Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Chuyện “công bộc” lãng mạn và những quy định trên trời

Posted: 02 Jan 2017 08:37 AM PST


LTS: Câu chuyện về bộ quy tắc ứng xử dành riêng cho công chức thành phố Hà Nội đang được nhiều người bàn tán. Trong đó, một vài quy định được cho là thiếu tính thực tế.

Qua vấn đề này, tác giả Trương Khắc Trà có đôi điều phản biện về công tác ban hành luật ở nước ta hiện nay.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Sau nhiều sự việc không mấy đẹp đẽ về hành vi ứng xử của một vài cá nhân là cán bộ, công chức của Hà Nội, bộ quy tắc ứng xử dành riêng cho công chức thành phố chuẩn bị ban hành. 

Những ngày qua trên các mặt báo, diễn đàn mạng đã xôn xao về cái hợp lý, cái bất hợp lý của bộ quy tắc ấy.

Có thể đây chỉ là đòn thăm dò dư luận của cơ quan chủ trì soạn thảo, cố đấm ăn xôi, tranh thủ dư luận để có một bộ quy tắc thực sự đi bằng đôi chân chứ không phải bay bằng đôi cánh. 

Trong khi đó, một khảo sát do trung tâm tin tức VTV24 thực hiện cho ra kết quả 70% phản đối, 30% đồng ý!

Nhiều chuyên gia bày tỏ sự nghi ngờ về tính khả thi. Liệu rằng sẽ có thêm một quy định chết ngay khi chưa sống được ngày nào?

Pháp luật nhìn dưới góc độ triết học đó là một hình thái ý thức xã hội, thuộc về lĩnh vực tinh thần, nó phản ánh tồn tại xã hội, thuộc lĩnh vực vật chất. 

Tuy nhiên, không phải lúc nào ý thức xã cũng có thể phản ánh kịp thời tồn tại xã hội, có nghĩa là pháp luật luôn có độ "lệch pha" nhất định với đời sống thực tiễn. 

Người ta cũng dễ dàng chấp nhận một cách khoa học rằng pháp luật phải luôn luôn "update" những diễn biến sinh động của đời sống để bít những lỗ hổng tránh bị lợi dụng, cái mà người ta hay gọi là "lách luật".



Bộ quy tắc ứng xử dành cho công chức Hà Nội được cho là nhiều điểm bất hợp lý. (Ảnh minh họa: vtc.vn)

Ở bất cứ quốc gia nào, bất cứ thời đại nào cũng vậy, pháp luật không thể quy định được hết mọi vấn đề trong đời sống một cách tuyệt đối, nói như vậy để thấy rằng những lỗ hổng trong luật là điều đương nhiên! 

Sẽ thật ấu trĩ nếu đòi hỏi một bộ luật nào đó "đổ nước không chảy" nhưng cũng thật quan ngại nếu luật pháp không thể đi vào cuộc sống.

Thể chế hóa chủ trương đường lối thành chính sách pháp luật để có thể áp dụng vào cuộc sống chưa bao giờ là công việc dễ dàng, điều đó đòi hỏi những bộ óc thực dụng. 

Có người nói vui rằng ở Việt Nam học luật khó và khổ nhất thế giới! Vì hiếm có nơi nào luật mới làm xong chưa ban hành đã sai, ban hành năm ba bữa đã bị đào thải do quá nhiều điều phi thực tế… mà dư luận hay gọi là "tư duy máy lạnh", "quy định trên trời…"

Rõ ràng, người ban hành những quy định ấy không mang bộ óc thực dụng mà sở hữu bộ óc lãng mạn, lãng mạn tới mức họ có thể bỏ qua thực tiễn đầy sinh động, họ bỏ qua những gì cần "quy" mà muốn "định" cái gì thì "định". 

Nhiều quy định chỉ mới nghe tên đã thấy bất hợp lý, chưa ban hành đã vấp phải làn sóng phản đối từ dư luận, không ban hành được thì thu lại, chẳng sao cả!

Nhưng câu hỏi kinh phí đâu để làm sai lại sửa, sửa chưa xong tiếp tục chỉnh cần phải được trả lời.

Cho đến nay, chưa ai thống kê xem thử việc ban hành những văn bản trên trời gây thiệt hại bao nhiêu tỷ.

Tiền có thể chưa thống kê hết nhưng một khi người dân mất niềm tin vào uy tín của pháp luật đó là mối nguy tiềm ẩn.

Năm 2013, dư luận được dịp xôn xao bàn tán, thậm chí trên các diễn đàn mạng xuất hiện hình ảnh chế cười ra nước mắt khi Bộ Y tế ban hành quy định "ngực lép không được lái xe, ngực càng to càng được lái xe lớn". 

Theo đó, "muốn được cấp giấy chứng nhận sức khỏe để lái xe máy từ 50 cm3 trở lên (giấy phép lái xe hạng A1, B1) thì phải có vòng ngực trung bình không dưới 72 cm…"[1].

Sức khỏe và khả năng điều khiển xe dĩ nhiên có liên quan, nhưng chắc chắn không đâu trên thế giới này tìm ra một đề tài nghiên cứu "mối quan hệ biện chứng giữa vòng ngực và điều khiển xe"! 

Có người còn bảo, quy định kiểu ấy thì những chân dài, hoa hậu là phù hợp nhất với… nghề lái xe cỡ lớn, còn những ông đang lái xe siêu trường siêu trọng chắc phải tốn tiền sang Thái Lan bơm silicon cho đủ 72cm!

Khi vấp phải làn sóng phản ứng từ dư luận, Phó cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) thời điểm đó phân bua "Đến thời điểm hiện tại chưa có dự thảo nào được đưa ra như một số báo chí thông tin thời gian qua" [2]. 

Lập tức Cục trưởng Cục Y tế Giao thông Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) bật lại, "bản dự thảo đã được Bộ Y tế thông qua, thậm chí đại diện nhiều bên đã họp bàn tới hai lần và đã thống nhất" [3].

Sau khi quy định trên trời bị dư luận "tuýt còi" thì lập tức màn "đá bóng" trách nhiệm diễn ra, báo chí ghi nhận, người dân tỏ tường sự việc nhưng rồi cũng nhanh chóng chìm nghỉm dưới liên tiếp nhiều quy định tương tự.

Xin nêu lên một số vụ việc điển hình: Phạt 5 triệu đồng nếu nghe điện thoại di động ở trạm xăng; chỉ được bán thịt lợn trong vòng 8 giờ sau giết mổ; quan tài người chết không được lắp kính trên nắp;

ngành giáo dục thì lại rất quan tâm đến chính sách cán bộ tiền khởi nghĩa, Mẹ Việt Nam anh hùng thi vào đại học được cộng thêm điểm; ngành công an quy định giấy chứng minh nhân dân phải có tên cha mẹ. 

Quy định chỉ được bán rượu, bia cho một người uống tại chỗ với hàm lượng tối đa không quá 1 đơn vị rượu/giờ, 3 đơn vị rượu/ngày đối với nam và ½ đơn vị rượu/giờ, 2 đơn vị rượu/ngày đối với nữ. 

1 đơn vị rượu tương đương khoảng 2/3 chai bia 550ml hoặc một lon bia 330ml 5%, một cốc bia hơi 330ml, một ly nhỏ 100ml rượu vang 13,5%, một chén rượu mạnh 40-43%. 

Nói nôm na là trong vòng 1 giờ, chủ quán chỉ đuợc bán cho nam giới 1 lon bia hoặc 1 chén con rượu, bán quá sẽ bị phạt! 

