thứ 2 và 70% cho các năm học còn lại.

Người được cử đi đào tạo sau khi hoàn thành khoá học, nhân sự do cấp tỉnh phân công và bố trí công tác ít nhất 10 năm.

Trường hợp sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ và kết quả học tập, nếu người học không được bố trí, phân công công tác thì có quyền xin rút hồ sơ, tự đi xin việc tại các cơ sở khác không thuộc sự quản lý của tỉnh và không phải đền bù kinh phí đào tạo.

Hồng Long



Xem nguồn

Khiển trách giáo viên phạt học sinh nghỉ học không phép bằng thước

Posted: 12 Oct 2016 04:13 AM PDT


Trường Tiểu học Trù Sơn 2 (xã Trù Sơn, Đô Lương, Nghệ An).

Trường Tiểu học Trù Sơn 2 (xã Trù Sơn, Đô Lương, Nghệ An).

Trước đó, vào ngày 9/9, cô Nguyễn Thị Thủy (giáo viên chủ nhiệm lớp 3B) đã gọi 6 học sinh nghỉ học không phép trong các ngày 6-7-8/9 lên bục giảng. Sau khi nhắc nhở các em không được tự ý nghỉ học trong thời gian dài, ảnh hưởng đến chất lượng học tập, cô Thủy có dùng thước đánh vào mông của các em học sinh này.

Cho rằng việc cô Thủy dùng thước đánh học trò nghỉ học là không đúng, các phụ huynh đã có đơn tố cáo gửi Ban giám hiệu nhà trường. Trong đơn phụ huynh còn tố cáo thầy Phạm Xuân Hậu (chủ nhiệm lớp 5C) có hành vi tương tự.

"Nhà trường đã yêu cầu cô Thủy và thầy Hậu làm bản tường trình sự việc. Qua xác minh cho thấy tố cáo của phụ huynh đối với cô Nguyễn Thị Thủy là đúng. Thầy Phạm Xuân Hậu không đánh, không trách phạt học sinh mà chỉ nhắc nhở các em đi học đầy đủ. Trước đó, thầy Hậu có xoắn tai 1 học sinh để nhắc nhở em này trong buổi lao động trước lễ khai giảng năm học mới.

Cô Thủy có hình thức trách phạt học trò đứng trên bục giảng, dùng thước đánh 6 học sinh trước lớp là không đúng quy định, vi phạm quy định về giáo dục học sinh. Hội đồng kỉ luật nhà trường thống nhất kỉ luật với hình thức khiển trách đối với cô Nguyễn Thị Thủy, nhắc nhở, yêu cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với thầy Phạm Xuân Hậu", cô Đặng Thị Hương thông tin.

Sau đó, việc dạy và học tại Trường tiểu học Trù Sơn 2 diễn ra bình thường. Kết quả giải quyết đơn thư tố cáo cũng được thông báo đến các phụ huynh có tên trong đơn nhưng một số phụ huynh không đồng ý với mức xử lí kỉ luật này.

154 học sinh Trường Tiểu học Trù Sơn 2 chưa quay lại lớp học vì phụ huynh không đồng ý với mức xử lí kỉ luật đối với cô giáo Nguyễn Thị Thủy.

154 học sinh Trường Tiểu học Trù Sơn 2 chưa quay lại lớp học vì phụ huynh không đồng ý với mức xử lí kỉ luật đối với cô giáo Nguyễn Thị Thủy.

Trong buổi sáng ngày 3/10, 154 em học sinh thuộc 12 lớp/5 khối đã đồng loạt nghỉ học. Trung bình mỗi lớp nghỉ học 10-11 học sinh, lớp nhiều nhất có 17 học sinh nghỉ học. "Các phụ huynh yêu cầu nhà trường buộc thôi việc đối với cô Thủy mới cho con em quay trở lại trường. Nhà trường cùng chính quyền địa phương tiếp tục vận động phụ huynh đưa các em trở lại trường để đảm bảo quyền được học theo Luật phổ cập giáo dục nhưng đến nay (chiều ngày 12/10) vẫn chưa có kết quả", cô Hương cho biết.

Ngay sau khi 154 học sinh Trường TH Trù Sơn 2 đồng loạt nghỉ học, Sở GD-ĐT Nghệ An đã thành lập tổ công tác, trực tiếp làm việc với Phòng GD-ĐT huyện Đô Lương và Ban giám hiệu nhà trường.

"Hành vi của cô Thủy là sai, xâm phạm thân thể học sinh trong quá trình giáo dục. Tuy nhiên, việc xử lí kỉ luật phải được áp dụng theo quy định về xử lí kỉ luật đối với viên chức. Vi phạm của cô Thủy chưa đến mức phải buộc thôi việc.

Tổ công tác của Sở GD-ĐT yêu cầu nhà trường xử lí kỉ luật đối với viên chức vi phạm một cách khẩn trương, công khai, cầu thị. Bên cạnh đó, phải tăng cường công tác đối thoại, nói rõ quan điểm của ngành để phụ huynh học sinh hiểu và tạo sự đồng thuận, không để sự việc kéo dài. Tiếp tục vận động phụ huynh sớm đưa con em trở lại trường, không để ảnh hưởng đến việc tiếp nhận kiến thức. Nhà trường có kế hoạch tổ chức dạy bù cho học sinh khi các em quay trở lại trường", ông Trần Thế Sơn – Trưởng Phòng GD Tiểu học, Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết.

