Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Sinh viên cân não với "cuộc chiến" đăng ký môn học

Posted: 26 Dec 2016 08:31 AM PST


 Việc đăng ký môn học vào đầu mỗi học kỳ đang trở thành “nỗi sợ hãi” với nhiều sinh viên. Thậm chí xuất hiện tình trạng nhiều sinh viên đăng ký nhiều suất học rồi bán lại để kiếm lời.

Trên một diễn đàn của sinh viên Trường ĐH Kinh tế Quốc dân mấy ngày qua “nóng ran” vì chuyện mua bán, chuyển nhượng các suất đăng ký môn học.

Sinh viên cân não với 'cuộc chiến' đăng ký môn học
Một cuộc trao đổi mua bán suất đăng ký học môn thể dục của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.

Nhiều thành viên đã đăng tải các nội dung trao đổi và mua bán các suất đăng ký môn học. Có suất được ra giá 200 ngàn đồng, có suất đăng ký lên tới 500-700 ngàn đồng. Trong đó, suất học được rao bán và chuyển nhượng nhiều nhất là các suất học giáo dục thể chất.

Hằng (tên nhân vật đã được thay đổi), một sinh viên K57, Khoa Tài chính Ngân hàng, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, các môn học thể dục là các môn học có lượng sinh viên đăng ký nhiều nhất vì thế thường lượng đăng ký rất nhiều.

Năm nay, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho phép những sinh viên K58 (năm thứ nhất) được phép đăng ký 25 tín chỉ ngay trong đợt đầu tiên (bình thường sinh viên chỉ được đăng ký 18 tín chỉ, đợt 2 mới được đăng ký lên đến 25 tín chỉ) vì vậy, các sinh viên K58 có thể đăng ký nhiều môn học hơn.

Bên cạnh đó, các sinh viên từ khóa K57 trở lên lại không được lựa chọn các môn thể dục lớp 1 (lớp trình độ đầu tiên) ở đợt đăng ký đầu tiên vì vậy, rất nhiều sinh viên không đăng ký được các môn này dù có nhu cầu học. Trong khi đó, các môn thể dục lớp 1 là điều kiện tiên quyết để các sinh viên này có thể chọn học lớp 2 (trình độ tiếp theo).

Việc các sinh viên K58 có thể đăng ký thoải mái các môn thể dục trong khi các khóa sau thì không đã dẫn đến hiện tuợng một số sinh viên K58 đăng ký nhiều suất học các môn thể dục cùng lúc sau đó lên diễn đàn rao bán lại cho sinh viên khóa sau có nhu cầu.

Điều này đã khiến nhiều sinh viên khóa sau bức xúc vì cho rằng, hành vi của những sinh viên đăng ký nhiều suất học khi không có nhu cầu để buôn bán kiếm lời là không tốt, ảnh hưởng tới quyền lợi của những người khác.

Những cuộc tranh cãi đã diễn ra trên diễn đàn khi những thành viên rao bán các suất học cho rằng việc kiếm tiền của mình là chính đáng và “người này không mua thì có người khác mua”.

Đăng ký môn học lúc 12h đêm

Mặc dù hiện tượng mua bán “suất đăng ký” môn học là cá biệt, mới xuất hiện trong năm nay ở Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, tuy nhiên, theo các sinh viên ở trường, việc đăng ký môn học trên hệ thống trực tuyến khá khó khăn và áp lực.

Do các sinh viên được tự chọn đăng ký các môn học nên một số môn học nhà trường không cung cấp đủ các lớp học do lượng đăng ký quá đông. Vì vậy, vào mỗi đợt đăng ký, các sinh viên đều mong muốn đăng ký nhanh, và sớm các môn học mong muốn trước khi hết chỗ.

Sinh viên cân não với 'cuộc chiến' đăng ký môn học
Các trang đăng ký môn học trực tuyến thường xuyên rơi vào tình trạng nghẽn mạng khi lượng sinh viên đăng ký quá đông. 

Lượng truy cập vào một thời điểm quá lớn, trong khi hạ tầng công nghệ thông tin của trường không đủ đáp ứng đã dẫn đến hệ thống đăng ký môn học trực tuyến ở các trường luôn ở trong tình trạng quá tải vào thời gian đăng ký.

Vì vậy, để đăng ký được môn học mong muốn, sinh viên phải túc trực bên cạnh máy tính liên tục. Bên cạnh đó, hệ thống đăng ký lại cho phép các sinh viên hủy đăng ký và cho phép những người khác đăng ký thay thế vào vị trí vừa hủy. Điều này dẫn đến tình trạng chuyển nhượng, trao đổi các suất đăng ký giữa sinh viên với nhau.

Trên thực tế, không chỉ có Trường ĐH Kinh tế Quốc dân gặp phải tình trạng này. 

Vân, một sinh viên năm nhất của Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN cho biết, ở trường em không có tình trạng bán các suất đăng ký nhưng việc đăng ký cũng gặp nhiều khó khăn và sinh viên trao đổi các suất đăng ký môn học thì khá phổ biến.

Đăng ký môn học ở trường thì lúc nào cũng khó khăn vì kỳ nào cũng bị nghẽn vì quá đông người đăng ký. Nhiều lúc trang đăng ký bị sập chưa kịp lưu môn nên chẳng đăng ký được gì. Kỳ một em suýt “thất học” vì chỉ đăng kí được môn Triết. Nhưng mấy ngày sau các bạn ấy “nhả” môn ra em canh me thế là lại đăng kí được” – Vân chia sẻ.

Để có thể “canh me” để có thể đăng ký được các môn học khi có người “nhả ra”, nhiều sinh viên phải xác định là phải “gặm bánh mì, ôm máy tính” cả đêm. Nhiều bạn còn phải tính giờ để “nhả” môn học mà không bị “cướp” mất.

Nhiều trường thậm chí còn quy định giờ bắt đầu đăng ký cho học sinh vào lúc nửa đêm, tuy nhiên, tình trạng vẫn không khả quan hơn khi hầu như sinh viên đều đổ dồn vào đăng ký vào những ngày đầu tiên để giành được một suất học của môn học mong muốn.

“Cuộc chiến” đăng ký môn học đối với sinh viên các trường vì thế luôn là một đấu trường đầy căng thẳng với sinh viên.

Trao đổi với VietNamNet, ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, khi xuất hiện tình trạng có thành viên trên diễn đàn sinh viên nhà trường rao bán các suất đăng ký môn học, trường đã nắm bắt được thông tin và xử lý ngay.

Theo ông Triệu, những thành viên rao bán suất đăng ký học không phải là sinh viên K58 mà là một số thành phần cá biệt đã lợi dụng việc một số sinh viên năm thứ nhất của trường không cảnh giác, không đổi mật khẩu tài khoản mà nhà trường cung cấp để đăng ký nhiều môn học cùng lúc rồi lên diễn đàn rao bán lại.

“Sau khi nắm thông tin, ban giám hiệu cũng như phòng đào tạo đã xử lý bằng cách tách thời gian hủy đăng ký và thời gian đăng ký bổ sung để sinh viên không thể thực hiện được việc chuyển đổi, mua bán các suất đăng ký được nữa. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã mở thêm các lớp học cho các sinh viên khóa sau không đăng ký được với môn giáo dục thể chất có nhu cầu học” – ông Triệu nói.

Ông Triệu cũng cho biết, sắp tới, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng sẽ tiến hành cải tiến hệ thống đăng ký môn học để tạo thuận lợi cho sinh viên.

Lê Văn



Xem nguồn

Cậu bé 11 tuổi trở thành “Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM”

Posted: 26 Dec 2016 07:07 AM PST


Tô Huỳnh Phúc đang là học sinh lớp 6A5 trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, TPHCM. Phúc từng giành nhiều Huy chương Vàng cấp quốc gia và quốc tế về Toán học. Em là gương mặt nhỏ tuổi nhất trong 10 gương mặt được bầu chọn danh hiệu "Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM" năm nay.

Tô Huỳnh Phúc, gương Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM 2016 nhỏ tuổi nhất.

Tô Huỳnh Phúc, gương Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM 2016 nhỏ tuổi nhất.

Cùng với Huỳnh Phúc, cô gái 16 tuổi Bùi Vũ Minh Nguyệt cũng là gương mặt học trò được bầu chọn là "Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM" năm 2016. Minh Nguyệt đang học viên lớp 8/9 Piano hệ trung cấp, Nhạc viện TPHCM, đồng thời là học sinh lớp 10H1 tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Q.10.

