Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Hàng chục giáo viên chưa được nhận lương trước khi nghỉ Tết

Posted: 22 Jan 2017 12:33 AM PST


Theo phản ánh của các giáo viên trường Tiểu học Lê Mạnh Trinh, đến hết ngày 21/1, 26 giáo viên, nhân viên của nhà trường chưa nhận được lương tháng 1/2017. Lý do mà giáo viên, nhân viên của nhà trường chậm được nhận lương vì hiệu trưởng và hiệu phó của nhà trường mới về nghỉ chế độ, chưa có người ký hồ sơ duyệt nhận lương.

Trường Tiểu học Lê Mạnh Trinh

Trường Tiểu học Lê Mạnh Trinh

Được biết, theo định kỳ, vào ngày 10 – 15 hàng tháng, các cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường sẽ được nhận lương. Đồng thời, như mọi năm, trước dịp Tết cổ truyền của dân tộc, các giáo viên, nhân viên thường được nhận lương tháng 1 và 2.

Năm nay, theo thông báo của Sở GD-ĐT Thanh Hóa thì lịch nghỉ Tết của các đơn vị, trường học trên địa bàn Thanh Hóa bắt đầu từ ngày 23/1. Tuy nhiên, do ngày 21 và 22/1 rơi vào Thứ 7 và Chủ nhật nên cấp Tiểu học nghỉ dạy từ ngày 20/1.

"Từ ngày 1/1/2017, cả hiệu trưởng và hiệu phó của nhà trường đều đã nhận quyết định nghỉ hưu nên trường không có lãnh đạo. Chúng tôi đã hoàn thành tốt công tác dạy học, nhưng về nghỉ Tết mà vẫn chưa được nhận lương tháng Tết, chưa nói nhận 2 tháng một như mọi năm", một giáo viên ngậm ngùi.

Ông Lê Văn Phúc – Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hoằng Hóa xác nhận với phóng viên Dân trí, sang tuần tới, Phòng GD-ĐT sẽ điều hiệu trưởng mới về đảm nhận công việc tại trường Tiểu học Lê Mạnh Trinh. Phòng sẽ cố gắng giải quyết để các cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường được nhận lương trước Tết.

Duy Tuyên



Xem nguồn

Tối thiểu 1.000 tỷ mới được mở đại học nước ngoài ở Việt Nam

Posted: 21 Jan 2017 11:51 PM PST


 – Điều kiện để các dự án mở trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam là vốn đầu tư phải đạt mức tối thiểu 1.000 tỷ đồng, không bao gồm giá trị đất xây dựng trường.

Vốn vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản.

Đây là một trong những quy định mới được đưa ra trong dự thảo Nghị định Quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục vừa được Bộ GD-ĐT công bố.

Theo quy định cũ, các dự án mở trường ĐH có vốn đầu tư nước ngoài phải có suất đầu tư ít nhất là 150 triệu đồng/sinh viên (không bao gồm các chi phí sử dụng đất).

Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất, nhưng không thấp hơn 300 tỷ đồng.

Như vậy, theo dự thảo thì quy định về điều kiện vốn đầu tư mở các trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài có yêu cầu cao hơn.

Tối thiểu 1.000 tỷ mới được mở đại học nước ngoài ở Việt Nam
Nhiều quy định mới về điều kiện, thủ tục mở các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Điều kiện về giảng viên cũng được đặt ra cao hơn. Theo đó, giảng viên ít nhất phải có trình độ thạc sĩ trở lên. Tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ không ít hơn 50% tổng số giảng viên cơ sở.

Theo quy định trước đó, tỉ lệ tiến sĩ yêu cầu là không ít hơn 35%.

Bên cạnh đó, dự thảo mới cũng quy định cho phép nhà đầu tư nước ngoài được phép góp vốn, mua cổ phần, nhận chuyển nhượng quyền đầu tư của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc vốn đầu tư trong nước đã được thành lập ở Việt Nam.

Quy định trước đó không có quy định về việc các nhà đầu tư nước ngoài được phép góp vốn, mua cổ phần, nhận chuyển nhượng quyền đầu tư của các cơ sở giáo dục.

Một điểm mới trong dự thảo là thẩm quyền cấp phép cho các nhà đầu tư nước ngoài. 

Theo đó, quy định mới không giao quyền cấp phép thành lập các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó không có cấp học trung học phổ thông) cho các huyện như trước đây.

Dự thảo mới cũng quy định về hợp tác liên kết đào tạo, mở phân hiệu và đăng ký hoạt động giáo dục, trong đó có nhiều điểm mới.

Chẳng hạn, đối với các chương trình liên kết, yêu cầu về giảng viên người nước ngoài và giảng viên nước ngoài dạy ngoại ngữ được quy định chi tiết.

Trình độ ngoại ngữ cũng sẽ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chứ không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ chuẩn châu Âu như trước đây.

Xem chi tiết dự thảo tại đây.

Lê Văn



Xem nguồn

Nhận định đề thi thử nghiệm THPT quốc gia: Không dễ đạt điểm cao!

Posted: 21 Jan 2017 10:28 PM PST



Đề thi thử nghiệm THPT quốc gia, phân loại tốt học sinh

Đề thi thử nghiệm THPT quốc gia, phân loại tốt học sinh

Môn Ngữ Văn: Đạt được điểm 5 không hề dễ dàng

Cô giáo Hoàng Thị Huyền cho biết, đề thi vẫn gồm 2 phần: Đọc hiểu – làm văn. Phần đọc hiểu có ngữ liệu rất hay, là một đoạn thơ trích trong tác phẩm "Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm. Trong chương trình Ngữ văn 12, học sinh đã từng được học đoạn trích "Đất Nước" cũng trích trong tác phẩm này nên ngữ liệu ít nhiều mang lại cảm giác gần gũi cho các em. Hệ thống câu hỏi thú vị, nhưng khó đạt điểm tuyệt đối.

Phần làm văn, câu nghị luận xã hội yêu cầu học sinh trình bày về vấn đề sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống. Câu hỏi không đánh đố học sinh mà đi thẳng vào vấn đề. Đây sẽ là câu hỏi mang tính cứu cánh đối với những học sinh trung bình – yếu.

Câu nghị luận văn học yêu cầu nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Cụ thể, đề yêu cầu chứng minh vẻ đẹp của sông Hương ở cả phương diện "vẻ đẹp trời phú" và "vẻ đẹp con người". Về cơ bản, đây là những đặc điểm của con sông Hương mà học sinh đã được học nhưng cách hỏi thông qua một lời nhận định khiến học sinh phải suy luận mới tìm ra đúng cách làm bài.

Nhìn chung, đề thi minh họa THPT Quốc gia lần 2 mang tính phân loại cao. Đối với học sinh khá, giỏi thì đây sẽ là một đề thi hay, là cơ hội để các em thể hiện kiến thức và kỹ năng. Nhưng đối với học sinh trung bình – yếu thì việc đạt được điểm 5 cũng không dễ dàng.

Môn Địa lý: Học sinh phổ thông làm được từ 7 – 8 – 8,5 điểm

Đối với môn Địa lý, cô giáo Bùi Thị Hương Thu cho rằng, đề đảm bảo đúng cấu trúc gồm, 7 câu Địa lý tự nhiên, 3 câu Địa lý dân cư, 10 câu Địa lý ngành kinh tế, 10 câu Địa lý vùng kinh tế, 10 câu Bài tập và Atlat Địa lý. Nội dung đề thi nằm hoàn toàn trong chương trình Địa lý 12 với đầy đủ các phần lý thuyết ( kiến thức Địa lý tự nhiên, Địa lý dân cư, Địa lý ngành kinh tế, Địa lý vùng kinh tế) và kỹ năng (kỹ năng làm việc với biểu đồ, bảng số liệu và kỹ năng làm việc với Atlat). Câu hỏi có sự phân hóa ở 4 mức ( nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao)

“Nhìn chung đề thử nghiệm kì thi THPTQG môn Địa lý lần 2 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nội dung tương đối cơ bản, không khó để học sinh phổ thông làm được từ 7 – 8 – 8,5 điểm” – cô Thu nhận định.

