Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Hội khuyến học đồng hành cùng Bộ GD&ĐT trong sự nghiệp đổi mới giáo dục

Posted: 24 Jan 2017 06:04 AM PST



Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa chúc Tết TƯ Hội Khuyến học Việt Nam

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa chúc Tết TƯ Hội Khuyến học Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT trân trọng gửi lời cám ơn Trung ương Hội khuyến học Việt Nam thời gian qua luôn đồng hành và ủng hộ các chủ trương, chính sách của ngành.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đánh giá cao các hoạt động của Trung ương Hội khuyến học trong thời gian qua đã tích cực giúp đỡ nhiều hoàn cảnh học sinh khó khăn; đặc biệt là có thêm nhiều các suất học bổng cho các em vượt khó học giỏi.

“Trong thời gian tới Trung ương Hội khuyến học Việt Nam tiếp tục đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ ngành giáo dục, nhất là công tác khuyến học tại các địa phương” – Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa bày tỏ.

Chủ tịch Trung ương Hội khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan khẳng định, trong thời gian tới Trung hội Khuyến học sẽ tiếp tục thực hiện sứ mệnh, vai trò của mình trong công tác khuyến học, đồng hành cùng Bộ GD&ĐT để triển khai các nhiệm vụ của ngành.

Nhật Hồng



Xem nguồn

Hà Tĩnh đứng thứ 7 cuộc thi học sinh giỏi toàn quốc

Posted: 24 Jan 2017 05:22 AM PST


 – Theo thông tin từ Bộ Giáo dục – Đào tạo, kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 năm 2017 đã có kết quả. Hà Tĩnh có 76 em đạt giải/92 em tham gia, xếp thứ 7 toàn quốc.

Trong đó có 2 giải nhất, 22 giải nhì, 31 giải ba, 21 giải khuyến khích. Giải Nhất thuộc về em Lê Đỗ Khánh Linh và em Nguyễn Hà Trang – học sinh Trường Chuyên Hà Tĩnh (môn Địa lý).

Hà Tĩnh đứng thứ 7 cuộc thi học sinh giỏi toàn quốc

Đặng Thúy Quỳnh, sinh năm 1997 (ngoài cùng bên phải), học sinh Trường Chuyên Hà Tĩnh vừa nhận học bổng toàn phần của Smith College trị giá 6 tỷ đồng. Ảnh: NVCC

So với năm 2016, chất lượng giải của đoàn học sinh Hà Tĩnh đã tăng 01 giải nhất, 2 giải nhì.

Hà Tĩnh đứng thứ 7 toàn quốc (về số lượng đoạt giải) sau các tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Hải Dương, Nam Định, Vĩnh Phúc.

Đây là thành tích lớn lao mà ngành Giáo dục Hà Tĩnh nói chung và các em học sinh gặt hái được trước thềm Xuân Đinh Đậu 2017.

Duy Tuấn                                                                              



Xem nguồn

Đào tạo tiến sĩ ngày càng siết chặt

Posted: 24 Jan 2017 04:41 AM PST


 Bộ GD-ĐT vừa công bố quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ trong đó đưa ra nhiều quy định chặt chẽ về điều kiện tuyển sinh, người hướng dẫn cũng như điều kiện bảo vệ luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh (NCS).

Đào tạo tiến sĩ ngày càng siết chặt

Các tiêu chuẩn đầu vào và đầu ra đối với đào tạo tiến sĩ đều được siét chặt.

Có TOEFL, IELTS mới được làm tiến sĩ

Theo dự thảo thông tư mới, muốn học tiến sĩ, các ứng viên phải có bằng thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học loại giỏi. Theo quy định cũ, những người tốt nghiệp đại học loại khá cũng có thể ứng tuyển tiến sĩ.

Điểm mới trong yêu cầu “đầu vào” là các ứng viên phải là tác giả hoặc đồng tối thiểu 01 bài báo liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu dự kiến đăng trên các tạp chí thuộc danh mục các tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 01 báo cáo đăng tại kỷ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học trong hoặc ngoài nước.

Các bài báo hoặc báo cáo này được đăng tải trong thời hạn 03 nămtính đến ngày đăng ký dự tuyển.

Ngoài ra, về yêu cầu tiếng Anh, dự thảo mới cũng không sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ theo chuẩn châu Âu hiện được 10 trường ĐH thi và cấp chứng chỉ như trước đây. Thay vào đó là yêu cầu về chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như TOEFL và IELTS.

Cụ thể, các ứng viên phải đảm bảo có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên hoặc Chứng chỉ TOEIC từ 500 điểm trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) kể từ ngày cấp đến ngày đăng ký dự tuyển.

Dự thảo mới cũng quy định rõ các yêu cầu đối với các học viên là người nước ngoài.

Trong quy trình xét tuyển, quy định mới cho phép trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ sở đào tạo yêu cầu người dự tuyển trình bày đề cương nghiên cứu bằng tiếng nước ngoài, kết hợp phỏng vấn bằng tiếng nước ngoài để kiểm tra năng lực ngoại ngữ thực tế của người dự tuyển.

Thời gian đào tạo không quá 5-6 năm

Dự thảo thông tư mới có khá nhiều quy định mới liên quan tới chương trình đào tạo tiến sĩ.

Thời gian đào tạo tiến sĩ vẫn là 3-4 năm tùy từng đối tượng (có bằng thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học). Tuy nhiên, thời gian để nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo bao gồm thời gian gia hạn (tối đa 2 năm) là từ 5 năm đến 6 năm kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh.

Theo quy định hiện hành, tổng thời gian hoàn thành chương trình của nghiên cứu sinh có thể kéo dài tới 7-8 năm.

Khối lượng học tập cũng có quy định mới phù hợp với Khung năng lực trình độ quốc gia mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Cụ thể, khối lượng học tập chương trình tiến sĩ tối thiểu từ 90 tín chỉ đối vối nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp thạc sĩ hoặc bằng tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo có khối lượng học tập tối thiểu 150 tín chỉ, đáp ứng chuẩn đầu ra tương đương Bậc 7 của Khung trình độ quốc gia Việt Nam (ví dụ đào tạo bác sĩ – PV) và từ 120 tín chỉ đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp đại học.

Chuẩn đầu ra phải đáp ứng các yêu cầu của Bậc 8 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người hướng dẫn phải có công bố quốc tế

Các tiêu chuẩn, điều kiện đối với người hướng dẫn nghiên cứu sinh cũng được nâng cao so với quy định hiện hành.

Cụ thể, người hướng dẫn chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư hoặc có bằng tiến sĩ khoa học hoặc tiến sĩ, chuyên môn phù hợp với đề tài luận án hoặc lĩnh vực nghiên cứu của nghiên cứu sinh.

Đối với người chưa có chức danh giáo sư, phó giáo sư thì phải có tối thiểu 5 năm nghiên cứu hoặc giảng dạy kể từ khi được cấp bằng tiến sĩ khoa học hoặc tiến sĩ. Theo quy định cũ, đối tượng này chỉ cần đảm bảo tối thiểu 3 năm.

Bên cạnh đó, người hướng dẫn phải chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ và tương đương trở lên.

