Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Kích hoạt não và đào tạo thiên tài?

Posted: 17 Dec 2016 06:54 AM PST



Học sinh tham gia lớp học kích hoạt não

Học sinh tham gia lớp học kích hoạt não

Nói một cách dễ hiểu, não bộ con người có thể định nghĩa như bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Não bộ điều khiển tất cả các bộ phận khác của cơ thể từ những cử động tới sinh hoạt trí tuệ và sự sản xuất các hoóc môn cần thiết và tất cả hoạt động tự động của tim, phổi… …

Não bộ được rất nhiều khoa học nghiên cứu

Khoa học về thần kinh: hiện nay, nhờ có các máy quét và máy quét sinh hoạt có thể cho ta hình ảnh chính xác về các hoạt động của não bộ khi ta học, ta yêu, ta hờn giận hay ghen ghét.

Khoa Tâm lý học bao gồm cá thể bản thể của con người với thân xác – trong đó có não bộ – và văn hóa, tôn giáo, … để giải thích các hành vi của con người, hầu có thể khi cần giúp ta phát triển hay vượt bế tắc.

Khoa bệnh lý thần kinh học chuyên về các bệnh của não bộ như bệnh động kinh, Parkinson, alzheimer, ..

Khoa tâm thần học, bao gồm thần kinh học và tâm lý học, chuyên trị các bệnh tâm thần như schizophrenie, TOC, trầm cảm, …

Khoa về sự học và sự tiếp thu nghiên cứu não trong quá trình hấp thụ kiến thức mới những hiện tượng như sự nhận định, sự chú ý, trí nhớ, sự suy luận, trí thông minh …

Trí thông minh không phải trời cho, tức là môi trường có thể giúp phát triển trí thông minh – cần cọ xát, cần kích thích – stimuli – để não bộ của trẻ cho "bắc cầu" giữa các tế bào thần kinh, giúp tiềm năng thành khả năng.

Nhưng não của trẻ không là một hòn đất sét mà ta muốn nhào nặn thế nào cũng được. Não của trẻ cũng có thể bị thương tổn. Những thương tổn não bộ và tâm thần có thể là những vết thương khó lành.

Dạy nhồi nhét, sống trong môi trường bạo lực, thiếu tình thương có thể là những thương tổn cho trẻ.

Còn định nghĩa của "thiên tài" dưới góc nhìn thần kinh học?

Thiên tài là một người có đam mê cao và sống vì đam mê đó tức là một người khởi đầu tự đặt câu hỏi về một sự việc sau đó đi vào tìm tòi nghiên cứu ra ngọn ra ngành. Dĩ nhiên để có thể nghiên cứu đi xa, người đó cần có một bộ não sẵn sàng tiếp thu cái mới – đại đa số các bộ não của trẻ có khả năng này.

Dạy trẻ thành "thần đồng" là cho trẻ đi vào một …đường lún, ornière theo tiếng Pháp, cho trẻ những khuôn mẫu nhất định mà một khi rời khuôn mẫu đó, trẻ thành … bơ vơ không có giải pháp. Không những trẻ sẽ không thành thần đồng mà chúng còn có thể bị ám ảnh, bị bệnh tâm thần vì những lối kích thích phản khoa học.

Trong dấu ngoặc, hiện thời ta gọi là khoa học những gì đã được có bằng chứng cụ thể – evidence based –

Đam mê và tìm tòi – xin ghi lại đây thí dụ dựa trên đời của Stephen Jay Gould, một nhà sinh học nổi tiếng. Ông Jay Gould bảo rằng thời thơ ấu của ông, trong lúc các trẻ đồng trang lứa chỉ xem TV và thích Tortue Ninja, chuyện phim con rùa xanh, ông ấy thích đi các bảo tàng thiên nhiên và may mắn được cha mẹ ông đã cho phép ông nuôi dưỡng đam mê của mình.

