Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Ba ‘"chìa khóa" đổi mới giáo dục nghề nghiệp

Posted: 16 Jan 2017 08:23 AM PST


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, để đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN nhất định phải đẩy mạnh tự chủ cho các trường nghề, gắn kết chặt chẽ với DN và theo đúng xu hướng quốc tế. Ảnh: VGP/Đình Nam

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, để đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN nhất định phải đẩy mạnh tự chủ cho các trường nghề, gắn kết chặt chẽ với DN và theo đúng xu hướng quốc tế. Ảnh: VGP/Đình Nam

Phó Thủ tướng đánh giá cao những công việc đã được Bộ LĐTB&XH triển khai ngay sau khi được giao quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp (GDNN) với quyết tâm thay đổi căn bản công tác đào tạo nghề, trong đó có việc tổ chức hội nghị "Đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN" ngày hôm nay (16/1); bước đầu xây dựng đề án về đổi mới GDNN…

Lắng nghe ý kiến từ các hiệu trưởng trường nghề, đại diện hiệp hội, doanh nghiệp (DN), địa phương tại hội nghị, Phó Thủ tướng nhấn mạnh quyết định việc chuyển chức năng quản lý GDNN về Bộ LĐTB&XH phải theo hướng ổn định và thuận lợi hơn cho các trường cao đẳng (CĐ), trung cấp.

Đặt câu hỏi làm thế nào để đổi mới GDNN, đổi mới các trường CĐ và trung cấp, Phó Thủ tướng cho rằng, không có cách nào khác là phải tự chủ.

Thực tế cho thấy, quá trình thực hiện tự chủ đại học (ĐH) có rất nhiều khó khăn, sự lưỡng lự, lo lắng và cả lực cản, nhưng với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ chủ quản và các trường, đến nay chúng ta đã có hơn 16 trường ĐH và 3 trường CĐ tự chủ, đạt được kết quả bước đầu rất tích cực, tốt hơn rất nhiều.

Phó Thủ tướng khẳng định, tự chủ là chủ trương chung của giáo dục ĐH, GDNN và hiểu theo đúng nghĩa là tự quản, đây là thuộc tính của giáo dục, nhất là giáo dục bậc cao. Ngân sách Nhà nước không cắt ngay, nhưng sẽ đổi mới cơ chế phân bổ, không thể duy trì tình trạng bao cấp cào bằng từ ngân sách Nhà nước. Trường CĐ tuyển sinh vài chục sinh viên cũng nhận được ngân sách như trường tuyển được cả nghìn sinh viên. Quan trọng hơn nữa là quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về chuyên môn, mở ngành đào tạo, bộ máy tổ chức của các trường.

"Chúng ta không thể để tình trạng có những trường được đầu tư hàng chục tỷ đồng, xây cơ sở hoành tráng, hằng năm vẫn nhận trợ cấp từ ngân sách Nhà nước mà không có người học, chỉ tuyển được vài chục cháu", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng cho biết, khi đi thăm một số trường CĐ, trung cấp nghề, ông được nghe về những băn khoăn, kiến nghị từ chuyện đổi tên, đến quy định mở ngành, nghề đào tạo mới.

"Việc đổi tên là quyền của các trường, hay đối với việc mở ngành, nghề đào tạo mới, cơ quan quản lý chỉ cần quy định khung về cơ sở vật chất, giáo viên, thiết bị… còn thủ tục đăng ký, giải quyết phải rất nhanh gọn. Tương tự như vậy, chúng ta không thể giao nhiệm vụ cho trường, nhưng lại quyết định tất cả về bộ máy nhân sự. Vấn đề này các đồng chí phải đổi rất mạnh", Phó Thủ tướng nói và đề nghị các trường, các bộ, các địa phương quán triệt tinh thần "hãy để cho các trường tự chủ, tự tìm thấy cách sắp xếp tự nhiên, hợp lý nhất. Các trường làm tốt có quyền đàm phán, liên kết, sáp nhập với những trường không tốt để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất đã đầu tư”.

Như ý kiến của rất nhiều hiệu trưởng trong hội nghị, Phó Thủ tướng cho rằng nếu "chìa khóa" đối với ĐH là đẩy mạnh nghiên cứu, thì GDNN là phải gắn chặt với DN. Nhận thức này phải thực hiện triệt để, thấm sâu vào tất cả các khâu trong GDNN, từ tìm hiểu nhu cầu việc làm, định hướng nghề nghiệp, đến đào tạo, sử dụng lao động.

Đơn cử như nhu cầu việc làm, có nhiều nghề sẽ mất đi nhưng cũng hình thành những nghề mới, vì vậy các trường nghề chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động khi gắn kết chặt chẽ với DN, để DN cũng trở thành chủ thể trong quá trình đào tạo.

"Chúng ta cần ủng hộ, tạo điều kiện cho các trường nghề liên kết với DN, thậm chí có xưởng sản xuất hoạt động ngay ở trong trường nhưng tuân thủ đầy đủ các quy định của chính quyền địa phương về môi trường, công nghệ… Trong xếp hạng ĐH cũng có tiêu chí là sự hài lòng của DN, người sử dụng lao động", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với các đại biểu dự hội nghị về việc đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN. Ảnh: VGP/Đình Nam

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với các đại biểu dự hội nghị về việc đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN. Ảnh: VGP/Đình Nam

Điểm thứ ba được Phó Thủ tướng nhấn mạnh với hội nghị là xu hướng quốc tế hoá trong đào tạo nghề, bởi DN Việt Nam sản xuất hàng hóa không chỉ cho thị trường Việt Nam, mà cả thị trường thế giới.

Dẫn chứng lại một thực tế đã được nhận rõ trong giáo dục ĐH là việc thành lập nhiều ĐH ở các địa phương có thể dẫn đến xu thế địa phương hóa thay vì quốc tế hóa ĐH, Phó Thủ tướng cho rằng, cần thống nhất quan điểm chỉ cần trường ở gần nhà khi học ngắn hạn hay vừa học vừa làm, còn học tập trung mấy năm ở bậc CĐ, ĐH không nhất thiết cứ phải tại địa phương.

