Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Quận Bình Thạnh, giáo viên lớp 2 cũng dạy thêm

Posted: 28 Dec 2016 08:34 AM PST


Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được thông tin phản ánh từ người dân cho biết, tại khu vực hẻm số 10 đường Hoàng Hoa Thám, thuộc khu vực phường 7 – quận Bình Thạnh có rất nhiều nhà cho giáo viên, nhất là giáo viên tiểu học.

Giáo viên lớp 2 cũng đi dạy thêm

Một trong số những giáo viên bị phản ánh là cô C., mà theo thông tin phản ánh là giáo viên Trường tiểu học Bế Văn Đàn, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh.

Tối ngày 26/12, có mặt trực tiếp tại con hẻm nói trên, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ghi nhận, nhiều nhà dân trong con hẻm này cho giáo viên thuê làm địa điểm dạy thêm ở nhà.

Mỗi buổi tối, phụ huynh đến đưa và đón học sinh đi học thêm tại con hẻm này rất tấp nập, không chỉ học sinh học thêm ở lớp của cô C. mà còn cả nhiều hộ dân khác ở xung quanh.

Chiều ngày 27/12, trao đổi với phóng viên, cô C. đã thừa nhận chính mình thuê phòng dạy tại hẻm số 10 đường Hoàng Hoa Thám, quận Bình Thạnh.

Cô C. nói rằng, cô dạy khoảng gần 20 học sinh khối 2, trong đó có cả học sinh cô chủ nhiệm ở lớp, học sinh của trường Bế Văn Đàn. Ngoài học sinh khối 2, cô C. còn dạy một ít học sinh khối 3.

Học phí cô C. thu là 400.000 đồng/tháng, nhưng có những học sinh hoàn cảnh gia đình khó khăn, cô C. sẵn sàng không thu học phí của các em.

Thời gian học, cô C. dạy mỗi tuần 2 buổi, thứ 2 và thứ 4 vào buổi tối.

Phụ huynh nhộn nhịp đến đón con em học thêm ở lớp của cô C. vào tối ngày 26/12 (ảnh: P.L)

Cô C. cũng nói rằng, cô tổ chức dạy thêm ở nhà là do chính phụ huynh yêu cầu, chứ cô không ép, và có khoảng 7, 8 học sinh là có sức học yếu, chậm, nên cần giáo viên giúp đỡ.

Yêu cầu giáo viên chấm dứt dạy thêm sai quy định

Chiều ngày 27/12, cô Nguyễn Thị Đoan Trang – Hiệu trưởng Trường tiểu học Bế Văn Đàn (quận Bình Thạnh) đã xác nhận, cô C. chính là giáo viên của trường phụ trách.

Làm việc với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Nguyễn Thị Đoan Trang cho biết, các văn bản, quy định về dạy thêm học thêm nhà trường đã triển khai, phổ biến từ đầu năm.

Thế nhưng, trên thực tế, cô Trang đã nói, hầu hết các giáo viên đều dạy thêm ở ngoài nhà trường, mà lãnh đạo trường chỉ có một số quyền hạn nhất định, không thể nào đi kiểm tra nhà riêng, hay nơi giáo viên thuê dạy thêm được.

Chính vì thế, người đứng đầu Trường tiểu học Bế Văn Đàn khẳng định rằng, việc quản lý giáo viên dạy thêm ở bên ngoài nhà trường, như hiện nay là rất khó, nếu không có sự chung tay, giúp sức của cơ quan các cấp, mà cụ thể ở đây là chính quyền địa phương.

Nhằm chống lại việc dạy thêm học thêm của giáo viên trong trường, là trường học 2 buổi, nên vào những buổi 2 (học buổi chiều), giáo viên luôn củng cố lại kiến thức cho học sinh, đảm bảo học sinh làm hết các bài tập ngay tại lớp, đủ kiến thức để học sinh không cần phải đi học thêm.

Nhà trường luôn tổ chức đi kiểm tra, đảm bảo là giáo viên đã truyền đạt đủ kiến thức cho học sinh ở các buổi dạy.

Đối với việc vi phạm dạy thêm của cô C., nhà trường sẽ yêu cầu cô giáo này chấm dứt ngay việc dạy thêm sai quy định như vậy, nhắc nhở không được vi phạm nữa, và phải thực hiện cho đúng Thông tư 17 và quyết định 21 , cũng như các văn bản về dạy thêm học thêm của ngành, của thành phố.



Xem nguồn

TP.HCM hỗ trợ tối đa dự án khởi nghiệp 2 tỷ đồng

Posted: 28 Dec 2016 07:51 AM PST


– Sáng 28/12, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM công bố Chương trình Hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp giai đoạn 2016 – 2020.

Chương trình nhằm kết nối cộng đồng các doanh nghiệp, trường, viện, nhà đầu tư, cơ sở ươm tạo, các tổ chức tư vấn…để hình thành và thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại TP.HCM.

TP.HCM hỗ trợ tối đa dự án khởi nghiệp 2 tỷ đồng

Dự án nổi bật là chương trình Speedup 2017, theo đó Sở sẽ tiến hành tuyển chọn các dự án khởi nghiệp sáng tạo. Lĩnh vực được tuyển chọn không giới hạn, nhưng trong giai đoạn đầu sẽ ưu tiên xem xét các dự án khởi nghiệp thuộc các lĩnh vực như: Cơ khí – tự động hóa; Hóa – hóa dược – nhựa – cao su; Điện tử – công nghệ thông tin; Chế biến tinh lương thực thực phẩm và Công nghệ sinh học.

Đối tượng được nhận hỗ trợ là các cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh tại TP.HCM trong vòng 5 năm trở lại đây, có dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mà chưa nhận được sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.

