Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Giáo dục lễ nghĩa cho học sinh nhân Tết cổ truyền

Posted: 26 Jan 2017 04:01 AM PST


Thi viết chữ đẹp trong Ngày hội mùa xuân của trường Tiểu học Trần Văn Ơn (Đà Nẵng) tái hiện không khí thi cử ngày xưa.Thi viết chữ đẹp trong Ngày hội mùa xuân của trường Tiểu học Trần Văn Ơn (Đà Nẵng) tái hiện không khí thi cử ngày xưa.

Hai ngày học cuối cùng, ngoài việc tổ chức ôn luyện theo nhóm đối tượng cho HS ở hai môn Toán – Tiếng Việt, HS trường Tiểu học Trần Văn Ơn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) còn háo hức với nhiều hoạt động nằm trong chương trình Ngày hội mùa xuân.

Tùy theo năng khiếu, các em có thể tham gia hát múa, biểu diễn thời trang, vũ dân gian… Hội thi viết chữ đẹp được tái hiện theo hình thức thi trạng nguyên thời xưa, HS và giáo viên đều xúng xính với áo dài, khăn đóng.

Thầy Đặng Nhứt – Hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Văn Ơn – cho biết: "Ngoài việc nhắc nhở chung HS toàn trường trong buổi sinh hoạt dưới cờ, giáo viên chủ nhiệm các lớp dặn dò HS nghỉ Tết phải đảm bảo an toàn, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn giao thông.

Những câu hỏi trong nội dung thi Hái hoa dân chủ ở Ngày hội mùa xuân cũng được nhà trường lồng ghép để qua đó nhắc nhở HS ý nghĩa của Tết cổ truyền, nhắc các em không được chơi điện tử ở hàng internet, không chơi các trò chơi ăn tiền, không thức quá khuya; ngày Tết phải thưa gửi thế nào, biết chúc Tết ông bà, bố mẹ, họ hàng. Thậm chí, cách nhận tiền lì xì, sử dụng tiền lì xì… cũng được đề cập đến".

Trường Tiểu học Núi Thành (Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng) cũng dặn rất kỹ HS phải đảm bảo an toàn trong những ngày nghỉ Tết: Lên xuống tàu xe, chơi các trò chơi an toàn.

Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt – Hiệu trưởng nhà trường – cho biết: "Các em vừa thi học kỳ I xong nên hai ngày học cuối trước khi nghỉ Tết, ngoài ôn tập, củng cố kiến thức cho HS, nhà trường tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa như sinh hoạt các câu lạc bộ, trồng cây mùa xuân, sinh hoạt theo chủ đề Xuân về tại các lớp".

Ban Giám hiệu nhà trường cũng sử dụng tin nhắn để "vừa chúc Tết phụ huynh nhưng cũng nhờ phụ huynh làm sao đảm bảo sức khỏe cho HS để các em không phải nghỉ học sau Tết" – cô Thu Nguyệt chia sẻ. Dự kiến, hai ngày học đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, trường Núi Thành sẽ có nhiều hoạt động sinh hoạt tập thể nhằm tạo sự hứng thú cho HS khi vào học kỳ II.

Ở khối THCS và THPT, Hiệu trưởng các trường đều chủ trương không nhất thiết phải giao bài tập về nhà cho HS vì "ngày Tết thiếu gì cơ hội để các em học, học các kỹ năng sống, học lễ nghĩa, ứng xử…". Giáo viên chủ nhiệm ở bậc THPT đều dặn dò học sinh không được uống rượu bia trong những ngày nghỉ Tết, tham gia giao thông an toàn, không được đốt pháo, thăm hỏi ông bà, biết thắp hương ở bàn thờ tiên tổ…

Trong kỳ họp phụ huynh nhân sơ kết học kỳ I, nhiều giáo viên chủ nhiệm cũng nhắn nhủ phụ huynh nên tạo điều kiện cho con cùng phụ giúp việc nhà trong những ngày nghỉ Tết. "Bài học về kỹ năng sống có khi đơn giản là các cháu cầm cây chổi quét nhà, lau cửa kính, thậm chí chỉ là sắp đặt bàn học của mình cho gọn gàng, ngăn nắp, biết xếp hàng nơi công cộng…" – thầy Nguyễn Thành Lễ, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Trãi (Q. Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) cho biết.

Tuy không giao bài tập về nhà, nhưng HS trường THPT Nguyễn Trãi cũng được thầy Hiệu trưởng nhắc nhở trong buổi sinh hoạt dưới cờ rằng cần phải cân đối thời gian học tập và vui chơi hợp lý trong những ngày Tết.

"Ngoài việc không được đốt pháo, giữ an toàn giao thông trong những ngày Tết, HS còn được nhắc nhở phải giữ gìn sức khỏe. Riêng khối 12, nhà trường đã tổ chức cho HS đăng ký lớp ôn tập các môn tự chọn nên sau Tết Nguyên đán sẽ "bắt đầu vào giai đoạn tăng tốc" cho kỳ thi THPT quốc gia nên cả giáo viên và HS đều phải chuẩn bị tâm thế sẵn sàng".



Xem nguồn

TS.Nguyễn Viết Khuyến nêu những tồn tại sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 29

Posted: 26 Jan 2017 02:36 AM PST


Theo Nghị quyết 29/NQ-TW của Hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện. 

Và đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục – đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học.

Hai vấn đề cốt lõi trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29, đó là chuyển nền giáo dục từ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang bồi dưỡng nhân cách, phát triển năng lực của người học; xây dựng nền giáo dục mở, tạo cơ hội học tập cho mọi đối tượng.
 
Có thể nói, Nghị quyết 29 như một luồng gió mới thổi vào nền giáo dục – đào tạo đang còn rất nhiều tồn tại, bất cập, trì trệ, kìm hãm sự phát triển để mở ra một hướng đổi mới toàn diện cho hệ thống giáo dục đào tạo Việt Nam. 

Tuy nhiên, theo nhìn nhận của TS.Lê Viết Khuyến – Trưởng ban hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học (Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam) về chặng đường sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 29 bên cạnh những thành tựu đạt được thì giáo dục vẫn còn một số điều chưa thực hiện được theo đúng tinh thần của Nghị quyết. 

Giáo dục chưa mang tính chất "mở" đúng nghĩa

TS.Lê Viết Khuyến chỉ ra, trong Nghị quyết 29 có nêu, hệ thống giáo dục phải mang tính chất mở. 

"Tính chất mở là đảm bảo theo xu hướng của thế giới hiện nay, có nghĩa là dù học theo cách nào nhưng nếu có quyết tâm, có năng lực thì mọi người vẫn có thể đạt trình độ cao nhất mà họ mong muốn chứ không phải là vào lối này thì thông, còn vào lối kia lại cụt đường không học tiếp lên được", TS.Khuyến phân tích. 

Chặng đường 3 năm thực hiện Nghị quyết 29 vẫn còn những tồn tại cần sớm giải quyết (Ảnh: Báo Phú Thọ)

Hơn nữa, ở hầu hết các nước, học sinh học hết THCS sẽ được hướng theo luồng trung học phổ thông và luồng trung học nghề (chứ không phải trung cấp), hai luồng đó tương đương với nhau. 

Trong trung học nghề, kiến thức văn hóa chiếm khoảng 50% và phải có thời gian học ít nhất 3 năm để khi các em tốt nghiệp trung học nghề học lên cũng được hoặc đi làm nghề cũng được. Ở bên trên phải có luồng khác để đón họ, đó là hướng đại học ứng dụng. 

