Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bộ Giáo dục khuyến khích học sinh thi Chinh phục vũ môn trực tuyến

Posted: 08 Dec 2016 08:23 AM PST


Cụ thể, ngày 27/10/2015, Bộ GD&ĐT ra công văn số 5551/BGDĐT-CTHSSV gửi tới các Sở GD&ĐT về việc phối hợp tổ chức Cuộc thi "Chinh phục vũ môn" và "Tự hào Việt Nam".

Công văn nêu rõ: 

Thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động giữa ngành Giáo dục và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh năm học 2015 – 2016, triển khai Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 14/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 – 2030", đề án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 – 2020" của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức 02 Cuộc thi trực tuyến dành cho học sinh. Cụ thể như sau:

1. Cuộc thi "Chinh phục vũ môn" dành cho học sinh trung học cơ sở trên toàn quốc từ ngày 28/9/2015 đến 4/2016 (được phát động ngày 19/9/2015). Tính đến ngày 04/10/2015, trên toàn quốc có 22.711 học sinh đăng ký thi, trong đó có 16.324 học sinh tham gia thi (xem phụ lục đính kèm).

2. Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc "Tự hào Việt Nam" dành cho học sinh trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên toàn quốc từ ngày 08/11/2015 đến ngày 17/01/2016.

Công văn Bộ GD&ĐT khuyến khích học sinh trung học cơ sở tham gia(Ảnh chụp màn hình)

Để tổ chức thành công các cuộc thi và thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, Bộ GD&ĐT đề nghị các sở giáo dục và đào tạo phối hợp với các tỉnh/thành Đoàn tạo điều kiện, khuyến khích, động viên học sinh của các nhà trường tích cực tham gia 02 Cuộc thi trên.

Được biết, game "Chinh phục vũ môn" là sản phẩm của Công ty cổ phần trò chơi giáo dục trực tuyến (Egame) cách chơi như sau: 

Cách chơi của Chinh phục vũ môn dựa trên hoạt động "Đổ xúc sắc".

Dựa trên số điểm có được sau mỗi lượt đổ xúc sắc, người chơi sẽ được di chuyển thêm số ô trên đường bằng số điểm đó.

Cách chơi của Chinh phục vũ môn dựa trên hoạt động "Đổ xúc sắc"(Ảnh chụp màn hình)

Tại các ô này, các bạn sẽ có thể gặp các ô có tính năng khác nhau: 

Ô Thầy giáo: bạn cần phải trả lời câu hỏi mới được đi tiếp

Ô người tiền sử: Bạn phải lựa chọn phá hủy tinh cầu hoặc trả tiền

Ô change: Bạn được ngẫu nhiên 1 tính năng khi rơi vào ô này (thêm lượt, mất lượt…)

Ô x2 x3: nhân đôi lượt hoặc ba lượt

Ô bình thường: Tại các ô này, các bạn có cơ hội đặt tinh cầu.

Tùy theo từng loại tinh cầu sẽ có giá xây, giá được thu thuế khác nhau. Tinh cầu càng cao thì thuế thu được càng cao.

Mỗi vị trí tinh cầu đã xây không thể đặt thêm tinh cầu khác mà chỉ có thể nâng cấp lên cấp cao hơn.

Ngoài ra, khi các bạn có những ô đất liền kề nhau, giá thuế tại khu đất đó cũng cao gấp bội.

Hiện game "Chinh phục vũ môn” đã thu hút hơn 3 triệu thành viên tham gia theo thông tin của nhà cung cấp. 

Hiện game "Chinh phục vũ môn hiện đã thu hút hơn 3 triệu thành viên tham gia. (Ảnh chụp màn hình)

Từ chỗ là một cuộc thi, bây giờ các trò chơi này đã len lỏi vào các trường học khiến có người đặt câu hỏi rằng loại hình game online này có thực sự phù hợp cho thể lực và trí lực của trẻ em?



Xem nguồn

Bộ GD&ĐT phối hợp tổ chức game online cho học sinh, phụ huynh bức xúc

Posted: 08 Dec 2016 07:40 AM PST


Trên đây là một phần trong bức thư của anh Trần Trọng An (Hoàng Mai, Hà Nội) gửi tới Bộ GD&ĐT khi phát hiện thấy con mình đang được trường học khuyến khích chơi game. Đặc biệt, trong đó có những phần yêu cầu học sinh nạp tiền bằng thẻ cào.

Theo anh An, hiện mình đang có con học lớp 5 tại một trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội. Lục lịch sử truy cập web, anh phát hiện con thường xuyên chơi game "Chinh phục vũ môn" có những mục yêu cầu nạp tiền bằng thẻ cào. Điều khiến anh lo ngại là trò chơi trực tuyến này do trường và Bộ GD&ĐT phối hợp tổ chức.


Công văn của Bộ GD&ĐT về cuộc thi Chinh phục vũ môn

Công văn của Bộ GD&ĐT về cuộc thi Chinh phục vũ môn

"Qua tìm hiểu, tôi được biết tháng 10/2015, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi các địa phương đề nghị các trường phối hợp tổ chức chơi game online này cho học sinh cấp 2. Tuy nhiên, hiện game lại đang len lỏi vào các trường tiểu học.

Từ đó đến nay, game Chinh phục vũ môn được tổ chức rầm rộ và theo công bố của họ thì hiện nay đã có 800.000 người chơi.

Mỗi người chơi được yêu cầu nạp thẻ cào mệnh giá từ 10.000 VNĐ đến 300.000 VNĐ tương ứng với số lần chơi hoặc “mua đồ trong game” nhất định", anh An chia sẻ.

Cũng theo anh An, học sinh tiểu học, với thể chất và trí tuệ còn rất non nớt mà sớm bị "cài đặt" game online vào trí não (có chiến thuật, có tranh đua, có thu phí) thì sẽ có nhiều tác hại về lâu về dài.