Tùy vào quy mô của mỗi dự án, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM sẽ có mức hỗ trợ tương ứng tối đa là 2 tỷ đồng/dự án. Thời gian hỗ trợ cho mỗi dự án sẽ không quá 24 tháng, hồ sơ tuyển chọn được nhận từ ngày 1/1/2017.

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã tiến hành ký bản ghi nhớ phối hợp thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp tại TP.HCM với 11 tổ chức ươm tạo trên địa bàn thành phố.

Lê Huyền



Xem nguồn

Đưa nội dung báo VietNamNet vào đề kiểm tra học kỳ

Posted: 28 Dec 2016 07:12 AM PST



Đề kiểm tra học kỳ môn Văn lớp 11 của Trường THPT Thanh Chương I, Nghệ An chọn một nội dung đã đăng trên báo VietNamNet.




Xem nguồn

Bỏ “điểm sàn”, cả thí sinh và nhà trường cùng có lợi

Posted: 28 Dec 2016 06:26 AM PST


Ngày 16/12, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh Đại học và trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên 2017 với nhiều điểm mới nhằm khắc phục các bất cập của những năm trước đó.

Theo dự thảo, thí sinh không bị giới hạn số lượng nguyện vọng xét tuyển, Bộ cũng sẽ không đặt ra ngưỡng đảm bảo chất lượng vào Đại học (điểm sàn) như những năm trước, tất cả các trường đều phải minh bạch thông tin về tuyển sinh trên website của trường và Cổng Thông tin tuyển sinh của Bộ,…

Từ đó đến nay, dư luận có nhiều ý kiến băn khoăn về một vài quy định trong dự thảo. 

Giải đáp những lo ngại này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, từ khi bắt đầu thực hiện đổi mới tuyển sinh, nhiều chuyên gia và trường Đại học đề nghị Bộ không nên qui định điểm sàn vì thực tế điểm sàn không còn nhiều ý nghĩa như khi tổ chức thi "3 chung".

Mặt khác việc qui định điểm sàn chung không phát huy được tính năng động, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường trong việc xác định điểm sàn phù hợp với điều kiện của từng trường và yêu cầu của từng ngành đào tạo cũng như đồng bộ với chính sách chất lượng của trường.

Giải thích rõ hơn về quyết định này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga thông tin, dựa vào thực tế tuyển sinh năm 2015 và năm 2016 và căn cứ vào Quyết định số 1981/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, năm nay Bộ dự kiến chỉ quy định điều kiện cần đối với thí sinh là tốt nghiệp THPT còn các trường Đại học qui định điều kiện đủ để nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển. 

Bỏ "điểm sàn" sẽ phát huy được quyền tự chủ của các trường (Ảnh: Báo Vietnamnet)

Nghĩa là, thay vì Bộ quy định một ngưỡng sàn chung thì giao cho các trường qui định ngưỡng này tùy thuộc vào ngành nghề đào tạo, uy tín, chiến lược phát triển của trường. Việc này được thực hiện tương tự như đối với các trường cao đẳng năm 2016.

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cũng dự đoán được băn khoăn của dư luận khi bỏ điểm sàn sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo, nhất là với những trường chưa xây dựng được uy tín.

Bởi lẽ, thực tế cho thấy, nhiều trường vẫn chạy theo số lượng, thiếu sự sàng lọc trong quá trình đào tạo dẫn đến chất lượng đào tạo có thể bị giảm sút nếu không kiểm soát kỹ đầu vào.

"Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là một trong những yếu tố liên quan đến chất lượng đào tạo nên Bộ GD&ĐT vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, tham vấn ý kiến chuyên gia, đánh giá tác động của các phương án khác nhau theo hướng giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường phù hợp với năng lực thực hiện tự chủ" – Thứ trưởng nói.

Ông Ga tiết lộ: “Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trao đổi thống nhất với các trường tại cuộc họp Hiệu trưởng các trường Đại học sắp tới để quyết định phương án xác định điểm sàn phù hợp“.

Liệu có hạn chế được "thí sinh ảo"?

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng trao đổi thêm về hai vấn đề dư luận băn khoăn đó là "thí sinh ảo" khi cho phép thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng và khả năng nghẽn mạng Cổng Thông tin tuyển sinh của Bộ khi vận hành.

Thứ nhất, việc cho phép đăng ký nhiều nguyện vọng nhằm tạo điều kiện tối đa cho thí sinh được trúng tuyển vào ngành mình yêu thích ở các trường có mức độ cạnh tranh khác nhau.

Bỏ "điểm sàn" vừa phù hợp với Luật Giáo dục đại học vừa phù hợp với xu thế

(GDVN) – "Việc Bộ GD&ĐT bỏ điểm sàn theo Dự thảo tuyển sinh đại học 2017 vừa phù hợp với Luật Giáo dục đại học, vừa phù hợp với xu thế chung của giáo dục hiện đại".

Dù đăng ký nhiều nguyện vọng nhưng thí sinh phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên.

Trong đợt xét tuyển chính (đợt 1), thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

Điều này được thực hiện nhờ phần mềm thống kê nguyện vọng xét tuyển của thí sinh chạy tự động trên Cổng Thông tin tuyển sinh của Bộ.

Do mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng nên hạn chế được tối đa tình trạng "thí sinh ảo" trong đợt xét tuyển chính.

Thứ hai, Cổng Thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT là nơi công bố tất cả thông tin tuyển sinh của các trường.

Thí sinh được đăng ký xét tuyển cùng lúc với khi làm thủ tục đăng ký dự thi. Sau khi có kết quả thi, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng bằng phương thức trực tuyến trong khoảng thời gian qui định.

Do đó, Cổng Thông tin tuyển sinh chỉ hỗ trợ cho một số ít thí sinh có nhu cầu điều chỉnh nguyện vọng sau khi có kết quả thi.

