Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Thừa, thiếu giáo viên: Ngành giáo dục thiếu quyền

Posted: 14 Jan 2017 07:13 AM PST


 – "Toàn bộ quyền quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên được giao cho chủ tịch huyện. Chỉ tiêu biên chế, thanh tra kiểm tra là của Sở Nội vụ, phân bổ tài chính là Sở Tài chính, còn Sở Giáo dục thì chỉ chỉ đạo chuyên môn".

Bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hoá lý giải  như trên về một trong những nguyên nhân thừa, thiếu giáo viên cục bộ hiện nay. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết đây không phải là bất cập của riêng Thanh Hoá.

Tình trạng dôi dư giáo viên, thiếu giáo viên cục bộ là vấn đề được nêu ý kiến nhiều nhất trong hội nghị sơ kết học kỳ 1 năm học 2016-2017 diễn ra sáng nay, 14/1.

Biện pháp thiếu căn cơ

Theo báo cáo của Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, tình trạng dôi dư, thiếu giáo viên xảy ra ở nhiều địa phương và có ở tất cả các cấp học từ mầm non tới phổ thông.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, ông rất chia sẻ với các sở GD-ĐT về tình trạng này. Ông giải thích, trong một thời gian dài mặc dù đã có nhiều biện pháp quy hoạch, nhưng do nhiều lý do khách quan khác nhau như: biến động về dân số, di cư, các khu công nghiệp, chế xuất mọc lên, đô thị hóa… nên số lượng học sinh ở các bậc học có thay đổi.

Việc giải quyết vấn đề thừa thiếu cục bộ như thế nào đang là một câu hỏi lớn đặt ra cho ngành giáo dục. Bộ trưởng xác nhận, đã có một số địa phương sốt ruột và triển khai rất nhanh việc chuyển chỗ thừa vào chỗ thiếu. "Đây cũng là một biện pháp, nhưng không căn cơ" – ông nói.

Thừa, thiếu giáo viên: Ngành giáo dục thiếu quyền
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định sẽ đưa ra chương trình bồi dưỡng bài bản, căn cơ. Ảnh: Nguyễn Thảo

Bộ trưởng Nhạ ủng hộ và hoan nghênh sáng kiến của các trường sư phạm, Cục nhà giáo… trong việc đề xuất một chương trình bồi dưỡng bài bản, căn cơ, gắn với thực tiễn cho thầy cô đang dạy trung học chuyển sang mầm non.

Hiện nay, Bộ đang giao cho các trường sư phạm xây dựng chương trình văn bằng 2, trong đó có những môn có tính liên thông, thực hành tốt để nhanh chóng triển khai trên toàn quốc, khắc phục thừa thiếu cục bộ.

Bộ trưởng khẳng định sẽ chỉ đạo thống nhất một chương trình bồi dưỡng chuyên môn trên toàn quốc dành cho các giáo viên điều chuyển, tránh tình trạng mỗi trường đưa ra một chương trình.

Ngoài ra, kế hoạch chỉnh sửa chương trình phổ thông tới đây của Bộ cũng sẽ dẫn đến rất nhiều thay đổi với các thầy cô.

"Tới đây, theo hướng chỉnh sửa chương trình, sẽ thừa giáo viên phổ thông nhưng lại thiếu giáo viên định hướng nghề nghiệp. Nếu không có dự báo từ bây giờ để các trường sư phạm vào cuộc sớm, bồi dưỡng các giáo viên định hướng nghề nghiệp thì chúng ta lại rơi vào tình trạng thừa thiếu cục bộ như hiện nay".

Không là câu chuyện của riêng Thanh Hóa

Việc bố trí đội ngũ giáo viên thừa thiếu cũng đang là một khó khăn và bất cập của Sở GD-ĐT Thanh Hóa. Giám đốc Sở Phạm Thị Hằng cho rằng, nguyên nhân trước hết là vướng ở cơ chế quản lý.

"Nghị định 115 của Chính phủ đã nêu rõ chức năng, quyền hạn của các Sở GD-ĐT trực thuộc UBND tỉnh và chức năng, nhiệm vụ của các phòng giáo dục. Thế nhưng khi thực hiện thì rất khó cho các địa phương".

Thừa, thiếu giáo viên: Ngành giáo dục thiếu quyền
Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa nêu bất cập của chuyện tuyển dụng giáo viên. Ảnh: Nguyễn Thảo

"Các giám đốc Sở vẫn nói đùa với nhau, hai thứ quan trọng là con người và tiền thì do Sở Nội vụ và Sở Tài chính nắm giữ. Còn về chất lượng giáo dục thì Sở GD phải chịu trách nhiệm. Cho nên tất cả vướng mắc đó rất khó khăn cho các Sở GD-ĐT".

"Toàn bộ quyền quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên được giao cho chủ tịch huyện. Chỉ tiêu biên chế, thanh tra kiểm tra là của Sở Nội vụ, phân bổ tài chính là Sở Tài chính, còn Sở Giáo dục thì chỉ chỉ đạo chuyên môn" – bà Hằng nêu ý kiến.

Bà cũng cho biết, từ năm 2011 đến năm 2016 chỉ tiêu biên chế của Thanh Hóa "đóng băng", trong khi số lượng học sinh thì biến động tăng giảm.

Nữ giám đốc cho biết, việc Sở Nội vụ làm chưa hết trách nhiệm, chủ tịch huyện hợp đồng sai quy định dẫn đến hiện tại Thanh Hóa có 5.000 giáo viên hợp đồng, thừa giáo viên THCS, thiếu giáo viên tiểu học và mầm non (trong khi Bộ Nội vụ không cho tăng chỉ tiêu biên chế). Đây là nguyên nhân dẫn đến lạm thu, do kinh phí thường xuyên hầu như dành cho các trường hợp hợp đồng.

Để giải quyết tình trạng thừa thiếu, tỉnh này cũng đang chỉ đạo rất quyết liệt việc điều chuyển giáo viên THCS xuống tiểu học và mầm non. Mới đây, các huyện lập danh sách gửi về Sở có hơn 200 giáo viên THCS xuống dạy mầm non.

Hiện tỉnh này đang giao cho ĐH Hồng Đức xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng các giáo viên được điều chuyển xuống dạy tiểu học và mầm non để trình lên Sở Tài chính cấp kinh phí. Tuy nhiên, theo bà Hằng, đây cũng chỉ là giải pháp trước mắt.

Bộ trưởng Nhạ cho rằng đây không phải là vấn đề của riêng Thanh Hóa. Phân tích thêm nguyên nhân, ông cho rằng có phần lỗi từ phía ngành giáo dục địa phương, chưa đủ năng lực xây dựng quy định đảm bảo chất lượng giáo dục để kiến nghị với các bộ, ngành. Hiện tại, ông đã chỉ đạo nghiên cứu về chuẩn giáo viên để các địa phương dựa trên cơ sở đó tuyển dụng. Bộ có quyền đưa ra tiêu chuẩn về chất lượng và một khi đề nghị mà các tỉnh không chấp nhận thì Bộ trưởng sẽ có ý kiến với Thủ tướng.

Thừa, thiếu giáo viên: Ngành giáo dục thiếu quyền
Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng Nguyễn Đình Vĩnh trình bày một số mô hình mới mà thành phố này đang thực hiện trong trường học. Ảnh: Nguyễn Thảo

Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng Nguyễn Đình Vĩnh cho biết, thành phố này đã đưa một số giáo viên trung học về dạy tiểu học. Những giáo viên này sau khi được bồi dưỡng, củng cố về chuyên môn, kỹ năng và tâm lý thì đã đảm nhiệm rất tốt công việc. Tuy nhiên, điều chuyển giáo viên dạy trung học xuống dạy mầm non là bất cập và không phù hợp.