Điểm quan trọng nhất đối với điều kiện của người hướng dẫn NCS chính là, họ phải có tối thiểu 1 bài báo đăng trên các tạp chí ISI hoặc Scopus hoặc 1 sách tham khảo của các nhà xuất bản nước ngoài có mã số chuẩn quốc tế ISBN.

Nếu không đạt điều kiện trên, người hướng dẫn cũng có thể có 2 báo cáo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện khác thuộc lĩnh vực nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án của NCS.

Trường hợp người hướng dẫn độc lập là tiến sĩ nhưng chưa có chức danh GS, PGS thì tiêu chuẩn nêu trên tăng gấp đôi.

Mỗi NCS được phép có 2 người hướng dẫn, trong đó, có ít nhất 1 người hướng dẫn là giảng viên cơ hữu của cơ sở đào tạo và một người đảm bảo các điều kiện đối với người hướng dẫn

Trường hợp người hướng dẫn là nước ngoài hoặc nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài thì không phải thực hiện quy định nêu trên.

Quy định mới cũng cho phép các GS, PGS được hướng dẫn đồng thời nhiều NCS hơn so với quy định hiện hành. Tuy nhiên, quy định mới yêu cầu người hướng dẫn không được nhận thêm nghiên cứu sinh mới nếu trong vòng 6 năm tính đến thời điểm giao nhiệm vụ có 2 NCS không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc luận án không được hội đồng cấp trường/viện thông qua.

Đào tạo tiến sĩ ngày càng siết chặt
Theo quy định mới NCS phải có ít nhất 2 bài báo quốc tế mới được bảo vệ luận án tiến sĩ. 

2 bài báo quốc tế mới được bảo vệ luận án

Quy định mới về điều kiện bảo vệ luận án của NCS cũng được thắt chặt hơn so với trước.

Cụ thể, quy định mới yêu cầu NCS phải công bố nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án trong tối thiểu 2 bài báo, trong đó có ít nhất 1 bài đăng trong tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI/Scopus hoặc 2 báo cáo đăng trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện (Peer Review) hoặc 2 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện khác.

Lộ trình áp dụng quy định mới

Thời gian áp dụng những quy định mới sẽ áp dụng đối với các khóa tuyển sinh sau thời điểm quy chế có hiệu lực. Các khóa tuyển sinh trước vẫn thực hiện theo quy định cũ.

Đối với các quy định mới, có 2 phương án thực hiện. Phương án 1 là yêu cầu phải có bài báo quốc tế đối với người hướng dẫn NCS sẽ được thực hiện cho các khóa tuyển sinh từ sau 31/12/2018. Yêu cầu có công bố quốc tế mới được bảo vệ luận án tiến sĩ sẽ được áp dụng cho các khóa tuyển sinh sau 31/12/2019.

Phương án 2, người hướng dẫn chỉ cần có 1 báo cáo đăng trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc 1 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện trong vòng 5 năm chứ không cần phải có một công bố quốc tế trên các tạp chí ISI hoặc Scopus. Quy định này áp dụng đối với các lĩnh vực khoa học tự nhiên kỹ thuật và công nghệ. Thời gian áp dụng từ khi quy định mới có hiệu lực đến hết 31/12/2018.

Đối với NCS, cho đến hết 31/12/2019, chỉ cần có tối thiểu qua 01 báo cáo đăng trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện (Peer Review) hoặc 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện khác chứ không cần tối thiểu 2 bài báo quốc tế. Quy định này cũng chỉ áp dụng đối với các lĩnh vực khoa học tự nhiên kỹ thuật và công nghệ.

Từ sau 2 thời điểm trên, các điều kiện và yêu cầu với người hướng dẫn và NCS được thực hiện như quy định mới và với tất cả các ngành, lĩnh vực, không phân biệt KHTN-KT-CN hay KHXH-NV.

Lê Văn



Xem nguồn

Nhân loại đã làm giáo dục nhân bản, khai phóng từ lâu rồi!

Posted: 24 Jan 2017 01:53 AM PST


LTS: Mới đây, tại hội thảo kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và vận dụng vào điều kiện Việt Nam do Bộ GD&ĐT và Ngân hàng Thế giới tổ chức, Tổng chủ biên chương trình GS.Nguyễn Minh Thuyết đã công bố những điểm mới về hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới. 

Điểm mới nhất của định hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới là sự phân biệt giữa giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp.  

Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Khánh Trung (Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục – IRED) xung quanh những điểm mới trong định hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới vừa được Tổng chủ biên nêu ra. 


Phóng viên: Theo Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết chương trình giáo dục phổ thông mới hướng tới mục tiêu hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, với triết lý giáo dục là thực học – thực nghiệp và đảm bảo tính dân chủ. Ông nghĩ sao khi chúng ta xác định rõ ràng "Triết lý giáo dục"? 

Là người nghiên cứu nhiều về giáo dục các nước hiện đại như Pháp, Phần Lan, ông đánh giá thế nào về triết lý giáo dục này? 

TS.Nguyễn Khánh Trung
: Tinh thần mà GS. Nguyễn Minh Thuyết nói về Chương trình tổng thể mới mà tôi biết được qua báo chí nghe có vẻ mới mẻ với nền giáo dục nước ta chứ thực tế các nước phương Tây họ đã xác định điều này như triết lý giáo dục, như mục tiêu nhắm tới của nền giáo dục từ lâu, có lẽ là từ thế kỉ Ánh sáng (thế kỉ 18) đến nay. 

Đó là tư tưởng của các triết gia lớn như Rousseau, Kant, Condorcet và sau này là các nhà tư tưởng, các nhà thực hành giáo dục lớn chẳng hạn như Montessori, Piaget, Dewey, Freinet,…  

Tuy mỗi nhân vật có một đường hướng, nhấn mạnh một khía cạnh đặc biệt khác nhau, nhưng dường như người sau thừa hưởng những thành tựu của người trước và ai cũng nhấn mạnh đến tinh thần giáo dục khai phóng con người, hướng đến đào tạo mẫu người tự chủ, tự trị và phát triển.

Tiến sĩ Nguyễn Khánh Trung (Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục – IRED) (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Tôi tâm đắc với lời phê phán của triết gia Rousseau khi nói về nền giáo dục khi ông còn sống và tôi ngỡ như câu nói ấy rất đúng với nền giáo dục Việt Nam hiện nay. 
"Quả thực với phương pháp này các vị (giáo viên, phụ huynh) sẽ khiến nó (trẻ em, học sinh) u mê đần độn, nếu các vị luôn luôn chỉ huy nó, luôn luôn bảo nó: đi đi, đến đây, ở lại đó, làm cái này, đừng làm cái kia. Nếu đầu của các vị luôn luôn dẫn dắt các cánh tay của nó, thì đầu của nó thành ra vô dụng với nó", triết gia Rousseau nói. 

