Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Quá hạn trả đất, nhà Trường vẫn “án binh, bất động”

Posted: 03 Dec 2016 08:14 AM PST


Ngày 2/12, ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND thành phố Hội An (Quảng Nam) cho biết, phía Trường đại học Phan Châu Trinh vẫn chưa trình thành phố phương án di dời để bàn giao lại mặt bằng đã thuê.

Ông Dũng cho biết, mặc dù địa phương đã có nhiều văn bản thúc giục Trường này trả đất nhưng vẫn chưa thực hiện.



Trường Đại học Phan Châu Trinh phải trình phương án di dời trước ngày 15/12. (Ảnh: PB)

"Thành phố gia hạn cho nhà Trường đến hết ngày 15/12 phải trình phương án di dời cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ra khỏi khuôn viên. Đến ngày 31/12 thì phải bàn giao toàn bộ mặt bằng để thành phố thực hiện đầu tư, xây dựng công viên" ông Dũng nói.


(GDVN) – Đó là khẳng định của ông Trần Ngọc Sơn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường Đại học Phan Châu Trinh (Hội An) với Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam ngày 5/11.


Trước đó, thành phố Hội An cũng đã phát "tối hậu thư" yêu cầu Trường bàn giao mặt bằng trước ngày 1/12. Nhưng nay lại gia hạn đến hết ngày 31/12.

Cũng theo ông Dũng, phía nhà Trường có trình bày phương án di dời, trả một phần diện tích khoảng 2 hecta  phía trước, còn hơn 1,5 hecta còn lại để tiếp tục dạy học nhưng UBND tỉnh Quảng Nam vẫn chưa thống nhất, đồng ý.

Như Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam đã thông tin, Trường Đại học Phan Châu Trinh (có trụ sở tại số 2 Trần Hưng Đạo, Hội An) bị UBND thành phố Hội An ra quyết định thu hồi diện tích hơn 3,8 hecta mà Trường này thuê.

Nhà trường đưa ra phương án bàn giao từng phần của Trường để có thời gian hoàn thiện việc xây dựng cơ sở mới diện tích 15 hecta tại Cẩm Thanh (Hội An) nhưng chưa được chấp thuận.

Sự việc dây dưa, kéo dài khiến hơn 700 sinh viên đang theo học tại Trường thấp thỏm, lo lắng không yên. Nhiều người lo lắng sợ Trường giải thể, không nhận được bằng.



Xem nguồn

Hiệu trưởng đi vắng, nhân viên bán sách “lén” vào trường?

Posted: 03 Dec 2016 07:31 AM PST


Tờ thông báo có những nội dung như: "Nhà xuất bản ĐH Sư phạm TPHCM. Được sự cho phép của Ban giám hiệu nhà trường xin giới thiệu tới các em học sinh bộ sách nâng cao, cho các em đạt giải xuất sắc vào trường chuyên, lớp chọn. Để đồng hành với các phụ huynh, nhà sách Thiên Vương TPHCM biên soạn bộ sách nâng cao để giúp các em học giỏi, vào trường chuyên lớp chọn".

"Thông báo" đã giới thiệu bộ 6 quyển sách với giá 221.000đ/bộ. Và cuối "thông báo" có nội dung "Lưu ý: các bậc phụ huynh mua cuốn sách nào cho con em mình thì đăng ký và nộp tiền cho giáo viên chủ nhiệm (thời gian đăng ký 3 ngày)".

Sau khi nhận được thông báo trên, kèm theo lời xin tiền của con mình, một phụ huynh bức xúc: "Mấy ngày trước con tôi cầm giấy thông báo này về nói và xin tiền, tôi thấy giá tiền cao, sách cũng không phù hợp với khả năng của cháu nên tôi không cho mua".


Thông báo học sinh cầm về đưa cho phụ huynh và xin tiền.

Thông báo học sinh cầm về đưa cho phụ huynh và xin tiền.

Trước sự việc trên, bà Dương Thị Nga – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, thời điểm xảy ra vụ việc, bà Nga đang đi học, nên việc nhân viên nhà sách đã vào trường tiếp thị bán sách như trên bà không hề hay biết. Hiện tại, bà cũng chưa thấy cụ thể các cuốn sách trên là như thế nào. Và bà Nga sẽ xác minh sự việc, nếu mà đã thu tiền của phụ huynh, bà sẽ chỉ đạo trả lại tiền.

