Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nghiêm trị cán bộ, công viên chức “say” trò đỏ đen

Posted: 23 Jan 2017 03:18 AM PST


LTS: Nạn cờ bạc là vấn nạn lớn trong xã hội hiện nay. Đặc biệt, một số cán bộ công chức cũng tham gia vào trò đỏ đen này.

Tác giả Sông Trà cảnh báo những hệ lụy khó lường khi cán bộ "say" trò đỏ đen và cho rằng cần phải nghiêm trị những trường hợp như vậy.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Vào dịp Tết nguyên đán và sau Tết, nạn cờ bạc bùng phát ở nhiều nơi, diễn ra dưới nhiều hình thức, với sự tham gia của nhiều đối tượng, kể cả cán bộ công chức, gây ra những hệ lụy dai dẳng và khó lường.

Mấy năm gần đây, khi Tết đến, xuân về, lực lượng công an các địa phương đã phát hiện và bắt quả tang những vụ đánh cờ bạc lớn. 

Điều đáng nói là trong các chiếu bạc ấy có sự tham gia “nhiệt tình” của nhiều vị cán bộ, công, viên chức nhà nước. 

Trong thực tế, số vụ đánh bạc có cán bộ, công, viên chức dính líu, tham gia trực tiếp trong thời gian Tết còn nhiều và phức tạp hơn thế. 

Có điều là, công an, các cơ quan chức năng chưa phát hiện và bắt quả tang, hoặc có phát hiện, nhưng chỉ dừng lại ở mức xử lý nội bộ, chứ không muốn công bố rộng rãi, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng vì "sợ" tai tiếng. 

Tang vật thu được sau một vụ bắt bạc. (Ảnh minh họa: Thanhnien.vn)

Nạn cờ bạc, sát phạt lẫn nhau không chỉ bùng phát mạnh mẽ trong thời điểm trước, trong và sau Tết hằng năm mà còn diễn ra dai dẳng, âm thầm, lặng lẽ trong những ngày thường, với mức độ và qui mô khó lường hết, giống như tảng băng, một phần nổi, bảy phần chìm.

Qua thông tin từ báo chí, công an cũng từng phát hiện và đề nghị xử lý những vụ đánh bạc lớn, trong đó lộ diện không ít quan chức, cán bộ của Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm Sát Nhân dân, cảnh sát công an, những người am hiểu, thực thi pháp luật, cầm cân nảy mực cho công lý lại lao vào trò chơi đỏ đen. 

Cán bộ, công, viên chức Nhà nước, được coi là người có học, có tri thức, có địa vị trong xã hội, hiểu hơn ai hết về việc đánh bài bạc, hay cá độ là vi phạm pháp luật, sẽ để lại những hậu quả xấu, nặng nề cho bản thân, gia đình và xã hội.

Có người mắc phải vòng lao lý. Có người tán gia bại sản, nợ nần chồng chất. Có kẻ cùng quẫn, bế tắc, tìm đến cái chết như một sự giải thoát. Nhiều "tấm gương" tày liếp còn đấy. 

Thế nhưng nhiều người vẫn cứ sa lầy vào chốn “đỏ đen” như những con thiêu thân. 

Theo Bí thư Đà Nẵng, lãnh đạo mà có con nghiện ngập là thất bại

Lối sống không lành mạnh, thiếu tu dưỡng, rèn luyện bản thân là nguyên nhân cơ bản khiến không ít cán bộ, công, viên chức hư hỏng, sa ngã, mê muội cờ bạc. 

Hơn nữa, công tác xử lý của các cấp, các ngành chức năng và liên quan lâu nay về vấn đề cờ bạc vẫn còn khá xuê xoa, nhẹ nhàng nên tệ nạn này chẳng những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng đáng lo ngại.

Thiết nghĩ, đã đến lúc, mỗi cơ quan, đơn vị và từng cán bộ, công chức phải có cam kết không đánh bạc, tham gia "trò chơi" đỏ đen, cá độ dưới mọi hình thức.

Chúng ta cần gắn công tác tuyên tuyền giáo dục với các biện pháp xử lý nghiêm minh để có đủ sức răn đe mọi người tuân thủ pháp luật, tránh xa "trò chơi đỏ đen". 

Nếu buông lỏng, xuê xoa thì đồng nghĩa với việc tiếp tay cho hành vi sai trái, vi phạm pháp luật của cán bộ cũng như người dân nói chung làm cho tệ nạn cờ bạc ngày càng có môi trường phát triển.



Xem nguồn

Trường phổ thông quốc tế phải đầu tư ít nhất 50 triệu đồng/học sinh

Posted: 23 Jan 2017 02:35 AM PST


Nội dung trong dự thảo quy định gồm: Những quy định chung; quy định về điều kiện; thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; thủ tục cho phép thành lập cơ sở giáo dục;

Điều kiện, thủ tục cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; thủ tục cho phép hoạt động giáo dục; đình chỉ tuyển sinh, chấm dứt; hoạt động, giải thể, chia, tách, sáp nhập; cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài…

Thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không quá 50 năm (Ảnh: Báo Vietnamnet)

Theo dự thảo, thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không quá 50 năm, tính từ ngày cho phép thành lập.

Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn, nhưng không quá 70 năm.

Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non phải có suất đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ (không bao gồm các chi phí sử dụng đất).

Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất. Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn.

Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục phổ thông phải có suất đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất).

Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất, nhưng không thấp hơn 50 tỷ đồng.

Dự án đầu tư thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn phải có suất đầu tư ít nhất là 20 triệu đồng/học viên (không bao gồm các chi phí sử dụng đất).

Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ số lượng học viên quy đổi toàn phần thời gian tại thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất.

Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học phải có tổng số vốn đầu tư tối thiểu là 1.000 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường), vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản…

Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép thành lập trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định cho phép thành lập, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập;

Cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở,trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trừ cơ sở giáo dục phổ thông quy định tại khoản 2 Điều này.

Xem chi tiết dự thảo tại đây. 



Xem nguồn

Vụ giáo viên chưa được nhận lương trước khi nghỉ Tết: Đã chi trả lương

Posted: 23 Jan 2017 01:51 AM PST


Chiều ngày 23/1, xác nhận với phóng viên Dân trí, ông Lê Văn Phúc – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoằng Hóa cho biết, sau khi nắm bắt được thông tin, Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa đã ký quyết định điều động hiệu trưởng mới về đảm nhận công việc tại trường Tiểu học Lê Mạnh Trinh.

Toàn bộ giáo viên, nhân viên trường Tiểu học Lê Mạnh Trinh đã được nhận lương

Toàn bộ giáo viên, nhân viên trường Tiểu học Lê Mạnh Trinh đã được nhận lương

Đồng thời, ngay trong sáng ngày 23/1, theo chỉ đạo của UBND huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường đã tiến hành chi trả tiền lương tháng 1 và tháng 2/2017 cho toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường Tiểu học Lê Mạnh Trinh.

Trước đó như Dân trí đã phản ánh, dù đã nghỉ Tết, nhưng hàng chục cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường Tiểu học Lê Mạnh Trinh (xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) chưa được nhận lương hàng tháng.

Theo phản ánh của các giáo viên, đến hết ngày 21/1, 26 giáo viên, nhân viên của nhà trường chưa nhận được lương tháng 1/2017. Lý do mà giáo viên, nhân viên của nhà trường chậm được nhận lương vì hiệu trưởng và hiệu phó của nhà trường mới về nghỉ chế độ từ ngày 1/1/2017.

Được biết, theo định kỳ, vào ngày 10 – 15 hàng tháng, các cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường sẽ được nhận lương. Đồng thời, như mọi năm, trước dịp Tết, cán bộ, giáo viên, nhân viên thường được nhận lương tháng 1 và 2.

Duy Tuyên



Xem nguồn

Phải có công bố quốc tế mới được phong giáo sư

Posted: 23 Jan 2017 01:09 AM PST


 Các ứng viên muốn được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư, giáo sư sẽ phải có công bố khoa học quốc tế đăng trên tạp chí thuộc hệ thống ISI hoặc Scopus.

Đây là một trong những nội dung mới được đưa ra tại dự thảo quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS vừa được Bộ GD-ĐT công bố để lấy ý kiến góp ý.

Theo đó, tiêu chuẩn của các ứng viên xét bổ nhiệm giáo sư cũng như phó giáo sư được đưa ra tại dự thảo mới nhiều hơn và cũng cao hơn.

Cụ thể, để đạt tiêu chuẩn bổ nhiệm giáo sư, các ứng viên cần phải được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư có thời gian từ đủ 3 năm trở lên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ.

Tiêu chuẩn này giống với quy định cũ, tuy nhiên, dự thảo mới cũng cho phép những người bổ nhiệm PGS chưa đủ 3 năm cũng được bổ nhiệm làm giáo sư với điều kiện phải có ít nhất gấp 2 lần các tiêu chuẩn về công bố khoa học, sách giáo trình, đề tài khoa học, hướng dẫn nghiên cứu sinh.

Điểm mới nhất trong quy định mới là yêu cầu các ứng viên giáo sư phải có công bố quốc tế

Cụ thể, đến năm 2019, ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ (KHTN -KT-CN) là tác giả chính và đã công bố được ít nhất: 2 bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus; hoặc ít nhất 1 bài báo khoa học thuộc hệ thống ISI, Scopus và 1 quyển hoặc chương sách phục vụ đào tạo được xuất bản bởi một nhà xuất bản có uy tín trên thế giới; hoặc ít nhất 1 bài báo khoa học thuộc hệ thống ISI, Scopus và 1 bằng độc quyền sáng chế.

Ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH-NV) là tác giả chính và đã công bố được ít nhất 01 (một) bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus.

Từ năm 2020, ứng viên phải có thêm ít nhất 01 (một) bài báo khoa học theo quy định tại Khoản này.

Phải có công bố quốc tế mới được phong giáo sư
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giáo sư và phó giáo sư dự kiến sẽ có nhiều thay đổi theo chiều hướng nâng cao hơn quy định cũ. Ảnh: Lê Văn.

