Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Ứng dụng kỹ thuật số vào giảng dạy và giáo dục hướng nghiệp

Posted: 30 Dec 2016 08:44 AM PST


Đại diện Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Lâm Đồng và RMIT Việt Nam trong buổi hội thảoĐại diện Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Lâm Đồng và RMIT Việt Nam trong buổi hội thảo

Hội thảo do RMIT Việt Nam phối hợp với Sở GD&ĐT  tỉnh Lâm Đồng tổ chức, thành phần tham dự tới từ 50 trường THPT, THCS, các phòng giáo dục trung học, hai trường đại học và một số trung tâm giáo dục thường xuyên tại tỉnh.

Chương trình tập huấn gồm các nội dung như: Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy, tiếp cận với tài liệu học, và tư vấn hướng nghiệp – theo cấu trúc giúp người tham gia học qua trải nghiệm, đồng thời dùng cách chiêm nghiệm để áp dụng kỹ năng mới.



 Tập huấn về ứng dụng kỹ thuật số trong giảng dạy.

Trong phần tập huấn về ứng dụng kỹ thuật số vào dạy và học, người tham dự có cơ hội thảo luận về lý thuyết liên quan đến học tập, thử phần mềm và ứng dụng, tạo tài liệu giảng dạy ứng dụng kỹ thuật số và chia sẻ với đồng nghiệp của mình, đồng thời chia sẻ cách dạy hiện tại của bản thân.

Người tham dự còn được tìm hiểu về RMIT Access – dự án của RMIT Việt Nam nhằm giúp sinh viên gặp khó khăn khác nhau trong học tập có thể tiếp cận kiến thức tốt hơn.

Nội dung tư vấn hướng nghiệp cũng trình bày các phương pháp đánh giá giúp HS khám phá kỹ năng, sở thích từ đó HS có thể liên kết với kỹ năng tự nhận thức đối với những chương trình giảng dạy hiện có tại các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề.



Xem nguồn

Dân mạng ngán ngẩm với cô gái ý thức tham gia giao thông kém

Posted: 30 Dec 2016 08:06 AM PST



Hình ảnh người phụ nữ một mình một xe máy ung dung lấn làn đường được ghi lại trong ngày thử nghiệm tuyến xe buýt nhanh tại Hà Nội khiến nhiều người ngán ngẩm.




Xem nguồn

Cô giáo cho hơn 40 học sinh tát bạn bị đình chỉ ít nhất một học kỳ

Posted: 30 Dec 2016 06:38 AM PST


– Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng giáo dục huyện Thường Tín (Hà Nội) cho biết cô giáo cho hơn 40 học sinh tát bạn sẽ bị cảnh cáo và đình chỉ việc đứng lớp ít nhất một học kỳ.

Cô giáo cho hơn 40 học sinh tát bạn bị đình chỉ ít nhất một học kỳ

Em Đỗ Tuấn Linh bị hơn 40 học sinh trong lớp tát vào mặt dưới sự cho phép của cô Đ.D.T, giáo viên Trường Tiểu học Ninh Sở, Hà Nội.

Trao đổi với VietNamNet về việc cô giáo Trường Tiểu học Ninh Sở cho 43 học sinh trong lớp tát bạn, ông Dũng cho biết, sau khi có báo cáo của nhà trường, Phòng GD-ĐT đã yêu cầu cô giáo làm giải trình, kiểm điểm. Cùng đó yêu cầu cô giáo có trao đổi, chia sẻ với gia đình học sinh để phụ huynh và học sinh yên tâm hơn.

"Phòng GD-ĐT huyện Thường Tín đã yêu cầu nhà trường có văn bản đề xuất kỷ luật. Thứ nhất sẽ đình chỉ việc đứng lớp của cô giáo Đ.D.T và bố trí giáo viên khác giảng dạy thay thế. Thứ hai trên cơ sở báo cáo của trường sẽ tổ chức hội đồng kỷ luật và thấp nhất là có hình thức cảnh cáo đối với giáo viên này", ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, cụ thể, trước mắt sẽ đình chỉ cô giáo Đ.D.T một học kỳ (học kỳ 2 tới đây) và chuyển sang diện giáo viên dự trữ. Thời gian được quay trở lại vị trí của cô D.T sẽ tùy thuộc vào nhà trường đề xuất và nỗ lực của bản thân cô giáo.

Chiều 30/12, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết cũng đã nắm được thông tin về vụ việc do phòng GD-ĐT báo cáo. Sở GD-ĐT Hà Nội cũng yêu cầu phòng GD-ĐT nhanh chóng thành lập hội đồng kỷ luật để đưa ra biện pháp chấn chỉnh giáo viên.

Trước đó, VietNamNet từng phản ánh việc cô giáo Đ.D.T (Trường Tiểu học Ninh Sở) đã cho 43 học sinh trong lớp tát vào mặt em Đỗ Tuấn Linh để xử lý kỷ luật vì cho rằng em này chửi bậy. Sự việc diễn ra ngày 26/12 tại lớp 4A Trường Tiểu học Ninh Sở do cô giáo Đ.D.T chủ nhiệm.

Em Tuấn Linh kể lại nguyên nhân dẫn đến sự việc: "Bọn cháu cãi nhau sau đó bạn lớp trưởng nói dối với cô là cháu chửi bạn ấy, cô giáo không hỏi rõ đầu đuôi và cho 43 bạn lên bảng vả vào mặt cháu. Bạn lớp trưởng còn cào vào mặt cháu. Cô giáo bảo là chửi bạn thì cô cho vả như thế nào cũng được".

Theo Tuấn Linh, đây là lần thứ hai em bị như thế này. Lần đầu tiên diễn ra cách đây 2 tháng. Hiện, em học sinh này cho biết rất sợ đến lớp vì bị các bạn đánh.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Hiệu trưởng nêu đích danh ba khuyết điểm đào tạo đại học của Bộ Giáo dục

Posted: 30 Dec 2016 05:56 AM PST


Tại hội thảo "Thực trạng và các giải pháp cấp thiết củng cố, phát triển các trường đại học cao đẳng ngoài công lập Việt Nam" do Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam tổ chức ngày 22/12, GS.Trần Phương – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhận xét: Bộ GD&ĐT đã đưa ra những quy định "khuyến khích" sinh viên lười học.

