Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Kiến nghị bí thư đảng ủy làm chủ tịch hội đồng trường đại học

Posted: 13 Jan 2017 08:35 AM PST


 Hầu hết các ý kiến đều thống nhất rằng, cần có cơ chế phân định rõ trách nhiệm giữa bí thư đảng ủy, hiệu trưởng và chủ tịch hội đồng trường.


Kiến nghị bí thư đảng ủy làm chủ tịch hội đồng trường đại học
Việc thành lập hội đồng trường nhiều nơi chưa thực hiện và vẫn còn mang tính hình thức. Ảnh minh họa.

Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy, trong số 36 trường ĐH công lập trực thuộc Bộ thì tới nay chỉ có 19 trường thành lập được hội đồng trường. 5 trường khác đang trong quá trình nộp danh sách và phê duyệt. Còn tới 11 trường chưa hề có báo cáo về việc thành lập hội đồng trường.

Nhận xét về thực tế này, ông Trần Văn Thức, Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cho rằng, việc thành nếu như tốt đúng như quy định thì nhiều trường đã thành lập rồi.

Vì sao việc thành lập hội đồng trường chưa được triển khai như mong muốn. Chắc chắn là việc đó có cái làm khó cho các trường ĐH. Còn nếu mà làm hình thức thì không nên. Do đó, chúng tôi kiến nghị Bộ nên có cách làm sao đó cho hiệu quả hơn” – ông Thức đề xuất.

Ông Phạm Văn Cương, Hiệu trưởng Trường ĐH Hải Phòng cho rằng, hiện nay, Điều lệ trường ĐH cũng như Luật Giáo dục đại học đều quy định rất rõ là trường ĐH phải có hội đồng trường. Tuy nhiên, theo dõi trong danh sách Bộ thống kê thì có rất ít các trường của Bộ GD ĐT có tổ chức này.

“Như vậy khâu thực thi pháp luật của chúng ta là có vấn đề” – ông Cương nói.

Phân tích nguyên nhân, ông Cương cho rằng, việc thực hiện theo đúng các quy định về hội đồng trường là khó khăn vì trên thực tế, hội đồng trường không có quyền nhiều. Đây chính là lý do rất nhiều trường không tổ chức hội đồng trường.

Đề xuất giải pháp, ông Trương Tiến Tùng, Viện trưởng Viện ĐH Mở Hà Nội cho rằng, nên có quy định rõ về mối quan hệ giữa 3 đơn vị trong trường ĐH là Đảng ủy, hội đồng trường và ban giám hiệu để tạo hành lang pháp lý cho các đơn vị hoạt động.

Ông Tùng chia sẻ, ở Viện ĐH Mở Hà Nội có mô hình mà ít trường có đó là bí thư đảng ủy chính là chủ tịch hội đồng trường. Vì thế, bí thư Đảng ủy ra nghị quyết, viện trưởng chỉ thực hiện và sau đó, bí thư Đảng ủy là chủ tịch hội đồng trường cũng thực hiện giám sát hoạt động của ban giám hiệu luôn nên khá thuận lợi.

Theo ông Tùng, tính theo pháp quyền trong nhà trường thì hội đồng trường sẽ là đơn vị hoạch định chiến lược, trả lời cho câu hỏi làm gì. Còn ban giám hiệu trả lời cho câu hỏi làm như thế nào thông qua các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

Thông qua mô hình của mình, chúng tôi cũng muốn đề xuất cách làm thế nào đó cho rõ ràng hơn mối quan hệ giữa ban giám hiệu và hội đồng trường. Hiện nay quan hệ này trong các trường công lập còn rất lùng nhùng và nhiều khi rất khó” – ông Tùng đề xuất.

Bày tỏ sự “tâm đắc” với ý kiến của ông Tùng, ông Phạm Văn Cương cho rằng, cần thiết phải có một cơ chế để chủ tịch hội đồng trường phải là bí thư đảng ủy hoặc bí thư đảng ủy phải kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng trường.

Bên cạnh đó, các thành viên của hội đồng trường phải được bầu từ tất cả các giảng viên, công nhân viên để hội đồng trường có thể là đại diện của toàn bộ trường ra quyết nghị về chiến lược phát triển nhà trường.

Chỉ khi đó chủ tịch hội đồng trường mới thực sự” – ông Cương nói.

Ông Cương cho rằng, cần phải coi hội đồng trường giống như hội đồng nhân dân các cấp và phải có các văn bản pháp luật quy định rõ điều này, từ đó mới có thể nâng cao vị thế của hội đồng trường một cách thực chất và tất cả các trường mới có hội đồng trường.

Trước đó, tại phiên thảo luận tại Hội nghị quốc tế Việt Nam học hồi giữa tháng 12/2016, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đề xuất xem xét mô hình kết hợp giữa thường vụ đảng ủy với hội đồng trường nhằm tăng tính thực quyền của hội đồng trường, giúp hội đồng trường phát huy đúng vai trò của mình.

Lê Văn



Xem nguồn

"Làm thế nào để học sinh Việt Nam không chán học?"

Posted: 13 Jan 2017 07:51 AM PST


 – Đó là một câu hỏi mà một chuyên gia về tâm lí giáo dục đặt cho bà Riikka Hassi, chuyên gia đến từ Phần Lan tại cuộc tọa đàm “Việt Nam học được gì từ giáo dục Phần Lan” diễn ra sáng nay, 13/1.

Vị chuyên gia này cho biết, trong quá trình làm việc, ông đã tiếp nhận điều trị nhiều sinh viên thuộc trường tốp của Hà Nội thậm chí cả học sinh từ nước Mỹ do áp lực học tập quá lớn.

Đặt câu hỏi cho diễn giả, vị này mong muốn bà Riikka chia sẻ kinh nghiệm hay thậm chí bí quyết nào đó từ nền giáo dục Phần Lan, một nền giáo dục vốn được coi là hàng đầu thế giới cách thức để giảm áp lực học hành đối với học sinh.

Làm thế nào để học sinh của chúng tôi không chán học?” – vị này đặt câu hỏi.

Trong bài trình bày của mình, bà Riikka cho biết, Phần Lan hướng đến một hệt thống trường học thúc đẩy bình đẳng với triết lý “không có đứa trẻ nào bị bỏ lại phía sau”.

Không có sự xếp hạng, so sánh và không cạnh tranh giữa các học sinh, trường học hay địa phương. Tất cả các em đều được hưởng nền giáo dục miễn phí.

Bà Riikka cũng cho biết, một “nghịch lý” trong giáo dục Phần Lan chính là học ít giờ đi nhưng chất lượng, kiến thức của học sinh lại tăng lên.

'Làm thế nào để học sinh Việt Nam không chán học?'
Các khách mời tham dự tọa đàm (từ phải qua): Ông Trịnh Minh Giang, bà Riikka Hassi, ông Lê Phước Minh, ông Đặng Minh Tuấn. Ảnh: Thùy Linh.