"Là cơ quan quản lý, Bộ GD&ĐT không nên có văn bản khuyến khích trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 10 tuổi chơi game online. Tôi cũng mong Bộ kiểm tra hoạt động tổ chức chơi game online của các Sở và các trường, kịp thời chấn chỉnh để tôi có thể yên tâm khi gửi con đến trường", anh An nói.

Được biết, Chinh Phục Vũ Môn là cuộc thi trực tuyến do Bộ GD&ĐT phối hợp với TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội TƯ và Công ty Cổ phần Tập đoàn giáo dục Egroup tổ chức.

Trao đổi với PV Dân trí vào chiều 8/12, ông Phạm Ngọc Thập, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn giáo dục Egroup cho biết, cuộc thi này không phải vừa mới xuất hiện mà đã bước sang mùa thứ 3.

Đến thời điểm hiện tại, trên hệ thống báo đã có 800.000 học sinh tham gia. Trước đây, cuộc thi chỉ dành cho đối tượng học sinh cấp 2 nhưng đây là năm đầu tiên, cuộc thi này mở rộng thêm đối tượng thí sinh là học sinh từ lớp 3-5 tham gia.

Chinh phục vũ môn là game giáo dục do công ty này phát hành, ra đời vào tháng 9/ 2011. Đây là trò chơi giáo dục lấy bối cảnh Việt Nam, cùng với nhiều tính năng, sự kiện được lấy nguyên mẫu từ các lễ hội trong văn hóa Việt. Trong phần mềm Chinh phục vũ môn được thiết kế có 3 phần chính: Chơi game, phần học tập trực tuyến và tham gia cuộc thi Chinh phục vũ môn cũng như một số cuộc thi khác.

Có ý kiến của phụ huynh cho rằng, học sinh phải cào thẻ nạp tiền với mệnh giá từ 10.000 đồng đến 300.000 đồng để thi Cuộc thi Chinh phục vũ môn là chưa chính xác. Chinh phục vũ môn là game giáo dục đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép và khi thi Chinh phục vũ môn học sinh hoàn toàn miễn phí, điều này đã được quy định rất rõ trong thể lệ cuộc thi và thực tế 3 năm diễn ra cuộc thi.

Giao diện trang web Chinh phục vũ môn

Giao diện trang web Chinh phục vũ môn

Tuy nhiên, người sử dụng sẽ phải trả phí qua thẻ cào ở trong trường hợp sau:

Ở phần học trực tuyến: Các bài giảng ở đây được thiết kế như một bài giảng online và miễn phí. Tuy nhiên, trong đó, sẽ có một số bài học đặc biệt hoặc nâng cao hơn thì sẽ phải tính phí.

Ở phần tham gia cuộc thi: Mỗi tuần học sinh có thể thi thật 2 lần và thi xong ban tổ chức sẽ cập nhật thành tích tốt nhất để xét chọn các em vào vòng thi cấp tỉnh/thành phố. Còn nếu, học sinh có nhu cầu luyện tập nâng cao thêm ngoài thi để bổ trợ kiến thức thì có thể mua vé bằng hình thức nạp thẻ. Và việc này là hoàn toàn tự nguyện.

Ông Thập khẳng định, tất cả những chi phí này, hoàn toàn là tự nguyện và không ép buộc. Thực tế trong ba năm qua, cuộc thi Chinh phục vũ môn chưa nhận được ý kiến nào về việc ảnh hưởng đến các em học sinh.

Trả lời câu hỏi của PV về việc phần mềm Chinh phục vũ môn vừa kết hợp học và thi cho học sinh nhưng trong đó lại có thiết kế thêm cả game, điều đó rất nguy hại với trẻ em? Ông Thập cho rằng: "Chinh phục vũ môn là một game giáo dục thuần túy, không bạo lực, học mà chơi kích thích tư duy trẻ em trong giáo dục hiện đại với chục nghìn câu hỏi. Ngoài ra, trong đó còn được xây dựng như một trường học trực tuyến với rất nhiều những môn học và bài giảng lý thú".

Mỹ Hà

(Email:myha@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Tổng kết 5 năm công tác Hội Cựu giáo chức Việt Nam

Posted: 08 Dec 2016 06:59 AM PST


Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho các hội cơ sở có thành tích xuất sắc 5 năm quaThứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho các hội cơ sở có thành tích xuất sắc 5 năm qua

Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa; GS Viện sĩ Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Chủ tịch Hội CGCVN; GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; ông Vũ Minh Đức – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cùng đại diện các Hội Cựu giáo chức (Hội CGC) trong cả nước.

Báo cáo tại hội nghị, Phó Chủ tịch Hội CGCVN Lê Quán Tần cho biết: Được thành lập năm 2004, đến nay Hội CGCVN đã phát triển nhanh và rộng khắp. Cả nước có 60/63 tỉnh thành có Hội, có trên 12.000 tổ chức Hội CGC, trong đó có trên 11.000 là Hội CGC cơ sở, chiếm hơn 90% tổng số các tổ chức Hội CGC trong cả nước.

Trong giai đoạn 2011 – 2016, chủ trương xây dựng và phát triển Hội CGC cơ sở vững mạnh hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, năng lực, sở trường của Hội CGC cơ sở.

Hội CGC cơ sở đã trở thành một địa chỉ tin cậy để hội viên gửi gắm tâm tư nguyện vọng, phát huy năng lực, trí tuệ, kinh nghiệm của bản thân giúp các hoạt động của Hội đạt hiệu quả và chất lượng tốt.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa ghi nhận và biểu dương những kết quả phong trào thi đua vững mạnh của Hội CGCVN trong 5 năm vừa qua; đồng thời nhận định: Hội có được sự thành công hôm nay là nhờ vào tâm huyết, trách nhiệm của các đồng chí trong BCH hội các cấp, phong trào đã ngày càng phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của các nhà giáo.

Hàng năm Hội CGCVN đều đã có những đổi mới để thu hút, tập hợp và góp phần làm cho đời sống, văn hóa tinh thần của hội viên ngày càng phong phú; Làm cho các thầy, các cô, các cựu giáo chức thực sự là tấm gương về đạo đức nghề nghiệp về sự vượt khó để cho các thầy giáo, học sinh ở địa phương noi theo.

