Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Kết luận của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại buổi làm việc với GĐ các Sở GD&ĐT

Posted: 20 Jan 2017 06:52 AM PST


Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu chỉ đạo hội nghịBộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu chỉ đạo hội nghị

Theo thông báo này, thời gian qua, các Sở GD&ĐT đã phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ GD&ĐT thực hiện nghiêm túc kết luận của Bộ trưởng tại buổi làm việc với Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố, trong đó có những kết quả nổi bật như:

Đã tham mưu với chính quyền địa phương chỉ đạo tổ chức thành công kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 và huy động các thầy giáo, cô giáo tham gia biên soạn, biên tập câu hỏi trắc nghiệm để xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa phục vụ kỳ thi THPT quốc gia năm 2017;

Tham gia ý kiến sửa đổi Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học; hướng dẫn, tập huấn cho giáo viên tiểu học và cán bộ quản lý giáo dục triển khai thực hiện đánh giá học sinh tiếu học theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT; rà soát, đánh giá, rút kinh nghiệm việc triển khai một số mô hình đổi mới.

Công tác trao đổi thông tin giữa Bộ, các đơn vị thuộc Bộ với các Sở GD&ĐT đã có bước chuyển mạnh và đạt kết quả tốt; 7 địa phương đã chuẩn bị tốt nội dung để Bộ trường làm việc vói lãnh đạo các tỉnh, thành phố về tình hình giáo dục và đào tạo của địa phương.

Tuy nhiên, việc triển khai nhiệm vụ theo Thông báo số 338/TB-BGDĐT của các Sở GD&ĐT còn một số hạn chế như: công tác truyền thông về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo còn hình thức, chưa đi vào thực chất; việc trao đổi thông tin, báo cáo về tình hình giáo dục của địa phương với Bộ chưa tốt, chưa bảo đảm thông tin thông suốt trong toàn ngành; việc xây dựng và triển khai các giải pháp đổi mới giáo dục còn chậm; việc chủ động rà soát và phát hiện các vấn đề giáo dục và đào tạo địa phương để báo cáo Bộ GD&ĐT chưa tốt (nhiều vấn đề xảy ra ở địa phương Bộ biết được qua thông tin báo chí phản ánh).

Tập trung quy hoạch, phát triển, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, CBQL giáo dục

Bộ trưởng yêu cầu, thời gian tới, các Sở GD&ĐT tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ theo Thông báo số 338/TB-BGDĐT và 9 nhiệm vụ chủ yếu, 5 giải pháp cơ bản của ngành Giáo dục tại Chỉ thị số 3031/CT- BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016-2017.

Bên cạnh việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu của ngành, các Sở GD&ĐT, các trường sư phạm và các đơn vị cần tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc việc bố trí cán bộ chuyên trách về công tác truyền thông của Sở GD&ĐT, trong đó, Giám đốc Sở trực tiếp phụ trách chỉ đạo công tác truyền thông của đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông về các hoạt động giáo dục và đào tạo tại địa phương, đồng thời tăng cường kết nối với bộ phận truyền thông của Bộ.

Tập trung quy hoạch, phát triển, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cụ thể:

Tham mưu với chính quyền địa phương triển khai rà soát, tuyển dụng, bố trí và sử dụng viên chức ngành Giáo dục đạt hiệu quả; xây dựng kế hoạch chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, trước mắt tập trung chuẩn hóa đội ngũ giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông điều chuyển dạy mầm non và tiểu học; rà soát, chấn chỉnh dạy thêm học thêm không đúng quy định và việc tổ chức học, thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên.

Giao các trường đại học sư phạm xây dựng chương trình đào tạo văn bằng 2 cho giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông điều chuyển dạy mầm non và tiểu học thống nhất trong toàn quốc theo các mô đun, gắn với thực tiễn, thông qua thực hành, trình Bộ trưởng trước ngày 15/2/2017; phối hợp với các địa phương tổ chức đào tạo từ tháng 3/2017 theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo.

Giao Học viện Quản lý giáo dục chủ trì, phối hợp với các chuyên gia xây dựng khung năng lực các chức danh vị trí lãnh đạo Sở GD&ĐT, lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo, hiệu trưởng/phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông. Theo đó, xây dựng chương trình và tổ chức bồi dưỡng cho các chức danh này.

Các Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, phối họp với Học viện Quản lý giáo dục tổ chức các lớp bồi dưỡng bảo đảm hiệu quả, thiết thực.

Các Sở GD&ĐT làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để chủ động trong công tác dự báo nguồn nhân lực ngành Giáo dục địa phương. Các trường sư phạm phối hợp chặt chẽ với các sở giáo dục và đào tạo chủ động cân đối chỉ tiêu tuyển sinh và lộ trình đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, gắn với đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Chuẩn bị chu đáo và tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Với nội dung này, Bộ trưởng yêu cầu Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục công bố đề thi thử nghiệm trong tháng 1 năm 2017; chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục Trung học soạn thảo các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi.

Các Sở GD&ĐT tăng cường chỉ đạo, kiểm tra việc hoàn thành chương trình và tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông; tránh tình trạng dạy trước chương trình hoặc cắt bớt chương trình.

Tổ chức hướng dẫn quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, quy chế tuyển sinh đại học đến cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội.

Trên cơ sở kế hoạch công việc tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 của Bộ, các sở giáo dục và đào tạo cử cán bộ cốt cán tham gia tập huấn về quy chế thi, nghiệp vụ tổ chức thi, sử dụng phần mềm quản lý thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông. Cán bộ cốt cán của các sở sẽ chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tập huấn đại trà các nội dung này ở địa phương.

Các Sở GD&ĐT tham mưu cho lãnh đạo tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức thi; xây dựng phương án huy động đội ngũ cán bộ, giáo viên có chất lượng tham gia công tác coi thi, chấm thi, chấm phúc khảo. Chuẩn bị tốt việc đăng ký dự thi và cung cấp dữ liệu chính xác phục vụ công tác tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tại địa phương.

Thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập

Các Sở GD&ĐT tham mưu cho lãnh đạo tỉnh, thành phố rà soát kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập, bổ sung những giải pháp thiết thực nhằm đạt các mục tiêu của Đề án đến năm 2020; tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện mô hình trung tâm học tập cộng đồng phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Các Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Hội Khuyến học ở địa phương thực hiện việc đánh giá, xếp loại Cộng đồng học tập cấp xã một cách thiết thực, hiệu quả.

Tăng cường mối quan hệ tương tác trực tiếp giữa Bộ với Sở GD&ĐT

Bộ trưởng đồng thời đề nghị các Sở GD&ĐT đề xuất, kiến nghị về cơ chế, chính sách nâng cao các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Văn phòng Bộ) trước ngày 28/2/2017.

Tăng cường mối quan hệ tương tác trực tiếp giữa Bộ với Sở GD&ĐT thông qua các cuộc làm việc định kỳ hoặc hội nghị chuyên đề giữa Bộ với các Sở GD&ĐT và lãnh đạo địa phương.

