Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Khởi động chuỗi bài giảng mở tại Trường ĐH Việt Nhật

Posted: 09 Dec 2016 08:25 AM PST


 Buổi seminar đầu tiên trong Chuỗi bài giảng mở tại Trường ĐH Việt Nhật đã diễn ra chiều qua, 8/12 với chủ đề "Lịch sử hình thành Trường ĐH Việt Nhật".

TS. Nguyễn Hoàng Oanh, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, chuỗi bài giảng mở sẽ được tổ chức thường kỳ với mục tiêu cung cấp các phân tích chuyên sâu, đa chiều cùng những kiến thức học thuật, nghiên cứu cập nhật về các chủ đề Khoa học, Kinh tế, Chính trị, Xã hội đang được quan tâm hiện nay.

Khởi động chuỗi bài giảng mở tại Trường ĐH Việt Nhật

Ngài Takebe Tsutomu trình bày bài giảng tại hội thảo chiều qua.

TS. Oanh cũng mong muốn Chuỗi bài giảng mở sẽ trở thành cầu nối giữa Các nhà lãnh đạo, quản lí, Các học giả, Các nhà khoa học hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực khác nhau với giảng viên, học viên của Trường cũng như tất cả các đối tượng quan tâm.

Các bài giảng này sẽ mang lại những tri thức, kinh nghiệm của thế giới để người trẻ Việt Nam nói chung và học viên của Trường ĐH Việt Nhật nói riêng có cơ hội mở rộng tầm nhìn, phát triển tư duy sáng tạo, nâng cao chuyên môn, tinh thần khởi nghiệp và tiếp xúc với các giá trị văn hóa tốt đẹp.

Ngài Takebe Tsutomu, Cố vấn đặc biệt Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Việt, người tham gia từ những ngày đầu xây dựng Trường ĐH Việt Nhật là diễn ra của bài giảng đầu tiên.

Trong bài giảng của mình, ngài Takebe Tsutomu đã chia sẻ về quá trình hình thành, phát triển, những kế hoạch trong tương lai cũng như những kì vọng của Chính phủ hai nước với Trường ĐH Việt Nhật và với các học viên của trường.

"Tới đây sẽ là thời đại của châu Á. Thế giới đang thay đổi, châu Á đang thay đổi và Trường Đại học Việt Nhật sẽ là tác nhân làm nên sự thay đổi đó. Trường Đại học Việt Nhật sẽ sáng tạo ra những trí tuệ được bồi đắp trong một môi trường đa tôn giáo, đa dân tộc, đa văn hóa. Biến hòa bình và phồn vinh thành hiện thực. Biểu tượng của lý tưởng này chính là Trường Đại học Việt Nhật, là trường đào tạo sau đại học đầu tiên trên thế giới lấy khoa học bền vững làm kim chỉ nam.", ngài Takebe Tsutomu chia sẻ.

Hà Phương



Xem nguồn

"Sinh viên ra trường không phải là những người thợ"

Posted: 09 Dec 2016 07:43 AM PST


 Sự hài lòng của nhà tuyển dụng là cực quan trọng nhưng không phải là tất cả. Sinh viên ra trường làm được ngay một cách thành thục nghề được đào tạo là cần, nhưng họ không phải là những người thợ.

PGS. TS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc ĐHQGHN đã khẳng định như vậy trong bài phát biểu "GS Nguyễn Văn Đạo – người mở đường tự chủ đại học" tại hội thảo được tổ chức sáng nay, nhân 10 năm ngày mất của cố GS Nguyễn Văn Đạo.

'Sinh viên ra trường không phải là những người thợ'
PGS. TS. Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc ĐHQGHN phát biểu tại hội thảo sáng 9/12. Ảnh: Lê Văn.

Tự chủ đại học là giá trị giống như tự do, bình đẳng

Dành cho vị giám đốc sáng nghiệp của ĐHQGHN những lời tri ân tốt đẹp nhất, ông Nguyễn Kim Sơn dẫn lại đánh giá của một viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Ukraina, khẳng định: GS Nguyễn Văn Đạo không chỉ tiêu biểu cho nền khoa học Việt Nam mà còn là đại diện chân chính cho đất nước mình trong nền khoa học thế giới.

Theo ông Sơn việc đặt vấn đề thảo luận về quản trị đại học, trong đó trung tâm là tự chủ đại học để kỷ niệm GS Nguyễn Văn Đạo là bởi đây là vấn đề hết sức hệ trọng, bởi đó chính là lý do ra đời của VNU, là đóng góp của GS VS Nguyễn Văn Đạo, là vấn đề mà Ông khởi động nó từ 20 năm về trước, nhưng tới ngày hôm nay nó vẫn đang là vấn đề nóng.

"Nó hiện đang là tâm điểm của vấn đề thảo luận cho sự đổi mới và phát triển giáo dục đại học hôm nay và tương lai. Cả sự tồn tại trước mắt cũng như tương lai của VNU cũng đang gắn liền với vấn đề này" – ông Sơn nói.

"Bản thân tự chủ đại học là một giá trị, cũng giống như tự do, bình đẳng là những giá trị. Mà giá trị thì tự nó sức sống mạnh mẽ".

Theo ông Sơn, những gì mà ĐHQGHN có được ngày hôm nay, phần quan trọng do các quyền tự chủ đem lại. Tuy nhiên, những gì mà chúng ta còn vướng hôm nay, cũng liên quan tới những cách hiểu và đối đãi khác nhau của các nhà quản lý, của xã hội, của đồng nghiệp đối với mô hình đại học tự chủ vnu của chúng ta.

Tự chủ đại học là tính độc lập và quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm trước xã hội của một đại học trên các phương diện về học thuật (gồm cả nghiên cứu và đào tạo), về phương diện quản trị điều hành và về tài chính. Nó gắn với tự do học thuật, phát triển học thuật, gắn với đào tạo để phát triển con người, phát triển năng lực sáng tạo, để cung cấp nhân lực chất lượng cao, tạo dựng tầng lớp trí thức .