Môn Vật lý: Không còn câu hỏi khó về mặt Toán

Đối với môn Vật lý, theo thầy giáo Phạm Quốc Toản, nhìn một cách tổng quan, đề minh họa môn Vật lí rất "cơ bản và đậm chất Vật lí", các câu hỏi đều bám sát chương trình sách giáo khoa lớp 12, không có câu khó về mặt Toán học. Nhìn chung phụ huynh và học sinh có phần yên tâm với các môn tổng hợp. Thầy Toản cho rằng, nếu giữ nguyên tinh thần của đề minh họa thì 50 phút 40 câu là hết sức khả thi, có tính phân loại với đối tượng học sinh trung bình và học sinh khá.

Tuy nhiên để phân loại học sinh giỏi và xuất sắc thì e rằng hơi khó. Thực ra để phân loại đối tượng giỏi và xuất sắc thì bài thi làm trong vòng 50 phút mà lại trắc nghiệm thì rất khó. Số lượng điểm tuyệt đối có lẽ là tăng lên rất nhiều. Với đề thi thử nghiệm này, các câu hỏi vẫn sắp xếp theo tinh thần từ dễ đến khó, câu khó vẫn rơi vào điện xoay chiều, sóng cơ học và dao động cơ. Câu khó về mặt Toán học đã không còn.

Về cấu trúc, vẫn theo tinh thần như các năm trước, kiến thức vẫn trải rộng 7 chương, tỉ lệ các chương vẫn thế, chỉ có điều số lượng câu hỏi chỉ là 40

Phân bố đề trải dài theo 7 chương của chương trình cơ bản: Dao động cơ (7 câu); Sóng cơ học và sóng âm (5 câu); Dòng điện xoay chiều (10 câu); Dao động và sóng điện từ (3 câu); Sóng ánh sáng (7 câu); Lượng tử ánh sáng (3 câu); Hạt nhân nguyên tử (5 câu).

Về mặt nội dung, nhìn chung, 3 chương (Dao động cơ, Sóng cơ học và sóng âm, Dòng điện xoay chiều) vẫn chiếm khoảng 50% (22 câu); 4 chương còn lại chiếm 50% (18 câu). Sự chênh lệch số câu các chương không quá nhiều, chương ít nhất có 3 câu, chương nhiều nhất có 10 câu.

Theo thầy Toản, kiểu câu hỏi cũng đa dạng hơn, tổng thể có 16 câu (40%) định tính và 24 câu (60%) định lượng. Có 3 câu liên quan đến khai thác đồ thị (24, 31,39). Nhiều câu hỏi mang tính ứng dụng kiến thức Vật lí trong đời sống và kỹ thuật. Để đạt được điểm 8 là không khó các em chỉ cần nắm vững kiến thức là có thể đạt được. Ở mức độ điểm 9 -10 thì cần các em tư duy cao hơn một chút, hiểu sau và nắm vững kiến thức.

Môn Hóa học: Nhẹ nhàng hơn so với các đề năm trước

Nhận xét về môn Hóa học, cô giáo Nguyễn Thị Hồng Diệp cho biết, đề thi nhiều lý thuyết hơn hẳn so với bài toán 26-14 (gần gấp đôi), tập trung vào vô cơ nhiều hơn 18-22.

Về độ khó, đề thi lần 2 này không khó (so với lần 1 có phần dễ hơn), nhiều bạn học khá cũng có thể hoàn thành đề.

Kiến thức tập trung hoàn toàn ở 12, chỉ có đưa đẩy thêm một số ý rất nhỏ của chương trình 11, câu hỏi không mới, và thực tế là khi giới hạn lại chương trình chỉ có 12, rất khó để sáng tạo nhiều câu hỏi mới.

Bài tập tính toán không quá khó, nó nằm ở một mức giới hạn xử để thí sinh xử lý trong vòng thời gian 50 phút được dàn trải đều ở tất cả các chương: Mảng bài tập khó về vô cơ rơi vào dạng bài toán điện phân dung dịch và bài tập nhiệt phân (câu 25, câu 37 và câu 39). 2 câu nhiệt phân khá hay có thể được khai thác thêm nhiều dạng câu hỏi từ đây.

Mảng bài tập khó về hữu cơ rơi vào dạng bài toán về biện luận este , amin, aminoaxit hoặc peptit (câu 36, câu 38 và câu 40). Bài tập lý thuyết hỏi rất chi tiết và tường tận trong SGK hóa 12, học sinh nắm không vững lý thuyết sẽ làm sai ngay lập tức, đặt biệt các câu phát biểu đúng/sai, các câu hỏi đếm, các câu thí nghiệm,…

“Đề minh họa cũng phân hóa rõ ràng giữa các mức độ nhận biết – thông hiểu, vận dụng xong chưa có tính phân hóa ở mức độ vận dụng cao có thể nói là đề dễ và nhẹ nhàng hơn nhiều so với các đề thi trước đây” – cô Diệp nhận định.

Môn Toán: Học sinh cần nắm rõ bản chất giải tự luận thì mới hoàn thành đc câu hỏi

Thầy Nguyễn Quốc Chí cho rằng, đề minh họa lần này có khác biệt khá nhiều so với lần một được phát hành lần đầu. Với đề lần một đã có nhiều ý kiến cho rằng đề lần một "hơi dễ" và khó phân loại được học sinh khá với học sinh giỏi. Thì đề lần hai lần này quả thật là xuất sắc và giải quyết được rất nhiều vướng mắc không chỉ về kiến thức cho học sinh và còn về định hướng giảng dạy cho giáo viên .

Phải nói rằng đề thi lần này mang tính phân loại quá tốt với những câu hỏi cuối cùng của mỗi nội dung, mỗi chương học đều là những câu hỏi thật sự khó (với mức 2 phút/ câu). Những câu hỏi thuộc mức độ vận dụng cao của đề thi là những câu hỏi mang tính sáng tạo cao trong cách giải, vững chắc trong kiến thức gốc và nhiều bài toán mang đúng tính chất thực tế ứng dụng được đưa vào giúp môn toán phần nào không chỉ còn là kiến thức suông.

Một điểm tích cực nữa trong đề thi là việc đề thi lần này Bộ ra đề chuẩn trong khâu chống mẹo vặt khi dùng máy tính cầm tay giải toán. Chủ đích của người ra đề rất rõ với những bài toán hết sức cơ bản nhưng biến tấu khác đi một chút . Tuy không làm thay đổi độ khó nhưng vẫn khiến học sinh cần nắm rõ bản chất giải tự luận thì mới hoàn thành được câu hỏi, chứ không có tình trạng dùng máy tính cầm tay giải ngay bài toán như đề lần một.

“Đề lần 2 này ngoài việc giúp học sinh thử sức, tiếp cận đề thi hoàn chỉnh nó còn có tác dụng định hướng cao trong việc dạy học của giáo viên. Nếu ai làm đề sẽ thấy rõ, Bộ dường như muốn truyền đi thông điệp tới giáo viên hãy dạy học sinh đúng bản chất, đúng cách giải, chắc kiến thức SGK … Chứ đừng chạy theo mẹo vặt , thủ thuật , vì những kiến thức đó không tồn tại được lâu và người ra đề thừa hiểu cách hóa giải” – thầy Chí nhận định.

Nhật Hồng (ghi)



Xem nguồn

Sóc Trăng: Khai mạc Hội thi “Viết chữ đẹp” cấp Tiểu học

Posted: 21 Jan 2017 09:46 PM PST


Trao thưởng cho các em đạt giải "Viết chữ đẹp cấp tiểu học"Trao thưởng cho các em đạt giải “Viết chữ đẹp cấp tiểu học”

Đến với hội thi có 265 em tham gia tranh tài ở tất cả các khối lớp tiểu học (tăng 26 thí sinh so với năm học vừa qua). Hội thi diễn ra với 2 hình thức là thi viết chữ đẹp tiếng Việt và viết chữ đẹp tiếng Khmer.

