Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


'Các con đến trường để làm gì?'

Posted: 12 Jan 2017 08:39 AM PST


Thầy hỏi: “Các con đến trường để làm gì?”. Bạn trả lời là “con đi học để có tương lai”, bạn bảo là “con muốn có việc làm”, bạn lại nói rằng đến trường để không bị hư hỏng…

1. Con gái đi học về kể rằng, hôm nọ, bạn Hugo quên không làm bài tập, nhưng thầy giáo không mắng bạn ấy, cũng không hề phạt Hugo và ghi vào sổ liên lạc gửi về cha mẹ, mà dành hẳn nửa tiết học để cả lớp thảo luận về tác dụng của việc đến trường.

Thầy hỏi: “Các con đến trường để làm gì?”. Bạn trả lời là “con đi học để có tương lai”, bạn bảo là “con muốn có việc làm”, bạn lại nói rằng đến trường để không bị hư hỏng, còn có bạn lại khẳng định rằng, đi học sẽ có kiến thức, mà có kiến thức và kĩ năng sống thì sẽ làm thế giới tốt đẹp hơn.

'Các con đến trường để làm gì?'
Tác giả Trương Anh Ngọc

Thầy gật đầu, không phản đối hay bình luận những quan điểm được đưa ra, và rồi đột nhiên hỏi một bạn nữ: “Nếu thầy bảo con bay qua cửa sổ ngay bây giờ, con có bay không?”. 

Bạn ngỡ ngàng trong giây lát, rồi bảo, “không thưa thầy, con không bay được. Nếu ra ngoài cửa sổ bây giờ thì con sẽ ngã chết mất”. Thầy hỏi, sao bạn lại biết điều ấy. Bạn bảo, “con học được rằng, chúng ta chịu lực hút của Trái đất, nên sẽ rơi xuống đất ngay chứ không thể bay được”.

Bấy giờ, thầy mới ôn tồn bảo, “Đấy, các con đã hiểu chưa? Phải có học mới hiểu được rằng, chúng ta không nên làm những điều ngu ngốc, suy nghĩ ngu ngốc và điên rồ, vì học giúp chúng ta ý thức được hành vi của mình, do đó sống tốt hơn, và không để những kẻ xấu sai khiến làm điều ngu ngốc”.

Từ đấy, bạn Hugo không còn quên làm bài tập nữa và bọn trẻ yêu thầy hơn. Thầy không chỉ dạy chúng kiến thức, mà còn giúp chúng hiểu về cuộc sống…

2. Kể từ năm học này, trường con gái áp dụng một cải cách mà Bộ giáo dục Pháp tiến hành cho hệ thống trường của họ ở Pháp và trên thế giới: đánh giá tích cực (evaluation positif). Bản thân cái tên đó đã nói lên rất nhiều điều.

Cụ thể, các trường học không áp dụng phương pháp cho điểm học sinh nữa và cũng không có tình trạng đúp lớp. Bà hiệu trưởng giải thích cho các phụ huynh rằng, các biện pháp ấy đã không thực sự tỏ ra hiệu quả trong việc đánh giá học sinh. 

Việc cho điểm cho học sinh đã tạo ra một áp lực quá lớn lên không chỉ học sinh mà còn cả phụ huynh, có thể tạo ra sự cạnh tranh không cần thiết lên họ và khiến họ cảm thấy rất căng thẳng. Trong khi đó, việc bắt học sinh phải đúp lớp được các nhà giáo dục cho là một biện pháp trừng phạt rất vô nghĩa, khiến học sinh chịu thêm áp lực về học hành và từ đó chán học, đồng thời là gánh nặng về tài chính cho gia đình.

Do đó, với cải cách này, học sinh sẽ “dễ thở” hơn, gắn bó hơn với trường lớp. Chất lượng thực sự của học sinh trên thực tế sẽ là cơ sở để chúng và cha mẹ học sinh hướng nghiệp cho chúng sau này, khi chúng biết lực học của mình đến đâu và tương lai của mình thế nào với lực học như thế. 

Sẽ có đứa thi vào đại học ở Pháp. Nhưng cũng có những đứa sẽ không vào đại học, mà đi học nghề. Áp lực của xã hội và gia đình đối với việc có vào đại học hay không thực ra không lớn. 

Cô hiệu trưởng cũng nói rằng, các học sinh sẽ không học cùng một giáo trình cho mọi môn, dựa trên lực học của chúng. Những đứa đuối môn nào đó sẽ được giáo viên giảng thêm trong các giờ tự học của chúng ở trường chứ không học ngoài giờ.

Hệ thống đánh giá mới dựa trên việc giáo viên đánh giá quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh, với màu đỏ cho thấy học sinh chưa lĩnh hội được nhiều, màu vàng cho thấy đã có tiến bộ nhưng cần cố gắng hơn nữa và màu xanh là tốt. 

Hệ thống ấy được cho là sẽ giảm tải áp lực điểm số lên học sinh và cha mẹ, từ đó kích thích bọn trẻ ham học hỏi và khuyến khích cha mẹ học sinh quan tâm hơn nữa đến con cái.

Mỗi phụ huynh học sinh được cấp một ID (tài khoản trên internet) và password (mật khẩu) để vào một phần đặc biệt trên website nhà trường nhằm theo dõi xem con cái học hành đến đâu, có vấn đề gì cần lưu ý và cố gắng hơn.

Mình rất ủng hộ cải cách ấy. Nó hướng nhiều hơn nữa đến học sinh, đến việc kích thích bọn trẻ học và kết nối hơn nữa tam giác nhà trường-học sinh-gia đình…

'Xin cô cho cháu vào tập đoàn nào to to một tý'

‘Xin cô cho cháu vào tập đoàn nào to to một tý’

Mình có ông anh họ, con sắp tốt nghiệp đại học. Một hôm ông gọi mình đến giọng rất hệ trọng: “Anh xin cô ý kiến để định hướng tương lai cho thằng cu nhà anh!”

'Con tôi mới tập lái, làm ơn đừng bóp còi...'

‘Con tôi mới tập lái, làm ơn đừng bóp còi…’

Một bà mẹ đã dán lên phía sau xe của con gái mình một tờ giấy với : “Con gái tôi mới lái xe. Làm ơn đừng bóp còi nó, kẻo nó cuống. Cám ơn”. Kí tên: “Mẹ”. 

Trương Anh Ngọc



Xem nguồn

Nghệ An: Khai mạc cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật cho học sinh trung học 2017

Posted: 12 Jan 2017 07:58 AM PST


Cuộc thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật thu hút đông đảo học sinh và giáo viên các trường trung học tham giaCuộc thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật thu hút đông đảo học sinh và giáo viên các trường trung học tham gia

Tham dự Lễ khai mạc có đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT, đông đảo giáo viên và học sinh của các trường THCS & THPT trên địa bàn toàn tỉnh có sản phẩm tham gia cuộc thi.

Cuộc thi Khoa học kỹ thuật năm học 2016 – 2017, được triển khai từ tháng 9/2016. Trải qua hơn 3 tháng triển khai ở cơ sở, đã lựa chọn ra được 135 dự án lọt vào vòng thi cấp tỉnh. thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: Khoa học xã hội hành vi, Hóa học, Hóa sinh, Kĩ thuật môi trường, Y sinh và khoa học sức khỏe, khoa học trái đất và môi trường, Kỹ thuật cơ khí, Năng lượng vật lý, Vật lý và thiên văn học, Rô bốt và máy thông minh phần mềm máy tính…

Đây là năm thứ 4 cuộc thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật được tổ chức trên quy mô cấp tỉnh. Mục đích chính của cuộc thi, nhằm khuyến khích học sinh trung học vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống, thông qua những ý tưởng mới lạ, độc đáo của các em ở lứa tuổi học sinh trung học.



