Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Giáo sư sử học Đinh Xuân Lâm qua đời

Posted: 25 Jan 2017 08:11 AM PST


Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam báo tin:

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Đinh Xuân Lâm, Chuyên gia cao cấp, nguyên Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Huân chương Lao động Hạng Nhất, Huân chương Độc lập Hạng Ba sinh năm 1925 tại Hà Tĩnh đã từ trần lúc 14giờ30 ngày 25 tháng 1 năm 2017 (tức 28 tháng Chạp năm Bính Thân) tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.

Lễ viếng bắt đầu từ 7 giờ 30 đến 8 giờ 30 ngày 27 tháng 1 năm 2017 (tức 30 tháng Chạp năm Bình Thân) tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. An táng tại Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội.


GS. Đinh Xuân Lâm được coi là một trong tứ trụ của ngành sử học Việt Nam đương đại. (ảnh: Bùi Tuấn)

GS. Đinh Xuân Lâm được coi là một trong “tứ trụ” của ngành sử học Việt Nam đương đại. (ảnh: Bùi Tuấn)

Theo kỷ yếu 100 năm của ĐH Quốc gia Hà Nội, GS. Đinh Xuân Lâm sinh ngày 4/2/1925 tại xã Sơn Tân, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Từ 9 tháng tuổi, ông theo song thân ra sinh sống và trưởng thành ở Thanh Hoá, gắn bó với mảnh đất này như quê hương thứ hai của mình.

Sau khi đỗ thành chung, ông học Trường Quốc học Huế và tốt nghiệp tú tài toàn phần ban Triết học văn chương. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, ông là một trong những giáo sư Trung học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Hoà bình lập lại (1954), chàng thanh niên Đinh Xuân Lâm được chuyển thẳng lên năm thứ 2 Đại học Sư phạm Văn khoa, đồng môn với Phan Huy Lê và Trần Quốc Vượng.

Trong số các bạn học, anh là người được thầy Trần Văn Giàu quý nhất. Không phụ lòng thầy, anh và Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê đã đỗ “tam khôi” khoá đó (1956). Cả ba được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Dưới sự dìu dắt của thầy Giàu, anh Lâm ở lại Bộ môn Lịch sử cận – hiện đại Việt Nam, phấn đấu không mệt mỏi để lần lượt góp tên vào các công trình: “Lịch sử Việt Nam 1897 – 1914” (1957), “Hoàng Hoa Thám và phong trào nông dân Yên Thế” (1958), “Lịch sử Việt Nam cận đại” (1959 – 1961)… và trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu trong đội ngũ những người nghiên cứu lịch sử Việt Nam cận đại như ngày nay. Ông được phong học hàm Phó giáo sư năm 1980 và Giáo sư năm 1984, ngành Sử học.

Năm 1988, khi được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân – danh hiệu cao quý nhất của ngành giáo dục.

Khi bước vào nghề làm sử (những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ trước), GS. Đinh Xuân Lâm đã định hướng và thành công trong nghiên cứu về phong trào dân tộc cuối thế kỷ XIX, những đặc điểm của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương…, trong khi đội ngũ các nhà sử học lúc đó tuy chưa nhiều nhưng có không ít người đã nổi danh như: Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu, Văn Tân, Hoa Bằng…

Với sức viết bền bỉ, dẻo dai và khả năng cộng tác, làm việc theo nhóm hiếm có của mình, GS. Đinh Xuân Lâm đã viết và đứng tên hơn 370 bài báo, 7 đề tài nghiên cứu khoa học và 90 đầu sách. Ông đặc biệt có duyên với loại sách giáo khoa phổ thông, sách công cụ, từ điển… Gần đây nhất, bộ sách “Đại cương lịch sử Việt Nam” do ông tham gia chủ biên đã trở thành giáo trình chuẩn của sinh viên khoa sử các trường đại học và cao đẳng.

Với những đóng góp to lớn đó trong sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy, GS. Đinh Xuân Lâm đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Ba và hạng Nhất, Huy chương Vì thế hệ trẻ… Năm 1990, GS. Đinh Xuân Lâm nghỉ hưu, nhưng từ đó đến nay ông vẫn tiếp tục công việc của mình với độ chín của một nhà khoa học đầu ngành.

Cùng với GS. Phan Huy Lê, GS. Hà Văn Tấn và GS. Trần Quốc Vượng, GS. Đinh Xuân Lâm đã tạo nên “tứ trụ” của ngành sử học Việt Nam đương đại. Theo lời giải thích của cố GS. Trần Quốc Vượng thì khái niệm “tứ trụ” đó có lẽ hình thành vào cuối năm 1960, khi cả bốn ông đều nổi tiếng học giỏi.

Cũng theo phác họa của cố GS. Trần Quốc Vượng về người “bạn vàng” Đinh Xuân Lâm thì ở GS. Đinh Xuân Lâm nét chính là: nét tinh tế và nghi thức của văn hóa Huế, sự trong sáng, thanh tao, lãng mạn… của văn hóa Pháp đã tạo nên nét tính cách hiền lành, nhìn sự đời trôi chảy khá thản nhiên, thanh thản hơn mà không phù phiếm, ít tham vọng hơn mà không phải không làm việc hết mình cho một kỳ vọng hay lý tưởng nào đó mang dáng dấp người quân tử sửa mình theo đạo Trung dung…

Hồng Hạnh



Xem nguồn

Vượt núi đem con chữ đến học sinh vùng cao

Posted: 25 Jan 2017 03:18 AM PST


Cách trung tâm thành phố hơn 100km, Thượng Trạch là một xã vùng cao của huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Có đặt chân đến đây, tận mắt chứng kiến mới hiểu hết những gian lao, vất vả mà các thầy cô cắm bản giữa đại ngàn trường sơn gặp phải trên con đường mang con chữ đến cho các em học sinh.