"Tự chủ đại học = Tự do học thuật + quản trị ưu việt+ tài chính làm nền cho tri thức và phát triển" – ông Sơn khẳng định.

Theo ông Sơn, vấn đề tự chủ đại học, không phải là mới trên thế giới, GS Nguyễn Văn Đạo cũng không phải người phát kiến ra nó, nhưng ông là người dũng cảm và sáng suốt lựa chọn, tâm đắc, tiên phong triển khai hiện thực hóa ở Việt Nam.

Tự chủ đại học chỉ phát huy được giá trị, chỉ đưa đại học đi đúng hướng khi nó có được những lực lượng điều hành, những người chủ nhân của các đại học đó phù hợp và nhận thức rõ được trách nhiệm của mình. "Tự chủ phải đi với trách nhiệm giải trình, trách nhiệm xã hội và hơn hết là tinh thần tự nhiệm của bậc sĩ phu".

Sinh viên ra trường không phải là những người thợ

Ông Sơn cho biết, hội thảo "GS Nguyễn Văn Đạo với quản trị đại học" là dịp để làm sống lại và mạnh mẽ thêm những quan điểm chỉ đạo, những giá trị và tinh thần của tự chủ đại học chân chính.

Ngày nay, chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn, những thách thức phi truyền thống. Với ĐHQGHN, xã hội hóa giáo dục và nghiên cứu khoa học là hết sức cần thiết, đưa sản phẩm đào tạo gia nhập thị trường lao động là tất yếu, nhưng cần đề phòng khả năng học cung ĐHQGHN thành một trường nghề, hay mall thương mại lớn có đủ hàng hóa liên ngành…

Theo ông Sơn, ĐHQGHN có thể đào tạo các ngành nghề có thể thu học phí cao, đủ bù đắp cho các chi phí đào tạo, nhưng lại không được lãng quên phát triển các ngành cơ bản, những lĩnh vực cần vun đắp cho sáng tạo.

"Sự hài lòng của nhà tuyển dụng là cực quan trọng nhưng không phải là tất cả. Sinh viên ra trường làm được ngay một cách thành thục nghề được đào tạo là cần, nhưng họ không phải là những người thợ" – ông Sơn khẳng định.

Cần phát triển bằng nền giáo dục khai phóng, bằng tự do học thuật và môi trường giáo dục mang tính nhân văn và thẩm mỹ cao đẹp. "Đó mới là giá trị đích thực của đại học, mục tiêu chân chính của tự chủ đại học".

Từ đó, ông Sơn nhận định, thời kỳ nhận đường và dấn thân của GS Nguyễn Văn Đạo có những khó khăn của thời kiến tạo, thời ấy cần cương quyết, quả cảm và trí tuệ. Thời phát triển bứt phát, đổi mới và vượt qua thách thức mới cũng cần bản lĩnh không kém.

Lê Văn (ghi)



Xem nguồn

Hòa giải bất thành vụ kiện GĐ Sở GD-ĐT Nghệ An ra tòa

Posted: 09 Dec 2016 07:00 AM PST


 – Liên quan vụ việc doanh nghiệp kiện Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An ra TAND TP.Vinh, phiên hòa giải giữa hai bên đã không thống nhất được các nội dung cần giải quyết.

Sáng nay, thông tin VietNamNet cho biết, phiên hòa giải tại TAND TP.Vinh (Nghệ An) giữa Liên danh nhà thầu Anh Đức – Sao Mai (là một trong 5 doanh nghiệp tham gia đấu thầu) với đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An diễn ra chiều ngày 8/12 không thỏa thuận được các điều khoản giữa hai bên.

Đại diện Sở GD&ĐT Nghệ An bảo lưu quan điểm, việc xét thầu, chấm thầu diễn ra đúng quy định. Hồ sơ dự thầu (HSDT) của liên danh nhà thầu Anh Đức – Sao Mai là không hợp lệ. Trong hợp đồng liên danh, Liên danh nhà thầu ủy quyền cho Công ty TNHH Kỹ Thuật và Dịch vụ thương mại Anh Đức chịu trách nhiệm thay mặt liên danh ký kết hợp đồng là trái với yêu cầu tại Mẫu số 3, Chương IV của HSDT và không phù hợp với quy định tại điều 65 của Luật đấu thầu.

Đơn vị khởi kiện là nhà thầu Anh Đức – Sao Mai cho rằng, sai sót ở HSDT là không nghiêm trọng. Việc ”đánh bật” nhà thầu trong tỉnh ở gói thầu này là chưa thỏa đáng.

Cũng tại phiên hòa giải, đơn vị khởi kiện đã cung cấp văn bản số: 1237/QLĐT-CS của Cục quản lí đấu thầu (Bộ Kế hoạch Đầu tư) về việc thỏa thuận liên danh của nhà thầu ngày 5/12 trước tòa có các nội dung:

Hòa giải bất thành vụ kiện GĐ Sở GD-ĐT Nghệ An ra tòa

Văn bản của Cục Đấu thầu (Bộ Kế hoạch Đầu tư) thể hiện quan điểm trong vụ việc thỏa thuận liên danh nhà thầu

”Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 15 khoản 1 và Điều 18 khoản 2) quy định, việc đán giá HSDT) phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu. Căn cứ vào HSDT đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ HSDT của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu” – đại diện Cục đấu thầu chỉ rõ

Ngoài ra, HSDT hợp lệ phải có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có). Trong đó, thỏa thuận liên danh được lập theo hướng dẫn tại Mẫu số 03, thuộc các mẫu hồ sơ mời thầu ban hành kèm Thông tư số: 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo đó, các bên phân công thành viên đứng đầu liên danh thực hiện một số công việc trong quá trình tham dự thầu, trừ việc ký kết hợp đồng.

Cục Đấu thầu chỉ ra, việc nhà thầu Anh Đức liên danh phân công một thành viên trong liên danh thực hiện việc ký kết hợp đồng là chưa phù hợp với hướng dẫn nêu trên, cũng như quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật đấu thầu.