Nguyệt đạt được thành tích đáng nể về âm nhạc. Giải Ba cuộc thi piano quốc tế lần 8 International Piano Memorial Isidor Bajic được tổ chức tại Serbia năm 2016. Đậu vào bậc dự bị đại học, Đại học Indiana, Mỹ, được tuyển thẳng vào studio của huyền thoại âm nhạc Menahem Pressler – một trong những nghệ sĩ dương cầm hàng đầu thế giới.

Bùi Vũ Minh Nguyệt, nữ sinh 16 tuổi cũng là một trong 10 gương mặt Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM 2016

Bùi Vũ Minh Nguyệt, nữ sinh 16 tuổi cũng là một trong 10 gương mặt Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM 2016

Ngoài ra, cô cũng là sinh viên quốc tế đầu tiên thắng học bổng chương trình Piano MERIT – Music Academy of the West, California-Mỹ năm 2015.

8 gương Công dân trẻ khác thuộc nhiều lĩnh vực, thành phần như sinh viên tiêu biểu, thanh niên làm kinh tế giỏi, gương khởi nghiệp, cán bộ công chức, công nhân… Danh sách cụ thể gồm: Lê Thanh Vủ (26 tuổi), Đội Cảnh sát hình sự đặc nhiệm, Phòng PC45, Công an TPHCM; Nguyễn Trung Hiếu (30 tuổi) – chủ trại cá giống Trung Hiếu (Củ Chi); Nguyễn Xuân Giềng (23 tuổi), trợ giảng trường ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQG TPHCM; Nguyễn Lạc Hà (27 tuổi), nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu vật liệu cấu trúc nano và phân tử ĐH Quốc gia TPHCM; Lê Duy Phúc (25 tuổi), Trung tâm Điều độ hệ thống điện TPHCM, Tổng Công ty Điện lực TPHCM; Đoàn Thiên Phúc (27 tuổi), Giám đốc điều hành Công ty cổ phần giải pháp phần mềm SetechViet; Lê Tú Chinh (19 tuổi), vận động viên điền kinh Trung tâm TDTT Thống Nhất; Nguyễn Viết Thanh (28 tuổi), Trung tâm Bảo trợ xã hội Bình Đức, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TPHCM.

Lễ tuyên dương Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM sẽ diễn ra vào dịp đầu năm mới 2017.

Hoài Nam



Xem nguồn

Cậu học trò 11 tuổi trở thành “Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM”

Posted: 26 Dec 2016 06:25 AM PST


Tô Huỳnh Phúc đang là học sinh lớp 6A5 trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, TPHCM. Phúc từng giành nhiều Huy chương Vàng cấp quốc gia và quốc tế về Toán học. Em là gương mặt nhỏ tuổi nhất trong 10 gương mặt được bầu chọn danh hiệu "Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM" năm nay.

Tô Huỳnh Phúc, gương Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM 2016 nhỏ tuổi nhất.

Tô Huỳnh Phúc, gương Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM 2016 nhỏ tuổi nhất.

Cùng với Huỳnh Phúc, cô gái 16 tuổi Bùi Vũ Minh Nguyệt cũng là gương mặt học trò được bầu chọn là "Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM" năm 2016. Minh Nguyệt đang học viên lớp 8/9 Piano hệ trung cấp, Nhạc viện TPHCM, đồng thời là học sinh lớp 10H1 tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Q.10.

Nguyệt đạt được thành tích đáng nể về âm nhạc. Giải Ba cuộc thi piano quốc tế lần 8 International Piano Memorial Isidor Bajic được tổ chức tại Serbia năm 2016. Đậu vào bậc dự bị đại học, Đại học Indiana, Mỹ, được tuyển thẳng vào studio của huyền thoại âm nhạc Menahem Pressler – một trong những nghệ sĩ dương cầm hàng đầu thế giới.

Bùi Vũ Minh Nguyệt, nữ sinh 16 tuổi cũng là một trong 10 gương mặt Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM 2016

Bùi Vũ Minh Nguyệt, nữ sinh 16 tuổi cũng là một trong 10 gương mặt Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM 2016

Ngoài ra, cô cũng là sinh viên quốc tế đầu tiên thắng học bổng chương trình Piano MERIT – Music Academy of the West, California-Mỹ năm 2015.

8 gương Công dân trẻ khác thuộc nhiều lĩnh vực, thành phần như sinh viên tiêu biểu, thanh niên làm kinh tế giỏi, gương khởi nghiệp, cán bộ công chức, công nhân… Danh sách cụ thể gồm: Lê Thanh Vủ (26 tuổi), Đội Cảnh sát hình sự đặc nhiệm, Phòng PC45, Công an TPHCM; Nguyễn Trung Hiếu (30 tuổi) – chủ trại cá giống Trung Hiếu (Củ Chi); Nguyễn Xuân Giềng (23 tuổi), trợ giảng trường ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQG TPHCM; Nguyễn Lạc Hà (27 tuổi), nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu vật liệu cấu trúc nano và phân tử ĐH Quốc gia TPHCM; Lê Duy Phúc (25 tuổi), Trung tâm Điều độ hệ thống điện TPHCM, Tổng Công ty Điện lực TPHCM; Đoàn Thiên Phúc (27 tuổi), Giám đốc điều hành Công ty cổ phần giải pháp phần mềm SetechViet; Lê Tú Chinh (19 tuổi), vận động viên điền kinh Trung tâm TDTT Thống Nhất; Nguyễn Viết Thanh (28 tuổi), Trung tâm Bảo trợ xã hội Bình Đức, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TPHCM.

Lễ tuyên dương Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM sẽ diễn ra vào dịp đầu năm mới 2017.

Hoài Nam



Xem nguồn

Lần đầu tiên có Triển lãm khoa học dành cho trẻ từ 5 đến 13 tuổi

Posted: 26 Dec 2016 03:36 AM PST


Triển lãm Khoa học với chủ đề “Giáng sinh” dành cho trẻ em từ 5-13 tuổi lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội bởi Câu lạc bộ Khoa học Society of Open Science (SOS) đến từ trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam vào ngày 25/12/2016.

Triển lãm được mở ra với mục đích tạo một sân chơi bổ ích cho các em nhỏ để có thể tìm hiểu về khoa học một cách thú vị.

Tại đây, các em nhỏ sẽ được quan sát, thực hành các thí nghiệm, đồng thời vừa học vừa chơi và thu nhập kiến thức về khoa học.

Lấy chủ đề "Giáng sinh", Triển lãm Khoa học đưa tới những thí nghiệm lí thú xoay quanh ngày lễ này.

Tại đây, các em nhỏ không những được quan sát các thí nghiệm mà còn được trực tiếp trở thành Nhà khoa học nhí khi tự tay tham gia làm thí nghiệm như Tuyết trong lọ, Ngọc lửa trắng, Nước biến sắc…

Đồng thời, các em có thể thu thập được những kiến thức căn bản về khoa học xung quanh cuộc sống.

