Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bí quyết thành công của Cô hiệu trưởng vùng cao | Giáo dục

Posted: 27 Jan 2017 01:51 AM PST


Cô Nguyễn Thị Hồng Minh (thứ 2 từ trái sang) cùng Ban giám hiệu nhận Bằng công nhận trường mầm non đạt Chuẩn quốc gia của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn LaCô Nguyễn Thị Hồng Minh (thứ 2 từ trái sang) cùng Ban giám hiệu nhận Bằng công nhận trường mầm non đạt Chuẩn quốc gia của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La

Với 34 năm công tác và trải qua nhiều vị trí, công việc khác nhau, song dù ở bất cứ cương vị công tác nào cô luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được lãnh đạo, đồng chí, đồng nghiệp tin tưởng, quý trọng.

Bộn bề những khó khăn

Qua tìm hiểu được biết, sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Nuôi dạy trẻ Trung ương (năm 1982), cô Minh về công tác tại Trường Sơ cấp Nuôi dạy trẻ tỉnh Sơn La.

5 năm trực tiếp làm "cô nuôi dạy hổ", cô Minh đã cho cô nhiều trải nghiệm thú vị và từng bước khẳng được chuyên môn, nghiệp vụ của mình, được các cấp lãnh đạo tin tưởng và trở thành một trong những giáo viên cốt cán của trường cùng như của Phòng GD&ĐT Mai Sơn.

Năm 1987, cô được điều động về Phòng GD&ĐT huyện Mai Sơn làm cán bộ phụ trách giáo dục mầm non. Nhận thấy tố chất lãnh đạo của cô Minh và là người dám nghĩ, dám làm; năm 2002, UBND huyện Mai Sơn bổ nhiệm cô làm Phó Chánh văn phòng UBND huyện. Đến năm 2008, cô được bổ nhiệm là Hiệu trưởng Trường Mầm non Tô Hiệu và giữ chức vụ này cho tới bây giờ.

Được trở lại với môi trường làm việc mà cô hằng yêu dấu, nên với cô Minh điều đó chẳng khác gì như "cá gặp nước" nên cô đã phát huy được sở trường, năng lực của mình trong chuyên môn, nghiệp vụ và công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

Cô cho biết: Ngày mới về nhận nhiệm vụ, cơ sở vật chất của nhà trường xuống cấp nghiêm trọng; trường không có phòng chức năng; công trình vệ sinh không đảm bảo; nhà bếp tạm bợ; đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị nghèo nàn không đáp ứng nhu cầu cho gần 400 trẻ em bán trú tại trường.

Song nhiệm vụ khó khăn và nặng nề hơn cả đó là cô cùng với tập thể nhà trường phải xây dựng Trường Mầm non Tô Hiệu đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2008 – 2013 theo chủ trương của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mai Sơn.

Khó khăn cũng nhiều và những thách cũng thức lớn, nhưng cô quan niệm: Bấy nhiêu khó khăn cũng là điều kiện thuận lợi để cô thể hiện bản lĩnh, năng lực quản lý, điều hành của mình.

Theo đó, cô luôn cùng Chi ủy, Ban giám hiệu nhà trường và tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên bàn bạc, thống nhất từng khâu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy tốt khả năng, thế mạnh từng cán bộ, đảng viên, đoàn kết cùng nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

"Xắn tay" làm cùng anh, em

Việc đầu tiên mà cô bắt tay vào làm đó là: Ổn định đội ngũ cán bộ, giáo viên, lấy đội ngũ đảngviên làm nòng cốt, sắp xếp, giao nhiệm vụ cho từng người phù hợp năng lực, sở trường của từng cá nhân; tích cực đổi mới quản lý, đổi mới phương pháp giáo dục mầm non.

Trong sinh hoạt định kỳ, cô luôn lấy tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để làm gương cho cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập và làm theo phù hợp với nhiệm vụ được giao; thường xuyên động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự rèn luyện đạo đức nhà giáo và trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ; sống lành mạnh, giản dị, tiết kiệm; kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện tiêu cực trong và ngoài nhà.

Theo kinh nghiệm của cô Minh, muốn triển khai bất cứ chủ trương, kế hoạch gì thì người đứng đầu bao giờ cũng phải tiên phong gương mẫu, "là con chim đầu đàn" và phải "xắn tay" vào làm cùng với anh em.

Chính vì vậy mà khi đến trường, mọi người không quá ngạc nhiên khi thấy cô xuất hiện ở mọi lúc, nơi. Cô cho trẻ ăn, ru trẻ ngủ, cô đứng lớp thay cô giáo nghỉ ốm, thậm chí rửa bát, nhặt rau cùng nhân viên phục vụ, tham gia múa hát, biểu diễn cùng đội văn nghệ….

"Khi nhà trường phát động phong trào xây dựng môi trường sư phạm xanh – sạch – đẹp, bản thân tôi cũng là người trực tiếp tham gia trồng hoa, cây cảnh cùng mọi người hay như: nếu nhìn thấy rác trên sân trường, tôi cũng nhặt bỏ vào thùng không cần phải gọi chị lao công đến thu dọn. Mình làm mình mới biết, mới hiểu nhân viên, có như vậy khi điều hành mới đúng và trúng" – cô Minh chia sẻ.

Bằng sự nhiệt tình, năng nổ trong công tác lãnh đạo, điều hành, cô Minh đã góp phần làm nên thương hiệu của Trường Mầm non Tô hiệu.

Từ một trường với bộn bề những khó khăn, nay đã là trường điểm của huyện Mai Sơn với 8 năm liên tục Chi bộ được công nhận danh hiệu trong sạch, vững mạnh tiêu biểu, được Đảng bộ thị trấn Hát Lót và Đảng bộ huyện Mai Sơn tặng Giấy khen; 7 năm liền tục, 3 lần được tặng Bằng khen của UBND tỉnh Sơn La, 1 lần được tặng Bằng khen của Bộ GD&ĐT;

Bản thân cô 7 năm liên tục được công nhận danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; năm học 2013 – 2014 cô được công nhận danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp tỉnh; 2 lần được UBND tỉnh Sơn La tặng Bằng khen; 1 lần được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen, cùng nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp.

Thành tích của cá nhân của cô đã hoà vào thành tích chung của nhà trường để kết hoa tạo thành "trái ngọt" đó là: Tháng 5/2013, Trường Mầm non Tô Hiệu đã được UBND tỉnh Sơn La quyết định công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I và được Sở GD&ĐT công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3, giai đoạn 2016 – 2021.



Xem nguồn

Trường ĐH Kinh tế quốc dân

Posted: 27 Jan 2017 01:08 AM PST


Nguyễn Thái Phúc sinh viên lớp Kiểm toán 55C.

Cậu sinh viên học giỏi, đẹp trai luôn được bạn bè trong lớp yêu quý gọi là hotboy KT55 (hot boy lớp kiểm toán). Điểm trung bình chung học tập của hotboy KT đạt 8.45 điểm.

Với cá tính sôi nổi, luôn là trung tâm của các hoạt động nhóm, hotboy KT55 luôn mang lại tiếng cười cho các bạn mỗi khi tổ chức và tham gia các hoạt động tập thể lớp. Đam mê toán học và các môn khoa học tự nhiên, Thái Phúc đã tham gia đội tuyển Olympic Toán học sinh viên của Trường dự cuộc thi toàn quốc và đã giành Giải Nhất Olympic Toán sinh viên cấp Quốc gia năm 2015, 2016.

Chưa dừng lại đó, Phúc cũng tham gia cuộc thi Kiểm toán viên Tài năng 2016 và đoạt giải Nhì. Khi được hỏi ước mơ của mình, cậu sinh viên đẹp trai bẽn lẽn trả lời: "Em chỉ muốn trở thành một Kiểm toán viên giỏi, và được đi du lịch nhiều nước trên thế giới".


Sinh viên Nguyễn Thái Phúc

Sinh viên Nguyễn Thái Phúc

Nguyễn Duy Hiệp, sinh viên lớp Tài chính công khóa 56.

Chàng trai năng động và nhiệt tình tham gia các hoạt động phong trào sinh viên. Là UV BCH Đoàn trường, Phó bí thư LCĐ Viện Ngân hàng Tài chính (ĐH KTQD), Duy Hiệp cũng luôn được thầy cô, bè bạn yêu quý.

Nguyễn Duy Hiệp rất yêu thích các môn học về tài chính, ngân hàng và ước mơ trở thành một doanh nhân thành đạt. Ngoài khả năng tham gia các hoạt động phong trào, Duy Hiệp cũng rất đam mê âm nhạc và thích các bài hát tiếng Anh. Cậu thường dành ít nhất là 30 phút/ một ngày để học tiếng Anh và mỗi ngày tự hát ít nhất một bài hát tiếng Anh.