Quy định "lạ" này một lần nữa dấy lên dư luận lo ngại hiện trạng "ngồi trên trời làm chính sách" như nhiều đại biểu Quốc hội đã đề cập.

Trở lại với bộ quy tắc dành cho công chức Hà Nội, chỉ đơn cử những quy định như nước hoa đậm mùi, son phấn lòe loẹt, xăm trổ… đều thuộc về cảm tính.  


Có triết gia đã nói "vẻ đẹp của người phụ nữ không nằm ở đôi má hồng mà trong mắt của gã si tình". Nếu người này cho rằng lòe loẹt, phản cảm nhưng người kia lại bảo là đẹp thì sao? Có tiêu chí nào để đong đếm mùi vị, cảm giác?

Cấm hút thuốc nơi công cộng tưởng chừng như đã thực hiện được nhưng rồi cũng vô hiệu lực, khắp các bến xe, ga tàu, công sở thậm chí bệnh viện người ta vẫn hút, cấm bia rượu nhưng con số tiêu thụ mỗi năm một tăng…

Đỉnh cao hơn, một vị lãnh đạo cấp cao của ngành giao thông vận tải còn mạnh dạn phát biểu "siết chặt hàng không cho đường sắt phát triển"!?[4].

Tư duy giật lùi cộng với những bộ óc lãng mạn không đúng chỗ khiến các văn bản chỉ đạo kiểu "trên trời dưới đất" đua nhau nở rộ.

Nhà nước cai trị xã hội bằng luật pháp vậy nên khi luật pháp "đi trên mây" có nghĩa là hiệu quả, hiệu lực của nhà nước đang bị phế bỏ.

Tài liệu tham khảo:

[1],[2],[3] http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nguoi-nguc-lep-co-the-bi-cam-lai-oto-xe-may-2870080.html

[4]http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Siet-chat-hang-khong-de-duong-sat-phat-trien-la-khong-cong-bang-post173004.gd



Xem nguồn

Giáo dục đang bắt trẻ chạy theo “hiệu suất” điểm 10

Posted: 02 Jan 2017 07:55 AM PST


TS Nguyễn Đông Hải, giảng viên khoa Vật lý, Đại học Creighton (Mỹ) có những chia sẻ bổ ích với nhiều giáo viên, phụ huynh tại chương trình Nuôi dạy con từ trò chơi khoa học do Hội quán Các Bà Mẹ tổ chức diễn ra tại Đường sách Nguyễn Văn Bình, TPHCM vào ngày cuối năm 31/12.

Dạy khoa học cũng là dạy đạo lý

Theo thầy Hải mục tiêu của giáo dục là hoàn thiện về nhân cách cho con người, nó bao gồm tri thức và đạo đức. Nhưng giáo dục của chúng ta đang tập trung nhiều vào dạy kiến thức. Ngay các môn khoa học, các sự vật, hiện tượng trong đời sống đều có thể dạy các em các đức tính, đạo lý làm người.

TS Nguyễn Đông Hải cho rằng giáo dục của ta đang bắt đứa trẻ chạy theo hiệu suất người lớn đưa ra chứ chưa giúp đứa trẻ đến gần nhất với năng lực, hiệu suất của mình

TS Nguyễn Đông Hải cho rằng giáo dục của ta đang bắt đứa trẻ chạy theo hiệu suất người lớn đưa ra chứ chưa giúp đứa trẻ đến gần nhất với năng lực, hiệu suất của mình

Ông đưa ra ví dụ như trò thả diều, muốn diều bay lên cao phải chạy ngược gió. Chạy ngược thì rất khó, đòi hỏi nhiều sức. Qua đó, để chuyển tải cho trẻ, cuộc sống có thuận lợi và khó khăn. Chính những nghịch cảnh, khó khăn, chông gai, thất bại… mới là thứ giúp ta trưởng thành để nỗ lực vượt qua.

"Giáo viên vẫn đang chú trọng đến dạy kiến thức cho học sinh nhiều hơn là dạy kỹ năng học, kỹ năng tư duy, phản biện vấn đề. Mà điều này cũng dễ hiểu khi mà người dạy và người học cùng phải chạy theo mục tiêu thi cử", TS Nguyễn Đông Hải

TS Hải kết nối giữa kiến thức vật lý về Động cơ nhiệt để phản ánh việc giáo dục của chúng ta đang bắt đứa trẻ chạy theo hiệu suất cao nhất mà người khác đưa ra. Cụ thể là điểm 10 mà không dựa vào hiệu suất của chính đứa trẻ.

Trong khi, mỗi đứa trẻ sinh ra đã được mặc định một hiệu suất nhất định với các khả năng, lĩnh vực khác nhau xuất phát từ di truyền, môi trường, điều kiện, năng lực…

"Giáo dục là để giúp đứa trẻ tiến tới gần nhất hiệu suất của bản thân, phát triển năng lực cao nhất của mình. Giúp họ tốt hơn chính họ ngày hôm qua chứ không phải tiến tới chuẩn người khác đặt ra, tiến tới điểm 10 hay để giống đứa trẻ khác. Giống như mỗi động cơ nhiệt có hiệu suất tối đa khác nhau và tiến tới hiệu suất đó chứ không phải để đạt 100%", ông Hải nói.

Đưa trẻ con ra thi thố chỉ để thỏa mãn cái tôi bố mẹ

Con gái của TS Nguyễn Đông Hải đang theo học lớp 1 tại Mỹ. Ở đó, không có điểm số để so sánh trẻ này với trẻ khác. Nếu các em hoàn thành các công việc ở lớp thì cô sẽ tặng ngôi sao, còn chưa hoàn thành thì không có ngôi sao. Con đi học về, bố mẹ hỏi hôm nay ở trường làm gì thì cháu luôn trả lời: Play (chơi).

Các bé được tiếp cận với tất cả mọi thứ như âm nhạc, vẽ, múa, thể thao… Từ đó, giáo viên sẽ quan sát về thiên hướng của từng bé và trao đổi với phụ huynh để cùng tìm cách phát triển khả năng của bé.

Người lớn có thể vừa dạy tri thức lẫn đạo lý cho trẻ thông qua các môn khoa học, các trò chơi, hiện tượng trong cuộc sống

Người lớn có thể vừa dạy tri thức lẫn đạo lý cho trẻ thông qua các môn khoa học, các trò chơi, hiện tượng trong cuộc sống

"Ngay cả khi nhà trường không tổ chức hoạt động thuộc về thiên hướng của đứa trẻ, phụ huynh có thể đề nghị nhà trường mời thầy về mở lớp để dạy cho bé. Và nhà trường phải làm điều này, phụ huynh không phải đóng thêm học phí gì hết", TS Nguyễn Đông Hải kể.

Nói về các sân chơi, các hoạt động bên ngoài nhà trường dành cho trẻ ở Việt Nam nở rộ, TS Nguyễn Đông Hải cho rằng vì nhà trường đang nặng dạy kiến thức, chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động vui chơi, phát triển khả năng của con trẻ. Điều nguy hiểm là nhiều trung tâm, hoạt động đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết, đánh giá khả năng của đứa bé không dựa trên cơ sở khoa học nào.