Các em học sinh ở bản Aki mặt mũi lấm lem, đi chân trần tới trường. 

Dù đường đi còn rất nhiều khó khăn, điều kiện kinh tế ở đây lại quá thiếu thốn, cơ cực nhưng không làm giảm đi sự nhiệt huyết của các thầy cô giáo.

Ngày qua ngày, những giáo viên cắm bản vẫn miệt mài gieo mầm kiến thức cho các em đồng bào người Ma Coong.

Dù nhiều khó khăn, vất vả nhưng các giáo viên nơi đây vẫn miệt mài dạy chữ cho các em.

Bản Aki là một bản làng nằm ở nơi xa xôi, hẻo lánh nhất của xã Thượng Trạch. Để vào được bản làng này, từ Đồn Biên phòng Cà Roòng phải đi bộ gần 2 tiếng đồng hồ, vượt qua nhiều con suối và dốc đồi đầy đất đá cheo leo.

Dù khó khăn như vậy, nhưng những năm qua, bao thế hệ giáo viên của trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch vẫn trèo núi vượt suối mang con chữ đến cho các em học sinh.

Dù học trong điều kiện thiếu thốn, phòng học tạm bợ, nhưng các em học sinh vẫn rất vui khi được đến trường.

Bản Aki chỉ có 17 em học sinh tiểu học, được chia làm 2 lớp ghép do hai thầy giáo phụ trách. Vì điều kiện còn quá nhiều khó khăn và thiếu thốn nên các em độ tuổi mầm non nơi đây không được đến trường. Cũng chính vì thế mà việc dạy học của các giáo viên tiểu học càng vất vả hơn.

Nhìn hình ảnh các em học sinh vùng cao Thượng Trạch khiến nhiều người phải nhói lòng.

Thầy Nguyễn Quốc Chung (giáo viên phụ trách lớp ghép 1,2 ở bản Aki) cho biết: "Ở đây các em học sinh không được học mầm non, hơn nữa lại ít được giao tiếp với người kinh nên vốn tiếng Việt của các em rất ít. Vì vây, việc dạy và học ở đây gặp nhiều khó khăn, người Việt dạy tiếng Việt mà giống như dạy ngoại ngữ vậy".

Theo thầy Chung, thầy đã có hơn 6 năm cắm bản ở xã Thượng Trạch, nhưng Aki là bản khó khăn nhất so với những bản khác, nhất là về đường đi. Mỗi lần từ nhà lên trường, các thầy phải chạy đường rừng lên gần Đồn Biên phòng Cà Roòng, rồi gửi xe và đi bộ 2 tiếng nữa mới đến được bản Aki.

Đường đi vào bản Aki rất gian nan.

"Đường xa đã đành, lại còn rất cheo leo. Nhiều con suối, dốc đồi đầy đất đá bây giờ đi nhiều rồi nên thành quen chứ hồi đầu thấy sợ lắm. Khổ nhất là những ngày trời mưa, đi không cẩn thận là bị trượt chân ngay.

Thấy đường đi nhiều lúc cũng thấy ngại lắm, nhưng vì sự nghiệp mà nên phải cố gắng thôi. Với lại các em ở đó thiệt thòi lắm, khó khăn thiếu thốn nhiều vậy rồi mà các em không được học chữ nữa thì tội lắm", thầy Chung chia sẻ.

Người dân nơi đây đã quen với cuộc sống nơi rừng sâu, hẻo lánh này.

Aki chưa có điện thắp sáng, không có sóng điện thoại, buổi tối các thầy giáo phải sử dùng đèn để soạn giáo án.

Vốn đã nằm ở vị trí xa xôi, địa hình lại hiểm trở nên ngoài lực lượng bộ đội Biên phòng, cán bộ xã và giáo giáo viên cắm bản thì rất ít khi có khách đến ghé thăm.

Bản làng này nằm lọt thỏm giữa bốn bề là núi rừng.

Dẫu còn nhiều khó khăn, thiếu thốn là vậy, nhưng các giáo viên nơi đây vẫn yêu nghề, vẫn vượt rừng miệt mài dạy học cho các em đồng bào dân tộc, với hy vọng một tương lai không xa, cuộc sống nơi đây sẽ đủ đầy, phát triển hơn.



Xem nguồn

“Khéo gói thì no khéo nằm co thì ấm”

Posted: 25 Jan 2017 02:36 AM PST


LTS: Hiện nay, so với những ngành nghề khác thì mức thu nhập của nghề giáo còn thấp. Mức thưởng Tết mà đa số nhà giáo nhận được cũng chỉ dăm bảy trăm ngàn đồng.

Tuy nhiên, cô giáo Phan Tuyết cho rằng các thầy cô giáo vẫn có thể đón một cái Tết đầm ấm, vui vẻ nếu biết chi tiêu.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Tiền thưởng Tết! Luôn là nỗi khát khao, niềm mong ước của tất cả giáo viên khi mỗi độ Xuân về.

