Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trường ngoài công lập và những vướng mắc về cơ chế sở hữu

Posted: 20 Dec 2016 08:06 AM PST


LTS: Với tư duy đổi mới của Đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986 chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được khuyến khích phát triển. 

Trong lĩnh vực giáo dục đại học một trong những ý tưởng đổi mới là việc chấp nhận sự tồn tại của các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập. 

Theo tinh thần đó cuối năm 1988 Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long được thành lập. 

Sau 5 năm thí điểm hoạt động của Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long, năm 1994 hàng loạt trường đại học ngoài công lập khác ra đời.

Cho đến nay trong cả nước đã có 84 trường đại học và cao đẳng ngoài công lập.

Từ sau năm 2005, Nhà nước đã có nhiều thay đổi lớn liên quan tới chính sách phát triển giáo dục ngoài công lập. 

Bàn về nội dung này, TS.Lê Viêt Khuyến – Trưởng ban hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học (Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam) tóm lược lại những văn bản chỉ đạo định hướng cơ chế sở hữu cho các trường đại học ngoài công lập trong thời gian gần đây. 

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 

Thứ nhất, về mặt chính sách, Nghị quyết 4 Ban Chấp hành TƯ khoá 7 khẳng định 3 loại hình của giáo dục ngoài công lập là: bán công, dân lập và tư thục.

Nghị quyết 2 Ban Chấp hành TƯ khoá 8 khẳng định tiếp: “… Tiếp tục phát triển các trường dân lập ở tất cả các bậc học. Từng bước phát triển vững chắc các trường lớp tư thục ở giáo dục mầm non, phổ thông trung học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và đại học…“.

Trên tinh thần đó, quy chế đầu tiên về đại học tư thục đã được ban hành tại Quyết định số 240/TTg ngày 24/5/1993 của Thủ tướng chính phủ. 

Tuy quy chế này vẫn tồn tại, không bị huỷ bỏ, nhưng nó đã không được đưa vào cuộc sống. Do vậy, cho tới năm 2005 vẫn chưa có trường đại học tư thục ở Việt Nam.

Để hướng dẫn hoạt động cho các trường đại học dân lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế tạm thời về đại học dân lập tại Quyết định số 196/TCCB ngày 21/1/1994. 

Trường ngoài công lập và những vướng mắc về cơ chế sở hữu (Ảnh: fpt.edu.vn)

Đến năm 2000, Quy chế này đã được thay thế bằng Quy chế trường đại học dân lập tại Quyết định số 86/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Quy chế 86 có một số đặc điểm như sau: 

Một là, trường đại học dân lập phải do một tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế đứng đơn xin thành lập trên cơ sở huy động các nhà giáo, nhà đầu tư cùng đóng góp công sức, kinh phí và cơ sở vật chất ban đầu từ nguồn ngoài ngân sách Nhà nước.

Hai là, khẳng định tài sản của trường thuộc quyền sở hữu tập thể của các thành viên trong nhà trường. 

Ba là, khẳng định phần góp vốn của các nhà đầu tư trong tài sản của trường nhưng không khẳng định rõ quyền lợi của họ.

Bốn là, hội đồng quản trị đại diện cho quyền sở hữu tập thể của các thành viên trong nhà trường (cộng đồng nhà trường).

Như vậy với 4 đặc điểm nêu trên có thể xếp trường đại học dân lập theo quy chế 86 thuộc loại hình tổ chức không vì lợi nhuận. 

Thứ hai, những thay đổi lớn liên quan tới chính sách phát triển giáo dục ngoài công lập diễn ra từ sau năm 2005: 

*Theo Luật Giáo dục 2005:  

Điều 20 Luật Giáo dục khẳng định: “Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi“. Điều đó cũng có nghĩa là Nhà nước không chấp nhận loại hình cơ sở giáo dục vì lợi nhuận. 

Điều 48 khẳng định có 3 loại hình trường của hệ thống giáo dục quốc dân: công lập, dân lập, tư thục. 

“Có thể có bạn đồng nghiệp nghĩ chúng tôi điên rồ”

(GDVN) – Nữ giáo sư, Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam, nay đã 83 tuổi nói chuyện về làm giáo dục ngày nay. Hóa ra, câu chuyện đâu phải chỉ có tiền nhiều hay ít?

Tuy nhiên khái niệm trường dân lập theo cách hiểu mới là phải do cộng đồng dân cư thành lập, còn trường tư thục là do các tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp, kinh tế hoặc do cá nhân thành lập. 

Điều đó cũng có nghĩa là: trường dân lập thuộc hình thức sở hữu chung của cộng đồng (không vì lợi nhuận); trường tư thục thuộc hình thức sở hữu chung (không vì lợi nhuận) hoặc sở hữu cá nhân (vì lợi nhuận).

Điều 66 quy định: “… thu nhập còn lại được phân chia cho các thành viên góp vốn theo tỷ lệ vốn góp” dẫn đến cách hiểu là cả hai loại hình dân lập và tư thục đều có chia lợi nhuận, tức là đều mang thuộc tính vì lợi nhuận. Nội dung này chưa ổn!

Điều 67 khẳng định: “Tài sản, tài chính của trường dân lập thuộc sở hữu tập thể của cộng đồng dân cư ở cơ sở ; tài sản, tài chính của trường tư thục thuộc sở hữu của các thành viên góp vốn“. 

Nội dung như vậy cho phép hiểu trường dân lập thuộc hình thức không vì lợi nhuận, còn trường tư thục thuộc hình thức vì lợi nhuận.

Tất cả những bất nhất nêu trên ở Luật Giáo dục 2005 vẫn chưa được chỉnh sửa ở Luật giáo dục sửa đổi 2009.

Cũng tại Luật giáo dục 2005 còn khẳng định những ưu đãi của Nhà nước cho các trường dân lập và tư thục (Điều 68) và những chính sách khuyến khích đối với các nhà đầu tư cho giáo dục (Điều 104).

* Theo Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao ban hành ngày 18/4/2005.

Nghị quyết 05 khẳng định Nhà nước chủ trương: “…phát triển mạnh các cơ sở ngoài công lập với hai loại hình: dân lập và tư nhân. Quyền sở hữu của các cơ sở ngoài công lập được xác định theo Bộ luật dân sự… Không duy trì loại hình bán công".

Mỗi cơ sở ngoài công lập đều có thể hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận hoặc theo cơ chế lợi nhuận. 

Theo cơ chế phi lợi nhuận thì ngoài phần được dùng để bảo đảm lợi ích hợp lý của các nhà đầu tư, phần để tham gia thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, trợ giúp người nghèo, lợi nhuận chủ yếu được dùng để đầu tư phát triển.

Theo cơ chế lợi nhuận thì lợi nhuận có thể được chia cho các cá nhân và cơ sở phải chịu thuế.

Chọn người tài không nên phân biệt đối xử về bằng cấp

(GDVN) – Không ít đơn vị tuyển dụng có “ác cảm” với sinh viên tốt nghiệp tư vì họ nghi ngờ về chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, đây là tư duy có vẻ lỗi thời…

Như vậy, Nhà nước khuyến khích phát triển các cơ sở phi lợi nhuận. 

Về các giải pháp, Nghị quyết 05 chỉ rõ phải hoàn thiện: 

“Quy định chế độ tài chính và trách nhiệm thực hiện chính sách và nghĩa vụ xã hội của các tổ chức hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận và áp dụng cơ chế doanh nghiệp đối với các cơ sở hoạt động theo cơ chế lợi nhuận”;

“Hỗ trợ khuyến khích các cơ sở ngoài công lập đăng ký hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận”;

“Có chính sách ưu đãi đối với các cơ sở ngoài công lập, đặc biệt là với các cơ sở hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận”; 

“Thực hiện việc miễn tiền sử dụng đất, thuế đất đối với các cơ sở ngoài công lập hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận”;

Và ban hành “chính sách đào tạo và hỗ trợ của Nhà nước trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các cơ sở ngoài công lập, chính sách hỗ trợ các cơ sở ngoài công lập tự đào tạo, phát triển nhân lực”.

Đồng thời tại Nghị quyết 05 Chính phủ cũng giao cho Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, “nghiên cứu làm rõ những vấn đề về sở hữu, tính chất lợi nhuận và phi lợi nhuận, trách nhiệm của các cơ sở và hình thức xã hội hoá trong từng lĩnh vực, kiến nghị các cơ chế, chính sách phù hợp trong năm 2005”. 

Đồng thời “nghiên cứu xây dựng chính sách đấu thầu cung cấp dịch vụ do Nhà nước đặt hàng”.

Còn nữa...



Xem nguồn

Học để làm gì?

Posted: 20 Dec 2016 07:24 AM PST


Thực ra không phải vậy! Bởi lâu nay, các trường đại học tuyển sinh đầu vào vẫn phải dựa vào khối A, B, C, D… Nhưng nếu như dự thảo quy chế tuyển sinh chính quy hệ đại học 2017 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố được thông qua, thì "trật tự cũ" sẽ xóa bỏ.

Điều kiện cần chung nhất để thí sinh đăng ký xét tuyển đại học 2017 là tốt nghiệp THPT.

Cũng có nghĩa là thí sinh chỉ cần có một năng lực nổi trội nào đó (tạm gọi là tài năng) là hoàn toàn có thể trúng tuyển đại học, chứ không nhất thiết 3 môn trong một khối đạt tổng điểm cao.

Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt nam, PGS.TS Nguyễn Văn Nhã – nguyên Trưởng Ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá rằng, đây là một chủ trương tốt, mở ra cơ hội học tập cho rất nhiều thí sinh muốn học đại học, theo đuổi những đam mê riêng.

PGS.Nhã chia sẻ: "Trên thực tế, có nhiều em đam mê công nghệ hay đam mê hội họa, đam mê âm nhạc… dành rất nhiều thời gian cho đam mê ấy.

Thậm chí có nhiều em bộc lộ năng khiếu từ lúc còn rất nhỏ, vậy thì khi chọn ngành học đại học, đó là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá năng lực của thí sinh. Học ngành nào cũng được, trường nào cũng được, miễn là giỏi, miễn là làm tốt công việc.

Kiến thức nền phổ thông được đánh giá bằng yêu cầu bắt buộc tốt nghiệp, như vậy là hợp lý. Hơn nữa khi các em vào đại học, song song với việc học chuyên ngành thì còn được học một số môn khác để bổ sung thêm kiến thức nền, để cân bằng được kỹ năng sống, ứng xử tốt với cộng đồng, xã hội.

Vì vậy, tôi cho rằng, bỏ điểm sàn sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho các em có năng khiếu chuyên sâu ở một lĩnh vực nào đó phát triển, đấy chính là điểm tích cực của dự thảo này".

PGS.TS Nguyễn Văn Nhã cho rằng, bỏ điểm sàn là thời cơ nhưng cũng là thách thức với rất nhiều trường đại học. ảnh: Ngọc Quang

Cũng theo PGS.Nguyễn Văn Nhã, bỏ điểm sàn cũng sẽ giúp các trường Đại học (đặc biệt là các trường tư thục) có thêm nhiều cơ hội tuyển sinh, đào tạo theo định hướng riêng.

"Việc bỏ điểm sàn sẽ tạo thêm cơ hội cho nhiều trường tuyển sinh đạt số chỉ tiêu mong muốn, nhưng điều đó cũng chính là thách thức.

Nếu anh tham lam, vơ vét cho thật nhiều thí sinh, nhưng đào tạo vẫn chẳng có gì đổi mới, tấm bằng chỉ là cái mác thôi thì tự sinh viên sẽ có đánh giá, xã hội sẽ có đánh giá.

Tất nhiên, đó là một quá trình dài, và bên cạnh đó Bộ Giáo dục cũng đã có các biện pháp hạn chế chỉ tiêu tuyển sinh, yêu cầu công bố số lượng cử nhân tốt nghiệp hàng năm tìm được việc làm. Tức là yêu cầu về chất lượng đào tạo được chú trọng hơn.