Trong câu chuyện về điều chuyển giáo viên, Giám đốc Sở Nghệ An Nguyễn Thị Kim Chi cũng đồng tình với hướng đi của Bộ là sẽ có một khung chương trình chung trên cả nước. Theo bà, việc thực hiện chương trình văn bằng 2 cho các giáo viên điều chuyển cũng rất cần thiết để đảm bảo chế độ chính sách sau này. Nghệ An đã thí điểm ở 3 huyện và trong năm 2017 sẽ mở rộng trong toàn tỉnh.

Quan tâm sâu sát tới giáo viên, tăng cường năng lực đội ngũ quản lý

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ biểu dương 63 tỉnh, thành đã tham mưu cho chính quyền tổ chức tốt kỳ thi năm 2016 và tiếp tục đổi mới năm 2017. Tuy nhiên, khâu phát hiện vấn đề của địa phương để đề nghị Bộ trưởng chỉ đạo trong thời gian tới cần phải làm tốt hơn.

Thừa, thiếu giáo viên: Ngành giáo dục thiếu quyền
Bộ trưởng Nhạ phát biểu tổng kết hội nghị. Ảnh: Nguyễn Thảo

Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo các Sở quan tâm sâu sát tới đội ngũ giáo viên. Hiện nay Bộ đang chỉ đạo xây dựng chuẩn giáo viên và quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm, gắn kết các trường sư phạm với các sở thành một chuỗi.

Bộ trưởng cũng gửi lời mời các giáo sư, các thầy có kinh nghiệm chuẩn bị, phản biện để xây dựng chương trình chuẩn gắn với việc thay đổi chương trình, sách giáo khoa mới, áp dụng trên toàn quốc. Ông cũng lưu ý các trường sư phạm phải bám vào chương trình này để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng lại. 

Năm 2017, ngành giáo dục đặt trọng tâm bồi dưỡng cán bộ quản lý, trước hết là cấp giám đốc sở và phó giám đốc sở. Ngoài việc xây dựng chuẩn lãnh đạo giáo dục, trước mắt có các lớp bồi dưỡng, cung cấp thông tin, kỹ năng điều hành cho những người đứng đầu ngành giáo dục địa phương.



Xem nguồn

Trao đổi những vấn đề căn cốt nhất của giáo dục mầm non, phổ thông

Posted: 14 Jan 2017 05:06 AM PST


Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu chỉ đạo hội nghịBộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu chỉ đạo hội nghị

Tham dự hội nghị có lãnh đạo Công đoàn giáo dục Việt Nam; các cục, vụ, viện, văn phòng Bộ GD&ĐT; đại diện các trường đại học sư phạm, các khoa sư phạm và lãnh đạo 63 Sở GD&ĐT trong cả nước.

Cách làm mới và hiệu quả mới

Tại hội nghị, Văn phòng Bộ và các cục/ vụ chức năng đã có những báo cáo cụ thể, chi tiết về tình hình thực hiện nhiệm vụ theo kết luận của Bộ trưởng tại buổi làm việc với Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố; công tác phối hợp truyền thông với các Sở GD&ĐT; công tác chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia năm 2017; sơ kết đánh giá công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp; công tác đầu tư phát triển cơ sở vật chất; tình hình thực hiện nhiệm vụ học kỳ I và nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2016 – 2017 về giáo dục mầm non, tiểu học và trung học.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Bộ GD&ĐT đã có Chỉ thị nhiệm vụ chủ yếu của năm học 2016 – 2017, trong đó đưa ra rất rõ 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng đã trực tiếp làm việc với Giám đốc Sở GD&ĐT 63 tỉnh, thành và đưa ra 10 nhiệm vụ cụ thể. Nhìn chung, các Sở GD&ĐT đã phối hợp với các cục, vụ, văn phòng thực hiện nghiêm túc kết luận của Bộ trưởng.

Đánh giá cao công tác phối hợp thực hiện tốt kỳ thi THPT quốc gia 2016, khi chia sẻ về kết quả học kỳ I năm học 2016 – 2017, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đồng thời nhắc đến phối hợp trong chỉ đạo để chỉnh sửa một số văn bản quản lý điều hành, trong đó có Thông tư 22, tạo ra thay đổi đáng kể trong đánh giá học sinh tiểu học. Cùng với đó, rà soát lại một số mô hình mới, ví dụ như VNEN và có những điều chỉnh phù hợp…

Ngoài ra, quan hệ trao đổi thông tin và phối hợp giữa các Sở GD&ĐT với Bộ GD&ĐT có chuyển biến tích cực; đã hình thành một cách phối hợp trong quản lý.

Về vấn đề này, Bộ trưởng cho biết có kế hoạch đi đến hết 63 tỉnh thành để trực tiếp làm việc với lãnh đạo địa phương về các vấn đề giáo dục.

"Có trực tiếp đi, làm việc thì những vấn đề giáo dục của từng địa phương mới rõ; theo đó mới có phối hợp chỉ đạo hiệu quả. Nếu chỉ văn bản chung chung thì không sát được" – Bộ trưởng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn bộc lộ một số hạn chế; trong có những hạn chế đáng lẽ chúng ta có thể làm tốt hơn như công tác trao đổi thông tin báo cáo; việc chủ động rà soát, báo cáo các vấn đề của địa phương cho Bộ trưởng làm chưa tốt…



Hội nghị sơ kết học kỳ I năm học 2016-2017 khối Sở GD&ĐT 

Tiếp tục tập trung vào những vấn đề căn cốt

Tại hội nghị, nhiều nội dung quan trọng của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đã được đại diện lãnh đạo các Sở GD&ĐT chia sẻ như vấn đề thừa thiếu giáo viên cục bộ, đầu tư kiên cố hóa trường lớp học, quy hoạch mạng lưới trường lớp, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2017…

Những vấn đề này được Bộ trưởng trực tiếp trao đổi lại; đồng thời Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa, đại diện lãnh đạo các cục, vụ đều có những ý kiến lưu ý rất cụ thể đến các địa phương.

Nhiệm vụ trong 6 tháng sắp tới, Bộ trưởng đề nghị tiếp tục rà soát 10 nhiệm vụ theo kết luận của Bộ trưởng tại buổi làm việc với các giám đốc Sở GD&ĐT, bám sát vào 9 nhiệm vụ và 5 giải pháp trong Chỉ thị đầu năm học.

Cần khắc phục ngay những hạn chế, như xây dựng kế hoạch truyền thông, rà soát lại với các địa phương đã có kế hoạch; Giám đốc Sở phải trực tiếp phụ trách truyền thông.

Bên cạnh đó, phải quan tâm sâu sắc đến vấn đề giáo viên. Về vấn đề này, Bộ trưởng cho biết, Bộ GD&ĐT đang chỉ đạo quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm, gắn kết các trường sư phạm với các Sở và các trường CĐ thành một chuỗi.

Chương trình đào tạo sư phạm các cấp sẽ tiến tới một chương trình chuẩn, thống nhất, gắn với chương trình, SGK mới. Các trường sư phạm phải căn cứ vào chương trình này để soạn, đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại… đội ngũ giáo viên hiện có và chỉ giao một số cơ sở đào tạo có uy tín…

Về điều kiện về trường lớp, thiết bị, Bộ trưởng cho rằng, ngân sách trung ương rất khó khăn, mặc dù Chính phủ cố gắng ưu tiên cho giáo dục, nhưng phải đặt vấn đề chia sẻ trung ương, địa phương và xã hội, còn tập trung kinh phí cho các tỉnh khó khăn. Tổng kinh phí vẫn có thể là 20% ngân sách, nhưng cơ cấu lại theo hướng tập trung nhiều cho vùng khó khăn, hoặc đầu tư vun cao.