Học sinh các trường chia sẻ, trao đổi về dự án của mình 

Theo đánh giá của Ban tổ chức, các tác phẩm dự thi năm nay đều là các đề tài có tính thực tiễn cao, thể hiện năng lực sáng tạo và niềm đam mê khoa học của đông đảo học sinh. Kết quả của cuộc thi cho thấy nhiều em học sinh đã thực sự có phẩm chất và năng lực trong nghiên cứu khoa học.

Tại buổi lễ, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An khẳng định: Cuộc thi đã tạo ra sân chơi trí tuệ đầy lý thú, khơi dậy tiềm năng và tư duy sáng tạo của thanh, thiếu niên, nhi đồng. Qua đó, cũng mở ra môi trường sáng tạo khoa học, hấp dẫn, giúp học sinh trong toàn tỉnh trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo, xây dựng mơ ước trở thành những nhà sáng chế trong tương lai.

Cuộc thi diễn ra trong 2 ngày 12 và 13/1. Ban Tổ chức sẽ trao 6 giải Nhất, 15 giải Nhì, 25 giải Ba, 30 giải Khuyến khích cho các cá nhân xuất sắc. Ngoài ra về giải tập thể có 2 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba, dành cho khối các Phòng GD&ĐT và các trường THPT. Các dự án đạt giải nhất, sẽ được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp Quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức vào tháng 3/2017.



Xem nguồn

Lo mất đồ, trường ĐH Công đoàn cấm sinh viên ra vào

Posted: 12 Jan 2017 07:15 AM PST


– Nhiều sinh viên của Trường ĐH Công đoàn tỏ ra bức xúc với quy định mới mà nhà trường đưa ra để quản lý như với học sinh phổ thông là đóng cửa ra vào trường trong giờ học.

Cụ thể, trong thông báo về việc chấn chỉnh thực hiện nội quy giảng đường vừa được trường này ban hành mới đây, nêu rõ: "Sinh viên phải đi học đúng giờ. Nhà trường sẽ đóng cửa ra vào sau thời gian vào học các ca 15 phút. Thông báo này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2017.

Lo mất đồ, trường ĐH Công đoàn cấm sinh viên ra vào

Sinh viên bức bối với quy định “cửa đóng then cài” của Trường ĐH Công đoàn. 

Nhiều sinh viên chia sẻ khó có thể chấp nhận với quy định này. Bởi đôi khi chỉ đến trường muộn 1-2 phút sau giờ giới nghiêm (sau giờ vào lớp 15 phút) là phải quay về và coi như hôm ấy sinh viên nghỉ học.

Một sinh viên trường này chia sẻ: "Tôi đến trường vào một ngày nắng đẹp trời, lúc đó là tầm 16h chiều, điều đập vào mắt tôi đó là thứ hai đầu tuần sao nhà xe không mở cửa? Cứ ngỡ trường đã được nghỉ Tết. Đứng một lúc mới biết là trường tôi mới ban hành bộ luật phổ thông đó là "nội bất xuất, ngoại bất nhập" trong giờ học và chỉ mở khi hết giờ học hoặc chuyển ca. Đường đường là một trường đại học tầm cỡ, quy mô và trình độ ở một đẳng cấp khác mà lại có cái quy định mang tầm phổ thông thế? Mà không biết đóng cổng như vậy thì sẽ giúp ích được gì nhỉ? Giúp sinh viên đi học sớm, đúng giờ hay là cấm sinh viên ra ngoài ăn sáng để vào căng-tin ăn sáng, mua đồ tránh tình trạng ế ẩm! Nói chung là đeo thẻ sinh viên thì tốt và thực hiện được chứ kiểu đóng cổng trường khi vào giờ học như thế này thì các thầy cô nên xem xét lại, trường hợp như hôm nay mấy lớp được về sớm, nhưng đợi ra đúng giờ thì khó chấp nhận lắm…".

Một sinh viên khác nói: "Người nào cũng có công việc riêng, đôi khi chỉ vào trường có chút việc rồi ra chứ không học nhưng cũng phải chờ đến đoạn chuyển giao giữa hai ca học (gần 9 giờ) mới có thể ra ngoài được".

Bạn Ngọc Lan chia sẻ: "Có thể trường đặt ra quy định để hạn chế những sinh viên thiếu ý thức, trốn tiết nhưng không phải tất cả sinh viên đều như thế và không phải ai đến lớp cũng có ý định trốn học. Nhà trường cần xem lại cách quản lý khác thay vì áp đặt sinh viên như thế này".

Hầu hết sinh viên đều tỏ ra ngán ngẩm, bức xúc với quy định kiểu quản lý như với học sinh phổ thông này.

Về việc này, trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Văn Hà, Hiệu trưởng Trường ĐH Công Đoàn cho biết quy định này được thực hiện hơn một tuần nay và trường cũng đã thông báo để sinh viên nắm được.

Nhà trường đưa ra quy định này nhằm hướng nâng cao ý thức sinh viên về việc đi học đúng giờ, tránh trốn tiết và để kiểm soát việc người lạ ra vào trường một cách tự do.

"Như vậy sẽ hạn chế việc sinh viên đi học muộn, rồi người lạ vào trường quảng cáo,bán đủ thứ hay phóng xe máy trong sân trường ảnh hưởng đến các tiết học thể dục. Nhà trường cũng vừa mới trang bị một số cơ sở vật chất có giá trị, việc này cũng hạn chế chuyện bị mất cắp đồ đạc. Do đó mong sinh viên thấu hiểu cho quy định trường đưa ra", ông Hà nói.

Tuy nhiên, theo ông Hà, quy định này không hoàn toàn cứng nhắc. "Với quy định này, sinh viên vào muộn giờ sẽ bị bảo vệ ghi tên lại, báo cáo cho phòng quản lý sinh viên và tính vào điểm thi đua, chứ nhà trường không hướng tới chuyện không cho các em vào trường. Quy định mới này cũng không cấm hoàn toàn sinh viên ra vào trường trong giờ học mà chỉ hạn chế việc tự do đi lại của các em. Nếu sinh viên xuất trình được thẻ sinh viên và có lý do chính đáng báo cáo thì bảo vệ sẽ mở cửa cho các em", ông Hà nói.

Ông Hà cũng cho biết nhà trường sẽ vẫn tiếp tục lắng nghe ý kiến của sinh viên để có những điều chỉnh trong quy định sao cho phù hợp.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Việt Nam lọt top 20 nền giáo dục tốt nhất trên thế giới

Posted: 12 Jan 2017 06:33 AM PST


Bảng xếp hạng PISA do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thực hiện ba năm một lần. Kết quả mới công bố này là chương trình đánh giá năm 2015 trên bài thi của hơn nửa triệu thí sinh đại diện cho 28 triệu học sinh 15 tuổi ở 72 quốc gia và nền kinh tế.