Trong khi nhiều ngành nghề khác người ta thưởng cho nhau vài ba chục triệu, chí ít cũng là dăm bảy triệu. Nhiều nhà giáo chỉ nhận được dăm bảy trăm ngàn đồng đã là nhiều. 

Nhưng không vì thế mà thầy cô thiếu Tết. Nhờ biết chi tiêu, nhờ tài vun vén "Xuân vẫn đến từng nhà" một cách đầy đủ và vui tươi.

Trổ tài nội trợ

Dù đồng tiền không dư giả nhưng nhiều giáo viên vẫn rất lạc quan "Làm cả năm nên ba ngày Tết cái gì cũng phải đủ đầy. Người ta có tiền thì có quyền hưởng thụ. Mình nghèo phải tự làm để cắt giảm chi tiêu". 

Thế rồi, nhiều gia đình nhà giáo đã tự làm tất cả những món ăn trong ngày Tết để gia đình mình không phải thiếu thứ gì, như muối củ kiệu, muối cà, muối dưa đến gói giò, gói bánh, làm hũ tai heo ngâm dấm dành khi có khách. 



Dù mức thưởng Tết thấp nhưng nhờ khéo chi tiêu, các thầy cô vẫn đón Xuân vui vẻ cùng gia đình. (Ảnh minh họa trên Báo Người Lao Động)

Nhiều thầy cô khéo tay làm cả mứt dừa, mứt bí, mứt gừng, mứt khoai lang, mứt me… Ngày Tết không thể thiếu nồi măng kho thịt. 

Một cân măng dịp Tết loại ngon cũng đến dăm trăm ngàn đồng. Ngay từ đầu mùa măng, nhiều gia đình đã mua măng về phơi và cất giữ đợi Tết. 

Cách này vừa có được măng ngon, vừa đảm bảo chất lượng và đỡ tốn nhiều tiền. Không ít nhà rủ nhau mua chung con heo (lợn) về tự làm thịt. 

Thế là có đủ từng bộ phận của con heo để chế biến các món ăn ưa thích. Như chân giò để kho măng, thịt ba chỉ kho trứng, lòng làm món nhậu, tai, thủ gói giò…

Đồ ăn dành ba ngày Tết cũng xôm tụ, đủ đầy chẳng kém những nhà có rủng rỉnh tiền bạc. Do tự làm lấy mọi thứ nên đã tiết kiệm được một số tiền không nhỏ. 

Chuyện trang trí nhà cửa đôi khi còn quan trọng hơn nhiều chuyện ăn uống. Bởi thế, nhiều gia đình nhà giáo cũng chia sẻ bí quyết để nhà cửa thêm tươi đẹp. 

Rước Xuân về nhà

Thầy Khanh giáo viên một trường trung học cơ sở trong thị xã chia sẻ: "Dù thế nào, ngày Tết trong nhà nhất định cũng phải có một nhành mai. 

Ngoài cửa phải có hai chậu bông cúc đại đóa, hai cây hoa mặt trời và một vài bình hoa. Nếu mua trước Tết, với số lượng như thế cũng phải tốn đến vài triệu. 

Năm nào cũng thế, gia đình tôi toàn đi sắm vào đêm 30 trước giao thừa. Lúc này, hoa rẻ dù không được đẹp như mấy ngày trước nhưng với người có thu nhập thấp như mình cũng đã là tốt rồi. Có điều…". 

Thầy chợt dừng lại cười, rồi nói tiếp "Cũng có năm hút hàng, hoa đêm 30 đắt bất thường cũng đành chấp nhận và mua với số lượng ít lại".

Nhờ biết biết cách chi tiêu hợp lý mà nhiều gia đình nhà giáo nơi đây lương thu nhập của hai vợ chồng chưa đến 10 triệu/ tháng nhưng họ vẫn mua được đất làm nhà, vẫn đầy đủ tiện nghi và nuôi hai con học đại học đến nơi đến chốn.

Quả đúng như câu nói của ông bà ta "Khéo gói thì no khéo nằm co thì ấm".



Xem nguồn

Ý kiến của người trong cuộc trước nạn giáo viên thừa – thiếu

Posted: 25 Jan 2017 01:54 AM PST


Theo con số mà Bộ GD&ĐT thống kê, cả nước hiện thiếu khoảng 45.000 giáo viên, trong đó bậc mầm non thiếu hơn 32.000 người. Trong khi đó, bậc tiểu học đến THPT lại dôi dư khoảng 27.000 thầy cô.

Được biết, tình trạng thừa giáo viên xảy ra tại nhiều địa phương, ở tất cả cấp học từ tiểu học đến THPT. Thanh Hóa là tỉnh thừa nhiều giáo viên nhất, hơn 2.000 người. Trong khi đó, tỉnh này cũng thiếu gần 2.200 giáo viên mầm non.

Để giải quyết vấn đề này, thời gian qua, một số địa phương đã điều chỉnh giáo viên thừa ở bậc phổ thông sang dạy mầm non, song đây chỉ là giải pháp tình thế. 

Về lâu dài, giải pháp này khiến nhiều người lo lắng bởi nó tiềm ẩn những rủi ro về mặt chất lượng do bậc mầm non đòi hỏi những kỹ năng và phương pháp sư phạm chuyên biệt.