Hiện nay, hệ thống GDNN bước đầu đã theo xu hướng quốc tế từ các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân (Quyết định 1981/QĐ-TTg), Khung trình độ quốc gia (Quyết định 1982/QĐ-TTg), đến việc Bộ LĐTB&XH "nhập" các bộ giáo trình đào tạo nghề từ các nước, xây dựng các nghề trọng điểm theo chuẩn khu vực và quốc tế…

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ LĐTB&XH cần triển khai rộng các chương trình, giáo trình quốc tế, đào tạo giáo viên, đầu tư trang thiết bị…, tạo đà cho các trường tư thục, trường trọng điểm tiếp tục triển khai công việc này. Cùng với đó hỗ trợ, đẩy nhanh thành lập các trung tâm kiểm định chất lượng GDNN của các hiệp hội.

"Quan trọng nhất là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, huy động nguồn lực từ các trường, các chuyên gia, và cộng đồng thiết lập nên các kho học liệu mở cho tất cả các trường tham khảo. Tôi ví dụ nghề điện tử, nhiều nước có giáo trình rất tốt, sẵn sàng chuyển giao, và ngay trong nước cũng có những trường như vậy. Bộ nên dựa vào một số trường nòng cốt xây dựng cơ sở học liệu mở cho các trường tham khảo", Phó Thủ tướng lưu ý.

Trao đổi thêm với đại diện các trường nghề về vấn đề nguồn tuyển, Phó Thủ tướng cho rằng, để thay đổi tâm lý bằng cấp cũng như tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ" đòi hỏi cần phải có sự đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo cả nước, phải sửa cả luật và những văn bản liên quan. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ nhiều nước cho thấy, đào tạo liên thông có vai trò quan trọng để khắc phục tình trạng học sinh lựa chọn học phổ thông rồi lên ĐH thay vì trung cấp, CĐ nghề.

"Cơ hội học tiếp cho những người lựa chọn học nghề phải cởi mở hơn. ĐH theo hướng thực hành, ứng dụng phải song song với ĐH nghiên cứu. Các quyết định 1981, 1982 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định học sinh khi học hết THCS có thể vào trung cấp rồi học liên thông lên cao, học tập suốt đời, nhưng chúng ta không thể ấn định chỉ có 30% học sinh phổ thông học ĐH, còn lại phải học CĐ. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này thì ĐH phải liên kết chặt chẽ với CĐ, CĐ phải gắn chặt với trung cấp", Phó Thủ tướng nói và mong muốn các trường nghề, các địa phương, các bộ, ngành bằng trách nhiệm của mình sẽ tạo ra những đổi mới thực sự, nâng cao chất lượng GDNN trong thời gian tới.

Theo Đình Nam/CP



Xem nguồn

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chuyển đổi chỉ có lợi cho trường nghề

Posted: 16 Jan 2017 07:40 AM PST


Ngày 16/1, hội nghị đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp diễn ra như một cuộc đối thoại trực tiếp giữa những nhà quản lý với các trường cao đẳng, trung câp nghề.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam rất thẳng thắn hồi đáp các ý kiến, chia sẻ, và cả chỉ đạo từ phía hiệu trưởng các trường cao đẳng, trung cấp, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT và Bộ trưởng LĐ-TB-XH.

Tại hội nghị, nhiều tâm tư, bức xúc nhất chính là những trường cao đẳng, trung cấp mới chuyển quản lý từ Bộ GD-ĐT sang Bộ LĐ-TB-XH.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chuyển đổi chỉ có lợi cho trường nghề

Sinh viên trong giờ học thực hành

Chuyển đổi chỉ có lợi

Các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng trước đây trực thuộc Bộ GD-ĐT băn khoăn sẽ tiếp tục hoạt động theo quy định nào khi chưa có những văn bản chính thức của Bộ LĐ-TB-XH.

Đại diện của Hiệp hội các trường nghề cho biết mặc dù nhiều vấn đề phát sinh khi chuyển giao đã được giải đáp, nhưng ông vẫn phải đề xuất "phải có văn bản", vì tất cả các trường khi đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh và một số hoạt động khác phải được UBND tỉnh phê duyệt, và họ yêu cầu phải có căn cứ.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết ngay trong ngày mai Bộ sẽ có văn bản gửi trực tiếp tới các địa phương và các trường -đề nghị vẫn thực hiện theo các quy định Bộ GD-ĐT đặt ra trước đây.

Bà Nguyễn Thị Thu, Phó chủ tịch UBND TP.HCM thì đề xuất làm sao bằng cấp của các trường “phải được các nước ASEAN chấp nhận”, nếu không tức là đang đào tạo lãng phí.

Nghệ sĩ Đức Hải –  phó hiệu trưởng Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật và Du lịch sài Gòn – mong muốn có sự công bằng, minh bạch trong quản lý. Ông Hải cũng đề nghị "một chút thuận lợi cho trường ngoài công lập". "Chỗ nào thành phố thấy có điều kiện đất đai thì tạo điều kiện cho trường ngoài công lập một chút. Chứ nếu phải về xin tiền vợ mở trường thì rất khó" – ông Hải nói vui.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chuyển đổi chỉ có lợi cho trường nghề

Trường Trung cấp kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh

(Ảnh Văn Đức – Duy Tuấn)

Hội nghị chợt nóng lên khi bà Lê Thị Hồng Hoa, hiệu trưởng Trường Trung cấp Y dược Lê Hữu Trác đứng lên bày tỏ tâm tư. Bà Hoa cho biết dù không được mời nhưng ngay khi biết tin, bà đã bay vào TP.HCM để tham dự hội nghị này.

Bày tỏ sự tán thành đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, bà Hoa cho biết thời gian qua đã rất lo lắng. "Trước đây, có 600 trường trung cấp chuyên nghiệp do Bộ GD-ĐT quản lý. Hiện nay chuyển giao, Bộ LĐ-TB-XH quản lý gần 2.000 trường, không biết sẽ đi đâu về đâu hay đang… thắt cổ tự tử?".

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định "Chính phủ và các bộ đã bàn kỹ, việc chuyển giao chỉ có thuận lợi hơn cho các trường".