GS.Trần Phương chỉ rõ 3 khuyết điểm của Bộ GD&ĐT trong giáo dục đại học. 

Thứ nhất, việc quy định sinh viên thi hết môn được 5 điểm là đạt. 

"Khi thi, sinh viên mở sách ra làm bài dễ dàng đạt điểm 5. Tôi đề nghị Bộ GD&ĐT sửa lại quy định đó thành 7 điểm, nếu không sinh viên sẽ lười học".

Thứ hai, việc thi các môn có điểm trung bình toàn khoá 6,0 là đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đề nghị Bộ tăng lên thành 7,0 để khuyến khích sinh viên học tốt. 



GS.Trần Phương – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Ảnh: Thùy Linh)

Thứ ba, việc Bộ GD&ĐT quy định các trường chỉ cho phép sinh viên có điểm tổng kết toàn khoá học đạt học lực khá, giỏi thì mới được làm luận văn; những người không đạt phải thi là không ổn.

Theo ông Phương lý giải, chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nội dung đào tạo và thời lượng đào tạo.

Trong khi Bộ yêu cầu các trường nâng cao chất lượng đào tạo nhưng chính sách đưa ra lại không tạo điều kiện để các trường thực hiện được. 

Ngoại ngữ là gánh nặng quá lớn

Hiện nay nhiều nước áp dụng khung kiến thức 130 tín chỉ cho 4 năm đào tạo Đại học. Bộ GD&ĐT cũng quy định khung kiến thức 120 tín chỉ nhưng nội dung kiến thức lại không giống nhau. 

130 tín chỉ của các nước chỉ hướng vào kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Còn 120 tín chỉ của ta, ngoài kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, còn bao gồm nhiều thứ "toàn diện" khác như giáo dục thể chất…



(GDVN) – Đa phần, chúng ta học để tìm được việc làm và để được làm việc đúng với năng lực của mình. Vậy thì xem ra câu hỏi: "Học để làm gì", có phần ngô nghê?

Đặc biệt, trường phải mất gần 1 năm để đào tạo ngoại ngữ của các em theo chuẩn B1 của Bộ.

Ông Phương nhận định: Ngoại ngữ là gánh nặng quá lớn. 

"Sinh viên không chuyên ngữ thì phải có trình độ B1. Chúng tôi có 10.000 sinh viên, khi vào trường trình độ ngoại ngữ của các em bằng 0, như vậy rõ ràng ở bậc học phổ thông dạy không hiệu quả" –vị Hiệu trưởng trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ thông tin. 

"Để giúp sinh viên đạt trình độ B1 Tiếng Anh, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã phải dành 36 tín chỉ (tương đương 1 năm học) để dạy môn học này.

Như vậy 120 tín chỉ trừ đi 36 tín chỉ ngoại ngữ, số còn lại không nhiều, trong khi các em lại còn phải học nhiều môn "toàn diện" khác nữa thì trách nào sinh viên của ta kém chuyên nghiệp", thầy Phương nhấn mạnh. 

"Chúng tôi phải “gạn” lắm cũng phải đến 150 – 160 tín chỉ, nhưng thu học phí 120 tín chỉ. Tôi đề nghị Bộ cho phép thiết kế lại chương trình đào tạo Đại học"- GS. Phương đề nghị. 



Xem nguồn

Giáo sư Phạm Vũ Luận, Tiến sĩ Nguyễn Vinh Hiển và những siêu đề án ngàn tỉ

Posted: 30 Dec 2016 05:15 AM PST


Ngày 28/12 Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đăng bài viết Những cánh cửa đóng chặt ở Bộ Giáo dục và Đào tạo, nói thẳng, chỉ thẳng một số bất cập của bộ máy quản lý giáo dục nước nhà, ngõ hầu tìm ra giải pháp xử lý dứt điểm những yếu kém, tồn tại hiện nay.

Trên tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm và xây dựng, chúng tôi mong muốn tiếp tục đồng hành cùng tân Bộ trưởng thúc đẩy sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục bằng những bài phân tích và phản biện chính sách.




Hôm nay chúng tôi xin nêu ra một tồn tại nhức nhối của ngành giáo dục thời ông Phạm Vũ Luận – Nguyễn Vinh Hiển: tư duy đổi mới giáo dục bằng “siêu” đề án, “siêu” dự án. 

Chúng tôi cho rằng, chừng nào tư duy này còn ngự trị trong các cơ quan tham mưu và đội ngũ quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chừng đó đổi mới căn bản toàn diện giáo dục vẫn là điều xa vời.

Có thể nói, nhiệm kỳ của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận và Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, “đổi mới” giáo dục bằng siêu đề án, siêu dự án là điều gây nhiều nhức nhối nhất trong dư luận về ngành giáo dục từ trước đến giờ.

Kể ra đây một số siêu dự án ngàn tỉ, chục ngàn tỉ nhưng kết quả thì đầu voi đuôi chuột có lẽ cũng không cần thiết, vì quý bạn đọc có thể hỏi trực tiếp Google. 

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ xin phân tích tư duy “đổi mới giáo dục bằng siêu đề án – dự án” của những người làm quản lý giáo dục thông qua Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau 2015, trước khi rút ra một số bài học cũng như kiến nghị với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đang phải rất vất vả nỗ lực khắc phục hậu quả mà người tiền nhiệm để lại.

Nhân danh "đổi mới giáo dục", làm siêu dự án để làm gì?


Tháng 5/2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo khiến dư luận choáng váng khi đưa ra bản dự thảo Đề án "Đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015"  với dự toán kinh phí ban đầu là 70.000 tỷ đồng. [1]

Khi dư luận dậy sóng, báo chí vào cuộc làm rõ dự thảo đề án dày 30 trang để tiêu 70 ngàn tỉ, Chánh văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo khi đó phải lên tiếng đính chính: đây chỉ là con số khái toán.



Biên tập viên VTV Quang Vinh và Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trong chương trình Đối thoại chính sách khoảng cuối năm 2011, ảnh chụp màn hình.

Theo vị này, dự thảo Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông bước đầu dự toán kinh phí là 70 nghìn tỷ đồng, trong đó số tiền chi cho việc biên soạn chương trình, sách giáo khoa chỉ khoảng hơn 960 tỷ (chưa đầy 1/70 tổng dự toán).

