Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


"Tự chủ không chỉ là tiền mà trước tiên phải tự chủ trong suy nghĩ”

Posted: 05 Dec 2016 08:15 AM PST


Mỗi năm trường được cấp cho khoảng 180 tỷ đồng

Bí thư Thành uỷ TPHCM thăm một lớp học tại trường ĐH Sài Gòn sáng nay

Bí thư Thành uỷ TPHCM thăm một lớp học tại trường ĐH Sài Gòn sáng nay

Báo cáo quá trình phát triển của trường, PGS-TS Phạm Hoàng Quân – Hiệu trưởng Trường ĐH Sài Gòn cho biết, trường được thành lập từ năm 2007 trên cơ sở nâng cấp từ Trường CĐ Sư phạm TPHCM. Qua 9 năm phát triển, đến nay trường có 1 cơ sở chính và 4 cơ sở trực thuộc với 20 khoa, đào tạo 33 ngành đại học, 11 chuyên ngành thạc sĩ, 20 ngành cao đẳng thuộc các lĩnh vực: sư phạm, kinh tế – kỹ thuật, công nghệ, văn hóa – xã hội, chính trị, luật. Quy mô đào tạo hiện nay của trường là 12.497 sinh viên (trong đó ĐH 11.330, CĐ:1.167 với tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm từ 82-84%. Tổng số cán bộ, giảng viên của trường là 766 người, trong đó PGS chiếm 3,2%, tiến sĩ 26,3%, thạc sĩ 65,5%, cử nhân và nghiên cứu sinh chiếm 36,1%. Theo ông Quân, mỗi năm thành phố cấp cho trường khoảng 180 tỷ đồng.

Dịp này, ông Phạm Hoàng Quân đưa ra kiến nghị với lãnh đạo Thành ủy. Cụ thể, trường đề nghị cho xây lại hội trường phục vụ hoạt động dạy học; cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương của trường hơn 100 tỉ đồng để đầu tư phòng thí nghiệm thực hành; tăng định mức đầu tư sinh viên; có cơ chế cho giảng viên tiếp cận với ĐH các nước phát triển; mong thành phố chỉ đạo kịp thời để dự án xây dựng trường tại huyện Bình Chánh được triển khai sớm; dời trạm xe buýt trước công trường để đảm bảo an toàn giao thông.

Theo bà Nguyễn Thị Thu – Phó Chủ tịch UBND TPHCM, trường ĐH Sài Gòn là một trường đại học đa ngành nhưng tiền thân là Cao đẳng Sư phạm TPHCM, vì vậy mong muốn thời gian tới, trường tiếp tục quan tâm các chương trình đào tạo để bổ sung đội ngũ giáo viên cho TPHCM, nhất là những bậc học TP còn thiếu giáo viên. Bên cạnh đó, trường tập trung đào tạo cho những lĩnh vực khác xã hội đang có nhu cầu.

Bà Nguyễn Thị Thu- Phó chủ tịch UBND TPHCM phát biểu trong buổi làm việc với trường ĐH Sài Gòn

Bà Nguyễn Thị Thu- Phó chủ tịch UBND TPHCM phát biểu trong buổi làm việc với trường ĐH Sài Gòn

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Thu cho rằng, hiện nay, ít nhất 50% trong số 7 chương trình đột phá của TP có liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của trường. Vì vậy, trong quá trình đào tạo, trường cần bám sát các chương trình đột phá của thành phố. Đồng thời trường cần chủ động tham mưu cho lãnh đạo thành phố trong thực hiện các chương trình đột phá này.

Phải mạnh dạn tự chủ

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Đinh La Thăng đề nghị trường cần quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo gắn với yêu cầu CNH-HĐH, nền kinh tế thị trường XHCN và hội nhập.

Bí thư Đinh La Thăng cho rằng nhà trường nên mạnh dạn tự chủ và đừng ỷ lại vào ngân sách thành phố

Bí thư Đinh La Thăng cho rằng nhà trường nên mạnh dạn tự chủ và đừng ỷ lại vào ngân sách thành phố

Bên cạnh đó, Bí thư Thành ủy TPHCM cho rằng nhà trường phải xây dựng chiến lược phát triển trường, lưu ý có lộ trình tự chủ, tiến tới xã hội hoá. "Cần nhấn mạnh tự chủ và xã hội hoá nhưng phải gắn với nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ 10. Muốn làm được điều đó thì nhà trường phải thay đổi tư duy, trước hết là không phải sợ mỗi khi nhắc tới tự chủ. Trường lo cơ sở vật chất còn yếu kém nhưng càng khó khăn thì phải càng cố gắng, phải có khát vọng tự chủ vươn lên. Phải thực hiện có lộ trình và các giải pháp thực hiện trong đó nêu được cụ thể thành phố lo gì và bản thân trường lo gì?", ông Thăng nói.

Nói thêm về tự chủ, Bí thư Thăng nhấn mạnh việc tự chủ là để chất lượng, để lương bổng của đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên được nâng lên. "Cũng như chuyện bơi, "nếu không xuống nước thì làm sao biết bơi được", phải mạnh dạn và đồng thời xây dựng lộ trình tự chủ cụ thể. Chứ trong tình cảnh ngân sách hiện nay, trường đòi đầu tư cái này cái khác sẽ rất khó", ông Thăng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, cần tăng cường gắn kết giữa nhà trường và thành phố, hiện nay mối quan hệ này có nhưng chưa thực sự gắn kết. Trường phải phối hợp với Sở Nội vụ, Sở GD-ĐT và cơ quan liên quan để có được số liệu về nhu cầu nhân lực trên địa bàn, gắn kết với doanh nghiệp trong thành phố. Đặc biệt trường phải chủ động tham gia vào 7 chương trình đột phá của thành phố, phải tự giới thiệu năng lực của mình chứ cứ với tư duy ngồi chờ đợi đặt hàng thì không thể.

Ngoài ra, trường cần quan tâm đến an ninh tư tưởng sinh viên và giảng viên, đặc biệt là trong bối cảnh an ninh quốc phòng hiện nay. Muốn vậy phải nâng cao chất lượng, vai trò của các hoạt động đoàn thể. "Trường phải xây dựng mục tiêu và giải pháp cụ thể, đặc biệt là thay đổi tư duy, không ỷ lại dựa vào ngân sách thành phố", Bí thư Thành ủy TPHCM đề nghị.

Cuối buổi làm việc, ông Thăng cũng góp ý thêm với trường: "Qua buổi thăm thực tế trường, tôi thấy phòng máy tính quá nhếch nhác, nhà vệ sinh cũng dơ quá, sân trường toàn kẹo cao su… Nhà trường cần phải sạch sẽ hơn, có thể cơ sở vật chất chưa tốt nhưng trước hết phải sạch".

Lê Phương

(lephuong@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Trường CĐ Cộng đồng Kiên Giang sai phạm trên 4,4 tỷ đồng

Posted: 05 Dec 2016 07:32 AM PST


Cụ thể, qua kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tập thể Đảng ủy Trường CĐCĐ Kiên Giang và cá nhân ông Nguyễn Đông Hải, UBKT Tỉnh ủy Kiên Giang phát lãnh đạo thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí còn hạn chế; điều hành tài chính, tài sản, xây dựng cơ bản, các nguồn kinh phí do đơn vị quản lý còn nhiều thiếu sót, sai phạm với tổng số tiền là 4.434.660.884 đồng.

UBKT Tỉnh ủy yêu cầu các cá nhân có sai phạm phải thu hồi, nộp về nguồn kinh phí của Trường CĐCĐ Kiên Giang hơn 2,7 tỉ đồng; thu hồi, nộp ngân sách nhà nước hơn 1,28 tỉ đồng.

Trường CĐ Cộng đồng Kiên Giang.