Thứ trưởng nhấn mạnh: Trong thời gian tới Hội cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các giáo viên đã nghỉ hưu chưa tham gia tổ chức hội cơ sở thấy được sự cần thiết phải ra nhập Hội CGC và tham gia sinh hoạt một cách thường xuyên hơn để được chia sẻ, giao lưu và làm phong phú thêm đời sống tinh thần, có nhiều hoạt động có ý nghĩa đóng góp cho ngành như: tham gia vận động các học sinh bỏ học trở lại trường, tham gia vào góp ý, phản biện những chủ trương, chính sách và là cánh tay nối dài của ngành giáo dục.



Xem nguồn

Kiểm tra khóa đào tạo đánh thức não bộ bằng NLP tại Thanh Hóa

Posted: 08 Dec 2016 06:15 AM PST


Lô gô quảng cáo của Công ty CP Đào tạo đánh thức tiềm năng Việt về Khóa đào tạo đánh thức não bộ bằng NLPLô gô quảng cáo của Công ty CP Đào tạo đánh thức tiềm năng Việt về Khóa đào tạo đánh thức não bộ bằng NLP

Công ty cổ phần đào tạo Đánh thức tiềm năng Việt, có địa chỉ tại số 20, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa do ông Đào Ngọc Cường làm CTHĐQT – Giám đốc đang tổ chức Khóa đào tạo đánh thức não bộ bằng NLP (lập trình về tư duy ngôn ngữ) cho nhiều học sinh từ lứa tuổi 6-13 tuổi trên địa bàn Thanh Hóa.

Chiều 7/12, trao đổi với Báo Giáo dục và Thời đại, ông Đào Ngọc Cường cho biết: Phương pháp đánh thức não bộ bằng NLP theo giải thích của ông Cường là trẻ được bịt 2 mắt, sau đó ông Cường sẽ dùng ngôn ngữ để hướng học sinh tưởng tượng một việc hoặc làm theo một việc gì đó. Học viên sẽ làm theo những việc mà người dạy hướng dẫn.

Ông Cường cũng cho biết thêm: Khóa đào tạo đánh thức não bộ bằng NLP khác với lớp kỹ năng sống. Các lớp dạy kỹ năng sống đào tạo về khả năng thích ứng, thay đổi sẽ khó duy trì. Còn kỹ năng của mỗi trẻ theo phương pháp NLP thì tiềm thức sâu hơn vào não bộ. Tham gia khóa học này sẽ giúp trẻ cài đặt lại tiềm thức, niềm tin cho trẻ…

Tuy nhiên, cùng một thời điểm trao đổi, ban đầu ông Cường khẳng định có sự khác nhau giữa kỹ năng sống và đánh thức não bộ bằng NLP. Sau đó, ông Cường lại khẳng định đánh thức não bộ bằng NLP chính là kỹ năng sống.

Hiện tại, Công ty ông Cường đã tổ chức được 2 lớp (gần 20 học viên tham gia, trong đó có khoảng hơn 30% học viên khiếm thị, bị bệnh). Công ty thu mỗi học viên 6,8 triệu đồng/khóa học (20 buổi vào các ngày thứ 7, chủ nhật hoặc ngoài giờ hành chính) và miễn phí cho học viên khiếm thị, bị bệnh. Theo ông Cường, số tiền này để chi tiền ăn, đồng phục, đồ dùng học tập, thuê hội trường…

Tại facebook cá nhân, ông Cường có giới thiệu về khóa đào tạo này: Là "khóa đào tạo chuyên sâu 2 tháng đánh thức não bộ bằng NLP. Đây là khóa học tôi tâm huyết đầu tư nghiên cứu trong thời gian dài. Tôi cũng là người đầu tiên trên thế giới nghiên cứu ra phương pháp này".

Tham gia khóa đào tạo, trẻ sẽ đạt được những giá trị: Tăng sự tự tin, làm chủ cảm xúc; đánh thức toàn não (IQ và EQ), tăng cường sự phát triển của thể chất và trí thông minh; tăng hấp thu của não bộ, tăng mức độ phát triển của trí nhớ; tăng khả năng vận động học của não bộ…

Đặc biệt trẻ em khiếm thị (còn nhìn được từ 10-15%) cảm nhận thấy màu sắc; đọc, viết được chữ thường; cảm nhận được đường đi… Khóa đào tạo đánh thức não bộ bằng NLP của tôi lần đầu tiên có mặt trên thế giới.. đã đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ và bản quyền; đăng ký tại Sở Giáo dục Đào tạo; là khóa học duy nhất tại Việt Nam liên quan đến não bộ bằng NLP được cấp bản quyền…

Ông Cường cũng chia sẻ: Ông nghiên cứu lĩnh vực NLP từ ngày 8/1/2016. Khóa đào tạo đánh thức não bộ của Công ty bắt đầu triển khai từ ngày 27/11/2016. Hiện nay, hoạt động này đang trong giai đoạn nghiên cứu, thực hành chưa đưa vào hoạt động kinh doanh đào tạo có thu.

Khi được hỏi về nội dung chương trình đào tạo của ông Cường đã được các cơ quan chuyên môn thẩm định chưa, ông Cường trả lời là vẫn chưa được thẩm định.

Báo GD&TĐ sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.



Xem nguồn

SEQAP đóng góp quan trọng vào chương trình bồi dưỡng giáo viên quốc gia

Posted: 08 Dec 2016 05:33 AM PST


SEQAP tổ chức các cuộc tập huấn trước khi triển khai thực hiện (Ảnh: SEQAP)SEQAP tổ chức các cuộc tập huấn trước khi triển khai thực hiện (Ảnh: SEQAP)

Hoạt động bồi dưỡng tập huấn giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục của SEQAP nhằm bồi dưỡng tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục tiểu học (ở Sở, phòng GD&ĐT), cán bộ quản lý các trường và giáo viên tiểu học về các kỹ năng cần thiết để giám sát, quản lý, lập kế hoạch, tổ chức, hỗ trợ và thực hiện dạy học cả ngày (FDS) có hiệu quả.