Hay triết gia Condorcet đã phát biểu trước Quốc hội Pháp vào thời của ông ấy rằng: 

"Mục đích của giáo dục không phải làm cho con người quy phục nền hiến pháp đã có sẵn, nhưng làm cho họ có khả năng nhận xét và sửa đổi nền hiến pháp đó, không phải để bắt buộc thế hệ hiện tại phải quy phục theo những tư tưởng, ý chí của thế hệ trước, nhưng để soi sáng những điều này nhằm mục đích làm cho mỗi người ngày càng xứng đáng với phẩm giá, và dùng lý trí của riêng mình để tự điều chỉnh lấy bản thân“.

Có thể nói, tinh thần giáo dục khai phóng nói trên đã làm nên sự phát triển về mọi mặt tại các quốc gia phương Tây cũng như tại những quốc gia nào biết học hỏi áp dụng tinh thần này. 

GS. Phạm Minh Hạc: Nước ta muốn phát triển thì phải đưa trẻ lên lớp dạy cả ngày

(GDVN) – Trong định hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới đã nêu 3 năm là định hướng nghề nghiệp nhưng thiếu đi phần quy định bậc phổ thông là 9 năm.

Bởi suy cho cùng, con người luôn là yếu tố quyết định sự phát triển, mà chất lượng con người chủ yếu lại được quyết định bởi chất lượng giáo dục (gồm cả giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội). 

Quốc gia không thể hùng cường, mạnh mẽ và thực sự có tự chủ, nếu các công dân của quốc gia đó không có năng lực, thiếu mạnh mẽ trong tính cách và thiếu khả năng tự chủ về trí tuệ, về thể chất và tinh thần. 

Tôi nghĩ tinh thần giáo dục nói trên là hoa trái của những suy tư giàu hàm lượng lý tính, được đúc kết từ những trải nghiệm thực tế, từ kết quả của nhiều công trình nghiên cứu.

Đó là thành quả chung của nhân loại, nó đã được chứng minh bằng thành tựu phát triển ở các quốc gia biết đề cao tinh thần này. 

Việt Nam chúng ta bước đi sau, đáng lẽ ra chúng ta đã phải tận dụng các thành quả này từ lâu nhưng đến bây giờ chúng ta mới nói đến, mới thể hiện được một phần trong dự thảo.

Tuy nhiên, tôi rất vui khi thấy được những tín hiệu tích cực được "phát" ra từ vị Tổng chủ biên của dự thảo chương trình. 

Theo tôi, chúng ta không có con đường nào khác ngoài việc trở lại với đường đi chung của nhân loại tiến bộ nếu thực sự mong muốn kiến tạo một xã hội "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". 

Là một chuyên gia giáo dục, tiến sĩ nhận định như thế nào về định hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới vừa được Ban biên soạn đưa ra?

TS.Nguyễn Khánh Trung: Vì nguyên văn dự thảo chương trình mới chưa được công bố cụ thể nên tôi chưa có căn cứ để bình luận về nội dung. 

Tuy nhiên tôi thấy, những lần trước khi các nhà soạn thảo đã không đưa ra được một triết lý thuyết phục, một mục tiêu giáo dục quốc gia, một "hình ảnh lý tưởng của người học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông" cụ thể phải là thế nào, nên đã không thuyết phục được mọi người. 

Chuyên gia băn khoăn về cách ghép môn trong chương trình giáo dục phổ thông mới

(GDVN) – Cơ sở lý thuyết nào sẽ là nền tảng cho sự tồn tại của môn học Lịch sử và Địa lý? Cơ sở nào để ghép hai môn học này lại làm một?…

Nên lần này đã có mục tiêu giáo dục đưa ra tiến bộ, mang hàm lượng lý tính cao, thuyết phục được mọi người, do vậy nếu các nhà xây dựng chương trình có sự nhất quán đi từ mục tiêu đến nội dung một cách mạch lạc, thì tôi nghĩ nội dung cũng sẽ tiến bộ. 

Bởi tôi thấy cách làm chương trình giáo dục quốc gia của các nước có nền giáo dục phổ thông phát triển như Phần Lan chẳng hạn, họ dành nhiều công sức đầu tư vào việc định nghĩa, mô tả mục tiêu giáo dục quốc gia, hình ảnh lý tưởng của người trẻ mà hệ thống giáo dục của họ lấy làm đích hướng đến, từ đó họ xác định mục tiêu của từng cấp học, từng lớp học, từng môn học, từng hoạt động giáo dục một cách rất rõ. 

Tất cả những điều này phải nằm trên một lộ trình, liên hệ chặt chẽ với nhau. Đọc vào đó thì ai cũng nắm được, thấy tính khả thi và biết được phải làm thế nào và tại sao lại như vậy. Làm được tất cả những điều này rồi thì chuyện thiết kế nội dung sẽ trôi chảy.

Khác với dự thảo chương trình tổng thể được công bố năm 2015, dự thảo lần này không gộp Lịch sử và Địa lý vào thành môn Khoa học xã hội. Cấp THPT cũng không gộp Lịch sử vào môn học mới là Công dân với Tổ quốc. Ông đánh giá như thế nào về sự thay đổi này?

TS.Nguyễn Khánh Trung: Ở Pháp, trong chương trình giáo dục phổ thông mới (bắt đầu áp dụng từ năm học 2016 – 2017), tôi thấy họ gộp hai môn Sử và Địa vào chung và đặt trong nhóm "lĩnh vực 5" có tên gọi là "trình bày thế giới và các hoạt động của con người". 

Tuy nhiên theo tôi, việc gộp hay không gộp hai môn này là vấn đề kỹ thuật mà thôi. Bởi khi ta xác định mục tiêu giáo dục quốc gia rõ ràng và thuyết phục thì sẽ biết cách tổ chức các môn học thế nào để đạt đến mục tiêu đó một cách hợp lý nhất, và công việc này nên dành cho các nhà chuyên môn.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Đã xác định được triết lý giáo dục phổ thông

(GDVN) – Theo GS.Nguyễn Minh Thuyết: "Phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới theo triết lý giáo dục là thực học – thực nghiệp và đảm bảo tính dân chủ".

Tôi thấy vấn đề đáng nói hơn, đáng thay đổi hơn đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn nói chung và môn Sử nói riêng đang được giảng dạy ở ta hiện nay là hãy trả lại đúng vị trí và chức năng cho từng môn. 

Lịch sử là một môn khoa học. Mục tiêu của việc giảng dạy nó là trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng của một nhà sử học: biết đọc các sự kiện lịch sử trong thời gian và không gian của nó, biết các phương pháp sử học, biết thẩm định các tài liệu lịch sử… 

Còn ở ta xưa nay, việc dạy sử chỉ là việc chuyển tải một chiều và có tính áp đặt cho học sinh những kiến thức mang nặng tính xã hội chính trị có sẵn như những tín điều trong tôn giáo, chứ không phải là cách giảng dạy một môn khoa học thực sự. Tôi nghĩ đây mới là điều cần thay đổi chứ không phải là chuyện gộp lại hay chưa gộp.

Vậy Tiến sĩ có đề xuất, góp ý gì trước khi dự thảo lần 2 về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể chuẩn bị được công bố?