Đồng thời, các trường cũng dần dần được tự chủ, có nghĩa là buộc phải đổi mới, phải dạy sao cho thật chất lượng để thoát ra khỏi tình trạng tốt nghiệp là thất nghiệp", PGS.Nhã chia sẻ.

Giáo sư Trần Hồng Quân: "Phải xóa bao cấp để tránh ỉ lại"

Dưới góc nhìn của một người làm khoa học lâu năm, PGS Nguyễn Văn Nhã cũng nêu ra một gợi ý, đó là Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có nghiên cứu, mở rộng thời gian để thí sinh lựa chọn ngành học, trường học phù hợp.

PGS.Nhã phân tích: “Chúng ta tổ chức thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ quanh năm. Tổ chức thi lấy bằng lái xe quanh năm. Khám sức khỏe làm căn cứ học tập, làm việc cũng làm quanh năm.

Vậy thì tại sao lại cứ phải dồn học sinh vào một kỳ thi đại học khiến cho cả xã hội căng thẳng?

Các em đã tốt nghiệp phổ thông có thể lựa chọn thời điểm đăng ký xét tuyển vào các trường tùy theo hoàn cảnh kinh tế và tính thời điểm mà các gia đình thấy phù hợp.

Đào tạo theo hình thức tín chỉ thì nghĩa là ai đáp ứng đủ yêu cầu với số tín chỉ quy định là được tốt nghiệp. Vì vậy, không cần thiết phải yêu cầu thời gian nộp hồ sơ, thời gian xét duyệt hồ sơ quá cứng nhắc chỉ trong một thời điểm, mà hoàn toàn có thể bỏ luôn quy định này để tạo thuận lợi cho thí sinh và các gia đình.

Việc xét tuyển như thế nào cho phù hợp hãy để cho các trường chủ động, Bộ Giáo dục chỉ cần chuyên tâm vào công tác kiểm định chất lượng, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chính sách, pháp luật.

Trường nào làm sai, trường nào gian dối dứt khoát phải xử lý nghiêm minh, để giáo dục đi vào chất lượng cao, đó là điều đã nói rất nhiều nhưng thay đổi rất chậm”.

Quá nhiều cử nhân thất nghiệp phản ánh chất lượng đào tạo ở nhiều trường đại học vô cùng yếu kém. tranh minh họa của Mai Sơn.

Xã hội sẽ tự sàng lọc và loại bỏ những trường yếu kém

Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ điểm sàn cũng có nghĩa là các trường đại học sẽ chủ động tuyển đầu vào, tự xếp hạng cho mình.

“Những trường tốp đầu thì họ không phải băn khoăn tới chuyện bỏ điểm sàn, bởi vì tuyển sinh đầu vào vẫn sẽ rất khắt khe. Như vậy thì vấn đề còn lại chủ yếu thuộc về những trường lấy điểm đầu vào ở mức thấp hơn.

Về mặt lý thuyết khi anh lấy điểm thấp thì cũng có nghĩa là anh đang tự xếp hạng mình ở mức thấp. Tuy nhiên, đấy lại chính là cơ hội tốt, nếu như tuyển chọn được những thí sinh có năng lực thực sự ở một lĩnh vực nào đó, đào tạo bài bản và chuyên sâu, siết chặt đầu ra thì sản phẩm chắc chắn sẽ tốt.

Còn nếu vẫn cứ đào tạo như cưỡi ngựa xem hoa, vẽ ra cái đầu thì hoành tráng như Voi, lưng như con Hổ, rồi đuôi như con Bò tót, tức là chẳng đâu vào đâu thì tiếp tục lạc lõng với thị trường, và rồi phải dừng hoạt động vì chẳng có ai dám đăng ký vào học đâu”, PGS.Nhã cảnh báo. 

Điểm sàn là gì, vì sao Bộ loại bỏ?

PGS.Nguyễn Văn Nhã cũng nhấn mạnh một yêu cầu hết sức quan trọng “chống thất nghiệp” đó là sinh viên phải thông thạo ít nhất một ngoại ngữ.

Các em phải được học ngoại ngữ tốt ngay từ tiểu học, như vậy sau 12 năm học phổ thông thì đã phải thông thạo ít nhất một ngoại ngữ.

Vào đại học hoàn toàn có thể học ngoại ngữ thứ hai, thậm chí có những em nhanh hơn thì ngay khi chưa tốt nghiệp THPT đã có thể học hai ngoại ngữ.

Khi thông thạo ngoại ngữ, các em hoàn toàn có thể mở rộng cập nhật kiến thức của các quốc gia phát triển, quá trình học tập sẽ thu lượm được nhiều kiến thức bổ ích hơn và nhanh hơn.

Nếu chúng ta làm được như vậy, xác định rõ như thế thì đặt ra ngay cái mốc cụ thể. Giả sử lấy mốc năm 2017 triển khai học ngoại ngữ bắt buộc đồng loạt, thì 12 năm nữa, tức là vào năm 2029 toàn bộ học sinh Việt Nam tốt nghiệp THPT phải thông thạo ít nhất một ngoại ngữ.

Cái quan trọng là khi đã đặt ra được mục tiêu ấy thì cần phải có quyết tâm của cả nước. Phải coi đó là nhiệm vụ sống còn, bắt buộc phải hoàn thành đúng với mốc thời gian đặt ra thì giáo dục nước nhà mới thực sự đổi mới.

PGS.Nhã bày tỏ: “Chúng ta đừng quá lo lắng tới chuyện thừa cử nhân ngành này, ngành khác. Cái quan trọng là đào tạo thế nào thôi, có thực chất không? Nếu sinh viên giỏi chuyên ngành, lại thông thạo một, hai ngoại ngữ thì thiếu gì việc để làm.

Các em có thể làm ở Việt Nam, có thể làm ở nước ngoài. Các em có thể tự phát triển kinh doanh, hợp tác với doanh nghiệp các nước. Có rất nhiều cơ hội để phát triển, nhưng ngoại ngữ yếu chính là rào cản cho cử nhân của chúng ta nhiều năm qua”.

Nêu ra những lo lắng ấy, PGS.Nguyễn Văn Nhã chia sẻ một câu chuyện hài hước (có thật) là trong những chuyến công tác tại Lào, ông rất bất ngờ với khả năng nói tiếng Anh ở các trường đại học.

"Trời ơi, từ lãnh đạo nhà trường  cho tới các nhân viên mọi phòng ban đều nói tiếng Anh, tiếng Việt rất tốt. Nhưng điều khiến tôi bất ngờ hơn cả là một nhân viên bảo vệ và một cán bộ phụ trách ký túc xá cũng nói tiếng Việt và tiếng Anh rất tốt.

Còn ở ta, nhiều người học xong cả thạc sĩ mà còn không đủ tự tin giao tiếp thì còn nói gì tới nghiên cứu tài liệu, và thế là chỉ dám nói tiếng Việt thôi. Mà xin lỗi, nói tiếng Việt nhiều khi còn sai”, PGS.Nhã nói về một thực tế hiển hiện tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, theo PGS.Nguyễn Văn Nhã, để nâng cao chất lượng đào tạo Đại học thì Bộ Giáo dục và Đào tạo còn phải nhanh chóng làm tốt công tác phân luồng.

Làm tốt công tác phân luồng thì tự khắc học sinh và các gia đình sẽ thấy rõ hơn năng lực của con em mình. Các em có thể đi học nghề để có việc làm sớm, khi nào có điều kiện có thể học thêm lên cao đẳng.

Tránh tình trạng như thời gian vừa rồi, cứ tốt nghiệp THPT là ùn ùn kéo nhau vào đại học. Học xong rồi mà cũng chẳng biết học để làm gì?

Thế rồi nhiều em phải dấu bằng để xin làm công nhân, nhiều em quay sang học một ngành trung cấp, cao đẳng phù hợp với nhu cầu tuyển dụng thì mới có việc làm. Như vậy là rất lãng phí. Không chỉ các gia đình lãng phí mà nhà nước cũng bị lãng phí, gánh nặng với xã hội ngày càng nhiều thêm.

Vì vậy, trước khi đăng ký học một ngành nào đó, mỗi chúng ta cần phải trả lời được câu hỏi: Học để làm gì?

Và, ông cũng nêu lên một thực tế đáng phải suy ngẫm: “So với thế giới, tỷ lệ lao động có trình độ cao của Việt Nam vẫn ở mức rất thấp. Khi chúng ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu thì chúng ta phải thấy xấu hổ trước con số này.

Chúng ta thử nhìn sang Hàn Quốc xem sao? Hơn 40 năm trước, họ cũng có xuất phát điểm khó khăn như chúng ta, thế mà bây giờ họ là cường quốc của thế giới. Đó là vì họ thực sự biết đầu tư cho giáo dục. Đến bây giờ, Hàn Quốc có nhiều trường đại học nổi tiếng thế giới.

Ngay trong khu vực, Singapore là một quốc gia cũng đi lên từ chủ trương đầu tư cho giáo dục. Họ cũng mất tới trên dưới 40 năm để có được nền giáo dục tiên tiến như bây giờ.

Nếu chúng ta không nghĩ đến những điều lớn lao hơn, không có định hướng rõ ràng và không kiên trì với mục tiêu ấy thì chúng ta mãi mãi không phát triển được”.



Xem nguồn

Giáo viên chủ nhiệm ra đề bài kiểm tra là hợp lý

Posted: 20 Dec 2016 06:41 AM PST


LTS: Đọc bài viết “Kiểm tra cuối học kì, giáo viên chủ nhiệm ra đề thi và chấm bài” của tác giả Đỗ Quyên, thầy giáo Trần Trí Dũng có nhiều điều chưa đồng tình với tác giả.

Theo đó, thầy Trần Trí Dũng cho rằng việc giáo viên chủ nhiệm ra đề bài kiểm tra là hợp lý nhất, bởi họ là người gần gũi sâu sát với học sinh nhất.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 15/12/2016 có đăng bài viết “Kiểm tra cuối học kì, giáo viên chủ nhiệm ra đề thi và chấm bài” của tác giả Đỗ Quyên.

Đọc xong bài viết này, tôi thấy cần cần trao đổi và làm rõ hơn một vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ trong giảng dạy. 

Năm 2014 có một sự đổi mới trong giáo dục, đó là chủ trương bỏ chấm điểm trong cách đánh giá thường xuyên đối với học sinh Tiểu học.

Theo đó, thay cho việc chấm điểm, các thầy cô giáo sẽ nhận xét học sinh thường xuyên, được quy định tại Thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, Thông tư 30 đã bộc lộ quá nhiều những hạn chế, bất cập và vấp phải những sự phản hồi nên ngày 22/9/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành sửa đổi, bổ sung Thông tư này với việc thay thế bằng Thông tư 22.

Về cơ bản, Thông tư 22 vẫn giữ nguyên tinh thần và tư tưởng là đánh giá học sinh Tiểu học theo cách không chấm điểm thường xuyên nhưng có những quy định gọn và tiến bộ hợp lý hơn.

Đặc biệt là có thêm quy định đánh giá định kỳ học sinh bằng các bài kiểm tra giữa kỳ và cuối học kỳ.

Học sinh tiểu học sẽ được đánh giá theo tinh thần Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. (Ảnh: infonet.vn)

Theo đó, theo quy định tại điều 10 của Thông tư này, vào cuối học kì I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bài kiểm tra định kì;

Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kì I và giữa học kì II.

Đề kiểm tra định kì theo đó phải phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:  
– Mức 1: nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học;
– Mức 2: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân;
– Mức 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống;
– Mức 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.

Kiểm tra cuối học kì, giáo viên chủ nhiệm ra đề thi và chấm bài

(GDVN) – Giáo viên chủ nhiệm ra đề, tự coi thi và trực tiếp chấm bài của học sinh. Như vậy, có thể thầy cô giáo sẽ đánh giá học sinh theo cảm tính, thiếu khách quan.

Khi đó, bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm, không cho điểm 0, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh.

Điểm của bài kiểm tra định kì không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác.

Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kì I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh. 

Nhưng quy định này khá cụ thể, chi tiết và có sự bài bản trong việc đánh giá học sinh.