Năm 2016, Hiệp đã nỗ lực giành được Học bổng KEB Hana Scholarship 2016. Ngoài ra, Duy Hiệp cũng là Thư ký Hội thảo quốc tế ICYREB 2015 và Trưởng BTC Diễn đàn Tuổi trẻ Kinh tế Quốc dân 2016. Duy Hiệp cũng được nhận Chứng nhận Xuất Sắc "Youth Leadership Development Workshop" của Hội đồng Anh.


Sinh viên Nguyễn Duy Hiệp

Sinh viên Nguyễn Duy Hiệp

Nguyễn Ngọc Sao Ly, sinh viên lớp Kinh tế quốc tế 55C và là Ủy viên BCH LCĐ Viện Kinh tế và Thương mại Quốc tế.

Đạt điểm trung bình chung xuất sắc 8.85 điểm, cô nữ sinh duyên dáng Nguyễn Ngọc Sao Ly rất đam mê các hoạt động học thuật và nghiên cứu khoa học. Với cá tính ưa học hỏi, khám phá, nữ sinh viên sinh năm 1995 tham gia tất cả các cuộc thi về học thuật tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân và các hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học.

Năm 2016, nữ sinh viên đam mê khoa học đã đoạt Giải Nhất NCKH cấp trường, Giải Nhì cuộc thi "Hành trình kinh doanh 2016" và Giải Ba tại Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc các trường ĐH khối ngành Kinh tế và QTKD.

Nguyễn Ngọc Sao Ly cũng được Hội đồng Anh cấp Chứng nhận Xuất Sắc "Youth Leadership Development Workshop". Ước mơ của Sao Ly là sau này được làm việc trong môi trường học thuật, giảng dạy và nghiên cứu.


Sinh viên Nguyễn Ngọc Sao Ly

Sinh viên Nguyễn Ngọc Sao Ly

Đào Mai Linh Á Khoa đầu vào.

Đam mê ngành tài chính – ngân hàng nên khi trúng tuyển vào Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đào Mai Linh đã thi vào chương trình tiên tiến (một chương trình tốt nhất hiện nay được Bộ GD và ĐT bảo trợ) và được trúng tuyển vào lớp Tài chính Tiên tiến 55A.

Rất ưa thích đọc sách chuyên ngành, ham mê học tập và nghiên cứu khoa học, nữ sinh Đào Mai Linh đã đạt điểm trung bình chung là 8.6 điểm.

Với tính cách dịu dàng, vui vẻ, Mai Linh luôn được các bạn nể phục, tin mến bầu là Bí thư Chi đoàn Tài chính Tiên tiến K55A và đoạt danh hiệu Bí thư Chi đoàn giỏi Thủ đô năm 2016.

Mai Linh cũng được các bạn đặt cho cái tên "người săn tìm học bổng", nữ sinh duyên dáng đã giành được nhiều học bổng lớn của nhiều tổ chức trong nước. Ngoài khả năng học tập và nghiên cứu khoa học, Đào Mai Linh cũng thành viên của nhóm 65 đại biểu ĐH Kinh tế Quốc dân tham gia dự án "Quốc hội trẻ Việt Nam mở rộng giai đoạn II"


Sinh viên Đào Mai Linh

Sinh viên Đào Mai Linh

Bùi Đức Thanh, sinh viên lớp Quản lý Kinh tế 55B là Phó bí thư LCĐ.

Là một thủ lĩnh sinh viên năng động, nhiệt tình, có khả năng sáng tạo, tập hợp sinh viên, Đức Thanh tham gia tốt công tác đoàn và phong trào sinh viên của Khoa và Trường.

Học lực đạt 7.5 điểm, thủ lĩnh sinh viên trẻ tuổi luôn ham thích các môn học về kĩ năng, lãnh đạo và mơ ước trở thành một lãnh đạo quản lý kinh tế. Đây cũng chính là lý do bạn sinh viên trẻ chọn Khoa Khoa học quản lý để theo học.

Năm 2016, Đức Thanh tham gia BTC Chuỗi Chương trình “Sắc màu quản lý 2016”, "Ngày hội Học sinh Sinh viên 2015", Đại biểu Diễn đàn tuổi trẻ Kinh tế Quốc dân 2016, Ban thường trực Đội SVTN Đồng hương Hà Nam Ninh.


Bùi Đức Thanh

Trương Đức Huy, sinh viên lớp Kiểm toán CLC 55 là UV BCH LCĐ Trung tâm Đào tạo Tiên tiến, CLC và POHE.

Thích các hoạt động sinh viên, Đức Huy luôn tham gia và dẫn đầu công tác Đoàn và phong trào sinh viên của Trung tâm và của Trường.

Ngoài các hoạt động phong trào, chàng bí thư chi đoàn trẻ tuổi rất đam mê các hoạt động chuyên môn. Điểm trung bình đạt 7.8 điểm, Trương Đức Huy tham gia là Đại sứ ACCA – Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc.

Cũng là một trong những gương mặt tiêu biểu thích săn học bổng, Đức Huy đã đoạt Học bổng của nhiều tổ chức trong nước và quốc tế. Năm 2016, Đức Huy cũng tham gia BTC “Tập huấn kỹ năng cán bộ Đoàn – Hội sinh viên" và “Ngày hội sức trẻ kinh tế 2016”. Ngoài ra, chàng đại sứ ACCA trẻ tuổi đã được nhân Giấy khen của Hiệu trưởng trường ĐH KTQD cho thành tích xuất sắc trong các cuộc thi Olympic Toán học và Tin học


Sinh viên Trương Đức Huy

Sinh viên Trương Đức Huy

Phạm Ánh Tuyết, sinh viên lớp TATM56A, Uỷ viên BCH Đoàn trường

Cô nữ sinh chuyên ngành Tiếng Anh Thương mại đạt điểm trung bình chung 8.3 điểm. Đạt học lực xuất sắc, nữ sinh Ánh Tuyết rất chú trọng đến việc lập kế hoạch học tập, nghiên cứu và dành thời gian tham gia các hoạt động sinh viên.

Ánh Tuyết rất thích đọc truyện bằng tiếng Anh, và nghiên cứu khoa học bằng tiếng Anh. Là một trong những nữ thủ lĩnh sinh viên trẻ tuổi, cá tính quyết đoán, thẳng thắn, các hoạt động sinh viên có sự tham gia của Ánh Tuyết đều thành công tốt đẹp. Bạn bè rất yêu quý tính cách thẳng thắn, cởi mở nhưng đặc biệt tốt tính, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè của Tuyết.

Năm 2016, Ánh Tuyết đã được nhận Giải thưởng "Cán bộ Đoàn Xuất Sắc 26/3", Giấy khen Sinh viên Ưu tú K.Ngoại ngữ Kinh tế. Ánh Tuyết cũng tham gia và giành Giải Nhất cuộc thi "BE's got talent"


Sinh viên Phạm Ánh Tuyết

Sinh viên Phạm Ánh Tuyết

Trần Diệu Thanh Phương, sinh viên lớp Hệ thống thông tin quản lý 56, Ủy viên BCH LCĐ Khoa Tin học Kinh tế.

Cô nữ sinh ngành tin học kinh tế được các bạn trong lớp đặc biệt yêu quý vì Thanh Phương rất thông minh, nhanh nhẹn và luôn giúp đỡ các bạn trong lớp. Điểm trung bình cộng đạt 8.5 điểm, Phương đã 3 năm liền là sinh viên xuất sắc.

Những ngày đầu nhập học, nữ sinh tin học rất buồn vì sợ mình không hợp với ngành học. Sau gần năm học đầu tiên, cô chợt nhận ra thế mạnh tin học của mình. Từ đó, với nỗ lực và quyết tâm riêng, Thanh Phương đã đạt được những mục tiêu mong muốn.

Ngoài việc tham gia học tập, nghiên cứu khoa học, Thanh Phương cũng rất thích đi du lịch, tham gia các hoạt động thiện nguyện và phong trào sinh viên. Thanh Phương đã được nhận nhiều học bổng của nhiều tập đoàn kinh tế nước ngoài. Thanh Phương cũng là thành viên BTC chương trình Startup for MISer, BTC Cuộc thi M.I.S Project 2016.


Sinh viên Trần Diệu Thanh Phương

Sinh viên Trần Diệu Thanh Phương

Nguyễn Thành Trung, sinh viên Viện Đào tạo Quốc tế, lớp I9 UWE.

Là một sinh viên học tập tốt, có nhiều khả năng sáng tạo, Thành Trung cũng tham gia tốt các hoạt động phong trào sinh viên.

Phương quan niệm "Khó có thanh niên", Phương luôn tham gia những hoạt động tưởng như quá sức đối với sinh viên.