Trên thực tế, việc giảm giờ học của học sinh sẽ giúp giáo viên có nhiều thời gian soạn bài, soạn giáo án, thời gian tương tác với học sinh, phụ huynh hơn” – bà Riikka chia sẻ.

Theo bà Riikka, ở Phần Lan, các học sinh sẽ không được kiểm tra quá nhiều bằng các bài test (kiểm tra). Trên thực tế, học sinh Phần Lan chỉ phải thực hiện 1 bài kiểm tra tiêu chuẩn trong suốt quá trình học tiểu học và trung học và cuối cùng là một bài kiểm tra quốc gia để vào ĐH.

Tuy vậy, học sinh Phần Lan lại được đánh giá rất nhiều trong suốt quá trình học thông qua các bài kiểm tra tính cách, dự định tương lai…

Chúng tôi tạo sự bình đẳng nhưng khuyến khích sự đa dạng bởi nếu không có sự đa dạng thì sẽ không tận dụng được thế mạnh và tài năng của các em” – chuyên gia đến từ Phần Lan khẳng định.

Bên cạnh đó, theo bà Riikka, các trường học Phần Lan tập trung vào sự phát triển toàn diện và xem thời gian vui chơi giải trí là một phần quan trọng trong sự phát triển con người.

Không giống các nước tập trung vào một số môn học cốt lõi, Phần Lan tập trung phát triển toàn diện cho học sinh. Ngoài các môn học, học sinh còn được học âm nhạc, hội họa, các hoạt động ngoại khóa…

Sau mỗi tiết học, học sinh có 15 phút giải lao ngoài trời. Một học kỳ ở đây cũng ngắn hơn và các trường tiểu học cho học sinh rất ít bài tập về nhà.

Trả lời trực tiếp vào câu hỏi, bà Riika cho biết, để quá trình dạy và học thành công thì ngoài việc truyền thụ kiến thức, cũng phải giúp các em cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ trong quá trình học tập tránh những sức ép quá lớn, dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Từ đó, bà Riikka cho rằng, cần chú ý đặc biệt tới các hoạt động giáo dục thể chất cũng như hoạt động giao lưu xã hội giúp các học sinh đỡ gánh nặng căng thẳng, tạo sự cân bằng trong cuộc sống của các em.

Giáo viên là nền tảng của giáo dục

Chia sẻ tại hội thảo, bà Riikka cũng cho biết, giáo viên chính là nền tảng của giáo dục Phần Lan. Nghề dạy học là một nghề có thanh thế ở Phần Lan và nhiều người trẻ mong muốn trở thành giáo viên. Chính vì vậy, nghề giáo viên không hề dễ được tuyển chọn và thời gian đào tạo khá dài ở cấp đại học.

Ông Trịnh Minh Giang, Giám đốc điều hành Trường Phổ thông liên cấp Alfred Nobel chia sẻ rằng, ngoài mức lương cao hơn các nghề khác thì nghề giáo viên ở Phần Lan rất danh gái.

Một cuộc khảo sát thực hiện tại Phần Lan cho thấy, hầu hết đàn ông tại quốc gia này đều mong muốn lấy vợ là giáo viên. Trong khi đó, đối với phụ nữ, giáo viên cũng xếp vị trí thứ 2 trong đối tượng họ mong muốn lấy làm chồng.

Điều đó cho thấy giáo viên được coi trọng ở Phần Lan như thế nào” – ông Giang nói.

Điều đáng chú ý là ngoài mức lương cao, điều kiện làm việc tốt và được xã hội trân trọng, giáo viên ở Phần Lan còn được trao quyền tự quyết, cho phép học điều chỉnh chương trình giảng dạy cho phù hợp với nhu cầu và thế mạnh của từng học sinh của mình.

Theo số liệu thống kê của OECD, giờ dạy trung bình của giáo viên trung học ở Phần Lan chỉ bằng một nửa so với giáo viên Mỹ. Điều này giúp cho các giáo viên có thể dành nhiều thời gian hơn trong việc lên kế hoạch giảng dạy cùng với các đồng nghiệp, chia sẻ ý tưởng và phương pháp dạy học tốt nhất.

Từ kinh nghiệm của Phần Lan, một đại biểu đã chia sẻ quan điểm của mình về chính sách thu hút người tài cho giáo dục của Việt Nam. Vị này cho biết, ông vốn là một tiến sĩ được đào tạo từ nước ngoài về và đã tham gia giảng dạy ở một trường ĐH của Việt Nam nhưng sau 1 năm thì quyết định bỏ việc vì mức lương quá thấp.

Từ đó, vị này cho rằng, chính sách thu hút người tài cho giáo dục của Việt Nam chưa tốt. “Đáng lẽ cái cây càng non thì chúng ta càng phải đầu tư chăm sóc nhưng đằng này lại không” – vị này khẳng định. Do vậy, vị tiến sĩ này cho rằng, để cải cách nền giáo dục trước hết cần phải có cơ chế để thu hút người tài vào phục vụ cho ngành giáo dục.

Không đồng tình với quan điểm này, thạc sĩ Đặng Minh Tuấn, người điều phối cuộc tọa đàm chia sẻ rằng, bản thân anh hiện nay vẫn đang là một giáo viên dạy hợp đồng tại một trường THPT tại Hà Nội song anh vẫn cảm thấy rất vui vẻ vì anh yêu công việc của mình.

Trong khi đó, ông Lê Phước Minh, Phó Giám đốc Học viện quản lý giáo dục thì cho rằng, thực tế nghề giáo viên ở Phần Lan mức lương cao hơn nhưng không hẳn là vượt trội so với các nghề khác. Do đó, lương không phải là vấn đề quan trọng nhất.

Ông Minh cho rằng, vấn đề quan trọng chính là làm sao xã hội tạo ra sự công bằng để những ai thành công thì phải dựa trên sự xuất sắc của cá nhân họ.

Tôi ngẫm lại ở Việt Nam có quá nhiều sinh viên tốt nghiệp thành công nhưng không dựa trên sự xuất sắc, dường như họ dựa trên sự may mắn nào đó, một điều gì đó rất khó lý giải” – ông Minh nói.

Ông Minh cũng cho rằng, đây chính là một trong những cản trở lớn khi chúng chúng ta học tập và áp dụng các mô hình giáo dục của những nền giáo dục tiên tiến của thế giới.

Lê Văn



Xem nguồn

Ngoại trưởng Mỹ John F. Kerry: Việt Nam là một đất nước rất coi trọng học tập!

Posted: 13 Jan 2017 07:08 AM PST


Buổi nói chuyện của Ngoại trưởng John F.Kerry kéo dài 40 phút nói về mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.

Trong buổi nói chuyện, nói về giáo dục, Ngoại trưởng John F.Kerry cho rằng đầu tư giáo dục chính là sự đầu tư thông minh nhất để giúp thế hệ sau. Do đó ông rất ủng hộ việc thành lập ĐH Fulbright của Việt Nam tại TPHCM.

“Việt Nam là một đất nước rất coi trọng học tập, đây là giá trị truyền thống của Việt Nam. Sinh viên Việt Nam lạc quan, hăng hái, phát huy hết tài năng và có khả năng nhìn ra bên ngoài, không hướng nội” – ông F.Kerry cho nhấn mạnh.

