Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Thí sinh nào đủ điều kiện tham gia tuyển sinh 2017?

Posted: 18 Dec 2016 03:59 AM PST


Thứ nhất, đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học; người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT. 

Thứ hai, có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành; đối với người khuyết tật được UBND tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hoá học là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

Thí sinh nào đủ điều kiện tham gia tuyển sinh 2017? (Ảnh: Thùy Linh)

Thứ ba, trong độ tuổi quy định đối với những trường, ngành có quy định về tuổi.
 
Thứ tư, đạt các yêu cầu sơ tuyển, nếu đăng ký xét tuyển hoặc dự thi vào các trường có quy định sơ tuyển. 

Thứ năm, có hộ khẩu thường trú thuộc vùng tuyển quy định, nếu đăng ký xét tuyển hoặc dự thi vào các trường có quy định vùng tuyển.

Thứ sáu, quân nhân hoặc công an nhân dân tại ngũ chỉ được dự tuyển vào những trường do Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an quy định sau khi đã được cấp có thẩm quyền cho phép đi học; Quân nhân tại ngũ sắp hết hạn nghĩa vụ quân sự theo quy định, nếu được Thủ trưởng từ cấp trung đoàn trở lên cho phép, thì được dự tuyển theo nguyện vọng cá nhân, nếu trúng tuyển phải nhập học ngay năm đó, không được bảo lưu sang năm học sau. 



Xem nguồn

GS Ngô Bảo Châu dành trọn tiền từ giải thưởng Fields tài trợ cho tạp chí toán học PI

Posted: 18 Dec 2016 03:17 AM PST



GS Ngô Bảo Châu chia sẻ kinh nghiệm đọc, khai thác bài báo Toán học tại lễ ra mắt Tạp chí PI.

GS Ngô Bảo Châu chia sẻ kinh nghiệm đọc, khai thác bài báo Toán học tại lễ ra mắt Tạp chí PI.

Tạp chí PI với sự đồng hành của GS Ngô Bảo Châu

Là một sản phẩm trí tuệ của Hội Toán học việt Nam, tạp chí mang tên "PI", một con số biểu tượng trong Toán học vốn đã trở nên quen thuộc với bất kỳ ai. Theo dự kiến, số đầu tiên của tạp chí sẽ chính thức phát hành vào tháng 1/2017.

Luôn mong muốn học sinh, sinh viên yêu Toán ở Việt Nam có một tờ báo Toán học hữu ích, GS Ngô Bảo Châu đã khởi xướng Tạp chí PI. Ông cho biết, cơ chế tài chính của tạp chí Pi là tự chủ chứ không dựa vào ngân sách của cơ quan chủ quản là Hội toán học Việt Nam.

Trong thời gian đầu, ban biên tập sẽ làm việc hoàn toàn trên cơ sở thiện nguyện, các chi phí của tạp chí sẽ được trang trải nhờ vào sự tài trợ của một số cá nhân với khởi đầu là 15.000 USD khoản tiền thưởng đi kèm huy chương Fields mà GS Ngô Bảo Châu được nhận năm 2010. GS Ngô Bảo Châu và ban biên tập tạp chí hi vọng, Pi sẽ đạt đến sự cân bằng về tài chính sau 2 năm.

GS Hà Huy Khoái (Tổng biên tập Tạp chí PI) cho hay, đây là tạp chí hướng đến mọi thành phần học sinh, sinh viên, các giáo viên, giảng viên đại học hay bất cứ ai quan tâm đến Toán học và cả những người tạm thời chưa thích Toán.

Tạp chí có những chuyên mục chính mới mẻ, thiết thực như: Từ cổ điển đến hiện đại, Cùng bạn giải Toán, Thách thức Toán học, Toán học và đời sống, Quán Toán Violympic, Toán của Bi, Lịch sử Toán học, Đấu trường Toán học, Đối thoại Toán học…

Ban biên tập của Tạp chí PI bao gồm các nhà Toán học, nhà giáo dục đang làm việc trong và ngoài nước, đã quen thuộc với cộng đồng Toán học Việt Nam như: Ngô Bảo Châu, Trần Văn Nhung, Hà Huy Khoái, Trần Nam Dũng, Nguyễn Tiến Dũng, Phạm Huy Điển, Nguyễn Thị Lê Hương, Nguyễn Thành Nam, Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Duy Thái Sơn, Chu Cẩm Thơ, Vũ Hà Văn, Lê Anh Vinh, Nguyễn Ái Việt….


Ban biên tập Tạp chí PI là những nhà toán học, nhà giáo dục uy tín trong và ngoài nước.

Ban biên tập Tạp chí PI là những nhà toán học, nhà giáo dục uy tín trong và ngoài nước.

"Có những bài báo tôi phải đọc đến 10 lần"

Đó là chia sẻ của GS Ngô Bảo Châu đáp lại câu hỏi "đọc tạp chí Toán cháu không hiểu hết được nội dung" của một học sinh trong phần giao lưu với khán giả tại lễ ra mắt.

"Cháu đến với các tạp chí Toán học cách đây không lâu, hiện cháu đang học lớp 12 rồi. Sự thật là lúc mua Toán tuổi thơ và Toán học Tuổi trẻ về đọc, may ra thì cháu hiểu được 30%, không tài hiểu hết được. Có lẽ, kiến thức Toán học trên lớp hiện tại với kiến thức ở trên tạp chí hơi cách xa nhau, ở một vài mảng nào đấy. Liệu bây giờ cháu mới bắt đầu đọc tạp chí Toán học thì có theo kịp để hiểu hết hay không? Con đường đi nhanh nhất là gì và sẽ đi thế nào"?, một nam sinh lớp 12 đặt câu hỏi.

GS Ngô Bảo Châu cười, khen nam sinh "lần đầu tiên đọc một tờ tạp chí Toán học mà hiểu được 30% là nhiều đấy". GS Châu cho biết, cá nhân ông khi đọc các bài báo Toán học lần đầu chỉ hiểu được 5%, lần thứ hai được 10%, lần thứ ba được 15%…

"Có những bài báo tôi phải đọc đến 10 lần. Và đến lúc đấy mới vỡ ra, hóa ra đây là kiến thức tôi tìm kiếm 10 năm nay mà không biết", GS Ngô Bảo Châu chia sẻ.

Theo ông, việc đọc báo chuyên Toán học khác với đọc báo hàng ngày. Vấn đề không phải là đọc, nạp thông tin đến đâu mà quan trọng là người đọc có cách để tiếp cận các vấn đề mới. Và quá trình đó không xảy ra một cách nhanh chóng, dễ dàng.

"Nhiều khi bạn đóng tờ báo lại nhưng trong tiềm thức, tư duy của bạn vẫn tiếp tục vận động. Có thể đến 2-3 ngày sau, cái sự hiểu mới nảy mầm và khi bạn tiếp tục đọc lại, nhiều điều mới dần sáng tỏ ra", ông nói.

Để chốt lại bí quyết tiếp cận và khai thác kiến thức hiệu quả từ các bài báo, tạp chí về Toán học, GS Ngô Bảo Châu dẫn nhắc câu nói của một nữ nhà văn Pháp ông yêu thích: "Quan trọng không phải là đọc mà là đọc lại". Đó cũng chính là cách tiếp cận đối với các tạp chí Toán học.

