Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Ban hành danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân

Posted: 19 Jan 2017 07:38 AM PST



Danh mục trên gồm: Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân cấp I, cấp II và cấp III. Cụ thể: Cấp I: Trình độ giáo dục, đào tạo; Cấp II: Lĩnh vực giáo dục, đào tạo; Cấp III: Nhóm chương trình, nhóm ngành, nhóm nghề giáo dục, đào tạo.

Danh mục cấp I gồm các trình độ giáo dục, đào tạo sau: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Danh mục cấp II, III gồm các lĩnh vực giáo dục, đào tạo và các nhóm chương trình, nhóm ngành, nhóm nghề giáo dục, đào tạo sau:

Chương trình cơ bản (gồm chương trình giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông);

Chương trình xoá mù chữ; chương trình giáo dục chuyên biệt; khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; nghệ thuật (gồm mỹ thuật, nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật nghe nhìn, mỹ thuật ứng dụng); nhân văn (gồm ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam, nước ngoài);

Khoa học xã hội và hành vi (gồm kinh tế học, khoa học chính trị, xã hội học và nhân học, tâm lý học, địa lý học, khu vực học)…

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo dõi, cập nhật và hướng dẫn Danh mục giáo dục, đào tạo cấp I, cấp II và cấp III.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, cập nhật và hướng dẫn Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV phù hợp với yêu cầu quản lý giáo dục, đào tạo.



Xem nguồn

Vay chi 80 triệu USD đổi mới giáo dục phổ thông sẽ được tiêu như thế nào?

Posted: 19 Jan 2017 06:56 AM PST



Tổng kinh phí thực hiện Dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông trị giá 80 triệu USD được khởi động chiều 17/1.

Trong số này, 77 triệu USD là vốn ODA vay ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới và 3 triệu USD vốn đối ứng. Dự án được phê duyệt từ năm 2015, có hiệu lực từ ngày 8/8/2016 và kết thúc vào năm 2020.

Kinh phí thực hiện dự án như sau: (Đơn vị tính: USD)

Các thành phần dự án

Kinh phí

1.Thành phần Hỗ trợ phát triển chương trình

16,431,850

1.1 Xây dựng chương trình (gồm chương trình tổng thể và các chương trình môn học)

6,414,900

1.2 Thực hiện chương trình

10,016,950

Thành phần 2: Hỗ trợ biên soạn và thực hiện sách giáo khoa theo chương trình mới

20,568,150

2.1 Biên soạn một bộ sách giáo khoa (do Bộ GD-ĐT tổ chức thực hiện)

16,068,150

2.2 Cung cấp sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

4,500,000

Thành phần 3: Hỗ trợ đánh giá và phân tích kết quả học tập để liên tục cải tiến chương trình và sách giáo dục phổ thông

37.545,000

3.1.Xây dựng Trung tâm Quốc gia Phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông và Trung tâm Quốc gia Khảo thí ngoại ngữ

18,535,700

3.2 Tăng cường năng lực phát triển chương trình và đánh giá giáo dục học sinh

15,509,300

3.3 Triển khai đánh giá diện rộng quốc gia kết quả học tập của học sinh

3,5000,000

Thành phần 4: Quản lý dự án

2,4550,000

Dự phòng

3,000,000

 



Xem nguồn

Cần loại ngay những chương trình liên kết ngoại ngữ đắt đỏ, rườm rà!

Posted: 19 Jan 2017 06:14 AM PST


Liên kết ngoại ngữ mà đắt đỏ, rườm rà là không nên!

Liên quan đến dạy học liên kết ngoại ngữ, nhiều ý kiến chuyên gia khi được hỏi đều cho rằng, bản thân hoạt động liên kết ngoại ngữ trong trường phổ thông là để bổ trợ cho chương trình chính khóa của Bộ.

Việc dạy học liên kết ngoại ngữ đòi hỏi phải được tổ chức bài bản và bám sát chương trình của Bộ.

Do đó, một doanh nghiệp tự soạn giáo trình riêng hay đưa giáo trình của nước ngoài vào dạy học trong nhà trường tràn lan như hiện nay là không đúng.

Việc mỗi doanh nghiệp dạy giáo trình riêng dẫn tới việc không thể đong đếm được mức độ tương thích giữa chương trình liên kết ngoại ngữ với chương trình của Bộ.

Điều này dẫn tới, dạy liên kết ngoại ngữ là bổ trợ cho chương trình của Bộ nhưng thực ra lại không bổ trợ được nhiều.

Dạy liên kết ngoại ngữ để bổ trợ cho tiếng Anh chính khóa nhưng dạy theo giáo trình của doanh nghiệp thì không khác nào dạy thêm một môn tiếng Anh mới.