Những địa phương Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã làm việc về phát triển giáo dục và đào tạo cần tham mưu với chính quyền địa phương thực hiện tốt các kết luận của Bộ trưởng. Các địa phương khác cần chuẩn bị kỹ nội dung để Bộ trưởng tiếp tục làm việc trong thời gian tới.

Giám đốc Sở GD&ĐT cần tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu ngành Giáo dục tại địa phương trong việc tham mưu và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo địa phương; chủ động nắm bắt, giải quyết và chịu trách nhiệm trước những vấn đề nóng, những tồn tại, vướng mắc về giáo dục và đào tạo của địa phương.

Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các Sở GD&ĐT đề xuất các sáng kiến, chuyên đề nhằm đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục; Bộ sẽ lắng nghe ý kiến từ các địa phương trước khi đưa ra những chủ trương, giải pháp cho toàn ngành.

Chú ý công tác đánh giá học sinh đảm bảo thực hiện nghiêm túc chương trình dạy học, không gây quá tải đối với học sinh.

Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo và đây là căn cứ quan trọng để xét thi đua năm học 2016-2017.

Bộ trưởng ghi nhận, tiếp thu và giao các đơn vị chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, xem xét giải quyết những đề xuất, kiến nghị của Giám đốc Sở GD&ĐT, trong đó, lưu ý một số nhiệm vụ sau:

Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ soạn thảo văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện Nghị quyết số 76/NQ- CP của Chính phủ về quản lý nhà nước đối với giáo dục nghề nghiệp.

Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ Giáo dục Tiểu học và Vụ Giáo Trung học rà soát, sửa đổi văn bản quy định về tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục gắn với tiêu chí trường chuẩn quốc gia.

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục Mầm non nghiên cứu quy định về chế độ cho giáo viên dạy lớp ghép ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Vụ Giáo dục dân tộc chủ trì, phối họp với Vụ Kế hoạch – Tài chính triển khai thực hiện Kết luận thanh tra số 2455/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ về việc thực hiện Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011-2015; rà soát, tổng hợp kết quả xử lý, khắc phục các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ đối với 12 tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Sơn La, Lào Cai, Nghệ An, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Định, Bình Phước, An Giang, Trà Vinh và Sóc Trăng để báo cáo Bộ trưởng trước ngày 28/2/2017.

Vụ Giáo dục Trung học tổng hợp từ các địa phương báo cáo về các cuộc thi, hội thi, các cuộc giao lưu dành cho giáo viên và học sinh, trình Bộ trưởng trước ngày 28/2/2017.



Xem nguồn

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ký kết hợp đồng đánh giá ngoài

Posted: 20 Jan 2017 06:10 AM PST


Lễ ký hợp đồng đánh giá ngoài với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Lễ ký hợp đồng đánh giá ngoài với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục

Tham dự lễ ký có PGS.TS Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Khảo thí và KĐCLGD (Bộ GD&ĐT); GS.TS Trần Thọ Đạt – Hiệu trưởng Trường ĐH KTQD; GS.TS Nguyễn Quý Thanh –  Giám đốc Trung tâm KĐCLGD (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Trường ĐH KTQD là một trong những trường đại học đầu tiên trên cả nước đăng ký tham gia KĐCLGD vào năm 2005 và đã được Hội đồng quốc gia KĐCLGD đề nghị Bộ GD&ĐT công nhận Đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Thực hiện Quy định về quy trình và chu kỳ Kiểm định chất lượng trường ĐH, CĐ và TCCN – trong thời gian từ 5/2015 đến 11/2016, tập thể sư phạm Trường ĐH KTQD đã tổ chức triển khai tự đánh giá chất lượng nghiêm túc, đúng quy định, bảo đảm kết quả tự đánh giá chính xác, phản ánh đúng thực trạng chất lượng của Trường. Thông qua đó đã thấy được những điểm mạnh, những tồn tại trong từng lĩnh vực công tác để khắc phục hạn chế, phát huy ưu điểm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Để khẳng định những kết quả đạt được trong thời gian qua và để được chính thức công nhận là Cơ sở đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục, Trường ĐH KTQD đã tiến hành các thủ tục đăng ký để kiểm định, đánh giá ngoài với Trung tâm KĐCLGD thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội – một trung tâm kiểm định độc lập, có năng lực, kinh nghiệp và uy tín.

Tại lễ ký kết, GS.TS Trần Thọ Đạt –  Hiệu trưởng Trường ĐH KTQD – nhấn mạnh: Việc ký hợp đồng đánh giá ngoài là một mốc rất quan trọng trong quá trình kiểm định đánh giá và công nhận chất lượng đào tạo của trường.

Ban Giám hiệu sẽ quan tâm sát sao để cùng tập thể sư phạm nhà trường nỗ lực hỗ trợ những điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, về các văn bản tài liệu chứng minh cũng như các vấn đề liên quan khác để đoàn Đánh giá ngoài của Trung tâm KĐCLGD (ĐHQGHN) hoàn thành công tác. Trên cơ sở đạt chuẩn chất lượng GD quốc gia, Trường ĐH KTQD sẽ đăng ký kiểm định đạt chuẩn khu vực và quốc tế trong thời gian tới.



Xem nguồn

Bác toàn bộ đơn khởi kiện Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An

Posted: 20 Jan 2017 05:28 AM PST


 – Cho rằng Sở GD&ĐT Nghệ An mời thầu và chấm thầu sai qui định, liên doanh nhà thầu Anh Đức – Sao Mai làm đơn khởi kiện. Tuy nhiên, TAND TP Vinh vừa tuyên án doanh nghiệp này thua kiện.

Sáng nay, sau 4 ngày nghị án, TAND TP Vinh (Nghệ An) tuyên án vụ việc liên danh Công ty Sao Mai – Anh Đức khởi kiện Sở GD&ĐT Nghệ An về việc đấu thầu mua trang thiết bị dạy học ngoại ngữ.

Tranh luận gay gắt

Trước đó, TAND TP.Vinh đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ việc liên doanh nhà thầu Anh Đức – Sao Mai kiện giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An liên quan đến gói thầu mua sắm trang thiết bị dạy học học, ngoại ngữ ngày 16/1.

Bác toàn bộ đơn khởi kiện Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An
Đại diện Liên danh nhà thầu Anh Đức – Sao Mai lập luận trước tòa.

Bà Nguyễn Thị Kim Chi – Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An (bị đơn trong vụ kiện) ủy quyền cho 3 cán bộ, chuyên viên của cơ quan này tham dự tố tụng tại phiên tòa.

Theo hồ sơ vụ việc, liên danh nhà thầu Công ty TNHH kỹ thuật và dịch vụ thương mại Anh Đức – Công ty TNHH kỹ thuật dịch vụ và thương mại Sao Mai (gọi tắt là liên doanh nhà thầu Anh Đức – Sao Mai) đã tham gia đấu thấu gói thầu số 01 "Mua sắm trang thiết bị dạy, học ngoại ngữ chuyên dụng cho các trường THPT, THCS trên địa bàn tỉnh Nghệ An" do Sở GD-ĐT Nghệ An làm chủ đầu tư.