"Việc công bố kết quả thi do các Sở GD&ĐT thực hiện. Việc xét tuyển Đại học do các trường thực hiện.

Cổng thông tin tuyển sinh chỉ làm nhiệm vụ lưu trữ cơ sở dữ liệu để các trường khai thác, xét tuyển và chạy phần mềm thống kê nguyện vọng giúp các trường loại bỏ "thí sinh ảo".
 
Do đó so với năm 2016, hệ thống năm nay chạy nhẹ tải hơn nhiều nên khó có thể xảy ra nghẽn mạng
", Thứ trưởng Ga thông tin.



Xem nguồn

Câu chuyện Mỹ Tâm hát cùng người khiếm thị xuất hiện trong đề kiểm tra Văn

Posted: 28 Dec 2016 05:41 AM PST


Đề văn của trường THPT Đầm Dơi (Cà Mau) đã có hai câu hỏi vô cùng thú vị về câu chuyện xúc động và gây được nhiều sự chú ý trên mạng xã hội những ngày qua.

Đó là câu chuyện ca sĩ Mỹ Tâm dừng xe hát cùng người khuyết tật tại sân khấu bên đường.

Những ngày qua, một trong những câu chuyện đẹp có sức lay động nhất trên MXH chính là câu chuyện Mỹ Tâm hát cùng một người khuyết tật tại một sân khấu bên đường. Trên đường đi diễn về ngang qua một sân khấu gây quỹ của người khuyết tật sáng đèn nhưng không có khán giả, cô đã quyết định quay đầu xe lại và lên sâu khấu thể hiện ca khúc “Sầu tím thiệp hồng”.

Cau chuyen My Tam hat cung nguoi khiem thi xuat hien trong de kiem tra Van - Anh 1

Không màu mè hay lộng lẫy, nữ ca sĩ giản dị giới thiệu mình tên Tâm, quê ở Đà Nẵng và cùng song ca với ca sĩ của chương trình. Hành động đẹp, đầy tính nhân văn của Mỹ Tâm đã nhận được rất nhiều sự yêu mến của cư dân mạng. Mới đây, trường THPT Đầm Dơi (Cà Mau) đã đưa câu chuyện này vào đề kiểm tra môn Ngữ Văn cuối kì.

Cau chuyen My Tam hat cung nguoi khiem thi xuat hien trong de kiem tra Van - Anh 2

Cả hai phần Đọc hiểu và làm văn đều đề cập đến câu chuyện của Mỹ Tâm. Câu hỏi ở phần hai rất thú vị khi yêu cầu học sinh hóa thân thành người nghệ sĩ mù trên sân khấu để kể lại cảm xúc của mình khi được hát cùng với Mỹ Tâm. Có thể thấy, các thầy cô giáo đã nhanh chóng chú ý những sự kiện gần gũi và có sức ảnh hưởng cũng như tính giáo dục để đưa vào đề bài nhằm khiến học sinh hứng thú hơn khi làm bài.

Cau chuyen My Tam hat cung nguoi khiem thi xuat hien trong de kiem tra Van - Anh 3

Các học sinh tỏ ra rất hứng thú với đề bài vừa ý nghĩa vừa mang tính thời sự này. Bạn T.U (THPT Đầm Dơi) chia sẻ trên trang cá nhân: “Suy cho cùng, ở xã hội mà không có khái niệm về thời gian, con người ta phải chạy đua nhau về tiền bạc, địa vị hay cơm áo gạo tiền. Để những lúc bạn thấy chông chênh, muốn gục ngã mà buông bỏ nhất, chỉ cần có một người chịu đứng lại, nhắc cho bạn lí do tại sao bạn bắt đầu, như vậy đã là quá đủ.

Thảng hoặc, tôi có suy nghĩ, giữa thế giới có hơn 8 tỉ người này, thì liệu, có được mấy ai chịu vì ai mà ngoảnh đầu lại? Và nếu đó không là Mỹ Tâm thì mọi chuyện sẽ diễn ra như thế nào? Chắc có lẽ nó sẽ diễn ra một chiều hướng khác, có thể tốt hơn. Hoặc cũng có thể, người ta sẽ chẳng hề biết đến, về một người nghệ sĩ mù đứng hát và không một khán giả nào chịu nán lại bằng đôi chút thời gian ít ỏi để thưởng thức, biết đâu được, phải không?”

Thầy Phú Đức (giáo viên môn Tiếng Anh, THPT Lê Minh Xuân, TPHCM) cũng tỏ ra rất thích thú trước đề bài vừa gần gũi vừa mang tính giáo dục rất cao này. Thầy cho biết mình cũng thường xuyên cập nhật tin tức thời sự hay những vấn đề học sinh quan tâm để khơi gợi sự hứng thú học tập nơi học sinh.

Ví dụ như khi học sinh đã phát cuồng với ca khúc Pen Apple Pen thì thầy sẽ yêu cầu viết lại câu “I have a pen. I have Apple” bằng cấu trúc: “Both…and”. Có thể thấy, đề thi các môn, nhất là các môn Xã hội ngày càng trở nên gần gũi với đời sống của giới trẻ. Đây cũng là một động lực để các bạn học sinh học tập và có cái nhìn, sự đánh giá tốt hơn về các vấn đề trong cuộc sống của mình.



Xem nguồn

Gió thổi đổ cột cờ, một học sinh nhập viện

Posted: 28 Dec 2016 05:03 AM PST



Cột cờ ở trước sân trường bất ngờ đổ xuống, đè lên người một nam học sinh khiến em phải nhập viện.




Xem nguồn

Đố bạn tìm thấy từ “dog” trong hình?

Posted: 28 Dec 2016 04:18 AM PST


Liệu bạn có thể tìm thấy từ

Liệu bạn có thể tìm thấy từ "DOG" trong hình này? (Ảnh: Reddit)

Chỉ tìm một từ đơn giản trong tiếng Anh có 3 chữ cái thôi mà. Bạn đã tìm được chưa?