Trường Trung học Cơ sở Gia Thụy, Long Biên có liên kết với Language Link và DynEd (ảnh Quốc Toản. nguồn giaoduc.net.vn).

Không những vậy, việc học sinh một lúc phải học chương trình của Bộ và học chương trình liên kết ngoại ngữ đang tạo nên áp lực và gánh nặng học tập cho học sinh.

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ, Hà Nội cho biết:

"Liên kết ngoại ngữ mục đích để bổ trợ khả năng nghe nói cho các em học sinh.

Qua tiếp xúc với giáo viên người bản ngữ, học sinh tự tin hơn trong giao tiếp.

Chính vì vậy, bản thân việc dạy liên kết ngoại ngữ không phải là dạy thêm môn học mới mà bổ trợ ôn luyện kỹ năng nghe nói theo chương trình chính của Bộ.

Chương trình liên kết ngoại ngữ không cần đòi hỏi cao siêu, nhiều tiền.

Ở địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội, lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo chúng tôi quán triệt với các đơn vị dạy liên kết ngoại ngữ trên địa bàn là không được dạy chương trình riêng.

Các giáo viên người bản ngữ phải dạy chương trình chính khóa của Bộ.

Giáo án soạn giảng của giáo viên người nước ngoài phải bám sát chương trình sách giáo khoa.

Giáo viên bản ngữ phải làm việc cùng với giáo viên dạy chính khóa để có được giáo án phù hợp".

Trường Trung học Cơ sở Đông Thái, quận Tây Hồ nơi đang có chương trình tiếng Anh liên kết (ảnh Quốc Toản).

Qua tìm hiểu của phóng viên báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ở một số trường bậc tiểu học, bậc trung học cơ sở trên địa bàn quận Tây Hồ cho thấy cách làm liên kết ngoại ngữ địa bàn này có điểm khác so với các quận như Thanh Xuân, Long Biên, Hai Bà Trưng…

Các doanh nghiệp liên kết chỉ được dạy theo chương trình sách giáo khoa của Bộ.

Không cho phép liên kết với những doanh nghiệp không có giáo viên bản ngữ trực tiếp giảng dạy.

Mức học phí từ 150.000 đồng/học sinh/tháng đến 200.000 đồng/học sinh/tháng.

Cũng liên quan đến dạy liên kết ngoại ngữ, các ý kiến của chuyên gia khi trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đều cho rằng:

“Liên kết ngoại ngữ là chương trình phổ thông đại trà.

Mục đích để tạo điều kiện cho các em học sinh được giao tiếp và sử dụng tiếng Anh chứ không phải bồi dưỡng, đào tạo học sinh khá giỏi.

Chính vì vậy, chương trình tiếng Anh liên kết không nên áp dụng những chương trình quá đắt đỏ, cách tổ chức dạy học quá rườm rà.

Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân nơi đang liên kết với Language Link và DynEd (ảnh Trinh Phúc. nguồn giaoduc.net.vn).

Thậm chí, ông Trần. T.V một người am hiểu về liên kết ngoại ngữ đưa ra quan điểm:

"Những chương trình có mức học phí cao, lên tới 600.000 đồng/học sinh/tháng không nên áp dụng đại trà trong các trường phổ thông.

Vì việc dạy học theo giáo trình riêng, sẽ khiến học sinh vừa phải gánh chương trình của Bộ lại phải học chương trình liên kết.

Chưa kể, cách tổ chức dạy học những chương trình mức học phí đắt chỉ phù hợp với những đối tượng học sinh muốn học nâng cao.

Còn học liên kết ngoại ngữ đơn giản chỉ là việc tăng cường giao lưu với giáo viên người nước ngoài để nâng cao khả năng nghe nói cho học sinh nhằm bổ trợ chương trình chính khóa của Bộ".

“Trời ơi! Tôi không muốn tin đây là sự thật”

Ông Trần. T.V cũng cho rằng:

"Với những doanh nghiệp dạy học mà chỉ có giáo viên người Việt thôi thì nên giải tán sớm.

Bởi, những giáo viên người Việt mà trung tâm cử đến nhiều khi chất lượng không được bằng giáo viên trong trường thì làm sao bổ trợ được cho chương trình chính khóa?

Hay với cách dạy học liên kết ngoại ngữ mà học sinh chỉ tương tác với máy tính thôi như DynEd cũng nên chấm dứt.

Cách dạy học này không phù hợp với mục đích liên kết ngoại ngữ là được giao tiếp với giáo viên người bản ngữ".

Nhà trường hay Sở quyết định chọn doanh nghiệp liên kết?

Khi tìm hiểu về dạy liên kết ngoại ngữ, lãnh đạo Sở, Phòng được hỏi đều cho rằng muốn chọn doanh nghiệp nào liên kết là quyền của mỗi trường.