Lần đầu tiên tham gia xếp hạng PISA năm 2012, Việt Nam đã đạt điểm toán, khoa học và kỹ năng đọc cao hơn vương quốc Anh và Mỹ. Tờ Independent nhận định, có được kết quả này là nhờ một phần ở mức đầu tư cao về giáo dục cũng như văn hóa học tập chăm chỉ của học sinh từ khi còn nhỏ.

Dưới đây là danh sách 20 quốc gia và vùng lãnh thổ có nền giáo dục tốt nhất thế giới theo xếp hạng PISA 2015:

1. Singapore

Singapore là đất nước đứng đầu trong cả ba hạng môn (toán, khoa học và đọc) của bảng xếp hạng PISA 2015. Đất nước nhỏ bé ở châu Á này nổi tiếng về tiêu chuẩn học thuật cao và tạo ra những kết quả xuất sắc, đặc biệt là toán. Singapore chọn giáo viên từ 5% số cử nhân giỏi nhất, và giáo viên được coi là những tác nhân thay đổi xã hội.

2. Nhật Bản

Nhật Bản xếp thứ 2 về khoa học, thứ 5 về toán và thứ 8 về kỹ năng đọc. Nhật Bản có dân số thuộc mức giáo dục cao nhất, tỷ lệ mù chữ ở mức 0% và đặc biệt nhấn mạnh về số học và địa lý. Trong khi trẻ em trên thế giới chỉ học từ 26 đến 33 chữ cái trong bảng chữ cái, học sinh Nhật sẽ học được 1.006 chữ kanji cho đến khi học xong tiểu học.

3. Estonia

Được coi là "Phần Lan mới", Estonia nhanh chóng tăng hạng trên bảng xếp hạng Pisa mặc dù là một trong những quốc gia trẻ nhất trên thế giới. Estonia dành khoảng 4% GDP cho giáo dục.

4. Đài Loan

Đài Loan được biết đến là trung tâm xuất sắc về kỹ thuật trong hàng thập kỷ nay và học sinh ở đây học rất tốt về kỹ thuật, toán và khoa học. Giáo dục bắt buộc từ 6 tuổi, và khoảng 95% học sinh tiếp tục học sau 15 tuổi.

5. Phần Lan

Trẻ em ở Phần Lan không đi học khi dưới 7 tuổi, nhưng nước này vẫn có kết quả xếp hạng thuộc hàng đầu trên thế giới. Hệ thống giáo dục của Phần Lan nhấn mạnh vào thời gian chơi và học sáng tạo. Trẻ em không phải ngồi làm bài thi cho đến khi 16 tuổi.

6. Macau

Hầu hết trường học ở Macau là trường tư hoặc được trợ cấp. Chỉ có một số là trường của chính phủ hoặc nhà nước. Hầu hết các trường là trường chuyên tập trung vào học các môn ngoại ngữ, toán và khoa học hơn là các môn hướng nghiệp.

7. Hong Kong

Vốn là thuộc địa của Anh, Hong Kong có nền giáo dục khá giống với hệ thống giáo dục Anh trước đây. Giáo dục Hong Kong miễn phí và bắt buộc ở cấp tiểu học và cấp hai.

8. Hàn Quốc

Lâu nay Hàn Quốc vẫn có thành tích học tập hàng đầu trên thế giới, nhưng kết quả này là cái giá của việc học sinh nước này phải học nhiều tiếng đồng hồ ở trường. Nhiều trường bắt đầu vào học lúc 8 giờ sáng, và kéo dài đến tận khuya tại các trung tâm học tư.

9. New Zealand

Dù chương trình học ở New Zealand không giống với vương quốc Anh, trẻ em nước này không bắt buộc phải đến trường cho đến khi 6 tuổi.

10. Trung Quốc

Học sinh Trung Quốc dành 57 tiếng đồng hồ mỗi tuần để học ở trường hoặc ở nhà, so sánh với lượng thời gian 36 tiếng đồng hồ của học sinh Phần Lan.

11. Slovenia

Slovenia có kết quả cao về toán và khoa học. Ở nước này, giáo dục cho trẻ từ 6-15 là bắt buộc. Công dân quốc tế được dạy tiếng Slovenia khi bắt đầu đi học.

12. Australia

Australia xếp thứ 14 về khoa học, thứ 15 về đọc và thứ 23 về toán, kết quả này giảm so với xếp hạng những năm trước. Australia có số lượng học sinh quốc tế nhiều nhất trên thế giới sau vương quốc Anh và Mỹ, mặc dù nước này có dân số thấp hơn nhiều.

13. Vương quốc Anh

Trong bảng xếp hạng Pisa 2015, vương quốc Anh tăng lên vị trí thứ 15 về khoa học so với vị trí 21 năm 2012. Theo báo cáo của OECD, giáo viên ở Anh thuộc mức trẻ nhất trong số các nước phát triển. Tổng đầu tư của giáo dục Anh vượt mức hầu hết các nước tham gia xếp hạng, và các nhà phê bình cho rằng hệ thống giáo dục của Anh phải có kết quả tốt hơn nhiều với mức đầu tư này.

14. Đức

Trường học ở Đức được quản lý bởi từng bang khác nhau, mỗi bang có sở giáo dục và chính sách riêng. Thông thường, trẻ em Đức bắt đầu đi học tiểu học lúc 6 tuổi nhưng khi lên cấp hai thì có rất nhiều lựa chọn. Đức tăng đầu tư cho giáo dục từ tiểu học đến sau cấp hai, và giáo viên có mức lương rất cạnh tranh so với các nước khác.

15. Hà Lan

Trẻ em Hà Lan được coi là hạnh phúc nhất thế giới theo nghiên cứu năm 2013 của Unicef. Trường học thông thường không cho nhiều bài tập về nhà cho đến khi lên cấp hai, và học sinh cũng có rất ít áp lực và căng thẳng.

16. Thụy Sỹ

Chỉ 5% trẻ em Thụy Sỹ đi học trường tư. Các bài học được dạy bằng những ngôn ngữ khác nhau dựa vào các vùng của Thụy Sỹ, trong đó tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Ý là ngôn ngữ giảng dạy phổ biến nhất. Từ cấp hai trở đi, học sinh được phân chia theo khả năng.

17. Ireland

Hầu hết trường cấp hai ở Ireland là trường do tư nhân sở hữu và quản lý nhưng được nhà nước tài trợ, ngoài ra cũng có trường nghề. Đất nước này có kết quả rất tốt về kỹ năng đọc – xếp thứ 5 toàn cầu.

18. Bỉ

Bỉ xếp hạng 15 về khoa học. Các trường học nước này đều miễn học phí.

19. Việt Nam

Giáo dục ở Việt Nam là hệ thống do nhà nước quản lý ở cả trường công và trường tư. Việt Nam tham gia xếp hạng PISA lần đầu tiên năm 2012 và đạt điểm kỹ năng đọc, toán và khoa học cao hơn vương quốc Anh và Mỹ. Có được kết quả này là nhờ một phần ở mức đầu tư cao về giáo dục cũng như văn hóa học tập chăm chỉ của học sinh từ khi còn nhỏ.

20. Canada

Giáo dục là bắt buộc cho đến 16 tuổi ở hầu hết các tỉnh của Canada trừ Manitoba, Ontario và New Brunswick nơi học sinh phải học đến năm 18 hoặc khi có bằng tú tài. Hệ thống giáo dục khác nhau giữa các tỉnh nói tiếng Pháp và nói tiếng Anh.