Ngoài ra, các ứng viên KHTN-KT-CN tác giả chính hoặc chủ biên ít nhất 1 sách phục vụ đào tạo. Ứng viên thuộc nhóm ngành KHXH-NV là tác giả chính hoặc chủ biên ít nhất 3 sách phục vụ đào tạo, trong đó có 1 sách chuyên khảo và 1 giáo trình.

Các ứng viên giáo sư cũng phải chủ trì thực hiện ít nhất 2 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ hoặc cấp tương đương, hoặc 1 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.

Các ứng viên cũng phải hướng dẫn chính ít nhất 3 nghiên cứu sinh đã có bằng tiến sĩ hoặc đã có quyết định cấp bằng tiến sĩ.

Ứng viên phải có tối thiểu 20 điểm công trình khoa học quy đổi trở lên, trong đó, có ít nhất 5 điểm thực hiện trong 3 năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ. Ứng viên thuộc nhóm KHTN-KT-CN phải có ít nhất 10 điểm tính từ các bài báo khoa học.

Ứng viên thuộc nhóm ngành KHXN-NV phải có ít nhất 8,0 điểm tính từ các bài báo khoa học.

Ứng viên thuộc nhóm ngành KHTN-KT-CN phải có ít nhất 4,0 điểm tính từ sách phục vụ đào tạo. Ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn phải có ít nhất 6,0 điểm tính từ sách phục vụ đào tạo.

Ngoài ra, các ứng viên còn phải tham gia xây dựng, phát triển chương trình đào tạo từ trình độ đại học trở lên phù hợp với ngành khoa học đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư.

Phải có công bố quốc tế mới được phong giáo sư
Công bố quốc tế trở thành điều kiện bắt buộc để được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.

Đối với các ứng viên chức danh phó giáo sư, các tiêu chí cũng nâng lên đáng kể.

Cụ thể, ngoài yêu cầu thâm niên giảng dạy tại trường ĐH ít nhất là 6 năm, dự thảo mới yêu cầu ứng viên phó giáo sư phải có bằng tiến sĩ đủ 3 năm trở lên. 

Những trường hợp chưa đủ 3 năm phải có gấp 2 lần các điều kiện về số công bố quốc tế, sách giáo trình, đề tài khoa học và học viên hướng dẫn thạc sĩ, tiến sĩ.

Đối với yêu cầu công bố quốc tế, dự thảo mới quy định, ứng viên thuộc nhóm ngành KHTN-KT-CN tham gia biên soạn ít nhất 1 sách phục vụ đào tạo. Ứng viên thuộc nhóm ngành KHXH-NV tham gia biên soạn ít nhất 2 sách phục vụ đào tạo. 

Các ứng viên phải chủ trì thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ hoặc tương đương hoặc 2 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.

Ứng viên phải gướng dẫn ít nhất 3 học viên đã được cấp bằng thạc sĩ hoặc đã có quyết định cấp bằng thạc sĩ hoặc hướng dẫn chính ít nhất 1 nghiên cứu sinh hoặc hướng dẫn phụ 2 nghiên cứu sinh đã được cấp bằng tiến sĩ hoặc đã có quyết định cấp bằng tiến sĩ.

Ngoài ra, ứng viên phải có tối thiểu đủ 8 điểm công trình khoa học quy đổi trở lên, trong đó, ít nhất 2 điểm công trình khoa học được thực hiện trong 3 năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ;

Các ứng viên thuộc nhóm ngành KHTN-KT-CN phải có ít nhất 4 điểm công trình khoa học tính từ các bài báo khoa học. Ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn phải có ít nhất 3 điểm công trình khoa học tính từ các bài báo khoa học

Ứng viên thuộc nhóm ngành KHTN-KT-CN phải có ít nhất 1 điểm công trình khoa học tính từ sách phục vụ đào tạo. Ứng viên thuộc nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn phải có ít nhất 2 điểm công trình khoa học tính từ sách phục vụ đào tạo.

Tuy nhiên, dự thảo mới vẫn giữ nguyên điều kiện chung để các ứng viên được bổ nhiệm chức danh GS, PGS là đạt ít nhất 2/3 số phiếu tín nhiệm của tổng số thành viên Hội đồng Giáo sư cơ sở, Hội đồng Giáo sư nhà nước và ít nhất 3/4 số phiếu tín nhiệm của tổng số thành viên Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành tham gia và trực tiếp bỏ phiếu tại phiên họp xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.

Xem toàn văn dự thảo tại đây.

Lê Văn



Xem nguồn

Bí quyết dạy con học tập ngày tết

Posted: 23 Jan 2017 12:26 AM PST


Trên đây là một trong những bí quyết dạy con học tập trong những ngày tết của một số chuyên gia ở Trường ĐHSP Hà Nội.

Chị Phan Hồ Điệp, giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, mẹ "thần đồng" Đỗ Nhật Nam: "Không ép con học gì ngày tết”.

Âm nhạc: Những ngày này, âm nhạc ưu tiên cho các bài hát về mùa xuân. Nhưng do Nam tự chọn. Mình thường hay đề xuất các bài hát cũ, như "Em ơi mùa xuân đến rồi đó; Mùa xuân đầu tiên"… Nhưng vẫn ưu tiên cho sự lựa chọn của Nam hơn. Mình chỉ không thích xem các thể loại hài của Việt Nam. Có nhiều từ ngữ và lời lẽ mình thấy không được tốt lắm với con trẻ. Thực sự như vậy!

Với bản thân mình, Nam ráo riết chuẩn bị cho một buổi biểu diễn vào "Bữa tiệc cuối năm". Trong đó, Nam làm đạo diễn toàn bộ, từ khâu chọn trang phục, lên chương trình, biểu diễn. Đúng ngày hôm đó, sau bữa cơm tất niên sẽ là phần "phát biểu tổng kết" và biểu diễn. Tất nhiên là có quà rồi, cảm ơn Nam một năm qua đã cố gắng.

Ngày tết, mình không ép Nam gì ngoài việc nhắc nhở học đàn. Mình luôn muốn mở đầu mùa xuân bằng âm nhạc và "để âm nhạc bay lên".

Mỹ thuật: Nam không có sở trường về vẽ. Những gì Nam vẽ đều mất thời gian giải thích lâu hơn thời gian vẽ. Nhưng không sao, miễn là được "chơi" với màu nước thôi.

Mình hay ra các chủ đề cho Nam tự chọn, ví dụ như vẽ chợ tết, hoa đào, pháo hoa… Rồi gắn các bức vẽ ấy đầy xung quanh nhà, đặt tên là "Triển lãm mùa xuân". Những bức vẽ này đánh dấu mỗi năm lớn lên của Nam. Do đó, bao giờ tác phẩm cũng có hình bàn tay của Nam ấn vào màu nước. Mình cất riêng bức vẽ đó đi để dành, năm sau nhìn lại để thấy bàn tay của Nam đã "lớn" lên như thế nào. Trong rất nhiều bộn bề của công việc, mình thực sự cần những thứ nhỏ bé như thế làm động lực cho mình đi tiếp những chặng đường xa.

Đồ thủ công: Nam chắc chắn năm nào cũng phụ trách phần làm bưu thiếp và làm bao lì xì. Cũng cắt cắt dán dán, tô tô vẽ vẽ. Sản phẩm thì méo mó xẹo xọ nhưng mà rất đáng yêu. Mình muốn Nam rèn luyện thêm kĩ năng vận động nhưng qua đó lại giúp Nam hiểu về ý nghĩa của tục lì xì và biết trân trọng những tình cảm của mọi người thông qua tấm bưu thiếp tự thiết kế để viết lời cảm ơn.

Ngày tết nên việc dạy con cũng được nhiều gia đình chọn các chủ đề liên quan đến mùa xuân (ảnh: minh họa)

Ngày tết nên việc dạy con cũng được nhiều gia đình chọn các chủ đề liên quan đến mùa xuân (ảnh: minh họa)

Và các môn học: Ngày tết nên học cũng "tết", không giống như ngày thường. Mình cho Nam được chọn một câu chuyện gì đó, có liên quan đến mùa xuân, thật là đặc biệt và sẽ giúp Nam tóm tắt về câu chuyện đó bằng các dạng sơ đồ. Ví như sơ đồ hình xương cá, sơ đồ hình cây, sơ đồ hình người tuyết. Cái này để mình sẽ tìm lại những cái Nam đã làm và chụp cho các bạn tham khảo nhé.

Và đương nhiên không thể thiếu được trong thời gian biểu là dọn nhà giúp mẹ, đi chợ tết, tự mua sắm một số vật dụng mình thích và vào bếp cùng mẹ nữa.

TS Vũ Thu Hương, Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐHSP Hà Nội: "Nên sắp đặt để các con cùng chuẩn bị tết".

Có thể nói, ngày Tết ai cũng bận rộn. Những thủ tục trước Tết, những nơi cần đi, những việc cần giải quyết trước Tết và những món đồ cần mua trước Tết. Tất cả những điều đó đã khiến cho các cha mẹ bận rộn hơn rất nhiều ngày thường. Trong khi đó, nếu con cái phá phách, nghịch ngợm, chắc chắn nhiều bậc phụ huynh sẽ không giữ nổi bình tĩnh.

Các cha mẹ nên sắp đặt để các con cùng tham gia chuẩn bị Tết. (ảnh: minh họa)

Các cha mẹ nên sắp đặt để các con cùng tham gia chuẩn bị Tết. (ảnh: minh họa)

Vì thế, một thời gian biểu hợp lý, phù hợp với mọi thành viên trong gia đình là biện pháp cứu cánh cho cả gia đình. Các cha mẹ nên sắp đặt để các con cùng tham gia chuẩn bị Tết. Đơn giản như một buổi tối sau giờ học trước dịp Tết, con sẽ cần phải làm vệ sinh tủ lạnh cùng mẹ chẳng hạn. Hoặc khi mẹ đang nấu bếp, con sẽ ngồi nhặt củ kiệu, hành lá cho mẹ. Những bạn lớn có thể đảm nhận được các công việc khó hơn như đi mua sắm những thứ lặt vặt, giặt đồ, ủi đồ.