Ông Trần Trung Dũng – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh, cho biết ông không đồng tình với việc chuyển giáo viên dôi dư từ bậc phổ thông sang dạy mầm non. Ông cho rằng ngành học mầm non có yêu cầu đặc thù và giáo viên phải được đào tạo bài bản.

Tình trạng giáo viên vừa thừa, vừa thiếu: Vì đâu nên nỗi? (Ảnh: vtv.vn)

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Đình Vĩnh – Giám đốc Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng lo ngại nếu chúng ta làm không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng học sinh không được học đúng chương trình, giáo viên cũng gặp ức chế.

Trước những lo ngại này, tại buổi làm việc với các trường Đại học Sư phạm, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết để giải quyết tình trạng thừa giáo viên phổ thông và thiếu giáo viên mầm non, Bộ đưa ra giải pháp đó là thống nhất xây dựng một chương trình đào tạo cử nhân mầm non, cao đẳng mầm non từ các chương trình đào tạo giáo viên THCS, THPT để nhanh chóng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ dôi dư để bù vào bộ phận thiếu.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng yêu cầu việc điều chuyển giáo viên phải được tiến hành một cách bài bản, khoa học, đồng bộ, không tự phát, cảm tính.

Giải quyết bài toán dôi dư giáo viên bằng cách nào?

Hiện Bộ đã giao Đại học Sư phạm Hà Nội thiết kế khung chương trình đào tạo cho những giáo viên này. Thay vì chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trong vài tháng như trước đây, sắp tới, những giáo viên đó phải học thêm văn bằng hai trước khi sang dạy bậc học khác.

Chia sẻ với phóng viên về chương trình đào tạo này, GS. Nguyễn Văn Minh –  Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội (đơn vị được Bộ GD&ĐT giao chủ trì chương trình) cho biết đề xuất bổ sung thêm 54 tín chỉ đối với chương trình cử nhân mầm non và được chia thành 3 học kỳ, gói gọn trong một năm học.

Thừa – thiếu giáo viên đang ở mức mất cân bằng rất nghiêm trọng

(GDVN) – Tổng số giáo viên ở hệ thống trường công lập trong cả nước đang dôi dư gần 27.000 người; trong khi đó vẫn thiếu hơn 45.000 người.

Nhìn nhận về số lượng giáo viên thừa thiếu ở các bậc học, GS.Nguyễn Văn Minh cho rằng, sau giải phóng, do thiếu giáo viên nên chúng ta mở các khóa học cấp tốc  9+1, 9+2, sau này chúng ta phải trả giá rất nặng nề.

Tuy nhiên, theo ông Minh, ở các nước, đào tạo giáo viên cho bậc học đầu đời rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lâu dài, và các trường đã nhận thức rất rõ điều này.

Và đối với lứa tuổi mầm non chúng ta chăm sóc và dạy dỗ là chính nên nó đặt ra yêu cầu khác với bậc học khác. 

Do vậy, ông Minh cho rằng, giải quyết dôi dư từ bậc học này sang bậc học khác là giải pháp tình thế, chúng ta chỉ làm trong một giai đoạn nhất định.

GS. Minh nêu thực tế, các giáo viên ở bậc phổ thông chủ yếu được đào tạo đơn ngành (ví dụ Vật lý, Toán, Hóa…) hoàn toàn khác với việc được đào tạo để dỗ trẻ. 

Bàn về vấn đề này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định chương trình đào tạo bổ sung sẽ thống nhất toàn quốc, không có chuyện mỗi địa phương một chương trình. Trong đó 80% chuẩn chung toàn quốc, 20% linh hoạt theo vùng miền là tốt nhất. 

Người đứng đầu ngành giáo dục cũng giao cho Đại học Sư phạm Hà Nội trong tháng 1/2017 phải hoàn thiện được đề án chương trình đào tạo bổ sung để trình Bộ. 



Xem nguồn

Chàng trai 20 tuổi đạp xe 1.800 km về quê ăn Tết

Posted: 25 Jan 2017 01:12 AM PST


Anh chàng dự định sẽ về đến nhà ở huyện Liangping tỉnh Trùng Khánh (tây nam Trung Quốc) vào ngày 27/1, tức đêm giao thừa Tết Đinh Dậu.

Được biết, khoảng cách giữa Thượng Hải và Trùng Khánh là khoảng 1.800km.

Feng cho biết: "Mỗi ngày tôi đạp xe khoảng 9 tiếng". Hiện nay Feng đã ở tỉnh Hồ Bắc, còn cách nhà khoảng 300 km.

"Nhưng tôi đạp xe rất chậm, chỉ khoảng 100 km một ngày bởi vì có nhiều núi ở giữa hai vùng Trùng Khánh và Hồ Bắc, và đạp xe ở khu vực này rất cực nhọc".

Feng Jianchuan, một nhân viên nhà hàng ở Thượng Hải (Trung Quốc) đã chọn cách đạp xe về quê ăn Tết trên quãng đường 1.800km. (Ảnh: Chinadaily)

Feng Jianchuan, một nhân viên nhà hàng ở Thượng Hải (Trung Quốc) đã chọn cách đạp xe về quê ăn Tết trên quãng đường 1.800km. (Ảnh: Chinadaily)

Mặc dù gia đình cứ đề nghị Feng đi nhờ xe nếu không về kịp đêm giao thừa, nhưng chàng trai trẻ nói anh sẽ không bao giờ bỏ cuộc.