Liên doanh nhà thầu Anh Đức – Sao Mai đã bỏ thầu thấp hơn 120 triệu đồng so với Công ty cổ phần thiết bị Hải Hà. Tuy nhiên, chủ đầu tư Sở GD&ĐT Nghệ An đã chấm trúng thầu cho Công ty cổ phần thiết bị Hải Hà.

Tại gói thầu số 03 "Cung cấp thiết bị dạy học cho bậc Tiểu học" cũng do Sở GD&ĐT Nghệ An làm chủ đầu tư, đơn vị vị trúng thầu là Công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Trần Vũ (trụ sở ở Hà Nội) hơn 3,390 tỉ đồng.

Trong khi đó, nhà thầu Anh Đức – Sao Mai bỏ thầu thấp hơn 360 triệu đồng so với đơn vị trúng thầu.

Bác toàn bộ đơn khởi kiện Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An
Đại diện Sở GD&ĐT Nghệ An trước phiên tòa sáng nay (bên trái).

Đại diện Sở GD-ĐT Nghệ An cho rằng, hồ sơ dự thầu của liên doanh nhà thầu Anh Đức – Sao Mai không hợp lệ, trái với yêu cầu mẫu của hồ sơ mời thầu; không phù hợp với quy định Điều 65 của luật đấu thầu.

Tại phiên tòa, ông Nguyễn Anh Ngọc, đại diện Công ty liên danh nhà thầu Anh Đức – Sao Mai, trong hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư có chú thích: "Có thể căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu để sửa đổi thỏa thuận liên doanh cho phù hợp".

Theo đó, toàn bộ hồ sơ, đơn dự thầu được của liên doanh nhà thầu Anh Đức – Sao Mai đã chuẩn bị đầy đủ theo yêu cầu của Sở GD&ĐT Nghệ An, theo đúng quy định pháp luật về Luật đấu thầu: Cụ thể như chứng minh đầy đủ kinh nghiệm, năng lực để thực hiện gói thầu và đã đưa ra giá thấp nhất.

Theo ông Ngọc sai sót của liên doanh trong hồ sơ đấu thầu chỉ là tiểu tiết. Cụ thể, hồ sơ chỉ sai sót nhỏ 2 dấu phẩy và lỗi nhỏ…

Luật sư bào chữa cho nguyên đơn cho rằng, hồ sở mời thầu phải đảm bảo đúng quy định, đúng pháp luật, bên mở thầu phải mời bên tham gia dự thầu bổ sung các chi tiết nhỏ còn thiếu sót trong hồ sơ mời thầu (HSMT). HSMT đóng khung không được cho nhà thầu bổ sung là sai, có phần cứng nhắc từ đơn vị chủ đầu tư.

Đại diện bị đơn Sở GD&ĐT Nghệ An phản biện, HSMT đưa ra là theo đúng quy định pháp luật, không có gì là cứng nhắc. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ nhà thầu không thiếu, đây là thỏa thuận liên danh sai. HSMT là hoàn toàn đúng, không có gì sai trái. Nếu mà thiếu giấy phép kinh doanh chúng tôi sẽ mời đơn vị dự thầu bổ sung.

”Đừng bắt nhặt cái nhỏ để bắt bẻ bên dự thầu. Nếu triển khai thì gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 480 triệu đồng ở hai gói thầu. Ai sẽ chịu trách nhiệm việc thất thoát này? Để đảm bảo khách quan thì tạm thời chưa cho doanh nghiệp triển khai gói thầu này, nhằm tránh gây thất thoát. Nếu ai cố tình làm trái của Luật đầu thầu thì phải chịu bồi thường thiệt hại của gói thầu” – LS nguyên đơn thể hiện quan điểm

Doanh nghiệp thua kiện

Sau khi xem xét các nội dung, TAND TP Vinh ra phán quyết, việc liên danh nhà thầu Sao Mai – Anh Đức ủy quyền cho công ty TNHH kỹ thuật và dịch vụ thương mại Anh Đức ký kết hợp đồng trong trường hợp trúng thầu là không đúng với luật đấu thầu năm 2014, tại Điều 65.

Bác toàn bộ đơn khởi kiện Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An
Toàn cảnh phiên tòa xét xử vụ Liên danh nhà thầu Anh Đức – Sao Mai kiên GĐ Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An.

TAND TP Vinh cũng bác bỏ yêu cầu của liên doanh nhà thầu Anh Đức – Sao Mai hủy bỏ kết quả đấu thầu vì không có cơ sở.

Đối với yêu cầu tòa án áp dụng trường hợp khẩn cấp tạm thời dừng quá trình triển khai ký kết, thực hiện hợp đồng giữa Sở GD&ĐT Nghệ An và đơn vị trúng thấu không được chấp nhận.

Xem xét yêu cầu Sở GD&ĐT Nghệ An bồi thường, kinh phí dự thầu cho liên danh nhà thầu Anh Đức – Sao Mai là 240 triệu cũng bị TAND TP Vinh bác bỏ.

Ngoài ra, tại Luật đấu thầu và Nghị định 63 không có điều khoản nào qui định chủ thầu phải hướng dẫn, thông báo cho bên dự thầu các thủ tục liên quan.

Trao đổi với báo chí sau khi tuyên án, ông Nguyễn Anh Ngọc – đại diện liên danh nhà thầu Anh Đức – Sao Mai cho biết, sẽ tiến hành các thủ tục kháng cáo lên cấp cao hơn vì phán quyết của TAND TP Vinh chưa công bằng.

"Tôi cảm thấy tòa án làm việc không nghiêm minh, có dấu hiệu bao che bên bị đơn" – ông Ngọc nói.

Hòa giải bất thành vụ kiện GĐ Sở GD-ĐT Nghệ An ra tòa

Hòa giải bất thành vụ kiện GĐ Sở GD-ĐT Nghệ An ra tòa

Liên quan vụ việc doanh nghiệp kiện Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An ra TAND TP.Vinh, phiên hòa giải giữa hai bên đã không thống nhất được các nội dung cần giải quyết.

Quốc Huy – Văn Bình



Xem nguồn

Công bố 14 đề thi thử nghiệm kỳ thi THPT quốc gia 2017

Posted: 20 Jan 2017 04:46 AM PST


– Chiều 20/1, Bộ GD-ĐT đã công bố 14 đề thi thử nghiệm của kỳ thi THPT quốc gia 2017.

Đề thi thử nghiệm môn Toán kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Đề thi thử nghiệm môn Toán kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Bộ GD-ĐT vừa công bố đề thi thử nghiệm môn Toán kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 để các học sinh tham khảo.

Đề thi thử nghiệm môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Đề thi thử nghiệm môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Bộ GD-ĐT vừa công bố đề thi thử nghiệm môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 để các học sinh tham khảo.

Đề thi thử nghiệm môn Tiếng Anh kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Đề thi thử nghiệm môn Tiếng Anh kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Bộ GD-ĐT vừa công bố đề thi thử nghiệm môn Tiếng Anh kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 để các học sinh tham khảo.

Đề thi thử nghiệm môn Vật lý kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Đề thi thử nghiệm môn Vật lý kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Bộ GD-ĐT vừa công bố đề thi thử nghiệm môn Vật lý kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 để các học sinh tham khảo.