Súng bắn lửa: Đèn khò xì khí gas là Butan rất dễ cháy và tạo ngọn lửa với nhiệt độ cao. Khí được đánh lửa di chuyển từ nơi nhiệt độ cao bên trong đến nơi nhiệt độ thấp bên ngoài tạo các vệt xanh.
Bàn tay lửa: Bình Gas chứa Butan là chất khí cháy rất tốt. Khi sục vào nước có dung dịch nước rửa bát tạo bọt, bọt sẽ chứa khí Butan bắt cháy. Việc rửa tay khiến cho tay không bị bỏng do lửa được đốt lên từ bọt và được cách ly với da tay bằng một màng nước.
Bàn tay lửa: Bình Gas chứa Butan là chất khí cháy rất tốt. Khi sục vào nước có dung dịch nước rửa bát tạo bọt, bọt sẽ chứa khí Butan bắt cháy. Việc rửa tay khiến cho tay không bị bỏng do lửa được đốt lên từ bọt và được cách ly với da tay bằng một màng nước.
Nước biến sắc: Phản ứng giữa Metylen xanh với NaHO và đường Glucozo là một phản ứng thuận nghịch. Khi khuấy chiều thuận tạo ra dung dịch mầu xanh, để yên chiều nghịch tạo ra dung dịch trong suốt.
Nước biến sắc: Phản ứng giữa Metylen xanh với NaHO và đường Glucozo là một phản ứng thuận nghịch. Khi khuấy chiều thuận tạo ra dung dịch mầu xanh, để yên chiều nghịch tạo ra dung dịch trong suốt.
Các bạn nhỏ thích thú với thí nghiệm nước biến sắc.
Tuyết trong lọ: Acid benzoic từ dạng bột sẽ thăng hoa ở nhiệt độ 100oC, chuyển trực tiếp từ dạng rắn sang dạng khí mà không qua trạng thái lỏng. Hơi acid tạo thành một đám mù rồi ngưng tụ thành tinh thể như tuyết.
Các bạn nhỏ chăm chú theo dõi các bước làm thí nghiệm.
Đầy tò mò và hiếu kỳ, các bạn nhỏ thích thú theo dõi các hiện tượng phản ứng của Hóa học hay các tác động của Vật lý.
Đi hết từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác, các em nhỏ được học thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Ngọc lửa trắng: Magie là kim loại có khả năng cháy cao, đặc biệt ở dạng bột hay phôi, do đó khi đốt cháy, nhiệt độ lên tới 1000oC và tạo ánh sáng trắng đẹp mắt.
Các thí nghiệm không chỉ hấp dẫn đối với các bạn nhỏ mà còn là điều thú vị lý thú đối với các bậc phụ huynh.
Các thí nghiệm không chỉ hấp dẫn đối với các bạn nhỏ mà còn là điều thú vị lý thú đối với các bậc phụ huynh
Máy tạo sét: Với nguồn phát điện cao và nhiệt độ lớn, không khí sẽ bị biến đổi và có khả năng dẫn điện. các hạt tải điện sẽ nhảy từ đầu dây này sang đầu dây khác tạo ra các vệt sáng lớn giống hiện tượng tia sét.



Xem nguồn

Dạy theo kiểu bán bằng thì sớm muộn cũng sẽ phải đóng cửa

Posted: 26 Dec 2016 02:55 AM PST


Nếu dự thảo tuyển sinh 2017 được thông qua, điểm sàn vào Đại học duy trì nhiều năm qua sẽ bị loại bỏ. Điều kiện duy nhất để các thí sinh được đăng ký ứng tuyển đại học là tốt nghiệp THPT.

Chia sẻ với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội bày tỏ sự đồng tình với tư tưởng của dự thảo.

GS.Thuyết chia sẻ: "Trên thực tế, nhiều trường tốp dưới, gồm cả công lập và ngoài công lập đã tuyển sinh ở mức điểm sàn và dưới cả điểm sàn.

Vì vậy, tôi cho rằng nếu cứ giữ mãi điểm sàn là không cần thiết, và nó không phù hợp với quyền tự chủ của các trường đại học.

Hơn nữa, đa phần thí sinh hiện nay rất thực tế nên trước khi đăng ký vào học ngành nào, trường nào, đều tìm hiểu kỹ lưỡng.

Một trường đại học mà điều kiện đào tạo kém, cơ sở vật chất không đạt nổi quy định tối thiểu như của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì thật khó để nói tới những gì xa hơn".

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: “Trường nào vẫn cứ đào tạo hời hợt, yếu kém thì sẽ dần dần không thể tuyển sinh nổi nữa”. ảnh: GDVN.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia nghiên cứu giáo dục nhiều năm, GS.Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ rất thẳng thắn rằng, những trường mà không xây dựng được uy tín, sinh viên sau khi tốt nghiệp cứ thất nghiệp dài dài, thì dù có hạ điểm thấp cũng chẳng có ai vào học.

"Chúng ta thấy rằng, trên thực tế đã có nhiều sinh viên đang học trường này nhưng rồi lại bỏ hẳn để chuyển sang trường khác.

Bây giờ thanh niên rất thực tế, vì thế trường nào vẫn cứ đào tạo hời hợt, yếu kém thì sẽ dần dần không thể tuyển sinh nổi nữa, nhất là trong thời đại bây giờ thông tin lan truyền rất nhanh", GS.Thuyết chia sẻ.

Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo, cũng đã xuất hiện các ý kiến lo lắng về chất lượng đào tạo, bởi sẽ có thể xảy ra hiện tượng vơ vét thí sinh nhưng vẫn đào tạo hời hợt, và quả bóng trách nhiệm sẽ được đá về các gia đình và đẩy ra xã hội.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: "Chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào quá trình đào tạo, sàng lọc, chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào điểm đầu vào.

Ở các nước phát triển có hai cách tuyển sinh. Các trường lớn thường tổ chức thi  tuyển rất khắt khe, thí sinh phải đạt điểm cao và đáp ứng một số điều kiện khác mới vào được.

Bên cạnh đó, có những trường chỉ yêu cầu người học có bằng tú tài (ở ta gọi là bằng tốt nghiệp THPT) là được ghi danh vào học. Trước đây, ở miền Nam nước ta cũng có những trường như vậy.

Thế nhưng ở cả hai loại trường, không phải cứ vào học rồi hết 4 hay 5 năm là được nhận bằng tốt nghiệp. Quá trình sàng lọc ở các trường đều rất khắt khe, 100 người vào đại học thường chỉ một nửa hoặc hơn một nửa lấy được bằng tốt nghiệp thôi.

Quá trình đào tạo, sàng lọc khắt khe như vậy cho nên khi nhận được bằng tốt nghiệp là các cử nhân hoàn toàn tự tin để tìm việc làm.

“Sản phẩm giáo dục cũng như hàng hóa, nếu kém không ai dám dùng”

GS.Thuyết chia sẻ: "Trước đây, có nhiều trường hợp học sinh không đỗ trong kỳ thi tuyển sinh đại học ở Việt Nam, tự bỏ tiền đi nước ngoài học đại học.

Sau khi vượt qua được các kỳ thi, lấy được bằng và trở về, các bạn trẻ này làm việc vẫn giỏi. Đấy là nhờ quá trình đào tạo của nhà trường nghiêm túc, có tính sàng lọc cao.

Nếu các trường đại học của Việt Nam thực sự đổi mới được hoạt động đào tạo, đề cao tính sàng lọc thì chất lượng cũng sẽ được nâng lên và số người học sẽ đăng ký vào học ngày càng nhiều.

Tất nhiên khi đã xác định đào tạo nghiêm túc thì trường phải mất nhiều công sức trong một thời gian dài mới gây dựng được uy tín".

Cần công khai điểm đầu vào của từng trường

Theo GS.Nguyễn Minh Thuyết, để thúc đẩy mạnh hơn nữa chất lượng đào tạo thì các trường đại học phải công khai điểm tuyển đầu vào, để xã hội đánh giá, người học lựa chọn. Tốt nhất là, trong đợt tuyển sinh tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố điểm tuyển của từng trường.

"Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã yêu cầu các trường phải thống kê và công khai số lượng cử nhân tốt nghiệp hàng năm có tỷ lệ việc làm ra sao.

Học để làm gì?

Nhiều trường đã đáp ứng yêu cầu này. Nhưng cũng cần có cách kiểm tra xem những thông tin đó chính xác, khách quan đến đâu", GS.Thuyết nêu quan điểm

Cuối cùng, có một vấn đề cần quan tâm là việc bỏ điểm sàn vào đại học sẽ ảnh hưởng đến khả năng tuyển sinh của các trường cao đằng và trung cấp như thế nào.

GS.Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, để tìm ra một giải pháp hài hòa, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần trao đổi, thống nhất với Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

"Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng sự tồn tại của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp phụ thuộc vào chất lượng đào tạo của các trường. Nếu dạy tốt, tỷ lệ sinh viên, học sinh ra trường có việc làm cao thì sẽ thu hút được nhiều người học.

Còn những trường yếu kém thì phải cố gắng bằng mọi cách để đổi mới ngành nghề đào tạo và nâng cao chất lượng, nếu không muốn giải thể", GS.Thuyết chia sẻ.



Xem nguồn

"Đừng bắt triết lý giáo dục phải ôm tất cả"

Posted: 26 Dec 2016 02:11 AM PST


Các số liệu cho thấy không phải cứ cần cù là sẽ phát triển. Muốn phát triển thì điều quan trọng là phải có tư duy sáng tạo. Mà muốn sáng tạo thì phải có bản lĩnh thoát ra khỏi mọi khuôn mẫu.

Xem các phần trước:


Triết lý giáo dục? Đừng bắt nó phải ôm tất cả!