"Tôi nhấn mạnh sự tin tưởng của tôi rằng ĐH Fulbright của Việt Nam sẽ trở thành trường ĐH thật tuyệt vời, một trung tâm tiêu chuẩn quốc tế có tự do học thuật, minh bạch, sẽ nhận rất nhiều sinh viên không phân biệt giàu nghèo. Nhưng nó cũng sẽ bảo tồn nền văn hóa Việt Nam", ông F.Kerry nói.

Ngoại trưởng Mỹ cũng cho biết, trước buổi nói chuyện ông đã chuyển ý định thư cho lãnh đạo trường ĐH Fulbright của Việt Nam để tài trợ xây dựng khu trường này dự kiến trong năm nay.

Hồng Phúc – sinh viên năm nhất Khoa Cơ khí chế tạo máy (hệ chất lượng cao) chia sẻ rằng: "Em bất ngờ vì lần đầu tiên được chọn tham gia đón một nhân vật lớn như ông John Kerry. Em cảm thấy được vinh dự học tại hội trường có lịch sử đặc biệt. Trường vừa sửa lại rất đẹp với những trang bị hiện đại. Nếu có cơ hội, em muốn được trực tiếp trao đổi bằng tiếng Anh với ngài John F.Kerry”.

Còn Nguyễn Trung Kiên – sinh viên năm 3 khoa Kinh tế cũng cho biết rất bất ngờ vì cách đây 2 ngày được chọn tham dự chương trình đón tiếp này. Sự kiện này đúng dịp sắp tết nên em cảm thấy rất vui và phấn khởi.

Kiên chia sẻ: "Em cũng quan tâm thời sự và biết chút về ông John Kerry như trước đây là thượng nghị sĩ và hiện tại là Ngoại trưởng Mỹ. Ông trước đây từng tham chiến tại Việt Nam nhưng thời gian qua đã có nhiều đóng góp cho việc bình thường hoá giữa hai nước. Nếu được đối thoại, em muốn hỏi ông Kerry về những vấn đề nhân quyền ở các nước như Syria… Bên cạnh đó, em cũng rất quan tâm đến việc Mỹ sắp thay đổi Tổng thống, liệu sắp tới những hiệp ước, bộ luật của Mỹ có thay đổi và ảnh hưởng đến sinh viên các nước trong đó có Việt Nam như thế nào".


Sinh viên trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM háo hức chờ buổi nói chuyện của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

Sinh viên trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM háo hức chờ buổi nói chuyện của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

Chia sẻ thêm về buổi nói chuyện của ông John F.Kerry tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM vào chiều nay, PGS.TS Đỗ Văn Dũng – hiệu trưởng nhà trường cho biết "Sở dĩ ngoại trưởng Mỹ đến thăm trường lần này bởi một số lí do. Trong đó, một phần cơ sở vật chất của trường hiện nay sử dụng được xây dựng nhờ một dự án của Chính phủ Mỹ cách đây 50 năm.

Từ năm 1967-1970, nhờ dự án này thì cơ sở vật chất được xây dựng và sau đó trường được nâng cấp thành trường ĐH Giáo dục theo mô hình của Mỹ. Đó là tiền thân của trường Sư phạm Kỹ thuật ngày nay. Đặc biệt, chiều nay ông Kerry sẽ đứng phát biểu ngay chính hội trường được phía Mỹ xây dựng cách đây 50 năm.

Đồng thời, phía Mỹ cũng xem xét lại hội trường này để đánh giá đây là một trong những hội trường đẹp nhất trong các trường ĐH ở Việt Nam", ông Dũng cho biết.

Bên cạnh đó, ông Dũng cũng lí giải thêm vì sao ông Jonh Kerry đến trường dịp này. "Những năm gần đây trường áp dụng mô hình giáo dục ĐH Mỹ và có những bước tiến đáng kể. Trường đã có nhiều hợp tác với các công ty của Mỹ như GE, Intel, Rockwell Automation…tạo ra một cuộc cách mạng trong dạy và học, cung cấp nguồn lực tốt cho nhiều doanh nghiệp Mỹ", ông Dũng chia sẻ.

OPIC và ngoại trưởng Mỹ John F.Kerry trao ý định thư cho đại học Fulbright Việt Nam

Tại TP.HCM, ngoại trưởng Mỹ John F.Kerry cùng với Tổ chức Đầu tư Tư nhân Hải ngoại (viết tắt là OPIC), một định chế tài chính phát triển của Chính phủ Mỹ, hôm nay đã trao ý định thư cho trường Đại học Fulbright Việt Nam, trong đó bày tỏ mong muốn tài trợ cho việc thiết kế và xây dựng khuôn viên chính của trường tại TP. Hồ Chí Minh. Dự án sẽ hỗ trợ các chương trình đào tạo học thuật của trường với quy mô đào tạo lên tới 7000 sinh viên.

Bà Đàm Bích Thuỷ, Hiệu trưởng trường Đại học Fulbright Việt Nam khẳng định "Trường Đại học Fulbright Việt Nam tin tưởng sâu sắc vào tầm quan trọng của việc xây dựng một trường đại học có đầy đủ không gian phục vụ các hoạt động học tập 24/7. Chúng tôi rất vui mừng được bắt đầu làm việc cùng OPIC để xem xét các cơ hội tài trợ cho quá trình xây dựng khuôn viên trường".

Lễ trao Ý định thư diễn ra tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, gần địa điểm xây dựng khuôn viên FUV tại Khu Công nghệ Cao TP. Hồ Chí Minh.

Đại diện OPIC là ông Geoffrey Tan, Giám đốc Điều hành khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Cùng có mặt tại sự kiện có Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius, Tổng Lãnh sự Mỹ Mary Tarnowka, Giám đốc Ban Quản lý Khu Công nghệ Cao TP. Hồ Chí Minh Lê Hoài Quốc, Chủ tịch và Uỷ viên Hội đồng Quản trị Quỹ Tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam Thomas Vallely và Ben Wilkinson, Giám đốc Đào tạo Cao học Nguyễn Xuân Thành.

Bà Đàm Bích Thuỷ, Hiệu trưởng sáng lập của trường Đại học Fulbright Việt Nam thay mặt trường nhận Ý định thư.

Lê Phương



Xem nguồn

Nên du học ‘tại chỗ’ hay ra nước ngoài?

Posted: 13 Jan 2017 06:26 AM PST


Vấn đề du học tại chỗ hay du học nước ngoài là câu hỏi khiến nhiều bậc phụ huynh phải băn khoăn, suy nghĩ khi có con bước vào những năm cuối của bậc phổ thông.

Du học từ sớm có là lợi thế?

