Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Tìm ra công nghệ xử lý "quả bom" môi trường đe dọa Hải Phòng

Posted: 21 Jan 2017 07:40 AM PST


 Bãi thải hơn 4 triệu tấn của nhà máy phân bón DAP Đình Vũ (Hải Phòng) và 2 nhà máy khác của Việt Nam được coi như những “quả bom” môi trường, tiềm ẩn nguy cơ một “Formosa thứ 2” có thể được giải quyết triệt để bằng công nghệ mới.

Ngày 21/1, Viện Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng) tổ chức họp hội đồng khoa học kết hợp hội nghị khoa học về sản phẩm thạch cao nhân tạo thu được từ quá trình xử lý chất thải GYPS (bã thải thạch cao phosphogyp) từ nhà máy phân bón DAP Đình Vũ, Hải Phòng.

Đây là lần đầu tiên một cuộc họp hội đồng khoa học của một đề tài nghiên cứu khoa học được tổ chức một cách công khai với sự tham dự của các cơ quan truyền thông. Nhiệm vụ của đề tài là tìm ra quy trình công nghệ để chế biến bã thải thạch cao của dự án DAP Đình Vũ thành thạch cao nhân tạo làm phụ gia cho sản xuất xi măng.

Đơn vị thực hiện đề tài là các nhà khoa học thuộc Công ty TNHH Ngọc Linh. Theo PGS.TS Lương Đức Long, Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), chủ tịch hội đồng khoa học, đề tài do Công ty Ngọc Linh tự bỏ ngân sách thực hiện và đề nghị Viện Vật liệu xây dựng tổ chức hội đồng khoa học để đánh giá và kiểm định chất lượng sản phẩm.

Bãi thải thạch cao của nhà máy DAP Đình Vũ từ lâu đã trở thành vấn đề môi trường nhức nhối của thành phố Hải Phòng.

Tìm ra công nghệ xử lý 'quả bom' môi trường đe dọa Hải Phòng
Bãi thải bã thạch cao của nhà máy phân bón DAP Đình Vũ đang là mối họa lớn về môi trường đối với thành phố Hải Phòng. Ảnh: Hoàng Sang.

Theo ông Phạm Quốc Ka, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng thì DAP Đình Vũ là một trong những trọng điểm về ô nhiễm, trong đó vị trí ô nhiễm nhất chính là bãi thải thạch cao gây nên nhiều bức xúc.

Theo ông Ka, trong quá trình vận hành nhà máy DAP Đình Vũ đã nhiều lần xảy ra sự cố, đặc biệt là trong việc thu gom và xử lý nước rỉ từ bãi thải thạch cao. Bên cạnh đó là bụi, hơi axit làm ô nhiễm môi trường không khí.

Bãi thải thạch cao của nhà máy nằm ngay vị trí cửa ngõ đi vào vùng du lịch Cát Hải, Cát Bà, lại ở đầu nguồn gió và gần nguồn nước ngầm nên dễ gây ô nhiễm khi xảy ra sự cố” – ông Ka cho hay.

Đi vào vận hành từ năm 2009, tính tới cuối năm 2016, lượng phế thải thạch cao tích tụ tại bãi thải của DAP Đình Vũ đã lên tới gần 4 triệu tấn, hoàn toàn chưa được xử lý. Bã thải thạch cao tiềm ẩn nguy cơ rất lớn với môi trường do chứa nhiều chất độc hại như axít và các muối kim loại nặng, phóng xạ.

Ngoài DAP Đình Vũ, hiện còn có 2 nhà máy có nguồn phát sinh nguồn bã thải thạch cao lớn là Công ty CP DAP số 2 tại Lào Cai và tại Công ty CP hóa chất và phân bón Đức Giang – Lào Cai. Tính đến nay, tổng lượng bã thải thạch cao tồn đọng còn khoảng 5,6 triệu tấn.

Theo dự tính, với lượng phát sinh bã thải thạch cao từ các nhà máy phân bón và thức ăn gia súc khoảng 460 – 750 tấn/năm, ước tính, đến năm 2020, lượng bã thải sẽ lên tới 4 triệu tấn/năm.

Trong bối cảnh đó, việc tìm ra công nghệ xử lý bã thải thạch cao thành sản phẩm phụ gia cho quá trình sản xuất xi măng của các nhà khoa học ở Công ty Ngọc Linh được đánh giá là có nhiều ý nghĩa trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường đồng thời tạo ra loại phụ gia vật liệu xây dựng có giá thành rẻ.

Nhu cầu thạch cao trong sản xuất xi măng của Việt Nam hiện nay khoảng gần 3 triệu tấn/năm và sẽ tăng lên gần 4 triệu tấn vào năm 2020, chủ yếu là nhập khẩu do Việt Nam không có mỏ thạch cao tự nhiên. Trong khi đó, sản phẩm thạch cao nhân tạo sản xuất từ bã thải thạch cao có giá chỉ bằng 50-70% giá nhập khẩu.

Trong dự thảo kết luận của hội đồng khoa học đánh giá đề tài, ông Lương Đức Long cho biết, hiện cũng đã có một số công ty đã tìm cách tái chế bã thải thạch cao nhưng quy trình công nghệ bằng phương pháp hóa học của Công ty Ngọc Linh hoàn toàn khác và là bí quyết công nghệ độc đáo của các nhà khoa học của công ty.

Ông Long cũng khẳng định, quy trình công nghệ mà các nhà khoa học thực hiện đề tài đưa ra có cơ sở khoa học và có thể xử lý được các sản phẩm thạch cao đạt yêu cầu chất lượng của phụ gia sản xuất xi măng. Tuy nhiên, hội đồng cũng yêu cầu những người thực hiện đề tài làm rõ hơn quy trình công nghệ.