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chuyển đổi chỉ có lợi cho trường nghề

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với các đại biểu dự hội nghị về việc đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN. Ảnh: Đình Nam.

Không là cắt ngân sách ngay

Khi đề cập tới việc phân luồng học sinh phổ thông vào học nghề, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết lâu nay tỉ lệ chỉ đạt 4 – 5%, trong khi mục tiêu đặt ra là 30%. Hiện nay, học sinh đi học phổ thông nhiều vì số trường học rất dồi dào. Nếu muốn thực hiện phân luồng 30% học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề, số lượng trường THPT phải giảm đi.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói rằng, nếu có chủ trương thực hiện điều này cũng phải cân nhắc.

"Nhưng hiện nay, Bộ GD-ĐT đang chủ trì việc thay đổi chương trình giáo dục phổ thông. Vậy tới đây Bộ GD-ĐT định hướng như thế nào để học sinh có thể lựa chọn hay rẽ ngang sang học nghề ngay từ lớp 9, lớp 10, lớp 11…?".

Trước câu hỏi này, ông Ga cho biết khi xây dựng khung cơ cấu trình độ quốc gia đã bàn rất nhiều về vấn đề này và tới đây khi biên soạn chương trình phổ thông mới cũng sẽ tiếp tục bàn thảo để thực hiện.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng các trường nghề từng bước tiến tới tự chủ, nhưng tự chủ ở tất cả các trường trung cấp thì không được…

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết tự chủ không có nghĩa là cắt ngân sách ngay. "Quan điểm chung của Chính phủ là phải thống nhất hành động. phải có lộ trình về ngân sách, còn quyền tự chủ thì cho ngay các trường".

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chuyển đổi chỉ có lợi cho trường nghề

Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên Hương Khê cũng được đầu tư gần 40 tỷ đồng nhưng cũng không thu hút được học viên

(Ảnh Văn Đức – Duy Tuấn)

Ba "chìa khóa" đổi mới

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam  yêu cầu "Đào tạo nghề phải có một bước thay đổi căn bản, có lộ trình, không giật cục, duy ý chí".

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, để đổi mới, nâng cao chất lượng, giáo dục nghề nghiệp (GDNN) nhất định phải đẩy mạnh tự chủ cho các trường nghề, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp và theo đúng xu hướng quốc tế.

Về vấn đề tự chủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định "Tự chủ là chủ trương chung của giáo dục đại học, GDNN và hiểu theo đúng nghĩa là tự quản, đây là thuộc tính của giáo dục, nhất là giáo dục bậc cao".

Nêu ví dụ trung bình một trường CĐ mỗi năm nhận 10 tỉ đồng ngân sách, trường đào tạo một nghìn sinh viên nhận 10 tỷ, trường đào tạo vài chục sinh viên cũng 10 tỉ… ông Đam cho biết "Cơ chế chi ngân sách Nhà nước sẽ thay đổi, trường đào tạo một nghìn sinh viên sẽ nhận được nhiều hơn. Trường đào tạo ít sẽ phải nhận ít đi, nếu hoạt động không hiệu quả sẽ tự tiêu".

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, tới đây các trường, các UBND tỉnh phải chấp nhận và kiên quyết làm.

"Nếu tiếp tục bao cấp sẽ làm hư cán bộ giáo viên của những trường hoạt động không hiệu quả, có lỗi với nhân dân vì đó chính là tiền mồ hôi của nhân dân" – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh…

Về chiếc "chìa khóa" thứ hai, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, GDNN là phải gắn chặt với doanh nghiệp. Nhận thức này phải thực hiện triệt để, thấm sâu vào tất cả các khâu trong GDNN, từ tìm hiểu nhu cầu việc làm, định hướng nghề nghiệp, đến đào tạo, sử dụng lao động.

Điểm thứ ba là xu hướng quốc tế hoá trong đào tạo nghề.  cho rằng, cần thống nhất quan điểm chỉ cần trường ở gần nhà khi học ngắn hạn hay vừa học vừa làm, còn học tập trung mấy năm ở bậc CĐ, ĐH không nhất thiết cứ phải tại địa phương.

"Quan trọng nhất là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, huy động nguồn lực từ các trường, các chuyên gia, và cộng đồng thiết lập nên các kho học liệu mở cho tất cả các trường tham khảo"…

"Đổi mới hay là chết, chứ không thể duy trì mãi như thế này được" – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kết luận.

Ngân Anh



Xem nguồn

ĐH Oxford xin lỗi vì làm lộ thông tin ứng viên trượt

Posted: 16 Jan 2017 06:58 AM PST


Bị một trường đại học từ chối là cảm giác mà không ứng viên nào mong muốn, nhưng nỗi buồn này còn biến thành sự xấu hổ khi hàng trăm người khác cũng biết rằng bạn bị trượt.

Đó chính xác là những gì đang xảy ra khi một trường trực thuộc ĐH Oxford đã vô tình gửi đi danh sách hàng trăm ứng viên mà trường này đã từ chối.

ĐH Oxford xin lỗi vì làm lộ thông tin ứng viên trượt
Khuôn viên ĐH Oxford. Ảnh: Telegraph

Hertford College đã gửi email cho các ứng viên bị từ chối, nhưng đồng thời họ còn đính kèm bản sao những bức thư tương tự mà lẽ ra để dành cho 200 ứng viên bị từ chối khác.

Người gửi những bức thư này là giảng viên cao cấp Charlotte Brewer, trong đó tiết lộ cả họ tên, địa chỉ nhà và ngành học mà ứng viên đăng ký.

Sai lầm này nhanh chóng được phát tán khắp toàn cầu, do các ứng viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

Để sửa sai, trường này sau đó đã gửi một email khác xin lỗi vì sự cố không cố ý và đề nghị các ứng viên xóa bức thư ban đầu.

Một phụ huynh nói: "Bị từ chối sau 3 ngày phỏng vấn chuyên sâu đã đủ thất vọng rồi, không nói tới chuyện tin đó bị lan truyền khắp thế giới".

Hiệu trưởng trường Hertford College – Will Hutton, một nhà văn, phát thanh viên – đã xin lỗi vì sai sót này, đồng thời cho biết trường sẽ xem xét sự việc.

