Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Giáo dục đại học: Cần xác định trọng tâm để đầu tư vun cao

Posted: 01 Jan 2017 08:05 AM PST


Kết quả của CTTT là nền tảng để tiếp tục đầu tư trọng điểm, vun cao

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết đánh giá CTTT, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng bên cạnh các kết quả đạt được, thể hiện qua những con số cụ thể như 3600 sinh viên tốt nghiệp, ra trường đều có việc làm, chất lượng nguồn nhân lực được doanh nghiệp đánh giá cao… thì ý nghĩa lớn nhất của CTTT đó là đã tăng cường năng lực quản trị chương trình, năng lực đào tạo và HTQT cho nhà trường. Từ đó, các cơ sở đào tạo (CSĐT) có thể tự lực tiếp tục đào tạo những khóa sinh viên tốt hơn mà không cần nhà nước hỗ trợ.

Đánh giá về CTTT sau 10 năm thực hiện, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định «Lộ trình nâng cao chất lượng các chương trình (CT) đào tạo nói chung trong đó tập trung đầu tư cho những ngành then chốt của nền kinh tế nói riêng thông qua CTTT là đúng hướng ».

« Giai đoạn 10 năm thực hiện CTTT đã tạo tiền đề về cơ bản là vững chắc cho một số ngành đào tạo (như 35 ngành của CTTT), để xây dựng những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo trong giai đoạn tiếp theo. Đó là giai đoạn tập trung đào tạo những sản phẩm chất lượng cao và nghiên cứu khoa học đỉnh cao ».

Tổng kết lại, CTTT đã có định hướng đúng, các mục tiêu cơ bản đạt được, có những mục tiêu chưa đạt được vì quá khó. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng CTTT ra đời cách đây 10 năm, là giai đoạn đất nước có nhiều đổi mới, biến động, lại là lần đầu tiên triển khai thực hiện, do đó chúng ta nên ghi nhận mục tiêu chính của CTTT ở giai đoạn đầu chủ yếu là làm quen việc tiếp cận, chuyển giao, củng cố và tổ chức đào tạo thành công theo mô hình mới.

Đồng thời, Bộ trưởng đánh giá « Các sản phẩm cụ thể của 35 CT cũng rất đáng trân trọng. Trong đó sản phẩm trực tiếp là 3600 sinh viên đã tốt nghiệp, đạt trình độ cao, theo quan sát, đánh giá của tôi cũng như phản hồi của các doanh nghiệp đã sử dụng, chất lượng của các em khác hẳn với sinh viên các CT đào tạo đại trà. CSĐT tham gia CTTT có sự thay đổi cả về nhận thức, năng lực đào tạo, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, quan hệ doanh nghiệp và bài học quản lý».

« So lượng tiền bỏ ra, với kết quả đạt được chúng ta đã làm tốt. Nếu đào tạo 3600 cử nhân, kỹ sư này ở nước ngoài, chúng ta cần một lượng tiền gấp hàng chục lần như thế, mà các em còn không trở về cống hiến. Nhìn ở góc độ hiệu quả đầu tư, rõ ràng mô hình này tiết kiệm hơn các đề án 911, 322 rất nhiều » – Bộ trưởng nhận xét.

Song bên cạnh những thành tựu, Bộ trưởng cũng chỉ ra nhiều bất cập, yếu kém mà những người làm CTTT cần rút kinh nghiệm. «Nhìn lại, tôi tin rằng nhiều người nếu cho được làm lại từ đầu sẽ làm khác. Tuy nhiên nhận thức là một quá trình. Bài học kinh nghiệm đã rất rõ ràng ».

Bộ trưởng thẳng thắn «Bên cạnh những trường thực hiện rất tốt, vẫn có những môi trường chưa thực sự tiên tiến, từ người đứng đầu trường tới người chủ nhiệm CTTT chưa nhận thức đúng, chưa chuyên nghiệp, quy trình chưa đồng bộ …dẫn tới hiệu quả chưa cao trong quá trình triển khai».

« Khi chọn CT chúng ta cũng chưa dành nhiều thời gian để phân tích dự đoán  chọn ra những ngành cần thiết cho nền kinh tế mà chủ yếu dựa vào ngành chúng ta đã có thế mạnh, dẫn tới một số ngành xã hội không quan tâm, quy mô nhỏ, sinh viên đầu vào chất lượng chưa tương xứng với mục tiêu của CT. Trong đó, cái khó nhất là tiếng Anh. Chúng ta chưa có thời gian chuẩn bị cho cả thầy và trò. Có gì dùng nấy. Dẫn tới chất lượng trong một số CT chưa đạt được mục tiêu của CTTT», Bộ trưởng chỉ rõ.

Một bất cập nữa của một số cơ sở đào tạo khi tham gia các CTTT là: sau khi sinh viên ra trường không theo dõi, sát sao, thu nhận phản hồi của nhà tuyển dụng từ đó có những đánh giá chất lượng hiệu quả đầu ra chính xác để có những điều chỉnh lại với CT giảng dạy cho sát thực và hiệu quả hơn. Độ gắn kết của CT với nghiên cứu khoa học và với doanh nghiệp chưa cao, một số trường có tâm lý « buông », hết tiền tài trợ là hết CTTT.

«Xét một cách tổng thể, CTTT thành công cả ở kết quả trực tiếp và tác động gián tiếp và sự lan tỏa, và trên nền này chúng ta phát triển lên. Chúng ta như đã có nền móng để nâng cao chất lượng đào tạo ĐH theo hướng tinh hoa, nếu chúng ta không tiếp tục một cách chủ động thì hiệu quả của 10 năm CTTT sẽ lãng phí" Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.


Đại diện các trường đã tham gia Chương trình tiên tiến

Đầu tư trọng điểm, không dàn hàng ngang

Theo đó, chủ trương sắp tới về phát triển GDĐH nói chung là tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhưng chọn trọng tâm, trọng điểm ngành và trường. "Đầu tiên là chọn ngành theo hướng phải bám sát vào thị trường lao động; gắn đào tạo với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu".

"Chính phủ đã giao cho Bộ GDĐT thực hiện "Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế". Do vậy một trong những tiêu chí của CT đào tạo chất lượng cao tới đây là phải đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động được dự báo, tăng cường các ngành CN mũi nhọn theo xu hướng của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư và 8 nhóm ngành di chuyển lao động tự do ASEAN ưu tiên trước để đầu tư".

«Bộ tới đây sẽ chỉ hỗ trợ về chủ trương, chính sách để trình Chính phủ, còn thực hiện là các trường theo hướng cạnh tranh », Bộ trưởng cho hay.