Hiện tại, Thanh Phương đang là Chủ tịch Hội sinh viên Viện Đào tạo Quốc tế. Phương cũng tham gia là Đại biểu Việt Nam tham gia dự án "Giả lập mô hình Hội đồng An Ninh 2016" tại Mỹ và Đạt giải Breaking Boundary Award, Trưởng dự án Hội Nghị Khu Vực của AIESEC 2015, Trưởng dự án Nhân tài Toàn cầu 2015, Giảng viên thực tập dự án Coach for College 2015 và là thành viên BTC dự án World Wide View 2015.


Sinh viên Nguyễn Thành Trung

Sinh viên Nguyễn Thành Trung

Trần Việt An, sinh viên lớp QTKD quốc tế 55B, Phó Bí thư chi bộ sinh viên II, Ủy viên BCH Đoàn trường.

Mặc dù đảm nhiệm nhiều chức vụ, điểm trung bình chung các môn học của anh đảng viên trẻ là 8.3 điểm. Đẹp trai, nhiệt tình, chăm chỉ, quyết đoán và biết hỗ trợ bạn bè đồng môn… là những mỹ từ được bạn bè ưu ái dành cho Việt An.


Sinh viên Trần Việt An

Sinh viên Trần Việt An

Hiện tại, Việt An đang là Chủ nhiệm CLB Thuyết trình. Việt An cũng được nhận Bằng khen của Thành Đoàn Hà Nội trao tặng, Bằng khen "Đảng viên trẻ Thủ đô Xuất sắc tiêu biểu 2016", Danh hiệu "Bí thư Chi Đoàn giỏi Thủ đô 2016", Việt An cũng là thành viên đoàn Đại biểu Việt Nam tại "Diễn đàn các Tổ chức thanh niên quốc tế" từ 35 quốc gia tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Năm 2016, Việt An cũng là thành viên Nhóm 10 đại biểu KTQD tham gia dự án "Quốc hội trẻ Việt Nam".

Trọng Nghĩa



Xem nguồn

Du học sinh Việt chờ đón giao thừa cùng chiếc bánh chưng đầu tay

Posted: 27 Jan 2017 12:26 AM PST


Những ngày này có lẽ nhiều bạn du học sinh Việt Nam ở mọi nơi cũng đang như chúng tôi, chắt chiu từng chiếc lá dong dây lạt và tự tay gói những chiếc bánh chưng đầu tay.

Ở thành phố nhỏ như Bournemouth, thật khó để kiếm được lá dong. Chúng tôi thường phải mua từ London hay nhờ bạn bè mang sang. Nhìn chiếc lá dong còn xanh tươi, ai cũng hồi hộp vì thấy Tết đang về.

Ở thành phố nhỏ như Bournemouth, thật khó để kiếm được lá dong. Chúng tôi thường phải mua từ London hay nhờ bạn bè mang sang. Nhìn chiếc lá dong còn xanh tươi, ai cũng hồi hộp vì thấy Tết đang về.

Fonthong từ Thái Lan, Priya từ Ấn Độ và Zaituni từ Tanzania, các bạn cùng nhà của chúng tôi đều rất tò mò với món

Fonthong từ Thái Lan, Priya từ Ấn Độ và Zaituni từ Tanzania, các bạn cùng nhà của chúng tôi đều rất tò mò với món "bánh mà không phải là bánh vì có thịt" – theo lời nhận xét của Priya. Itai từ Zimbabwe thì rất ngạc nhiên hỏi "cái lá xanh xanh này để ăn hả?" và ai cũng băn khoăn thứ giống lá chuối này là lá gì mà phải cất công mang từ Việt Nam sang vậy.


Để gói được bánh chưng, chúng tôi phải dựa vào Google, Youtube một cách sát sao và gọi điện hỏi ý kiến phụ huynh liên tục:

Để gói được bánh chưng, chúng tôi phải dựa vào Google, Youtube một cách sát sao và gọi điện hỏi ý kiến phụ huynh liên tục: "Mẹ ơi, tụi con gói 4 cái bánh chưng thì hai cân gạo nếp hai cân đậu xanh đã đủ chưa?" hay "Mẹ ơi có nhất thiết phải luộc 8 tiếng không?…"

Chúng tôi làm đậu xanh như thế nào: nghe nói đậu xanh phải hấp chín và đánh nhuyễn nên chúng tôi đồng thuận cao trong việc dùng máy xay nhưng có gì đó không ổn cho lắm…

Chúng tôi làm đậu xanh như thế nào: nghe nói đậu xanh phải hấp chín và đánh nhuyễn nên chúng tôi đồng thuận cao trong việc dùng máy xay nhưng có gì đó không ổn cho lắm…

Nhung (từ TP.HCM) và Thái (từ Bắc Giang) nín thở gói chiếc bánh chưng đầu tiên trong đời. Ở Việt Nam, hai bạn đều chưa từng tham gia gói bánh chưng nhưng khi xem xong clip hướng dẫn trên Youtube cảm thấy rất tự tin.

Nhung (từ TP.HCM) và Thái (từ Bắc Giang) nín thở gói chiếc bánh chưng đầu tiên trong đời. Ở Việt Nam, hai bạn đều chưa từng tham gia gói bánh chưng nhưng khi xem xong clip hướng dẫn trên Youtube cảm thấy rất tự tin.

Gạo, đỗ, thịt, và rồi đùm gói lá. Một chiếc bánh, ba bàn tay cùng hăng hái gói bọc, không khí thật căng thẳng.

Gạo, đỗ, thịt, và rồi đùm gói lá. Một chiếc bánh, ba bàn tay cùng hăng hái gói bọc, không khí thật căng thẳng.

Và khi chiếc bánh dần vuông vắn như một chiếc bánh chưng thực sự, ai cũng cảm thấy thật kỳ diệu…

Và khi chiếc bánh dần vuông vắn như một chiếc bánh chưng thực sự, ai cũng cảm thấy thật kỳ diệu…

Nhưng điều kỳ diệu không phải lúc nào cũng đến. Tôi đã thất bại với ba chiếc lá cuối cùng khi cố vớt vát thành đòn bánh tét.

Nhưng điều kỳ diệu không phải lúc nào cũng đến. Tôi đã thất bại với ba chiếc lá cuối cùng khi cố vớt vát thành đòn bánh tét.


Và cuối cùng, chúng tôi đã thành công với bốn chiếc bánh chưng vào rạng sáng 30 Tết. Dù thật chật vật và bối rối, cảm giác chắt chiu từng chiếc lá dong và căng thẳng, hồi hộp đón chờ chiếc bánh chưng xanh xa xứ thật sự hạnh phúc.

Và cuối cùng, chúng tôi đã thành công với bốn chiếc bánh chưng vào rạng sáng 30 Tết. Dù thật chật vật và bối rối, cảm giác chắt chiu từng chiếc lá dong và căng thẳng, hồi hộp đón chờ chiếc bánh chưng xanh xa xứ thật sự hạnh phúc.

Từ Bournemouth, chúng tôi mong các bạn du học sinh khác ở mọi nơi cùng cảm nhận được chút ấm áp của không khí Tết. Mong gia đình, bạn bè của chúng tôi cùng tất cả mọi người một năm mới an lành.

Cuối cùng, chúng tôi muốn nhắn gửi tới các phụ huynh của chúng tôi năm nay không có tụi nhỏ cùng ăn Tết: Mong ba mẹ đừng buồn, hãy vì chúng con mà ăn Tết thật vui!

Nguyễn Lương Diệu An

Bournemouth University, vương quốc Anh



Xem nguồn

Sinh viên Việt Nam yếu ngoại ngữ và Computer

Posted: 26 Jan 2017 10:17 PM PST


Đó là qua điểm của nhiều hiệu trưởng trường đại học đưa ra tại hội nghị nâng cao chất lượng giáo dục đại học do Bộ GD&ĐT tổ chức mới đây nhằm hiến kế giải quyết vấn nạn thất nghiệp.

Sinh viên yếu ngoại ngữ và Computer

Đánh giá về năng lực của sinh viên sau khi ra trường, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – Phó chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cho rằng, sinh viên của chúng ta không quá kém.

Nhiều người sau khi được đào tạo trở thành những công dân có ích cho xã hội, đáp ứng được nhu cầu cả trong nước và nước ngoài.

Sinh viên Việt Nam được đánh giá là yếu ngoại ngữ và computer. Ảnh: giaoduc.net.vn

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách toàn diện thì ông Nhĩ đánh giá, một trong những cái yếu kém nhất của sinh viên nước ta là ngoại ngữ.

Sinh viên chúng ta đào tạo ra chưa đủ để tiếp cận với nước ngoài, không giao tiếp được với người nước ngoài.