Đề thi thử nghiệm môn Lịch sử kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Đề thi thử nghiệm môn Lịch sử kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Bộ GD-ĐT vừa công bố đề thi thử nghiệm môn Lịch sử kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 để các học sinh tham khảo.

Đề thi thử nghiệm môn Hóa học kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Đề thi thử nghiệm môn Hóa học kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Bộ GD-ĐT vừa công bố đề thi thử nghiệm môn Hóa học kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 để các học sinh tham khảo.

Đề thi thử nghiệm môn Sinh học kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Đề thi thử nghiệm môn Sinh học kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Bộ GD-ĐT vừa công bố đề thi thử nghiệm môn Sinh học kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 để các học sinh tham khảo.

Đề thi thử nghiệm môn Địa lý kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Đề thi thử nghiệm môn Địa lý kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Bộ GD-ĐT vừa công bố đề thi thử nghiệm môn Địa lý kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 để các học sinh tham khảo.

Đề thi thử nghiệm môn Giáo dục công dân kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Đề thi thử nghiệm môn Giáo dục công dân kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Bộ GD-ĐT vừa công bố đề thi thử nghiệm môn Giáo dục công dân kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 để các học sinh tham khảo.

Đề thi thử nghiệm môn Tiếng Nga kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Đề thi thử nghiệm môn Tiếng Nga kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Bộ GD-ĐT vừa công bố đề thi thử nghiệm môn Tiếng Nga kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 để các học sinh tham khảo.

Đề thi thử nghiệm môn Tiếng Trung kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Đề thi thử nghiệm môn Tiếng Trung kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Bộ GD-ĐT vừa công bố đề thi thử nghiệm môn Tiếng Trung kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 để các học sinh tham khảo.

Đề thi thử nghiệm môn Tiếng Nhật kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Đề thi thử nghiệm môn Tiếng Nhật kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Bộ GD-ĐT vừa công bố đề thi thử nghiệm môn Tiếng Nhật kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 để các học sinh tham khảo.

Đề thi thử nghiệm môn Tiếng Đức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Đề thi thử nghiệm môn Tiếng Đức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Bộ GD-ĐT vừa công bố đề thi thử nghiệm môn Tiếng Đức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 để các học sinh tham khảo.



Xem nguồn

[Nóng] Công bố 14 đề thi thử nghiệm kỳ thi THPT quốc gia 2017

Posted: 20 Jan 2017 04:05 AM PST


Ngoài ra, Bộ GD-ĐT tiếp tục triển khai xây dựng bộ đề thi thử nghiệm theo 5 bài thi để công bố rộng rãi ngay sau khi học sinh lớp 12 hoàn thành chương trình năm học 2016-2017 (dự kiến giữa tháng 5/2017), giúp các cơ sở giáo dục và thí sinh tập dượt, làm quen với định dạng đề thi và phương thức thi theo bài để tiếp tục ôn luyện, chuẩn bị thi.


Đề thi thử nghiệm sẽ giúp các học sinh khối 12 định hình dễ hơn về hướng ra đề THPT quốc gia năm 2017. (ảnh minh họa)

Đề thi thử nghiệm sẽ giúp các học sinh khối 12 định hình dễ hơn về hướng ra đề THPT quốc gia năm 2017. (ảnh minh họa)

Ma trận đề thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 đã được xây dựng phù hợp với hình thức thi theo bài đã công bố trong Phương án thi, theo hướng tiếp tục thực hiện đánh giá năng lực người học, tăng mức yêu cầu vận dụng kiến thức, các câu hỏi mở, giảm yêu cầu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn; đảm bảo phân hoá kết quả thi để vừa đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa dùng để xét tuyển sinh ĐH, CĐ.

Căn cứ ma trận đề thi, Bộ GD-ĐT xây dựng các đề minh họa làm cơ sở cho giáo viên và học sinh tham khảo trong dạy học và ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi.

Trước đó, ngày 6/10/2016, Bộ đã công bố 14 đề thi minh họa của các môn thi năm 2017 và được dư luận xã hội đánh giá tích cực về nội dung, về phương thức thi trắc nghiệm khách quan cũng như ý nghĩa tác động đối với việc chuẩn bị tổ chức kỳ thi.

14 đề thi minh họa xem dưới đây:

1. Môn Giáo dục Công dân

2. Môn tiếng Nhật

3. Môn tiếng Đức

4. Môn tiếng Trung

5. Môn tiếng Pháp

6. Môn tiếng Nga

7. Môn tiếng Anh

8. Môn Địa lý

9. Môn Lịch sử

10. Môn Ngữ văn

11. Môn Sinh học

12. Môn Hóa học

13. Môn Vật lý

14. Môn Toán

Hồng Hạnh



Xem nguồn

Bé gái 9 tuổi viết thư cảnh báo tài xế đỗ xe trái phép gần trường

Posted: 20 Jan 2017 03:23 AM PST


Mới đây, cảnh sát ở Edgbaston (khu vực ngoại ô thành phố Birmingham) đã chia sẻ bức thư của một học sinh Trường tiểu học Chad Vale khuyên các tài xế "suy nghĩ cẩn thận" về cách họ đỗ xe gần trường học.

Bức thư có tiêu đề "Chiến dịch an toàn" do cô bé 9 tuổi Kitty viết. Bức thư cảnh báo những người đậu xe vô ý thức gần trường rằng việc này "không an toàn" cho trẻ em.

Bức thư của cô bé 9 tuổi Kitty gửi các tài xế đỗ xe trái phép.

Bức thư của cô bé 9 tuổi Kitty gửi các tài xế đỗ xe trái phép.

Bức thư viết: "Xin chào, tên cháu là Kitty, cháu 9 tuổi, là học sinh Trường tiểu học Chad Vale.

Cháu đã chán ngấy trước cảnh mọi người đỗ xe trái phép ở vạch đôi vàng (nơi cấm đỗ xe), ở các góc đường và ở các ngã tư.

Có rất nhiều học sinh nhỏ tuổi đi học ở trường của cháu và việc mọi người đỗ xe đã gây mất an toàn cho các em nhỏ.

Xin hãy lắng nghe cháu và suy nghĩ cẩn thận về việc các bác đỗ xe".

Và cuối bức thư còn vẽ một ngôi mộ mang dòng chữ "R.I.P small child" (tạm dịch: Hãy an nghỉ em bé nhé" và lời cảnh báo "Đó có thể là con của chính các bác".

Trường tiểu học Chad Vale ở Edgbaston (khu vực ngoại ô thành phố Birmingham, Anh).

Trường tiểu học Chad Vale ở Edgbaston (khu vực ngoại ô thành phố Birmingham, Anh).

Bức thư của cô bé Kitty được cảnh sát Edgbastonchia sẻ trên Twitter với lời giới thiệu: "Bức thư của học sinh 9 tuổi về an toàn đường phố không phải là chuyện đùa, và mọi người phải tuân thủ, từ bỏ việc đỗ xe trái phép!".