Feng tâm sự: "Tôi cảm thấy rất ổn và bây giờ tôi có thể ăn rất nhiều. Tôi tin rằng mình có thể hoàn thành cuộc hành trình và điều đầu tiên tôi muốn làm sau khi về đến nhà là ăn một bữa no nê cùng gia đình".


Feng (bên phải) chụp ảnh với một người lạ gặp trên đường về quê. (Ảnh: Chinadaily)

Feng (bên phải) chụp ảnh với một người lạ gặp trên đường về quê. (Ảnh: Chinadaily)

Feng tới Thượng Hải làm việc từ tháng 7 năm ngoái và anh nhớ nhà rất nhiều. Vì vậy anh quyết định trở về Trùng Khánh trong dịp Tết và sẽ mở nhà hàng ở thị trấn quê hương.

Không biết chắc là mình có chịu được khó khăn của việc bắt đầu lập nghiệp, Feng quyết định thử thách bản thân bằng việc đạp xe từ Thượng Hải về nhà.

Feng dành 2.500 nhân dân tệ (hơn 8 triệu đồng) mua xe đạp và phụ tùng, ngoài ra còn tiết kiệm 2.000 nhân dân tệ (khoảng 6,5 triệu đồng) để chi tiền ăn ở trên đường về.

Dọc đường về, Feng cũng gặp một số thách thức cũng như gặp một số người lạ rất thân thiện. Anh chàng tâm sự: "Sau khi tôi khởi hành chuyến đạp xe 1.800 km về quê, tôi đã nhìn thấy một thé giới hoàn toàn mới".

Feng (bên phải) chụp ảnh với một người lạ gặp trên đường về quê. (Ảnh: Chinadaily)

Feng (bên phải) chụp ảnh với một người lạ gặp trên đường về quê. (Ảnh: Chinadaily)

Xuân Vũ

Theo Chinadaily



Xem nguồn

Các trường đào tạo sư phạm có thể tuyển thẳng HS tốt nghiệp THPT chuyên

Posted: 25 Jan 2017 12:30 AM PST


 – Đó là một nội dung trong dự thảo Thông tư về Quy chế tuyển sinh chính quy trình độ đại học, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2017 mà Bộ GDĐT vừa ban hành xin góp ý hoàn thiện.

Các trường đào tạo sư phạm có thể tuyển thẳng HS tốt nghiệp THPT chuyên
Các trường đào tạo sư phạm có thể tuyển thẳng học sinh tốt nghiệp từ các trường THPT chuyên. Ảnh minh họa.

Quy chế này áp dụng đối với các ĐH, học viện, trường ĐH, CĐ đào tạo giáo viên, các sở GD-ĐT và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện tuyển sinh chính quy, trình độ đại học; cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên.

Theo đó, về Đề án tuyển sinh, các trường đào tạo sư phạm có thể mở rộng diện xét tuyển thẳng đối với các học sinh đã tốt nghiệp trường THPT chuyên của các tỉnh vào các ngành phù hợp với môn học chuyên hoặc môn đạt giải. 

Tuy nhiên thí sinh phải đáp ứng điều kiện: ba năm học THPT chuyên của tỉnh đạt học sinh giỏi hoặc đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi do cấp tỉnh trở lên tổ chức và các điều kiện khác do trường quy định trong đề án tuyển sinh của trường.

Cùng đó, Đề án tuyển sinh của trường phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản về: trường, ngành đào tạo; điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của trường (cơ sở vật chất, giảng viên, hợp tác với doanh nghiệp, việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp…); các thông tin về tuyển sinh của cơ sở đào tạo,…

Quy định tiêu chí và ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (nếu trường thấy cần thiết). Quy định rõ về việc trường có sử dụng hay không sử dụng kết quả miễn thi môn ngoại ngữ; điểm thi được bảo lưu theo quy định tại Quy chế xét công nhận tốt nghiệp THPT quốc gia để tuyển sinh;

Đối với trường đào tạo trình độ CĐSP xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung cấp phải quy định rõ cách thức xét tuyển vào ngành học phù hợp.

Ngoài ra, tất cả các trường đều phải xây dựng và công khai Đề án tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của trường và trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT trước khi thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia; chịu trách nhiệm giải trình về các nội dung của Đề án.

Về tổ chức tuyển sinh, các trường có sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để sơ tuyển, xét tuyển thực hiện xác định và công bố công khai việc dùng các tổ hợp điểm thi của các bài thi/môn thi (bài thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội) và các môn thi thành phần của bài thi Khoa học tự nhiên, Khoa học Xã hội, để xét tuyển vào các ngành, nhóm ngành. Căn cứ hướng dẫn tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của Bộ GD-ĐT để quy định cụ thể và công bố công khai điều kiện tuyển thẳng và điều kiện ưu tiên xét tuyển vào các ngành học.

Các trường có thủ tục sơ tuyển; các trường tổ chức thi đánh giá năng lực chuyên biệt hoặc có môn thi năng khiếu… kết hợp với sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia xác định và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường về thời gian, hồ sơ đăng ký sơ tuyển; thủ tục, điều kiện đạt yêu cầu sơ tuyển; phương thức tổ chức thi,…

Với các trường không sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển thực hiện lựa chọn, quyết định phương thức tuyển sinh theo Luật Giáo dục ĐH.