Số tiền còn lại chi cho các việc khác như xây dựng cơ sở vật chất trường học khoảng 35 nghìn tỷ (chiếm 1/2 tổng dự toán), mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học khoảng 30 nghìn tỷ (gần một nửa tổng dự toán), đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 390 tỷ đồng… 

Trong đó chi cho biên soạn chương trình và sách giáo khoa khoảng hơn 960 tỷ đồng. [2]

Người viết xin lưu ý, kinh phí xây dựng trường lớp bậc học giáo dục phổ thông cũng như chi trả lương giáo viên được nhà nước phân bổ thẳng cho các địa phương hàng năm theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Ngân sách nhà nước.

Vậy thì căn cứ vào đâu để ông Chánh văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Phương đưa ra con số 35 ngàn tỉ để xây dựng cơ sở vật chất trường học?

Sau gần 3 năm chỉnh sửa, ngày 14/4/2014, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dự thảo "Đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015".

Báo cáo chỉ vỏn vẹn trong 2,5 trang giấy, trong đó kinh phí thực hiện (chưa kể kinh phí xây dựng các trường học còn thiếu) là 34.275 tỷ đồng, tương đương 1,7 tỷ USD thời điểm đó. [1]

Một ngày sau, trong cuộc họp báo quý 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Đỗ Ngọc Thống, Vụ phó Giáo dục Trung học cho biết, tên đề án khiến nhiều người hiểu lầm. 

“”Chương trình, sách giáo khoa” chỉ là tên đề án, thực chất trong đó còn có chi tiết, đề án khác”, ông Thống nói. Cụ thể, chương trình và sách giáo khoa ước tính chỉ tốn khoảng 5.000 tỷ đồng. Số tiền còn lại là dự chi cho các vấn đề khác với 7-8 mục lớn.

Tối 16/4/2014, Chánh văn phòng Bộ công bố chi tiết số tiền sử dụng cho đề án. Theo đó, với tổng kinh phí dự kiến cho là 34.275 tỉ đồng, sẽ được dùng cho 5 khoản: 

105 tỷ đồng cho biên soạn chương trình, SGK. 910 tỷ đồng dạy thử nghiệm, 8.150 tỷ đồng dạy học đại trà theo chương trình, sách giáo khoa mới, 20.000 tỷ đồng đầu tư trang thiết bị dạy học để thực hiện dạy học đại trà và 5.010 tỷ đồng ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng kênh truyền thông giáo dục phục vụ đổi mới. [3]

Chưa dừng lại ở đây, ông Phạm Vũ Luận và ông Nguyễn Vinh Hiển lại có một động thái vô tiền khoáng hậu nữa về siêu đề án chục ngàn tỉ này.

Theo báo Người Lao Động, tối 16/4/2014 Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trả lời phỏng vấn trên VTV1 vẫn khẳng định con số trên 34 ngàn tỉ. Ông Hiển cho rằng, số tiền này tuy lớn với nước ta, nhưng không lớn so với thế giới. Ông cam kết:

"Tính hiệu quả, tính tiết kiệm và khả thi được đặt ra ngay từ đầu khi xây dựng chương trình… Chắc chắn chất lượng lần đổi mới này sẽ tốt, đáp ứng yêu cầu nghị quyết Đại hội Đảng đề ra". [4]



Tiến sĩ Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giải thích về 34 ngàn tỉ để đổi mới chương trình, sách giáo khoa trên VTV 1 tối 16/4/2014. Ảnh: Báo Người Lao Động.

Chỉ 4 ngày sau đó, cũng theo báo Người Lao Động, trong chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” phát sóng trong chương trình Thời sự 19 giờ tối 20/4/2014 trên đài truyền hình Việt Nam, GS Phạm Vũ Luận đã bác bỏ con số 34.000 tỉ đồng vừa được ông Hiển trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 16/4/2014.

Ông Luận cho rằng, nguồn gốc con số 34.000 tỉ đồng “gây hiểu lầm” là do "…tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của các nhóm chuyên gia khác nhau". Ông không trình bày dự thảo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội vì bận đi công tác nước ngoài. [5]

5 ngày sau, sáng  25/4, tại phiên họp toàn thể Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã xin rút nội dung thảo luận về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ra khỏi chương trình làm việc.

Còn theo báo Tiền Phong tường thuật phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ngày 11/6/2014, GS Luận nói:

"Trong đề án trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội không có con số 34 nghìn tỷ đồng và đó cũng không phải thiếu sót, bởi đây là công việc tiếp nối khóa trước.

Cụ thể, Quốc hội khóa X đã có Nghị quyết số 40 đổi mới chương trình, sách giáo khoa và cũng không nêu vấn đề kinh phí. Vì vậy, hồ sơ chuẩn bị lần này cũng không có vấn đề kinh phí."


Tất nhiên giải thích của ông Luận không thuyết phục được đại biểu Quốc hội. Báo Tiền Phong dẫn lời Đại biểu Hà Minh Huệ nói thẳng:

"Dù sao đây là con số khái toán, nhưng do một Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy quyền trình bày và phát ngôn là một đề án của bộ, chắc chắn Bộ trưởng phải biết, phải chỉ đạo cụ thể, trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội". [6]

Báo Thanh Niên ngày 11/6/2014 tường thuật cụ thể hơn: Vậy con số 34 nghìn tỉ xuất hiện ở lúc nào? Ông Luận đặt câu hỏi và trả lời: 

“Khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp để cho ý kiến về đề án này, theo chương trình đối ngoại của Bộ, tôi với tư cách là Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng giáo dục các nước Đông Nam Á cần phải chủ trì phiên họp hội đồng ở nước ngoài không về kịp và Thường vụ Quốc hội cho phép linh động cử một đồng chí Thứ trưởng đi họp.

Khi báo cáo chính thức trước Thường vụ, không có con số 34 nghìn tỉ. Nhưng khi Thường vụ Quốc hội thảo luận, có ý kiến hỏi xung quanh vấn đề kinh phí, trong tay đồng chí Thứ trưởng cũng không có con số 34 nghìn tỉ mà một đồng chí cấp vụ ngồi ở phía sau trao lên một tờ giấy. 