Ngoài ra, vấn đề kỹ năng mềm cũng là một trong những điểm yếu của sinh viên Việt Nam được PGS. Nhĩ nêu ra.

Những thách thức với giáo dục ở cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Đồng quan điểm, PGS.TS Võ Văn Sen – Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cho hay, sinh viên của chúng ta về chuyên môn thì rất tốt nhưng khả năng tiếng Anh và Computer (công nghệ thông tin) lại rất yếu.

Trong vấn đề này, một số quan điểm cho rằng, các trường cần phải có sự đầu tư đủ tầm cho công tác đào tạo về trình độ ngoại ngữ.

Ngoài ra, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng chỉ rõ, các trường cần phải hết sức lưu ý đến vấn đề "yêu cầu khả năng ngoại ngữ cho sinh viên tốt nghiệp".

Theo đó, sinh viên ra trường phải đảm bảo khả năng về ngoại ngữ, giao tiếp tốt với người nước ngoài và thông thạo tiếng Anh chuyên nghành.

Riêng đối với tiêu chí chất lượng cao thì phải đầu tư trọng tâm trọng điểm ở những chương trình nhập khẩu.

Hãy để sinh viên học trực tiếp ở doanh nghiệp

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh, sắp tới, các trường Đại học phải thay đổi phương pháp giảng dạy. Phải làm thế nào để các trường mở ra phải gắn với các doanh nghiệp.

"Giáo dục trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta phải tư duy đúng đắn để không bị lạc hậu, không đào tạo ra những ngành nghề, những người lao động lạc hậu.

Bạn đã chuẩn bị gì cho con em mình trước cách mạng công nghiệp 4.0?

Đó là cơ sở để thay đổi chất lượng giáo dục và giảm thiểu tình trạng thất nghiệp" ông Nhĩ nói.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thì cho rằng, trong kỷ nguyên số và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này, trường đại học cần có các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới các hình thức đào tạo.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho từng cá nhân học tập theo kế hoạch riêng. Đưa người học vào môi trường của doanh nghiệp, tạo môi trường để người học phát triển năng lực bản thân và phát triển cái "khác biệt" của họ.

Nếu không thay đổi thì kết quả đào tạo cũng sẽ y như cũ. Người học sẽ mất nhiều cơ hội.

Ví dụ, nếu như kỷ nguyên số hỗ trợ được học trực tuyến (hoặc các hệ thống MOOC), thì người học sẽ có thời gian với doanh nghiệp.

"Tố chất của người học là rất sáng tạo. Do đó, cần tạo ra môi trường để họ phát huy sáng kiến và hỗ trợ tạo ra những nhân tố khởi nghiệp, những nhân tố tự tạo ra việc làm cho mình và cho người khác.

Có như vậy mới giảm được tình trạng thất nghiệp của người học" ông Dũng nói thêm.

Ở các bậc đào tạo từ cao đẳng trở lên, sinh viên cần có cơ hội tiếp cận với doanh nghiệp, với môi trường xã hội.

 Thời điểm đó, các em đã lựa chọn con đường nghề nghiệp cho mình. Câu hỏi đặt ra, có quá muộn hay không?

Có nên chăng các em học sinh cũng được tiếp cận với doanh nghiệp, với môi trường làm việc từ sớm.

Để các em nhận thức và có thể có những lựa chọn đúng đắn hơn, hiểu rõ hơn về bản chất ngành nghề, các bậc nghề nghiệp – ông Dũng nêu quan điểm.

Đồng tình, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, trong quá trình đào tạo các trường đại học nên thay đổi để sinh viên gần gũi hơn với các doanh nghiệp.

Theo đó, có thể đưa sinh viên vào học trực tiếp tại các doanh nghiệp. Việc  này, vừa giúp các em có thời gian thực hành, vừa để các em nắm rõ được nhu cầu của người tuyển dụng là như thế nào?

Để khi quay về trường học, các em có chí hướng rõ ràng để tích lũy kiến thức, kỹ năng.

"Kèm theo đó, bản thân các thầy cô giáo trong quá trình làm công tác hướng dẫn cũng nắm được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp để thay đổi phương pháp giảng dạy" một chuyên gia cho hay.



Xem nguồn

Các trường phổ thông hiện nay đã có sự tôn trọng con người chưa?

Posted: 26 Jan 2017 09:36 PM PST


LTS: Hiện nay quản lý các cơ sở giáo dục đào tạo, Đảng, nhà nước, Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản để phát huy dân chủ trong các nhà trường. Và theo quy luật kinh tế thị trường mỗi cơ sở giáo dục đào tạo phải được tự chủ như các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, thực tế, các cơ sở giáo dục thực hiện dân chủ, tự chủ hiệu quả ở mức độ nào?

Hôm nay, trong bài viết này, TS.Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội có đôi điều bàn luận về vấn đề này. Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 

Thế nào là tính dân chủ trong các cơ sở giáo dục?

Trong giáo dục, dân chủ là thể hiện cao nhất sự tôn trọng con người. Giáo dục không trên cơ sở tôn trọng con người, không khuyến khích con người cống hiến, con người tự tin, tự trọng, tự chủ trong mọi việc làm của mình thì nền giáo dục đó không thể coi là nền giáo dục có chất lượng. 

Chất lượng giáo dục là chất lượng cuộc sống của con người được đáp ứng, được thỏa mãn những nhu cầu bậc cao.

Nói đến chất lượng của giáo dục trước hết học sinh phải được giải phóng về tinh thần, tự do phát triển nhân cách theo cách riêng của mỗi người. 

Cán bộ quản lý của mỗi nhà trường phổ thông hiện nay phải nhận thức sâu sắc vấn đề này để chuyển hóa thành những phương pháp quản lý dựa trên dân chủ và quản lý để đạt yêu cầu của dân chủ. 

Tuy nhiên, hiện nay, tính dân chủ trong các nhà trường thực hiện chưa đáng là bao. 

Vậy lỗi tại đâu? 

Các trường phổ thông hiện nay đã thực sự dân chủ, tự chủ chưa? (Ảnh: Báo Vietnamnet)

Trước hết các cấp quản lý giáo dục đào tạo chưa coi đây là biện pháp quan trọng để buộc các nhà trường tự thay đổi theo đúng nhu cầu nguyện vọng của người học, do đó không chỉ đạo đến nơi đến chốn. 

Hệ thống quản lý trong các nhà trường không thấy được cái lợi của quản lý theo dân chủ, chỉ quen quản lý theo mệnh lệnh. 

Trong khi chỉ có quản lý dân chủ thì các cơ sở giáo dục đào tạo mới tạo ra được động lực cho thầy, trò sáng tạo trong giảng dạy, học tập.  

Đồng thời, mỗi nhà trường phổ thông hiện nay phải xây dựng được "văn hóa học được" mà muốn có "văn hóa học đường" thì trước hết phải có dân chủ trong mỗi nhà trường. 

Công tác tổ chức và tài chính là hai khâu then chốt để thực hiện tự chủ

Tự chủ trong các nhà trường (cơ sở giáo dục) là xu thế chung của các nền giáo dục tiên tiến. 

Trong Nghị quyết 29-NQ/TW cũng khẳng định, các cơ sở giáo dục đào tạo phải được trao quyền tự chủ và dân chủ. 

Tự chủ là các nhà trường được tự quyết định, tự chịu trách nhiệm xã hội về kết quả giáo dục về thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục…

Những vấn đề cần điều chỉnh về quản trị giáo dục đại học trong khung cơ cấu mới

(GDVN) – Hiện nay nước ta đang vướng hai trở ngại lớn cản trở việc xây dựng một hệ thống giáo dục quốc dân tốt.

Theo kinh nghiệm quốc tế (SBM) nhà trường tự chủ là nhà trường phân cấp và được trao các quyền chủ yếu sau: 

Một là, trao quyền hiệu trưởng được dẫn dắt thầy và trò đổi mới để có kết quả đầu ra tốt hơn trong dạy và học. 

Hai là, trao nhà trường được quyền kiểm soát nguồn lực để thúc đẩy đổi mới phù hợp với quy định về phân cấp quản lý cho mỗi nhà trường.
 
Ba là, tăng cường quan hệ đối tác với chính quyền và cộng đồng địa phương về đầu tư nguồn lực để nhà trường tự chủ chỉ đạo tốt hơn. 

Bốn là, tích cực đổi mới chương trình giáo dục với đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. 

Nói về tự chủ trao cho các trường phổ thông hiện nay, trước hết các nhà trường phải được phân cấp triệt để về công tác tổ chức và tài chính. 

Nếu các nhà trường không được tự chủ về 2 khâu then chốt thì không thể gọi là tự chủ. 