Anh Huân (Quận Bình Thạnh, TP.HCM) có con trai đi du học từ lớp 10 chia sẻ: "Mặc dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng và có người thân ở bên ấy nhưng thật sự, sau một thời gian cho con đi học tại Mỹ, tôi nhận thấy bản thân cháu chưa thực sự thích nghi với môi trường ở bên đó. Khi ở nhà, học lực cháu rất tốt và cháu rất tự tin, tiếng Anh của cháu cũng rất giỏi, thế nhưng sang môi trường mới, cháu gần như không có bạn và cũng còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức mới."

Nên du học 'tại chỗ' hay ra nước ngoài?

Hoàng Lê Minh – Thủ khoa tốt nghiệp IB 2015 với số điểm tuyệt đối 45 trên 45

Hiện nay, với sự phát triển của các trường phổ thông quốc tế tại Việt nam các gia đình có thêm một lựa chọn: cho con học tại các trường quốc tế trong nước như hình thức "du học tại chỗ", giúp con em mình có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi bước vào giai đoạn học đại học tại nước ngoài.

"Bản thân tôi nhận thấy du học tại chỗ có những lợi ích tương đương như du học ở nước ngoài, môi trường cũng như cách dạy và học giống như ở nước ngoài, bằng cấp được quốc tế công nhận. Có điều thuận lợi hơn là bố mẹ vẫn có thể hằng ngày theo sát giúp đỡ con, nhất là những gia đình có con gái như chúng tôi, cho đến khi con vững vàng với tấm bằng tốt nghiệp phổ thông có giá trị quốc tế, bước vào đại học." – Chị Lan Anh, nhà ở Quận 7 cho biết sau khi tìm hiểu kỹ chị quyết định chọn trường Quốc tế Renaissance Sài Gòn cho con gái thứ hai của chị.

Sự chuẩn bị tuyệt vời trước thềm Đại học

Là một trong những trường quốc tế hàng đầu tại TP.HCM, trường Quốc tế Renaissance Sài Gòn hiện đang áp dụng chương trình Tú Tài Quốc tế (IBDP) – khóa dự bị đại học được xem là tốt nhất trên toàn thế giới hiện nay.

Nên du học 'tại chỗ' hay ra nước ngoài?

Trường Quốc tế Renaissance Sài Gòn luôn đạt tỷ lệ học sinh tốt nghiệp IB 100%

Chương trình Tú Tài Quốc tế (IB) được xem như là khóa dự bị đại học tốt nhất trên toàn thế giới. Văn bằng Tú tài Quốc tế IB là chương trình học gồm 2 năm. Chương trình này được thiết kế cho các học sinh dự bị vào đại học lứa tuổi từ 16 đến 18 tuổi. Chương trình IB bao gồm Sáng Tạo, Hành Động và Dịch Vụ (CAS), Bài Luận Văn Mở Rộng và khóa học Lý thuyết của Nhận thức (TOK).

Chứng chỉ Tú tài Quốc tế được công nhận là chứng chỉ hàng đầu mở rộng cánh cửa bước vào các trường đại học danh tiếng tại 110 quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu cho rằng 21.4% học sinh tốt nghiệp chương trình Tú tài Quốc tế đều được nhận vào top 10 trường danh tiếng toàn cầu.

Để có thể đạt được thành tích cao nhất trong 2 năm học theo chương trình IB lớp 12 và 13 theo hệ thống giáo dục của Vương quốc Anh, các chuyên gia giáo dục của trường Renaissance International School Saigon khuyên học sinh nên học để lấy chứng chỉ IGCSE (International Genereral Certificate of Secondary Education). Đây là chương trình trung học đại cương quốc tế của trường Đại học Cambridge, Anh quốc, dành cho học sinh từ 14 đến 16 tuổi, tương đương với lớp 10 và 11 trong hệ thống các trường trung học của Anh.

Vấn đề du học tại chỗ hay du học nước ngoài vẫn sẽ là câu hỏi khiến các bậc phụ huynh phải băn khoăn, suy nghĩ. Tuy nhiên, thành công của các trường quốc tế đặt tại Việt Nam mà điển hình là trường Quốc tế Renaissance Sài Gòn đã mở ra một lựa chọn mới, cân bằng giữa "giá trị Quốc tế" mà học sinh nhận được và cơ hội được học tại các trường đại học hàng đầu thế giới.

Trường Quốc tế Renaissance Sài Gòn luôn luôn đạt tỷ lệ học sinh tốt nghiệp IB 100% với số điểm trung bình cao hơn mức điểm trung bình của thế giới. Năm 2015, điểm trung bình của Renaissance là 32.1, cao hơn điểm trung bình thế giới 2.2 điểm; năm 2016: đạt 33.6 cao hơn điểm trung bình thế giới 2.6 điểm.

Đặc biệt, đã có rất nhiều học sinh xuất sắc tại trường nhận được nhiều lời mời từ các trường đại học hàng đầu thế giới. Trong đó có em Hoàng Lê Minh đạt số điểm tốt nghiệp IB tuyệt đối 45/45 năm học 2015 – điều mà chỉ có khoảng 60-65 học sinh trên toàn thế giới đạt được trong mỗi mùa thi.

Minh đã nhận được lời mời từ 7 trường đại học danh tiếng như Princeton, UC San Diego, Imperial College London, đại học Warwick, đại học Sheffield, đại học Southampton, đặc biệt là trường John Hopkins danh giá của Hoa Kỳ. Minh quyết định lựa chọn theo học ngành sinh học phân tử tại trường Princeton – thuộc nhóm các trường Ivy League lừng danh tại Mỹ.

Hay những gương mặt thành công khác như Yoon Ki Hoon thủ khoa năm học 2015 – 2016, đang là tân sinh viên của trường đại học Yonsei. Nguyễn Quang Mỹ Hoa (Emma) và Hoàng Nguyên Khôi là hai học sinh xuất sắc của Renaissance đang theo học tại Đại học California – San Diego, xếp hạng thứ 21 các trường đại học tốt nhất tại Mỹ.

Lệ Thanh



Xem nguồn

Bộ Giáo dục lý giải việc không công bố đề thi THPT quốc gia 2017

Posted: 13 Jan 2017 05:44 AM PST


 Ông Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho rằng, lý do không công bố đề thi và đáp án kỳ thi THPT 2017 là để tiết kiệm nguồn lực và ngân sách. Đây cũng là xu hướng của thế giới.

Trước thông tin Bộ GD-ĐT sẽ không công bố đề thi và đáp án kỳ thi THPT 2017 tới đây, nhiều phụ huynh, học sinh lo lắng về tính minh bạch, khách quan của kỳ thi, chiều 12/1, đại diện Bộ GD-ĐT cho rằng, có nhiều lý do để không công bố.

Theo ông Sái Công Hồng, quy trình xây dựng đề thi THPT quốc gia năm nay khác nhiều so với các kỳ thi quốc gia trước đây. Mục tiêu của toàn bộ quá trình này là xây dựng được ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, mỗi thí sinh trong 1 phòng thi sẽ có 1 đề thi, chứ không phải chỉ xây dựng 1 đề chính thức, 1 đề dự phòng như trước.

Vì vậy, chỉ riêng chỉ riêng đội ngũ tham gia viết 60.000 câu hỏi thô cho ngân hàng đề thi đã huy động hơn 1.000 giáo viên với quy trình chặt chẽ và chi tiết trong suốt một thời gian dài.