Trường CĐ Cộng đồng Kiên Giang.

Với các sai phạm trên, UB Kiểm tra Tỉnh ủy Kiên Giang đề nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với tập thể Đảng ủy và đồng chí Nguyễn Đông Hải, Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ CĐ Kiên Giang.

Kiểm điểm theo quy trình đối với các đồng chí Võ Thị Xinh, nguyên Bí thư Đảng ủy – Hiệu trưởng; đồng chí Trương Thanh Thủy, Phó Hiệu trưởng, nguyên Ủy viên BTV Đảng ủy; đồng chí Văn Thành Thảo, Đảng ủy viên, Kế toán trưởng, Trưởng phòng Tài vụ; Nguyễn Văn Thống, Đảng viên, Trưởng phòng Thiết bị – Quản trị; đồng chí Dương Minh Triều, Đảng viên, nhân viên phòng Thiết bị – Quản trị, cán bộ kỹ thuật Ban quản lý Dự án đầu tư và xây dựng.

Nguyễn Hành



Xem nguồn

Vụ cậu bé xin lỗi khi đâm taxi: 'Tôi rất tự hào về học trò'

Posted: 05 Dec 2016 06:50 AM PST


Ở lớp, Hải Lâm là cậu bé học giỏi, nghe lời thầy cô. Ảnh: NVCC.Ở lớp, Hải Lâm là cậu bé học giỏi, nghe lời thầy cô. Ảnh: NVCC.

Chiều 5/12, cùng mẹ chia sẻ với Zing.vn, Nguyễn Hữu Hải Lâm – Học sinh lớp 2, Trường Tiểu học Dư Hàng Kênh (Hải Phòng) nói: “Lúc đâm vào xe, cháu rất sợ. Nhưng cháu được bố mẹ và cô giáo dạy phải biết nhận lỗi khi mình sai nên cháu đã đứng lại, nói lời xin lỗi chú lái xe”.

Cậu bé bày tỏ em rất vui khi hành động của mình được cô giáo tuyên dương trước lớp. Tuy nhiên, Lâm nghĩ đó chỉ là hành động nhỏ, nhiều bạn còn làm tốt hơn em.

Vu cau be xin loi khi dam taxi: 'Toi rat tu hao ve hoc tro' - Anh 1

Sau khi xe đạp va vào ôtô, cậu bé 7 tuổi đã dừng lại, khoanh tay xin lỗi tài xế. Ảnh chụp màn hình.

Bài học về lời xin lỗi

Cô Nguyễn Lan Phượng – Giáo viên chủ nhiệm của Lâm – cho biết cô đã khen ngợi em trước lớp. Nữ giáo viên đánh giá việc làm của cậu bé đơn giản nhưng thể hiện sự dũng cảm, dám nhận lỗi.

“Tôi tự hào về học trò của của mình. Các cháu còn nhỏ, tâm hồn như tờ giấy trắng. Hành động này là kết quả từ sự dạy dỗ của gia đình, quá trình tự rèn luyện và vai trò của giáo dục trong nhà trường" – Cô Phượng nói.

Cô Phượng cũng cho biết, cô vẫn dạy học trò phải biết xin lỗi, nhận lỗi và sửa lỗi trong môn học Đạo đức lớp 2. Câu chuyện của em Lâm là ví dụ trực quan, sinh động nhất giúp cô áp dụng vào việc giảng dạy trong giờ ngoại khóa.

“Quan điểm giáo dục của nhà trường là dạy chữ phải song hành dạy lối sống, đạo đức. Hàng tháng, chúng tôi vẫn tuyên dương những tấm gương đạo đức về cách ứng xử dũng cảm, tinh thần vượt khó của học sinh trước toàn trường" – Cô Phượng nói thêm.

Cô thông tin trong buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần tới, nhà trường sẽ tuyên dương hành động của cậu bé trước hàng nghìn học sinh và thầy cô giáo.

“Tôi không muốn con được khen”

Trao đổi với Zing.vn, chị Nguyễn Thu Hằng (33 tuổi, Hải Phòng), mẹ của bé Lâm, bày tỏ: “Khi câu chuyện được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội, tôi khá xúc động vì con trai biết chịu trách nhiệm với việc làm của mình. Song, tôi không muốn bé được khen ngợi quá nhiều”.

Chị lo lắng nhiều người quan tâm dễ khiến con trai sinh tâm lý ỷ lại, không chịu cố gắng. Chị muốn con ý thức được việc làm của mình, tự nhận lỗi, rút kinh nghiệm lần sau.

Chị Hằng cho rằng hành động của con trai mình không có gì đáng nói. Các bậc phụ huynh hay mắc sai lầm ở chỗ quá chiều chuộng, bao bọc con. Chị luôn dạy con trai tính độc lập, tự chịu trách nhiệm việc mình gây ra từ nhỏ.

Người mẹ trẻ tiết lộ điều quan trọng trong giáo dục con cái là mình thương nhưng không bênh con, thưởng phạt phân minh. Từ đó, cha mẹ dạy con tự giác, biết quan tâm người khác.

Cô Lê Nguyễn Phương Thảo – giảng viên Đại học Khoa học Huế – cho hay qua câu chuyện của cậu bé Lâm, nhiều người lớn tự cúi đầu, hổ thẹn khi bản thân không thể nói xin lỗi tưởng chừng đơn giản khi có hành động sai trái, gây hậu quả nghiêm trọng.

“Trong khi cậu bé 7 tuổi chỉ đâm nhẹ vào chiếc taxi và không để lại vết xước nào, nhiều tài xế ôtô gây tai nạn lại vội vã bỏ chạy, chối bỏ trách nhiệm của mình. Họ không những tước đoạt đi sức khỏe, tính mạng của người khác mà còn tước đi chính lòng tự trọng của bản thân” – Nữ giảng viên nhận định.

Cô Thảo cho rằng nói xin lỗi là bài học chúng ta được dạy từ khi vừa biết nhận thức, là hành động cơ bản mỗi người phải thực hiện khi làm sai, ảnh hưởng người khác. Tuy vậy, rất nhiều người lớn đã không làm được điều mà cậu bé 7 tuổi đã thực hiện.



Xem nguồn

Lời nhắc nhở khéo léo của con trẻ với người lớn qua những bộ phim ngắn

Posted: 05 Dec 2016 06:08 AM PST


Lễ trao giải cuộc thi làm phim Kid Witness News – Qua ống kính trẻ thơ năm 2016 đã được tổ chức vào ngày 3/12 tại rạp chiếu phim Platinum The Garden, Hà Nội. 

Tại Việt Nam, năm 2016 với chủ đề giao tiếp, công nghệ, môi trường, cuộc thi đã thu hút hàng trăm thí sinh. 

Trải qua vòng tuyển chọn, 13 đội đến từ trường Tiểu học Gia Thụy, Trường tiểu học Ngôi sao Hà Nội, Đội PanaStars, Đội Master Hand Children, THCS Hà Nội – Amsterdam, THCS Marie Curie, THCS Mỹ Đình 2, đội Have fun with the Homies, THCS Alpha, THCS Phan Chu Trinh đã lọt vào vòng tiền kỳ.

Vào vòng này các em sẽ học chuyên môn từ các chuyên gia làm phim, học lý thuyết làm phim để có thể chuyển kịch bản văn học sang kịch bản đạo diễn, học cách casting diễn viên, diễn xuất cơ bản.

Còn ở vòng làm phim thì các em được làm quen với máy quay phim do Panasonic cung cấp, học dựng phim, diễn xuất, đi quay phim thực tế, dựng phim và hoàn thành phim. 

