Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Đã xác định được triết lý giáo dục phổ thông

Posted: 18 Jan 2017 08:23 AM PST


80 triệu USD hỗ trợ dự án đổi mới giáo dục phổ thông

Ngày 17/1, tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT  phối hợp với Ngân hàng Thế giới khởi động dự án "Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông". 

Theo đó, tổng mức đầu tư của dự án lên tới 80 triệu USD trong đó nguồn vốn vay của Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA)- Ngân hàng Thế giới là 77 triệu USD, nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 3 triệu USD.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng cho biết công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở Việt Nam đã và đang được khẩn trương thực hiện với nhiều hoạt động, trong đó có đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Trong lĩnh vực đổi mới quan trọng này, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của Ngân hàng Thế giới. 

Hiệp định tài trợ dự án "Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông" giữa Việt Nam và Hiệp hội Phát triển quốc tế được phê duyệt từ năm 2015, có hiệu lực từ ngày 8/8/2016 và kết thúc vào năm 2020.

Chương trình giáo dục phổ thông đã xác định được triết lý giáo dục (Ảnh: Báo Người Lao động)

Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cam kết tài trợ một khoản tín dụng ưu đãi trị giá 77 triệu USD để thực hiện các mục tiêu của dự án nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh thông qua xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng tiếp cận dựa trên năng lực, nâng cao hiệu quả giảng dạy bằng việc biên soạn, thực hiện sách giáo khoa phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới và đổi mới đánh giá giáo dục học sinh.

Dự án bao gồm 4 thành phần, trong đó thành phần "Hỗ trợ biên soạn và thực hiện sách giáo khoa theo chương trình mới" chiếm 25% kinh phí.

Thành phần "Hỗ trợ đánh giá và phân tích kết quả học tập để liên tục cải tiến chương trình và chính sách giáo dục phổ thông" chiếm gần 50% kinh phí.

Hai thành phần còn lại là "Hỗ trợ phát triển chương trình" và "Quản lý dự án".

Gần 50% kinh phí dự án (thuộc thành phần "Hỗ trợ đánh giá và phân tích kết quả học tập để liên tục cải tiến chương trình và chính sách giáo dục phổ thông") dành cho các "đầu việc":

Xây dựng trung tâm quốc gia phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông và trung tâm quốc gia khảo thí ngôn ngữ;

Tăng cường năng lực phát triển chương trình và đánh giá giáo dục học sinh;

Triển khai đánh giá diện rộng quốc gia kết quả học tập của học sinh.

Trong số 25% kinh phí của thành phần 2, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa (do Bộ GD&ĐT thực hiện) gồm các đầu việc:

Xây dựng bản thảo và lấy ý kiến đối với bản thảo một bộ sách giáo khoa;

Thẩm định, thực nghiệm và phê duyệt cho phép sử dụng đối với một bộ sách giáo khoa;

Biên soạn sách giáo khoa song ngữ cấp tiểu học (tiếng Việt – tiếng một số dân tộc thiểu số có chữ viết) và Biên soạn, thử nghiệm sách giáo khoa điện tử. 

Bên cạnh đó, dự án sẽ thẩm định các sách giáo khoa (bao gồm sách của Bộ GD&ĐT và sách giáo khoa khác do cá nhân, tổ chức biên soạn).

Ngoài ra, dự án cũng dự kiến cung cấp 50.000 bộ sách giáo khoa (từ lớp 1 đến lớp 12) cho học sinh thuộc hộ gia đình nghèo và học sinh một số trường vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bằng dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt để những học sinh này được mượn, sử dụng trong năm học. 

Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng mong muốn các chuyên gia phát triển chương trình, biên soạn sách giáo khoa, các thành viên Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình, sách giáo khoa nỗ lực hết mình, hợp tác chặt chẽ, nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các cơ sở giáo dục, các tầng lớp nhân dân và chuyên gia tư vấn quốc tế để xây dựng chương trình và biên soạn bộ sách giáo khoa giáo dục phổ thông có chất lượng tốt nhất. 

Định hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới

Báo cáo tóm tắt về dự án "Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông", ông Đoàn Văn Ninh – Giám đốc Ban quản lý Dự án chia sẻ: Dự án này được thực hiện đến năm 2020, nhằm đạt được 7 kết quả chính. 

Trong đó gồm: Chương trình giáo dục phổ thông mới dựa trên năng lực được ban hành; Tài liệu hướng dẫn dạy học và tài liệu hướng dẫn biên soạn sách giáo khoa cho các tổ chức, cá nhân có nguyện vọng biên soạn sách giáo khoa được ban hành. 

Bộ sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn được phê duyệt, cho phép sử dụng. 

Học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn sách giáo khoa mới; sách giáo khoa một số môn học cấp tiểu học được biên soạn song ngữ (tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số có chữ viết). 

Hệ thống tập huấn, bồi dưỡng giáo viên qua mạng được đưa vào hoạt động, tất cả giáo viên phổ thông được tập huấn, bồi dưỡng để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới. 

Và hệ thống đánh giá định kỳ năng lực giáo dục quốc gia được xây dựng và đưa vào hoạt động, kết quả học tập của học sinh theo chương trình mới được phân tích toàn diện, trong đó, đặc biệt quan tâm đến sự tiến bộ của học sinh nghèo và nhóm học sinh thiệt thòi. 

GS.Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới (Ảnh: Trần Vương)

Cũng tại hội nghị, GS.Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới đề cập về định hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới. 

Theo đó, việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới hướng tới mục tiêu hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, với triết lý giáo dục là thực học – thực nghiệp và đảm bảo tính dân chủ.

Cụ thể, học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, phân luồng và hướng nghiệp cho học sinh. 