Nhắn nhủ thêm với nam sinh trên, GS Hà Huy Khoái nhắc câu nói nổi tiếng của một nhà triết học Ấn Độ: "Sự hiểu biết bao giờ cũng đến cùng sự bàng quan".

"Vì thế, bạn sẽ rất thích điều gì đó nếu bạn chưa hiểu hết. Cái đó rất đúng trong cuộc đời và trong Toán học. Cái gì bạn hiểu hết rồi tự nhiên lại thấy chán đấy", GS Khoái cho rằng, tạp chí Toán học đọc không dễ nhưng chính cái khó sẽ thôi thúc người đọc tìm tòi khám phá một cách thích thú.

Lệ Thu



Xem nguồn

Giáo sư Trần Hồng Quân: “Phải xóa bao cấp để tránh ỉ lại”

Posted: 18 Dec 2016 02:36 AM PST


Phát biểu tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ vào ngày 13/12 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu ra 4 câu hỏi lớn để phát triển đại học tư thục. Trong đó, Thủ tướng đặc biệt quan tâm tới sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thế mạnh của từng trường.

Trong cuộc trò chuyện với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, GS.Trần Hồng Quân – nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam khẳng định, tự chủ là thuộc tính của giáo dục đại học. Chỉ khi nào thực sự tự chủ thì các trường đại học mới phát huy được khả năng sáng tạo, nâng cao được chất lượng đào tạo.

Thưa Giáo sư, lý do vì sao phải thúc đẩy tính tự chủ của các trường đại học?

GS.Trần Hồng Quân: Câu chuyện tự chủ đại học không lạ trên thế giới, nhưng chưa quen ở nước ta. Ở các nước thì không có vấn đề nên hay không nên mà tự chủ được coi là một thuộc tính của giáo dục đại học, được quy định thành luật pháp. Vấn đề còn lại là nên tự chú thế nào để có hiệu quả nhất mà thôi.

Còn ở nước ta thì vừa phải tiếp tục  thuyết phục nhau là nên thực hiện tự chủ đại học, vừa phải nghiên cứu cách thức tự chủ phù hợp với hoàn cảnh và thể chế chính trị kinh tế của nước ta.

GS.Trần Hồng Quân khẳng định:  "Phải xóa bao cấp để tránh ỉ lại". ảnh: Ngọc Quang.

Nền giáo dục đại học nước ta được hình thành hoạt động trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, trong một thời gian rất dài cho nên chỉ thành lập các trường công lập, chỉ một cách quản lý tập trung và luôn luôn được bao cấp bằng ngân sách nhà nước, tất cả  nhân lực của nhà trường đều thuộc biên chế nhà nước… như là một điều tự nhiên.

Sau khi giải phóng  Miền Nam, chúng ta đã xóa các trường tư và cải tạo các trường công giống các trường miền Bắc. 

Bước vào thời kỳ đổi mới, lực lượng sản xuất được giải phóng mạnh mẽ nhưng các cấu trúc thượng tầng rất chậm được  đổi mới.

Riêng với giáo dục đại học vào thập niên tám mươi và đầu thập niên chín mươi của thế kỹ trước cũng đã  có một số đổi mới  quan trọng.

Những đổi mới này xét cho cùng cũng nhằm tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm tự lập; từng bước giảm bớt quản lý tập trung, giao nhiều quyền cho các trường như quyền quyết định tuyển sinh, quyết định tốt nghiệp và ký bằng tốt nghiệp, quyết định bổ nhiệm trưởng phó phòng, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm khoa, quyết định tổ chức đoàn ra, đón đoàn vào trong quan hệ  quốc tế…

Các quyền và trách nhiệm ấy trước đó đều thuộc Bộ. Hồi ấy việc giao quyền như thế còn rất mới lạ, gọi là phân cấp quản lý, khái niệm tự chủ còn là nhạy cảm.

Nhưng vì sao sau đó câu chuyện tự chủ ở các trường đại học không phát huy được và phải bây giờ phải trở lại vấn đề này, thưa Giáo sư?

GS.Trần Hồng Quân: Sự đổi mới đến đó còn là quá ít, các trường còn chịu nhiều sự ràng buộc và bản thân Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp cũng  không đủ quyền  tháo gỡ.

Ví dụ về mặt tài chính thì tuy được bao cấp, nhưng phải chi theo các nguyên tắc sử dụng ngân sách nhà nước, hết sức khó khăn và kém hiệu quả.

Về mặt nhân lực thì bị ràng buộc của luật lao động và các quy định về biên chế nhà nước nên hầu như không sàng lọc tối ưu hoá được.

Từ đó mà có nhu cầu phải thành lập loại trường khác có quyền tự chủ cao hơn và tự lập hoàn toàn để có thể tổ chức quản lý một cách có hiệu quả nhất, đó là các trường ngoài công lập.

Đào tạo hầu hết bằng lý thuyết, rất ít trường đại học dám cam kết chất lượng

Vai trò của các trường này không chỉ và không phải chủ yếu là để thu hút các nguồn lực của xã hội phụ thêm với nhà nước để làm giáo dục, mà quan trong hơn chính là để có được một mô hình quản lý năng động trên cơ sở độ tự chủ.

Từ đó có thể làm đối chứng để đổi mới cách quản lý các trường công lập.

Tuy nhiên, rất tiếc ta hầu như không quan tâm "đãi cát lấy vàng" ở đó mà còn phân biệt đối xử.

Có điều gần như ngẫu nhiên, có một vài trường công lập nhờ các bộ chủ quản có quan niệm đúng, trao quyền tự chủ cao gần như một trường tư, lại có được bộ phận lãnh đạo sáng tạo thì hoạt động hết sức tốt, như trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM (giai đoạn trước), Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn Thông (giai đoạn trước).

Riêng hai đại học quốc gia và các các trường đại học quốc tế do có yêu cầu đặc biệt nên cũng được nhận các quy chế đặc biệt với quyền tự chủ cao tạo thuận lợi lớn cho sự phát triển.

Một trong những nguyên nhân chính khiến số lượng cử nhân thất nghiệp tăng cao là do đào tạo nặng về lý thuyết, thiếu trầm trọng kỹ năng làm việc.

Vậy câu chuyện tự chủ lần này được đặt ra như thế nào để có thể thực sự phát huy được tính sáng tạo của các trường đại học, thưa Giáo sư? 

GS.Trần Hồng Quân: Với các nhà quản lý, cũng có người rất thật lòng muốn trao quyền tự chủ cho các trường. Thế nhưng không phải ai cũng nhận thức ra rằng tự chủ là điều không thể thiếu để các trường có thể năng động sáng tạo và phát triển, mà lại nghĩ rằng cần phải cầm tay chỉ việc, can thiệp cụ thể, thậm chí nghĩ thay làm thay nhiều tác nghiệp… nhân danh vì trách nhiệm xã hội, để các trường khỏi phạm sai lầm.

Ở đây tôi chưa nói đến động cơ vì lợi ích riêng tư mà cản trở việc giao quyền tự chủ cho các trường.

Còn với các trường thì trường nào bức xúc với sự ràng buộc quá đáng do quản lý tập trung, hạn chế sự sáng tạo thì hoan nghênh việc triển khai thực hiện tự chủ, coi như được giải phóng.