Riêng thời gian mấy tháng cuối năm học và trong năm 2017, Bộ trưởng đề nghị đặt trọng tâm bồi dưỡng đội ngũ CBQL, mà trước hết là giám đốc, phó giáo đốc các Sở GD&ĐT.

Bộ trưởng giao Học viện Quản lý giáo dục nhanh chóng xây dựng các chuẩn, trước mắt có một số lớp bồi dưỡng, cung cấp thông tin quản lý, để làm sao công tác thông tin, nắm bắt tình hình và kỹ năng điều hành của đội ngũ này được tăng cường.

Cùng với đó là vấn đề thi THPT quốc gia, Bộ trưởng nhấn mạnh làm sao kỳ thi thực hiện đúng mục đích, khách quan, công bằng, gọn nhẹ.

Người đứng đầu ngành Giáo dục đề nghị Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Vụ Giáo dục Trung học phối hợp với các cục vụ liên quan xây dựng các hướng dẫn chi tiết, cả về kế hoạch cũng như nội dung từng công việc và nhiệm vụ để các giám đốc Sở rõ và có chương trình huấn luyện, theo hướng cán bộ cốt cán để lãnh đạo giáo dục ở các địa phương có thể thay Bộ trưởng trả lời những vấn đề rất căn bản.



Xem nguồn

Thiếu hơn 45.000 giáo viên, chủ yếu ở bậc mầm non và tiểu học

Posted: 14 Jan 2017 04:24 AM PST


Bất cập giáo viên "vừa thừa, vừa thiếu" được thông tin, mổ xẻ thẳng thắn tại Hội nghị sơ kết học kỳ 1 năm học 2016-2017 của khối Sở GD&ĐT tạo diễn ra sáng 14/1 tại Hà Nội. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì hội nghị.


 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý, không được nóng vội trong bố trí điều chuyển giáo viên.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý, không được nóng vội trong bố trí điều chuyển giáo viên.

Thiếu dự báo, quy hoạch tổng thể nhu cầu đội ngũ giáo viên do việc phát triển nhanh các khu công nghiệp quy mô lớn ở các địa phương và tình trạng di dân cơ học từ nông thôn ra thành thị hoặc các khu công nghiệp; giảm tỉ lệ sinh trong giai đoạn những năm trước 2000 dẫn đến gia tăng tỉ lệ học sinh tiểu học và mầm non, một số địa phương thực hiện quy hoạch (sáp nhập) lại mạng lưới trường lớp dẫn đến đôi dư giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên nói chung.

Tình trạng dôi dư, thiếu giáo viên xảy ra ở nhiều địa phương và có ở tất cả các cấp học mầm non, phổ thông. Báo cáo tại hội nghị, ông Trần Kim Tự – Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cho biết: Tổng số giáo viên công lập dôi dư toàn quốc hiện nay là 26.750 người (trong đó, tiểu học 3.194, trung học cơ sở: 21.005, trung học phổ thông 2.551). Tổng số giáo viên công lập còn thiếu là 45.058 (trong đó, mầm non: 32.641, tiểu học: 7.824, trung học cơ sở: 2.799, trung học phổ thông: 1.794).

Một số tỉnh có số lượng dôi dư giáo viên cấp trung học cơ sở như: Thái Bình: 1.224, Phú Thọ: 1.191, Thanh Hóa: 2.188, Nghệ An: 1.742, Quảng Nam: 1.096; các tỉnh còn thiếu giáo viên mầm non như: Sơn La: 1.040, Bắc Giang: 1.921, Thái Bình: 1.500, Thanh Hóa: 1.405, Nghệ An: 3.328, TP.HCM: 1.195.

Trong khi đó, một số tỉnh lại thiếu nhiều giáo viên bậc tiểu học, có thể kể đến Hà Nội (2.696), Sơn La (1.133), Gia Lai (1.196).

Ông Trần Kim Tự cũng nhấn mạnh việc bố trí giáo viên dôi dư ở cấp học trung học cơ sở, trung học phổ thông xuống dạy cấp học mầm non, tiểu học mà chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn đúng với cấp học ở một số tỉnh hiện là bất cập cần chấm dứt ở một số địa phương.


Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa phát biểu nổi cộm về tình trạng thừa, thiếu giáo viên của địa phương.

Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa phát biểu nổi cộm về tình trạng thừa, thiếu giáo viên của địa phương.

Là một trong những tỉnh "nổi cộm" với bất cập thừa – thiếu giáo viên, bà Phạm Thị Hằng (Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa) cho rằng, việc quy hoạch, điều chuyển giáo viên rất cần thiết nhưng phải thận trọng, không áp đặt từ trên xuống mà nên để cơ sở đề xuất thực hiện để phù hợp với thực tiễn, điều kiện cụ thể từng địa phương.

Bà Hằng cho hay, từ năm 2011-2016, chỉ tiêu biên chế của tỉnh Thanh Hóa "đóng băng", cộng với việc năm nào cũng biến động về tình hình học sinh tăng – giảm (nhiều trường giảm chỉ còn 4-5 lớp, không thể tồn tại được). Bộ Nội vụ tỉnh không có chỉ tiêu cho biên chế nên Sở đã chỉ đạo rất quyết liệt để điều chuyển giáo viên từ nơi thừa đến nơi thiếu.

Theo đó, Thanh Hóa vẫn đang giao các địa phương khảo sát thống kê số giáo viên dôi dư ở bậc THCS và hướng sắp tới sẽ là chuyển xuống dạy ở bậc mầm non, tiểu học một cách có phân loại. Ví dụ, giáo viên các môn văn hóa ở THCS sẽ được bố trí xuống dạy cùng bộ môn đó ở tiểu học. Và tất nhiên, họ đều được đào tạo bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm đặc thù của ngành tiểu học/ mầm non để đáp ứng yêu cầu bậc học.

Nói về băn khoăn làm thế nào để đảm bảo công bằng trong việc xét/ xếp các giáo viên vào dạng dôi dư, bà Hằng cho hay, các địa phương của tỉnh Thanh Hóa đều phải xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn và có hội đồng công khai, minh bạch khách quan các tiêu chí này. Việc xét cũng như điều chuyển được làm thận trọng, không có địa phương nào xảy ra tình trạng nhân dân phản đối không cho con đến trường.

"Cụ thể, năm qua hơn 200 trường hợp giáo viên trung học cơ sở xuống mầm non. Hiện nay, tỉnh cấp kinh phí và giao cho trường ĐH Hồng Đức đào tạo xây dựng chương trình giáo dục tiểu học, mầm non, nội dung định hướng để bồi dưỡng trình độ, kỹ năng cần thiết cho các giáo viên chuyển cấp nhằm đáp ứng yêu cầu", Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa nói.

Bày tỏ chia sẻ với thách thức của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng khẳng định đó không phải là câu chuyện riêng của tỉnh này.

Bộ trưởng lưu ý, đành rằng việc điều chuyển thừa – thiếu giữa các bậc học là tình thế nhưng chúng ta vẫn phải tôn trọng chất lượng. Việc tiến hành vội vã có thể tiềm ẩn nguy cơ khôn lường về sau này, chẳng hạn có thể "đẻ" thêm nhiều hiện tượng giáo viên bạo hành trẻ.

"Thiếu thì thiếu rồi, chứ không phải một vài tháng nay mới thiếu. Không phải vì thiếu quá mà chúng ta cứ tdồn là dồn, nóng vội, hậu quả tiềm ẩn rất lớn", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Tại hội nghị sơ kết học kỳ 1, ngoài Báo cáo về công tác phát triển đội ngũ nhà giáo còn có Báo cáo về việc thực hiện kết luận của Bộ trưởng tại buổi làm việc với giám đốc các Sở GD&ĐT và Báo cáo về công tác chuẩn bị kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 cùng những thảo luận sôi nổi từ đại diện của 63 Sở GD&ĐT cả nước về những điều đạt được, tồn tại cần khắc phục, nhiệm vụ, phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục học kỳ mới.