Chương trình phải lấy người học làm trung tâm, tích cực hóa hoạt động học tập, kết hợp giáo dục ở nhà trường với giáo dục tại gia đình và ngoài xã hội, đảm bảo chương trình mở. 

Chương trình giáo dục phổ thông mới phải bảo đảm sự kết nối chặt chẽ giữa các cấp học, lớp học; kế thừa, phát triển các chương trình giáo dục phổ thông đã có và tiếp thu có chọn lọc chương trình giáo dục phổ thông của các nước có nền giáo dục phát triển. 

Chương trình giáo dục phổ thông mới cũng cần đảm bảo sự liên thông với giáo dục mầm non, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.



Xem nguồn

Trường mầm non Rạng Đông dạy tiếng Anh liên kết bằng giáo viên không có hồ sơ

Posted: 18 Jan 2017 07:41 AM PST


Ngay sau bài viết phản ánh tình trạng dạy liên kết ngoại ngữ ở một số trường mầm non ở huyện Hóc Môn, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục nhận được thông tin của người dân cung cấp về những bất cập của việc dạy tiếng Anh ngoại khóa cho trẻ em ở các trường mầm non này.

Sáng ngày 17/1, tìm hiểu việc dạy ngoại ngữ cho trẻ mầm non ở Trường mầm non dân lập Rạng Đông (ấp Tân Tiến, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh), cô Hoàng Thị Kim Ánh – Hiệu trưởng cho biết, trường có liên kết với Trung tâm ngoại ngữ ngoại ngữ Tân Âu (đường Nguyễn Ảnh Thủ, xã Bà Điểm).

Cô Ánh cho biết, trường có 460 trên tổng số gần 950 học sinh tham gia học tiếng Anh liên kết. Trung tâm ngoại ngữ Tân Âu có cử 5 giáo viên tham gia giảng dạy tiếng Anh tại trường.

Để được học tiếng Anh ở trường, học sinh đóng 50.000 đồng/tháng (trường giữ lại 10.000 đồng/tháng/cháu) cho nhà trường. Một tuần, học sinh sẽ được học 2 buổi để làm quen với môn tiếng Anh.

Hồ sơ đối tác không đầy đủ, Trường mầm non Rạng Đông vẫn cho phép dạy tiếng Anh liên kết (ảnh: P.L)

Trong quá trình giảng dạy ở trường, Trung tâm Tân Âu hoàn toàn không thay đổi giáo viên như những trung tâm khác, mà chỉ thay đổi duy nhất 1 lần, do giáo viên lần đó bị tắt tiếng.

Thế nhưng, qua quá trình xác minh hồ sơ của Trung tâm Tân Âu tại Trường mầm non Rạng Đông, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận thấy hoàn toàn không có hồ sơ giới thiệu năng lực, trình độ của các giáo viên tham gia giảng dạy, cũng như thông báo chương trình giảng dạy.

Cô Hoàng Thị Kim Ánh nói rằng, việc hồ sơ thiếu là do lỗi của nhà trường sơ suất không thúc giục quyết liệt Tân Âu nộp đầy đủ.

Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng, Tân Âu đã ký hợp đồng giảng dạy với nhà trường từ tháng 9/2016, nhưng cho đến nay đã 4 tháng trôi qua, hồ sơ lưu tại nhà trường vẫn chưa đầy đủ.

Ngay khi biết thông tin này, cô Hoàng Thị Kim Ánh đã đề nghị Trung tâm Tân Âu phải bổ sung gấp những giấy tờ còn thiếu, vào hồ sơ dạy tiếng Anh liên kết cho đầy đủ.

Thế nhưng, đại diện lãnh đạo Trung tâm ngoại ngữ Tân Âu đã nói với cô Hoàng Thị Kim Ánh rằng, phải đến sau tết mới có thể bổ sung được.

Lý do: Hiện đã quá cận tết, mà hồ sơ để ở cơ sở ở tận Thủ Đức, mà nhân viên đã sắp nghỉ về quê ăn tết.

Như vậy là đã rõ, dù hồ sơ chưa đầy đủ, nhưng Trường mầm non Rạng Đông vẫn ký kết hợp đồng với đối tác, tổ chức dạy tiếng Anh liên kết cho các học sinh ở trong trường.

Thiết nghĩ, nhằm đảm bảo quyền lợi cho học sinh trong việc tham gia học tập tại nhà trường, rất mong lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hóc Môn cần sớm vào cuộc, xem xét lại vụ việc này.



Xem nguồn

Hình ảnh đi vệ sinh ở sân bay gây tranh cãi về bài học ý thức

Posted: 18 Jan 2017 06:58 AM PST


– Hình ảnh ghi lại cảnh người phụ nữ thản nhiên cho hai cháu nhỏ đi vệ sinh ra giữa sân bay do một diễn đàn về văn hóa giao thông chia sẻ đang khiến nhiều người tranh cãi về câu chuyện giáo dục và sự văn minh.

Hình ảnh đi vệ sinh ở sân bay gây tranh cãi về bài học ý thức
Hình ảnh người phụ nữ cho trẻ đi vệ sinh ở sân bay bị nhiều người chỉ trích về ý thức.

Cùng với hình ảnh này là lời dẫn: "Với sự thiếu trách nhiệm và ý thức của người lớn dẫn dắt, dạy bảo con cái thì cơ sở hạ tầng có hiện đại đến đâu cũng không thể nào có được sự văn minh".

Hình ảnh sau khi đăng tải đã được chia sẻ nhanh chóng trên các trang mạng xã hội và chỉ sau ít giờ đã nhận được rất nhiều bình luận, thậm chí có cả những tranh cãi về ý thức của vị phụ huynh.

Hầu hết mọi người chỉ trích ý thức của người phụ nữ khi để các cháu nhỏ đi vệ sinh như vậy, vừa không văn minh vừa gây mất vệ sinh nơi công cộng. Trong khi đó, không chỉ trên máy bay mà ở sân bay cũng có các nhà vệ sinh.