TS.Nguyễn Khánh Trung: Để có một dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể tốt thì tôi nghĩ trước hết hãy thành lập một Hội đồng cải cách giáo dục quốc gia độc lập với Bộ GD&ĐT, hội đồng này quy tụ các chuyên gia trong và ngoài nước, các nhà giáo các cấp, đại diện các phụ huynh, đại diện của thị trường lao động và đại diện các nhà hoạt động văn hóa và xã hội. 

Hội đồng này chịu trách nhiệm soạn thảo, sau đó là giám sát, đôn đốc, nghiên cứu điều chỉnh để công cuộc cải cách có thể đi đến đích.

Hội đồng đó cũng phải có một cớ chế làm việc mở sao cho báo chí và người dân có thể theo dõi, góp ý, phản biện để cùng nhau nhìn về một hướng và cùng hành động.

Vay 77 triệu đô la Mỹ cho đổi mới giáo dục Phổ thông và Quyền được thông tin

Một hội đồng độc lập như vậy sẽ tránh được sự khống chế, xô đẩy của các lợi ích nhóm khác nhau, và vì trong hội đồng có đại diện của các giới, các cấp khác nhau nên cũng có thể hạn chế bớt những bất cập, hay xa rời thực tế. 

Ngoài ra trong dự thảo cũng nên trình bày cả kế hoạch và lộ trình thực hiện, tính toán và có những giải pháp để giải quyết các lực cản đang rất nhiều hiện nay.

Nói chung, công cuộc đổi mới có thành công hay không trước tiên là tùy thuộc vào tầm nhìn, vào viễn kiến, vào cách tư duy, vào ý tưởng của những người chủ trương, sau đó là tùy thuộc vào kế hoạch, vào chiến lược hành động và cách thức tổ chức thực hiện thế nào. Bỏ qua khâu nào, hay giữa các khâu không ăn khớp với nhau đều có nguy cơ làm cho toàn bộ dự án không thành công.

Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ. 

Theo dự án, giai đoạn giáo dục cơ bản gồm các cấp tiểu học và THCS; còn giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp học THPT.

Trước đó, tháng 11/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, Bộ GD&ĐT đã triệu tập một số chuyên gia nghiên cứu hoàn thiện dự thảo chương trình tổng thể. 

GS.Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội được chọn làm Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới.

Dự kiến, cuối tháng 1/2017, dự thảo chương trình tổng thể sẽ hoàn thành để xin ý kiến các chuyên gia giáo dục.

Đầu tháng 2/2017 sẽ trình Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình và tiếp tục hoàn thiện theo ý kiến hội đồng. Muộn nhất là tháng 3/2017 phải có chương trình tổng thể để biên soạn các chương trình môn học.



Xem nguồn

Những yêu cầu bắt buộc để được phong Giáo sư

Posted: 24 Jan 2017 01:10 AM PST


Bộ GD&ĐT công bố dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS). 

Theo dự thảo, để đạt tiêu chuẩn bổ nhiệm giáo sư, các ứng viên cần phải được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư có thời gian từ đủ 3 năm trở lên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ.

Tiêu chuẩn này giống với quy định cũ, tuy nhiên, dự thảo mới cũng cho phép những người bổ nhiệm PGS chưa đủ 3 năm cũng được bổ nhiệm làm giáo sư với điều kiện phải có ít nhất gấp 2 lần các tiêu chuẩn về công bố khoa học, sách giáo trình, đề tài khoa học, hướng dẫn nghiên cứu sinh.

Điểm mới nhất trong quy định mới là yêu cầu các ứng viên giáo sư phải có công bố quốc tế. 

Tiêu chuẩn bổ nhiệm giáo sư và phó giáo sư dự kiến sẽ có nhiều thay đổi (Ảnh: GD&TĐ)

Cụ thể, đến năm 2019, ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ là tác giả chính và đã công bố được ít nhất: 2 bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus;

Hoặc ít nhất 1 bài báo khoa học thuộc hệ thống ISI, Scopus và 1 quyển hoặc chương sách phục vụ đào tạo được xuất bản bởi một nhà xuất bản có uy tín trên thế giới; hoặc ít nhất 1 bài báo khoa học thuộc hệ thống ISI, Scopus và 1 bằng độc quyền sáng chế.

Ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn là tác giả chính và đã công bố được ít nhất 01 (một) bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus.

Từ năm 2020, ứng viên phải có thêm ít nhất 01 (một) bài báo khoa học theo quy định tại Khoản này.

Lời nhắn gửi của tân giáo sư trẻ nhất năm 2016

(GDVN) – Tân Giáo sư trẻ nhất năm 2016 Trần Đình Thắng mong muốn lãnh đạo Đảng và Nhà nước sử dụng có hiệu quả đội ngũ các nhà khoa học.

Ngoài ra, các ứng viên Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ tác giả chính hoặc chủ biên ít nhất 1 sách phục vụ đào tạo. Ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn là tác giả chính hoặc chủ biên ít nhất 3 sách phục vụ đào tạo, trong đó có 1 sách chuyên khảo và 1 giáo trình.

Các ứng viên giáo sư cũng phải chủ trì thực hiện ít nhất 2 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ hoặc cấp tương đương, hoặc 1 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.

Các ứng viên cũng phải hướng dẫn chính ít nhất 3 nghiên cứu sinh đã có bằng tiến sĩ hoặc đã có quyết định cấp bằng tiến sĩ.

Ứng viên phải có tối thiểu 20 điểm công trình khoa học quy đổi trở lên, trong đó, có ít nhất 5 điểm thực hiện trong 3 năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ. Ứng viên thuộc nhóm Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ  phải có ít nhất 10 điểm tính từ các bài báo khoa học.

Ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn phải có ít nhất 8,0 điểm tính từ các bài báo khoa học.

Ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ phải có ít nhất 4,0 điểm tính từ sách phục vụ đào tạo. Ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn phải có ít nhất 6,0 điểm tính từ sách phục vụ đào tạo.

Ngoài ra, các ứng viên còn phải tham gia xây dựng, phát triển chương trình đào tạo từ trình độ đại học trở lên phù hợp với ngành khoa học đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư.

Đối với các ứng viên chức danh phó giáo sư, ngoài yêu cầu thâm niên giảng dạy tại trường Đại học ít nhất là 6 năm, dự thảo mới yêu cầu ứng viên phó giáo sư phải có bằng tiến sĩ đủ 3 năm trở lên. 

Trích ngang lí lịch các tân giáo sư, phó giáo sư ngành y năm 2016

(GDVN) – Trong đợt xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2016, ngành Y học có số lượng nhà giáo, bác sĩ được công nhận nhiều nhất.

Những trường hợp chưa đủ 3 năm phải có gấp 2 lần các điều kiện về số công bố quốc tế, sách giáo trình, đề tài khoa học và học viên hướng dẫn thạc sĩ, tiến sĩ.

Đối với yêu cầu công bố quốc tế, dự thảo mới quy định, ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ tham gia biên soạn ít nhất 1 sách phục vụ đào tạo.

Ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn tham gia biên soạn ít nhất 2 sách phục vụ đào tạo. 

Các ứng viên phải chủ trì thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ hoặc tương đương hoặc 2 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.