Tìm ra công nghệ xử lý 'quả bom' môi trường đe dọa Hải Phòng
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, việc các công ty tư nhân tham gia nghiên cứu khoa học giải quyết các vấn đề môi trường là hướng đi đáng hoan nghênh. Ảnh: Lê Văn.

Được giới thiệu là người theo dõi nghiên cứu từ những ngày đầu, ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, sở dĩ ông có mặt trong hội nghị là vì trong một cuộc họp Hội đồng Nhân dân Hải Phòng, có cử tri đã nói rằng, nếu không xử lý được vấn đề của DAP Đình Vũ thì đây có thể là nơi xảy ra sự cố Formosa thứ 2. Vì vậy, khi nghe nghiên cứu của Công ty Ngọc Linh, ông Lưu đã đề xuất liên hệ với Hải Phòng để đưa công nghệ đang nghiên cứu xử lý cho nhà máy DAP Đình Vũ.

Đây là một hướng đi rất đáng hoan nghênh khi công ty tư nhân tự bỏ tiền ra nghiên cứu. Nhưng quan trọng cuối cùng là sản phẩm được sản xuất ra đảm bảo tính ổn định, đảm bảo được các tiêu chí về môi trường cũng như mang lại hiệu quả về kinh tế xã hội lâu dài” – ông Lưu khẳng định.

Ông Phạm Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng hoan nghênh nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học đến từ một công ty tư nhân. Tuy nhiên, ông Hà cho rằng, nghiên cứu cần phải hoàn thiện quy trình sản xuất để đảm bảo quá trình sản xuất đại trà được suôn sẻ.

Chúng ta đều biết từ ý tưởng khoa học đến thử nghiệm rồi lưu hành đại trà là một quá trình và không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Nhiều nghiên cứu tốt, sản xuất thử nghiệm tốt nhưng đến lúc sản xuất đại trà lại ko tốt. Nếu chúng ta ko làm tốt thì sản phẩm chỉ để trưng bày” – ông Hà nói.

Bên cạnh đó, ông Hà cũng đề nghị các đơn vị liên quan nghiên cứu đề xuất công bố tiêu chuẩn quy chuẩn với sản phẩm thạch cao nhân tạo hiện còn thiếu cũng như khả năng ứng dụng thạch cao nhân tạo sản xuất từ bã thải thạch cao trong sản xuất của Tổng công ty Xi măng Việt Nam.

Lê Văn



Xem nguồn

Sẽ công bố báo cáo giáo dục hằng năm

Posted: 21 Jan 2017 06:16 AM PST


– Đó là thông tin được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đưa ra tại buổi làm việc với Trưởng đại diện các tổ chức của Liên hợp quốc tại Việt Nam gồm UNESCO, UNICEF, UNFPA và UN Women vào sáng 18/1.

Sẽ công bố báo cáo giáo dục hằng năm

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm việc với các tổ chức của LHP tại Việt Nam. Ảnh: Moet.

Trao đổi với đại diện UNESCO tại Việt Nam, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu ra 5 nội dung mong muốn nhận được hỗ trợ, quan tâm từ các tổ chức của Liên hợp quốc trong 5 năm tới. 

Đó là: Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các nữ giáo viên (đặc biệt nữ giáo viên sống ở khu vực nông thôn, các vùng miền núi, khó khăn, các khu công nghiệp, chế xuất); Nâng cao tầm vóc, thể lực cho học sinh để góp phần phát triển giáo dục toàn diện; Tìm giải pháp để khắc phục, hạn chế bạo lực học đường, tạo ra sự an toàn và thân thiện trong mỗi nhà trường và môi trường giáo dục nói chung; Hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực quản lý giáo dục ở mọi cấp học và trình độ đào tạo từ mầm non đến đại học; Hỗ trợ kỹ thuật về phương pháp thống kê các chỉ số phát triển nguồn nhân lực và chỉ số phát triển con người.

Để thực hiện 5 nội dung trên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ tổ chức một nhóm chuyên gia nghiên cứu. Nhóm chuyên gia này sẽ kết nối với các tổ chức của Liên hợp quốc để triển khai hiệu quả và bền vững các ý tưởng. Đơn vị đầu mối được Bộ trưởng giao thực hiện là Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Bộ trưởng cũng cho biết, tới đây, GD-ĐT sẽ có công bố báo cáo giáo dục Việt Nam thường niên. Đây sẽ là một báo cáo tiếp cận với chuẩn mực quốc tế về mặt kỹ thuật cũng như những nội dung, mục đích đặt ra.

Bộ trưởng đã đề xuất các tổ chức của Liên hợp quốc cùng hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật và giới thiệu chuyên gia uy tín để hỗ trợ xây dựng và công bố báo cáo này.

"Diễn đàn giáo dục phải được tổ chức hàng năm và phải trở thành một kênh thông tin chính thống và hữu ích công bố về các chủ trương, chính sách lớn về phát triển giáo dục Việt Nam. Đồng thời cũng là kênh công bố các thành tựu, kết quả và những nghiên cứu mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của Việt Nam. Việc này rất quan trọng để toàn bộ những người liên quan đến giáo dục cũng như thế giới biết. Đồng thời hướng tới giáo dục Việt Nam phải là một bộ phận của giáo dục toàn cầu, góp phần hướng tới thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển bền vững tới năm 2030", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Diễn đàn giáo dục Việt Nam dự kiến tổ chức vào đầu tháng 3 năm 2017.

Thanh Hùng



Xem nguồn

"Giao thông Hà Nội như trò chơi điền vào chỗ trống"

Posted: 21 Jan 2017 03:26 AM PST


 “Ở những thành phố lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội mọi người vẫn tham gia giao thông theo chiều hướng của trò chơi điền vào chỗ trống. Cứ chỗ nào trống là mình vào, không cần biết đấy là đâu”.


Nghệ sỹ Xuân Bắc, Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam tiết lộ về nội dung Táo quân Tết Đinh Dậu 2017 khi nói về hành động của những người trẻ để Thủ đô Hà Nội văn minh hơn tại chương trình tuyên dương
10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu 2016.