Nhiều người cho rằng đơn giản khi ngưới lớn thiếu kiến thức và ý thức về sự văn minh thì cũng khó có thể giáo dục cho con cái họ.

Bạn Thức Huỳnh chia sẻ: "Có những bà mẹ, ông bố như vậy thì sau này lớn lên con cứ thế tiếp tục, đến khi mấy bé này lớn có con cái rồi lại vẫn như vậy. Và khi nào mà cái câu cửa miệng đi kèm từ đời này sang đời khác là "con nít mà, có gì đâu" vẫn được áp dụng vô tội vạ thì chuyện này vẫn cứ tiếp diễn".

Một thành viên khác bình luận: "Dạy con từ thuở còn thơ, thế nhưng bản thân người lớn, làm cha làm mẹ không làm gương lại còn có những việc làm như vậy thì ý thức người dân Việt Nam khó có thể "lớn" được. Cứ ngồi ngưỡng mộ ý thức người Nhật Bản, Châu Âu,… mà bản thân mỗi người không tự thay đổi thì Việt Nam vẫn chỉ thế thôi".

Bạn Đình Nhân nói: "Từ khi còn nhỏ, các bà, các mẹ đã có thói quen bế con cho đi vệ sinh ngoài đường thì chuyện như này cũng là điều dễ hiểu".

Tuy nhiên, số khác thì cho rằng sự việc có thể được thông cảm bởi đây là trẻ con chưa thể ý thức hết được.

Bạn Duy Long chia sẻ: "Vừa xuống máy bay nếu con mình mắc quá mình cũng sẽ làm giống như vậy. Bởi nếu không con mình sẽ tè ra quần còn khó coi và xử lý hơn nữa. Nếu nhịn lâu sẽ không tốt cho trẻ con”.

Bạn Xuân Bình: "Trẻ con thì chẳng có gì là lạ. Chưa kể, không nên đánh giá chỉ qua việc này mà nói người phụ nữ thiếu trách nhiệm và ý thức được, bởi nếu đây là những người hàng ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, lần đầu tiên đi máy bay".

Song luồng quan điểm này cũng gặp phải những phản biện kịch liệt.

Bạn Nguyễn An nói: "Trẻ con không ý thức được, nhưng có người lớn kèm theo thì để làm gì. Trước khi đi ra ngoài sao không nhắc con đi vệ sinh, đi máy bay cũng thế, trước khi lên thì cho con đi vệ sinh trước đi. Bản thân mình đi đâu cũng xem nhà vệ sinh ở đâu và nhắc con đi liên tục".

Bạn Diệp Hy chia sẻ: "Cứ bảo trẻ con buồn đi thì không nhịn được, vậy thì đi ra ngoài các phụ huynh hoàn toàn có thể đóng bỉm cho con được mà".

Thành viên Đại Dương có góc nhìn khác: "Một số người dân mình vẫn còn thói quen cũ, nơi sạch sẽ sang trọng thì không dám dùng (ví dụ như nhà vệ sinh trên máy bay) vì ngại dù miễn phí, nhưng chấp nhận nơi không được văn minh lịch sự là ngoài đường vì gần gũi với thói quen hằng ngày… Điều này khó có thể thay đổi ngày một ngày hai được mà phải có thời gian thích nghi nên mình nghĩ đừng trách họ mà tội nghiệp".

Bạn Huyền Hảo đồng quan điểm: "Đúng như việc mình ngồi trông quán. Quán có 2 nhà vệ sinh luôn được nhân viên cọ rửa liên tục, sạch sẽ và sáng loáng vì mới xây nữa nhưng có mấy chị không dùng, cứ đưa con ra trước cửa quán ngay ngoài đường để cho con đi vệ sinh".

Nhiều người cho rằng để hạn chế những sự việc tương tự xảy ra, ngoài việc tuyên truyền, giáo dục thì các đơn vị quản lý có thể đưa ra những mức phạt để người dân ý thức hơn nơi công cộng.

Hiện, những tranh cãi về hình ảnh này vẫn chưa có hồi kết.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng “bỏ túi” tiền ăn, tiền sữa của học sinh

Posted: 18 Jan 2017 06:16 AM PST


Ngày 17/1, nguồn tin của Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam từ UBND quận Liên Chiểu (thành phố Đà Nẵng) cho hay, vừa có quyết định đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng đối với bà Ngô Thị Hòa.

Hiệu trưởng Trường mầm non Tuổi Ngọc đã bị đình chỉ chức vụ, không còn quản lý trường. Ảnh: AN

Trước đó, bà Hòa là Hiệu trưởng Trường mầm non Tuổi Ngọc (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu).

Trong quá trình điều hành, quản lý trường, bà Hòa đã để xảy ra hàng loạt sai phạm liên quan đến thu chi tài chính, bổ nhiệm, khen thưởng cán bộ…

Hiệu trưởng "bỏ túi" gần 200 triệu đồng tiền ăn, tiền sữa của học sinh

Bức xúc trước cách quản lý thiếu minh bạch của bà Hòa, các cô giáo trường mầm non Tuổi Ngọc đã cùng đứng đơn tố cáo các sai phạm của hiệu trưởng.

Qua xác minh, cơ quan chức năng đã làm rõ nhiều nội dung tố cáo trong đơn là đúng sự thật.

Thanh tra quận Liên Chiểu cũng tiến hành thanh tra đối với: "việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động nhà trường tại trường mầm non Tuổi Ngọc (phường Hòa Minh)".

Kết quả thanh tra cho thấy, tổng số tiền sai phạm của nhà trường lên đến 628,8 triệu đồng.