Ngoài ra, còn tổ chức đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số (DTTS), bồi dưỡng để giáo viên biết giao tiếp bằng tiếng DTTS, đào tạo đội ngũ cán bộ đánh giá về chuẩn nghề nghiệp và nghiệp vụ quản trị trường tiểu học thực hiện FDS thông qua hoạt động đảm bảo chất lượng và đánh giá hằng năm.

Số tài liệu/mô đun tập huấn vượt chỉ tiêu quy định

Thực hiện mục tiêu xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tiểu học về mô hình FDS; về tổ chức, quản lý; về áp dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu xây dựng, thực hiện mô hình trường tiểu học áp dụng FDS, SEQAP đã nghiên cứu xây dựng mới, hoàn thiện các chương trình, tài liệu tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ đáp ứng yêu cầu xây dựng và thực hiện mô hình trường tiểu học tham gia SEQAP. Theo đó, tổng số 18 tài liệu/mô đun đã được SEQAP chủ trì hay đồng chủ trì biên soạn.

SEQAP cũng xây dựng các mô đun bồi dưỡng chuyên đề tại trường hay cụm trường tiểu học, giúp giáo viên củng cố, hệ thống hóa kiến thức (ví dụ các kiến thức văn miêu tả ở lớp 4, lớp 5, dạy Toán có lời văn), rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Những chuyên đề này do các tổ chuyên môn của trường, hay liên trường tiểu học xây dựng lên nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên tiểu học tại địa phương.

Đáng ghi nhận là số lượng tài liệu/mô đun tập huấn xây dựng được đã vượt chỉ tiêu quy định (16/13 đơn vị tài liệu/mô đun). Ngoài ra, SEQAP đã hỗ trợ xây dựng và cung cấp tài liệu, đĩa hình cho 63 tỉnh thành để nghiên cứu sử dụng 2 tài liệu do Bộ GD&ĐT phát hành, đó là: Phương pháp Bàn tay nặn bột và Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục.

Nội dung các tài liệu/mô đun tập huấn đã đáp ứng được các yêu cầu nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên để thực hiện mô hình FDS tại trường tiểu học thuộc những vùng có điều kiện KT-XH khó khăn và vùng DTTS.

Kinh nghiệm hướng dẫn các trường tự xây dựng mô đun bồi dưỡng chuyên đề cách làm đúng hướng, bồi dưỡng những vấn đề giáo viên còn thiếu, còn yếu và đang có nhu cầu. Hình thức này giúp áp dụng phương pháp bồi dưỡng đồng đẳng rất có hiệu quả. Do đó, nếu nhân được các kinh nghiệm này trong thực tiễn sẽ tạo ra sự thay đổi quan trọng trong nội dung, phương pháp xây dựng tài liệu và tổ chức bồi dưỡng.



SEQAP tổ chức các cuộc tập huấn sâu về chuyên môn (Ảnh SEQAP)


 

Nỗ lực bền bỉ xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán chuyên môn hóa, ổn định

Việc xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán chuyên môn hóa và ổn định là một nỗ lực bền bỉ của SEQAP trong 7 năm thực hiện. Đội ngũ này đã được hình thành trong từng trường tiểu học, có năng lực chuyên môn và thông thạo các kỹ năng sư phạm. Nhờ đó, nhiều nội dung bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên tiểu học đã được liên tục thực hiện, tạo ra sự phát triển trình độ chuyên môn cho đội ngũ này.

Điểm nổi bật trong công tác bồi dưỡng của SEQAP là đã chú trọng đổi mới phương pháp bồi dưỡng, tập huấn giáo viên và cán bộ quản lý, chuyển sang hình thức bồi dưỡng tại chỗ, phát triển nghề nghiệp thông qua thực tế hành nghề và hỗ trợ tự học, tự bồi dưỡng bằng việc cung cấp tài liệu qua Thư viện số SEQAP-Online.

Để đảm bảo chất lượng tập huấn bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên cốt cán cho các địa phương, Ban quản lý SEQAP đã xây dựng kế hoạch, lựa chon đối tượng để tham gia bồi dưỡng. Đối tượng được cử tham gia bồi dưỡng báo cáo viên cốt cán là những giáo viên tiểu học giỏi, cán bộ chuyên môn phụ trách tiểu học ở Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT tham gia SEQAP.

Tiến trình tập huấn bồi dưỡng báo cáo viên cốt cán cho các địa phương của Ban quản lý SEQAP Trung ương thực hiện từ năm 2010 đến năm 2014 ở tất cả các trường tiểu học trong và ngoài SEQAP triển khai thực hiện FDS. Đã có 8.217 báo cáo viên cốt cán tham dự tập huấn bồi dưỡng, vượt chỉ tiêu đề ra 3,3 lần. Số lượt báo cáo viên cốt cán các địa phương được SEQAP Trung ương tập huấn/đào tạo bồi dưỡng theo mô đun tài liệu: khoảng 20.250 lượt báo cáo viên cốt cán được bồi dưỡng 18 mô đun.

Nâng cao nhiệt tình, trách nhiệm nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học

Từ năm 2010 đến 2015, trên cơ sở Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch năm đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt, với đội ngũ báo cáo viên cốt cán đã được tập huấn bồi dưỡng, Ban quản lý SEQAP đã hướng dẫn các Sở GD&ĐT triển khai hoạt động tập huấn cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tiểu học tại địa phương với 18 mô đun.

Công tác tập huấn bồi dưỡng thực hiện theo 2 cấp. Ở Trung ương, báo cáo viên của SEQAP bồi dưỡng báo cáo viên cốt cán cho địa phương. Ở địa phương, báo cáo viên cốt cán bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học trong và ngoài SEQAP của địa phương mình.