Tuy nhiên, sai sót này không phải là lí do để loại bỏ HSDT của nhà thầu.

”Trong trường hợp này, HSDT vẫn được tiếp tục xem xét, đánh giá. Trường hợp nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng, bên mời thầu cần yêu cầu nhà thầu đính chính lại sai sót của thỏa thuận liên danh và hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu liên danh phải bao gồm chữ ký, dấu của tất cả các thành viên liên danh” – Cục Đấu thầu phân tích sự việc

Tại tòa, đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An không chấp nhận một phần nội dung trong văn bản trên của Cục Đấu thầu.

Nhà thầu khởi kiện phản biện, đây là văn bản có tính chất tham khảo trong việc tổ chức đấu thầu. Tuy nhiên, Cục Đấu thầu là cơ quan chuyên tham mưu cho Bộ Kế hoạch Đầu tư về lĩnh vực đấu thầu, trong đó có ban hành ra mẫu hồ sơ mua sắm hàng hóa. Do vậy, nội dung trong văn bản này thể hiện tính khách quan và cơ sở pháp lí.

Khi cả hai bên thỏa thuận bất thành. Dự kiến, TAND TP.Vinh sẽ đưa ra xét xử công khai vụ việc trong thời gian tới.

Quốc Huy



Xem nguồn

10 sinh viên xuất sắc nhận giải Honda Y-E-S 2016

Posted: 09 Dec 2016 06:18 AM PST


Sau 3 tuyển chọn khắt khe, Giải thưởng Honda Y-E-S năm nay chọn được 10 sinh viên xuất sắc nhất để trao giải.

Mới đây, Công ty Honda Việt Nam tổ chức Lễ Trao tặng Giải thưởng Honda dành cho Kỹ sư và Nhà khoa học trẻ Việt Nam (Honda Y-E-S Award) 2016 năm thứ 11.

10 sinh viên xuất sắc nhận giải Honda Y-E-S 2016

Ông Minoru Kato – TGĐ Honda Việt Nam- Đại diện BTC tặng hoa Đại diện NISTPASS & Bộ KHCN cùng Vụ KH,CN&MT – Bộ GD&ĐT

10 sinh viên xuất sắc nhận giải Honda Y-E-S 2016

10 thí sinh đạt giải Honda Y-E-S 2016 đến từ 5 trường Đại học lớn của cả nước

10 sinh viên xuất sắc nhận giải Honda Y-E-S 2016

Đại diện Đại sứ quán Nhật Bản, quỹ Honda Foundation, NISTPASS và HVN cùng chúc mừng các thí sinh đạt Giải Honda Y-E-S

10 sinh viên xuất sắc nhận giải Honda Y-E-S 2016

Honda Việt Nam tặng hoa cho các trường Đại học liên kết – Đối tác của Giải thưởng

Đây là Giải thưởng thường niên dành cho những sinh viên có thành tích học tập xuất sắc và hoạt động xã hội tích cực của các trường Đại học Kỹ thuật và Công nghệ trên toàn quốc, nhằm tìm kiếm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi dưỡng những tài năng trẻ, các nhà lãnh đạo tương lai trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và kỹ thuật tại Việt Nam.

10 sinh viên xuất sắc nhận giải Honda Y-E-S 2016

Ông Akira Kojima (phải) – Giám đốc Quỹ Honda Foundation tặng hoa cảm ơn lãnh đạo Bộ KH&CN

10 sinh viên xuất sắc nhận giải Honda Y-E-S 2016

Trịnh Kiều Trang (phải) – Giải Nhất Công trình nghiên cứu khoa học sinh viên ĐHQGHN

Giải thưởng năm nay được trao cho 02 sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội, 02 sinh viên ĐH Công nghệ – ĐHQGHN, 02 sinh viên ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH QGHN, 02 sinh viên ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH QG Tp.HCM và 02 sinh viên của ĐH Bách khoa – ĐHQG Tp. HCM. Mỗi sinh viên sẽ nhận 1 suất học bổng với tổng trị giá 30.000 USD từ Quỹ Honda và 1 xe máy do Công ty Honda Việt Nam sản xuất.

10 sinh viên xuất sắc nhận giải Honda Y-E-S 2016

Hồ Linh Đa (thứ 2 từ trái qua)

10 sinh viên xuất sắc nhận giải Honda Y-E-S 2016

Trần Đăng Nguyên cùng các bạn Canada

Bên cạnh đó 10 sinh viên này sẽ có cơ hội nhận tiếp Phần thưởng Honda Y-E-S Plus trị giá 10.000 USD nếu du học sau đại học tại Nhật Bản hoặc 7.000 USD nếu được chấp nhận và tham gia thực tập tại các trường đại học, các viện hoặc phòng thí nghiệm tại Nhật Bản với thời gian từ 2,5 tháng tới 1 năm trong vòng 3 năm kể từ khi được nhận Giải thưởng.

DANH SÁCH 10 SINH VIÊN ĐOẠT GIẢI THƯỞNG HONDA Y-E-S 2016

10 sinh viên xuất sắc nhận giải Honda Y-E-S 2016

Ngọc Minh



Xem nguồn

Về ĐHQG TP.HCM, Trường ĐH An Giang sẽ thay đổi gì?

Posted: 09 Dec 2016 05:35 AM PST


Ngoài hai ngành mũi nhọn là nông nghiệp và sư phạm, sẽ đầu tư thêm các ngành phù hợp với địa phương, vì địa phương "không thể chạy lên thành phố học.

>> Trường ĐH An Giang trở thành thành viên ĐHQG TP.HCM

Theo ông Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM Trường ĐH An Giang trở thành trường thành viên của ĐHQG TP.HCM là chủ trương của đại học này và UBND tỉnh An Giang.

Còn ông Võ Văn Thắng, Hiệu trưởng Trường ĐH An Giang cho rằng tất cả các trường đại học thành viên của ĐHQG TP.HCM rất mạnh, địa bàn tập trung tại TP.HCM, có lịch sử lâu năm và đội ngũ kinh nghiệm, chất lượng đào tạo được khẳng định.  