Lệ Thu



Xem nguồn

Hội xuân Vinschool 2017: “Tết bốn phương, xuân yêu thương”

Posted: 14 Jan 2017 03:42 AM PST


Hội Xuân Vinschool 2017 rất đặc biệt bởi các em học sinh muốn tái hiện hình ảnh Tết Việt Nam và Tết Bốn phương trong cùng một không gian lễ hội.

Ngày 14/1/2017 tại trường PTLC Vinschool, Hội Xuân Vinsers 2017 với chủ đề "Tết bốn phương – Xuân yêu thương" đã được tổ chức với sự tham dự của hàng nghìn phụ huynh và học sinh. Hội Xuân không chỉ ngập tràn không khí Tết đến xuân về mà còn là nơi các Vinsers chủ động sáng tạo. Sự tham gia của học sinh trong tất cả chương trình đặc sắc đã tạo nên bản sắc riêng của chương trình.

Hội xuân Vinschool 2017:

Không khí Tết cổ truyền ấm cúng được thể hiện qua Hội thi gói bánh chưng gia đình, Cuộc thi Vui câu đối Tết, Các trò chơi dân gian như bắt vịt, ném còn, và sân khấu Múa rối nước rộn ràng âm nhạc…. Cùng với không khí nhộn nhịp tại các gian hàng mái lá Bắc – Trung – Nam, các hoạt động truyền thống này đã mang lại cho các em học sinh, phụ huynh một không gian ngày Tết dân tộc đầm ấm, yêu thương.

Hội xuân Vinschool 2017:
Hội xuân Vinschool 2017:

Không khí Tết bốn phương được các đại diện quốc tế thể hiện rất nhiệt tình trong các gian hàng đến từ Anh quốc, Hàn quốc, Australia, Sri Lanka, Nga…Các bạn nước ngoài cũng cùng nhau giới thiệu về đặc trưng văn hóa của quốc gia mình trên "Bức tường văn hóa". Cùng với bè bạn quốc tế, học sinh Vinschool cũng vô cùng hào hứng tham gia chuỗi văn nghệ "Vũ điệu 5 châu" để vẽ lên một bức tranh với các giai điệu rộn ràng của châu Mỹ La Tinh, cổ điển của châu Âuhay tinh tế, tình cảm của châu Á.

Với tinh thần "lãnh đạo tự thân", nhân vật trung tâm của mọi Hội Xuân Vinschool luôn luôn là các Vinsers. Học sinh làm MC; Học sinh chủ trì các hoạt động trò chơi dân gian; Học sinh trưng bày sản phẩm ở triển lãm sắp đặt "Quần Kê Hội Tụ"; Học sinh sáng tạo không giới hạn với hội thi "Vinsers Vui câu đối Tết"…

Trong đó, điểm nhấn ý nghĩa không thể bỏ qua tại Hội Xuân Vinser 2017 là Triển lãm "Humans of Vinschool" do Hội đồng học sinh Trung học thực hiện. Em Phan Lê Hà Linh, trưởng nhóm dự án chia sẻ: "Những gương mặt đại diện cho Vinschool, từ chú bảo vệ, cô tạp vụ, đến các thầy cô giáo và bạn bè trong trường, dù ở vị trí nào cũng đều thân thiện, chân thành và có gì đó rất đặc biệt. Vì thế nên chúng em muốn tự mình hoàn thiện tất cả các khâu: từ phỏng vấn, chụp ảnh đến viết bài, thiết kế logo để triển lãm thực sự có cảm xúc chân thực nhất".

Hội xuân Vinschool 2017:

Cũng tại Hội Xuân Vinsers 2017, dưới sự cố vấn của Nhà thiết kế Đức Hùng, học sinh Vinschool đã dùng màu Acrylic để thiết kế họa tiết áo dài trên nền áo truyền thống. 15 chiếc áo dài có họa tiết đẹp nhất đã được trình diễn, bán để gây quỹ từ thiện.

Hội xuân Vinschool 2017:

Vốn có truyền thống say mê âm nhạc, trong không gian ngày hội này, các nhóm Du ca Vinsers còn biểu diễn các tiết mục âm nhạc đường phố để quyên góp tiền thực hiện dự án "Thư viện cho em" tại 3 điểm trường tại Dakrong, Quảng Trị. Tất cả những hoạt động thiện nguyện này đã nối dài dự án "Tôi Tử Tế" với hàng nghìn việc làm tử tế được học sinh toàn trường hưởng ứng và thực hiện trong suốt học kỳ qua.

Đây là lần thứ 3 Hội Xuân Vinsers 2017 được tổ chức, là hoạt động ý nghĩa mỗi dịp Tết đến xuân về, thể hiện sự nhất quán của Hệ thống Giáo dục Vinschool trong việc xây dựng cho học sinh tinh thần "Tự hào dân tộc-Sẵn sàng Hội nhập", vui Tết bốn phương, đón Tết cổ truyền.

Vinschool là hệ thống giáo dục phổ thông phi lợi nhuận, liên cấp từ Mầm non đến Trung học phổ thông do Tập đoàn Vingroup đầu tư phát triển. Điểm nổi bật trong chương trình giáo dục của Vinschool là triết lý giáo dục toàn diện, học sinh được học chương trình giáo dục "5 trong 1" với các cấu phần Văn hoá, Tiếng Anh, Nghệ thuật, Thể chất và Kỹ năng sống.

Hiện nay hệ thống giáo dục Vinschool đang có hơn 13.000 học sinh theo học. Tại đây, thông qua nhiều hoạt động, học sinh được chú trọng trang bị các kỹ năng tự học, kỹ năng tư duy, kỹ năng xã hội – những điều có thể giúp các em thành công ngay tại Việt Nam cũng như hội nhập với thế giới.

Minh Tuấn



Xem nguồn

Trường đại học đầu tiên xét tuyển môn Giáo dục công dân

Posted: 14 Jan 2017 03:00 AM PST


Theo đó, dự kiến năm 2017 trường có nhiều điểm mới trong công tác tuyển sinh. Ngòai 4 ngành truyền thống trường dự kiến tuyển ngành mới là ngành Luật Thương mại quốc tế.

Năm nay, trường ĐH Luật TPHCM sẽ xét tuyển kết hợp với kiểm tra năng lực như năm 2016

Năm nay, trường ĐH Luật TPHCM sẽ xét tuyển kết hợp với kiểm tra năng lực như năm 2016

Trường tuyển 3 tổ hợp mới, gồm: Văn, Sử và Ngoại ngữ (D14: tiếng Anh, D63: tiếng Nhật, D64: tiếng Pháp); Văn, Giáo dục công dân và Ngoại ngữ (D66: tiếng Anh, D69: tiếng Nhật, D70: tiếng Pháp); Toán, Giáo dục công dân và Ngoại ngữ (D84: tiếng Anh, D87: tiếng Pháp, D88: tiếng Nhật)

Năm 2017 cũng có thay đổi trong tỷ trọng từng chỉ tiêu xét tuyển. Cụ thể, điểm học bạ chiếm tỷ trọng 10%; điểm thi THPT quốc gia: chiếm tỷ trọng 50% và điểm của bài kiểm tra năng lực chiếm tỷ trọng 40%.

Thời gian công bố kết quả xét tuyển sơ bộ và số báo danh dự kiểm tra năng lực: 2 ngày kể từ khi kết thúc thời hạn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (rút ngắn 1 ngày so với năm 2016).

Ngành, mã ngành, tổ hợp các môn xét tuyển, chỉ tiêu tuyển sinh năm 2017 như sau:

Stt

Ngành

ngành

Các tổ hợp môn xét tuyển

(gồm Tổ hợp truyền thống và Tổ hợp mới)

Chỉ tiêu

(dự kiến)

1.