Hoàng Lam



Xem nguồn

Công nghệ và tự học thúc đẩy đổi mới đào tạo chuyên ngành kế toán

Posted: 12 Oct 2016 03:31 AM PDT


Đây là một nhận định quan trọng đưa ra tại Hội nghị Hợp tác Trao đổi kinh nghiệm Khu vực 2016 của ICAEW tại Kuala Lumpur – Malaysia vừa qua, bàn về quá trình phát triển và các mô hình tối ưu trong giảng dạy chương trình Kế toán công chứng (ACA) của ICAEW theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Hội nghị đã thu hút gần 300 đại biểu từ Australia, Trung Quốc, Dubai, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Myanma, Philipinnes, Singapore và Việt Nam tham dự.


Đoàn giảng viên đại học Việt Nam tham dự hội nghị

Đoàn giảng viên đại học Việt Nam tham dự hội nghị

Là tổ chức hàng đầu trong chuyên ngành kế toán, tài chính, ICAEW luôn nỗ lực phát triển các chương trình hợp tác về đào tạo và xây dựng một mạng lưới mạnh các cơ sở đào tạo cho đội ngũ giảng viên của mình tại khu vực Đông Nam Á.

Tại Hội nghị Hợp tác Đào tạo ICAEW 2016, công nghệ, tư duy ứng dụng và tự học được xác định là những yếu tố chính thúc đẩy đổi mới cho chương trình ACA.

Lợi thế so sánh về lâu dài của một quốc gia hay doanh nghiệp có được chính từ quá trình xây dựng, quản lý, phát triển, bảo đảm tính bền vững của nguồn vốn con người.

Hiện nay, nghề kế toán đang thu hút người học từ một loạt các ngành nghề như kinh doanh-tài chính, khoa học, kỹ thuật.

Từ năm 2017, chấm điểm bài thi trên máy tính

Từ tháng 3/2017, ICAEW sẽ bắt đầu áp dụng chương trình khảo thí vi tính đối với trình độ ACA Chuyên nghiệp và Bậc cao.Trong vòng hai năm, mọi hoạt động khảo thí ACA sẽ chuyển sang chấm điểm trên máy tính, bắt đầu từ bài thi các môn Tuân thủ thuế, Kiểm toán-Bảo đảm chất lượng.

Quyết định triển khai chương trình khảo thí vi tính trên là một bước đi phù hợp với môi trường công việc hiện nay, tiến trình phát triển nghề nghiệp, kinh nghiệm thực tiễn công việc, và đã được ICAEW đưa vào chương trình ACA.

Ngày nay, kế toán viên cần đóng vai trò người tư vấn và chỉ đạo doanh nghiệp về nhiều lĩnh vực. Để đáp ứng những đòi hỏi này, ACA chú trọng hơn đến việc ứng dụng kiến thức, kỹ năng, nhất là trong đánh giá trình độ ở bậc cao.Trong các đợt Hội thảo Khảo thí viên ACA, giảng viên được tạo điều kiện học hỏi về cách thức đánh giá phương pháp tư duy ứng dụng này.

Ông Mark Protherough, Giám đốc Điều hành, bộ phận Học tập – Phát triển nghề nghiệp của ICAEW cho biết: "Với đà chuyển biến của môi trường làm việc như hiện nay và nhu cầu công việc, doanh nghiệp muốn có những nhân viên trình độ cao, với một loạt các chuyên môn và sự hiểu biết sâu rộng về các ngành nghề liên quan.ICAEW hiểu rõ nhu cầu của doanh nghiệp và luôn không ngừng nỗ lực phát triển chương trình ACA nhằm thu hút những con người có kỹ năng, sự nhanh nhạy và có óc đổi mới."

Các phiên trao đổi chia sẻ kiến thức tại hội nghị cũng giới thiệu đến các đại biểu những mô hình tối ưu được các Đối tác Đào tạo của ICAEW áp dụng. Các phương pháp đều có một điểm chung là cho phép điều chỉnh quá trình dạy và học cho phù hợp với nhu cầu riêng.

Nhiều điển hình thành công của ACA qua chia sẻ cho thấy đều là sự kết hợp giữa giảng dạy, làm mẫu, kinh nghiệm thực tiễn, để không những đem lại kết quả thi tốt mà còn có giá trị động viên cao đối với người học. Cùng với những kiến thức mà các khảo thí viên ACA trình bày tại hội thảo, các giảng viên còn được giới thiệu chi tiết về nội dung và cách chấm thi ACA để hướng dẫn người học tốt hơn.

Được biết, Hội nghị Đào tạo ICAEW khu vực Đông Nam Á phản ánh các hoạt động hàng năm của ICAEW tại Vương quốc Anh. Trong ba năm qua, ICAEW đã đạt được những thành công trên toàn thế giới, thu hút được lượng học viên nhiều nhất trong 136 năm qua.

ICAEW là một tổ chức hội viên nghề nghiệp, hỗ trợ hơn 147.000 kế toán công chứng trên toàn thế giới. Bằng các kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn của mình, ICAEW đem đến sự hiểu biết và vị thế lãnh đạo cho nghề nghiệp kế toán, tài chính trên toàn cầu.

Hồng Hạnh



Xem nguồn

Comments