Ở đây, Thông tư 22 không quy định cụ thể về người được ra các đề bài kiểm tra nhưng trên thực tế việc này thường được thực hiện bởi các giáo viên chủ nhiệm.

Tuy nhiên, theo tác giả Đỗ Quyên, việc giáo viên chủ nhiệm ra đề kiểm tra và chấm bài cho học sinh là dễ mất công tâm và không đảm bảo được công bằng cho học sinh, bởi lẽ chuyện bị tình cảm tri phối, dành sự ưu ái cho học sinh đã đi học thêm, lấy bài tập trong đề bài để làm bài ôn tập sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.

Theo đó, tại câu kết của bài viết, tác giả Đỗ Quyên băn khoăn rằng “Tiêu chí của đợt kiểm tra cuối kì là nhẹ nhàng, không gây căng thẳng và áp lực cho học sinh. Nhưng có phải vì thế mà việc ra đề, coi và chấm bài kiểm tra giao luôn cho giáo viên chủ nhiệm?“.

Vì thế xin được trao đổi là, việc ra đề kiểm tra, coi học sinh làm bài và chấm bài giao cho giáo viên chủ nhiệm là hợp lý nhất.

Bởi lẽ, giáo viên chủ nhiệm luôn sâu sát và nắm rõ tình hình học tập của học sinh, có sự tham khảo ý kiến của các giáo viên bộ môn.

Không đánh vật với các kì thi, lấy đâu ra thành tích?

Do vậy, việc giáo viên chủ nhiệm ra đề bài kiểm tra sẽ đảm bảo được sự đánh giá đúng năng lực và trình độ của học sinh.

Vấn đề là các giáo viên chủ nhiệm phải luôn đảm bảo được sự công tâm, công bằng và khách quan khi đánh giá. 

Chúng ta biết, một trong những hệ lụy của vấn nạn dạy thêm học thêm là việc học sinh khi đi học thêm ở chỗ các thầy cô giáo thì thường được ưu ái hơn so với những học sinh khác không đi học thêm, thậm chí còn được biết trước các đề bài kiểm tra.

Tuy nhiên, đây là một hạn chế mang tính tiêu cực nói chung trong giáo dục chứ không chỉ riêng gì làm ảnh hưởng đến các đợt kiểm tra.

Vì thế, để hạn chế tình trạng này cần chống dạy thêm, học thêm sai quy định nói chung trong việc tác động đến tư tưởng của các giáo viên nói chung, mà đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Có như thế chúng ta mới có một nền giáo dục thực chất và hiệu quả.        

Việc giáo viên chủ nhiệm ra đề kiểm tra, coi học sinh làm bài và chấm bài là một vấn đề thuộc về chuyên và nghiệp vụ sư phạm, thể hiện vai trò và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm đối với lớp học.

Vì thế, giáo viên chủ nhiệm cần nhận thức đúng vai trò của mình, thể hiện cái tâm trong công việc để không làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh nói chung.

Việc đảm bảo chất lượng giáo dục trong nhiều năm mà chúng ta thường nói đến ở đây với vai trò của người giáo viên luôn là nhân tố quyết định.

Đối với học sinh Tiểu học, theo chủ trương mới trong cách đánh giá là không chấm điểm thường xuyên.

Vì thế, các bài kiểm tra định kỳ có ý nghĩa rất quan trọng đối với các em. Do đó đòi hỏi các giáo viên chủ nhiệm càng phải sâu sát với học sinh trong cả một quá trình, để xây dựng được những bài kiểm tra thiết thực nhất.

Từ đó, việc coi thi và chấm bài phải luôn đảm bảo được sự khách quan và công bằng, do bậc học Tiểu học có ý nghĩa gốc và là cơ sở nền tảng của nhận thức. Có như thế chúng ta mới có một nền giáo dục thực sự phát triển và hiệu quả.



Xem nguồn

Những tiểu xảo của nhà trường và doanh nghiệp liên kết nhằm che mắt phụ huynh

Posted: 20 Dec 2016 06:00 AM PST


LTS: Tiếp tục đề cập đến những bất cập trong dạy liên kết ngoại ngữ, trong bài viết này chúng tôi làm rõ những tiểu xảo của doanh nghiệp và nhà trường nhằm che mắt các bậc phụ huynh.

Nói đúng hơn, hiện công tác dạy ngoại ngữ liên kết đang theo kiểu đánh lừa phụ huynh mà đại đa số không nhận thức được điều này.

Thậm chí, có dấu hiệu cho thấy có trường cắt bỏ, “hoán cải” chương trình theo hướng giải trí nhiều hơn là dạy học thực thụ.

Phụ huynh lơ mơ về chương trình học của con

Tìm hiểu thêm về học liên kết ngoại ngữ, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam tiến hành phỏng vấn nhiều phụ huynh học sinh về chương trình mà con em họ đang theo học.

Tuy nhiên, gần như các phụ huynh không nắm được điều này, nếu có biết thì cũng rất mơ hồ.

Anh Đào V. H. phụ huynh có con học lớp 2 ở Trường Tiểu học Thái Thịnh, Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ rằng:

"Nói thật khi hỏi đến chương trình ngoại ngữ liên kết tôi mới nhớ là ở trường con mình cũng được học.

Nhưng không biết, cái chương trình cụ thể đó như thế nào?".

Nhiều phụ huynh cho con học ngoại ngữ liên kết nhưng không biết chương trình con mình đang theo học (ảnh Trinh Phúc).

Chị Nguyễn T. P. có con học ở trường Tiểu học Lê Lợi, Hà Đông, Hà Nội còn không nhớ giáo trình học của con mình hình thù ra sao nữa, chị P. tâm sự:

"Thường sách vở các cháu để lại trường không mang về nhà.

Về hỏi cháu học ngoại ngữ thế nào thì cháu bảo cô cho điểm 10.

Cũng vì điểm tiếng Anh liên kết của các con không tính vào điểm tổng kết năm nên tôi thiếu chú ý".

Quá trình thu thập thông tin cho thấy, phụ huynh không thực sự quan tâm đến chương trình ngoại ngữ liên kết nhưng đa số lại đăng ký cho con tham gia học rất đông.

Số lượng học sinh tham gia học ngoại ngữ có trường lên đến gần nghìn học sinh.

Bàn về lý do vì sao học sinh tham gia học ngoại ngữ liên kết đông như vậy, chị Nguyễn T.P. lập luận rằng:

"Phụ huynh trong lớp người ta đăng ký trong khi con mình không đăng ký thì áy náy".

Thậm chí, chị Trần P.H, có con học tại trường một trường Tiểu học ở quận Ba Đình có quan điểm:

"Nhà trường dạy liên kết ngoại ngữ như hiện nay nên việc có gần 100% các em học sinh tham gia học là chuyện đương nhiên.

Vì, lịch học tiếng Anh được trường bố trí vào giữa buổi học, em nào không học thì ra lảng vảng bên ngoài, khi nào tiết học tiếng Anh xong thì mới vào lớp học.

Phụ huynh vì thế không ai nỡ để con mình  thua kém bạn. Hơn nữa, học phí chỉ có khoảng 150.000 đồng/ tháng nên cố theo.

Con gái tôi học liên kết ngoai ngữ 2 năm rồi nhưng hỏi đến tiếng Anh chỉ biết được vài từ à".

Phụ huynh rất khó để giám sát việc dạy và học ngoại ngữ liên kết (ảnh Trinh Phúc, nguồn giaodục.net.vn).

Trước thực trạng, nhiều học sinh đầu tư cho con học nhiều chương trình ngoại ngữ mà không được kết quả như ý, một phụ huynh đã liên hệ với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm:

"Rút kinh nghiệm, con tôi không cho đi học ngoại ngữ một cách bừa bãi như nhiều phụ huynh hiện nay.

Việc học nhiều chương trình, học hổ lốn thế chắc chắn con cái sẽ dốt ngoại ngữ.

Con tôi, cứ chương trình chính khóa học đầy đủ nghiêm túc, thi Trung học Phổ thông được 7,0. Vào Đại học kiểm tra tiếng Anh đầu vào đạt luôn chuẩn B1 châu Âu (520 điểm).

Do đó, các vị phụ huynh đừng vì thấy con người ta học, con mình không học mà sốt ruột".

Dạy học mà như diễn văn nghệ?

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam về ý nghĩa của việc dạy học ngoại ngữ liên kết, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào Tạo Hà Nội cho rằng:

"Khi học ngoại ngữ liên kết, học sinh được thực hành thống nhất một chủ đề, chủ điểm xoay quanh các nội dung, tài liệu sách giáo khoa học sinh đang học chính khóa tại trường.

Học sinh được tăng cường kỹ năng nghe nói để bảo đảm phát triển đồng đều 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết.

Trên cơ sở đó bảo đảm học sinh khi học xong cấp tiểu học đạt kết quả đầu ra theo chuẩn Khung tham chiếu Chung Châu Âu về Ngôn ngữ".

Nhưng với những gì phóng viên thu thập được, có lẽ chuẩn chung Châu Âu về ngôn ngữ  còn lâu mới đạt được nếu tồn tại cách học như hiện nay.

Dạy liên kết ngoại ngữ, nhà trường “ăn” các kiểu nhưng cố tình giấu nhẹm!

Vì nhiều chương trình nên cách học tiếng Anh liên kết mỗi nơi mỗi phách, không đâu giống đâu.

Có chương trình rất đơn giản, doanh nghiệp liên kết đến cài đặt các phần mềm học vào phòng máy hay cung cấp các băng đĩa cho giáo viên.

Học sinh khi tham gia học đến giờ chỉ việc ngồi vào máy, nghe và luyện.  

Nói về cách học này, Anh Trần Quang Tuấn một chuyên viên về tiếng Anh chia sẻ rằng:

"Nhiều doanh nghiệp nói là dạy liên kết, chương trình Anh ngữ hàng đầu thế giới tuy nhiên cách dạy học thì đúng là "kỳ qoái".

Doanh nghiệp chỉ cần cài đặt phần mềm học tập cho học sinh.

Rồi tiến hành tập huấn qua loa, đại khái cho giáo viên tiếng Anh trong trường.

Cứ thế, doanh nghiệp ngồi ở văn phòng, điều khiển mọi hoạt động giảng dạy tại các trường học và thu tiền. Công việc phải nói là nhàn hạ vô cùng.

Với cách dạy học như thế này, một cô giáo có thể dạy được 100 học sinh  mà không mất chút sức.

Nói là dạy học nhưng thực ra đang trông trẻ thì đúng hơn.

Trong khi đó, những phần mềm định sẵn các bài học hiện giờ có thể tải miễn phí trên các trang mạng Internet.

Tôi thực sự không hiểu, nếu muốn tổ chức cách dạy học kiểu này thì tội gì liên kết với doanh nghiệp cho tốn tiền mà không tự đứng ra tổ chức?".

Chương trình ngoại ngữ liên kết chỉ mang tính chất bổ trợ nên việc dạy và học được tiến hành theo kiểu tùy hứng.

Nhiều lúc, mang tiếng là giáo viên đứng lớp nhưng chỉ việc  sử dụng VCD, CD-Rom, ti vi, đầu DVD bật lên chiếu màn hình cho học sinh xem.

Một số chương trình ngoại ngữ liên kết được thiết kế trên cơ sở người học phải có kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin, phần mềm dạy học.

Dạy liên kết ngoại ngữ, chia chác đủ kiểu doanh nghiệp vẫn siêu lợi nhuận

Tuy nhiên, đối với các em học sinh cấp Tiểu học thì những kỹ năng đó chưa được đào tạo cơ bản nên việc tự học là rất mù mờ.

Nhiều doanh nghiệp nhanh nhạy hơn, khai thác triệt để tâm lý thích chơi hơn học của trẻ em nên tiết học chả khác nào diễn hoạt cảnh.

Điều này đồng nghĩa, chương trình đăng ký một đường nhưng dạy học lại tiến hành một nẻo.

Cháu Trần Anh H. tại một trường Tiểu học ở quận Đống Đa kể lại việc học tiếng Anh ở trường vào dịp Halloween như sau:

"Cả lớp đang ngồi thì bỗng nhiên một người mang mặt nạ quỷ chạy vào và theo sau đó là một phù thủy mỏ nhọn.