"Cả hai hướng hàn lâm và ứng dụng đều có thể học lên nhưng ở nước ta hiện nay đang tồn tại một thực tế, sau THCS, ngoài luồng vào THPT chúng ta lại đưa vào trung cấp nghề", TS.Lê Viết Khuyến chỉ rõ. 

Bởi theo ông Khuyến, trung cấp nghề có thời gian đào tạo ngắn chỉ đảm bảo tiêu chuẩn tay nghề chứ không đảm bảo tiêu chuẩn học vấn nên nhiều người không học lên được. 

"Học trung cấp nghề lại không phù hợp nhu cầu của người muốn học. Học những nghề không phục vụ cho kinh tế gia đình thì họ không học, vì vậy, sau THCS chủ yếu các em vào THPT còn trung cấp nghề rất ít, bất đắc dĩ các em mới học.

Và phân luồng rồi phải khơi luồng cho người học, hiện nay chúng ta chưa làm được điều này", ông Khuyến cho hay. 

Chưa khắc phục được một số tính chất để hội nhập quốc tế

Cũng theo ông Khuyến, Nghị quyết 29 chỉ rõ, Việt Nam cần xây dựng hệ thống giáo dục mang tính chất hội nhập quốc tế, có nghĩa là tương đương với thế giới.

Để tương đương với thế giới có một tiêu chuẩn mà UNESCO đưa ra và tất cả các thành viên đều phải thực hiện trong đó có Việt Nam. 

Mà trong phân loại giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế ISCED 2011 của UNESCO nêu rõ, phân loại đào tạo phải theo trình độ học vấn chứ không phải theo trình độ tay nghề. 

"Theo trình độ học vấn tức là nếu có THPT thì phải có trung học nghề chứ không phải bên này là THPT bên kia là trung cấp nghề thì không được. Ví dụ, học THPT 3 năm thì trung học nghề cũng phải 3 năm", ông Khuyến lý giải.  

Tuy nhiên, theo ông Khuyến, ở nước ta hiện nay chưa khắc phục được điều này. Khi hội nhập quốc tế cũng vậy, chúng ta chưa khẳng định được mình ở trình độ nào so với thế giới, không quy định được các bậc học tương đương với các cấp độ học vấn. 

"Đào tạo nhân lực cho mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đòi hỏi cơ cấu bậc học phải khác chứ không phải như đào tạo cho việc phục vụ xuất khẩu lao động giản đơn như hiện nay", TS.Khuyến nhấn mạnh. 

13 tiêu chuẩn của một Hiệu trưởng tốt và tử tế

(GDVN) – Hiệu trưởng không chỉ là đóng vai trò thủ lĩnh dẫn dắt hội đồng sư phạm mỗi nhà trường mà còn là người biết truyền lửa, khích lệ đội ngũ.

Hơn nữa, hệ thống chính sách về giáo dục của ta cũng còn nhiều bất cập dẫn đến phá vỡ cơ cấu nguồn nhân lực, không đảm bảo thực hiện được công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Trong nền kinh tế của thế giới hiện nay, tỷ lệ lao động có trình độ đại học có thể phải chiếm trên 70%. Các nước muốn phát triển, người thợ phải có trình độ cao.

"Hiện nay, tôi thấy văn bản nào của các Bộ cũng nói dựa trên Nghị quyết số 29 của Trung ương, thực ra đó phần lớn chỉ là câu chữ trên văn bản còn việc thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết cần phải nghiên cứu lại", vị chuyên gia giáo dục này nêu quan điểm. 

Vì vậy, giải pháp mà ông Khuyến đưa ra là nên thành lập một nhóm nghiên cứu tập hợp các chuyên gia bám sát vào Nghị quyết, phân tích thật kỹ để thấy điều gì trái với Nghị quyết thì phải sửa, chứ không phải chỉ căn cứ vào các bản trình do các Bộ đưa lên. 

"Tôi thấy rằng, Nghị quyết số 29 đưa ra những mục tiêu phát triển rất tốt nhưng để Nghị quyết đi vào cuộc sống thì phải làm quyết liệt mới thay đổi được toàn diện, căn bản nền giáo dục đất nước", ông Khuyến khẳng định. 

Ngày 4/11/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng giới thiệu tóm lược Nghị quyết: 

A- TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN

1- Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cụ thể là: Đã xây dựng được hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa. Số lượng học sinh, sinh viên tăng nhanh, nhất là ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ.

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý. Chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo đạt mức 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh; hệ thống giáo dục và đào tạo ngoài công lập góp phần đáng kể vào phát triển giáo dục và đào tạo chung của toàn xã hội. Công tác quản lý giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến nhất định.

Cả nước đã hoàn thành mục tiêu xoá  mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000; phổ cập giáo dục trung học cơ sở  vào năm 2010; đang tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; củng cố và nâng cao kết quả xoá mù chữ cho người lớn. Cơ hội tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách; cơ bản bảo đảm bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo.

Những thành tựu và kết quả nói trên, trước hết bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của dân tộc; sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, của mỗi gia đình và toàn xã hội; sự tận tụy của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; sự ổn định về chính trị cùng với những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

2- Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả  giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề  nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất.

Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

3- Những hạn chế, yếu kém nói trên do các nguyên nhân chủ yếu sau:

– Việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về  phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” còn chậm và lúng túng. Việc xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chương trình phát triển giáo dục – đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội.

– Mục tiêu giáo dục toàn diện chưa được hiểu và thực hiện đúng. Bệnh hình thức, hư danh, chạy theo bằng cấp… chậm được khắc phục, có mặt nghiêm trọng hơn. Tư duy bao cấp còn nặng, làm hạn chế khả năng huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục, đào tạo.
– Việc phân định giữa quản lý nhà nước với hoạt động quản trị trong các cơ sở giáo dục, đào tạo chưa rõ.

Công tác quản lý chất lượng, thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được coi trọng đúng mức. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và gia đình chưa chặt chẽ . Nguồn lực quốc gia và khả năng của phần đông gia đình đầu tư cho giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu.

B- ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
I- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

2- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục  và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục – đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.

3- Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ  yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi  đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

4- Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã  hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.

5- Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hoá, hiện đại hoá giáo dục và đào tạo.

6- Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo.

7- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.

II- MỤC TIÊU

1- Mục tiêu tổng quát

Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ  về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ  Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. 

Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hoá, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

2- Mục tiêu cụ thể

– Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ  phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2020. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non. Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục.

– Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể  chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề  nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020.

Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương.

– Đối với giáo dục nghề nghiệp , tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ  thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế.

– Đối với giáo dục đại học , tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

– Đối với giáo dục thường xuyên , bảo  đảm cơ hội cho mọi người, nhất là ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống; tạo điều kiện thuận lợi để người lao động chuyển đổi nghề; bảo đảm xóa mù chữ bền vững. Hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên và các hình thức học tập, thực hành phong phú, linh hoạt, coi trọng tự học và giáo dục từ xa.

– Đối với việc dạy tiếng Việt và  truyền bá văn hóa dân tộc cho người Việt Nam ở  nước ngoài, có chương trình hỗ trợ tích cực việc giảng dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần phát huy sức mạnh của văn hóa Việt Nam, gắn bó với quê hương, đồng thời xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị với nhân dân các nước.



Xem nguồn

Hà Nội dẫn đầu cả nước về học sinh giỏi quốc gia

Posted: 26 Jan 2017 01:54 AM PST


Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) công bố danh sách thí sinh đoạt giải trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học Phổ thông năm học 2016-2017.