Các phim ngắn lọt vào vòng chung kết năm nay không chỉ tập trung nhấn mạnh các vấn đề liên quan mật thiết đến cuộc sống như an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, sử dụng smartphone… mà còn phản ánh vấn đề giao tiếp làm giảm nét văn hóa văn minh và thanh lịch trong quan hệ gia đình và bạn học. 

Thông qua góc nhìn thú vị, trí tưởng tượng phong phú, cách thể hiện chọn lọc, sáng tạo những vấn đề các em nêu lên là lời nhắc nhở khéo léo với cả người lớn, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.

Để khích lệ tinh thần sáng tạo và làm việc nhóm của các bạn trẻ một cách công bằng, giải thưởng được chia theo hai lứa tuổi: Tiểu học và Trung học (Trung học cơ sở và Trung học phổ thông). 

Giải Nhất lứa tuổi tiểu học đã được trao cho phim "Cuối cùng bố mẹ cũng nói chuyện với con" của đội Master Hand Children gồm 5 bạn học sinh đến từ các trường tiểu học Ngọc Khánh, Ngôi sao Hà Nội, Kim Đồng, Archimedes Academy. 



Hàng ngày chúng con có rất nhiều chuyện muốn chia sẻ và mong được bố mẹ lắng nghe – Đó là thông điệp nhóm Master Hand Children muốn gửi gắm qua phim. (Ả:nh: T/L)

Câu chuyện của bộ phim xoay quanh cậu bé Tom cô đơn trong chính ngôi nhà của mình khi bố mẹ luôn bận rộn với công việc, phó mặc em cho người giúp việc. Cuối cùng chính em đã phải tìm cách để có thể nói chuyện với bố mẹ mình.



Bộ phim “Cuối cùng bố mẹ cũng nói chuyện với con!”


Giải Nhất lứa tuổi trung học thuộc về phim "Bức tranh nguệch ngoạc" của đội KWN trường THCS Alpha.



Bức tranh nguêch ngoạc – Giải nhất lứa tuổi Trung học là lời nhắc nhở người lớn tôn trọng sự khác biệt, sự sáng tạo của trẻ. (Ảnh: T/L)

Phim gửi gắm thông điệp ý nghĩa, đối với trẻ em nói riêng, với mỗi người nói chung, cần tôn trọng sự sáng tạo, sự khác biệt, lắng nghe và khích lệ những phát hiện, cách thể hiện mới, đừng vội xem thường, bác bỏ hay áp đặt theo bất cứ một khuôn mẫu nào.



Bộ phim “Bức tranh nguệch ngoạc”

Hai phim ngắn "Cuối cùng bố mẹ cũng nói chuyện với con" và "Bức tranh nguệch ngoạc" sẽ tiếp tục tham dự vòng thi quốc tế Kid Witness News được tổ chức tại Nhật Bản năm 2017.

Bên cạnh chiếu phim và trao giải, buổi lễ cũng là dịp gặp gỡ với hai đội thi vừa giành giải thưởng trong cuộc thi KWN toàn cầu diễn ra vào tháng  9 năm 2016 tại Rio de Janeiro (Brazil). 

Đó là đội KWN Panatrip (lứa tuổi tiểu học) với giải thưởng "Kịch bản phim xuất sắc" và đội KWN Trường THPT chuyên – Đại học Sư phạm Hà Nội với giải thưởng "Ý tưởng xuất sắc". 

Tại đây, các em nhỏ, các bạn trẻ đã chia sẻ về hành trình KWN của mình từ lúc mới chập chững tiếp xúc với máy quay đến khi hoàn thành phim, từ Việt Nam vươn ra thế giới. 

Phát biểu tại lễ trao giải, đại diện công ty Panasonic Vietnam, ông Yamamoto Masahiro – Giám đốc phòng kế hoạch kinh doanh và phát triển thương hiệu cho biết: "Panasonic luôn hướng tới mục tiêu tạo ra "Một cuộc sống tốt đẹp hơn, Một thế giới tươi đẹp hơn" cho tất cả mọi người. 

Trải qua 10 năm thực hiện tại Việt Nam, chương trình KWN đã giúp học sinh Việt tiếp cận với môn nghệ thuật điện ảnh từ rất sớm, hướng dẫn các em sử dụng ngôn ngữ điện ảnh để nói lên nhận thức, mối quan tâm của các em. 

Đó là điều mà không phải ai cũng có cơ hội thực hiện. Qua chương trình này chúng tôi mong muốn sản phẩm của Panasonic không chỉ có giá trị sử dụng mà còn đồng hành cùng các em học tập những kiến thức mới, khám phá bản thân và xã hội, vun đắp tính giáo dục, tính nhân văn cho thế hệ trẻ Việt Nam".


"Kid Witness News" (KWN) tên gọi tiếng Việt – "Qua ống kính trẻ thơ" là một chương trình đào tạo làm phim trên khắp thế giới tổ chức cho trẻ em từ 10 đến 18 tuổi với mục đích tăng cường khả năng giao tiếp, sáng tạo và cách làm việc theo nhóm thông qua các bộ phim của các em.

 

KWN được bắt đầu tại Hoa Kỳ năm 1989. Sau đó được mở rộng ra toàn cầu với các giải khu vực và quốc tế được thực hiện liên tục từ năm 2004. 

Hiện nay đã có trên 180,000 học sinh và giáo viên từ 622 trường học tại 33 quốc gia và vùng lãnh thổ, thực hiện 10,000 phim ngắn khác nhau. 

Tại Việt Nam, từ năm 2005 tới nay đã có trên 1500 học sinh tham dự chương trình và các phim ngắn do các em làm ra đã giành nhiều giải thưởng trong cuộc thi KWN khu vực, toàn cầu.



Xem nguồn

Thế hệ trẻ Việt Nam "cưỡi trên sóng hay chìm trong sóng?"

Posted: 05 Dec 2016 05:26 AM PST


Ngày 3/12, tại Hà Nội hơn 200 sinh viên đã tham dự Hội thảo “Industry 4.0: Cưỡi trên sóng hay chìm trong sóng?” do Aptech tổ chức.

Hội thảo xoay quanh chủ đề Cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 (Industry 4.0), những ảnh hưởng của nó đến Việt Nam và những cơ hội nghề nghiệp cho các bạn trẻ nhằm giúp sinh viên định hướng vai trò của công nghệ thông tin và điều chỉnh việc học tập của bản thân. 

Tham dự hội thảo có ông Chu Tuấn Anh – Giám đốc hệ thống đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech, ông Đinh Văn Hoàn – Phó giám đốc phòng phát triển công ty IFI Solution, anh Nguyễn Hòa – Cựu sinh viên Aptech – Đồng sáng lập công ty cổ phần phần mềm Siten. 

Mở đầu cuộc trao đổi, ông Chu Tuấn Anh khẳng định: "Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng là Công nghệ và Trí tuệ nhân tạo đang phát triển bùng nổ với cấp số nhân trên toàn cầu, mọi thứ được kết nối bởi internet (Internet Of Things). 

Tất cả các công việc đều có thể thay thế bằng nền tảng công nghệ từ việc kinh doanh taxi mà không phải sắm bất kỳ một chiếc xe nào như Uber, Grab đến việc “in”một tòa nhà cao tầng với tốc độ kinh ngạc thay vì xây dựng thủ công bởi những người thợ; khả năng chuyển tiền không giới hạn không gian và số lượng với Block chain… 

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như một cơn sóng thần sẽ ảnh hưởng to lớn đến xã hội.”

Các diễn giả bàn về công nghiệp 4.0 trong buổi hội thảo gồm ông Chu Tuấn Anh (ngồi giữa),  ông Đinh Văn Hoàn (bên trái) và anh Nguyễn Hòa (Ảnh: Thùy Linh)

Chính vì vậy, đại diện nhà tuyển dụng của doanh nghiệp, anh Nguyễn Hòa khuyên các bạn sinh viên tham gia thực tập tại các doanh nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để có thể tự trau dồi kiến thức, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. 