Đội ngũ chuyên gia làm đề được lựa chọn từ 63 tỉnh, mỗi tỉnh, thành phố trong cả nước, mỗi tỉnh, thành phố chỉ chọn 2 giáo viên cốt cán/môn tham gia. Ngoài ra có ở 10 trường đào tạo sư phạm, mỗi bộ môn cũng có 2-3 giảng viên được chọn để tham gia viết câu hỏi thi.

Từ đó, ông Hồng cho rằng, việc không công bố đề thi, đáp án để có thể sử dụng lại vào các lần thi sau sẽ tiết kiệm được cả nguồn lực và ngân sách.

Bộ Giáo dục lý giải việc không công bố đề thi THPT quốc gia 2017
Thí sinh xem lại đề thi tại kỳ thi THPT quốc gia 2016.

Ông Hồng cho biết, quy trình xây dựng câu hỏi thi được thực hiện theo 8 bước nghiêm ngặt. Mỗi bước lại bao gồm rất nhiều quy trình nhỏ để chuẩn hóa câu hỏi trong ngân hàng đề thi năm nay.

Để có 1.500 câu hỏi thi/môn, chúng tôi cần có ít nhất 6000 câu hỏi thô. Quy trình dẫn từ việc ra câu hỏi thô, rồi từ thô sang câu hỏi được chuẩn hóa, qua các vòng biên tập, thử nghiệm và đo lường bằng các phần mềm về thi rất mất công, vất vả.

Do đó, ông Hồng cho rằng, nếu phải công bố đề thi, đáp án, công khai 1.500 câu hỏi thi/môn năm nay, mặc dù các chuyên gia vẫn tiếp tục sản xuất các câu hỏi thô một cách liên tục thì bộ phận xây dựng ngân hàng thi cho kì thi THPT quốc gia vẫn không thể có đủ nguồn lực để làm xuể được.

"Đây cũng là lí do chính mà hầu hết các tổ chức xây dựng ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm chuẩn hóa đều không công bố đề thi và đáp án đề thi sau khi tổ chức thi" – ông Hồng khẳng định.

Ông Hồng cho biết, kinh nghiệm quốc tế đối với các bài thi chuẩn hóa họ đều không công bố đề thi và đáp án sau khi tổ chức kỳ thi mà họ chỉ công bố đề thi minh họa, đề thi thử nghiệm, ví dụ như các bài thi chuẩn hóa: SAT, ACT, GMAT, TOEFL, IELTS…

Trên thế giới có rất ít tổ chức dùng đề thi chuẩn hóa sau khi tổ chức thi công bố đề thi và đáp án” – ông Hồng cho hay.

Bên cạnh đó, ông Hồng cho rằng, việc công bố vài chục đề thi thì cộng đồng xã hội có thể dễ dàng phán đoán được độ bao phủ của đề thi. Việc này sẽ dẫn tới việc học tủ, học lệnh, gia tăng việc luyện thi.

Tuy rằng, đề thi trắc nghiệm cho phép đánh giá kiến thức, kĩ năng, năng lực trên diện rộng hơn so với đề thi tự luận nhưng không có nghĩa là phủ kín nội dung mà học sinh phổ thông được học. Nhất là các năm tiếp theo khi Bộ GD-ĐT quy định nội dung đề thi ở cả chương trình học các lớp 10,11,12 thì bắt buộc việc ra câu hỏi thi phải chọn lọc kiến thức trọng tâm.

"Nếu đề thi được công bố, những cơ sở luyện thi sẽ phán đoán điểm rơi trọng tâm của câu hỏi thi để luyện tủ. Việc này sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng dạy học và tính công bằng, khách quan của kì thi" – ông Hồng khẳng định.

Cuối cùng, ông Hồng cho rằng, việc tổ chức thi với ngân hàng câu hỏi thi được chuẩn hóa hiện nay do điều kiện cơ sở vật chất chưa đầy đủ nên thí sinh làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Phiếu này sau đó sẽ được chấm bằng máy quét.

"Sau này có đủ điều kiện thì cũng với ngân hàng câu hỏi thi đó, thí sinh sẽ làm bài trực tiếp trên máy tính và có kết quả ngay. Rõ ràng khi thi trên máy tính thì không ai công bố đề thi và đáp án" – ông Hồng khẳng định.

Thử nghiệm đề thi vào cuối tháng 4

Ông Hồng cho biết, sau khi thẩm định câu hỏi được chuẩn hóa, 100% số câu hỏi đã biên tập, lựa chọn và thẩm định được tiến hành thử nghiệm.

Theo dự kiến việc thử nghiệm đề thi kỳ thi THPT quốc gia 2017 sẽ được thực hiện vào cuối tháng 4 khi các em học sinh đã hoàn thành chương trình học tập toàn khóa để phân tích đề thi và cân bằng độ khó giữa các đề thi, đảm bảo các đề thi có độ khó hoàn toàn tương đương nhay.

Đối với mẫu thử nghiệm sẽ được chọn đa dạng đối tượng, vùng miền.

Kết quả bài làm của học sinh qua các đợt thử nghiệm sẽ được phân tích phần mềm khảo thí chuyên dụng để phân tích các thông số định chuẩn của các câu hỏi và các đề thi.

"Những câu hỏi không đạt độ tin cậy (do quá sức thí sinh, do không nằm trong chương trình, do sai kiến thức không giải được….) sẽ được hiển thị trên kết quả phân tích và lập tức được xem xét lại hoặc loại bỏ" – ông Hồng cho hay.

Bên cạnh đó, sau khi xây dựng ra ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, khi tổ chức thi Bộ GD&ĐT còn thành lập hội đồng đề thi để rà soát, thẩm định các đề thi chính thức và dự phòng để phục vụ cho kỳ thi. 

"Trong qui trình chúng tôi hay gọi là bước thứ 9" – ông Hồng cho biết.

Trước đó, trao đổi với báo chí, ông Bùi Văn Ga cho biết, trong kỳ thi THPT quốc gia 2017, Bộ GD-ĐT sẽ không công bố đề thi và đáp án các môn thi, ngoại trừ môn ngữ văn.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, Bộ GD-ĐT nên công khai đề thi và đáp án để xã hội có thể giám sát tính minh bạch, khách quan cũng như chất lượng của đề thi. Việc không công bố có thể khiến xã hội nghi ngờ.

Bên cạnh đó, các ý kiến cũng cho rằng, việc công bố đề thi và đáp án cũng là quyền lợi của thí sinh. Nếu không công bố đề thi thì thí sinh làm sao để biết được mình làm đúng hay sai, chấm lọc hay chặt để tiến hành phúc khảo. 

Lê Văn



Xem nguồn

Quà Tết giáo viên thấp nhất là 30.000 đồng

Posted: 13 Jan 2017 05:02 AM PST


Trung bình của mỗi cán bộ, giáo viên các đơn vị, trường học tỉnh Nghệ An nhận quà Tết năm 2017 là 502.000 đồng. Trong đó, mức cao nhất là 2.000.000 đồng và thấp nhấp là 30.000 đồng.