'Đừng bắt triết lý giáo dục phải ôm tất cả'
“Muốn sáng tạo thì phải có bản lĩnh thoát ra khỏi mọi khuôn mẫu…”

Có bình luận cho rằng thời nào, ở đâu thì người ta cũng hướng đến đào tạo "con ngoan, trò giỏi", và lập luận: Nếu con không ngoan mà trở thành “hư” thì gia đình và xã hội sẽ ra sao? Nếu trò không giỏi (mà "dốt"?) thì làm gì có nhân tài cho đất nước?

Việc đầu tiên cần bàn ở đây là cách lập luận. Việc bác bỏ triết lý giáo dục "con ngoan, trò giỏi" hoàn toàn không có nghĩa là sẽ dẫn đến cực đoan ngược lại là "con hư trò dốt". Cần phân biệt triết lý giáo dục với mục tiêu của giáo dục, tức là yêu cầu về sản phẩm đầu ra.

Mục tiêu có thể diễn giải dài dòng chứ triết lý phải rất ngắn gọn. Mục tiêu của giáo dục bao giờ cũng phải là đào tạo con người phát triển toàn diện với đủ các yêu cầu cần thiết về phẩm chất và năng lực. Còn triết lý giáo dục do phải ngắn gọn nên đừng bắt nó phải ôm tất cả. Nó không nhất thiết phải bao quát hết mục tiêu của cả một giai đoạn dài mà có thể chỉ tập trung vào một vài mục tiêu cần nhấn mạnh đáp ứng nhu cầu cụ thể của giai đoạn đang xét.

Chẳng hạn, trong 5 mục tiêu mà cải cách giáo dục ở Nhật Bản sau Thế chiến II đặt ra là: "Loại trừ chủ nghĩa quân phiệt", "Giáo dục tư duy khoa học", "Làm sâu sắc văn hóa quốc dân", "Xây dựng quốc gia hòa bình" và "Đóng góp vào sự tiến bộ của thế giới" (Theo Nguyễn Quốc Vương 2015: Cải cách giáo dục lịch sử trong trường phổ thông Nhật Bản thời hậu chiến (1945-1950) và những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt Nam), thì ba mục tiêu sau là dài hạn, còn hai mục tiêu đầu chính là thể hiện cái triết lý rất cụ thể mà giáo dục Nhật Bản phải tập trung vào trong giai đoạn này, và chính nhờ quyết liệt tập trung vào mà Nhật Bản đã nhanh chóng vượt lên được.

Từ đây suy ra rằng trong mục tiêu chung vẫn có thể có "con ngoan, trò giỏi", nhưng vấn đề là hiểu ngoan và giỏi như thế nào; và tiếp theo thì cái trọng tâm mà giáo dục Việt Nam cần quyết liệt tập trung vào trong giai đoạn hiện nay là gì.

Giáo dục Việt Nam hôm nay cần tập trung vào mục đích gì?

Mục tiêu của giáo dục có hai phần quan trọng nhất là phẩm chất và năng lực. "Ngoan" chính là thuộc về phẩm chất, còn "giỏi" chính là thuộc về năng lực.

Về phẩm chất, nếu hiểu ngoan là "lễ phép" thì được, nhưng đây không phải là phẩm chất cần ưu tiên. Vì "lễ phép" có nguồn gốc từ chữ "Lễ" của Nho giáo (Tiên học lễ, hậu học văn); "lễ phép" là thái độ được coi là đúng mực, tỏ ra kính trọng người trên. Nó bao gồm nét nghĩa nền nếp, tôn ty, nhưng cũng có cả vâng lời. Còn nếu hiểu ngoan là "dễ bảo, vâng lời" thì chắc chắn là không một quốc gia phát triển nào trên thế giới đặt ra mục tiêu này.

'Đừng bắt triết lý giáo dục phải ôm tất cả'

“"Ngoan" chính là thuộc về phẩm chất, còn "giỏi" chính là thuộc về năng lực”

Ảnh Đinh Quang Tuấn

Về năng lực, "giỏi" được từ điển tiếng Việt định nghĩa là "có trình độ cao, đáng được khâm phục, khen ngợi". Nhưng trình độ cao về cái gì? Lâu nay trong giáo dục năng lực, người Việt Nam thường chỉ chú ý hai thứ: một là kiến thức, hai là sự tinh khôn. Các thần đồng Việt Nam thường là những người có trí nhớ siêu phàm, gì cũng nhớ, cũng biết. Các truyện cổ trong sách giáo khoa thường khuyến khích sự tinh khôn (truyện Trí khôn, các truyện trạng ứng xử với sứ thần Trung Quốc hoặc khi đi sứ ở Trung Quốc, chuỗi truyện Trạng Quỳnh…).

Kết quả là người Việt Nam (truyền thống) và Đông Nam Á có thể "ngoan" hơn người Đông Bắc Á; người Đông Bắc Á có thể "ngoan" hơn người châu Âu; người châu Âu có thể "ngoan" hơn người Mỹ. Về "giỏi" cũng thế: chúng ta đã và đang tự hào về những giải thi học sinh giỏi toán, lý quốc tế, về thứ hạng PISA "cao hơn nhiều nước phát triển". Nhưng sự thật là cái "ngoan" và "giỏi" ấy ít giúp cho đất nước phát triển, lại càng ít hơn (nếu không nói là zero) trong việc đóng góp vào thành tựu trí tuệ nhân loại.

Sự thật là, ngay một người trong cuộc như ông Nguyễn Tuấn Hải cũng cho rằng nhận định người Việt giỏi Toán hay ít nhất là có năng lực và tiềm năng học Toán "không chỉ là một định kiến mà còn là một sự huyễn hoặc nguy hiểm".

Số liệu cho thấy trong 116 năm, giải Nobel Vật lý đã được trao cho 202 người, Việt Nam và Đông Nam Á tất nhiên là không có ai. Cả châu Á chỉ có 18 người (10 người Nhật Bản, 5 người Trung Quốc, 2 người Ấn Độ, 1 người Pakistan), trong đó có tới 8 người mang quốc tịch Mỹ. Ở châu Âu thì Đức có 31 người (trong đó 6 người mang quốc tịch Mỹ); Anh có 24 người (trong đó 4 người mang quốc tịch Mỹ)… Trong khi riêng Mỹ đã có 85 người, chiếm 42% (trong đó có 22 người gốc châu Á).

Với các số liệu này, hiệu quả của nền giáo dục Mỹ là không thể phủ nhận được: Hình như mức độ "ngoan" tỷ lệ nghịch với năng lực sáng tạo (nhiều người châu Á, châu Âu thành công là nhờ được hoàn thiện giáo dục và làm việc trong môi trường Mỹ). Các số liệu này còn cho thấy không phải cứ cần cù là sẽ phát triển. Muốn phát triển thì điều quan trọng là phải có tư duy sáng tạo. Mà muốn sáng tạo thì phải có bản lĩnh thoát ra khỏi mọi khuôn mẫu. Mà ngoan, dù hiểu theo nghĩa 'vâng lời' hay 'lễ phép' thì cũng đều phải lấy các khuôn mẫu làm chuẩn.

'Đừng bắt triết lý giáo dục phải ôm tất cả'

xây dựng một triết lý giáo dục thiết thực, cụ thể cho giai đoạn trước mắt mới chỉ là bước khởi đầu (Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Ấy vậy mà chính người Mỹ vẫn còn chưa hài lòng về nền giáo dục của mình. Trong video-clip gây chấn động thế giới “Phiên tòa xử ngành giáo dục“, Prince Ea đã buộc tội sự lỗi thời của hệ thống giáo dục, cho rằng học sinh Mỹ đang bị ép vào khuôn mẫu, bị đánh giá không đúng về năng lực theo kiểu “phán xét một con cá bằng khả năng leo cây“.

Tất nhiên, chúng ta sẽ không sao phỏng nền giáo dục của các quốc gia khác. Cái chúng ta cần là xây dựng một triết lý giáo dục thiết thực, cụ thể cho giai đoạn trước mắt, xuất phát từ nhu cầu khắc phục những hạn chế mang tính triết lý ở tầng sâu của nền giáo dục hiện thời.