Ông Phạm Quang Long – Phó trưởng Phòng GD huyện Chư Păh cho biết, trước đó, Phòng đã có chủ trương cấm việc vận động mua sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Phòng cũng đã nghe Trường Tiểu học số 2 xã Hòa Phú báo cáo sự việc lên Phòng. Theo đó, lúc xảy ra sự việc là Ban giám hiệu nhà trường đi vắng, nhân viên tiếp thị sách đã vào trường. Một số cô giáo đã cho nhân viên vào lớp tiếp thị sách cho các em học sinh.

Ông Long cho biết thêm, sau khi xảy ra vụ việc ở Trường Tiểu học số 2 xã Hòa Phú, Phòng đã tổ chức cuộc họp với các hiệu trưởng của các trường trên địa bàn, yêu cầu họ chỉ được dùng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo đã được thẩm định và cho phép của Bộ GD&ĐT. Phòng nghiêm cấm việc để người ngoài vào trường chào mời mua sách, đồ dùng học tập, tài liệu.

Tuệ Mẫn



Xem nguồn

Cuộc thi đua xe không người lái đã thu hút hơn 500 sinh viên

Posted: 03 Dec 2016 06:49 AM PST


Trong đó, Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh là trường có tỷ lệ thí sinh đăng ký tham gia nhiều nhất (22 đội).

Tiếp theo là Đại học Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh có 17 đội, Đại học Bách Khoa Hà Nội có 13 đội, Học viện Bưu chính viễn thông có 11 đội, Đại học FPT có 9 đội, Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội có 9 đội tham dự.



Hơn 500 sinh viên tham dự cuộc thi đua xe không người lái (Ảnh: Vân Anh)

Ngoài ra, 6 trường đại học có số lượng sinh viên đăng ký tham dự nhiều nhất sẽ tổ chức 6 trận thi đấu để tìm ra 6 đại diện xuất sắc của trường tham dự thi chung kết toàn quốc.

Ban tổ chức sẽ tổ chức 2 trận sơ loại chung cho các trường để tìm ra 2 ứng cử viên còn lại tranh tài tại trận chung kết.

PGS.TS Trần Xuân Tú, Trưởng Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế (Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng:

Cuộc thi “Cuộc đua số” không chỉ giúp sinh viên áp dụng những lý thuyết học trong nhà trường vào thực tiễn mà còn cung cấp nhiều kiến thức công nghệ mới như xe không người lái, lập trình nhúng, nhận dạng vật thể trên các đường đua, xử lý ảnh theo thời gian thực….

Đặc biệt, sinh viên sẽ được đào tạo và thực hành các kỹ năng cần thiết cho quá trình làm việc nhóm, lập kế hoạch và quản trị dự án.

“Cuộc đua số” là cuộc thi lập trình điều khiển xe không người lái và đua xe trên sa hình mô phỏng đường phố thật tại Việt Nam. 

Cuộc thi diễn ra từ tháng 11/2016 đến tháng 4/2017. Cuộc thi công nghệ này dành cho tất cả sinh viên đại học trên cả nước.

Mỗi đội thi lọt vào vòng chung kết sẽ được ban tổ chức cung cấp 01 xe ô tô mô hình đã được thiết lập sẵn và bộ thư viện mã nguồn mở để tham gia thi đấu.


Tổng giá trị giải thưởng của cuộc thi lên tới 700 triệu đồng.

Bao gồm: 01 giải Nhất trị giá 450 triệu đồng (gồm 01 chuyến trải nghiệm 7 ngày tại Mỹ cho các thành viên đội thi và 03 laptop); 01 giải Nhì trị giá 30 triệu đồng; 02 giải Ba, mỗi giải trị giá 20 triệu đồng; 08 giải thưởng cho đội giành giải nhất vòng sơ loại, mỗi giải trị giá 10 triệu đồng.

Ngoài ra, trường có đội thi đạt giải nhất sẽ nhận được 50 triệu đồng tiền mặt. 



Xem nguồn

Xổ số điện toán Mega 6/45 vào đề kiểm tra môn Toán

Posted: 03 Dec 2016 06:07 AM PST


Một câu hỏi được đặt ra là xác suất trúng giải là bao nhiêu mà có vẻ dễ trúng đến vậy. Trường THPT chuyên Ngoại ngữ thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội đã nhanh chóng đưa vấn đề tính xác suất trúng giải vào trong đề kiểm tra môn Toán của khối 11. Câu hỏi thú vị này đã được các học sinh hồ hởi đón nhận.