Trường ĐH An Giang tuy có nềntảng từ cao đẳng (40 năm) nhưng ở bậc đại học là một trường non trẻ (16 năm), vì vậy đội ngũ trường không bằng những trường thành viên của ĐHQG TP.HCM. Tuy nhiên mấy năm vừa qua đội ngũ của trường có xu hướng phát triển tốt và tăng nhanh. 

Vì vậy, khi Trường ĐH An Giang là thành viên của ĐHQG TP.HCM sẽ có cơ hội mở rộng hợp tác về mọi mặt, trong đó có học thuật để tăng chất lượng. Vì vậy, Trường ĐH An Giang sẽ phải phấn đấu theo đúng chuẩn để theo kịp các trường thành viên khác. Đây là điều kiện để trường phấn đấu và phát triển. 

Ngoài ra, Trường ĐH An Giang được tỉnh An Giang đầu tư về cơ sở vật chất, có khung tốt, nhưng kinh phí của tỉnh hiện đang gặp khó khăn trong việc đầu tư tiếp, khi trường là thành viên của ĐH QG TP.HCM sẽ được Chính phủ quan tâm về mặt này.

Về việc đào tạo, ông Thắng cho rằng hiện đề án của hai bên mới chỉ đề cập những vấn đề chung chung, nhưng ĐHQG TP.HCM chưa có trường nào đào tạo về nông nghiệp và sư phạm trong khi Trường ĐH An Giang đã thế mạnh về hai ngành này, nên xu hướng sẽ được đầu tư mạnh về nông nghiệp để phù hợp với vùng ĐBSCL, và ngành sư phạm vì Trường ĐH An Giang đã có bề dày. 

Ngoài ra, do Trường ĐH An Giang nằm ở địa phương sẽ đầu tư các ngành phù hợp với địa phương, "vì địa phương không thể chạy lên thành phố".

Tuy nhiên, ông Thắng cũng cho rằng, điều lo ngại nhất khi trường là thành viên của ĐHQG TP.HCM là những chuẩn đánh giá ngoài như đánh giá AUN vì trường chưa thực hiện được do chưa có kinh phí và chương trình đào tạo chưa hoàn thiện. 

Một vấn đề lo lắng mà ông Thắng đề cập là nếu lấy chuẩn chung như các trường ĐH ở TP.HCM thì trường sẽ rất khó tuyển đầu vào. Vì những học sinh giỏi ở địa phương sẽ lên TP.HCM hoặc đi nước ngoài. 

Nếu làm tốt sẽ tốt cho Trường ĐH An Giang

 Ông Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM (trường thành viên ĐHQG TP.HCM) cho rằng,  ĐHQG TP.HCM ngoài nhiệm vụ quốc gia chung còn có nhiệm vụ lớn với ĐBSCL. Việc bổ sung một đại học mới vào thành viên của ĐHQG TP.HCM là cách làm “đứng trước ngã ba”.

Nếu ĐHQG TP.HCM tiếp thu và làm tốt sẽ có thêm sức mạnh khi dùng một trường mới, cơ sở mới ở ĐBSCL đã được cắm rễ (thay vì có phân hiệu) phục vụ trực tiếp cho phát triển ĐBSCL.

Theo ông Sen, ĐBSCL hiện đang có nhiều vấn đề về dân trí, mặt bằng, khoa học kỹ thuật nên việc cứu khu vực này là cấp bách.  Việc nhận Trường ĐH An Giang để thay đổi cơ sở vật chất, thay đổi triệt để trường để ngang tầm, thậm chí cải tạo 100% bộ máy, lực lượng, đội ngũ …nếu làm được, việc gia nhập Trường ĐH An Giang vào sẽ thêm sức mạnh.

Tuy nhiên nếu nhận vào nhưng không có những quyết đoán mạnh mẽ, vẫn “nuông chiều” theo trình độ thấp như cũ sẽ ảnh huởng đến chất lượng của ĐH QG TP.HCM hiện tại.

Ông Sen cho rằng, hiện nay ĐHQG TP.HCM đang nhận trách nhiệm với nhà nước sẽ phấn đấu theo hướng thứ nhất. Tức sẽ biến Trường ĐH An Giang không còn trường đại học địa phương, của địa phương mà cải biến mạnh mẽ, thay đổi căn bản toàn bộ, trong đó có việc “không bo bo giữ đội ngũ cũ”, mà thay đổi để trường là một phần "máu thịt" của ĐH QG TP.HCM.

Còn ông Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ cho rằng, Trường ĐH An Giang được UBND tỉnh An Giang cấp mảnh đất 40 hecta, đầu tư cơ sở vật chất khang trang đến mức "Trường ĐH Cần Thơ phải mất 30 năm mới xây dựng được như vậy".

Tuy nhiên, “lớn thuyền lớn sóng, có trường đại học nhưng nếu chỉ dành riêng cho con em tỉnh nhà thì coi không được“.  Ngoài ra nếu tuyển như vậy thì không đủ chỉ tiêu, sẽ rơi vào tình trạng lãng phí cơ sở vật chất và trang thiết bị đã đầu tư. 

Mặt khác, vì là trường công lập nên chỉ được thu học phí do Thủ tướng quy định.  Mức thu như vậy không đủ để chi, do đó phải lấy ngân sách của tỉnh bù vào. Làm như vậy có nghĩa là lấy ngân sách của tỉnh An Giang để đào tạo nhân lực địa phương khác.

Việc chuyển Trường ĐH An Giang về chung hệ thống với ĐHQG TP. HCM là giải pháp tốt để sử dụng kinh phí của nhà nước phục vụ nhiệm vụ đào tạo chung cho xã hội.  Việc này cũng không còn sự phân biệt "sinh viên tỉnh nhà” và ” sinh viên tỉnh khác” nữa. Tất cả sinh viên học tại Trường ĐH An Giang đều có quyền tự hào là sinh viên của ĐH QG TP.HCM. Trường ĐH An Giang là trường đào tạo có chất lượng tốt, được hội nhập với ĐHQG TP.HCM sẽ mở ra cơ hội để trường này nhanh chóng vươn lên tầm cao mới. 