Nếu sử dụng kết quả thi tuyển sinh của các trường khác để xét tuyển phải quy định cụ thể trong đề án tuyển sinh của trường. Có thể tổ chức tuyển sinh riêng từng phần cho một số khoa, ngành.

Các trường sử dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh cho một ngành hoặc nhóm ngành phải xác định và công bố công khai chỉ tiêu cho từng phương thức tuyển sinh.

Các trường có thể tổ chức nhiều đợt tuyển sinh trong năm học.

Để biết thêm thông tin chi tiết mời độc giả theo dõi tại đây.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An dẫn đầu số lượng học sinh giỏi quốc gia năm 2017

Posted: 24 Jan 2017 11:48 PM PST


 Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT về kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm 2017, Hà Nội, Hải Phòng và Nghệ An là 3 địa phương dẫn đầu về số lượng học sinh đạt giải.

Cụ thể, theo danh sách mà Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) công bố, Hà Nội có số lượng học sinh giỏi đạt giải quốc gia nhiều nhất với 146 em. Hải Phòng và Nghệ An xếp vị trí thứ hai và ba với lần lượt 92 và 88 em đạt giải.

Tiếp sau đó có thể kể đến một số địa phương cũng có số học sinh giỏi đạt giải quốc gia cao là Hải Dương (82), Nam Định (77), Vĩnh Phúc (77), TP HCM (62),…

Hầu hết các thí sinh này đều đến từ các trường THPT chuyên của các tỉnh.

Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An dẫn đầu số lượng học sinh giỏi quốc gia năm 2017
Hà Nội, Hải Phòng và Nghệ An dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh giỏi.

Nếu xét về mặt số lượng học sinh trong các trường THPT chuyên trực thuộc tỉnh, thành phố thì Trường THPT Chuyên Trần Phú – Hải Phòng có số lượng học sinh giỏi quốc gia nhiều nhất cả nước với 92 em, đây cũng là tổng số em đạt giải của Hải Phòng. Tiếp theo đó là Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu – Nghệ An (88 em); Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi – Hải Dương (82 em) và THPT Chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định (77 em).

Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu là trường đứng đầu cả nước về số lượng thí sinh đạt giải Nhất học sinh giỏi quốc gia.

Ngược lại, các địa phương có số lượng học sinh giỏi quốc gia ít là Đắk Nông (4), Bạc Liêu (4), Hậu Giang (4), Sóc Trăng (3).

Các tỉnh Long An, Ninh Thuận và Trà Vinh mỗi tỉnh chỉ có duy nhất 1 học sinh đạt học sinh giỏi quốc gia.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Những món quà miễn phí ấm lòng ngày cuối năm

Posted: 24 Jan 2017 11:06 PM PST


1. Cách đây vài hôm, thùng giấy được đóng gói gọn gàng kèm tấm bảng "Xôi mặn miễn phí" đặt trước cổng bệnh viện Đồng Nai đưa đến những gói xôi nóng hổi, thơm lừng mùi nếp, thịt cho người nhà bệnh nhân hay người qua đường vẫn đang tất tả lo toan những ngày áp Tết.

Thùng xôi miễn phí được các bạn trẻ đặt ở khu vực bệnh viện Đồng Nai cuối tuần qua

Thùng xôi miễn phí được các bạn trẻ đặt ở khu vực bệnh viện Đồng Nai cuối tuần qua

Món quà nhỏ ấm lòng này xuất phát từ một nhóm bạn trẻ thuộc nhóm Sách và Trẻ thơ tham gia chương trình gói bánh tét cho trẻ nhỏ khó khăn ở Biên Hòa (Đồng Nai). Sau khi đã gói đủ số lượng bánh cần thiết, đã hết lá gói nhưng vẫn còn dư khá nhiều nếp và nhân bánh, các bạn trẻ quyết định nấu thành xôi để phát cho mọi người.

Bởi một hạt nếp, một hạt đậu, miếng thịt… đều là đóng góp của mọi người mà nhóm vận động được. Nếu để hư thì quá uổng phí và có lỗi với những nhà hảo tâm.

2. Nhiều tuần qua, ngôi nhà cấp bốn xập xệ của một cô giáo nghèo tại xã An Phú, huyện Củ Chi, TPHCM trở thành cửa hàng quần áo. Cửa hàng với tấm biển quảng cáo: "Quần áo miễn phí. Ai cần thì lấy – lấy cái mình cần".

Tất cả mọi người có thể đến chọn lựa những bộ quần áo mình cần. Có áo dài, có quần áo cho người già, trung niên và cho trẻ em được bày đơn giản trên bàn ghế, trên những tấm bạt.

Nhiều người dân đến lựa chọn đồ Tết tại cửa hàng quần áo miễn phí tại nhà cô giáo Thanh Phương ở Củ Chi

Nhiều người dân đến lựa chọn đồ Tết tại cửa hàng quần áo miễn phí tại nhà cô giáo Thanh Phương ở Củ Chi

"Bà chủ" shop thời trang đặc biệt này là cô Thanh Phương, là một giáo viên tiểu học ở Củ Chi. Cô kể, trong đợt đi quyên góp quần áo cũ cho đồng bào miễn Trung bị lũ lụt, đợt cuối không có xe chuyển đi nên để lại một số túi đồ. Người dân xóm mình cũng nghèo, sao không cho mọi người? Cô nghĩ là làm, vậy là rất nhiều người trong xóm đến xin quần áo về mặc.