Luật

D380101

A, A1, C, D1,3,6, D14,63,64 , D66,69,70 , D84,87,88

2.

Luật Thương mại quốc tế

D110101

A1, D1,3,6, D14,63,64 , D66,69,70 , D84,87,88

100

3.

Quản trị kinh doanh

D340101

A, A1, D1,3,6, D66,69,70 , D84,87,88

100

4.

Quản trị – Luật

D110103

A, A1, D1,3,6, D66,69,70, D84,87,88

200

5.

Ngôn ngữ Anh (Chuyên ngành Anh văn pháp lý)

D220201

D1, D66 , D84

50

Phương thức xét tuyển và quy trình tuyển sinh năm 2017:

Trường ĐH Luật TPHCM xét tuyển kết hợp với kiểm tra năng lực. Theo đó, phương thức tuyển sinh được trường thực hiện qua 2 bước (bước 1: xét tuyển, bước 2: kiểm tra năng lực) với 3 tiêu chí (xét điểm học bạ, xét điểm kỳ thi THPT quốc gia và điểm của bài kiểm tra năng lực).

Căn cứ kết quả xét tuyển và điểm của bài kiểm tra năng lực, Trường sẽ định ra mức điểm chuẩn xét tuyển vào Trường theo từng ngành và từng Tổ hợp.

Quy trình tuyển sinh, gồm 2 bước:

Bước 1: Xét điểm trung bình của 3 môn thuộc tổ hợp các môn xét tuyển theo các khối thi truyền thống (Khối A, A1, C, D1,3,6) gồm: học bạ ở 6 học kỳ THPT (chiếm tỷ trọng 10%) và điểm thi THPT quốc gia năm 2017 (chiếm tỷ trọng 50%). Chỉ những thí sinh đạt yêu cầu xét tuyển mới được Trường thông báo tham gia làm bài kiểm tra năng lực ở bước 2.

Bước 2: Tổ chức kiểm tra đối với những thí sinh đã đạt yêu cầu xét tuyển tại bước 1. Nội dung kiểm tra gồm 4 nhóm kiến thức: Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; Kiến thức xã hội tổng hợp (gồm kiến thức phổ quát về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình, giới tính, lịch sử, địa lý, nông thôn; quan niệm của thí sinh về công bằng xã hội, quyền con người; đạo đức công dân); Kiến thức về pháp luật; và Tư duy logic, khả năng lập luận của thí sinh. Bài kiểm tra này chiếm tỷ trọng 40%new điểm trúng tuyển vào Trường.

Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến (online) hoặc trực tiếp tại trường.

Kiểm tra năng lực:

Kỳ đánh giá năng lực được thực hiện theo hình thức trắc nghiệm trên giấy. Nội dung: liên quan đến 4 nhóm kiến thức: Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; Kiến thức xã hội tổng hợp; Kiến thức về pháp luật; và Tư duy lôgic, khả năng lập luận. Điểm đánh giá: chiếm tỷ trọng 40% điểm trúng tuyển.

Lưu ý, nhà trường không tổ chức phỏng vấn trực tiếp thí sinh. Để làm bài kiểm tra, thí sinh không cần phải học thêm bất cứ môn học nào, nên sẽ không tạo áp lực gì cho thí sinh.

Trường chỉ xét trúng tuyển đối với những thí sinh có tham dự làm bài kiểm tra năng lực; và để có mặt trong buổi kiểm tra năng lực thí sinh phải đăng ký xét tuyển sơ bộ theo đúng thời gian quy định của nhà trường.

Lịch tuyển sinh

Thí sinh sẽ nộp lệ phí đăng ký xét tuyển: bắt đầu từ ngày 15/4/2017. Đăng ký xét tuyển: 10 ngày, kể từ khi Bộ GD-ĐT công bố kết quả thi THPT quốc gia.

Công bố kết quả xét tuyển sơ bộ và số báo danh dự kiểm tra năng lực: sau 2 ngày, kể từ khi kết thúc thời hạn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển.

Thời gian kiểm tra năng lực: sau 3 ngày, kể từ khi công bố kết quả xét tuyển sơ bộ;

Công bố kết quả kiểm tra năng lực và kết quả trúng tuyển: sau 2 ngày, kể từ khi tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực.

Lê Phương

(lephuong@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Học sinh Cơtu trổ tài thi nấu ăn chào mừng năm mới

Posted: 14 Jan 2017 02:17 AM PST


Đây là một trong những hoạt động nhằm gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào Cơtu, tạo không khí vui tươi phấn khởi cho các em sau những giờ học căng thẳng và cũng là sự kiện chào mừng năm mới 2017.

Hội thi được tổ chức ngay tại trường, đông đảo học sinh tham gia

Hội thi được tổ chức ngay tại trường, đông đảo học sinh tham gia

5 giờ sáng, dưới cái lạnh dưới độ 15 độ C ở miền núi Tây Giang, các giáo viên chủ nhiệm cùng với các học sinh tất bật chuẩn bị cho phần thi chế biến ẩm thực truyền thống Cơtu như gói bánh sừng trâu, nướng cơm lam, chế biến các món za rá, cá suối nướng ống, thịt rừng nướng xiêng, hông sả; rồi chuẩn bị cả rượu ba kích, rượu Tr'đin, đẳng sâm, rượu cần… Không khí chuẩn bị tất bật làm cho các em quên đi cái lạnh giá của mùa đông vùng miền núi.

Với đôi bàn tay khéo léo, các “nghệ nhân nhí” đã tạo ra những sản phẩm ẩm thực thơm ngon và vô cùng đẹp mắt với đủ các hương vị, gia vị của núi rừng. Mùi thơm của thịt nướng, cá nướng, cơm lam cứ quyện vào nhau tỏa mùi thơm ngào ngạt, quyến rũ khiến ai cũng thèm muốn được nếm thử.

Ớt, tiêu rừng, các loại rau rừng, cá khô là những vật liệu không thể thiếu để chuẩn bị nấu

Ớt, tiêu rừng, các loại rau rừng, cá khô là những vật liệu không thể thiếu để chuẩn bị nấu

Em Bling Kha Thị Huyền Giang (học sinh lớp 9/1) nói: "Để tham gia hội thi này, chúng em phải chuẩn bị cả tuần trước, như chặt ống nứa, bắt cá suối, lấy măng, cà tím, tiêu rừng… Phần lớn là nhờ cha mẹ chuẩn bị giúp, còn khâu chế biến chúng em tự làm lấy vì từ nhỏ chúng em đã được cha mẹ chỉ bảo, hướng dẫn rồi".

"Hôm nay, tham gia hội thi em vui lắm, vì tự tay em nấu được những món ăn truyền thống của cha ông mình để lại. Hội thi là dịp để chúng em trổ tài cũng như nhắc nhở giá trị xưa với mâm cơm truyền thống của ông bà", em Grang hồ hởi nói thêm.

Các em học sinh vui mừng với thành của của mình

Các em học sinh vui mừng với thành của của mình

11h trưa, các món ăn như cơm lam, sắn lam, bánh Acút, thịt nướng ống, món zơ rá… đã được bày ngay ngắn chờ ban giám khảo đến chấm chọn. Ban giám khảo đa số là những giáo viên người Cơtu.

Tiêu chuẩn chấm chọn đưa ra là phải ngon, đẹp và giữ được nét truyền thống. Cô giáo Bh’riu Thị Long – thành viên ban giám khảo cho biết, các món ăn của người Cơtu không cầu kỳ nhưng không phải ai cũng nấu được. Ví dụ để làm được một ống cơm lam, ống thịt nướng ngon phải chọn tre sao cho không cụt ngọn, tre không non quá cũng không già quá, vì già quá tre không có nước, cơm sẽ khô; còn non quá nuớc nhiều, cơm nhão.