Các bạn đang run lẩy bẩy, nhưng lát sau nhận biết phù thủy và quỷ là do thầy cô giáo hóa trang, cháu và các bạn rất là vui khi được tham gia trò chơi hóa trang ạ".

Việc tổ chức trò chơi trong các buổi học liên kết ngoại ngữ có thể nói là các chiêu "diễn tuồng" với đủ các vở kịch tự tạo.

Các doanh nghiệp nắm bắt tâm lý các em học sinh tiểu học thích vui chơi hơn học nên tăng cường diễn trò trong tiết học.

Học một lúc nhiều chương trình ngoại ngữ, con dốt mà cha mẹ không biết do đâu?

Chương trình mang tiếng là đã được đăng ký nhưng vào giảng dạy thực tế thì mặc sức cắt bỏ để thay thế vào đó là các hoạt động nặng về tình giải trí.

Chị Nguyễn T.O, có con học ở trường Tiểu học Nam Thành Công cho biết:

"Con chị và nhiều cháu nữa rất thích các trò chơi, khi học ngoại ngữ liên kết với thầy cô giáo ngoại quốc mang tính giải trí rất cao nên chúng rất thích".

Có thể nói rằng, việc học sinh thích chơi hơn học, còn phụ huynh thấy con cái vui thì chiều nên có doanh nghiệp được thể "cải hoán” chương trình bất chấp chương trình đã được cấp phép cụ thể.



Xem nguồn

Đổi mới toàn diện giáo dục không khó, nếu Bộ biết lắng nghe

Posted: 20 Dec 2016 05:18 AM PST


LTS: Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, nguyên Đại biểu Quốc hội Khoá X,XI,XII gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích về công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay, trong đó có đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng gửi tới quý bạn đọc bài viết này của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng và trân trọng cảm ơn Giáo sư.

Ngày 8/12 vừa qua, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết có bài phân tích “Đổi mới chương trình giáo dục nên bắt đầu từ đâu?” đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, được dư luận quan tâm hưởng ứng rộng rãi.

Tôi hoàn toàn đồng ý với Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết với nhận định rằng, muốn giảm tải nội dung – chương trình giáo dục phổ thông buộc phải phân luồng mạnh mẽ, lấy lớp 10 làm một năm “dự hướng” để phân luồng mạnh mẽ hai năm học cuối cấp 11, 12 cho các em đủ kiến thức và tự tin vào đời.

Ba phương án lựa chọn mà Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đưa ra trong bài viết này, cá nhân tôi nghĩ rằng có thể cân nhắc giữa 5 môn hoặc 4 môn.

Nhưng nên phân ban rõ ràng để các em chọn, vừa đảm bảo được quyền lựa chọn của học sinh, vừa đảm bảo phù hợp thực tế trong việc bố trí thời khóa biểu, giáo viên và cơ sở vật chất.



Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, ảnh do tác giả cung cấp.

Trong dự thảo Chương trình Tổng thể, có quan điểm cho rằng chương trình mới cần phân ban sâu từ năm lớp 10, tôi cho rằng không phù hợp. Bởi các kiến thức cơ bản cho các em vào đời chưa thể cung cấp đủ khi mới học hết lớp 9.

Quãng đời học phổ thông là hạnh phúc của mỗi người. Kiến thức cơ bản của tôi có được là do thời gian học phổ thông, sau đó mình có đủ công cụ để học tập suốt đời. Do đó không nên phân ban từ lớp 10 theo dự thảo chương trình mới.

Việc để học sinh tự chọn hoàn toàn 5 môn cũng sẽ khó thực hiện về việc bố trí giáo viên, thời khóa biểu.

Với hiểu biết của mình cùng với sự quan tâm đặc biệt của cá nhân tôi với các bậc học giáo dục phổ thông, trong khuôn khổ bài viết này tôi xin đề cập một số vấn đề khác liên quan đến đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, trong đó có đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

Không nên sáng tạo lại bánh xe đạp


Thứ nhất, nên lựa chọn một mô hình giáo dục của một nước phát triển để áp dụng cho Việt Nam, để khỏi phải loay hoay tìm đường như hiện nay.

Tại sao chúng ta không học ngay Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore là những ‘con rồng châu Á’ rất phát triển? 

Lấy Hàn Quốc làm ví dụ, họ bắt đầu nền giáo dục bằng cách dịch lại toàn bộ sách giáo khoa của Nhật Bản và đưa vào giảng dạy cho học sinh, không mất công “sáng tạo”.

Mãi mấy năm sau, bộ sách giáo khoa Nhật Bản dịch sang tiếng Hàn mới được Hàn Quốc hóa dần dần. 

Chúng ta nên lấy một nước phát triển làm gốc, học theo họ, không cần phải sáng tạo lại những gì người ta đã làm và thành công, sau đó mới điều chỉnh.

Sách giáo khoa của họ, nội dung học sinh cần nhớ rất ít, còn lại là nội dung, hình ảnh và chuyện kể minh họa rất thú vị, học sinh thích học.

Nếu mà phân ban sâu, các hội chuyên ngành chúng tôi hoàn toàn có đủ khả năng làm những chương trình bộ môn và sách giáo khoa như thế.

Thứ hai, nên phân luồng học sinh phổ thông lớp 11, 12 theo mô hình nào?

Nói về phân luồng học sinh phổ thông, định hướng nghề nghiệp cho các em thì cá nhân tôi thấy Nepal là một tấm gương điển hình mà Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tham khảo.



Cuốn sách giáo khoa Sinh học lớp 11 của Nepal dày 700 trang. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho biết, sách này rất dễ học, lượng kiến thức phải nhớ rất ít so với nhiều hình ảnh và thông tin minh họa.


Nepal là một nước nghèo, nhưng có kết quả giáo dục tôi vô cùng ấn tượng. Bởi vì cấp THPT họ phân ban sâu ở hai lớp 11, 12 và coi đó là giai đoạn “dự bị đại học”.

Nepal phân ra 4 ban cho học sinh lớp 11, 12 gồm: quản trị kinh doanh, toán – lý, hóa – sinh và khoa học xã hội. Mỗi một ban có 4 môn, cho nên sách giáo khoa sinh học của họ có 700 trang, học sinh không cần phải học thêm.

Về ngoại ngữ, Nepal chia ra hai loại, một loại dạy 100% bằng tiếng Anh từ mẫu giáo đến đại học, để đào tạo đội ngũ chuyên gia.

Loại thứ hai, tiếng Anh là ngoại ngữ được dạy từ cấp 1, các em tốt nghiệp trung học phổ thông hoàn toàn có khả năng đi xuất khẩu lao động và khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh Nepal rất tốt.

Chính vì các em học sinh lớp 11, 12 chỉ còn phải học có 4 môn nên có thời gian học rất sâu, không phải học thêm và được định hướng nghề nghiệp rõ ràng, hiệu quả.

Học sinh Nepal tốt nghiệp THPT không vào đại học cũng chẳng sao, em nào học ban quản trị kinh doanh có thể khởi nghiệp bằng buôn bán, học hóa – sinh có thể làm các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, toán – lý có thể học các nghề sửa chữa, cơ khí…

Thứ ba, tích hợp nên học chính tiền nhân của chúng ta

Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam vừa xuất bản cuốn sách Văn Minh Việt Nam, bản dịch tiếng Việt của Đỗ Trọng Quang dịch lại cuốn sách bằng tiếng Pháp của cố Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Nguyễn Văn Huyên.

Đây có lẽ là cuốn sách giáo khoa “tích hợp” đầu tiên và đúng nghĩa nhất của nền giáo dục Đông Dương thời Pháp thuộc, được sử dụng cho các học sinh lớp Đệ nhị (tương đương THCS hiện nay) ở Đông Dương.

Giáo sư Nguyễn Văn Huyên viết sách giáo khoa cho lớp Đệ nhị (bậc THCS) toàn Đông Dương năm ông 34 tuổi, khi ông mới bảo vệ luận án Tiến sĩ tại Pháp và trở về nước chỉ 2 năm, viết theo đặt hàng của nhà cầm quyền thực dân Pháp thời bấy giờ.



Cuốn sách Văn minh Việt Nam của cố Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, bản dịch Đỗ Trọng Quang vừa ra mắt bạn đọc.

Sách viết bằng tiếng Pháp, nhưng không viết về văn minh Pháp, mà viết về văn minh Việt Nam. Thời kỳ đó, học sinh học hết cấp 2 đã thông thạo tiếng Pháp để sử dụng sách giáo khoa. Mẹ tôi đỗ Diplom, tức là lớp 9 bây giờ mà bố mẹ tôi nói chuyện bằng tiếng Pháp thoải mái.

Nội dung cuốn sách này thực sự tích hợp một cách hệ thống, khoa học, cô đọng, dễ nhớ nhiều môn học khác nhau. Sách gồm 12 chương và một phần mở đầu – Lịch sử và địa lý.

Chỉ riêng lịch sử Việt Nam, tác giả Nguyễn Văn Huyên đã gói gọn chỉ trong 10 trang sách, rất cô đọng và dễ nhớ. Ngoài ra 12 chương nội dung gồm các đề tài hết sức khái quát và gần gũi với người Việt, đi từ thấp đến cao.

Bắt đầu từ chủng tộc Việt, gia đình dòng tộc, làng xã, đất nước, nhà cửa cho đến các đề tài về cộng đồng dân cư nông thôn và đô thị, vệ sinh – quần áo – ăn uống – thuốc thang, sản xuất kinh tế, đời sống tôn giáo, cho tới đời sống tinh thần và nghệ thuật.

Ngày nay tôi mong trẻ em Việt Nam làm sao chỉ cần nhớ được bằng này có thể khái quát toàn bộ lịch sử nước nhà, còn hơn là học thiên kinh vạn quyển mà chả nhớ gì để rồi Quang Trung – Nguyễn Huệ thành hai nhân vật. 

Tôi nghĩ các thày dạy Sử nên xem lại, tại sao người trước chỉ dạy học sinh cấp 2 với 10 trang có thể khái quát toàn bộ tiến trình lịch sử, mà ngày nay học rất nhiều, học sinh không nhớ, mà cũng chẳng hứng thú với môn Sử.

Rõ ràng bây giờ trẻ con Việt Nam thông minh hơn, điều kiện học hành đầy đủ hơn, thời đại phát triển, thầy giáo giỏi hơn, nhưng giáo dục lại kém ngày trước? Đó là điều những người làm giáo dục ngày nay đáng phải cảm thấy băn khoăn chứ!

Ngày trước giáo dục cho số ít, bây giờ giáo dục cho số đông, thành tựu phổ cập là điều không thể phủ nhận, nhưng chất lượng giáo dục đang ngày càng đi xuống.

Bộ phải để các hội khoa học chuyên ngành tham gia viết chương trình bộ môn, sách giáo khoa

Ngành giáo dục Việt Nam phải cảm thấy tự ái khi thấy học sinh mình học bằng số năm với nước ngoài, thông minh, thi quốc tế được nhiều giải cao, giáo viên nghèo nhưng vẫn tận tụy và yêu nghề, vậy mà sao giáo dục Việt Nam vẫn lộn xộn như thế? Đó thuộc trách nhiệm của người tổ chức.


Đầu tiên là chương trình và sách giáo khoa. Tại sao đến bây giờ chưa có chương trình tổng thể và chương trình bộ môn?

Tại sao chúng ta không tận dụng các hội khoa học chuyên ngành? Trong khi chúng ta có đầy đủ các hội chuyên ngành, đủ khả năng viết chương trình bộ môn và sách giáo khoa, sau khi chương trình tổng thể được Nhà nước ấn định, phê duyệt.

Tôi kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có cơ chế mời các hội khoa học chuyên ngành tham gia viết chương trình bộ môn, sau đó Bộ thẩm định, duyệt và cho đấu thầu. 

Hội Sinh học chúng tôi cũng đã chủ động làm chương trình giáo dục phổ thông bộ môn này, chúng tôi sẽ mời các chuyên gia và giáo viên phản biện độc lập để hoàn thiện.