Câu hỏi ra như sau:

Tác giả của đề toán, TS. Nguyễn Phú Chiến cho biết: "Thực ra việc tính xác suất trúng giải Jackpot cũng như các giải thưởng khác của xổ số điện toán Mega 6/45 cũng đã được một số trang mạng đề cập. Tuy nhiên, cách giải thích lại hơi dài dòng và khó hiểu đối với những người chưa từng chơi. Tôi chỉ tìm cách diễn đạt lại một cách ngắn gọn bằng ngôn ngữ Toán học và chuyển thành câu hỏi trắc nghiệm khách quan thôi”.

” Qua những câu hỏi này, tôi muốn các em học sinh thấy được ứng dụng của Toán học trong một vấn đề đang được xã hội quan tâm, qua đó gợi hứng thú học tập cho các em" – TS Chiến cho hay.

Được biết, Trường THPT chuyên Ngoại ngữ là nơi luôn quan tâm đến việc tìm tòi đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng đề cao tính ứng dụng trong thực tiễn.

Tuấn Bùi



Xem nguồn

Giáo viên “biết sai mà vẫn làm liều” với các quy định về dạy thêm

Posted: 03 Dec 2016 05:24 AM PST


Theo phản ánh của phụ huynh, mới đây nhất, thầy Đ.T.C (giáo viên khối 3 của Trường tiểu học Đuốc Sống, quận 1, TP.Hồ Chí Minh) được xác nhận là có tổ chức dạy thêm tại nhà cho học sinh khối 3 của trường.

Tổng số học sinh học thêm tại nhà  (căn phòng do thầy C. thuê) là gần 20 học sinh, trong đó tất nhiên là cũng có những học sinh chính khóa của thầy C. ở trường.

Nằm ngay ở khu vực trung tâm nhất của TP.Hồ Chí Minh, trường tiểu học Đuốc Sống là trường học 2 buổi/ngày. Điều đó có nghĩa rằng, sau giờ học buổi chiều, sẽ có rất nhiều phụ huynh lại chở con đến chỗ của thầy C. để học thêm (ca 3).

Thầy C. nhấn mạnh rằng, mình hoàn toàn không o ép học sinh đi học thêm, mà phụ huynh và học sinh tìm tới học trên tinh thần tự nguyện, do sức học quá yếu.

Cũng chính thầy C. chia sẻ rằng, các văn bản, chỉ đạo về vấn đề dạy thêm học thêm của ngành, của thành phố đã được nhà trường phổ biến như thế, nhưng thực tế thì thầy C. vẫn vi phạm các quy định này.



Học sinh  khối 3 tan giờ học thêm ở nhà của thầy C. tại hẻm 79 đường Nguyễn Hữu Cầu, quận 1 (Ảnh: P.L)

Ngay sau khi nắm được thông tin, Hiệu trưởng trường đã yêu cầu thầy C. phải chấm dứt ngay việc dạy thêm trái quy định này. Hiện nhà trường cũng đang chuẩn bị họp hội đồng sư phạm để xem xét đến việc vi phạm của thầy C.


Hàng loạt các giáo viên vi phạm quy định về dạy thêm, bị phụ huynh tố giác vừa qua như: giáo viên N.T.N. của Trường tiểu học Trần Hưng Đạo (quận 1), cô B.T. (giáo viên Trường tiểu học Phú Thọ Hòa, quận Tân Bình), giáo viên tiếng Anh của Trường tiểu học Bành Văn Trân…chứng tỏ việc vi phạm vẫn còn nhan nhản.

Chưa bao giờ, vấn đề dạy thêm lại làm 'nóng' cả các trang báo, lẫn cơ quan quản lý giáo dục trong thời gian vừa qua ở TP.Hồ Chí Minh.

Hàng ngày, những cơ quan này nhận được rất nhiều phản ánh, đơn thư tố giác của phụ huynh nói rằng, ở địa điểm này, địa điểm kia vẫn còn tình trạng giáo viên của trường nọ đang dạy thêm.

Đơn thư gửi đi khắp nơi, cá biệt có những trường hợp gửi đi gửi lại rất nhiều lần.

Hầu hết, các lớp dạy thêm ở nhà này đều không được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền.

Ngoài ra, rất nhiều phụ huynh đã bày tỏ nỗi lòng của mình, khi con chỉ mới học lớp 2, nhưng cứ sau giờ học chiều lại phải chở con đến nhà thầy cô học thêm.