Ông bày tỏ rằng, cuộc thi nhí nhiều quá, hầu như người lớn có cuộc thi nào thì trẻ em có cái đó. Bản thân ông cực kỳ phản đối việc này. Tuổi của con nít không phải để lên sân khấu để thể hiện, để so sánh, không phải để được học về sự hơn thua, tranh chấp, mà tuổi của các em là tuổi để chơi. Con có khả năng, năng khiếu thì tạo điều kiện để con phát triển thiên hướng, sống với đam mê chứ không phải để thi thố.

TS Nguyễn Đông Hải nêu quan điểm: "Việc đưa con trẻ lên sân khấu để mua vui, để thi thố dường như là cách thể hiện cái tôi của ba mẹ. Nhiều phụ huynh thích điều đó mà không biết có thể ảnh hưởng đến nhân cách con trẻ khi các em phải "diễn" quá sớm".

Hoài Nam

(Hoainam@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Du học sinh Việt hòa mình cùng thế giới đón năm mới 2017

Posted: 02 Jan 2017 07:16 AM PST

Học kỹ năng giao tiếp từ… ngựa

Posted: 02 Jan 2017 06:31 AM PST


Trong các buổi học này, các em học sinh thay phiên nhau dẫn các các chú ngựa đi quanh Trường Ngựa dịch vụ Ark. Các em kết nối với các chú ngựa bằng cách đi bên cạnh chúng, nói năng rất nhẹ nhàng.

"Chúng em vừa được học về sự tôn trọng và những gì chúng ta cần làm để tôn trọng ngựa, và cách những con ngựa bày tỏ sự tôn trọng với người", học sinh lớp 10 Kiersten Bands cho biết.

Còn nữ sinh lớp 11 Anistyn Holt thì nói rằng chú ngựa màu đen tên Jet là một trong những chú ngựa mà cô rất thích.

"Chú ngựa này sẽ trấn tĩnh chúng em nếu chúng em giận dữ hoặc lo lắng", cô cho biết.

Nữ sinh Anistyn Holt bên chú ngựa Henry ở Trường Ngựa dịch vụ Ark (bang Wyoming, Mỹ).

Nữ sinh Anistyn Holt bên chú ngựa Henry ở Trường Ngựa dịch vụ Ark (bang Wyoming, Mỹ).

Có tất cả 17 con ngựa trong chương trình học Kỹ năng giao tiếp kiểu này. Đây là những chú ngựa được huấn luyện đặc biệt, gọi là ngựa trị liệu. Trung tâm Ngựa Ark vốn cung cấp phương pháp vật lý trị liệu bằng cưỡi ngựa (hippotherapy), cưỡi ngựa chữa bệnh và các lớp học kỹ năng dành cho người khuyết tật về cơ thể và trí óc.

Có khoảng hơn 50 học sinh từ các trường Trung học Laramie, cấp hai Laramie, tiểu học Indian Paintbrush… tham gia chương trình học có sự hỗ trợ của các chú ngựa. Theo đó, các em học sinh không cưỡi ngựa mà kết nối cùng ngựa trên sân.

Theo bà Ami Egge, phó giám đốc Trường Ngựa dịch vụ Ark, chương trình sử dụng các chú ngựa để dạy cho học sinh về kỹ năng giao tiếp và xã hội.

Bà Ami cho biết: "Trong chương trình này, chúng tôi dùng các chú ngựa như một kênh phản hồi".

Ví dụ, một học sinh không thể phối hợp hiệu quả với một con ngựa nếu em nóng nảy hoặc giận dữ.

Bà Ami giải thích: "Để đạt được kết quả bạn muốn, bạn phải tự đưa mình đến mức mà các chú ngựa sẽ phản hồi. Điều này thực sự tuyệt vời để các em học sinh trải nghiệm".

Cô giáo Angie Hampton và người phụ tá giàu kinh nghiệm Judy Roehrkasse cho biết họ đã chứng kiến các em học sinh bày tỏ lòng yêu thương, chỉ dẫn cho các bạn mình và trở nên biểu cảm hơn kể từ khi các em phối hợp với các chú ngựa trong các buổi học về kỹ năng giao tiếp.

Phụ tá Roehrkasse cho biết: "Các em đang chui ra khỏi những lớp vỏ của mình".

Cô Roehrkasse theo dõi thấy một số học sinh trước đây chưa từng tiếp xúc với ngựa nên rất sợ, hoặc không biết làm gì, nhưng rồi các em đã lấy lại tự tin.

Cô giáo Tammy Aumiller thì cho biết các em học sinh đã áp dụng những bài học ở trường ngựa vào các cuộc thảo luận ở lớp học.

Học sinh Timmy Frazier tâm sự là em đã học cách an toàn quanh các chú ngựa bằng cách trở nên tỉnh táo và đọc được hành vi của ngựa.

Cậu cho biết: "Nếu em trở nên hoảng sợ, thì lũ ngựa cũng trở nên hoảng sợ".

Bà Ami Egge, phó giám đốc Trường Ngựa dịch vụ Ark, cho biết sắp tới Trung tâm sẽ mở rộng dịch vụ của mình tới các đối tác ngoài cộng đồng. "Đây là một nguồn lực lớn. Chúng tôi có các con ngựa, chúng tôi có thiết bị và chúng tôi sẵn sàng làm hơn thế nữa".

Khi bà Ami và điều phối viên Ed Ulrich nghiên cứu về phương pháp học có sự hỗ trợ của ngựa, họ đã nhìn thấy tiềm năng khi dùng ngựa để dạy cho học sinh, cựu chiến binh và các đối tượng khác.

Bà Ami hào hứng: "Có rất nhiều việc chúng tôi có thể làm. Chúng tôi chỉ mới đang bắt đầu áp dụng từ các em học sinh mà thôi".

Xuân Vũ

Theo Casper Star Tribune



Xem nguồn

Chi hơn 3 tỷ đồng đào tạo giáo viên THCS được điều chuyển dạy mầm non, tiểu học

Posted: 02 Jan 2017 05:52 AM PST

“Cây Toán vàng” mê Piano và Rubick

Posted: 02 Jan 2017 05:09 AM PST

4 câu chuyện du học truyền cảm hứng mạnh của năm 2016

Posted: 02 Jan 2017 04:25 AM PST


Cô gái người Dao bị bắt nghỉ học để cưới chồng giành học bổng đến Đức

Chảo Thị Yến (sinh năm 1990) là con thứ ba trong gia đình có 4 anh chị em ở thôn Ngám Xá, xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Tốt nghiệp lớp 9, cũng như bao gia đình miền núi khác, bố mẹ bắt Yến nghỉ học làm rẫy, chuẩn bị gả chồng.


Chảo Thị Yến bằng nỗ lực và khao khát cháy bỏng đã vượt qua nếp suy nghĩ cũ để có được suất học bổng toàn phần Thạc sĩ tại Đức

Chảo Thị Yến bằng nỗ lực và khao khát cháy bỏng đã vượt qua nếp suy nghĩ cũ để có được suất học bổng toàn phần Thạc sĩ tại Đức

Suốt 3 năm trời ở nhà gần như không ngày nào Yến không nhắc đến việc đi học, cuối cùng mẹ Yến thương con gái nên gật đầu đồng ý. Học xong cấp 3, Yến thi vào trường Đại học Lâm Nghiệp (Hà Nội) với mong muốn "trở thành kiểm lâm bảo vệ rừng, ngăn cho cây không bị chặt phá bừa bãi".