Ông Phạm Gia Hữu, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân cho rằng:

"Tất cả các trường học trên địa bàn muốn chọn doanh nghiệp nào để liên kết đều do nhà trường quyết định.

Hiện Ủy ban Nhân dân quận Thanh Xuân đã có những văn bản quy định rõ về vấn đề này.

Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ phê duyệt đề án của nhà trường sau đó gửi lên Sở, khi Sở đồng ý thì Nhà trường mới được phép triển khai".

Có trường bố trí giờ học liên kết ngoại ngữ vì…lợi ích cho doanh nghiệp

Về lý thuyết, các địa phương cũng tương tự như quận Thanh Xuân. Tuy nhiên, ở đây mức độ độc lập của nhà trường đến đâu đang là dấu hỏi?

Bởi, có dư luận cho rằng, trong cuộc chơi liên kết ngoại ngữ giữa các doanh nghiệp thì vai trò của Sở, Phòng tương đối đậm nét.

Anh Trần N.T. một doanh nghiệp tiết lộ:

“Muốn vào được một trường học nào đó, đầu năm học các doanh nghiệp liên hệ đăng ký dạy thử.

Một trường thường có vài ba doanh nghiệp tham gia. Việc chấm điểm đều có hội đồng.

Nhưng chỉ dựa vào dạy không thôi thì rất khó, nhiều khi phải dùng đến quan hệ tác động thì mới thành công".

Rõ ràng, trong câu chuyện của anh Trần N.T. ta thấy rằng, có chuyện can thiệp để doanh nghiệp vào dạy liên kết ngoại ngữ trong nhà trường.

Cũng theo một giáo viên ở quận Tây Hồ:

"Vào đầu năm học mới, Sở tổ chức tập huấn về liên kết ngoại ngữ.

Trong buổi tập huấn đó, Sở có giới thiệu nhiều doanh nghiệp đến để báo cáo thành tích trong liên kết ngoại ngữ với lãnh đạo các trường học.

Sau đó, mỗi trường đều được Sở giới thiệu một số doanh nghiệp về làm việc.

Trên cơ sở đó, trường sẽ chọn doanh nghiệp nào thấy phù hợp.

Nhà trường không thể tùy ý chọn doanh nghiệp nào, tất cả phải có sự đồng ý của Sở, Phòng thông qua".



Xem nguồn

Nhiều trường mầm non ở Hóc Môn ngưng hợp tác dạy tiếng Anh với cơ sở Tây Mỹ Úc

Posted: 19 Jan 2017 05:32 AM PST


Ngay sau khi Trường mầm non Tân Xuân quyết định tạm ngưng hợp tác việc giảng dạy tiếng Anh liên kết với cơ sở Anh ngữ Tây Mỹ Úc, theo thông tin mà Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có được, hiện nhiều trường mầm non khác trên địa bàn cũng đã tạm ngưng hợp tác với cơ sở này.

Ngày 18/1, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Vũ Thị Ngọc Oanh – Hiệu trưởng Trường 23/11 cho biết, ngay từ đầu tháng 1/2017, trường cũng đã quyết định tạm ngừng hợp tác với cơ sở Tây Mỹ Úc.

Cô Vũ Thị Ngọc Oanh đã nói rằng, việc tạm ngưng này xuất phát từ việc ra các văn bản chấn chỉnh tình hình học tiếng Anh ngoại khóa của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hóc Môn, xét thấy Tây Mỹ Úc không đủ điều kiện để tiếp tục hợp tác dạy nữa, nên trường mới đưa ra quyết định như vậy.

Cùng với trường này, thì tại Trường măng non 2/9 (xã Thới Tam Thôn – huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh), cô Nguyễn Thị Kim Anh – Hiệu trưởng cũng xác nhận, trường cũng sẽ ngưng hợp tác giảng dạy tiếng Anh liên kết với cơ sở Anh ngữ Tây Mỹ Úc bắt đầu từ đầu tháng 2/2017.



Cùng với Trường mầm non Tân Xuân, thì hiện đã có thêm 2 trường mầm non khác ngưng hợp tác dạy tiếng Anh với Tây Mỹ Úc.

Lý do cũng được cô Kim Anh đưa ra, cũng như các trường khác là do các cấp quản lý chấn chỉnh quyết liệt việc học tiếng Anh liên kết. Trường nào tạm thời chưa đủ điều kiện nên có thể tạm ngưng.

Như vậy, cho đến nay, đã có 3 trường mầm non trên địa bàn huyện Hóc Môn tạm ngưng việc hợp tác giảng dạy tiếng Anh liên kết với cơ sở Tây Mỹ Úc, là các trường: Tân Xuân, 23/11 và măng non 2/9.