"Với tinh thần như vậy, phương thức triển khai đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là hợp đồng giao nhiệm vụ, chứ không phân bổ vốn theo mục đích như trước. Trước hết, sẽ xây dựng một khung Đề án, liệt kê rõ ràng từng phụ lục và theo hướng mở. Đề án sẽ không tiếp cận theo hướng tính chi tiết định mức đầu tư… mà thiết kế khung chính sách định hướng với các nhóm mục tiêu. Các trường tự chọn CT tham gia và đề xuất lên Bộ, Bộ sẽ căn cứ vào các báo cáo đánh giá để lựa chọn, không phân biệt công tư. Các CT này phải thỏa mãn 2 tiêu chí : đáp ứng đúng nhu cầu của nền kinh tế, là CT trường có thế mạnh đào tạo ».

« Tới đây, cạnh tranh giữa các trường phải rất quyết liệt. Và mỗi trường ĐH chỉ cần có một số CT xuất sắc, trọng điểm, bám sát thị trường, tập trung đầu tư vun cao để xây dựng và phát triển thương hiệu, không dàn hàng ngang» Bộ trưởng nêu rõ.

Theo chỉ đạo của Bộ trưởng, để xây dựng Đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tới đây, các trường cần thực hiện theo 2 bước.

Bước thứ nhất, rà soát lại các CT đào tạo trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường nguồn nhân lực tầm nhìn 5-10 năm sau ; bám sát chủ trương của Chính phủ, chính sách của địa phương trên cơ sở đó, rà soát lại ngành nghề đào tạo của trường để phân làm 3 loại: loại 1 rất đúng rất trúng, loại 2 tỷ lệ trúng 50/50, loại 3 thấy không cần thiết, không phù hợp nên sớm bỏ đi. Số lượng cơ cấu ngành cần phù hợp với cơ cấu, nhu cầu của nền kinh tế-xã hội.

Quy hoạch cơ cấu ngành đào tạo của trường, theo Bộ trưởng, chỉ nên xác định tầm nhìn 10 năm, kế hoạch cụ thể trong 5 năm vì kinh tế xã hội đất nước ta thay đổi rất nhanh.

Sau khi có bản đồ về số lượng, sẽ tính tới xây dựng bản đồ về chất lượng. Trong số những ngành cần thiết đó, sẽ xác định những ngành nào cần chú trọng đầu tư.

Bộ trưởng gợi ý, tốt nhất các trường nên chọn các ngành đầu tư trọng điểm từ 35 CT đào tạo của CTTT để chọn, tuy nhiên nhiều ngành khác không nằm trong 35 ngành này mà vẫn đáp ứng yêu cầu về sự cần thiết được vẫn đưa vào. Đối tượng các cơ sở tham gia gồm cả các trường ĐH công lập và tư thục.

Bước 2, Sau khi có một bản đồ tổng quan về các ngành đào tạo chiều ngang chiều dọc về cơ cấu, mục tiêu đào tạo… các trường xác định mục tiêu phát triển nhà trường, năng lực đào tạo để chọn CT nào mà trường thấy là quan trọng nhất. Mỗi trường chỉ nên chọn tối đa 5 ngành tham gia Đề án, thực hiện được 2-3 CT thành công là rất tốt, không phát triển dàn hàng ngang ; và phải xác định rõ đó là việc của nhà trường ko phải việc của Bộ.

Với Đề án mới, Bộ trưởng cho hay « Bộ sẽ không trực tiếp làm như CT tiên tiến nhưng sẽ hỗ trợ định hướng; Đề án sẽ thiết kế theo hướng mở có chính sách rõ ràng, hỗ trợ bằng tiền, cơ chế thậm chí hỗ trợ cả nhân lực. Chủ trương là sẽ hỗ trợ theo đầu người học chứ không hỗ trợ một cục theo mục tiêu như trước, và giữa các trường phải có sự cạnh tranh », Bộ trưởng nhấn mạnh.



Xem nguồn

Đê sạt lở, thầy trò lội nước tới trường

Posted: 01 Jan 2017 05:17 AM PST


Thầy giáo hướng dẫn học sinh đi qua đoạn đường bị ngập. Ảnh: Facebook trường THPT số 3 Tuy Phước.Thầy giáo hướng dẫn học sinh đi qua đoạn đường bị ngập. Ảnh: Facebook trường THPT số 3 Tuy Phước.

Gần 2 tuần từ khi đợt lũ lịch sử giữa tháng 12/2016 đi qua, nhiều học sinh trường THPT số 3 Tuy Phước (Bình Định) vẫn phải lội nước đi học. Nguy cơ xảy ra tai nạn rất lớn.

Sau thời gian nghỉ học vì lũ lụt gần một tháng, học sinh các trường trên địa bàn huyện Tuy Phước đã đến trường trở lại. Tuy nhiên, nhiều em ở xã Phước Sơn muốn đến lớp phải qua đoạn đường dài bị ngập nước.

De sat lo, thay tro loi nuoc toi truong - Anh 1

Nước ngập sâu không thấy đường đi, các em dắt xe đạp nối nhau để tránh bị xuống hố. Ảnh: Facebook trường THPT số 3 Tuy Phước.

Theo phản ánh của thầy cô và học sinh, đê qua 2 thôn Bình Lâm, Hữu Thành bị sạt lở, nước sông tràn vào, gây ngập đoạn đường nối liền 2 xã Phước Hòa và Phước Sơn dài gần 2 km (thuộc tuyến tỉnh lộ 640). Phương tiện giao thông qua lại gặp rất nhiều khó khăn.

De sat lo, thay tro loi nuoc toi truong - Anh 2

Sân trường THPT số 3 Tuy Phước vẫn còn ngập nước. Ảnh: Facebook trường THPT số 3 Tuy Phước.

Cô Dương Thị Bích Liên – Hiệu trưởng – cho biết ngày 23/12, trường bắt đầu dạy trở lại. Từ đó đến nay, nhiều học sinh ở địa bàn xã Phước Sơn vẫn phải lội nước đi học.

“Thầy cô cũng rất lo lắng về vấn đề an toàn của học sinh nhưng buộc phải để các em tới trường vì đã nghỉ quá lâu. Lúc tan học, chúng tôi phải cử thầy cô canh chừng để các em về an toàn” – Cô Liên nói.

Em Trần Thị Hồng My – Học sinh lớp 12 ở thôn Xuân Phương (xã Phước Sơn) cho biết: “Lội qua đoạn đường đó cũng sợ lắm, chúng em vừa đi vừa níu tay nhau, dắt xe đạp cho chắc tay, sợ nước chảy mạnh cuốn trôi”.