Xuân Vũ

Theo Birmingham Mail



Xem nguồn

Giáo dục đào tạo “kiểu mới” trong năm 2017 sẽ được đầu tư mạnh

Posted: 20 Jan 2017 02:40 AM PST


Ngành giáo dục năm 2016 khép lại với nhiều ấn tượng khó phai như: kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 gọn nhẹ và đổi mới kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng; dự thảo Quy chế tuyển sinh năm 2017 được ban hành, thời gian đào tạo đại học được rút ngắn còn 3 năm; đề án ngoại ngữ 9.000 tỷ đồng không đạt mục tiêu; điều chỉnh Thông tư 30 và ban hành thông tư 22 về quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Và đặc biệt, sau nhiều năm vắng bóng, năm 2016 nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã giới thiệu những mô hình giáo dục đào tạo kiểu mới với ứng dụng công nghệ hiện đại, thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Năm 2016, đã có 70 dự án vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục đào tạo ở Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 47 triệu USD. Đây là một tín hiệu vui cho ngành giáo dục và đào tạo.

Điển hình cho xu hướng này là việc Tập đoàn giáo dục hàng đầu Hàn Quốc Chungdahm và Công ty cổ phần Tập đoàn Giáo dục Egroup ký kết hợp tác chiến lược về việc đào tạo tiếng Anh tại Việt Nam. Theo đó, Chungdahm sẽ đầu tư 10 triệu USD vào ứng dụng công nghệ phục vụ giáo dục, giúp trẻ em Việt Nam từ 6-14 tuổi tiếp cận với phương pháp học mới phù hợp với đặc trưng của trẻ em châu Á, để thế hệ trẻ Việt Nam làm chủ tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai, sau tiếng mẹ đẻ.

Tập đoàn Chungdahm đầu tư 10 triệu USD vào công nghệ đào tạo tiếng Anh cho trẻ em.

Tập đoàn Chungdahm đầu tư 10 triệu USD vào công nghệ đào tạo tiếng Anh cho trẻ em.

Trước đó, dự án tiếng Anh Apax English là thành quả bước đầu của sự hợp tác giữa hai tập đoàn này. Sau một năm hoạt động, Apax English đã khai trương 15 trung tâm tại Hà Nội với hơn 12.000 học viên đang theo học và bắt đầu mở chuỗi trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2016.

Không chỉ có các nhà đầu tư nước ngoài gia nhập mạnh mẽ vào mảng giáo dục đào tạo. Ở trong nước, nhiều "đại gia" khác hoạt động ngoài lĩnh vực đã chuyển hướng đầu tư vào giáo dục hay các Start-up về giáo dục theo công nghệ mới của người Việt cũng nở rộ như một số dự án học trực tuyến thu hút đông đảo người theo học.

Các chuyên gia về giáo dục đào tạo dự báo rằng, trong năm 2017, ứng dụng công nghệ vào chương trình giảng dạy và đào tạo sẽ lên ngôi, nhất là mảng ứng dụng di động. Đồng thời, năm 2017 sẽ tiếp tục chứng kiến các công ty khởi nghiệp cho ra những sản phẩm mới về giáo dục.

Rất có thể, dự án "xông đất" trong lĩnh vực này trong năm nay sẽ là dự án của SK Telecom (thuộc Tập đoàn SK, một trong 3 tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc) đưa chương trình trường học dạy lập trình bằng robot thông minh vào Việt Nam, hợp tác đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục với Egroup.

Trong năm 2017, những dự án dạy tiếng Anh theo công nghệ mới của Chungdahm, hay dạy lập trình bằng robot thông minh của Egroup lại có dịp "đọ sức" với Bigschool của TS. Lê Thống Nhất hay FUNiX – Đại học trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam của ông Nguyễn Thành Nam, Cựu CEO của FPT…

Trong "cuộc đua" hướng tới cung cấp những phương pháp, công nghệ dạy và học mới dự báo nở rộ trong năm nay, người hưởng lợi trực tiếp sẽ là học sinh, sinh viên Việt Nam, được tiếp cận với những phương pháp giảng dạy mới, hiện đại nhất, hiệu quả nhất của thế giới.

Học sinh sinh viên sẽ được tiếp cận những phương pháp học mới trong tương lai gần.

Học sinh sinh viên sẽ được tiếp cận những phương pháp học mới trong tương lai gần.

Dự báo năm 2017 cũng sẽ là năm nở rộ các hình thức hợp tác, xã hội hóa trong giáo dục và đào tạo. Đặc biệt là đào tạo ngoại ngữ. Tại Hội nghị triển khai giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025 của đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020" Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng, cần tạo môi trường học ngoại ngữ như hình thành các câu lạc bộ ngoại ngữ để học sinh, sinh viên và người đi làm có nhu cầu học tiếng Anh có thể tham gia. Phải thúc đẩy phòng trào toàn dân học tiếng Anh để việc học tiếng Anh từ áp lực thành động lực đối với người học. Cần xây dựng hệ thống học liệu hỗ trợ như hệ thống các clips ngắn đưa trên mạng để giáo viên và người học có thể tiếp cận trực tuyến. Tăng cường đưa công nghệ vào hỗ trợ việc dạy học ngoại ngữ.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, để nâng cao được trình độ tiếng Anh, phổ cập tiếng Anh đòi hỏi nguồn chi phí lớn và dài hạn. Vì vậy, nếu chúng ta chỉ dựa vào ngân sách thì sẽ thất bại ngay từ đầu, theo đó, sẽ tập trung đầu tư vào những vấn đề cốt lõi, đặc biệt cần xã hội hoá giáo dục để khuyến khích tính chủ động trong học tập, nâng cao hiệu quả học ngoại ngữ.

Với những động thái nêu trên, hy vọng rằng, năm 2017 sẽ có một thay đổi lớn trong dạy và học. Làn gió mới về xu hướng đưa công nghệ vào giáo dục tiên tiến trên thế giới sẽ thổi vào thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam tác động tích cực vào tri thức, sự phát triển trí tuệ, phát huy được tố chất và óc sáng tạo của một thế hệ mới.

Hoài Thu



Xem nguồn

Mục tiêu thu hút sinh viên giỏi: Chính sách tuyển sinh của trường ĐH Việt Nhật có gì mới?

Posted: 20 Jan 2017 01:57 AM PST


Những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam

Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập vào ngày 22/07/2014, ngày 9/9/2016 Trường đã khai giảng khóa Thạc sĩ đầu tiên. Với phương trâm đào tạo tập trung vào chất lượng, Trường đặt mục tiêu thu hút những sinh viên có tiềm năng đặc biệt có định hướng phát triển nghề nghiệp rõ ràng.


GS. TS. Furuta Motoo – Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật

GS. TS. Furuta Motoo – Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật

Theo GS. TS. Furuta Motoo – Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật cho biết, để đẩy mạnh hợp tác về giáo dục và tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam đã có những đầu tư lớn về chất lượng giảng dạy, môi trường đào tạo đặc biệt là những chính sách hỗ trợ về chi phí học tập, học bổng nhằm tạo điều kiện cho những học viên ưu tú có cơ hội được rèn luyện trong môi trường giáo dục tiên tiến.

Cụ thể, Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam cam kết hỗ trợ 80% chi phí học tập của trường. Do vậy, học phí người học phải đóng thực tế chỉ là một phần nhỏ so với chi phí học tập thực tế tại trường.