Tôi đang đề nghị Bộ tổ chức đấu thầu chương trình bộ môn, nếu được, các hội khoa học chuyên ngành khác cũng hoàn toàn có quyền chủ động tham gia.

Tại sao Bộ lại đi chọn một vài người về làm chương trình bộ môn, mà không để các hội khoa học chuyên ngành chọn? Tại sao không để chúng tôi mời các giáo viên đang đứng lớp giảng dạy ở các trường chất lượng cao cùng các chuyên gia đầu đàn tham gia viết chương trình bộ môn?

Hội Sinh học chúng tôi cùng với Trường Phổ thông liên cấp Olympia tham gia xây dựng chương trình học môn Sinh học sao cho không thua kém các nước có nền giáo dục phát triển, nhưng lại không xa lạ với người Việt Nam. 

Các hội khoa học chuyên ngành đều có thành viên là các giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn này. Hội Sinh học Việt Nam sẽ làm thí điểm và xin được đấu thầu.

Sau khi có chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt, nên giao phần viết chương trình cho các hội khoa học chuyên ngành, Bộ chỉ giữ vai trò thẩm định.

Sách giáo khoa cũng vậy, đơn giản hơn rất nhiều khi đã có chương trình bộ môn.

Việc Bộ đề ra tiêu chuẩn người viết sách giáo khoa là điều rất khó chấp nhận.

Sách giáo khoa chỉ có tiêu chuẩn là: không được sai so với chương trình đã duyệt, không sai về khoa học và chính trị, còn hay hay dở phải do học sinh và giáo viên đánh giá, xã hội đánh giá và lựa chọn.

Với sách giáo khoa chỉ cần nêu rõ 3 yêu cầu: Không được sai chương trình, không được phản khoa học và không được trái chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Trên thế giới đủ các loại sách giáo khoa, nhưng không giống nhau. Ví dụ về sinh trưởng của cây cối, người lấy vòng cây làm thước đo, người xem chiều cao là tiêu chuẩn, người so về trọng lượng nhưng nói chung là dùng để chỉ sự tăng sinh khối.

Sách giáo khoa sẽ do học sinh, phụ huynh và giáo viên trực tiếp giảng dạy lựa chọn, chứ không phải bộ, các sở hay phòng, hay hiệu trưởng các trường chọn và bắt các em phải theo như hiện nay.

Tiêu chuẩn người thẩm định sách giáo khoa thì phải có, nhưng không nên đặt tiêu chuẩn người viết sách giáo khoa. Giáo viên viết hay càng tốt, không nhất thiết phải là giáo sư, tiến sĩ.

Thực tế có rất nhiều thày cô dạy bộ môn rất giỏi, nhưng không bao giờ được mời tham gia biên soạn sách giáo khoa. Đó là một điều rất đáng tiếc.

Chất lượng người thày


Thế hệ chúng tôi may mắn được học những người thày yêu nghề và có trình độ chuyên môn rất giỏi. 

Cấp 2 tôi được học các thày giáo rất giỏi, như thày Hoàng Như Mai dạy Văn, thày Lê Bá Thảo dạy Địa, thày Trần Văn Khang dạy Sử, Toán tôi được học GS Hoàng Tụy, Lý tôi học thày Dương Trọng Bái, nhạc sĩ Phạm Tuyên dạy Nhạc, thày Nguyễn Khang dạy Vẽ, thày Trần Văn Giáp dạy Trung văn.


Lớp chúng tôi sau này đều trưởng thành trong nghề cũng như trong cuộc sống chính là nhờ có các thày giỏi.

Tốt nghiệp đại học năm 1956 thế hệ tôi, Văn có Cao Xuân Hạo, Cao Huy Đỉnh; Sử có Lâm, Lê, Tấn, Vượng; Lý có Vũ Đình Cự, Phan Đình Diệu; Toán có Nguyễn Văn Đạo…

Hồi đó chúng tôi học đại học có 2 năm rưỡi, tôi và anh Nguyễn Văn Hiệu tốt nghiệp năm 18 tuổi, chúng tôi biết rất ít, nhưng các thày thổi vào chúng tôi tình yêu khoa học và đặc biệt là tinh thần tự học không ngừng. 

Ngay năm đầu tiên tôi tự học ngoại ngữ và dịch 2 cuốn sách về Vi sinh vật học, trong đó có nhiều thuật ngữ Vi sinh vật học lúc đó Việt Nam chưa có, và nhiều thuật ngữ tôi dịch vẫn đang được dùng đến ngày nay.

Thế hệ chúng tôi học tốt là do có các thày giỏi. Tấm gương các thày từ kháng chiến về, trong tay chả có gì, kiếm được một quyển sách dạy tiếng Nga từ tiếng Pháp các thày học cấp tốc để có thể dùng sách giáo khoa đại học của Nga để dạy cho chúng tôi.

Thế là chúng tôi cũng tự học tiếng Nga, và thế hệ đó hầu như đều giỏi tiếng Nga để có thể học, tiếp cận các tài liệu bằng tiếng Nga.

Chúng tôi không bao giờ xin thầy hạn chế phần nào nội dung thi, “đi thầy” mỗi khi thi cử như hiện nay.

Ví dụ học Hóa học, thầy Cát của chúng tôi đưa ra một bình chứa dung dịch và yêu cầu sinh viên phải tìm ra, trong bình đó có chứa những nguyên tố gì, với một loạt các chất thuốc thử trên bàn. 

Học thực vật, thày Thời ra đề thi bằng cách đặt lên bàn 20 cây có hoa, chúng tôi phải trả lời chúng thuộc ngành gì, lớp gì, bộ gì, họ gì, chi gì, loài gì bằng tiếng Latinh. Bây giờ sinh viên có trả lời được không?

Bây giờ một tên tiếng Latinh của các loài thực vật, chưa chắc sinh viên đã nhớ được, vì các em không được thí nghiệm, chỉ học chay.

Thế hệ chúng tôi được học ít như thế, mà vẫn học giỏi, một là vì các thày quá gương mẫu, hai là chúng tôi học vì bản thân chúng tôi.

Cần xem lại chất lượng dạy ngoại ngữ và kỹ năng sống cho học sinh, chăm lo đời sống cho giáo viên 


Thua kém đầu tiên là ngoại ngữ, tương đương lớp 9 ngày xưa nói chuyện thông thạo bằng tiếng Pháp, đọc được tiểu thuyết, nhưng bây giờ tốt nghiệp đại học không nói được tiếng Anh!

Giờ có quyết định mạnh mẽ dạy các ngoại ngữ từ lớp 3, nhưng tôi cực kỳ lo. Ai dạy? Nếu phát âm sai, sau này sẽ không sửa được. Mình có người đủ dạy tiếng Anh đạt chuẩn từ lớp 3 không? Không có.



Giáo sư Nguyễn Lân Dũng tại tư gia, ảnh: Hồng Thủy.

Các trường Sư phạm làm gì? Nếu tiếp tục tuyển sinh thì nên nhớ đến các sinh viên tốt nghiệp sư phạm đang thất nghiệp.

Tôi kiến nghị không đóng cửa trường Sư phạm, nhưng phải tập trung tái đào tạo giáo viên, sinh viên tốt nghiệp không đạt chuẩn. Hai là nếu đào tạo mới, tập trung đào tạo giáo viên dạy ngoại ngữ cho lớp 3. 

Ai dạy? Chúng ta phải bỏ tiền mời giáo viên bản xứ đào tạo giáo viên, vì không đủ điều kiện mời người bản xứ dạy học sinh. 

Khó khăn ở phương án này là gì? Trao đổi với một số đồng nghiệp tôi được biết, nếu đưa ra chính sách này, các địa phương sẽ cho giáo viên của họ đạt chuẩn hết.

Nên cần phải đánh giá nghiêm minh, và nhà nước cần có học bổng để giáo viên cảm thấy yên tâm học tập. Đừng làm họ xấu hổ, phải giúp họ hiểu và cảm thấy hạnh phúc được nâng cao trình độ.

Việc dạy kỹ năng sống cho học sinh ít thành công, chương trình toàn rao giảng đạo đức. Học sinh bây giờ sẽ không muốn nghe, và khi không muốn nghe các em sẽ có đủ kiểu phản ứng, bởi các hoạt động này tập trung học sinh toàn khối hoặc toàn trường nên rất đông.

Với học sinh cấp 3, giáo dục kỹ năng sống và định hướng nghề nghiệp vô cùng quan trọng, nhưng lại chưa được coi trọng đúng mức trong nhà trường.

Tôi đã được nhiều trường mời nói chuyện với học sinh, các em rất thích thú lắng nghe, vì tôi chỉ kể chuyện mà không rao giảng đạo đức. Học sinh cảm nhận được những giá trị phù hợp khi nghe những câu chuyện như thế.

Tôi tham gia chương trình Sinh ra từ làng với trên 200 mô hình thanh niên tỉ phú, không qua học hành bài bản nhưng lại rất sáng tạo. Tôi để lại danh sách và địa chỉ cho thày Hiệu trưởng, các em nào quan tâm tới mô hình làm giàu nào thì liên hệ với thầy Hiệu trưởng.

Vào đại học cũng tốt, không học đại học cũng không sao. Có trường hơn một nửa số học sinh trong các buổi nghe tôi nói chuyện đều lựa chọn không theo học đại học.

Khi đi taxi, có lái xe kể chuyện về người thân của họ tốt nghiệp Đại học Sư phạm, xin làm giáo viên cấp 2 thôi, người ta đòi 300 triệu. Khi đem chuyện này kể với đồng nghiệp, bè bạn, có người đùa: Ở đâu đấy? Làm gì có giá 300 triệu, ai phá giá thế? Thật không sao hiểu nổi.

Nhưng đó là một thực tế đau lòng. Vì vậy cần phải định hướng cho học sinh phổ thông về nghề nghiệp tương lai cho phù hợp và thực tế. Những chương trình này chỉ có thể thực hiện được qua các hoạt động chia sẻ chứ không phải rao giảng đạo đức.


Như phần trên đã nói, muốn có trò tốt phải có thày giỏi. Các thày dạy thế hệ chúng tôi đều nghèo, nhưng trong bối cảnh cả xã hội đều như thế, và ngày nay các thày cô vẫn nghèo như thế.

Lương giáo viên ba cọc ba đồng, nhiều thầy cô vẫn kiên trì bám lớp bám trường, thậm chí có hàng ngàn giáo viên có thể bị mất bát cơm bất cứ lúc nào, vì quyết định sa thải hàng loạt để tuyển dụng mới của chính quyền một số địa phương mỗi dịp thay lãnh đạo, như ở Thanh Hóa, Nghệ An hay Bắc Ninh.

Giáo viên cũng phải sống, cũng có đầy đủ nhu cầu phải lo cho mình và cho gia đình như tất cả mọi người. Bao giờ giáo viên sống được bằng đồng lương, là điều ngành giáo dục cần phải tính, để tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tập trung làm tốt công tác quản lý và giám sát, đừng chạy theo những dự án giật gấu vá vai, làm hỏng thêm nền giáo dục



Điển hình là việc nhập khẩu mô hình Ngôi trường mới của Colombia về Việt Nam và triển khai ồ ạt đến tất cả các tỉnh thành trong cả nước.

Dự án VNEN là ví dụ điển hình cho tình trạng chạy theo dự án. Tại sao lại học của Colombia?

Tại sao lại lấy một mô hình đào tạo công nhân trồng cà phê, mô hình xóa mù chữ dùng cho các lớp ghép vùng miền núi, vùng sâu vùng xa của Colombia để áp dụng cho toàn quốc ở Việt Nam, chỉ vì 2 đoàn tham quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo về báo cáo “tốt”?

Vừa rồi lại nảy sinh cán bộ Cục Khảo thí viết sách tham khảo cho học sinh thi tốt nghiệp phổ thông, Giám đốc NXBGDVN gửi Công văn cho các sở đề nghị các trường đăng ký mua là việc làm rất sai, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiêm túc chấn chỉnh, xử lý.