Hà Nội là địa phương có số lượng học sinh đoạt giải nhiều nhất với 146 em. Hải Phòng đứng thứ hai với 92 em. Tỉnh Nghệ An có 88 học sinh đoạt giải.

Hà Nội là địa phương có số lượng học sinh đoạt giải nhiều nhất trong  Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học Phổ thông năm học 2016-2017 với 146 em. (Ảnh: Báo Công lý)

Một số địa phương có 100% thí sinh đoạt giải ở nhiều môn thi như Nghệ An, mỗi môn thi Toán học, Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Tiếng Anh đều có 10 học sinh đoạt giải (đạt 100%).

Hà Tĩnh có 100% học sinh tham gia dự thi đoạt giải ở các môn Toán, Lý, Văn, Địa lý.

Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc có 15 em đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lần này.

Năm nay, số thí sinh đang học lớp 10 đoạt giải cũng khá nhiều, trong đó có em Nguyễn Hoàng Tùng Lâm (lớp 10 Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội-Amsterdam) đoạt giải Nhất môn Toán với 27,5 điểm.

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2016- 2017 diễn ra từ ngày 5-7/1/2017 với 9 môn thi gồm: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Tin học và Ngoại ngữ.

Nội dung thi theo chương trình giáo dục trung học phổ thông hiện hành và chương trình chuyên sâu các môn chuyên cấp trung học phổ thông. 

Thông tin chi tiết về danh sách học sinh đoạt giải trong Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 2016-2017, xem tại đây. 



Xem nguồn

Ngân sách đang tiêu tốn một số tiền lớn cho Sáng kiến kinh nghiệm

Posted: 26 Jan 2017 01:12 AM PST


LTS: Câu chuyện về sáng kiến kinh nghiệm đã được trao đổi nhiều lần trên báo chí và các diễn đàn của giáo viên.

Dành nhiều bài viết về đề tài này, thầy giáo Nguyễn Cao tiếp tục chia sẻ ý kiến của mình về sự lãng phí của phong trào này.

Theo thầy, đa số giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm đều chỉ mang tính hình thức, cóp nhặt chỗ này chỗ kia.

Trong khi đó, số tiền tổng kết chi cho phong trào này đang ở mức rất lớn gây lãng phí ngân sách.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Thực hiện Nghị định 56 của Chính phủ thì mỗi năm ngành giáo dục có hàng triệu sáng kiến kinh nghiệm. 

Chưa biết tính hiệu quả của những sáng kiến kinh nghiệm này đến đâu nhưng mỗi năm ngân sách nhà nước đang phải chi một số tiền vô cùng khủng khiếp cho phong trào này. 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích rõ sự tốn kém.

Tháng 6/2015, Nghị định 56 của Chính phủ được ban hành. Tại Điều 25 của Nghị định này đã qui định rõ:

Nếu công-viên chức muốn được xét công chức cuối năm từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên phải có một đề tài, một sáng kiến, một cải tiến…

Từ sự chỉ đạo của cấp trên, nên dưới cơ sở phải thực hiện theo Nghị định bởi không ai muốn bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ. 

Vì thế, trong các đơn vị trường học chỉ mình Hiệu trưởng là không phải viết sáng kiến, còn lại từ Phó hiệu trưởng xuống đến nhân viên đều phải viết…

Vì, phần lớn là viết đối phó, viết để không bị xếp là "không hoàn thành nhiệm vụ" nên phần lớn các giáo viên, nhân viên trong nhà trường viết cho có lệ. 

Chỉ một phần rất nhỏ giáo viên có đầu tư nghiêm túc còn lại họ lên mạng lấy vài cái đề tài rồi cắt dán hoặc có người thân, bạn học ở địa phương khác thì xin rồi thay tên, đổi trường là xong. 

Giáo viên vỡ mộng vì tưởng “thoát” sáng kiến kinh nghiệm (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)

Trong Nghị định 56 cũng đã nêu rõ là những sáng kiến được cấp cơ sở công nhận, mà cấp cơ sở thì lẽ nào lại không xếp giải cho cho giáo viên, nhân viên trường mình. 

Vì thế, khi đã viết là có giải, không giải A thì cũng được giả B, rất hiếm có giải C. Những giải A thì tiếp tục được gửi lên cấp cao hơn để chấm. 

Còn giải B, C thì yên phận nằm lại thư viện nhà trường và coi như đó đã là có sáng kiến kinh nghiệm và cũng là tiền đề để cuối năm xét thi đua.

Năm nào cũng vậy, cứ đầu năm học là nhà trường phát động viết sáng kiến kinh nghiệm và ấn định thời gian nộp. 

Khi các giáo viên nộp xong là nhà trường bắt đầu thành lập Hội đồng chấm giải. Cũng chủ tịch, các phó chủ tịch, thư kí và các thành viên. 

Mỗi sáng kiến kinh nghiệm có hai giám khảo chấm độc lập, có phiếu đánh giá nhận xét có phiếu xác minh kết quả cho từng đề tài sáng kiến. 

Vì vậy, đề tài sáng kiến kinh nghiệm dù hay dù dở, dù dài dù ngắn cũng đều phải phân công giám khảo chấm và tất nhiên đều phải chi tiền kinh phí cho mỗi đề tài như nhau.

Nơi tôi đang công tác, mức chi cho việc chấm, xác minh cho một sáng kiến kinh nghiệm hiện nay tương đối cao. Đối với cấp trường là 300.000 đồng/1 sáng kiến kinh nghiệm/ 2 giám khảo. 

Đó là chưa kể tiền cho chủ tịch, phó chủ tịch và thư kí của Hội đồng chấm. 

Khi các sáng kiến kinh nghiệm được cấp trường chấm đạt giải A thì gửi lên cấp huyện (các trường do Phòng Giáo dục quản lí), cấp tỉnh (các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên – dạy nghề) thì mức độ chi để chấm 1 sáng kiến kinh nghiệm càng cao lên. 

Chát đắng tâm can, niềm tin tan vỡ vì…sáng kiến kinh nghiệm

Khi các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải thì mức độ chi tiền thưởng cũng rất lớn.

Đối với cấp tỉnh là 800.000 đồng giải A, 600.000 đồng giải B và 400.000 đồng giải C. 

Mức thưởng của sáng kiến kinh nghiệm cấp huyện cho 3 mức A,B,C là 400.000 đồng, 300.000 đồng và 200.000 đồng.

Còn đối với cấp trường thì tùy thuộc vào kinh phí mà Ban giám hiệu thưởng. 

Và, chỉ cần nhìn chỉ cần vài cái click chuột vi tính, bạn đọc cũng tìm thấy rất nhiều những hướng dẫn về việc chi cho việc chấm và phát thưởng sáng kiến kinh nghiệm. 

Những sáng kiến vô thưởng vô phạt ở cấp cơ sở không đạt giải cũng đã chi vài ba trăm ngàn đến những giải cao nhất là giải cấp tỉnh vài ba triệu đồng. 

Hàng triệu sáng kiến kinh nghiệm thì mức chi sẽ là một số tiền khổng lồ… nhưng tính hiệu quả của nó thì lại là một câu chuyện dài…

Sau khi những giáo viên đạt giải sáng kiến kinh nghiệm thì được rất nhiều những quyền lợi khác là thưởng tiền và ưu tiên trong xét các danh hiệu thi đua. 