Dạy lơ mơ, học cũng lơ mơ nên mới… thất nghiệp

Với các trường thiếu tự tin, ngần ngại việc xa rời "bầu sữa bao cấp" của ngân sách nhà nước, ngần ngại bơi trong bối cảnh tự lập thì không hoan nghênh tự chủ, coi đó như là sự buông tay thiếu trách nhiệm của nhà nước.

Họ mong muốn tiếp tục sống trong cơ chế  quản lý tập trung như một sự núp bóng an nhàn. Biết rằng còn rất nhiều trường muốn thực hiện tự chủ nhưng hoặc là đang thận trọng hoặc là chưa kịp chuẩn bị đầy đủ.

Thời điểm này có thể coi là đã qua  giai đoạn tập trung thuyết phục các nhà quản lý, bây giờ chuyển sang giai đoạn tập trung thuyết phục các cơ sở đào tạo chuẩn bị nhập cuộc thực hiện tự chủ đại học.

Vậy theo Giáo sư, đâu là động lực và nguồn lực để thực hiện thành công tự chủ đối với các trường đại học?

GS.Trần Hồng Quân: Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp tạo ra sự trì trệ mang tính phổ biến trong toàn xã hội. Có thể nói đến nay, sau hơn 30 năm đổi mới mà các lĩnh vực văn xã nói chung và giáo dục nói riêng vẫn còn mang đậm nét của cơ chế cũ ấy trong quản lý.

Đó là lý do tự chủ đại học chậm được xác lập. Phải xóa bao cấp để tránh ỉ lại, phải xóa nghĩ thay làm thay để tránh dựa dẫm. Phải khắc phục sự ràng buộc để tránh tình trạng các trường phải múa gậy trong bị.

Phải xóa bỏ sự quản lý tập trung ngặt nghèo để các trường có động lực tự thân và có điều kiện khách quan, để luôn luôn canh tân theo hướng tối ưu hoá để tồn tại và phát triển.

Ngay sự tồn tại cũng không phải là đương nhiên như trước đây, nếu không phấn đấu để tự khẳng định mình trong cuộc cạnh tranh trên thị trường dịch vụ giáo dục thì có thể không đứng vững, có thể bị sàng lọc, sát nhập hoặc giải thể.

 

Sinh viên Việt Nam tụt hậu vì những môn học vô bổ

(GDVN) – PGS.TS Nguyễn Văn Nhã cho biết, ở nhiều nước đào tạo đại học 4 năm, nhưng sinh viên được học rất sâu về ngành, chứ không học nhiều môn vô bổ như ở Việt Nam.

 

Từng cán bộ quản lý, từng cán bộ giảng dạy cũng phải không ngừng phấn đấu mới có chỗ đứng tương xứng trong nhà trường chứ không phải đã vào biên chế nhà nước thì yên vị suốt đời.

Từ động lực tập thể và động lực của từng cá nhân sẽ tạo ra động lực chung của nhà trường, tạo ra sinh khí phát triển mạnh mẽ.

Việc tự chủ về tài chính khiến cho không ít trường lo ngại, nhưng Chính phủ có quy định các bước đi trong một lộ trình hợp lý, đồng thời khi thực sự thực hiện tự chủ tài chính đầy đủ thì nhà nước không phải hoàn toàn không đầu tư mà là sẽ đầu tư theo phương thức khác.

Ví dụ như đặt hàng đào tạo, đặt hàng nghiên cứu khoa học, trong trường hợp đặc biệt có thể đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm chất lượng cao…

Các trường tự lo nguồn thu là một trách nhiệm nặng nề, chỉ có thể thực hiện được bằng sự phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo và năng lực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.

Về nguyên tắc, phải tiến tới các trường có quyền quyết định mức học phí để bù đủ chi phí đào tạo theo điều kiện bảo đảm chất lượng tương xứng của nhà trường (hiện nay tạm thời nhà nước còn quy định mức học phí tối đa cho các trường tự chủ và thay đổi  dần  theo lộ trình cần thiết để tránh sự đột ngột đối với người học).

Hy vọng ngân sách nhà nước dành cho giáo dục không giảm mà là phải đầu tư tập trung có hiệu quả hơn. Còn chính sách hỗ trợ học bổng cho các đối tượng sinh viên diện chính sách sẽ được đầu tư trực tiếp theo các sinh viên đó đến nhà trường.

Và việc được chủ động chi tiêu một cách có hiệu quả cao phần tài chính có được, không bị ràng buộc theo các quy định chi tiết ngân sách nhà nước là một thuận lợi lớn mà các trường công lâu nay không có được.

Với quyền tự chủ của mình các trường có thế huy động thêm vốn góp từ xã hội để cải thiện năng lực của mình và trong trường hợp đó thì các trường này sẽ trở thành một cơ sở đại học đa sở hữu chứ không còn thuần tuý là một trường công nữa.

GS.Trần Hồng Quân cho biết, xây dựng tự chủ đại học phải thực hiện đầy đủ trên ba mặt:

Thứ nhất, tự chủ thực hiện nhiệm vụ  đào tạo, hoạt động khoa học có thể  gọi tắt  là tự chủ về học thuật; 

Thứ hai, tự chủ về tài chính;

Thứ ba, tự chủ về nhân lực, nhân sự  và mô hình tổ chức – cơ chế hoạt động.

Sẽ không thể không đụng đến các quy định trong luật lao động, luật ngân sách và quy định về quản lý đào tạo, quản lý khoa học  hiện hành, đặc biệt là đụng đến các quy chế tổ chức hoạt động các loại cơ sở đào tạo đại học.

Trước hết là phải nghiên cứu để tháo gỡ những điều đó rồi phải xây dựng các mô hình thích hợp với cac loại  cơ sở đại học như các đại học trọng điểm quốc gia, các trường do nhà nước đầu tư toàn bộ, các trường do nhà nước đầu tư một phần, các trường sở hữu phức hợp và các trường không có sở hữu nhà nước.

Hiện nay mới có 12 trường tự nguyện đăng ký và được Chính phủ công nhận cho thí điểm. Phần lớn các trường còn lại đang chuẩn bị hoặc chưa chuẩn bị nhưng đã đến lúc chúng ta phải sớm sẵn sàng bắt tay vào thực hiện tự chủ  theo lộ trình của chính phủ đã quy định.

Đây là một chủ trương lớn đầy triển  vọng, nếu triển khai thành công  rộng rãi thì nền  đại học sẽ có bộ mặt mới năng động, thay đổi từng ngày để đáp ứng phát triển đất nước.

 Trân trọng cảm ơn Giáo sư!



Xem nguồn

Sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội “chiếm lĩnh” giải thưởng Kova hạng mục Triển vọng

Posted: 18 Dec 2016 01:52 AM PST


Với quy mô trên cả nước, lễ trao giải thưởng Kova là dịp tuyên dương những nhân tố xuất sắc của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực: khoa học (các bác sĩ, kỹ sư,…) giáo dục, hoạt động thiện nguyện,… và là nơi chắp cánh cho sinh viên – thế hệ tương lai của đất nước.