Ứng viên phải hướng dẫn ít nhất 3 học viên đã được cấp bằng thạc sĩ hoặc đã có quyết định cấp bằng thạc sĩ hoặc hướng dẫn chính ít nhất 1 nghiên cứu sinh hoặc hướng dẫn phụ 2 nghiên cứu sinh đã được cấp bằng tiến sĩ hoặc đã có quyết định cấp bằng tiến sĩ.

Ngoài ra, ứng viên phải có tối thiểu đủ 8 điểm công trình khoa học quy đổi trở lên, trong đó, ít nhất 2 điểm công trình khoa học được thực hiện trong 3 năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ;

Các ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ  phải có ít nhất 4 điểm công trình khoa học tính từ các bài báo khoa học. Ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn phải có ít nhất 3 điểm công trình khoa học tính từ các bài báo khoa học

Ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ phải có ít nhất 1 điểm công trình khoa học tính từ sách phục vụ đào tạo.

Ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn phải có ít nhất 2 điểm công trình khoa học tính từ sách phục vụ đào tạo.

Xem chi tiết dự thảo, tại đây. 



Xem nguồn

Địa phương bối rối, bấn loạn với bài toán thừa – thiếu giáo viên

Posted: 24 Jan 2017 12:28 AM PST


LTS: Việc thừa giáo viên bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông trong khi thiếu giáo viên tiểu học và mầm non đang là bài toán khó cho ngành giáo dục.

Thầy giáo Nguyễn Cao cho rằng một trong những lý do dẫn đến hệ lụy này là bởi sự chồng chéo trong quản lý, tuyển sinh cùng với việc bổ nhiệm vì “quan hệ”.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Sau hội nghị với 63 Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ngày 14/1 diễn ra tại Hà Nội, trên các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đưa tin, phản ánh tình trạng thừa gần 27.000 và thiếu hơn 45.000 giáo viên ở các cấp học. 

Vì thế, đã có luồng ý kiến là điều chuyển giáo viên cấp phổ thông xuống làm giáo viên mầm non, tiểu học. 

Nhiều ý kiến tán đồng nhưng cũng có lắm ý kiến còn băn khoăn bởi mỗi một cấp học đều có những đặc trưng về phương pháp giảng dạy khác nhau…

Chúng ta đều biết, tình trạng sinh viên ngành sư phạm ra trường không tìm được việc trong những năm qua đã trở thành phổ biến. Bởi, gần như địa phương nào cũng có trường sư phạm. 

Sự chồng chéo trong việc quản lí, tuyển sinh đã dẫn đến việc đào tạo tràn lan như như thời gian qua, dẫn đến sinh viên ra trường quá nhiều, cung đã vượt xa cầu. 

Cách tuyển dụng thì nhiều địa phương cũng chưa có những kế hoạch tuyển dụng rõ ràng. Đâu đó vẫn còn cách tuyển dụng "nhờ vả, quen biết, xin cho" từ nhiều mối "quan hệ". 

Những giáo viên thuộc diện dôi dư phải điều chuyển xuống dạy bậc học dưới. (Ảnh minh họa trên báo Tuoitre.vn)

Sở cũng tuyển, Phòng cũng tuyển, thậm chí là Hiệu trưởng cũng tuyển… Vì thế mà dẫn đến việc thừa – thiếu cục bộ ở ngay trong cùng một địa bàn. 

Khi đã được tuyển dụng thì phần lớn giáo viên tính chuyện gia đình và khi nhận được lệnh điều chuyển từ trường này sang trường khác hay cấp học này sang cấp khác là gặp rất nhiều những khó khăn. 

Vậy nên đã có chuyện nhiều người chạy chọt để được đi nơi khác nhưng lại có người cố tình chạy để ở lại. 

Giáo viên đang giảng dạy đã vậy nên nhiều sinh viên không có việc làm thì loay hoay tìm việc từ năm này sang năm khác hoặc phải làm trái nghề, đến khi xin được việc thì kiến thức học được ở trường đại học đã lãng quên quá nhiều. 

Điều này cho thấy chúng ta đang lãng phí rất nhiều tiền bạc của nhà nước, của người học. Bởi nhà nước bỏ kinh phí ra đào tạo sinh viên ngành sư phạm nhưng ra trường không có việc là một sự lãng phí vô cùng lớn.

Trong cách tuyển dụng và thuyên chuyển giáo viên đã được hướng dẫn của Bộ Nội vụ và Sở Nội vụ nhưng cấp cơ sở vẫn tồn tại nhiều những bất cập. 

Mặc dù chúng ta có nhiều những qui chế nhưng một số cán bộ quản lí giáo dục ở các địa phương vẫn làm việc theo cảm tính. 

Cách tuyển dụng, bổ nhiệm, xét thuyên chuyển dù không nói ra nhưng chúng ta vẫn nhận thấy một thực tế hiển nhiên là những người có quan hệ ruột rà, thân cận của lãnh đạo rất dễ được tuyển dụng, thuyên chuyển. 

Chuyện cắt hợp đồng hay điều chuyển giáo viên từ cấp học cao xuống cấp thấp mà các địa phương vẫn rơi vào những "kẻ trọc đầu"…

Theo qui định hiện hành số tiết dạy đối với cấp trung học phổ thông là 17 tiết, trung học cơ sở là 19 tiết/ tuần.

Nhưng trong thực tế ở một số địa phương thì phần lớn giáo viên chỉ dạy 10-12 tiết, thậm chí nhiều tổ giáo viên chỉ dạy 5-8 tiết, kiêm thêm chủ nhiệm lớp cũng mới có 10-12 tiết. 

Vì vậy, nếu phân công đúng theo qui định thì giáo viên ở các trường đang thừa rất nhiều.

Vì sao có tình trạng khủng hoảng thừa giáo viên như hiện nay? Vì sao đa số các đơn vị trường học thừa mà hằng năm nhiều Sở, Phòng vẫn tuyển và kí hợp đồng với giáo sinh mới? 

Vì sao không thực hiện kế hoạch luân chuyển giáo viên giữa trường thừa sang trường thiếu? Đây là điều chỉ những người làm công tác tổ chức và lãnh đạo mới rõ? 

Thừa – thiếu giáo viên đang ở mức mất cân bằng rất nghiêm trọng

Nhiều trường giáo viên đã đủ những cấp trên cứ ép đưa giáo viên mới về.

Nhiều Ban giám hiệu không muốn nhận nhưng cũng phải chấp thuận vì người được đưa về lại là con, cháu, người thân của cấp trên mình…

Những văn bản hướng dẫn tuyển dụng ở ngành giáo dục hình như đã có nhiều năm nhưng đâu đó chỉ áp dụng cho con em thường dân. 

Còn con em, người thân của lãnh đạo ngành giáo dục và kể cả một số lãnh đạo địa phương thì vẫn được ưu ái một cách dù lộ liễu nhưng vẫn… đúng qui trình.

Từ nhiều năm nay, một số tỉnh Tây Nam Bộ đã có chính sách bổ nhiệm và đào tạo lại giáo viên phổ thông dư thừa xuống dạy Tiểu học (dạy môn Âm nhạc, Mĩ thuật…) hay kiêm nhiệm một số chức danh như Tổng phụ trách Đội, thiết bị nhưng vẫn không bố trí được hết lượng giáo sinh ra trường. 