Xuân Vũ

Tổng hợp



Xem nguồn

Sắp sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục

Posted: 12 Jan 2017 05:50 AM PST



Thực hiện Quyết định số 251/QĐ-TTg ngày 13/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Bộ GD&ĐT đang tiến hành lập đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục.

Để có cơ sở lập đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục theo quy định; Bộ GD&ĐT đề nghị các sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm tiến hành đánh giá, tổng kết việc thi hành Luật giáo dục 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục 2009. Trên cơ sở đó đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung và nêu rõ lý do đề xuất.

Báo cáo của các sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Pháp chế) trước ngày 6/2/2017, đồng thời gửi file điện tử qua địa chỉ email: cttmai@moet.edu.vn.



Xem nguồn

Chạnh lòng thưởng tết thầy cô, nơi hàng chục triệu, chỗ chỉ trăm ngàn

Posted: 12 Jan 2017 05:07 AM PST


Khi thời gian đến tết Đinh Dậu 2017 chỉ còn khoảng 2 tuần nữa, thì cũng là lúc giáo viên mong chờ các khoản thưởng tết, quà tết như bất kỳ một ngành nghề nào khác trong xã hội.

Đến hẹn lại thấy chạnh lòng

Hiệu trưởng một trường cấp trung học cơ sở nằm trên địa bàn quận Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh chạnh lòng cho biết: Thưởng tết năm nay của trường cũng chẳng có gì khác, cao hơn so với những mùa tết trước.

Nếu tính cả tiền của công đoàn, quỹ phụ huynh học sinh tặng thêm cho giáo viên, và cả tiền thưởng tết của thành phố, của quận thì chắc mỗi giáo viên cũng chỉ được hơn 1 triệu đồng.

Vị Hiệu trưởng này tâm sự với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, đã từ nhiều năm nay, giáo viên của trường ông đã quen với tiền thưởng tết chỉ 200.000 đồng, nên cứ đến tết, mỗi giáo viên có được một phần quà với bánh mứt, hạt dưa hay cuốn lịch cũng là đã vui lắm rồi.

Trường nào dám không đi Tết từ lãnh đạo huyện đến Giám đốc Sở?

Đây là một trong những ngôi trường có học sinh nghèo của quận, thường hay phải có phong trào để giúp đỡ cho học sinh có nhiều hoàn cảnh khó khăn, nên nói tới việc thưởng tết được như giáo viên mong muốn thì quả là 1 điều xa vời vợi.

Cô Đào Mộng Tuyền – Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Thi, quận 11 buồn rầu nói: Năm nay, ngoại trừ các khoản tiền thưởng tết cho giáo viên của quận hay thành phố, giáo viên Trường Nguyễn Thi không được tiền từ khoản thu nhập tăng thêm.

Theo lý giải của cô Tuyền, do nhà trường mới xây xong, vừa khánh thành được mấy tháng, lại còn phải mua sắm, trang bị cơ sở vật chất, nên khi kết sổ cuối năm, ngân quỹ của trường cũng không còn dư để gửi cho giáo viên.

"Thôi năm sau trường sẽ cố gắng hơn, chứ biết làm sao bây giờ, vì thu nhập tăng thêm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố" – cô Tuyền nhấn mạnh.

Cũng tương tự như vậy, giáo viên của Trường tiểu học Hòa Bình, quận 11 cũng không có khoản thu nhập tăng thêm cuối năm, mà chỉ có tiền thưởng tết đúng 1 triệu đồng/người.

Giáo viên ở TP.Hồ Chí Minh được chia tiền tết với rất nhiều mức khác nhau, khiến họ chạnh lòng (ảnh minh họa: P.L)

Theo giải thích của Hiệu trưởng Lương Vĩnh Quang, do cuối năm, kết sổ từ nguồn ngân sách cấp xuống không có dư, nên không thể chi tiền tăng thu nhập cho giáo viên được.

Tâm sự của những thầy cô giáo tiểu học ở TP.Hồ Chí Minh khiến cho người nghe không khỏi ngậm ngùi.

Bàn chuyện thưởng tết, tăng thu nhập cho giáo viên vào dịp cuối năm, mà cảnh cái tết sung túc, đầy đủ hay thậm chí là dư dả có thể là quá xa vời. Nghĩ tới mà chạnh lòng cho nghề giáo.

Cao nhất là hơn 15 triệu đồng

Ông Phạm Thái Sơn – đại diện cho lãnh đạo Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.Hồ Chí Minh chia sẻ: Việc thưởng tết cho giảng viên, nhân viên của trường đã được đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ, thông qua hàng năm ở trường.

Theo đó, mọi người trong trường, từ lãnh đạo trường, lãnh đạo khoa, đến giảng viên, nhân viên của trường mọi năm đều được thưởng 15 triệu đồng, nhưng năm nay thì có hơn được một chút.

Còn tại Trường trung học cơ sở Hậu Giang (quận 11, TP.Hồ Chí Minh), đại diện lãnh đạo nhà trường đã chia sẻ: Năm nay giáo viên và nhân viên của trường thu nhập tăng thêm cuối năm được trung bình khoảng 11,5 triệu đồng.

Dự kiến, vào những ngày giáp tết, trường sẽ còn chia thêm cho toàn bộ lao động được thêm 2 triệu đồng nữa.

Như vậy, ngoại trừ các khoản tiền thưởng tết của quận 11 hay của thành phố, mức tiền tăng thu nhập của Trường Hậu Giang là cao so với những trường trong cùng quận.

Biếu Tết cấp trên chỉ lợi lộc cho Hiệu trưởng, giáo viên và trường không được gì

Về lý do được chia cao, đại diện lãnh đạo nhà trường nhấn mạnh: Là trường 2 buổi, lại không bị thất thu tiền học phí, hoàn toàn không mua sắm gì đáng kể từ đầu năm học, nên khi kết sổ cuối năm, trường mới còn kinh phí kha khá để chia cho lao động.

Tại Trường trung học phổ thông Thanh Đa và Trường Võ Thị Sáu của quận Bình Thạnh, mức chia thu nhập tăng thêm của cả 2 trường đều khoảng gần 10 triệu.

Cùng với tiền thưởng tết mà TP.Hồ Chí Minh dự tính áp dụng cho giáo viên là 1,2 triệu đồng, thì các lao động của 2 trường này có thể nhận được khoảng hơn 11 triệu đồng trong dịp tết này.

Thầy Lê Văn Phước – Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Võ Thị Sáu thông tin: Mức chia tăng thu nhập sẽ phụ thuộc vào các danh hiệu thi đua của lao động (có 4 mức) và cả thâm niên đóng góp, làm việc của giáo viên, nhân viên với trường.



Xem nguồn

Nhiều sinh viên cao đẳng ngoại ngữ "chết lâm sàng" vì thi không đạt chứng chỉ B2

Posted: 12 Jan 2017 04:26 AM PST


Đào tạo kém nhưng yêu cầu thì cao?

Nhiều sinh viên đã tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngoại ngữ ra trường nhưng không thể thi lấy được bằng B2 ngoại ngữ (tương đương Bậc 4 theo chuẩn khung năng lực ngoại ngữ 6 Bậc).

Không ít sinh viên tỏ ra chán nản tâm sự với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam rằng, nếu thi thật thì không thể đậu vì năng lực đào tạo của trường họ học không thể đáp ứng. 