Dạy để cho những kiểu cách, những mẫu, … là dạy làm bếp chứ không dạy làm người. Dạy làm người là dạy "mở", để trẻ phát triển, sáng tạo và tự tìm ra giải pháp. Nghĩa là để tự trẻ phát triển trí tuệ, tức là để não của trẻ …tự do.

Một nhà thần kinh học của ĐH Liège còn nói rõ hơn: bịt mắt để dạy phân biệt màu sắc là trò chơi ú tim, không làm sao phát triển não bộ được. Tới bây giờ, ta có thể dạy trẻ mù bẩm sinh đọc bằng cách dạy chúng dùng sự sờ mó, đọc theo mẫu tự Braille chứ đọc thuộc phần não cần cấu kết với bộ phận của thị giác.

Để trẻ sống những trải nghiệm của thời thơ ấu, được tôn trọng bản thể đồng thời được thương yêu là cách tốt nhất giúp trẻ phát triển não bộ.

Nguyễn Huỳnh Mai

(Liège, Bỉ)



Xem nguồn

Giám đốc 9X ước mơ đưa Việt Nam thành điểm kết nối sinh viên toàn thế giới

Posted: 17 Dec 2016 04:48 AM PST


Hơn 4 năm lăn lộn ở nhiều quốc gia, Hoàng Văn Cương đã đưa hàng trăm sinh viên quốc tế sang Việt Nam học tập và giao lưu văn hóa. 

Từ một thực tập sinh, 9X này hiện đã đảm trách vị trí Giám đốc Trung tâm Trao đổi sinh viên quốc tế (Đại học FPT) và không ngừng theo đuổi ước mơ đưa Việt Nam trở thành điểm kết nối sinh viên toàn thế giới.

Cái duyên đi "toàn cầu hóa"

Hồi nhỏ, Hoàng Văn Cương (hiện là Giám đốc Trung tâm Trao đổi sinh viên quốc tế, Đại học FPT) thích nhất là được xem ông mình giảng bài.

Hình ảnh ông giáo già cặm cụi say mê với bảng đen và phấn trắng đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng anh, nhen nhóm trong anh niềm yêu thích nghề giáo. 

Năm cuối đại học, Cương được chọn trở thành thực tập sinh tại Phòng Hợp tác quốc tế, Đại học FPT (sau này là Khối Phát triển sinh viên quốc tế và Trung tâm Trao đổi sinh viên quốc tế).

Những ký ức đẹp thời thơ ấu dường như đã truyền cho anh niềm đam mê, sự hứng khởi để chính thức "bén duyên" với ngành giáo dục.

Anh Hoàng Văn Cương (Ảnh: Vân Anh)

"Khi đó, mình bỡ ngỡ lắm, chẳng biết hợp tác quốc tế hay toàn cầu hóa giáo dục là gì, chỉ tâm niệm làm tốt mọi việc được giao. 

Tham gia từ những ngày đầu, mình cũng may mắn được làm việc và học hỏi từ các lãnh đạo – hạt nhân quan trọng đặt những viên gạch đầu tiên cho hoạt động toàn cầu hóa giáo dục Đại học FPT. Từ lúc nào chẳng rõ, mình đã coi đây là tâm huyết, sứ mệnh của chính mình", Cương chia sẻ.

Cương khởi đầu công việc của mình bằng…tất cả mọi việc từ lên ý tưởng và nội dung website, làm ấn phẩm tuyển sinh đến tài liệu đào tạo định hướng.

Khối lượng công việc lớn, thị trường quốc tế nhiều thách thức, nhân sự lại ít ỏi, anh đã cùng đồng nghiệp lăn xả hết mình với một tinh thần start-up bất chấp thử thách. 

"Một tháng sau khi kết thúc thời gian thực tập, mình chọn Philippines là thị trường đầu tiên để thử thách bản thân.

Đây là nơi đã chứng kiến những lần "xông pha" đàm phán đầu tiên, cũng là lần đầu tiên mình có được trải nghiệm cực kỳ khó quên, đó là ra nước ngoài bị cướp sạch tiền", Cương kể lại. 