Trong đó, bà Hòa lấy sử dụng cho mục đích cá nhân là 199,9 triệu đồng, số tiền còn lại sử dụng chi hoạt động nhà trường không đúng mục đích (Báo Giáo Dục Việt Nam đã có bài phản ánh).

Theo tìm hiểu, từ tháng 9/2015 đến tháng 7/2016, nhà trường đã ký hợp đồng với Công ty Phương Nam tổ chức triển khai hoạt động thể dục nhịp điệu theo nhạc cho trẻ với mức thu học phí 40.000 đồng/cháu/tháng.

Tuy nhiên, nhà trường lại tăng thu lên 50.000 đồng/cháu/tháng.

Về tiền ăn sáng, năm học 2015-2016, nhà trường đã thu hơn 1 tỷ đồng của học sinh mà không tổ chức họp thống nhất, thỏa thuận trước với phụ huynh.

Một lãnh đạo quận Liên Chiểu cho hay, sau khi cơ quan Thanh Tra quận có kết luận vụ việc đã khẩn trương xử lý sai phạm.

Trước mắt, để ổn định tình hình dạy và học ở trường, quận đã đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng đối với bà Hòa.

Tiếp đó, sẽ tùy theo mức độ sai phạm của người này để có những biện pháp xử lý tiếp theo.



Xem nguồn

Bài toán đầy thách thức đối với nhóm biên soạn SGK phổ thông mới

Posted: 18 Jan 2017 05:34 AM PST


Chưa có hội thảo trao đổi kinh nghiệm chuyên sâu cho từng môn

Dự án "Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông" đang triển khai hướng tới mục tiêu học sinh phổ thông sẽ đạt được những phẩm chất chính và năng lực cốt lõi, còn gọi là "chân dung của người công dân mới".

Cụ thể, theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, người học phải những phẩm chất (nhân ái, khoan dung, chuyên cần, tiết kiệm, trách nhiệm, kỷ luật, trung thực, dũng cảm) và năng lực cốt lõi (gồm năng lực chung như tự chủ, hợp tác, sáng tạo; năng lực đặc thù như sử dụng ngôn ngữ, tính toán, tin học, thẩm mỹ, thể chất; năng lực chuyên biệt) để có thể sẵn sàng học tập ở trình độ cao hơn hoặc sẵn sàng cho các yêu cầu việc làm trong thế kỷ 21.

Trong phần thảo luận tại Hội nghị khởi động dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông chiều ngày 17/1, đại diện nhiều nhóm biên soạn SGK đã trình bày những khó khăn, thách thức của họ khi bắt tay viết sách.

Bà Nguyễn Thị Đông, đại diện nhóm biên soạn môn Mỹ thuật chia sẻ, so với các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông, Mỹ thuật là môn khá non trẻ. Bởi vì đến năm 2016, Mỹ thuật mới được coi là môn học chính bắt buộc trong chương trình cấp 3 ở Việt Nam. Hơn nữa, môn này tuyệt nhiên không có mặt ở trung học.

Vui mừng đi cùng lo lắng khi được góp sức viết sách, bà Nhung nhận định, vì chưa có nền tảng cấp phổ thông từ trước nên việc bắt tay viết sách sẽ rất khó khăn.

"Bây giờ đưa vào chúng tôi phải xây dựng gần như mới, định hướng phân luồng và định hướng nghề đáp ứng nhu cầu lao động trí thức cũng như lao động mang tính thẩm mỹ liên quan đến nghệ thuật trực giác". Bà Đông cũng nhận định, việc biên soạn chương trình đáp ứng được hết các phẩm chất, năng lực mới mà dự án đặt ra nhiều thách thức, chưa có thước đo đong đếm trực quan, cụ thể.

Đại diện cho nhóm các môn Khoa học xã hội nói chung, GS Nguyễn Thị Vinh (ĐH Sư Phạm Hà Nội) cũng chia sẻ lo lắng và áp lực khi bắt tay xây dựng chương trình môn học cụ thể. Nữ giáo sư này cho rằng, xây dựng từng môn học cụ thể chắc chắn sẽ khó khăn hơn xây dựng chương trình tổng thể. Bởi chương trình tổng thể đưa ra mục tiêu xây dựng phẩm chất, năng lực một cách khái quát nhưng vấn đề khó khăn đối với tất cả chuyên gia, thầy cô cầm bút viết sách tới đây sẽ cụ thể hóa và mang tính "bếp núc".


GS Nguyễn Thị Vinh chia sẻ khó khăn của nhóm viết sách đổi mới môn Lịch sử.

GS Nguyễn Thị Vinh chia sẻ khó khăn của nhóm viết sách đổi mới môn Lịch sử.

GS Nguyễn Thị Vinh phát biểu: "Chúng tôi phụ trách môn khoa học xã hội mà trước hết là môn lịch sử thì cảm thấy rất khó khăn. Tôi nghĩ đối với các môn khoa học tự nhiên thì có điều kiện rất thuận lợi để tiếp cận được kinh nghiệm về khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin của thế giới nhưng riêng đối với lĩnh vực khoa học xã hội, đặc biệt là bộ môn lịch sử thì đặc thù và khó khăn hơn".

Mặt khác, đại diện này cũng băn khoăn khi đến thời điểm hiện tại, nhóm biên soạn sách Lịch sử như bà chưa được tham gia một hội thảo chuyên sâu, tách biệt cụ thể nào về từng môn học. Để tháo gỡ phần nào khó khăn của từng nhóm biên soạn sách từng môn, bà Vinh mong muốn, dự án sẽ có nhiều hội thảo chuyên sâu mang tầm quốc tế để những người cầm bút viết sách có cơ hội trao đổi, chia sẻ, học hỏi từ các chuyên gia nước ngoài.