Vừa học, Yến vừa xin làm thêm trong sân golf để đỡ gánh nặng cho bố mẹ. Từ năm thứ 3, kì nào Yến cũng giành học bổng cho sinh viên xuất sắc. Điểm khóa luận tốt nghiệp của cô cao thứ 2 toàn khóa, điểm tổng kết chung xếp thứ 3 toàn khóa. Ra trường, Yến làm phiên dịch cho một công ty may, rồi làm bộ phận chăm sóc khách hàng cho một công ty du lịch ở Lào Cai. Thế nhưng, giấc mơ bảo vệ rừng ngày nào vẫn còn nguyên đó.

Bằng nỗ lực và khát khao cháy bỏng cùng sự giúp đỡ của thầy giáo nước ngoài, Yến xuất sắc giành học bổng toàn phần bậc Thạc sĩ ngành Quản lý tài nguyên rừng bền vững trị giá hơn 50.000 USD (khoảng 1,2 tỷ đồng) từ ĐH Gottingen (Đức).

"Thiếu tiền, thừa quyết tâm", con gái cô lao công vào ĐH Harvard

Câu chuyện về hành trình vươn mình ra thế giới của Trần Thị Diệu Liên, trong suốt 5 năm qua, có thể khiến bạn thêm tin rằng không tiền vẫn có thể du học, nếu động lực đủ mạnh.

Gia đình có bố là thợ làm biển quảng cáo, mẹ là lao công nên việc học tập ở trường cũng như quá trình chuẩn bị hồ sơ xin học bổng của Liên gần như dựa hoàn toàn vào khả năng tự học và sự nỗ lực của bản thân em.


Câu chuyện con gái cô lao công giành học bổng khoảng 6,8 tỉ đồng của Harvard là minh chứng cho nỗ lực vượt khó của bạn trẻ Việt.

Câu chuyện con gái cô lao công giành học bổng khoảng 6,8 tỉ đồng của Harvard là minh chứng cho nỗ lực vượt khó của bạn trẻ Việt.

Khi còn là học sinh trường THCS Trần Đại Nghĩa, Liên biết đến học bổng A*Star của Chính phủ Singapore. Nhưng sau mọi cố gắng, em chỉ dừng chân ở vòng phỏng vấn. Lần thứ 2, Liên nộp đơn du học năm lớp 12 nhưng vẫn không được như ý muốn.

Sau những lần thất bại, Liên nhận ra rằng, dường như điểm SAT không cao là điểm yếu của bản thân và quyết tâm khắc phục. Thành công với học bổng toàn phần 302.920 USD cho 4 năm học ĐH Harvard (khoảng 6,8 tỉ đồng) là kết quả mỹ mãn cho một nghị lực vượt khó mạnh mẽ và đứng dậy sau những vấp ngã.

Bố của Liên – ông Trần Văn Dư (52 tuổi) cho biết, con gái vốn trầm tính, khiêm tốn và nỗ lực trong học tập. “Ngay khi cả nhà nhận được tin Liên đoạt học bổng Harvard, ai cũng mừng vui nhưng cháu dặn đừng cho ai biết”, ông Dư nói.

Nữ sinh Quảng Ngãi và câu chuyện "vẫn có thể"

Nữ sinh 17 tuổi Võ Tường An có lẽ là nhân vật "quyền lực" nhất mùa tuyển sinh quốc tế năm 2016 với học bổng từ 12 trường đại học hàng đầu nước Mỹ.


Võ Tường An với kỳ tích giành học bổng 12 trường ĐH hàng đầu của Mỹ.

Võ Tường An với kỳ tích giành học bổng 12 trường ĐH hàng đầu của Mỹ.

Vào khoảng 5 năm trước, với Tường An, việc đến với đại học Mỹ khá là xa vời vì khó khăn từ khả năng ngoại ngữ đến thiếu thông tin. Lúc đó ở Bình Sơn, Quảng Ngãi còn chưa có trung tâm ngoại ngữ, em được gia đình tạo điều kiện để học online, qua skype, các trang mạng và học vào mùa hè để chuẩn bị cho bộ hồ sơ du học trung học.

Cô gái Việt đã xuất sắc chinh phục hơn 10 trường ĐH hàng đầu thế giới, trong đó có 4 cái tên "đình đám" góp mặt ở nhóm trường Ivy league là ĐH Harvard, Yale, Cornell, Dartmouth và ĐH Stanford (nơi có tỷ lệ trúng tuyển thấp hơn so với bất kỳ trường Ivy League nào).

"Vẫn có thể!… Chuyện vào đại học Mỹ vài năm trước đối với em từ Quảng Ngãi là viễn vọng nhưng nó có thể trở thành hiện thực. Không phải lúc nào chúng ta cũng ở một vị trí tốt, nhưng cũng không có nghĩa là vị trí đó là mãi mãi", cô gái 17 tuổi nhấn mạnh.

Cô bé "làng chài" đến Mỹ với học bổng 6 tỷ đồng

Sinh ra ở một làng chài nhỏ ở Hà Tĩnh nhưng từ lâu, Nguyễn Thị Hà Giang (sinh năm 1997) đã luôn mơ ước được vươn xa. Cũng chính sức mạnh của ước mơ đã cho Giang động lực để vượt lên những thất bại và đưa ra những quyết định khá mạo hiểm sau khi trượt học bổng UWC năm lớp 11.

Trải qua một thời gian khó khăn để định hướng lại con đường phía trước, Giang lấy lại cân bằng tâm lý và giữ bản thân luôn bận rộn, đầy năng lượng với tinh thần tích cực. Em nhanh chóng trở lại với hành trình chinh phục học bổng và lần này, điểm đến của giấc mơ là Hoa Kỳ.


Bất kì giấc mơ nào cũng có thể thành hiện thực nếu chúng ta tin tưởng, kiên trì, liên tục nỗ lực và tiến lên không ngừng

Bất kì giấc mơ nào cũng có thể thành hiện thực nếu chúng ta tin tưởng, kiên trì, liên tục nỗ lực và tiến lên không ngừng", Hà Giang (phải) tâm sự.

Không kịp nộp hồ sơ để lên đường cùng các bạn cùng tuổi, Giang đứng trước hai lựa chọn khó khăn. Một là, sẽ vừa nhập học trường Đại học Ngoại Thương vừa chuẩn bị cho kì thi SAT (kì thi chuẩn hóa của đại học Mỹ), hai là từ chối cơ hội đó và chỉ tập trung toàn tâm toàn ý vào mục tiêu du học.

Tiễn bạn bè lên đường ra thủ đô học tập, Hà Giang tiếp tục ở nhà "dùi mài kinh sử", tự học SAT và nộp hồ sơ vào các trường. Sau gần nửa năm, lựa chọn số 1 cho vòng nộp đơn sớm – Đại học Pitzer ở bang California đã chấp nhận hồ sơ và cấp học bổng 6 tỷ đồng cho cô nàng. Không những thế, 9X Việt còn đỗ 5 ngôi trường khác tại Mỹ.

"Nhiều người luôn hỏi em, tại sao một cô bé sinh ra ở một làng chài nhỏ lại ấp ủ giấc mơ lớn đến thế ? Lý do đúng nhất có lẽ vì mình luôn nhìn cuộc sống này qua con mắt của trẻ thơ. Những đứa trẻ luôn dám ước mơ, trong mắt chúng, không có giấc mơ thực tế hay giấc mơ viển vông. Bất kì giấc mơ nào cũng có thể thành hiện thực nếu chúng ta tin tưởng, kiên trì, liên tục nỗ lực và tiến lên không ngừng", Hà Giang tâm sự.