"Chúng tôi muốn xin lỗi tất cả ứng viên đã bị ảnh hưởng bởi sai lầm này về những bất tiện và rắc rối mà nó gây ra. Chúng tôi đang từng bước đảm bảo rằng những sai sót liên quan tới thông tin các nhân như thế này sẽ không xảy ra một lần nữa".

  • Nguyễn Thảo(Theo Telegraph)



Xem nguồn

Clip Elsa ăn mặc hở hang hút 30 triệu lượt xem

Posted: 16 Jan 2017 06:16 AM PST


Nhiều kênh Youtube đã sử dụng các hình ảnh phản cảm, đồi trụy để câu view từ trẻ em. Kênh Youtube Elsa Spideman đang thu hút 1 lượng lớn trẻ em theo dõi bị đánh giá là như clip sex.

Elsa là nhân vật chính trong bộ phim hoạt hình Frozen của Disney, được phát hành từ năm 2013, tuy nhiên tính tới nay, nhân vậy này vẫn chưa bao giờ hết hot trong các chương trình, đồ chơi của trẻ em, đặc biệt là các em bé gái.

Khoảng 1 năm trở lại đây, Youtube rộ lên các kênh dành cho trẻ em lấy nhân vậy Elsa làm chủ đạo. Nhằm thu hút trẻ em, các Yotuber này rất sáng tạo khi kết hợp Elsa cũng với các nhân vậy như Joker (trong phim batman), Hulk người khổng lồ xanh, Người nhện … nhằm tăng độ hấp dẫn và kích thích trí tò mò của trẻ em.

Có nhiều kênh youtube đã sử dụng nhân vật Elsa để làm phim, tuy nhiên nội dung các bộ phim thường vô nghĩa, đôi khi còn lố lăng và phản cảm. Ví dụ như Elsa và Người nhện là hai vợ chồng, Người nhện đưa Elsa đi khám vì có bầu, tới gặp bác sĩ Hulk người khổng lồ xanh, khi siêu âm thì đứa con trong bụng da lại có màu xanh và y hệt bác sỹ Hulk … Đây có thể là tình huống để gây cười trong một bộ phim hài kiểu Mỹ dành cho người lớn. Tuy nhiên với trẻ em thì nó lại quá … khác người.

Clip Elsa ăn mặc hở hang hút 30 triệu lượt xem

Thật khó để tin nổi đây lại là hình ảnh của một kênh Youtube dành cho trẻ em

Hầu hết các clip này đều có lượt xem rất cao vì trẻ em thường thích xem những clip có dạng màu sắc, không lời và ý nghĩa đơn giản như thế này. Đặc biệt có một kênh youtube tới từ Việt Nam, có những cip của kênh lên tới 30 triệu lượt xem, trong đó có một Elsa bị cắt lưỡi, nhiều người đã cho biết con họ ở nhà cũng đã cố thử hoặc đe dọa người khác bằng hình phạt này.

Thiết nghĩ việc sử dụng các hình ảnh hoạt hình để xây dựng một kênh youtube không hề xấu, nhưng việc lạm dụng để câu view, sử dụng các hình ảnh, nội dung clip khác thường, đồi trụy, có ảnh hưởng xấu tới trẻ em là một việc làm rất trái với đạo đức. Đặc biệt các bậc phụ huynh nên theo dõi, cân nhắc và định hướng con em mình nên xem và không nên xem những kênh youtube có nọi dung như thế nào.

Một số hình ảnh phản cảm trong clip mà lượng người xem lớn là trẻ em

(Theo Dân Việt)



Xem nguồn

Phó Thủ tướng chỉnh lời Bộ trưởng, hiệu trưởng

Posted: 16 Jan 2017 05:34 AM PST


Ngày 16/1, hội nghị đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp diễn ra như một cuộc đối thoại trực tiếp giữa những nhà quản lý với các trường cao đẳng, trung câp nghề.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam rất thẳng thắn, đôi khi là gay gắt, hồi đáp các ý kiến, chia sẻ, và cả chỉ đạo từ phía hiệu trưởng các trường cao đẳng, trung cấp, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT và Bộ trưởng LĐ-TB-XH.

Tại hội nghị, nhiều tâm tư, bức xúc nhất chính là những trường cao đẳng, trung cấp mới chuyển quản lý từ Bộ GD-ĐT sang Bộ LĐ-TB-XH.

Phó Thủ tướng chỉnh lời Bộ trưởng, hiệu trưởng

Sinh viên trong giờ học thực hành

“Có răng vẫn bú sữa, không răng phải nhai cơm”

Các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng trước đây trực thuộc Bộ GD-ĐT băn khoăn sẽ tiếp tục hoạt động theo quy định nào khi chưa có những văn bản chính thức của Bộ LĐ-TB-XH.

Đại diện của Hiệp hội các trường nghề cho biết mặc dù nhiều vấn đề phát sinh khi chuyển giao đã được giải đáp, nhưng ông vẫn phải đề xuất "phải có văn bản", vì tất cả các trường khi đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh và một số hoạt động khác phải được UBND tỉnh phê duyệt, và họ yêu cầu phải có căn cứ.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết ngay trong ngày mai Bộ sẽ có văn bản gửi trực tiếp tới các địa phương và các trường -đề nghị vẫn thực hiện theo các quy định Bộ GD-ĐT đặt ra trước đây.

Bà Nguyễn Thị Thu, phó chủ tịch UBND TP.HCM thì đề xuất làm sao bằng cấp của các trường “phải được các nước ASEAN chấp nhận”, nếu không tức là đang đào tạo lãng phí.

Nghệ sĩ Đức Hải –  phó hiệu trưởng Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật và Du lịch sài Gòn – mong muốn có sự công bằng, minh bạch trong quản lý.

"Cơ quan quản lý tạo điều kiện cho các trường hoạt động cũng giống như nuôi con khỏe dạy con ngoan, con chưa có răng thì cho bú sữa, có răng rồi thì ăn cơm. Nhưng trường công lập như đứa trẻ đã mọc răng, thậm chí mọc cả nanh rồi mà vẫn bú sữa, trong khi trường ngoài công lập như trẻ chưa có răng đã phải ăn cơm".