Thưa Quốc hội cũng thông cảm cho là anh em dự một phiên họp quan trọng như vậy, trang nghiêm như vậy nên bị… "khớp" nên đọc ra con số đó. Con số đó chúng tôi chưa có bàn bạc, chưa có thống nhất ở bên dưới”, Bộ trưởng Luận diễn giải. [7]

Nhưng xin thưa Giáo sư Phạm Vũ Luận, trả lời của Tiến sĩ Nguyễn Vinh Hiển, cấp phó của ông trên Đài truyền hình Việt Nam tối 16/4/2014 rằng 34 ngàn tỷ nhiều với Việt Nam, chứ không nhiều với thế giới. Ông Hiển lúc đó không bị "khớp". 

Hơn nữa, con số 34 ngàn tỉ được ông Hiển cùng nhiều quan chức khác của bộ nhắc đi nhắc lại với báo giới. Ông Hiển cùng Chánh văn phòng Bộ khi ấy là ông Phạm Ngọc Phương còn "chẻ nhỏ" hơn 34 ngàn tỉ ra các hạng mục khác nhau.



Ông Phạm Vũ Luận lên VTV ngày 20/4/2016 bác bỏ con số 34 ngàn tỉ Bộ Giáo dục và Đào tạo xin Quốc hội để đổi mới chương trình, sách giáo khoa được cấp phó của mình, ông Hiển trình bày. Ảnh: Báo Người Lao Động.

Vậy thì chỉ có 2 trường hợp xảy ra: Một là Tiến sĩ Nguyễn Vinh Hiển và đội ngũ tham mưu, bao gồm Chánh văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo thời điểm đó tự lập ra đề án 34 ngàn tỉ mà không thèm hỏi Bộ trưởng, ông Luận không biết nên theo ông là vô can.

Nếu vậy thì quả thật cần phải xem xét năng lực quản lý của người đứng đầu. Cấp phó xin 34 ngàn tỉ vô căn cứ mà ông không biết.

Hai là, Giáo sư Phạm Vũ Luận biết rõ, thậm chí có ý kiến chỉ đạo với tư cách Bộ trưởng về đề án 34 ngàn tỉ, nhưng khi thấy khó xuôi, thì ông quay ra phủi trách nhiệm?

Những điều ấy phải được làm rõ vì nó làm ảnh hưởng đến tư cách của một Bộ trưởng, một giáo sư, tiến sĩ.

Dấu hiệu vẽ "siêu đề án" tìm cách tiêu tiền ngân sách quá rõ

Qua những động thái này của GS.TS Phạm Vũ Luận và TS Nguyễn Vinh Hiển, có thể thấy rõ hai nhà lãnh đạo này toan tính “đổi mới” căn bản toàn diện bằng tư duy “siêu dự án”, nhưng không dựa trên bất cứ cơ sở khoa học nào cũng như căn cứ, số liệu cụ thể nào.

Xin 70 ngàn tỉ không lọt, thì giảm xuống 34 ngàn tỉ. Quốc hội và dư luận cả nước không chấp nhận và nhiều quan điểm phản ứng, ông Luận xin rút dự thảo về điều chỉnh lại.

Đến ngày 27/9/2014, GS.TS Phạm Vũ Luận lại trình Tờ trình Đề án ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xin 462 tỉ đồng đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Chủ tịch Quốc hội khi đó nghe Bộ trưởng Luận “đột ngột hạ độ cao” từ 34 ngàn tỉ xuống hơn 400 tỉ, ông cũng phát sợ. [8]




Ở đây xin được đưa ra một số ví dụ cho thấy rõ sự cẩu thả của hai vị giáo sư, tiến sĩ đứng đầu ngành giáo dục này, cũng như dấu hiệu "vẽ siêu dự án tiêu tiền nhà nước".

Thứ nhất, khẳng định ông Luận, ông Hiển xin 70 ngàn tỉ đổi mới chương trình, sách giáo khoa mà không dựa trên căn cứ nào, số liệu nào cụ thể, được chính ông Luận công khai nói trên VTV1.

Trong chương trình Đối thoại Chính sách cùng Biên tập viên Quang Minh và Giáo sư Hồ Ngọc Đại ngay khi bước vào năm học mới 2011-2012, video vẫn còn trên Youtube, xin được trích lời ông Luận nói về cách làm đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau 2015:

“Cái đề án này, phần hồn của việc đổi mới, chưa có. Ở đây nó mới chỉ là những cái khung thời gian triển khai những cái loại công việc.

Ví dụ đến ngày này hội đồng phải họp, nhưng họp bàn cái gì, quyết định vấn đề gì, ai ngồi dự họp ở đấy thì chưa biết. Mà quan trọng, cái khó nó ở cái phần hồn ấy cơ”. [9]

Chỉ lập khống một danh mục mốc thời gian, không có nội dung công việc, không có nội dung họp bàn mà Bộ trưởng, Thứ trưởng là những giáo sư, tiến sĩ dám xin đến 70 ngàn tỉ thì quả là việc vô tiền khoáng hậu.


Thứ hai
, báo Dân Trí ngày 9/6/2011 dẫn lời PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào là một trong những nhà khoa học đầu tiên được Bộ Giáo dục và Đào tạo mời đóng góp ý kiến vào Đề án này, bình luận:

"Đề án này có quá nhiều điểm chưa được, cũng không thể thuyết phục được dư luận vì có những việc cơ bản để làm tiền đề thì chưa thấy bàn đến. 

Ví dụ: Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 chưa có, quan điểm triết lý giáo dục chưa có, hệ thống giáo dục thế nào, phổ thông 11 hay 12 năm, tiểu học 5 năm hay 6 năm, có những môn học gì, chuẩn kiến thức kỹ năng chưa có.

Nói cách khác, nó là "nửa vời" ở khúc giữa, chơi vơi. Tôi không coi nó như một Đề án tầm cỡ trọng điểm quốc gia, mà chỉ coi như một bản nháp, bản thảo”.

Chứng minh cho sự "nửa vời" này, PGS Nguyễn Kế Hào đưa ra ví dụ:

“35.000 tỷ đồng sẽ xây bao nhiêu trường? Bao nhiêu tiền cho mỗi trường? Nhưng thực tế chúng ta đã, đang xóa trường học tranh tre nứa lá bằng nguồn vốn từ trái phiếu Chính phủ, nên tôi thấy không cần thiết. 