Lệ Thu



Xem nguồn

Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân mới và những vấn đề cần làm rõ, điều chỉnh

Posted: 02 Jan 2017 03:42 AM PST


LTS: Khung cơ cấu hệ thống Giáo dục quốc dân và khung trình độ quốc gia mà Thủ tướng Chính phủ mới ban hành là các quyết định quan trọng của nền giáo dục.

Ưu điểm của các văn bản mới vừa nêu là vận dụng tốt tiêu chuẩn quốc tế về phân tầng giáo dục, đặc biệt là phân chia giáo dục thành hai luồng giáo dục phổ thông – học thuật  (general – academic) và giáo dục nghề – chuyên nghiệp (vocational – professional). 

Khung cơ cấu hệ thống Giáo dục quốc dân mới chứng tỏ xem giáo dục nghề nghiệp là một bậc của hệ thống giáo dục như Luật giáo dục nghề nghiệp là không thích hợp. 

Tuy nhiên, với khung cơ cấu hệ thống Giáo dục quốc dân và khung Trình độ quốc gia mới còn một số vấn đề cần lưu  ý: ở bậc 3, bên cạnh "trung học phổ thông" nên là "trung học nghề" chứ không phải là "trung cấp" để học sinh qua bậc này có đủ vốn học vấn học lên bậc cao đẳng, đại học nếu có nhu cầu. Chưa thể nói các quyết định mới đã rút thời gian học đại học phổ biến xuống 3 năm…

Hôm nay, trong bài viết này, GS.Lâm Quang Thiệp – nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) đề xuất các cách tiếp cận để xử lý các vấn đề này. 

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 

Tháng 10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quy định mới về khung cơ cấu hệ thống Giáo dục quốc dân và khung trình độ quốc gia theo các quyết định 1981/QĐ-TTg và 1982/QĐ-TTg. 

Đây các văn bản hết sức quan trọng về nền giáo dục của đất nước, theo thông thường các luật liên quan đến giáo dục và đào tạo phải được xây dựng tương thích với các quy định này. 

GS.Lâm Quang Thiệp (Ảnh: Thùy Linh)

Tuy nhiên, một số luật về giáo dục và đào tạo của nước ta đã ra đời trước, cho nên ngoài việc chỉ đạo các bộ ngành cụ thể hóa và triển khai thực hiện các quy định mới, ở Điều 3 của quyết định 1981/QĐ-TTg có chỉ đạo là các bộ liên quan cần "đề xuất sửa đổi, bổ sung" Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, Luật giáo dục nghề nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan sao cho phù hợp với các quy định mới. 

Vì tầm quan trọng của các quyết định nêu trên đối với giáo dục đại học nên trong bài viết này tôi xin đóng góp một số ý kiến về các văn bản đó. 

Ưu điểm của khung hệ thống giáo dục quốc dân, khung trình độ quốc gia mới và sự cần thiết phải sửa đổi luật liên quan

So với dự thảo được đề xuất của Bộ GD&ĐT vào đầu năm 2016, khung hệ thống giáo dục quốc dân mới có ưu điểm rõ rệt. 

Đó là vận dụng tốt kinh nghiệm quốc tế phản ánh ở tiêu chuẩn quốc tế về phân tầng giáo dục (International Standard Classification of Education – ISCED) năm 2011 [1].

Đặc biệt là phân chia giáo dục thành hai luồng giáo dục phổ thông – học thuật  (general – academic) và giáo dục nghề – chuyên nghiệp (vocational – professional);    

Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân có 4 cấp, phổ thông học 12 năm

(GDVN) – Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 1981/QĐ-TTg phê duyệt “Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân”.

Chính vì vậy, văn bản này đã thể hiện được ý tưởng phân luồng giáo dục của Nghị quyết 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới giáo dục.

Từ đó có thể thấy quan niệm "giáo dục nghề nghiệp là một bậc của hệ thống giáo dục quốc dân" như Luật giáo dục nghề nghiệp, tức là cắt ngang hệ thống giáo dục quốc dân, là không hợp lý. 

Nếu quan niệm giáo dục nghề nghiệp là một luồng của hệ thống giáo dục, và thiết kế sao cho đảm bảo sự liên thông trong hệ thống giáo dục nói chung thì giáo dục nghề nghiệp sẽ mạnh hơn nhiều, và cũng giảm bớt tính cát cứ trong quản lý nhà nước về giáo dục. 

Vì khoanh giáo dục nghề nghiệp trong một bậc học, một hệ thống cô lập, nên điều ấy dẫn đến một tình huống là hệ thống các trường cao đẳng (mà Luật ấy cho rằng chỉ liên quan đến giáo dục nghề nghiệp) phải tách khỏi hệ thống các trường Đại học và được sự quản lý bởi Bộ vốn đang quản lý các trường dạy nghề. 

Thực ra, theo thông lệ quốc tế, các trường Cao đẳng và Đại học được bao gồm trong hệ thống "giáo dục sau Trung học", trong đó các trường Đại học và Cao đẳng tương tác với nhau và phát triển trong khái niệm "giáo dục đại học đại chúng" hoặc "giáo dục đại học phổ cập". 

Tách riêng các trường cao đẳng ra khỏi hệ thống giáo dục đại học sẽ đặc biệt làm yếu các trường cao đẳng, và đó chính là nguyên nhân tạo nhiều tâm tư và phản ứng từ các trường cao đẳng, và Chính phủ đã phải chỉnh sửa chủ trương này.

Từ điều các phân tích nêu trên có thể thấy Luật giáo dục nghề nghiệp là một luật trước hết cần đề xuất sửa chữa theo Điều 3 của quyết định 1981/QĐ-TTg để tương thích với khung cơ cấu hệ thống giáo dục mới.

Hình 1. Khung cơ cấu hệ thống Giáo dục quốc dân theo Quyết định 1981/QĐ-TTg (Ảnh chụp màn hình)

Những vấn đề của khung hệ thống giáo dục quốc dân và khung trình độ quốc gia mới cần làm rõ và có thể điều chỉnh trong tương lai

Trước khi xây dựng cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương lần thứ 18 khóa 11 về đổi mới giáo dục đã nêu rõ các yêu cầu đối với cơ cấu hệ thống đó: 

"Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo".

Theo tinh thần đó, tôi xin nêu một số ý kiến đóng góp về khung hệ thống giáo dục quốc dân và khung trình độ quốc gia mới với mong muốn các hệ thống mới thể hiện tốt hơn tư tưởng của Nghị quyết 29-NQ/TW. 

Một là, theo sơ đồ Hình 1, ở bậc 3 luồng bên trái ghi "trung học phổ thông", còn bên phải ghi "trung cấp". Tôi cho rằng luồng bên phải của bậc 3 nên là "trung học nghề" chứ không phải trung cấp. 

Hiện nay các thuật ngữ sơ cấp, trung cấp thường dành để nói về trình độ tay nghề mà không quan tâm đến học vấn, còn nếu là "trung học nghề" thì trong chương trình học ngoài yêu cầu về tay nghề còn yêu cầu một mức học vấn tối thiểu bậc trung học, điều đó vừa đảm bảo tính vững chắc của trình độ nghề nghiệp trong thời đại mới, mà còn đảm bảo ý tưởng "liên thông" nêu ở Nghị quyết 29-NQ/TW, vì khi có điều kiện và nhu cầu, học viên tốt nghiệp trung học nghề có thể chuyển lên học ở bậc 4 (Cao đẳng, Đại học). 