Thầy cô cũng phải lội nước đi dạy. Trong sân trường, nước ngập cách mặt sân 20 cm. Nhiều hoạt động dạy và học bị đảo lộn, các em không thể chào cờ, học thể dục ngoài trời.

Lo học sinh về muộn, trời tối dễ xảy ra tai nạn, thầy cô phải cắt thời gian sinh hoạt lớp để các em về sớm. Nhà trường cũng đã trao đổi, chờ hướng giải quyết của xã Phước Hòa.

Theo ông Nguyễn Văn Nhâm – Chủ tịch UBND xã Phước Hòa, xã đã có phương án huy động lực lượng dân quân và đề nghị bộ đội của huyện Tuy Phước hỗ trợ để gia cố đoạn đê sạt lở.

“Dự kiến, công việc sẽ hoàn thành sau 7 ngày, đảm bảo an toàn cho học sinh và người dân qua lại tuyến đường này” – Ông Nhâm thông tin.



Xem nguồn

Quảng Bình: Công nhận 12 trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia

Posted: 01 Jan 2017 04:35 AM PST


Lãnh đạo ngành Giáo dục tỉnh Khăm Muộn (Lào) tham quan mô hình học tập tại Trường Tiểu học Đồng Phú, trường vừa được công nhận đạt chuẩn mức độ 2Lãnh đạo ngành Giáo dục tỉnh Khăm Muộn (Lào) tham quan mô hình học tập tại Trường Tiểu học Đồng Phú, trường vừa được công nhận đạt chuẩn mức độ 2

Theo đó, có 8 trường đạt chuẩn mức độ 1 và 4 trường mức độ 2 gồm Tiểu học Hàm Ninh, Tiểu học Đồng Phú, Tiểu học số 2 Ba Đồn, Tiểu học số 2 Đồng Hới.

Việc các trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia là một bước nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện cho học sinh khi nhà trường được tổ chức  đúng quy chuẩn về cơ sở vật chất, bộ máy nhà trường, giáo viên…

Với quyết định công nhận 12 trường đạt chuẩn mức độ 1, mức độ 2  của UBND tỉnh thì các quyền lợi, điều kiện học tập, chăm sóc sức khoẻ… của học sinh được bảo đảm chất lượng đào tạo tốt hơn, toàn diện hơn.

Việc này, đòi hỏi đội ngũ giáo viên của các trường sẽ buộc phải luôn nâng cao trách nhiệm, trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của mình tại các cơ sở giáo dục này.



Xem nguồn

"Nhiều chương trình tiên tiến từ vệt sáng trở thành đom đóm"

Posted: 01 Jan 2017 02:33 AM PST



Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, nhiều chương trình gọi là tiên tiến nhưng đâu đó vẫn còn nhúng vào chương trình không tiên tiến dẫn đến vệt sáng trở thành đom đóm.




Xem nguồn

Mong đợi gì ở giáo dục 2017?

Posted: 31 Dec 2016 07:21 PM PST


Những nhà giáo dục, quan tâm tới giáo dục trăn trở về ngành trong năm 2016, dự đoán những điểm mới trong năm 2017

Tiến sĩ Phạm Thị Ly: Phải tập nghĩ mình sẽ nhận thành quả hoặc lãnh hậu quả quyết định của chính mình

Mong đợi gì ở giáo dục 2017?
TS Phạm Thị Ly Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá Giáo dục Đại học

 Trong năm qua, giáo dục phổ thông với thành tích PISA tiếp tục đạt được ở mức cao, nhưng không được đón nhận như một niềm vui hay tự hào, vì những bất cập trong thực tiễn giáo dục vẫn đang là mối quan ngại, nổi bật là việc chạy theo thành tích, áp lực học hành quá tải và thiếu kỹ năng sống. 

Thông tư 30 về đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học là một hướng đi đúng, nhằm giảm nhẹ áp lực điểm số, thành tích và hướng tới cải thiện chất lượng học tập của học sinh, đã bị nhiều giáo viên và phụ huynh phản đối mạnh mẽ. Tương tự như vậy là chương trình giáo dục tiểu học mới VNEN… 

Điều này cho thấy đưa cái mới vào thực tiễn giáo dục khó khăn như thế nào. Để cải thiện chất lượng giáo dục, không chỉ cần ý tưởng đúng, chủ trương đúng, mà phải có những chính sách có tính chất nền tảng hơn…

Đối với giáo dục đại học, việc tiếp tục mở rộng uyền tự chủ cho các trường là xu hướng tiến bộ, đòi hỏi các bên phải có đủ năng lực để thực thi một cách có hiệu quả. 

Nhưng trong bối cảnh hiện nay, cơ quan quản lý phải tập trung vào việc đòi hỏi sự minh bạch, và người học phải rèn luyện khả năng đánh giá và chọn lọc thông tin, và phải làm quen với cách nghĩ, không ai khác ngoài chính mình sẽ hưởng thành quả hay lãnh hậu quả những quyết định của mình, không thể dựa vào ai khác. 

Các trường ngoài công lập tiếp tục gây lo ngại với những tranh chấp về quyền sở hữu và điều hành. Những tranh chấp đó cho thấy những khoảng trống trong chính sách, đòi hỏi nhà nước phải cải thiện. Trong khu vực ngoài công lập, không những việc quản trị hệ thống đang có vấn đề, mà quản trị cấp trường cũng rất có vấn đề. 

Tôi nghĩ năm 2017, niềm tin đối với giá trị tấm bằng đại học tiếp tục suy giảm, gây khó khăn cho việc phát triển giáo dục đại học, nhất là khu vực ngoài công lập. Các trường bị tranh chấp có thể sẽ bị suy yếu. Những trường có năng lực lãnh đạo mạnh mẽ, có tầm nhìn mới có thể kịp thời thích ứng với những thay đổi của bối cảnh. 

Tiến sĩ Trần Đình Lý: Con tàu đổi mới phải chấp nhận sự tròng trành

Mong đợi gì ở giáo dục 2017?
TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM

 Ngành giáo dục phải có định hướng chiến lược trung hạn và dài hạn rõ ràng, minh bạch, có lộ trình, phân đoạn, phân vai tránh những sự đổi mới không mang tính dài hạn, loay hoay. Tôi tin rằng khi xã hội và người học hủng hộ từ quan điểm đến cách làm sẽ không có những than phiền mà toàn tâm toàn ý thực hiện sứ mệnh cao cả.

Quan sát giáo dục đại học hiện nay cho thấy, số lượng trường đại học ở Việt Nam chưa nhiều, tỷ lệ sinh viên/một vạn dân là 250 và còn thấp so với chiến lược đặt ra trước đó. Tuy nhiên cần phải nghiêm khắc xem xét và đánh giá lại những trường học để lại tai tiếng cho ngành giáo dục. 