Các món ăn được trung bày một cách đẹp mắt

Các món ăn được trung bày một cách đẹp mắt

Trước khi nấu cơm lam, đồng bào thường ngâm cho gạo mềm và sau đó cho vào từng ống một, lấy lá chuối non nút lại thật chặt và đặt trên bếp lửa đang cháy to. Ống nứa cần thường xuyên trở qua, trở lại từ lúc bắt đầu sôi lên đến khi chín dần đều. Hay món thịt rừng, cá suối không thể thiếu gia vi tiêu rừng, muối ớt…

Ngoài thi ẩm thực, các em còn tái hiện lễ cúng mừng lúa mới theo phong tục của đồng bào Cơtu kết hợp với múa cồng chiêng và các điệu tung tung za zá làm rộn rã, vang vọng khắp núi rừng Tây Giang. Vũ điệu tung tung za zá gắn bó lâu đời với đồng bào Cơtu, xuất hiện trong các lễ hội lớn của đồng bào nơi đây, không một người Cơtu nào xa lạ với điệu múa này. Nhìn những động tác vừa mạnh mẽ linh hoạt của người con trai hòa quyện với với bước chân uyển chuyển, đôi tay dịu dàng của người con gái trông thật đẹp mắt, thích thú.

​Đội múa tung tung za zá của nhà trường

​Đội múa tung tung za zá của nhà trường

Thầy giáo Alăng Diêu, Phó Hiệu trưởng Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở Tây Giang cho biết: "Lễ hội ăn mừng lúa mới là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực được nhà trường tổ chức hàng năm vào đúng dịp thu hoạch lúa trên rẫy của đồng bào Cơtu Tây Giang. Lễ hội góp phần gắn kết dân tộc Cơtu với các dân tộc khác, giúp các em có thêm niềm vui và vơi bớt nỗi nhớ nhà trong những ngày học tập ở trường. Đồng thời qua hoạt động này, nhắc nhở và giáo dục các em luôn có ý thức bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa đặc sắc của mình. Đây cũng là một hoạt động của năm trong chuỗi phong trào xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực".

C.Bính-Đ.Hiệp



Xem nguồn

Dôi dư gần 27.000, thiếu hơn 45.000 giáo viên

Posted: 14 Jan 2017 01:35 AM PST


 Tình trạng dôi dư, thiếu giáo viên xảy ra ở nhiều địa phương và có ở tất cả các cấp học mầm non, phổ thông. Số giáo viên ở hệ thống trường công lập trong cả nước dôi dư gần 27.000 người; trong khi đó vẫn thiếu hơn 45.000 người.

Đây là thông tin được đưa ra từ hội nghị sơ kết học kỳ 1 của các Sở GD-ĐT diễn ra sáng nay, 14/1 tại Hà Nội.

Giáo viên: Vừa thiếu, vừa thừa

Báo cáo sơ kết của Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ghi nhận những kết quả tích cực trong việc phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở nhiều địa phương. Bên cạnh đó, ngành giáo dục cũng nhìn nhận thẳng thắng những bất cập.

Dôi dư gần 27.000, thiếu hơn 45.000 giáo viên

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý các địa phương quan tâm tới công tác dự báo và tham mưu hiệu quả về chính sách giáo dục. Ảnh: Nguyễn Thảo

Đầu tiên, việc thi tuyển viên chức ngành giáo dục không bảo đảm đúng quy định, thậm chí còn có dấu hiệu tiêu cực; vấn đề ký hợp đồng và chấm dứt hợp đồng lao động với hàng loạt giáo viên; giáo viên đã được tuyển dụng nhưng đi làm một năm không được hưởng lương; vấn đề luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm; vấn đề đánh giá giáo viên… đã và đang gây nhiều bức xúc cho các thầy cô giáo và xã hội như ở Thanh Hóa, Nghệ An, Cà Mau.

Đáng lưu ý, tình trạng dôi dư, thiếu giáo viên xảy ra ở nhiều địa phương và có ở tất cả các cấp học mầm non, phổ thông. 

Một số tỉnh có số lượng dôi dư giáo viên cấp trung học cơ sở như: Thái Bình: 1.224, Phú Thọ: 1.191, Thanh Hóa: 2.188, Nghệ An: 1.742, Quảng Nam: 1.096; các tỉnh còn thiếu giáo viên mầm non như: Sơn La: 1.040, Bắc Giang: 1.921, Thái Bình: 1.500, Thanh Hóa: 1.405, Nghệ An: 3.328, TP.HCM: 1.195.

Trong khi đó, một số nơi lại thiếu – đặc biệt là tiểu học như Hà Nội (2.696), Sơn La (1.133), Gia Lai (1.196)..

Tính chung trong toàn quốc, tổng số giáo viên công lập dôi dư: 26.750 (trong đó, tiểu học: 3.194, trung học cơ sở: 21.005, trung học phổ thông: 2.551).

Tổng số giáo viên công lập còn thiếu: 45.058 (trong đó, mầm non: 32.641, tiểu học: 7.824, trung học cơ sở: 2.799, trung học phổ thông: 1.794).

Ông Trần Kim Tự, Cục trưởng Cục nhà giáo cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu, thừa cục bộ như: một số quy định trong tuyển dụng chưa phù hợp với thực tiễn; vấn đề phân cấp trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức ngành giáo dục cũng tạo ra nhiều bất cập, tiêu cực; việc điều động, luân chuyển công tác của viên chức giữa các trường còn gặp nhiều khó khăn do bố trí chuyên môn đào tạo chưa phù hợp với vị trí việc làm hoặc do chênh lệch về điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý giữa xã đặc biệt khó khăn và các xã khác; nhiều địa phương ký hợp đồng với giáo viên tràn lan, thiếu dự báo, quy hoạch tổng thể nhu cầu đội ngũ,v.v…

Mạng lưới trường lớp: Hơn 93% là trường công lập

Dôi dư gần 27.000, thiếu hơn 45.000 giáo viên

Các đại biểu tham dự hội nghị sơ kết học kỳ 1 năm học 2016 – 2017. Ảnh: Nguyễn Thảo

Quy hoạch mạng lưới trường lớp được đánh giá là một chỉ đạo “có đường nét” của Bộ GD-ĐT trong năm 2016. 

Theo báo cáo của Vụ Kế hoạch – Tài chính, mạng lưới cơ sở giáo dục trong năm 2016 tăng nhẹ (0,8%) về số lượng so với năm 2015, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng. Trong đó, số lượng cơ sở giáo dục tăng tập trung vào giáo dục mầm non với mức tăng là 1,8% do nhiều địa phương tăng cường cơ sở trường lớp học đáp ứng việc phổ cập 5 tuổi. Giáo dục phổ thông tiếp tục giữ vững về số lượng và đi vào ổn định. 

Đối với các bậc học khác, năm 2016 không có sự khác biệt về số lượng cơ sở đặc biệt là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, đây là năm đầu tiên số lượng cơ sở đào tạo được giữ ổn định phù hợp với định hướng hạn chế thành lập mới cơ sở đào tạo của Bộ.

Mạng lưới cơ sở phổ thông dân tộc nội trú có sự tăng nhẹ nhằm nâng cao trình độ đào tạo và phát triển giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số thông qua thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, trường dự bị đại học; mạng lưới cơ sở đào tạo từng bước đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Tuy nhiên vẫn còn những bất cập như: Mạng lưới cơ sở giáo dục công lập là chủ yếu (chiếm 93,6%); tỷ lệ các trường ngoài công lập có xu hướng giảm dần trong 10 năm trở lại đây, làm tăng nặng đầu tư cho ngân sách nhà nước. Tình trạng thiếu đất cho xây dựng, mở rộng trường học tại các đô thị; trong khi đó một số chính sách khuyến khích về đất đai không được thực hiện trong thực tế, do quy hoạch giáo dục không được gắn với các quy hoạch khác.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nêu những vấn đề khúc mắc từ cơ sở và đề xuất giải pháp giải quyết. VietNamNet sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.