Ngoài Tây Mỹ Úc, thì việc liên kết giảng dạy tiếng Anh tại Trường mầm non Rạng Đông (huyện Hóc Môn), giảng dạy bởi Trung tâm Anh ngữ Tân Âu cũng có vấn đề đáng nói.

Cụ thể, Trường Rạng Đông ký hợp đồng với Tân Âu, thực hiện việc giảng dạy tiếng Anh cho học sinh đã được 4 tháng, nhưng cho đến nay, hồ sơ lưu tại trường vẫn chưa có được hồ sơ năng lực của giáo viên tham gia giảng dạy, thông báo chương trình giảng dạy tại trường.

Cho dù vấn đề liên kết giảng dạy tiếng Anh tại các trường mầm non ở huyện Hóc Môn đã có quá nhiều vấn đề phải bàn như vậy, nhưng cho đến nay, người đứng đầu ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Hóc Môn là ông Trần Minh Triết vẫn chưa có ý kiến chính thức nào.

Trước đó, chiều 4/1, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đến tận trụ sở của ông Trần Minh Triết, đăng ký được làm việc với vị lãnh đạo này.

Tuy nhiên, ông Triết đã từ chối làm việc trực tiếp với phóng viên, với lý do đang bận họp ở Uỷ ban.

Ngoài ra, ông Triết cũng đã đề nghị Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cần có văn bản nêu câu hỏi, và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hóc Môn sẽ có văn bản trả lời.

Nói đến đây, dư luận không thể không băn khoăn, nêu lên thắc mắc rằng, phải chăng, ông Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hóc Môn làm như vậy, là đang thể hiện động tác "câu giờ", nhằm kịp ra các văn bản chấn chỉnh sự việc, giảm áp lực của phụ huynh và dư luận? Hay có sự che chở cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vào trường học?



Xem nguồn

3 sai lầm thường gặp khi cha mẹ học tiếng Anh cùng con

Posted: 19 Jan 2017 04:50 AM PST


– Chỉ cần cha mẹ có định hướng đúng đắn và kế hoạch rõ ràng, thì có thể khiến việc học tiếng Anh cùng con trở nên dễ dàng mà vẫn đảm bảo hiệu quả, ngay cả trong trường hợp không biết tiếng Anh hoặc chỉ sử dụng được ở mức hạn chế.

Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ hữu ích đến từ tác giả Nguyễn Quốc Tuấn; một người có nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chương trình và sách giáo khoa tiếng Anh tiểu họcđồng thời là tác giả của bộ sách Hướng dẫn "Cha mẹ học tiếng Anh cùng con" (Lớp 3, Lớp 4, Lớp 5).

Quá chú trọng vào luyện ngữ pháp hơn là luyện ngữ âm

Sai lầm đầu tiên mà phần lớn phụ huynh đều gặp phải khi dạy tiếng Anh cho con ở nhà là chú trọng vào ngữ pháp hơn luyện phát âm.

3 sai lầm thường gặp khi cha mẹ học tiếng Anh cùng con

Trọn bộ sách giúp Cha mẹ dù không biết tiếng Anh vẫn có thể theo hướng dẫn mà dạy con kiến thức chuẩn

Theo tác giả Nguyễn Quốc Tuấn thì lộ trình học tiếng Anh hợp lý gồm 4 kỹ năng cơ bản là nghe – nói – đọc – viết. Tuy nhiên với các kỳ thi tiếng Anh dành cho độ tuổi thiếu nhi như Starters, Movers, Flyers thường chú trọng vào việc đánh giá kỹ năng giao tiếp chứ không phải ngữ pháp.

Một lợi thế nữa của việc học nghe – nói là tránh được sự nhàm chán khi không cần tập trung quá nhiều vào việc giải thích cấu trúc ngữ pháp, khiến trẻ khó hiểu và không cảm thấy hứng thú với bài vở tiếng Anh.

Thay vì tập trung giải thích quá nhiều về ngữ pháp, hãy cho con nghe thật nhiều các tình huống hội thoại, sau đó kiểm tra con bằng các bài tập cơ bản, cha mẹ sẽ thấy bất ngờ về khả năng tiếp thu qua âm thanh của con mình.

Dạy phát âm theo cách của người Việt

Phát âm là một vấn đề rất khó trong việc học ngoại ngữ. Đây cũng là sai lầm cơ bản mà cha mẹ thường mắc phải khi dạy tiếng Anh cho trẻ. Đơn giản là vì việc phát âm không chuẩn của phụ huynh sẽ khiến trẻ phát âm sai và rất khó sửa khi trưởng thành. Vấn đề này không chỉ riêng tiếng Anh mà ngay cả tiếng Việt cũng vậy, khi mà hiện nay nhiều người trưởng thành vẫn bị phát âm sai, bị nói ngọng mà nguyên nhân là do khi còn nhỏ bị ảnh hưởng từ việc dạy phát âm của cha mẹ.