Dù quy định là cấm triệt để việc giáo viên tiểu học dạy thêm, nhưng trên thực tế, các vi phạm thì vẫn cứ xảy ra, còn phụ huynh bức xúc…thì vẫn hoàn bức xúc.

Việc kiện cáo, tố giác dạy thêm có thể khiến cho nhiều giáo viên phẫn uất, đau buồn khi cho rằng, họ đang bị xem như là tội phạm, để phụ huynh, báo chí soi mói, bôi nhọ nghề nghiệp.

Đó là chưa kể, nhiều trường hợp xuất phát từ động cơ không trong sáng, ganh ghét và đố kỵ lẫn nhau giữa những người đồng nghiệp.

Dù vậy, theo lãnh đạo một Phòng Giáo dục ở TP.Hồ Chí Minh, cho dù vì động cơ và mục đích gì đi nữa, nhưng nếu giáo viên vẫn cứ làm sai quy định thì sẽ vẫn còn bị tố cáo dài dài.

Còn nếu giáo viên làm đúng, thì dù cho có tố cỡ gì đi nữa, thì cũng sẽ chẳng ai làm gì được mình.


 


(GDVN) – Nhân cách của một nhà giáo không thể bị đánh đổi bằng tiền, dù với bất cứ giá nào, trong bất kỳ hoàn cảnh nào!

 


Làm việc với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, có đến 99% Hiệu trưởng khi tiếp nhận thông tin giáo viên của mình dạy thêm sai quy định ở nhà đều khẳng định rằng, trường đã tuyên truyền, phổ biến rất kỹ các quy định này.

Thậm chí, trong rất nhiều cuộc họp hội đồng sư phạm, Hiệu trưởng đã phải răn đe rằng, giáo viên hãy ngưng ngay việc dạy thêm sai quy định. Nếu bị phát hiện, trường sẽ xử lý rất nặng.

Thế nhưng, việc dạy thêm sai quy định này vẫn cứ xảy ra như chưa từng tồn tại các quy định. Vì sao lại có hiện tượng này? Câu trả lời chỉ có các giáo viên vẫn cố vi phạm có lẽ mới trả lời được.

Khi nào, 'miếng bánh' từ việc dạy thêm sai quy định còn quá ngon ngọt, hấp dẫn, không dễ cưỡng lại được, thì có lẽ khi đó, vẫn còn tình trạng giáo viên bất chấp quy định để vi phạm.

Trong trường hợp này, có lẽ không ai khác chính là thầy cô, người luôn biết và nắm rõ các quy định, nhưng vẫn cố mà vi phạm, đang tiếp tay cho người khác đi tố cáo mình, mà chính bản thân mình thì lại không chịu từ chối những điều sai trái.



Xem nguồn

Lao động trong nhóm kinh doanh bất động sản có thu nhập cao nhất

Posted: 03 Dec 2016 04:41 AM PST


 – Theo bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam số 11, quý III năm 2016 do Bộ LĐTBXH kết hợp với Tổng cục Thống kê công bố chiều qua, 2/12 thì so với quý trước đó, số người thất nghiệp tăng cả số lượng và tỉ lệ. Người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp, đại học trở lên có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất.

Lao động trong nhóm kinh doanh bất động sản có thu nhập cao nhất

Cả nước có hơn 202 ngàn người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp.

Quý 3/2016, cả nước có 1.117,7 nghìn người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tăng 29 nghìn người so với quý 2/2016, song lại giảm 11 nghìn người so với quý 3/2015.

Trong số những người thất nghiệp, 456,1 nghìn người có chuyên môn kỹ thuật; nhiều nhất ở các nhóm "trình độ đại học trở lên" (202,3 nghìn người), "cao đẳng chuyên nghiệp" (122,4 nghìn người) và "trung cấp chuyên nghiệp" (73,8 nghìn người).

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cao nhất ở nhóm có trình độ "cao đẳng chuyên nghiệp" (8,36%), tăng mạnh so với quý trước, tiếp theo là nhóm "đại học trở lên" (4,22%) và "trung cấp chuyên nghiệp" (3,79%).

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên là 7,86%, tăng so với quý 2/2016 và cùng kỳ năm 2015. Riêng tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên thành thị là 8,78%, gấp gần 4 lần tỷ lệ thất nghiệp chung (2,34%).