Luật tự chủ toàn diện không chỉ có ở các trường đại học mà mỗi cơ sở giáo dục đào tạo vẫn phải có quyền tự chủ, đều phải được tự chủ theo đúng phân cấp của Chính phủ. 

Còn các trường không đủ điều kiện để giao tự chủ lại là vấn đề khác, chúng ta phải đào tạo, huấn luyện để các trường làm đúng vai trò của mình. 

Về tài chính các nhà trường phải được công kiểm soát và tính đếm đến hiệu quả của nói và phải được quản lý theo hướng "công khai minh bạch" mới bảo vệ quyền lợi người học.

Có vậy họ mới có thể yêu cầu các nhà trường phải đáp ứng chất lượng tương xứng với đồng tiền đóng góp của dân và nhà nước đầu tư. 

Để quản lý nhân sự tài chính công khai, minh bạch, các cơ sở giáo dục đào tạo phải tiến hành đầy đủ các bước: 

– Xây dựng quy chế chi tiêu, quy chế quản lý tài chính, quy chế tổ chức của mỗi nhà trường. Quy chế này phải được thông qua Hội đồng giáo dục, công khai trước cán bộ giáo viên, công nhân viên nhà trường đầu năm học. 

– Xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch sử dụng nhân lực theo phân bổ tài chính hàng năm đã được cấp trên phê duyệt. Kế hoạch này cũng phải được công khai trước Hội đồng sư phạm mỗi nhà trường. 

– Xây dựng kế hoạch thu chi phần ngân sách cha mẹ học sinh đóng trong năm học. Kế hoạch này phải được công khai trước Hội đồng sư phạm và đại diện cha mẹ học sinh.

– Hàng năm hệ thống thanh tra tài chính của nhà trường do thanh tra nhân dân mỗi nhà trường phải hoạt động thường xuyên và cứ 3 năm phải có kiểm toán nhà nước kiểm tra một lần, cấm tuyệt đối giáo viên chủ nhiệm không được đưa ra bất cứ một khoản thu nào khác ngoài các khoản thu đã thống nhất giữa Ban giám hiệu và Hội cha mẹ học sinh đầu năm. 

Đây là hai yếu tố quan trọng trong quản lý. Các nhà trường phổ thông hiện nay cần được tự chủ, không hình thành nề nếp quản lý này sẽ khó có chất lượng bền vững. 

Do vậy, tự chủ ở các trường phổ thông là phải làm được việc cốt yếu "hiệu trưởng được quyền dẫn dắt thầy và trò đổi mới để có đầu ra tốt hơn trong dạy và học", "được quyền kiểm soát mọi nguồn lực để thúc đẩy đổi mới phù hợp với phân cấp quản lý của nhà nước trao".



Xem nguồn

Sáng 30 Tết, rơi nước mắt tiễn đưa GS Đinh Xuân Lâm

Posted: 26 Jan 2017 08:54 PM PST


– Sáng ngày 27/1, tức ngày 30 Tết Nguyên đán, hàng nghìn người đã tề tựu tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội đưa tiễn vị giáo sư tài danh Đinh Xuân Lâm.

Sáng 30 Tết, rơi nước mắt tiễn đưa GS Đinh Xuân Lâm
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia buồn cùng gia quyến GS Đinh Xuân Lâm.

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Đinh Xuân Lâm, nguyên Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã từ trần 14h30 ngày 25/1/2017 (tức 28 tháng Chạp năm Bính Thân 2016) tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.

Lễ viếng GS Đinh Xuân Lâm diễn ra từ 7h30 đến 8h30 ngày hôm nay, tức 30 tháng Chạp năm Bình Thân, tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. An táng tại Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội.

GS Đinh Xuân Lâm sinh ngày 4/2/1925 tại xã Sơn Tân, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình quan lại phong kiến.

Sau khi đỗ thành chung, ông học Trường Quốc học Huế và tốt nghiệp tú tài toàn phần ban Triết học văn chương…

Sau khi tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc ở đại học, ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy Khoa Lịch sử Đại học Tổng hợp Hà Nội và trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu trong đội ngũ những người nghiên cứu lịch sử Việt Nam cận đại như ngày nay.

Chính sự nhạy cảm và uyên bác trong lĩnh vực Văn học, Sử học đã nâng ông lên địa vị của một trong số ít chuyên gia hàng đầu về lịch sử Việt Nam cận đại – như đánh giá của các học giả trong và ngoài nước…

Ông được là một trong những người góp công đầu xây dựng Bộ môn Lịch sử cận – hiện đại Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khóa IV, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm UNESCO Thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam.

Ông được phong học hàm Phó giáo sư năm 1980 và Giáo sư năm 1984, ngành Sử học. Ông là một trong hai người ngành Sử đầu tiên được tôn vinh phong tặng Nhà giáo Nhân dân và được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất.

Năm 1988, khi được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân – danh hiệu cao quý nhất của ngành giáo dục – ông đã tâm sự với những học trò đến chúc mừng mình bằng những lời thấm thía: “Huân chương vô giá, đối với tôi, đó chính là thế hệ các anh và những thế hệ sau các anh mà tôi đã góp phần đào tạo, những thế hệ đã và đang đóng góp lao động có ích cho xã hội ở nhiều lĩnh vực“.

Với những đóng góp to lớn trong sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy, GS Đinh Xuân Lâm đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Ba và hạng Nhất, Huy chương Vì thế hệ trẻ…

Dưới đây là một số hình ảnh trong lễ tiễn đưa GS Đinh Xuân Lâm:

Sáng 30 Tết, rơi nước mắt tiễn đưa GS Đinh Xuân Lâm
7 giờ 30 phút sáng nay, Lễ tang GS Đinh Xuân Lâm được tổ chức tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5, phố Lê Thánh Tông (Hà Nội).
Sáng 30 Tết, rơi nước mắt tiễn đưa GS Đinh Xuân Lâm
Hàng ngàn người đến dự lễ tang GS Đinh Xuân Lâm.
Sáng 30 Tết, rơi nước mắt tiễn đưa GS Đinh Xuân Lâm
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bên linh cữu GS Đinh Xuân Lâm.
Sáng 30 Tết, rơi nước mắt tiễn đưa GS Đinh Xuân Lâm
Ông Phạm Quang Nghị, nguyên UV BCT, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội đến tiễn đưa GS Đinh Xuân Lâm tới nơi an nghỉ.
Sáng 30 Tết, rơi nước mắt tiễn đưa GS Đinh Xuân Lâm
GS Sử học Phan Huy Lê bên linh cữu GS Đinh Xuân Lâm.
Sáng 30 Tết, rơi nước mắt tiễn đưa GS Đinh Xuân Lâm
Đạo diễn Đặng Nhật Minh bên linh cữu GS Đinh Xuân Lâm.
Sáng 30 Tết, rơi nước mắt tiễn đưa GS Đinh Xuân Lâm
Giám đốc Đại học Quốc Gia Nguyễn Kim Sơn cùng người tiền nhiệm, ông Trần Thanh Giang đến tham dự lễ tang GS Đinh Xuân Lâm.
Sáng 30 Tết, rơi nước mắt tiễn đưa GS Đinh Xuân Lâm
GS Nguyễn Lân Dũng bên tham dự lễ tang.
Sáng 30 Tết, rơi nước mắt tiễn đưa GS Đinh Xuân Lâm
Nguyên Đại biểu Quốc hội, Nhà Sử học Dương Trung Quốc chia buồn cùng gia quyến GS Đinh Xuân Lâm.
Sáng 30 Tết, rơi nước mắt tiễn đưa GS Đinh Xuân Lâm
Nước mắt tuôn rơi trong suốt lễ tang.
Sáng 30 Tết, rơi nước mắt tiễn đưa GS Đinh Xuân Lâm
Sáng 30 Tết, rơi nước mắt tiễn đưa GS Đinh Xuân Lâm
Ảnh:
Sáng 30 Tết, rơi nước mắt tiễn đưa GS Đinh Xuân Lâm
Sáng 30 Tết, rơi nước mắt tiễn đưa GS Đinh Xuân Lâm
Sáng 30 Tết, rơi nước mắt tiễn đưa GS Đinh Xuân Lâm
8 giờ 30 phút, ông Phạm Quang Minh, GĐ Đại học KHXH và NV đọc Điếu văn.
Sáng 30 Tết, rơi nước mắt tiễn đưa GS Đinh Xuân Lâm
Con trai GS Đinh Xuân Lâm thay mặt gia đình đọc lời cảm tạ.
Sáng 30 Tết, rơi nước mắt tiễn đưa GS Đinh Xuân Lâm
9 giờ sáng, linh cữu GS tài danh được đưa đi an táng.
Sáng 30 Tết, rơi nước mắt tiễn đưa GS Đinh Xuân Lâm

Lê Hồng Hạnh – Lê Anh Dũng



Xem nguồn

10 trường nội trú có học phí đắt nhất thế giới

Posted: 26 Jan 2017 08:10 PM PST


1. Le Rosey, Thụy Sỹ

Ngôi trường nội trú danh tiếng của Thụy Sỹ này được cho là ngôi trường đắt đỏ nhất thế giới.