Lê Huyền



Xem nguồn

Bộ GD&ĐT đề nghị TƯ Đoàn rà soát cuộc thi “Chinh phục vũ môn”

Posted: 09 Dec 2016 04:54 AM PST


Theo Bộ GD&ĐT, cuộc thi trực tuyến "Chinh phục vũ môn" dành cho học sinh trung học cơ sở do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Trung ương Đoàn) khởi xướng, chủ trì tổ chức từ năm học 2014-2015. Từ hiệu quả của Cuộc thi lần thứ nhất, theo đề xuất của Trung ương Đoàn, sau khi nghiên cứu, Bộ GD&ĐT đã thống nhất phối hợp với Trung ương Đoàn tổ chức Cuộc thi lần thứ II (năm học 2015-2016) và lần thứ III (năm học 2016-2017).

Cuộc thi đã tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát triển tư duy sáng tạo, góp phần định hướng giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, kỹ năng sống, hoàn thiện nhân cách cho cho thiếu nhi; nâng cao nhận thức về khả năng khai thác hiệu quả internet phục vụ học tập, giải trí và rèn luyện, giúp các em tránh xa các trò chơi online độc hại, bạo lực, ảnh hưởng không tốt đến thiếu niên, nhi đồng.

Tuy nhiên, theo phản ánh của một số phụ huynh và báo chí, trong thời gian gần đây, Cuộc thi đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập về đối tượng tham gia dự thi, về công tác tuyên truyền, về tổ chức giám sát hoạt động thi tại các trường học… làm cho các bậc phụ huynh lo lắng đến sức khỏe và việc học tập của các em học sinh.

Giao diện chính trang Chinh phục vũ môn

Giao diện chính trang “Chinh phục vũ môn”

Từ thực tế trên, Bộ GD&ĐT đề nghị Trung ương Đoàn trước mắt tạm dừng tổ chức Cuộc thi "Chinh phục vũ môn"; phối hợp với Bộ GD&ĐT tiến hành kiểm tra, rà soát các vấn đề liên quan đến Cuộc thi mà dư luận đang quan tâm.

Như Dân trí đã đưa tin, ngày 8/12, facebook của anh Trần Trọng An (Hoàng Mai, Hà Nội) có bài phản ánh liên quan đến game "Chinh phục vũ môn". Được biết, anh An là người đã gửi tâm thư đến Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Bộ GD&ĐT cổ súy cho học sinh- đặc biệt là học sinh tiểu học, chơi game online thông qua cuộc thi "Chinh phục vũ môn".

Là một phụ huynh của học sinh đang học lớp 5, anh vô cùng lo lắng bởi việc này sẽ vô cùng ảnh hưởng tới con trẻ bởi trong đó có nhiều phần game mang tính bạo lực và nhiều phần yêu cầu phải nạp thẻ cào với mệnh giá từ 10.000 đồng đến 300.000 đồng.

Vụ công tác HSSV (Bộ GD&ĐT) cho biết, cuộc thi trực tuyến "Chinh phục vũ môn" là cuộc thi tìm hiểu kiến thức tổng hợp giành cho học sinh phổ thông do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức từ năm học 2014-2015. Từ hiệu quả của cuộc thi dành cho các em học sinh THCS, theo đề xuất của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, sau khi nghiên cứu, Bộ GD&ĐT đã thống nhất phối hợp với đơn vị này tổ chức cuộc thi lần thứ 2 (năm học 2015-2016) và lần thứ 3 (năm học 2016-2017).

Trong 2 lần đầu, cuộc thi được tổ chức cho các em học sinh THCS trên toàn quốc. Lần thứ III, năm học 2016 – 2017, cuộc thi đã mở rộng đối tượng cho các em học sinh lớp 3 – 5.

Trả lời PV Dân trí, ông Phạm Ngọc Thập, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn giáo dục Egroup cho biết, cuộc thi này không phải vừa mới xuất hiện mà đã bước sang mùa thứ 3.

"Chinh phục vũ môn" là game giáo dục do công ty này phát hành, ra đời vào tháng 9/2011. Trong phần mềm "Chinh phục vũ môn" được thiết kế có 3 phần chính: Chơi game, phần học tập trực tuyến và tham gia cuộc thi "Chinh phục vũ môn" cũng như một số cuộc thi khác.

Tuy nhiên, người sử dụng sẽ phải trả phí qua thẻ cào ở trong trường hợp như: sử dụng các bài học đặc biệt nâng cao; luyện tập nâng cao thêm ngoài thi thì mua vé cào bằng hình thức nạp thẻ. Đơn vị này khẳng định, việc nộp phí là hoàn toàn tự nguyện.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Sắp nghỉ hưu, tôi vẫn không gọi học trò là “con”

Posted: 09 Dec 2016 04:11 AM PST


Nhiều học sinh cũng xưng "con" với tôi nhưng đáp lại, tôi thì dứt khoát gọi bằng "em".

Suốt cả thời học sinh phổ thông, tôi và bạn bè đồng trang lứa đều được thầy cô, dù ở bất cứ độ tuổi nào, gọi là "em". Tương ứng, chúng tôi cũng xưng "em" với thầy cô.

Sắp nghỉ hưu, tôi vẫn không gọi học trò là
Trước đây, thầy cô giáo thường gọi học trò là “em” (Ảnh TL)

Thầy giáo gọi trò là "em", theo tôi như là một sự mặc định, có tính chất truyền thống trong nhà trường nói chung nhất là ở các trường phổ thông.