Đi đến đâu cũng được "người nhà" ra đón

Hiếm khi thấy vị giám đốc trẻ xuất hiện tại văn phòng. Thay vào đó, lúc thì Brunei, Hàn Quốc, khi thì Đức, Mỹ, anh rong ruổi khắp các quốc gia, đón các bạn quốc tế sang mình, đưa sinh viên Việt ra nước ngoài. 

Từng có câu chuyện về Cương rằng đi đến đâu anh cũng không lo nơi ăn chốn ở.

Bởi tại rất nhiều nước có sinh viên đã từng theo học các khóa trao đổi tại Đại học FPT, họ đều coi vị giám đốc 9X này chẳng khác người thân, sẵn sàng chào đón.

Hầu hết sinh viên quốc tế đến Việt Nam mong muốn được trải nghiệm, khám phá văn hóa, cảm nhận sự thân thiện từ môi trường và con người. Cương cùng các đồng nghiệp luôn nỗ lực xây dựng một không gian như thế. 

Nhiều ý nghĩa từ hội thi "Chúng em kể chuyện Bác Hồ"

(GDVN) – Trong thời gian qua, những hội thi kể chuyện về Bác Hồ đã diễn ra sôi nổi ở nhiều đơn vị trường học và thu được những thành công bước đầu.

Đón khóa sinh viên đầu tiên sang, Cương và nhóm của mình vừa dạy tiếng Việt, lịch sử Việt Nam, rồi lại khoác chiếc áo võ phục lên võ đường Vovinam (Việt võ đạo) làm trợ giảng, vượt qua rào cản ngôn ngữ để truyền đạt tinh thần nhân văn và thượng võ của người Việt. 

Mỗi lần có đoàn sinh viên châu Phi, châu Á, châu Úc sang giao lưu ngắn hạn, giám đốc 9X sẵn sàng bê ghế, dựng hội trường… cùng sinh viên "cháy" hết mình.

Không chỉ vậy, Cương còn là người góp phần đưa hàng trăm sinh viên Việt tại Đại học FPT ra nước ngoài học tập, trao đổi văn hóa mỗi năm. 

"Trường Đại học FPT mong muốn trong 4 năm học, mỗi sinh viên có ít nhất một cơ hội đi nước ngoài. Đây là công việc nhiều thách thức nhưng đã trở thành mục tiêu nhất định phải thực hiện được", anh chia sẻ.

Trong khi nhiều trường đại học mới bắt đầu tiến hành quốc tế hóa giáo dục, ở Đại học FPT nơi Cương công tác, "toàn cầu hóa đã trở thành cơm ăn nước uống hàng ngày, không thể thiếu được". 

Những ngày đầu mới có sinh viên quốc tế, nhóm của Cương phải theo sát hỗ trợ các bạn bởi ngoài giảng viên của trường thì không phải ai cũng biết Tiếng Anh. 

Cương bèn quyết định mở một lớp "bình dân học vụ" dạy ngoại ngữ kiểu "xóa mù" cho từng cán bộ y tế, thầy giáo Vovinam, đến các nhân viên ở trung tâm dịch vụ.

"Toàn cầu hóa không ở đâu xa, nó nằm trong những điều tưởng như rất nhỏ", Cương khẳng định. 

Khó khăn lớn nhất khi tuyển sinh quốc tế là phần lớn sinh viên nước ngoài chưa coi Việt Nam như một điểm đến du học hấp dẫn, thậm chí chưa biết mấy về Việt Nam. 

"Trách nhiệm của mình là phải giới thiệu về đất nước, văn hóa, con người Việt Nam trước khi nói về Đại học FPT.

Chịu khó đi nhiều, nói nhiều, một người chưa biết, chưa tin thì mình đi gặp mười người, trăm người để kể với họ về đất nước mình", Cương chia sẻ. 

Đối với anh, giáo dục trong nước hay nước ngoài đều chỉ có thể được xây dựng được dựa trên sự tin cậy.



Xem nguồn

Vì sao Bộ Giáo dục bỏ quy định “điểm sàn” Đại học?