Hãy nhìn kỹ bức hình để tìm cho ra được từ "DOG" nhé.

Nếu bạn đã tìm thấy, xin chúc mừng bạn. Với những bạn vẫn chưa tìm thấy, hãy đón đọc lời giải vào chiều mai, 29/12 nhé.

Xuân Vũ

Tổng hợp



Xem nguồn

“Để doanh nghiệp góp ý vào nội dung đào tạo của nhà trường”

Posted: 28 Dec 2016 03:36 AM PST


LTS: Trong khi nhiều Trường đại học ngoài công lập đang gặp nhiều khó khăn trong tuyển sinh thì nhiều năm qua, Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) lại khá thành công nhờ những "bí kíp" riêng.

TS.Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Duy Tân đã có những chia sẻ với Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam về câu chuyện tuyển sinh.

Gắn kết đào tạo với nhu cầu doanh nghiệp

Theo TS. Hải, kinh nghiệm của nhà trường trong tuyển sinh là thu hẹp khoảng cách cung cầu giữa đào tạo – thị trường lao động.

Trong đó, doanh nghiệp và nhà trường có sự gắn kết chặt chẽ thông qua các hợp tác về đào tạo, nghiên cứu và tuyển dụng.



Một phiên tòa giả định do các sinh viên Luật trường Đại học Duy Tân tổ chức công phu, gắn liền với ứng dụng thực tiễn. Ảnh: AN

"Doanh nghiệp tham gia vào việc góp ý chương trình và nội dung đào tạo. Đầu tư cho nhà trường đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Đồng thời, hai bên cũng có những hợp tác trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ vào sản xuất".



Khi xây dựng được mối liên hệ, gắn kết đó thì chất lượng đào tạo cũng sẽ nâng cao.

Đào tạo gắn liền với thực tiễn sử dụng lao động thì sinh viên vừa rời ghế nhà trường thì được doanh nghiệp nhận về làm ngay.

Cũng theo thầy Hải, nhà trường luôn chú trọng đào tạo ra những cử nhân có năng lực khởi nghiệp.

Những công dân "mang tính toàn cầu" để có thể tự phát triển được dù trong điều kiện kinh tế quốc gia hay thế giới như thế nào?

"Hãy thử nhìn nước Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới. Họ cũng đã trải qua những giai đoạn khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp trầm trọng.

Và lối ra vẫn luôn là những cuộc cách mạng công nghệ mới, những làn sóng di chuyển các ngành nghề".

Những cuộc cách mạng đó được khơi nguồn chính bởi tinh thần khởi nghiệp và khuynh hướng tiếp cận toàn cầu hóa của chính các công dân họ – thầy Hải nói thêm.

Xây dựng một nền giáo dục nhân văn

Ở bất kỳ quốc gia nào, giáo dục mà thiếu nhân văn thì rất nguy hiểm. Khi con người đứng vững trên nền tảng nhân văn thì sẽ lớn mạnh.

"Phải lấy nhân văn để xây dựng con người Việt Nam hiện đại. Nhân văn không chỉ con người với con người mà còn là con người với thiên nhiên, gắn gia đình, nhà trường và xã hội.

Nền giáo dục hiện nay chưa chú trọng yếu tố nhân văn là rất nguy hiểm" thầy Hải chia sẻ.

Đại học là một môi trường học thuật, cung cấp kiến thức, dữ liệu và khoa học sáng tạo.



"Giáo dục Việt Nam hiện nay nhồi nhét quá nhiều kiến thức, học sinh, sinh viên thiếu tính tự học, không có kỹ năng sống, giáo dục không gắn với thực tiễn…".

Thầy Hải nhấn mạnh, vấn đề là làm thế nào để xây dựng một nền giáo dục kế thừa được truyền thống tinh hoa của dân tộc, đồng thời tiếp thu được văn minh nhân loại để ứng dụng vào thực tiễn Việt Nam?

"Đứng trên vai người khổng lồ"

Để nâng cao chất lượng đào tạo thì bắt buộc các trường Đại học Việt Nam phải liên kết, hợp tác với những trường đại học hàng đầu của thế giới.

Từ chính kinh nghiệm thực tiễn của trường mình, thầy Hải cho biết, thông qua những hợp tác này, hàng năm, trường cử trên 270 giảng viên của trường đi tập huấn tại các nước như Hoa Kỳ, Châu Á và Châu Âu.

Mục đích nhằm nâng cao trình độ và đổi mới phương pháp giảng dạy theo chuẩn đầu ra của các trường quốc tế.

"Ngoài ra, các trường đối tác nước ngoài cũng thường xuyên cử giảng viên đến trực tiếp giảng dạy những môn chuyên ngành" thầy Hải cho hay.

Qua quá trình liên kết, hợp tác với các trường đẳng cấp nhất thế giới, trường thu nhận được nhiều kinh nghiệm quý báu.



Họ đã định hướng giúp cho chúng tôi biết cách "đứng trên vai người khổng lồ", thay vì mày mò tốn kém mà không đạt được đẳng cấp nào hết.

Việc mời được giảng viên giỏi từ các trường đối tác đến dạy ngay tại trường giúp đội ngũ giảng viên của trường chuyên nghiệp hơn.

Môi trường làm việc của nhà trường cũng dần được "quốc tế hóa". Sinh viên học các chương trình này dễ dàng tìm kiếm việc làm với mức lương cao.



Xem nguồn

Những cánh cửa đóng chặt ở Bộ Giáo dục và Đào tạo

Posted: 28 Dec 2016 02:54 AM PST


Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra hẳn Nghị quyết số 29-NQ/TW để lãnh đạo từ tháng 11 năm 2013, do nhận thấy những vấn đề bức thiết đặt ra cho nền giáo dục và không thể không đổi mới.