Số người thất nghiệp dài hạn (trên 12 tháng) chiếm 22,6% tổng số người thất nghiệp.

Quý 3/2016 có 908,7 nghìn lao động có thời gian làm việc dưới 35 giờ/tuần; riêng số người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm4 là 774 nghìn, tăng 53 nghìn người so với quý 2/2016 và 14 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Lao động khu vực nông thôn chiếm 85% người thiếu việc làm. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi quý 3 là 1,66%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với quý 2/2016.

Kinh doanh bất động sản có thu nhập cao nhất

Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương tăng so với quý 2/2016 và cùng kỳ năm 2015. Quý 3/2016, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương là 4,93 triệu đồng, tăng 80 nghìn đồng (1,7%) so với quý 2/2016, và tăng 326 nghìn đồng (7,1%) so với cùng kỳ 2015.

Đa số lao động làm việc ở các nhóm nghề đều có thu nhập cao hơn quý 2/2016, và cùng kỳ năm 2015, ngoại trừ nhóm CMKT bậc cao giảm so với Q2/2016. Nhóm Nhân viên có mức tăng thu nhập cao nhất.

Quý 3/2016, lao động làm việc trong ngành kinh doanh bất động sản có thu nhập cao nhất, tiếp theo là nhóm Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; chênh lệch so với nhóm thấp nhất (NLTS) giảm, còn 2,40 lần so với 2,42 lần quý 2/2016.

Tính theo loại hình doanh nghiệp, lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước có thu nhập bình quân tháng cao nhất. Tuy nhiên, lao động trong cả 2 loại hình sở hữu này đều có thu nhập giảm so với Q2/2016, trong khi lao động ở các loại hình khác đều có xu hướng tăng, đặc biệt khu vực "hộ/cá thể" có xu hướng tăng cao nhất.

Quý 3/2016, có 20,3% lao động làm công hưởng lương thuộc nhóm thu nhập thấp3 (dưới 3 triệu đồng/tháng), tăng 4,37 điểm phần trăm so với quý 2/2016.

Lê Văn



Xem nguồn

Hiệu trưởng bị tố cắt xén phần ăn, chửi mắng giáo viên

Posted: 03 Dec 2016 04:00 AM PST


 – Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Du bị phụ huynh và giáo viên "tố" cắt xén phần ăn của trẻ để trục lợi, thực hiện chủ trương vận động xã hội hóa không công khai…

Hiệu trưởng bị "tố" sai phạm hàng loạt

Mới đây, nhiều phụ huynh và giáo viên của Trường tiểu học Nguyễn Du (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) đã gửi đơn đến cơ quan chức năng tại TP Cần Thơ "tố" cô Nguyễn Thị Lương Hảo – Hiệu trưởng trường này lợi dụng chủ trương vận động xã hội hóa để thu lợi; cắt phần của học sinh để trục lợi…

Hiệu trưởng bị tố cắt xén phần ăn, chửi mắng giáo viênTheo đơn phản ánh, đầu năm học 2016 – 2017, Ban giám hiệu Trường tiểu học Nguyễn Du vận động phụ huynh các em học sinh đóng góp để duy tu, sửa chữa cơ sở vật chất. Tuy nhiên, khi phụ huynh đóng góp thì không có phiếu thu theo quy định; phụ huynh không được giám sát kế hoạch sửa chữa của trường; vận động phụ huynh đóng quỹ khen thưởng, hỗ trợ học sinh nghèo, tổ chức lễ hội từ nhiều nguồn của mạnh thường quân nhưng không công khai…

Đặc biệt, cô Hảo còn bị " tố" cắt xén phần ăn của học sinh, kê hóa đơn khống, không cấp văn phòng phẩm cho giáo viên sử dụng…

"Qua những phán ảnh trên phụ huynh chúng tôi rất bức xúc bởi chủ trương của BGH nhà trường thực hiện xã hội hóa giáo dục nhưng lại không công khai minh bạch. Bắt buộc phụ huynh phải đóng tiền hỗ trợ ở mức giá định sẵn, cào bằng. Đây là kiểu tận thu của nhà trường khiến nhiều phụ huynh gặp khó khăn", đơn phản ánh nêu.

Liên quan đến vụ việc này, trao đổi với VietNamNet, bà Lâm Thanh Liễu – Trưởng phòng GD&ĐT quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) cho biết, sau khi nhận được phản ánh của phụ huynh học sinh và giáo viên tại Trường tiểu học Nguyễn Du, Phòng đã yêu cầu cô Hảo báo cáo công tác quản lý, sử dụng các khoản thu ngoài ngân sách.