Hai là
, quyết định 1981/QĐ-TTg về khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân mới có nêu: "Chương trình đào tạo đại học có thời gian tương đương 3 đến 5 năm học tập trung", do đó nhiều người giải thích là thời gian đào tạo đại học phổ biến sẽ rút từ 4 năm xuống 3 năm.  

Tuy nhiên ở Quyết định 1982/QĐ-TTg lại ghi "Bậc 6 (bậc Đại học) yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu 120 tín chỉ".

Đào tạo đại học còn 3 năm không có nghĩa là sẽ giảm chương trình hiện hành

(GDVN) – Khi rút thời gian hệ đại học xuống còn 3 năm, buộc các giáo viên phải biết lựa chọn chương trình giảng dạy, giáo trình cụ thể, không đi lan man như trước.

Rất tiếc là trong Quyết định 1982/QĐ-TTg đưa ra quy định đơn vị tín chỉ cho mọi bậc học, nhưng hoàn toàn không có định nghĩa về tín chỉ! 

Nếu giả thiết "tín chỉ" được định nghĩa như ở “Quy chế  Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” ở  Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 thì:

"Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp".

Và "Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân". 

Định nghĩa tín chỉ này tương tự như định mức tín chỉ theo học kỳ 16 tuần (semester) của Mỹ. Theo định mức này, một năm học tương đương 30 tín chỉ, có nghĩa 120 tín chỉ tương đương với 4 năm học.

Bộ GD&ĐT từng giải thích là Quyết định 1981/QĐ-TTg về khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân như vậy là theo quá trình Bologna của EU. 

Thực ra văn bản Bologna quy định bậc cử nhân ít nhất (at least) là 3 năm chứ không phải đồng nhất 3 năm. 

Trong các nước châu Âu, Vương quốc Anh quy định Bachelor 3 năm, nhưng trước khi vào đại học học sinh phổ thông của họ phải học thêm năm thứ 13, có thể xem như dự bị đại học, để lấy  chứng chỉ "mức A" (A level). 

Do đó chương trình cử nhân của Anh quốc đi ngay vào phần giáo dục chuyên nghiệp (professional education) chứ không dành nhiều thời gian cho phần giáo dục tổng quát (general education) như chương trình cử nhân của Mỹ. 

Một số quốc gia khác, chẳng hạn Liên bang Nga, khi gia nhập quá trình Bologna lại đưa vào chương trình cử nhân 4 năm mà trước kia chưa có trong hệ thống giáo dục đại học Nga, tốt nghiệp chương trình cử nhân mới đó sinh viên được cấp bằng "baccalavr" theo phiên âm từ tiếng Nga. 

Từ các phân tích trên đây, để vận dụng các quyết định 1981/QĐ-TTg và 1982/QĐ-TTg cho bậc giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cần:

– Làm rõ các quy định ở hai văn bản trên liên quan đến thời gian đào tạo ở bậc đại học;

– Nếu định hướng thời gian đào tạo đại học phổ biến sẽ rút xuống 3 năm nhưng vẫn đảm bảo nội dung chương trình như cũ và giữ mức tối thiểu 120 tín chỉ như quy định ở quyết định 1982/QĐ-TTg, thì cần tăng cường độ học tập của sinh viên lên rất nhiều trong 3 năm đại học;

– Nếu định hướng thời gian đào tạo đại học phổ biến sẽ rút xuống 3 năm trên cơ sở đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo thì cần thiết kế lại chương trình, tăng chất lượng và giảm bớt thời lượng một số môn học, kể cả các môn giáo dục ý thức hệ hiện rất kém hiệu quả nhưng ít người muốn trực tiếp đề cập.

– Nếu chưa cải tiến được chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy thì vẫn nên giữ thời gian đào tạo 4 năm.

Khi định hướng rút thời gian đào tạo đại học phổ biến xuống 3 năm người tốt nghiệp đại học nước ta sẽ gặp thách thức về khả năng được công nhận học tiếp các bậc học cao hơn ở nước ngoài.

Ba là, trong hai luồng giáo dục phổ thông – học thuật và giáo dục nghề – chuyên nghiệp, luồng bên phải của sơ đồ hệ thống có bậc "Thạc sĩ ứng dụng" nhưng không còn bậc trên cùng tương đương với bậc tiến sĩ ở luồng bên trái. 

Mặt khác, ở quyết định 1982/QĐ-TTg, ở mục 5g và 5h Điều 1 có quy định các bằng "tương đương" với bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ.  

Từ đó nảy sinh vấn đề: tại sao ở luồng bên phải không thiết kế thêm bậc trên cùng là "Tiến sĩ ứng dụng" hoặc "Tiến sĩ chuyên nghiệp?". 

Ở một số nước như Hoa Kỳ, Đài Loan, hai luồng giáo dục học thuật và giáo dục chuyên nghiệp đều được thiết kế lên đến bậc trên cùng. 

Trong hệ thống giáo dục Hoa Kỳ, phía trên cùng của luồng bên trái là trình độ Ph.D. còn luồng bên phải là Doctor of Medicine (M.D.), Doctor of Law (L.L.D) v.v…[2]

Về kiểu thiết kế hai luồng lên đến tận trên cùng, người ta giải thích đơn giản: "xã hội cần các nhà khoa học theo hướng Einstein, đồng thời cũng cần các nhà công nghệ theo hướng Edison". 

Do vậy, chúng ta nên thiết kế luồng giáo dục nghề nghiệp lên đến tận bậc trên cùng vừa hợp lý về tính hệ thống, góp phần tạo nên nhân lực nghề nghiệp trình độ cao, vừa có tác động tốt về tâm lý: những người đi theo luồng giáo dục nghề nghiệp hoàn toàn không bị hạn chế con đường thăng tiến. 

Ở Việt Nam, chẳng hạn đối với ngành y, văn bằng cao nhất về nghề nghiệp (chuyên khoa 2) hoàn toàn có thể xem là tương đương với văn bằng cao nhất về học thuật (tiến sĩ y khoa).  

Tài liệu tham khảo: 

1. International Standard Classification of Education – ISCED, 2011 http://www.uis.unesco.org/Education/Documents/isced-2011-en.pdf

2. A Brief Guide to U.S. Higher Education, 2001. American Council on Education.



Xem nguồn

“Bỏ tiền ra là phải tính đến hiệu quả”

Posted: 02 Jan 2017 03:01 AM PST


Các trường đại học cần phải chuyển sang tự chủ 

Phát biểu tại hội nghị tổng kết đề án đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường đại học giai đoạn 2006-2016 diễn ra ngày 30/12, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, không nên dành quá nhiều thời gian để nhìn lại quá khứ đã làm được gì mà mà là nhìn quá khứ và tập trung trí tuệ bàn về tương lai. 

Bộ trưởng nhấn mạnh, đề án này được đưa ra và triển khai trong bối cảnh nước ta còn hạn chế nên không thể dàn trải cho tất cả các ngành, trường mà ưu tiên cho những ngành, chuyên ngành cần thiết cho nền kinh tế đất nước.

Đây cũng là những ngành có nền tảng, đã được đầu tư theo hướng vươn cao.

Do vậy, Bộ trưởng yêu cầu các ban, đơn vị đánh giá chương trình một cách khách quan, thẳng thắn nhằm rút kinh nghiệm cho giai đoạn tới.

Theo ông Nhạ, mục tiêu đào tạo và tính bền vững của cơ sở đào tạo là hai vấn đề cần được tập trung đánh giá.