Tuy nhiên mỗi động thái thay đổi chính sách từ Bộ Giáo dục và Đào tạo lại là một lần dậy sóng xã hội, mỗi kỳ họp Quốc hội thì các vấn đề giáo dục lại được lôi ra mổ xẻ với nhiều ý kiến khác nhau.

Điều này một mặt cho thấy sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục, mặt khác cũng thể hiện rõ những lo lắng, băn khoăn về bước đi và cách làm của Bộ.

Ngay khi lên nắm cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thay người tiền nhiệm Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã tỏ rõ quyết tâm thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục cho dù phải giải quyết hàng loạt bất cập, hàng loạt vấn đề mà hai ông Phạm Vũ Luận, Nguyễn Vinh Hiển để lại.

Hình minh họa, nguồn ảnh: noithatgocaocap.com.

Đó là những “trận đánh lớn” đầu voi đuôi chuột, là những dự án trăm tỉ ngàn tỉ mà kết quả thì rất hạn chế, không có thước đo rõ ràng, gây bức xúc xã hội như Đề án Ngoại ngữ Quốc gia đến năm 2020 có giá trị 9.400 tỉ đồng;

Đề án Đổi mới chương trình sách giáo khoa ban đầu Bộ xin 34 ngàn tỉ đồng, nhưng vấp phải phản đối, Bộ rút xuống còn mấy trăm tỉ đồng khiến Chủ tịch Quốc hội “nghe cũng phải sợ”. [1]

Đó là việc vừa nhậm chức, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã phải chữa cháy Thông tư 30, chỉ đạo các địa phương “triển khai VNEN” trên tinh thần tự nguyện;

Đó là cam kết trước Quốc hội sẽ lập Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thẩm định Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục khi “tài liệu thí điểm” này đã ồ ạt vào trường học đại trà của 48 tỉnh thành từ mấy năm trước.

Những việc này thể hiện rõ tinh thần cầu thị, thái độ và trách nhiệm rất cao của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trước ngành giáo dục và nhân dân cả nước.

Nhưng mặt khác, đấy cũng là bằng chứng rõ nhất cho thấy, đội ngũ tham mưu và công tác tham mưu của các cơ quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có quá nhiều bất cập, thời kỳ ông Phạm Vũ Luận, ông Nguyễn Minh Hiển để lại quá nhiều vấn đề.

Chúng tôi đánh giá rất cao tinh thần và nỗ lực to lớn ấy của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, nhưng cũng vô cùng lo lắng và chia sẻ với những khó khăn thách thức đang chờ Bộ trưởng phía trước.

Bởi lẽ nhiệm kỳ Bộ trưởng thì có 5 năm, còn đội ngũ tham mưu giúp việc cho Bộ trưởng là những người trực tiếp tham gia hoạch định các chính sách giáo dục như những dự án ngàn tỉ nói trên thì vẫn ung dung tại vị đến khi về hưu (nếu không có sự cố đặc biệt).

Đội ngũ tham mưu giúp việc cho Bộ trưởng quyết định thành bại của chính sách, nhưng họ không phải trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội và dư luận, mà là Bộ trưởng.

Vì vậy, muốn đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục thành công, không có cách nào khác Bộ trưởng phải đổi mới từ chính cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các bộ phận tham mưu giúp việc.

Trên tinh thần đóng góp, chúng tôi xin cung cấp những phản biện chính sách để đồng hành cùng Bộ trưởng trong sự nghiệp to lớn và khó khăn này.

Trong quá trình đó, chúng tôi không ngại chỉ thẳng những bất cập, tồn tại, những rào cản đổi mới và thậm chí cả lợi ích nhóm trong giáo dục, dù biết rằng có thể “đắc tội” với một hay một vài cá nhân nào đó.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn Quốc hội, ảnh: Báo Nhân Dân.

Trong khuôn khổ bài viết đầu tiên này, chúng tôi xin tập trung vào việc giám sát, phản biện đội ngũ tham mưu và hoạch định chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Muốn làm được điều này, Bộ trường cần chỉ đạo các cơ quan này phải minh bạch thông tin.

Những cánh cửa đóng chặt ở Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chỉ riêng hai vấn đề là việc triển khai ồ ạt và có dấu hiệu trái luật “tài liệu thí điểm” Công nghệ giáo dục vào nhà trường ở 48 tỉnh thành trên cả nước, hay Dự án Trường học mới (VNEN), Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có hàng loạt bài phản ánh, phản biện.

Chúng tôi cũng đã đề nghị đích danh một số tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp từ Bộ Giáo dục và Đào tạo lên tiếng, nhưng đến nay chúng tôi đều nhận được một sự im lặng đáng sợ, ngoại trừ “câu trả lời một nửa” từ Viện Khoa học giáo dục Việt Nam mà cũng phải qua nhiều nỗ lực mới có được.

Về vấn đề triển khai đại trà “tài liệu thí điểm” Công nghệ giáo dục, chúng tôi đã có 2 công văn gửi đồng chí Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đó là Công văn số 58/GDVN-HC ngày 4/10 và Công văn số 62/GDVN-HC ngày 4/11.

Tiếp đó ngày 23/11 phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam mang theo giấy giới thiệu sang Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị gặp lãnh đạo Bộ để xác minh các thông tin liên quan, nhưng cho đến nay chúng tôi chưa nhận được bất cứ hồi âm chính thức nào từ Bộ.

Về Dự án VNEN, sau hàng loạt bài phản ánh thực trạng triển khai mô hình này ở cơ sở với nhiều bất cập, cùng các bài phân tích đánh giá của các chuyên gia giáo dục và tìm hiểu nguyên bản mô hình này ở Colombia, chúng tôi cũng đặt ra 6 câu hỏi lớn cho Bộ Giáo dục và Đào tạo trong 2 bài viết, nhưng không nhận được bất kỳ phản hồi nào.