Trong Đề án còn đề cập tới khoản tiền vài ngàn tỷ để mua thiết bị giáo dục mới, nhưng thực tế hiện nay thiết bị vẫn đang đắp chiếu, hỏng hóc, lãng phí kinh khủng. 

Nếu lại lặp lại một trào lưu mua sắm thiết bị dạy học mới, tôi e là học sinh, giáo viên chẳng được lợi ích bao nhiêu, mà tiền Nhà nước bị lãng phí nghiêm trọng”. [10]

Thứ ba, khi rút từ 70 ngàn tỉ xuống 34 ngàn tỉ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chuẩn bị hết sức cẩu thả. Báo Vietnamnet ngày 25/4/2014 dẫn lời Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và nhi đồng Lê Văn Học bình luận:

“Bộ Giáo dục và Đào tạo không biết cách làm một đề tài khoa học. Dự án nghị quyết này dù chỉ là xin chủ trương thì cũng phải có thông tin cho Đại biểu. 

Cả một đề án mà chỉ có vài gạch đầu dòng, không có cái gì để đọc, có cảm giác các cố vấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo không biết cách làm.

Trong khi nghị quyết 40 làm từ Quốc hội khóa X nêu cụ thể từng vấn đề để biết cần bao nhiêu tiền. Đấy là chưa so sánh với những tập hồ sơ nặng đến 5-7 cân của các dự án về đường Hồ Chí Minh hay nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.


Ủy ban ta cũng phải rất thận trọng khi thẩm tra. Trong Ủy ban có 3/4 là nhà giáo mà để xảy ra một việc như vậy sẽ rất buồn”. [11]

Nếu vậy, nên chăng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xem lại học hàm giáo sư, phó giáo sư, học vị tiến sĩ của đội ngũ tham mưu tham gia xây dựng đề án này, cũng như học hàm học vị những người đứng đầu chỉ đạo các vấn đề, dự án trên?

Thứ tư, báo Tiền Phong ngày 26/4/2014 dẫn lời Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, ông Đào Trọng Thi đánh giá, hồ sơ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo được Chính phủ ủy quyền trình sang Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa đầy đủ.

Bộ chưa có báo cáo tổng kết việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông giai đoạn trước; báo cáo tác động của chương trình sách giáo khoa tới xã hội cũng rất sơ sài. 

“Có vẻ lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo quan niệm hơi đơn giản về việc này", ông nói.

Ông Thi cho biết, về nguyên tắc, hồ sơ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo không thể thiếu báo cáo tổng kết việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện hành, thế nhưng báo cáo này chưa có. [12]

Sau câu chuyện kinh phí đề án là đến câu chuyện nội dung dự thảo chương trình tổng thể giáo dục phổ thông.

Chiều 5/8/2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể để xin ý kiến chuyên gia và nhân dân cả nước, thì vấp ngay phải sự phản đối của giới Sử học, vì chủ trương tích hợp môn Lịch sử.

Đặc biệt là tại hội thảo "Môn lịch sử trong giáo dục phổ thông" do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức ngày 15/11/2015 ở Hà Nội, TS Nguyễn Vinh Hiển đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo tham dự đã “lãnh đủ búa rìu dư luận” từ giới nghiên cứu Sử học. [13]

Tranh cãi này vào cả kỳ chất vấn của Quốc hội, rồi kể từ đó đến lúc về hưu, hai ông Phạm Vũ Luận, Nguyễn Vinh Hiển gần như không "sờ" đến Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 nữa. 

Dự thảo Chương trình tổng thể giáo dục phổ thông công bố ngày 5/8/2015 cũng không thấy Bộ nhắc tới.

Bộ trưởng và Thứ trưởng khơi mào “những trận đánh lớn” đầu voi đuôi chuột về hưu, chiến trường bung bét để người sau dọn dẹp. Mọi bùng nhùng của đề án này, hai ông để lại cho người kế nhiệm giải quyết.

Đến đây chúng tôi tự hỏi, không lẽ cứ phải có tiền, thật nhiều tiền thì các nhà làm giáo dục như Giáo sư Phạm Vũ Luận, Tiến sĩ Nguyễn Vinh Hiển mới chịu đổi mới giáo dục một cách căn bản, toàn diện?

Liệu còn có cách nào khác để đổi mới căn bản, toàn diện thực sự nền giáo dục nước nhà mà không cần đến các “siêu đề án, siêu dự án ngàn tỉ” như cách làm của GS Phạm Vũ Luận và TS Nguyễn Vinh Hiển hay không?

Để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi xin quay trở lại trong một bài viết khác, sau khi đã phân tích cặn kẽ "siêu đề án" này, và một dự án điển hình khác – VNEN.

Tài liệu tham khảo:

[1]http://suckhoedoisong.vn/sach-giao-khoa-giao-duc-pho-thong-doi-moi-van-yeu-kem-n75355.html

[2]http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/bo-giao-duc-len-tieng-ve-de-an-70-000-ty-dong-2197204.html

[3]http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/bo-giao-duc-rut-de-an-34-000-ty-2982834.html

[4]http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/thu-truong-nguyen-vinh-hien-khong-lang-phi-34000-ti-dong-20140417152755832.htm

[5]http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/bo-truong-gd-dt-khong-co-con-so-34000-ti-dong-doi-moi-sach-giao-khoa-20140420203359481.htm

[6]http://www.tienphong.vn/giao-duc/de-an-34-nghin-ty-dong-chi-la-loi-ky-thuat-715996.tpo

[7]http://thanhnien.vn/thoi-su/co-con-so-34-nghin-ti-dong-trong-de-an-doi-moi-sach-giao-khoa-la-sai-sot-ky-thuat-400994.html

[8]http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Nganh-giao-duc-xin-400-ty-dong-de-thay-cach-day-chu-day-nguoi-post150340.gd

[9]https://www.youtube.com/watch?v=5x1vTk3L1Fs

[10]http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/de-an-giao-duc-70000-ty-dong-qua-lang-phi-1307951099.htm

[11]http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/bo-giao-duc-xin-rut-du-an-34-nghin-ty-172361.html

[12]http://www.tienphong.vn/Print.aspx?id=700117


[13] http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/tich-hop-mon-lich-su-bo-gd-dt-bi-chi-trich-du-doi-20151115223542772.htm