Tư lệnh ngành giáo dục cũng nhấn mạnh vấn đề tài chính, Nhà nước đã cấp lượng tiền không nhỏ khoảng 54% tổng kinh phí của chương trình.

Bộ trưởng cho rằng có nhiều cách để tiết kiệm chi phí từ ngân sách như thu hút người tài, chuyên gia nước ngoài thay vì bỏ tiền nhà nước để đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.

"Chúng ta phải tính hết, bỏ tiền ra là phải tính đến hiệu quả. Những câu hỏi này phải được làm rõ và có sức thuyết phục, chúng ta mới có cơ sở để xây dựng giai đoạn hai. Nếu không rõ, tôi cũng không dám trình giai đoạn hai", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu.

Vị tư lệnh ngành thông tin, chỉ vài trường tư thục có ngành đào tạo tốt, phần lớn đang khó khăn về tuyển sinh (Ảnh: Xuân Trung)

Trong thời gian tới, nước ta sẽ tái cơ cấu mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Vai trò của đại học trở nên to lớn tuy nhiên so với các cấp, bậc học khác thì giáo dục đại học lại đang là "vùng trũng nhất của giáo dục Việt Nam". 

Do vậy, người đứng đầu ngành giáo dục đang nhận áp lực bởi nghịch lý giữa yêu cầu rất cao với điều kiện cung ứng còn chưa đủ.

Hiện tại, cả nước có 271 trường đại học, học viện và các cơ sở đào tạo nhưng mặt bằng chất lượng chưa đảm bảo.

Bộ trưởng khẳng định số lượng trường đại học của Việt Nam không nhiều,  số sinh viên/đầu dân không đông nhưng điểm yếu là nhiều trường chất lượng đào tạo kém, hữu sinh vô dưỡng.

Vị tư lệnh ngành thông tin, chỉ vài trường tư thục có ngành đào tạo tốt, phần lớn đang khó khăn về tuyển sinh.

Trong số gần 200 trường Đại học công lập, 28 trường Đại học địa phương đa phần được nâng cấp từ Cao đẳng nên khó trông cậy được chất lượng.

"Tên hoành tráng lắm, có vị còn đặt tên Tây nhưng điều kiện đảm bảo chất lượng vô cùng khó khăn. Thậm chí, Thủ tướng đã nói rồi, cũng khó ra hồn", ông Nhạ nhấn mạnh.

Cần phân biệt giữa tự chủ tài chính và “tự lo” về tài chính

(GDVN) – PGS.Trần Quốc Toản khẳng định: "Sẽ là sai lầm khi coi cơ chế tự chủ về tài chính của nhà trường đồng nhất với cơ chế "tự lo" về tài chính".

Do đó, Bộ trưởng cho rằng, các trường đại học cần phải chuyển sang tự chủ, chuyển sang hướng dịch vụ để tăng tính cạnh tranh. 

Đã là dịch vụ là phải thị trường, thị trường thì phải cạnh tranh.

Hơn bao giờ hết, thời điểm này, các hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng trường, chủ tịch hội đồng quản trị trường sẽ gặp nhiều khó khăn, phải đối mặt với áp lực cạnh tranh khi nhà nước dần dần không bao cấp nữa“, ông Nhạ nhấn mạnh. 

Tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo các cơ sở đại học công lập và ngoài công lập cạnh tranh bình đẳng, thay đổi theo hướng cấp phát theo đặt hàng, nghĩa là ai có sức mạnh thì cạnh tranh.

Song, quá trình đó phải đảm bảo tính bình đẳng, tránh trường hợp trường tư thục có ngành tốt nhưng không được hỗ trợ, lại bao cấp những ngành, trường công lập không cần thiết.

Những ngành khoa học cơ bản cũng cần được chú trọng đầu tư nhưng phải thay đổi phương thức để đảm bảo chất lượng chứ không phải chạy theo số lượng. 

Công tác dự báo định hướng nghề nghiệp còn mờ nhạt

Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng cho rằng, vai trò dự báo định hướng nghề nghiệp của các trường đại học hiện nay còn rất hạn chế.

Việc đào tạo cơ bản xuất phát từ năng lực hiện có rồi đi tìm đối tác còn thị trường trường thế nào, dự báo ra sao thì rất mờ nhạt.

Ông Nhạ cho biết, để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho việc tái cơ cấu mô hình tăng trưởng, tới đây, Bộ GD&ĐT đang tiến hành xây dựng đề án tiếp nối đề án thí điểm chương trình đào tạo tiên tiến 10 năm qua.

Tuy nhiên, mục tiêu tới đây là việc đào tạo phải phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động được dự báo.

Theo ông Nhạ, đầu tiên cần phải quy hoạch các ngành theo hướng bám sát thị trường lao động, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đi theo chiều sâu.

Đổi mới cơ chế quản trị đại học là bước đột phá cần thiết

(GDVN) – Tự chủ đại học là một chủ trương lớn, nhiều triển vọng nhằm giúp đổi mới quản trị đại học theo hướng năng động và hiệu quả theo xu thế của thế giới.

Những nhóm ngành như kế toán, khoa học xã hội và nhân văn rất cần nhưng mức độ vừa phải.

Những nhóm ngành về công nghệ, kỹ thuật , khoa học sức khỏe, nông nghiệp, công nghiệp rất ưu tiên” – ông Nhạ chỉ rõ.

Đặc biệt, Bộ trưởng khẳng định đã tới thời điểm mọi người phải thẳng thắn, bàn kỹ làm thể nào để cải thiện chất lượng. Đây là câu hỏi mà hiệu trưởng, giám đốc các đại học, học viện phải trả lời.

"Tôi có thể thay mặt các hiệu trưởng trả lời trước Quốc hội chứ không thể thay mặt hiệu trưởng trả lời trước xã hội", Bộ trưởng Nhạ khẳng định.

Nhiệm vụ trước mắt của giáo dục đại học là rà soát nhu cầu kinh tế theo hướng tăng cường các ngành mũi nhọn, bám sát cuộc cách mạng công nghệ, 8 nhóm ngành di chuyển ASEAN để ưu tiên đầu tư.

Ông đề xuất chọn ra từ 35 ngành đào tạo chương trình tiên tiến. Đương nhiên, nhiều ngành không nằm trong 35 ngành này mà đáp ứng yêu cầu vẫn được đưa vào.

Đối tượng tham gia bao gồm cả trường đại học công lập và tư thục và phương thức đầu tư của giai đoạn tới sẽ theo hướng hợp đồng giao nhiệm vụ, ai có sức mạnh thì cạnh tranh để làm sao Nhà nước bỏ ra lượng tiền nhỏ nhất nhưng thu kết quả tốt nhất. 

Bên cạnh đó, việc đầu tư phải diễn ra đồng bộ, tránh kiểu xôi đỗ. Nghĩa là, một cơ sở đào tạo mà có nhiều chương trình tiên tiến hoạt động hiệu quả sẽ được xây dựng thành đẳng cấp.

Người đứng đầu ngành giáo dục cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tự chủ đại học trong thời gian tới. Tự chủ phải gắn với trách nhiệm giải trình, kiểm định, nhưng công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học hiện nay còn nhiều bất cập.

Tổng tư lệnh ngành giáo dục mong muốn các thầy cô, đại biểu tham dự hội nghị kiến nghị với Bộ GD&ĐT về hướng đi sắp tới cho giáo dục đại học.

"Không nhất thiết câu nệ, hình thức phải trao đổi thẳng thắn thật những gì chúng ta suy nghĩ.