Bà Nguyễn Thị Diệp, đại diện nhóm biên soạn sách Hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng cùng chung quan điểm. Bà Diệp khẳng định, các khóa học bồi dưỡng quốc tế hoặc hội thảo mở sẽ tạo nền tảng, cơ sở góp phần cho nhóm viết sách chuẩn bị năng lực tốt nhất để xây dựng chương trình SGK mới.

"Chúng tôi mong mỏi nhận sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng Thế giới, ví dụ chia sẻ kinh nghiệm xây dựng giáo dục phổ thông tổng thể, với từng nhóm môn thuộc từng lĩnh vực từ các chuyên gia nhiều nước bạn. Trước khi diễn ra các hội thảo đó, chúng tôi mong các chuyên gia trong nước sẽ được yêu cầu đề nghị nội dung chia sẻ trong hội thảo để đáp ứng được nhiều hơn nữa mong muốn của chúng tôi trong việc tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình SGK mới", bà Nguyễn Thị Diệp nói.

Đưa lồng ghép giới tích cực hơn nữa vào SGK

Bà Trần Thị Phương Nhung, Giám đốc chương trình giới – Văn phòng UNESCO tại Hà Nội cho hay, bằng các hỗ trợ đổi mới SGK và chương trình dạy của Bộ GD&ĐT thời gian qua, nhóm bà đã trực tiếp rà soát các định kiến giới có trong SGK cũ cũng như tham gia đào tạo, tập huấn cho các tư vấn viên, giáo viên, nhà biên soạn sách đổi mới…

"Chúng tôi thấy, nhận thức về giới của họ vẫn còn khá hạn chế. Điều đó thể hiển rất qua tần suất xuất hiện của nhân vật nam – nữ cũng như vị thế giới chưa phù hợp trong các sách Giáo dục công dân, Tiếng Việt, nhóm sách Tự nhiên và Xã hội từ lớp 1 đến lớp 6", vị này chia sẻ. Vì thế, đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội mong rằng, khi biên soạn sách giáo khoa đổi mới phổ thông, các nhà soạn sách sẽ có lồng ghép giới tích cực hơn nữa.


GS Phạm Hồng Tung cho rằng, nguyên tắc mở là nền tảng quan trọng nhất xây dựng sách giáo khoa đổi mới nói riêng và khung chương trình đổi mới nói chung.

GS Phạm Hồng Tung cho rằng, nguyên tắc mở là nền tảng quan trọng nhất xây dựng sách giáo khoa đổi mới nói riêng và khung chương trình đổi mới nói chung.

GS Phạm Hồng Tung (ĐHQG Hà Nội) trình bày thách thức, áp lực của nhóm phác thảo chương trình tổng thể. "Cụ thể, bài toán không dễ chút nào là những người già như chúng ta lại phải hình dung công dân của nửa đầu thế kỉ XXI, thế hệ tương lai này cần có những năng lực, phẩm chất thế nào và phải biến nó vào thực tiễn", GS Phạm Hồng Tung quan điểm.

Ông bày tỏ mong muốn nhận được những nhận xét, góp ý, phê phán thẳng thắn từ các chuyên gia trong và ngoài nước để hoàn thiện tốt nhất khung chương trình giáo dục phổ thông, từ đó có chương trình theo nguyên tắc mở.

"Chỉ có những chương trình theo nguyên tắc mở chúng ta mới hi vọng có nhiều bộ sách giáo khoa là hành trang, bệ đỡ để cho con em ở thế hệ tương lai có thể tiếp cận, tự học. Chúng ta là những người chèo đò nhưng chúng ta không tạo những khuôn mẫu đóng cứng tri thức vì tri thức luôn đổi mới", GS Phạm Hồng Tung chia sẻ.

Lệ Thu



Xem nguồn

Hết học kỳ, bất thường học sinh tấp nập chuyển trường

Posted: 18 Jan 2017 04:53 AM PST


LTS: Thời điểm kết thúc học kỳ 1 cũng là thời điểm các phụ huynh tìm mọi cách để chuyển trường cho con. 

Thầy giáo Thiên Ấn cho biết, phần lớn lý do chuyển trường là bởi hoàn cảnh gia đình ở xa trường học. Một số khác thì chuyển trường cho con em vì "chạy" trước chính sách.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Đến thời điểm này, kết thúc học kỳ 1, nhiều phụ huynh lo chuyển trường cho con em, nhất là bậc trung học phổ thông. 

Chuyển trường trong xã, huyện (quận), tỉnh thì đơn giản, chỉ cần có sự tiếp nhận của trường đến, đồng ý chuyển của trường đi, thế là xong. 

Chuyển trường ngoài tỉnh thì có thêm giấy thiệu của Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo của 2 tỉnh cùng một số loại hồ sơ, giấy tờ. 

Các nhà trường, Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo đang bận rộn hoàn tất thủ tục, hồ sơ chuyển trường cho phụ huynh, học sinh. 

Phần lớn phụ huynh chuyển trường cho con em vì hoàn cảnh gia đình, cha mẹ làm ăn, định cư lâu dài ở địa phương mới. 

Một số phụ huynh chuyển trường cho con em vì muốn con em tiến bộ, ngoan ngoãn, cách ly khỏi thành phần học sinh, thanh thiếu niên cá biệt, hư hỏng. 

Một số phụ huynh chuyển trường cho con em vì "chạy" trước chính sách. 

Thi tuyển sinh vào 10, biết năng lực học tập của con em mình ở mức "vừa phải", phụ huynh và học sinh đăng ký nguyện vọng 2 của trường có điểm đầu vào thường rất thấp trên địa bàn, nếu không được nguyện vọng 1 thì trúng tuyển nguyện vọng 2 một cách dễ dàng.



Sau khi kết thúc học kỳ, nhiều phụ huynh xin chuyển trường cho con. (Ảnh minh họa trên Báo Người Lao động)

Chấp nhận cho con em đi học xa nhà, hết học kỳ 1, con em thuộc diện trên lần lượt chuyển trường, xin về trường gần nhà, trường không trúng nguyện vọng 1 khi thi vào 10. 