Các sinh viên nhận giải thưởng Kova lần thứ 14

Các sinh viên nhận giải thưởng Kova lần thứ 14

hạng mục Triển vọng, có 16 sinh viên được trao giải với thành tích học Xuất sắc nhiều năm liền và là chủ nhiệm công trình nghiên cứu khoa học có triển vọng (đạt giải nghiên cứu từ cấp trường trở lên). Nhiều em còn đạt thành tích cao trong học tập như: đạt giải Olympic toàn quốc, danh hiệu SV 5 tốt cấp Trường, cấp thành phố, cấp quốc gia… Đáng chú ý, có tới 7/16 sinh viên được vinh danh đến từ ĐH Quốc gia Hà Nội. Trong đó có thể kể đến như Lê Hồng Quang, sinh viên trường ĐH Công nghệ đạt điểm học tập xuất sắc 3.85/4, nằm trong đội tuyển trường tham gia kỳ thi lập trình viên Quốc tế ACMITCPC Việt Nam đạt giải Nhất năm 2014, giải nhì năm 2013, 2015, Gương mặt trẻ tiêu biểu cấp ĐHQG Hà Nội; Phạm Thị Phượng, sinh viên ĐH Kinh tế đạt kết quả học tập xuất sắc 3.63/4, là sinh viên 5 tốt cấp ĐHQG Hà Nội năm 2014-2015…

Ngoài ra, Ủy ban Giải thưởng KOVA còn trao 110 suất học bổng (mỗi suất trị giá 8 triệu đồng) cho các em sinh viên giàu nghị lực đến từ 58 trường đại học công lập trên cả nước. Các em có hoàn cảnh gia đình nghèo khó và đặc biệt (như mồ côi, bố mẹ bệnh tật, khuyết tật,…) nhưng vẫn vươn lên học giỏi.

hạng mục Kiến tạo dành cho tập thể/cá nhân có các công trình khoa học đã ứng dụng mang lại hiệu quả cho cộng đồng. Ban tổ chức giải đã trao cho 1 tập thể cho Y bác sĩ Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TP.HCM với công trình: "Đánh giá hiệu quả sử dụng Chế phẩm hồng cầu lắng đông lạnh tại TPHCM". Bệnh viện đã nghiên cứu bảo quản hồng cầu bằng kỹ thuật đông lạnh ở -80oC với glycerol nồng độ cao, có thể lưu trữ đến 10 năm (so với phương pháp thông thường, máu chỉ có thể lưu được 42 ngày). Được thực hiện lần đầu tiên tại Việt Nam, là một bước tiến cho kỹ thuật đông lạnh, bệnh viện trở thành nơi tiên phong trên cả nước thực hiện và cấp phát sử dụng hồng cầu đông lạnh cho nhiều bệnh viện khác.

Tập thể Bệnh viện Truyền máu và huyết học TPHCM và PGS.TS BS Tạ Thị Tuyết Mai (Bệnh viện Nhân dân Gia Định) nhận giải kiến tạo

Tập thể Bệnh viện Truyền máu và huyết học TPHCM và PGS.TS BS Tạ Thị Tuyết Mai (Bệnh viện Nhân dân Gia Định) nhận giải kiến tạo

Nghiên cứu được ứng dụng lưu trữ lâu dài các nhóm máu hiếm, tạo yên tâm cho cộng đồng xã hội. Trong thời gian qua, đã cung cấp hàng trăm túi hồng cầu đông lạnh cho nhiều Bệnh viện tại khu vực phía Nam, cứu các bệnh nhân máu hiếm, đặc biệt là người nước ngoài.

Giải Kiến tạo cá nhân vinh danh đóng góp của PGS. TS.BS Tạ Thị Tuyết Mai – Trưởng Khoa Dinh Dưỡng bệnh viện Nhân Dân Gia Định TPHCM với công trình: "Hội chứng kém dung nạp lactose ở bệnh viện nặng: Tỉ lệ mắc, chẩn đoán và hiệu quả nuôi dưỡng của sữa đậu nành bổ sung sữa bột nguyên kem và probiotic".Tạo ra một loại sữa dành cho người bệnh nặng kém dung nạp lactose cần nuôi ăn bằng ống thông. Đặc biệt giá thành chỉ bằng 1/4, giúp người nghèo có thể điều kiện chi trả.

Tập thể y bác sĩ Khoa Phục hồi chức năng, Làng Hòa Bình – BV Từ Dũ nhận giải Sống đẹp

Tập thể y bác sĩ Khoa Phục hồi chức năng, Làng Hòa Bình – BV Từ Dũ nhận giải Sống đẹp

hạng mục Sống đẹp, 2 tập thể và 4 cá nhân được vinh danh với những việc làm tử tế, cao đẹp của họ đã góp phần truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ về những người Việt đầy tử tế và lòng nhân ái. Trong đó gồm Tập thể Lữ đoàn Đặc công 126, Quân chủng Hải quân và Thiếu tá Phạm Văn Sơn, Thuyền trưởng, Tàu 375, Lữ đoàn 162, Vùng 4, Quân chủng Hải quân là những cá nhân/tập thể tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Cũng ở hạng mục này, tập thể y bác sĩ Khoa Phục hồi chức năng, Làng Hòa Bình – bệnh viện Từ Dũ được nhận giải vì những cống hiện cho việc nhận nuôi dưỡng, điều trị và dạy dỗ hàng trăm trẻ em khuyết tật nhiễm chất độc da cam bị bỏ rơi, giúp các em hòa nhập cộng đồng.

Hạng mục Sống đẹp vinh danh những cá nhân/ tập thể tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Hạng mục Sống đẹp vinh danh những cá nhân/ tập thể tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Đồng thời, các giải cá nhân khác trao cho bà Nguyễn Thị Cúc (79 tuổi) – Chủ nhiệm Hợp tác xã Mây tre lá Ba Nhất Bình Dương); ông Dương Văn Ngộ (86 tuổi, TP.HCM) với gần 70 năm gắn liền với lịch sử của bưu điện Trung tâm, từ làm bưu tá đến nghề viết thư thuê; chị Trần Thị Mỹ Quyên ở Quảng Nam, bị khuyết tật cả hai bàn tay và hai bàn chân do nhiễm chất độc màu da cam nhưng vẫn nỗ lực vượt qua số phận.

Phát biểu tại lễ trao giải, ông Bùi Đặng Dũng – Phó Chủ nhiệm UB Tài chính – Ngân sách Quốc hội và là Thành viên của Ủy ban Giải thưởng Kova đánh giá cao sáng kiến của các nhà khoa học, đóng góp của các tấm gương sống đẹp truyền cảm hứng cũng như dành lời khen ngợi thành tích của các em sinh viên đến từ khắp nơi trên cả nước về nhận giải.

Lê Phương



Xem nguồn

Dân quân, công an đội mưa cùng giáo viên giúp trường dọn lụt

Posted: 18 Dec 2016 01:10 AM PST


Sau một ngày tạnh ráo và lũ đã rút, sáng nay 18/12, trời đổ mưa trở lại khiến cho công tác dọn dẹp ở một số trường học vùng trũng thấp trên địa bàn huyện Đại Lộc (Quảng Nam) trở nên khó khăn hơn. Theo thông báo của các trường trên địa bàn tỉnh, ngày mai thứ 2, học sinh bắt đầu đi học bình thường.

Tại trường TH Nguyễn Công Sáu (xã Đại An), đây là trường nằm ở vùng rốn lũ của huyện Đại Lộc. Từ chiều ngày (17/12), khi nước lũ bắt đầu rút, nhà trường huy động toàn bộ giáo viên đến dọn bùn non trong sân trường và lau chùi bàn ghế, dụng cụ học tập ở những phòng học bị ngập nước.