Hầu hết các Sở GD&ĐT đều tổ chức tập huấn các mô đun của SEQAP cho cán bộ quản lý và các mô đun cho giáo viên chuyên biệt của các trường tiểu học tham gia SEQAP tại tỉnh.

Một số Sở giao cho phòng GD&ĐT tổ chức tập huấn cho giáo viên và cán bộ quản lý còn lại tập trung tại huyện, theo cụm trường hay trường tiểu học tùy theo điều kiện cụ thể cũng như yêu cầu của mỗi địa phương.

Ngoài việc tổ chức bồi dưỡng đại trà, Ban quản lý SEQAP còn yêu cầu các Sở GD&ĐT tập huấn chuyên sâu cho giáo viên và cán bộ quản lý một số mô đun quan trọng như: Quản lý hoạt động dạy và học; xây dựng kế hoạch dạy học; áp dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường tiểu học thực hiện FDS. Có 18/18 mô đun tài liệu được tập huấn.

Tác động có ý nghĩa của công tác tập huấn bồi dưỡng là nâng cao nhiệt tình, trách nhiệm nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học, thúc đẩy sự nỗ lực vươn lên, thương yêu gắn bó với học sinh, phối hợp giáo dục nhà trường với gia đình và cộng đồng hiệu quả hơn. Thúc đẩy giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn…

Công tác tập huấn đã nâng cao năng lực chuyên môn và phương pháp dạy học cho giáo viên tiểu học và cán bộ quản lý giáo dục tiểu học, thúc đẩy ý thức nỗ lực học tập nâng cao trình độ cả kiến thức, kỹ năng và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm để nâng cao tay nghề chuyên môn.

Tổng số cán bộ quản lý các cấp được tập huấn là 14.746 người (146.959 lượt người). So với chỉ tiêu đề ra (54.620 lượt), đã thực hiện vượt chỉ tiêu 2,7 lần. Tổng số giáo viên tiểu học được tập huấn bồi dưỡng là 134.374 người (964.286 lượt người). So với chỉ tiêu đề ra (805.000 lượt người), đã thực hiện vượt mức gần 20%.



Xem nguồn

Hơn 50% nghiên cứu về Việt Nam là của học giả nước ngoài

Posted: 08 Dec 2016 04:51 AM PST


 Số bài báo quốc tế nghiên cứu về Việt Nam đã lên tới 40 ngàn bài, trong đó các bài của tác giả nước ngoài chiếm hơn 50%.

Thông tin trên được Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hữu Đức chia sẻ tại cuộc họp báo về Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học lần V sẽ diễn ra vào 15-16/12 tới đây.

Hơn 50% nghiên cứu về Việt Nam là của học giả nước ngoài
Phó Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Hữu Đức (giữa) và GS Vũ Minh Giang tại họp báo Hội thảo Việt Nam học lần thứ V. Ảnh: Lê Văn.

Theo ông Đức, trên nếu tìm kiếm từ khóa Trung Quốc trên cơ sở dữ liệu thì có khoảng 600 ngàn bài bao gồm các nghiên cứu từ khoa học xã hội, khoa học nhân văn, kinh tế; khoa học tự nhiên, y học; công nghệ và môi trường…

Tương tự đối với từ khóa "Thái Lan" cũng tìm được hơn 60.000 bài. Trong cơ sở dữ liệu này, có gần 40.000 bài nghiên cứu về Việt Nam.

“Như vậy, mặc dù số lượng bài báo thấp hơn các nước song có thể thấy, Việt Nam đã là một đối tượng nghiên cứu được các nhà khoa học trên thế giới rất quan tâm” – ông Đức cho hay.

Con số hơn 50% các bài báo quốc tế nghiên cứu về Việt Nam cũng cho thấy, các nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn không hề khó công bố trên các tạp chí quốc tế.

Một điểm đáng chú ý khác là trong 10 đơn vị có nhiều công bố quốc tế nhất về Việt Nam đã có tên 5 cơ sở của Việt Nam, lần lượt là: ĐHQGHN, Viện hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Trường ĐH Y Hà Nội, ĐH Cần Thơ và ĐHQG TPHCM.

Tuy nhiên, hiện nay, đơn vị có nhiều kết quả nghiên cứu và công bố quốc tế về Việt Nam nhất cũng thuộc về nước ngoài.

Ông Nguyễn Hữu Đức cho rằng, sự quan tâm của các học giả quốc tế về Việt Nam chính là lý do ĐHQGHN muốn tăng cường kết nối, xây dựng mạng lưới các nhà nghiên cứu về Việt Nam nhằm phục vụ cho sự phát triển của Việt Nam. Đây cũng là mục tiêu tổ chức Hội thảo Việt Nam học lần thứ V năm nay.

Nếu như các hội thảo trước đây tập trung vào lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn với nội dung Việt Nam học “truyền thống” thì hội thảo năm nay sẽ đề cập đến nội dung nghiên cứu Việt nam rộng hơn, quan tâm cả đén vấn đè giáo dục – đào tạo, chuyển giao công nghệ và biến đổi khí hậu.

Ngoài các nội dung chuyên môn, thông qua hội thảo sẽ có những đóng góp trực tiếp đến việc hoạch định ra các chủ trương, chính sách cho các cấp lãnh đạo, quản lý của Việt Nam.

Chia sẻ tại họp báo, GS Vũ Minh Giang, ĐHQGHN cho rằng, việc lắng nghe các nhà khoa học quốc tế trình bày nghiên cứu của họ về Việt Nam giống như việc chúng ta soi gương để nhìn nhận chính xác hơn về bản thân mình.

Bên cạnh đó, hội thảo quốc tế như Hội thảo Việt Nam học sẽ là kênh quảng bá hình ảnh Việt Nam hiệu quả với thế giới.