Vừa hết học kỳ 1, có trường "mất đi" mười mấy học sinh lớp 10, ít nhiều gây ảnh hưởng, xáo trộn đến tổ chức lớp học, công tác duy trì sĩ số của trường chuyển đi. 

Nhiều giáo viên cho biết, ý thức, tư tưởng học tập, rèn luyện của học sinh dạng "học tạm" thường chểnh mảng, xao nhãng, ít hòa đồng với bạn bè, trường lớp, chỉ trông chờ đến hết học kỳ 1 hoặc cuối năm học là rút về trường có mong muốn, gần nhà. 

Để ngăn chặn tình trạng chuyển trường "chạy" chính sách này, nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo có quy định thêm một số điều kiện.

Đối với học sinh lớp 10 phải đến hết năm học mới được chuyển trường, học sinh muốn chuyển từ trường bình thường đến trường tốt hơn phải tham chiếu thêm điểm vào lớp 10 so với điểm chuẩn. 

Và nhiều nhà trường buộc phải "làm khó" phụ huynh nhằm "giữ chân" học sinh ở lại. 

Về mặt nguyên tắc, quy định chung thì hết học kỳ 1 hoặc cuối năm học, phụ huynh học sinh có quyền chuyển trường theo nguyện vọng. 

Song, trước "làn sóng" chạy" trước chính sách của một số phụ huynh, các địa phương, nhà trường cực chẳng đã mới đặt thêm điều kiện ràng buộc như vậy. 


Đối với trường chuyển đến cũng lắm cung bậc, cách xử lý khác nhau.

Gặp chỗ quen biết, thân tình thì khá dễ dàng, chỉ một lần đến là có ngay ý kiến đồng ý của lãnh đạo nhà trường. 

Gặp phụ huynh xa lạ, đối tượng học sinh chuyển đến lại học yếu, chưa ngoan, nhiều vị lãnh đạo nói khó đủ đường, tới nhà, đến trường năn nỉ năm, bảy lượt hoặc tìm người có mối quan hệ, quen biết nói giúp cho, mới chịu nhận. 

Tâm lý chung của nhiều trường là không muốn nhận, không muốn thêm "gánh nặng" về học sinh hư hỏng, cá biệt từ trường khác chuyển đến.



Xem nguồn

Một số định hướng chỉ đạo của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ về xây dựng Đề án hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

Posted: 18 Jan 2017 04:11 AM PST


Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm việc với các chuyên gia và đơn vị liên quan về Đề án hỗ trợ
khởi nghiệp cho sinh viên trong thời gian tới.Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm việc với các chuyên gia và đơn vị liên quan về Đề án hỗ trợ
khởi nghiệp cho sinh viên trong thời gian tới.

Cùng dự buổi làm việc có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông và các chuyên gia đến từ các cơ sở đào tạo.

Sau khi nghe Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông và các chuyên gia đánh giá sơ bộ về các hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp của các cơ sở đào tạo và một số hoạt động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã và đang triển khai trong cả nước, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có một số chỉ đạo định hướng đối với Ban soạn thảo xây dựng Đề án, cụ thể như sau:

Về quan điểm xây dựng Đề án: Trước hết Đề án phải bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Đề án phải đảm bảo tính thiết thực, khả thi và hiệu quả: thể hiện ở chỗ các nội dung của Đề án khi đặt ra các nhà trường và sinh viên phải làm được, các giải pháp và các mô hình hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp phải dễ triển khai, thực hiện.

Đề án phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực, sinh viên của các nhà trường phải được nâng cao tinh thần khởi nghiệp, tự tạo việc làm cho bản thân trên nền tảng các kiến thức, kỹ năng được học tại các nhà trường.

Về mục tiêu của Đề án: Nâng cao tinh thần khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học trong cả nước. Hoàn thiện bộ tài liệu hướng dẫn sinh viên các kiến thức kỹ năng về khởi nghiệp. Hình thành đội ngũ huấn luyện viên khởi nghiệp chuyên nghiệp, có trình độ cao để thực hiện công tác đào tạo về khởi nghiệp trong các trường đại học.

Trên cơ sở mục tiêu đề ra sẽ xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, thiết thực để đạt được các mục tiêu đó.

Đề án được thiết kê dưới dạng khung, định hướng, cách làm để phân công rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của các bộ, ngành có liên quan, trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, trong đó cơ sở đào tạo có trách nhiệm rất quan trọng bởi hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp sẽ tạo ra giá trị, hình ảnh, thương hiệu cho các nhà trường và tăng sức cạnh tranh giữa các trường.



Xem nguồn

Học sinh tiểu học nhảy Cha Cha Cha đẹp mắt trên sân trường

Posted: 18 Jan 2017 03:29 AM PST


– Các học sinh của Trường Tiểu học Thị trấn Thanh Nê (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) đã có một hoạt động ngoài giờ vô cùng thú vị và đẹp mắt với tiết mục nhảy tập thể trên nền nhạc Cha Cha Cha.

Trong clip có thể thấy mặc dù mặt sân của trường còn ướt sũng sau cơn mưa song dường như điều đó không làm bớt nhiệt và sự hứng thú của các em học sinh với những động tác đều tăm tắp.

Clip này được cô giáo Đặng Thị Bích Dừa, giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Tiền Hải (huyện Tiền Hải, Thái Bình) đến dự giờ và ghi lại vào ngày 12/1.

Chia sẻ với VietNamNet, cô giáo Bích Dừa đánh giá rất cao ở tinh thần vào cuộc, thống nhất của giáo viên và học sinh trường này.