Trong khi, yêu cầu theo chuẩn B2 ngoại ngữ rất cao so với kiến thức của sinh viên cao đẳng ra trường.

Chị Đỗ H. H., một cựu sinh viên Cao Đẳng Sư phạm Hà Tây buồn rầu chia sẻ:

“Em ra trường được hai năm rồi, xin việc ở đâu, nộp hồ sơ đi dạy mầm non hay tiểu học ở Hà Nội thì người ta cũng đòi chuẩn B2 ngoại ngữ.

Trong khi, khung chương trình ở các trường cao đẳng được thiết kết dựa trên chuẩn B2 rồi.

Em nói thật, nếu thi ở các trung tâm thì chỉ có trượt thôi, vì đòi hỏi rất cao.

Bạn em bảo có chạy thì mới đỗ, giá em tham khảo trên mạng lên đến hơn 10 triệu. 

Em cho rằng, những sinh viên ra trường như bọn em giờ đi đâu chả ai thừa nhận cả.

Nếu đúng, bọn em không đạt chuẩn B2 thì tốt nhất không cấp bằng.

Đàng này cấp bằng rồi mà không thi nổi cái chuẩn B2 thì coi như bằng đểu rồi còn gì”.

Nhiều sinh viên cao đẳng ra trường  không thể thi nổi bằng chứng chỉ B2 (ảnh nguồn Giaoduc.net.vn).

Anh Pham M.C., một cực sinh viên của trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh chia sẻ rằng:

“Nhiều nơi yêu cầu chuẩn giáo viên ngoại ngữ trình độ cao đẳng phải đạt bậc 4 tương đương chuẩn B2 (theo khung ngoại ngữ 6 bậc) mới được giảng dạy tại các trường Tiểu học, trung học Cơ sở.

Điều này khiến nhiều sinh viên như bọn em ra trường liệt vị hết.

Giả sử, như chương trình đào tạo ở các trường cao đẳng không đáp ứng được chuẩn B2 thì tốt nhất đừng cấp bằng cho bọn em còn hơn.

Giờ ra trường phải đi ôn, đi luyện tại các trung tâm, thậm chí dùng tiền mới có được tấm bằng B2.

Cuối cùng người được lợi là các đơn vị có quyền cung cấp bằng B2 và các chứng chỉ tương đương”.

Nhiều phụ huynh khi bàn về chuyện này đều tỏ ra hết sức bức xúc. Ông Đỗ Danh Ngọc ở Quốc Oai, Hà Nội chia sẻ: 

“Nuôi con ăn học mấy năm hi vọng ra trường có được việc làm.

Cứ nghĩ, ra trường con mình cầm cái bằng khá về thì dễ xin việc nhưng ở đâu giờ cũng đòi hỏi chuẩn B2 cả.

Tôi cho rằng, nếu sinh viên ngoại ngữ ra trường mà không thi đạt chuẩn B2 ngoại ngữ thì đừng cho tốt nghiệp còn hơn.

Chứ đằng này, cứ cấp bằng tốt nghiệp rồi mà cuối cùng chả thi đạt chuẩn B2 thì cái bằng đó vô giá trị.

Hơn nữa, trường nào sinh viên cao đẳng ngoại ngữ ra trường không đạt chuẩn B2 thì nên giải tán đi chứ đừng để tồn tại”.

Nhiều phụ huynh đau lòng vì con học ra thất nghiệp (ảnh minh họa Ảnh minh họa trên tienphong.vn).

Bàn về chất lượng đầu ra của sinh viên Cao đẳng ngoại ngữ và những khó khăn bất cập khi ra trường, ông Đặng Lộc Thọ, Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương cho rằng:

“Việc, sinh viên Cao Đẳng Ngoại Ngữ muốn xin được việc thì phải đạt chuẩn B2 Châu Âu đó là thực tế. 

Hiện, chúng ta phải phân biệt khái niệm là cơ sở đào tạo và khái niệm cơ sở đánh giá.

Trường Cao đẳng Sư phạm là cơ sở đào tạo.

Trường sẽ thực hiện chương trình đào tạo theo quy định của Bộ về khung chương trình.

Nhà trường sẽ xây dựng các học phần đáp ứng theo yêu cầu về mặt chuyên môn, sau đó cấp bằng.

Khi xây dựng chương trình đã xác định trình độ Cao Đẳng thì sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn kiến thức đầu ra tương đương với khung năng lực bậc 4 (B2). 

Việc sinh viên trường cao đẳng ra trường là đã đáp ứng tiêu chuẩn B2 rồi.
Tôi cho rằng, công tác đánh giá chuẩn B2 đang có bất cập, cần thiết phải rõ ràng hơn nữa.

Riêng về đơn vị đánh giá chuẩn B2 cho sinh viên cao đẳng sư phạm ra trường vẫn chưa có quy định rõ ràng.

 Trước đây, Bộ có quy định về 10 đơn vị đánh giá chuẩn năng lực ngoại ngữ cho giáo viên nhưng tôi cho rằng đó là đánh giá năng lực của giáo viên tiếng Anh theo đề án ngoại ngữ 2020.

Tôi cũng không biết sắp tới Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có chỉ đạo như thế nào? có yêu cầu cụ thể nào rõ ràng hơn? Các văn bản tôi có trong tay hiện chưa thể hiện rõ nội dung trên”.

Đối thoại với tác giả bài: Đại học, lễ tốt nghiệp hay “lễ thất nghiệp”

Phải siết chặt chuẩn đầu ra

Ông Nguyễn Thanh Chuẩn, Phó Hiệu Trưởng Trường Cao Đẳng Sư Phạm Bắc Ninh cho rằng:

“Hiện Trường Cao Đẳng Sư phạm Bắc Ninh chỉ cấp bằng cao đẳng.
Còn các em sinh viên muốn có bằng B2 thì phải đến các đơn vị được phép cấp bằng B2  để thi.

Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh không đủ điều kiện cấp bằng B2.
Tại Bắc Ninh, khi tuyển công chức vẫn chưa có yêu cầu sinh viên ra trường phải có bằng ngoại ngữ B2.

Tới đây, tôi mong muốn Bộ nhanh chóng làm sao ra quy định trong tuyển dụng công chức phải có quy chuẩn trong cả nước.

Không nên để tình trạng, mỗi địa phương thực hiện một kiểu không thống nhất, ảnh hưởng đến quyền lợi của sinh viên”. 

Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Đỗ Hồng Cường, Hiệu phó Trường Đại học Thủ đô cho rằng: 

“Việc yêu cầu sinh viên tốt nghiệp trường đại học, cao đẳng phải có các năng lực về tin học và ngoại ngữ, trước hết đây là đòi hỏi rất đúng của xã hội. 

Tuy nhiên, có một bất cập là việc dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường phổ thông cũng như ở các trường đại học còn rất nhiều tồn tại cần phải khắc phục.

Đề án ngoại ngữ 2020 đã bắt "mạch" đúng hạn chế của việc dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường nhưng quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn. 

Chính vì lẽ đó, từ một đòi hỏi đúng về chủ trương nhưng quá trình thực hiện đã biến việc yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ trở thành một rào cản lớn đối với cá nhân người học.

Trung tâm Dạy nghề Cầu Giấy có chức năng “rà soát” tiếng Anh bậc A2?

Chất lượng sinh viên về yêu cầu ngoại ngữ (nói chung với đa số các sinh viên và nói riêng với sinh viên ngoại ngữ) ra trường thực sự còn nhiều hạn chế. 