Xem nguồn

Tạm đình chỉ cô giáo cho 43 bạn tát vào mặt học sinh

Posted: 30 Dec 2016 04:35 AM PST

Chương trình GDPT mới phải tạo ra động lực phát triển mới

Posted: 30 Dec 2016 03:51 AM PST


Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và GS Nguyễn Minh Thuyết trao đổi với các chuyên giaBộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và GS Nguyễn Minh Thuyết trao đổi với các chuyên gia

Chia sẻ với các thầy cô, đội ngũ chuyên gia tại Hội nghị, Bộ trưởng nói: Từ khi có CT sau năm 2000, ngành GD đã tổ chức đánh giá, điều chỉnh nhiều lần. Lần này, việc đánh giá được thực hiện theo cách tiếp cận mới – đánh giá trên cơ sở quan điểm Nghị quyết 29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, các Nghị quyết, Quyết định của Quốc hội và Chính phủ về đổi mớiCT, SGK GDPT. Mục tiêu đánh giá là để phục vụ cho việc xây dựng CT mới và điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học theo CT hiện hành từ nay cho đến khi triển khai CT mới.

Khẳng định, quan điểm chủ đạo khi xây dựng CT GDPT mới là đổi mới căn bản, toàn diện nhưng phải kế thừa những nội dung tích cực của CT hiện hành, của truyền thống để tránh gây sốc. Bộ trưởng nói rõ "Những gì bất cập trong CT hiện hành thì cần điều chỉnh. Bất cập không phải là thừa, mà là chưa hợp lý, phải điều chỉnh. CT hiện hành vẫn nặng về kiến thức, nhẹ về kỹ năng, đặc biệt là chưa tiếp cận theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Hay về cấu trúc, CT hiện nay đóng theo các môn, không mở theo hướng liên môn, dẫn đến trùng lặp và thiếu hiệu quả trong việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Một bất cập nữa, đó là CT GDPT hiện hành chưa đạt được mục tiêu phân luồng do nội dung học thiếu định hướng nghề nghiệp."

Một CT hiện đại theo Bộ trưởng, phải có sự logic, tương tác, kế thừa lẫn nhau giữa các bộ phận. Do đó, trong việc điều chỉnh CT hiện hành, chúng ta cần xem xét theo huớng phát triển năng lực, nhẹ nhàng nhưng không cắt bỏ các nội dung học tập một cách cơ học.

Giáo dục, thời đại đang thay đổi, vì thế để chất lượng đào tạo tiếp cận, đáp ứng được nhu cầu của xã hội, tôi lưu ý hội nghị: "CT mới phải tạo ra động lực phát triển mới cho GDPT. Nhưng việc thêm-bớt môn học, cách thức xây dựng môn học của CT GDPT cần được xem xét chu đáo; phải đảm bảo logic, thể hiện đặc trưng của từng bậc học. Ví dụ, ở bậc THPT, chọn bao nhiêu môn là vừa, môn ấy như thế nào, bố trí thời lượng từng năm ra sao để quá trình học vẫn đảm bảo kiến thức phổ thông, nhưng đảm liên thông với GDNN, cả về cấu trúc, phân bổ, nội dung từng môn" Bộ trưởng yêu cầu.

Chỉ đạo việc hoàn thiện dự thảo CT GDPT tổng thể, Bộ trưởng cho rằng về cơ bản dự thảo đã tiếp cận được yêu cầu, tư tưởng chủ đạo đặt ra trong NQ 29. Nhiệm vụ của Dự án Hỗ trợ đổi mới GDPT là sớm hoàn chỉnh, công bố CT tổng thể và CT từng môn học, làm cơ sở biên soạn SGK mới.

Bộ trưởng nhận định, để thực hiện CT mới, cần có sự chuẩn bị đội ngũ giáo viên. CT mới sẽ thay đổi từ nội hàm tới cách tiếp cận môn học, từ đơn môn sang đa môn, liên môn, tích hợp…, vậy đội ngũ giáo viên giảng dạy hơn 1 triệu người sẽ thay đổi như thế nào nào để khi CT, SGK mới ban hành phải có người dạy? Chính vì lý do đó, Bộ đã yêu cầu Dự án Hỗ trợ đổi mới GDPT mời đội ngũ giáo viên PT đồng hành cùng quá trình đổi mới. Và trách nhiệm của Dự án, của Ban soạn thảo CT sau này là huy động mọi người cùng tham gia xây dựng CT tổng thể, CT bộ môn và biên soạn SGK để có một CT và nhiều bộ SGK tốt.

Bộ trưởng yêu cầu những người tham gia xây dựng CT, biên soạn SGK mới quan tâm đến 2 điều kiện quan trọng: đó là đội ngũ giáo viên và điều kiện trường lớp. Tránh tình trạng lệch pha giữa các thành phần tham gia đổi mới.

Bộ trưởng cũng thể hiện mong muốn nhận được nhiều ý kiến chia sẻ của các thầy cô trong quá trình đóng góp: "Tôi cũng muốn thầy cô tham vấn giúp BST để lý giải vì sao qua các lần chỉnh sửa CT, SGK trước đây chưa thành công được như ý muốn. Cần phải chỉ ra, ngoài vấn đề từ sự bất ổn chưa hợp lý trong nội tại CT, còn nguyên nhân nào khác, liệu có phải do giáo viên, cơ sở vật chất trường lớp…?"

"Rõ ràng, điều kiện cơ sở vật chất trường sở của chúng ta hiện nay có hạn, và có nhiều ý kiến cho rằng để đổi mới GD phải có sự đồng bộ cả về vật chất và nội dung. Trong CT hiện nay, thời lượng của các môn học liên quan trải nghiệm sáng tạo thực tiễn ít, trong khi đó, để thực hiện giảng dạy những môn này cần có điều kiện trang thiết bị hỗ trợ. Khi triển khai phương pháp học tích cực thì phải thảo luận, chia nhóm, điều này đòi hỏi sĩ số học sinh trong lớp vừa phải, trong khi đó tại nhiều địa phương, nhiều trường, lớp học vừa chật, vừa thiếu. Do đó, muốn đổi mới phải đảm bảo tính đồng bộ.

