Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Kết quả PISA 2015: Việt Nam xếp thứ 8 Khoa học

Posted: 06 Dec 2016 08:16 AM PST


Kết quả khảo sát của học sinh trong các lĩnh vực Khoa học, Toán học và Đọc hiểu cùng một số thông tin liên quan đến quá trình Việt Nam tham gia PISA cũng như tác động, ảnh hưởng của PISA đến giáo dục Việt Nam.

Theo kết quả Pisa năm 2015, Việt Nam xếp thứ 8 trên tổng số 72 tham gia đánh giá. Chu kỳ PISA 2015, trọng tâm được đánh giá là lĩnh vực Khoa học cho thấy:

– Lĩnh vực Khoa học, Việt Nam đứng thứ 8 (Top 10);

– Lĩnh vực Toán học, Việt Nam đứng thứ 22;

– Lĩnh vực Đọc hiểu là 32.

So với trung bình kết quả của các nước OECD:

Ở lĩnh vực Khoa học: kết quả trung bình của các quốc gia OECD là 493 điểm, của học sinh Việt Nam là 525 điểm. Kết quả của học sinh Việt Nam cao hơn trung bình các nước OECD 31,4 điểm một cách có ý nghĩa thống kê.

Ở lĩnh vực Toán học: Kết quả trung bình của các quốc gia OECD là 490 điểm, của học sinh Việt Nam là 495 điểm. Kết quả kiểm định về sự khác biệt kết quả trung bình của hai mẫu độc lập cho thấy: kết quả của học sinh Việt Nam cao hơn kết quả trung bình của OECD 5 điểm nhưng sự kiểm định cho thấy, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là kết quả Toán học của học sinh Việt Nam tương đương với điểm trung bình của OECD.

Ở lĩnh vực Đọc hiểu: Kết quả trung bình của các quốc gia OECD là 493 điểm, của học sinh Việt Nam là 487 điểm. Mặc dù kết quả trung bình lĩnh vực Đọc hiểu của Việt Nam thấp hơn trung bình  của các quốc gia/vùng lãnh thổ OECD 6 điểm nhưng sự kiểm định cho thấy, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là kết quả Đọc hiểu của học sinh Việt Nam tương đương với điểm trung bình của OECD.

Kết quả PISA 2015 cho thấy một số điểm nổi bật về năng lực của học sinh Việt Nam ở ba lĩnh vực Khoa học, Toán học, Đọc hiểu. Học sinh Việt Nam có thể đáp ứng được các yêu cầu của OECD trong thời kỳ hội nhập quốc tế, các em đã biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong bài thi PISA.

Đặc biệt, kết quả Top 10 ở lĩnh vực Khoa học mang đến cho Việt Nam một ý nghĩa quan trọng về sự phát triển năng lực của học sinh, đa số các em đã nắm vững kiến thức khoa học cơ bản, phát huy được khả năng lập luận, giải thích và áp dụng kiến thức khoa học vào giải quyết nhiều tình huống thực tiễn của cuộc sống.

Đặc biệt, một tỷ lệ học sinh (gần 10%) đạt kết quả ở cấp độ năng lực khoa học cao nhất (mức 5, 6) cho thấy nhóm học sinh này đủ tự tin để giải quyết những tình huống khoa học và công nghệ phức tạp trong cuộc sống hiện đại.

Mẫu khảo sát PISA 2015 của Việt Nam

Theo đó quy trình, kỹ thuật chọn mẫu do OECD chịu trách nhiệm, Việt Nam cung cấp danh sách các cơ sở giáo dục có học sinh tuổi 15 cho OECD, OECD chọn trường, gửi danh sách trường về cho Việt Nam, Việt Nam thống kê danh sách học sinh tuổi 15 gửi cho OECD; OECD chọn mẫu học sinh.

Theo danh sách chọn mẫu khảo sát chính thức PISA 2015, Việt Nam có 197 cơ sở giáo dục được chọn, trong đó có 1 trường nghề, 9 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 4 trường phổ thông liên cấp (cấp 2 và cấp 3), 4 trường phổ thông dân tộc nội trú, 28 trường THCS và 150 trường THPT. Mỗi trường có 35 học sinh tham gia và một số trường có số HS tuổi 15 ít hơn 35 em.

Sau khi đàm phán, OECD đồng ý cho Việt Nam lược bỏ 9 trường mẫu nhỏ, học sinh dưới 5 em tuổi 15. Tổng số mẫu trường tham gia khảo sát chính thức thực tế là 188 trường với 5.826 học sinh trên toàn quốc. Khảo sát chính thức PISA chu kỳ 2015 diễn ra tại Việt Nam vào cuối tháng 4/2015.

Việt Nam tham gia chu kỳ đầu tiên là PISA 2012, chính thức triển khai các hoạt động của PISA vào tháng 3 năm 2010; OECD đã công bố kết quả PISA 2012 vào tháng 12/2013; Việt Nam đã hoàn thành PISA chu kỳ 2015 và hiện nay đang tiếp tục triển khai PISA chu kỳ 2018. Việt Nam tham gia PISA ngoài các mục đích chung giống như các quốc gia khác, Việt Nam còn có các mục đích cụ thể sau:

  • Tham gia PISA là một bước tích cực hội nhập quốc tế về giáo dục;
  • Góp phần đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trên lớp học và đánh giá trên diện rộng theo hướng đánh giá năng lực của học sinh; phát triển tư duy độc lập, sáng tạo trong học tập của học sinh và khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
  •  
  • Tham gia PISA là bước chuẩn bị tích cực cho lộ trình đổi mới giáo dục sau 2015, thay đổi chương trình, sách giáo khoa mới theo hướng phát triển năng lực của học sinh.

Kết quả PISA là một minh chứng cho thấy giáo dục Việt Nam đã không ngừng vận động, đổi mới và phát triển trong thời gian qua, đã gặt hái được một số thành tựu đáng kể.

Điều này đã góp phần thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá về giáo dục Việt Nam trong con mắt của chính người Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Kết quả của Việt Nam và các nước tham gia PISA 2015











































































 

Science (Khoa học)

Reading (Đọc hiểu)

Mathematics (Toán học)

Các nước

Điểm trung bình PISA 2015

Sự thay đổi so với chu kì trước

Điểm trung bình PISA 2015

Sự thay đổi so với chu kì trước

Điểm trung bình PISA 2015

Sự thay đổi so với chu kì trước

 

Mean

Score dif.

Mean

Score dif.

Mean

Score dif.