Đến ngày 24/10, Phòng GD&ĐT quận đã thành lập tổ kiểm tra chuyên đề tại trường về các nội dung như sau: kinh phí dịch vụ bán trú, tiền ăn, kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, vận động hỗ trợ cơ sở vật chất, kinh phí hỗ trợ khác của phụ huynh học sinh với hoạt động của trường.

Ngoài ra, Phòng GD&ĐT cũng tiến hành họp toàn thể Hội đồng sư phạm của trường, ban đại diện cha mẹ học sinh…

Theo bà Liễu, tại cuộc họp này chỉ có 5/64 người cho ý kiến. Các ý kiến chỉ nêu việc cô Hảo la rầy giáo viên trước tập thể khi họ không hoàn thành nhiệm vụ, hay nóng tính.

Còn kết quả kiểm tra cho thấy, cô Hảo đã thực hiện đúng các khoản thu đầu năm. Tuy nhiên về kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh thì nhà trường chưa công khai các khoản vận động từ cha mẹ học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT nên gây sự hoài nghi thiếu minh bạch trong mục đích và hiệu quả sử dụng.

Chưa theo dõi chặt chẽ việc vận động các nguồn đóng góp kinh phí ngoài ngân sách, dẫn đến việc phản ánh của phụ huynh và giáo viên. Cụ thể, cô Hảo giao chỉ tiêu cho từng lớp, kế toán không nhận khi chưa đủ chỉ tiêu; thu gộp các khoản đóng góp.

Mặt khác, trong quá trình thực hiện trường có sửa chữa nhỏ nhưng chứng từ chỉ có bộ hợp đồng, biên bản nghiệm thu và biên nhận mà thiếu hóa đơn chứng từ; khi vận động các khoản đóng góp chưa ra biên lai thu.

Công tác quản lý của hiệu trưởng về bán trú chưa kiểm tra chặt chẽ, chất lượng bữa ăn, việc phối hợp thực phẩm trong các món ăn chưa hợp lý, chưa đảm bảo khẩu phần dinh dưỡng theo thực đơn xây dựng; chưa thực hiện đầy đủ về công khai chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng trong hội đồng trường và cha mẹ học sinh được biết.

"Phòng giáo dục đã yêu cầu cô Hảo nghiêm túc rút kinh nghiệm, đồng thời phải thực hiện đúng quy định về tổ chức, vận động, quản lý, sử dụng, công khai các nguồn đóng góp hỗ trợ từ cha mẹ học sinh và các nhà tài trợ bằng nhiều hình thức; quản lý chặt chẽ khẩu phần dinh dưỡng của học sinh…", bà Liễu cho hay.

Hiện cô Hảo đã được luân chuyển về làm hiệu trưởng của một trường tiểu học khác.

Liên quan đến việc này, trả lời báo chí ông Nguyễn Ngọc Ánh – Phó chủ tịch UBND quận Ninh Kiều cho biết, cô Hảo đã chấp nhận công tác điều chuyển về trường khác. Tuy nhiên, cô này được điều đi là vì đã công tác tại Trường tiểu học Nguyễn Du hơn 5 năm, chứ không phải bị kỷ luật.

"Cô Hảo bị điều đi là theo quy định của ngành vì cô này công tác tại Trường Nguyễn Du được 8 năm. Còn về đơn kiến nghị của tập thể giáo viên và phụ huynh, hiện nay nếu phát hiện cô Hảo có sai phạm vẫn bị kiểm điểm, kỷ luật bình thường, chứ không có chuyện bị kỷ luật nên điều đi trường khác", Phó Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều khẳng định.



Xem nguồn

Hơn 1,1 triệu lao động thất nghiệp trong cả nước

Posted: 03 Dec 2016 03:18 AM PST


Số liệu về thị trường lao động việc làm quý 3/2016, được Viện Khoa học lao động xã hội, Tổng cục Thống kê công bố chiều 2/12 tại Hà Nội.

Theo đó, tỉ lệ thất nghiệp trên tăng cao nhất là ở nhóm thanh niên, người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp, đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất.