Những người khi được bố trí giảng dạy sai chuyên ngành đào tạo dù chưa dám nói là tốt nhưng phần nhiều đã và đang đảm bảo được yêu cầu giảng dạy ở một số môn mà ngành giáo dục còn thiếu. 

Vì thế, chuyện đưa giáo viên phổ thông xuống dạy mầm non hay tiểu học dù không thể nói là khả quan nhưng trong tình thế thực tại dư thừa quá nhiều nhân sự ở một số ngành học ở cấp phổ thông vẫn được coi là một kế sách chấp nhận được và nhân văn. 

Hơn nữa, giảm được việc tăng chi về ngân sách mà xét về lâu dài vẫn khả quan hơn…

Việc còn lại là các trường sư phạm, ngành giáo dục cần phải có những dự báo, kế hoạch tuyển sinh phù hợp để hạn chế lượng sinh viên sư phạm không phải lao đao đi tìm việc làm như thời gian gần đây.

Chúng ta đều biết số lượng biên chế ở các đơn vị sự nghiệp chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng biên chế của nhà nước, số lượng đó lại quá dư thừa đang là trở ngại cho ngân sách nhà nước. 

Điều đó cũng đồng nghĩa mấy năm nay lương tối thiểu cho người hưởng lương từ ngân sách nhà nước vẫn không thay đổi nhiều bởi hằng năm chúng ta chi thường xuyên quá cao. 

Kế hoạch tinh giản biên chế đã có, đã thực hiện nhưng tổng thể không giảm mà mỗi ngày càng phình to hơn…

Và, bài toán tinh giản 10% biên chế ngành giáo dục từ nay đến năm 2021 đang bắt đầu thực hiện ở cơ sở theo lộ trình.

Nhưng, xem ra bài toán cung – cầu nhân sự của ngành giáo dục xem ra vẫn còn lắm gian nan trong những năm tới.



Xem nguồn

Đâu phải chuyện gì cũng có thể cấm được?

Posted: 23 Jan 2017 11:46 PM PST


LTS: Sau khi đọc bài viết "Nên cấm hiệu trưởng nhận quà Tết" của tác giả Trần Vũ đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 15/1, cô giáo Phan Tuyết chia sẻ một vài ý kiến của mình về việc này.

Cô cho rằng dù có cấm thì các Hiệu trưởng vẫn có thể tìm cách “lách luật” nếu muốn. Điều quan trọng là ở cái tâm của mỗi Hiệu trưởng, mỗi lãnh đạo.

Những Hiệu trưởng tốt sẽ tạo được sự công tâm và thoải mái cho các thầy cô giáo cũng như phụ huynh, học sinh trong trường.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Mới đây, Ban Bí thư TW Đảng đã ra Chỉ thị số 11 – CT/TW về việc tổ chức Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 nêu rõ "Nghiêm cấm tặng quà Tết cho cấp trên dưới mọi hình thức"

Hưởng ứng chủ trương đúng đắn ấy, nhiều địa phương đã ban hành văn bản yêu cầu các cơ sở trường học không tổ chức đi chúc Tết, tặng hoa, quà cho lãnh đạo các cấp.

Trong bài viết đăng trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam mới đây nhất của mình, tác giả Trần Vũ cũng đã đề xuất một phương án khác "Nên cấm hiệu trưởng nhận quà Tết".

Có nhiều cách để tặng quà

Từ thực tế, tôi nhận thấy, chẳng có Chỉ thị hay văn bản nào có thể cấm được chuyện đi Tết, tặng quà cấp trên khi lòng mình đã muốn. Bởi nhiều lẽ:

Ai là người có thể kiểm soát được chuyện này? Nếu ai đó đã muốn tặng thì có vô vàn cách để tặng mà chẳng ai có thể biết để làm khó.

Này nhé, bỏ tiền vào thiệp chúc mừng, có ai cấm nhận thiệp chúc mừng đâu? Nhét phong bì vào giỏ hoa, giỏ quà nhờ người mang tới.

Việc nhận quà hay không chủ yếu vẫn ở cái tâm của từng người. (Ảnh minh họa trên báo Danviet.vn)

Không đi tặng công khai ban ngày mà đi vào các buổi tối hay có thể chuyển khoản (cách này vừa kín đáo, tế nhị vừa hiệu quả)…

Và trong thực tế đã có không ít người bật mí mình đã từng áp dụng cách này mà chẳng ai biết được.

Nếu một người lãnh đạo luôn có tư tưởng nặng về chuyện vật chất, ắt sẽ có hàng chục cách để họ nhận quà mà chẳng lo ai đó phát hiện. 

Vậy nên với những đối tượng như thế này, công văn hay Chỉ thị kia ban hành liệu có tác dụng triệt để không? 

Khi chữ "tâm" lên đầu

Trong cuộc sống, không phải cấp trên nào cũng thích nhận quà của cấp dưới. Không ít hiệu trưởng tự đề ra cho mình một nguyên tắc rất rõ ràng "Không bao giờ nhận quà cáp dưới mọi hình thức".

Họ cương quyết không nhận quà chẳng phải vì cái lệnh cấm nêu trên mà vì lòng ngay thẳng, công tâm, sự đồng cảm sâu sắc với cấp dưới của mình. 

Nên cấm Hiệu trưởng nhận quà Tết?

Tôi đã từng làm việc và từng biết một số hiệu trưởng ở địa phương mình công tác không có thói quen nhận quà biếu xén của giáo viên và phụ huynh.

Có người thì thẳng thừng trả lại những món quà khi mọi người mang đến tận nhà để tặng.

Có hiệu trưởng tế nhị hơn khéo léo nhắc nhở giáo viên không được làm thế.

Bởi vậy, dù là ngày 20/11, ngày Tết Nguyên đán, những giáo viên chúng tôi chẳng bao giờ bận tâm phải mua quà để đi biếu sếp. Nhờ thế, chúng tôi luôn có tư tưởng thoải mái vô cùng.

Thế mới nói khi người lãnh đạo không có tâm thì mọi điều cấm cũng trở nên vô nghĩa.



Xem nguồn

Tấm lòng chia sẻ yêu thương của các giáo viên Bình Thuận

Posted: 23 Jan 2017 11:03 PM PST


LTS: Không bận tâm đến việc được thưởng Tết ít hay nhiều, các giáo viên tại tỉnh Bình Thuận vẫn mong muốn mang Tết đến với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Cô giáo Phan Tuyết chia sẻ những tấm gương nhân ái bình dị của các thầy cô giáo tại tỉnh Bình Thuận, nơi cô đang sinh sống và làm việc.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Với sự hỗ trợ 1 triệu đồng từ Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cùng với tiền thưởng Tết cho giáo viên ở các trường học trên địa bàn (bình quân 1 triệu đồng/người), các thầy cô giáo đã có 2 triệu đồng tiền Tết. 

Số tiền tuy không lớn nhưng phần nhiều giáo viên đều bằng lòng với những gì mình có được. Bởi "nhìn xuống vẫn nhiều gia đình còn nghèo khổ" – một giáo viên bộc bạch. 