Mà để thấy được những hạn chế ở tầng sâu này thì chúng ta cần từ bỏ tư duy "ưa nịnh, thích khen", "tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại" rất điển hình cho một nền văn hóa âm tính nặng như Việt Nam. Nếu vẫn còn "ưa nịnh, thích khen", còn tự vỗ ngực rằng mình luôn hay, luôn đúng thì sẽ không thể nào tự trả lời được câu hỏi: Nếu ta thực sự luôn hay, luôn đúng thì sao kết quả ta lại thua xa thiên hạ về nhiều mặt đến như vậy?

Chừng nào chưa có được cái dũng để tiếp nhận hai câu thơ mà thi sĩ Tản Đà đã hạ bút viết cách đây gần một thế kỷ: "Dân hai nhăm triệu ai người lớn?/ Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con" (bài "Mậu Thìn xuân cảm", 1932) thì chúng ta sẽ khó thoát ra được khỏi tình cảnh mà nhà thơ Chế Lan Viên đã miêu tả: "Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp/ Giấc mơ con đè nát cuộc đời con" (Người đi tìm hình của nước, 1960).

Tất nhiên, xây dựng một triết lý giáo dục thiết thực, cụ thể cho giai đoạn trước mắt mới chỉ là bước khởi đầu. Cái khó hơn, gian nan hơn, là triển khai thực hiện triết lý đó. Mà việc này thì liên quan đến quản lý giáo dục và nhiều thứ khác ở tầm vĩ mô.

GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm (ĐHQG TP.HCM)



Xem nguồn

Những thầy cô giáo được dư luận quan tâm nhất năm 2016

Posted: 26 Dec 2016 01:28 AM PST


– Nhiệt huyết và đầy trách nhiệm với nghề, gần gũi với các em học sinh,… là những điều khiến những thầy cô giáo dưới đây được dư luận ấn tượng nhất năm 2016.

Ngâm mình trong nước lũ để cứu học trò

Một trong số những hình ảnh ấn tượng nhất năm qua là cảnh các cô giáo Trường Mầm non xã An Hiệp (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) đã dũng cảm, không ngại hiểm nguy cứu học trò bị kẹt trong đợt lũ quét tràn về bất ngờ gây ngập lụt nghiêm trọng tại trường ngày 13/12 vừa qua.

Những thầy cô giáo được dư luận quan tâm nhất năm 2016

Hình ảnh đáng khen ngợi của các cô giáo Trường Mầm non xã An Hiệp (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).

Đưa các cháu lên nóc tủ hồ sơ, đỡ các cháu đu lên bệ cửa sổ, cho các cháu đứng trên vai cô ngâm mình dưới nước, có cháu rơi xuống nước cô giáo lặn ngụp tìm vớt… là những việc làm đầy tính nhân văn mà 4 cô giáo cứu 13 học sinh mẫu giáo thoát cơn lũ dữ.

Suy nghĩ "Thà cô chết chứ không để học trò chết" của các giáo viên khiến nhiều người vô cùng cảm phục. Với hành động đẹp này, các cô giáo nơi đây đã nhận được thư khen ngợi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Thầy cô nhảy Cha Cha Cha với học sinh trên sân trường

Trong không khí và tiết tấu nhạc sôi động, các thầy cô Trường Tiểu học Cây Gáo A (Đồng Nai) đã cùng với học sinh của mình thực hiện điệu nhảy "Cha Cha Cha" điêu luyện như những vũ công chuyên nghiệp ngay trên sân trường.

Rất nhiều người đã bày tỏ sự thích thú, ấn tượng về hoạt động thú vị và vào cuộc hết sức chủ động của các thầy cô trường này với các động tác nhuần nhuyễn. Hầu hết mọi người đều đánh giá cao hoạt động này bởi có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh.

"Không khí sân trường trở nên rất vui và sôi động với tiết mục này. Hoạt động này giúp cho học sinh và giáo viên thư giãn rất nhiều. Để thực hiện được như này không phải dễ, bởi các giáo viên phải dành thời gian để tập luyện cho học sinh. Chưa kể, các giáo viên cũng phải là những người nhiệt huyết, có tinh thần văn nghệ mới có thể làm được", một giáo viên chia sẻ.

Cô giáo "bênh" Hoa hậu Kỳ Duyên

Năm qua, sự việc Hoa hậu Kỳ Duyên bị phát hiện hút thuốc lá ở nơi công cộng, cụ thể là ở quán cafe, đã gặp phải phản ứng mạnh mẽ từ phái dư luận. Sự việc tiếp tục được đẩy lên cao với quyết định kỷ luật của Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam với cô nữ sinh viên Trường ĐH Ngoại thương.

Những thầy cô giáo được dư luận quan tâm nhất năm 2016

Trong bối cảnh đó, PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh, giảng viên Trường ĐH Ngoại thương đã bất ngờ có chia sẻ gây sốc trên mạng xã hội Facebook với tiêu đề "Tôi khinh" bày tỏ quan điểm bênh vực và ủng hộ Kỳ Duyên. Status bênh vực sinh viên của vị giảng viên này nhanh chóng được chia sẻ chóng mặt với những bình luận trái chiều của cộng đồng mạng. Dư luận hướng nhiều "búa rìu" đến PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh bởi bà là một giảng viên đại học.

Nguyên văn lời bênh vực từng gây bão mạng của vị giảng viên:

"Tôi khinh! Cái gì mà "Hoa hậu Việt Nam 2014 Nguyễn Cao Kỳ Duyên hút thuốc lá nơi công cộng và tụ tập với bạn bè ở nơi có khung cảnh không phù hợp là những hành vi không tương xứng với danh vị Hoa hậu Việt Nam". Luật pháp hay nội quy cuộc thi có chỗ nào cấm cô bé hút thuốc à?

Tôi khinh những vị mũ cao áo dài luôn miệng rao giảng văn hóa nhưng đi đâu cũng phả thuốc lá vào mặt cả phụ nữ có thai, ngày nào cũng trốn vợ để đi nhậu, trông thấy nhân viên đáng tuổi con cũng đưa lời ong bướm, bắt gọi là "anh",… giờ đây lại túm tụm lại hiếp đáp cô bé chưa đầy 20 tuổi.

Bỏ đi Kỳ Duyên. Đừng cho họ cơ hội bắt nạt em nữa. Hãy ném cái vương miện dỏm ấy vào mặt họ, về vui đời sinh viên đi.

FTU luôn chào đón em!".

Thầy giáo vừa nhảy vừa hát với học sinh trên bục giảng

Nhân dịp 20/10, thầy giáo Lê Minh (Trường THPT Nông Cống 1, tỉnh Thanh Hóa) đã có một tiết mục văn nghệ ấn tượng tặng các nữ sinh khi thực hiện những bước nhảy uyển chuyển cùng với nam sinh ngay tại lớp học.

Tiết mục văn nghệ của thầy giáo này sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội, đã có hàng nghìn lượt xem và bình luận của nhiều học sinh bày tỏ sự ấn tượng và thích thú về một người thầy tâm lý, gần gũi.

Thậm chí một số người hóm hỉnh cho rằng: "Đây chính là thầy giáo của năm". Tuy nhiên, số ít người thì cho rằng hoạt động tuy vui nhưng các giáo viên cũng chú ý tiết chế trên lớp học để giữ hình ảnh người giáo viên.

Ngôi trường đặc biệt hơn 30 năm chỉ có thầy giáo

Các thầy giáo của Trường Tiểu học Tri Lễ 4 (xã biên giới Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) khiến nhiều người vô cùng cảm phục khi vượt qua điều kiện sinh hoạt và giảng dạy khó khăn để bám trường, công tác tốt.

Cách trung tâm thị trấn hơn 30 km, nhưng để vào được trường, các giáo viên nơi đây phải đi mất cả ngày. Bởi để đến được điểm trường của mình, các giáo viên nơi đây hằng ngày phải đi xe máy vượt qua một trong những cung đường dốc, hiểm trở bám theo sườn núi. Con đường này mùa khô cát bụi mịt mù, mùa mưa thì ngập trong bùn đất lầy lội.

Đây còn là ngôi trường được biết đến với nhiều "không": không đường ôtô, không điện, không sóng điện thoại, không Internet,…

Những thầy cô giáo được dư luận quan tâm nhất năm 2016

Những điều kiện quá khó khăn cũng chính là nguyên nhân khiến ngôi trường này kể từ ngày thành lập đến nay, đã hơn 30 năm, không hề có bóng dáng của các cô giáo. Thay vào đó, 44 thầy giáo vẫn ngày đêm miệt mài cắm bản, vượt khó để gieo chữ ở tất cả 6 điểm trường với 29 lớp học.