Nội dung thi mỗi loại gồm 2 bài viết, hình thức thi viết hoàn toàn giống nhau, thời gian hoàn thành mỗi bài viết là 20 phút, các em sẽ thực hiện trên giấy in sẵn do Phòng GD&ĐT cung cấp.       

Hội đồng chấm bài thi tại chỗ và tiến hành trao giải chúc mừng khích lệ tinh thần những em chiến thắng trước thềm năm mới.



Các em học sinh trong phần thi viết chữ đẹp 

Kết thúc cuộc thi, hội đồng chấm thi công bố kết quả và tiến hành trao thưởng 64 giải cho thí sinh ở tất cả các khối lớp, gồm 8 giải nhất, 16 giải nhì, 16 giải ba, 24 giải khuyến khích.

Hội thi "Viết chữ đẹp" là hoạt động giáo dục truyền thống của Phòng GD&ĐT huyện Trần Đề, hướng tới giữ gìn và phát huy phong trào "Vở sạch, chữ đẹp" trong học sinh cấp tiểu học.

Qua đó, các em học sinh bộc lộ năng khiếu được phát hiện kịp thời để bồi dưỡng, trau dồi kĩ năng viết chữ, trình bày vở sạch thể hiện "Nét chữ, nết người".



Xem nguồn

Học sinh “vùng đất học” sáng chế ngôi nhà an toàn chống động đất, bão lũ

Posted: 21 Jan 2017 09:04 PM PST


Tác giả của mô hình độc đáo trên là em Hoàng Công Phước Khánh và Nguyễn Hữu Hùng (đều học lớp 12A2, Trường THPT Vĩnh Linh). Sáng kiến trên của hai em đã đạt được giải Nhì cuộc thi "Sáng tạo trẻ Quảng Trị" vừa qua.

Hai em Hoàng Công Phước Khánh và Nguyễn Hữu Hùng bên mô hình ngôi nhà an toàn.

Hai em Hoàng Công Phước Khánh và Nguyễn Hữu Hùng bên mô hình ngôi nhà an toàn.

Chia sẻ với chúng tôi về sáng kiến này, Khánh cho hay, khi xem thời sự và đọc báo thấy cảnh người dân nhiều nước trên thế giới và miền Trung ruột thịt chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai. Từ đó, ý tưởng thiết kế ra một ngôi nhà an toàn có khả năng "chống động đất" để bảo vệ tính mạng con người và tài sản đã "manh nha" trong suy nghĩ của em. Đặc biệt, khi chia sẻ về ý tưởng này với các thầy, cô giáo ở trường và người thân, Khánh đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình.

Với một học sinh bậc trung học, để thiết kế, lắp ráp được một mô hình "ngôi nhà an toàn" hoàn chỉnh là điều không hề đơn giản. Tuy nhiên, bằng những kiến thức học được ở trường, Khánh tích cực học hỏi và tìm tài liệu trên sách báo, mạng internet rồi bắt tay vào thiết kế. Khánh cho biết: "Vật liệu để thiết kế ra mô hình ngôi nhà chống động đất được em tận dụng từ các vật liệu có sẵn ở gia đình hoặc tìm mua thêm bên ngoài".

Sau hơn một tháng tập trung hiện thực hóa ý tưởng, Khánh mày mò, lắp ghép bằng những mảnh nhựa, giấy cát tông và các vi mạch điện tử cho mô hình ngôi nhà chống động đất.

Tổng thể mô hình ngôi nhà an toàn chống động đất, bão lũ, hỏa hoạn.

Tổng thể mô hình ngôi nhà an toàn chống động đất, bão lũ, hỏa hoạn.

Ngôi nhà được thiết kế với phần móng có cấu trúc miễn chấn, làm giảm thiểu tối đa dao động của tòa nhà khi xảy ra động đất, tăng cường khả năng chống chịu lực. Khánh phân tích thêm, khi có động đất xảy ra, chấn động sẽ tác động trực tiếp vào phần móng nhà theo lực quán tính, ngôi nhà bình thường có thể rạn nứt hoặc sập, lún… Tuy nhiên, phần hệ thống móng nhà được lắp các bộ phận miễn chấn, có tác dụng hấp thu các rung lắc của động đất, làm cho năng lượng động đất khó truyền đến toàn bộ ngôi nhà. Điểm đặc biệt là phần móng nhà được sắp xếp các nan thép chịu lực đặt song song theo phương thẳng đứng, kết nối với nhau qua các thanh thép hình dích dắc để giảm ma sát khi có chấn động, phần móng cũng nhờ đó được hạn chế lực tác động từ động đất rất đáng kể.

Mô hình ngôi nhà an toàn được đánh giá cao và nhận nhiều giải thưởng.

Mô hình ngôi nhà an toàn được đánh giá cao và nhận nhiều giải thưởng.

Tháng 5/2016, Khánh đăng ký tham dự cuộc thi "Sáng tạo trẻ Quảng Trị" và nhận được giải Nhì (không có giải Nhất) với mô hình "Nhà an toàn chống động đất" của mình.

Em Khánh chia sẻ, người đã hỗ trợ đắc lực cho em trong quá trình hiện thực hóa ý tưởng là cô giáo Trần Thị Ngọc Quyên, dạy môn Vật lý ở trường. Cô Quyên cũng là trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành mô hình thiết kế này.

Khi đã đạt được thành công ban đầu, mô hình của Khánh được nâng cấp thêm nhiều chức năng mới bởi người bạn thân Nguyễn Hữu Hùng. Hùng là người đưa ra ý tưởng với bạn để bổ sung thêm phần báo động, chống bão lũ và hỏa hoạn cho ngôi nhà an toàn này.

Hùng tâm sự: "Em nhận thấy mô hình nhà an toàn của Khánh chưa thật sự tối ưu vì thời gian qua, nhiều công trình nhà cửa thường xuyên xảy ra tình trạng cháy nổ, hỏa hoạn gây thiệt hại nghiêm trọng. Mặc dù các ngôi nhà hiện nay có trang bị bình cứu hỏa nhưng khi xảy ra cháy nổ thì hầu hết mọi người đều không có đủ bình tĩnh để xử lý. Còn ở những nơi có hệ thống tự động chữa cháy thì lại rất tốn kém khi lắp đặt".

Sau thời gian ngắn tìm tòi, học hỏi thêm từ thầy, cô và tài liệu Khánh và Hùng đã bổ sung, nâng cấp thành công mô hình ngôi "nhà an toàn chống động đất, bão lũ và hạn hán".

Hệ thống vi mạch báo động tự động.

Hệ thống vi mạch báo động tự động.

"Với hệ thống tự động cảnh báo và chữa cháy, chúng em dùng hệ thống cảm biến nhiệt độ. Khi có hiện tượng về sự cháy (nhiệt độ tăng cao), các thiết bị báo nhiệt sẽ nhận tính hiệu và truyền thông tin sự cố về trung tâm báo cháy. Trung tâm sẽ xử lý thông tin, xác định vị trí xảy ra cháy và phát tín hiệu đến các thiết bị đầu ra như còi, đèn để phát ra âm thanh, đèn cảnh báo kết hợp ngắt hệ thống điện, bật hệ thống chữa cháy… Hệ thống cảnh báo lũ được hoạt động theo quy tắc khi mực nước lên cao, các cảm biến tạo ra dòng điện đi qua rơ-le để bật thiết bị cảnh báo. Bên cạnh đó, chúng em lắp thêm hệ thống phao nổi gồm các thùng phuy và trụ thép trượt chống bão lũ. Khi nước dâng lên đến hệ thống phao, nó sẽ nâng toàn bộ công trình lên theo mực nước trong giới hạn của cột thép", Hùng nói.

Phần mái ngôi nhà cũng được hai em thiết kế lại với góc nghiêng 20 độ để hạn chế lực tác động của gió vào công trình. Đầu tháng 1/2017, mô hình nhà an toàn chống động đất, bão lũ và hạn hán của hai em Khánh và Hùng đạt giải Nhì lĩnh vực Vật lý (không có giải Nhất) cuộc thi Khoa học kỹ thuật khối học sinh trung học năm học 2016-2017 do Sở GD-ĐT Quảng Trị tổ chức.