Tôi nghĩ năm 2017 sẽ có những đầu tư vào chất lượng. Xu thế tự chủ, tự chịu trách nhiệm là xu thế của các trường đại học. Các trường đào tạo theo hướng hội nhập, trường không đủ sức cạnh tranh sẽ bị giảm thị phần, thậm chí đóng cửa. Việc đổi mới căn bản, toàn diện phải cân nhắc nhưng cũng phải quyết liệt. Con tàu đổi mới phải chấp nhận sự tròng trành, chứ không sóng yên biển lặng.

Nhạc sĩ Sỹ Luân: “Tiên học lễ, hậu học văn” đã biến mất

Mong đợi gì ở giáo dục 2017?
Nhạc sĩ Sỹ Luân, Giám đốc Trung tâm văn hóa-nghệ thuật Trườn ĐH Công nghệ TP.HCM 

 Dường như khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn đã biến mất khỏi các trường học. Sinh viên đến trường không còn biết gỡ nón, cúi đầu chào thầy cô. Các emcũng vô cảm với xã hội, xả rác, nói tục, kênh kiệu, đánh nhau, mất hết cả tư cách lề lối đạo đức. Trong khi đó, giáo viên lại bận rộn với giáo án, cơm áo gạo tiền nên không nhắc nhở các em. 

Mặt khác, giáo dục vẫn còn thô ráp trong những cuốn giáo trình thiên về thuyết, khiến một bộ phận sinh viên trở nên thụ động, nhút nhát. Các em đang khép kín tâm hồn, hời hợt với cuộc sống, mỗi em là một smartphone và thế giới ảo của riêng mình.  

Bản  thân tôi mong muốn mang đến cho sinh viên cơ hội được phát triển các kỹ năng mềm cần thiết để thư giãn trong quá trình học tập. Hi vọng ngành giáo dục có  những đổi mới tích cực để sinh viên, học sinh xác định rõ hướng đi của mình, biết mình có những thế mạnh gì. Và hơn hết, đừng xem hoạt động văn hóa – nghệ thuật trong trường đại học, các cơ sở giáo dục chỉ là hoạt động vui chơi thông thường, chỉ để phát triển tài lẻ, mà hãy xem đó là cách để phát triển toàn diện người học, giúp sinh viên – học sinh tự tin thể hiện mình.  

PGS.TS  Đỗ Văn Xê : Không nên đổi mới nữa cho đến khi ổn định

Mong đợi gì ở giáo dục 2017?
Ông Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ

 Giáo dục cần có sự cải tiến để đạt được kết quả ngày càng tốt hơn nhưng cũng cần sự ổn định để tránh xáo trộn. Quan sát 20 năm qua, giáo dục cải tiến nhiều hơn sự ổn định nên người dân hoang mang, các hoạt động về giáo dục chưa có nền tảng vững chắc. 

Tôi cho rằng, đầu tàu ngành giáo dục đã rất năng động khi có sự thay đổi đáng kể, nhất là quy chế thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ. Nhưng mong lãnh đạo ngành giáo dục nên bám chặt vào những đổi mới để đưa các hoạt động giáo dục vào nền nếp và không nên đổi mới nữa cho đến khi mọi việc đi vào ổn định. 

Điểm mấu chốt là bỏ bớt các việc không liên quan nhiều đến giảng dạy và học tập như thi học sinh giỏi các dạng, thì giáo viên giỏi, thi sáng kiến, sáng chế, tách các việc mang tính hành chính sự vụ ra khỏi nhiệm vụ của giáo viên… để giáo viên có thể tập trung tối đa thời gian vào việc giảng dạy, học sinh tập trung tối đa vào việc học tập. Thầy làm việc của thầy, trò làm việc của trò, cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ giảng dạy làm các việc hành chính.

Nhà báo Ngô Kinh Luân: Những nhà làm giáo dục phải xác định lại vai trò của mình trong kiến tạo con người

Mong đợi gì ở giáo dục 2017?
Nhà báo Ngô Kinh Luân, Báo Công an nhân dân

Năm 2016 có những ồn ào xuất phát từ câu chuyện ngoài tri thức như tranh cãi xung quanh việc cấm dạy thêm, bắt quả tang giáo viên dạy thêm, nữ nhà giáo được điều đi làm tiếp tân, nữ sinh đánh nhau quay clip, đưa trò chơi trực tuyến vào nhà trường… Những cố gắng của những vị làm quản lý công tác giáo dục vẫn chưa khiến tôi thấy điều này đang hiện hữu. 

Tiên quyết cho sự phát triển của một quốc gia, cho nhận thức của nhân dân, sự văn minh của một xã hội, phát triển bền vững của một kinh tế, rường cột phải là giáo dục.  Một quốc gia chỉ có thể phồn vinh nếu những cá nhân sinh sống trong quốc gia đó được thụ hưởng một nền giáo dục tiên tiến, đúng đắn và đi kịp với sự phát triển tri thức của thế giới. 

"Đi mãi thì thành đường", không có gì là không thể làm được. Tôi cho rằng, vấn đề chính là những nhà làm giáo dục, từ quản lý đến giáo viên phải xác định lại vai trò của mình, nhận thức đúng sứ mệnh của mình trong công tác kiến tạo con người mới, truyền thụ nhận thức tư duy để tạo ra những tri thức mới. 

Hy vọng điều đơn giản này sẽ được lắng nghe và thực hiện.

Lê Huyền



Xem nguồn

Thử trí bằng bài toán nói dối – nói thật

Posted: 31 Dec 2016 06:39 PM PST


Bài toán nói dối – nói thật hay còn gọi là bài toán Knights và Knaves là một dạng toán logic. 

Thử trí bằng bài toán nói dối – nói thật

Đề bài:

James và Jonathan đều nói dối vào những ngày nhất định.

James nói dối vào thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ Nhật, nhưng nói thật vào tất cả những ngày còn lại.

Jonathan nói dối vào thứ Ba, thứ Tư và thứ Năm, nhưng nói thật vào tất cả những ngày còn lại.

Vào ngày nào trong tuần cả hai đều nói "Ngày mai, tôi sẽ nói dối?"

A. Chủ Nhật

B. Thứ Sáu

C. Thứ Năm

D. Thứ Hai

Độc giả có thể đưa đáp án ở phần bình luận phía dưới.

  • Nguyễn Thảo(Theo Brilliant)



Xem nguồn

Hai nhà giáo ưu tú được vinh danh công dân tiêu biểu của “thành phố đáng sống"

Posted: 31 Dec 2016 05:56 PM PST


Ngày 31/12, tại lễ kỷ niệm 20 năm thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo chính quyền thành phố Đà Nẵng đã tổ chức trao tặng danh hiệu "công dân Đà Nẵng tiêu biểu" cho 20 cá nhân xuất sắc.