Không những vậy, quá trình học tập và làm việc phải “liều” nhận những dự án ngay khi có hội để từ đó mày mò và rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế hơn.

Với câu hỏi về những cơ hội và thách thức mà Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại ông Đinh Văn Hoàn cho rằng: “Cơ hội rất nhiều và thách thức cũng không ít, quan trọng là các bạn trang bị kiến thức, trau dồi kinh nghiệm và phải sáng tạo, dám nghĩ dám làm“.

Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Đinh Văn Hoàn – Phó giám đốc phòng phát triển công ty IFI Solution cho rằng: 

"Việc dùng trí tuệ nhân tạo thì chắc chắn quốc gia nào cũng sẽ gặp phải những thách thức, tuy nhiên Việt Nam là quốc gia đang phát triển thì có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nước phát triển khi họ đã áp dụng để chúng ta có những cơ hội tốt đồng thời giảm bớt được nhiều nguy cơ". 

Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi xác định lại vai trò của người thầy

(GDVN) – Giáo viên ở thế kỉ XXI cần hiểu rằng sự thay đổi là sống còn và phải chấp nhận, chuẩn bị cho mình phát triển.

Ngoài ra, ông Hoàn cũng khuyến cáo: "Khi công nghệ, trí tuệ nhân tạo phát triển mà rất nhiều vấn đề liên quan đến thông tin cá nhân bị chia sẻ một cách rộng rãi sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của nhiều người. 

Chính vì vậy khi công nghệ càng phát triển thì việc đảm bảo thông tin cá nhân càng cần phải được chú trọng hơn nữa để tránh những rủi ro đáng tiếc". 

Theo ông Đinh Văn Hoàng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng công nghiệp 4.0) đang là một cơn sóng ngầm dù chúng ta chưa nhìn thấy nhưng thực tế nó đã và đang thay đổi xã hội.

Do vậy nếu con người không thay đổi thì sẽ không bắt kịp với thời đại và buộc tự loại mình ra khỏi cuộc chơi.

Trước lo ngại rằng, khi trí tuệ nhân tạo xuất hiện thì con người sẽ làm gì? Đưa ý kiến về vấn đề này, ông Đinh Văn Hoàng cho rằng:

"Có thể một số công việc sẽ ít dần đi hoặc không còn tồn tại trong tương lai. Ví dụ, khi áp dụng trí tuệ nhân tạo để đưa ra và hỗ trợ quản lý công việc, lúc này không cần đến một trợ lý bằng xương bằng thịt nữa.

Tuy nhiên, theo tôi, con người luôn có vai trò quan trọng và là trung tâm, do vậy khi ngành nghề, công việc nào đó biến mất thì sẽ có công việc, ngành nghề khác ra đời nên con người không nên quá lo lắng.

Bởi lẽ, khi máy móc xuất hiện thì sẽ cần người điều khiển để chúng chạy đúng theo yêu cầu, mục đích". 



Xem nguồn

Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TPHCM): Thành công nhờ tự chủ

Posted: 05 Dec 2016 04:43 AM PST


Đ/c Huỳnh Thành Đạt (trái) cùng đại diện lãnh đạo nhà trường cắt bánh sinh nhật lần thứ 13Đ/c Huỳnh Thành Đạt (trái) cùng đại diện lãnh đạo nhà trường cắt bánh sinh nhật lần thứ 13

Đến tham dự có đồng chí: Huỳnh Thành Đạt – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Giám đốc thường trực ĐHQG TPHCM; Trần Chí Đáo – nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Giám đốc ĐHQG TPHCM.

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Huỳnh Thành Đạt – Phó Giám đốc thường trực ĐHQG TPHCM, đánh giá cao những thành công, những giá trị mà  tập thể sư phạm HCMIU xây dựng trong suốt 13 năm qua.



PGS.TS Huỳnh Thành Đạt – Phó Giám đốc Thường trực ĐHQG TPHCM – phát biểu tại buổi lễ

"Trong ý tưởng về những giá trị của trường ĐH, tôi đánh giá cao sự phấn đấu, tập trung xây dựng trong 13 năm qua hệ thống giá trị của nhà trường.

Đó là giá trị tạo ra từ sức mạnh thống nhất của tập thể nhà trường, từ giảng viên, chuyên viên, cán bộ quản lý, đến sinh viên và cựu sinh viên.

Đó là sự chia sẻ kinh nghiệm, những nguồn lực của nhà trường với hệ thống, cũng như hấp thu giá trị chung của toàn hệ thống ĐHQG TPHCM nhằm hoàn chỉnh hơn hoạt động và giá trị nhà trường.

Đó là chất lượng chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng Anh ngữ, sự tự tin và bản lĩnh của các thế hệ sinh viên ra trường. Đó là khả năng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao và đa dạng của xã hội và nhận thức, năng lực phục vụ cộng đồng của nhà trường. 

Tất cả những điều này làm nên một nét riêng của HCMIU, một giá trị thực từ những nỗ lực không ngừng của nhà trường mà không thể lẫn lộn với bất cứ một trường ĐH, một tổ chức nào" – PGS.TS Huỳnh Thành Đạt phát biểu. 

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Hồ Thanh Phong – Hiệu trưởng – cám ơn tập thể CBVC nhà trường đã chung tay, chung lòng để ngôi trường có những phát triển vượt bật như ngày hôm nay.

"Trải qua 13 năm phấn đấu, chúng ta đã phát triển từ thời điểm cả trường chỉ gói gọn trong hai tầng 6, 7 của tòa nhà điều hành ĐHQG TPHCM đến cơ sở xanh mát và khang trang như hiện tại.

Chúng ta quyết tâm "biến điều không thể thành có thể", quyết tâm xây dựng HCMIU thành một ngôi trường "Trẻ mà không non, nhỏ mà không yếu".

Nhờ quyết tâm cao độ, lòng nhiệt tình và tinh thần đoàn kết, chúng ta đã vượt qua được bao khó khăn, đồng hành cùng nhau xây dựng ngôi trường thân yêu này…" –  PGS.TS Hồ Thanh Phong chia sẻ.

Theo PGS.TS Hồ Thanh Phong, 13 năm, một khoảng thời gian không phải là lớn trong đời người, nhưng là cả một chặng đường dài phấn đấu, nỗ lực vượt qua khó khăn và phát triển không ngừng của tập thể sư phạm nhà trường.

Nổi bật nhất, phải kể đến bước đột phá về tự chủ tài chính trong giai đoạn cuối năm 2007. Việc tự chủ tài chính tạo điều kiện cho nhà trường đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở vật chất.

Trường hiện có 80 phòng học hiện đại, 51 phòng thí nghiệm được đầu tư đồng bộ. So với lúc vừa thành lập, hiện nay trường thu hút được 367 cán bộ, giảng viên công tác, tăng 10 lần. Trường hiện có hơn 6100 sinh viên theo học, tăng 10 lần so với năm 2004. 

Từ năm 2004, tuyển sinh Khóa I chỉ có 2 ngành là Quản trị kinh doanh và Công nghệ thông tin cho đến năm 2016, nhà trường đã có 15 ngành học ở trình độ đại học, ngoài ra, còn có 9 chương trình đào tạo thạc sĩ và 2 chương trình tiến sĩ.

Tính đến tháng 11/2016,  HCMIU đã được Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network – AUN) kiểm định và công nhận 06 chương trình Đại học đạt tiêu chuẩn chất lượng AUN-QA, trong đó có 2 chương trình đạt điểm cao nhất và nhì Việt Nam, một chương trình Thạc sĩ đầu tiên trong ĐHQG TPHCM được kiểm định.