Lê Văn



Xem nguồn

Phụ huynh phản ánh Bộ tổ chức game online cho học sinh

Posted: 08 Dec 2016 04:09 AM PST


 – Lục lịch sử truy cập web, anh Trần Trọng An (quận Hoàng Mai, Hà Nội) phát hiện con thường xuyên chơi game "Chinh phục Vũ Môn" có những mục yêu cầu nạp tiền bằng thẻ cào. Điều khiến anh lo ngại là trò chơi trực tuyến này do trường và Bộ GD-ĐT tổ chức.

Có con đang học lớp 5 một trường Tiểu học ở Hà Nội, anh An chia sẻ bản thân rất lo lắng khi các nhà trường đang tổ chức cho học sinh chơi trò chơi trực tuyến có những mục yêu cầu nạp tiền bằng thẻ cào.

"Con tôi đang là học sinh lớp 5, do thường xuyên kiểm soát việc dùng máy tính của cháu nên tôi phát hiện cháu chơi game “Chinh phục Vũ Môn” trên máy tính với lịch sử khá dày trên trình duyệt web.

Qua tìm hiểu, tôi được biết tháng 10/2015, Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi các địa phương đề nghị các trường phối hợp tổ chức chơi game online này cho học sinh cấp 2. Tuy nhiên, hiện game lại đang len lỏi vào các trường tiểu học.

Từ đó đến nay, game Chinh Phục Vũ Môn của Egame tổ chức rầm rộ và theo công bố của họ thì hiện nay đã có 800 ngàn người chơi.

Mỗi người chơi được yêu cầu nạp thẻ cào mệnh giá từ 10.000 VNĐ đến 300.000 VNĐ tương ứng với số lần chơi hoặc “mua đồ trong game” nhất định", anh An chia sẻ.

Anh An cho rằng, học sinh tiểu học, với thể chất và trí tuệ còn rất non nớt mà sớm bị "cài đặt" game online vào trí não (có chiến thuật, có tranh đua, có thu phí) thì sẽ có nhiều tác hại về lâu về dài.

"Là cơ quan quản lý, Bộ GD-ĐT không nên có văn bản khuyến khích trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 10 tuổi chơi game online. Tôi cũng mong Bộ kiểm tra hoạt động tổ chức chơi game online của các Sở và các trường, kịp thời chấn chỉnh để tôi có thể yên tâm khi gửi con đến trường", anh An nói.

Qua tìm hiểu của VietNamNet, Chinh Phục Vũ Môn là cuộc thi trực tuyến do Bộ GD-ĐT phối hợp với TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội TƯ và Công ty Cổ phần Tập đoàn giáo dục Egame (Egroup) tổ chức.

Trên thực tế, cuộc thi này không phải vừa mới xuất hiện mà đã bước sang mùa thứ 3 và thu hút gần 1 triệu thí sinh tham gia. Tuy nhiên, đây là năm đầu tiên mà cuộc thi này mở rộng thêm đối tượng thí sinh, cho phép các em ở bậc tiểu học lớp 3-5 tham gia.

Chinh Phục Vũ Môn là game giáo dục do Công ty Cổ phần Tập Đoàn giáo dục Egame phát hành, ra đời vào tháng 9/2015. Đây là trò chơi giáo dục lấy bối cảnh Việt Nam, cùng với nhiều tính năng, sự kiện được lấy nguyên mẫu từ các lễ hội trong văn hóa Việt.

Cuộc thi được công bố và được xây dựng là cuộc thi kiến thức bổ ích và hoàn toàn miễn phí dành cho học sinh Tiểu học và THCS trên toàn quốc.

Phụ huynh phản ánh Bộ tổ chức game online cho học sinh

Thông tin về cuộc thi với trò chơi giáo dục trực tuyến này được đăng tải trên website nhiều trường.

Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Ngọc Thập, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập Đoàn giáo dục Egame khẳng định: "Đến với cuộc thi, các em học sinh, cũng như phụ huynh không phải chi trả bất kì một khoản chi phí nào mà vẫn có thể tham gia chơi và thi. Đây là game giáo dục đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép".

Theo đó, mỗi tuần học sinh có thể thi thật 2 lần và thi xong ban tổ chức sẽ cập nhật thành tích tốt nhất để xét chọn các em vào vòng thi cấp tỉnh/thành phố. Còn nếu, học sinh muốn thi thử để tích lũy điểm kinh nghiệm thì mua vé thi thử bằng hình thức nạp thẻ.

Tuy nhiên, theo ông Thập, trường hợp như phụ huynh phản ánh có thể học sinh tham gia ở một số phần ngoài thi, như phần bổ trợ, nâng cao với các bài học hay hoạt động giải trí trang trí phòng học online. Đây cũng là những mục không hề bắt buộc.

"Ngoài việc là một sân chơi trí tuệ, Chinh Phục Vũ Môn còn được xây dựng như một trường học trực tuyến với rất nhiều những môn học và bài giảng lý thú. Tuy nhiên, để tham gia các lớp học này, các bạn học sinh và phụ huynh phải đóng một khoản phí rất nhỏ. Tất cả các khoản phí để tham gia lớp học hay nâng cấp trang bị trong trò chơi đều rất nhỏ và hoàn toàn không có chuyện bắt buộc", ông Thập nói.

Về điều này, bà Nguyễn Thanh Hương, Chuyên viên Vụ Công tác Học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) cho biết, cuộc thi đã được triển khai trên toàn quốc năm thứ 3 và đặc biệt năm nay triển khai thêm cho học sinh bậc tiểu học từ lớp 3-5.

"Nếu học sinh tham gia thi thì không hề mất bất kỳ một khoản phí nào. Nhưng khi tham gia vào các mục học thêm luyện tập bổ trợ, nâng cao thì mới mất phí và nếu vào thì phải nạp thẻ. Tôi cũng cho con của mình vào thi và hoàn toàn không mất phí".

Theo bà Hương, hệ thống câu hỏi của cuộc thi này do một ban cố vấn kiểm duyệt nội dung. "Quyết định thành lập hội đồng ra đề do Hội đồng Đội TƯ ra quyết định và mời giáo viên của các trường. Bộ GD-ĐT tham gia hội đồng xét duyệt nội dung các câu hỏi của cuộc thi", bà Hương nói.