Phát âm theo cách người lớn " nghĩ là đúng" có thể khiến trẻ phát âm sai

Có rất nhiều trường hợp dở khóc dở cười khi trẻ tỏ ra rất hiểu biết lúc làm các bài kiểm tra trên giấy, vốn từ vựng phong phú và có lượng ngữ pháp khá chắc chắn nhưng khi giao tiếp những câu cơ bản với người nước ngoài như tên, tuổi, từ đâu đến, con lại không thể diễn tả lại cho họ hiểu được mình. Hoặc ngược lại, khi người nước ngoài diễn đạt các em không hiểu họ đang nói gì.

Để dạy con phát âm chuẩn,cha mẹ cần có một bộ tài liệu luyện nghe từ chính người bản xứ. Đôi tai trẻ có khả năng nắm bắt ngôn ngữ rất nhạy, vì vậy hãy hướng dẫn con tự nghe và lặp lại những điều con nghe được. Dần dần sẽ tạo thành phản xạ ngôn ngữ, giúp con nghe chuẩn, nói chuẩn và tăng hiệu quả giao tiếp.

Nếu không giỏi tiếng Anh, cha mẹ cần lựa chọn những tài liệu có phần chữ viết đi kèm âm thanh như video phụ đề, bộ sách "Cha mẹ học tiếng Anh cùng con" (có audio (trong ứng dụng app MCBooks- sử dụng công nghệ học Mcplatform) ghi giọng đọc của các chuyên gia người Anh kèm đáp án bài nghe trong sách), vận dụng thêm từ điển Oxford, Cambridge… để học cùng con.

Thiếu khoảng thời gian học và giải trí hợp lý

Nếu mỗi ngày con chỉ được học "hometown là nơi ở", "class là lớp học" thì với tâm lý hiếu động và ham vui, trẻ khó lòng ngồi yên 30 phút để tiếp nhận ngôn ngữ mới.

Hãy làm cho tiếng Anh trở nên thú vị và nhiều màu sắc hơn trong mắt trẻ, để trẻ có khoảng thời gian giải lao hợp lý mà vẫn học tập hiệu quả. Cha mẹ hãy cố gắng thu xếp thời gian cho con được tiếp xúc với tiếng Anh hàng ngày, thời gian nhiều hay ít phụ thuộc vào học sinh và gia đình nhưng nhất định mỗi ngày phải dành ra khoảng thời gian nhất định cho con.

Theo tác giả Nguyễn Quốc Tuấn thì chỉ cần áp dụng một số cách đơn giản như cho trẻ học tiếng Anh qua các bài thơ, bài hát hay các trò chơi ô chữ; các bậc phụ huynh sẽ thấy trẻ tiến bộ không ngờ.

Chẳng hạn với cách học qua trò chơi bảng tên mà tác giả đã ứng dụng trong cuốn "Cha mẹ học tiếng Anh cùng con – Lớp 4", cha mẹ có thể giúp con làm 6 thẻ ghi tên 6 quốc gia: America, Australia, England, Malaysia, Viet Nam, Japan. Sau đó lật úp các thẻ lại, rồi cùng con mở lần lượt mỗi thẻ và nói tên, quốc gia, quốc tịch như: "I'm Minh. I'm from Viet Nam. I'm Vietnamese".

Cha mẹ có thể chuyển trò chơi này mỗi khi muốn dạy con các từ vựng có mối liên quan với nhau. Với các bài thơ, bài hát tiếng Anh phù hợp cho trẻ, cha mẹ có thể tham khảo thêm.

Hãy tạo nên một môi trường cả nhà nói tiếng Anh trong gia đình để trẻ có hứng thú, đam mê với ngoại ngữ ngay từ khi còn nhỏ. Đó sẽ là hành trang giúp các con thành công khi trưởng thành.

Thu Quỳnh



Xem nguồn

Cán bộ ký túc xá sinh viên treo cổ tự tử trong đêm

Posted: 19 Jan 2017 04:08 AM PST


Theo đó, anh Nguyễn Ngọc Ng. (36 tuổi), là nhân viên hợp đồng làm việc ở Trung tâm phục vụ sinh viên Đại học Huế được phát hiện đã tử vong trong tư thế treo cổ vào đêm 17/1 tại khu nhà đa năng của Ký túc xá Trường Bia.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Công an TP Huế đã đến điều tra nguyên nhân. Ban đầu, một số nghi vấn đặt ra là nạn nhân có chuyện gia đình, hoặc nợ nần hay sức khỏe tâm lý không ổn định.