Đó là bài “Ba câu hỏi lớn về VNEN chờ câu trả lời chi tiết từ Bộ Giáo dục” đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 3/11, và bài “Các địa phương đang tự nguyện áp dụng VNEN trong tư thế nào?” đăng ngày 10/11.

Chưa nhận được câu trả lời từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi vẫn hy vọng được nghe nó từ phiên trả lời chất vấn Quốc hội của đồng chí Bộ trưởng.

Nhưng tiếc rằng cả 5 vị Đại biểu Quốc hội chất vấn và bấm nút tranh luận với Bộ trưởng về VNEN đều không kịp nhận câu trả lời tại hội trường, vì thời gian đã hết.

Ngày nhậm chức, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã hứa rằng: "Tôi sẽ thành tâm lắng nghe và tạo điều kiện để các bậc cao minh, trí giả cũng như người dân bình thường đều có thể hiến kế hoặc đưa ra những suy nghĩ tâm huyết".

Đổi mới toàn diện giáo dục không khó, nếu Bộ biết lắng nghe

(GDVN) – GS. Nguyễn Lân Dũng cho rằng rào cản đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nước nhà còn rất nhiều, và nó đến từ chính cơ chế, bộ máy quản lý quan liêu của Bộ.

Chúng tôi biết Bộ trưởng không chỉ đang lắng nghe, mà còn rất nỗ lực, cố gắng chèo lái con thuyền giáo dục nước nhà.

Nhưng những tiếng nói phản biện, góp ý và hầu hết những câu hỏi từ Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam vẫn chưa đến được với Bộ trưởng.

Là một cơ quan báo chí có trách nhiệm xã hội đối với ngành giáo dục, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã được Bộ trưởng đến thăm và gửi gắm:

“Báo sẽ tiếp tục có những bài viết phản biện tốt hơn trên tinh thần định hướng thông tin đa chiều”, hay chỉ đạo của Bộ trưởng: “giữa Bộ GD&ĐT và Báo trong thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp để cùng chung sức đưa chủ trương, chính sách của ngành tới cuộc sống người dân”.

Nhưng những câu hỏi từ Báo đến Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như đồng chí Bộ trưởng vẫn bị chặn lại đâu đó bởi chính cơ quan hành chính, tham mưu giúp việc của Bộ trưởng.

Cơ quan báo chí có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn thông tin đến bạn đọc đúng tôn chỉ mục đích như Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam còn chẳng tiếp cận được thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về những vấn đề nóng dư luận quan tâm, thì làm sao tiếng nói của phụ huynh học sinh và giáo viên cả nước đến được với đồng chí Bộ trưởng?

Do đó, chúng tôi trân trọng đề nghị đồng chí Bộ trưởng chỉ đạo các cơ quan tham mưu giúp việc chấn chỉnh tác phong làm việc, chủ động cung cấp thông tin cho báo chí.

Tại sao mô hình Trường học mới thành công tại Colombia?

(GDVN) – Các nước tiên tiến như Hoa Kỳ không lựa chọn mô hình EN cho giáo dục của họ, đơn giản chỉ vì mục tiêu giáo dục của Hoa Kỳ khác Colombia.

Điều đó chỉ có lợi cho công tác chỉ đạo điều hành của Bộ trưởng, cũng như nâng cao chất lượng, hiệu quả của sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

Chừng nào những cánh cửa ở Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn còn đóng chặt như hiện nay, Bộ trưởng có thành tâm lắng nghe đến mấy, những gì nghe được cũng sẽ rất hạn chế.

Thậm chí nó có thể bị “khúc xạ” bởi chính bộ phận tham mưu, giúp việc của Bộ trưởng và không loại trừ có lợi ích nhóm ở trong những tham mưu “khúc xạ” ấy.

Để rồi họ vẫn tại vị đến khi nghỉ hưu nếu không có sự cố gì đột xuất, còn chẳng bao lâu lại một mình Bộ trưởng phải xoay xở trả lời chất vấn trước Quốc hội và cử tri.

Cần công khai các văn bản chỉ đạo những vấn đề lớn của giáo dục, có ảnh hưởng đến nhiều người để nhân dân giám sát

Không liên hệ được với lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đành, ngay cả việc tìm hiểu các văn bản chỉ đạo của Bộ và các cơ quan chức năng thuộc Bộ đối với các vấn đề nóng mà dư luận quan tâm, cũng khó như với sao trên trời, mò trăng đáy nước.

Đơn cử như dự án VNEN, hiện nay không ai có thể tìm được Quyết định số 4106/QĐ-BGDĐT ngày 3/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (GPE-VNEN) không được Bộ công khai, cả quyết định phê duyệt lẫn nội dung báo cáo, mặc dù dự án đã kết thúc ngày 31/5 vừa qua.

Người viết không thể tìm thấy các văn bản này trên cổng thông tin điện tử của Bộ, Ban Quản lý Dự án VNEN cũng như bất kỳ website chính thức nào.

Thứ hai là báo cáo chi tiết tổng kết, đánh giá mô hình VNEN sau 5 năm thí điểm trên hàng ngàn trường.

Thứ ba là quá trình và đội ngũ tham gia biên soạn, thẩm định, dạy thử nghiệm "Tài liệu hướng dẫn học tập" để thay thế toàn bộ sách giáo khoa hiện hành trong các lớp học theo mô hình VNEN, ít nhất là từ lớp 2 đến lớp 7 chỉ trong vòng 5 năm.

Bộ giáo dục đừng làm cô bảo mẫu, mà phải là chuyên gia hoạch định chiến lược

(GDVN) – Bộ Giáo dục và Đào tạo không cần đóng vai bảo mẫu, mà phải tập trung vào việc hoạch định chiến lược giáo dục quốc dân, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Đây không phải là những tài liệu mật, và cần được cung cấp trên cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo để nhân dân theo dõi, theo đúng quy định của Luật Tiếp cận thông tin 2016.