Xuân Bắc là một trong những người được trao tặng phần thưởng Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm đầu tiên – năm 2009.

Tại biểu giao lưu với các thế hệ gương mặt trẻ tiêu biểu của Thủ đô trong những năm qua, khi được đề nghị chia sẻ về những kỷ niệm từ những hoạt động thiện nguyện của mình, Xuân Bắc đã nói rằng, anh muốn được nói nhiều hơn đến công việc thực tế của mình.

Nghệ sỹ Xuân Bắc chia sẻ, anh luôn cho rằng, mỗi người không cần làm gì nhiều hơn là làm thật tốt việc mình cần làm. “Chúng ta ai cũng có vài trò, vị trí khác nhau trong cuộc sống. Vì vậy, bất kỳ ai, ở bất kỳ vai trò nào đều làm thật tốt công việc của mình đã là đóng góp tuyệt vời cho xã hội” – Xuân Bắc nói.

Xuân Bắc cho biết, khi được vinh danh là 1 trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu cách đây 8 năm, anh cảm thấy mình có thêm trọng trách, thêm sức nặng trên vai. Vì vậy, anh đã cùng những người đồng nghiệp của mình, cùng các bạn trẻ của Nhà hát Kịch Việt Nam tiếp tục dựng các tác phẩm đi biểu diễn về các nội dung chống phân biệt kỳ thị với người nhiễm HIV, bạo lực phụ nữ và trẻ em… cho tới việc chia sẻ những nồi cơm với những hoàn cảnh khóa khăn ở các bệnh viện.

Chúng tôi đã đi và làm rất nhiều. Vì vậy, tôi ít khi kể về kỷ niệm vì khi nói về kỷ niệm A thì có vẻ như sự kiện B nó lại ghen tức” – Xuân Bắc dí dỏm. “Bởi vì bất kỳ chương trình sự kiện nào cũng để lại cho chúng ta những cảm xúc“.

'Giao thông Hà Nội như trò chơi điền vào chỗ trống'
Nghệ sỹ Xuân Bắc chia sẻ tại buổi giao lưu với các gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2016 sáng 20/11. Ảnh: Lê Văn.

Xuân Bắc chia sẻ, là những người nghệ sĩ, có chút ảnh hưởng trong xã hội, anh luôn muốn nhân những ảnh hưởng đó lên theo chiều tích cực để làm cho cuộc sống xung quanh nhất là cuộc sống của Thủ đô Hà Nội thêm tốt đẹp hơn. Bởi vì là gương mặt tiêu biểu của Thủ đô thì trước hết phải làm tốt cho mình, làm tốt cho Thủ đô trước đã.

Chúng ta phải làm cho Thủ đô của mình giàu hơn, đẹp hơn, sạch hơn, ít người đi lên vỉa hè hơn…” – Xuân Bắc nói. “Đó là những việc làm rất cụ thể nhưng thiết thực“.

Xuân Bắc kể, có nhiều lần anh đã đứng im một chỗ trên vỉa hè, nơi mà mọi người đã phóng xe lên vỉa hè để đi mỗi lúc đường đông đến mức thành rãnh để không cho chiếc xe nào đi lên vỉa hè.

Có người gọi tôi, nói: ‘Anh Bắc cho em đi nhờ cái’. Tôi nói: ‘Nhờ làm sao được, đây là chỗ anh đứng mà’. Tôi không nói với các bạn ấy đây không phải là đường các bạn đi mà đây là chỗ cho người đi bộ. Tôi chỉ nói vui vẻ như vậy để nhắc nhở mọi người về ý thức tham gia giao thông” – Xuân Bắc kể.

Nói tới đây, Phó giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam cũng chia sẻ, vừa rồi ghi hình chương trình Táo quân cho Tết Đinh Dậu 2017, trong phân vai của mình, diễn viên Công Lý có nói: Giao thông ở những thành phố lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội mọi người vẫn tham gia giao thông theo chiều hướng của trò chơi điền vào chỗ trống. Cứ có chỗ nào trống là mình vào, không phân biệt đấy là đâu hết.

Tất nhiên, các cấp các ngành đều có những đợt cao điểm ra quân để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông nhưng tôi nghĩ những công việc cụ thể như thế chúng ta phải làm nhiều, đặc biệt là những công dân ưu tú, những người được vinh danh ở đây thì càng phải có trách nhiệm để Thủ đô ngày một văn minh, lịch sự hơn” – Xuân Bắc nói.

Xuân Bắc cho rằng, nếu mỗi người đều làm tốt công việc của mình, làm những điều tốt đẹp để cuộc sống của bản thân thêm ý nghĩa thì những người xung quanh sẽ yêu mến chúng ta hơn và cuộc sống cũng sẽ tốt đẹp hơn.

Lê Văn



Xem nguồn

Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch tên thật là gì?

Posted: 21 Jan 2017 02:44 AM PST


 – Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch (1921-1998) nguyên là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó thủ tướng Chính phủ), nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Việt Nam. Ông bắt đầu sự nghiệp ngoại giao từ một con số 0 và trở thành một nhà ngoại giao tài ba của Việt Nam. Cùng tìm hiểu về Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch.



Xem nguồn

Ngày hội giao lưu ngôn ngữ chào mừng APEC 2017

Posted: 21 Jan 2017 02:01 AM PST


Ngày 21/1, tại khuôn viên trường THPT Phan Châu Trinh, Sở GD&ĐT Đà Nẵng đã tổ chức "Ngày hội giao lưu ngôn ngữ lần thứ nhất" với sự tham gia của sinh viên các trường Đại học, cao đẳng, các trường TH, THCS, THPT và hơn 20 trung tâm đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ đóng trên địa bàn thành phố.