Nguyên nhân chúng ta đã để cả một quá trình dạy và học ngoại ngữ ở phổ thông không theo xu thế chung của thế giới. 

Mọi yếu kém được bộc lộ ở quá trình tốt nghiệp của sinh viên và xã hội cho rằng các trường đại học đã không thực hiện tốt công tác đào tạo. 

Các trường đại học, cao đẳng có một phần trách nhiệm nhưng thực tế là bắt nguồn sâu xa từ cách dạy và học trong nhà trường. 

Chính vì lẽ đó, chúng ta phải thay đổi cách dạy và học, nhưng việc này bắt đầu từ đâu là câu hỏi vô cùng khó khăn mà các nhà hoạch định chính sách phải tính toán.

Cá nhân tôi cho rằng việc yêu cầu có thêm chứng chỉ ngoại ngữ là đòi hỏi của xã hội văn minh nhưng những yếu tố tiêu cực đã làm méo mó bản chất của yêu cầu này.

Học ngoại ngữ là một quá trình, nó là một môn học đòi hỏi quá trình tích lũy và thường xuyên sử dụng. 

Đây là một rào cản vô cùng lớn để triển khai công tác này nhằm đáp ứng chuẩn thế giới. 

Tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, đã công bố chuẩn đầu ra đối với sinh viên nhà trường, theo đó: sinh viên không chuyên ngoại ngữ phải đạt trình độ bậc 3.

Không được bắt buộc tất cả giáo viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học


Sinh viên ngoại ngữ tiếng Anh hệ cao đẳng phải đạt chuẩn bậc 4 và hệ đại học là bậc 5 theo khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

Bên cạnh đó, nhà trường cho các sinh viên có thể chọn thêm các ngoại ngữ Trung Quốc hoặc Hàn Quốc. 

Nhà trường công bố một số chứng chỉ như TOIEC, TOEFT, IELT có giá trị tương đương để sinh viên chủ động trong quá trình học tập”.

Qua tìm hiểu có thể thấy, chất lượng đào tạo, công tác đánh giá đối với sinh viên cao đẳng ngoại ngữ ra trường đang tồn tại nhiều bất cập cần thiết phải chỉnh sửa.

Tuy nhiên, cho đến khi có những điều chỉnh phù hợp, sinh viên cao đẳng ngoại ngữ vẫn cứ xác định là “tự bơi” trong xã hội đầy tiêu cực.



Xem nguồn

Vì sao Bộ dự định không công bố đề, đáp án thi quốc gia?

Posted: 12 Jan 2017 03:43 AM PST


Vì sao Bộ dự định không công bố đề thi, đáp án sau kỳ thi?

Theo thông tin từ Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, từ đầu tháng 9/2016, Bộ GD&ĐT đã thành lập Ban chỉ đạo công tác đề thi và xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện công tác đề thi theo quy trình khoa học, chặt chẽ.

Bộ GD&ĐT xác định đề thi THPT quốc gia 2017 chỉ bao gồm kiến thức trong chương trình lớp 12. 

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho hay, việc xây dựng đề thi THPT quốc gia năm 2017 có nhiều thay đổi so với quy trình xây dựng đề thi quốc gia các năm trước. 

Từ tháng 10 đến tháng 12/2016, Bộ đã tổ chức 10 đợt biên soạn câu hỏi thô tại 10 điểm trên toàn quốc; lựa chọn, huy động giáo viên THPT giỏi của tất cả 63 tỉnh, thành, các giảng viên Đại học có chuyên môn tốt, nắm vững chương trình THPT có nhiều kinh nghiệm thi kiểm tra đánh giá.

"Qui trình xây dựng câu hỏi thi được thực hiện qua 9 bước từ tổ chức biên soạn câu hỏi thô, thử nghiệm chuẩn hóa đến lựa chọn các câu hỏi thi đưa vào phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi thi chính thức để đảm bảo mức độ tương đương giữa các đề thi"- ông Ga thông tin. 

Nếu kỳ thi THPT quốc gia 2017 sắp tới mà Bộ GD&ĐT không công bố đề thi, đáp án khi kết thúc các môn thi thì sẽ phạm vào tính thiếu minh bạch, khách quan. (Ảnh: Báo Zing)

Hiện, Bộ đang xây dựng bộ đề thi thử nghiệm theo 5 bài thi. Bộ đề thi theo bài thi này sẽ công bố rộng rãi ngay sau khi học sinh lớp 12 hoàn thành chương trình năm học 2016 – 2017 (dự kiến giữa tháng 5).

Cũng theo Thứ trưởng Ga, cho tới hiện tại đã biên soạn được hơn 60.000 câu hỏi thô, cơ bản đáp ứng đúng quy trình xây dựng câu hỏi thi chuẩn hóa của lý thuyết khảo thí hiện đại.

Số câu hỏi thô đã chuẩn bị hiện đạt gấp đôi so với dự kiến ban đầu. Số câu hỏi này tiếp tục trải qua 7 đợt thẩm định để có 45.000 câu hỏi đã được biên tập.

Tuy nhiên, trong kỳ thi THPT quốc gia 2017, Bộ sẽ không công bố đề thi, đáp án các bài thi trắc nghiệm.  

Thứ trưởng Ga lý giải, do các câu hỏi thi năm nay có thể tiếp tục còn được dùng cho kỳ thi các năm kế tiếp, nên không công bố để đảm bảo sự công bằng cho tất cả thí sinh.

Ngoài ra, đề thi chuẩn hóa đã được thử nghiệm nhiều lần trên chính đối tượng học sinh lớp 12 nên đáp án đã được kiểm nghiệm tính chính xác.

Đặc biệt, dù thí sinh chưa làm bài thi trên máy tính, nhưng việc chấm các bài thi trắc nghiệm khách quan đều được thực hiện bằng phần mềm máy tính đảm bảo độ chính xác cao, nên thí sinh có thể yên tâm về kết quả điểm số của mình. 

Nên hay không…? 

Việc Bộ GD&ĐT đưa ra kế hoạch sẽ không công bố đề thi và đáp án của toàn bộ các môn thi trắc nghiệm đang khiến các chuyên gia giáo dục băn khoăn về tính khách quan, minh bạch và chuẩn xác của đề thi.

Trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, TS.Lê Viết Khuyến – nguyên phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh: "Cái gì công khai cũng tốt, nhất là trong thi cử".

"Từ xưa đến nay, trong công tác làm đề thi thi thoảng vẫn có trục trặc. Chính sự công khai đã tạo thành kênh giám sát tốt để điều chỉnh, sửa chữa kịp thời những sai sót, làm cho kỳ thi tốt hơn, xã hội tin tưởng hơn. 

Vì vậy, nếu không công bố đề thi và đáp án sẽ mất đi kênh giám sát từ xã hội, không thể phát hiện sai sót nếu có" – TS.Khuyến phân tích. 

Quan điểm của Giáo sư Lâm Quang Thiệp về không công bố đề, đáp án thi quốc gia

(GDVN) – Thông tin mới nhất về kỳ thi THPT quốc gia 2017 là Bộ GD&ĐT sẽ không công bố đề thi, đáp án sau khi kết thúc môn thi như trước đây.

Theo ông Khuyến, ở kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội các năm trước do thi trên máy tính và thí sinh làm bài ở các ngày khác nhau, các đợt thi khác nhau nên việc không công khai còn chấp nhận được.