Bởi khi có sáng kiến kinh nghiệm đạt giải là đủ tiêu chí và có nhiều ưu thế để xét danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp tỉnh; Bằng khen cấp tỉnh… 

Trong các danh hiệu thi đua này chỉ trừ danh hiệu Lao động tiên tiến là thưởng mấy trăm ngàn, còn các danh hiệu còn lại đều thưởng trên 1 triệu đồng. 

Đó là chưa kể một số cá nhân được đề nghị xét Bằng khen của Bộ giáo dục, của Thủ tướng, thậm chí còn cao hơn nữa…

Ngoài những quyền lợi cá nhân thì các đơn vị có giáo viên đạt sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh được xét danh hiệu đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ… phải nói là vô vàn quyền lợi cho cá nhân và tập thể khi những sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cao. 

Một sự thật đã và đang tồn tại trong ngành giáo dục nhiều năm qua là để đánh giá quá trình giảng dạy, công tác, ghi nhận công lao người thầy không phải là kết quả giảng dạy, là sự trưởng thành và thành đạt của học trò mà là một sáng kiến kinh nghiệm vô hồn, chấm và công bố giải xong thì không biết những đề tài đó đi về đâu!

Có nên bỏ sáng kiến kinh nghiệm?

Trong các văn bản về xét thi đua, khen thưởng hiện nay của ngành giáo dục đã và đang quá đề cao về sáng kiến kinh nghiệm. 

Ví dụ, theo Thông tư 35 thì muốn đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua phải có sáng kiến kinh nghiệm hoặc các thành tích khác qui đổi thành sáng kiến kinh nghiệm như các bài báo khoa học chuyên ngành, bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên giỏi…

Đến khi xét Bằng khen cấp Bộ phải có 2 sáng kiến kinh nghiệm liên tục, Bằng khen của thủ tướng Chính phủ phải có 5 sáng kiến kinh nghiệm liên tục. 

Chính vì những qui định như thế nên nhiều người họ sẵn sàng tìm mọi cách để thực hiện và đạt giải sáng kiến kinh nghiệm.

Bởi đây là một phong trào đầu tư ít về công sức, thời gian nhất mà độc lập so với các phong trào khác như Ôn thi học sinh giỏi hay thi giáo viên giỏi… phải có sự cộng hưởng từ nhiều người.

Ngân sách của nhà nước đang phải chi một lượng tiền vô cùng lớn cho việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm không chỉ ngành giáo dục mà hàng triệu công-viên chức đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước ở cả các ngành khác. 

Có lẽ, sau khi ban hành và thực hiện Nghị định 56 đến nay, chúng ta đã nhìn ra rất nhiều bất cập. 

Nên chăng, các cấp có thẩm quyền cần nhìn nhận lại vấn đề một cách khách quan để điều chỉnh những điều chưa phù hợp trong việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm nhằm nâng cao được chất lượng mà giảm gánh nặng cho ngân sách từ một phong trào đang bộc lộ rất nhiều những bất cập.



Xem nguồn

Trắc nghiệm: Những kiến thức Địa lý hay bị nhầm lẫn

Posted: 26 Jan 2017 12:30 AM PST

T.Ư Hội khuyến học và Hiệp hội các trường ĐH, CĐ tiếp tục đồng hành cùng Bộ GD&ĐT trong sự nghiệp đổi mới GD&ĐT

Posted: 25 Jan 2017 11:46 PM PST


Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa thăm và chúc mừng năm mới
tại Trung ương Hội khuyến học Việt Nam.Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa thăm và chúc mừng năm mới
tại Trung ương Hội khuyến học Việt Nam.

Tại Trung ương Hội khuyến học Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT trân trọng gửi lời cám ơn Trung ương Hội khuyến học Việt Nam thời gian qua luôn đồng hành và ủng hộ các chủ trương, chính sách của ngành. Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đánh giá cao các hoạt động của Trung ương Hội khuyến học trong thời gian qua đã tích cực giúp đỡ nhiều hoàn cảnh học sinh khó khăn; đặc biệt là có thêm nhiều các suất học bổng cho các em vượt khó học giỏi.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa mong muốn trong thời gian tới Trung ương Hội khuyến học Việt Nam tiếp tục đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ ngành giáo dục, nhất là công tác khuyến học tại các địa phương.

Chủ tịch Trung ương Hội khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan khẳng định, trong thời gian tới Trung hội Khuyến học sẽ tiếp tục thực hiện sứ mệnh, vai trò của mình trong công tác khuyến học, đồng hành cùng Bộ GD&ĐT để triển khai các nhiệm vụ của ngành.

Cùng ngày, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cũng đã thay mặt lãnh đạo Bộ đến chúc mừng năm mới lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Tại đây, Thứ trưởng đánh giá cao vai trò, sứ mệnh của Hiệp hội trong việc hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục đại học, kiểm định chất lượng đại học.



Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa thăm và chúc mừng năm mới tại

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cũng nêu rõ: các hoạt động của Hiệp hội tham gia vào phát triển giáo dục ngày càng lớn, Bộ GD&ĐT mong rằng, trong thời gian tới Hiệp hội tiếp tục phối hợp với Bộ để hỗ trợ, phát triển giáo dục đại học ngày một tốt hơn.



Xem nguồn

Những người trẻ đón Tết theo lối sống "xanh"

Posted: 25 Jan 2017 11:05 PM PST



Đội sống xanh trồng cây xanh từ đồ tái chế.

Đội sống xanh trồng cây xanh từ đồ tái chế.

Sống xanh đơn giản là lối sống bền vững và thân thiện với môi trường, một thuật ngữ khác gọi đây là lối sống sinh thái. Những người cổ vũ lối sống xanh đều cố gắng giảm thiểu tối đa việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu rác thải ra môi trường, quay lưng với các trào lưu tiêu thụ và chú trọng đến cảm xúc cũng như đời sống tinh thần của mình và cộng đồng.

Tái chế mọi thứ

Phùng Chí Kiên (32 tuổi, lập trình viên, cựu du học sinh tại Đức) theo đuổi lối sống xanh đã mười năm. Lương tháng của Kiên là 3.000 USD nhưng năm năm nay mỗi năm anh chỉ mua một bộ quần áo, ba đôi tất và hai bộ đồ lót mới. Kiên đi về giữa Paris và Hà Nội. Có những chuyến đi ba tháng, hành lý của anh cũng chỉ có một cái vali nhỏ bằng với vali của người đi du lịch ba ngày.

Kiên kể, mỗi ngày nhà anh chỉ vứt đi một gói rác nhỏ khoảng 200gr chủ yếu là rác hữu cơ. Người thu tiền vệ sinh tháng không tin trong nhà Kiên có trẻ con và còn tỏ ra ngại ngùng khi vợ anh đóng tiền vệ sinh cho ba người.

Cửa sổ, balcon và bệ bếp nhà Kiên trồng rất nhiều rau gia vị và hoa. Cánh cửa cũ được Kiên tận dụng đóng lại thành kệ treo đồ làm vườn. Sắp Tết, anh đem cánh cửa sơn lại thành màu đỏ và ngồi cùng con gái làm đèn treo bằng thìa sữa chua. Vợ Kiên lôi quần áo cũ ra cắt may làm vỏ gối, ví cầm tay và đệm ngồi, vừa để nhà dùng, vừa để tặng hàng xóm.