Trước đó, có 29 cá nhân tiêu biểu được các địa phương, đơn vị đề nghị xét tặng danh hiệu cao quý nói trên. Qua quá trình bình chọn đã chọn ra 20 công dân tiêu biểu.

Trong số những "công dân Đà Nẵng tiêu biểu", có nhiều người là nhà giáo đã nghỉ hưu hoặc đang giảng dạy tại các trường.



Trao tặng danh hiệu “công dân Đà Nẵng tiêu biểu” cho 20 cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: K.H

Chấp nhận đánh đổi và thế chấp toàn bộ gia sản để đặt cọc vào việc thành lập trường đại học tư thục, một mô hình chưa có tiền lệ, nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ (Hiệu trưởng Trường Đại học Duy Tân) đã lèo lái "con thuyền" Duy Tân vượt qua những năm tháng khó khăn.



Hơn 20 năm đã trôi qua, thương hiệu Duy Tân ngày càng bay cao, bay xa với khát vọng trở thành một trường đại học danh tiếng, uy tín trong ngành giáo dục đại học.

Ông còn được nhiều người biết đến với cái tên Lê Phương Thảo, là một trong những người đi đầu trong phong trào sinh viên đấu tranh ở đô thị miền Nam trước năm 1975.

Với thành tích đặc biệt này, ông được Thành ủy, UBND thành phố Đà Nẵng trao tặng danh hiệu "công dân Đà Nẵng tiêu biểu".

Một nhà giáo ưu tú khác là thầy Nguyễn Hữu Ái, nguyên Hiệu trưởng Trường Chính trị thành phố Đà Nẵng cũng được trao tặng danh hiệu này.

Thầy được đồng nghiệp, học trò quý mến bởi sự tận tâm yêu nghề, gương mẫu, say mê lao động, sáng tạo không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giáo dục của Đảng.

Năm nay, tuy đã bước sang tuổi 73 tuổi, nhưng thầy vẫn luôn xông xáo, dành tâm huyết cho hoạt động của Hội Cựu giáo chức quận Sơn Trà.

Ngoài ra, thầy Phan Văn Hòa (giảng viên cao cấp, Đại học Đà Nẵng) và thầy Nguyễn Duy Quy (Hiệu trưởng Trường Chuyên biệt Tương lai) cũng được trao tặng danh hiệu "công dân Đà Nẵng tiêu biểu".

Thầy Hòa được xem là một trong những nhân tố góp phần quan trọng trong việc phát triển ngoại ngữ trên địa bàn thành phố.

Còn thầy Quy là người đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp kỹ thuật giúp các em khiếm thị hòa nhập với cuộc sống.

Hai ngư dân từng nhiều năm xông pha giữa sóng gió Hoàng Sa, Trường Sa để vừa đánh bắt, vừa tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo là Lê Văn Chiến (phường Xuân Hà, quận Thanh Khê) và Trần Văn Mười (phường Mân Thái, quận Sơn Trà) cũng được bình chọn trao tặng “công dân Đà Nẵng tiêu biểu”.

Hai người được xem là “sói biển” ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa mấy chục năm qua.



Xem nguồn

Năm 2017: Ngành giáo dục quyết tâm đổi mới như thế nào để lấy lại niềm tin?

Posted: 31 Dec 2016 05:13 PM PST



Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, trong công tác xây dựng thể chế, ngành Giáo dục sẽ chú trọng hơn tới tính thực tiễn của từng chính sách. Việc phân cấp cho địa phương, cơ sở cũng sẽ được thực hiện triệt để hơn nữa để các vụ, cục, đơn vị chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ tập trung cho nhiệm vụ quản lý nhà nước, xây dựng văn bản, chính sách của ngành.

Năm 2017, ngành Giáo dục sẽ tập trung rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp theo chuẩn, tiêu chuẩn ban hành. Để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, năm 2017 sẽ là năm đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học, công khai, minh bạch các điều kiện đảm bảo chất lượng và kết quả kiểm định, xếp hạng. Từ đó quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học phù hợp với nhu cầu nhân lực của đất nước.

“Toàn ngành Giáo dục sẽ phải nỗ lực, đồng lòng hơn nữa. Niềm tin của xã hội chính là động lực quan trọng để ngành có thể hoàn thành được những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra” – Bộ trưởng Nhạ bày tỏ.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, giáo dục là lâu dài nên không thể nóng vội, các vấn đề đặt ra cho giáo dục cũng không thể giải quyết ngay trong ngày một ngày hai, có những vấn đề sẽ không bao giờ kết thúc, bởi hoàn thành ở mức độ này sẽ đặt ra đòi hỏi ở mức độ cao hơn. Vì thế, ngành Giáo dục cần sự đồng hành kiên trì và niềm tin vững vàng của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, các bậc phụ huynh và của toàn xã hội.

“Năm 2017 sẽ tiếp tục là một năm lắng nghe, đổi mới và hành động của toàn ngành Giáo dục” – Bộ trưởng Nhạ khẳng định.

Nhân dịp chuẩn bị đón xuân Đinh Dậu, thay mặt lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi xin gửi lời cảm ơn và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất tới các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, những người đã luôn dành sự quan tâm, đồng hành cùng với ngành Giáo dục trong suốt một năm qua. Chúc các em học sinh, sinh viên trong cả nước có một năm mới với những tiến bộ và thành công mới!.


Năm 2017, Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo

Năm 2017, Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, năm 2017, ngành giáo dục quyết tâm thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu:

1. Rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước: Ban hành các chuẩn, quy chuẩn bảo đảm chất lượng giáo dục để các địa phương tổ chức rà soát, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trung cấp, cao đẳng và giáo dục thường xuyên phù hợp với điều kiện của từng vùng, địa phương; Triển khai kiểm định các cơ sở giáo dục đại học để có căn cứ xếp hạng, phân tầng và sắp xếp lại mạng lưới một cách tổng thể, phù hợp với nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế.

2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp: Rà soát, hoàn thiện để ban hành các chuẩn giáo viên, chuẩn/tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp theo chuẩn/tiêu chuẩn ban hành, theo đó xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn; xây dựng lộ trình tinh giản biên chế những giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục không có khả năng đạt chuẩn.

3. Đẩy mạnh công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh ở trong và ngoài nhà trường; Xây dựng chính sách, cơ chế phát triển đội ngũ giáo viên giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông; thí điểm mô hình giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương. Tăng cường huy động các nguồn lực tài chính và các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo giáo dục cơ bản ở trung học cơ sở, phục vụ cho giáo dục hướng nghiệp và phân luồng đạt hiệu quả.

4. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo: Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm đối với giáo dục phổ thông. Hỗ trợ các trường đại học sư phạm và cao đẳng sư phạm triển khai đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ theo chương trình ngoại ngữ mới; xây dựng chương trình và triển khai bồi dưỡng giáo viên giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành, giảng dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ. Xây dựng, hoàn thiện chương trình, sách giáo khoa, hệ thống học liệu ngoại ngữ trực tiếp và trực tuyến đáp ứng mục tiêu đào tạo chung.

5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục: Phát triển hệ thống hạ tầng và thiết bị công nghệ thông tin toàn ngành theo hướng đồng bộ, hiện đại. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo điều hành và triển khai Chính phủ điện tử ở các cơ quan quản lý giáo dục các cấp và các cơ sở giáo dục theo hướng đồng bộ, kết nối liên thông trong toàn ngành. Xây dựng kho bài giảng e-Learning trực tuyến đáp ứng nhu cầu tự học và học tập suốt đời của người học, thu hẹp khoảng cách tiếp cận các dịch vụ giáo dục và đào tạo có chất lượng của người học giữa các vùng, miền.

6 .Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục đại học: Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học chủ động thực hiện tốt quyền tự chủ, nhất là về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và học thuật để nâng cao chất lượng đào tạo. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chủ động giải trình kết quả thực hiện quyền tự chủ. Tổng kết, nhân rộng các mô hình tự chủ thành công trong hệ thống. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về quyền tự chủ.

7. Mở rộng hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo: Tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình xây dựng, đổi mới chương trình và tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học chủ động mở rộng hợp tác quốc tế, phát triển các chương trình hợp tác trao đổi sinh viên, giảng viên với các trường đại học nước ngoài. Đẩy mạnh hợp tác trong nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo, công nhận tín chỉ, đồng cấp bằng với các trường đại học được kiểm định của nước ngoài.

8. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo: Tổ chức thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, nghiên cứu.

9. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao: Nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường lao động. Điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng giảm dần các ngành nghề đào tạo đang dư thừa trên thị trường lao động; kiểm soát quy mô đào tạo theo hướng giảm chỉ tiêu các ngành ít có nhu cầu tuyển dụng và chất lượng thấp; tăng dần quy mô đào tạo các ngành có nhu cầu tuyển dụng cao và chất lượng cao.

Hồng Hạnh (ghi)



Xem nguồn

Mẹ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam: 7 bí quyết để trẻ em không sợ môn Văn

Posted: 31 Dec 2016 03:06 PM PST


Trên đây là một trong những chia sẻ của chị Phan Hồ Điệp (giảng viên Trường ĐHSP Hà Nội), mẹ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam để môn Văn không trở thành gánh nặng với mỗi trẻ em.

"Hôm trước một bà mẹ nhắn tin cho mình trong lo âu: Chị ơi, chuẩn bị thi học kì, cô giáo yêu cầu con em học thuộc 8 bài văn chị ạ. Mình tưởng tượng em bé đó ngồi lẩm nhẩm học thuộc từng bài văn. Và sợ hãi. Và chán ngán.

Cứ thế nên môn Văn dần trở thành nỗi ám ảnh thường trực. Vì học sinh phải "nói theo", phải "viết theo". Đến nỗi, học sinh còn lưu truyền câu nói: Em bắt đầu biết nói dối từ khi… học văn.

Nghe có gì xót xa lắm"…

Chị Phan Hồ Điệp đã chia sẻ câu chuyện trên đây của một phụ huynh về việc học Văn khiến nhiều phụ huynh giật mình. Do đó, theo chị, trong một nền giáo dục còn chưa kịp thay đổi, dưới đây là những điều mà phụ huynh có thể hỗ trợ con học Văn để các bà mẹ áp dụng thử.


Chị Phan Hồ Điệp, giảng viên Trường ĐHSP Hà Nội, mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam.

Chị Phan Hồ Điệp, giảng viên Trường ĐHSP Hà Nội, mẹ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam.

Hãy lôi kéo sự hứng thú với môn văn của con thông qua việc cho trẻ được viết về những gì trẻ thích:

Ví dụ con mê siêu nhân, vũ trụ, mê động vật, thực vật… Bạn hãy ra những chủ đề đó. Hãy viết về siêu nhân trong trí tưởng tượng của con/ Nếu được làm một cái cây, con chọn làm cây gì, hãy miêu tả về "con – cái cây" đó cho mọi người cùng biết.

Trẻ con rất thích tưởng tượng nên hãy tận dụng tối đa điều này để khích lệ trẻ viết: Tưởng tượng và kể chuyện về một con mèo biết nói tiếng người/ Tưởng tượng một buổi sáng tỉnh dậy và thấy các con cá đang đi bộ trên đường rồi kể lại…

Trẻ con cũng rất thích "thay đổi thế giới", hãy cho chúng được thực hiện điều này nhờ việc viết ra: Nếu con làm bộ trưởng/ làm phi hành gia/ làm người máy… con sẽ làm những gì.

Trẻ cũng cực kì thích những điều kì lạ, thú vị, hấp dẫn: Hãy tìm hiểu và viết lại về cái cây ăn thịt người/ động vật sống lâu nhất/ loài cây phát sáng.

Ngay từ khi con bắt đầu học viết văn, bạn hoàn toàn có thể hỗ trợ con viết bằng những bước sau:

Bước 1: Cho con lựa chọn chủ đề ( bất cứ điều gì con thích bạn nhé, đừng can thiệp hay định hướng)

Bước 2: Dùng các tờ giấy note để ghi lại những thông tin mà con thu thập được về chủ đề đó. Ví dụ, viết về loài hoa ăn thịt thì các thông tin có thể là: tên/ nơi sống/ điểm đặc biệt/ hình dáng của hoa/ tại sao gọi là hoa ăn thịt…

Bước 3: Hướng dẫn con viết đoạn mở đầu: Cái này dường như rất khó đối với các bạn ngại viết hoặc kĩ năng viết chưa tốt. Bạn hãy hỗ trợ bằng hệ thống câu hỏi:

– Con muốn biết mọi người biết gì về bài viết của con?

– Tại sao con nghĩ là mọi người lại thích bài viết này của con.

Chỉ cần trả lời những câu hỏi đó thôi là đã thành một đoạn mở bài rồi, không cần quá phức tạp như các bài văn trong nhà trường đâu.

Ví dụ, khi con viết bài về con gấu, chỉ cần con nói: Bài văn này sẽ viết về một con vật rất to béo là con gấu. Khi đọc xong bạn sẽ biết con gấu sống ở đâu, ăn gì và có gì đặc biệt.