Được biết anh Ng. làm hợp đồng đã lâu với Trung tâm ở bộ phận sửa chữa điện. Nạn nhân đã có vợ đang đi dạy ở một trường tiểu học ở TP Huế, và 1 con nhỏ.

Ông Hải cho biết cơ quan đã đến thăm hỏi, chia buồn và hỗ trợ gia đình anh Ng. Về việc có thông tin ở ký túc xá cấm các sinh viên đồn thông tin anh Ng. tự tử ra ngoài, ông Hải khẳng định không có việc đó.

"Chúng tôi không có cấm sinh viên ở ký túc xá Trường Bia như vậy. Do các em đang trong mùa thi học kỳ nên chúng tôi đã hạn chế các em tụ tập hay vào khu vực có nạn nhân tự tử vì sẽ ảnh hưởng đến công tác điều tra của công an, cũng như tâm lý các em" – ông Hải cho hay.


Ký túc xá Trường Bia.

Ký túc xá Trường Bia.

Đại Dương



Xem nguồn

Hợp tác nâng chất lượng đào tạo nhân lực Tài chính-Kế toán

Posted: 19 Jan 2017 03:26 AM PST


Đại học Kinh tế Quốc dân (KTQD) tiếp tục đầu tư cho mũi nhọn kế toán – kiểm toán qua việc hợp tác cùng Viện kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) – Tổ chức nghề nghiệp hàng đầu thế giới về kế toán, tài chính và kinh doanh.

Sứ mệnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong bối cảnh Việt Nam trên đà hội nhập kinh tế khu vực và thế giới khiến nhu cầu tuyển dụng lao động tri thức ngày càng tăng cao và có sự cạnh tranh gay gắt hơn. Tuy nhiên, theo GS.TS Trần Thọ Đạt – Hiệu trưởng Trường Đại học KTQD thì: "Lao động giá rẻ không phải là câu trả lời cho bài toán kinh tế, mà thay vào đó là nguồn lao động nội địa có chất lượng tốt."

Hợp tác nâng chất lượng đào tạo nhân lực Tài chính-Kế toán

GS.TS. Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu tại Lễ kí kết Bản ghi nhớ hợp tác

Nhìn vào thực tế, nguồn nhân lực trẻ của Việt Nam vẫn còn thiếu và yếu về kỹ năng bởi các chương trình đào tạo hiện hành chưa đáp ứng tốt nhất nhu cầu đang thay đổi nhanh của thị trường tuyển dụng. Vì thế, các tổ chức đào tạo cần phải tìm ra những hướng đi mới để nâng cao chất lượng giảng dạy và chất lượng đầu ra cho sinh viên.

Đổi mới thông qua hợp tác với đối tác nước ngoài uy tín

Để xóa bỏ những hạn chế còn tồn tại và nâng cao tính cạnh tranh nghề nghiệp cho sinh viên, GS.TS Trần Thọ Đạt cho rằng Trường Đai học KTQD "cần năng động đổi mới và tiếp cận với phương pháp giáo dục hiện đại tại các nước phát triển." Trong thời gian gần đây, Trường đã thiết lập mối quan hệ hợp tác với ICAEW – Tổ chức nghề nghiệp hàng đầu thế giới.

PGS.TS Nguyễn Hữu Ánh – Viện trưởng Viện Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học KTQD chia sẻ: "ICAEW đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác hiệu quả với Viện trong những năm qua. Với kinh nghiệm hoạt động lâu đời tại nhiều quốc gia trên thế giới, ICAEW vừa có hệ thống đối tác doanh nghiệp đa dạng, vừa có tiềm lực học thuật dồi dào trong lĩnh vực Tài chính, Kế toán, Kiểm toán để giúp sinh viên có được kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành vững chắc theo chuẩn quốc tế cũng như kinh nghiệm cọ xát thực tế."

Sau quá trình đánh giá hiệu quả mà các hoạt động này mang lại, cũng như hiểu rõ năng lực của đôi bên, lãnh đạo Trường Đại học KTQD và ICAEW quyết định nâng mối quan hệ hợp tác lên tầm cao mới thông qua việc ký kết Biên bản ghi nhớ vào ngày 22/12/2016. Sự hợp tác này mang đến cho sinh viên chuyên ngành kế toán – kiểm toán cơ hội tiếp xúc với các giáo trình, tài liệu gốc và đạt Chứng chỉ chuẩn quốc tế của ICAEW. Kiến thức chuyên môn và và kĩ năng nghề nghiệp có được từ chương trình giúp các em gia nhập thị trường lao động và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp một cách tốt nhất.