Hôm nay, Công đoàn Giáo dục Nghệ An công bố kết quả khảo sát việc làm, đời sống, thu nhập cán bộ công nhân viên chức lao động và tổng hợp mức quà tết của các trường năm 2017.

Quà Tết giáo viên thấp nhất là 30.000 đồng

Giáo viên trường Tiểu học Cắm Muộn (huyện Quế Phong, Nghệ An)

trong giờ lên lớp

Theo đó, khảo sát 121 trường THPT và các đơn vị trực thuộc quản lý của Sở GD-ĐT Nghệ An cho thấy mức lương cao nhất là 18.322.000 đồng/ tháng, thuộc Trường THPT Tương Dương 2.

Mức lương thấp nhất là 480.000 đồng/ tháng thuộc về Trường THPT Nguyễn Trãi (thành phố Vinh). Đây là trường ngoài công lập và cũng là trường hiện đang nợ bảo hiểm xã hội lớn nhất.

Kết thúc năm 2017, vẫn đang còn 5 trường trả lương chậm cho giáo viên, 3 trường chậm nộp bảo hiểm xã hội cho giáo viên, và tất cả đều thuộc các trường ngoài công lập.

Tết Nguyên đán năm 2017, mức quà tết trung bình của mỗi cán bộ, giáo viên các đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An là 502.000 đồng.

Trong đó, Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học Nghệ An có mức quà tết cao nhất là 2.000.000 đồng. Mức quà tết thấp nhất là 30.000 đồng, thuộc Trường PT DTNT THCS Quỳ Châu.

Riêng Trường THPT Cù Chính Lan (huyện Quỳnh Lưu) không có quà tết do nhà trường không có đủ học sinh, thu không đủ chi.

Văn Bình



Xem nguồn

English Champion 2017 có tổng giá trị giải thưởng lên tới 40 tỷ đồng

Posted: 13 Jan 2017 04:20 AM PST


English Champion 2017 nhận được sự cố vấn chuyên môn của Ismart Education, đại diện chính thức của Tập đoàn giáo dục hàng đầu thế giới Pearson và Nhà tài trợ Học viện IvyPrep. Cuộc thi đã chính thức khởi động, thời gian đăng ký từ 20/12/2016 – 31/1/2017, dành cho học sinh từ lớp 4 đến lớp 8 tại các trường Tiểu học và THCS trên toàn quốc có quốc tịch Việt Nam.

Thí sinh dự thi sẽ trải qua 4 vòng thi. Vòng 1 và vòng 2 thí sinh tham gia bài thi trực tuyến trên máy tính để đánh giá kỹ năng nghe và đọc hiểu, có kiến thức Toán – Khoa học để chọn ra 50 thí sinh đứng đầu mỗi khối lớp của mỗi khu vực. Tại vòng 3, thí sinh thi tập trung tại đấu trường, đấu loại trực tiếp theo khối (50 học sinh/khối). Thí sinh có tổng số điểm cao nhất hoặc là người cuối cùng trên sàn thi đấu sẽ là người chiến thắng. Nội dung thi gồm kiến thức Toán – Khoa học và Xã hội bằng tiếng Anh. Top 10 thí sinh xuất sắc nhất toàn quốc sẽ được lựa chọn để tham gia vòng 4. Vòng thi chung kết sẽ tổ chức tại TP.HCM, với các hoạt động nhà chung hết sức sôi động (gồm Tập chung – Làm quen – Kết bạn, kỹ năng sinh tồn), chiếm 20% tổng số điểm. Vòng thi Hùng biện chiếm 80% điểm số, đánh giá các kỹ năng thuyết trình, hùng biện và ý tưởng sáng tạo.


Bà Nguyễn Thị Hồng - Trưởng Ban tổ chức khu vực phía Nam giới thiệu về cuộc thi trong buổi họp báo.

Bà Nguyễn Thị Hồng – Trưởng Ban tổ chức khu vực phía Nam giới thiệu về cuộc thi trong buổi họp báo.

Với chủ đề "Tiếng Anh Thay Đổi Thế Giới – English can change your world", cuộc thi English Champion 2017 muốn truyền cảm hứng, khơi gợi sức sáng tạo, bản lĩnh tự tin cùng năng lực tiếng Anh của những thế hệ tương lai có hoài bão lớn, muốn "kiến tạo thế giới". Qua đó, nhấn mạnh việc học tiếng Anh không đơn thuần là học một ngôn ngữ mà chính là học một công cụ để học sinh Việt Nam phát huy tiếng nói của mình trên diễn đàn toàn cầu, trở thành nhân tố của sự thay đổi. English Champion 2017 dự kiến sẽ thu hút 30.000 thí sinh tham gia, bởi sự uy tín và khác biệt của chương trình.

Chia sẻ về những trải nghiệm trong cuộc thi English Champion 2016, Đặng Trần Đoan Trang – Quán quân khối 5 cuộc thi English Champion 2016 cho biết "Cuộc thi đã cho em cơ hội cọ xát và tiếp xúc với nhiều thí sinh giỏi trên toàn quốc. Ai cũng có một thế mạnh, một điểm đáng để học hỏi. Sau khi tham gia cuộc thi này, em không chỉ được tích lũy kiến thức về Toán và Khoa học bằng tiếng Anh mà còn được rèn luyện thêm các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm (teambuilding), khả năng hùng biện của mình tại vòng chung kết".


Các Quán quân, Á quân cuộc thi đều nhận được những phần quà và học bổng giá trị lớn từ Ban tổ chức và các nhà tài trợ.

Các Quán quân, Á quân cuộc thi đều nhận được những phần quà và học bổng giá trị lớn từ Ban tổ chức và các nhà tài trợ.

Hiện tất cả các Quán quân, Á quân… của các mùa English Champion đều đang theo học tại Học viện IvyPrep. Các em đều tỏ ra hứng khởi với phần thưởng giá trị đó và quyết làm "nên chuyện" từ nơi đây, trên con đường học hành dài phía trước.

Trưởng BTC Cuộc thi English Champion 2017, ông Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam cho biết: "Tham gia English Champion, ngoài việc được kiểm tra năng lực tiếng Anh của bản thân, cuộc thi là cơ hội tốt giúp các em học sinh làm quen với môi trường thi phổ thông quốc tế với hai môn Toán và Khoa Học, động viên tinh thần học tập, đặt nền tảng kiến thức để trở thành một công dân toàn cầu".

"Mọi công dân mang quốc tịch Việt Nam, trong độ tuổi từ lớp 4 đến lớp 8 đều có quyền đăng ký tham gia vào cuộc thi này. Các em sẽ được tham gia vào một cuộc chơi mà ở đó, các em được thỏa sức thể hiện tài năng tiếng Anh với các bạn đồng trang lứa trên toàn quốc. English Champion 2017 tiếp tục là một cuộc thi hoàn toàn miễn phí, là sân chơi cho các bạn học sinh có hoài bão muốn thay đổi thế giới, thể hiện bản lĩnh và năng lực tiếng Anh qua các vòng thi và các kỹ năng mềm tại hoạt động Nhà Chung" – bà Nguyễn Thị Hồng, Giám đốc điều hành Anh ngữ Việt Mỹ VATC, Trưởng BTC English Champion 2017 khu vực phía Nam chia sẻ.