Hàng trăm học sinh, sinh viên tham gia ngày hội ngôn ngữ lần thứ nhất tại Đà Nẵng. Ảnh: AN

Đây là hoạt động nhằm khuyến khích, phát triển phong trào học ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên, học sinh, sinh viên trong các trường.

Lần đầu tiên có cầu truyền hình liên tục 16 tiếng "Ngày thầy trò"

Đặc biệt, chương trình lần này có nội dung thi "Dân vũ quốc tế", thuyết trình về các nền kinh tế thành viên của APEC.

Trong đó, mỗi đội dự thi gồm 21 thành viên sẽ mang hình ảnh của 21 nền kinh tế thành viên APEC đến với ngày hội, cùng với 21 panel chứa những thông tin khái quát về APEC và các nền kinh tế thành viên.

Theo Ban tổ chức, hoạt động này nhằm góp phần truyền thông, đưa thông tin về APEC đến đội cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, sinh viên toàn ngành và nhân dân thành phố.

Ngoài ra, ngày hội giao lưu ngôn ngữ còn có nhiều chương trình hoạt động khác như: như tìm kiếm tài năng ngoại ngữ, hát ca khúc tiếng nước ngoài bằng nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Hàn, Nhật… (riêng học sinh nước ngoài sẽ hát tiếng Việt).

Ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, thông qua ngày hội lần này, học sinh, sinh viên và giáo viên sẽ có thêm nhiều cơ hội để trao dồi vốn kiến thức ngoại ngữ.

Trong giai đoạn hội nhập hiện nay thì ngoại ngữ là thước đo của sự thành công và là nên tảng đổi mới căn bản, toàn diện nghành giáo dục.

Cũng trong dịp này, Ban tổ chức sẽ hỗ trợ việc tuyển tình nguyện viên cho Hội nghị cấp cao APEC 2017 sẽ diễn ra tại thành phố Đà Nẵng.

Các phòng giáo dục quận huyện, các cơ sở đào tạo, giáo dục ngoại ngữ tại Đà Nẵng sẽ có những chương trình giới thiệu, tư vấn, triển lãm năng lực đào tạo.

Đối thoại, tiếp xúc với người học và có nhu cầu học ngoại ngữ cũng như tìm hiểu về ngoại ngữ mình yêu thích. Qua đó, nắm bắt nhu cầu của người học để có giáo trình hợp lý.

Sở GD&ĐT Đà Nẵng còn phối hợp với tổ chức Green Việt tổ chức triển lãm, truyền thông về loại Voọc Chà Vá Chân Nâu (biểu tượng của APEC 2017).

Riêng trung tâm Hán Nôm thành phố Đà Nẵng cũng đưa đến ngày hội một gian hàng giới thiệu các tài liệu, sách vở Hán Nôm, giới thiệu nghệ thuật thư pháp và viết câu đối, tặng chữ… cho học sinh và người dự có nhu cầu.

Ngày hội diễn ra từ nay đến hết ngày 22/1.



Xem nguồn

Tặng quà, chở xe miễn phí cho sinh viên về tận quê ăn Tết

Posted: 21 Jan 2017 01:18 AM PST


Theo đó, 300 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, có chế độ chính sách, dân tộc thiểu số và sinh viên đoàn hội ưu tú của trường Đại học Nông lâm Huế đã có mặt đầy đủ ở sân trường sáng 21/1. Các em đã được nhà trường tặng quà, thăm hỏi, chúc mừng, căn dặn khi về Tết. Nhiều thùng quà là thức ăn sáng được trường chu đáo chuẩn bị cho sinh viên ăn lót dạ khi đi xe.

PGS.TS. Lê Văn An – Hiệu trưởng Đại học Nông lâm Huế phát biểu: "Với mong muốn được hỗ trợ một phần nào đó giúp các em về quê nghỉ Tết an toàn, vui vẻ, ấm cúng, nhà trường đã tổ chức những chuyến xe nghĩa tình trong nhiều năm qua để hỗ trợ sinh viên. Qua đây, nhà trường muốn tăng cường hơn nữa sự kết nối với gia đình và xã hội để chăm lo cho đời sống các em sinh viên".

9 chuyến xe chở 300 sinh viên sau đó đã lăn bánh đưa các sinh viên về quê theo 2 hướng, xuất phát từ TP Huế đi ra điểm cuối phía bắc là tỉnh Nghệ An và đi vào điểm cuối phía nam là tỉnh Bình Định. Điều đáng quý là các lãnh đạo, thầy cô giáo nhà trường ngày cuối năm bận bịu vẫn bỏ thời gian quý báu đi cùng các em trên xe để đưa về tận nhà ở các tỉnh.

Một số trường hợp sinh viên gặp khó khăn đặc biệt do lũ lụt sẽ được thầy cô giáo đưa đến tận nhà, động viên và tặng quà cho gia đình các em khi đến quê. Đồng thời, trường còn thăm, tặng quà, tư vấn tuyển sinh cho học sinh một số trường cấp 3 bị ảnh hưởng của Formosa và lũ lụt vùng nam Trung bộ ở các tỉnh như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định… trên đường đi.