Hợp tác nâng chất lượng đào tạo nhân lực Tài chính-Kế toán

Ông Mark Billington, Giám đốc ICAEW khu vực Đông Nam Á và GS.TS. Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân kí kết Bản ghi nhớ hợp tác

PGS.TS Trần Thọ Đạt nhấn mạnh về mối quan hệ hợp tác với ICAEW: "Mô hình phối hợp giữa Tổ chức học thuật uy tín như Đại học KTQD và Tổ chức nghề nghiệp hàng đầu thế giới ICAEW cùng mạng lưới Doanh nghiệp đối tác của tổ chức này chắc chắn sẽ mang đến nhiều lợi điểm, đặc biệt là về khả năng cạnh tranh việc làm cho sinh viên chuyên ngành kế toán – kiểm toán nói riêng và sinh viên Đại học KTQD nói chung."

Về phía ICAEW, Viện không ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác với các trường Đại học đầu ngành, trang bị kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp theo chuẩn mực quốc tế cho sinh viên tại các trường. Với thiện chí đó, ông Mark Billington – Giám đốc ICAEW khu vực Đông Nam Á vui mừng trước sự hoan nghênh của Nhà trường và việc hợp tác giữa hai Tổ chức.

Ông thay mặt ICAEW bày tỏ mong muốn: "Đóng góp vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của các trường Đại học bằng cách trang bị những kiến thức, kĩ năng chuyên môn và nghề nghiệp cần thiết, giúp sinh viên sẵn sàng đối mặt với môi trường làm việc thực tế.

Việc nắm trong tay Bằng cấp nghề nghiệp quốc tế vừa giúp các em cơ hội có thêm những trải nghiệm toàn cầu, vừa tạo động lực để các em phát triển bản thân, xây dựng sự nghiệp thành công và đóng góp cho sự phát triển của ngành nghề. ICAEW coi đó là sự hợp tác có lợi cho nhiều bên".

Hợp tác nâng chất lượng đào tạo nhân lực Tài chính-Kế toán

Ông Mark Billington, Giám đốc ICAEW khu vực Đông Nam Á phát biểu tại Lễ kí kết Bản ghi nhớ hợp tác

Ngay sau khi ký kết, hai Bên nhanh chóng đi vào triển khai những nội dung hợp tác, điển hình là việc đưa chương trình ICAEW CFAB vào giảng dạy. Đây là Chứng chỉ Quốc tế về Kế toán, Tài chính và Kinh doanh được công nhận trên toàn thế giới, là bước đệm để đạt được danh vị ICAEW Chartered Accountant mà bất cứ ai đang hoạt động trong lĩnh vực Tài chính – Kế toán đều ao ước.

Hợp tác nâng chất lượng đào tạo nhân lực Tài chính-Kế toán

Ông Mark Billington, Giám đốc ICAEW khu vực Đông Nam Á trao kỉ niệm chương cho GS.TS. Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân tại Lễ kí kết hợp tác

Có thể nói, chính việc tăng cường mối quan hệ hợp tác với Tổ chức nghề nghiệp uy tín ICAEW đã cho thấy sự chủ động trong đổi mới của trường Đại học KTQD trong việc tìm ra giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập cho khối giảng viên và sinh viên của Trường, góp phần đưa KTQD trở thành Trường Đại học uy tín ngang tầm khu vực và quốc tế.

Phương Dung



Xem nguồn

Hơn 90% học viên trở lại nơi đã học

Posted: 19 Jan 2017 02:44 AM PST


– Sau 10 năm có mặt tại Việt Nam, Ocean Edu đã có hơn 500.000 học viên theo các chương trình tiếng Anh và hơn 90% học viên quay lại sử dụng dịch vụ đào tạo.

Thông tin được đưa ra tại lễ kỷ niệm diễn ra sáng nay, 19/1.

Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tiếng Anh cho hệ thống 35 chi nhánh tại khắp 22 tỉnh thành trên toàn quốc, công ty cổ phần giáo dục Ocean Edu đã tổ chức lễ ký kết hợp tác song phương với và Tập đoàn Giáo dục Đại Trường Phát.

Hơn 90% học viên trở lại nơi đã học
Lễ kỉ niệm 10 năm thành lập Ocean Edu "Ocean Edu 10 Năm: Kết nối cộng đồng – Nâng tầm tri thức" (2007 –2017).

Theo đó, Ocean Edu sẽ sử dụng giải pháp dạy và học tương tác hiện đại như: dùng phần mềm giảng dạy tiếng Anh tương tác, thiết bị giảng dạy hiện đại, đa nhiệm, giáo trình mới nhất …. Mục tiêu là thiết kế những chương trình học với chuẩn quốc tế, mang tính thực tiễn cao, áp dụng trong công việc và cuộc sống. Ngoài ra, còn tạo sự khác biệt, lợi thế cạnh tranh trong phương pháp giảng dạy và học tập cho các trung tâm ngoại ngữ như chi phí thấp, giúp sử dụng hiệu quả nguồn vốn và ngân sách.