Tôi cũng muốn lắng nghe các vị đại biểu từ đơn vị sử dụng lao động, chuyên gia việc làm, phản biện thẳng thắn", Bộ trưởng khuyến khích đại biểu.

Đề án đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường Đại học Việt Nam giai đoạn 2008-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008. Đến năm 2012, Đề án đã có 23 trường đại học triển khai thực hiện 35 chương trình đào tạo của 22 trường đại học trên thế giới.

Đến nay, cả Đề án đã tuyển được 13.270 sinh viên, trong đó có 69 sinh viên các dân tộc ít người. Đề án đã mời tổng cộng 1.833 lượt giảng viên nước ngoài đến giảng dạy, trong đó 1.389 giảng viên đến dạy các học phần thuộc chương trình tiên tiến và 444 giảng viên đến giảng chuyên đề.

Đến thời điểm hiện tại, các chương trình tiên tiến đã có 3.601 sinh viên tốt nghiệp, trong đó 255 sinh viên xuất sắc (7,1%), 1.307 sinh viên giỏi (34,3%) và 1.707 sinh viên khá (47,4%).

Trong số 2.561 sinh viên tốt nghiệp năm 2015 đã tìm được việc làm, có 539 sinh viên xin được học bổng đi học tiếp ở nước ngoài (449 học thạc sĩ, 90 nghiên cứu sinh); 274 sinh viên học trên đại học ở trong nước (241 học thạc sĩ, 33 nghiên cứu sinh); 123 làm giảng viên các trường đại học, cao đẳng; 104 làm việc trong các viện nghiên cứu; 269 làm việc trong các cơ cơ công lập khác; 660 làm việc trong các cơ quan liên doanh với nước ngoài; 592 làm trong các cơ quan tư nhân hoặc tự mở công ty riêng.

Tuy không được bố trí ngân sách, song giảng viên và sinh viên chương trình tiên tiến tham gia nhiều đề tài các cấp có nhiều công trình công bố trong nước và quốc tế; riêng sinh viên chương trình tiên tiến đã tham gia vào 2 đề tài cấp nhà nước, 21 đề tài cấp Bộ/Tỉnh, 13 đề tài hợp tác quốc tế, 175 đề tài cấp trường, thực hiện 409 đề tài sinh viên, tham dự 156 báo ở hội nghị, hội thảo quốc tế, là đồng tác giả của 145 công trình công bố ở nước ngoài và 192 công trình công bố trong nước.



Xem nguồn

20 trường đại học Mỹ thu hút nhiều sinh viên nước ngoài nhất

Posted: 02 Jan 2017 02:19 AM PST


Theo số liệu của Vụ Giáo dục và Văn hóa thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ và Viện Giáo dục Quốc tế (IIE), năm nay lượng sinh viên (SV) nước ngoài ở Mỹ tăng 7,1% so với năm ngoái, đạt tổng số 1.043.839 SV. Hiện nay, SV quốc tế chiếm tỷ lệ 5,2% trong tổng số SV ở Mỹ.

Có những trường thu hút được nhiều SV nước ngoài hơn hẳn những trường khác. Dưới đây là danh sách 20 trường đại học Mỹ có nhiều SV nước ngoài nhất:

20. Đại học Minnesota – Twin Cities – 7.037 SV nước ngoài

Nằm ở Minneapolis, bang Minnesota, trường có tổng cộng 50.678 SV.

Trường Y thuộc Đại học Minnesota.

Trường Y thuộc Đại học Minnesota.

19. Đại học Carnegie Mellon – 7.051 SV nước ngoài

Nằm ở Pittsburgh, Pennsylvania, trường có tổng cộng 13.648 SV.


Đại học Carnegie Mellon.

Đại học Carnegie Mellon.

18. Đại học Ohio State – Columbus – 7.117 SV nước ngoài

Nằm ở Columbus, bang Ohio, trường có tổng cộng 58.663 SV.


Đại học Ohio State.

17. Đại học Indiana – Bloomington – 7.159 SV nước ngoài

Nằm ở Bloomington, bang Indiana, trường có tổng cộng 48.514 SV.


Đại học Indiana.

16. Đại học California – cơ sở Berkeley – 7.313 SV nước ngoài

Nằm ở Berkeley, bang California, trường có tổng cộng 38.204 SV.


Đại học California - cơ sở Berkeley.

Đại học California – cơ sở Berkeley.

15. Đại học California – cơ sở San Diego – 7.556 SV nước ngoài

Nằm ở La Jolla, bang California, trường có tổng cộng 32.096 SV.


Đại học California - cơ sở San Diego.

Đại học California – cơ sở San Diego.

14. Đại học Michigan – Ann Arbor – 7.630 SV nước ngoài

Nằm ở Ann Arbor, bang Michigan, trường có tổng cộng 43.651 SV.


Đại học Michigan.

13. Đại học Penn State – cơ sở University Park – 8.084 SV nước ngoài

Tại cơ sở University Park ở bang Pennsylvania, trường có tổng cộng 47.307 SV.


Đại học Penn State - cơ sở University Park.

Đại học Penn State – cơ sở University Park.

12. Đại học Texas – Dallas – 8.145 SV nước ngoài

Nằm ở Richardson, bang Texas, trường có tổng cộng 24.554 SV.


Đại học Texas.

11. Đại học Michigan State – 8.256 SV nước ngoài

Nằm ở East Lansing, bang Michigan, trường có tổng cộng 50.543 SV.


Đại học Michigan State.

Đại học Michigan State.

10. Đại học Washington – 8.259 SV nước ngoài

Nằm ở Seattle, bang Washington, trường có tổng cộng 45.408 SV.


Đại học Washington.

9. Đại học Boston – 8.455 SV nước ngoài

Nằm ở Boston, bang Massachusetts, trường có tổng cộng 32.158 SV.


Đại học Boston.

8. Đại học Purdue – West Lafayette – 10.563 SV nước ngoài

Nằm ở West Lafayette, bang Indiana, trường có tổng cộng 39.409 SV.


Đại học Purdue.

7. Đại học California – cơ sở Los Angeles – 11.513 SV nước ngoài

Nằm ở Los Angeles, bang California, trường có tổng cộng 43.301 SV.


Đại học California - cơ sở Los Angeles.

Đại học California – cơ sở Los Angeles.

6. Đại học Northeastern – Boston – 11.702 SV nước ngoài

Nằm ở Boston, bang Massachusetts, trường có tổng cộng 19.940 SV.


Đại học Northeastern.

Đại học Northeastern.

5. Đại học Illinois – Urbana-Champaign – 12.085 SV nước ngoài

Nằm ở Champaign, bang Illinois, trường có tổng cộng 45.842 SV.


Đại học Illinois.

4. Đại học Columbia – 12.740 SV nước ngoài

Nằm ở thành phố New York, bang New York, trường có tổng cộng 26.086 SV.


Đại học Columbia.

3. Đại học Arizona – Tempe – 12.751 SV nước ngoài

Nằm ở Tempe, bang Arizona, trường có tổng cộng 51.984 SV.


Đại học Arizona.

2. Đại học Southern California – 13.340 SV nước ngoài

Nằm ở Los Angeles, bang California, trường có tổng cộng 43.401 SV.


Đại học Southern California.

Đại học Southern California.

1. Đại học New York – 15.543 SV nước ngoài

Nằm ở thành phố New York, bang New York, trường có tổng cộng 50.027 SV.


Đại học New York.

Xuân Vũ

Theo Business Insider



Xem nguồn

Comments