Do số câu hỏi được sử dụng sẽ rất nhiều trong các đợt thi nên nếu công bố mọi đề thi thì "mất mát" rất lớn. 

Còn nay, kỳ thi THPT quốc gia làm trên giấy, toàn bộ thí sinh cả nước có cùng thời gian làm bài thì hoàn toàn có thể dùng 1 đề thi rồi tráo thứ tự câu hỏi, tráo thứ tự đặt lựa chọn các đáp án trong từng câu hỏi với những mã đề khác nhau.

Như vậy vừa đảm bảo công bằng với các thí sinh, vừa tiết kiệm được số lượng câu hỏi. 

Điều này cũng có nghĩa là khi công khai đề thi và đáp án thì chỉ vài chục câu hỏi trong ngân hàng câu hỏi bị lộ. Do đó, Bộ không thể lấy lí do ngân hàng câu hỏi chưa đủ lớn để giữ bí mật. 

Còn theo quan điểm của PGS.Trần Xuân Nhĩ – Phó Chủ tịch Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, nếu kỳ thi THPT quốc gia 2017 sắp tới mà Bộ GD&ĐT không công bố đề thi, đáp án khi kết thúc các môn thi thì sẽ phạm vào tính thiếu minh bạch, khách quan. 

Trong khi một kỳ thi bất kỳ nào đều phải đảm bảo yếu tố minh bạch đầu tiên huống gì kỳ thi THPT quốc gia là kỳ thi lớn có lượng thí sinh khoảng 1 triệu thí sinh tham gia. 

Trước e ngại về việc nếu công bố đề thi, đáp án thi thì coi như năm sau lại phải làm mới ngân hàng đề thi. Việc này rất tốn kém về thời gian, công sức lẫn tiền bạc, PGS.Trần Xuân Nhĩ cho rằng, việc ra nhiều câu hỏi khác nhau trong nhiều mã đề khác nhau chưa chắc đã đảm bảo tính minh bạch khách quan. 

Bởi việc tìm được câu hỏi có độ khó tương đồng để trộn lẫn vào các đề không phải là việc dễ. Hơn nữa, việc không bố đề thi và đáp án sẽ gây khó khăn cho thí sinh trong việc xác định kết quả thi của mình.

Bộ Giáo dục đã biên soạn được hơn 60.000 câu hỏi trắc nghiệm

(GDVN) – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, tính đến nay đã biên soạn được hơn 60.000 câu hỏi thô. Số câu hỏi thô đã chuẩn bị hiện đạt gấp đôi so với dự kiến ban đầu.

Trao đổi với phóng viên về sự thay đổi này của Bộ GD&ĐT, thầy Nguyễn Tùng Lâm – Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) nêu ra 3 lý do để thấy việc không công bố đề thi chỉ vì để đảm bảo bí mật ngân hàng đề để sử dụng cho năm sau là chưa thuyết phục. 

Thứ nhất, với một kỳ thi quốc gia, ngân hàng đề thi phải có số lượng câu hỏi rất lớn.

Nếu Bộ GD&ĐT kịp thời xây dựng được một ngân hàng đề thi đủ cho tầm cỡ kỳ thi quốc gia, thì việc trùng lặp số câu hỏi giữa hai năm liên tiếp là xác suất nhỏ.

Giả sử một đề thi có 40-50 câu hỏi trắc nghiệm có 1-2 câu trùng lặp với đề đã ra năm trước cũng không ảnh hưởng gì tới chất lượng bài thi và tính công bằng, khách quan của kết quả thi. 

Thứ hai, sau kỳ thi, thí sinh cần phải được biết kết quả học tập của mình, biết làm sai ở đâu, đúng ở đâu. Đây chính là nhu cầu thực sự của người học. 

Thứ ba, việc công bố đề thi, đáp án phù hợp với nhu cầu giám sát của xã hội nhất là kỳ thi THPT quốc gia năm nay có nhiều đổi mới về cách thức thi, ra đề thi.

Bởi nhiều kỳ thi trước đã từng xảy ra sai sót kiến thức, sai đáp án, chấm lỏng, chấm chặt giữa các hội đồng thi.

Năm nay đề thi, đáp án bí mật, nếu có sai sót, không có ai biết, không đảm bảo sự công bằng và có thể thí sinh sẽ thiệt thòi.



Xem nguồn

Chi phí đào tạo thấp sao đòi chất lượng cao?

Posted: 12 Jan 2017 03:01 AM PST


Đó là quan điểm của nhiều chuyên gia giáo dục tại hội nghị toàn quốc bàn về "giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học" do Bộ GD&ĐT tổ chức tại Đà Nẵng cuối tuần qua với sự tham gia của đại diện 270 trường đại học trên cả nước.

Chi phí đào tạo thấp sao đòi chất lượng cao?  

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, chi phí đào tạo của chúng ta so với các nước có nền giáo dục tiến bộ trên thế giới đang có sự chênh lệch một trời một vực.

Hiện chính phủ đã có chủ trương thu học phí tương đương với chất lượng đào tạo. Chi phí đào tạo thế nào thì phải tương ứng với chất lượng đào tạo thế đó – ông Nhạ nói.

Các chuyên gia về giáo dục góp ý nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Ảnh: An Nguyên

Theo tính toán, mức đầu tư từ các nguồn khác nhau trong giáo dục của Việt Nam là 13 triệu đồng/sinh viên/năm (khoảng 600 USD/sinh viên).

Trong khi chi phí này ở Mỹ lên đến 16.000 USD/sinh viên/năm ở hệ công lập và 36.000 USD/sinh viên/năm ở hệ tư thục.

Từ con số thống kê nói trên Bộ trưởng đặt vấn đề "chi phí chênh lệch một trời một vực như vậy thì làm sao giám so sánh về chất lượng?".  

Hiệu trưởng nêu đích danh ba khuyết điểm đào tạo đại học của Bộ Giáo dục

Hiện nay, nhiều trường Đại học rất chú trọng đến "mưu sinh" để bù chi phí bỏ ra. "60% nguồn chi hiện nay là chi cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, còn đầu tư cho cơ sở vật chất thì lại thấp. Trong đó, số trường Đại học có tích lũy (về tài chính) là rất ít" ông Nhạ nêu thực tế.

PGS.TS. Hoàng Minh Sơn – Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ, hiện nay chất lượng giáo dục Đại học của Việt Nam đang rất thấp.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do vấn đề đầu tư kinh phí cho giáo dục chưa cao. Mà cụ thể là vấn đề học phí.

"Hiện nay chi phí đào tạo Đại học của Việt Nam là rất thấp, chỉ bằng 1/17 so với Malaysia, 1/15 so với Singapore hay 1/20 so với Hồng Kông. Trong khi, bối cảnh ngày nay đòi hỏi sự cạnh tranh rất lớn giữa các trường.

Với nguồn chi phí ít ỏi như vậy thì các trường không thể tham gia cuộc chơi mang tính hội nhập được" ông Sơn nói.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nhạ nói, chi phí đào tạo Đại học của chúng ta quá thấp thì không thể nào đảm bảo về chất lượng.

Thực tế này dẫn đến các trường hầu như phải tập trung toàn bộ thời gian cho việc "mưu sinh" để lấy thu bù chi, duy trì tồn tại nên ít có điều kiện tập trung nâng cao chất lượng đào tạo.