Lại Ngọc Trâm (25 tuổi, họa sĩ) khiến cả cộng đồng sống xanh chú ý vì đăng cả một topic xin bao bì, banner cũ để may túi. Túi của Trâm được dùng để phát không cho những bà nội trợ trong những chương trình vận động cộng đồng nói không với túi nilon. Một trong những mẫu túi này của đội Trâm từng được xuất sang thị trường Nhật Bản. Nhiều người Việt đã nhìn thấy những túi đeo tái chế từ vỏ bao cám Con Cò trên vai thanh niên Nhật.


Lọ hoa nhặt về từ bãi rác.

Lọ hoa nhặt về từ bãi rác.

Nguyễn Trà My (27 tuổi, giáo viên tiếng Nhật) đi đâu cũng vận động mọi người đừng vứt vỏ trứng. My dạy họ cách đập trứng ở phần đầu và giữ lại hai phần ba vỏ cùng một chút lòng trắng. Vỏ trứng ấy cho thêm ít đất sẽ trở thành giá thể ươm mầm, trồng cây cực tốt. Khi cây hơi lớn, đem vùi cả vỏ trứng xuống đất, cây sẽ xanh tốt mà không cần thêm phân bón. Bằng cách trồng đặc biệt này, hoa chơi Tết của nhà My luôn bền hơn hoa mua ở chợ từ hai đến ba tuần.

Những món quà 102

Anh Nguyễn Quang Huy, chủ một công ty nội thất gỗ ở Hà Nội kể: Anh có đứa em theo trào lưu sống xanh, Tết nào cũng gửi cho một cái thiệp cực kỳ… khủng bố. Ví dụ, năm ngoái, nó tự vẽ một đống rác đang ăn mòn trái đất với cái slogan dài dằng dặc: Mỗi ngày, Hà Nội thải ra khoảng 2.500 tấn rác thải rắn. Việt Nam là 1 trong 5 nước xả nhiều rác thải nhựa ra biển nhất, trong tổng số 8 đến 9 triệu tấn thải ra biển mỗi năm. Năm nay, nó chế hình của chính anh đang trệu trạo nhai tiền kèm chú thích: Cho đến khi cái cây cuối cùng bị đốn, con thú cuối cùng bị săn và dòng sông cuối cùng bị ô nhiễm, chúng ta sẽ nhận ra rằng chúng ta không thể ăn được tiền!

Anh Huy bảo nhờ những… bom thiệp như thế, anh bắt đầu học thói quen thuyết phục khách hàng dùng gỗ công nghiệp thay vì gỗ tự nhiên để làm nội thất. Để tăng độ thuyết phục, anh đổi toàn bộ nội thất trong nhà sang gỗ công nghiệp và giảm giá thêm 5% nếu khách đồng ý dùng gỗ công nghiệp thay vì gỗ tự nhiên.

Trần Thu Hương (33 tuổi, phiên dịch viên) khoe không bao giờ phải đau đầu vì quà Tết bởi đã có sẵn công thức. Đối với phụ nữ, Hương tặng: bột đậu xanh và mật ong để rửa mặt; gói bồ kết, sả chanh khô để gội đầu và một túi quả bồ hòn để làm dung dịch lau sàn, nước rửa bát, rửa tay, nước giặt quần áo. Đối với nam giới, Hương tặng rượu mơ ủ thủ công do hội organic sản xuất. Bốn năm liền kiên trì với gói quà tặng này Hương đã vận động được không ít người thân, bạn bè chuyển qua dùng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ thiên nhiên và nói không với hóa chất.


Các sản phẩm tái chế của đội sống xanh bán để gây quỹ bảo vệ môi trường.

Các sản phẩm tái chế của đội sống xanh bán để gây quỹ bảo vệ môi trường.

Tết năm trước, tôi cũng được một hội DIY tặng hai bức tranh treo tường vô cùng đặc biệt. Dưới bức tranh đỏ chót treo trong bếp có chú thích: đừng đổ nước rửa rau, hãy dùng để tưới cây! Dưới bức tranh màu xanh treo phòng tắm họ nhắc: nước tắm bồn của con có thể dùng để cọ toilet!

Đặng Thanh Hà (20 tuổi, sinh viên ĐH Ngân hàng) được anh trai họa sĩ theo trường phái sống xanh vẽ tặng một decal rất đáng yêu trên đầu xe máy kèm dòng chữ: dừng xe tắt máy! Theo thông tin của anh Hà thì khi xe máy đứng yên và động cơ chưa tắt, xe vẫn thải ra các loại khí độc hại và tiêu tốn năng lượng. Lượng nhiên liệu tiêu hao khi ngừng trong vòng một phút mà không tắt máy xe tương đương đi được quãng đường 0,5km. Việc khởi động lại động cơ có phần ảnh hưởng đến máy móc, nhưng không đáng lo ngại bằng khí thải ra môi trường trong ngần ấy thời gian!

Người sống xanh ăn Tết

Nguyên tắc sắm Tết chung của đội sống xanh là trữ trong nhà nhiều hoa quả, rau tươi, trong khi lượng thịt cá chỉ nhỉnh hơn ngày thường chút xíu. Họ hoàn toàn không có khái niệm "quá tải tủ lạnh" dù là vào bất cứ ngày nào trong năm.

Những người này cũng tiên phong trong việc ưu tiên đồ ăn địa phương, tươi ngon theo mùa vụ và nói không với của ngon vật lạ trái mùa hoặc đồ nhập khẩu. Không ai sống xanh mà không biết câu nói: không đòi hỏi những gì quá khả năng đáp ứng của thiên nhiên!

Đội sống xanh cũng là những đầu bếp có khả năng ứng biến và thích nghi rất cao. Tôi từng làm khách một gia đình sống xanh vào dịp Tết. Chỉ bằng một quả dưa hấu, anh chế biến thành ba món vừa nhanh vừa lành: nước ép, xắt miếng dessert và nộm làm từ cùi dưa. Vỏ dưa thì được chị chủ nhà dùng để cắm hoa tôi tặng.


Đèn từ thìa sữa chua của bố con anh Kiên.

Đèn từ thìa sữa chua của bố con anh Kiên.

Rất nhiều bài học "tái chế thức ăn thừa" tôi học từ đội sống xanh vẫn được áp dụng đến tận giờ. Ví dụ, cơm nguội, thêm ít ngô hạt và quả trứng sẽ thành cơm rang. Thịt luộc còn thừa thêm một ít thịt chân giò, bì, nấm hương, mộc nhĩ hầm thành món nấu đông. Thịt gà, vịt luộc còn thừa ướp với mắm gừng, hầm cùng với xương thêm một nắm gạo nấu thành cháo v.v…

Người sống xanh cho rằng: thực tế lượng thức ăn thừa chúng ta bỏ đi sau mỗi bữa ăn chiếm 30% tổng lượng thức ăn mà chúng ta bỏ tiền ra mua và bỏ công sức để chế biến, trong khi chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng nguồn thức ăn này. Cho nên, nấu đủ và ăn hết gần như trở thành một đặc điểm nhận biết của người sống xanh. Vậy mới có chuyện gia đình anh Kiên mỗi ngày chỉ đổ khoảng 200gr rác thải mà không ai thèm ngạc nhiên.

Đội sống xanh còn một thói quen khác: không bao giờ mang theo mì tôm và thức ăn vặt trong mọi chuyến công tác và du lịch. Họ coi trọng việc trải nghiệm đồ ăn ở nơi đến và bài xích tất cả các loại đồ ăn công nghiệp.