Ông Hải cũng đề nghị "một chút thuận lợi cho trường ngoài công lập". "Chỗ nào thành phố thấy có điều kiện đất đai thì tạo điều kiện cho trường ngoài công lập một chút. Chứ nếu phải về xin tiền vợ mở trường thì rất khó" – ông Hải nói vui.

Phó Thủ tướng chỉnh lời Bộ trưởng, hiệu trưởng

Trường Trung cấp kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh

(Ảnh Văn Đức – Duy Tuấn)

Phó Thủ tướng "chỉnh" đại biểu

Hội nghị chợt nóng lên khi bà Lê Thị Hồng Hoa, hiệu trưởng Trường Trung cấp Y dược Lê Hữu Trác đứng lên bày tỏ tâm tư. Bà Hoa cho biết dù không được mời nhưng ngay khi biết tin, bà đã bay vào TP.HCM để tham dự hội nghị này.

Bày tỏ sự tán thành đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, bà Hoa cho biết thời gian qua đã rất lo lắng. "Trước đây, có 600 trường trung cấp chuyên nghiệp do Bộ GD-ĐT quản lý. Hiện nay chuyển giao, Bộ LĐ-TB-XH quản lý gần 2.000 trường, không biết sẽ đi đâu về đâu hay đang… thắt cổ tự tử?".

Ông Vũ Đức Đam đã cắt ngang lời bà Hoa để đặt một loạt câu hỏi – "Việc chuyển giao có khó khăn gì? Đã làm gì khó đâu? Hay trường đang tự vẽ ra mà sợ?…".

Ông Đam khẳng định "Chính phủ và các bộ đã bàn kỹ, việc chuyển giao chỉ có thuận lợi hơn cho các trường".

Đáp lời, bà Hoa cho rằng nói trường vẽ ra sự lo lắng là không phải, mà đó là sự chia sẻ của mình. Bà Hoa cũng đề nghị Bộ LĐ-TB-XH cho các tiêu chí, điều kiện để chuyển đổi trường trung cấp lên cao đẳng, lộ trình năm 2017 như thế nào.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam một lần nữa đề nghị bà Hoa đứng lại trên bục phát biểu để làm rõ những chia sẻ của bà. Ông khẳng định trong Nghị định của Chính phủ đã chỉ rõ thời điểm các trường trước đây do Bộ GD-ĐT quản lý sẽ do Bộ LĐ-TB-XH quản lý.

Phó Thủ tướng chỉnh lời Bộ trưởng, hiệu trưởng

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với các đại biểu dự hội nghị về việc đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN. Ảnh: Đình Nam.

Khi đề cập tới việc phân luồng học sinh phổ thông vào học nghề, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết lâu nay tỉ lệ chỉ đạt 4 – 5%, trong khi mục tiêu đặt ra là 30%. Hiện nay, học sinh đi học phổ thông nhiều vì số trường học rất dồi dào. Nếu muốn thực hiện phân luồng 30% học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề, số lượng trường THPT phải giảm đi.

Ông Đam ngắt lời, rằng nếu có chủ trương thực hiện điều này cũng phải cân nhắc.

"Nhưng hiện nay, Bộ GD-ĐT đang chủ trì việc thay đổi chương trình giáo dục phổ thông. Vậy tới đây Bộ GD-ĐT định hướng như thế nào để học sinh có thể lựa chọn hay rẽ ngang sang học nghề ngay từ lớp 9, lớp 10, lớp 11…?".

Trước câu hỏi này, ông Ga cho biết khi xây dựng khung cơ cấu trình độ quốc gia đã bàn rất nhiều về vấn đề này và tới đây khi biên soạn chương trình phổ thông mới cũng sẽ tiếp tục bàn thảo để thực hiện.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng bị "sửa lời" khi nói về vấn đề tự chủ. Ông Dung cho rằng các trường nghề từng bước tiến tới tự chủ, nhưng tự chủ ở tất cả các trường trung cấp thì không được…

Khi đó, ông Đam cho biết tự chủ không có nghĩa là cắt ngân sách ngay. "Quan điểm chung của Chính phủ là phải thống nhất hành động. phải có lộ trình về ngân sách, còn quyền tự chủ thì cho ngay các trường".

Phó Thủ tướng chỉnh lời Bộ trưởng, hiệu trưởng

Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên Hương Khê cũng được đầu tư gần 40 tỷ đồng nhưng cũng không thu hút được học viên

(Ảnh Văn Đức – Duy Tuấn)

Ba "chìa khóa" đổi mới

Phát biểu tại hội nghị, ông Vũ Đức Đam yêu cầu "Đào tạo nghề phải có một bước thay đổi căn bản, có lộ trình, không giật cục, duy ý chí".

Theo ông Đam, để đổi mới, nâng cao chất lượng, giáo dục nghề nghiệp (GDNN) nhất định phải đẩy mạnh tự chủ cho các trường nghề, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp và theo đúng xu hướng quốc tế.

Về vấn đề tự chủ, ông Đam khẳng định "Tự chủ là chủ trương chung của giáo dục đại học, GDNN và hiểu theo đúng nghĩa là tự quản, đây là thuộc tính của giáo dục, nhất là giáo dục bậc cao".

Nêu ví dụ trung bình một trường CĐ mỗi năm nhận 10 tỉ đồng ngân sách, trường đào tạo một nghìn sinh viên nhận 10 tỷ, trường đào tạo vài chục sinh viên cũng 10 tỉ… ông Đam cho biết "Cơ chế chi ngân sách Nhà nước sẽ thay đổi, trường đào tạo một nghìn sinh viên sẽ nhận được nhiều hơn. Trường đào tạo ít sẽ phải nhận ít đi, nếu hoạt động không hiệu quả sẽ tự tiêu".

Theo ông Đam, tới đây các trường, các UBND tỉnh phải chấp nhận và kiên quyết làm.

"Nếu tiếp tục bao cấp sẽ làm hư cán bộ giáo viên của những trường hoạt động không hiệu quả, có lỗi với nhân dân vì đó chính là tiền mồ hôi của nhân dân" – ông Đam nhấn mạnh…

Về chiếc "chìa khóa" thứ hai, theo ông Đam, GDNN là phải gắn chặt với doanh nghiệp. Nhận thức này phải thực hiện triệt để, thấm sâu vào tất cả các khâu trong GDNN, từ tìm hiểu nhu cầu việc làm, định hướng nghề nghiệp, đến đào tạo, sử dụng lao động.