Ông Đào Quang Vinh cho biết: "Trong số những người thất nghiệp, gồm: 456,1 nghìn người có chuyên môn kỹ thuật, nhiều nhất ở các nhóm trình độ đại học trở lên 202,3 nghìn người, nhóm cao đẳng chuyên nghiệp với 122,4 nghìn người và nhóm trung cấp chuyên nghiệp với 73,8 nghìn người".

Điểm sáng hiếm hoi, số người thất nghiệp trong quý 3/2016 đã giảm khoảng 11 nghìn người so với quý 3/2015.

Khảo sát của nhóm nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở nhóm có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp với 8,36%, tăng mạnh so với quý trước. Tiếp theo là nhóm đại học trở lên (4,22%) và trung cấp chuyên nghiệp (3,79%).

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên là 7,86%, tăng so với quý 2/2016 và cùng kỳ năm 2015. Riêng tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên thành thị là 8,78%, gấp gần 4 lần tỷ lệ thất nghiệp chung (2,34%). Số người thất nghiệp dài hạn (trên 12 tháng) chiếm 22,6% tổng số người thất nghiệp.

Bên cạnh đó, Bản tin thị trường lao động việc làm cũng cho thấy tình trạng thiếu việc làm tăng mạnh cả số lượng và tỷ lệ.

Quý 3/2016 có 908,7 nghìn lao động có thời gian làm việc dưới 35 giờ/tuần. Riêng số người trong độ tuổi lao động thiếu việc làmlà 774 nghìn, tăng 53 nghìn người so với quý 2/2016 và 14 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Lao động khu vực nông thôn chiếm 85% người thiếu việc làm. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi quý 3 là 1,66%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với quý 2/2016.

"Số giờ làm việc bình quân một tuần của lao động thiếu việc làm là 25,9 giờ, giảm 0,55 giờ so với quý 2/2016, chỉ bằng 54,3% tổng số giờ làm việc bình quân của lao động cả nước (47,73 giờ/tuần)" – ông Đào Quang Vinh cho biết thêm.

Hoàng Mạnh



Xem nguồn

"Thót tim" với trải nghiệm làm lính cứu hỏa của học sinh tiểu học

Posted: 03 Dec 2016 02:35 AM PST



Hình ảnh này khiến ai nhìn cũng phải thót tim nhưng các em học sinh đã trải được trải nghiệm thực tế

Hình ảnh này khiến ai nhìn cũng phải “thót tim” nhưng các em học sinh đã trải được trải nghiệm thực tế

Với mong muốn nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm trong công tác phòng cháy và chữa cháy cho các con học sinh, Ban Giám hiệu trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội phối hợp cùng trường Đại học PCCC tổ chức khóa học trải nghiệm sáng tạo "Phòng chống cháy nổ".

Trong mỗi buổi tập huấn, tổng số học sinh tham gia được chia thành 5 Tiểu đội. Nội dung chính trong chương trình là thực hành các nhiệm vụ, kĩ năng của một người lính cứu hỏa nên trước khi bắt đầu, tất cả các bạn học sinh đều được phát mũ và đôi găng tay bảo hộ giống như những cô, chú lính cứu hỏa thực thụ.

Tham gia khoá học, các con không chỉ được thực hành thoát hiểm với những công cụ đặc biệt chuyên dụng mà còn được trau dồi lý thuyết về phòng vệ đơn giản, thông minh, được tham gia các hoạt động nhóm cũng như được trang bị những kĩ năng cơ bản về PCCC để giải cứu bản thân, thoát nạn khi có hoả hoạn xảy ra.

Trong số rất nhiều tình huống được đưa ra, có lẽ tình huống khó khăn nhất đối với các bạn nhỏ là thử thách thoát nạn từ trên cao. Tình huống giả định được đưa ra là: tầng 3 của toà nhà bị cháy, nhiệm vụ của các con là buộc phải thoát hiểm xuống mặt đất.

Mục đích của trải nghiệm này để giúp các con có thể ứng phó khi gặp hoả hoạn, cháy nổ ở các toà nhà cao tầng. Tuy nhiên, đối với ai chưa rơi vào tình huống này thì đây thực sự là một thử thách khó khăn khi phải tự mình thoát hiểm bằng bộ dây ở độ cao 10m.

Bằng cách truyền đạt dễ hiểu và sinh động, các con đã được các huấn luyện viên của trường Đại học PCCC hướng dẫn những kĩ năng cần thiết để đối phó với tình huống cháy nổ khẩn cấp có thể xảy ra trong sinh hoạt thường ngày. Đây là những tình huống xảy đến bất ngờ trong cuộc sống mà các con rất có thể phải đối mặt và cần phải biết cách xoay sở để thoát hiểm.