Cũng có vài trường hợp khác biệt, như năm tôi học lớp tám, có một thầy người Sài Gòn mới ra trường về dạy môn Toán luôn gọi học sinh bằng "anh – chị". Cách gọi này làm cho lũ học trò nhà quê chúng tôi dù vẫn xưng "em" nhưng cảm thấy bỡ ngỡ, xa cách, sợ và phải rất lâu mới thân thiện với thầy.

Sau này, khi học ở trường sư phạm cũng có nhiều thầy cô, nhất là các  thầy cô trẻ,  gọi chúng tôi là "anh – chị", nhưng chúng tôi vẫn cứ xưng "em".

Người khác thế nào không biết, chứ riêng tôi thì cả thời đi học chưa bao giờ gặp một thầy cô giáo nào gọi tôi bằng "con", dù thực tế có những thầy, cô tuổi đã cao, có con học cùng lớp với tôi hoặc có khi là lớn hơn tuổi tôi. Cho đến bây giờ, những thầy cô cũ dạy tôi hồi tiểu học tuổi đã ngoài 80, còn tôi thì đã bước qua tuổi 60, vậy mà khi gặp nhau thầy cô vẫn gọi tôi bằng "em" và tất nhiên tôi cũng xưng "em" như mấy chục năm về trước.

Sắp nghỉ hưu, tôi vẫn không gọi học trò là

Hiện nay, ngoài cách xưng “em”, học sinh còn có cách xưng “con” với thầy cô giáo  (Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Gần 40 năm làm nghề dạy học, dạy cả cấp 2 và cấp 3, tôi vẫn gọi học trò của mình bằng "em" dù đang học lớp 6 hay lớp 12. Nếu có xuống dạy cấp tiểu học, với học trò 6 – 7 tuổi thì chắc chắn tôi vẫn gọi học sinh là " em".  

Ngay cả đối với con ruột của mình, trong giờ lên lớp tôi vẫn gọi là "em".

Cũng có trường hợp do thói quen hoặc do ảnh hưởng cách xưng hô với thầy cô khác, nhiều  học sinh cũng xưng "con" với tôi nhưng đáp lại, tôi thì dứt khoát gọi bằng "em".

Có ý kiến cho rằng gọi học sinh bằng "con" và tất nhiên học sinh cũng phải xưng "con" mới thể hiện sự thân thiện, sự quan tâm đúng mực của thầy, cô đối với học sinh, xem học sinh như con cháu trong nhà. Hoặc cao hơn thì đó là sự thể hiện sinh động truyền thống "tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam". Gọi học sinh là "em" là thầy, cô tự hạ thấp mình…(!?)

Tôi thì lại nghĩ khác. Nhà trường khác với gia đình, quan hệ thầy – trò khác quan hệ cha, mẹ – con cái. Gọi học sinh là "con" khiến cho thầy, cô dễ trở thành gia trưởng, độc đoán và trò thì dễ bị rơi vào sự phụ thuộc, trông chờ, ỷ lại hoặc ngược lại là sợ sệt thầy cô.

Chỉ còn mấy tháng nữa là nghỉ hưu, tôi vẫn gọi học sinh là "em" như thời còn trẻ. Học sinh cấp 2, từ 11-15 tuổi, nhiều em là cháu nội, cháu ngoại của những người bạn, tôi vẫn gọi là "em", kể cả khi đến chơi nhà với ông, bà nó.

Lê Minh Hoàng



Xem nguồn

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Đề nghị tạm dừng tổ chức cuộc thi “Chinh phục vũ môn”

Posted: 09 Dec 2016 03:26 AM PST


– Qua xem xét, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ khẩn trương làm việc với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đề nghị tạm dừng tổ chức Cuộc thi Chinh phục vũ môn.

Đó là một nội dung mà Bộ GD-ĐT xác định liên quan tới lo ngại của phụ huynh về cuộc thi trực tuyến có tên "Chinh phục vũ môn" đang được tổ chức cho học sinh.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Đề nghị tạm dừng tổ chức cuộc thi
Giao diện cuộc thi với game online Chinh phục vũ môn.

Cuộc thi "Chinh phục vũ môn" với hình thức thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức tổng hợp dành cho học sinh trung học cơ sở do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khởi xướng và chủ trì tổ chức từ năm học 2014-2015. Từ hiệu quả của Cuộc thi lần thứ nhất, theo đề xuất của Trung ương Đoàn, sau khi nghiên cứu, Bộ GD&ĐT đã thống nhất phối hợp với Trung ương Đoàn tổ chức Cuộc thi lần thứ II (năm học 2015-2016) và lần thứ III (năm học 2016-2017).

Cuộc thi được tổ chức với mục đích tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, giúp các em nắm chắc kiến thức về văn hóa, xã hội và kỹ năng sống. Đồng thời giúp các em nâng cao nhận thức và kỹ năng khai thác hiệu quả internet phục vụ học tập, giải trí và rèn luyện.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của Bộ GD&ĐT, Cuộc thi còn một số tồn tại, bất cập như thành phần tham gia thi chưa phù hợp; công tác tuyên truyền, tổ chức điều hành Cuộc thi chưa tốt đã gây ra sự lo ngại làm ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập của các em học sinh.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã yêu cầu Vụ Công tác học sinh – sinh viên (đơn vị đầu mối phối hợp với Trung ương Đoàn) báo cáo về việc này. Bộ trưởng Nhạ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ khẩn trương làm việc với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đề nghị tạm dừng tổ chức Cuộc thi nói trên, tiến hành rà soát kỹ lưỡng, nghiêm túc, khoa học các vấn đề liên quan đến cuộc thi mà dư luận đang quan tâm.

Bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị chức năng của Bộ chủ động rà soát tất cả các cuộc thi tương tự đang diễn ra hoặc dự kiến sẽ tổ chức, nếu không thiết thực, hiệu quả thì dừng ngay. Chủ trương của Bộ GD&ĐT là không tổ chức hoặc ủng hộ tổ chức các cuộc thi không thiết thực, làm ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh, gây băn khoăn cho phụ huynh và dư luận xã hội. Trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ GD&ĐT luôn khuyến khích các em học sinh năng động, tìm tòi học tập qua nhiều kênh khác nhau, trong đó có hình thức học tập trực tuyến, nhưng đó phải là những kênh học tập lành mạnh và hiệu quả, thiết kế phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh.