Điểm thứ ba là xu hướng quốc tế hoá trong đào tạo nghề. Ông Đam cho rằng, cần thống nhất quan điểm chỉ cần trường ở gần nhà khi học ngắn hạn hay vừa học vừa làm, còn học tập trung mấy năm ở bậc CĐ, ĐH không nhất thiết cứ phải tại địa phương.

"Quan trọng nhất là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, huy động nguồn lực từ các trường, các chuyên gia, và cộng đồng thiết lập nên các kho học liệu mở cho tất cả các trường tham khảo"…

"Đổi mới hay là chết, chứ không thể duy trì mãi như thế này được" – ông Đam kết luận.

Ngân Anh



Xem nguồn

Nước mắt rơi tiễn biệt GS Võ Qúy

Posted: 16 Jan 2017 04:53 AM PST


 Đông đảo bạn bè, đồng nghiệp và nhiều thế hệ học trò đã đến tiễn đưa GS Võ Quý, nhà khoa học, nhà giáo nhân dân, “cha đẻ” của bảo tồn môi trường Việt Nam.

Nước mắt rơi tiễn biệt GS Võ Qúy

Tang lễ của GS Võ Quý – nhà bảo tồn thiên nhiên hàng đầu Việt Nam – diễn ra trong ngày hôm nay 16/1.

Nước mắt rơi tiễn biệt GS Võ Qúy
Nhiều người đã đến từ rất sớm để đăng ký vào viếng, tiễn đưa nhà khoa học, nhà giáo của nhiều thế hệ học trò Việt Nam.
Nước mắt rơi tiễn biệt GS Võ Qúy
Trong sự nghiệp hơn nửa thế kỷ của mình, GS Võ Quý được biết đến với các nghiên cứu tiên phong về động vật hoang dã của Việt Nam và những nỗ lực của mình để khôi phục lại môi trường sống nhiệt đới đã bị phá hủy.
Nước mắt rơi tiễn biệt GS Võ Qúy
Đại diện nhiều cơ quan, đoàn thể đã tới viếng và tiễn đưa GS Võ Quý.
Nước mắt rơi tiễn biệt GS Võ Qúy
Ông Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc ĐHQG Hà Nội cùng lãnh đạo ĐHQH Hà Nội tới tiễn đưa GS Võ Quý.

Nước mắt rơi tiễn biệt GS Võ Qúy

GS Võ Quý làm việc ở Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (sau này là ĐHQG Hà Nội); tham gia giảng dạy ở nhiều trường ĐH trong nước và Anh, Mỹ…. Ông còn là người đứng đầu hoặc là người sáng lập và thành viên tích cực của nhiều tổ chức như Tổng hội Các nhà sinh học Việt Nam, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, Hội Sinh thái học Việt Nam, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam…

Nước mắt rơi tiễn biệt GS Võ Qúy
Rất nhiều thế hệ học trò đã tới tiễn đưa GS Võ Quý. Có những thế hệ sinh viên rất trẻ.
Nước mắt rơi tiễn biệt GS Võ Qúy
Bạn bè, thân hữu chia buồn cùng tang quyến GS Võ Quý. 
Nước mắt rơi tiễn biệt GS Võ Qúy
Những giọt nước mắt thương tiếc người cha đẻ ngành bảo tồn môi trường Việt Nam.
Nước mắt rơi tiễn biệt GS Võ Qúy
Ông Nguyễn Kim Sơn viết sổ tang trong tang lễ GS Võ Quý.
Nước mắt rơi tiễn biệt GS Võ Qúy

“Có thể gọi ông là người cha bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam” – David Hulse, phụ trách văn phòng Hà Nội của tổ chức môi trường WWF quốc tế 1992 – 1999 nói với phóng viên The New York Times như vậy khi được hỏi về GS Võ Quý.

Quốc Toản



Xem nguồn

Cãi nhau với mẹ về chuyện học, nam sinh lớp 12 nhảy cầu tự tử

Posted: 16 Jan 2017 04:10 AM PST


– Bị mẹ nói về chuyện học hành, một nam sinh lớp 12 Trường THPT Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã nóng giận tìm đến hành động dại dột nhảy cầu tự tử. Rất may học sinh này chỉ bị thương chứ không nguy hiểm đến tính mạng.

Cãi nhau với mẹ về chuyện học, nam sinh lớp 12 nhảy cầu tự tử
Cãi nhau với mẹ về chuyện học, nam sinh lớp 12 Trường THPT Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, Hà Nội) nhảy cầu tự tử.

Cụ thể, sự việc diễn ra vào sáng ngày 14/1, một nam học sinh được xác định đang học tại Trường THPT Ngọc Hồi đã nhảy từ cầu vượt Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội xuống đất. Sự việc ngay lập tức được người dân phát hiện, báo công an địa phương đưa nam sinh này đi cấp cứu.

Chia sẻ với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Hà Thanh, Hiệu trưởng Trường THPT Ngọc Hồi cho biết nhà trường đã nắm được thông tin sự việc và ban giám hiệu cũng đã cùng cô giáo chủ nhiệm đến thăm hỏi học sinh và gia đình. Nam học sinh này là T.L, thuộc lớp 12 A3.

"Qua tìm hiểu, nguyên nhân xuất phát từ việc em T.L bị mẹ nói vài câu liên quan đến chuyện học hành. Thực ra học sinh này vốn trước nay tâm lý đã không ổn định, hay nóng tính bất thường. Hôm đó bị mẹ nói nên em T.L đã phản ứng, bỏ đi. Thấy vậy, bố em cũng có đi theo. Bố của học sinh này lên cùng chuyến xe bus để đến trường với em, nhưng đến trường thì mới biết là con đã xuống bến xe bus trước đó và nhảy cầu như vậy. Ngay sau đó, em T.L đã được chuyển đến cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức. Rất may là hành động dại dột chỉ khiến em bị thương chứ không nguy hiểm đến tính mạng. Theo chẩn đoán của các bác sĩ, em học sinh này bị thương ở phần mặt và gãy xương chậu", bà Thanh nói.