Điểm trung bình của OECD

493

-1

493

-1

490

-1

  1. Singapore

556

7

535

5

564

1

  1. Japan

538

3

516

-2

532

1

  1. Estonia

534

2

519

9

520

2

  1. Chinese Taipei

532

0

497

1

542

0

  1. Finland

531

-11

526

-5

511

-10

  1. Macao (China)

529

6

509

11

544

5

  1. Canada

528

-2

527

1

516

-4

  1. Viet Nam

525

-4

487

-21

495

-17

  1. Hong Kong (China)

523

-5

527

-3

548

1

  1. B-S-J-G (China)

518

m

494

m

531

m

  1. Korea

516

-2

517

-11

524

-3

  1. New Zealand

513

-7

509

-6

495

-8

  1. Slovenia

513

-2

505

11

510

2

  1. Australia

510

-6

503

-6

494

-8

  1. United Kingdom

509

-1

498

2

492

-1

  1. Germany

509

-2

509

6

506

2

  1. Netheriands

509

-5

503

-3

512

-6

  1. Switzerland

506

-2

492

-4

521

-1

  1. Ireland

503

0

521

13

504

0

  1. Belgium

502

-3

499

-4

507

-5

  1. Denmark

502

2

500

3

511

-2

  1. Poland

501

3

506

3

504

5

  1. Portugal

501

8

498

4

492

7

  1. Norway

498

3

513

5

502

1

  1. United States

496

2

497

-1

470

-2

  1. Austria

495

-5

485

-5

497

-2

  1. France

495

0

499

2

493

-4

  1. Sweden

493

-4

500

1

494

-5

  1. Czech Republic

493

-5

487

5

492

-6

  1. Spain

493

2

496

7

486

1

  1. Latvia

490

1

488

2

482

0

  1. Russia

487

3

495

17

494

6

  1. Luxembourg

483

0

481

5

486

-2

  1. Italy

481

2

485

0

490

7

  1. Hungary

477

-9

470

-12

477

-4

  1. Lithuania

475

-3

472

2

478

-2

  1. Croatia

475

-5

487

5

464

0

  1. CABA (Argentina)

475

51

475

46

456

38

  1. Iceland

473

-7

482

-9

488

-7

  1. Israel

467

5

479

2

470

10

  1. Malta

465

2

447

3

479

9

  1. Slovak Republic

461

-10

453

-12

475

-6

  1. Greece

455

-6

467

-8

454

1

  1. Chile

447

2

459

5

423

4

  1. Bulgaria

446

4

432

1

441

9

  1. United Arab Emirates

437

-12

434

-8

427

-7

  1. Uruguay

435

1

437

5

418

-3

  1. Romania

435

6

434

4

444

10

  1. Cyprus1

433

-5

443

-6

437

-3

  1. Moldova

428

9

416

17

420

13

  1. Albania

427

18

405

10

413

18

  1. Turkey

425

2

428

-18

420

2

  1. Trinidad and Tobago

425

7

427

5

417

2

  1. Thailand

421

2

409

-6

415

1

  1. Costa Rica

420

-7

427

-9

400

-6

  1. Qatar

418

21

402

15

402

26

  1. Colombia

416

8

425

6

390

5

  1. Mexico

416

2

423

-1

408

5

  1. Montenegro

411

1

427

10

418

6

  1. Georgia

411

23

401

16

404

15

  1. Jordan

409

-5

408

2

380

-1

  1. Indonesia

403

3

397

-2

386

4

  1. Brazil

401

3

407

-2

377

6

  1. Peru

397

14

398

14

387

10

  1. Lebanon

386

m

347

m

396

m

  1. Tunisia

386

0

361

-21

367

4

  1. FYROM

384

m

352

m

371

m

  1. Kosovo

378

m

347

m

362

m

  1. Algeria

376

m

350

m

360

m

  1. Dominican Republic

332

m

358

m

328

m

Kết quả của Việt Nam so với điểm trung bình của OECD ở 3 lĩnh vực Khoa học, Đọc hiểu và Toán học:



PISA là tên gọi tắt của Chương trình đánh giá học sinh quốc tế, do OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới) khởi xướng và chỉ đạo.

PISA là chương trình đánh giá học sinh có quy mô lớn nhất trên thế giới hiện nay. Việt Nam tham gia PISA chu kỳ đầu tiên năm 2012, đã hoàn thành chu kỳ PISA 2015 và đang tiếp tục triển khai PISA 2018.

Đối tượng đánh giá là học sinh độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia. PISA tập trung đánh giá năng lực của học sinh ở ba lĩnh vực chính là Đọc hiểu, Toán học và Khoa học.

Đến chu kỳ PISA 2012 đã phát triển thêm một số lĩnh vực đánh giá tự chọn như đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, đánh giá năng lực tài chính, đánh giá năng lực sử dụng công nghệ thông tin.

Đến chu kỳ PISA 2018 phát triển thêm đánh giá năng lực công dân toàn cầu. PISA ở những chu kỳ đầu thực hiện bài thi trên giấy, từ chu kỳ 2012 đã có thêm hình thức đánh giá trên máy tính. Hiện nay, đến chu kỳ PISA 2015, 2018 chỉ còn khoảng 10 nước sử dụng bài thi trên giấy.



Xem nguồn

Đà Nẵng: Nhiều sáng kiến ứng dụng giải quyết các vấn đề về môi trường

Posted: 06 Dec 2016 07:34 AM PST


Đồ chơi, đồ dùng dạy học được làm từ các vật liệu dễ kiếmĐồ chơi, đồ dùng dạy học được làm từ các vật liệu dễ kiếm

Đây là một trong những điểm nhấn của các hoạt động của đề án "Đà Nẵng – xây dựng thành phố môi trường" năm 2016.

Cuộc thi "Sáng kiến ứng dụng giải quyết các vấn đề về môi trường" là sân chơi bổ ích trong trường học, giúp tăng khả năng tư duy sáng tạo trong đội ngũ CB,GV,NV và HS về những vấn đề bảo vệ môi trường, từ đó đề ra được các giải pháp, ý tưởng, mô hình thiết thực tạo sự quan tâm trong cộng đồng về bảo vệ, phát triển môi trường bền vững. Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò của việc bảo vệ môi trường đối với chất lượng cuộc sống.



Thùng phân loại rác thải được tận dụng từ lốp xe ô tô cũ. 

Các sáng kiến, sản phẩm ứng dụng xuất sắc sẽ được tổng hợp, biên tập phổ biến rộng rãi và được giới thiệu vào các hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố.

Đã có 6 giải nhất, 11 giải nhì và 16 giải ba trao cho các tác giả có kết quả xuất sắc. Ngoài ra, tại Cuộc thi Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện sẽ giao lưu, trưng bày các sản phẩm, mô hình, tranh vẽ… truyền thông về môi trường do chính các em học sinh thiết kế, trình bày cùng với bộ tranh của Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học nước Việt Xanh về loài Vọc Chà Vá Chân Nâu quí hiếm đang sống tại Bán đảo Sơn Trà.