"Để có được màn đồng diễn này, mình thấy có sự vào cuộc của tất cả các thầy cô giáo trong trường này, từ lãnh đạo cho tới giáo viên chứ không phải một mình cô tổng phụ trách đội. Nghe cô Hiệu trưởng thông tin thì các cô trò đã phải tập hơn 2 tháng. Cụ thể, 2 giáo viên sẽ được phân chịu trách nhiệm tập cho một lớp", cô Bích Dừa nói.

Clip ngay sau khi được đăng tải trên mạng xã hội đã nhận được hàng trăm nghìn lượt xem, chia sẻ và bình luận.

Hầu hết mọi người đều dành những lời khen ngợi cho các em nhỏ khi chỉ trong vòng 2 tháng tập luyện có thể nhớ và đồng diễn đều tăm tắp với nhiều động tác mà người lớn cũng khó có thể làm được đều đẹp được như thế.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Đình chỉ Hiệu trưởng “bỏ túi riêng” hàng trăm triệu đồng tiền ăn của trẻ

Posted: 18 Jan 2017 02:47 AM PST


Trường Mầm non Tuổi Ngọc (Đà Nẵng)

Trường Mầm non Tuổi Ngọc (Đà Nẵng)

Trước đó, như Dân trí đã đưa tin hôm 12/1, theo kết luận của Thanh tra Quận Liên Chiểu (Đà Nẵng), qua thanh kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động nhà trường tại Trường Mầm non Tuổi Ngọc (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng), phát hiện trường này sai phạm quy định hành chính, pháp luật trong thu chi hành chính với tổng số tiền hơn 628 triệu đồng. Trong đó, thu tiền học năng khiếu của trẻ không nhập quỹ gần hơn 195 triệu đồng, phần chênh lệch từ tiền ăn các bữa và tiền sữa của trẻ từ tháng 9/2015 – 5/2016 là hơn 433 triệu đồng.

Từ tổng số tiền sai phạm quy định hành chính, pháp luật hơn 628 triệu đồng, bà Ngô Thị Hòa đã lấy sử dụng cho mục đích cá nhân gần 200 triệu đồng; sử dụng chi cho các hoạt động không đúng mục đích của nhà trường hơn 428 triệu đồng.

Thanh tra Quận Liên Chiểu cũng đã có kiến nghị chính quyền địa phương xử lý nghiêm minh, đúng quy định đối với sai phạm của bà Hòa, cùng các kiến nghị khác liên quan để xử lý vụ việc. Để ổn định tình hình nuôi dạy, chăm sóc trẻ của nhà trường, trước mắt, UBND quận Liên Chiểu đã đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng đối với bà Ngô Thị Hòa. Tiếp đến, sẽ tùy theo mức độ sai phạm để có những biện pháp xử lý tiếp theo.

Tâm An



Xem nguồn

Phụ huynh Việt tốn bao nhiêu tiền để nuôi con?

Posted: 18 Jan 2017 02:05 AM PST


Phụ huynh Việt nuôi con cũng ở nhiều… thang bậc, nhà nghèo nuôi kiểu nhà nghèo, đại gia sẵn sàng cho con sống trong nhung lụa.

Phụ huynh Việt tốn bao nhiêu tiền để nuôi con?
Phụ huynh dành một khoản không nhỏ hàng tháng để nuôi con ăn học

Hàng chục triệu mỗi tháng cho con ăn học 

Cuộc sống của gia đình chị Thu Mai (Hà Nội) ở mức rất khá giả nhờ kinh doanh ở nhiều lĩnh vực, từ nhà hàng tới bất động sản, xuất nhập khẩu. Nhà có 3 con: lớp 7, lớp 1 và 3 tuổi, hàng tháng anh chị chi một khoản không nhỏ cho các con ăn học.

Ngoài học văn hóa ở trường quốc tế với mức học phí khoảng 10 triệu đồng/ tháng, cô bé lớn còn học piano, học dancesport, học tiếng Anh…

Cô bé lớp 1 hiện mới tốn mỗi tiền học quốc tế và Anh văn. Chị dự định khi con lớn hơn một chút mới cho học đàn, học nhảy như cô chị.

Cậu bé con út cũng tốn gần 10 triệu đồng tiền trường mỗi tháng.

"Nếu gia đình không có điều kiện thì đúng là chúng tôi không thể đáp ứng được mức chi phí cho việc nuôi con như hiện nay.

Tuy nhiên, chúng tôi phải chi mạnh tay vì nhu cầu của xã hội ngày càng cao. Trước đây vợ chồng chúng tôi đã vất vả, bây giờ chỉ mong con cái được hưởng một nền giáo dục tiên tiến. Hơn nữa, nếu con được học ở môi trường tốt, sau này lớn lên sẽ đáp ứng được sự đòi hỏi và phát triển của xã hội. Nên việc đầu tư cho con cái học hành hiện tại như chúng tôi là cũng theo xu thế, nhiều gia đình viên chức còn cố cho con học trường quốc tế cơ mà" – chị Mai phân tích.

Gia đình hai bên cùng khá giả, ngoài công việc chính ở hai… cơ quan Nhà nước, anh chị Hoàng Sơn còn có 2 cửa hàng thời trang đang làm ăn rất phát đạt ở Hà Nội. Cậu con trai 4 tuổi của anh chị được tạo điều kiện hết mức.

Vợ anh Sơn cho biết sau một số lần chuyển trường, hiện nay anh chị đang gửi con tại một trường mầm non tư thục với học phí 8 triệu đồng/ tháng.

“Nhà có tôi có hai người giúp việc, trong đó một người đến dọn dẹp, nấu nướng theo giờ, còn một người ở lại nhà, chủ yếu là để chăm sóc bé, nhất là mỗi khi bố mẹ cùng phải đi công việc. Lương người giúp việc nhà này, tính luôn vào khoản chi cho bé cũng được, là 4,5 triệu đồng/ tháng”.