Cũng trong năm nay, nhà trường được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo chương trình kiểm định của Bộ GD&ĐT (MOET Criteria).  



Xem nguồn

Ở trường, cả thầy và trò đang đánh vật với các kì thi

Posted: 05 Dec 2016 04:00 AM PST


LTS: Chia sẻ câu chuyện của mình với tư cách là một giáo viên và cũng là một phụ huynh, thầy giáo Nguyễn Cao phản ánh tình trạng chạy đua thành tích trong các kì thi.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Nhìn cậu con trai đang học Tiểu học mà suốt ngày vật lộn với bài tập và ôn luyện để chuẩn bị cho các kì thi mà trường, ngành giáo dục tổ chức, thấy mà xót xa.

Lẽ ra, ở lứa tuổi Tiểu học thì ngoài học chính khóa các em phải có thời gian để vui chơi cùng chúng bạn hay đắm chìm vào những trang sách để bồi bổ tâm hồn. Vậy mà…

Mới bước vào năm học được mấy tuần, thấy cháu về nói là thầy chủ nhiệm chọn đi thi viết chữ đẹp cấp trường.

Thế là mỗi ngày ngoài giờ học trên lớp và làm bài tập ở nhà là cháu lấy vở ra… luyện chữ. Hết chữ cái, chữ thường rồi đến chữ nghệ thuật, sáng tạo.



Học sinh Tiểu học luyện viết chữ đẹp. (Ảnh: zing.vn)

Sau cả tháng ôn luyện rồi thi xong thì ngỡ cháu được nghỉ ngơi và từ nay chỉ lo chuyên tâm bài học chính khóa thì lại thấy cháu bắt đầu luyện thi Toán và tiếng Anh qua mạng. Bởi lại được thầy chủ nhiệm và cô tiếng Anh chọn để đi thi.

Là bậc làm cha, làm mẹ thì khi thấy con cái mình chuyên tâm học hành và được thầy cô chú ý thì cũng thấy đó là một niềm vui nhưng không khỏi chạnh lòng với lịch học dày đặc của con em mình.

Suốt tuần, suốt tháng không có một ngày nào được nghỉ ngơi. Ngoài những giờ học chính khóa thì ở nhà làm bài tập hoặc đến trường để thầy cô hướng dẫn ôn thi.

Thứ 7, Chủ nhật thì học thêm tiếng Anh buổi sáng, chiều lại luyện thi qua mạng internet. Vì học, ôn, thi qua mạng nên thầy cô quản lí và theo dõi được kết quả và khả năng của từng em nên không ngày nào dám nghỉ…

Là giáo viên dạy phổ thông nên bản thân tôi cũng không thể đứng ngoài vòng xoáy của thi cử. Năm nào cũng vậy, ngoài việc dạy đủ tiết theo qui định của ngành thì năm nào cũng được phân công ôn thi học sinh giỏi.

Không ôn thì không được bởi được Ban giám hiệu nhà trường đã "tín nhiệm" mới phân công mà năm nào cũng lặp đi lặp lại cái chuyện ôn thi học sinh giỏi thành ra cũng ngao ngán.

Thầy cũng mệt nhoài và trò cũng phơ phờ để theo. Mỗi kì thi kéo dài hàng mấy tháng trời.

Vất vả là vậy nhưng với cơ chế hiện nay, phần lớn các trường không chi trả tiền thêm giờ cho giáo viên khi ôn thi học sinh giỏi.



Nếu học sinh đậu thì được thưởng vài trăm ngàn, ngược lại nếu học sinh không đậu thì coi như năm đó trắng tay.

Tiền không được một cắc mà đầy rẫy những lời thị phi của đồng nghiệp.

Trong khi đi thi thì phần lớn vẫn chờ vào… hên xui. Tỉ lệ lấy giải thì ít mà học sinh thi thì đông.

Trong khi cách bố trí người ra đề thi, phân công giáo viên chấm của một số nơi chưa thể hiện được sự công bằng.

Nhiều người vừa ôn thi học sinh giỏi, ra đề thi, rồi lại được phân công đi chấm thi nên những trường có giáo viên đi chấm thì phần lớn là nhận gần hết giải của môn học đó, nhất là đối với các môn xã hội.

Hiện nay, ở các các trường phổ thông của chúng ta có rất nhiều cuộc thi, có thể kể đến các cuộc thi như:

Thi Học sinh giỏi cuối cấp; Thi Toán qua mạng; Thi tiếng Anh qua mạng; giải toán bằng máy tính xách tay; thi Hùng biện Tiếng Anh, Hùng biện tiếng Việt; Thi Văn hay, chữ tốt; Thi tìm hiểu lịch sử về địa phương; Thi tìm hiểu về các danh nhân tại địa phương; Thi viết thư UPU; Thi kể chuyện sách…

Trong đó, chỉ riêng phong trào Thi học sinh giỏi cuối cấp, các em học sinh phải ôn luyện liên tục 5 – 6 tháng.

Với thời gian ôn học sinh giỏi thường kéo dài nhiều tháng như vậy và đòi hỏi các em phải thường xuyên giải các dạng bài tập, các dạng đề kiến thức nâng cao nên khi các em đã tham gia đội tuyển phải học cật lực cả ở trường và ở nhà.

Rồi đọc tài liệu tham khảo, nghiên cứu, so sánh các dạng đề… Thầy cô ôn thi cũng phải nghiên cứu, tìm tòi để giảng dạy cho học sinh đủ kiến thức mà thi thố với trường khác.

Đối với những em học sinh cuối cấp thì ngoài học ở trường, ôn thi các phong trào còn có một áp lực nữa là thi chuyển cấp.



Nhất là ở các địa bàn có những trường được xem là trường điểm, trường lớn thì tỉ lệ chọi trong mỗi kì thi lại càng cao.

Trong khi đó, tâm lí phụ huynh và học sinh bao giờ cũng muốn được vào những trường lớn nên ngoài học ở trường là buổi tối các em đến các trung tâm gia sư để tiếp tục ôn luyện.

Vì thế, tình trạng thiếu ngủ và mệt mỏi của các em học sinh cuối năm luôn hiện hữu trên khuôn mặt từ ngày này sang ngày khác.

Nhiều lần được trò chuyện với những phụ huynh đưa đón con em mình đi tham gia thi cấp huyện, cấp tỉnh, chúng tôi đều cảm nhận thấy những trăn trở, lo lắng của họ.

Nhất là đối với những phụ huynh có con em học lớp cuối cấp khi mà các phong trào học tập, thi cử dồn dập đến với các em.

Nhưng, biết làm sao được, trước những kì thi, hội thi của ngành, rồi bài tập trong từng môn học không chỉ là áp lực đối với các em học sinh, phụ huynh mà ngay cả với thầy cô giáo và các đơn vị trường học.

Phụ huynh muốn con mình đỗ đạt, giáo viên và nhà trường muốn học sinh mình có thành quả, ngành thì muốn tổ chức nhiều cuộc thi.

Và, cứ thế, những áp lực thi cử, học hành cứ đè nặng lên đôi vai của người thầy, của những học trò không biết đến… tuổi thơ.



Xem nguồn

Học phí gấp 410 lần đại trà: Tiền “khủng” nhưng mập mờ chất lượng

Posted: 05 Dec 2016 03:17 AM PST


Ngày 22-11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) cùng Sở Tài chính Hà Nội có tờ trình gửi UBND TP Hà Nội về việc đề xuất điều chỉnh Nghị quyết 15/2013/NQ – HĐND TP Hà Nội về cơ chế tài chính đối với trường chất lượng cao.

Tờ trình đề xuất tăng trần học phí trường chất lượng cao năm học 2016-2017 lên 3,9 đến 4,1 triệu đồng/học sinh/tháng. Việc đề xuất tăng trần học phí khiến dư luận khá ngỡ ngàng và băn khoăn bởi sự không rõ ràng, minh bạch trong việc triển khai trường học chất lượng cao ở Hà Nội hiện nay.