Các học sinh đã được trải nghiệm các hoạt động như: thoát khỏi nơi bị ngạt khí, dùng nước dập tắt đám cháy, thoát hiểm bằng dây và thang xe cứu hỏa từ nhà cao tầng xuống đất. Đây là những bài học vô cùng cần thiết bởi ở các đô thị lớn, tỉ lệ dân cư ở nhà cao tầng ngày càng nhiều, do vậy các con cần phải biết những kĩ năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp trong cuộc sống để tự đảm bảo an toàn cho mình và giúp đỡ những người xung quanh.

Mặc dù chỉ diễn ra trong chưa đầy một ngày nhưng khóa học đã trang bị cho các con học sinh rất nhiều điều bổ ích: giúp hình thành phản xạ tự nhiên khi bị rơi vào tình huống nguy hiểm; trang bị những kĩ năng sống cơ bản, cần thiết nhất trong cuộc sống; kĩ năng làm việc nhóm trong tập thể chung; ý thức kỉ luật, hoạt động hiệu quả trong môi trường của lực lượng cảnh sát PCCC; kĩ năng lắng nghe, quan sát và đặc biệt là nghị lực vượt qua được nỗi sợ hãi của chính mình, cùng đoàn kết để vượt qua khó khăn.

Nhật Hồng



Xem nguồn

Đáp án của Bộ giáo dục thiếu kết quả, cần nhìn lại cách dạy và học ngày nay

Posted: 03 Dec 2016 01:53 AM PST


LTS: Từ một đáp án thiếu mà Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp trên website của Bộ, thầy giáo Trần Trí Dũng đưa ra một vài ý kiến về cách dạy và học hiện nay.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Trong các môn khoa học cơ bản, đặc biệt trong việc giải bài tập của các môn khoa học tự nhiên, đối với một bài tập có thể có nhiều cách giải khác nhau.

Khi đó, đối với những cách giải nhất định sẽ cho đầy đủ kết quả, mà khi giảỉ nếu người giải không thận trọng sẽ không nhận ra được điều này, từ đó sẽ cho kết quả thiếu.

Bài Toán sau đây trong một đề thi Tuyển sinh Đại học là một thí dụ như vậy, mà trên thực tế đáp án của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho kết quả thiếu. Từ đó, cần thiết nhìn nhận lại việc dạy và học hiện nay.

Cách giải 1 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra bị thiếu đáp án.
Cách giải 2 tuy dài hơn nhưng đưa ra được kết quả. (Xem thêm ảnh dưới)
Cách giải 2 đưa ra đáp án đầy đủ.

Như thế, ở bài toán này ta thấy, cách giải 1 tuy có ngắn gọn nhưng không cho đầy đủ kết quả, cách giải 2 có dài hơn nhưng cho kết quả đầy đủ hơn.

Từ bài này cần thiết rút ra một kinh nghiệm dạy và học là, đối với một bài toán cần thiết tìm tòi nhiều lời giải khác nhau nếu không sẽ cho thiếu kết quả, để từ đó có cái nhìn khái quát về vấn đề khoa học.

Qua bài toán này, từ sự kết quả thiếu theo cách giải trong Đáp án của Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thiết nhìn nhận lại cách dạy và học hiện nay ở bậc Trung học phổ thông, đặc biệt là vấn đề thi Tuyển sinh Đại học.

Cán bộ Cục khảo thí tự ý viết tài liệu ôn thi quốc gia

Cũng bởi lẽ trong nhiều năm tổ chức thi Tuyển sinh, vấn đề sai sót trong đề thi cũng đã có.

Vì thế, cần thiết đặt thành vấn đề thời sự để bộ phận chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo rút kinh nghiệm, tránh gây hoang mang và thiệt thòi cho thí sinh dự thi, từ đó định hướng cách giảng dạy và học tập được đứng đắn hơn.

Đây là một vấn đề khoa học nảy sinh trong môn Toán, mong các thầy cô giáo và các em học sinh tham khảo, từ đó đúc rút kinh nghiệm cho mình trong quá trình giảng dạy và học tập. Chúc các bạn thành công!

* Thông tin tham khảo đề thi và đáp án môn Toán khối A trên trang: http://thi.moet.edu.vn/?page=1.8&nam=2009



Xem nguồn

Comments