Tết đến nhà người sống xanh, bạn có thể được uống bia với lạc rang và nhấm nháp mứt gừng tự làm chứ nhất định không có mâm cao cỗ đầy bảy bát tám đĩa bởi đội bạn của tự nhiên này cho rằng: lãng phí thức ăn là có tội!

Đi chơi không đi nhậu

Homestay (dịch vụ lưu trú tại nhà dân) là kiểu du lịch dân sống xanh thích nhất. Tham gia những chuyến đi như thế này, họ được hòa mình vào không gian sinh hoạt hằng ngày của người dân, trực tiếp trải nghiệm cuộc sống và khám phá văn hóa địa phương.

Nguyễn Tuấn Anh (27 tuổi, kiến trúc sư) đã từng du lịch theo kiểu homestay ở Kenya. Trốn Tết ở nhà, anh được tham gia lễ hội mũ thường niên tại quốc gia miền đông châu Phi này. Ngoài phố, người ta dùng tất cả mọi chất liệu để tạo ra mũ từ kim cương đá quý đắt tiền đến những đồ rác thải. Chủ nhà trọ của Tuấn Anh được anh hướng dẫn làm mũ từ bìa carton và vỏ lon nước ngọt có thể tạo ra âm thanh đã được rất nhiều du khách chụp ảnh và vỗ tay.

Võ Hải Yến (27 tuổi, nghệ sĩ tự do) lại có mối bận tâm khác. Mấy năm trước cô đi du lịch homestay ở một bản người Mông trên Lào Cai. Khi về, Yến được chủ nhà cho trồng một cây mận nhỏ trong vườn làm kỷ niệm.

Từ đó, Tết năm nào Yến cũng trở lại gia đình này để xem cây mận nở hoa. Câu chuyện cây mận của Yến đã thu hút không ít bạn bè. Gia đình Mông ấy nhờ làm dịch vụ du lịch – trồng cây mà đã mở rộng thêm cả một sườn núi để thu hút du khách. Sau khi trồng cây, mỗi năm những khách hàng như Yến sẽ trả chủ nhà một số tiền nhất định để nhờ họ chăm cây.

Yến bảo đang cố gắng khuếch trương kiểu du lịch này vì người du lịch thì vui, người địa phương có thêm thu nhập mà môi trường không bị tàn phá. Du lịch trồng cây đã phát triển ở Campuchia, Nhật Bản và Hàn Quốc, được kiểm chứng là một sản phẩm du lịch hấp dẫn, tạo ra những ấn tượng đặc biệt đối với du khách.

Theo Nam Bằng

Tiền phong



Xem nguồn

Lương ít, tiền không có, thêm một mùa xuân con không về…

Posted: 25 Jan 2017 10:20 PM PST


LTS: Tết là dịp để gia đình đoàn viên, là dịp những đứa con xa nhà được trở về bên vòng tay cha mẹ.

Nhưng những giáo viên xa quê hương với đồng lương ít ỏi thì chuyện về quê đón Tết lại trở thành một điều gì đó thật xa xỉ.

Thầy giáo Khánh Văn chia sẻ những cảm xúc chân thật, những tâm sự đầy xúc động của một người giáo viên đã 10 năm chưa về quê đón Tết.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Một mùa xuân nữa lại đang về. Mùa xuân để mọi người trong gia đình đoàn tụ, quây quần bên nhau và cùng nhau hưởng hạnh phúc gia đình sau một năm tất bật làm việc.

Nhất là đối với những người phải xa nhà, xa quê đến làm việc tại nhiều vùng đất khác nhau trên đất nước…

Năm nay là năm thứ 10 liên tục tôi chưa về quê đón Tết. Vậy là đã 10 năm đón Tết xứ người với bao những nỗi niềm của người xa xứ. Có nhiều lúc lòng tôi trăn trở, nghĩ suy về con đường mình đã chọn và đang gắn bó. 

Nghề giáo – nghề mà mọi người thường nói là "nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý". Nhưng, giữa thời buổi kinh tế thị trường như thế này, liệu nghề giáo có thực sự là nghề "cao quý" nữa không? 

Đối với giáo viên xa quê hương, ước mơ được về quê đón Tết cũng thật là xa xỉ. (Ảnh minh họa trên baonghean.vn)

Khi mà mọi người đã và đang rục rịch về quê thì vẫn có rất nhiều những giáo viên xa quê như tôi vẫn đang âm thầm gặm nhấm một nỗi nhớ quê hương da diết…

Ngày ra trường với biết bao những hoài bão và ước nguyện là được công tác tại quê hương nhưng rồi vì nhiều lí do, nguyên cớ mà không thể nào có thể ở lại được quê nhà. 

Dù đã cố gắng bám víu vào những đồng lương giáo viên hợp đồng nhưng rồi cũng không thể nào kí được lâu dài bởi có quá nhiều nhiêu khê và tiêu cực. 

Ngày tôi xách hành lí vào Nam cũng là ngày mà tâm trạng mang đầy những lo toan cho phía trước bởi tôi hiểu rằng những ngày đang tới là những ngày khó khăn nhưng đành phải gác lại ước vọng dang dở ở quê nhà để ra đi…

Tôi không bi quan, tôi không chán nản khi mình theo đuổi nghề giáo – cái nghề mà gia đình tôi đã nhiều đời theo đuổi. 

Phía trước tôi vẫn là con đường hy vọng, con đường của tương lai, của những ngày đang tới… nhưng thực tế thì sao? 

Đó vẫn là câu hỏi lớn mà bản thân tôi và bao nhiêu những người đồng nghiệp khác chưa trả lời được trong nhiều năm qua. 

Vì sao "nghề cao quí" mà năm nào người ta cũng phải nói về chế độ đãi ngộ, về cuộc sống bấp bênh của phần lớn giáo viên hiện nay, nhất là khi Tết đến, xuân về… lại nghe điệp khúc "thưởng Tết".

33 năm đứng lớp chưa biết thưởng tết là gì

Mỗi năm có bao lần lòng tôi lại cảm nhận thấy những bùi ngùi, chênh vênh và buồn tủi.

Là giáo viên lập nghiệp ở phương xa nên hàng năm cứ đến hè hay Tết là gia đình lại gọi điện thúc giục về. 

Người mẹ già lần nào cũng giục về đi rồi mẹ cho tiền đi.

Câu nói rất thực lòng của mẹ nhưng… là đứa con đã trưởng thành, có công việc ổn định mà lần nào về mẹ cũng lo tiền hay sao? 

Đã bao lần ngậm ngùi cám cảnh cho hoàn cảnh mình nhưng biết làm sao được. Mỗi lần về quê, bao giờ mẹ tôi cũng lo mua thật nhiều bánh kẹo trước để khi tôi về, anh em làng xóm, các cháu đến chơi có cái để cho.

Đồng lương của phần lớn giáo viên hiện tại quá thấp, rất khó trang trải cho cuộc sống hiện tại, nhất là những giáo viên có thâm niên trên dưới 10 năm tuổi nghề. 

Trong khoảng 3-4 triệu lương/tháng thì chuyện tính toán làm sao cho đủ cuộc sống đạm bạc qua ngày đã thấy khó chứ đừng nói tới một ước mơ cao sang.

Trong khi, cuộc sống có quá nhiều thứ phải chi tiêu trên đồng lương ít ỏi của mình.

Thời gian qua, chúng ta đã thấy nói nhiều, bàn nhiều về đồng lương của giáo viên, có những diễn đàn để cộng đồng mạng chia sẻ và cảm thông với cuộc sống người thầy…

Cũng có nhiều ý kiến dè bỉu, chê bai giáo viên sao cứ "than nghèo, kể khổ" mãi. 