Xem nguồn

30 học bổng thạc sĩ của Chính phủ Ireland

Posted: 06 Dec 2016 06:52 AM PST


– Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam vừa thông báo chương trình học bổng của Chính phủ Ireland năm học 2017-2018. 

Năm nay sẽ có tối đa 30 học bổng toàn phần dành cho các ứng viên Việt Nam, bậc học thạc sĩ tại các trường đại học và học viện kỹ thuật của Ireland.

Học bổng dành cho các ngành học sau: Khoa học & kỹ thuật thực phẩm; Nông nghiệp, Khoa học Môi trường, Phát triển nông thôn; Phát triển bền vững, các ngành kỹ thuật; Công nghệ sinh học; Công nghệ thông tin và Truyền thông; Dược; Quản trị và Kinh doanh; Truyền thông, Báo chí, Du lịch và Quản lý Khách sạn.

Hạn nộp hồ sơ là 16h ngày 25/01/2017.

Thông tin chi tiết xem tại: https://www.dfa.ie/irish-embassy/vietnam/



Xem nguồn

Dạy “kích hoạt não” là hoang tưởng, hoang đường, cho con học là mất tiền oan

Posted: 06 Dec 2016 06:11 AM PST


Thông tin trên báo chí cho thấy, một số cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội có cách "kích hoạt bán cầu não" bằng cách cho trẻ nhỏ bịt mắt để sờ những thẻ bài nhiều màu sắc, sau đó trẻ tự sắp xếp các thẻ bài đồng màu với nhau và theo số thứ tự từ 1 tới 9 hoặc học lớp 1 nhưng có thể giải toán cấp ba…. 

Những trung tâm này quảng cáo rằng sau hai ngày được "kích hoạt não" với phí 9 triệu đồng, trẻ có thể sẽ trở thành thiên tài.

Trả lời thắc mắc của dư luận về cơ sở khoa học và tính pháp lý của phương pháp "kích hoạt bán cầu não", trong buổi họp báo chiều 29/11, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết Bộ GD&ĐT đã nhận được thông tin liên quan các lớp học kích hoạt não mà báo chí đề cập thời gian gần đây. 

Thứ trưởng Ga khẳng định: “Cho đến nay, Bộ GD&ĐT không cấp phép bất kỳ lớp học nào như thế này.

Tất cả các phương pháp áp dụng trong giáo dục phải được nghiên cứu kỹ càng, phải được cơ quan quản lý giáo dục cấp phép nhằm tránh sự phát triển tai hại đối với trẻ em“.

Chương trình "kích hoạt não" chưa được thẩm định và cấp phép (Ảnh: news.zing.vn)

Thứ trưởng cũng yêu cầu cơ quan đại diện phía Nam của Bộ GD&ĐT nắm tình hình để báo cáo lãnh đạo bộ, trên cơ sở đó có các bước xử lý tiếp theo.

Ngay sau đó, đại diện Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế đã làm việc trực tiếp với lãnh đạo Công ty cổ phần MBM Education – nơi đang tổ chức các lớp "kích hoạt não" cho trẻ tại nhiều thành phố trong cả nước. 

Theo ông Nguyễn Viết Dũng, Phó Vụ trưởng, Phó Giám đốc Cơ quan đại diện Bộ GD&ĐT điều tra phía Nam cho biết:

Công ty cổ phần MBM Education đã được yêu cầu dừng hoạt động chương trình "kích hoạt não" đến khi chương trình này được cơ quan chuyên môn thẩm định và cấp phép. 

Những lời man trá của người quản lý chương trình "kích hoạt não"

(GDVN) – Theo ông Nguyễn Mạnh Dương, đại diện MBM Vietnam (quản lý chương trình "kích hoạt não), chương trình này đã tạm ngưng, nhưng thực tế nó vẫn đang hoạt động.

Công ty MBM Education hiện có 8 chi nhánh trên cả nước (3 chi nhánh ở TP.Hồ Chí Minh, 3 chi nhánh ở Hà Nội, 1 chi nhánh ở Vũng Tàu và 1 chi nhánh ở Đà Nẵng), hoạt động đào tạo "kích hoạt não" từ tháng 7/2015.

Ông Nguyễn Mạnh Dương- Đại diện công ty MBM Education cho biết, kích hoạt não giữa là chương trình mà MBM Việt Nam đã mua bản quyền từ MBM Global, đưa về nước triển khai, ứng dụng thực tế hơn 1 năm nay. 

Công ty này đã liên hệ với Sở GD&ĐT TP.Hồ Chí Minh để xin cấp phép nhưng khi đó, cơ quan này cho biết vẫn chưa có khung để cấp phép cho chương trình hoạt động. 

Do vậy, MBM Việt Nam chỉ hoạt động bằng giấy phép của doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh cấp. 

Đến nay, tại TP. Hồ Chí Minh, MBM Việt Nam có khoảng 300 học sinh  6-14 tuổi tham gia học chương trình. 

Chia sẻ với báo chí, GS.Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, cơ quan y tế Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đều có mặt trong đoàn kiểm tra các lớp "kích hoạt não" thành thiên tài gây xôn xao dư luận thời gian qua. Khi đoàn kiểm tra đến, tại các cơ sở này không hề có máy móc, thiết bị gì. 

Thay vào đó tại những lớp học này, trẻ được bịt mắt để sờ các thẻ bài nhiều màu sắc, sau đó cho trẻ sắp xếp các thẻ cùng màu với nhau và theo số thứ tự hoặc bịt mắt để đọc… 

"Những phương pháp này là hoang tưởng, hoang đường. Hành vi này có dấu hiệu lừa đảo.

Người dân cả tin nghe theo thì mất tiền, mất thời gian, còn không có cơ sở khoa học gì để khẳng định hiệu quả kích thích trí não phát triển từ những phương pháp trên"- Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh. 



Xem nguồn

Harvard, bốn rưỡi sáng

Posted: 06 Dec 2016 05:28 AM PST


Đây là một bài văn đáng để cả tỉ người trên thế giới đọc đi đọc lại và cảm nhận một cách sâu sắc! Tôi đã đọc ít nhất 100 lần. Tôi tin rằng bạn càng đọc càng thu nhặt được nhiều điều lớn lao!