Trường TH Nguyễn Công Sáu sáng 18/12 vẫn còn nước ứ

Trường TH Nguyễn Công Sáu sáng 18/12 vẫn còn nước ứ

Không những thế, nhà trường còn được sự tiếp sức của hàng chục dân quân, công an xã Đại An nên công tác dọn dẹp được tiến hành nhanh chóng. Đến sáng 18/12, dù là ngày chủ nhật nhưng công việc dọn dẹp cũng được tiến hành khẩn trương để sáng thứ 2, các em học sinh có thể đi học lại bình thường.

Lực lượng Công an xã Đại An giúp trường dọn bùn non trong sân trường

Lực lượng Công an xã Đại An giúp trường dọn bùn non trong sân trường

Cô Nguyễn Thị Thu – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, do nằm ở vùng trũng thấp nên chỉ cần mưa lớn là sân trường đã ngập. Từ ngày 14/12, khi nước lũ dâng cao, các em học sinh của trường được nghỉ học để đảm bảo an toàn.

Khơi thông dòng chảy để nước rút ra ngoài

Khơi thông dòng chảy để nước rút ra ngoài

Cô Thu cho biết, năm học 2016-2017 này, trường có 633 học sinh gồm 12 lớp. Đợt lũ ngày 14/12 vừa rồi, trường ngập sâu 1m nước, 13 phòng học bị vô nước, 8 phòng chức năng, sân trường cả 2 cơ sở bị xói lở hoàn toàn.

Công an xã, dân quân cùng giáo viên trường cùng nhau dọn bùn non

Công an xã, dân quân cùng giáo viên trường cùng nhau dọn bùn non

Trường có 2 cơ sở ở hai thôn đều bị nước lũ ngập sâu. Cơ sở 1 ở thôn Đông Tây bị đọng nước không có lối thoát, chiều ngày 16/12, trường phải nhờ một đơn vị xây dựng và lực lượng thanh niên xung phong của xã Đại An hỗ trợ cắt lối bê tông khơi thông cống rãnh, nước mới rút ra hết.

Tinh thần dọn lụt khẩn trương để ngày thứ 2, các em học sinh đi học trở lại

Tinh thần dọn lụt khẩn trương để ngày thứ 2, các em học sinh đi học trở lại

Trong ngày 17 và sáng 18/12, toàn bộ đội ngũ cán bộ, giáo viên và công nhân viên nhà trường còn được hỗ trợ của 15 thanh niên xung phong và dân quân cùng 15 công an viên của xã hỗ trợ trường dọn lụt với tinh thần hăng say, nhiệt tình.

Về kế hoạch dạy bù cho những ngày học sinh nghỉ do lũ lụt, cô Thu cho biết, trường sẽ có kế hoạch dạy bù vào các ngày thứ bảy, chủ nhật (ngày 24-25/12) để kịp chương trình.

Theo cô Thu, hiện nay trường bị xuống cấp, hư hỏng nặng do xây dựng quá lâu và do ảnh hưởng của công trình quy hoạch xây dựng nông thôn mới, làm đường ĐH3-ĐL qua vùng B Đại Lộc nên sân trường bị thấp và trũng 70cm so với mặt đường, do đó mỗi khi có mưa lớn là sân trường bị ngập, gây khó khăn cho các em học sinh cũng như giáo viên đi lại và sinh hoạt.

​Dọn lụt ở trường TH Nguyễn Công Sáu

"Hiện nay mỗi khi mưa lớn thì sân trường lại bị đọng nước, không có lối thoát vì xung quanh cao hơn mặt sân. Với tình trạng môi trường như vậy, nếu không có biện pháp khắc phục thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh, giáo viên. Để đảm bảo môi trường an toàn, sạch sẽ và tổ chức tốt các phong trào dạy học thì phải nâng cấp sân trường. Đây là việc làm cấp bách mà nhà trường cần phải thực hiện để đảm bảo yêu cầu giáo dục", cô Thu chia sẻ.

Công Bính



Xem nguồn

Học hát Quốc ca đúng và câu chuyện dưới cờ

Posted: 18 Dec 2016 12:28 AM PST


Học hát Quốc ca đúng và câu chuyện dưới cờ

Từ hơn một năm nay, phần hát Quốc ca trong mỗi giờ chào cờ vào sáng thứ hai hàng tuần tại Trường Tiểu học Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận không còn sử dụng băng đĩa thu sẵn như trước đây mà hoàn toàn do các em tự hát. 

Trường có hơn 200 học, trong đó học sinh khối 1, khối 2 chiếm khoảng 20%, đây là số học sinh chưa được học và chưa phải hát Quốc ca. 

Số học sinh còn lại từ khối 3 trở lên sẽ là những người hát Quốc ca trong giờ chào cờ. 

Cô giáo Lê Thị Lệ Chi – Tổng phụ trách Đội của Trường Tiểu học Quảng Sơn cho biết, để việc hướng dẫn đảm bảo kết quả các em hát đúng lời, đúng nhạc thì thầy cô dạy hát nhạc của nhà trường sẽ đảm nhiệm việc hướng dẫn các em.

Và thầy cô giảng giải cho các em ý nghĩa của bài hát Quốc ca, qua đó phần nào giúp các em cảm thấy tự hào và trang trọng mỗi khi hát.

Học sinh Trường Tiểu học Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận trong giờ thể dục giữa giờ

Tự hào về những học sinh còn rất nhỏ tuổi mới đang tập đọc, tập viết nhưng rất nghiêm túc trong việc học hát và hát Quốc ca, cô giáo Lê Thị Thúy Vân – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quảng Sơn chia sẻ, 100% học sinh từ lớp 3 trở lên của nhà trường thuộc Quốc ca, mỗi giờ chào cờ hay dịp trọng đại các em đều hát rất to và đều.

Với mỗi em học sinh ở Trường THCS Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, giờ chào cờ mỗi thứ hai hàng tuần cũng là dịp để những câu chuyện dưới cờ được kể, đó là những câu chuyện về truyền thống anh hùng, về những tấm gương anh hùng của chính mảnh đất Hàm Thuận Bắc. 

Thầy giáo Đỗ Hoàng Hiếu – Hiệu trưởng Trường THCS Hàm Thắng cho biết, năm 2015, phòng giáo dục huyện chủ trương sử dụng cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện cùng các thông tin về lịch sử mảnh đất, con người Hàm Thuận Bắc, nhất là trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước vào giáo dục trong nhà trường. 

Từ đó mỗi thứ hai hàng tuần lại có một câu chuyện lịch sử được kể cho học sinh. Để thêm sinh động và hấp dẫn mỗi câu chuyện đều được gắn với những con người thật ngay cạnh các em, cũng có những câu chuyện dưới cờ do chính những nhân chứng sống kể lại. 

Ngoài ra, những câu chuyện dưới cờ của nhà trường còn là những gương học sinh chăm ngoan học giỏi, vượt khó nỗ lực học tập tốt. 

Sự lồng ghép giữa quá khứ, hiện tại hợp lý cũng giúp các em thấy hấp dẫn hơn với mỗi câu chuyện trong giờ chào cờ.

Không chỉ ở Trường THCS Hàm Thắng mà tất cả các trường phổ thông thuộc huyện Hàm Thuận Bắc đều thực hiện nghiêm túc và sáng tạo câu chuyện dưới cờ. 