Thông tin về cuộc thi:

– Cách thức đăng ký

o Cách 1: Đăng ký thi tại trường: Thí sinh gửi phiếu đăng ký theo mẫu của ban tổ chức cho Ban giám hiệu nhà trường.

o Cách 2: Đăng ký thi trực tiếp: Tại các cơ sở của Anh ngữ Việt Mỹ VATC và Anh ngữ EQuest trên toàn quốc.

o Cách 3: Đăng ký thi trực tuyến tại: www.englishchampion.edu.vn

– Thời gian đăng ký: 20/12/2016 – 31/01/2017

Thông tin chi tiết: www.englishchampion.edu.vn /



Xem nguồn

Chiều nay, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói chuyện với sinh viên TPHCM

Posted: 13 Jan 2017 03:38 AM PST


Dự kiến, ông John Kerry sẽ dành 40 phút để phát biểu về mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Sau đó, ông sẽ có cuộc gặp chính thức với Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng.


Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (Ảnh: Telegraph)

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (Ảnh: Telegraph)

Chia sẻ thêm về buổi nói chuyện của ông John Kerry tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM vào chiều nay, PGS.TS Đỗ Văn Dũng – hiệu trưởng nhà trường cho biết "Sở dĩ ngoại trưởng Mỹ đến thăm trường lần này bởi một số lí do. Trong đó, một phần cơ sở vật chất của trường hiện nay sử dụng được xây dựng nhờ một dự án của Chính phủ Mỹ cách đây 50 năm.

Từ năm 1967-1970, nhờ dự án này thì cơ sở vật chất được xây dựng và sau đó trường được nâng cấp thành trường ĐH Giáo dục theo mô hình của Mỹ. Đó là tiền thân của trường Sư phạm Kỹ thuật ngày nay. Đặc biệt, chiều nay ông Kerry sẽ đứng phát biểu ngay chính hội trường được phía Mỹ xây dựng cách đây 50 năm.

Đồng thời, phía Mỹ cũng xem xét lại hội trường này để đánh giá đây là một trong những hội trường đẹp nhất trong các trường ĐH ở Việt Nam", ông Dũng cho biết.

Bên cạnh đó, ông Dũng cũng lí giải thêm vì sao ông Jonh Kerry đến trường dịp này. "Những năm gần đây trường áp dụng mô hình giáo dục ĐH Mỹ và có những bước tiến đáng kể. Trường đã có nhiều hợp tác với các công ty của Mỹ như GE, Intel, Rockwell Automation…tạo ra một cuộc cách mạng trong dạy và học, cung cấp nguồn lực tốt cho nhiều doanh nghiệp Mỹ", ông Dũng chia sẻ.

Lê Phương



Xem nguồn

HS giỏi nhất thế giới: Sản phẩm của nền công nghiệp dạy thêm tỷ đô

Posted: 13 Jan 2017 02:56 AM PST


Bài viết sau đây của phó giáo sư Amanda Wise, đại học Macquarie (Australia) trên trang tin điện tử Quartz hỗ trợ cách nhìn khách quan về các yếu tố góp phần phát triển thành công của Singapore.


Ảnh: David Loh (Reuters)

Ảnh: David Loh (Reuters)

Giới thiệu

Singapore đứng đầu bảng xếp hạng về thành tích của chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA các môn Toán, Khoa học và Đọc hiểu, trong khi các quốc gia như Australia, Pháp và Anh quốc đứng sau trong cùng nhóm các nước OECD. Vậy Singapore đã làm được điều gì, và các nước khác có nên bắt chước không?

Chắc chắn là có những điều để học. Singapore đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống giáo dục. Giáo viên của họ là những người giỏi nhất, thông minh nhất, và họ đã phát triển được các tiếp cận sư phạm rất thành công trong dạy Khoa học, Toán, Kỹ nghệ và Công nghệ (STEM), ví dụ như tiếp cận "Maths Mastery".

Về văn hoá, người Singapore có cam kết rất cao đối với thành tích học tập, và sự chú trọng ở tầm quốc gia đối với sự xuất sắc về giáo dục.

Thành công ở bảng xếp hạng PISA và các bảng so sánh quốc tế khác là một phần quan trọng của “thương hiệu” Singapore. Học giả người Singapore- Christopher Gee – gọi đó là “chạy đua vũ trang giáo dục”. Học tập cạnh tranh cao đã trở thành chuẩn mực.

Vai trò của dạy thêm

Các tranh luận công khai ở Australia về chuyện vì sao không giỏi bằng người Singapore chủ yếu tập trung vào những gì diễn ra ở trong nhà trường ở đó.

Thế nhưng có một điều không được nhắc đến trong các báo cáo về thành công của Singapore: vai trò và vị trí của việc dạy thêm (các gia sư và các trường dạy thêm) trong thành tích tổng thể của học sinh ở quốc gia-thành phố tí hon này. Đây là một số con số đáng ngạc nhiên:

• 60% học sinh trung học và 80% học sinh tiểu học có học thêm

• 40% học sinh mầm non có học thêm

• Học sinh mầm non bình quân học thêm 2 giờ một tuần, trong khi học sinh tiểu học học thêm ít nhất ba giờ một tuần

Tám trong số 10 học sinh tiểu học ở Singapore có học thêm, gia sư phụ đạo hoặc dạy thêm tại trường. Năm 1992, con số này là khoảng 30% ở trung học và 40% ở tiểu học. Số giờ học thêm gia tăng ở cuối cấp tiểu học, và học sinh THCS của các gia đình trung lưu học nhiều hơn các gia đình ít có điều kiện.

Số lượng các trường dạy thêm đã tăng theo hàm mũ trong thập niên vừa qua, lên đến con số 850 trung tâm có đăng ký năm 2015, tăng từ 700 năm 2012.

Tác động đến thu nhập gia đình

Theo khảo sát chi tiêu hộ gia đình của Singapore, học thêm ở Singapore (một quốc gia có 5,6 triệu dân) là một ngành có quy mô 1,1 tỷ đô la Singapore (tương đương 768 triệu đô la Mỹ), cao gần gấp đôi số chi năm 2005 (650 triệu đô la Mỹ). Vậy ở cấp hộ mức chi ra sao?

Bốn mươi ba phần trăm những người có con đang học thêm chi từ 500 đến 1.000 đô la mỗi tháng mỗi con, có 16% chi tới mức 2.000 đô la.

Xét theo nhóm: một phần năm các hộ có thu nhập thấp nhất thu được khoảng 2000 đô la mỗi tháng – nhóm tiếp theo khoảng 5000 đô la – đây là một phần rất lớn của ngân sách gia đình. Hãy hình dung một gia đình có 2 đến 3 con thì ta sẽ nhận thức được sự bất bình đẳng kinh tế xã hội tiềm tàng khi sự thành công trong giáo dục phụ thuộc vào học thêm.