Harvard, bốn rưỡi sáng
Thư viện ĐH Harvard

Người ta nói trong nhà ăn sinh viên của Harvard, rất khó để nghe được âm thanh nói chuyện, mỗi sinh viên đều mang theo pizza và nước ngọt, ai cũng đều vừa ăn vừa đọc sách hoặc là ghi chép. Rất hiếm thấy học sinh nào đó chỉ tập trung ăn mà không học, cũng rất ít thấy sinh viên nào vừa ăn vừa nói chuyện. Ở Harvard, phòng ăn không chỉ là nơi dùng cho việc ăn uống, nó còn là một thư viện. Bệnh viện Harvard cũng như thế, yên tĩnh đến nỗi có bao nhiêu người cũng như một, không ai không đọc sách hay ghi chép. Bệnh viện cũng là một hình thức khác của thư viện.

Và rồi trong giải Nobel có 33 người là của Harvard, Tổng thống Mỹ có 7 người là do Harvard đào tạo.

Trong khuôn viên của Harvard, người ta không bắt gặp sự ăn diện, sự trang điểm càng không bắt gặp sự tình tứ, chỉ thấy những bước chân vội vã cần mẫn kiến tạo những trang sử cho đời sau.

Harvard không phải là thần thoại, Harvard chỉ là một minh chứng, minh chứng cho ý chí, tinh thần, tham vọng, lí tưởng của con người.

Tiềm năng của con người rút cuộc đến đâu? Mơ ước của con người vì sao đến Harvard lại có thể trở thành sự thực?

Phóng viên CCTV Xje Juan từng đến đại học Harvard phỏng vấn.

Cô ấy nói: “Khi chúng tôi đến đại học Harvard đã 2h sáng, điều khiến chúng tôi kinh ngạc là toàn bộ khuôn viên trong trường đều sáng đèn, đó quả thật là một ngôi thành không đêm. Trong nhà ăn, trong thư viện, trong phòng học đều có rất nhiều sinh viên đang đọc sách. Không khí học tập đã nhanh chóng lan truyền tới chúng tôi. Ở Harvard công việc học tập của sinh viên là không kể ngày đêm. Lúc đó, tôi mới biết, ở Mỹ, trường học danh tiếng như Harvard, áp lực của sinh viên là rất lớn".

Ở Harvard, đâu đâu cũng thấy người ngủ. Thậm chí trên chiếc ghế băng trong căng tin cũng có người ngáy khò khò cho dù đôi khi người bên cạnh vẫn đang ăn, điều này cũng chả lấy gì làm lạ. Những người đang gục xuống ngủ thực sự đã quá mệt mỏi rồi.

Xie Juan nói, có một nữ sinh học đại học Bắc Kinh sang học tập ở Harvard, cô ấy nói về sinh viên của Harvard, mỗi học kỳ ít nhất phải lựa chọn 4 môn học, mỗi năm là 8 môn, trong 4 năm đủ 32 môn và vượt qua tất cả các kì thi mới có thể tốt nghiệp. Thông thường mà nói, nhà trường đều yêu cầu các sinh viên nội trong 2 năm đầu phải hoàn thành chương trình học trọng tâm, từ năm thứ 3 trở đi bước vào học các môn chuyên ngành. Chỉ có thiên tài thông minh nhất mới có thể hoàn thành chương trình học một cáchtrọn vẹn trong 3 năm với 32 môn, một sinh viên bình thường, để trả đủ 4 môn học đã đủ căng thẳng đến nỗi đau đầu, sưng não rồi. Bởi vì các giáo sư trên giảng đường giảng bài rất nhanh, dù bạn nghe hiểu hay không tan học lại phải lục lại một đống tài liệu để nghiền ngẫm, đọc không hết sẽ không làm nổi bài tập.

Harvard, bốn rưỡi sáng
Sinh viên ĐH Harvard (Ảnh từ internet)

Cô gái ở đại học Bắc Kinh nói, lượng sách đọc ở đây một tuần bằng số sách ngâm cứu cả năm ở đại học Bắc Kinh, hơn nữa, lượng bài tập ở Harvard cũng rất lớn: "Sau giờ tan học chúng tôi phải dành rất nhiều thời gian để đọc sách, chuẩn bị ví dụ. Trước mỗi bài học phải chuẩn bị kĩ lưỡng, thì khi lên lớp mới có thể trao đổi với các bạn sinh viên khác, nếu không, bạn sẽ không có cách nào hòa nhập được với lớp học".

Áp lực học tập của sinh viên Harvard cũng đến từ cơ chế đào thải của nhà trường. Bình quân mỗi năm có đến 20% số sinh viên vì thi không qua hoặc chọn không đủ số môn quy định mà bị lưu ban hoặc bị buộc thôi học, hơn nữa đánh giá 20% số sinh viên bị đào thải không chờ đến cuối kì học mới xử lí, mỗi bài học đều phải ghi lại thành tích phát biểu, bình quân chiếm 50% tổng thành tích, điều này yêu cầu sinh viên phải hết sức nỗ lực.

Ở Harvard không chỉ sinh viên mới chịu áp lực, giáo viên cũng tương tự. Mỗi lớp học của Harvard, yêu cầu những gì thầy giáo dạy đều phải mới. Nội dung giảng dạy mỗi năm đều phải có sự cập nhật, phát triển so với trước đó. Vì vậy, giảng viên Harvard chắc chắn phải có trình độ nghiên cứu khoa học. Harvard cho rằng, giáo sư trước hết phải là người học trò, mới có thể hứng thú đón nhận những thử thách và sự sáng tạo, hơn nữa còn phải có khả năng thuyết phục.

Có một vị giáo sư trường Harvard nhận xét: "Cuộc sống sinh viên của các trường đại học Trung Quốc tương đối nhẹ nhàng. Chúng tôi luôn nói, trẻ em Trung Quốc có thể chịu đựng bao nhiêu vất vả để giành điểm số cao, kì thực những trường trung học ở Mỹ rất nhiều, học cấp ba đồng nghĩa với việc chịu khổ. Khi tôi đi học trung học, thường học đến nửa đêm. Ở Mỹ, cùng với tuổi tác, nhiệm vụ học tập ngày một lớn dần. Đến khi học đại học là khổ nhất, tất cả nền giáo dục phát triển đều phải chịu khổ. Trong khi những đứa trẻ Trung Quốc bước chân vào đại học lại buông thả học hành. Chúng buông thả 4 năm trong khi ở Mỹ 4 năm ấy với sinh viên đại học là những năm tháng cần mẫn nhất, là 4 năm hoàng kim để tích lũy năng lượng. Cho nên các nhà khoa học người Mỹ luôn là nhiều nhất trên thế giới".

Về vấn đề này, Xie Juan cũng hết sức than thở: "Chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn một vài trường đại học lớn ở trong nước Trung Quốc, nhưng rất khó để bắt gặp bầu không khí học tập và ngâm cứu như ở Harvard".