Xem nguồn

Thanh Hóa xin thêm biên chế cho ngạch giáo viên

Posted: 08 Dec 2016 03:27 AM PST


Tỉnh Thanh Hóa đang thiếu hàng nghìn giáo viên so với nhu cầu thực tế.

Bà Phạm Thị Hằng, giám đốc Sở GD-ĐT cho biết, tổng số biên chế Mầm non, Tiểu học, THCS và THPT tạm giao năm học 2016 – 2017 của tỉnh Thanh Hóa là 48.666. Còn tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên hành chính hiện có là 49.426 người.

Thanh Hóa xin thêm biên chế cho ngạch giáo viên
Thanh Hóa đang thiếu hàng nghìn giáo viên các cấp học

Trong khi đó, nhu cầu số lượng người làm việc theo quy định của tỉnh Thanh Hóa ở các cấp học năm học 2016 – 2017 là 53.235 người.

So với biên chế tạm giao năm học 2016 – 2017 thì nhu cầu biên chế theo quy định của tỉnh Thanh Hóa ở cấp Mầm non còn thiếu 4.123 người, Tiểu học thiếu 1.223, THCS thừa 256 và THPT thiếu 521 người.

So với biên chế hiện có thì nhu cầu biên chế theo quy định cấp Mầm non còn thiếu 2.636, Tiểu học thiếu 1.801 người, THCS thừa 958 người và THPT thiếu 331 người.

Còn nhu cầu thực tế tại các cấp học năm học 2016 – 2017 là 53.664. So với biên chế hiện có thì Mầm non còn thiếu 2.874 người, Tiểu học thiếu 1.797 người, THCS thừa 763 người và THPT thiếu 339 người.

Theo bà Hằng, nguyên nhân của việc thiếu giáo viên trên là do tác động từ việc tăng – giảm dân số cơ học dẫn đến số lượng học sinh các cấp Mầm non, Tiểu học và THCS giảm mạnh những năm trước đây, do đó thừa giáo viên, đặc biệt là giáo viên THCS.

Trong những năm gần đây, số lượng học sinh Mầm non, Tiểu học lại tăng dần lên. Nhưng biên chế giáo viên hàng năm không được giao bổ sung, hoặc sắp xếp điều chuyển giáo viên từ THCS xuống bậc Tiểu học hoặc Mầm non chưa được nhiều.

Bên cạnh đó, thực hiện các văn bản quy định của nhà nước và của UBND tỉnh Thanh Hóa một số huyện tuyển dụng và hợp đồng giáo viên không đúng quy định, không báo cáo UBND tỉnh.

Bà Hằng cho biết, giải pháp mà Sở GD-ĐT Thanh Hóa đưa ra để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên các cấp học là UBND các huyện căn cứ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh bố trí, sắp xếp, điều động đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hành chính theo đúng quy định trên địa bàn huyện quản lý và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc thực hiện.

Đồng thời, Sở đề nghị UBND tỉnh xem xét giải quyết bổ sung biên chế giáo cho bậc học mầm non còn thiếu do học sinh tăng, giáo viên tiểu học cho đủ định mức 1,5 GV/ lớp đối với trường chuẩn quốc gia; giáo viên thiếu cho các bộ môn còn thiếu đối với bậc THCS và THPT.

Trong trường hợp Trung ương không cho tăng chỉ tiêu biên chế thì cho phép các huyện được hợp đồng giáo viên để đáp ứng nhu cầu giảng dạy, đặc biệt đối với giáo viên mầm non, tiểu học.

Trước đó, một số huyện ở Thanh Hóa đã cắt hợp đồng lao động của cả nghìn giáo viên. Cụ thể, ngày 28/6, UBND huyện Vĩnh Lộc cũng ra thông báo số 98/TB-UB về việc dừng ký lại hợp đồng với 376 GV.

Ngày 19/8/2016, UBND huyện Yên Định ra QĐ số 1251/QĐ – UBND thông báo chấm dứt (HĐLĐ) đối với 647 giáo viên (GV). Lý do UBND huyện không có nhu cầu sử dụng lao động HĐ tại thời điểm đó.

Chỉ tính riêng ở 2 huyện này đã có hơn một nghìn GV, nhân viên nhà trường "bỗng dưng" thất nghiệp…

Lê Anh



Xem nguồn

Đà Nẵng “giật” hai cúp vô địch Robothon quốc tế

Posted: 08 Dec 2016 02:45 AM PST


Đó là đội tuyển Robothon của Trường tiểu học Trần Cao Vân và Trường tiểu học Lê Quý Đôn.

Cuộc thi Robothon quốc tế là cuộc thi lắp ráp và lập trình robot (robotics) dành cho học sinh lứa tuổi từ 6-12. Đây cũng là hoạt động thường niên được tổ chức luân phiên tại các nước trong khu vực Đông Nam Á.



Học sinh Việt Nam tham gia cuộc thi Robothon quốc tế tại Malaysia. Ảnh: CTV

Đợt này, đoàn Việt Nam tham dự cuộc thi lần này gồm có 53 đội tuyển với 159 học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học ở Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.


(GDVN) – Giành 860/1000 điểm, đội tuyển Robotics của trường THCS – THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) đã vượt qua 61 đội tuyển trong cả nước, giành chức vô địch.


Ngoài hai đội giành chức vô địch ở hạng mục sơ cấp và trung cấp, các đội của Trường Hoa Lư (Đà Nẵng), Trường Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), Trường Đinh Tiên Hoàng (TP.HCM) và Trường Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) còn giành hai giải nhì và hai giải ba.

5 giải khuyến khích cũng được trao cho các đội đến từ các trường: Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), Trường Lý Công Uẩn (Đà Nẵng), Trường Lê Ngọc Hân (TP.HCM), Trường Phù Đổng (Đà Nẵng) và Trường Trần Cao Vân (Đà Nẵng).