Vậy là ổn rồi nhỉ.

Bước 4: Viết các phần còn lại: Hãy sử dụng thông tin trong tờ note. Mỗi một thông tin, hãy đặt cho chúng một câu mở đầu và các câu tiếp theo sẽ mở rộng ý cho câu mở đầu đó.

Chị Phan Hồ Điệp và con trai Đỗ Nhật Nam

Chị Phan Hồ Điệp và con trai Đỗ Nhật Nam

Hãy kết hợp môn Văn với các môn học khác.

Bạn có thể kết hợp Văn với Mỹ thuật khi khuyến khích con vẽ rồi nói lại, viết lại.

Có thể kết hợp Văn với Tự nhiên xã hội, ví dụ khi con tìm hiểu về sự tuyệt chủng của khủng long rồi tưởng tượng lại những ngày cuối cùng của khủng long và viết lại.

Có thể kết hợp văn với toán, ví dụ khi ra đề bài toán về phân số (qua chia phần quả táo) rồi hướng dẫn con viết đoạn văn về sự lòng biết ơn, sự nhường nhịn…

Trong học văn, hãy chú ý đến việc dạy CÁI ĐẸP hơn là dạy đúng, sai.

Văn học không phải là món ăn rồi tất cả mọi người cùng ăn và tất cả đều phải thấy ngon, "khẩu vị" luôn khác nhau. Con có những câu văn ngô nghê một chút, bật cười một chút nhưng là của riêng con thì đừng cố ép con phải viết giống như cô hướng dẫn.

Trong cuộc sống hàng ngày, hãy dạy con quan sát.

Hãy hỏi con về lá, về các loại hoa, về đàn kiến rong chơi, về chú chim đậu bên hiên nhà, về bụi hoa hồng mới mọc bông đầu tiên, về ánh nắng, về giọt mưa đậu trên cửa sổ… những câu chuyện đó có ý nghĩa hơn cả việc ngồi làm một bài văn "theo mẫu".

Có hai điều nên tạo thành thói quen hàng ngày là:

Đọc sách và viết. Điều này sẽ rất có ích cho bé.

Việc giúp con tăng cường vốn từ và học tốt môn Văn có thể thực hiện ngay khi con còn nhỏ, thông qua ngay cách trò chuyện của bạn với con.

Những cách đó có thể là:

– Hỏi con chứ đừng chỉ cho con: Tại sao mình cần đi ngủ sớm con nhỉ? Tại sao mình cần rửa tay trước khi ăn?

– Giải thích thay vì đưa ra mệnh lệnh: Nếu con để đồ chơi ở ngoài này, nước mưa rơi vào có thể sẽ làm nó bị hỏng hoặc bị phai màu.

– Khuyến khích sự tự nhìn nhận về một công việc/ cảm xúc: Con nghĩ con nên làm gì để khỏi giận dữ/ Con nghĩ thế nào về bức tranh con vừa vẽ…

– Hãy nói chuyện với con như với một người lớn: Bạn không cần né tránh những từ mà bạn cho là khó hiểu hay hoa mĩ một chút. Trẻ thích được như thế vì đó là quá trình trẻ tìm hiểu và khám phá.

Học Văn đâu chỉ để viết những bài văn như mẫu. Học văn là để trẻ yêu thương cuộc sống này, yêu thương mọi người.

Đừng vì chạy theo điểm số mà tước mất của trẻ cơ hội đó.

Các thầy cô và bố mẹ ơi!

Mỹ Hà (ghi)



Xem nguồn

Bốn nguyên lý lãnh đạo cho Cách Mạng Công nghiệp 4.0

Posted: 31 Dec 2016 10:10 AM PST


LTS: Tiếp tục chủ đề về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tác giả Nguyễn Thị Lan Hương chia sẻ một bài dịch từ bài viết của GS. Klaus Schwab, Sáng lập viên và Giám đốc điều hành, Diễn Đàn Kinh tế Thế giới.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Hằng ngày, chúng ta đều nhận ra sự hiện diện của các công nghệ mới. Và mỗi ngày, chúng ta đều nhìn thấy khoảng cách ngày càng lớn giữa sự tiến bộ và khả năng của xã hội khi đối mặt với những hệ lụy của những công nghệ mới này.

Dù đây là quá trình chuyển đổi nguy hiểm trong bản chất của công việc khi công nghệ đã thay đổi các hệ thống sản xuất, hay là vì những liên quan về vấn đề đạo đức trong quá trình tái thiết lập có ý nghĩa đối với con người, những thay đổi mà chúng ta chứng kiến đang đe dọa "vượt qua" chính chúng ta nếu chúng ta không hợp tác để hiểu và định hướng công nghệ mới.

Những lợi thế mà người ta chưa bao giờ có thể nghĩ tới hiện đang diễn ra trong trí tuệ thông minh (AI), trong robotics (công nghệ rô bốt), internet vạn vật, vận chuyển không người lái, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng, máy tính quantum và các công nghệ mới khác.

Những lợi thế này đang định hình lại công nghiệp, phá vỡ các rào cản truyền thống và tạo dựng các cơ hội mới.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi cuộc sống của chúng ta.

Chúng ta đặt tên cho các công nghệ mới này là Cách Mạng Công Nghiệp lần 4 và cách mạng lần này thay đổi cơ bản cách chúng ta sống, làm việc và kết nối với người khác.

Cách mạng công nghiệp lần này được diễn ra với một loạt các công nghệ chuyển đổi (transformative technologies).

Nhưng cách mạng công nghệ lần 4 này còn có sức mạnh lớn hơn nhiều so với tất cả các cuộc cách mạng công nghệ đã có trước đây.  

Cách mạng công nghệ lần 1 đi theo sau làn sóng của cải tiến – sáng tạo động cơ hơi nước (steam engine) và nhà máy làm sợi.

 

Internet vạn vật, công nghiệp 4.0 và Giáo dục

Và cách mạng này đã dẫn đến làn sóng thay đổi có hệ thống, ví dụ như tạo nên khu đô thị hóa, giáo dục phổ cập và công nghiệp hóa nền nông nghiệp.  

Cách mạng công nghiệp lần 2, với sản xuất hàng loạt và bằng điện (electrification), đã tạo lập nên những mô hình xã hội mới, các cách thức mới trong lao động.

Và cách mạng công nghiệp lần 3 – cách mạng kỹ thuật số đã cung cấp những hệ thống cơ sở điện và máy tính cho phát triển không ngừng của thế giới mà chúng ta đang chứng kiến trong hơn năm thập niên qua.