Những chuyến xe miễn phí nghĩa tình ấm áp của trường Đại học Nông lâm Huế đưa các bạn sinh viên về quê ăn Tết

Những chuyến xe miễn phí nghĩa tình ấm áp của trường Đại học Nông lâm Huế đưa các bạn sinh viên về quê ăn Tết

Ngoài những vé xe về quê miễn phí, trường cũng đã trao tặng những suất quà đến các bạn sinh viên

Ngoài những vé xe về quê miễn phí, trường cũng đã trao tặng những suất quà đến các bạn sinh viên

Nhà trường còn hỗ trợ sinh viên trước khi lên chuyến xe miễn phí buổi ăn sáng

Nhà trường còn hỗ trợ sinh viên trước khi lên chuyến xe miễn phí buổi ăn sáng

Các bạn sinh viên ai cũng vui vẻ, háo hức trước giờ xe di chuyển đưa các bạn về ăn Tết với gia đình

Các bạn sinh viên ai cũng vui vẻ, háo hức trước giờ xe di chuyển đưa các bạn về ăn Tết với gia đình

Các em khẩn trương và nhanh chân lên xe miễn phí để về quê đón Tết cùng gia đình. Chương trình của Đại học Nông lâm Huế nhiều năm qua đã nhận được sự giúp đỡ nhiều nhà tài trợ hảo tâm với mục đích giúp đỡ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn dịp Tết đến Xuân về

Các em khẩn trương và nhanh chân lên xe miễn phí để về quê đón Tết cùng gia đình. Chương trình của Đại học Nông lâm Huế nhiều năm qua đã nhận được sự giúp đỡ nhiều nhà tài trợ hảo tâm với mục đích giúp đỡ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn dịp Tết đến Xuân về

Lãnh đạo trường Đại học Nông lâm Huế và sinh viên được nhà trường đưa về tết tặng các suất quà tết cho các học sinh trường THPT Nguyễn Thái Bình (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) có gia đình bị thiệt hại trong lũ lụt cuối năm 2016 vào trưa nay 21/1

Lãnh đạo trường Đại học Nông lâm Huế và sinh viên được nhà trường đưa về tết tặng các suất quà tết cho các học sinh trường THPT Nguyễn Thái Bình (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) có gia đình bị thiệt hại trong lũ lụt cuối năm 2016 vào trưa nay 21/1

Video:

Lời cảm ơn của sinh viên trường Đại học Nông lâm Huế về chuyến xe miễn phí về Tết

Đại Dương – Quỳnh Nga



Xem nguồn

Cô giáo đặt câu hỏi vì sao giáo viên vừa thừa vừa thiếu?

Posted: 20 Jan 2017 11:12 PM PST


LTS: Chủ trương điều chuyển những giáo viên diện dôi dư sang dạy ở cấp học mầm non và tiểu học đang được nhiều thầy cô giáo quan tâm.

Cô giáo Đỗ Quyên cho rằng hiện nay giáo viên vừa thừa lại vừa thiếu là do việc hoạch định kém và tuyển sinh ồ ạt.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Theo thông tin tại Hội nghị sơ kết học kì 1 năm học 2016-2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa qua tổng số giáo viên dôi dư trong cả nước là gần 27.000 người.  

Trong khi đó, giáo viên thiếu trầm trọng ở hai cấp học mầm non và tiểu học là 45.000 người.

Tại sao lại có điều bất cập này? Câu hỏi được nhiều người đặt ra: Giáo viên vừa thừa, vừa thiếu là do đâu? 

Nhiều giáo viên sẽ được điều chuyển sang dạy mầm non và tiểu học. (Ảnh minh họa trên Báo Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh)

Có ý kiến cho rằng việc thừa, thiếu giáo viên là do ngành giáo dục thiếu quyền. Chẳng hạn, con người thì do ngành nội vụ, tiền thì do ngành tài chính còn ngành giáo dục phải chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục…

Ý kiến này xem chừng chưa có tính thuyết phục.

Bởi lẽ, dù ngành giáo dục không có quyền ra quyết định tuyển dụng giáo viên nhưng việc dự báo số lượng học sinh sẽ tăng giảm hàng năm để điều tiết lượng giáo viên cần thiết lại là việc của ngành giáo dục. 

Do việc dự báo thiếu chính xác nên trong thực tế nhiều địa phương rơi vào tình trạng thừa thiếu giáo viên vì tuyển sinh một cách ồ ạt chỉ trong một thời gian ngắn.

Tuyển sinh bằng nhiều cách

Có địa phương, để giải quyết bài toán thiếu giáo viên bậc trung học phổ thông ở thời điểm hiện tại đã đồng loạt xin được chiêu sinh theo nhiều hình thức như:

Tuyển sinh bằng học bạ, tổ chức thi theo kiểu khảo sát chất lượng, gửi học sinh vào học khoa sư phạm ở các trường đại học… 

Điều chuyển giáo viên "miếng mồi" béo bở cho nhiều lãnh đạo

Với cách tuyển sinh nóng vội thế này, chất lượng đầu vào là vô cùng thấp.

Có những học sinh trước đó thi sư phạm tiểu học không đậu nhưng thi vào lớp sư phạm cấp 3 của tỉnh lại đậu một cách đàng hoàng với số điểm 3 môn thi khối C là 9 điểm. 

Những học sinh này được học tại tỉnh nhà giống như hình thức cấp tốc.

Số khác được tuyển bằng điểm thi đại học cao hơn điểm sàn khoảng 2-3 điểm, được gửi vào trường đại học theo dạng chính quy.

Tuyển sinh bằng những hình thức như thế, chỉ sau một thời gian, số sinh viên ra trường hàng mấy trăm người đáp ứng đầy đủ tình trạng thiếu giáo viên ở cấp học trung học phổ thông tại thời điểm đó.

Hệ lụy

Nhưng cũng chỉ ít năm sau, tỉ lệ học sinh ngày một giảm, tình trạng dư thừa giáo viên bắt đầu xuất hiện. 

Nhiều thầy cô giáo không dạy đủ theo số tiết quy định dù thế nhà trường cũng không thể bố trí giáo viên làm thêm việc khác. 

Không ít thầy cô bỗng nhiên được ngồi chơi xơi nước nhưng lương tháng vẫn nhận đủ. Chưa kể trình độ của nhiều giáo viên này chẳng hơn gì học sinh. 

Có thầy cô dạy Văn, Sử… bài giảng cũng chỉ gói gọn những gì đã viết trong sách giáo khoa. Giáo viên dạy Toán, Lý nhưng khi học sinh có cách giải khác ngắn gọn và hay hơn thầy cô giáo vẫn chấm sai…

Giải pháp tình thế

Giải quyết bài toán thừa thiếu giáo viên bậc trung học phổ thông là giảm cho ngân sách một khoản tiền không nhỏ. 