Khánh và Hùng cùng với thầy giáo tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật khối trung học.

Khánh và Hùng cùng với thầy giáo tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật khối trung học.

Thầy giáo Nguyễn Hoài Nam, Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Linh cho biết: “Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em hoàn thiện công trình của mình. Mô hình thiết kế nhà an toàn chống động đất, bão lũ và hỏa hoạn của 2 em Khánh và Hùng rất có triển vọng và có thể ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Tuy nhiên, để làm được điều đó, nhà trường mong muốn ngành giáo dục và ban, ngành các cấp sớm quan tâm đầu tư, hỗ trợ để các em có điều kiện đưa thiết kế này áp dụng vào thực tiễn cho những nơi thương xuyên hứng chịu thiên tai, thảm họa và người dân nghèo trên khắp cả nước".

Đăng Đức – Hà Giang



Xem nguồn

SAT, ACT, kỳ thi chuẩn hóa Mỹ và việc xét tuyển sinh đại học ở Việt Nam

Posted: 21 Jan 2017 08:21 PM PST


 – Trong những nỗ lực hội nhập quốc tế về giáo dục Việt Nam, một số chương trình thi chuẩn hóa (standardized test) đã được "nhập khẩu" từ Mỹ, mà cụ thể là SAT gần đây được Trường ĐH Quốc tế TP.HCM công bố là một trong những yêu cầu để xét tuyển nhập học năm 2017 [1].

Nếu nhìn về lịch sử, SAT, ACT và các kỳ thi chuẩn hóa có lịch sử một thập kỷ ở Mỹ, được sử dụng khá rộng rãi trong các trường đại học để xét tuyển sinh dựa trên số lượng nhiều học sinh thi.

SAT khá nổi tiếng vì theo truyền miệng, muốn vào các đại học "top", điểm thi SAT càng cao, cơ hội càng nhiều, và thậm chí, nếu có ai đọc bảng tin xếp hạng đại học của US News [2] sẽ thấy cả thông tin về điểm trung bình SAT ở từng trường mà người đọc muốn khảo cứu (mục Test Scores).

Nói như vậy, để thấy ảnh hưởng của SAT trên toàn hệ thống giáo dục Mỹ và thế giới là như thế nào.

SAT, ACT và các kỳ thi chuẩn hóa khác hiện đang được đánh giá như thế nào ở Mỹ?

GS. Linda Darling-Hammond (Stanford) [3], trong bài viết gần đây của bà về thách thức về việc dạy và học ở thế kỷ 21 có chia sẻ "… do bởi các kỳ kiểm tra trước đây đã được thiết kế không phải để đo lường các kỹ năng (kỹ năng lao động cho thế kỷ 21 – ND), chúng ta cần nỗ lực để xây dựng hệ thống đánh giá mới mà có thể đánh giá tiến bộ của học sinh hướng đến những đánh giá mà đại học và nghề nghiệp, công việc yêu cầu sau này đòi hỏi".

Theo như bà và nhiều đồng nghiệp nghiên cứu nhiều năm, tiếc là, SAT, ACT hay bất kỳ kỳ thi chuẩn hóa nào khác không hỗ trợ việc đánh giá năng lực học tập tích cực, sáng tạo và giải quyết vấn đề như đòi hỏi của thời đại này [4].

Mỹ, theo như rất nhiều nghiên cứu chuyên ngành giáo dục, đã tụt hạng khá nhiều trong hơn 30 năm qua. Mỹ đã từng là nước hàng đầu trong giáo dục vào những năm 70s, nhưng đến nay, kết quả kiểm tra các môn toán – đọc – khoa học của học sinh Mỹ đứng gần như thấp hơn tất cả các nước phát triển, sau cả Việt nam, mà nguyên do, theo GS. Darling-Hammond chỉ ra, "Mỹ đã quá tập trung vào các kỳ kiểm tra, kiểm tra chuẩn hóa và những câu hỏi thi lựa chọn đúng sai (multiple choice)" [5], trong khi thiếu đi những giáo viên được lựa chọn và đào tạo có chất lượng, nhằm hướng dẫn cho học sinh những kỹ năng học tập của thế kỷ 21″.

Cùng chia sẻ ý kiến trên của GS. Darling-Hammond, GS. TS. Mark Tucker [6], Giám đốc Trung Tâm Quốc Gia Nghiên cứu Giáo dục Và Kinh tế (NCEE), người có nghiên cứu hơn 20 năm về những nước phát triển giáo dục tiên tiến trên thế giới, từ Phần Lan, Singapore, Đài Loan, Thượng Hải…cũng có cùng nhận định về lý do tại sao Mỹ đã tụt hạng trong giáo dục phổ thông.

Trong báo cáo Fixing Our National Accountability System (tạm dịch, Chấn chỉnh Hệ thống Minh bạch trong nền giáo dục quốc gia), ông và GS. Darling-Hammond đều chỉ ra sự thất bại của hệ thống thi chuẩn hóa của Mỹ, khi tác dụng đo lường tính sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề, những kỹ năng học tập cho học sinh trong thế kỷ 21 đã không thể phát huy với cách thi chuẩn hóa bằng những câu hỏi lựa chọn.

Bên cạnh đấy, kỳ thi chuẩn hóa lại là ví dụ điển hình của sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội Mỹ, do bởi hầu hết những gia đình trung lưu trở lên mới có khả năng cho con học và luyện thi tốt kỳ thi SAT, ACT, trong khi các gia đình nghèo và trung bình, đa phần các em không thể có điểm thi tốt vì không có cơ hội luyện thi hay học thêm [7].

Ở Mỹ hiện nay, phần nhiều các nghiên cứu đang chỉ ra là thi quá nhiều và thi theo chuẩn đang làm hỏng hệ thống giáo dục Mỹ, vì Mỹ đã sử dụng kết quả kiểm tra và kỳ thi để đánh giá năng lực giáo viên ("test-based accountability and teacher evaluation") [6]. Theo đó, học đã trở thành "luyện thi", thay vì học vì kiến thức.

Các nhà nghiên cứu của Harvard đã nghiên cứu và đưa ra đề xuất về việc thay đổi các kỳ kiểm tra tại hệ thống trường K-12 (mầm non đến cấp 3), và chỉ coi các kết quả kiểm tra chuẩn hóa như một lựa chọn tham khảo (optional) [8].

Theo xác nhận từ Harvard, không có mối liên kết trực tiếp giữa điểm thi của kỳ thi chuẩn hóa với năng lực học tập của học sinh sau khi vào đại học.

Hơn thế nữa, Harvad cũng ghi nhận việc cần thay đổi tư duy về đánh giá năng lực của học sinh, không chỉ dựa trên điểm học trung bình cấp 3 hay điểm thi chuẩn hóa, vì điều này đi ngược với giá trị cơ bản của học tập là "phát triển năng lực tiềm ẩn và trở thành người có khả năng tự học suốt đời", bên cạnh một lý do rất Mỹ là điểm thi không minh chứng được cho năng lực lãnh đạo, khả năng quan tâm và yêu thương người khác, vì cộng đồng và vì sự tiến bộ của xã hội.

Chính vì lẽ đó, nghiên cứu của Harvard đã mạnh dạn đề xuất sự thay đổi việc xét tuyển vào đại học, coi trọng sự tử tế, quan tâm, tình thương và những hoạt động giúp đỡ gia đình và cộng đồng, năng lực tự chịu trách nhiệm, khao khát học tập, mới là yếu tố quan trọng nhất, khi xét đến năng lực của một cá nhân vào đại học.

Năm 2016, theo Reuters điều tra, kiểu thi mới SAT cũng đã tạo thêm nhiều sự khó khăn và bất lợi cho học sinh, vì lý do College Board đã sử dụng những ngôn ngữ toán không phù hợp [8], và đây là một trong nhiều lý do mà rất nhiều hội cha mẹ, hội giáo viên phản đối, không cho con tham gia thi SAT, theo nghiên cứu của Teachers College – Columbia University [9].