Chính phủ Nhật Bản cũng cung cấp 60 suất học bổng toàn phần và bán phần dành cho các học viên khá, giỏi của các chương trình thạc sĩ. Đây là cơ hội cho các học viên được học tập mà không bị áp lực về học phí.

Ngoài ra, đến kì học thứ ba, học viên có cơ hội nhận 60 suất học bổng toàn phần, bao gồm toàn bộ chi phí học

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong buổi gặp mặt với đại diện ĐHQGHN và Trường Đại học Việt Nhật đã nhấn mạnh: "Trường Đại học Nhật Việt là một dự án hết sức quan trọng, là biểu tượng cho tình hữu nghị giữa hai quốc gia, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho Nhật Bản và Việt Nam."

tập, nghiên cứu, phí đi lại và sinh hoạt phí trong 3 tháng thực tập tại Nhật Bản. Mục tiêu của chương trình thực tập là để học viên tích lũy kinh nghiệm thực tế và trải nghiệm môi trường, phong cách làm việc Nhật Bản. Nhưng thực tế, đây cũng là thời gian để học viên tiếp xúc với các nhà tuyển dụng Nhật Bản nhằm tạo cơ hội tìm kiếm việc làm việc Nhật Bản sau khi tốt nghiệp.

Bạn Đặng Thị Thanh Bình, học viên ngành Chính sách công, Trường ĐH Việt Nhật chia sẻ: "Nhờ những hỗ trợ từ chính phủ Nhật Bản, học viên được học tập và nghiên cứu trong một môi trường quốc tế với cơ sở vật chất hiện đại. Đặc biệt, với học bổng hỗ trợ học phí toàn phần được nhận từ kì đầu tiên, mình có thể yên tâm dành toàn bộ thời gian để học tập và tiếp thu thêm những tri thức mới."

Môi trường học theo chất lượng Nhật Bản

Tại Trường ĐH Việt Nhật, học viên được trải nghiệm một môi trường học tập quốc tế theo phong cách Nhật Bản. Điều này không chỉ thể hiện trong nội dung chương trình học mà ngay trong cơ sở vật chất cũng như hoạt động thường ngày tại trường.


TS. Phan Lê Bình - Chuyên gia JICA, giảng viên chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật Hạ tầng

TS. Phan Lê Bình – Chuyên gia JICA, giảng viên chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật Hạ tầng

TS. Phan Lê Bình – Chuyên gia JICA và hiện là giảng viên chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật Hạ tầng nhận định: "Chương trình giảng dạy tại Trường ĐH Việt Nhật hiện nay có sự tham gia xây dựng và vận hành bởi các đại học hàng đầu Nhật Bản như Đại học Tokyo, Đại học Osaka, Đại học Tsukuba, Đại học Quốc lập Yokohama, Đại học Ritsumeikan, Đại học Waseda … Do đó, chương trình thạc sĩ của trường đều là các chương trình chất lượng cao, đáp ứng những nhu cầu về kiến thức dành cho những học viên thực sự muốn học tập và nghiên cứu một cách bài bản".


PGS. TS. Hiroyuki Katayama – Giảng viên chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật Môi trường

PGS. TS. Hiroyuki Katayama – Giảng viên chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật Môi trường

Theo PGS. TS. Hiroyuki Katayama – Giảng viên chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật Môi trường cho biết: "Trường ĐH Việt Nhật là nơi quy tụ những giảng viên hàng đầu Nhật Bản và Việt Nam như: GS.Hironori Kato Đại học Tokyo và GS. Nguyễn Đình Đức – ĐHQGHN ngành Kỹ thuật hạ tầng, GS.Yoshiki Matsui Đại học Yokohama ngành Quản trị kinh doanh, GS. Kensuke Fukushi Đại học Tokyo ngành Kĩ thuật môi trường, PGS.Junichi Iwatsuki Đại học Tokyo ngành Khu vực học, GS. Yoji Shibutani Đại học Osaka và GS. Nguyễn Hoàng Lương – Trường ĐH KHTN ngành Công nghệ Nano, GS.Yutaka Tsujinaka ngành Chính sách công… Học viên của Trường không chỉ được học tập mà còn có cơ hội giao lưu, thực tập, trao đổi với các giáo sư Nhật Bản, tạo điều kiện để học tiếp lên tiến sĩ tại Nhật Bản trong tương lai."


Trịnh Đức Trường – Học viên thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật hạ tầng

Trịnh Đức Trường – Học viên thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật hạ tầng

Bạn Trịnh Đức Trường, học viên thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật hạ tầng, mặc dù nhận được học bổng học thạc sĩ ở nước ngoài, nhưng vẫn lựa chọn học tại VJU, Trường chia sẻ: "Học viên chương trình thạc sĩ Kỹ thuật hạ tầng của Trường Đại học Việt Nhật được đào tạo theo chương trình của Đại học Tokyo – một trong những trường đại học hàng đầu thế giới về kĩ thuật. Hơn thế được phát triển bản thân theo sự hướng dẫn của các giáo sư hàng đầu Việt Nam và Nhật Bản, tôi tin đây là một môi trường học thuật lí tưởng cho bất kì ai muốn theo học."

Dù có số lượng học viên không nhiều nhưng cơ sở vật chất, sách vở, tài liệu tại Trường ĐH Việt Nhật đều theo tiêu chuẩn Nhật Bản, không chỉ đẹp, hiện đại mà còn đầy đủ tiện nghi. 100% các thiết bị đều được nhập khẩu từ Nhật Bản. Sách vở, học liệu cũng đều là các sách nguyên bản, cập nhật phù hợp với nội dung chương trình học. Các lớp học đều được nhà trường trang bị sẵn các phương tiện nghe nhìn phục vụ học tập như ti vi, kết nối mạng internet với hệ thống TV Conference cho phép các giáo sư Nhật ngoài giờ giảng trên lớp còn có thể tham gia giảng dạy trực tuyến.

Bất cứ lúc nào tại Trường ĐH Việt Nhật, học viên cũng cảm nhận được văn hóa Nhật Bản từ những việc cơ bản như cúi chào hay tôn trọng giờ giấc. Để góp phần giúp các bạn có những hiểu biết và trải nghiệm rõ hơn về văn hóa Nhật, nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu, chia sẻ và học hỏi về văn hóa Việt Nam và Nhật Bản.

Phương thức và yêu cầu tuyển sinh tại Trường ĐH Việt Nhật

Năm 2017, Trường ĐH Việt Nhật tuyển sinh 06 chương trình thạc sĩ, bao gồm các chuyên ngành: Công nghệ Nano, Kỹ thuật Hạ tầng, Kỹ thuật Môi trường, Chính sách công, Khu vực học và Quản trị Kinh doanh.

Để có đủ điều kiện tham gia xét tuyển, các ứng viên phải có bằng tốt nghiệp đại học chính quy loại khá trở lên với những ngành học có liên quan theo quy định của nhà trường. Đồng thời học viên cũng phải có trình độ tiếng Anh tốt để có thể theo học chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh. Riêng chương trình Khu vực học, đinh hướng Nhật bản học còn yêu cầu khả năng tiếng Nhật tối thiểu là JLPT N2.