"Vì dự thảo CT tổng thể đã được lấy ý kiến nhiều lần, trao đổi chuyên sâu, nên tại hội nghị này, tinh thần làm việc là không góp ý chung chung hay dỡ ra bàn lại mà tập trung góp những ý kiến cụ thể để hoàn thiện dự thảo CT. Những người có trách nhiệm cần lắng nghe, chắt lọc các ý kiến góp ý để xây dựng CT mới nhưng cũng cần lưu ý tiến độ để sớm hoàn thành trên nguyên tắc đảm bảo nhanh nhưng chất lượng", Bộ trưởng đề nghị.

Bộ trưởng cho rằng với sự chỉ đạo định hướng rõ ràng cũng như tạo điều kiện tốt nhất của Bộ, với đội ngũ đông đảo nhiều giáo viên, chuyên gia giỏi, dù khối lượng công việc lớn, thời gian thực hiện không còn nhiều song tính khả thi của việc hoàn thành CT đúng tiến độ, đạt chất lượng là cao.



Xem nguồn

Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ không gây sốc

Posted: 30 Dec 2016 03:11 AM PST

"Trường đại học không nhiều nhưng nhiều trường chất lượng kém"

Posted: 30 Dec 2016 02:26 AM PST


 – “Thực ra số lượng trường của chúng ta không nhiều, số sinh viên/đầu dân không đông, nhưng cái yếu là nhiều trường trong số không nhiều đó chất lượng kém, hữu sinh vô dưỡng” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ.


'Trường đại học không nhiều nhưng nhiều trường chất lượng kém'
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Hội nghị Tổng kết đào tạo theo chương trình tiên tiến giai đoạn 2006-2016. Ảnh: Lê Văn

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết đào tạo theo chương trình tiên tiến giai đoạn 2006-2016 diễn ra sáng nay, 30/12, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, không nên dành quá nhiều thời gian để nhìn lại quá khứ đã làm được gì mà là bàn xem tương lai sẽ làm thế nào.

Ông Nhạ dành khá nhiều thời gian của bài phát biểu cho những vấn đề mà ông cho rằng cần bàn thảo kỹ cho giai đoạn thứ 2 của chương trình đào tạo tiến tiến đã thực hiện trong 10 năm qua.

Khẳng định, tới đây đất nước ta tái cơ cấu mô hình tăng trưởng, từ chiều rộng sang chiều sâu, ông Nhạ cho rằng, vai trò của các trường ĐH vô cùng to lớn. Tuy nhiên, so với các cấp, bậc học khác thì giáo dục đại học lại đang là “vùng trũng nhất của giáo dục Việt Nam”.

Hiện nay, cả nước có khoảng 271 rường ĐH, học viện và các cơ sở đào tạo, trong đó có khoảng 200 trường công lập còn lại là các trường tư thục, dân lập và các cơ sở đào tạo nước ngoài. Tuy nhiên, các trường tư thục, dân lập cũng chỉ có vài trường có ngành đào tạo tốt, còn đa phần đang khó khăn về tuyển sinh. Các trường địa phương thì phần lớn được nâng cấp từ CĐ lên nên khó trông cậy về chất lượng.

Ông Nhạ cho rằng, thực ra số lượng trường ĐH của Việt Nam không nhiều, số sinh viên/đầu dân không đông nhưng cái yếu là nhiều trường chất lượng đào tạo kém, hữu sinh vô dưỡng. “Nhiều trường đặt tên hoành tráng lắm, có trường còn đặt tên Tây nhưng điều kiện đảm bảo chất lượng thì vô cùng khó khăn. Như Thủ tướng đã nói cũng khó là một ĐH cho “ra hồn”.

Từ đó, theo ông Nhạ, các trường ĐH cần phải chuyển sang tự chủ, chuyển sang hướng dịch vụ để tăng cường tính cạnh tranh. “Đã là dịch vụ là phải thị trường, thị trường thì phải cạnh tranh” – ông Nhạ nhấn mạnh. “Hơn bao giờ hết, thời điểm này, các hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng trường, chủ tịch hội đồng quản trị trường sẽgặp nhiều khó khăn, phải đối mặt với áp lực cạnh tranh khi nhà nước dần dần không bao cấp nữa”.

Cũng theo ông Nhạ, vai trò dự báo định hướng nghề nghiệp của các trường hiện này còn rất hạn chế. Việc đào tạo cơ bản xuất phát từ năng lực hiện có rồi đi tìm đối tác còn thị trường trường thế nào, dự báo ra sao thì rất mờ nhạt.

Ông Nhạ cho biết, để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho việc tái cơ cấu mô hình tăng trưởng, tới đây, Bộ GD-ĐT đang tiến hành xây dựng đề án tiếp nối đề án thí điểm chương trình đào tạo tiên tiến 10 năm qua.

Tuy nhiên, mục tiêu tới đây là việc đào tạo phải phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động được dự báo. Theo ông Nhạ, đầu tiên cần phải quy hoạch các ngành theo hướng bám sát thị trường lao động, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đi theo chiều sâu.

“Những nhóm ngành như kế toán, KHXH&NV rất cần nhưng mức độ vừa phải. Những nhóm ngành về công nghệ, kỹ thuật , khoa học sức khỏe, nông nghiệp, công nghiệp rất ưu tiên” – ông Nhạ chỉ rõ.

Ông Nhạ cho rằng, cách tốt nhất là lựa chọn từ 35 ngành của chương trình đào tạo tiên tiến vừa qua để đầu tư. Nhiều ngành khác không nằm trong 35 ngành này mà vẫn đáp ứng được vẫn đưa vào. Đối tượng tham gia bao gồm cả các trường ĐH công lập và tư thục. Phương thức đầu tư của pha 2 sẽ theo hướng là hợp đồng giao nhiệm vụ. Ai có sức mạnh thì cạnh tranh. Làm sao Nhà nước bỏ ra lượng tiền nhỏ nhất nhưng thu kết quả tốt nhất.

Bên cạnh đó, việc đầu tư cũng phải đồng bộ, tránh tình trạng đầu tư “kiểu xôi đỗ”. “Một cơ sở đào tạo mà cố gắng có được nhiều chương trình này sẽ thuận lợi xây dựng cơ sở này thành đẳng cấp. Chứ lỗ mỗ chỉ có một cái hoặc 2 cái trong tổng số rất nhiều thứ thì rất khó bền vững” – ông Nhạ khẳng định.