Tết đến, nếu gia đình không có kế hoạch từ trước, việc đi đón Tết sẽ tẻ nhạt gây cảm giác nhàm chán. Nhưng nếu bố mẹ chuẩn bị trước lịch đón Tết rõ ràng như mùng 1 đi lễ chùa, mùng 2 đi chúc Tết… thì chắc chắn cả nhà sẽ hào hứng và vui vẻ thực hiện.

Nhiều cha mẹ lo lắng nghỉ tết con sẽ lơ là việc học nên phải giao rất nhiều bài tập nhưng theo mình, bài tập chỉ là thứ để bọn trẻ không quên bài và không bị cảm giác Tết rong chơi nhàn rỗi, không muốn quay trở lại trường học sau Tết. Trẻ cần học rất nhiều điều trong cuộc sống. Việc học của trẻ không chỉ bó hẹp trong bài tập. Nếu thiên quá nhiều về bài tập, con sẽ không có cơ hội học hỏi những thứ khác như cách xưng hô, cư xử với họ hàng, cách giúp đỡ cha mẹ trong dịp tết, ….

Do vậy, gia đình nên tạo cho con những điều gì thật ý nghĩa trong những ngày nghỉ tết. Điều ý nghĩa nhất trong dịp Tết là những phong tục tập quán từ xa xưa để lại cho chúng ta. Các con rất cần học hỏi điều đó. Vì thế, từng chi tiết nhỏ một trong phong tục tập quán của chúng ta cần được dạy lại cho các bạn kèm theo các lý giải hợp lý.

Mỹ Hà (ghi)



Xem nguồn

Người dân lại phát hiện một điểm dạy thêm không phép ở phường Cầu Kho – Quận 1

Posted: 22 Jan 2017 11:44 PM PST


Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được thông tin cung cấp cho biết, trên địa bàn phường Cầu Kho, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh có tồn tại một điểm dạy thêm dành cho học sinh tiểu học, mà không rõ đây là địa điểm đã được cơ quan chức năng của quận 1 cấp giấy phép hoạt động hay chưa.

Lúc 18h15 chiều ngày 17/1/2017, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã trực tiếp có mặt tại địa chỉ 391/150 đường Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, quận 1 để tìm hiểu sự việc.

Đây là một ngôi nhà nhiều lầu, khang trang và đồ sộ. Dưới tầng trệt để rất nhiều dép của học sinh nhỏ tuổi đi.

Điểm dạy thêmcủa bà Diện trước kia ở địa chỉ 55/12 Trần Đình Xu, phường Cầu Kho (ảnh chụp ngày 29/12/2016)

Qua quan sát, phóng viên nhận thấy đây là địa điểm có khá đông học sinh, nhất là cấp tiểu học đến học thêm, khi mà cứ khoảng vài phút lại có phụ huynh chở học sinh đến.

Bà Nguyễn Thị Diện – chủ ngôi nhà này xác nhận, đây chính là điểm dạy thêm do bà cùng với chồng (ông Xuân) đứng ta tổ chức.

Điều đáng nói, cho tới khi bài viết này được thực hiện, điểm dạy thêm này vẫn chưa được cấp giấy phép hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền của quận 1, hay của TP.Hồ Chí Minh.

Đây là điểm dạy thêm mới được chuyển về địa chỉ này, trước nằm ở địa chỉ 55/12 đường Trần Đình Xu, cũng thuộc phường Cầu Kho, quận 1.

Dép học sinh để ở tầng trệt ở địa chỉ 391/150 đường Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho (ảnh: P.L)

Bà Nguyễn Thị Diện cho biết, do mình và chồng trước là giáo viên chuyên bồi dưỡng, dạy học sinh giỏi ở ngoài Bắc, nên khi chuyển vào TP.Hồ Chí Minh sinh sống, đã có rất nhiều phụ huynh mang con em sang để gửi, nhờ kèm cặp rất ít học sinh.

Giám đốc Trung tâm cho thuê phòng dạy thêm ở Quận 1 là Phó chủ tịch phường

Học phí bà Diện thu là 800.000 đồng/tháng/môn đối với tất cả học sinh học ở địa điểm này.

Theo bà Nguyễn Thị Diện, trước đây và cả bây giờ, bà Diện chủ yếu tổ chức dạy tiếng Anh tích hợp (luyện thi Trường chuyên Trần Đại Nghĩa) với các môn Toán, tiếng Việt (tiểu học) và có cả môn Tiếng Anh (giáo viên riêng).

Bà Diện thừa nhận rằng, mình cũng là người làm trong ngành giáo dục, đã đi dạy hàng chục năm ở ngoài Bắc.

Sau khi nghỉ dạy ngoài Bắc, bà Diện mới chuyển gia đình vào TP.Hồ Chí Minh sinh sống được 5 năm, và tổ chức mở các lớp dạy kèm tại đây.

Ban đầu, bà Diện nói là chủ yếu chỉ là một vài học sinh, dạy với quy mô nhỏ, nhưng về sau, nhiều phụ huynh đến nhờ dạy quá thì mới có thêm nhiều nhóm dạy hơn nữa.

Cũng theo bà Diện cho biết, bà Diện tự nhận rằng mình là người có tâm trong lĩnh vực dạy học, mà những điểm dạy học thêm có tâm ở thành phố là rất ít trong tổng số hàng trăm, hàng ngàn điểm dạy thêm ở TP.Hồ Chí Minh.

Cho dù bà Diện vẫn biết mình đang vi phạm các quy định về dạy thêm của thành phố, của ngành, nhất là dạy thêm cho học sinh tiểu học.

Nhằm lập lại trật tự trong lĩnh vực giáo dục, nhất là để việc quản lý các trung tâm dạy học thêm đi vào khuôn khổ, rất mong UBND quận 1, TP.Hồ Chí Minh sẽ sớm vào cuộc, chấn chỉnh tình trạng vi phạm ở điểm dạy thêm không phép này.



Xem nguồn

16 điều tuyệt vời chỉ ai có em gái mới hiểu

Posted: 22 Jan 2017 11:03 PM PST


Tất cả các chị em gái trên thế giới này đều đồng ý rằng những điều sau đây chỉ là một số trong số nhiều điều tuyệt vời khi có một cô em gái.

16 điều tuyệt vời chỉ ai có em gái mới hiểu

1. Chúng làm bạn có cảm giác làm mẹ

Khi còn nhỏ, em gái là người mang lại cho bạn cảm giác làm mẹ đầu tiên. Bạn phải đẩm bảo cho cô ấy dậy đúng giờ, chuẩn bị đi học mà không chiếm phòng tắm quá lâu.

Khi đi ra ngoài, bạn thường bị giao chăm sóc cô ấy.

2. Thủ thỉ đêm khuya

Bạn thường hay than thở phải nằm chung phòng với cô ấy khi còn nhỏ. Nhưng đó cũng là cơ hội để cả hai chia sẻ những điều riêng tư chỉ chị em gái mới biết.

3. Chia sẻ mọi thứ

Cũng giống như chia sẻ không gian riêng tư, bạn nhận ra rằng bạn và em gái hiếm khi không chia sẻ một thứ gì đó trong một ngày: phòng tắm, dầu gội, lược chải tóc, mỹ phẩm, quần áo.

4. Cô ấy làm bạn nhận ra bạn đã trưởng thành

Cô ấy giận dữ, rồi nói rằng mọi thứ thật không công bằng. Cô ấy làm bạn tự hỏi: "Ôi lạy Chúa, mình cũng từng như thế?". Nó như một dấu hiệu làm bạn nhớ rằng mình đã trưởng thành.

5. Cô ấy là người đầu tiên nghe bạn dạy khôn

Khi thấy em gái đang ở trong một tình huống nguy hiểm mà bạn đã từng trải qua, chế độ bảo vệ em gái của bạn sẽ tự động kích hoạt. Cô ấy có thể bực bội với bạn lúc đó, nhưng sau đó thì sẽ phải cảm ơn bạn. Em gái cũng là người đầu tiên bạn sẵn sàng bảo vệ theo cách đó.

6. Bạn bè của bạn yêu quý cô ấy

Cô ấy là em gái bạn, nên bạn bè bạn dĩ nhiên cũng sẽ yêu quý cô ấy. Mặc dù đôi khi bạn sẽ muốn em gái không tham gia vào nhóm của bạn, nhưng bạn phải thừa nhận rằng có cô ấy chạy loanh quanh cũng vui hơn nhiều.

7. Cô ấy luôn làm bạn ngạc nhiên

Khi bạn có một ngày tồi tệ và chỉ muốn đóng mọi cánh cửa với thế giới này, cô ấy thường làm bạn bất ngờ với khả năng giúp bạn lấy lại tinh thần.

Nếu bạn đối xử tệ với cô ấy, cô ấy vẫn sẽ mỉm cười và ôm bạn vào cuối ngày.

8. Bạn không thể nào tức giận với cô ấy

Tất cả chị em gái đều từng cãi nhau, nhưng điều tuyệt vời nhất là bạn không thể nào tức giận với em gái quá lâu. Bất kể cô ấy làm gì, sự đáng yêu và tuyệt vời của cô ấy đều có thể khiến bạn yêu lại lần nữa.

Bất kể cô ấy bao nhiêu tuổi, cô ấy vẫn là em gái bạn và vẫn luôn đáng yêu.

9. Cô ấy hiểu bạn hơn bất cứ ai

Cô ấy từng nghe những gì bạn thủ thỉ mỗi đêm, cô ấy biết bạn ngáy to đến mức nào, cô ấy nhìn thấy bạn trong tình trạng khỏa thân, cô ấy tặng bạn món quà sinh nhật tuyệt vời nhất. Đơn giản chỉ vì cô ấy hiểu bạn.

Những cô em gái luôn có một khả năng nhận biết cảm xúc của bạn một cách kinh ngạc.

10. Các bạn có những hành động ngốc nghếch trước mặt nhau

Những hành động ngốc nghếch và đáng xấu hổ nhất có thể trở nên rất bình thường và vui vẻ khi người đang ngồi cùng bạn là chị em gái.

11. Bạn nhớ cô ấy khi cô ấy đi xa

Em gái bạn sắp có chuyến cắm trại hè đầu tiên ở trường, và bạn vô cùng háo hức khi được ở một mình một phòng. Nhưng khi đêm xuống, bạn nhìn sang chiếc giường trống, ngay lập tức bạn cảm thấy thật kỳ lạ và cô đơn.