Ví dụ thứ hai là Vụ Giáo dục tiểu học cũng giấu nhẹm những văn bản chỉ đạo triển khai đại trà “tài liệu thí điểm” Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục vào trường học, trong đó có việc đưa tài liệu này vào các trường học tham gia Dự án VNEN.

Đơn cử như Công văn số 1409/BGDĐT-GDTH ngày 26/3/2015 về việc đăng ký dạy học theo “bộ sách” Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục, chúng tôi chỉ có thể tìm thấy “dấu vết” của nó qua công văn chỉ đạo tiếp theo của một số Sở Giáo dục và Đào tạo xuống các phòng. [2]

Ngay cả một chuyên viên của Vụ Giáo dục tiểu học trực tiếp tham gia triển khai đại trà các tài liệu Công nghệ giáo dục vào trường học, khi tiếp chúng tôi đã khẳng định chắc chắn, mọi văn bản chỉ đạo triển khai này đều công khai, nhưng cũng không thể cung cấp cho chúng tôi nội dung công văn này.

Chúng tôi rất chia sẻ với những tâm tư của đồng chí Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với báo chí rằng: 

“Những cụm từ: "chuột bạch", "thí nghiệm", "nhồi nhét"… rất xa lạ với giáo dục. Điều này khiến những nhà làm giáo dục hết sức trăn trở.

Bị nhận xét như vậy là cú sốc đối với những người làm quản lý giáo dục trong quá trình đổi mới.”

Tiếc rằng thực trạng này vẫn cứ diễn ra mà nguyên nhân chính nằm ở công tác tham mưu, hoạch định của cơ quan chức năng giúp việc Bộ trưởng hiện nay.

Để xóa bỏ tận gốc tình trạng không mong muốn này, thiết nghĩ không có cách nào khác, Bộ trưởng cần phải đổi mới chính tác phong, lề lối làm việc của cơ quan Bộ.

Việc đầu tiên chúng tôi hy vọng là đồng chí Bộ trưởng chỉ đạo các cơ quan giúp việc xác minh xem:

Công văn số 58/GDVN-HC ngày 4/10 và Công văn số 62/GDVN-HC ngày 4/11, Giấy giới thiệu liên hệ công tác ngày 23/11 của Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam gửi sang Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện đang nằm ở đâu, các cơ quan này có định trả lời Báo hay không?

Chỉ khi nào thông tin hoạch định chính sách, tham mưu và chỉ đạo thực hiện các chính sách giáo dục được công khai minh bạch, dư luận mới có thể theo dõi, góp ý, phản biện và ngăn chặn kịp thời những dấu hiệu tiêu cực, đừng để ván đã đóng thuyền mới lại chạy theo “chữa cháy”.

Tài liệu tham khảo:

[1]http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Tu-34-nghin-ty-ma-gio-con-hon-400-ty-thi-toi-cung-so-post150349.gd

[2]http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:IdrOcl_fukUJ:www.haiduong.edu.vn/van-ban.html%3Fcmd%3Ddownload%26file%3Dupload/news/content//15.2015/tieng%2520viet%25201.pdf%26id%3D1360+&cd=1&hl=en&ct=clnk&gl=vn



Xem nguồn

SEQAP nâng bước học sinh dân tộc thiểu số đến trường

Posted: 28 Dec 2016 02:10 AM PST


Học sinh Trường dân tộc bán trú Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) được hỗ trợ ăn trưa tại trườngHọc sinh Trường dân tộc bán trú Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) được hỗ trợ ăn trưa tại trường

SEQAP nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học

Ông Võ Xuân Thủy – Trưởng phòng Giáo dụcTiểu học – Mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum – cho biết: Kon Tum có 7/10 huyện, thành phố được hưởng lợi từ Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP), với 40 trường tiểu học (chiếm 27,5% tổng số trường tiểu học cả tỉnh), 190 điểm trường. Trong 40 trường SEQAP, có 28 trường thuộc xã khó khăn, chiếm tỷ lệ 70% số trường SEQAP.

Kết thúc năm học 2015-2016, các trường SEQAP có 16.800 học sinh (chiếm tỷ lệ 29,4% tổng số học sinh tiểu học cả tỉnh), trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) có 14.376 học sinh, chiếm tỷ lệ 85,5% học sinh DTTS của các trường tham gia SEQAP; (chiếm tỷ lệ 40,8% tổng số học sinh tiểu học DTTS cả tỉnh).

Có 26 trường thực hiện dạy học theo phương án T30 (khoảng 30 tiết/tuần, so với 22 đến 25 tiết/tuần của chương trình hiện nay được Bộ GD&ĐT phê duyệt); có 06 trường thực hiện dạy học theo phương án T33 (khoảng 33 tiết/tuần) và 8 trường thực hiện theo phương án T35 (khoảng 35 tiết/tuần).

Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, có thể khẳng định rằng Kon Tum đã đạt được mục đích của SEQAP là nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học thông qua hỗ trợ các trường tiểu học chuyển đổi sang mô hình dạy – học cả ngày (FDS) và giảm sự chênh lệch giữa các nhóm học sinh ở các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau.

Còn ông Nguyễn Trọng Thắng- Phó giám đốc Sở GD&ĐT Kon Tum chia sẻ: Qua hơn 5 năm thực hiện Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học, đến nay, tại 40 trường tiểu học và tất cả các điểm trường lẻ (190 điểm trường) đã tổ chức có hiệu quả, đạt được mục tiêu, là chuyển đổi dạy học nửa ngày sang dạy học cả ngày.