Song, thực sự đời sống của phần nhiều giáo viên vẫn gặp muôn vàn khó khăn (nhất là những giáo viên lập nghiệp xa quê mà có thâm niên còn thấp).

Dù cho lương thường xuyên vẫn tăng liên tục nhưng giá trị của đồng lương đối với giá cả hiện tại vẫn nằm nguyên như nhiều năm trước.

Đất nước ta còn khó khăn, những người thầy hiểu điều này hơn ai hết, vẫn có hàng ngàn giáo viên ngày ngày bám trụ trên các vùng bản xa xôi để đem con chữ gieo các mầm xanh cho tương lai. 

Phần lớn giáo viên vẫn luôn giữ vững đạo lý của người thầy, vẫn tận tụy với nghề mà mình đã yêu thích và lựa chọn để đêm đêm bên trang giáo án, canh cánh một nỗi niềm truyền tải cho các em được cả tri thức, tâm hồn, hướng các em đến cái đẹp của cuộc sống. 

Và, vẫn có hàng ngàn giáo sinh ra trường không tìm được việc làm, phải làm việc trái ngành nghề hoặc ở làm làm ruộng. 

Thầy cô eo hẹp về vật chất nhưng giàu có về tiếng cười

Hoặc, có hàng trăm giáo viên có nghề rồi vẫn nơm nớp so sợ bị mất việc.

Rồi, bao nhiêu người phải ký họp đồng ngắn hạn với các trường học mỗi tuần được vài tiết để không bị thui chột kiến thức!

Có nhiều người nói rằng lương giáo viên cao, lại còn dạy thêm nữa.

Nhưng không phải chỗ nào cũng dạy thêm được, môn nào cũng có thể kéo học sinh đến với mình. 

Đất nước vẫn còn nghèo và phần lớn làm nông nghiệp, cái ăn, cái mặc còn chạy từng bữa thì làm sao có tiền cho con cái học thêm. 

Nhiều nơi giáo viên còn phải đóng tiền xây dựng quỹ khuyến học để giúp đỡ cho các em có hoàn cảnh khó khăn đến trường, nhiều thầy cô còn phải đóng học phí cho các em…

Mùa xuân đến, các thầy cô chung tay góp những đồng lương ít ỏi của mình cho học sinh nghèo đón tết.

Mười năm "vẫn ăn cái Tết ngoài thiên hạ" bởi một phần vì đồng lương eo hẹp, phần vì quãng đường quá xa xôi mà nếu chỉ tính chuyện đi – về cũng đã mất 4-5 ngày ngồi trên tàu, xe. 

Trong khi chỉ được nghỉ tử 8-10 ngày nên rồi cứ lần lữa mãi trong những ngày xuân đến rồi lại qua… Và, năm nay lại một năm nữa đón Tết xa nhà…

Một mùa xuân nữa lại đang về, lại thêm một mùa xuân hy vọng: Hy vọng người giáo viên sống được bằng lương. 

Hy vọng những người người thầy xa quê có đủ điều kiện để được về thăm gia đình, bè bạn trong những ngày đầu năm mới. 

Và, chỉ mong những ước nguyện sum vầy cùng gia đình trong những ngày Tết sớm trở thành hiện thực.



Xem nguồn

Thưởng Tết ít hay nhiều phụ thuộc vào lương tâm của Hiệu trưởng và Kế toán

Posted: 25 Jan 2017 09:38 PM PST


LTS: Bàn thêm về chuyện thưởng Tết của nhà giáo, thầy giáo Nguyễn Cao cho biết, Hiệu trưởng và Kế toán nhà trường thường phải tính toán rất kĩ các hoạt động thu chi. 

Nếu biết cân đối tốt và thương giáo viên thì họ sẽ để ra được một khoản thưởng Tết cho các thầy cô giáo trong trường.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Năm nào cũng vậy, cứ gần đến ngày Tết thì chuyện thưởng Tết lại được bàn luận râm ran trên các mặt báo. 

Nhiều doanh nghiệp thưởng lớn cho người lao động hàng chục, hàng trăm triệu đồng thì cũng là lúc có nhiều bài báo nói về chuyện thưởng Tết của giáo viên. 

Đã từ lâu, dư luận đã đặt vấn đề về tháng lương thứ 13 cho giáo viên nhưng những đơn vị thực hiện được tháng lương thứ 13 chỉ tính trên đầu ngón tay. 

Phần lớn các trường học hiện nay vẫn là thưởng theo kiểu tượng trưng và mang ý nghĩa tinh thần nhiều hơn cho dù từ lâu các trường học đã tự chủ về tài chính. 

Nhưng, phần lớn thủ trưởng và kế toán đơn vị đã "tính toán" rất kĩ cho từng hoạt động để bố trí kinh phí của nhà trường.

Thế nên, cuối năm nếu 2 vị này mà "thương" giáo viên thì trích lại một ít làm quà, còn không, nói kinh phí chỉ đủ cho hoạt động thì giáo viên chỉ biết tự an ủi bản thân và hi vọng vào… sang năm.

Nơi tôi công tác, dù cùng trong một huyện nhưng có nhiều trường thưởng 7-8 triệu/ giáo viên nhưng cũng có nhiều trường thưởng 200-300 ngàn đồng. 

Và, điều tất nhiên sẽ có sự so sánh giữa trường này và trường khác. Những câu hỏi tại sao luôn được giáo viên đặt ra.

Vẫn biết mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh nhưng tại sao cùng một chính sách, cùng một địa phương lại có những sự khác biệt lớn đến vậy?

Trong cùng một huyện, nhưng mức thưởng của giáo viên cũng khác nhau. (Ảnh: Báo Lao động)

Hằng năm, các trường đều làm dự toán ngân sách và được cấp trên duyệt chi từ đầu năm, các đơn vị đã tính toán kĩ lưỡng lượng tiền hoạt động cho một năm bao gồm cả chi thường xuyên và chi không thường xuyên. 

Tuy nhiên, khi về đến đơn vị thì mỗi đơn vị có mỗi cách chi và mua sắm khác nhau. Nếu giáo viên tinh ý chỉ cần nhìn vào các tháng cuối năm sẽ thấy mật độ mua sắm, sửa chữa các cơ sở  vật chất nhà trường được làm mới liên tục. 

Vì sao vậy, chắc chỉ có một vài người có thể "hiểu" được chuyện này.

Đành rằng, các khoản chi không thường xuyên, nhất là chuyện đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường là chuyện đáng làm nhưng ở một số đơn vị trường học hiện nay đang lãng phí rất nhiều tài sản chung. 

Nhiều khi cơ sở vật chất đang còn rất tốt nhưng không hiểu sao một số lãnh đạo vẫn cứ muốn phá đi làm mới hoặc sửa chữa như: cột cờ, hàng rào nhà trường, sửa nhà vệ sinh; khuôn viên hàng rào, sơn hoặc quét ve tường học, lót đá sân trường… 

Căng tin trường học, nhà xe cũng được phá đi làm lại rất nhiều lần. Chỉ chuyện dạy công nghệ thông tin cũng thấy thay đổi xoành xoạch. 

Nhiều máy chiếu đang sử dụng tốt, cuối năm lại thấy đổi máy mới, màn hình mới. Những cái cũ đang sử dụng được… bỗng dưng được đưa vào kho và trở thành hàng thanh lí! 