Đến Harvard, bạn mới hiểu tài năng thực sự không phải là thiên tài, họ thành công bởi họ nỗ lực rất nhiều.

Giáo dục kiểu Trung Quốc làm cho học sinh chỉ cố gắng "dùng sức" trước kỳ thi đại học, trong giai đoạn dự trữ năng lượng này không những không có tích lũy năng lượng mà còn tiêu hao.

Một vị giáo sư khác nhận xét, sinh viên đại học của Trung Quốc bị sinh viên Mỹ bỏ lại phía sau rất xa. Căn nguyên của tình trạng này nằm ở nền giáo dục cơ bản của Trung Quốc.

Trường tiểu học Mỹ áp dụng phương pháp nhận thức "nhỏ giọt", nghiêm khắc hạn chế trẻ em đạt được số lượng kiến thức nhiều trong một lúc, một tháng chỉ cho phép trẻ con nhận thức một chút, mỗi lần đứa trẻ thu nhận kiến thức đều phải trả giá bằng mồ hôi và sự cực khổ, trong quá trình này, hành động, suy nghĩ và ngữ cảm so với nhận thức của bản thân chúng quan trọng hơn nhiều, đối với tri thức, đứa trẻ luôn có cảm giác khát vọng sở hữu.

Còn các trường tiểu học ở Trung Quốc vô cùng "tham lam", biến tri thức thành vàng bạc châu báu miễn phí. Người làm công tác giáo dục ở Trung Quốc không biết mối quan hệ giữa tri thức và trí tuệ, luôn làm cho những đứa trẻ đón nhận ngày càng nhiều tri thức. Sự thông minh trong giáo dục Mỹ nằm ở chỗ: đầu tiên cho con trẻ ngữ cảm, cho con trẻ tư duy, sau cùng mới dành tặng tri thức, giai đoạn này tri thức biến thành trí tuệ, do thời kì đầu nhận thức đều vô cùng đơn giản khá dễ dàng để đón nhận ngữ cảm, tri thức cũng dễ dàng biến thành trí tuệ. Trí tuệ kì thực chính là khả năng sáng tạo mà chúng ta thường nhắc đến.

Harvard, bốn rưỡi sáng

Sinh viên ĐH Harvard (Ảnh từ internet)

Học tập có ba giai đoạn: nhận thức cảm tính – ngữ cảm – tri thức, tri thức là giai đoạn cao nhất. Nền giáo dục Mỹ giúp trẻ em đi trọn vẹn 3 giai đoạn, mới có thể đón nhận tri thức, nền giáo dục Trung Quốc cho phép trẻ em thông qua nhận thức cảm tín đón nhận tri thức, hoặc trực tiếp đón nhận tri thức. Lượng tri thức một tháng của nền giáo dục Mỹ tương đương với lượng tri thức của giáo dục Trung Quốc trong một năm. Sự khác biệt nằm trong 29 ngày, 29 ngày này chính là khoảng thời gian bồi dưỡng ngữ cảm. Nền giáo dục Mỹ xây dựng cho con trẻ cái gọi là trí tuệ hơn hẳn người Trung Quốc. Nền giáo dục Mỹ tạo dựng cho con trẻ cái gọi là năng lực sáng tạo hơn hẳn người Trung Quốc.

Thời kì trung học cơ sở, cái mà trường học Mỹ bồi dưỡng chủ yếu là thói quen tự chủ trong học tập. So sánh với Trung Quốc, trường trung học cơ sở Trung Quốc dạy học là kiểu nhồi gà nhồi vịt của giáo viên, làm hình thành thói quen học tập dựa dẫm ở học sinh. Khoảng cách về năng lực, thói quen trên đã làm cho sinh viên Trung Quốc lựa chọn lối sống và thái độ sống khác hẳn với sinh viên Mỹ. Sinh viên Harvard nói, cường độ học tập Harvard lớn, ngủ rất ít, có cảm giác lúc nào cũng như đang tôi luyện, thử thách đối với ý chí là rất lớn. Nhưng nếu cứ nỗ lực như thế, sau này khó khăn hơn sẽ càng có khả năng khắc phục. Còn sinh viên Trung Quốc cho rằng, cuối cùng cũng đã thoát khỏi trói buộc, có thể muốn làm gì thì làm cái đó rồi. Thế là bao nhiêu thời gian đáng lẽ dùng cho việc học tập lại lãng phí vào việc khác. Thời gian học tập cần nhất này bị gián đoạn. Điều này đã được định sẵn, sinh viên Trung Quốc ngày càng bị bỏ xa.

Thầy giáo Harvard thường răn dạy học trò của mình như thế này: nếu như các em muốn sau khi bước vào xã hội, ở mọi lúc mọi nơi các em đều được đặt ở vị trí trung tâm và được đánh giá cao, như vậy trong quãng thời gian học ở Harvard, đừng lãng phí thời gian của mình. Có một câu châm ngôn được lưu truyền rộng rãi ở Harvard thế này: "Mùa thu hoạch mùa bận rộn, học, học nữa, học mãi".

Trên đường đời, bất cứ khi nào bạn dừng bước không đi tiếp, cũng có người lại đang ra sức đuổi. Có lẽ khi bạn đứng lại, thì anh ta đang đuổi theo sau bạn, nhưng khi bạn nhìn lại, đã không thấy bóng dáng anh ta nữa rồi, bởi vì anh ta đã chạy lên phía trước bạn, bạn hãy không ngừng tiến lên, không ngừng chạy đua. Thành công và an nhàn không thể cùng tồn tại, bạn lựa chọn con đường thành công, bạn nhất định phải từ bỏ cái còn lại.

Harvard không có nhiều nhà cao tầng, chỉ có những bức tường gạch đỏ mới và cao. Cho dù có người đạt được giải thưởng Nobel thì ngôi trường cũng không bỏ trống một vị trí nào.

Sau tất cả, điều khiến 100 thư viện Harvard không ngủ, đặc biệt người người như một, nói cách khác, một người chính là một chỗ ngồi trong thư viện. Harvard hay con người Harvard không cần bất cứ vỏ bọc nào.

Có người cao tụng Schwart như vị đại nho gia phương Đông của Harvard, ông phẫu thuật ung thư họng khi ở tuổi 82, vẫn ngày ngày dậy sớm đến chỗ làm, cho dù ông rất cần thời gian để nghỉ ngơi. Hơn nữa, hai cái tủ quần áo treo áo khoác trong phòng làm việc của ông, vốn do những sợi dây thép uốn lòng vòng mà thành

Tiến sỹ, khả năng cứ 3 ngày phải đọc xong một cuốn sách lớn, mỗi cuốn dày mấy trăm trang. Người đời trước nói thế này: trong Harvard có cây cầu Boston, nếu không lên được cây cầu sẽ không lên được Boston.