Xem nguồn

GS Nguyễn Văn Đạo, người mở đường tự chủ đại học

Posted: 09 Dec 2016 02:44 AM PST


PGS.TS Nguyễn Kim Sơn cho biết, VNU đặt vấn đề thảo luận về quản trị đại học, trong đó vấn đề trung tâm là tự chủ đại học để kỷ niệm về GS Nguyễn Văn Đạo, bởi vấn đề hết sức hệ trọng, bởi đó chính là lý do ra đời của ĐH QGHN (VNU), là đóng góp của GS VS Nguyễn Văn Đạo, là vấn đề mà ông khởi động nó từ 20 năm về trước. Nó hiện đang là tâm điểm của vấn đề thảo luận cho sự đổi mới và phát triển giáo dục đại học hôm nay và tương lai. Cả sự tồn tại trước mắt cũng như tương lai của VNU cũng đang gắn liền với vấn đề này.

Ông Sơn cho rằng, tự chủ đại học là tính độc lập và quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm trước xã hội của một đại học trên các phương diện về học thuật (gồm cả nghiên cứu và đào tạo), về phương diện quản trị điều hành và về tài chính. Nó gắn với tự do học thuật, phát triển học thuật, gắn với đào tạo để phát triển con người, phát triển năng lực sáng tạo, để cung cấp nhân lực chất lượng cao, tạo dựng tầng lớp trí thức.

“Tự chủ đại học = Tự do học thuật + quản trị ưu việt + tài chính làm nền cho tri thức và phát triển” – ông Sơn nhấn mạnh.

Theo ông Sơn, vấn đề tự chủ của đại học, không phải là mới trên thế giới, GS Nguyễn Văn Đạo cũng không phải người phát kiến ra nó, nhưng ông là người dũng cảm và sáng suốt lựa chọn, tâm đắc, tiên phong triển khai hiện thực hóa ở VN. Cái mới bao giờ cũng nhiều chông gai thử thách, GS chính là người đã dẫn dắt VNU vượt qua chông gai thử thách buổi ban đầu để không ngừng trưởng thành.

Ông Sơn nhận định: “Chính từ quá trình kiên định mục tiêu tự chủ, vượt qua khó khăn, ta thấy ở GS Nguyễn Văn Đạo sáng lên tinh thần và giá trị cao đẹp của người trí thức trong thời đại mới. Đó là tầm nhìn vượt trước thời đại, là bản lĩnh, là chí lớn dấn thân, là kiên định không gì lay chuyển với mục tiêu lớn đã lựa chọn, đó là điều mà các thế hệ trí thức ngày nay và những người lãnh đạo của VNU và các đại học tự chủ ngày nay phải học tập, phải kế thừa”.

“Tự chủ đại học chỉ phát huy được giá trị, chỉ đưa đại học đi đúng hướng khi nó có được những lực lượng điều hành, những người chủ nhân của các đại học đó phù hợp và nhận thức rõ được trách nhiệm của mình. Tự chủ phải đi với trách nhiệm giải trình, trách nhiệm xã hội và hơn hết là tinh thần tự nhiệm của bậc sĩ phu” – ông Sơn nhấn mạnh.


Sáng ngày 9/12, ĐH QGHN đã làm lễ tưởng niệm và an tượng GS Nguyễn Văn Đạo, phía trước hội trường lớn nhất mang tên Ông. Bức tượng là một phần thể hiện sự tưởng nhớ, tri ân và tôn vinh Ông, bởi những đóng góp của ông cho học thuật, cho giáo dục của VNU và cho quốc gia.

Sáng ngày 9/12, ĐH QGHN đã làm lễ tưởng niệm và an tượng GS Nguyễn Văn Đạo, phía trước hội trường lớn nhất mang tên Ông. Bức tượng là một phần thể hiện sự tưởng nhớ, tri ân và tôn vinh Ông, bởi những đóng góp của ông cho học thuật, cho giáo dục của VNU và cho quốc gia.

Cần sống lại những giá trị và tinh thần của tự chủ đại học chân chính

Trong dịp kỷ niệm 10 năm mất của GS VS Nguyễn Văn Đạo, đúng vào dịp kỷ niệm ngày thành lập VNU 10/12 ( 10/12- 1993-10/12-2016), Giám đốc ĐH QGHN cho rằng, đọc lại và suy ngẫm về những bài viết của GS Nguyễn Văn Đạo, là chúng ta có thể tự thức tỉnh thêm nhiều điều về công việc lãnh đạo VNU và việc phát triển đại học định hướng nghiên cứu. Và hội thảo hôm nay cần phải làm sống lại và mạnh mẽ thêm những quan điểm chỉ đạo, những giá trị và tinh thần của tự chủ đại học chân chính.

Ngày nay, chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn, những thách thức phi truyền thống. Với VNU, xã hội hóa giáo dục và nghiên cứu khoa học là hết sức cần thiết, đưa sản phẩm đào tạo gia nhập thị trường lao động là tất yếu, nhưng cần đề phòng khả năng học cung VNU thành một trường nghề, hay mall thương mại lớn có đủ hàng hóa liên ngành…

“Chúng ta cần đào tạo các ngành nghề có thể thu học phí cao đủ bù đắp cho các chi phí đào tạo, nhưng lại không được lãng quên phát triển các cơ bản, những lĩnh vực cần vun đắp cho sáng tạo. Sự hài lòng của nhà tuyển dụng là cực quan trọng nhưng không phải là tất cả. Sinh viên ra trường làm được ngay một cách thành thục nghề được đào tạo là cần, nhưng họ không phải là những người thợ. Chúng ta cần phát triển bản thân họ bằng nền giáo dục khai phóng, bằng tự do học thuật và môi trường giáo dục mang tính nhân văn và thẩm mỹ cao đẹp. Đó mới là giá trị đích thực của đại học, mục tiêu chân chính của tự chủ đại học” – Giám đốc ĐH QGHN nhấn mạnh.