Trên đây là một vài lời tâm huyết cá nhân tôi xin đóng góp vào công cuộc đồi mới căn bản, toàn diện giáo dục nước nhà. Bản thân tôi rất mừng khi biết tin Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trực tiếp chỉ đạo việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa và chấm dứt một số biểu hiện tiêu cực trong ngành.

Tuy nhiên rào cản với công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nước nhà còn rất nhiều, và nó đến từ chính cơ chế, bộ máy quản lý quan liêu của Bộ. Hy vọng Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tiếp tục lắng nghe các ý kiến phản biện từ giới trí thức, mạnh dạn và kiên trì chấn chỉnh những bất cập trong ngành.

Tôi tin rằng, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước nhà không khó, nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo thực sự biết lắng nghe.



Xem nguồn

SEQAP: Dấu ấn tốt đẹp với ngành Giáo dục của tỉnh Hòa Bình

Posted: 20 Dec 2016 04:35 AM PST


Học sinh được tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Ảnh minh họa/internetHọc sinh được tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Ảnh minh họa/internet

Hoàn thành chỉ tiêu cam kết

Thời gian đầu triển khai Chương trình SEQAP, hầu hết các trường đều gặp không ít khó khăn, nhất là trong việc tổ chức dạy học, tổ chức bán trú, lúng túng trong việc soạn giảng các tiết tăng cường ở buổi thứ 2. Tuy nhiên, những khó khăn này đã dần được khắc phục và ngày càng thấy rõ hiệu quả của việc áp dụng chương trình.
 


Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình Bùi Trọng Đắc – cho biết: Thông qua việc triển khai có hiệu quả các hoạt động của Chương trình SEQAP đã góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các trường tham gia Chương trình;

Các hoạt động giáo dục ở các trường từng bước triển khai có hiệu quả; mối liên hệ, phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và chính quyền cơ sở được tăng cường; số lượng học sinh được học cả ngày năm học sau tăng so với năm học trước; số lượng học sinh được tổ chức ăn trưa tại trường tăng lên đáng kể; chất lượng giáo dục tăng đều hàng năm.

“Có thể nói, Chương trình SEQAP triển khai trong 6 năm qua đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu cam kết giữa UBND tỉnh và Bộ GD&ĐT theo Biên bản ghi nhớ” – thầy Bắc cho hay, đồng thời khẳng định:

Chương trình SEQAP đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học, hỗ trợ các trường học về xây dựng cơ bản, các quỹ giáo dục… để chuyển đổi từ mô hình dạy học nửa ngày sang dạy học cả ngày nhằm đạt được mục tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020, Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

Cũng theo thầy Bắc, trước khi tham gia SEQAP, 40/40 trường chưa bao giờ tổ chức được bữa ăn trưa cho học sinh vì không đủ cơ sở vật chất, kinh phí. Không có kinh nghiệm trong việc tổ chức bán trú, quản lí học sinh buổi trưa. Lúng túng trong việc tính toán định mức bữa ăn cho học sinh, chưa huy động cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Việc bắt buộc phải tổ chức bán trú khi tham gia chương trình như một đòn bẩy thúc đẩy các trường thay đổi, xoay sở trong điều kiện hiện có để tổ chức thành công mô hình.

Tùy vào điều kiện của mình, mỗi trường sẽ có những cách tổ chức bữa ăn phù hợp cho các em. Việc tổ chức ăn trưa được các trường thực hiện bằng nhiều hình thức như: tổ chức bếp ăn tại trường, đối với những trường không có bếp nấu ăn nhà trường hợp đồng với cơ sở nấu ăn gần trường mua suất ăn cho nhằm đảm bảo điều kiện tốt nhất cho học sinh.

Hầu hết các trường đều có sự đầu tư, mua sắm các dụng cụ cần thiết như: đồ dùng nấu ăn, khay đựng thức ăn…, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến, phân phối thức ăn cho các em, bố trí nơi ăn, chỗ ngủ gọn gàng, sạch đẹp, phân công người trực để chăm sóc học sinh quản lí các em khi ngủ, tổ chức các hoạt động khác cho học sinh vào buổi trưa như xem ti vi, hoạt động trong thư viện…

Từ khi các trường triển khai chương trình SEQAP, tổ chức cho các em ăn trưa và nghỉ ngơi tại trường đã giúp việc tiếp thu bài giảng, các giờ học buổi chiều cũng trở nên sôi động, hứng thú và hiệu quả hơn.

Về phía phụ huynh học sinh cũng rất phấn khởi và tích cực tham gia hỗ trợ nhà trường khi tổ chức bán trú như: góp công quản lí học sinh và chăm sóc bữa ăn trưa, góp củi, gạo, rau… Đồng thời tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho con em mình trong quá trình học tập.

Thống kê cho thấy, tỷ lệ các điểm trường được cha mẹ học hỗ trợ đạt 87,62% so với chỉ số 65% đạt và vượt 22,62%.

SEQAP hỗ trợ các trường duy trì và xây dựng đạt Chuẩn 

Thầy Đắc cho biết: Từ nguồn vốn của SEQAP, địa phương đã có nhiều giải pháp như: Kết hợp thực hiện Chương trình với điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường học và chuẩn hóa trường, lớp học theo hướng đạt chuẩn quốc gia; sử dụng nguồn ngân sách địa phương, đóng góp từ nhân dân, các nhà tài trợ khác… nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu cho dạy học cả ngày.

Chương trình không chỉ hỗ trợ hiệu quả cho các trường chuẩn quốc gia đảm bảo tiêu chuẩn về cơ sở vật chất mà còn đảm bảo tiểu chí về tỷ lệ dạy học 2 buổi/ngày, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên đảm bảo. Chất lượng học sinh chuyển biến tích cực.

“Còn nhớ, trước khi tham gia chương trình có 7/40 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I, sau 5 năm có thêm 18 trường đạt chuẩn Quốc gia, nâng số trường đạt chuẩn lên 25/40 trường – đạt 62,5%, trong đó 23 trường đạt chuẩn mức độ I, 2 trường đạt chuẩn mức độ II” – Thầy Đắc chia sẻ và khẳng định:

Qua 6 năm thực hiện, Chương trình SEQAP đã tác động rất lớn và có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy – học. Nhờ có nguồn kinh phí hỗ trợ của Quỹ Giáo dục nhà trường và Quỹ Phúc lợi học sinh, các nhà trường đã tổ chức được nhiều hoạt động giáo dục toàn diện, động viên khích lệ các em học sinh đi học đều chuyên cần, tích cực học tập vươn lên. Các em đã mạnh dạn, tự tin hơn, nhất là học sinh dân tộc, học sinh nữ.

Đặc biệt, việc học cả ngày đã giúp học sinh có cơ hội nâng cao chất lượng học tập. Theo đó, các em có nhiều thời gian hơn trong việc củng cố kiến thức, kỹ năng và hoàn thành các bài tập theo yêu cầu, từ đó tiến bộ hơn trong cách học như chủ động, tích cực, tính hợp tác cao khi làm việc theo nhóm.

Thời gian tăng thêm tập trung tăng cường cho 2 môn Tiếng Việt, Toán và hoạt động giáo dục ngoài giờ. Vì vậy, chất lượng giáo dục giữa các điểm trường ngày một nâng cao và xóa dần khoảng cách.

Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thời gian chủ động lựa chọn nội dung để củng cố kiến thức cho học sinh; có thời gian kèm cặp học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh năng khiếu…

Năm học 2015 – 2016, tất cả các trường tham gia chương trình SEQAP trong toàn tỉnh vẫn duy trì việc ăn trưa, bán trú cho học sinh với tổng số học sinh ăn trưa tại trường là 7318 em đạt đạt 50,4% trên tổng số học sinh học cả ngày so với kế hoạch 40% đạt và vượt 10,4%, trong đó học sinh dân tộc là 5266 em.

Chương trình đóng góp quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại 40 trường tiểu học có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn của tỉnh thông qua các hoạt động hỗ trợ toàn diện.



Xem nguồn

Trường học vùng lũ khẩn trương khắc phục thiệt hại, ổn định nền nếp dạy học

Posted: 20 Dec 2016 03:53 AM PST


Ngay sau khi lũ rút, cán bộ, giáo viên, nhân viên trường học vùng lũ khẩn trương dọn dẹp phòng lớp học, khắc phục thiệt hại.Ngay sau khi lũ rút, cán bộ, giáo viên, nhân viên trường học vùng lũ khẩn trương dọn dẹp phòng lớp học, khắc phục thiệt hại.

Chính quyền địa phương, cùng các lực lượng chức năng nhanh chóng thực hiện công tác đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh trường lớp nhằm phòng tránh những bệnh truyền nhiễm và phát sinh các loại mầm bệnh sau mưa bão.

Trường học tan hoang sau lũ

Đến các trường vùng lũ Bình Định, nhìn những ngôi trường là tài sản, công sức nỗ lực xây dựng của biết bao thế hệ cán bộ giáo viên, là niềm tự hào của biết bao thế hệ học trò, nay bỗng chóc chìm trong nước, xác xơ, tan hoang, đổ nát, khiến chúng tôi không khỏi bàng hoàng, đau xót.

Có về tận nơi, chứng kiến tận mắt thì mới cảm nhận được nỗi xót xa, thương tiếc của những người giáo viên nơi đây. Đứng giữa những phòng học với tài liệu, sách vở, thiết bị dạy học hư hỏng nằm ngổn ngang, cô Nguyễn Thị Bích Hải – Hiệu trưởng Trường TH số 1 Cát Trinh (thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, Bình Định) – thẫn thờ nói: "Lũ lên nhanh quá, tất cả tài sản đều mất hết cả rồi! Toàn bộ thiết bị phòng Âm nhạc, Tin học đều bị hư hỏng nặng. Tường rào, cổng ngõ, nhà xe sập đỗ ngổn ngang, trở thành đóng gạch vụn".

Trường TH số 1 Cát Trinh là một trong những trường chịu thiệt hại lớn nhất trong đợt mưa lũ tại Bình Định. Theo nhiều giáo viên nhà trường kể lại, lúc khoảng hơn 5 giờ chiều thì nước lũ làm sập hệ thống tường rào, bất ngờ tràn vào trường học. Khi đó cán bộ, giáo viên, nhân viên túc trực nhưng chỉ đứng nhìn lũ "lộng hành" tàn phá tài sản của công sức hàng chục năm gây dựng.

Cô Nguyễn Thị Liên – ngậm ngùi: "Nhìn khối lượng tài sản mà chính quyền cùng nhà trường tích cóp xây dựng bao năm bỗng chóc tan theo mưa lũ. Xót lắm!".

Nói về những thiệt hại mà các trường học gánh chịu trong đợt mưa lũ này, giọng thầy Nguyễn Tấn Hưng – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định) – đượm buồn: Không riêng gì Trường TH số 1 Cát Trinh bị thiệt hại do mưa lũ, mà tất cả 30 trường học trên địa bàn huyện Phù Cát đều bị mưa lũ tán phá một cách nặng nề. Mặc dù, trước khi có mưa lũ, ngành GD&ĐT địa phương, các trường đều có phương án chuẩn bị đề phòng, tuy nhiên không ai ngờ lại xảy ra lũ chồng lũ như vậy.

Hiện nay lũ đã bắt đầu rút, nhưng nhiều trường học vẫn còn ngập sâu trong nước, nhiều nơi học sinh chưa thể đến trường vì địa bàn bị cô lập, chia cắt. Hậu quả do mưa lũ gây ra quá lớn nên đến thời điểm này nhiều trường học vẫn chưa khắc phục xong thiệt hại để triển khai lại hoạt động dạy học.

Ðiều lo lắng nhất hiện nay của chúng tôi là làm sao khắc phục hậu quả mưa lũ gây ra một cách nhanh nhất để không ảnh hưởng hoạt động dạy học. Số còn lại, có lẽ phải đến hết tuần này học sinh mới tiếp tục được đến trường.

Khẩn trương khắc phục thiệt hại



Ông Nguyễn Huỳnh Huyện – Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Cát -cho hay: Nhằm giúp các trường học nhanh chóng ổn định nền nếp dạy học, UBND huyện Phù Cát đã chỉ đạo chính quyền địa phương, các lực lượng đoàn thể chung sức cùng đội ngũ cán bộ, giáo viên khắc phục thiệt hại do mưa lũ.