Trường nội trú Le Rosey được thành lập vào năm 1880 và là ngôi trường tư nhân lâu đời nhất Thuỵ Sỹ. Trường Le Rosey nhận học sinh từ 7-18 tuổi và từ năm 1967 thì trường dạy cả học sinh nam và nữ trong cùng lớp. Học sinh của trường đến từ hơn 60 nước trên thế giới, tuy nhiên trường đặt ra quy định là không quá 10% học sinh của trường đến từ cùng một đất nước để tránh tính nổi trội về quốc tịch (tránh việc một nước có quá nhiều học sinh ở trường). Ngôi trường có hai cơ sở – vào mùa đông thì học sinh học ở Gstaad, ở đây học sinh có thể sử dụng dốc trượt tuyết sau giờ học buổi sáng. Đến mùa xuân, toàn bộ trường chuyển đến Chataeau du Rosey ở làng Rolle gần hồ Geneva. Trường Le Rosey cũng có một phòng hòa nhạc 1.000 chỗ ngồi, trung tâm cưỡi ngựa và một du thuyền.

Những cựu học sinh nổi tiếng: Shah of Iran, Hoàng tử Rainier của Monaco và Vua Farouk của Ai Cập. Sir Roger Moore và cố diễn viên Elizabeth Taylor cũng cho con học ở đây, cựu học sinh của trường còn có con trai Sean của John Lennon và cháu trai của cố Thủ tướng Anh Winston Churchill.

Học phí: khoảng 86.657 bảng Anh một năm (khoảng hơn 2,4 tỷ đồng)

2. Aiglon College, Thụy Sỹ

Với tầm nhìn ra núi Mont Blanc, ngôi trường ở độ cao so với mặt nước biển này rất thích hợp với các hoạt động ngoài trời. Trường nhận học sinh nam nữ từ 9-18 tuổi, mô phỏng theo mô hình trường nội trú truyền thống của Anh. Tuy nhiên, khác với đa số các trường khác, trong một tuần có 3 buổi sáng là toàn bộ học sinh trong trường tập trung cùng nhau trong 20 phút để ngồi thiền.

Những cựu học sinh nổi tiếng: Nam diễn viên Michel Gill, Hoàng tử Tatiana của Hy Lạp và Đan Mạch, Sheherazade Goldsmith.

Học phí: tối đa 80.810 bảng/năm (gần 2,3 tỷ đồng)

3. Collège Alpin International Beau Soleil, Thụy Sỹ

Được thành lập năm 1910, Beau Soleil là một trong những trường nội trú tư thục lâu đời nhất ở Thụy Sỹ. Ngôi trường nằm ở vị trí 1.350 m trên mực nước biển trên dãy núi Alpes Thụy Sĩ, nhận học sinh từ 11-18 tuổi từ hơn 40 nước trên thế giới. Chương trình giảng dạy được dạy bằng cả tiếng Pháp và tiếng Anh, tập trung vào những hoạt động thể thao ngoài trời, có một dốc trượt tuyết và sân trượt băng nghệ thuật.

Những cựu học sinh nổi tiếng: Tay đua Jacques Villeneuve, Hoàng tử Marie của Đan Mạch, Hoàng tử Guillaume, Đại công tước thừa kế của Luxembourg.

Học phí: 79.528 bảng Anh/năm (hơn 2,2 tỷ đồng)

4. Collège du Léman International School, Thụy Sỹ

Trường nhận học sinh từ 1 tuổi trở lên, dạy chương trình song ngữ tiếng Pháp và tiếng Anh cho đến khi học sinh 18 tuổi. Khuôn viên trường trải dài trên 8 héc ta đến cả thành phố Geneva và vùng núi. Học sinh đến từ hơn 100 quốc gia.

Những cựu học sinh nổi tiếng: Vận động viên trượt băng nghệ thuật người Nga Anna Ovcharova

Học phí: 68.960 bảng Anh/năm (gần 2 tỷ đồng)

5. Leysin American School, Thụy Sỹ

Ngôi trường này nổi tiếng về các thiết bị trượt tuyết độc đáo. Học sinh trường này được phép dành buổi chiều ngày thứ 3 và thứ 5 để chơi thể thao trên núi. Trường có khoảng 12% học sinh đến từ Mỹ.

Những cựu học sinh nổi tiếng: Theo tờ Bloomberg, các cựu học sinh nổi tiếng của trường bao gồm thành viên gia đình hoàng gia Ả rập Saudi, gia đình nhà tỷ phú Rockefellers và Vanderbilts.

Học phí: Khoảng 66.700 bảng Anh mỗi năm (khoảng gần 1,9 tỷ đồng)

6. Institut auf dem Rosenberg, Thụy Sỹ

Trường chỉ có 260 học sinh nội trú đến từ hơn 40 nước, học sinh được chăm sóc sát sao. Tỷ lệ nhân viên/học sinh của trường là 1:4 và tính trung bình, lượng học sinh trong một lớp là 8 học sinh. Học sinh có thể chọn 1 trong số 5 chương trình giảng dạy trong đó có chương trình A-level của Anh, Abitur của Đức và Matura của Thụy Sỹ.

Những cựu học sinh nổi tiếng: Rất nhiều chính trị gia và những nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng như các hoàng tộc quốc tế, hầu hết học sinh là con của những gia đình doanh nhân lớn hoặc thừa kế những doanh nghiệp lớn.

Học phí: 66.160 bảng Anh/năm (gần 1,9 tỷ đồng)

7. Think Global School, Mỹ

Mỗi năm, ngôi trường "trung học du lịch" đầu tiên trên thế giới này cho học sinh đi đến 4 nước khác nhau để trải nghiệm thức tế. Mỗi giáo viên phụ trách 3 học sinh, trường có tỷ lệ 100% học sinh thi đỗ chứng chỉ tú tài quốc tế IB.

Những cựu học sinh nổi tiếng: Ngôi trường này mới có 7 năm tuổi đời, nhưng không nghi ngờ là trường sẽ trở thành sự lựa chọn yêu thích của một thế hệ mới là con các ngôi sao nhạc rock.

Học phí: 63.980 bảng Anh/năm (khoảng hơn 1,8 tỷ đồng)

8. The American school in Switzerland – Trường Mỹ ở Thụy Sĩ (TASIS), Thụy Sỹ

Đây là ngôi trường nội trú đầu tiên của Mỹ được xây dựng ở châu Âu, trường TASIS nằm trên vùng Dollina d'Oro trong dãy núi Thụy Sỹ. Trọng tâm chương trình giảng dạy ở trường này là mỹ thuật. Hàng năm trường TASIS tổ chức Lễ hội Nghệ thuật Mùa xuân thu hút rất nhiều nghệ sĩ và nhạc sĩ nổi tiếng.

Những cựu học sinh nổi tiếng: Nhà leo núi người Mỹ Francys Arsentiev, nhà soạn nhạc-tác giả người Mỹ Jeanie Cunningham và đạo diễn phim người Mỹ-Italy Francesca Gregorini.

Học phí: 63.561 bảng Anh/năm (khoảng gần 1,8 tỷ đồng)

9. Brillantmont, Thụy Sỹ

Đây là ngôi trường truyền thống của Thụy Sỹ do một gia đình quản lý, có tuổi đời 130 năm. Trường Brillantmont nhìn ra hồ Geneva và chỉ cách Lausanne 5 phút đi bộ. 100% học sinh của trường Brillantmont tiếp tục học lên các chương trình cao hơn.

Những cựu học sinh nổi tiếng: được giữ bí mật

Học phí: 52.010 – 59.680 bảng Anh/năm (khoảng gần 1,4 tỷ – gần 1,7 tỷ đồng)

10. Hurtwood house, hạt Surrey, Anh

Đây là một trong những trường nội trú tốt nhất ở vương quốc Anh. Nằm trong một biệt thư theo phong cách Edwardian, Hurtwood House là một trong những ngôi trường độc đáo nhất. Trường chỉ có 340 học sinh, nổi tiếng với chương trình giảng dạy tập trung vào sáng tạo và nghệ thuật.

Những cựu học sinh nổi tiếng: Emily Blunt, Jack Huston, Hans Zimmer.

Học phí: 39.555 bảng Anh/năm (khoảng hơn 1,1 tỷ đồng)

Xuân Vũ

Theo Independent



Xem nguồn

GS.Lâm Quang Thiệp thấy bộ tiêu chuẩn đánh giá trường đại học quá rối!