Sinh viên Harvard hay là giáo sư Harvard, suy nghĩ đầu tiên không phải là sự vinh dự, tự hào mà là một minh chứng.

Ý chí của con người rút cuộc có thể lớn cỡ nào, tiềm năng phát huy rút cuộc có thể mạnh đến đâu?

Ý chí của con người, tài năng của con người, lý tưởng của con người, vì sao được thể hiện ở Harvard?

Harvard khuyên bạn – 4 giờ sáng ở Harvard.

Những câu nói trên tường Thư viện Đại học Harvard

1. Lúc này nếu ngủ bạn sẽ có một giấc mơ, nhưng lúc này nếu học bạn sẽ giải thích được ước mơ.

2. Ngày hôm nay nếu bạn lãng phí, đồng nghĩa với việc bạn bóp chết quá khứ và vứt bỏ ngày mai.

3. Khi nào bạn cảm thấy thời khắc đã muộn, khi đó thực sự là thời điểm hành động.

4. Sự khổ nhọc khi học chỉ là tạm thời, sự đau khổ vì không học đến nơi là mãi mãi.

5. Hạnh phúc có lẽ không có thứ lượt, nhưng thành công thì có.

6. Học tập phải chăng là nhiệm vụ cả đời. ngay cả người học cũng không thể chứng minh, còn có thể làm gì?

7. Hãy đón nhận sự khó nhọc không thể chối từ.

8. Nước bọt hiện tại sẽ là nước mắt của ngày mai.

9. Người đầu tư cho tương lai, là người thực hiện đến cùng.

Bài viết "Harvard, bốn rưỡi sáng" đang được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội.

Anh Đặng Hoàng Lâm (chuyên gia đào tạo tiếng Anh), người đầu tiên đưa bài viết lên trang web riêng của mình, cho biết bài viết này anh đọc được trong một cuốn giáo trình tiếng Anh do một trung tâm dạy tiếng Anh biên soạn, "Thấy hay quá nên tôi muốn chia sẻ cùng mọi người".

Có thể thấy đây là bản trích lược từ cuốn sách "Harvard 4:30am – Harvard Universitys Gift to Young People" của tác giả Wei Xiuying.

Trong lời giới thiệu về cuốn sách này có đoạn "Người ta nói trong nhà ăn sinh viên của Harvard, rất khó để nghe được âm thanh nói chuyện, mỗi sinh viên đều mang theo pizza và nước ngọt, ai cũng đều vừa ăn vừa đọc sách hoặc là ghi chép. Rất hiếm thấy học sinh nào đó chỉ tập trung ăn mà không học, cũng rất ít thấy sinh viên nào vừa ăn vừa nói chuyện. Ở Harvard, phòng ăn không chỉ là nơi dùng cho việc ăn uống, nó còn là một thư viện. Bệnh viện Harvard cũng như thế, yên tĩnh đến nỗi có bao nhiêu người cũng như một, không ai không đọc sách hay ghi chép. Bệnh viện cũng là một hình thức khác của thư viện…".



Xem nguồn

Viện Khoa học giáo dục Việt Nam kỷ niệm 55 năm thành lập

Posted: 06 Dec 2016 04:46 AM PST


Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Viện Khoa học GDVN

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Viện Khoa học GDVN

Dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, cùng đại diện một số cơ quan Trung ương, lãnh đạo các cơ sở GD-ĐT, các thế hệ cán bộ Viện qua nhiều thời kỳ.

Phát biểu khai mạc, GS.TS Trần Công Phong – Viện trưởng – cho biết: Cách đây 55 năm, ngày 6/12/1961, thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III “Xúc tiến việc nghiên cứu khoa học giáo dục, xây dựng nền giáo dục nước ta”, Bộ trưởng Giáo dục đã ký Quyết định số 859/QĐ thành lập Viện Khoa học Giáo dục.

Trong 55 năm xây dựng và phát triển, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã qua nhiều tên gọi khác nhau, trên cơ sở sáp nhập các cơ quan nghiên cứu và do nhu cầu mở rộng phạm vi, nội dung nghiên cứu đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục. Công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước bắt đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đã dẫn đến những đổi mới rõ rệt trong giáo dục – đào tạo và trong nghiên cứu khoa học giáo dục.

Các công trình nghiên cứu của Viện, một mặt tập trung vào việc xây dựng luận cứ cho những giải pháp phát triển GD&ĐT, mặt khác tập trung vào việc nghiên cứu đổi mới giáo dục, từ đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đến việc thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo và các loại hình nhà trường, xã hội hóa giáo dục. Những năm cuối của thế kỷ 20, các chuyên ngành khoa học giáo dục đã được phát triển thêm một bước rõ rệt và tiếp cận được với tri thức khoa học giáo dục thế giới, nhất là với các nước trong khu vực, đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bước sang thế kỷ 21, công tác nghiên cứu khoa học của Viện một mặt hướng vào việc cung cấp cơ sở khoa học để triển khai thực hiện các Nghị quyết quan trọng của Đảng và Nhà nước, mặt khác tiếp tục phát triển các chuyên ngành của khoa học giáo dục Việt Nam.

Các công trình nghiên cứu của Viện đã góp phần phát triển tâm lý học, sinh lý học lứa tuổi, lý luận giáo dục học Việt Nam… Trong 5 năm qua, các cán bộ Viện đã có hơn 700 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học, trong đó có một số đăng trên tạp chí nước ngoài, xuất bản nhiều chuyên khảo, hàng trăm đầu sách tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các cấp học, ngành học đã được phát hành. Nhiều kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng vào thực tiễn giáo dục ở địa phương và phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo của ngành.

Với tinh thần thực hiện nghiên cứu để đáp ứng một cách hiệu quả hơn nữa cả hai yêu cầu: Phục vụ thực tiễn giáo dục trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT của đất nước.

Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa trao và gắn Huân chương Lao động hạng Nhất lên lá cờ truyền thống của Viện. Cũng nhân dịp này nhiều cá nhân và tập thể của Viện cũng được nhận các danh hiệu thi đua và phần thưởng của Nhà nước, Chính phủ và Bộ GD&ĐT trao tặng ghi nhận những đóng góp cho sự nghiệp chung.



Xem nguồn

Không mua sim điện thoại, học sinh bị 0 điểm bài kiểm tra?

Posted: 06 Dec 2016 04:04 AM PST


Phụ huynh phản ánh học sinh bị nhà trường bắt bược phải mua sim điện thoại của Viettel mới được thi môn Anh văn, nếu không sẽ bị 0 điểm. Còn nhà trường thì cho rằng đó chỉ là tuyên truyền chứ không bắt buộc.