Xét về bản chất, các nhà nghiên cứu, nhà giáo hay cha mẹ đều đồng ý với nhau ở 1 điểm, kỳ thi chuẩn hóa mà College Board hay ACT cung cấp, không phản ánh là "kỳ thi cho chất lượng dạy và học".

GS. Darling-Hammond có nhấn mạnh đến mục đích của giáo dục phải "vì một cộng đồng tốt" (public good), thì mới có giáo dục tốt, chứ SAT, ACT, GRE, GMAT…bản chất là vì "private good"(tạm dịch, lợi ích tư hữu), khi những kỳ thi này được quản lý và phát triển bởi các tập đoàn hay tổ chức tư nhân, được ủng hộ bởi một số quan chức, đã buộc mỗi năm gần 2 triệu học sinh phải thi chuẩn hóa để vào đại học [10].

Kiểm tra để đảm bảo chất lượng dạy và học là điều đúng đắn, nhưng việc thực hiện kiểm tra đánh giá ra sao, bằng cách nào lại cần phải tư duy mới cho phù hợp với yêu cầu thực tế của dạy và học. Trên thực tế, hơn 925 + trường đại học tại Mỹ có kiểm định đã không còn sử dụng SAT, ACT hay bất kỳ điểm thi chuẩn hóa nào để xét tuyển đại học nữa [11], trong đó có những đại học rất uy tín như University of Chicago (chỉ là một hệ số tham khảo) [12].

Rất nhiều ý kiến từ Harvard, Stanford và các Hội Phụ Huynh, Giáo viên Mỹ đã ghi nhận những hệ quả xấu từ kỳ thi chuẩn hóa, và yêu cầu chỉ dùng kỳ thi này để tham khảo khi xét tuyển đại học.

Thêm vào đó, họ mong được đánh giá học sinh một cách toàn diện, nhấn mạnh đến những nhóm kỹ năng mà cách mạng công nghệ 4.0 đòi hỏi, đặc biệt là tính nhân bản như một con người có trách nhiệm trong một cộng đồng, như GS. Darling-Hammond chia sẻ trong bài viết và trong báo cáo của NCEE.

Với tất cả những nghiên cứu và cảnh báo trên từ thực tế kỳ thi chuẩn hóa tại Mỹ, tôi không khỏi băn khoăn về áp dụng tuyển sinh ở Việt Nam trong tương lai gần. Đặc biệt khi thông báo về đề án đổi mới giáo dục phổ thông vừa được công bố, nhằm xác định dạy và học ở cấp phổ thông ở Việt nam sẽ phát triển theo hướng toàn diện và nhân văn như đề xuất của Harvard.

Nguyễn Lan Hương (NewAsia Global Learning)

************************

Tài liệu tham khảo:

[1] http://thanhnien.vn/giao-duc/truong-dh-quoc-te-to-chuc-ky-thi-sat-785262.html

[2] http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/dai-hoc-quoc-gia-ha-noi-co-the-quan-ly-ky-thi-sat-cua-my-tai-dong-nam-a-3401549.html

[3] http://learningpolicyinstitute.org/blog/now-we-confront-real-equity-challenge-providing-access-21st-century-learning

[4] https://www.youtube.com/watch?v=RtYszdSU1Yg

[5] http://www.ncee.org/wp-content/uploads/2014/08/FixingOurNationalAccountabilitySystemWebV4.pdf

[6] The Flat world and Education. How America' commitment to equity will determine our future. Linda Darling-Hammond . 2010. Columbia University.

[7] Harvard – Making Care Common Project – http://mcc.gse.harvard.edu/files/gse-mcc/files/20160120_mcc_ttt_execsummary_interactive.pdf?m=1453303460

[8] Reuters investigation new SAT design disadvantages low-score students. http://blogs.edweek.org/edweek/high_school_and_beyond/2016/09/reuters_investigation_new_sat_design_puts_low-scorers_at_disadvantage.html?cmp=eml-enl-eu-news3

[9] https://www.tc.columbia.edu/media/news/docs/Opt_Out_National-Survey—-FINAL-FULL-REPORT.pdf;

http://www.takepart.com/article/2016/04/06/black-leaders-not-down-with-opt-out-standardized-testing

[10] http://www.stanforddaily.com/2014/12/02/i-am-more-than-a-number-the-case-against-sat-scores-in-college-admissions/

[11] http://fairtest.org/schools-do-not-use-sat-or-act-scores-admitting-substantial-numbers-students-bachelor-degree-programs;

http://blogs.edweek.org/teachers/work_in_progress/2016/01/testing_an_unfortunate_roadblo.html;

https://www.washingtonpost.com/local/education/study-says-standardized-testing-is-overwhelming-nations-public-schools/2015/10/24/8a22092c-79ae-11e5-a958-d889faf561dc_story.html?utm_term=.b8f1de9e602d;

Standardized Testing, Public Education, and Profits

[12] At UChicago, you are more than your GPA or test score.

https://collegeadmissions.uchicago.edu/apply



Xem nguồn

Nhiều nguồn để thưởng Tết cho giáo viên trong nhà trường

Posted: 21 Jan 2017 07:38 PM PST


LTS: Trước những câu chuyện về thưởng Tết của giáo viên, tác giả Trần Vũ cho rằng có nhiều nguồn để thưởng Tết cho giáo viên.

Điều quan trọng là phụ thuộc vào cái tài của người Hiệu trưởng. Theo tác giả, mức thưởng Tết là căn cứ đánh giá tài lãnh đạo của Hiệu trưởng nhà trường.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Trên báo Dân Việt ngày 13/1/2017 trong bài viết: "Tranh cãi: Giáo viên có cần có thưởng Tết?", có đoạn: 

"Có sản xuất, kinh doanh, có sản phẩm, quy ra tiền mới có thưởng; nghề giáo là một nghề đặc thù, sản phẩm là kiến thức cho học sinh – thứ không thể đo đếm được;

hơn nữa, giáo viên đã có 3 tháng nghỉ hè được hưởng lương; mỗi năm cũng có chút chế độ riêng của ngày 20.11, khai giảng năm học mới; các ngành khác làm gì có những điều này; thầy cô hãy coi đó là thưởng Tết, không nên than vãn“. 

Còn trên báo Giáo dục Việt Nam ngày 14/1/2017 trong bài: "33 năm đứng lớp chưa biết thưởng Tết là gì?", có viết: 

"Cuối năm, nếu quỹ Công đoàn còn dư thì nhà trường mua tặng mỗi giáo viên gói mì chính hay chai nước mắm gọi là gói quà động viên thầy cô dịp Tết đến Xuân về ".

Vậy, chuyện thưởng Tết hằng năm ở các cơ sở trường học (từ mầm non đến trung học phổ thông), có đúng thực trạng như các Báo đã nêu không? 

Thưởng Tết cho giáo viên phụ thuộc nhiều vào tài lãnh đạo của Hiệu trưởng nhà trường. (Ảnh minh họa trên vov.vn)

Chưa tính, khoản trợ cấp Tết của UBND cấp Tỉnh, Thành phố; ở bất kỳ trường học nào từ vùng sâu, miền núi, hải đảo đến thành phố, thị xã đều có nguồn kinh phí được để lại cho hoạt động Công đoàn từ:

2% quỹ tiền lương của đơn vị và 1% đoàn phí của công đoàn viên và trong mục chi hoạt động phong trào có khoản chi động viên, khen thưởng

(Theo Quyết định số: 272/QĐ-TLĐ ngày 07/ 03/ 2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quy định về  thu, chi, quản lý tài chính Công đoàn cơ sở).

Vì vậy, Công đoàn các trường học không thể không có quà Tết cho giáo viên.

Trừ các đơn vị trường học ở vùng sâu, miền núi, hải đảo, trường Mầm non và Tiểu học… các trường còn lại đều có nguồn thu dịch vụ: căn-tin và giữ xe học sinh.