Chắc sẽ là sự thật cho cách mạng công nghiệp lần 4 này – đó sẽ là những công nghệ cá nhân, nhưng thay đổi thực sự sẽ là những hệ thống xã hội và kinh tế mà sẽ dẫn đến thay đổi cuộc sống của chúng ta và cách chúng ta chung sống với các công nghệ mới đó.

Biểu tượng của Cách Mạng Công nghiệp lần 4 sẽ là hình mẫu trí tuệ để giúp các giới kinh doanh, chính phủ và xã hội thực hiện các chuyển đổi mạnh mẽ dẫn đến các công nghệ mới sẽ trở nên là một phần không tách rời trong cuộc sống của chúng ta.

GS. Klaus Schwab, Sáng lập viên và Giám đốc điều hành, Diễn Đàn Kinh tế Thế giới.

Chúng ta đối mặt với các mô hình kinh doanh mới cùng với các vấn đề về đạo đức, an toàn, và câu chuyện xã hội, cũng như song hành cùng với việc sử dụng các công nghệ tiên tiến trong cuộc sống này.

Nhưng chúng ta nhìn chung lại chưa trả lời được những câu hỏi cơ bản nhất về những vấn đề dễ gây tranh cãi nhất, chẳng hạn như:

quyền sở hữu cơ sở dữ liệu cá nhân, an ninh mạng xã hội và hệ thống hạ tầng mạng xã hội, hay quyền và trách nhiệm của những nhà lãnh đạo trong các mảng hoạt động kinh doanh mới mẻ này.

Vì một tương lai tốt đẹp, chúng ta buộc phải hỏi mình, bằng cách nào, tất cả chúng ta và các hệ thống công nghệ mà chúng ta thiết kế và làm ra, có thể phục vụ những mục tiêu phù hợp và không để chúng ta bị biến thành công cụ của công nghệ.  

Những nỗ lực của chúng ta cần được tập trung vào sử dụng ảnh hưởng của Cách Mạng Công nghệ lần 4 này cho con người, cho xã hội và cho môi trường, chứ không phải chỉ tập trung vào sự tiến bộ của công nghệ hay tính hiệu quả dưới góc nhìn kinh tế. 

 

Thế hệ trẻ Việt Nam “cưỡi trên sóng hay chìm trong sóng?”

Tôi đang nhìn thấy bốn nguyên lý sẽ dẫn dắt các chính sách và thực tiễn mà chúng ta cần áp dụng cho cuộc cách mạng lần này.

Thứ nhất, chúng ta cần tập trung vào các hệ thống hơn là công nghệ, bởi vì những cân nhắc, đánh giá quan trọng sẽ tạo ra những thay đổi to lớn về kinh doanh, xã hội và chính trị hơn là công nghệ mà họ sử dụng cho những mục đích cá nhân của mình. 

Thứ hai, chúng ta buộc phải "ủy quyền" cho xã hội của chúng ta để họ làm chủ công nghệ và hành động có ý thức về những tiến bộ trong xã hội.  

Nếu không, sẽ không có bất kỳ ai và nơi nào có tính tích cực và chủ động để chuyển đổi cho phù hợp với công nghệ mới và các tổ chức đại diện trong xã hội sẽ không thể vận hành hay hoạt động tốt được. 

Thứ ba, chúng ta cần ưu tiên tương lai bằng cách thiết kế ra tương lai thay vì chúng ta phải chịu "lỗi" vì đã không làm thiết kế.

Hợp tác giữa tất cả các thành phần trong xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc bằng cách nào chúng ta kết nối với những công nghệ chuyển đổi này.  

Nếu không làm được điều này, tương lai của chúng ta sẽ được điều chỉnh bởi "lỗi" thiết kế. 

Và cuối cùng, chúng ta cần phải tập trung vào những giá trị cơ bản như là đặc tính của công nghệ mới, hơn là chi tiết nhỏ của công nghệ.  

Công nghệ đã được sử dụng theo cách giúp làm tăng thêm sự chia rẽ, nghèo đói, phân biệt đối xử và gây thảm họa môi trường, nhằm phá vỡ tương lai mà chúng ta đang nhìn đến.

Để đầu tư một cách đúng đắn cho những công nghệ mới này, chúng buộc chúng ta phải sử dụng công nghệ cho một thế giới tốt đẹp hơn, chứ không phải để tạo ra một thế giới không an toàn và chia rẽ. 

Những thách thức xã hội và kinh tế mà Cách Mạng Công nghệ lần 4 mang đến, sẽ là quá lớn cho bất kỳ một thành phần nào, tổ chức nào để có thể giải quyết một mình.  

Giới kinh doanh cần có một đóng góp to lớn của mình, khi tạo ra những điều kiện an toàn và phát triển công nghệ mang tính xã hội và khi thất nghiệp là hiểm họa.  

Sự cam kết hành động tích cực của chính phủ là rất quan trọng, nhưng nếu không có những cam kết hành động và hợp tác với những người đang lãnh đạo các cuộc cách mạng công nghệ, chính phủ sẽ luôn là người đi sau.

Và nếu như chúng ta thiếu đi một xã hội dân sự đã được cung cấp đủ thông tin, hiểu biết và cam kết hành động để giải quyết các vấn đề phát sinh, chúng ta dường như đã bỏ lỡ những trao đổi, những tiếp cận khá phức tạp về con người, về xã hội và về môi trường. 

Cách mạng Công nghệ lần 4 và những thay đổi hệ thống sẽ cần đến, nhiều hơn bao giờ hết, nhu cầu hợp tác và cam kết thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề phức tạp một cách nhanh chóng trong thời đại công nghệ mới này.  

Chúng ta cần đến những các thức mới để làm việc với nhau, để cùng nhau giải quyết vấn đề mà đang được phát sinh nhanh hơn bao giờ hết.

Chúng ta cần cung cấp sự minh bạch để vận hành kinh doanh, chúng ta cần trao cho xã hội niềm tin rằng tất cả đều đang hướng đến tương lai công nghệ mà ở đó cơ hội và lợi ích lớn hơn rủi ro và những điều không biết trước.  

Lãnh đạo tiên phong trong những thời khắc phức tạp này đòi hỏi không gì nhiều hơn là sự chuyển đổi toàn bộ những hình mẫu trí tuệ, một bước thay đổi trong cam kết hành động và hợp tác, khả năng thiết kế ra được những tương lai chúng ta mong muốn tạo dựng và quản trị được những hành động nhằm tránh xa những khủng hoảng xã hội mà tiến bộ công nghệ có thể gây ra. 

Bài viết được dịch từ tài liệu:

https://www.weforum.org/agenda/2016/10/four-leadership-principles-for-the-fourth-industrial-revolution?utm_content=buffereaf4a&utm_medium=social&utm_source=linkedin.com&utm_campaign=buffer



Xem nguồn

Comments