Bữa tiệc ấm áp tình thân

Để động viên tinh thần giáo viên, nhiều trường học quê tôi đã tổ chức những bữa tiệc họp mặt tất niên thật sum vầy và ấm áp. 

Không mâm cao cỗ đầy như nhiều bữa tiệc khác chỉ vài ba món ăn đơn giản nhưng không khí bữa tiệc thật vui, thật nồng ấm tình thân. 

Xuân trao yêu thương của các thầy cô ở Bình Thuận

Trong bữa tiệc ấm cúng ấy, cô Hiệu trưởng trường tôi đã gửi lời tri ân đến toàn thể giáo viên, công nhân viên nhà trường vì sự đóng góp nhiệt tình của mọi người trong cả năm qua. 

Đồng thời gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và bình an tới toàn thể gia đình. 

Có lẽ bất ngờ với mọi người nhất là màn lì xì trước năm mới của cô Hiệu trưởng và sau đó là Chủ tịch công đoàn. 

Mỗi giáo viên, nhân viên được nhận hai phong bì với số tiền là 200 ngàn đồng cùng lời nhắn gửi đầy ân tình. 

Không bận lòng vì tiền thưởng ít, thầy cô giáo nơi đây vẫn ngày đêm tất bật lo toan để mang Tết đến cho những mảnh đời bất hạnh. 

Mang Tết đến với những mảnh đời không may mắn

Dù đời sống của giáo viên còn chật vật nhưng san sẻ yêu thương như một trách nhiệm luôn gắn với mỗi thầy cô giáo. 

Hằng tháng, cứ mỗi kì nhận lương, thầy cô giáo đều góp 10 ngàn đồng để phụng dưỡng một hoàn cảnh khó khăn trong địa bàn trường mình dạy. 

Trong trường, những học sinh nghèo vẫn thường được thầy cô giúp đỡ thường xuyên từ sách vở, bút viết đến quần áo, giày dép…

Cô giáo Sa Ly trao quà Tết cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. (Ảnh tác giả cung cấp)

Ngoài ra, nhiều thầy cô giáo bằng uy tín của mình đã kêu gọi, vận động nhiều Mạnh Thường Quân chung tay để giúp đỡ lo cho người nghèo, những học sinh khó khăn có được cái Tết ấm cúng như bao người. 

Năng nổ nhất phải kể đến cô Sa Ly hiện là giáo viên trường Chính trị, cô Khánh Hồng giáo viên trường tiểu học Phước Hội 2 thị xã La Gi.

Cô Sa Ly là một trong những người sáng lập trang Facebook "Thanh niên La Gi Hàm Tân Bình Thuận". Cô Khánh Hồng là thành viên nhóm "Thiện nguyện La Gi". 

Kết nối với bạn bè trên mạng xã hội, ngoài giờ dạy, hai cô giáo đã vận động người thân, bạn bè xa gần đóng góp nguồn quỹ để thăm hỏi, tặng quà những học sinh nghèo học giỏi, những gia đình lâm vào cảnh ngặt nghèo, những cụ già đơn côi không nơi nương tựa, những trẻ em mồ côi khuyết tật… 

Có lẽ, do uy tín của mình nên hai cô giáo luôn được mọi người đồng lòng ủng hộ. 

Không chỉ vận động quyên góp, hai cô giáo còn tỉ mẩn ngồi gói từng món quà, xếp từng bộ quần áo cho phẳng phiu để trao tận tay người nhận. 

Hàng ngàn bộ đồ, hàng trăm xuất quà cùng vài chục triệu đồng đã đến với bà con vùng lũ vừa qua. 

Nhiều phần quà được trao cho những người vô gia cư, cho viện dưỡng lão, người bán vé số để đón Tết. Nhiều học sinh được hỗ trợ quần áo mới, được nhận học bổng để tiếp tục đến trường. 

Chia sẻ việc mình hay làm từ thiện, cô Sa Ly cho biết:

"Tuổi thơ của tôi cơ cực, chính tôi đã nhận được sự giúp đỡ của mọi người mới được ăn học đàng hoàng như ngày hôm nay nên tôi thấu hiểu những khó khăn, vất vả với những mảnh đời bất hạnh.

Kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ họ là việc nên làm".



Xem nguồn

Đảm bảo minh bạch hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế

Posted: 23 Jan 2017 10:20 PM PST


Ngày 23/1, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị báo cáo kết quả triển khai Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế. 

Tham dự và chỉ đạo Hội nghị có Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai và Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.

Tham dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Tài chính; Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung; Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh; các Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam…

Theo Báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế chính thức hoạt động từ cuối tháng 6/2016.

Hệ thống này đã kết nối với 99,5% cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (còn khoảng 66 trạm y tế xã tại một số tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới nên tiếp nhận thông qua hệ thống khác). 

Cổng tiếp nhận của Hệ thống cung cấp các chức năng kiểm tra thẻ bảo hiểm y tế, tra cứu lịch sử khám chữa bệnh, giúp giảm thời gian làm thủ tục khám chữa bệnh.

Các cơ sở y tế không cần nhập các thông tin và sao lưu thẻ bảo hiểm y tế.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Hệ thống này giúp quản lý thông tuyến và ngăn ngừa lạm dụng thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ các cơ sở khám chữa bệnh chuẩn hóa danh mục dùng chung.

Ngoài ra, hệ thống cũng có thể giúp theo dõi số lượt khám chữa bệnh, chi phí phát sinh hằng ngày, lập các báo cáo thống kê và quyết toán với cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Để thực hiện giám định điện tử, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã phối hợp, chủ động hỗ trợ các cơ sở khám chữa bệnh chuẩn hóa, thống nhất danh mục thanh toán bảo hiểm y tế của gần 3 triệu bản ghi về thuốc, 4,94 triệu bản ghi về dịch vụ kỹ thuật và 200.000 loại vật tư y tế;

Loại khỏi danh mục 8% số thuốc và 3,7% số dịch vụ kỹ thuật và 15% số vật tư y tế do ngoài phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế. 

Đáng chú ý, phần mềm giám định đã thống kê các trường hợp sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khám nhiều nơi trong cùng ngày, nhiều lần trong tháng tại các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài tỉnh.

Tính đến quý IV/2016, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã triển khai giám định trên phần mềm tại 100% cơ sở khám chữa bệnh. 

Thống kê trong quý IV/2016 cho thấy, có 100 trường hợp khám trên 50 lần (chủ yếu tại các bệnh viện tuyến huyện và trạm y tế xã); 

Cá biệt có trường hợp khám 140 lần trong 3 tháng tại nhiều bệnh viện tuyến quận của thành phố Hồ Chí Minh; 

Lần đầu tiên doanh nghiệp trao sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động quản lý

Nhiều hồ sơ đề nghị thanh toán trùng thời gian, trùng lắp chi phí; có trường hợp cùng một hồ sơ đề nghị thanh toán hai lần với chi phí trên 400 triệu đồng…

Cũng trong quý IV/2016, có 75% số hồ sơ có chi phí bị từ chối, do dữ liệu cơ sở khám chữa bệnh chưa cập nhật theo danh mục dùng chung.