Ông Phan Minh Đức – Phó Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hàm Thuận Bắc cho biết, Hàm Thuận Bắc là huyện anh hùng, trong những năm kháng chiến chống Mỹ huyện đã đóng góp rất nhiều cho đất nước, Hàm Thuận Bắc là huyện có nhiều bà mẹ anh hùng nhất tỉnh Bình Thuận và là một trong những huyện đứng đầu cả nước. 

Khơi dậy được niềm tự hào truyền thống quê hương chính là góp phần tăng cường giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho các em học sinh thế hệ hôm nay.

Mô hình thư viện xanh và những cách khơi dậy văn hóa đọc 

Thư viện xanh ở Trường THCS Bắc Bình 3, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận là một góc hành lang nhỏ của dãy nhà học chính. 

Hai bên tường được vẽ trang trí rất sinh động bằng những hình ảnh sinh động, nhiều màu sắc và giàu ý nghĩa, đây là tác phẩm của chính các em học sinh trong trường. 

Giá sách của "thư viện" nằm gọn một góc với khoảng trên 200 cuốn sách, 3 dãy ghế học sinh được đặt ngay ngắn và không bao giờ trống chỗ mỗi giờ ra chơi.

Em Phước Hưng, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Bắc Bình 3 là một trong những học sinh luôn có mặt tại thư viện xanh mỗi giờ ra chơi cho biết, em thích góc đọc này vì rất thoáng mát và gần gũi. 

Em cũng chia sẻ, do số lượng sách không nhiều nên em gần như đã đọc hết cả "thư viện" rồi, em mong trong thời gian tới nhà trường sẽ đầu tư hoặc thu thập được nhiều sách hơn nữa để các em có cơ hội được đọc nhiều hơn những cuốn sách hay, bổ ích.

Một góc thư viện xanh ở Trường THCS Bắc Bình 3, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

Để khơi dậy tinh thần ham đọc sách của học sinh, Trường THCS Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc có một cách làm rất riêng, đó là khen thưởng các tập thể lớp có đông học sinh đến đọc sách ở thư viện nhà trường, cô giáo phụ trách thư viện sẽ là người ghi chép để thống kê hàng tuần. 

Để tránh có trường hợp "gian lận" để nhận thưởng như chỉ vào thư viện điểm danh mà không đọc sách, nhà trường thực hiện ghi chép đầy đủ cả tên sách các em đã đọc và sau đó thực hiện kiểm tra thông qua việc cho các em kể chuyện vào mỗi buổi tuyên dương.
 
Bà Nguyễn Thị Bích Hòa – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận cho biết, thư viện xanh là mô hình đã được nhân rộng trong các trường phổ thông trong toàn tỉnh.

Bằng cách lựa chọn các địa điểm khác nhau trong nhà trường như góc hành lang, dưới các tán cây xanh, thư viện xanh đã góp phần tạo sức hút cho các em học sinh về không gian đọc. 

Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận cũng rất quan tâm tới việc trang bị đầu sách cho các thư viện để đảm bảo đủ sách đọc cho các em. Sở đang có kế hoạch trong năm tới tăng cường sách và huy động các nguồn tài trợ sách cho các nhà trường.

Giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho học sinh trong thời điểm mà các em có rất nhiều cách để tiếp nhận thông tin như hiện nay không phải chuyện dễ dàng.

Những thứ xáo mòn, khẩu hiệu giờ dường như không còn phù hợp. Hiểu và tạo ra điều kiện để học sinh tự mình trải nghiệm có lẽ mới là cách để các em có được một lối sống đẹp.



Xem nguồn

Điểm sàn là gì, vì sao Bộ loại bỏ?

Posted: 17 Dec 2016 11:45 PM PST


Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo quy chế tuyển sinh chính quy hệ đại học năm 2017.

Theo dự thảo, Bộ GD&ĐT dự kiến không đưa ra ngưỡng đảm bảo chất lượng (điểm sàn) như mọi năm. Đây là lần đầu tiên kể từ khi thực hiện "3 chung", Bộ GD&ĐT bỏ quy định này. 

Điều kiện cần chung nhất để thí sinh đăng ký xét tuyển đại học 2017 là tốt nghiệp THPT.

Quy định này của Bộ khiến nhiều người lo lắng về chất lượng xét tuyển.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, TS.Lê Viết Khuyến – Trưởng ban hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học (Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam) đồng tình với quyết định "bỏ điểm sàn" của Bộ GD&ĐT. 

Bởi theo TS.Lê Viết Khuyến, trên thế giới nếu ai vượt qua được bậc học nào đó thì đều có quyền được đăng ký học ở bậc học cao hơn. Và quyền này có được chấp nhận hay không là do các trường quyết định. 

Thực chất của việc này cũng giống như "bỏ điểm sàn" mà Bộ đưa ra.  

Bỏ điểm sàn là chủ trương đúng bởi Bộ không nên quyết định thay mà hãy để các trường được tự chủ trong tuyển sinh". (Ảnh: Báo VTC)

Và GS.Lâm Quang Thiệp – nguyên Vụ trưởng vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cũng khẳng định bỏ điểm sàn là chủ trương đúng bởi Bộ không nên quyết định thay mà hãy để các trường được tự chủ trong tuyển sinh. 

GS.Lâm Quang Thiệp phân tích, thí sinh tốt nghiệp THPT đó đã là điểm sàn. Khi có bằng tốt nghiệp rồi thì việc có vào được Đại học hay không là tùy thuộc ở các trường.

"Nhà trường được tự chủ nhưng phải chịu trách nhiệm chất lượng đào tạo. Chính vì vậy, khi tuyển sinh, các trường phải công bố minh bạch điều kiện xét tuyển, theo tiêu chuẩn nào, điểm bao nhiêu để xã hội sẽ biết trường này có chất lượng thế nào.  

Vì chất lượng các trường hiện nay khác nhau nên những điều kiện đó phải công bố, không có chuyện nói thế này, tuyển thế kia  để xã hội đánh giá các trường còn cho con em học hoặc tuyển dụng", GS.Lâm Quang Thiệp nêu ý kiến. 

Vì sao Bộ Giáo dục bỏ quy định "điểm sàn" Đại học?

(GDVN) – "Bộ GD&ĐT thấy việc đưa ra quy định ngưỡng điểm đầu vào chung cho tất cả các trường Đại học không còn phù hợp với xu thế ngành nghề đào tạo ngày càng đa dạng”.

Trao đổi thêm, PGS.TS Trần Văn Tớp – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng: 

"Theo tôi, nếu người học đã tốt nghiệp THPT là có đủ điều kiện để vào đại học nhưng để được vào trường đại học nào thì phải do chính trường đó có quy định riêng.

Bởi mục tiêu của các trường là tuyển đủ nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng. Theo đó, trường có chất lượng cao sẽ có tiêu chuẩn yêu cầu cao hơn". 

Ngoài ra, nếu năm 2016 thí sinh làm thủ tục đăng ký trong một thời gian quyđịnh sau khi có kết quả thi nhưng sau khi đăng ký rồi thì không được thay đổi nguyện vọng.

Thì năm 2017, dự thảo quy chế tuyển sinh quy định cho thí sinh thực hiện đăng ký trước khi thi, cùng lúc với làm thủ tục dự thi. Nhưng sau khi có kết quả thi, thí sinh được phép thay đổi nguyện vọng trong thời gian quy định.