Từ đây, ông Nhạ mong muốn các đại biểu dự hội nghị sẽ góp ý về những hạn chế của chương trình để từ đó rút ra bài học, kinh nghiệm và đề xuất với Bộ cho đề án sắp tới.

Đề án đào tạo theo chương trình tiên tiến (CTTT) tại một số trường ĐH Việt Nam giai đoạn 2008-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008. Đến năm 2012, Đề án đã có 23 trường đại học triển khai thực hiện 35 chương trình đào tạo của 22 trường đại học trên thế giới.

Đến nay, cả Đề án đã tuyển được 13.270 sinh viên, trong đó có 69 sinh viên các dân tộc ít người. Đề án đã mời tổng cộng 1.833 lượt giảng viên nước ngoài đến giảng dạy, trong đó 1.389 giảng viên đến dạy các học phần thuộc CTTT và 444 giảng viên đến giảng chuyên đề.

Đến thời điểm hiện tại, các CTTT đã có 3.601 sinh viên tốt nghiệp, trong đó 255 sinh viên xuất sắc (7,1%), 1.307 sinh viên giỏi (34,3%) và 1.707 sinh viên khá (47,4%).

Trong số 2.561 sinh viên tốt nghiệp năm 2015 đã tìm được việc làm, có 539 sinh viên xin được học bổng đi học tiếp ở nước ngoài (449 học thạc sĩ, 90 nghiên cứu sinh); 274 sinh viên học trên đại học ở trong nước (241 học thạc sĩ, 33 nghiên cứu sinh); 123 làm giảng viên các trường đại học, cao đẳng; 104 làm việc trong các viện nghiên cứu; 269 làm việc trong các cơ cơ công lập khác; 660 làm việc trong các cơ quan liên doanh với nước ngoài; 592 làm trong các cơ quan tư nhân hoặc tự mở công ty riêng.

Tuy không được bố trí ngân sách, song giảng viên và sinh viên CTTT tham gia nhiều đề tài các cấp có nhiều công trình công bố trong nước và quốc tế; riêng sinh viên CTTT đã tham gia vào 2 đề tài cấp nhà nước, 21 đề tài cấp Bộ/Tỉnh, 13 đề tài hợp tác quốc tế, 175 đề tài cấp trường, thực hiện 409 đề tài sinh viên, tham dự 156 báo ở hội nghị, hội thảo quốc tế, là đồng tác giả của 145 công trình công bố ở nước ngoài và 192 công trình công bố trong nước.



Xem nguồn

Chính quyền phường 7, Q.Bình Thạnh thờ ơ, tạo điều kiện cho dạy thêm trái phép

Posted: 30 Dec 2016 01:44 AM PST


Ngày 28/12/2016, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết "Quận Bình Thạnh, giáo viên lớp 2 cũng dạy thêm", phản ánh tình trạng một số hộ dân ở hẻm số 10 đường Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh cho giáo viên (chủ yếu là tiểu học) thuê để dạy thêm không phép cho học sinh.

Trong số những giáo viên bị người dân phản ánh, có một nữ giáo viên hiện đang dạy lớp 2 của Trường tiểu học Bế Văn Đàn, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh cũng đang thuê phòng dạy thêm tại đây.

Trong buổi làm việc với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, nữ giáo viên này đã biết việc dạy thêm của mình ở nhà là sai, không đúng với quy định của thông tư 17 và quyết định 21, cùng với các văn bản, quy định về dạy thêm học thêm của ngành, và cả của thành phố.



Phụ huynh nhộn nhịp đón học sinh tạn học thêm  ở hẻm số 10 Hoàng Hoa Thám tối 26/12 (ảnh: P.L)

Hiệu trưởng Trường tiểu học Bế Văn Đàn – cô Nguyễn Thị Đoan Trang đã đề nghị nữ giáo viên nói trên chấm dứt ngay việc dạy thêm sai quy định của mình, thông báo cho phụ huynh có con đang học thêm được biết.

Tuy nhiên, để làm rõ vài trò của chính quyền địa phương trong việc quản lý địa bàn, để xảy ra tình trạng dạy thêm trái phép, chiều ngày 28/12, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đến trụ sở UBND phường 7 – quận Bình Thạnh, đăng ký làm việc với lãnh đạo phường về vấn đề này.

Sau khi trình thẻ nhà báo và các giấy tờ có liên quan, nhân viên phụ trách đăng ký tiếp công dân của phường đã đề nghị phóng viên khai báo thông tin, ghi vào sổ để trình, xếp lịch "cho" được gặp lãnh đạo.

Tiếp đó, sáng ngày 29/12, một nữ nhân viên của UBND phường (tên Phương Anh) gọi điện thoại cho phóng viên, hẹn ngày 5/1/2017 đến UBND phường 7 – quận Bình Thạnh, để gặp Phó Chủ tịch UBND phường (phụ trách văn xã) tên là Mỹ Loan, làm việc về vấn đề này.

Khi phóng viên hỏi lý do tại sao lâu như vậy, nhân viên này giải thích rằng: Cuối năm, lãnh đạo còn bận rất nhiều cuộc họp, và còn phải đi kiểm tra thực tế mới có thể trả lời được.

Như vậy là phải đúng 1 tuần kể từ khi đăng ký, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam mới có thể gặp, làm việc về nạn dạy thêm học thêm trái phép trên địa bàn, với lý do là lãnh đạo bận rộn cuối năm, cần thêm thời gian đi kiểm tra.

Cho dù rằng, ngay sau khi bài báo được đăng tải, việc dạy thêm không phép của các giáo viên ở hẻm nói trên đã có những chuyển biến rõ rệt, nhưng dư luận và người dân vẫn tiếp tục đòi hỏi phải truy, làm rõ trách nhiệm quản lý địa bàn của chính quyền địa phương sở tại, nơi để xảy ra tình trạng này.

Trong khi dư luận đang rất bức xúc hàng ngày, hàng giờ với vấn đề dạy thêm trái phép của các giáo viên, nhất là ở cấp tiểu học, còn UBND phường 7 – quận Bình Thạnh thì lại rất 'bình chân như vại' trước những phản ánh từ phía người dân.

Phải chăng, chính quyền phường 7 – quận Bình Thạnh đang thờ ơ trước việc dạy thêm trái phép trên địa bàn, do mình quản lý?



Xem nguồn

Comments