Các khảo sát cho thấy chỉ có 20% của hai nhóm thu nhập thấp nhất (thu nhập hàng tháng thấp hơn 4000 đô la) có một con được học thêm .

Các trung tâm gia sư

Các trung tâm gia sư và trường dạy thêm có từ các trung tâm khu phố hay cộng đồng cho tới các trường dạy thêm “có thương hiệu” quốc gia với các chi nhánh tại các trung tâm thương mại chính trên hòn đảo này.

Chất lượng của việc học thêm cũng gắn liền với khả năng thanh toán. Đây là một hình thức kinh doanh lớn.

Chiến lược tiếp thị của các trường dạy thêm giỏi ở chỗ tạo ra sự lo âu cho phụ huynh về nỗi sợ thất bại nếu không sẵn sàng chi sớm cho trẻ em.

Nhiều phụ huynh phàn nàn là các trường “dạy ngoài sách giáo khoa”. Điều này có nghĩa là mọi người nhận thấy/ giáo viên cho rằng tất cả học sinh đều có học thêm và sẽ dạy ở trình độ cao hơn sách giáo khoa. Hãy hình dung tác động đến số ít trẻ em không được học thêm.

Bắt đầu từ bé

Kỳ thi kết thúc tiểu học của Singapore (Primary School Leaving Exam PSLE) là một kỳ thi căng thẳng, không chỉ ở chỗ xác định xem học sinh đó sẽ vào trường trung học nào mà còn là học sinh đó sẽ được phân luồng vào trường để nhanh chóng đưa học sinh đó vào trường đại học.

Người Singapore không có quyền tự động đưa con vào nhập học tại trường trung học ‘địa phương’. Tất cả các trường trung học đều có tính cạnh tranh và những trường tốt nhất sẽ hớt được số giỏi nhất trong kỳ PSLE. Học sinh tiểu học sẽ được phân luồng vào 4 loại trung học: số tốt nhất đưa trẻ em vào thẳng đại học qua các kỳ thi A-Level, trong khi các trường “kỹ thuật” và “luồng bình thường” dưới đáy sẽ đưa các em đến các trường trung cấp và cao đẳng kỹ thuật, với con đường học hành phức tạp hơn trước khi đến đại học.

Kỳ thi PSLE khiến các em 11 và 12 tuổi lo âu chả kém gì các em thiếu niên thi Chứng chỉ tốt nghiệp trung học (Higher School Certificate HSC) hay chứng nhận giáo dục của bang Victoria (Victorian Certificate of Education VCE) ở Australia. Nhiều phụ huynh trung lưu tin là cuộc “chạy đua” còn bắt đầu từ sớm hơn.

Ngày càng có nhiều phụ huynh tin rằng trước khi đến trường các em tuổi mẫu giáo đã phải biết đọc và viết, có kiến thức làm toán cơ bản – và điều này thường đạt được nhờ các trường mầm non tư và dạy “thêm”.

Trong khi có nhiều điều đáng nể về thành tích của giáo dục Singapore, vẫn còn đó câu hỏi về vai trò của doanh nghiệp tư nhân (các trường dạy thêm tư) trong định hình tuổi thơ và tạo ra sự lo âu ở phụ huynh.

Điều cần quan tâm có thể là khi dạy thêm cá nhân đã đạt điểm bão hòa khi mà nhà trường cho rằng trình độ của “học sinh học thêm” là mức cơ sở của dạy học trên lớp.

Nhiều phụ huynh Singapore mà tôi có cơ hội trao đổi tỏ ra đau buồn về môi trường siêu cạnh tranh buộc con cháu họ phải học thêm hàng giờ, ảnh hưởng đến thời gian và quan hệ gia đình và đánh mất cơ hội vui chơi, tạo lập quan hệ bạn bè hay đơn giản là sự nghỉ ngơi thực sự của tuổi thơ. Nhiều người cảm thấy mình không hề có sự lựa chọn.

Người Singapore có một từ cho căn bệnh này: "Kiasu," có nghĩa là “sợ bị thua hay tụt hậu”. Các nhà hoạch định chính sách cần ý thức được điều gì thực sự tạo ra những câu chuyện giáo dục bên lề này.

Đây không phải để nói rằng sự thành công hoàn toàn do học thêm bên ngoài nhà trường. Tuy nhiên với mức độ học thêm như vậy cần phải xem đó là phần quan trọng.

Người dịch:TS. Lê Đông Phương (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam)

Nguồn: http://qz.com/860356/pisa-singapores-competitive-private-tuition-system-helps-students-ace-the-worlds-biggest-education-test/

Theo VNN



Xem nguồn

Nghệ An: Trường không tuyển đủ học sinh, giáo viên không có quà Tết

Posted: 13 Jan 2017 02:14 AM PST


Nhiều trường học tại Nghệ An cố gắng có quà Tết để động viên người lao động.

Nhiều trường học tại Nghệ An cố gắng có quà Tết để động viên người lao động.

Công đoàn giáo dục Nghệ An đã thực hiện khảo sát tình hình việc làm, đời sống, thu nhập của 7.126 cán bộ, công nhân viên chức lao động tại 121 đơn vị trực thuộc ngành giáo dục. Kết quả khảo sát cho thấy, trong năm 2016, mức lương bình quân của người lao động xấp xỉ 5 triệu đồng/tháng.

Trong đó, mức lương cao nhất thuộc một trường miền núi (Trường THPT Tương Dương 2, huyện Tương Dương), 18,3 triệu đồng/tháng. Mức lương thấp nhất là 480 nghìn đồng/tháng thuộc về một đơn vị giáo dục ngoài công lập (Trường THPT Nguyễn Trãi, TP Vinh). Có 5 đơn vị chậm trả lương cho người lao động, thuộc về các trường ngoài công lập.

Đa phần các đơn vị được khảo sát đều có quà Tết nguyên đán cho người lao động. Cụ thể, mức quà Tết trung bình của các đơn vị là 502 nghìn đồng. Quà Tết cao nhất thuộc về Công ty CP Sách và thiết bị trường học Nghệ An, 2 triệu đồng; thấp nhất là Trường THPT DTNT THCS Quỳ Châu (huyện Quỳ Châu), 30 nghìn đồng. Cán bộ, giáo viên Trường THPT Cù Chính Lan (huyện Quỳnh Lưu) không có quà Tết do trường không tuyển đủ học sinh.

Trong số 121 đơn vị được khảo sát có 3 đơn vị đang nợ tiền BHXH với số tiền hơn 193 triệu đồng; 6 đơn vị chậm đóng BHXH cho người lao động.

Trên cơ sở khảo sát, công đoàn ngành giáo dục Nghệ An cũng đang tổng hợp và lên kế hoạch hỗ trợ khoảng 500 suất quà cho án bộ, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết nguyên đán sắp tới.

Hoàng Lam



Xem nguồn

Comments