Học phí gấp 410 lần đại trà: Tiền

Học sinh Trường mầm non đô thị Sài Đồng trong giờ học tập với người nước ngoài. 

Học phí gấp 410 lần mức đại trà?

Năm 2013, thực hiện Luật Thủ đô, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định số 20/2013/QĐ-UBND (Quyết định 20) quy định một số tiêu chí về trường chất lượng cao. Trong đó, mỗi cấp học từ mầm non đến THPT đều được quy định cụ thể các tiêu chí: Cơ sở vật chất; đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; chương trình giảng dạy; phương pháp giảng dạy; các dịch vụ chất lượng cao. Một số tiêu chí cụ thể đối với trường học mầm non chất lượng cao như: Phải bảo đảm cơ sở vật chất được xây kiên cố; có 70% giáo viên đạt trình độ chuyên ngành trên chuẩn và có chứng chỉ tiếng Anh trình độ A, 10% có trình độ B)…

Đối với trường tiểu học chất lượng cao bảo đảm có số phòng học cho học sinh học hai buổi/ngày (mỗi lớp không quá 30 học sinh); 100% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn theo quy định, ít nhất 80% giáo viên xếp loại xuất sắc theo chuẩn nghề nghiệp; 100% cán bộ quản lý, giáo viên có kiến thức và kỹ năng thực hiện phương pháp dạy học tích cực, chủ động thực hiện mô hình dạy học phân hóa bảo đảm phù hợp với từng đối tượng; có không quá 5% học sinh xếp loại giáo dục trung bình; 100% học sinh được khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ sáu tháng/lần và tiêm chủng phòng bệnh.

Đối với trường trung học có 40% giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, 80% cán bộ quản lý có bằng thạc sĩ trở lên đối với bậc THPT; bổ sung chương trình tiếng Anh nghe, nói với người nước ngoài; sử dụng các phương pháp dạy học mở để học sinh có khả năng trải nghiệm, khám phá và làm quen được với công tác nghiên cứu khoa hoc; có bán trú cho học sinh với các điều kiện sinh hoạt hiện đại, khoa học…

Để triển khai mô hình trường chất lượng cao, HĐND TP Hà Nội ban hành Nghị quyết 15/2013/NQ-HĐND (Nghị quyết 15) về cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở công lập chất lượng cao trên địa bàn Hà Nội. Theo nghị quyết, trần học phí đối với cơ sở giáo dục chất lượng cao năm học 2013-2014 từ 2,9 đến 3 triệu đồng/học sinh/tháng, tùy theo bậc học. Trong khi đó, quyết định 22/2012/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về mức học phí đại trà công lập của năm học 2013-2014 từ 20 đến 40 nghìn đồng/học sinh/tháng, tùy theo bậc học, vùng miền. Như vậy, mức trần học học phí cao nhất của trường chất lượng cao bằng 75 đến 150 lần so với mức học phí đại trà, tùy theo vùng miền. Đáng chú ý, sau một số năm triển khai, đến nay, trên địa bàn Hà Nội có tám trường công lập được công nhận chất lượng cao. Tuy nhiên, trong tờ trình số 439/LN: GD và ĐT-TC ngày 22-11 do Giám đốc Sở GD và ĐT Nguyễn Hữu Độ và Giám đốc Sở Tài Chính Hà Nội Hà Minh Hải ký, gửi UBND TP Hà Nội nêu lên một số khó khăn và đề xuất trần học phí của trường chất lượng cao năm học 2016-2017 từ 3,9 triệu đến 4,1 triệu đồng/học sinh/tháng. Như vậy mức trần học phí cao nhất của trường chất lượng cao trên địa bàn Hà Nội được đề nghị cao hơn mức học phí đại trà hiện hành (10 nghìn đến 80 nghìn đồng/học sinh/tháng) từ 51,25 đến 410 lần, tùy theo vùng miền.

Mập mờ chất lượng

Chủ trương triển khai mô hình một số trường học chất lượng cao là đúng đắn và phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, điều khiến dư luận xã hội băn khoăn là trong khi đệ trình mức thu quá cao nhưng ngành giáo dục Hà Nội lại không chứng minh được việc thu tiền cao gắn với các tiêu chí chất lượng cao theo quy định. Trong khi UBND TP Hà Nội đã có quy định rất rõ từng tiêu chí cụ thể đối với trường chất lượng cao trong Quyết định 20, thì trong tờ trình gửi UBND TP Hà Nội, cũng như khi trình bày tại hội nghị lấy ý kiến phản biện của UBMTTQ Việt Nam TP Hà Nội về việc bổ sung Nghị quyết 15, Giám đốc Sở GD và ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ chỉ đưa ra được hiệu quả trường chất lượng cao một cách chung chung, thiếu rõ ràng hiệu quả trường chất lượng cao thực hiện từ năm 2013 đến nay là: Đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của học sinh trong bối cảnh hội nhập; đáp ứng được tiêu chí theo quy định; chuyển biến trong chất lượng đội ngũ…

Đáng chú ý, ngành giáo dục Hà Nội luôn khẳng định trường chất lượng cao đạt kết quả tốt nhưng thực tế, sau hai năm triển khai, kết quả giám sát của HĐND TP Hà Nội đợt tháng 4-2015 đã chỉ ra: Đề án phát triển chất lượng cao của một số trường còn hạn chế, không đầy đủ, chưa chỉ ra được lộ trình và cơ chế tài chính dẫn đến tính khả thi chưa cao; Sở GD và ĐT, Sở Tài chính Hà Nội chậm chễ trong việc thực hiện nghị quyết của HĐND TP Hà Nội dẫn đến các trường còn lúng túng…

Nhiều ý kiến cho rằng, quá trình triển khai mô hình trường chất lượng cao ở Hà Nội đang quá nặng về thu tiền mà ít chú ý đến chất lượng và sự công bằng trong giáo dục. Phần lớn trường chất lượng cao đều là cơ sở giáo dục từng được đầu tư tốt về điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ; được hỗ trợ kinh phí trong giai đoạn thí điểm chất lượng cao, sau đó được thu học phí ở mức "trên giời". Ông Vũ Thành Vĩnh, thành viên hội đồng tư vấn dân chủ – pháp luật, UBMTTQ Việt Nam TP Hà Nội cho rằng, để có thể tăng trần học phí trường chất lượng cao, cần có báo cáo đánh giá tác động, tính hiệu quả của mô hình thời gian qua ra sao; cần làm rõ kết quả của việc thu, chi tại các trường, nhất là việc thu học phí ở các trường có sự chênh lệch lớn.

PGS, TS Bùi Thị An, Phó Chủ tịch Liên hiệp Các hội KHKT TP Hà Nội cho rằng: UBND TP Hà Nội cần có đánh giá chi tiết những trường đã công nhận, thí điểm không đạt chất lượng và chỉ rõ trách nhiệm đối với những hạn chế trong quá trình triển khai. Nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng Yến (Hội nữ Trí thức Hà Nội) nhìn nhận sau ba năm triển khai, TP Hà Nội chưa đánh giá được một cách định tính, chi tiết, cụ thể. Việc đưa ra nhận xét, kết luận về trường chất lượng cao thiếu rõ ràng và không phục.