Tuy nhiên, không vì thế mà các thầy giáo ở đây nản lòng mà tập làm quen và cố gắng khắc phục bằng mọi cách có thể. Các hoạt động, phong trào có thể đơn giản hơn nhưng không bao giờ thiếu dưới mái trường này.

Thầy giáo 9X hàng chục lần xin ra đảo để dạy học

Thuộc thế hệ 9X, nhưng thầy giáo Lê Xuân Quyết (sinh năm 1990, giáo viên Trường Tiểu học Song Tử Tây, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) khiến nhiều người thán phục khi từng hàng chục lần xin ra Trường Sa để dạy học.

Những thầy cô giáo được dư luận quan tâm nhất năm 2016

Sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo, chứng kiến nhiều bạn bè cùng trang lứa có hoàn cảnh giống mình phải nghỉ học cũng chỉ vì nhà nghèo, ngay từ bé Quyết đã mong muốn trở thành một người giáo viên để đem con chữ đến với những vùng đặc biệt khó khăn. Để hiện thực hóa ước mơ, thời còn học tại Trường ĐH Sư phạm Nha Trang, Quyết đã nhiều lần chủ động lên Sở GD-ĐT Khánh Hòa để hỏi về việc tuyển giáo viên tại Trường Sa. Năm 2012, thời điểm chỉ mới tốt nghiệp ra trường, Quyết nộp đơn tình nguyện xung phong ra đảo cống hiến với đoạn nội dung: "Tôi xin cống hiến tất cả sự nghiệp của mình cho Trường Sa".

Thầy Quyết chia sẻ: "Tôi đã khóc khi nhận được quyết định ra đảo dạy học, dù khi đó chưa biết hoàn cảnh cụ thể trên đảo ra sao. Chỉ biết bản thân luôn nung nấu muốn đem con chữ tới những vùng khó khăn nhất".

Với những cống hiến của mình, thầy giáo trẻ được chọn là một trong những giáo viên tiêu biểu xuất sắc đang công tác tại các huyện đảo, xã đảo năm 2016.

Cô giáo làm bài thơ "Đât nước mình ngộ quá phải không anh?"

Cô giáo Trần Thị Lam (giáo viên chuyên Văn, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) được nhắc đến nhiều khi là tác giả của bài thơ "Đất nước mình ngộ quá phải không anh?" được cư dân mạng chia sẻ với nhiều đồng cảm. Cô Lam cho hay, bài thơ được sáng tác theo cảm hứng nhất thời của cô chứ không nhằm mục đích nào khác.

Cái tên cô giáo Lam tiếp tục được dư luận quan tâm hơn sau khi bài thơ của cô được đăng tải không lâu, trên mạng dấy lên và lan truyền thông tin cô bị nhà trường kỷ luật. Tuy nhiên, đại diện nhà trường cho biết nhà trường không hề có bất kì hình thức xử lý kỷ luật nào đối với cô giáo Lam. Bởi việc sáng tác thơ là quyền tự do cá nhân, riêng tư của cô nên nhà trường không can thiệp và cô vẫn đi dạy bình thường.

Lãnh đạo phòng PA83 – Công an tỉnh Hà Tĩnh cũng xác nhận, không có chuyện cô giáo Lam "bị xử lý" sau khi bài thơ lan truyền trên mạng.

Cô Trần Thị Lam sinh năm 1973, là tổ trưởng tổ văn của trường. Cô Lam là giáo viên giỏi cấp tỉnh và gắn bó với Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh gần 20 năm nay.

Thầy giáo viết chữ bằng miệng

Vì khuyết tật không thể viết chữ bằng chính đôi tay của mình, anh Phùng Văn Trường (sinh năm 1979, thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) quyết tâm dùng miệng tập viết.

Những thầy cô giáo được dư luận quan tâm nhất năm 2016

Viết chữ bằng miệng nhưng 7 năm qua người đàn ông này còn khiến nhiều người ngưỡng mộ hơn vì tâm huyết với sự nghiệp trồng người. Anh nhận giúp đỡ các gia đình trong thôn rèn chữ, luyện toán cho con em họ. Mỗi ngày, lớp học của người thầy giáo đặc biệt vẫn luôn rộn tiếng ê a đánh vần và những con số và cộng, trừ, nhân, chia.

Thanh Hùng



Xem nguồn

"Người hiếu học thực sự đi học nhằm để khai trí, đạt thức…"

Posted: 26 Dec 2016 12:46 AM PST


GS Trần Ngọc Thêm cho rằng “Từ chỗ coi trọng cái bằng mà sinh ra cách học đối phó, học để thi… Việc đối phó với thi cử đẻ ra tệ nạn quay cóp. Tệ nạn này nghiêm trọng đến chừng nào và phổ biến đến đâu thì thực tiễn cuộc sống và các số liệu điều tra đều dẫn đến cùng một kết quả…”.

Xem phần 1:


'Người hiếu học thực sự đi học nhằm để khai trí, đạt thức...'

“Người hiếu học thực sự đi học nhằm để khai trí, đạt thức, và thông tuệ”

(Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Về "đức tính cần cù" và "huyền thoại về tính cần cù"

Một bạn đọc chưa tán thành cách giải thích vì sao người Việt lười hơn các dân tộc châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, bởi lý do thời tiết hay vị trí địa lý là không chuẩn: Trước hết, tôi không nói rằng thời tiết hay vị trí địa lý là toàn bộ lý do. Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên chỉ là lý do dẫn đến sự khác biệt về cách thức mưu sinh. Và sự khác biệt về cách thức mưu sinh trong một thời gian dài (cùng một số yếu tố khác nữa) sẽ tạo nên sự khác biệt về tính cách dân tộc.

Bình luận này nói tiếp: "Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ là 2 trong số rất nhiều quốc gia có điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn Việt Nam. Nhưng cũng chỉ có 2 quốc gia đó là phát triển", thêm nữa "trong thời phong kiến họ cũng là quốc gia kinh tế kém phát triển". Ý này có chỗ đúng và có chỗ sai. Chỗ đúng (rất quan trọng) là không phải cứ cần cù là sẽ phát triển. Chỗ sai là trong số những quốc gia có điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn ta, không chỉ có Nhật Bản, Hàn Quốc là phát triển: Nhiều quốc gia phương Tây ở xứ lạnh, thời tiết rất khắc nghiệt, nhưng đều phát triển rất sớm.

Việc đưa sự kiện "dạy thêm học thêm ngăn chặn mãi không được và học sinh vừa đi đường vừa xúc cơm ăn ngay trên xe máy" làm cơ sở chứng minh cho tính cần cù hiếu học có chỗ không ổn. Bởi cái "cần cù hiếu học" này không phải xuất phát từ sự tự nguyện tự giác của các em mà là do áp lực của cha mẹ và xã hội (con ngoan mà!).

Ta sẽ nghĩ sao nếu nhớ rằng những công chức "sáng cắp ô đi tối cắp ô về" hiện nay, những người đang lấp đầy các quán cà phê buổi sáng và các quán nhậu buổi chiều hiện nay, khi còn nhỏ đều đã từng mất hết tuổi thơ vì phải học thêm, từng vừa đi đường vừa xúc cơm ăn ngay trên xe máy? Chả lẽ là lúc nhỏ cần cù hiếu học để rồi khi lớn lên thì nghỉ bù, ăn chơi bù?

Tôi nói ở người Việt, cần cù chỉ là huyền thoại còn là căn cứ trên những tiêu chí khách quan với những số liệu rất cụ thể. Tôi so sánh với Hàn Quốc, Nhật Bản vì đây là những quốc gia được thừa nhận là cần cù nhất thế giới. Chẳng hạn, xét theo số giờ làm việc trung bình trong năm thì người Hàn Quốc làm việc gấp 1,3 lần nhiều hơn so với người Nhật và 1,5 lần nhiều hơn so với người Mỹ, trong khi số ngày nghỉ của họ chỉ bằng 1/2 của người Nhật và 1/5 của người Mỹ. Đến lượt mình, so với người Mỹ thì người Nhật cũng làm việc gấp 1,3 lần nhiều hơn, trong khi số ngày nghỉ của họ chỉ bằng một nửa.

'Người hiếu học thực sự đi học nhằm để khai trí, đạt thức...'