12. Cô ấy là biểu tượng thời trang của bạn

Bạn nhận được rất nhiều cảm hứng thời trang từ cô em gái. Trong khi bạn chỉ nhìn và bắt chước tủ quần áo của cô ấy, thì cô ấy đang làm một chút tinh chỉnh để chúng bắt kịp xu thế.

13. Cô ấy không bao giờ quên bạn

Bất kể các bạn có bao nhiêu bạn bè trong tương lai, nhưng cô ấy sẽ không bao giờ quên ai là người bạn thân thiết nhất của mình. Những cô em gái thường rất trung thành và luôn ở bên bạn cả những khi khó khăn hay tốt đẹp.

14. Cô ấy ngăn bạn làm những việc ngu ngốc

Nếu như bạn luôn bảo vệ cô ấy như một người chị gái thì cô ấy cũng luôn xuất hiện đúng lúc ngăn bạn làm những việc ngu ngốc. Bạn thậm chí không quan tâm cha mẹ sẽ giận dữ đến mức nào khi bạn làm những việc đó. Điều quan trọng nhất là bạn không muốn em gái mình làm những việc ngu ngốc đó bởi vì bạn đã từng coi đó là chuyện bình thường.

Em gái luôn là yếu tố chính trong việc phát triển bản thân thành một người trưởng thành có trách nhiệm.

15. Cô ấy nghe lời bạn

Trong giai đoạn vị thành niên nhiều khó khăn, bố mẹ có thể không hiểu cô ấy nhưng bạn thì có thể. Cô ấy biết có thể nói với bạn về bất cứ chuyện gì.

Bạn là nguồn an ủi và là người dẫn đường cho cô ấy. Những gì bạn nói có thể có ý nghĩa với cô ấy nhiều hơn bạn nghĩ.

16. Cô ấy làm bạn trở thành người tình cảm

Bạn không phải là mẹ, nhưng bạn giữ tất cả những tấm thiệp cô ấy tự làm, tất cả những món quà bằng nhựa có phần ngớ ngẩn. Bạn giữ tất cả những bức ảnh hồi cô ấy còn nhỏ trong album, và vì lý do nào đó, bạn sử dụng cụm từ "khi cô ấy còn nhỏ…" quá nhiều trong các cuộc trò chuyện.

  • Nguyễn Thảo(Theo Life Hack)



Xem nguồn

13 tiêu chuẩn của một Hiệu trưởng tốt và tử tế

Posted: 22 Jan 2017 10:21 PM PST


LTS: Nhiều trường học Việt Nam đang tích cực chuyển mình về tư duy quản lý, đề cao yếu tố con người và trao quyền chủ động cho hiệu trưởng.

Vậy Hiệu trưởng trong các cơ sở giáo dục cần có những yêu cầu, tiêu chuẩn gì?

Trong bài viết này, TS.Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) nêu ra những tiêu chuẩn đó. 

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 

Mỗi trường học muốn thành công đều có những cách đi riêng trong việc tổ chức quản lý nhà trường, đầu tư cơ sở vật, xây dựng đội ngũ nhà giáo, tập hợp lực lượng, xây dựng nguồn lực cho mỗi nhà trường…

Song quan sát những mô hình giáo dục thành công trong nền kinh tế thị trường, trong giai đoạn đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo hiện nay, mỗi hiệu trưởng đều phải đứng vững và giải quyết đồng bộ cả 3 yếu tố cơ bản. Đó là: 

– Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo. 

– Tổ chức và quản lý chất lượng giáo dục. 

– Vận dụng tiến bộ khoa học giáo dục, khoa học quản lý để bồi dưỡng đội ngũ, đổi mới phương thức giáo dục, phương pháp quản lý. 

Xây dựng đội ngũ chỉ là một yếu tố cơ bản; yếu tố tổ chức quản lý, vận dụng tiến bộ khoa học giáo dục cùng với cơ sở vật chất cũng phải được trang bị hoàn thiện đồng bộ với những yêu cầu khác của đổi mới giáo dục, hiệu trưởng mới phát huy hết vai trò và đảm bảo thành công. 

Những yêu cầu, tiêu chuẩn của Hiệu trưởng trong thế kỉ 21 (Ảnh: giaoduc.net.vn)

Vai trò hiệu trưởng ở đây không chỉ là nhà quản lý đơn thuần mà trước hết họ còn phải là nhà giáo dục, vận dụng thành thạo cả khoa học quản lý lẫn khoa học giáo dục, hiệu trưởng không chỉ là đóng vai trò thủ lĩnh dẫn dắt hội đồng sư phạm mỗi nhà trường mà còn là người biết truyền lửa, khích lệ đội ngũ như một vị huấn luyện viên tài năng của những đội bóng danh tiếng. 

Mặc khác, trong nền kinh tế thị trường, để mỗi cơ sở giáo dục đào tạo có "thương hiệu", người hiệu trưởng còn phải biết xây dựng văn hóa tổ chức (văn hóa học đường) của mỗi nhà trường. 

Hiệu trường chỉ trên cơ sở tổ chức mọi hoạt động của nhà trường, của cả thầy và trò đều trong bầu không khí tôn vinh các giá trị cốt lõi bằng những việc làm gắn kết, tạo nên sự phát triển bền vững của cả nhân cách cả thầy và trò. 

Gặp cô hiệu trưởng miệt mài với những việc làm đổi mới trong trường học

(GDVN) – Cô Nguyễn Thị Thu Anh – Hiệu trưởng trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành mà một trong những người đi tiên phong trong việc phát triển chương trình nhà trường.

Sản phẩm cuối cùng của mỗi hiệu trưởng không chỉ là những quy định của công tác quản lý hành chính của mỗi nhà trường mà còn là nhân cách của học trò, những năng lực phẩm chất mà mỗi nhà giáo đã mang lại cho mỗi học sinh là như thế nào?

Học sinh không chỉ biết được gì khi rời khỏi nhà trường mà quan trọng các em phải làm được gì từ những điều đã biết cho những điều xã hội đang yêu cầu, phải có đủ 4 trụ cột "học để biết, học để làm, học để chung sống và học để làm người". 

Muốn có kết quả đó, Hiệu trưởng phải giúp mỗi nhà giáo cũng phải có đủ phẩm chất, năng lực, nhân cách của nhà giáo phải đủ lớn để làm tấm gương dẫn dắt học trò.

Đồng thời họ cũng phải là người nắm được những phẩm chất, năng lực cần có của học sinh của mình ở mỗi cấp học để từ đó họ phải có khả năng vận dụng thành thạo trong quá trình giảng dạy, giáo dục học sinh. 

Để mỗi nhà giáo trong mỗi nhà trường hoàn thành trọng trách của mình, Hiệu trưởng, chứ không ai khác trong nhà trường phải là người hỗ trợ đắc lực để mỗi nhà giáo thành công trong sự nghiệp đổi mới giáo dục. 

Đặc biệt, Hiệu trưởng và các cán bộ quản lý trường chất lượng cao phải thấm nhuần những yêu cầu, tiêu chuẩn của người cán bộ quản lý trường học thế kỉ 21 (Theo GS.Roger Moltzen, trưởng khoa giáo dục đại học Waikato). 

Một là, tiếp cận với phát triển chuyên môn phù hợp để luôn là những nhà lãnh đạo dẫn đầu, nhiều tham vọng và có kinh nghiệm. 

Hai là, có kỹ năng để phát triển và thực hiện những mục tiêu và tầm nhìn chung. 

Ba là, có khả năng thích ứng, có niềm tin vào bản thân cao và có mục đích rõ ràng.
 
Bốn là, có kỹ năng giao tiếp hiệu quả, thông minh trong các mối quan hệ cá nhân và đáp ứng nhanh về văn hóa. 

Năm là, là những người lãnh đạo về chương trình và sư phạm, và ưu tiên người học và việc học tập. 

Sáu là, hiểu và có thể sử dụng các hệ thống quản lý để hỗ trợ và nâng cao việc học tập của học sinh. 

Bảy là, đặt ra mong đợi vào về bản thân mình, đội ngũ cán bộ và học sinh của mình.
 
Tám là, có khả năng hòa nhập cao, quan tâm toàn diện tới sự tiến bộ và sức khỏe của mỗi học sinh và cán bộ công nhân viên. 

Chín là, xây dựng văn hóa nơi mà tinh thần tập thể được coi trọng và nơi mà cán bộ và học sinh cảm nhận được sự gắn kết và cảm thấy được trân trọng. 

Mười là, xây dựng và phát triển quan hệ đối tác và các mạng lưới để nâng cao việc học tập của học sinh. 

Mười một là
, có thể giao phó trách nhiệm và hỗ trợ cán bộ công nhân viên phát triển nghề nghiệp chuyên môn. 

Mười hai là, tôn vinh những thành công của cán bộ và học sinh. 

Mười ba là
, coi trọng và khuyến khích sự linh hoạt, đổi mới và sáng tạo. 



Xem nguồn

Yếu tố giáo dục then chốt giúp HS phát triển toàn diện

Posted: 22 Jan 2017 09:39 PM PST


Nếu gia đình là gốc rễ hình thành thì nhà trường là môi trường nuôi dưỡng nhân cách cho trẻ thơ, vì vậy sự phối hợp thống nhất, việc liên lạc thường xuyên giữa gia đình và nhà trường chính là yếu tố then chốt trong giáo dục.

Thấu hiểu được tầm quan trọng trong việc thường xuyên quan sát sự phát triển của học sinh, trường Song ngữ Quốc tế Hanoi Academy đã thiết lập và triển khai hệ thống kênh thông tin cùng các biện pháp cụ thể liên quan đến công tác phối hợp giáo dục học sinh tại gia đình và giáo dục tại nhà trường.

Qua đó, Hanoi Academy muốn đảm bảo rằng các giáo viên và phụ huynh có thể cập nhật thông tin về tình hình học tập, hoạt động, vui chơi cũng như những thay đổi tâm sinh lý của học sinh một cách thường xuyên và hiệu quả nhất.