Bà Thanh cũng cho biết, nhà trường cũng đã tìm hiểu về nguyên nhân sự việc và phủ nhận những tin đồn nguyên nhân liên quan đến chuyện tình cảm.

Theo bà Thanh, T.L có học lực bình thường nhưng có lẽ do sự kỳ vọng của bố mẹ vào con cái khiến em có hành động thiếu suy nghĩ như vậy.

"Có thể những lời mắng nhiếc đó với thế hệ trước đây là rất bình thường nhưng giới trẻ giờ đây trước những lời mắng rất nhạy cảm. Vì vậy, các phụ huynh cần theo dõi kỹ hơn diễn biến tâm lý của con trẻ để tránh xảy ra những câu chuyện đáng tiếc", bà Thanh chia sẻ.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Giám đốc sở lo học trò thi quốc gia trong 2 ngày là quá sức

Posted: 16 Jan 2017 03:28 AM PST


Theo Bộ GD&ĐT, kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 thí sinh sẽ thi 5 bài, gồm 3 bài độc lập Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và hai bài thi tổ hợp gồm Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh hệ giáo dục THPT; Lịch sử, Địa lý với thí sinh hệ Giáo dục thường xuyên).

Các bài thi tổ hợp có điểm từng môn thành phần để phục vụ xét tuyển đại học theo khối thi truyền thống; điểm toàn bài thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học theo tổ hợp môn thi, bài thi mới.

Vì sao Bộ dự định không công bố đề, đáp án thi quốc gia?

(GDVN) – Bộ nên cân nhắc kỹ trước khi bỏ công bố đề, đáp án bởi có ý kiến cho rằng làm vậy thì thiếu minh bạch, khách quan.

Trừ Ngữ văn thi tự luận, 4 bài còn lại sẽ theo hình thức trắc nghiệm. Mỗi thí sinh cùng phòng có mã đề thi riêng, làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Phiếu này được chấm bằng phần mềm máy tính.

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, nội dung đề thi sẽ chủ yếu trong chương trình lớp 12. Năm 2018, nội dung đề thi nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12; từ năm 2019 trở đi nằm trong chương trình 3 năm THPT.

Theo phương án của Bộ GD&ĐT công bố, kỳ thi THPT 2017 sẽ diễn ra 2 ngày trong tháng 6, thống nhất trong cả nước. Cụ thể như sau:

Ngày thứ nhất:

+ Buổi sáng: Ngữ văn; Ngoại ngữ

+ Buổi chiều: Toán

Ngày thứ hai:

+ Buổi sáng: Khoa học tự nhiên 
  
+ Buổi chiều: Khoa học Xã hội.

Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng: V”ới 5 bài thi theo quy định bị "dồn" vào 2 ngày theo dự kiến là chưa hợp lý” (Ảnh: giaoduc.net.vn)

Mặc dù kỳ thi THPT quốc gia có nhiều ưu điểm, tuy nhiên tại hội nghị sơ kết học kỳ I năm học 2016-2017 khối các sở GD&ĐT, nhiều ý kiến của các địa phương vẫn tỏ ra lo lắng trong đổi mới thi. 

Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng, Nguyễn Đình Vĩnh cho rằng, Bộ GD&ĐT đã chuẩn bị khá kỹ càng về lộ trình, phương án, đề thi minh họa… 

Tuy nhiên, với 5 bài thi theo quy định bị "dồn" vào 2 ngày theo dự kiến là chưa hợp lý. Nhất là ngày đầu tiên thi tới ba bài thi thì quá sức cho học sinh. 

"Ít nhất với 5 bài thi phải thi trong 2,5 ngày và có sự phân bố các môn thích hợp.

Trong đó, buổi sáng ngày đầu tiên có thể thi Ngữ văn, chiều thi Khoa học tự nhiên; ngày thứ hai thi môn Toán buổi sáng, chiều thi Ngoại ngữ; sáng ngày thứ ba thi Khoa học xã hội. 

Việc sắp xếp thi trong 2,5 ngày sẽ hợp lý vì bài thi Khoa học xã hội đòi hỏi thí sinh phải nhớ nhiều kiến thức" – ông Vĩnh đề nghị.

Tháng 4 sẽ có đề cho thí sinh thi thử

(GDVN) – Dự kiến cuối tháng 4/2017, Bộ GD&ĐT sẽ cho chạy thử nghiệm đề thi kỳ thi THPT quốc gia 2017 khi học sinh đã hoàn thành chương trình học tập toàn khóa

Ngoài ra, ông Vĩnh cũng cho rằng, khi Bộ đã quyết định thi trắc nghiệm thì sẽ có hàng trăm mã đề khác nhau nên việc công bố toàn bộ các đề thi là bất khả kháng nhưng Bộ GD&ĐT nên công bố đề thi mẫu và đáp án để thí sinh, phụ huynh, giáo viên yên tâm. 

Trong khi đó, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An Nguyễn Thị Kim Chi cho rằng, phương thức, cách thức, nội dung đổi mới thi là hợp lý.

Bộ GD&ĐT sớm tổ chức các khâu liên quan đến ngân hàng đề thi, hướng dẫn nhưng cần triển khai việc tập huấn kỹ càng.

Theo đó, Cục trưởng Cục khảo thí và chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) Mai Văn Trinh đã cho biết:

Tính đến nay Bộ đã tổ chức tập huấn cho hơn 3.000 giáo viên cốt cán của các sở giáo dục và đào tạo và 10 trường Đại học sư phạm về hướng dẫn việc xây dựng ma trận, ra đề kiểm tra, đánh giá theo hình thức trắc nghiệm khách quan, phù hợp theo quy trình ra đề chuẩn hóa và đang tiếp tục hỗ trợ việc tập huấn của các địa phương thông qua trang mạng "Trường học kết nối"…

Để kỳ thi THPT quốc gia 2017 diễn ra thuận lợi, tại hội nghị, Bộ lưu ý các sở GD&ĐT cần hình thành đội ngũ các chuyên gia phục vụ cho quá trình làm thi để triển khai quy chế, bảo đảm chuẩn xác ngay từ khi thí sinh đăng ký, tránh sai sót; sớm xây dựng sơ đồ điểm thi làm sao có lợi nhất cho thí sinh…



Xem nguồn

Đà Nẵng: Trường THPT Trần Phú nộp thiếu hơn 1 tỷ đồng BHXH cho cán bộ, giáo viên

Posted: 16 Jan 2017 02:46 AM PST


Chiều 16/1, Sở GD-ĐT Đà Nẵng thông báo chính thức kết quả kiểm tra việc thực hiện chế dộ BHXH cho công chức, viên chức, người lao động (CCVCNLĐ) tại trường THPT Trần Phú (quận Hải Châu, Đà Nẵng).

Trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng)

Trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng)

Cụ thể kết quả kiểm tra cho thấy, từ năm 2010 đến tháng 10/2016, Trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng) nộp thiếu kinh phí bảo hiểm của CCVCNLĐ với số tiền 1.081.334.302 đồng; trong đó, nộp thiếu BHXH hơn 860 triệu đồng, nộp thiếu BHYT gần 153 triệu đồng và nộp thiếu BHTN gần 68 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do trong thời gian này, có hàng trăm CCVCNLĐ ở trường chưa được điều chỉnh kịp thời tiền lương đóng bảo hiểm từng thời điểm và đúng với bảng lương hiện hưởng.

Qua phối hợp xác minh vụ việc với Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng và Bảo hiểm xã hội quận Hải Châu, Đoàn kiểm tra của Sở GD-ĐT Đà Nẵng kết luận việc không cập nhật kịp thời, dẫn tới nộp thiếu chế độ bảo hiểm cho CCVCNLĐ thuộc trách nhiệm Ông Nguyễn Quang Long (nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú, hiện đã nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ tháng 6 năm 2013) do đã buông lỏng công tác quản lý; và ông Nguyễn Anh Hưng (nguyên kế toán Trường THPT Trần Phú; đã bị xử lý kỷ luật với hình thức Khiển trách do vi phạm quy định của viên chức trong công tác kế toán theo Quyết định số 405/QĐ-TP của Trường THPT Trần Phú ngày 25 tháng 8 năm 2014 và Sở GDĐT đã thuyên chuyển công tác, không cho đảm nhiệm công việc kế toán; hiện là nhân viên văn phòng của Trường THPT Ngũ Hành Sơn), do yếu kém trong chuyên môn, nghiệp vụ. Đoàn Kiểm tra cũng xác nhận không có hiện tượng sử dụng kinh phí vào mục đích cá nhân, tham nhũng.

Sở GD-ĐT Đà Nẵng đã đề nghị BHXH thành phố Đà Nẵng chỉ đạo BHXH quận Hải Châu phối hợp với Trường THPT Trần Phú điều chỉnh lương ngạch, bậc cho tất cả các trường hợp chưa đúng với ngạch, bậc lương hiện hưởng (BHXH đã xử lý); tạo điều kiện cho Trường THPT Trần Phú khắc phục, xử lý nợ bảo hiểm xã hội. Đồng thời, cho phép trường THPT Trần Phú được sử dụng nguồn kinh phí tự chủ được giao trong dự toán năm 2016 và năm 2017 để chi trả tiền nợ Bảo hiểm xã hội.

Trước đó, hồi tháng 10/2016, Dân trí đã có bài báo phản ánh hàng loạt cán bộ, giáo viên trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng) bị đóng thiếu bảo hiểm xã hội. Tiếp đó, Sở GD-ĐT Đà Nẵng đã thành lập Đoàn kiểm tra phối hợp với BHXH thành phố Đà Nẵng và BHXH quận Hải Châu kiểm tra, xác minh vụ việc và định hướng xử lý như trên.

Khánh Hiền



Xem nguồn

Sôi động Tuần lễ văn hóa Hàn Quốc 2017

Posted: 16 Jan 2017 02:04 AM PST


Một tiết mục văn nghệ của Sinh viên khoa tiếng Hàn, trường ĐH Ngoại ngữ trong lễ khai mạc Tuần lễ văn hóa Hàn quốc lần thứ 3.

Một tiết mục văn nghệ của Sinh viên khoa tiếng Hàn, trường ĐH Ngoại ngữ trong lễ khai mạc Tuần lễ văn hóa Hàn quốc lần thứ 3.

Tuần lễ văn hóa Hàn Quốc năm 2017 tại trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng diễn ra từ ngày 10 – 15/1 với nhiều hoạt động phong phú và sôi nổi như: lễ hội ẩm thực, biểu diễn K – Pop, các trò chơi dân gian. Ngoài ra, trong chuỗi hoạt động của tuần lễ văn hóa năm nay, còn có buổi báo cáo học thuật chuyên đề, hội nghị khoa học, hội nghị khoa học sinh viên liên trường và buổi phát biểu học thuật với sự tham gia của các giáo sư đến từ các trường Đại học danh tiếng Hàn Quốc, các giảng viên và sinh viên tiếng Hàn của các trường Đại học Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng, ĐH Huế, ĐH Đà Lạt.

TS Trần Hữu Phúc – Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng) – cho biết: "Nhằm giúp sinh viên có thêm nhiều cơ hội được tiếp xúc, giao lưu với các sinh viên, giáo viên người Hàn và có cơ hội du học trao đổi ở các trường ĐH của Hàn Quốc, trường ĐH Ngoại ngữ đã tiến hành ký kết hợp tác với rất nhiều các trường ĐH của Hàn Quốc như Kookmin, Myongji, Chung Ang…

Hàng năm, các đoàn sinh viên của trường Kookmin, Gangneung, Songkunghoe… đến Việt Nam và cùng các sinh viên của ngành tiếng Hàn trường ĐH Ngoại ngữ tham gia các khóa học, các chuyên đề điều tra thực tế cũng như các chương trình tình nguyện vì cộng đồng. Nhiều sinh viên tiếng Hàn của trường ĐH Ngoại ngữ tham gia các chương trình trao đổi ngắn hạn và dài hạn ở các trường ĐH tại Hàn Quốc".



Xem nguồn

Comments