Nguồn thu này khá lớn nhất là các trường ở thành thị, được nhà trường đưa Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Có trường quy định 50% trong tổng số thu để chi cho con người, trong đó có chi trợ cấp Tết cho giáo viên ít nhất 100.000 đồng/ người.

Thế nên, không thể có chuyện giáo viên trắng tay đón Tết, như ở trường Tiểu học Nguyễn Thi, quận 11, TP. Hồ Chí Minh (Báo Dân trí ngày 13/1/2017).

Tương tự như thế, bất kỳ trường học dù ở vùng, miền nào, thì hằng năm đều được ngân sách Nhà nước cấp theo dự toán và thu học phí theo quy định của UBND Tỉnh, Thành phố (trừ bậc Tiểu học). 

Thế nên, các đơn vị trường học đều có nguồn kinh phí không phải nhỏ để chi thường xuyên và được đưa vào Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

(theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp và Thông tư số 71/2006/TT- BTC ngày 09/8/2006 của Chính phủ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập có thu). 

Trong Quy chế chi tiêu nội bộ, có nhà trường quy định mục chi: Ngày lễ, Tết, thăm hỏi, hiếu hỉ, trợ cấp khó khăn cho giáo viên; có trường quy định phân bổ 75% kinh phí tiết kiệm từ các khoản chi thường xuyên làm quỹ tăng thu nhập

để chia đều hoặc chia theo danh hiệu thi đua cho cán bộ, giáo viên và nhân viên vào dịp Tết Nguyên đán; có trường giáo viên được chia từ 5 – 10 triệu đồng/ người. 

Khoản tăng thu nhập này, giáo viên được chia nhiều hay ít, tuỳ thuộc vào năng lực quản lý nhà trường của Hiệu trưởng, trong việc tiết kiệm các khoản chi thường xuyên như:

Điện, nước, điện thoại, vật tư văn phòng, hội nghị, tiếp khách; chống lãng phí trong mua sắm tài sản cố định, sửa chữa máy móc, thiết bị ; xây dựng và sửa chữa cơ sở vật chất…

Từ khi có Thông tư 17 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm, các cơ sở trường học tổ chức dạy tăng tiết (dạy 2 buổi/ ngày) trong nhà trường có thu học phí của học sinh.  

Giáo viên có quyền mơ tiền thưởng Tết?

Nguồn thu này cũng khá lớn ở những trường hạng 1; được đưa vào Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; có trường quy định giáo viên trực tiếp dạy được hưởng 80% trên tổng số thu;

Có trường sử dụng 15% số thu còn lại chi cho sửa chữa nhỏ cơ sở vật chất, chi hỗ trợ ngân sách nhà nước và  sử dụng 5% để chi cho những người trực tiếp làm công tác quản lý thu, bao gồm: Hiệu trưởng, Hiệu phó, Giám thị. 

Bảo vệ, Kế toán và Thủ quỹ, tất nhiên Hiệu trưởng được chi nhiều nhất; trong khi ở nhiều trường phần lớn khoản thu này do giáo viên chủ nhiệm trực tiếp thu qua lớp trưởng, đương nhiên khi mất mát giáo viên chủ nhiệm phải bồi thường, nhưng lại không được hưởng. 

Thiết nghĩ Hiệu trưởng nhà trường cần dành một khoản trong 5% nguồn thu này để chi trợ cấp Tết cho giáo viên chủ nhiệm là hợp lý.

Ngoài ra, tất cả các đơn vị trường học, trường nào cũng có các khoản hoa hồng, bao gồm: 

Mua sắm trang thiết bị, máy móc; mua văn phòng phẩm; thu hộ bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể học sinh (giáo viên chủ nhiệm thu); mua học bạ, phù hiệu, đồng phục, quần áo thể dục cho học sinh; từ xây dựng và sửa chữa cơ sở vật chất…

Có trường các khoản hoa hồng này Hiệu trưởng, Kế toán và Thủ quỹ chia nhau hưởng; 

Thiết nghĩ, Hiệu trưởng nhà trường phải đưa các khoản này vào Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị (Theo Nghị định số 68/2006/NĐ-CP ngày 18/7 /2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí); quy định trích % trên tổng số thu để thưởng Tết cho giáo viên. 

Từ thực trạng trên đây, có thể khẳng định trong trường học dù ở địa bàn nào, ở bậc học nào, không phải không có nguồn để thưởng Tết (trợ cấp Tết) cho giáo viên và mức thưởng Tết là căn cứ đánh giá tài lãnh đạo của Hiệu trưởng nhà trường.

Bởi lẽ thưởng Tết dù ít, dù nhiều cũng ấm lòng thầy cô giáo mỗi dịp Xuân về Tết đến. Đó còn là động lực để họ ra sức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.



Xem nguồn

Những Hiệu trưởng “tiêu biểu” năm 2016

Posted: 21 Jan 2017 06:56 PM PST


LTS: Nhìn lại năm 2016, ngoài những tấm gương xuất sắc trong ngành giáo dục thì đâu đó vẫn còn những cái tên bị dư luận lên án.

Thầy giáo Nguyễn Cao có tổng kết những Hiệu trưởng gây xôn xao trong dư luận trong năm qua.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Ở bất kì một đơn vị trường học nào thì vai trò của Hiệu trưởng cũng vô cùng quan trọng. 

Nếu như người Hiệu trưởng có tâm, có tầm, biết cống hiến và phấn đấu vì sự nghiệp chung của ngành, của trường thì sẽ nâng được uy tín, vị thế, danh dự đơn vị và cho địa phương sở tại. 

Ngược lại, nếu như những Hiệu trưởng chỉ biết lo lợi ích cho bản thân, chỉ biết sống cho mình thì không chỉ tự làm mất uy tín của cá nhân mà làm liên lụy đến đơn vị và địa phương. 

Trong bài viết này, chúng tôi xin điểm lại một số Hiệu trưởng "đình đám" đã được báo chí "quan tâm" nhiều trong năm 2016. 

Và, chính họ – những người đã và đang làm cho bức tranh của ngành giáo dục thêm xấu xí. Tiếc rằng, họ lại là những người đang đứng đầu một đơn vị giáo dục.

Tháng 4/2016, Công an huyện Phước Long (Bạc Liêu) cho biết đã tiếp nhận đơn của ông Lê Văn Sum (sinh năm 1970, ngụ ấp Mỹ Tân, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long) tố cáo việc con gái của ông bị thầy Trần Văn Toàn, Hiệu trưởng Trường tiểu học C xã Vĩnh Phú Đông sàm sỡ ngay tại trường. 

Ngôi trường nơi thầy Trần Văn Toàn có hành vi sàm sỡ học sinh. (Ảnh: baodatviet.vn)

Sự việc này được em Lê Thị Anh T (11 tuổi), nữ sinh lớp 5B (con gái của ông Sum) kể lại:

"Em đã hai lần bị thầy hiệu trưởng có hành động khó hiểu, một lần trong nhà vệ sinh của trường và lần khác bị thầy hiệu trưởng ôm lúc đó em rất sợ và vùng vẫy chạy ra nhưng thầy đã kéo em lại và sờ vào những vùng nhạy cảm của em". 

Và, hành động này đã được em N.T.M.E dùng điện thoại ghi lại.

Dư luận cả nước đã có một thời gian "dậy sóng" về việc cô Nguyễn Thị Kim Liên, Hiệu trưởng của trường Tiểu học Phù Ninh – Phú Thọ xuất hiện trong chương trình “Ai là triệu phú?”, phát sóng tối ngày 14/6/2016, đã khiến nhiều khán giả xem truyền hình bất ngờ bởi vì cô hiệu trưởng trả lời 8 câu hỏi thì 4 câu phải nhờ… trợ giúp. 

Trong đó, có câu cô trả lời “Nghĩa trang Hàng Dương nằm ở Quảng Trị“! Sự đúng, sai của một chương trình giải trí của đài truyền hình không có gì ghê gớm nhưng có điều trước khi chương trình bắt đầu, cô hiệu trưởng đã khoe thường xuyên đạt các giải nhất và ‘ít nhì’ trong các cuộc thi từ tiểu học, đến cao học, thi về quản lý…

Có điều, với một Hiệu trưởng "liên tục giỏi" như thế mà không trả lời được một số câu hỏi cơ bản trong phần đầu của chương trình thì dư luận có quyền đặt ra câu hỏi về kiến thức của vị Hiệu trưởng này có thực sự "giỏi" và có nhất thiết phải cần khoe nhiều thế không?