Yếu tố giáo dục then chốt giúp HS phát triển toàn diện

Liên lạc giữa gia đình và nhà trường cần thiết cho sự phát triển của con trẻ

Yếu tố giáo dục then chốt giúp HS phát triển toàn diện

Phụ huynh học sinh Hanoi Academy luôn nhận được tư vấn kịp thời và hiệu quả

Hiệu quả đến từ các hình thức liên lạc truyền thống

Tại Hanoi Academy, các cuộc họp với phụ huynh học sinh của từng lớp được tổ chức định kỳ và thường xuyên trong suốt năm học. Buổi họp không chỉ đơn thuần mang tính chất phổ biến thông tin, mà còn là cơ hội đối thoại trực tiếp giữa phụ huynh và giáo viên, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để gia đình và nhà trường cùng tìm ra những biện pháp giáo dục tối ưu, phù hợp với nhu cầu riêng của từng cá nhân học sinh.

Yếu tố giáo dục then chốt giúp HS phát triển toàn diện

Phụ huynh học sinh và giáo viên Hanoi Academy cùng phối hợp nuôi dạy trẻ

Những nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực giáo dục đều chỉ ra rằng học sinh sẽ đạt kết quả cao hơn và có những trải nghiệm học tập tốt hơn khi giáo viên và phụ huynh học sinh có sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau.

Trên cơ sở đó, Ban phụ huynh Hanoi Academy được thành lập với mong muốn thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa gia đình và nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại Hanoi Academy. Một mặt, Ban là đại diện và có tiếng nói thay mặt cho toàn thể phụ huynh để phản ánh thông tin và ý kiến tới lãnh đạo nhà trường nhằm hướng tới những giải pháp thiết thực vì lợi ích của các em học sinh.

Mặt khác, nhà trường cũng thông qua các cuộc họp định kì với Ban để liên tục thông tin tới toàn thể phụ huynh về các chương trình hoạt động, các sự kiện quan trọng cũng như định hướng phát triển trường ngắn và dài hạn.

Ứng dụng công nghệ trong hợp tác gia đình – nhà trường

Bên cạnh việc không ngừng hoàn thiện các hình thức liên lạc truyền thống, trường Song ngữ Quốc tế Hanoi Academy còn xác định rõ tầm quan trọng cũng như lộ trình cụ thể để ứng dụng công nghệ thông tin vào đẩy mạnh hợp tác giữa gia đình và nhà trường.

Theo đó phụ huynh học sinh có thể tiếp nhận và trao đổi thông tin về tình hình học tập của con em mình thông qua các phương tiện truyền thông như điện thoại, tài khoản trường cá nhân, thư điện tử, trang website và các kênh mạng xã hội chính thức của trường.

Đặc biệt, chi tiết về nội dung học tập chương trình song ngữ và các hoạt động nổi bật đều được cập nhật thông qua báo cáo hàng tuần gửi tới hòm thư điện tử của phụ huynh, qua đó gia đình có thể nắm được tình hình và hỗ trợ nhà trường giáo dục trẻ một cách sát sao và kịp thời.

Với tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin và truyền thông, định hướng trên sẽ tiếp tục là trọng tâm trong nỗ lực đẩy mạnh liên lạc gia đình – nhà trường của Hanoi Academy trong những năm tới đây.

Có thể nói, với việc xác định đúng tầm quan trọng của việc xây dựng phương thức thông tin liên lạc giữa nhà trường và gia đình nhằm thúc đẩy quá trình phát triển năng lực của trẻ, Hanoi Academy đã và đang khẳng định quyết tâm của nhà trường trong việc thực hiện phương châm "Đào tạo công dân toàn cầu".

Liên hệ Trường Song ngữ Quốc tế Hanoi Academy

Địa chỉ: D45 – D46 Khu đô thị Quốc tế Nam Thăng Long – Ciputra, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội

SĐT: +84 (4) 3 743-0135 /36 /37

Fax: +84 (4) 3 758-9469

Email: info@hanoiacademy.edu.vn

Hotline: 0986.94.0909

Tấn Tài



Xem nguồn

Vay 77 triệu đô la Mỹ cho đổi mới giáo dục Phổ thông và Quyền được thông tin

Posted: 22 Jan 2017 08:56 PM PST


LTS: Với tư cách là một người nghiên cứu giáo dục, tác giả Nguyễn Thị Lan Hương chia sẻ bài viết về việc Việt Nam vay 77 triệu đô la Mỹ để đổi mới giáo dục phổ thông.

Để tránh đi vào vết xe đổ của những cuộc cải cách trước, tác giả đề xuất một vài ý kiến nhằm giúp sử dụng khoản vay hiệu quả.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Việt Nam chúng ta luôn có uy tín trên thế giới, không chỉ về lịch sử nghìn năm dân tộc, mà còn về ý chí vượt khó và ý chí học tập.  

Nếu chúng ta đi tham dự các hội thảo quốc tế về giáo dục, ai cũng sẽ khen là "Việt Nam ư? Học sinh ngoan và chăm học lắm. Họ rất có ý thức về giáo dục".  

Vậy, câu hỏi cho các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam là tại sao với ý thức học rất cao, dạy và học ở Việt Nam vẫn không thể đi cùng nhịp với khu vực và thế giới? 

Nghịch lý giữa đầu tư và hiệu quả trong giáo dục Việt Nam

Trong nhiều năm từ 1986-2000, lý do chúng ta vẫn hay được nghe để giải thích cho câu hỏi này là vì chúng ta chưa có đủ tiền đầu tư vào giáo dục một cách phù hợp.  

Nhưng cho đến nay, 2016 – 2017, khi điểm qua một số dự án với tiền đi vay của World Bank (Ngân hàng thế giới), ADB, tiền vay ODA hay tiền từ ngân sách nhà nước, chúng ta sẽ thấy "giật mình" với những dự án đầu tư cho giáo dục ở tất cả các cấp.

Ví dụ như hơn 1 tỷ đô la Mỹ (với hơn 370 triệu đô la là tiền vay) cho 3 trường đại học theo mô hình quốc tế và chưa được đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn vay với mục tiêu đặt ra của các đại học [1].

Hơn 1 tỷ đô la tiền ngân sách cho dự án đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ theo đề án 322 và được đánh giá là thất bại [2].

Cùng với những đề án đào tạo sau đại học ở nước ngoài tiếp theo như đề án 911, 556 chưa rõ kết quả sử dụng nguồn vốn với nâng cao năng lực giáo viên cấp đại học như thế nào.

Đề án 9.400 tỷ đồng Việt Nam tiền ngân sách đào tạo ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục phổ thông từ 2008-2020 cũng được báo cáo Quốc hội là thất bại, vì đưa ra những mục tiêu cao và không phù hợp [3].
 
Đề án 86 triệu đô la Mỹ vay của Ngân hàng thế giới thực hiện Trường học Mới (VNEN) [4] bị phản đối ở rất nhiều trường địa phương.

Trong khi, chúng ta cũng lại có dự án 4,2 triệu bảng Anh của RISE cho nghiên cứu cải thiện giáo dục ở Việt Nam, gồm cả việc nghiên cứu mô hình VNEN và Ước lượng tác động của các cải cách chương trình học dự kiến thực hiện năm 2018 đối với việc học và thời gian tại trường của trẻ em cấp tiểu học và trung học cơ sở [5].

Vậy, không thể là lý do thiếu tiền cho giáo dục ở Việt Nam nữa rồi.

Vấn đề của giáo dục Việt Nam là năng lực xây dựng chính sách dài hạn cho giáo dục (mà các dự án trong từng giai đoạn chỉ là từng cấu phần), năng lực quản trị giáo dục tầm quốc gia và địa phương, năng lực đánh giá và quản lý tài chính/kinh tế cho giáo dục khi giáo dục là mũi nhọn hỗ trợ phát triển xã hội.

Việt Nam chi ngân sách và vay nợ nhiều để đầu tư cho giáo dục. (Ảnh minh họa trên Báo Đại Đoàn Kết)

Với một vài con số đầu tư như trên cho giáo dục, đặc biệt cho giáo dục phổ thông, chúng ta đang nhận được gì? 

Kết quả của thi tiếng Anh tốt nghiệp năm 2015 với 70% điểm dưới 4 [6], và rất nhiều trang thiết bị đầu tư không được sử dụng [7]; thi lịch sử và nhiều môn: phao trắng đầy sân trường [8].

Đưa dự án trường học mới (VNEN) với những ưu việt của mô hình trường ở Columbia từ những năm 1990, mà không có sự chuẩn bị cho giáo viên, cho phương pháp giảng dạy, không có nghiên cứu và đánh giá khả năng tiếp thu những đổi mới của giáo viên và học sinh trong hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương.

Những đề xuất "giật cục" về thi trắc nghiệm cho tốt nghiệp, bỏ điểm sàn xét tuyển đại học, và còn nhiều nữa…

Tất cả đều là những ví dụ minh chứng rất rõ về những yếu kém trong năng lực lãnh đạo và quản trị giáo dục của Việt Nam trong hơn 2 thập niên qua, đúng như GS. Hoàng Tụy đã chỉ ra [9].

77 triệu đô la Mỹ đi vay và đề án Đổi mới giáo dục Phổ thông: Điểm qua vài nét

Ngày 17/1/2017, chúng ta nhận được thông tin về 77 triệu đô la Mỹ vay mới của Ngân hàng thế giới để thực hiện đề án Đổi mới giáo dục phổ thông từ 2016-2020 [*].  

Với những thông tin được công bố trên báo chí, đề án về giáo dục phổ thông đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị từ lâu (2011) và công bố vào tháng 8 năm 2015 [10]. 

Đề án Đổi mới giáo dục phổ thông được công bố vào thời điểm này do bởi cần chờ Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc gia (được phê duyệt vào 4/11/2016) và Hiệp định hỗ trợ Dự án Đổi Mới Giáo dục Phổ Thông giữa Chính phủ và Ngân Hàng Thế giới (được phê duyệt vào 8/8/2016).