Nhìn vào những con số trên ta sẽ tự thấy Việt Nam nằm ở chỗ nào, khi mà nước ta có số lượng lễ hội trong năm vào loại cao nhất thế giới (khoảng 8.000 lễ hội) nhưng lại có năng suất lao động (theo số liệu do Tổ chức Lao động Quốc tế ILO công bố năm 2015) đứng cuối khu vực: thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 lần.

Tôi gọi "tính cần cù" của người Việt là huyền thoại vì theo Từ điển tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên) thì huyền thoại là "câu chuyện huyền hoặc, kỳ lạ, hoàn toàn do tưởng tượng". "Tính cần cù" của người Việt chính là một sự tưởng tượng như thế.

Về chuyện hiếu học hay hiếu danh

Người hiếu học thực sự đi học nhằm để khai trí, đạt thức, và thông tuệ. Thi cử chỉ là một cách đánh giá. Danh phận, địa vị chỉ là hệ quả.

Trong khi người Việt ta đi học (tất nhiên không phải là tất cả) thường nhằm đến danh phận, địa vị nên mới quá coi trọng cái bằng. Từ chỗ coi trọng cái bằng mà sinh ra cách học đối phó, học để thi. Thi gì thì học nấy, nhiều khi thi xong là quên luôn, còn cái gì không thi thì bỏ qua. Việc đối phó với thi cử đẻ ra tệ nạn quay cóp. Tệ nạn này nghiêm trọng đến chừng nào và phổ biến đến đâu thì thực tiễn cuộc sống và các số liệu điều tra đều dẫn đến cùng một kết quả:

Về mức độ nghiêm trọng thì điển hình nhất là sự kiện diễn ra ở trường THPT dân lập Đồi Ngô (Lục Nam, Bắc Giang) trong kỳ thi tốt nghiệp năm 2012, khi mà có tới 12 video-clip quay lại cảnh gian lận có sự tiếp tay và đồng lõa cùa các giám thị do chính các thí sinh thực hiện được tung lên mạng. Nhận xét về vụ này, giáo sư Ngô Bảo Châu từng cho rằng "Đây là một sự kiện đặc biệt… chưa từng có tiền lệ trong lịch sử loài người". 

'Người hiếu học thực sự đi học nhằm để khai trí, đạt thức...'

Hình ảnh vi phạm quy chế thi tại hội đồng thi Trường THPT DL Đồi Ngô – Bắc Giang (Ảnh cắt từ clip)

Về mức độ phổ biến thì sự gian lận này không chỉ có ở thí sinh mà ở nhiều nơi đã trở thành hiện tượng có tổ chức gần như công khai (có nơi thu tiền để hối lộ giám thị; hàng thùng giấy photo bài giải được đưa vào giao cho nhân viên phục vụ mang đi phân phát ở các phòng thi).

Trong đợt chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2003 có một số tỉnh cầu cứu Bộ cho mở đáp án riêng cho tỉnh mình để nâng tỉ lệ đỗ từ 50% lên 70%. Năm 2010, thậm chí 12 tỉnh ở đồng băng sông Cửu Long đã liên kết với nhau tự ý hạ chuẩn đáp án của Bộ để nâng tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của toàn vùng. Trong kỳ thi tốt nghiệp năm 2014 tại một trường THPT ở Hà Tây, khi thi thử có 90% trượt, đến khi thi thật thì đỗ tới 100%!

Trong cuộc điều tra do chúng tôi thực hiện năm 2014 với khoảng 5.600 người tham gia, trả lời câu hỏi về việc "Giở sách quay cóp khi thi cử", có 79,3% thừa nhận đã từng thực hiện điều này trong hành động hoặc suy nghĩ; riêng đã thực hiện trong hành động cũng có tới 64,2%. Số chưa bao giờ nghĩ đến chỉ chiếm 20,7%.

Một lối học như thế, nếu vẫn cứ muốn gọi là hiếu học thì có lẽ cụm từ "hiếu học lạc hậu" của PGS. Văn Như Cương – nhà sư phạm, người sáng lập và Hiệu trưởng Trường PTDL Lương Thế Vinh – có thể xem là phù hợp khi ông cho rằng "Chúng ta đang sống trong xã hội hiếu học lạc hậu, bởi ai cũng muốn vào đại học, dù số đông sinh viên ra trường không có việc làm".

Ngoan trong "con ngoan" nên hiểu như thế nào?

Có ý kiến so sánh rằng nếu "ngoan" mà tệ thế thì nước Nhật sẽ ngày càng “tệ hại” vì người Nhật cúi đầu chào lễ phép khi gặp nhau. Nhầm lẫn này có thể hiểu được vì trong tiếng Việt có hai cách hiểu về "ngoan".

Cách hiểu thứ nhất được ghi nhận trong mọi từ điển chính là "dễ bảo, biết nghe lời": "Việt Nam tự điển" của Hội Khai Trí Tiến Đức (xuất bản năm 1931) giải thích ngoan là "có nết na, dễ bảo" (đứa bé này ngoan, cô gái ngoan). "Từ điển tiếng Việt" của Viện Ngôn ngữ học (do Hoàng Phê chủ biên) cũng định nghĩa ngoan (trong "đứa bé ngoan") là "nết na, dễ bảo, biết nghe lời". Trái nghĩa với ngoan (khó bảo, bướng bỉnh) là "hư".

Cách hiểu thứ hai tuy không thấy ghi nhận trong từ điển nào, nhưng tồn tại trên thực tế, đồng nhất "ngoan ngoãn" với "lễ phép". Sau năm 1975 người miền Bắc vào Nam đều có nhận xét rằng trẻ em miền Nam "ngoan hơn", đi về khoanh tay thưa gửi rất lễ phép. Lối giao tiếp của người Nhật, người Thái, Lào, Mianmar… đều được xem là thuộc phạm trù này.

Trong hai cách hiểu thì cách hiểu thứ nhất (ngoan = dễ bảo) là nghĩa chính, sử dụng phổ biến. Vì là nghĩa phổ biến nên nó được ghi nhận trong mọi từ điển xưa nay. Chính cách hiểu này nằm trong vô thức của người Việt Nam, từ gia đình vào đến nhà trường và ra đến xã hội.

Xem phần cuối:

GS Trần Ngọc Thêm



Xem nguồn

Tuyên dương học sinh đoạt giải trong kỳ thi Toán quốc tế 2016

Posted: 26 Dec 2016 12:03 AM PST


Kỳ thi WMTC (Kỳ thi vô địch các đội tuyển Toán quốc tế) được tổ chức thường niên giữa các quốc gia và lãnh thổ trên toàn thế giới, bắt đầu từ năm 2010.

Đội tuyển quận Hoàn Kiếm – Hà Nội có 19 học sinh tham gia. Trong đó, có 10 em dành HCV cá nhân, 8 HCB và một HCĐ. Đặc biệt, quận có 3 học sinh (2 học sinh THCS và 1 học sinh tiểu học) lọt vào top 4 học sinh xuất sắc nhất thế giới tham dự phần thi Tie- Break (vòng đấu loại chọn nhà vô địch, thi trực tiếp tại lễ trao giải). Kết quả: Em Tạ Sơn Bách, lớp 9A4- Trường THCS Ngô Sĩ Liên đạt điểm tối đa 60/60, trở thành nhà vô địch thế giới lứa tuổi THCS và dành giải thưởng lớn nhất cuộc thi.

Em Nguyễn Đức Anh, học sinh lớp 8A4, Trường THCS Ngô Sĩ Liên đứng thứ 4. Em Phan Việt Hoàng lớp 5D, Trường tiểu học Trưng Vương đứng thứ 3 Thế giới lứa tuổi tiểu học.

Lãnh Đạo quận Hoàn Kiếm tặng bằng khen cho em Tạ Sơn Bách

Lãnh Đạo quận Hoàn Kiếm tặng bằng khen cho em Tạ Sơn Bách

Tại kỳ thi CFM (Kỳ thi Thử thách các nhà Toán học tương lai), được tổ chức luân phiên giữa các quốc gia trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Năm 2016, kỳ thi được tổ chức tại Thái Lan. Đội tuyển quận Hoàn Kiếm có 4/4 em tham dự đều dành giải cao với 2 HCV và 2 HCB.

Tại buổi lễ tuyên dương do UBND quận tổ chức hôm nay (26/12), BTC đã trao bằng khen và phần thưởng cho em Tạ Sơn Bách (lớp 9A4- Trường THCS Ngô Sĩ Liên) với thành tích HCV cá nhân, HCV đồng đội, vô địch thế giới lứa tuổi THCS.