Theo phản ánh của một số phụ huynh có con học lớp 12 Trường THPT Phan Văn Trị (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ), vào ngày 27/11, các em học sinh lớp 12 bị nhà trường bắt buộc phải mua sim điện thoại của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) với giá 35.000 nghìn đồng mới được thi kiểm tra 15 phút môn Anh văn. Nếu không mua sim các em sẽ bị 0 điểm môn học này.

Không mua sim điện thoại, học sinh bị 0 điểm bài kiểm tra?

Trường THPT Phan Văn Trị (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ)

Phụ huynh cho biết họ rất hoan nghênh việc thay đổi trong giáo dục, nhưng việc ép học sinh mua sim mới được thi là điều bất hợp lý. Phụ huynh còn cho rằng học sinh đã phản ánh không đồng ý mua sim nhưng vẫn bị phía nhà trường phớt lờ.

Còn học sinh thì nói phải mua sim mới kiểm tra 15 phút môn Anh văn vì phải thực hành trên máy. Điểm kiểm tra này sẽ được cộng trực tiếp vào cột kiểm tra 15 phút.

Trao đổi với VietNamNet, thầy Nguyễn Hoàng Minh – Phó hiệu trưởng Trường THPT Phan Văn Trị – xác nhận học sinh khối 12 của trường có mua sim của Viettel với giá 35.000 nghìn đồng. Tuy nhiên, theo thầy Minh, việc làm này là tuyên truyền chứ không bắt buộc mua.

"Đây là ký kết của Bộ GD-ĐT với Viettel. Theo đó, Viettel sẽ tài trợ trang thiết bị cho trường là cáp quang và phần mềm SMAS (sổ điểm điện tử). Ngược lại phía trường sẽ dùng phần mềm SMAS để tính điểm cho học sinh và thực hiện các báo cáo về Sở GD-ĐT. Trong phần mềm này có tích hợp phần thi trực tuyến môn Anh văn là Study. Trong phần mềm thi trực tuyến này có nhiều trải nghiệm cho học sinh" – ông Minh cho biết.

Cũng theo thầy Minh, trước khi thực hiện, Ban giám hiệu nhà trường đã họp hội đồng và được các thầy cô đã thống nhất thực hiện khối ở 12.

"Trường chỉ tuyên truyền chứ không bắt buộc. Khi mua sim thì hàng tháng các em sẽ nhận được khuyến mãi là 30.000 nghìn tiền gọi nội mạng, hỗ trợ truy cập internet trong 3 tháng đầu. Khi thực hiện cũng có vướng mắc là học sinh nói không có điện thoại. Lúc đó, tôi đã liên hệ với Viettel để mua điện thoại giá rẻ cho các em, và Viettel đồng ý bán điện thoại cho học sinh với giá 100.000 nghìn đồng/chiếc, giảm 50%. Tuy nhiên, chỉ có 1 học sinh đăng ký mua điện thoại. Các em còn lại thì phụ huynh đã mua máy, điều này thể hiện phụ huynh đã đồng ý cho con mình mua sim" – ông Minh giải thích.

Ông Minh nói thêm rằng chương trình này Sở GD-ĐT đã thực hiện từ năm 2015 ở các quận, huyện. Sở khuyến khích các trường cho học sinh đăng ký học. Tại Trường THPT Phan Văn Trị có 317 học sinh mua sim trên tổng số 356 em.

"Nếu nhà trường ép buộc thì tất cả 356 em học sinh của khối 12 đã mua. Trường hợp ép học sinh mua sim, nếu không mua cho 0 điểm, là sai. Việc này trường làm đúng nên học sinh mới không phản ánh. Đây là lần đầu tiên thử nghiệm nên nhà trường cố gắng không để sai sót. Trường làm, học sinh lớp 12 thấy thích thì tự động các em nói với nhau, lúc đó trường mới vận động được khối 10 và 11 mua sim".

"Kì thi vừa qua diễn ra an toàn, không có trục trặc về mạng. Học sinh tham gia kì thi này nếu đạt từ 5 điểm trở lên sẽ được điểm cộng vào cột kiểm tra trên lớp. Còn dưới 5 điểm thì không lấy" – ông Minh nói và cũng cho biết nhà trường đang hướng đến thực hiện ở khối 11 vì một số lớp đang học theo đề án ngoại ngữ mới, phải thi trực tuyến.

Ông Minh khẳng định khi thực hiện chương trình này nhà trường không nhận bất cứ quà cáp nào từ phía Viettel.

Đặng Thanh



Xem nguồn

Dán băng dính vào miệng học sinh vì mất trật tự, cô giáo xin thôi việc

Posted: 06 Dec 2016 03:23 AM PST


Theo phản ánh của một số phụ huynh lớp 3A8, Trường tiểu học Hoàng Liệt, do trong giờ học các cháu có nói chuyện riêng nên cô giáo Phùng Hồng Anh đã dùng băng dính dán miệng các cháu.

Theo tường trình của giáo viên này, ngày 23/11, trong giờ dạy của mình, cô giáo Hồng Anh thấy có nhiều học sinh mất trật tự. Do đó, cô đã dán băng dính vào miệng một số em. Ngay sau khi sự việc xảy ra, cô đã trấn tĩnh và xin lỗi các em. Buổi tối hôm xảy ra sự việc, cô cũng chủ động gọi cho Trưởng Ban phụ huynh và xin lỗi phụ huynh các học sinh vì hành động nhất thời không kìm chế được nên đã có hành động sai trái. Cô Hồng Anh cũng thừa nhận đã dán băng dính vào miệng khoảng 5-6 em nhưng chỉ mục đích nhằm dọa các em, sau đó cởi bỏ băng dính ra ngay.

Trường tiểu học Hoàng Liệt, nơi xảy ra sự việc (ảnh: T. Hường)

Trường tiểu học Hoàng Liệt, nơi xảy ra sự việc (ảnh: T. Hường)

Trao đổi với PV Dân trí vào chiều 6/12, bà Nguyễn Thị Bích Hạnh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Hoàng Liệt cho biết, cô Phùng Hồng Anh tốt nghiệp năm 2015, là một trong 8 giáo viên thử việc của trường. Cô được phân công làm chủ nhiệm lớp 3A8.

Theo bà Hạnh, sự việc xảy ra vào ngày 23/11, đến ngày 24/11, cô Hồng Anh chủ động viết đơn xin thôi việc. Được biết trong lá đơn này, cô Hồng Anh thú nhận: “Mặc dù nhận được sự chia sẻ, thông cảm của các cha mẹ học sinh trong lớp, nhưng sau sự việc xảy ra, tôi thấy mình thật có lỗi và tự bản thân thấy mình cần phải kiềm chế. Tôi cần phải có thêm thời gian suy nghĩ lại việc mình đã làm và cần phải học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, học hỏi giáo viên lâu năm để có kinh nghiệm trước khi giảng dạỵ".