Dựa trên một số thông tin vắn tắt do báo chí nêu ra về đề án Đổi mới giáo dục phổ thông, tôi có một số nhận xét như sau:

1. Giáo dục phổ thông là xương sống của giáo dục quốc gia. Điều này đúng với tất cả các quốc gia, không chỉ với Việt Nam [11].  

Việc đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam đã thực hiện qua hơn 20 năm nay, mà chưa nhìn thấy được tác dụng tích cực trong hệ thống giáo dục. 

Do vậy, đề án đổi mới lần này, cần phải được xác định là "Đổi mới thật", chứ không nên thực hiện theo tinh thần đi vay tiền về và làm dự án để giải ngân tiền vay trong một thời hạn của dự án, như những dự án cải cách giáo dục lâu nay đã làm [1, 4].  

2. Những điều chưa rõ trong những thông tin của Đề án Đổi mới Giáo dục phổ thông

2.1 Cấu trúc tổ chức, vai trò và trách nhiệm của các cấu thành đề án Đổi mới giáo dục phổ thông:

Trong thông tin về Đề án Đổi mới Giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không nắm "trịch", mà có Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông (GS. Nguyễn Minh Thuyết) vừa được bổ nhiệm, Ban Quản lý Dự án và Bộ Giáo dục và Đào tạo.  

Tuy nhiên, không rõ với cơ cấu nhiều đầu nắm từng đầu việc, như GS. Thuyết chia sẻ "Tôi chỉ là Tổng chủ biên CT; còn việc biên soạn và tổ chức biên soạn, lựa chọn SGK là nhiệm vụ của những người khác" (Bộ Giáo dục và Đào tạo)" [12], vai trò của từng bộ phận, từng cá nhân khi tham gia vào đề án này sẽ như thế nào? 

GS.Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới. (Ảnh: Trần Vương)

Cá nhân tôi không rõ việc nếu người Tổng chủ biên nắm bắt toàn bộ xuyên suốt dự án mà không rõ về biên soạn và sách giáo khoa sử dụng trong chương trình, thì ai sẽ biết? Ban Quản lý Dự án hay Bộ Giáo dục và Đào tạo? 

Với lịch sử là, Bộ Giáo dục và Đào tạo là người soạn dự thảo Chương trình Đổi mới giáo dục phổ thông công bố từ 2015, người của Ban Quản lý Dự án là người của Bộ, việc bổ nhiệm Tổng chủ biên Thuyết liệu có "làm khó" cho GS Thuyết và thực sự, vượt quá khả năng của ông trong đề án này? 

Theo tôi hiểu, muốn có thành công cho đề án, nên có sự sòng phẳng và rõ ràng trong vai trò và trách nhiệm của những người, những thành phần tham gia đề án, với bất kỳ khoản chi tiêu nào cho giáo dục, đặc biệt là các khoản vay từ Ngân hàng thế giới và nước ngoài.

Lịch sử đi vay nước ngoài của chúng ta cho giáo dục chưa chứng minh được là tiền đi vay đã được dùng một cách phù hợp và có hiệu quả, và chúng ta không cần lặp lại lịch sử này.

2.2 Sách giáo khoa: Ai soạn và soạn theo tiêu chí nào? Vấn đề về triết lý giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo gần đây đã tuyên bố rõ là Bộ không độc quyền về sách giáo khoa [13], sẽ để tự chủ nhiều hơn về sách giáo khoa và sử dụng tài liệu hỗ trợ giáo dục cho giáo viên và trường, địa phương [14]. 

Tuy nhiên, trong Đề án Đổi mới giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại tổ chức thực hiện phần soạn thảo sách giáo khoa.

Vậy không rõ, trong đề án nêu ra việc Bộ viết sách giáo khoa liệu có còn phù hợp trong thời điểm này nữa không? 

Nếu không phải là Bộ, thì ai được quyền tham gia và cung ứng sách giáo khoa cho đề án đổi mới? 

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Đã xác định được triết lý giáo dục phổ thông

Tại sao chúng ta không đấu thầu viết sách giáo khoa và để mở rộng cho tất cả các đối tượng, dù là chuyên gia Việt hay nước ngoài tham gia, dựa trên những tiêu chí tuyển chọn viết sách do Đề án xác lập?

Quan trọng hơn việc ai sẽ viết sách giáo khoa, theo tôi hiểu, là chúng ta soạn sách giáo khoa và thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông, phải dựa trên triết lý giáo dục của Việt Nam trong thời đại mới này.  

Với Giaos sư Thuyết, triết lý giáo dục của chúng ta sẽ là "Thực Học – Thực Nghiệp và Đảm bảo tính Dân chủ" [14],

Nhưng có lẽ, theo ý kiến cá nhân tôi, triết lý giáo dục cần được phản biện của xã hội, của những nhóm giáo viên, phụ huynh và các nhà nghiên cứu, chứ không thể chỉ là triết lý của nhóm làm dự án.  

Ví dụ như với tôi, triết lý giáo dục của Việt Nam trong thời đại này nên là "Khai phóng – Nhân Bản – Dân Tộc và Trách nhiệm Toàn cầu", gắn kết chặt chẽ với những nhóm kiến thức và kỹ năng đã được UNICEF, Diễn Đàn Kinh tế Thế giới đề xuất cho thế kỷ 21 [15].

2.2 Đâu là những nghiên cứu cơ bản để đề xuất đổi mới giáo dục phổ thông? 

Trong một thời gian dài quan sát nền giáo dục Việt Nam, tôi luôn không rõ những chính sách về giáo dục, những đề án đổi mới giáo dục của chúng ta được đề xuất dựa trên những nghiên cứu khoa học, những dữ liệu khảo sát trên diện quốc gia hay dựa trên điều gì.  

Với tiêu đề về đề án Đổi mới giáo dục phổ thông, gồm có 3 thành phần và kinh phí như sau [16]:

Kinh phí thực hiện dự án như sau (Đơn vị tính: USD):

Các thành phần dự án Kinh phí   Kinh phí
 1.Thành phần Hỗ trợ phát triển chương trình  16,431,850
 1.1 Xây dựng chương trình (gồm chương trình tổng thể và các chương trình môn học)  6,414,900
 1.2 Thực hiện chương trình  10,016,950
 Thành phần 2: Hỗ trợ biên soạn và thực hiện sách giáo khoa theo chương trình mới  20,568,150
 2.1 Biên soạn một bộ sách giáo khoa (do Bộ GD-ĐT tổ chức thực hiện)   16,068,150
 2.2 Cung cấp sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn   4,500,000
 Thành phần 3: Hỗ trợ đánh giá và phân tích kết quả học tập để liên tục cải tiến chương trình và sách giáo dục phổ thông  37.545,000
 3.1.Xây dựng Trung tâm Quốc gia Phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông và Trung tâm Quốc gia Khảo thí ngoại ngữ  18,535,700
 3.2 Tăng cường năng lực phát triển chương trình và đánh giá giáo dục học sinh  15,509,300
 3.3 Triển khai đánh giá diện rộng quốc gia kết quả học tập của học sinh   3,5000,000
 Thành phần 4: Quản lý dự án  2,4550,000
  Dự phòng  3,000,000

Là một người dân, nếu tôi đọc những thông tin trên đây, tôi sẽ không rõ vậy những lý do gì chúng ta cần đổi mới chương trình?

Những dữ liệu nào, nghiên cứu nào chỉ ra chúng ta cần phải đổi mới? Điểm đổi mới là gì? Tại sao lại cần đến những chi phí như trên?  

Là một người có nghiên cứu về giáo dục, tôi chưa dám nhận xét kỹ về từng mục và nội dung của từng thành phần của đề án.

Tuy nhiên, tôi không rõ đề án là tập trung vào đổi mới giáo dục phổ thông, vậy việc lập 2 trung tâm quốc gia về phát triển bền vững chất lượng giáo dục và khảo thí ngoại ngữ sẽ có tác dụng trực tiếp như thế nào trong cải cách giáo dục phổ thông,

khi những "Trung Tâm Giáo dục Xuất Sắc", "Trung Tâm Kiểm định Chất Lượng Đại học" ở cấp đại học [17] đang chưa chứng minh được tính hiệu quả thực sự và có tác dụng nâng cao chất lượng dạy và học, dù cấp đại học, xét về số lượng (trường, chương trình, môn học, số lượng người dạy và người học) ít hơn nhiều so với giáo dục phổ thông.  

Việc lập các trung tâm quốc gia nghiên cứu, đánh giá và phát triển chất lượng giáo dục phổ thông và khảo thí ngoại ngữ cũng tốt, nhưng như là bệnh "kinh niên" của Việt Nam, lập ra trung tâm mà không có người có năng lực làm việc, không có ngân sách để nuôi dưỡng và phát triển.

Trong 4 năm của đề án đổi mới lần này, tôi e là việc thành lập các trung tâm này không trả lời được cho câu hỏi, vậy dựa vào đâu, dữ liệu và nghiên cứu nào, chúng ta cần đổi mới?.  

Vấn nạn của giáo dục Việt Nam nói chung và của giáo dục phổ thông nói riêng là việc dạy không thật, học không thật (như GS. Thuyết đã nêu ra triết lý giáo dục [14]).  

Vậy, tôi hiểu là chúng ta cần tập trung để giải quyết vấn nạn này, thì theo suy nghĩ cá nhân, chúng ta chỉ nên lập Trung tâm nghiên cứu và Phát triển năng lực Dạy và Học hội nhập Quốc tế.

Trong đó, các nghiên cứu để hỗ trợ dạy và học tốt hơn, bao gồm cả ngoại ngữ, là ưu tiên số 1 từ nay trở đi.  

Việc thành lập nhiều trung tâm, phát sinh thêm ngân sách, mà không có hiệu quả cũng sẽ không có ích gì cho người học và cho toàn nhân dân, người phải đi trả nợ vay cho Ngân hàng thế giới trong tương lai.

Ngoài ra, với thành phần biên soạn sách giáo khoa và cung cấp sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đây là một câu chuyện vô cùng thú vị về xã hội hóa.  

Lấy ví dụ như bộ sách giáo khoa được soạn bởi nhóm Cánh Buồm, họ đã soạn xong được từ lớp 1 – lớp 9 cho mấy môn cơ bản và sẵn sàng cho tất cả sử dụng miễn phí. 