Trường Đại học Việt Nhật tổ chức tuyển sinh với hình thức công khai, rộng rãi, phương thức xét tuyển qua thẩm định hồ sơ và phỏng vấn trực tiếp các thí sinh. Nội dung phỏng vấn đánh giá năng lực của thí sinh bao gồm kiến thức chuyên ngành đăng ký học; kế hoạch học tập, nghiên cứu; hiểu biết xã hội chung; kỹ năng xử lý tình huống và các kỹ năng mềm khác. Qua đó thí sinh sẽ được đánh năng lực toàn diện đảm bảo phù hợp với tiêu chí tuyển chọn của mỗi chương trình đào tạo.

Những yêu cầu như vậy nhằm mục đích chọn lựa ra những sinh viên khá, giỏi, có đủ khả năng tham gia học tập, nghiên cứu tại trường và thực tập tại các trường đại học, các cơ quan, tổ chức tại Nhật Bản trong tương lai.

Năm 2017, Trường ĐH Việt Nhật, ĐHQGHN tổ chức tuyển sinh 06 chương trình đào tạo thạc sĩ bao gồm các chuyên ngành: Chính sách Công, Công nghệ Nano, Khu vực học, Kỹ thuật Hạ tầng, Kỹ thuật Môi trường và Quản trị Kinh doanh.

Hạn nộp hồ sơ đợt 1: 28/02/2017.

Thông tin chi tiết tại: http://admission.vju.ac.vn/vi

Hoặc liên hệ Văn phòng tuyển sinh Trường Đại học Việt Nhật – ĐHQGHN, Đường Lưu Hữu Phước, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội; Tel: (+84) 4 73066001 – Ext 5093; Hotline: (+84) 96 69 54 736; (+84) 96 96 38 426; Email: admission@vju.ac.vn; Website: vju.ac.vn



Xem nguồn

Trao tặng trường học mới cho Trường Tiểu học Đại Xuyên (Hải Dương)

Posted: 20 Jan 2017 01:16 AM PST


Lãnh đạo Việt Nam, Hàn Quốc và nhà trường cùng cắt băng khánh thànhLãnh đạo Việt Nam, Hàn Quốc và nhà trường cùng cắt băng khánh thành

Dự buổi lễ có các ông: Lương Văn Cầu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương; Goo Ja Yeol – Chủ tịch tập đoàn LS tại Việt Nam; Kim Kon Chung – Phó giám đốc tổ chức Copion; Sim Sang Joonb – Giám đốc Trung tâm Giao lưu Văn hóa Việt Hàn; Phan Anh Sơn – Trưởng Ban Điều phối viện trợ nhân dân PACCOM.

Với mục đích thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, từ năm 2015 đến nay, các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam đã có nhiều hoạt động tình nguyện và tài trợ liên tiếp dành cho các thầy cô giáo và học sinh tại các vùng còn khó khăn của Việt Nam. Đây thật sự là những tình cảm đẹp và việc làm mang nhiều ý nghĩa nhân văn, thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai nước Việt Nam – Hàn Quốc.

Ngôi trường Tiểu học Đại Xuyên được khánh thành lần này là ngôi trường LS Dream School số 7 mà các Tổ chức, Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam đã dành tặng các thầy cô giáo và các em học sinh Việt Nam.

Cùng ngày, Tập đoàn LS Hàn Quốc cũng đã tổ chức lễ khánh thành ngôi trường LS Dream School số 8 tại Vĩnh Long.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Goo Ja Yeol – Chủ tịch tập đoàn LS chia sẻ: Tập đoàn LS sẽ tiếp tục nỗ lực trong lĩnh vực này, xây dựng các trường mang tên LS Dream School, cử các đoàn tình nguyện mùa hè, mùa đông tới Việt Nam, với hy vọng góp một phần nhỏ vào sự tăng trưởng của Việt Nam.

Song song với các hoạt động tình nguyện, tập đoàn LS sẽ tăng cường đầu tư và tuyển dụng cũng như liên tục tiến hành các hoạt động phúc lợi xã hội với Việt Nam để mối quan hệ bạn đồng hành của Việt Nam và LS sẽ được duy trì bền vững.

Tại buổi lễ, ông Goo Ja Yeol cũng đã trao tặng 10 suất học bổng cho các em học sinh và phòng thư viện cho nhà trường.

Nằm trong chuối hoạt động lần này, các sinh viên tình nguyện của Hàn đã tham gia nhiều hoạt động giúp đỡ thầy cô và các bạn học sinh ở các vùng quê nghèo.

Với lịch trình dài 12 ngày (từ 11 – 22/1) các đoàn sinh viên tình nguyện Hàn Quốc đã tham gia: vẽ trang trí sân bóng, sắp xếp lại thư viện và nhiều hoạt động vui chơi cùng giáo viên và học sinh nhà trường.



Xem nguồn

Kết luận của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại buổi làm việc với Giám đốc các Sở GD&ĐT

Posted: 20 Jan 2017 12:33 AM PST


Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu chỉ đạo hội nghịBộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu chỉ đạo hội nghị

Theo thông báo này, thời gian qua, các Sở GD&ĐT đã phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ GD&ĐT thực hiện nghiêm túc kết luận của Bộ trưởng tại buổi làm việc với Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố, trong đó có những kết quả nổi bật như:

Đã tham mưu với chính quyền địa phương chỉ đạo tổ chức thành công kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 và huy động các thầy giáo, cô giáo tham gia biên soạn, biên tập câu hỏi trắc nghiệm để xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa phục vụ kỳ thi THPT quốc gia năm 2017;

Tham gia ý kiến sửa đổi Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học; hướng dẫn, tập huấn cho giáo viên tiểu học và cán bộ quản lý giáo dục triển khai thực hiện đánh giá học sinh tiếu học theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT; rà soát, đánh giá, rút kinh nghiệm việc triển khai một số mô hình đổi mới.

Công tác trao đổi thông tin giữa Bộ, các đơn vị thuộc Bộ với các Sở GD&ĐT đã có bước chuyển mạnh và đạt kết quả tốt; 7 địa phương đã chuẩn bị tốt nội dung để Bộ trường làm việc vói lãnh đạo các tỉnh, thành phố về tình hình giáo dục và đào tạo của địa phương.

Tuy nhiên, việc triển khai nhiệm vụ theo Thông báo số 338/TB-BGDĐT của các Sở GD&ĐT còn một số hạn chế như: công tác truyền thông về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo còn hình thức, chưa đi vào thực chất; việc trao đổi thông tin, báo cáo về tình hình giáo dục của địa phương với Bộ chưa tốt, chưa bảo đảm thông tin thông suốt trong toàn ngành; việc xây dựng và triển khai các giải pháp đổi mới giáo dục còn chậm; việc chủ động rà soát và phát hiện các vấn đề giáo dục và đào tạo địa phương để báo cáo Bộ GD&ĐT chưa tốt (nhiều vấn đề xảy ra ở địa phương Bộ biết được qua thông tin báo chí phản ánh).

Tập trung quy hoạch, phát triển, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, CBQL giáo dục

Bộ trưởng yêu cầu, thời gian tới, các Sở GD&ĐT tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ theo Thông báo số 338/TB-BGDĐT và 9 nhiệm vụ chủ yếu, 5 giải pháp cơ bản của ngành Giáo dục tại Chỉ thị số 3031/CT- BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016-2017.