Một số địa phương đã chuyển những giáo viên này xuống dạy mẫu giáo và tiểu học. 

Hai cấp học này, kiến thức của giáo viên không yêu cầu cao nhưng kĩ năng sống, những hiểu biết về tâm lý lứa tuổi của giáo viên lại vô cùng quan trọng và cần thiết.

Để thích nghi với công việc mới và làm việc một cách hiệu quả, những giáo viên này cần được đào tạo, được tập huấn lại một cách bài bản hơn tránh kiểu tập huấn sơ sài theo kiểu "cưỡi ngựa xem hoa" trong một thời gian cấp tốc, dẫn đến chất lượng giáo dục sẽ gặp nhiều khó khăn.



Xem nguồn

Nơi những học sinh chỉ ao ước đủ ăn, đủ mặc

Posted: 20 Jan 2017 10:30 PM PST


Một mùa đông nữa lại về, các em học sinh người dân tộc thiểu số ở xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) lại gồng mình chống chọi với cái rét.

Các em học sinh trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch trong một lần được mặc quần áo mới do các nhà hảo tâm tặng.

Không chỉ sống trong những căn nhà tạm bợ, học sinh nơi đây phải học trong những phòng học tạm bợ, thiếu ánh sáng.

Hoàn cảnh gia đình các em đều thuộc diện hộ nghèo, đến cái ăn, cái mặc còn chưa đủ, vì vậy việc học của các em được phụ huynh phó thác hết cho thầy cô giáo.

Để tiếp thêm động lực, niềm tin cho các em học sinh vững bước tới trường, nhiều đoàn thiện nguyện từ khắp nơi đã đến đây trao tận tay cho các em những chiếc áo ấm, những tập vở, bút viết… trong niềm vui, sự xúc động.

Đoàn từ thiện từ thành phố Hồ Chí Minh cùng câu lạc bộ Tâm Nhân Ái tặng bút, sách vở cho các em.

Những món quà tuy nhỏ, nhưng bên trong chứa đựng thật nhiều nghĩa tình, tình cảm của các đoàn thiện nguyện.

"Ở nơi vùng xa xôi hẻo lánh này, khi đón nhận những món quà từ các đoàn thiện nguyện từ rất xa lặn lội mang tới, chúng tôi cảm thấy rất xúc động, ấm áp nghĩa tình…", ông Đinh Hợp, Chủ tịch UBND xã Thượng Trạch cho biết.
Khi đến với các điểm trường ở xã Thượng Trạch, chúng tôi thật sự cảm động trước cuộc sống khó khăn của các em học sinh nơi đây.
Mỗi dịp Tết đến, xuân về, trong khi trẻ em của những gia đình có điều kiện đủ đầy đã được mua sắm quần áo mới, đồ chơi mới thì trẻ em nơi đây vẫn đầu trần chân đất, ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm. Chúng chỉ có ao ước nhỏ bé là đủ ăn, đủ mặc.

Mỗi món quà như tiếp thêm động lực để các em vững tin tới trường.

Bởi vậy, những món quà mà các đoàn thiện nguyện mang đến có ý nghĩa rất thiết thực đối với các em học sinh.
Anh Ngô Vũ Thành, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiện Tâm Nhân Ái cho biết: "Vừa rồi, có đoàn từ thiện đến từ thành phố Hồ Chí Minh đã liên hệ với câu lạc bộ chúng tôi để trao tặng cho các em học sinh trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch 2.200 quyển vở, sách và 500 ngòi bút. 
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trao cho 4 trường gồm các trường: Tiểu học Phúc Trạch, Tiểu học Đồng Hóa, Tiểu học số 2 Thượng Trạch mỗi trường một máy lọc nước và trường Mầm non Đồng Hóa 2 máy lọc nước".

Một em nhỏ người dân tộc Ma Coong ở Thượng Trạch.

Cuộc sống người dân đồng bào dân tộc thiểu số bữa đói bữa no. Các em nhỏ quanh năm suốt tháng với đôi chân lấm lem bùn đất, quần áo rách rưới, mỏng tanh gồng mình chống chọi với cái rét cắt da cắt thịt. 
Chỉ mới lên 6-7 tuổi, nhiều em đã phải giúp mẹ cõng trên lưng đứa em lem luốc, nhiều em phải lên rẫy, xuống suối tìm thức ăn giúp bố mẹ. Cuộc sống thiếu thốn đủ bề, nhưng trong ánh mắt ngây thơ ấy, nụ cười của các em vẫn rất hồn nhiên, ngây thơ.
Mỗi phần quà của các nhà hảo tâm là động lực tiếp thêm sức mạnh giúp các em vững tin tới trường. Hy vọng vào một ngày không xa, cuộc sống của các em sẽ được đủ đầy, sung túc hơn.



Xem nguồn

Nên xem xét lại cách đánh giá và công nhận danh hiệu giáo viên giỏi

Posted: 20 Jan 2017 09:49 PM PST


LTS: Băn khoăn trước việc đánh giá và công nhận danh hiệu Giáo viên giỏi hiện nay, thầy giáo Bùi Minh Tuấn cho rằng cần phân biệt giữa danh hiệu giáo viên giỏi và giáo viên dạy giỏi. 

Trong đó, danh hiệu giáo viên giỏi mang ý nghĩa toàn diện hơn, đồng thời cũng là cái đích cần vươn tới của mỗi giáo viên. 

Theo thầy, chỉ với một bài kiểm tra lý thuyết trong 180 phút và hai tiết dạy thực hành 90 phút, khó có thể đánh giá được độ "giỏi" thực sự của giáo viên. 

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Trong các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, nhân tố người thầy đóng vai trò quyết định. 