Trong đó, đặc biệt quan tâm đến công tác vệ sinh phòng trừ dịch bệnh có thể phát sinh trong dân cư, trường học; trường học khắc phục hậu quả thiệt hại, khẩn trương ổn định nề nếp, tiếp tục triển khai công tác dạy học; tuyệt đối không để học sinh đến trường học tập khi điều kiện an toàn chưa đảm bảo.

Đối với những gia đình học sinh bị thiệt hại nặng, học sinh thuộc đối tượng gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn, chính quyền địa phương đều có sự thăm hỏi, hỗ trợ kịp thời nhằm giúp các em sớm ổn định cuộc sống, trở lại trường học tập.

Nói về những khó khăn trước mắt của các trường học, thầy Nguyễn Tấn Hưng trăn trở: "Sau lũ, việc các trường sẽ thiếu đồ dùng, trang thiết bị dạy học là thực trạng chung vì số phòng học bị hư hỏng là rất lớn. Việc khắc phục, sửa chữa không thể làm trong ngày một ngày hai nên rất cần sự chung sức của toàn thể xã hội, đặc biệt là các ban, ngành, đoàn thể chức năng để tái tạo lại hệ thống cơ sở vật chất trường lớp.

Trước mắt, các trường khẩn trương khắc phục thiệt hại, tu sửa lại trường lớp. Ở đâu, kiểm tra phòng học thấy đảm bảo an toàn thì mới tổ chức dạy học trở lại. Trường nào thiếu phòng học thì bố trí học tạm tại các phòng chức năng, hoặc những nơi có thể thuê mượn tạm.

Theo thầy Đào Đức Tuấn – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định, để các trường sớm khắc phục thiệt hại do mưa lũ, Sở GD&ĐT đã tham mưu chính quyền địa phương và đề ra nhiều phương án nhằm tìm giải pháp hỗ trợ các trường nhanh chóng hậu quả do bão gây ra. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị chủ động thực hiện các phương án khắc phục thiệt hại, nhanh chóng triển khai dạy học theo đúng chương trình, thời gian.

Bởi vậy, ngay sau khi lũ rút, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường học trên địa bàn chạy đua với thời gian, "căng mình" khắc phục thiệt hại. Hiện tại, công tác khắc phục đang rất khẩn trương, tuy nhiên, ít nhất phải đến giữa tuần các hoạt động của nhà trường mới bắt đầu trở lại.



Xem nguồn

Thi giải toán trên mạng: Cảnh báo sân chơi thành áp lực thành tích

Posted: 20 Dec 2016 03:10 AM PST


Một "sân chơi" trên mạng của học sinh phổ thông lại được phụ huynh lên tiếng báo động vì những biến tướng mà có lẽ những người tổ chức đã không thể ngờ tới.


Phụ huynh lên tiếng

Mới đây, nhiều phụ huynh chia sẻ trên mạng xã hội câu chuyện của một phụ huynh tên Le Dung về cuộc thi Violympic (giải toán trên mạng). Ý kiến này cho rằng cuộc thi đã bị chính phụ huynh đẩy thành cuộc chạy đua "khủng khiếp", để có "thành tích, kiểu thuần Việt".

Thi giải toán trên mạng: Cảnh báo sân chơi thành áp lực thành tích
Một kết quả thi “đáng nể”

Độc giả Le Dung viết: "Cuối tháng 11, cô giáo lớp 1 thông báo con đại diện lớp đi thi Violympic của trường. Vợ chồng về sục sạo coi cái đó là cái gì, rồi cho con làm thử. Thấy có mấy chỗ rất đánh đố, mà một đứa trẻ học đúng trình tự không thể làm được, kiểu 2+1+…< 3+0+…< 4-0+…, sau khi con vừa làm vừa chơi, vừa cười vì có mấy chỗ tranh vẽ buồn cười, nhởn nhơ như bò gặm cỏ, thỏ đi đua, hết 30 phút, và xếp thứ hạng 147 ngàn trong cả nước!

Mình vào lại kiểm tra kết quả, đứng đầu là 5 phút 47 giây. Một kết quả mà ngay chính bản thân mình, chắc chắn mình không làm được với 8 vòng thi, mỗi vòng 4 bài nhỏ. Thật khủng khiếp…

Hôm sau mình vào mạng xem lại, thấy các bạn làm rất nhiều nick, mỗi lần lần lại làm đi làm lại rất nhiều lần, chứ không chỉ một lần, mình đem chỉ cho con và giải thích, nó mới nguôi ngoai. Nhưng bố con thống nhất cùng nhau là con không cần làm thế, mình là đàn ông mà, làm cú một thôi, với lại đây chỉ là trò chơi, chơi chán chuyển qua trò khác. Thế giới tươi đẹp này đâu chỉ mỗi trò đó đâu, con nhỉ?

Nhưng các bạn ạ, vào trang web mới thấy sự khủng khiếp của các bậc cha mẹ trong việc xua đuổi con làm cái việc đó một cách cuồng nhiệt thế nào. Nó chỉ là trò chơi thôi mà, tại sao phải làm thế?

Phân tích ra mới thấy, các quận có nhiều trường đại học đóng trên địa bàn, kết quả thật kinh khủng. Bọn trẻ chỉ lệch nhau vài giây, xếp hàng san sát tranh đua thứ bậc. Về địa lí, quận Hoàn Kiếm là trung tâm, nhưng về mặt này, nó phải gọi Hai Bà Trưng (nơi có trường XD, BK, KTQD đóng đô), Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân… bằng "ông nội" về thành tích.

Một đứa trẻ bình thường mất từ 30 – 50 phút cho 8 vòng thi ở lần làm bài đầu tiên, thì nó có thể biến kết quả đó thành 10 phút sau vài chục lần làm đi làm lại. Đó có phải trí tuệ và sự sáng tạo không? Hoàn toàn không, đó là thành tích, kiểu thuần Việt. Nó không khác mấy trò chơi điện tử, càng chơi càng thành thục, càng thành thục càng nhanh. Vậy người lớn chúng ta cần gì từ việc đó?..

Người lớn chúng ta đã làm gì chúng thế này?".

Đến giáo viên cũng kinh ngạc

Một giáo viên toán ở TP.HCM cho biết khi cho học sinh luyện thi giải toán trên mạng, anh kinh ngạc khi thấy kết quả thi của những em đứng đầu.

Thi giải toán trên mạng: Cảnh báo sân chơi thành áp lực thành tích
Kết quả thi đáng kinh ngạc

"Đa số làm bài dưới 2 phút 1 vòng thi gồm 3 bài thi. Điều này là khó có thể hoặc không thể bởi có những bài thi cần tốn rất nhiều thời gian như vòng: Sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, chọn đáp án giống nhau…

Chưa tính tới những câu rất khó, học sinh cần phải mất thời gian suy nghĩ, cho dù những học sinh giải nhất đường lên đỉnh Olympia cũng chưa chắc giải quyết hết 3 bài thi của 1 vòng thi với thời gian này" – anh khẳng định.

Giáo viên này nhận xét "Có rất nhiều bài hay trong VOE – Nội dung đề hay, cần tư duy. Cũng có những bài khó mà giáo viên dạy toán như tôi hay những giáo viên trong tổ toán mới nhìn thấy cũng phải lắc đầu. Vậy mà học sinh làm được     với kết quả như thế thì hoặc là bị hack, hoặc là đã luyện thuộc bài đến không cần suy nghĩ".

"Có những em ham, thi miết, phải thuộc tới 70 – 80% đáp án các vòng thi. Mở đề ra thầy chưa kịp đọc học sinh đã bấm chọn đáp án xong. Cũng phải nói tới các phụ huynh, nhiều người thúc giục con, thấy con mình kém con người khác là không chịu được, nên ép con luyện".

Biến sân chơi thành áp lực thành tích

Nếu như độc giả Le Dung cho rằng đó là "sự khủng khiếp của các bậc cha mẹ trong việc xua đuổi con làm cái việc đó một cách cuồng nhiệt", thì chính những giáo viên dạy toán lại thừa nhận trách nhiệm phần nào thuộc về họ, khi họ cũng chịu áp lực về thành tích từ phía nhà trường dội xuống.

Một giáo viên toán khác cũng tại TP.HCM cho biết anh chịu trách nhiệm luyện thi giải toán trên mạng, giải toán trên máy tính casio cho học sinh trong trường. Anh nhận định "Bản chất cuộc thi là sân chơi bổ ích cho học sinh, nhưng hình thức tổ chức không làm cho học sinh hào hứng, vào chơi tự nguyện như mong muốn của người tổ chức".

Giáo viên này cho biết các văn bản của Bộ GD-ĐT về cuộc thi này không bắt buộc học sinh tham gia. Nhưng xuống tới Sở, rồi tới Phòng Giáo dục, đặc biệt là từ các Phòng Giáo dục, là bị biến tướng. Nếu Phòng "chưa kịp" ép thì xuống tới trường sẽ bị ép. Nói chung các chỉ đạo bị biến tướng ở bên dưới, vì bệnh thành thích của nhà trường. 

Thi giải toán trên mạng: Cảnh báo sân chơi thành áp lực thành tích

Học sinh đang chịu nhiều áp lực (Ảnh Đinh Quang Tuấn)

"Chính vì vậy mà giáo viên bị áp lực. Nhà trường đã giao việc, giáo viên phải có thành tích báo về. Học sinh của mình mà không có giải, ban giám hiệu không nói trực tiếp nhưng bàn tán mệt mỏi, nên cả giáo viên và học sinh phải cố gắng" – giáo viên này chia sẻ.

Sau khi chọn được những học sinh tốt nhất để thi VOE thì đến việc luyện. Giáo viên này phải tranh thủ các giờ học thể dục, nhạc họa, mỹ thuật để ôn luyện thi giải toán trên mạng cho học sinh. "Những giờ học "môn phụ" đó, tôi xin phép giáo viên để kéo học sinh lên phòng máy, cho làm bài. Tôi ngồi xem các em làm, lọc các câu hỏi khó để hướng dẫn, phân tích, dạy thêm cho các em.

Làm lần đầu tiên các em cũng mất từ 20 – 30 phút. Tôi khuyến khích học sinh lập từ 2 – 3 nick để luyện, nhiều hơn các em không chịu nổi".

"Đã gọi là thi học sinh giỏi thì phải giỏi mới dạy được có kết quả khả quan. Nhưng học sinh giỏi cũng đâu có nhiều, nên đành chọn cả những em chăm chỉ. Với những em chăm chỉ chỉ có thể phát huy sự cần cù để luyện thôi, mà cũng không dám ép các em quá vì các em còn quá nhiều thứ để học".

Nói thêm về áp lực phải có thành tích kể cả từ những "cuộc chơi", giáo viên này cho rằng "Hiện nay bệnh thành tích đã thấm sâu vào trong đầu óc của đa số người dân, học sinh và đặc biệt là giáo viên, hơn hết là đội ngũ các nhà quản lí giáo dục… Nó đã trở thành một nét “văn hóa” giáo dục mà chỉ có Việt Nam mới có, chắc rất khó để thay đổi một sớm một chiều. Bệnh này xuất hiện ở tất cả các hoạt động của giáo dục từ vui chơi cho đến học tập và làm việc: Chơi cũng thành tích, học cũng thành tích, thi cũng thành tích và làm việc cũng thành tích…

Vì cái thành tích đè từ trên xuống nên giáo viên nặng nề, dồn ép lên học sinh khiến học sinh học như vô hồn, học như cỗ máy học, mất hết tư duy, sáng tạo vốn có trong bản năng con người dẫn đến vô vàn các hệ lụy như chán học, stress, trầm cảm…".

Anh bày tỏ mong muốn "Bộ GD-ĐT có thay đổi và lãnh đạo giáo dục các cấp có nhận thức đúng đắn hơn để giáo dục nước ta phát triển hơn, học sinh đỡ khổ hơn, bớt áp lực, bớt nặng nề cho cả thầy và trò"…

Ngân Anh



Xem nguồn

Loạn liên kết đào tạo

Posted: 20 Dec 2016 02:28 AM PST


Hội nghị về công tác thanh tra toàn quốc.