Vì thế, cơ quan Bảo hiểm xã hội vẫn phải áp dụng phương pháp giám định thủ công để quyết toán. 

Đặc biệt, hệ thống cũng bước đầu phát triển các chức năng thống kê, theo dõi trên phạm vi toàn quốc để phân tích, đánh giá tình hình sử dụng quỹ khám chữa bệnh tại từng tỉnh, từng cơ sở y tế.

Tại Hà Nội, hiện đã kết nối liên thông dữ liệu đến 673 cơ sở khám chữa bệnh (đạt 100%) và đã chuẩn hóa danh mục dùng chung: Về dịch vụ kỹ thuật là 316.645; Thuốc 186.413; Vật tư y tế 12.440. 

Giám định quý IV/2016 cho thấy, cơ sở khám chữa bệnh đề nghị thanh toán tới 1.359 tỉ đồng, trong đó hệ thống điện tử đã từ chối thanh toán 7,3 tỉ đồng và cảnh báo (từ chối một phần) 98,4 tỉ đồng. 

Đặc biệt, phần mềm cũng lọc được số bệnh nhân khám chữa bệnh nhiều lần…

"Bước đầu, việc kết nối dữ liệu này chạy liên thông tốt, qua đó đã phát hiện nhiều sai sót liên quan đến nghiệp vụ như: Bác sĩ chỉ định thuốc, dịch vụ không cần thiết cho bệnh nhân" – Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao và biểu dương Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các bộ ngành, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT liên quan như Viettel, Tecapro, VNPT… về những kết quả mà Hệ thống thông tin giám định Bảo hiểm y tế mang lại;

Đồng thời nhấn mạnh, việc lần đầu tiên kết nối hơn 12.000 cơ sơ y tế trong toàn quốc là sự kiện quan trọng để thay đổi căn bản cách quản lý Bảo hiểm y tế. Đây là vấn đề liên quan đến minh bạch hóa chống tiêu cực. 

Phó Thủ tướng cũng nêu rõ, năm 2017 có khoảng 70.000 tỉ đồng được chi trả cho bảo hiểm y tế. Cả nước cũng có đến 90 triệu dân đi khám bệnh ở nhiều nơi.

Do đó, nếu không quản lý bằng công nghệ thông tin, thì không thể biết được tình trạng lạm dụng.

Bảo hiểm xã hội thực hiện "một cửa điện tử tập trung” từ ngày 1/1/2017

"Việc sử dụng hệ thống này không chỉ là thay đổi thói quen, mà ảnh hưởng đến lợi ích của một số người muốn trục lợi. 

Qua kiểm tra ở một số địa phương, đã phát hiện nhiều sai phạm và các đơn vị phải xuất toán 200 tỉ đồng, trong khi chi phí DVKT cho cả hệ thống trong một năm chỉ 150 tỉ đồng… 

Để giải quyết khó khăn vướng mắc, Bộ Y tế cần vào cuộc quyết liệt, đảm bảo chất lượng tin học hóa ở bệnh viện và phải kiểm tra các đơn vị làm chậm, khó khăn vướng mắc phải xử lý ngay"- Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh việc kết nối, Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế, bảo hiểm xã hội và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin lớn phải đẩy nhanh hơn nữa công tác tin học hóa trong các bệnh viện trên tinh thần hỗ trợ các doanh nghiệp đang vận hành hệ thống tin học hiện có, để tạo thuận lợi cho việc chiết xuất dữ liệu phục vụ thanh toán, giám định bảo hiểm y tế tự động. 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Tôi đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có văn bản gửi ngay Chủ tịch UBND các tỉnh để quán triệt chủ trương này. 

Đây là vấn đề liên quan đến minh bạch hóa, chống tham nhũng, chống tiêu cực. Bệnh viện nào, nơi nào cố tình không làm là có biểu hiện tiêu cực. 

Nơi nào chậm kết nối, ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam cần xuống kiểm tra ngay việc thanh toán bảo hiểm y tế. Chúng ta phải cương quyết làm".

Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai cũng cho rằng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giám định bảo hiểm y tế là hướng đi khả thi và sẽ mở ra những thay đổi tích cực trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế. 

"Ngành bảo hiểm xã hội giữ tiền cho dân, thì phải biết trân trọng, nâng niu từng đồng. Quan trọng nhất là tiền đó phải được sử dụng hợp lý, hiệu quả; nếu để thất thoát là có lỗi với nhân dân. 

Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Bảo hiểm y tế là cách làm khoa học. Tôi tin tưởng hệ thống sẽ phát huy hiệu quả, với mục đích cao nhất là người dân được hưởng lợi"- bà Mai khẳng định.

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh cho biết, năm 2016 là năm rất vất vả và áp lực với ngành Bảo hiểm xã hội nhưng cũng là năm Bảo hiểm xã hội Việt Nam gặt hái được nhiều thành công. 

Ngành đã hoàn thành vượt kế hoạch thu được Thủ tướng Chính phủ giao, giải quyết tốt các chế độ chính sách, quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, xây dựng cơ sở dữ liệu người dân tham gia bảo hiểm y tế… và đặc biệt là đã đạt tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế 81,7% dân số. 

Việc triển khai thành công Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế sẽ giúp tiết kiệm chi phí, đảm bảo việc quản lý quỹ bảo hiểm y tế minh bạch, hiệu quả.



Xem nguồn

Thứ trưởng Bộ Giáo dục tới thăm và chúc Tết Hiệp hội

Posted: 23 Jan 2017 09:39 PM PST


Đón tiếp chuyến thăm có PGS.Trần Xuân Nhĩ – Phó Chủ tịch Hiệp hội; TSKH.Phan Quang Trung – Phó Chủ tịch Hiệp hội; TS.Lê Viết Khuyến – Trưởng ban hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học; PGS.Nguyễn Phương Nga – Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục; ông Nguyễn Tiến Bình – Tổng biên tập Báo điện tử Giáo dục Việt Nam và một số cán bộ Hiệp hội. 

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa tới thăm và chúc Tết cán bộ, nhân viên Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam.

Thay mặt Bộ trưởng, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa gửi lời chúc tới Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam đồng thời đánh giá cao vai trò, đóng góp của Hiệp hội với sự nghiệp giáo dục trong những năm qua. 

Thứ trưởng mong muốn trong thời gian tới Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường phối hợp với Hiệp hội nhiều hơn nữa nhằm xây dựng và phát triển nền giáo dục nước nhà được tốt hơn. 

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa chụp ảnh kỉ niệm cùng cán bộ, nhân viên Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam.

Tại đây, Thứ trưởng Nghĩa cũng khẳng định tầm quan trọng của Trung tâm kiểm định chất lượng của Hiệp hội cũng như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã luôn ủng hộ và phản biện chính sách định hướng cho ngành. 

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa gửi lời chúc mừng tới Tổng Biên tập Báo điện tử Giáo dục Việt Nam

Thay mặt Hiệp hội, TSKH.Phan Quang Trung – Phó Chủ tịch Hiệp hội gửi lời cảm ơn tới Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa và có lời chúc Tết tới lãnh đạo Bộ GD&ĐT, ngành giáo dục năm mới nhiều thành công hơn nữa.



Xem nguồn

Comments