Một đơn vị giáo dục có đội ngũ giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, hết lòng yêu thương học sinh, có năng lực chuyên môn tốt chắc chắn sẽ tác động tích cực tới chất lượng dạy và học của nhà trường. 

Danh hiệu giáo viên giỏi được công nhận nhằm tôn vinh những giáo viên có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như có nhiều đóng góp trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh. 

Danh hiệu này thực sự là động lực để giáo viên phấn đấu, không ngừng nâng cao tay nghề, trau dồi phẩm chất và năng lực chuyên môn, từ đó, củng cố uy tín đối với học sinh và phụ huynh.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, để đạt được danh hiệu giáo viên giỏi, bên cạnh năng lực chuyên môn vững vàng, thường xuyên học hỏi, không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, người giáo viên còn phải biết "thu phục" học sinh, có uy tín đối với đồng nghiệp, gia đình phụ huynh học sinh… 

Nghĩa là, để trở thành một giáo viên giỏi thực sự, người giáo viên phải trải qua quá trình phấn đầu, rèn luyện lâu dài. 

Mặc dầu vậy, việc đánh giá, công nhận danh hiệu giáo viên giỏi hiện nay còn bộc lộ một số điểm chưa hợp lý. 

Để đạt danh hiệu giỏi, hiện giáo viên phải trải qua một kỳ thi chọn giáo viên dạy giỏi với hai vòng: lý thuyết và thực hành. 

Vòng thi lý thuyết để kiểm tra kiến thức chuyên môn, vòng thi thực hành để kiểm tra kỹ năng sư phạm. 

Cách đánh giá và công nhận danh hiệu Giáo viên giỏi cần được điều chỉnh. (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)

Như trên đã đề cập, kết quả giảng dạy cũng như năng lực sư phạm của một giáo viên phải được kiểm nghiệm, "cân đo, đong đếm" trong cả một quá trình phấn đấu. 

Chỉ với một bài kiểm tra lý thuyết trong 180 phút và hai tiết dạy thực hành 90 phút, khó có thể đánh giá được độ "giỏi" thực sự của giáo viên. 

Trong quá trình thi giáo viên giỏi, người giáo viên không những phải đạt "chuẩn" về mặt kiến thức mà còn phải có phương pháp truyền đạt phù hợp cùng các kỹ năng và sự sáng tạo trong quá trình giảng dạy. 

Cái đích hướng tới trong quá trình giáo dục là hiệu quả tiến bộ về nhận thức có thể "đo đếm" được ở người học. 

Do đó, khi tham gia dự thi, ngoài việc giáo viên phải đảm bảo được yêu cầu của tiết dạy, học sinh còn phải được kiểm tra kiến thức, mức độ tiếp nhận qua các tiết học đó. 

Nếu đạt yêu cầu theo quy định thì giáo viên giảng dạy mới được công nhận là giáo viên giỏi. 

Trên thực tế, với quy định giáo viên dự thi thực hành (là phần thi quan trọng, thường được tính hệ số 2) được tiến hành bốc thăm và biết bài dạy trước nhiều ngày, có khi đến hàng tuần như hiện nay.

Không ít giáo viên lên lớp chỉ là để "diễn" lại tiết dạy theo một "kịch bản" giáo án đã được tập dượt trước đó nhiều lần ở các lớp học sinh khác nhau. 

Giáo viên nào có "diễn xuất" tốt hơn, thường được đánh giá cao hơn.

Trong khi đó, khâu đánh giá hiệu quả của tiết dạy trên cơ sở nắm bắt khả năng nhận thức, mức độ hiểu bài của học sinh chưa được tiến hành, hoặc nếu có, cũng chỉ qua loa, hình thức. 

Bên cạnh những bất hợp lý trong đánh giá giáo viên giỏi, việc công nhận danh hiệu này trong nhiều năm, dù bản thân giáo viên đó mới chỉ dự thi một lần dễ làm nảy sinh tâm lý ỷ lại, tự thỏa mãn, vin vào cớ đã "đạt" rồi thì không cần phải cố gắng, phấn đấu thêm nữa. 

Thực tế cho thấy, giáo dục là cả một quá trình, luôn có sự vận động, biến đổi. Người giáo viên cần phải có khả năng thích ứng, thường xuyên trau dồi, đổi mới phương pháp giảng dạy thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn giảng dạy.

Nghĩa là, người giáo viên giỏi phải luôn đặt cho mình nhiệm vụ không ngừng bổ sung, nâng cao trình độ để có thể "biết mười, dạy một" ngay cả khi đã mang danh giáo viên giỏi.

Những chuyện cảm động của cô giáo cả cuộc đời vì sự nghiệp trồng người!

(GDVN) – "Suốt 33 năm trong ngành, năm nào tôi cũng đăng ký các danh hiệu thi đua do nhà trường phát động.

Để đạt được danh hiệu giáo viên giỏi theo đúng tiêu chí mà Bộ GD&ĐT đề ra không phải là việc dễ dàng.

Cần phân biệt giữa danh hiệu giáo viên giỏi và giáo viên dạy giỏi. 

Trong đó, danh hiệu giáo viên giỏi mang ý nghĩa toàn diện hơn, đồng thời cũng là cái đích cần vươn tới của mỗi giáo viên. 

Nên chăng, để tạo ra sự đổi mới mang tính đột phá, bền vững về chất lượng giáo dục ở các đơn vị trường học, việc đánh giá, công nhận danh hiệu giáo viên giỏi cần đi vào thực chất, tránh cách làm hình thức theo kiểu "thời vụ" như bấy lâu nay. 

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc – nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân từng nhận định:

"Nếu không tạo động lực và sự hỗ trợ cần thiết cho giáo viên thì dù có phát động nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động cũng không thể thay đổi được cách dạy và cách học…

Phải cụ thể hóa khái niệm "dạy tốt" và xem lại việc công nhận giáo viên dạy giỏi như hiện nay". 