Dự thảo bộ sách giáo khoa Văn  bậc Trung học cơ sở lớp 6 đến lớp 9 của nhóm Cánh Buồm. (Ảnh: Thùy Linh)

Chưa nói đến việc có dùng được sách giáo khoa của Cánh Buồm hay không, nhưng đây là một ví dụ điển hình cho việc vẫn có những cách thức soạn thảo sách giáo khoa mà không cần tốn đến hàng chục nghìn tỷ, khi chúng ta huy động những trí tuệ của xã hội, của các nhà nghiên cứu, của tập thể giáo viên có tấm lòng với giáo dục.  

Còn việc tổ chức cung cấp sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam luôn là câu hỏi lớn về tính thực tiễn của nó.

Bởi ngay đến hỗ trợ các hoạt động bình thường cho học sinh khó khăn hoặc ở các địa phương khó khăn cũng chưa bao giờ được nghiên cứu thực tế, không rõ Bộ Giáo dục và Đào tạo hay ai sẽ làm được công việc cao cả này?  

Cá nhân tôi mong là không phải vì có đề án đổi mới này, vấn nạn về việc buộc các trường địa phương phải sử dụng sách giáo khoa như trong đề án VNEN [18] lại được lặp lại, dưới một hình thức mới "cung cấp sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn". 

2.4. Ai và cách thức nào đánh giá đề án Đổi mới Giáo dục Phổ thông? 

Như mọi đề xuất về dự án và có tiêu tiền ngân sách (dù là đi vay nước ngoài), trong đề án này, tôi chưa thấy đề cập đến vấn đề cơ bản là đề án này đã được đánh giá như thế nào, về tính thực tiễn ứng dụng, về những biện pháp đảm bảo đạt được mục tiêu của dự án.

Việc thực hiện cải cách đổi mới giáo dục phổ thông trong bối cảnh Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ra quyết định đưa giáo viên dạy phổ thông trung học đi dạy mầm non [19], thì không rõ giáo viên nào còn tinh thần để thực thi đổi mới giáo dục lần này? 

Đổi mới giáo dục phổ thông, bản chất là sự đổi mới cho học sinh, cho giáo viên, cho môi trường học tập ở các cấp phổ thông. 

Không rõ đã có ai làm khảo sát để hỏi ý kiến của họ, những chủ thể trực tiếp liên đới trong đề án về việc họ nghĩ họ cần cái gì, họ muốn đổi mới cái gì, và nên đổi mới ra sao? 

Hay với một chính sách cơ cấu lại việc cho giáo viên rất "thô bạo", việc có thể mất việc bất kỳ lúc nào, hay được đổi từ dạy phổ thông sang dạy mầm non, áp lực chấp nhận tất cả để được ở lại dạy đúng môn, đúng nơi mình đang dạy sẽ hạn chế tất cả những ý tưởng mới, về cải cách dạy và học ở Việt Nam hiện nay?

Định nghĩa lại khái niệm giáo dục

Cá nhân tôi rất quan tâm đến cách Ngân hàng thế giới sẽ đánh giá về đề án đổi mới giáo dục phổ thông lần này.

Vì nếu theo những thông tin tôi có được, có nhiều hơn 3 lần Ngân hàng thế giới đã hỗ trợ cải cách giáo dục Việt Nam, ở tất cả các cấp, từ những năm 1990.

Mà không rõ lý do tại sao giáo dục Việt Nam vẫn "lệch pha" so với các tiêu chuẩn mà quốc tế công nhận.

Đặc biệt việc tốt nghiệp cấp 3 hay đại học tại Việt Nam vẫn chưa được tự động công nhận tương đương với các nước khác, trong khi tiền vay cứ ngày càng nhiều lên. 

Cuối cùng, là một người Việt Nam, tôi rất quan tâm đến việc sử dụng hiệu quả nguồn tiền cho giáo dục.  

Xin lưu ý là mặc dù đã có khoản vay 77 triệu đô la Mỹ được phê duyệt cho đổi mới giáo dục phổ thông, chúng ta cũng đã được hứa hẹn vay từ ADB (1 tỷ đô la), bao gồm cả việc cải thiện giáo dục trung học phổ thông và giáo dục dạy nghề trong những năm sắp tới [20].  

Vay lại chồng vay, vay nhiều, làm không hiệu quả, ai sẽ chịu trách nhiệm đi trả nợ vay và tương lai của những thế hệ tiếp theo?

Đề xuất lấy ý kiến phản biện từ những nhà nghiên cứu, từ giáo viên và từ xã hội

Từ những trình bày trên đây, tôi xin có mấy đề xuất với Tổng chủ biên, Ban lãnh đạo Dự án Đổi mới giáo dục phổ thông, Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo một số điểm sau:

1. Công khai trên cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tất cả các cơ quan báo chí về dự thảo Đề án Đổi mới giáo dục phổ thông và Hiệp định vay giữa Việt Nam và Ngân hàng thế giới để thực hiện đề án, để xin ý kiến phản biện của toàn xã hội.  

Đây là một minh chứng rõ về một xã hội dân chủ, quyền được biết, quyền được phản biện, và quyền được quyết định của nhân dân.

2. Trường hợp dự thảo Đề án Đổi mới giáo dục phổ thông vẫn được giữ nguyên như đã từng được công bố vào tháng 8/2015 [21], đề nghị công bố công khai bổ sung các tài liệu sau:

2.1 Tất cả các căn cứ pháp lý và nghiên cứu khoa học được nêu ở mục mở đầu của Dự thảo, cụ thể là tất cả những báo cáo được liệt kê dưới đây cho tất cả mọi người tham khảo:

"Để xây dựng Chương trình tổng thể (dự thảo), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành hàng loạt công việc như: 

Tiến hành tổng kết, đánh giá chương trình (CT) và sách giáo khoa (SGK) hiện hành để xác định rõ những ưu điểm cần kế thừa, phát huy và các hạn chế, bất cập cần khắc phục.

Nghiên cứu bối cảnh kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa trong nước và quốc tế nhằm nhận thức rõ những đặc điểm và yêu cầu cần chú ý trong việc xây dựng CT, biên soạn SGK mới. 

Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế nhằm rút ra được xu thế chung về xây dựng CT, SGK, nhất là kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục phát triển và có  quan hệ, ảnh hưởng nhiều tới Việt Nam. 

Tham khảo và học tập CT và SGK của nhiều nước tiêu biểu cho các khu vực khác nhau (Đông Nam Á, châu Á, châu Âu và châu Mỹ, châu Úc)

Cử các đoàn cán bộ sang một số nước học tập và thông qua các tổ chức quốc tế mời các chuyên gia giáo dục các nước (Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Bỉ, Đức, Hồng kông…) sang Việt Nam tập huấn về xây dựng CT, biên soạn SGK.

Tổ chức nhiều hội thảo, tập huấn trong nước và quốc tế về kinh nghiệm xây dựng CT giáo dục phổ thông, định hướng vận dụng vào Việt Nam với sự tham gia đông đảo của đội ngũ các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Đã xác định được triết lý giáo dục phổ thông

Triển khai thực nghiệm một số định hướng đổi mới với điều kiện thực tế giáo dục Việt Nam, trong đó có những vùng sâu, vùng xa, vùng rất khó khăn.

Chương trình tổng thể đã được soạn thảo, trao đổi và chỉnh sửa rất nhiều lần trong vòng 3 năm qua, với sự tham gia trực tiếp của nhiều nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu giáo dục, giảng viên đại học, giáo viên phổ thông đến từ nhiều cơ sở, tổ chức trong nước và quốc tế. 

Ban soạn thảo đã tổ chức nhiều hội thảo về Chương trình tổng thể, lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ nhiều đối tượng khác nhau:

các nhà khoa học thuộc Liên hiệp các hội Khoa học-Kỹ thuật Việt Nam, các giáo sư, giảng viên các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm, Học viện Quản lý giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam;

cán bộ quản lý giáo dục thuộc các cơ sở đào tạo giáo viên, hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông, giám đốc các Trung tâm giáo dục thường xuyên và một số giáo viên tiêu biểu trong cả nước…".

Cá nhân tôi mong nhận được báo cáo tổng kết thực trạng giáo dục phổ thông của Việt Nam, bản tổng kết kinh nghiệm học tập từ các nước và các chuyên gia nước ngoài về chương trình và cải cách giáo dục, danh sách các chuyên gia nước ngoài và trong nước đã tham gia vào các chương trình đánh giá, tổng kết chương trình giáo dục phổ thông hiện nay tại Việt Nam. 

Trong vấn đề về ý kiến của chuyên gia nước ngoài cũng như nghiên cứu mô hình của nước ngoài, tôi mong đợi Bộ Giáo dục và Đào tạo có những so sánh và đối chứng tương ứng để đưa ra những tính tương thích giữa các mô hình, các chương trình của nước ngoài với Việt Nam.

2.2 Bản dự thảo cách tính về chi phí cho từng hạng mục của dự thảo Đề Án Đổi mới giáo dục phổ thông, và bản so sánh chi phí tương ứng nếu một tổ chức khác không phải Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện;

2.3 Trong bản dự thảo Đề án Giáo dục Phổ thông (Mới), có đề cập đến 8 năng lực kiến thức chung, tôi rất quan tâm đến phương thức Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thực hiện để học sinh có được những kỹ năng và kiến thức này.  

Lấy ví dụ, năng lực ICT (công nghệ và thông tin truyền thông), bằng cách nào internet và máy tính được phổ cập cho toàn học sinh trên cả nước, khi mà chỉ số ICT Index của chúng ta đang "tụt lùi" [22], đứng 105/160 nước? 

Hay nói đến năng lực ngoại ngữ, với tiếng Anh không thôi, học sinh chúng ta đã quá yếu khi thi tốt nghiệp, sau hơn 9 năm học phổ thông. 

Bây giờ chúng ta lại dự kiến dạy đến 3-5 ngoại ngữ khác nhau, câu hỏi về giáo viên, về chất lượng dạy và học, có khả thi không? Hay chỉ là đề án và rồi sẽ lại được ai đó công bố "thất bại" như đề án ngoại ngữ 2008-2020? 