Posted: 26 Jan 2017 07:28 PM PST


25 tiêu chuẩn, 111 tiêu chí đánh giá trường đại học

Ngày 24/12/2016, Bộ GD&ĐT ban hành dự thảo Thông tư Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học.

Thông tư này quy định cả về bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục, áp dụng cho việc đánh giá đối với các học viện, trường đại học.

Theo đó, bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục được xây dựng dựa trên bộ tiêu chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục do mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN-QA) mới ban hành tháng 7/2016 (Guide to AUN-QA Assessment At Institutional Level (ver 2.0)) gồm có 25 tiêu chuẩn, 111 tiêu chí, đánh giá toàn bộ hoạt động của một cơ sở giáo dục đại học, được chia thành 4 nhóm: Đảm bảo chất lượng về mặt chiến lược (8 tiêu chuẩn, 37 tiêu chí; Đảm bảo chất lượng về mặt hệ thống (4 tiêu chuẩn, 19 tiêu chí); Đảm bảo chất lượng về mặt thực hiện chức năng (09 tiêu chuẩn, 39 tiêu chí); Kết quả hoạt động (4 tiêu chuẩn, 16 tiêu chí). 

So với bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học hiện hành (ban hành theo Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 1/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; sửa đổi tại Điều 1, Điều 2 của Thông tư số 37/2012/TT-BGDĐT ngày 30/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) chỉ có 10 tiêu chuẩn và 61 tiêu chí, bộ tiêu chuẩn mới có nhiều tiêu chuẩn và tiêu chí hơn. 

GS.Lâm Quang Thiệp thấy bộ tiêu chuẩn đánh giá trường đại học quá rối! (Ảnh: Báo Vietnamnet)

Triết lý chung cho đại đa số các tiêu chuẩn là các tiêu chí trong tiêu chuẩn sẽ được phân thành quy trình PDCA (Plan, Do, Check, Act).

Việc đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng có sự thay đổi cơ bản so với quy định hiện hành.

Từng tiêu chí được đánh giá theo thang 7 mức để đánh giá thay vì chỉ có mức đạt và chưa đạt như hiện nay.

Cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng khi có điểm trung bình của các tiêu chuẩn trong từng nhóm đều đạt từ mức 3,5 điểm trở lên và không có tiêu chuẩn nào có điểm trung bình dưới 2,0 điểm. 

Dự thảo này cũng quy định rõ hơn về những việc cần thực hiện trong cả chu kỳ kiểm định, nhất là sau khi cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng. 

Công khai chuẩn đầu ra, tránh đánh lừa xã hội

(GDVN) – Hiện nay, chuẩn đầu ra của các trường đại học rất chung chung, chưa minh bạch và dễ đánh lừa xã hội.

Quy định cụ thể về việc chuyển tiếp giữa quy định hiện hành và quy định mới.

Theo đó, đối với những cơ sở giáo dục đang đánh giá theo bộ tiêu chuẩn hiện hành thì được thực hiện tiếp quy trình kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định hiện hành trong giai đoạn chuyển tiếp theo các mốc thời gian quy định như: 

Việc tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện cho đến hết ngày 30/6/2017;

Việc đánh giá ngoài đối với các cơ sở giáo dục này được thực hiện cho đến hết ngày 31/12/2017;

Việc thẩm định kết quả đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng được thực hiện cho đến hết ngày 30/6/2018. 

Sau khi được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định hiện hành và có hiệu lực trong thời gian 5 năm, các cơ sở giáo dục cũng có thể đăng ký để đánh giá thêm theo quy định mới.

Bộ tiêu chuẩn quá rối…

Trao đổi với phóng viên về dự thảo này, GS.Lâm Quang Thiệp – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho rằng: "Khi đọc dự thảo, tôi thấy có 3 vấn đề cần quan tâm". 

Thứ nhất, theo GS.Lâm Quang Thiệp: "Bộ tiêu chuẩn quá rối vì nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí. Trước chỉ có 10 tiêu chuẩn, giờ lên 25 tiêu chuẩn. Ấn tượng chung của tôi là có quá nhiều tiêu chí, tiêu chuẩn, do đó sẽ khó hơn trong thực thực hiện".  

Đồng thời, vị chuyên gia giáo dục này cũng nhận thấy, trong dự thảo này hợp nhất nhiều văn bản cũ nhưng không thấy nói đến yêu cầu đối với tổ chức kiểm định. 

Dự  thảo nói quyền lực của tổ chức kiểm định, chế tài đối với các cơ sở giáo dục nhiều, nhưng không thấy nói về chế tài đối với tổ chức kiểm định.

Trường đại học đầu tiên khởi động hệ thống và cơ chế đánh giá chất lượng

(GDVN) – Ngày 19/7, tại Đại học Quốc gia Hà Nội diễn ra lễ công bố chính thức việc khởi động hệ thống và cơ chế đánh giá chất lượng trường đại học.

Tổ chức kiểm định cũng quan trọng như tổ chức kiểm toán. Trong khi tiếng nói của nó rất quyết định. Vì vậy phải có chế tài thế nào cho chặt chẽ, nghiêm khắc với tổ chức kiểm định.

Nhưng nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học thấy trong dự thảo hoàn toàn không thấy chế tài với tổ chức kiểm định. 

GS.Thiệp băn khoăn: "Không hiểu Bộ GD&ĐT sẽ quy định ở đâu? Nếu không có chế tài, tổ chức kiểm định không khách quan, trung thực thì sao?". 

Đề cập tới thông tin dự thảo có quy định, cơ sở giáo dục phải có hợp đồng kinh tế với các tổ chức kiểm định, GS.Lâm Quang Thiệp đặt nghi vấn: "Tôi thấy điều này không ổn. Bởi hợp đồng kinh tế là thuận mua vừa bán có nghĩa là có thể trường tôi nhiều tiền thì anh phải làm tốt cho trường tôi còn trường khác ít tiền thì sao?". 

Vị giáo sư này cho rằng, chúng ta không thể dùng hợp đồng kinh tế để nhà trường trả tiền cho tổ chức kiểm định. Nhà nước, Bộ GD&ĐT phải quy định mức chi phí trung bình để các cơ sở đào tạo trả cho tổ chức kiểm định.

Tất cả các trường phải làm như vậy. Đây là văn hóa chất lượng nên không thể có hợp đồng kinh tế.



Xem nguồn

Chuyện mặn-ngọt-chua-cay từ quà tết của một người thầy

Posted: 26 Jan 2017 06:46 PM PST


LTS: Người ta thường nói “của cho không bằng cách cho”. Và chuyện tặng quà nhau cũng vậy, đôi khi món quà gì cũng không quá quan trọng với người nhận mà vấn đề là cách tặng quà.

Ngày Tết, thầy giáo Nguyễn Văn Lự chia sẻ về những câu chuyện về cách tặng quà khác nhau và cảm nhận của người được tặng quà.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Từ lâu lắm rồi, ngày Tết của thầy cô được học trò xem như dịp để bày tỏ tình nghĩa tri ân. Thành quen, các lớp học sinh thống nhất chuyển từ thăm hỏi chúc mừng tại gia sang hình thức tặng quà.

Mỗi lớp, qua cố vấn của chủ nhiệm, đã chọn những món quà ý nghĩa nhất. Chúng tôi nói đùa với nhau, giáp Tết thế nào chả được học trò mua tặng nên muốn sắm sửa gì cũng phải đợi sau khi nghỉ thật, kẻo lại mua hai lần.

Anh chị em nào môn phụ dạy nhiều lớp, nếu các em trao liền một hôm thì có lẽ phải gửi lại chở dần mỗi lần vài ba túi.

Món quà không phải ít hay nhiều, không phải tính theo giá cả bao nhiêu mà thật sự là tấm lòng chân thành của học sinh, của phụ huynh nên thật ý nghĩa, động viên và an ủi thầy cô kịp thời.

Thông thường mồng ba Tết, các trò thăm thầy cô. Học sinh nông thôn, cấp 1, cấp 2, ngoài món quà của cả lớp, ngày Tết vẫn tốp vài ba em vui vẻ, khép nép đến nhà thầy cô chủ nhiệm, hay môn chính.

Với nhiều giáo viên, giá trị quà tặng không quan trọng bằng cách được tặng quà. (Ảnh minh họa trên danviet.vn)

Sau niềm vui được gặp thầy cô, sau nhưng lời trò chuyện là lời chúc thật thà đến nôm na. Các em xem đó như làm được việc lớn lắm, ý nghĩa lắm.