Bên cạnh việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu của ngành, các Sở GD&ĐT, các trường sư phạm và các đơn vị cần tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc việc bố trí cán bộ chuyên trách về công tác truyền thông của Sở GD&ĐT, trong đó, Giám đốc Sở trực tiếp phụ trách chỉ đạo công tác truyền thông của đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông về các hoạt động giáo dục và đào tạo tại địa phương, đồng thời tăng cường kết nối với bộ phận truyền thông của Bộ.

Tập trung quy hoạch, phát triển, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cụ thể:

Tham mưu với chính quyền địa phương triển khai rà soát, tuyển dụng, bố trí và sử dụng viên chức ngành Giáo dục đạt hiệu quả; xây dựng kế hoạch chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, trước mắt tập trung chuẩn hóa đội ngũ giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông điều chuyển dạy mầm non và tiểu học; rà soát, chấn chỉnh dạy thêm học thêm không đúng quy định và việc tổ chức học, thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên.

Giao các trường đại học sư phạm xây dựng chương trình đào tạo văn bằng 2 cho giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông điều chuyển dạy mầm non và tiểu học thống nhất trong toàn quốc theo các mô đun, gắn với thực tiễn, thông qua thực hành, trình Bộ trưởng trước ngày 15/2/2017; phối hợp với các địa phương tổ chức đào tạo từ tháng 3/2017 theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo.

Giao Học viện Quản lý giáo dục chủ trì, phối hợp với các chuyên gia xây dựng khung năng lực các chức danh vị trí lãnh đạo Sở GD&ĐT, lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo, hiệu trưởng/phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông. Theo đó, xây dựng chương trình và tổ chức bồi dưỡng cho các chức danh này.

Các Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, phối họp với Học viện Quản lý giáo dục tổ chức các lớp bồi dưỡng bảo đảm hiệu quả, thiết thực.

Các Sở GD&ĐT làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để chủ động trong công tác dự báo nguồn nhân lực ngành Giáo dục địa phương. Các trường sư phạm phối hợp chặt chẽ với các sở giáo dục và đào tạo chủ động cân đối chỉ tiêu tuyển sinh và lộ trình đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, gắn với đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Chuẩn bị chu đáo và tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Với nội dung này, Bộ trưởng yêu cầu Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục công bố đề thi thử nghiệm trong tháng 1 năm 2017; chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục Trung học soạn thảo các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi.

Các Sở GD&ĐT tăng cường chỉ đạo, kiểm tra việc hoàn thành chương trình và tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông; tránh tình trạng dạy trước chương trình hoặc cắt bớt chương trình.

Tổ chức hướng dẫn quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, quy chế tuyển sinh đại học đến cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội.

Trên cơ sở kế hoạch công việc tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 của Bộ, các sở giáo dục và đào tạo cử cán bộ cốt cán tham gia tập huấn về quy chế thi, nghiệp vụ tổ chức thi, sử dụng phần mềm quản lý thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông. Cán bộ cốt cán của các sở sẽ chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tập huấn đại trà các nội dung này ở địa phương.

Các Sở GD&ĐT tham mưu cho lãnh đạo tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức thi; xây dựng phương án huy động đội ngũ cán bộ, giáo viên có chất lượng tham gia công tác coi thi, chấm thi, chấm phúc khảo. Chuẩn bị tốt việc đăng ký dự thi và cung cấp dữ liệu chính xác phục vụ công tác tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tại địa phương.

Thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập

Các Sở GD&ĐT tham mưu cho lãnh đạo tỉnh, thành phố rà soát kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập, bổ sung những giải pháp thiết thực nhằm đạt các mục tiêu của Đề án đến năm 2020; tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện mô hình trung tâm học tập cộng đồng phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Các Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Hội Khuyến học ở địa phương thực hiện việc đánh giá, xếp loại Cộng đồng học tập cấp xã một cách thiết thực, hiệu quả.

Tăng cường mối quan hệ tương tác trực tiếp giữa Bộ với Sở GD&ĐT

Bộ trưởng đồng thời đề nghị các Sở GD&ĐT đề xuất, kiến nghị về cơ chế, chính sách nâng cao các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Văn phòng Bộ) trước ngày 28/2/2017.

Tăng cường mối quan hệ tương tác trực tiếp giữa Bộ với Sở GD&ĐT thông qua các cuộc làm việc định kỳ hoặc hội nghị chuyên đề giữa Bộ với các Sở GD&ĐT và lãnh đạo địa phương.

Những địa phương Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã làm việc về phát triển giáo dục và đào tạo cần tham mưu với chính quyền địa phương thực hiện tốt các kết luận của Bộ trưởng. Các địa phương khác cần chuẩn bị kỹ nội dung để Bộ trưởng tiếp tục làm việc trong thời gian tới.

Giám đốc Sở GD&ĐT cần tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu ngành Giáo dục tại địa phương trong việc tham mưu và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo địa phương; chủ động nắm bắt, giải quyết và chịu trách nhiệm trước những vấn đề nóng, những tồn tại, vướng mắc về giáo dục và đào tạo của địa phương.

Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các Sở GD&ĐT đề xuất các sáng kiến, chuyên đề nhằm đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục; Bộ sẽ lắng nghe ý kiến từ các địa phương trước khi đưa ra những chủ trương, giải pháp cho toàn ngành.

Chú ý công tác đánh giá học sinh đảm bảo thực hiện nghiêm túc chương trình dạy học, không gây quá tải đối với học sinh.

Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo và đây là căn cứ quan trọng để xét thi đua năm học 2016-2017.

Bộ trưởng ghi nhận, tiếp thu và giao các đơn vị chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, xem xét giải quyết những đề xuất, kiến nghị của Giám đốc Sở GD&ĐT, trong đó, lưu ý một số nhiệm vụ sau:

Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ soạn thảo văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện Nghị quyết số 76/NQ- CP của Chính phủ về quản lý nhà nước đối với giáo dục nghề nghiệp.

Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ Giáo dục Tiểu học và Vụ Giáo Trung học rà soát, sửa đổi văn bản quy định về tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục gắn với tiêu chí trường chuẩn quốc gia.

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục Mầm non nghiên cứu quy định về chế độ cho giáo viên dạy lớp ghép ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Vụ Giáo dục dân tộc chủ trì, phối họp với Vụ Kế hoạch – Tài chính triển khai thực hiện Kết luận thanh tra số 2455/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ về việc thực hiện Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011-2015; rà soát, tổng hợp kết quả xử lý, khắc phục các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ đối với 12 tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Sơn La, Lào Cai, Nghệ An, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Định, Bình Phước, An Giang, Trà Vinh và Sóc Trăng để báo cáo Bộ trưởng trước ngày 28/2/2017.

Vụ Giáo dục Trung học tổng hợp từ các địa phương báo cáo về các cuộc thi, hội thi, các cuộc giao lưu dành cho giáo viên và học sinh, trình Bộ trưởng trước ngày 28/2/2017.



Xem nguồn

Comments