Đã điều chuyển ông hiệu trưởng 30 năm "độc quyền" đi trường khác

Dư luận cũng chưa quên sự việc ông Phan Văn Hưng vẫn tự nhận mình có học hàm là giáo sư, học vị là Tiến sĩ và là hiệu trưởng của Học viện Kinh tế Sáng tạo ở Hà Nội. 

Nhưng, với hành động đứng lên bàn (cho dù là bàn của mình), chống nạnh, chỉ trỏ và xưng hô "mày – tao" với học viên được xem là hành động phản cảm nhất trong năm vừa qua. 

Và, người "Hiệu trưởng" này cũng đã trở thành đề tài khai thác liên tục cho hàng loạt các tờ báo trong một thời gian dài.
    
Ngoài những Hiệu trưởng được báo chí "quan tâm" nhiều như đã liệt kê ở trên thì trong năm 2016 cũng đã có hàng loạt các Hiệu trưởng được nhiều tờ báo chỉ tên, điểm mặt về những vi phạm như thầy Hiệu trưởng độc quyền 30 năm ở Cà Mau; 

Chuyện một nữ Hiệu trưởng vi phạm trong thu chi "bị" kỉ luật là… điều chuyển về Phòng giáo dục ở Nghệ An; 

Chuyện một nữ Hiệu trưởng hai lần vi phạm trong thu chi của đơn vị được điều chuyển đi làm Hiệu trưởng… ở một trường khác ở Quảng Trị…
    
Chúng ta biết rằng ngành giáo dục là ngành đào tạo con người.

Dù cho năm 2016 đi qua ngành đã có nhiều những điểm sáng nhưng vẫn có những mảng tối mà ở đó là sự vô tình hoặc cố ý mà nhiều thầy cô giáo đã gây nên. Trong đó, có cả những Hiệu trưởng nhà trường!

Hi vọng, bức tranh của ngành giáo dục năm 2017 sẽ là những gam màu sáng.

Và, những hiệu trưởng nhà trưởng thực sự là những người dẫn dắt, là linh hồn cho mỗi đơn vị trường học phát triển.



Xem nguồn

14 đề thi THPT thử nghiệm và dự án triệu đô được khởi động

Posted: 21 Jan 2017 06:12 PM PST


Thủ tướng ban hành danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân gồm: Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân cấp I, cấp II và cấp III. Trong đó, Cấp I: Trình độ giáo dục, đào tạo; Cấp II: Lĩnh vực giáo dục, đào tạo; Cấp III: Nhóm chương trình, nhóm ngành, nhóm nghề giáo dục, đào tạo.

Cụ thể, Danh mục cấp I gồm các trình độ giáo dục, đào tạo sau: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Danh mục cấp II, III gồm các lĩnh vực giáo dục, đào tạo và các nhóm chương trình, nhóm ngành, nhóm nghề giáo dục, đào tạo sau: Chương trình cơ bản (gồm chương trình giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông); chương trình xoá mù chữ; chương trình giáo dục chuyên biệt; khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; nghệ thuật (gồm mỹ thuật, nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật nghe nhìn, mỹ thuật ứng dụng); nhân văn (gồm ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam, nước ngoài); khoa học xã hội và hành vi (gồm kinh tế học, khoa học chính trị, xã hội học và nhân học, tâm lý học, địa lý học, khu vực học)…

Khởi động dự án triệu đô hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông

Chiều 17/1, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị khởi động dự án “Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông” (RGEP) với cam kết tài trợ cho vay 77 triệu USD (vốn ODA ưu đãi) và 3 triệu USD (vốn đối ứng) từ Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam để thực hiện dự án.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng phát biểu khởi động dự án

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng phát biểu khởi động dự án

Ông Đoàn Văn Ninh – Giám đốc Ban quản lý dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông cho hay, kết quả đầu ra chính của dự án gồm 7 nội dung: Chương trình giáo dục phổ thông mới dựa trên năng lực được ban hành; Tài liệu hướng dẫn dạy học và tài liệu hướng dẫn biên soạn sách giáo khoa cho các tổ chức, cá nhân; Bộ sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT biên soạn được phê duyệt cho phép sử dụng; Học sinh khó khăn được mượn sách giáo khoa mới; Sách giáo khoa song ngữ (tiếng Việt – tiếng dân tộc thiểu số); Hệ thống tập huấn, bồi dưỡng giáo viên qua mạng được đưa vào hoạt động; Hệ thống đánh giá định kỳ năng lực giáo dục quốc gia được xây dựng và áp dụng.

Dự án bao gồm 4 thành phần, trong đó thành phần "Hỗ trợ biên soạn và thực hiện sách giáo khoa theo chương trình mới" chiếm 25% kinh phí. Thành phần "Hỗ trợ đánh giá và phân tích kết quả học tập để liên tục cải tiến chương trình và chính sách giáo dục phổ thông" chiếm gần 50% kinh phí. 25% còn lại dành cho hai thành phần "Hỗ trợ phát triển chương trình" và "Quản lý dự án".

Công bố 14 đề thi thử nghiệm kỳ thi THPT quốc gia 2017

Chiều 20/1, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố bộ đề thi thử nghiệm 14 môn thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 để thí sinh và các nhà trường có thêm cơ sở tham khảo, vận dụng trong dạy học và ôn tập.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT tiếp tục triển khai xây dựng bộ đề thi thử nghiệm theo 5 bài thi để công bố rộng rãi ngay sau khi học sinh lớp 12 hoàn thành chương trình năm học 2016-2017 (dự kiến giữa tháng 5/2017), giúp các cơ sở giáo dục và thí sinh tập dượt, làm quen với định dạng đề thi và phương thức thi theo bài để tiếp tục ôn luyện, chuẩn bị thi.

Chiều 20/1, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố bộ đề thi thử nghiệm 14 môn thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 (ảnh: minh họa)

Chiều 20/1, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố bộ đề thi thử nghiệm 14 môn thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 (ảnh: minh họa)

Ma trận đề thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 đã được xây dựng phù hợp với hình thức thi theo bài đã công bố trong Phương án thi. Căn cứ ma trận đề thi, Bộ GD-ĐT xây dựng các đề minh họa làm cơ sở cho giáo viên và học sinh tham khảo trong dạy học và ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi.

Đình chỉ hiệu trưởng "bỏ túi riêng" hàng trăm triệu đồng tiền ăn của trẻ

Liên quan vụ bà Ngô Thị Hòa – Hiệu trưởng Trường Mầm non Tuổi Ngọc (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) "bỏ túi riêng" hàng trăm triệu đồng tiền ăn của trẻ, UBND quận Liên Chiểu vừa có quyết định đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng đối với bà Hòa.

Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, theo kết luận của Thanh tra Quận Liên Chiểu (Đà Nẵng), qua thanh kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động nhà trường tại Trường Mầm non Tuổi Ngọc, phát hiện trường này sai phạm quy định hành chính, pháp luật trong thu chi hành chính với tổng số tiền hơn 628 triệu đồng. Trong đó, thu tiền học năng khiếu của trẻ không nhập quỹ gần hơn 195 triệu đồng, phần chênh lệch từ tiền ăn các bữa và tiền sữa của trẻ từ tháng 9/2015 – 5/2016 là hơn 433 triệu đồng.

Từ tổng số tiền sai phạm quy định hành chính, pháp luật hơn 628 triệu đồng, bà Ngô Thị Hòa đã lấy sử dụng cho mục đích cá nhân gần 200 triệu đồng; sử dụng chi cho các hoạt động không đúng mục đích của nhà trường hơn 428 triệu đồng.