Tại Việt Nam, Tập đoàn Giáo dục Đại Trường Phát kết hợp với nhiều nhà xuất bản nổi tiếng trên thế giới như Oxford, Cambridge, Express Publishing… đã đưa ra những tựa sách ngoại văn, giáo trình tiếng Anh, phù hợp với chương trình giáo dục của Việt Nam đến hơn 5.000 trường Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông, Cao đẳng, Đại học, các trường Quốc tế, Trung tâm Ngoại ngữ, Thư viện và các Nhà sách trên toàn quốc. ..



Xem nguồn

Giáo viên phải xin lỗi vì dọa cho học sinh vào ‘sổ chết’

Posted: 19 Jan 2017 02:02 AM PST


Một giáo viên khoảng 30 tuổi ở Fukushima, Nhật Bản đã phải lên tiếng xin lỗi vì đe dọa đưa tên học sinh vào cuốn "sổ chết" (Death Note).

Giáo viên phải xin lỗi vì dọa cho học sinh vào 'sổ chết'
Hình ảnh cuốn “sổ chết” trong phim hoạt hình

"Death Note" bắt nguồn từ một bộ truyện tranh, hoạt hình nổi tiếng của Nhật Bản, trong đó những người bị ghi tên vào cuốn sổ này đều bị chết đột ngột.

Theo một tờ báo địa phương, giáo viên này thậm chí còn cho 4 học sinh xem hình ảnh cuốn "sổ chết" trong máy tính để bàn của mình và nói rằng "Tôi sẽ ghi tên các em vào đây".

Ngôi trường xảy ra sự việc này đã tổ chức một cuộc họp báo để xin lỗi phụ huynh học sinh. Hiệu trưởng nhà trường thừa nhận, phương pháp sư phạm của giáo viên này là "không thích hợp".

  • Nguyễn Thảo(Theo Kotaku)



Xem nguồn

800 học sinh tiểu học nhảy Cha cha cha đều tăm tắp trên sân trường

Posted: 19 Jan 2017 01:20 AM PST


Clip nhảy Cha cha cha của 800 học sinh tiểu học.

Clip dài khoảng 3 phút thu hút tới nửa triệu lượt xem, gần 4000 lượt chia sẻ và rất nhiều lời khen trên mạng xã hội chỉ sau 5 ngày đăng tải. Hầu hết mọi người đều chia sẻ ấn tượng khi các em nhỏ thực hiện nhiều động tác mà người lớn cũng khó có thể làm được đều, đẹp như thế.

Cô giáo Đặng Thị Bích Dừa (giáo viên trường Tiểu học thị trấn Tiền Hải, Thái Bình) – người quay clip và đăng tải lên mạng xã hội cho hay, đây là hoạt động ngoài giờ của các em học sinh trường Tiểu học thị trấn Thanh Nê (Kiến Xương, Thái Bình). Để có được màn đồng diễn ấn tượng đặc sắc này, chị Bích Dừa chứng kiến có sự "vào cuộc" của tất cả các lãnh đạo, thầy cô giáo trong nhà trường chứ không phải một mình cô tổng phụ trách.

“Thay vì những bài đồng diễn múa hát quen thuộc cho học sinh tiểu học thì nhảy cũng là cách sinh hoạt tập thể mới lạ, đem lại hứng thú, sự năng động, khỏe khoắn cho các em. Nghe cô Hiệu trưởng thông tin thì các cô trò đã phải tập hơn 2 tháng”, chị Bích Dừa chia sẻ.

Được biết, lúc đầu bài nhảy Cha cha cha được dàn dựng cho 6-8 học sinh để biểu diễn tại các chương trình chào mừng và hội thi văn nghệ. Sau đó, được sự gợi ý của Phòng Giáo dục huyện, trường Tiểu học Thị trấn Thanh Nê quyết định dạy cho hơn 800 em học sinh toàn trường tập từ tháng 9/2016. Ngày 13/1 vừa qua, nhân dịp Sở Giáo dục về dự sơ kết học kỳ 1, nhà trường cho học sinh biểu diễn.

Nhận thấy sự hứng thú của học sinh và sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh, Trường Tiểu học thị trấn Thanh Nê đã đưa bài nhảy Cha cha cha trở thành một trong những hoạt động sinh hoạt tập thể giữa giờ. Nhà trường lên kế hoạch hàng năm dạy mới cho học sinh khối 1 để đảm bảo học sinh toàn trường có thể tham gia hoạt động tập thể này.

Lệ Thu



Xem nguồn

Comments