Vài viên kẹo hay chút hoa quả, không khí ngày xuân làm khoảng cách thầy trò ngắn lại trong từng chuyện vui về học hành và linh tinh chuyện.

Học sinh cấp 3 được bố mẹ cho tự do từng nhóm kéo nhau đi rộn ràng hơn, tưng bừng hơn.

Kế hoạch bao giờ cũng bắt đầu từ thầy cô quan trọng nhất, chủ nhiệm, đến các thầy môn chính theo khối xét đại học.

Sự bạo dạn và tâm lý tuổi mới lớn mang vui xuân trải khắp con đường các em qua vào làm Tết thầy cũng rộn rã thêm.

Những khuôn mặt tươi trẻ và những bộ đồ đẹp mắt như sắc điệu hoa lá mùa xuân làm rực rỡ thêm ngõ nhỏ. Thật ấm cúng và vui vẻ biết bao, chật căng ngôi nhà tiếng cười nói, tiếng thầy trò và đôi khi cả lời ca tiếng nhạc.

Câu chuyện thăm hỏi, học hành, riêng tư của thầy thật thân tình xóa đi mặc cảm, trầm lặng nghiêm trang vốn có giữa thầy và trò.

Biếu Tết cấp trên chỉ lợi lộc cho Hiệu trưởng, giáo viên và trường không được gì

Công cuộc thăm chúc Tết của các em có thể kéo dài cả ngày, nhiều khi thông trưa nên hao sức và mệt nhanh.

Đôi khi, thầy trò cùng nhau hạ bữa đơn sơ chén rượu nhạt, miếng bánh chưng lại thêm gần gũi, thêm hiểu nhau hơn.

Đó là phong tục truyền thống tri ân tuyệt đẹp các thế hệ trò vẫn thực hiện mỗi độ hoa đào nở.

Đó là nét đẹp ngày xuân ấm lòng thầy và trò, khởi đầu cho một năm nhiều  mơ ước, nhiều thử thách và thành công.

Ngày Tết với học trò thời @ mau mắn qua đi nhưng với thầy cô giáo còn mãi trong thẳm sâu tâm hồn nỗi vương vấn.

Niềm vui ngắn chửa tày gang, mỗi mùa xuân đến mái tóc thầy cô lại thêm nhiều sợi bạc.

Màu bạc không phải vì bụi phấn vương tóc như ngày xưa dùng phấn mộc trên bảng gỗ. Bao nhiêu bộn bề giữa mớ bòng bong của giáo dục nước nhà làm khổ thầy trò: chuyện học, chuyện thi, chuyện tiền và việc làm…

Ngày Tết thầy trò không chỉ gượng cười gượng vui cho khỏa lấp cái sự nhọc nhằn và vô lý không thể tránh nơi học đường mà còn chúc nhau cố gắng giữ sức khỏe và có nhiều niềm vui mới.

Hơn ba trăm ngày dồn dập, việc đuổi theo, nỗi lo bài vở, thi thố đuổi theo đã lấy đi của thầy, của trò nhiều giờ phút thảnh thơi quý giá trong quỹ thời gian đời người giới hạn.

Thầy trò như người lính vào trận đánh lớn hỏa mù mĩ từ làm mờ mịt phương hướng để ngày trở về ngộ ra: thế này là thế nào?

Trong những sự đau nhân tình thế thái, có lẽ, kỹ sư tâm hồn đau nhất khi bất lực nhìn con em mình, nhìn trò của mình lao vào học, lao vào thi rồi ba bốn năm học nghề để thất nghiệp.

Trong hàng chục cái khổ tâm lớn, không gì khổ bằng thầy cô biết mình làm việc bất lương, cẩu thả với nghề, lừa dối trò và giả dối với mình, lương tâm cắn dứt mà vẫn nhắm mắt làm hết ngày này tháng khác.

Trong ánh hào vinh quang nghề giáo, cử nhân sư phạm không nhục nhã nào bằng, khi nói một đằng, làm một nẻo.

Trường nào dám không đi Tết từ lãnh đạo huyện đến Giám đốc Sở?

Thầy cô im lặng đâu chỉ vì miếng cơm và hạnh phúc gia đình, tương lai con cái đến mức bỏ quên lòng tự trọng.

Biết làm là sai mà vẫn làm; biết đồng nghiệp làm sai mà vẫn phải khen.

Nhục nhã vì sự đớn hèn hay run sợ vì thế lực xấu xa thống trị?

Trong những nỗi hổ thẹn của con người, không có gì hổ thẹn nào bằng, vì tiền, vì sự giàu sang mà thầy cô nhẫn tâm dồn ép học trò học thêm, động viên học trò học thêm.

Không ít thầy cô đớn hèn không đủ dũng khí để xấu hổ khi cho con học tối nhà thầy!

"Tiên trách kỷ, hậu trách nhân", thầy cô cứ kêu hoài, trách người ta hoài mà không biết tự trách mình, không dám nhận lỗi của mình.

Trong hàng tá hờn tủi, thầy cô thấm thía nhất, gần Tết, đứng lặng nhận quà của học trò. Phần lớn các em tranh thủ, gặp đâu trao quà ở đó, với những lời vội vã "nhân dịp Tết đến, chúng em có chút quà tặng thầy cô"

Cũng có những lớp rút kinh nghiệm không biết thầy cô có dùng không mà mua hoặc để thầy cô đỡ vất vả chuyển về, nhờ cô chủ nhiệm trao giùm phong bì. Đúng là nhận thì tủi quá, từ làm sao đây?

Vẫn biết thầy cô nào cũng nhận quà Tết cơ quan, vẫn biết chẳng đáng là bao nhưng tình là chính, tôi và bạn đều cảm ơn và nhận xách về cho đỡ tủi thân.

Giá như, các học trò gặp riêng, dăm ba lời giản dị thì món quà kia sẽ thú vị và ý nghĩa biết bao! Giá như thầy cô cố vấn không nên cầm cả tập phong bì chia đến tận tay đồng nghiệp thì đồng tiền ấy sẽ ý nghĩa biết bao!

Giá như ai cũng hiểu thầy cô để đừng làm gì tổn thương liêm sỉ và lòng tự trọng của họ, thì đời sống tinh thần của nhà giáo sẽ vui mãi mỗi mùa hoa đào nở!

Năm Thân chưa qua, năm Dậu sắp tới, tôi xin chúc quý đồng nghiệp năm mới nhiều niềm vui mới với những món quà ý nghĩa nhất, mới nhất!



Xem nguồn

Kế hoạch họp Ban chấp hành Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam

Posted: 26 Jan 2017 06:03 PM PST



Công văn này gửi tới các ông, bà là Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội nhiệm kỳ 2015-2019.

Công văn nêu rõ, thực hiện Điều lệ Hiệp hội, Quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam trân trọng kính mời Quý Ông, Bà Ủy viên Ban Chấp hành về dự Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Hiệp hội nhiệm kỳ I (2015-2019). 

Theo dự kiến, Hội nghị gồm hai nội dung chính: 

1. Đánh giá kết quả hoạt động đã triển khai thực hiện theo Kế hoạch trong năm 2016 và thông qua Phương hướng hoạt động năm 2017.

2. Trao đổi về vấn đề quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học – một trong những công tác trọng tâm của ngành trong năm 2017 và những năm tới.

Thời gian: Khai mạc vào hồi 08 giờ 00 ngày 17 tháng 02 năm 2017

Địa điểm
:  Phòng họp lớn, Tầng 1, Cung Trí thức thành phố

Số 01 Phố Tôn Thất Thuyết, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Nhân đây, Thường trực Hiệp hội gửi tới các Ủy viên ban chấp hành Hiệp hội Báo cáo kết quả hoạt động đã được triển khai trong năm 2016 và Dự thảo Kế hoạch hoạt động của Hiệp hội trong năm 2017 để các ông, bà nghiên cứu trước và chuẩn bị những ý kiến sẽ trao đổi, bổ sung cho các báo cáo dự thảo và biểu quyết thông qua tại Hội nghị. 

Để hội nghị đảm bảo được các nguyên tắc trong Điều lệ, Chủ tịch Hiệp hội đề nghị Quý Ông Bà Ủy viên Ban Chấp hành cố gắng dành thời gian tới dự đông đủ để hội nghị đạt kết quả như mong muốn.

Lưu ý: Để thuận tiện cho việc chuẩn bị hội nghị được chu đáo, tránh lãng phí, Ban tổ chức mong nhận được từ các ông, bà những thông tin như: Có tham dự? Có ý kiến đóng góp bằng văn bản? Có lái xe? Có ăn trưa? Và gửi về Hiệp hội trước ngày 14/02/2017 theo địa chỉ email: hiephoidhcdvn@ gmail.com/ Điện thoại:  04.3795.7159; 0904.301.681



Xem nguồn

Comments