Sự thay đổi này, theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga: "Quy định như vậy một mặt giúp việc chuẩn bị cơ sở dữ liệu không quá gấp gáp và mặt khác, giúp cho thí sinh có nhiều thời gian để suy nghĩ việc lựa chọn nguyện vọng phù hợp". 

Việc điều chỉnh nguyện vọng sau khi có kết quả thi được thực hiện trực tuyến với tài khoản và mã số thí sinh đã được hệ thống cung cấp khi đăng ký dự thi.

Nhờ phương thức điều chỉnh trực tuyến nên thí sinh không phải gửi hồ sơ qua bưu điện hay phải đến nộp tại trường.

Điểm sàn là gì?

Điểm sàn là mức điểm xét tuyển tối thiểu để các trường nhận đơn xét tuyển của thí sinh thi theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT, được áp dụng từ năm 2004.

Thí sinh phải có điểm thi bằng hoặc cao hơn điểm sàn mới được xét tuyển nguyện vọng vào các trường đại học, cao đẳng.

Căn cứ điểm sàn của Bộ GD&ĐT, chỉ tiêu tuyển và điểm thi của thí sinh, các trường đưa ra mức điểm xét tuyển. Điểm xét tuyển không được thấp hơn điểm sàn.

Như vậy, điểm sàn coi như điều kiện cần, còn điểm trúng tuyển là điều kiện đủ để thí sinh đỗ đại học, cao đẳng. Điểm trúng tuyển không được thấp hơn điểm sàn.

Năm 2016, Hội đồng điểm sàn của Bộ GD&ĐT công bố mức điểm sàn xét tuyển đại học là 15 điểm cho tất cả các khối A, A1, B, C, D; không có mức sàn cho cao đẳng.



Xem nguồn

GS Ngô Bảo Châu dành trọn tiền giải thưởng Fields làm tạp chí toán

Posted: 17 Dec 2016 11:03 PM PST


 – Kinh phí hoạt động những năm đầu tiên của Tạp chí PI là số tiền từ giải thưởng Fields mà GS Ngô Bảo Châu nhận được từ năm 2010.

Sáng nay, 18/12, Tạp chí PI của Hội Toán học Việt Nam đã có buổi ra mắt chính thức với sự đồng hành của GS Ngô Bảo Châu và nhiều nhà toán học danh tiếng của Việt Nam.

Tạp chí sẽ ra mắt số đầu tiên vào 10/1/2017. GS Toán học Hà Huy Khoái sẽ là tổng biên tập của tạp chí này.

GS Ngô Bảo Châu dành trọn tiền giải thưởng Fields làm tạp chí toán
GS Ngô Bảo Châu chia sẻ tại lễ ra mắt Tạp chí PI. Ảnh: Lê Văn

Tại lễ ra mắt, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ tuổi thơ của những người học toán, làm toán như ông gắn liền với những tờ tạp chí toán học như Toán học tuổi trẻ (ở Việt Nam) những năm 70-80 của thế kỷ trước hay như tờ Kvant của Liên Xô cũ, tờ Math Monthly của Mỹ.

“Chính những tờ báo này đã dung dưỡng niềm đam mê toán học của những người làm toán” – GS Châu chia sẻ. “Chính vì vậy, cộng đồng toán học Việt Nam đã từ lâu đã mong muốn cho ra mắt một tờ báo toán học có nội dung nghiêm túc, sâu sắc nhưng cũng thân thiện, phù hợp với lứa tuổi học sinh, sinh viên”.

GS Châu cho biết, ý tưởng ra mắt Tạp chi PI bắt đầu từ một buổi tọa đàm cách đây 3 năm do Viện Toán học Việt Nam tổ chức.

Tại buổi tọa đàm mọi người đều thống nhất là cần phải ra mắt một tạp chí về toán học, song sau đó ai làm và làm thế nào thì chưa rõ. Trong khi đó, thủ tục hành chính để ra đời một tạp chí cũng không đơn giản. Phải đợi đến 3 năm thì Tạp chí PI mới có thể hình thành.

GS Châu cũng chia sẻ, Trần Nam Dũng (Trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng là người theo đuổi ý tưởng ra mắt tạp chí này từ đầu. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi, TS Trần Nam Dũng đã cho ra mắt tạp chí Epsilon tương tự tạp chí PI bằng phiên bản điện tử.

Tạp chí Epsilon đã ra đời được 2 năm nay và ra tới số 12. Số gần đây nhất có lượng người tải về hơn 10.000. Đây là tín hiệu tốt để những người tham gia Tạp chí PI yên tâm hơn với sự đón nhận của độc giả.

GS Ngô Bảo Châu hy vọng Tạp chí PI sẽ là cầu nối chặt chẽ của những người làm toán chuyên nghiệp, các GS đại học, các thầy cô đạy toán ở phổ thông và đặc biệt là các em nhỏ yêu toán học.

Tại lễ ra mắt, GS Hà Huy Khoái, Tổng biên tập tạp chí cũng chia sẻ toàn bộ kinh phí hoạt động của Tạp chí PI trong thời gian đầu là bằng khoản tiền tài trợ của cá nhân GS Ngô Bảo Châu từ giải thưởng Fields mà ông nhận được.

GS Hà Huy Khoái cho biết, lúc đó, GS Ngô Bảo Châu nói rằng muốn dành khoản tiền thưởng này cho một hoạt động nào đó mang tính cộng đồng và việc tài trợ cho sự ra đời của Tạp chí PI chính là hoạt động mang rất nhiều ý nghĩa.

Lê Văn



Xem nguồn

Giao lưu với cán bộ chiến sĩ Ban chỉ huy quân sự huyện Trần Đề

Posted: 17 Dec 2016 10:21 PM PST


Cô Phạm Ngọc Phụng trao quà cho Ban chỉ huy Quân sự huyện Trần ĐềCô Phạm Ngọc Phụng trao quà cho Ban chỉ huy Quân sự huyện Trần Đề

Tại buổi giao lưu này, cán bộ, chiến sĩ của BCHQS huyện Trần Đề và cán bộ, giáo viên, học sinh của trường đã tổ chức sinh hoạt văn nghệ với những tiết mục biểu diễn tuy "cây nhà lá vườn" nhưng rất ấn tượng, đầy xúc động, thấm đượm tình cảm quân dân.

Cô Phạm Ngọc Phụng – Hiệu trưởng trường THPT Hoàng Diệu – cho biết: Nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên và học sinh giao lưu với các cán bộ, chiến sĩ quân đội là để khơi dậy lòng tự hào dân tộc, đồng thời, động viên thế hệ trẻ, nhất là các em học sinh, luôn giữ vững niềm tin, tinh thần độc lập, tích cực đóng góp sức lực và trí tuệ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, bảo vệ vững chắc chủ quyền dân tộc.

Thượng tá Đặng Thanh Lâm – Chỉ huy trưởng BCHQS huyện Trần Đề – chia sẻ: "Cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị rất vui khi được thầy cô và các em học sinh trường THPT Hoàng Diệu đến thăm nhân dịp kỷ niệm 72 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam. Đó là món quà tinh thần rất lớn đối với cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Chúng tôi cũng đã bàn và thống nhất với nhau sau chuyến đi này, đơn vị sẽ tổ chức kết nghĩa với trường THPT Hoàng Diệu".