Hạ Anh – Nguyễn Thảo



Xem nguồn

Điều chuyển giáo viên, người vui vẻ chấp nhận, kẻ nhất quyết không đi

Posted: 14 Jan 2017 12:53 AM PST


LTS: Việc điều chuyển những giáo viên dư thừa chuyển sang trường khác hoặc chuyển xuống dạy ở bậc học thấp hơn trong thực tế đang gặp nhiều khó khăn.

Tác giả Sông Trà phản ánh những phức tạp và khó khăn từ việc tiếp nhận điều chuyển của cá nhân giáo viên cũng như bài toán đào tạo lại cho những giáo viên tiếp nhận công tác mới.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Năm ngoái, theo yêu cầu của cấp trên, trường tôi thuộc diện phải làm danh sách điều chuyển giáo viên vì giáo viên dôi dư nhiều đến mười mấy người. 

Giáo viên thuộc các nhóm, tổ chuyên môn có dôi dư thì lo lắng, bất an, chạy đi hỏi han đủ chỗ. 

Ban Giám hiệu chúng tôi thì đau đầu, căng thẳng trong bàn bạc, tìm tòi các phương án, tiêu chuẩn phù hợp nhất. 

Họp hành, bàn thảo triền miên cả tháng trời, cuối cùng trường chúng tôi cũng thống nhất được phương án, các tiêu chuẩn để đánh giá, quy ra điểm số, xếp hạng. 

Việc điều chuyển giáo viên, người vui vẻ chấp nhận, người nhất quyết không chịu đi. (Ảnh minh họa, nguồn: Vietnamnet.vn)

Chúng tôi được biết, một số trường bạn còn gặp khó khăn hơn nhiều so với trường tôi trong việc xét điều chuyển giáo viên. 

Thầy cô giáo thì mỗi người ý, còn lãnh đạo nhà trường thì loay loay, lúng túng, không thống nhất được trong một thời gian khá dài. 

Danh sách giáo viên dôi dư được gửi lên từ năm ngoái nhưng do các trường trung học phổ thông toàn tỉnh đều trong tình trạng dư thừa cả nên cấp trên cũng chưa thể sắp xếp, điều chuyển được trường hợp nào.

Cách đây mấy năm, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi từng làm việc điều chuyển, sắp xếp, cân đối lại giáo viên bậc tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố. 

Có giáo viên thì vui vẻ đi đến trường mới, có giáo viên thì giãy nảy không chịu đi, nhà trường, tổ chức phải vận động, nói to, nói nhỏ hết lời mới thông suốt. 

"Trường mới cách xa nhà so với trường cũ chỉ chưa đầy 1 cây số trên cùng một địa bàn thành phố, giao thông đi lại thuận tiện, thế mà một số cô giáo chạy tới chạy lui nhà tôi nhiều lần, khóc lóc, kể lể khó khăn đủ thứ làm tôi thật sự buồn lòng về tư tưởng nặng nề chuyện đi – ở của họ". 

Một vị lãnh đạo thành phố Quảng Ngãi từng chia sẻ như thế tại hội nghị tổng kết ngành giáo dục toàn thành phố Quảng Ngãi. 

Nhiều địa phương, trường học trong cả nước đã không ít lần làm công tác điều chuyển, bố trí lại giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. 

Bộ đề nghị đào tạo lại giáo viên được điều chuyển dạy mầm non và tiểu học

Có những nơi làm không tốt, thiếu công bằng dẫn đến chuyện thưa kiện kéo dài, báo chí phản ánh qua nhiều vụ việc. 

Công tác tổ chức cán bộ, công chức, viên chức luôn luôn là vấn về nan giải, phức tạp, vì đụng chạm đến lợi ích sát thực của từng cá nhân con người. 

Tất cả thầy, cô giáo đều mong muốn có chỗ làm việc, trường lớp ổn định, thuận tiện cho gia đình mình. 

Có nhiều giáo viên gắn bó cả đời dạy học với một ngôi trường và không có tư tưởng "xê dịch" đi đến trường khác.

Nhưng trước thực trạng trường, lớp giáo viên thừa – thiếu cục bộ (do sĩ số học sinh thay đổi, công tác dự báo, quy hoạch, sử dụng giáo viên thiếu hợp lý) ở nhiều nơi thì buộc cấp trên, nhà trường phải tính toán, sắp xếp lại cho hợp lý. 

Để việc làm điều chuyển giáo viên được thuận lợi, hợp tình, hợp lý, các giáo viên đi đến trường khác thoải mái, nhẹ nhàng, thông suốt về tư tưởng, các Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo và lãnh đạo nhà trường cần làm tốt công tác tư tưởng, tuyên truyền.

Ngoài ra, các văn bản quy định tiêu chuẩn cần cụ thể, rõ ràng, công khai. Các Sở, Phòng cũng cần họp bàn, soi xét mọi trường hợp một cách kỹ lưỡng, công tâm, nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của mọi người. 

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn đề nghị Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp thực hiện rà soát, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông được điều chuyển dạy mầm non và tiểu học trong thời gian tới. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, thời gian qua vẫn còn một số địa phương làm chưa tốt công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, gắn đào tạo, bồi dưỡng với tuyển dụng và bố trí, sử dụng. 

Việc này dẫn đến tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ, thừa giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông nhưng thiếu giáo viên mầm non, tiểu học. 

Một số địa phương đã điều chuyển giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông dạy tiểu học và mầm non khi chưa được đào tạo, bồi dưỡng đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học theo quy định làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. 

Nhằm khắc phục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp đẩy mạnh công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp, gắn với quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên các cấp học phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương. 

Như vậy, thời gian tới đây, công tác điều chuyển 40.000 giáo viên dư thừa ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông xuống dạy bậc mầm non trên vi phạm cả nước được xem là một nhiệm vụ khá nặng nề, tốn nhiều thời gian, công sức… của ngành giáo dục.



Xem nguồn

Ngoại trưởng John Kerry: “Một nơi tuyệt vời để chúng ta suy nghĩ về tương lai”

Posted: 14 Jan 2017 12:11 AM PST


PGS.TS Đỗ Văn Dũng (phải) - Hiệu trưởng HCMUTE - chào đón Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái)PGS.TS Đỗ Văn Dũng (phải) – Hiệu trưởng HCMUTE – chào đón Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái)

"Tôi đứng đây ngày hôm nay, trước mặt tôi hầu hết là các bạn trẻ, những người sinh ra rất lâu sau cuộc chiến tranh. Chúng ta đã đi rất xa kể từ ngày đó, nhưng thành quả ngày hôm nay không phải tự động có mà thông qua công sức và tầm nhìn của rất nhiều người", Ngoại trưởng Kerry nói.



Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại hội trường HCMUTE 

Ngoại trưởng Mỹ cũng chia sẻ sự cảm động khi được phát biểu tại một nơi đầy ý nghĩa: Hội trường của Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật TPHCM. 50 năm trước, tiền thân ngôi trường này được xây dựng nhờ một dự án của Chính phủ Mỹ. 

"Một nơi tuyệt vời để chúng ta suy nghĩ về tương lai" – Ngoại trưởng John Kerry  cho biết – "Đây là một nơi tuyệt vời để suy nghĩ về quan hệ song phương. Tôi tin rằng ý chí trẻ trung trong căn phòng này sẽ biến mái tóc bạc của tôi trở thành màu nâu một lần nữa".



Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tham quan một số c sở vật chất tại HCMUTE 

Mở đầu cuộc gặp, thay mặt lãnh đạo nhà trường, ông Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng HCMUTE – khẳng định việc được đón tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry là vinh dự của nhà trường. Đồng thời, ông nhấn mạnh mối quan hệ tốt giữa Việt Nam và Mỹ là một trong cơ sở giúp trường tiếp tục xây dựng và phát triển.