Bộ Công thương lên tiếng về kết luận thanh tra tại trường ĐH Điện lực

Bộ Công thương vừa có thông báo chính thức về việc thực hiện kế luận thanh tra Trường ĐH Điện lực được dư luận phản ánh trong thời gian qua.

Theo đó, ngày 12/10, Bộ Công thương đã thành lập Tổ công tác đôn đốc, giám sát việc thực hiện Kết luận thanh tra về một số sai phạm, hạn chế của Trường ĐH Điện lực trong công tác tuyển sinh, liên kết đào tạo, quản lý chất lượng đào tạo…

Trường ĐH Điện lực

Trường ĐH Điện lực

Tổ công tác đã yêu cầu Trường ĐH Điện lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện một việc như báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra 3 lần vào các ngày 31/10, 5/12 và 30/12.

Trường ĐH Điện lực cũng công khai kết luận thanh tra 8674/KL-BCT ngày 16/9 của Thanh tra Bộ Công thương đồng thời tiến hành rà soát các khoản thu, chi tài chính của một số lớp liên kết đào tạo, rà soát số sinh viên của các lớp liên thông, liên kết về điều kiện đầu vào, tuyển sinh, kết quả đào tạo, điều kiện tốt nghiệp…

Bên cạnh đó, Trường ĐH Điện lực cũng kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của trường khi để xảy ra các sai phạm, thiếu sót, tiến hành xử lý kỷ luật những tập thể, cá nhân có sai phạm.

Mỹ Hà



Xem nguồn

GS. Phạm Minh Hạc: Nước ta muốn phát triển thì phải đưa trẻ lên lớp dạy cả ngày

Posted: 21 Jan 2017 05:30 PM PST


Điểm mới nhất của định hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới là sự phân biệt giữa giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp. 

Theo đó, giai đoạn giáo dục cơ bản gồm các cấp tiểu học và THCS; còn giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp học THPT.
  
Giai đoạn Giáo dục cơ bản sẽ bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục.

Đối với giai đoạn định hướng nghề nghiệp thực hiện từ cấp THPT gồm 2 giai đoạn nhỏ: Lớp 10 được coi là dự hướng nghề nghiệp còn lớp 11-12 là giai đoạn tiếp cận nghề nghiệp.

Dự kiến lớp 10 có 11 môn học bắt buộc là: Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Toán học, Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tin học, Thiết kế và Công nghệ trong đó mỗi học kỳ không quá 7 môn. 

Ngoài ra, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh, Hoạt động nghệ thuật và hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng là những môn học/hoạt động giáo dục bắt buộc. Môn học tự chọn là Ngoại ngữ 2.

Lớp 11-12 học sinh tự chọn tối thiểu 5 môn (trong các môn: ngữ văn 1, Ngữ văn 2, Toán 1, Toán 2, Ngoại ngữ 1, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học 1, Tin học 2, Thiết kế và công nghệ, Mỹ thuật, Âm nhạc).

Định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng

Nhận xét về định hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới, GS.Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo quy định chương trình mới bậc phổ thông bắt buộc chỉ còn 9 năm và bậc THPT gọi là định hướng nghề nghiệp (3 năm). 

Nhưng GS.Nguyễn Minh Hạc thấy rằng, trong định hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới nhất đã thiếu đi phần quy định bậc phổ thông 9 năm, 3 năm là định hướng nghề nghiệp mà Ban xây dựng chương trình mới chỉ chia đối với giai đoạn định hướng nghề nghiệp thực hiện từ cấp THPT gồm 2 giai đoạn nhỏ: Lớp 10 được coi là dự hướng nghề nghiệp còn lớp 11-12 là giai đoạn tiếp cận nghề nghiệp. 

Như vậy có nghĩa là năm lớp 11-12, người học được tự chọn các môn học. 

"Nước ta muốn phát triển thì phải đưa giáo dục lên dạy cả ngày” (Ảnh: giaoduc.net.vn)

Tuy nhiên, theo GS.Nguyễn Minh Hạc, hiện nay việc định hướng nghề nghiệp trong các văn bản ở nước ta chưa được quy định rõ ràng nay lại cho người học quyền tự chọn môn học như vậy thì e rằng hiệu quả sẽ không cao. 

GS.Hạc nêu minh chứng: "Vấn đề tự chọn môn học tôi đã thấy ở nước ngoài người ta thực hiện được một vài thập kỉ nhưng họ để thí sinh lựa chọn theo định hướng các nhóm trường, nhóm ngành như: Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Khoa học nông nghiệp, Y khoa, Y dược khoa, Bách khoa, Kinh tế (Tài chính, Ngân hàng, Kế toán…) có nghĩa là tính chất định hướng nghề nghiệp rất rõ ràng". 

Chính vì vậy, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng: "Tôi đề nghị Ban xây dựng chương trình nên chia theo kiểu các nhóm như tôi vừa nêu". 

Tuy nhiên, GS.Hạc cũng thừa nhận, với đề xuất này khiến những người làm chương trình lo ngại việc giáo viên hiện tại khó chuẩn bị để làm theo định hướng này. 

Nhưng Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phân tích, việc làm được hay không là trách nhiệm của các trường sư phạm. 

Trong thời gian đào tạo 4 năm, Nhà trường phải thay đổi định hướng nghề nghiệp theo các nhóm ngành này và sắp xếp chương trình, môn học đào tạo phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018 sắp tới. 

Giáo viên dôi dư sẽ đi đâu?

Sau khi biết hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới nhiều giáo viên lo lắng, bởi hiện nay lực lượng giáo viên ở các môn không thi để xét tuyển vào đại học, cao đẳng là rất lớn.

Nên nhiều giáo viên băn khoăn, nếu thực hiện theo đúng chương trình mới thì thầy cô sẽ làm gì?

Phân tích điều này, GS. Phạm Minh Hạc cho biết: "Đội ngũ giáo viên ở tất cả những nước kinh tế phát triển như nước ta trở lên, thậm chí nhiều nước chưa bằng ta thì họ đã học cả ngày lâu rồi.

Chương trình học phổ thông, hãy thay đổi toàn diện

(GDVN) – Nếu chúng ta không làm cho giáo dục Việt tốt hơn, chúng ta không có cơ hội trong tương lai, vì mức độ cạnh tranh ở thị trường kinh tế tri thức là quá lớn.


Còn ở nước ta, ngay ở bậc tiểu học mới chỉ có 75% học cả ngày, THCS thì ít, chỉ có trường tư học cả ngày, chỉ có học sinh bậc THPT được học cả ngày

Theo tôi, tôi ước đoán nếu học cả ngày thì Việt Nam sẽ thiếu giáo viên chứ không phải thừa" GS.Phạm Minh Hạc nhận định. 

Do vậy, GS.Phạm Minh Hạc nêu quan điểm: "Nước ta muốn phát triển thì phải đưa giáo dục dạy cả ngày, các nước đứng đầu thế giới về kinh tế như Mỹ, Tây Âu…họ đã phát triển giáo dục rất tốt. 

Đó là chưa nói tình trạng giáo viên ở nhiều nơi phân bổ không đều dẫn đến môn này thì thừa, môn khác thì thiếu. 

Bởi từ bậc THCS trở xuống thì số lượng giáo viên là do phòng Nội vụ quyết định còn bậc THPT là do Sở Nội vụ quyết định, vì thế họ quyết định theo số lượng chứ không theo bộ môn. 

Tôi nghĩ cái này Bộ GD&ĐT phải kiến nghị với Chính phủ, phải có tờ trình cho Chính phủ". 

Trước đó, trả lời báo chí, GS.Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới cho rằng, để giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên, chúng ta có thể thay đổi cách phân công giáo viên, giáo viên lớp 10 không chỉ dạy lớp 10 mà còn có thể dạy cả lớp 11, lớp 12. 

Ngoài ra, chương trình giáo dục phổ thông sẽ bổ sung thêm nhiều môn học hoặc nhiều nội dung học tập thuộc các lĩnh vực, khi đó sẽ thiếu giáo viên ở những môn học bổ sung.



Xem nguồn

Comments