Ngoài ra, quần áo giày dép anh chị cũng sắm cho con không tiếc tay, tháng nào cũng dăm ba triệu. Tiền ăn buổi tối ở nhà và những ngày cuối tuần cũng là những đồ tươi ngon nhất.

"Tính chi tiết ra, chắc chắn "ông con" ngốn của bố mẹ hơn 20 triệu đồng mỗi tháng. Cũng may là chúng tôi vẫn đủ khả năng" – anh Sơn vui vẻ nói. "Có thằng cu này được 4 năm thì chúng tôi đã "mất" gần tỉ bạc. Sau này chắc còn tốn hơn nữa".

Không tiền nuôi con ra sao?

Còn chị Nguyễn Thị Tư ở một hoàn cảnh đối lập. Làm nghề nhặt rác ở Thủ Đức (TP.HCM), chị Tư cho biết mỗi tháng hai vợ chồng có thu nhập chưa tới 5 triệu đồng.

Trừ 1 triệu đồng thuê phòng trọ, khoản còn lại ít hay nhiều thì cũng phải trang trải cho đủ một tháng cho 4 người.

Phụ huynh Việt tốn bao nhiêu tiền để nuôi con?
Những người lao động chân tay có mức nuôi con vô cùng khiêm tốn (Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Không có tiền gửi con tới trường, đứa lớn nhà chị mới 6 tuổi đã theo phụ mẹ nhặt rác. Khi đi làm chị cõng theo cả đứa nhỏ.

"Quần áo của chúng tôi chủ yếu được cho. Mỗi ngày tôi tiêu khoảng 70 nghìn đồng cho 4 người gồm gạo, mắm muối, gia vị, thức ăn, không phải ngày nào cũng được ăn cơm thịt.

Thỉnh thoảng, tôi mua cho con hộp sữa, mà chỉ là hộp sữa vinamilk be bé ấy, chứ không phải sữa bột, sữa ngoại gì.

Trộm vía, hai đứa con tôi chắc biết thương cha mẹ, nên hầu như không ốm đau gì, nên đỡ được nỗi lo tiền thuốc. Tôi chỉ sợ rằng khi các con lớn hơn, phải di học chữ, thì các con tôi sẽ chịu thiệt thòi nhiều vì cha mẹ quá nghèo" – chị Tư buồn rầu chia sẻ.

Gia đình viên chức "phải cố"

Trong khi đó, ông bố hai con, anh Nguyễn Đức Phúc, là kỹ sư xây dựng, cho biết ở nhà anh trong 5 năm đầu, chi phí ăn uống của mỗi đứa con khoảng 3 triệu đồng/ tháng. Chi phí sinh hoạt và các chi phí khác như quần áo, tã bỉm, đi chơi, đồ chơi, y tế khoảng 2 triệu đồng/ tháng. Tiền để gửi trẻ và thuê người chăm sóc giai đoạn này khoảng 3 triệu đồng/ tháng. Như vậy trong giai đoạn 5 năm đầu hết khoảng 500 triệu cho mỗi đứa con.

"Từ năm thứ 6 tuổi đến năm 15 tuổi các con không phải nhờ người chăm sóc, nhưng chi phí đầu tư cho học tập và nhu cầu ăn uống, nhu cầu sinh hoạt lại tăng cao.

Mỗi tháng tốn khoảng 12 triệu đồng, như vậy một năm là 140 triệu. Khoảng thời gian này kéo dài khoảng 10 năm, tính ra khoảng 1,2 – 1,4 tỷ đồng.   

Phụ huynh Việt tốn bao nhiêu tiền để nuôi con?
Mỗi cô cậu mầm non “ngốn” của bố mẹ vài triệu đồng mỗi tháng (Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Trong ba năm học cấp ba để đến giai đoạn 18 tuổi, mức chi phí học tập được đầu tư nhiều hơn. Từ bán trú đến ngoại trú, học thêm, học văn hoá. Và các khoản khác là 15 triệu đồng/ tháng, chi phí cả giai đoạn này khoảng 550 triệu.  Như vậy để tới năm 18 tuổi chi phí để đầu tư và nuôi con là 2,5 tỷ đồng" – anh Phúc tính chi tiết.

Còn anh Nguyễn Trọng Anh, giảng viên một trường đại học ở TP.HCM cho biết thu nhập của gia đình khoảng 35 triệu đồng/ tháng, trong đó thu nhập từ vợ làm kinh doanh là chủ yếu.

Chia sẻ về chi phí nuôi con, anh Trọng Anh cho rằng theo kinh nghiệm nuôi con và cháu sẽ phân chia giai đoạn.

Với bé mẫu giáo thì trung bình mỗi tháng các khoản học phí, tiền ăn, chi phí vui chơi, quần áo… không tính trường hợp bệnh tật, là khoảng 6,5 triệu đồng.

Học sinh tiểu học học trường công lập học bán trú, có học anh văn… khoảng 10 triệu đồng/ tháng. Học sinh học THCS không bán trú, học thêm, Anh văn, đưa đón đi học… khoảng 12 triệu đồng/ tháng.

Học sinh THPT không bán trú, có học thêm, Anh văn khoảng12 triệu đồng/ tháng. Riêng học đại học thì mức chi phí cho con sẽ rẻ hơn.

Theo anh Trọng Anh, đây là mức chi sinh hoạt trung bình dành cho khu vực quận Gò Vấp và Tân Bình nơi gia đình anh và gia đình người thân trải nghiệm.

Anh Trọng Anh cho rằng mức chi nuôi con tuỳ thuộc vào thu nhập của gia đình. “Nếu là… Hoàng Kiều thì khác, còn là “Chúa Chổm” đương nhiên cũng khác".

Tuệ Minh – Phương Chi



Xem nguồn

Comments