3. Theo quan điểm cá nhân tôi, như đã từng đề xuất trong bài viết "Giáo dục Phổ Thông – Hãy đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông" [23], tôi nghĩ chúng ta đã đi vay được tiền của Ngân hàng thế giới, nhưng tiêu như thế nào là việc của chính chúng ta, cho học sinh của chúng ta.  

Những cách nhìn nhận về đề án đổi mới giáo dục phổ thông này có lẽ chưa có tính thuyết phục, khi chưa có những nghiên cứu cơ bản, những lộ trình, những cách thức làm đi sát với thực tiễn hiện tại.  

Cá nhân tôi nghi ngờ về động lực cần đổi mới dạy và học trong giai đoạn hiện nay, khi giáo viên cả nước đã bị 2 cú sốc lớn:

Một là việc cấm dạy thêm học thêm nhưng cách làm chưa có sư thống nhất, đôi chỗ duy ý chí và bế tắc.

Điều chuyển giáo viên "miếng mồi" béo bở cho nhiều lãnh đạo

Và hai là việc công bố kế hoạch điều chuyển giáo viên dạy phổ thông đi dạy mầm non, chưa kể đến việc tuyên bố giáo viên dạy mầm non bị cử đi tiếp khách là chuyện "vui vẻ" trong khi Quốc hội đang họp. 

Chúng ta không thể đổi mới nếu thiếu giáo viên, và giáo viên có tâm đức, có chất lượng và thực sự là Người Thầy theo đúng nghĩa của nó.  

Vậy, tiền vay chưa tiêu vẫn còn đó, nhưng có lẽ toàn bộ đề án này nên được Hội đồng cải cách Giáo dục Quốc gia xem xét, đánh giá lại và tổ chức thực hiện, thay vì để mình Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết được cử ra và gánh một gánh nặng quá lớn cho dự án cải cách như bây giờ.

Tôi chỉ là một cá nhân, một người Việt nhỏ bé, và có tâm nguyện con mình, cháu mình cần được học hành tử tế, chúng cần được chuẩn bị cẩn thận cho một tương lai đầy khó khăn, một tương lai mà sự canh tranh không chỉ với con người, mà với cả robot, với những trí tuệ thông minh.  

Sẽ không chỉ là một vài triệu học sinh đại học, mà đây là tương lai của gần 30 triệu các em ở lứa tuổi sắp đi vào thế giới lao động, là tương lai của dân tộc.  

Mong là với đề án này, chúng ta hãy nỗ lực làm đúng điều cần phải làm cho những thế hệ tiếp theo.

Bài viết thể hiện nhận thức, quan điểm, góc nhìn và cách hành văn của riêng tác giả.

Tài liệu tham khảo:

[*] WB cho vay 77 triệu đô đổi mới giáo dục phổ thông ở Việt nam. VietnamPlus. Tham chiếu http://www.vietnamplus.vn/wb-cho-vay-77-trieu-usd-doi-moi-giao-duc-pho-thong-o-viet-nam/426254.vnp

[1] Các khoản vay ODA cho 3 trường đại học mô hình quốc tế ở Việt nam: đại học Việt Đức, Việt Pháp và Việt – Nhật – http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Can-minh-bach-hang-nghin-ty-dong-vay-ODA-cho-giao-duc-dao-tao-va-day-nghe-post161322.gd; http://www.bentre.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=740%3A180-triu-usd-u-t-trng-i-hc-quc-t-cong-lp-u-tien&catid=22%3Atin-t-cac-bao&Itemid=69; http://www.thesaigontimes.vn/126562/WB-tiet-lo-8-du-an-thuoc-danh-sach-den.html; http://www.thesaigontimes.vn/126562/WB-tiet-lo-8-du-an-thuoc-danh-sach-den.html; http://www.usth.edu.vn/vi/abouts/Gioi-thieu-chung-ve-USTH.html; http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/viet-nam-vay-adb-190-trieu-usd-xay-mo-hinh-dai-hoc-bac-cao-1304743149.htm; http://www.thesaigontimes.vn/117964/

[2] Đoạn kết buồn của Đề án 322.  Vietnamnet. Tham chiếu http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/doan-ket-buon-cua-de-an-322-72895.html

[3] Đề án ngoại ngữ  quốc gia – Nguy cơ thất bại được báo trước.  Tham chiếu http://news.zing.vn/de-an-ngoai-ngu-quoc-gia-nguy-co-that-bai-duoc-bao-truoc-post711914.html

[4] Thầy Văn Như Cương: VNEN là gì nếu chúng ta làm chỉ để tiêu hàng chục triệu USD? –  Giáo dục Việt nam. Tham chiếu http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Thay-Van-Nhu-Cuong-VNEN-la-gi-neu-chung-ta-lam-chi-de-tieu-hang-chuc-trieu-USD-post163930.gd

[5] 4,2 triệu bảng Anh nghiên cứu cải thiện hệ thống giáo dục Việt nam.  Tham chiếu http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dau-tu-42-trieu-bang-anh-nghien-cuu-cai-thien-he-thong-giao-duc-viet-nam-20160818224928438.htm

[6] Kết quả thi tiếng Anh 2015: 70% dưới 4. Tham chiếu http://baomoi.me/xa-hoi/khoang-70-thi-sinh-dat-duoi-4-diem-mon-anh-ky-thi-thpt-quoc-gia_tin688369.html; http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Hieu-truong-neu-dich-danh-ba-khuyet-diem-dao-tao-dai-hoc-cua-Bo-Giao-duc-post173520.gd

[7] Bộ GDDT thừa nhận lãng phí trang thiết bị ở đề án 2020. Tham chiếu http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Bo-Giao-duc-thua-nhan-co-lang-phi-mua-sam-trang-thiet-bi-o-de-an-ngoai-ngu-2020-post172024.gd

[8] Phao thi vẫn trắng sân trường. Tuổi trẻ. Tham chiếu http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20120604/phao-thi-van-trang-san-truong/494906.html

[9] GS. Hoàng Tụy: Giáo dục không thể đổi mới vụn vặt.  Tuần Việt nam. Tham chiếu http://www.tuanvietnam.net/2009-10-08-giao-su-hoang-tuy-giao-duc-khong-the-doi-moi-vun-vat

[10] Công bố (Dự thảo) Chương Trình Giáo dục Phổ Thông Tổng thể – Công bố tháng 8/2015. Vietnamnet. Tham chiếu http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/cong-bo-du-thao-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-tong-the-254711.html

[11] The Global Academic Revolution: What does it mean for US?. P. Altbach – Seton University – Tham chiếu https://www.youtube.com/watch?v=lD00evPr4Uk&t=2769s

[12] Chương trình giáo dục phổ thông có "dục tốc bất đạt" – Vietnamnet. Tham chiếu http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-moi-co-duc-toc-bat-dat-352076.html#inner-article

[13] Bộ GDDT từ bỏ độc quyền SGK.  Thời báo Kinh tế Sài gòn. Tham chiếu http://www.thesaigontimes.vn/156055/Bo-GDDT-tu-bo-doc-quyen-sach-giao-khoa.html

[14] GS Thuyết: Đã xác định được triết lý giáo dục phổ thông – Giáo dục Việt nam. Tham chiếu http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Giao-su-Nguyen-Minh-Thuyet-Da-xac-dinh-duoc-triet-ly-giao-duc-pho-thong-post173926.gd

[15] What are skills that every student need in 21st ?  – WEF.  Tham chiếu https://www.weforum.org/agenda/2016/03/21st-century-skills-future-jobs-students/

[16] 80 triệu đô la  Đổi Mới Giáo Dục Phổ Thông được dùng ra sao – Vietnamnet. Tham chiếu http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/80-trieu-usd-doi-moi-giao-duc-pho-thong-duoc-dung-ra-sao-352555.html

[17] Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục Đại học: http://www.nhandan.com.vn/cuoituan/doi-song-xa-hoi/item/22871802-kiem-dinh-chat-luong-giao-duc-con-bi-bo-ngo.html; http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/diem-san-va-bai-toan-kiem-dinh-20161229084249152.htm

[18] VNEN và sách giáo khoa: http://thanhnien.vn/giao-duc/vi-sao-giao-vien-va-phu-huynh-deu-so-vnen-730070.html; http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Phu-huynh-buc-xuc-vi-sach-VNEN-mua-ve-khong-hoc-tra-lai-nha-truong-khong-nhan-post171353.gd; http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Phu-huynh-mat-rat-nhieu-tien-cho-sach-VNEN-post170422.gd; http://laodong.com.vn/giao-duc/nghe-an-phu-huynh-keu-troi-vi-vnen-hieu-truong-khong-nghe-585434.bld; http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/VNEN-la-vay-no-post163657.gd

[19] Đào tạo lại 40.000 giáo viên phổ thông thừa về dạy mầm non – Vietnamnet. Tham chiếu http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/dao-tao-lai-40-000-giao-vien-pho-thong-thua-ve-day-mam-non-351020.html

[20] ADB cam kết cho Việt nam vay 1 tỷ USD mỗi năm – Dân Trí. Tham chiếu http://dantri.com.vn/kinh-doanh/adb-cam-ket-cho-viet-nam-vay-1-ty-usd-moi-nam-2016061716330028.htm

 [22] ICT in teacher education in an emerging developing country Vietnam. 2011. Jef Peeraer & Peter Van Petegam. Tham chiếu https://www.researchgate.net/publication/223388973_ICT_in_teacher_education_in_an_emerging_developing_country_Vietnam’s_baseline_situation_at_the_start_of_’The_Year_of_ICT;  ICT Development Index 2016. Vietnam ranking 105. Tham chiếu http://www.itu.int/net4/ITU-D/idi/2016/;

[21] Công bố (Dự thảo) Chương Trình Giáo dục Phổ Thông Tổng thể – Công bố tháng 8/2015. Vietnamnet. Tham chiếu http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/cong-bo-du-thao-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-tong-the-254711.html

[23] Chương trình học phổ thông – Hãy đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông – Giáo Dục Việt nam . Tham chiếu http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Chuong-trinh-hoc-pho-thong-hay-thay-doi-toan-dien-post173802.gd



Xem nguồn

Comments