Nhân dịp này, BGH trường THPT Hoàng Diệu đã gửi tới cán bộ, chiến sĩ BCHQS huyện Trần Đề những món quà ân tình, thể hiện tình cảm sâu nặng của cán bộ, giáo viên và học sinh của trường tới những người chiến sĩ đang trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Được biết, BCHQS huyện Trần Đề đóng quân tại thị trấn Lịch Hội Thượng (huyện Trần Đề), nơi có bờ biển khá dài, tiếp giáp với huyện Cù Lao Dung và thị xã Vĩnh Châu, có hai cửa biển là cửa Trần Đề (Tranh Đề) và cửa Mỹ Thanh.



Xem nguồn

“Mẹ dặn để xem cô có mắng chửi không?”

Posted: 17 Dec 2016 09:40 PM PST


LTS: Không chỉ học sinh sợ bị bạo hành mà ngay cả giáo viên cũng rất sợ. Nhiều giáo viên không dám áp dụng hình phạt cho học sinh dù em ấy rất hư vì sợ phụ huynh đến đánh, chửi rồi làm đơn thư lên các cấp lãnh đạo.

Cô giáo Phan Tuyết chia sẻ những khó khăn trong sự nghiệp “trồng người” liên quan đến việc có mâu thuẫn giữa quan điểm giáo dục của thầy cô và phụ huynh.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Thầy cô cũng sợ bạo hành. Chuyện cứ như bịa nhưng đó chính là sự thật trong môi trường giáo dục hiện nay. Bởi chỉ một chút sơ sẩy, thầy cô giáo có thể rước họa vào thân bất cứ lúc nào.

Dù biết vậy, nhưng vì sao không ít thầy cô giáo vẫn thường hay vi phạm mà dùng hình phạt nặng với học sinh?

Trừ một số thầy cô dùng bạo lực dã man với trò như đánh trò gây thương tích phải nhập viện, phạt trò quỳ trên bục giảng hàng mấy tiếng đồng hồ… những hành động ấy cần lên án để xóa bỏ. 

Nhưng có những hình phạt tưởng như rất đơn giản như bắt đứng nghiêm trang tại chỗ vì nói chuyện, dùng một cây thước (thước dùng cho học sinh gạch đề mục) đánh khẽ vào tay khi trò viết bài sai, làm bài ẩu.

Cũng có khi thầy cô phạt viết bản kiểm điểm khi học sinh thường xuyên đi học trễ, không thuộc bài, hay có thể la mắng học sinh vì thái độ vô lễ hay răn đe vì tội đánh bạn, ăn cắp đồ…

Dù hình phạt đơn giản là thế thì thầy cô vẫn không được phép dùng bởi đã phạm vào điều cấm "Vi phạm đạo đức nhà giáo".  

Quy định không cho, phụ huynh cũng không đồng tình mà phản ứng gay gắt khi thấy con mình bị thầy cô xử phạt như thế. 

Đã có rất nhiều thầy cô bị chính phụ huynh lên trường chửi rủa thậm tệ, có người hùng hổ xông thẳng vào trường đánh dằn mặt giáo viên trước biết bao học sinh cũng chỉ vì "Tại sao mày dám nặng lời với con ông?".

Những lúc ấy, thầy cô giáo hoàn toàn nín nhịn và cam chịu mà không thể hé răng nửa lời.

Giáo viên cũng sợ bạo hành. (Ảnh minh họa trên báo Lao động thủ đô)

Bởi họ biết, có nói ra cũng chẳng ai bảo vệ mình, không khéo còn bị chính cấp trên chất vấn theo kiểu "Thầy cô chửi mắng học sinh là sai trước, nếu quy ra, chính chúng ta đã vi phạm đạo đức nhà giáo nên phụ huynh họ mới phản ứng như vậy.

Tốt nhất là nên im lặng vì làm lớn chuyện, bao giờ chúng ta cũng là người chịu thiệt thòi nhất".

Nếu tính ra, giáo viên bị chửi, bị đánh rồi thôi vẫn còn may mắn hơn nhiều đồng nghiệp khác. Bởi phút giây bị bạo hành ấy cũng qua nhanh, khốn khổ nhất có thầy cô vừa bị phụ huynh đánh, chửi còn bị đơn kiện thưa hết cấp này đến cấp kia.

Chỉ mỗi việc làm đơn giải trình từng cấp cũng mất biết bao thời gian và sức lực. Chưa hết, những thầy cô này còn phải làm kiểm điểm, bị đưa ra các cuộc họp liên tịch, chi bộ và hội đồng để mọi người mổ xẻ, phê bình làm gương cho nhiều giáo viên khác rút kinh nghiệm.

Ngoài ra, mọi danh hiệu thi đua năm ấy bỗng chốc tuột khỏi tầm tay, mọi công sức đổ ra đã trở thành công cốc.

Cha mẹ hành xử thô bạo với thầy cô, học sinh cũng được thể mà nhờn mặt hơn. Có em còn ngang nhiên chửi thầy cô chỉ vì đã cho em ấy điểm 0 khi không thuộc bài hoặc đã nhắc nhở những lỗi lầm các em vừa mắc phải.

Có học sinh còn rất nhỏ nhưng đã biết giấu điện thoại trong người bật chế độ ghi âm, khi được hỏi bé nói "Mẹ dặn để xem cô có mắng chửi không?"

Nói giáo viên phải nhẹ nhàng, phải hiền dịu với trò nhưng với nhiều tình huống cô thầy không "tẩu hỏa nhập ma " đã là khá rồi. 

Chưa nói đến áp lực về chất lượng học tập của các em, của lớp. Một học sinh làm mất trật tự cả lớp sẽ phải ngừng học.

Các em thường xuyên không học bài, không chú ý nghe giảng lấy kiến thức nào để học, để lên lớp trong khi các em không được phép ở lại? 

Gia đình và nhà trường đang đẩy con em mình ra xa

Các bậc phụ huynh mải lo kinh tế mà bỏ bê con cái cho nhà trường. Trong khi, nhà trường lại chạy đua thành tích, lấy đâu thời gian gần gũi tâm sự với các em?

Dư luận đôi khi thật nghiệt ngã, có khi họ chỉ đọc được một dòng tố cáo "Hôm nay đi học, con bị thầy cô giáo chửi và đánh", bất kể là đánh như thế nào? Vì sao bị đánh? Là biết bao nhiêu lời mắng chửi, nhiếc móc của thiên hạ thi nhau dội xuống.

Cũng bởi áp lực của dư luận, nhiều giáo viên đã phải chịu kỉ luật dù sự việc chưa đáng thế.

Không ít giáo viên chán nản buông xuôi "Mình cũng vì học sinh nên mới nghiêm khắc như thế.

Răn dạy học trò với tâm thế của người cha, người mẹ nhưng phải gánh chịu nhiều rắc rối và áp lực".

Thế rồi, các thầy cô thường tìm cho mình những giải pháp riêng. Người nín lặng để dạy nhanh hết tiết, người làm lơ như không biết việc gì, bỏ mặc các em "khôn nhờ dại chịu"… để tìm cho bản thân sự an toàn cần thiết.

Thầy cô ngày nay đang bất lực với học trò bởi chính kiểu thương con của các bậc phụ huynh là "cho ngọt cho bùi".

Bởi thế, tình thương ấy đang hại chính các em và gây cho thầy cô giáo một gánh nặng rất lớn trong việc giáo dục nhân cách của học sinh.



Xem nguồn

Comments