Đáng chú ý, theo thừa nhận của Sở GD và ĐT Hà Nội, với cơ chế tài chính như hiện nay thì trường chất lượng cao rất khó triển khai ở những huyện ngoại thành nơi điều kiện thu nhập của người dân còn thấp, tạo sự chênh lệch giữa các vùng trên địa bàn thủ đô. Theo nhà giáo Nguyễn Tùng Lâm (Trường THPT Đinh Tiên Hoàng): Cần bảo đảm mỗi một huyện của Hà Nội xây dựng ít nhất một trường chất lượng cao. Tuy nhiên, để làm được điều đó không thể chỉ tập trung vào thu tiền mà phải có chương trình phù hợp để quan tâm đến các em học sinh khó khăn, thiệt thòi, khiếm thị, khiếm thính, khuyết tật.

PGS,TS Bùi Thị An cho rằng, Sở GD và ĐT Hà Nội cần quan tâm hơn đến chất lượng đội ngũ giáo viên. Nếu hiệu trưởng, giáo viên không đủ tầm, đủ tâm thì rất khó làm được chất lượng tốt. Hiệu trưởng Trường THCS Nam Từ Liêm (trường được công nhận chất lượng cao) Hoàng Thị Yến cũng thẳng thắn chỉ ra rằng, cần xem xét việc cùng là trường công lập chất lượng cao nhưng mức thu khác nhau, có trường vừa được thu học phí cao hơn trong khi lại còn được ngân sách tài trợ 100% tiền lương thì khó chấp nhận.

Có thể nói, trường chất lượng cao là nhu cầu chính đáng trong phát triển giáo dục Hà Nội. Tuy nhiên, việc các cơ quan quản lý nhà nước khi triển khai chỉ tập trung vào thu tiền cao mà chưa bảo đảm được chất lượng tương xứng, bảo đảm công bằng giáo dục sẽ gây nên những bức xúc trong dư luận xã hội. Điều đó đòi đòi các cấp, các ngành của Hà Nội cần có đánh giá, nhìn nhận rõ ràng, thuyết phục và công khai, minh bạch để triển khai hiệu quả, đúng bản chất mô hình trường học chất lượng cao. 

(Theo Xuân Kỳ – Qúy Tùng/ Nhân Dân)



Xem nguồn

Trung tâm kích hoạt não: Đóng cửa Facebook, hoàn trả học phí

Posted: 05 Dec 2016 02:35 AM PST


Đóng cửa facebook, hoàn trả học phí

Được biết trước đó, Trung tâm kích hoạt não Trí tuệ Việt từng có một số facebook quảng bá cho chương trình (cả ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội). Trên các facebook này, các hình ảnh, video của lớp học và thư nhận xét của phụ huynh về chương trình kích não đều được đăng tải đầy đủ.

Tuy nhiên, ghi nhận của PV Dân trí vào chiều 5/12, hai trang facebook "Kích hoạt não giữa trí tuệ Việt" đều trong tình trạng không truy cập được. Chỉ còn duy nhất website "kichhoatnaogiua.com.vn" vẫn còn tồn tại.

Trong 3 địa chỉ đăng tải trên mạng của Trung tâm Trí tuệ Việt, hiện chỉ còn website đầu tiên (khoanh đỏ) còn hoạt động.

Trong 3 địa chỉ đăng tải trên mạng của Trung tâm Trí tuệ Việt, hiện chỉ còn website đầu tiên (khoanh đỏ) còn hoạt động.

Ở địa chỉ của hai chi nhánh trung tâm đóng tại quận Đống Đa, Hà Nội, các lớp học đã đóng cửa. Ghi nhận của PV Dân trí tại chi nhánh Trung tâm ở ngõ 121 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, các biển hiệu đã gỡ bỏ. Chỉ còn duy nhất bảo vệ ở tầng hầm cho biết, cần gì cứ gọi vào số điện thoại của người phụ trách vì hiện nay, trung tâm đã đóng cửa.

Trong vai một phụ huynh có đăng kí cho con học tại đây, chúng tôi đã trao đổi với người phụ trách theo số đường dây nóng đăng tải trên website "kichhoatnaogiua.com.vn", người trực đường dây nóng cho biết: "Lớp học sẽ dời đến khoảng cuối tháng 12/2016. Tuy nhiên, nếu gia đình không muốn đợi, có thể nhắn tin tên học sinh, ngày giờ của lớp học đã đăng kí để liên hệ với nhân viên trung tâm trả lại chi phí học tập".

Trang facebook quảng cáo rầm rộ trước đây của Trung tâm trong tình trạng không truy cập được.

Trang facebook quảng cáo rầm rộ trước đây của Trung tâm trong tình trạng không truy cập được.

Có thể rà soát các Trung tâm kích não khác

Trao đổi với PV Dân trí vào chiều 5/12, ông Tạ Ngọc Thắng, Trưởng phòng GD-ĐT quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết, ngày 2/12, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội kết hợp với Phòng GD&ĐT quận tiếp tục đến kiểm tra hai chi nhánh của Trung tâm Trí tuệ Việt trên địa bàn quận Đống Đa. Theo đó, trung tâm cũng trong tình trạng cửa đóng then cài, các lớp học ở đây đã chấm dứt và biển hiệu cũng gỡ bỏ.

Về thông tin có thể sẽ thanh kiểm tra toàn bộ các trung tâm kích não trên địa bàn quận Đống Đa trong thời gian tới như đã chia sẻ với chúng tôi trước đó, ông Thắng cho hay, Phòng GD&ĐT đã báo cáo việc này với lãnh đạo quận. Việc quyết định thanh tra toàn bộ trên địa bàn hay không sẽ được quyết định sau khi sự việc của Trung tâm Trí tuệ Việt được xử lý triệt để.

Biển hiệu của chi nhánh Trung tâm ở ngõ 121 Thái Hà đã được gỡ bỏ

Biển hiệu của chi nhánh Trung tâm ở ngõ 121 Thái Hà đã được gỡ bỏ

Như Dân trí đã đưa tin, thời gian qua, Trung tâm Trí Tuệ Việt quảng bá có cách "kích hoạt bán cầu não" bằng cách cho trẻ nhỏ bịt mắt để sờ những thẻ bài nhiều màu sắc, sau đó trẻ tự sắp xếp các thẻ bài đồng màu với nhau và theo số thứ tự từ 1 tới 9 hoặc học lớp 1 nhưng có thể giải toán lớp 10… Những trung tâm này quảng cáo rằng, sau hai ngày được "kích hoạt não" với phí từ vài triệu đến gần chục triệu đồng, trẻ có thể sẽ trở thành thiên tài.

Ngày 30/11, UBND Phường Trung Liệt và lãnh đạo quận Đống Đa đã rà soát, phát hiện trung tâm này chưa hề xin cấp phép hoạt động. Đoàn kiểm tra liên ngành cũng tiến hành kiểm tra hoạt động của Trung tâm Trí Tuệ Việt, có trụ sở ở phố Thái Hà nhưng tại đây chỉ có hai nhân viên túc trực. Các nhân viên cho biết lãnh đạo trung tâm đi công tác nước ngoài, mọi hoạt động của trung tâm tạm thời dừng lại.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Chấn chỉnh, khắc phục tình trạng lạm thu tại các cơ sở giáo dục

Posted: 05 Dec 2016 01:53 AM PST


Nhiều trường bị xử lý sai phạm

Năm học 2016-2017, ngành Giáo dục Thanh Hóa tiếp tục triển khai, thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Toàn ngành đã và đang triển khai tích cực nhiệm vụ năm học theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa, tập trung từng bước khắc phục những khó khăn, bất cập, những thiếu sót, tồn tại trong giáo dục.