Em Nguyễn Đức Anh, lớp 8A4, THCS Ngô Sĩ Liên đạt HCV cá nhân cả hai kì thi WMTC cà CFM, HCV đồng đội, đứng thứ tư thế giới lứa tuổi THCS.

Các học sinh cùng lãnh đạo tại buổi lễ tuyên dương

Các học sinh cùng lãnh đạo tại buổi lễ tuyên dương

Có 6 học sinh đạt HCV cá nhân và HCV đồng đội là em Nguyễn Hoàng Nguyên (lớp 9A2 Trường THCS Ngô Sĩ Liên); Cao Dương Ngọc Diệp, Nguyễn Hữu Phúc (lớp 9H2 Trường THCS Trưng Vương); Hàn Tiến Quang (lớp 5H), Trần Hoàng Quân (lớp 5E) Trường Tiểu học Trần Quốc Toản; Em Huỳnh Kim Gia Bảo(lớp 5A Trường tiểu học Thăng Long).

Em Phan Việt Hoàng, lớp 5D Trường tiểu học Trưng Vương, đạt HCV cá nhân và đứng thứ 3 thế giới lứa tuổi tiểu học. Em Trần Đức Danh, lớp 5D Trường Tiểu học Trưng Vương, Hoàng Minh Quân lớp 8A4 Trường THCS Ngô Sĩ Liên đạt HCV cá nhân.

Có 4 em đạt HCB cá nhân đến từ Trường THCS Trưng Vương, tiểu học Trần Quốc Toản, Tiểu học Tràng An và Trường tiểu học Thằng Long.

Các học sinh đoạt giải của Trường tiểu học Quang Trung tại lễ tuyên dương

Các học sinh đoạt giải của Trường tiểu học Quang Trung tại lễ tuyên dương

BTC cũng trao bằng khen và phần thưởng cho 6 học sinh đoạt HCB cá nhân gồm: Em Phạm Thái Phương,- lớp 5E, Đỗ Tuấn Dũng- lớp 5A Trường tiểu học Quang Trung; Em Hoàng Hữu Đức- lớp 5D, Nguyễn Thục Anh- lớp 5E Trường tiểu học Tràng An; Em Nguyễn Danh Hiếu- lớp 8H1 Trường THCS Trưng Vương; Em Nguyễn Việt Đức- lớp 8A4 Trường THCS Ngô Sĩ Liên.

Ngoài ra, em Đỗ Quỳnh Anh- lớp 5B Trường tiểu học Trần Nhật Duật cũng được tặng thưởng bằng khen và trao phần thưởng với thành tích HCĐ cá nhân.

Bảo Khê



Xem nguồn

Chàng trai 32 tuổi thành thạo 56 thứ tiếng

Posted: 25 Dec 2016 11:21 PM PST


Muhammed Mešić, 32 tuổi có một khả năng vô cùng đặc biệt: Anh nói thành thạo 56 ngôn ngữ và khẳng định có thể hiểu được hơn 70 ngôn ngữ.

Chàng trai 32 tuổi thành thạo 56 thứ tiếng

Muhammed Mešić, người đàn ông 32 tuổi nói được 56 thứ tiếng

Từ khi còn là một cậu bé lớn lên ở Tuzla – một thành phố công nghiệp ở Nam Tư cũ (hiện là Bosnia Herzegovina), Muhammed đã bị cuốn hút bởi các thứ tiếng. Tài năng đặc biệt này của anh được phát hiện một cách tình cờ khi anh 5 tuổi. Trong dịp đi nghỉ mát cùng gia đình ở Hy Lạp, anh phát hiện mình có thể nghe được người hàng xóm nói tiếng Hy Lạp.

"Đó là lần đầu tiên tôi gặp những người nói thứ tiếng mà tôi không thể nhận ra" – Muhammed nhớ lại. "Tôi có thể nghe được họ nói chuyện, sau đó tìm ra ý nghĩa của cuộc trò chuyện dựa vào tình huống. Cuối kỳ nghỉ, tôi đã có thể giúp bố mẹ tôi nói chuyện với một thợ cơ khí địa phương, người đã sửa xe cho chúng tôi. Bố mẹ tôi đã rất bất ngờ".

Năm 9 tuổi, Muhammed học tiếng Thụy Điển từ những người lính Thụy Điển đóng tại thị trấn nơi anh sống trong suốt cuộc nội chiến Bosnia. Sau cuộc xung đột, anh tới Hungary và cố gắng học thứ tiếng này. "Trong chuyến đi tới Hungary, bà tôi đã bảo tôi không nên học tiếng Hungary vì nó không cần thiết. Khi tôi trở về, tôi rất sợ phải nói sự thật với bà rằng tôi đã học được nó" – anh chia sẻ.

Không lâu sau, gia đình anh nhận ra con trai mình có điều gì đó đặc biệt. Các bác sĩ khám cho anh kết luận rằng anh mắc hội chứng Asperger (một dạng tự kỷ nhẹ). Hội chứng này cho phép anh tiếp thu những ngôn ngữ mới một cách dễ dàng, đôi khi là bị động. Muhammed nhớ lại một lần bạn mình thách đố, nếu anh có thể học được tiếng Latvia, anh có thể đi cùng anh ta trong chuyến công tác, và Muhammed đã thành thạo ngôn ngữ này chỉ trong 2 tuần với sự giúp đỡ của YouTube, 2 cuốn sách và 43 bộ phim hoạt hình.

Chàng trai 32 tuổi thành thạo 56 thứ tiếng
Muhammed có niềm đam mê đặc biệt với ngôn ngữ

Không chỉ nhờ tài năng đặc biệt, để có được thành tựu như ngày hôm nay, Muhammed cũng có niềm đam mê tuyệt vời với ngôn ngữ. Anh dành hầu hết thời gian của mình cho việc học và luyện tập ngoại ngữ. Muhammed nói rằng anh hầu như không có thời gian rảnh rỗi, tuy nhiên anh cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn với điều đó.

"Nói thật là tôi dành khoảng 200 ngày mỗi năm trên máy bay. Tôi đi nghe các bài giảng, các hội thảo, đào tạo… Nhưng tôi không than phiền về điều này. Tôi nhận ra rằng bạn phải là nạn nhân nếu bạn muốn thành công".

"Quan trọng là phải có một mục tiêu và làm việc chăm chỉ để đạt được nó, rồi bạn sẽ nhận được thành quả".

Hiện tại, Muhammed nói được 56 thứ tiếng khác nhau, từ những ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh, Bồ Đào Nha tới tiếng Nhật, Georgia, thậm chí là cả những ngôn ngữ mà hầu hết chúng ta chưa từng nghe nói đến như Kinyarwanda (ngôn ngữ chính thức của Rwanda), Quechua. Một số ngôn ngữ Muhammed hiếm khi sử dụng trong cuộc sống nhưng anh không cho rằng nó kém quan trọng hơn.

"Tôi không tập trung vào lợi ích đơn thuần của một ngôn ngữ" – Mešić nói. "Ví dụ như tôi nói tiếng Icelandic, nhưng tôi chỉ dùng nó để nói chuyện với bạn bè và đồng nghiệp. Ngôn ngữ là kiến thức và kiến thức là hạnh phúc. Đó là điều quan trọng trong cuộc sống".

Chàng trai 32 tuổi thành thạo 56 thứ tiếng
Ngôn ngữ với Muhammed là kiến thức

56 ngôn ngữ nghe có vẻ kinh khủng, nhưng Muhammed khẳng định rằng khi bạn nói được càng nhiều ngôn ngữ thì bạn học một ngôn ngữ mới càng dễ dàng hơn, bởi vì nhiều ngôn ngữ có những điểm tương đồng. Các nhà ngôn ngữ học sẽ đồng ý với điều đó, tuy nhiên việc nói hơn 50 thứ tiếng cũng là điều ngoài sức tưởng tượng.

Hiện Muhammed có một website về ngôn ngữ đang được xây dựng và chưa rõ 56 thứ tiếng mà anh nói được là gì. Tuy nhiên, anh đã đăng tải khoảng hơn chục video lên Youtube – nơi anh nói các ngôn ngữ khác nhau.

  • Nguyễn Thảo(Theo Odditycentral)



Xem nguồn

Comments