Hiện, Trường tiểu học Hoàng Liệt đã hoàn thành việc bố trí, bàn giao hồ sơ cho cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hồng, một giáo viên lâu năm đã có biên chế trong ngành vào chủ nhiệm chính thức lớp 3A8.

Trao đổi với PV Dân trí trong chiều 6/12, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: "Vừa nghe tin, tôi đã giật mình, tại sao giữa Thủ đô lại có chuyện như vậy xảy ra? Ngay lập tức, tôi đã có chỉ đạo, yêu cầu nhà trường báo cáo sự việc".

Cũng theo ông Tiến, quan điểm của Sở là phải nghiêm túc kiểm điểm, phê bình và nhắc nhở, báo cáo Phòng GD&ĐT quận xin ý kiến. Tuy nhiên, do cô giáo đã chủ động xin nghỉ việc nên nhà trường cũng chấm dứt hợp đồng thử việc với giáo viên này.

Chia sẻ thêm về hành động của cô giáo này, ông Tiến cho hay, nhiều sự việc đáng tiếc đã từng được đưa rất nhiều trên các mặt báo, đáng lẽ cô phải biết rút kinh nghiệm. Thế nhưng, ở cương vị thử việc, cô giáo này cần nỗ lực cố gắng thì lại có hành động phản giáo dục trên đây là không thể chấp nhận được. Do vậy, yêu cầu nhà trường phải kiểm điểm và xử lý nghiêm túc để làm gương cho những giáo viên khác.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Cách chức nữ Hiệu phó vào nhà nghỉ cùng Bí thư Đảng ủy xã

Posted: 06 Dec 2016 02:40 AM PST


Theo đó, ngày 5/12, Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã ký quyết định kỷ luật bằng hình thức cách chức Phó hiệu trưởng Trường tiểu học xã Xuân Tân đối với bà Nguyễn Thị Duyên, người bị chồng bắt quả tang vào nhà nghỉ cùng ông Lê Văn Khâm (51 tuổi), Bí thư Đảng ủy xã Xuân Tân.

Theo quyết định, bà Duyên bị cách chức Phó hiệu trưởng vì "có mối quan hệ không trong sáng" với ông Lê Văn Khâm, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Tân. Sau khi bị cách chức, bà Duyên phải bàn giao công việc cho Hiệu trưởng Trường tiểu học Xuân Tân.

Phó hiệu trưởng trường tiểu học Xuân Tân vừa bị cách chức vì có mối quan hệ không trong sáng với ông Bí thư Đảng ủy xã

Phó hiệu trưởng trường tiểu học Xuân Tân vừa bị cách chức vì có mối quan hệ không trong sáng với ông Bí thư Đảng ủy xã

Quyết định cũng nêu rõ, Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân giao Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo và Hiệu trưởng Trường tiểu học Xuân Tân bố trí việc làm khác cho bà Duyên

Trước đó, ngày 5/12, Thường vụ Huyện ủy Thọ Xuân cũng đã ban hành quyết định cách chức Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ xã Xuân Tân nhiệm kỳ 2015 – 2020 với ông Lê Văn Khâm, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Tân sau khi vào cuộc xác minh làm rõ sự việc ông Khâm và bà Duyên bị bắt quả tang đang trong nhà nghỉ.

Theo kết quả xác minh của Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Thọ Xuân, sáng 27/11, bà Duyên cùng ông Khâm vào một nhà nghỉ trên địa bàn huyện. Khi 2 người đang trong một phòng nghỉ, bất ngờ chồng của nữ giáo viên ập vào bắt quả tang. Sự việc được Công an xã Xuân Tân lập biên bản.

Được biết, cả bà Duyên và ông Khâm đều đã có gia đình.

Bình Minh



Xem nguồn

Bình Định: Lũ lại về, hơn 34.000 học sinh phải nghỉ học

Posted: 06 Dec 2016 01:58 AM PST


Nước lũ lại về, hơn 34.000 học sinh ở vùng rốn lũ huyện Tuy Phước (Bình Định) lại phải nghỉ học tránh lũ

Nước lũ lại về, hơn 34.000 học sinh ở vùng rốn lũ huyện Tuy Phước (Bình Định) lại phải nghỉ học tránh lũ

Chiều 6/12, ông Khưu Đại Lợi, Phó Trưởng phòng phụ trách phòng GD&ĐT huyện Tuy Phước (Bình Định), cho biết do nước lũ từ thượng nguồn đổ nên trong chiều 6/12, đã có hơn 34.000 học sinh của 58 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện phải nghỉ học để tránh lũ.

Theo ông Lợi, do nhiều tuyến đường, các đập tràn trên địa bàn huyện đang bị nước lũ chia cắt nên các nhà trường đã chủ động thông báo cho học sinh nghỉ học tạm thời để đảm bảo an toàn tính mạng cho học sinh. Hiện nay, nước lũ vẫn đang lên nhanh, phòng tiếp tục theo dõi để sớm có phương án chỉ đạo kịp thời.

Theo ghi nhận của PV Dân trí, đêm 5 và ngày 6/12, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định có mưa vừa, có nơi mưa rất to. Đến sáng 6/12, nước lũ trên thượng nguồn cuồn cuộn đổ về khiến vùng hạ du của huyện Tuy Phước bị ngập, nhiều tuyến giao thông bị chia cắt. Cụ thể, nước lũ bờ tràn đập Bà Rùa (thị trấn Tuy Phước đi xã Phước Nghĩa); bờ tràn Sông Tranh (xã Phước Hiệp đi xã Phước Nghĩa); bờ tràn bầu ông Cự (xã Phước Hiệp đi xã Phước Lộc) bị ngập sâu trong nước từ 0,4 đến 0,6 mét.

Lũ mới lại về khiến nhiều tuyến tràn trên tuyến Tỉnh lộ ĐT 640 từ trung tâm thị trấn Tuy Phước đi Gò Bồi bị ngập nặng

Lũ mới lại về khiến nhiều tuyến tràn trên tuyến Tỉnh lộ ĐT 640 từ trung tâm thị trấn Tuy Phước đi Gò Bồi bị ngập nặng

Một số khu dân cư bị ngập cục bộ như các thôn Tân Mỹ, Hữu Thành, Kim Xuyên, Kim Tây và Tân Giản thuộc xã Phước Hòa.

Doãn Công



Xem nguồn

Comments