Tình trạng làm thu đầu năm học xảy ra tại nhiều đơn vị, trường học

Tình trạng làm thu đầu năm học xảy ra tại nhiều đơn vị, trường học

Thực tế, thời gian qua, mặc dù ngay từ đầu năm học, Sở GD-ĐT Thanh Hóa đã tổ chức quán triệt đến các đơn vị, trường học về Chỉ thị, Quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc chấn chỉnh tình trạng lạm thu, quy định về tổ chức dạy thêm, học thêm. Bên cạnh đó, Sở này cũng có các văn bản hướng dẫn thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách năm học 2016-2017. Trong đó, nêu rõ các khoản thu phí, lệ phí theo quy định của Nhà nước; các khoản thu của các tổ chức, đoàn thể; các khoản thu tự nguyện phục vụ học sinh và quy trình thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm hỗ trợ sửa chữa, bổ sung, tăng cường cơ sở vật chất trường học.

Đồng thời, ban hành hàng loạt công văn hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra; công văn chấn chỉnh dạy thêm, học thêm và thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách; công văn gửi Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là các huyện) về việc cung cấp số điện thoại đường dây nóng để giúp các huyện tiếp nhận thông tin, tổ chức kiểm tra xác minh, xử lý kịp thời khi có đơn thư và báo chí phản ánh.

Thông qua đó, Sở GD-ĐT Thanh Hóa đề nghị Chủ tịch UBND các huyện tổ chức quán triệt các văn bản của UBND tỉnh và hướng dẫn của ngành về dạy thêm, học thêm và các khoản thu, chi ngoài ngân sách; tập trung chỉ đạo thanh tra, kiểm tra các trường Mầm non, Tiểu học, THCS trên địa bàn, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân sai phạm.

Đồng thời, theo phân cấp tại Quyết định số 685/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa, trách nhiệm quản lý Nhà nước toàn diện đối với các trường Mầm non, Tiểu học và THCS là của Chủ tịch UBND các huyện.

Tuy nhiên, qua đánh giá của ngành giáo dục Thanh Hóa, nhìn chung các đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực hiện nghiêm túc, đúng quy định về dạy thêm, học thêm và các khoản thu ngoài ngân sách. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, còn nhiều trường Mầm non, Tiểu học, THCS ở các địa phương thực hiện không nghiêm túc, để xảy ra lạm thu, dẫn đến phụ huynh, nhân dân bức xúc.

Theo Sở GD-ĐT Thanh Hóa thì trách nhiệm này thuộc về Chủ tịch UBND các huyện chưa sát sao thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với hiệu trưởng các trường để xảy ra sai phạm. Liên quan đến tình trạng lạm thu, khi nhận được thông tin, đơn thư và báo chí phản ánh các trường Mầm non, Tiểu học, THCS, Sở GD-ĐT Thanh Hóa đã chuyển cho UBND các huyện để kiểm tra, xác minh, xử lý sai phạm theo thẩm quyền.

Đồng thời, Sở GD-ĐT Thanh Hóa đã tổ chức thanh tra, kiểm tra, xác minh một số trường học có phản ánh về lạm thu như: Tiểu học Trần Phú (thành phố Thanh Hóa); Tiểu học Thiệu Châu (huyện Thiệu Hóa); Tiểu học Yên Phong (huyện Yên Định); Tiểu học và THCS thị trấn Tĩnh Gia (huyện Tĩnh Gia); Tiểu học Quảng Phong, Quảng Lộc (huyện Quảng Xương).

Sau khi có kết quả thanh tra, Sở GD-ĐT đã đề nghị Chủ tịch UBND các huyện xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân để xảy ra thiếu sót, sai phạm tại các trường theo thẩm quyền. Đến nay, tại thành phố Thanh Hóa có gần 40 trường học đã trả lại số tiền thu sai quy định cho phụ huynh học sinh, đồng thời UBND thành phố đã cấp kinh phí cho các trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia đảm bảo học 2 buổi/ngày.

Đối với cấp THPT, Sở GD-ĐT đã yêu cầu một số đơn vị, trường học trả lại toàn bộ kinh phí đã thu sai cho học sinh. Kiểm điểm hiệu trưởng các trường: THPT Thiệu Hóa, Dương Đình Nghệ, Tĩnh Gia 1. Đồng thời, yêu cầu khắc phục, rút kinh nghiệm trong việc tổ chức dạy thêm tăng số buổi so với quy định. Đến nay, cơ bản các trường có sai phạm đều phải khắc phục, trả lại toàn bộ số tiền đã thu sai quy định cho học sinh và cha mẹ học sinh.

Bất cập trong phân cấp quản lý?

Cũng theo đánh giá của ngành giáo dục Thanh Hóa, ý thức chấp hành pháp luật về dạy thêm, học thêm và các khoản thu của một bộ phận cán bộ quản lý trường học chưa nghiêm. Công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục còn nhiều bất cập. UBND các huyện chưa chỉ đạo quyết liệt trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời đối với hiệu trưởng các trường Mầm non, Tiểu học, THCS để xảy ra lạm thu.

Đầu năm học 2016 - 2017, ngành giáo dục Thanh Hóa đối mặt với khó khăn khi hàng nghìn giáo viên, nhân viên hành chính bị dừng hợp đồng. Điều đó lộ rõ những bất cập từ việc phân quyền quản lý cho các địa phương

Đầu năm học 2016 – 2017, ngành giáo dục Thanh Hóa đối mặt với khó khăn khi hàng nghìn giáo viên, nhân viên hành chính bị dừng hợp đồng. Điều đó lộ rõ những bất cập từ việc phân quyền quản lý cho các địa phương

Bên canh đó, năm 2016, kinh phí chi nghiệp vụ cho các trường học trên địa bàn Thanh Hóa chỉ đạt 10% (mức lương tối thiểu 730.000đ, tương đương với 6% của mức 1.150.000đ). Nhiều huyện sử dụng kinh phí nghiệp vụ chi cho hợp đồng lao động và các hoạt động khác dẫn đến kinh phí chi nghiệp vụ cho các trường chỉ đạt 2-4%. Do kinh phí chi nghiệp vụ thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu chi thường xuyên cho các trường học, như kinh phí sửa chữa, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, tiền điện sáng, tiền hợp đồng bảo vệ nhà trường.

Sở GD-ĐT Thanh Hóa đề nghị các đơn vị, địa phương tiếp tục tuyên truyền, quán triệt Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ hội cha mẹ học sinh; Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, quy định về dạy thêm, học thêm, Thông tư 29/2012/TT-BGDĐT về tài trợ cho các cơ sở giáo dục và Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT quy định về mặc đồng phục và lễ phục của học sinh, sinh viên; các văn bản của UBND tỉnh và hướng dẫn của ngành về chấn chỉnh dạy thêm, học thêm và thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách; tổ chức kiểm tra xác minh, xử lý, chấn chỉnh kịp thời đối với hiệu trưởng các trường sai phạm thông qua đường dây nóng; tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra, đồng thời xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân sai phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, theo phân cấp tại Quyết định 685/2007/QĐ-UBND ngày 02/3/2007 của UBND tỉnh, việc chỉ đạo việc sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; thực hiện đề án sắp xếp mạng lưới các trường Mầm non, Tiểu học, THCS và thực hiện các khoản thu là trách nhiệm của UBND các huyện.

Sở Tài chính phải thanh tra, kiểm tra theo phân cấp quản lý, đảm bảo cấp kinh phí chi nghiệp vụ đạt 10% cho các trường học, tránh tình trạng các địa phương sử dụng kinh phí sai mục đích. Sở Nội vụ phải thanh tra, kiểm tra các huyện về việc tuyển dụng, hợp đồng lao động, sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường Mầm non, Tiểu học, THCS; Sở GD-ĐT phối hợp với Sở Tài chính, tham mưu cho UBND tỉnh quy định một số khoản đóng góp nhất định, tránh tình trạng các trường mỗi nơi một kiểu huy động đóng góp của phụ huynh học sinh, gây bức xúc trong nhân dân, như đơn thư và báo chí đã phản ánh.

Duy Tuyên



Xem nguồn

Comments