Cuộc đời và sự nghiệp của GS Nguyễn Văn Đạo gắn bó chặt chẽ, đồng hành với những bước chuyển lớn của lịch sử dân tộc, lịch sử nền giáo dục, khoa học cách mạng của nước ta trong nửa cuối thế kỷ XX. Giáo sư đã đảm nhiệm nhiều trọng trách tại các cơ quan khoa học, giáo dục, đào tạo.

Ông là Viện trưởng sáng lập của Viện Cơ học, Tổng Biên tập đầu tiên của Tạp chí Cơ học, Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam, Giám đốc sáng nghiệp Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý đã được trao cho ông: Nhà nước phong học hàm Giáo sư và trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về lĩnh vực Khoa học – Công nghệ, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Tiệp Khắc, Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới thứ ba, Viện Hàn lâm Khoa học Ucraina và Viện Hàn lâm Khoa học Châu Âu. Tất cả những điều đó đã khẳng định rằng: GS.VS Nguyễn Văn Đạo, như đánh giá của một Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Ucraina: Không chỉ tiêu biểu cho nền khoa học Việt Nam mà còn là đại diện chân chính cho đất nước mình trong nền khoa học thế giới.

Nhật Hồng



Xem nguồn

Quảng Nam thông báo tuyển dụng 1.300 giáo viên, viên chức giáo dục

Posted: 09 Dec 2016 02:03 AM PST


Trong đó, tuyển 1.097 chỉ tiêu giáo viên, 59 lưu trữ viên, 37 thư viện viên. Ở bậc mầm non tuyển 594 giáo viên, 20 lưu trữ viên. Bậc tiểu học tuyển 323 chỉ tiêu giáo viên. Bậc THCS tuyển 180 chỉ tiêu giáo viên. Bậc THPT tuyển 110 giáo viên cho 11 bộ môn.

Ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam tuyển dụng hơn 1.300 giáo viên trong năm 2016. Trong ảnh: Giáo viên đứng lớp tại một điểm trường vùng cao của huyện Tây Giang, Quảng Nam

Ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam tuyển dụng hơn 1.300 giáo viên trong năm 2016. Trong ảnh: Giáo viên đứng lớp tại một điểm trường vùng cao của huyện Tây Giang, Quảng Nam

Thí sinh dự thi tuyển phải có hộ khẩu thường trú tại Quảng Nam kể từ trước ngày 1/1/2016, có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với vị trí dự tuyển. Những người không có hộ khẩu thường trú tại Quảng Nam phải được ký hợp đồng lao động có đóng bảo hiểm xã hội tại các trường mầm non, Tiểu học, THCS công lập trên địa bàn tỉnh từ trước ngày 1/1/2016.

Người không có hộ khẩu thường trú tại Quảng Nam, nếu đăng ký thi tuyển phải có học vị thạc sĩ, tốt nghiệp chuyên ngành phù hợp và tốt nghiệp đại học sư phạm chính quy loại giỏi hoặc xuất sắc (đối với giáo viên); người dự tuyển vào viên chức khác (lưu trữ viên, thư viện viên) phải tốt nghiệp đại học chính quy chuyên ngành phù hợp loại giỏi hoặc xuất sắc.

Thí sinh nộp hồ sơ dự tuyển đến hết ngày 21/12/2016 trong giờ làm việc hành chính, đăng ký thi tuyển vào chỉ tiêu ở huyện, thị xã, thành phố nào, nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký thi về Phòng GD-ĐT của huyện, thị xã, thành phố đó.

Đối với người dự xét tuyển viên chức giáo viên bậc THPT phải có bằng tốt nghiệp theo đúng chuyên ngành cần tuyển. Nội dung xét tuyển gồm xét kết quả học tập; kiểm tra sát hạch dưới hình thức phỏng vấn. Hồ sơ nộp về Phòng Tổ chức – cán bộ Sở đến hết ngày 21/12/2016.

Trong một diễn biến liên quan, ông Hà Thanh Quốc – Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam đã có thông báo về việc cảnh giác với đối tượng lừa đảo, tiêu cực trong việc tuyển dụng viên chức giáo dục.

Theo đó, trong thời gian qua, lợi dụng tình hình sinh viên sư phạm ra trường nhưng chưa có việc làm, một số kẻ xấu với hình thức "nhận tiền chạy biên chế" để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản công dân.

Trong tháng 4 vừa qua cũng đã có một đối tượng lừa đảo nhận 30 triệu đồng từ người có nhu cầu xin vào giáo viên và cũng đã bị công an bắt quả tang. Theo ông Hà Thanh Quốc, việc này đã làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục nên cần phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

"Trong tháng 12/2016, Sở sẽ tiến hành tuyển dụng viên chức giáo dục các cấp học. Đây là lúc các đối tượng xấu có thể lợi dụng, tung tin tiêu cực để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân, do vậy Sở GD-ĐT thông báo để các thí sinh tham gia dự tuyển được biết và nâng cao cảnh giác; đồng thời tích cực ôn luyện, chuẩn bị tâm lý vững vàng để dự tuyển đạt kết quả tốt", văn bản thông báo của Sở GD-ĐT Quảng Nam nêu rõ.

Sở GD-ĐT cũng cho hay, trong thời gian đến sẽ phối hợp với Sở Nội vụ và các địa phương liên quan tổ chức kỳ xét tuyển, thi tuyển an toàn, nghiêm túc, khách quan và công bằng theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh.

Đối với người dự tuyển và các tổ chức, cá nhân khi phát hiện có những biểu hiện tiêu cực, lừa đảo trong việc tuyển dụng viên chức giáo dục cần cung cấp thông tin, hợp tác chặt chẽ với Sở GD-ĐT và Công an tỉnh để đấu tranh ngăn chặn kịp thời.

Công Bính



Xem nguồn

Comments