Trong 40 trường tiểu học, có 8 trường đã nỗ lực huy động các nguồn lực tổ chức dạy học 9-10 buổi/tuần. Các trường tiểu học tham gia SEQAP đã thực hiện nghiêm túc những tài liệu hướng dẫn của Ban quản lý Trung ương, có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, đã chủ động bố trí thời gian và nội dung hợp lý đối với các hoạt động dạy học cả ngày.

Thực hiện lộ trình chuyển đổi sang học cả ngày, phát triển mô hình FDS với các phương án dạy học cả ngày đã đi đúng hướng và vận dụng linh hoạt, phù hợp và đảm bảo chất lượng giáo dục. Việc triển khai dạy học cả ngày đã giúp học sinh ham thích đến trường, có nhiều hứng thú và chuyên cần hơn trong học tập (tỷ lệ học sinh chuyên cần hàng ngày tại các trường này đạt trên 97%).

Tổ chức dạy học cả ngày đã tạo điều kiện để học sinh vùng khó khăn có thêm thời gian dành để ôn tập, củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng các môn học; các trường có điều kiện để tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, học sinh được giao lưu, rèn kỹ năng sống, các em có cơ hội trải nghiệm nhiều hơn trong việc gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn, nhà trường với xã hội.

Chất lượng giáo dục của học sinh nói chung, kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn tiếng Việt, môn Toán nói riêng được đảm bảo chất lượng, ngày càng cải thiện và tăng cao qua từng năm học.

Từ khi triển khai SEQAP, tỷ lệ học sinh chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ học sinh đi học không chuyên cần và bỏ học ngày càng giảm. Đặc biệt, học sinh DTTS được tăng cường vốn tiếng Việt, được trợ giảng tiếng dân tộc. Các kỹ năng hiểu, nói, đọc, viết tiếng Việt của học sinh DTTS được cải thiện nhiều hơn, học sinh học tập các môn học khác tốt hơn.

Hỗ trợ học sinh ăn trưa tại trường

Một trong những hỗ trợ thiết thực nhất mà SEQAP hỗ trợ cho giáo dục Kon Tum là giúp học sinh ăn trưa tại trường để thực hiện dạy học cả ngày. Số học sinh được ăn trưa tại các trường được tăng dần qua từng năm.

Giai đoạn 2010-2016, cả tỉnh có 27.934 học sinh được ăn trưa tại trường từ nguồn SEQAP, trong đó học sinh DTTS 27.915, chiếm tỷ lệ 99,9%, học sinh thuộc diện hộ nghèo 21.800 em, chiếm tỷ lệ 78,3%.

Ngoài ra, có 7.503 học sinh được ăn trưa tại trường từ nguồn hỗ trợ cho học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú theo Quyết định số 85/2010 của Thủ tướng Chính phủ; 9.650 học sinh được ăn trưa từ sự hỗ trợ của Dự án Plan, sự đóng góp của các tổ chức xã hội, sự đóng góp của cha mẹ học sinh, cộng đồng.

Việc tổ chức nghỉ trưa tại trường và sinh hoạt của học sinh bằng các nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường, kinh phí của phụ huynh học sinh, các trường SEQAP đã mua chăn màn, chiếu cho các lớp để học sinh ngủ trưa, một số học sinh không thích ngủ trưa có thể được xem phim, đọc sách…

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Kon Tum cho hay: Thông qua khẩu phần ăn, chế độ ăn trưa, bố trí giờ giấc sinh hoạt, nghỉ trưa tại trường, góp phần rất lớn trong việc nâng cao thể chất đối với học sinh, học sinh khỏe mạnh hơn, sống, sinh hoạt có tổ chức và nền nếp hơn, nhất là học sinh DTTS mạnh dạn, năng động, tự tin hơn và kỹ năng sống được nâng cao hơn.

Qua việc dạy học cả ngày, ăn trưa tại trường, mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên có sự gần gũi, chia sẻ với nhau hơn, đặc biệt sự tương ái, tinh thần đoàn kết giữa học sinh các dân tộc càng gắn bó với nhau hơn.

Mục đích của SEQAP đã đi đúng hướng và đạt được mục tiêu, nhờ đó chính quyền địa phương, cộng đồng, phụ huynh học sinh… đã có sự đồng thuận, ủng hộ cao.

Là tỉnh nghèo, còn gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt, song thông qua chương trình của SEQAP đã tác động đến sự kích cầu đầu tư của địa phương trong việc cải thiện cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học, hỗ trợ lương tăng thêm cho giáo viên… Đồng thời, chương trình SEQAP đã tác động đến nhận thức của phụ huynh học sinh, nhất là phụ huynh đồng bào DTTS đã quan tâm hơn việc học tập của con em.

Phụ huynh học sinh, cộng đồng đã góp ngày công lao động (lấy củi, chở nước, cung cấp thêm gạo, rau, củ, quả…), vận động học sinh mang cơm đến trường để ăn trưa vào các ngày học cả ngày.

Đồng thời phụ huynh học sinh đã tạo mọi điều kiện để cho con em ra lớp học tập, cùng nhà trường duy trì sĩ số, động viên con em đi học chuyên cần, hạn chế tối đa việc bỏ học giữa chừng của học sinh.

Phụ huynh đã bớt ỉ lại, trông chờ sự đầu tư của Nhà nước, của Chương trình Dự án, có trách nhiệm hơn trong việc đóng góp tinh thần, vật chất hoặc công sức (ngày công) để giúp cho con em có thêm các điều kiện học tập và sinh hoạt tốt hơn.

Chương trình SEQAP đã đóng góp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trường học cho 40 trường tiểu học có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn của tỉnh Kon Tum thông qua các hoạt động hỗ trợ toàn diện để chuyển đổi từ mô hình dạy học nửa ngày sang dạy học cả ngày nhằm đạt được mục tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.



Xem nguồn

Comments