 Quang cảnh diễn ra buổi nói chuyện của Ngoại trưởng John Kerry

Cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của lãnh đạo thành phố và người dân TPHCM trong chuyến thăm lần này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry  chia sẻ ông rất ngạc nhiên trước sự thay da đổi thịt của đất nước và con người nơi đây mỗi khi ông có dịp quay trở lại. 

Ông Kerry chân thành nói: "Đây là chuyến thăm Việt Nam và Đông Nam Á cuối cùng của tôi với tư cách Ngoại trưởng. Nhưng tôi cam kết sẽ quay lại với tư cách một công dân bình thường để khẳng định sự gần gũi giữa hai đất nước chúng ta".



 Sinh viên HCMUTE tham gia buổi nói chuyện của Ngoại trưởng John Kerry

Ông Kerry đã kết lại bài phát biểu của mình về quan hệ Việt – Mỹ bằng một câu tiếng Việt “Hẹn gặp lại!”.

Cũng trong chiều tối 13/1, ông Kerry có buổi hội kiến với lãnh đạo TPHCM. Sau đó sẽ ghé thăm  Đồng bằng sông Cửu Long để thảo luận với các chuyên gia  địa phương về vấn đề môi trường, sự phối hợp phát triển năng lượng thay thế và cơ sở hạ tầng bền vững, quản lý nước và hệ  sinh thái một cách thông minh.

Từ khi giữ chức ngoại trưởng trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Barack Obama, ông Kerry đã nhiều lần đến thăm Việt Nam. Hồi tháng 5/2016, ông Kerry tháp tùng Tổng thống Barack Obama trong chuyến công du ba ngày ở Việt Nam.



Xem nguồn

Công khai chuẩn đầu ra, tránh đánh lừa xã hội

Posted: 13 Jan 2017 11:29 PM PST


Chuẩn đầu ra là một vấn đề được rất nhiều chuyên gia, lãnh đạo các trường Đại học quan tâm và góp ý tại hội nghị "nâng cao chất lượng giáo dục Đại học" do Bộ GĐ&ĐT tổ chức tại Đà Nẵng mới đây.

Các trường đang đánh lừa xã hội

Phát biểu trước gần 300 lãnh đạo các trường đại học trên toàn quốc, GS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, hiện nay đang có thực trạng hầu như các trường có chuẩn đầu ra giống hệt nhau.

GS.TS Mai Hồng Quỳ – Hiệu trưởng trường Đại học Luật TP.HCM (người đứng) cho rằng không thể cào bằng chuẩn đầu ra của tất cả các nghành nghề. Ảnh: An Nguyên

"Cái chuẩn đầu ra là cái tuyên ngôn của trường với xã hội mà trường nào cũng giống trường nào".

Cũng theo thầy Minh, điều này là không thể chấp nhận được và phải có cơ chế quản lý thật chặt chẽ để đảm bảo tính chính xác và minh bạch.

Đại học tự chủ: Giải trình và chịu trách nhiệm với xã hội như thế nào?

Đồng quan điểm, GS.TS. Đặng Kim Vui – Giám đốc Đại học Thái Nguyên cũng cho rằng, các trường phải minh bạch thông tin đối với xã hội trong vấn đề "3 công khai".

Còn các cơ quan quản lý thì phải kiểm tra thật gắt gao vấn đề "3 công khai" này nhằm đảm bảo sự minh bạch và tránh gian dối.

"Tôi cho rằng, cái 3 công khai trên website của các trường là rất đẹp nhưng đi vào thực tế thì không phải như vậy".

GS. Vui cho rằng, đây là một sự gian dối và các trường đang "đánh lừa xã hội".

Trường nào không công khai Bộ sẽ công khai

Trong vấn đề này, Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phê phán, "gần 300 trường đại học, Bộ không thể đi hết được. Ba công khai đưa lên rất lóng lánh, làm sao Bộ quản hết được".

Bộ trưởng Nhạ cho rằng, việc minh bạch ba công khai sẽ là cơ sở để các trường phát triển chất lượng bền vững lâu dài, chứ không phải là để giấu giếm.

Từ đó, ông yêu cầu các trường phải nâng cao ý thức trách nhiệm với xã hội và cái tâm để công khai minh bạch và chính xác.

"Tôi muốn các đồng chí phải chủ động để chuẩn về quy mô. Bộ tăng cường quản lý sự minh bạch, đưa ra quy chuẩn, tiêu chuẩn cụ thể.

Chuẩn đầu ra của các trường đại học chỉ để đối phó?

Ba công khai tới đây chúng ta không quá cầu toàn nhưng Bộ sẽ tập trung một số yếu tố chẳng hạn như: đội ngũ là công khai rất chính xác, cơ sở vật chất cũng công khai" ông Nhạ nói.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng đặc biệt lưu ý them: "Tôi yêu cầu các trường dù đúng hay chưa đúng (vì còn phải kiểm định chất lượng mới biết) nhưng khi Bộ yêu cầu công khai thì phải thực hiện.

Còn trường nào không công khai thì tôi sẽ chỉ đạo bộ phận quản lý chất lượng công khai cho xã hội biết trường đấy. Như vậy, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của Trường đó.

Tôi chỉ cần công khai là trường này tỷ lệ giáo viên rất ít và tiến sĩ rất dỏm. Trong khi đấy thì tuyển sinh rất nhiều.

Lúc đó, học sinh vào rồi nhưng rút ra đấy. Không thể vơ đến tận cùng. Chúng ta phải công khai" Bộ trưởng nói.

Không thể cào bằng chuẩn đầu ra

Liên quan đến chuẩn đầu ra, GS.TS Mai Hồng Quỳ – Hiệu trưởng trường Đại học Luật TP.HCM phân tích, chúng ta không thể cào bằng chuẩn đầu ra của tất cả các ngành nghề.

Gs Nguyễn Minh Thuyết đề xuất 7 giải pháp đổi mới Giáo dục

Bởi mỗi ngành nghề có một đặc thù riêng. Và mỗi đặc thù đó được thể hiện ở hiệp hội các nghành nghề ấy.

Từ đó, GS.Quỳ kiến nghị: "Trong kiểm định, tôi cho rằng rất cần thiết có sự tham gia bắt buộc của các hiệp hội. Chúng ta phải đặt hàng họ để họ cho chúng ta cái chuẩn đầu ra.

Hiện nay các trường đại học tự mình làm chuẩn đầu ra. Nhưng thật ra hiệp hội nghành nghề là những người họ biết về cái nghề này rõ nhất.

Ví dụ như ở Mỹ: riêng vấn đề hành nghề Luật thì Hiệp hội luật sư Hoa Kỳ nó đóng vai trò quyết định và nó làm tất cả vấn đề này.

Cứ 7 năm 1 lần là nó làm kiểm định. Tính chất của cuộc kiểm định là công khai, minh bạch đối với cơ sở đào tạo Luật".

Có chung quan điểm, GS.Vui nhận xét, hiện nay các trường Đại học có làm chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra nhưng chưa có sự sâu sát, đúng bài bản.

"Phải xem tiêu chuẩn đánh giá của nước ngoài người ta yêu cầu chương trình đánh giá như thế nào?

Giáo viên tham gia, sinh viên tham gia, doanh nghiệp tham gia. Làm chương trình này rất phức tạp.

Nhưng có một số trường hiện nay chưa quan tâm tới. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chỉ mang tính hình thức nên nó không phù hợp với chương trình ở ngoài.

Cái chuẩn đầu ra nhiều khi nhà trường làm cao quá so với thực tế hoặc làm thấp quá" GS.Vui nói.

 



Xem nguồn

Comments