Chủ đề của cuộc thi Robothon 2016 là: Internet of Things (Iot) – Mạng lưới vạn vật kết nối Internet. Theo đó, các đội sẽ lắp ghép và lập trình các robot để thực hiện các nhiệm vụ mô phỏng như: thu nhận, trích xuất và phân phối dữ liệu, trích xuất thông tin, tích hợp hệ thống…



Các học sinh của Đà Nẵng đã giành được thành tích cao trong cuộc thi Robothon quốc tế vừa qua. Ảnh: CTV

Cô Ngô Thị Lệ, Hiệu trưởng Trường Lê Qúy Đôn cho biết, để chuẩn bị tốt cho cuộc thi, các em được những thầy cô giáo giỏi về huấn luyện, kèm cặp thêm.

Nhà trường cũng trang bị các cơ sở vật chất, thiết bị để học sinh và thầy cô có thể yên tâm, thoái mái rèn luyện nhằm đạt kết quả cao nhất.

Ngay khi các đội tuyển về đến sân bay quốc tế Đà Nẵng đã nhận được sự chào đón nòng nhiệt của nhiều bạn bè, thầy cô.



Xem nguồn

Bộ Giáo dục khuyến khích học sinh phổ thông chơi game online

Posted: 08 Dec 2016 02:03 AM PST


Sự việc bắt đầu từ tháng 10/2015 nhưng đến nay, phong trào chơi game online này có dấu hiệu tăng trưởng không thể kiểm soát, lan rộng ra các cấp học khác.

Cụ thể, ngày 27/10/2015, Bộ GD&ĐT ra công văn số 5551/BGDĐT-CTHSSV gửi tới các Sở GD&ĐT về việc phối hợp tổ chức Cuộc thi "Chinh phục vũ môn" và "Tự hào Việt Nam". 

Công văn nêu rõ: 

Thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động giữa ngành Giáo dục và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh năm học 2015 – 2016, triển khai Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 14/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 – 2030", đề án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 – 2020" của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức 02 Cuộc thi trực tuyến dành cho học sinh. Cụ thể như sau:

1. Cuộc thi "Chinh phục vũ môn" dành cho học sinh trung học cơ sở trên toàn quốc từ ngày 28/9/2015 đến 4/2016 (được phát động ngày 19/9/2015). Tính đến ngày 04/10/2015, trên toàn quốc có 22.711 học sinh đăng ký thi, trong đó có 16.324 học sinh tham gia thi (xem phụ lục đính kèm).

2. Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc "Tự hào Việt Nam" dành cho học sinh trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên toàn quốc từ ngày 08/11/2015 đến ngày 17/01/2016.



Công văn Bộ GD&ĐT khuyến khích học sinh trung học cơ sở chơi game online (Ảnh chụp màn hình)

Để tổ chức thành công các cuộc thi và thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, Bộ GD&ĐT đề nghị các sở giáo dục và đào tạo phối hợp với các tỉnh/thành Đoàn tạo điều kiện, khuyến khích, động viên học sinh của các nhà trường tích cực tham gia 02 Cuộc thi trên.

Rõ ràng, trong khi các cơ quan quản lý đang ra sức để ngăn chặn ảnh hưởng xấu của game tới lứa tuổi học sinh thì Bộ GD&ĐT đang khuyến khích đưa game online đến với học sinh.

Được biết, game "Chinh phục vũ môn" là sản phẩm của Công ty cổ phần trò chơi giáo dục trực tuyến (Egame) cách chơi như sau: 

Cách chơi của Chinh phục vũ môn dựa trên hoạt động "Đổ xúc sắc".

Dựa trên số điểm có được sau mỗi lượt đổ xúc sắc, người chơi sẽ được di chuyển thêm số ô trên đường bằng số điểm đó.



Cách chơi của Chinh phục vũ môn dựa trên hoạt động "Đổ xúc sắc"(Ảnh chụp màn hình)

Tại các ô này, các bạn sẽ có thể gặp các ô có tính năng khác nhau: 

Ô Thầy giáo: bạn cần phải trả lời câu hỏi mới được đi tiếp

Ô người tiền sử: Bạn phải lựa chọn phá hủy tinh cầu hoặc trả tiền

Ô change: Bạn được ngẫu nhiên 1 tính năng khi rơi vào ô này (thêm lượt, mất lượt…)

Ô x2 x3: nhân đôi lượt hoặc ba lượt

Ô bình thường: Tại các ô này, các bạn có cơ hội đặt tinh cầu.

Tùy theo từng loại tinh cầu sẽ có giá xây, giá được thu thuế khác nhau. Tinh cầu càng cao thì thuế thu được càng cao.

Mỗi vị trí tinh cầu đã xây không thể đặt thêm tinh cầu khác mà chỉ có thể nâng cấp lên cấp cao hơn.

Ngoài ra, khi các bạn có những ô đất liền kề nhau, giá thuế tại khu đất đó cũng cao gấp bội.

Hiện game "Chinh phục vũ môn” đã thu hút hơn 3 triệu thành viên tham gia. 



Hiện game "Chinh phục vũ môn hiện đã thu hút hơn 3 triệu thành viên tham gia. (Ảnh chụp màn hình)

Khi chơi, mỗi người chơi được yêu cầu nạp thẻ cào mệnh giá từ 10.000 đồng đến 300.000 đồng tương ứng với số lần chơi hoặc mua "đồ" trong game.

Gần đây, Chinh phục vũ môn len lỏi vào các trường Tiểu học khiến dư luận không lo ngại rằng loại hình game online (có chiến thuật, tranh đua, thu phí…) này có thực sự an toàn cho thể lực và trí lực của trẻ em?

Và nhiều bậc phụ huynh băn khoăn rằng, loại hình game này mang có thực sự mang tính giáo dục hay không? 

Bộ GD&ĐT đã kiểm duyệt chưa? Và Bộ GD&ĐT lấy tiêu chí nào để đánh giá trước khi đưa vào trường học?



Xem nguồn

Comments