Phải minh bạch về học phí

Tại hội nghị, bộ trưởng Nhạ nêu vấn đề "liệu rằng giá cả có tỷ lệ thuận với chất lượng đào tạo hay không?".

Từ đó, ông nhấn mạnh, các trường phải cân đối giữa chất lượng đào tạo với giá cả học tập.  

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Sẽ khai tử những trường đại học không đạt chuẩn

Để đạt được hiệu quả, các trường nên chọn ra một vài chương trình phù hợp để đào tạo chất lượng cao.

"Khi chất lượng cao thì các trường đàng hoàng thu, đàng hoàng quảng cáo" bộ trưởng Nhạ nói.  

Kèm theo đó, Bộ trưởng cũng đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề minh bạch thông tin. Theo đó, minh bạch thông tin ở đây là minh bạch cả về chất lượng đào tạo và minh bạch về giá cả học phí.

Tránh tình trạng khi vào nói giá học phí một đàng nhưng càng về sau lại càng tăng giá.

"Các trường phải công khai một cách minh bạch về học phí. Nhiều trường hợp tăng học phí không có căn cứ đẩy sinh viên vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan" ông Nhạ chấn chỉnh.

Theo hiệu trưởng một trường đại học ở TP.HCM, việc tăng học phí cũng không hề đơn giản vì sẽ vấp phải sự phản đối của sinh viên và dư luận.

"Thực tế thì việc tăng học phí nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, mua sắm thêm các trang thiết bị dạy học.

Tuy nhiên, lộ trình tăng như thế nào phải được công khai từ sớm cho sinh viên biết từ thời điểm tuyển sinh. Nếu người nào thấy thích hợp thì ký cam kết vào học, còn nếu không thì chuyển trường khác".

Vị này nói thêm, các trường đại học cũng phải công khai chỉ tiêu, chất lượng đào tạo, sinh viên ra trường có việc làm hay không để mọi người biết chất lượng giảng dạy như vậy có phù hợp với mức thu học phí hay không?

"Vì sao một số trường ngoài công lập thu học phí cao ngất ngưởng nhưng người ta vẫn tìm đến học. Đó là vì chất lượng họ đào tạo ra đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, của xã hội" vị này nói.



Xem nguồn

Nhiều nhà giáo được thưởng tết một tháng thu nhập

Posted: 12 Jan 2017 02:19 AM PST


– Các nhà giáo công tác ở nhiều trường THPT, ĐH ở TP.HCM đều được thưởng tết thêm một tháng thu nhập.  Kinh phí này kết dư từ việc tiết kiệm và "tăng gia sản xuất" của các trường. Mức cao nhất hơn 20 triệu đồng, thấp nhất khoảng 10 triệu đồng.

Cô Hoàng Thị Lê An, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1 cho biết, hiện tại trường  chưa chốt mức kinh phí chăm sóc tết cho giáo viên, nhưng chắc chắn mỗi người sẽ được một tháng hoặc hơn 1 tháng thu nhập từ các khoản kết dư của nhà trường.

Nhiều nhà giáo được thưởng tết một tháng thu nhập

"Để có được khoản này chúng tôi đã cùng nhau tiết kiệm những gì có thể tiết kiệm được .Ngoài ra trường cũng có thêm các khoản thu từ văn phòng phẩm" – cô An cho biết. 

Theo cô An việc chăm sóc tết này nhằm động viên tinh thần của các giáo viên, hơn nữa góp phần tết ấm cúng cho họ yên tâm công tác.

Hiệu trưởng một trường THPT tư thục ở Tân Phú cho biết, nhà trường sẽ trích quỹ khen thưởng để thưởng tết cho tất cả các cán bộ giáo viên của trường mỗi người một tháng thu nhập. 

"Như hàng năm, mức thu nhập cao nhất ở khoảng 20 triệu, mức thu nhập thấp nhất cũng ở mức 10 triệu/người. Nếu cộng kinh phí được nhận cả hai tháng, giáo viên trường chúng tôi sẽ có một cái tết ấm cúng"- ông cho biết.

Cô Nguyễn Thị Thu Cúc, Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định, Quận Bình Thạnh cho biết, ngoài mức thưởng tết của thành phố dành cho mỗi giáo viên 1,2 triệu/người,  các trường có khoản thu nhập tăng thêm trong ngày tết cho giáo viên khác nhau. 

"Với trường THPT Gia Định, chúng tôi thực hiện tự chủ tài chính nên có thể tiết kiệm được những khoản chi không cần thiết, vì vậy trong dịp tết Nguyên đán này nếu chia ra mỗi giáo viên cũng được khoảng 2 tháng lương cơ bản".- cô Cúc cho biết. 

Hiệu trưởng một trường mầm non ở quận Thủ Đức tiết lộ, "trường trích khoản kết dư để chăm sóc tết cho các giáo viên, bảo mẫu, bảo vệ. Theo đó mức trung bình từ 7-10 triệu/người”.

Theo ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, trong đợt tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, thành phố trích ngân sách hỗ trợ mỗi giáo viên trên địa bàn với mức kinh phí 1,2 triệu đồng/người. Với những nhà giáo khó khăn, Công đoàn Sở đã có kế hoạch vận động mạnh thường quân, các tổ chức hỗ trợ. Ngoài khoản này, các trường đều có kế hoạch chăm sóc tết cho giáo viên của mình nhờ vào các khoản kết dư của trường.

Giảng viên đại học được thưởng tết bao nhiêu

Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho biết, "mặc dù không cao bằng các doanh nghiệp nhưng để tất cả các thành viên của trường sẽ có một cái tết vui vẻ, ấm cúng và yên tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp chung, Ban giám hiệu quyết định thưởng tết mỗi người 7 triệu (kể cả 500 ngàn thưởng qua công đoàn) cộng một tháng lương tăng thêm".

Nhiều nhà giáo được thưởng tết một tháng thu nhập
 Ảnh: Sinh viên trường ĐH Công nghệ TP.HCM tổ chức nhiều hoạt động đón tết

Như vậy, tất cả cán bộ viên chức của trường nếu có thời gian làm việc từ 6 tháng trở lên đều có mức thưởng tết trên 10 triệu.  Trong đó người nhiều nhất có thể hơn 15 triệu.

Lãnh đạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cho biết trường không "quy" tháng lương thứ 13 và thưởng tết mà chia tiền tết theo quy chế là 15 triệu đồng/người cho tất cả mọi người. Tất cả các giảng viên, nhân viên và lãnh đạo đều nhận như nhau.

"Các năm trước chúng tôi đều tính tháng lương thứ 13 cộng với thưởng tết 2,4 triệu/người. Nếu tiếp tục chia như vậy thì có người cao nhưng các nhân viên sẽ thấp. Năm nay trường gom chung lại để cân đối cho tất cả. Như vậy các giảng viên trẻ, nhân viên, bảo vệ, lao công hay giảng viên lớn tuổi, trưởng các đơn vị và ban giám hiệu là như nhau" – lãnh đạo trường cho biết. Theo ông mục đích là để mọi người có cái tết vui hơn và chia sẻ cùng nhau. 

Một giảng viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cho biết, theo quy chế, mỗi người sẽ được thưởng tết một tháng thu nhập. Ngoài ra sẽ có thêm quà tặng như bia, nước ngọt, trái cây…

Tuệ Minh



Xem nguồn

Comments