Ở trường, cô Phương chứng kiến nhiều học trò của mình vào năm học nhưng không có quần áo để mặc.

Không có điều kiện giúp xa thì mình lo gần. Gần Tết, cô Phương đích thân đi thu gom quần áo từ bạn bè, người thân quen, lên tận trung tâm TPHCM cách hơn 50 cây số chở quần áo về bày biện ở cửa hàng. Cũ người mới ta, nhiều người dân, trẻ nhỏ háo hức đến chọn được những bộ quần áo phù hợp về mặc đón Tết.

Quần áo được mọi người đến lấy hết, có người xin luôn cả tấm bạt cô dùng để trải đồ. "Không sao cả. Họ lấy hết nghĩa là họ rất nghèo, họ rất cần", cách nghĩ của cô giáo nghèo làm nao nao lòng người.

Câu chuyện về thùng xôi, những bộ quần áo cũ miễn phí không chỉ là việc làm, tấm lòng mà còn là cách ứng xử linh hoạt khi tham gia hoạt động thiện nguyện. Họ trân trọng đóng góp của mọi người, biết cách đón nhận và biết cách cho đi…

Hoài Nam



Xem nguồn

Sẽ đầu tư kiên cố hóa trường lớp vùng khó khăn

Posted: 24 Jan 2017 10:24 PM PST


Nhân dịp Xuân Đinh Dậu, trong dịp công tác với tỉnh Thái Nguyên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đến thăm hỏi, động viên, chúc tết các thầy cô giáo, Ban giám hiệu nhà trường và các cháu học sinh trường tiểu học Văn Hán 1 (tỉnh Thái Nguyên). 

Trò chuyện với các thầy cô giáo trường tiểu học Văn Hán 1, Bộ trưởng cho biết: 

"Lần đầu tiên Chính phủ đã dành ra 6000 tỷ để kiên cố hóa trường lớp cho vùng khó khăn và Thái Nguyên là một trong số tỉnh nằm trong danh sách đó.

Hiện, các Vụ, Cục của Bộ đang tính toán để kết hợp nguồn vốn đầu tư của Chính phủ với ngân sách địa phương để khắc phục những điểm “trũng” khó khăn về cơ sở vật chất".

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ hỏi han một học sinh lớp 3 trường tiểu học Văn Hán 1 (tỉnh Thái Nguyên)

Đề cập đến tình trạng vẫn còn điểm trường trong 1 trường tại các vùng sâu, xa hiện nay, Bộ trưởng khẳng định: 

"Chủ trương của ngành giáo dục là dồn nhiều điểm trường vào một trường để tập trung đầu tư cơ sở trường lớp. Bộ đặc biệt ưu tiên củng cố kiện toàn mô hình trường bán trú, nội trú cho các cháu ở vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số".

Vì thế, sắp tới Bộ sẽ tiến hành rà soát, tính toán, quy hoạch lại các điểm trường khó khăn để tính toán phương án đầu tư. 

Trong đó có thể tính tới phương án xây dựng các trường liên cấp tại những vùng đặc biệt khó khăn, cư dân sinh sống tản mạn.

"Mỗi cấp học đều đặc điểm riêng, nhưng khi dồn các điểm trường lại, sẽ phải có tính sư phạm để đảm bảo mục tiêu từng cấp học. 

Tôi tin rằng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, chúng ta sẽ cùng nhau góp phần giảm bớt khó khăn cho các thầy cô giáo vùng sâu, vùng khó, để các cô yên tâm công tác, thêm yêu nghề. Đồng thời tạo điều kiện học tập tốt hơn để các cháu được tới trường", Bộ trưởng tin tưởng.

Kết thúc buổi trò chuyện, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã tặng quà cho thầy, trò trường tiểu học Văn Hán 1. Qua các thầy cô, Bộ trưởng cũng gửi tới các cháu học sinh, các bậc phụ huynh của trường lời chúc mừng ấm áp thân tình. 



Xem nguồn

Cảm phục nghị lực của cậu học trò mồ côi mẹ

Posted: 24 Jan 2017 09:41 PM PST


Đó là tấm gương vượt khó đầy nghị lực của em Bùi Đăng Đức (SN 2002, học sinh lớp 9A, trường trung học cơ sở Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa).

Tôi đến thăm cậu học trò này vào một ngày cuối năm theo lời giới thiệu của anh cán bộ Phòng Giáo dục huyện Cẩm Thủy. Phải lặn lội một quãng đường khá xa mới đến được căn nhà em ở. Là căn nhà cấp bốn tuềnh toàng nằm ven sườn núi hiu hắt. Nhìn dáng người gầy guộc, nhỏ thó chỉ 34 kg, tôi không nghĩ cậu bé đứng trước mặt tôi lại là một học sinh lớp 9.

Vượt qua hoàn cảnh đáng thương, Đăng Đức luôn là học sinh chăm ngoan và học giỏi

Vượt qua hoàn cảnh đáng thương, Đăng Đức luôn là học sinh chăm ngoan và học giỏi

Đức sinh ra trong một gia đình nghèo. Ngay cả khi mẹ Đức còn sống thì cuộc mưu sinh cơm áo của gia đình vẫn phải chạy từng bữa. Bố mẹ Đức ngoài việc nuôi các con, còn phải cưu mang người ông nội bị câm điếc bẩm sinh.