Hội nghị về công tác thanh tra toàn quốc.

Hôm qua (19/12), Bộ GD&ĐT đã tổ chức hội nghị trực tuyến công tác thanh tra giáo dục toàn quốc để đưa ra những nhiệm vụ cho năm học 2016 – 2017. Theo ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT, thanh tra liên kết đào tạo (bao gồm cả liên kết trong nước và cả yếu tố nước ngoài) là một trọng tâm trong công tác thanh tra vừa qua. Bộ GD&ĐT, một số sở GD&ĐT đã tập trung tiến hành một số đợt thanh tra liên kết đào tạo ĐH, CĐ tổ chức ôn thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ tin học… Qua thanh tra đã phát hiện nhiều vi phạm như liên kết không phép, liên kết sai đối tượng, không đảm bảo điều kiện chất lượng, thực hiện trách nhiệm liên kết không đúng quy định, có biểu hiện thương mại hóa.

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Gia Lai, năm học vừa qua, Sở đã thanh tra công tác liên kết đào tạo giữa trường Trung cấp Y dược Hà Nam với trường CĐ nghề số 21. Trường Trung cấp Y dược đã đặt 2 lớp trung cấp Y và trung cấp dược hệ chính quy với 130 học viên tại trường CĐ nghề 21 và bắt đầu học từ tháng 9/2014. Trường CĐ nghề số 21 đã làm thẻ học viên để quản lý học viên ra vào trường theo nội quy của nhà trường hiện hành. Nhưng cho đến thời điểm thanh tra, giữa trường Trung cấp Y dược Hà Nam và trường CĐ nghề số 21 không có hồ sơ ký kết hợp đồng liên kết đào tạo nào. Sở GD&ĐT Gia Lai cho biết, sau khi thanh tra, Trường Trung cấp Y dược Hà Nam đã chấm dứt không đặt địa điểm nào tại trường CĐ nghề số 21 và đưa toàn bộ học sinh về học tại phân hiệu II của trường tại Đắk Lắk.

Cũng trong năm học vừa qua, Sở GD&ĐT Gia Lai thanh tra hoạt động liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp giữa trường Trung cấp Bách nghệ Thanh Hóa và trường Trung cấp nghề số 15, Binh đoàn 15. Qua thanh tra đối với lớp trung cấp y dược và dược sỹ thi vào trường trung cấp Bách nghệ Thanh Hóa đặt địa điểm đào tạo không đúng quy định. Đối với lớp trung cấp sư phạm mầm non, trường chưa có hợp đồng liên kết đào tạo giữa hai trường mà chỉ có hợp đồng thuê cơ sở vật chất. Hơn nữa, đơn vị phối hợp đào tạo không thuộc đối tượng phối hợp đào tạo theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Liên quan đến liên kết đào tạo, thanh tra tỉnh Nghệ An cũng đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra các đơn vị đào tạo. Thanh tra đã xử phạt hành chính 15 triệu đồng với Trung cấp Y dược Bắc Ninh và dừng tuyển sinh tại chi nhánh Nghệ An; xử phạt 5 triệu đồng với Trường Trung cấp Việt Anh do vi phạm trong việc liên kết đào tạo với trường CĐ ASEAN. Phối hợp với Phòng PA83 Công an tỉnh Nghệ An đình chỉ việc tổ chức đào tạo 2 lớp trung cấp sư phạm mầm non của trường Trung cấp tổng hợp Hà Nội tại thành phố Vinh và Trung tâm dạy nghề huyện Diễn Châu.

Giáo dục phổ thông: Nhức nhối nhiều vấn đề nóng

Bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết năm học 2015-2016, sở tập trung thanh tra có trọng tâm những vấn đề như công tác quản lý của các hiệu trưởng, việc bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên ở các đơn vị trường học từ mầm non đến phổ thông. Theo bà Hằng, đây là những vấn đề nóng đối với Thanh Hóa cũng như với nhiều địa phương của cả nước. Sở GD&ĐT Thanh Hóa cũng tiến hành thanh tra các vấn đề bức xúc như dạy thêm học thêm, thu chi theo quy định, liên kết đào tạo, việc sử dụng văn bằng bất hợp pháp ở các cấp xã phường qua thư và phản ánh của công dân. Liên quan đến vấn đề tuyển dụng giáo viên đang gây bức xúc tại Thanh Hóa, bà Hằng khẳng định việc thừa thiếu giáo viên hợp đồng sai quy định ở một số huyện rất nhiều.

Liên quan đến sai phạm về công tác thu chi trong trường phổ thông, thanh tra tỉnh Nghệ An đã tổ chức thanh tra hành chính tại trường THPT Nam Đàn 2, phát hiện và xử lý thu hồi hơn 454 triệu đồng, xử lý kỷ luật hiệu trưởng bằng hình thức giáng chức xuống phó hiệu trưởng, xử lý kỷ luật 1 phó hiệu trưởng bằng hình thức cảnh cáo. Sở GD&ĐT và Thanh tra tỉnh Nghệ An cũng đã giải quyết đơn tố cáo tại trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp Nghệ An, kiến nghị thu hồi hơn 1,5 tỷ đồng.

Về công tác thanh tra thời gian tới, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng yêu cầu các sở GD&ĐT, các trường ĐH, CĐ xây dựng kế hoạch thanh tra, xử lý các vấn đề bức xúc của địa phương, đặc biệt là các vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm nhưng đến nay chưa giải quyết được triệt để. Vấn đề bức xúc của dư luận mà thanh tra các sở phải quan tâm là dạy thêm học thêm; thu chi đầu năm; liên kết đào tạo, biểu hiện vi phạm đạo đức nhà giáo…

Theo Nghiêm Huê

Tiền Phong



Xem nguồn

Ngày hội tuyển sinh chương trình Cử nhân Quốc tế tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

Posted: 20 Dec 2016 01:47 AM PST


Với kỳ tuyển sinh này, các học sinh sẽ có một cách tiếp cận mới – hoạch định sớm cho những kế hoạch của mình. Nếu trúng tuyển, các học sinh sẽ không phải chịu những áp lực to lớn của kỳ xét tuyển đại học mà sẽ có điều kiện tập trung thời gian chuẩn bị những gì cần thiết cho việc học tập của mình sau này, đó là tiếng Anh, vốn kiến thức phổ thông vững chắc ở tất cả các môn học, sự hiểu biết sâu rộng các vấn đề xã hội và không quên rèn luyện sức khoẻ trong một tâm thế thoải mái và sẵn sàng hơn.

Cách thức tuyển sinh của chương trình cũng rất phù hợp với các đối tượng học sinh đang học PTTH. IBD@NEU chủ trương kiểm tra khả năng tư duy, vốn kiến thức xã hội, phẩm chất và khả năng giao tiếp của thí sinh, là những thứ mà thí sinh có sẵn. Do đó, thí sinh không phải trải qua một quá trình "luyện thi" căng thẳng và kỳ tuyển sinh cũng không nặng nề áp lực do thí sinh vẫn còn cơ hội xét tuyển đại học vào mùa hè tới.

Nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về ngành nghề, phương pháp và môi trường học tập trong chương trình, trường đại học Kinh tế Quốc dân(ĐH KTQD) tổ chức Ngày hội thông tin tuyển sinh OPEN DAY của chương trình IBD@NEU vào Chủ nhật ngày 25/12/2016.

IBD@NEU OPEN DAY bao gồm một loạt các hoạt động giúp học sinh làm quen và bước đầu tìm hiểu về môi trường đại học. Đến với IBD OPEN DAY, phụ huynh và học sinh sẽ được giới thiệu và tư vấn trực tiếp về kỳ tuyển sinh mùa thu khóa 13 của chương trình Cử nhân Quốc tế, tham dự triển lãm về học tập và hoạt động ngoại khóa. Đặc biệt, học sinh sẽ được trải nghiệm cảm giác học tập thực sự tại IBD@NEU, tham dự phần hướng dẫn bí kíp mùa thi, học thử Tiếng Anh với giảng viên nước ngoài, làm quen với nội dung của các ngành Ngân hàng – Tài chính và Quản trị kinh doanh qua phần chia sẻ của giảng viên và sinh viên trong chương trình. Chương trình cũng tổ chức thi thử Tiếng Anh và Kiến thức tổng hợp là các kỳ thi đầu vào của chương trình cho học sinh tham dự.

Sinh viên IBD@NEU rạng ngời trong Ngày hội Open day.

Sinh viên IBD@NEU rạng ngời trong Ngày hội Open day.

Là chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với Anh quốc đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ và Bộ GD-ĐT cho phép thực hiện, với 12 năm kinh nghiệm, chương trình Cử nhân quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một cơ hội lựa chọn cho những bạn trẻ mong muốn được lĩnh hội nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng những nhu cầu của hội nhập quốc tế ngay tại Việt Nam.

Hiện nay, chương trình đang có gần 1.000 sinh viên theo học; đã tuyển sinh được 12 khóa với ba ngành đào tạo là ngành Quản trị kinh doanh (hợp tác với Trường Quốc tế TEG, Tổ chức Pearson và Đại học Sunderland); và ngành Ngân hàng Tài chính, Ngành Quản trị kinh doanh quốc tế (hợp tác với Đại học West of England). Chương trình có tính liên thông cao, được hơn 50 trường đại học ở Vương quốc Anh và nhiều trường đại học ở Singapore, Mỹ, Úc… công nhận chuyển tiếp. Các sinh viên tốt nghiệp đều thành công trong tuyển dụng hoặc học tiếp lên cao học. Chỉ sau một thời gian ngắn sau khi ra trường, nhiều sinh viên đã được đề bạt lên các vị trí quản lý trung cấp và cao cấp tại nhiều công ty đa quốc gia, các tổ chức, đơn vị uy tín trong và ngoài nước.

Từ năm 2009 đến nay, Chương trình Cử nhân quốc tế liên tục được Tổ chức khảo thí và kiểm định chất lượng quốc tế của Vương quốc Anh xếp hạng cao nhất trong số các chương trình cử nhân quốc tế của Vương quốc Anh tại Việt Nam. Với sự kiểm định chặt chẽ của các trường đối tác, chương trình Cử nhân quốc tế tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được đánh giá là một trong những chương trình liên kết có chất lượng đào tạo tốt nhất ở Việt Nam.

Để được dự tuyển vào chương trình, thí sinh dự tuyển sớm cần đạt điểm trung bình lớp 11 từ 6.5 trở lên; thí sinh đã tốt nghiệp PTTH cần đạt điểm trung bình lớp 12 từ 6.5 trở lên. Thí sinh cần nộp một bài luận theo chủ đề yêu cầu, tham gia kỳ thi kiến thức tổng hợp của chương trình, tham dự phỏng vấn trực tiếp và kỳ kiểm tra tiếng Anh. Tùy vào mức điểm kiểm tra tiếng Anh, thí sinh sẽ được xếp vào lớp phù hợp với trình độ của mình trong năm học đầu tiên (học tiếng Anh và các môn bổ trợ), hoặc được miễn một học kỳ nếu có chứng chỉ IELTS từ 6.0 trở lên.

Hạn chót nộp hồ sơ tuyển sinh khóa 13 kỳ mùa xuân: 14/1/2017.

IBD@NEU là môi trường để sinh viên tự tin

IBD@NEU là môi trường để sinh viên tự tin "Khám phá và khẳng định chính mình".

Thông tin chi tiết về IBD@NEU OPEN DAY

– Thời gian: 9h00 sáng Chủ nhật ngày 25/12/2016

– Địa điểm: Giảng đường D2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

Để tìm hiểu thêm thông tin, mời quý vị liên hệ:

Viện Đào tạo Quốc tế

Tầng 3, nhà 6 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

ĐT: (04)3869 6967, Hotline: 0912 099 706

Email: info.ibd@isneu.org; Website: www.isneu.edu.vn



Xem nguồn

Comments