Máy vi tính của Ban giám hiệu và kế toán cũng được thay đổi liên tục. Cứ mua một thời gian ngắn thì các máy này lại chuyển cho bộ phận văn phòng rồi về phòng công nghệ thông tin nhà trường và cuối cùng là… thanh lí.

Muốn đổi mới giáo dục, trước hết phải thay Ban giám hiệu

Tôi có một người bạn cũng đang công tác trong ngành giáo dục kể rằng: Đơn vị anh chỉ riêng cái thư viện cũng tốn bộn tiền. 

Đời Hiệu trưởng cũ sắm một loạt ghế nhựa mới cho bạn đọc, đời Hiệu trưởng sau về thay bằng ghế inox lót nệm và thay hàng loạt kệ sách bằng gỗ sang nhôm. 

Đùng một cái, thư viện muốn xây dựng lên thư viện chuẩn quốc gia thế là lại thay hàng loạt bàn ghế, kệ sách mới gần cả trăm triệu đồng. 

Sau khi đầu tư mua sắm mới thì bàn ghế, kệ sách cũ vứt vào góc nhà xe một cách lãng phí vô cùng…

Mặc dù ở các đơn vị cơ sở bao giờ cũng nói thực hiện qui chế dân chủ nhưng thực chất là Ban giám hiệu chỉ thông qua chiếu lệ mọi qui chế hoặc chỉ đạo và giáo viên biểu quyết. 

Muốn mua sắm, tổ chức cái gì thì chủ yếu là làm xong mới nói, hoặc nói nhưng bao giờ cũng đón trước: Ban giám hiệu đã thống nhất làm cái này, cái kia… 

Những công việc mà không có quyền lợi thì giao cho các tổ trưởng chuyên môn, cho giáo viên nhưng cái gì có thể chi được tiền là Ban giám hiệu sẽ làm. 

Việc chấm Sáng kiến kinh nghiệm, chấm Đồ dùng dạy học, chấm giáo viên giỏi… toàn thấy Ban giám hiệu làm. 

Nhiều cuộc thi, nhiều phong trào nhà trường tổ chức dù không tham gia làm gì nhưng bao giờ Ban giám hiệu cũng bố trí Hiệu trưởng làm chủ tịch hội đồng, các phó Hiệu trưởng làm phó và kế toán làm thư kí và điều dĩ nhiên là phần lớn kinh phí sẽ về các trưởng, phó ban…

Luật ngân sách đã qui định rất rõ về việc trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức hằng năm:

Kết thúc năm, trước ngày 31 tháng 1 năm sau, đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tự xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi và kinh phí chi thu nhập tăng thêm của năm trước theo qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị để thanh toán thu nhập tăng thêm cho người lao động đảm bảo không vượt mức theo qui định. 

Và, đây là điều nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, tinh giản biên chế, tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao…

Tuy nhiên, lương tháng 13 cho giáo viên cho giáo viên sẽ rất khó thực hiện một cách đại trà bởi kinh phí khoán cho từng đơn vị trong mỗi năm học. 

Bởi điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào tài năng cân đối của Hiệu trưởng và kế toán nhà trường. Vì thế, nỗi niềm mong ngóng lương tháng 13 có lẽ vẫn mãi là sự hi vọng của giáo viên mà thôi!
                                                                                       
Tài liệu tham khảo:
– Luật ngân sách nhà nước năm 2015
– Tài liệu học tập Bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thông.



Xem nguồn

Vấn đề thực tiễn đã có trong đề thử nghiệm môn Toán

Posted: 25 Jan 2017 08:56 PM PST


Bộ GD&ĐT mới đây đã công bố bộ đề thi thử nghiệm 14 môn thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2017. 

Ngay sau khi công bố, bộ đề thi đã nhận được những phản hồi tích cực từ dư luận, trong đó đề thi Toán với việc bám sát chương trình, phân hóa cao và xuất hiện những câu hỏi hay đã nhận được nhiều ý kiến đồng tình. 

Bám sát ma trận, tương tự đề minh họa

Đánh giá chung về đề thi thử nghiệm môn Toán, thầy Nguyễn Ngọc Hải, Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội cho rằng, đề thi thử nghiệm môn Toán kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 được xây dựng dựa trên ma trận khung đề thi môn Toán đã được phê chuẩn. 

Theo đó, đề có cấu trúc tương tự đề minh họa (đã công bố trước đó) gồm 50 câu, 30 câu ở mức độ nhận biết và thông hiểu, chiếm tỉ lệ 60% tổng số câu hỏi và 20 câu ở mức độ vận dụng và vận dụng cao, chiếm tỉ lệ 40% tổng số câu hỏi.

Đề thi thử môn Toán nhận được nhiều phản hồi tích cực. (Ảnh minh họa: zing.vn)

Tất cả các câu hỏi trong đề đều đảm bảo tính chính xác khoa học và có nội dung nằm ở phần chung của chương trình môn Toán lớp 12 hệ THPT và chương trình môn Toán lớp 12 hệ giáo dục thường xuyên hiện hành, không vi phạm các nội dung giảm tải.

Về nội dung các câu hỏi, theo thầy Nguyễn Ngọc Hải, nội dung các câu hỏi trong đề được sắp xếp lần lượt theo các chủ đề kiến thức và ở mỗi chủ đề, các câu hỏi được sắp xếp theo các cấp độ nhận thức tăng dần, từ "nhận biết" tới "vận dụng cao".

Ngoài ra, các câu hỏi trong đề đã được biên soạn đảm bảo đề cập hết các đơn vị kiến thức học sinh cần biết, các kĩ năng học sinh cần có theo yêu cầu của phần chương trình nêu tại mục 2 trên đây.

Theo đó, góp phần khắc phục tình trạng học "tủ", học lệch trong quá trình học tập, cũng như trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi, giúp giáo viên và học sinh tập dượt, làm quen với định dạng câu hỏi để tiếp tục giảng dạy, ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi.

Khắc phục tình trạng hàn lâm, khô cứng

Chi tiết 14 đề thi thử quốc gia 2017

Với một đề thi "hai trong một", thầy Lại Tiến Minh, giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội cho rằng, đề thi thử nghiệm Toán đã tính toán các câu hỏi để đảm bảo có thể phân hóa trình độ, năng lực của người dự thi ở mức tối đa cho phép.

Đề thi đảm bảo chỉ học sinh có năng lực học tập từ thực sự khá trở lên ở môn Toán có thể đạt điểm tối đa.

Theo thầy Lại Tiến Minh, điểm hay của đề thử nghiệm là cùng với các câu hỏi kiểm tra kiến thức và kĩ năng lí thuyết, có một số câu hỏi nhằm mục đích kiểm tra năng lực vận dụng liên kết các kiến thức và kĩ năng lí thuyết với nhau vào việc giải quyết các vấn đề, các tình huống Toán học không đơn giản.

Các tình huống này không giống hoặc không tương tự các tình huống đã được luyện tập trên lớp, hoặc đã có trong sách giáo khoa, sách bài tập, có thể gặp phải trong thực tiễn cuộc sống, cũng như trong việc học tập các môn học khác. 

"Điều này có thể góp phần khắc phục tính hàn lâm, khô cứng trong việc giảng dạy và học tập môn Toán trong nhà trường phổ thông, giúp việc giảng dạy và học tập môn Toán trong nhà trường phổ thông trở nên sinh động hơn, thiết thực hơn. Tôi mong rằng, đề thi chính thức sẽ làm được điều tương tự này" – Thầy Lại Tiến Minh cho biết.



Xem nguồn

Comments