Ở các đơn vị trường học, Ban giám hiệu, nhất là Hiệu trưởng và Hiệu phó phụ trách chuyên môn phải thực sự khách quan, công tâm, có "con mắt xanh" nhìn ra được những giáo viên có tố chất, năng lực, tâm huyết với nghề làm hạt nhân, tạo nguồn giáo viên giỏi. 

Từ đó, tạo mọi điều kiện tốt nhất để họ tự khẳng định mình trong quá trình công tác, giảng dạy. 

Thực tế cho thấy, cách đánh giá chất lượng giảng dạy, giáo dục của một giáo viên giỏi khách quan và thiết thực nhất là thông qua chất lượng học sinh mà giáo viên đó được phân công phụ trách. 

Trong một tập thể lớp có nhiều học sinh tiến bộ rõ rệt về học tập, rèn luyện, tu dưỡng là minh chứng xác thực chứng tỏ họ đã được học tập, giáo dục bởi những giáo viên giỏi. 

Do đó, không nên chỉ căn cứ vào một vài tiết dạy trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi để công nhận danh hiệu giáo viên giỏi. 

Cuối cùng, việc đăng ký danh hiệu giáo viên giỏi cần căn cứ trên cơ sở thực tế từng đơn vị trường học, tránh chạy theo các chỉ tiêu, sa vào "bệnh thành tích", vốn là "căn bệnh" trầm kha chưa được "chữa trị" dứt điểm của ngành giáo dục bấy lâu nay.



Xem nguồn

Sinh viên Huế tri ân những người hiến xác cho khoa học

Posted: 20 Jan 2017 09:06 PM PST


Lễ Macchabée được biết đến trên thế giới như sự tri ân những người đã hiến thân trong khoa học của các thầy trò trường Y. Những năm gần đây, Lễ Macchabée được trường Đại học Y Dược Huế xem như là hoạt động truyền thống, được tổ chức vào cuối tháng 12 âm lịch.

Hàng ngàn bạn sinh viên đã có mặt từ rất sớm để chuẩn bị cho lễ hội. Lễ hội gồm 3 phần chính: phần lễ diễn các hoạt cảnh liên quan đến hoạt động hiến xác và sự ra đời lễ hội Macchabée; sinh viên phát biểu cảm nghĩ và đọc văn tế những người đã hiến thân xác cho khoa học. Kế đến là phần dâng hương ở phòng bộ môn Giải phẫu, cuối cùng là phần hội với các màn văn nghệ.

Hoạt cảnh mở màn lễ hội tri ân những người hiến xác ở trường Đại học Y Dược Huế

Hoạt cảnh mở màn lễ hội tri ân những người hiến xác ở trường Đại học Y Dược Huế

30.000 con hạt giấy đã được các bạn sinh viên tự gấp và trang hoàng xung quanh trường. Hơn 10.000 ngọn nến đã được thắp lên và tạo hình thành dòng chữ "Tri Ân", cùng đóa hoa sen khổng lồ trên sân trường, tất cả tạo nên bầu không khí trang nghiêm, linh thiêng trong sự tưởng nhớ, biết ơn đến những người đã hiến thân mình cho Y học.

Trong ánh sáng ấm áp của nến làm chủ đạo, buổi lễ tái hiện lại lịch sử sơ khai của ngành Giải phẫu, từ thuở những nhà khoa học bị cấm đoán bởi sự hà khắc của tín ngưỡng, cho đến những câu chuyện cảm động rơi nước mắt về những con người đã tự nguyện hiến thân xác mình.

Bạn Võ Thị Mai Hồng (sinh viên khoa Răng Hàm Mặt) xúc động cho biết: "Mình đã tham dự nhiều lần và mình thấy lễ hội này hết sức ý nghĩa. Những người hiến xác rất thầm lặng và họ xứng đáng được tôn vinh như thế này".

Có rất nhiều thân nhân của những người đã tự nguyện hiến xác đến thắp hương tưởng nhớ người thân đã qua đời. Chị Trương Thị Mai (TP Huế) chia sẻ: "Mình có bố mất được 6 tháng do tai biến và bố cũng đã tự nguyện viết đơn trước khi chết để hiến xác. Mình cảm thấy rất bồi hồi, lưu luyến và nhớ bố khi tham gia lễ này".

Lễ hội cũng đã thu hút nhiều bạn trẻ đến từ các trường khác trên địa bàn, cũng như các bạn sinh viên nước ngoài đang sinh sống và học tập tại Huế.

Đây cũng là dịp để giáo dục sinh viên Y khoa thấy được trách nhiệm của mình trong việc học tập và tự hào về ngành nghề mà bản thân đã chọn, đồng thời tuyên truyền rộng rãi về nghĩa cử cao đẹp của những người hiến xác.

Màn

Màn "chiếu bóng" tưởng niệm lễ Macchabée

Sinh viên Y Dược Huế thắp nến tri ân

Sinh viên Y Dược Huế thắp nến tri ân

Dòng chữ

Dòng chữ "Tri Ân" to lớn được kết từ các ngọn nến

30.000 con hạt giấy treo khắp nơi đầy ý nghĩa

30.000 con hạt giấy treo khắp nơi đầy ý nghĩa

Những mô hình được các sinh viên làm để tri ân những người đã hiến xác tại lễ hội Macchabée

Những mô hình được các sinh viên làm để tri ân những người đã hiến xác tại lễ hội Macchabée

Giáo sư Cao Ngọc Thành, Hiệu trưởng Đại học Y Dược Huế thành kính tưởng nhớ những người quá cố đã hiến xác cho y học

Giáo sư Cao Ngọc Thành, Hiệu trưởng Đại học Y Dược Huế thành kính tưởng nhớ những người quá cố đã hiến xác cho y học

Văn Dinh – Đại Dương



Xem nguồn

Comments