Cảnh đã nghèo đói lại éo le, một năm trước trong một lần lên cơn đau tim, mẹ Đức đã ra đi để lại hai đứa con còn thơ dại đang tuổi ăn, tuổi học.

Sớm ý thức được hoàn cảnh của mình, ngay từ những ngày học tiểu học, Đức đã luôn cố gắng vươn lên để học tập. Không có tiền mua sách nâng cao, Đức cũng không đi học thêm ở đâu cả mà ngoài giờ lên lớp, em tranh thủ mượn sách nâng cao của bạn bè thầy cô rồi chép những bài toán hay ra vở để nghiên cứu.

Hoàn cảnh là vậy, nhưng suốt 9 năm em đều là học sinh giỏi của trường. Ngoài ra, năm lớp 7 Đức giành được giải Nhì môn Toán và giải khuyến khích Toán máy tính cầm tay; lớp 8 đạt hai giải Ba môn Toán và Toán máy tính cầm tay. Vừa qua, Đức giành được giải Nhì cấp huyện môn Toán (đây là giải cao nhất vì toàn huyện không có giải Nhất).

Thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ nhưng Đức không vì thế mà nản lòng

Thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ nhưng Đức không vì thế mà nản lòng

"Khi mẹ mất, em đã rất sốc, thấy cuộc sống khó khăn, thương bố, thương em còn nhỏ, em đã định bỏ học để đi làm lấy tiền, bớt gánh nặng trên vai bố nhưng rồi em nghĩ nếu bỏ học, cuộc đời mình lại đi lại cuộc đời của bố, vẫn nghèo, vẫn khổ. Mẹ cũng vì không có tiền mà chữa bệnh nên mới chết sớm… Được bố, thầy cô, bạn bè động viên em đã từ bỏ ý định nghỉ học và răn mình nếu đã quyết tâm theo con chữ thì hãy khiến nó thay đổi cuộc đời mình. Từ đó, em lại càng cố gắng hơn nữa" – cậu học trò mồ côi chia sẻ.

Đức tâm sự rằng từ khi mẹ mất, mỗi khi nhìn thấy các bạn cùng trang lứa quây quần bên gia đình đầm ấm, vui vẻ cùng cha mẹ, nhất là vào những ngày tết, em rất buồn và nhớ mẹ vô cùng. Thương mẹ bao nhiêu, em lại càng thương bố và thương em gái bấy nhiêu. Em gái em còn nhỏ quá, nó mới chỉ học lớp 2 đã phải thiếu đi bàn tay chăm sóc của mẹ. Những ý nghĩ đó khiến em lại có thêm động lực để cố gắng.

Từ ngày mẹ mất, bố đi phụ hồ để lấy tiền nuôi các con ăn học. Đức vừa làm anh vừa làm bố và làm mẹ. Đi học về là Đức làm việc nhà giúp bố, nấu ăn cho ông và em gái. Lúc rảnh rỗi, Đức lại đi nhặt ve chai bán cho người ta. Đêm về, Đức vùi mình vào sách vở để quên đi nỗi bất hạnh và để thực hiện ước mơ thay đổi số phận mình.

Bố đi vắng, Đức vừa phải chăm sóc ông và em gái còn nhỏ tuổi

Bố đi vắng, Đức vừa phải chăm sóc ông và em gái còn nhỏ tuổi

Bằng chứng cho sự vươn lên của cậu học trò này đó là sau khi mẹ mất, Đức vẫn giữ được danh hiệu học sinh giỏi, là một trong những học sinh đứng tóp đầu của trường và vẫn đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi. Hiện, Đức đang nằm trong đổi tuyển ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh.

Mong ước của cậu học trò này đó là sau này ra trường sẽ được làm một công việc gì liên quan đến tính toán vì em yêu thích môn Toán và đam mê những con số.

Không chỉ vượt khó học giỏi mà trong các hoạt động Đoàn, Đội, Đức đều tham gia tích cực, gương mẫu. Các thầy, cô giáo trong trường đều thương hoàn cảnh gia đình cậu học trò nghèo nhưng đầy nghị lực, nhà trường cùng các thầy cô thường phát động quyên góp ủng hộ cho gia đình em.

Chia sẻ về cậu học trò đầy nghị lực này, cô giáo Cao Thị Phê, Hiệu trưởng Trường THCS Cẩm Bình cho biết: "Phải công nhận Đức là tấm gương tiêu biểu về vượt khó vươn lên trong học tập. Dù hoàn cảnh vô cùng khó khăn nhưng em đã rất nỗ lực. Em luôn là học sinh giỏi toàn diện của trường, đến mức khi kỳ thi học sinh giỏi đến là các thầy cô phải thương lượng cho em tự chọn vì thầy cô nào cũng muốn em đi thi môn của mình".

"Nhà trường cũng luôn động viên và chia sẻ để em vượt qua những mặc cảm, cố gắng chuyên tâm vào học tập. Những dịp lễ, Tết trường cũng kêu gọi quyên góp để giúp đỡ em. Đặc biệt, những học bổng như Doãn Tới, Lam Sơn cũng đều ưu tiên cho em. Phòng Giáo dục cũng có công văn đề nghị tạo điều kiện hết mức cho em. Tết này, nhà trường và Phòng giáo dục cũng có quà gửi đến động viên em và gia đình" – cô Phê cho biết thêm.

Nguyễn Thùy



Xem nguồn

Comments