Posted: 17 Dec 2016 04:06 AM PST


Ngày 16/12, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2017. Điểm đáng chú ý trong Dự thảo này, Bộ GD&ĐT dự kiến không đưa ra ngưỡng đảm bảo chất lượng (điểm sàn) như mọi năm.

Nhiều người băn khoăn, tại sao Bộ GD&ĐT lại bỏ điểm sàn, chiều 16/12, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đã lý giải cụ thể xung quanh quy định này.

Do điểm sàn ảnh hưởng tới quyền tự chủ của các trường

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, việc đổi mới công tác tuyển sinh không thể thực hiện cùng một lúc được mà phải từng bước cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Qua mỗi mùa tuyển sinh, Bộ thấy những điểm bất cập đối với thí sinh, nhà trường, dư luận xã hội. Vì thế, buộc Bộ GD&ĐT phải điều chỉnh, dự kiến bỏ điểm sàn trong xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng năm 2017.

"Bỏ điểm sàn vì hai năm vừa qua, Bộ GD&ĐT bắt đầu giao cho các trường xét tuyển kết quả học tập phổ thông nhưng trên thực tế các trường không tuyển được nhiều thí sinh theo cách này", Thứ trưởng Ga nói.

Vì sao Bộ Giáo dục bỏ quy định "điểm sàn" Đại học 2017? (Ảnh: giaoduc.net.vn)

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT nêu minh chứng, năm 2016, dù có điểm sàn nhưng vẫn còn hơn 100.000 thí sinh trên ngưỡng này không nộp đơn đăng ký xét tuyển dù rất nhiều trường tuyển không đủ chỉ tiêu.

Điều này cho thấy thí sinh đã có sự tính toán, lựa chọn nhất định chứ không phải vào bất cứ trường đại học nào là xong.

Vì vậy, năm nay Bộ quy định điều kiện cần chung nhất là điểm tốt nghiệp THPT. Còn các trường tự cân nhắc khi đặt điều kiện đầu vào của mình cho phù hợp để đảm bảo chất lượng, xây dựng uy tín.

Mặt khác, năm nay Bộ cũng yêu cầu các trường công khai điều kiện đảm bảo chất lượng, báo cáo tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp, công khai "chuẩn đầu ra" theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam, triển khai mạnh mẽ kế hoạch kiểm định chất lượng.

Việc kiểm soát chất lượng đào tạo vì vậy không chỉ còn tập trung vào đầu vào mà được thực hiện trong suốt quá trình đào tạo cho đến khi sinh viên tốt nghiệp.

Chính vì thế, việc Bộ GD&ĐT đưa ra quy định một ngưỡng điểm đầu vào chung cho tất cả các trường Đại học hiện nay không còn phù hợp.

Nhiều chính sách mới có lợi cho học sinh tại kỳ tuyển sinh đại học 2017

(GDVN) – Ngày 16/12, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh Đại học và trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên 2017 với nhiều điểm mới quan trọng.

Nhất là xu hướng ngành nghề đào tạo ngày càng đa dạng hóa và các trường Đại học hiện nay đang thực hiện cơ chế tự chủ. Việc đưa ra mức điểm sàn cũng sẽ ảnh hưởng tới quyền tự chủ của các trường.

"Vì thế, tôi tin, mỗi trường sẽ biết cân nhắc một cách hài hòa khi đưa ra quy định về điều kiện đầu vào của mình để vừa đảm bảo chất lượng lại vừa đủ chỉ tiêu", Thứ trưởng Ga hi vọng. 

Thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng nhưng phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên 

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cũng cho biết, việc điều chỉnh nguyện vọng sau khi có kết quả thi được thực hiện trực tuyến với tài khoản và mã số thí sinh đã được cung cấp khi đăng ký dự thi.

Thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng nhưng phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp, trong đó nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất.

Trong đợt 1, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng. Tuy nhiên, thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

Chẳng hạn: Ngành A lấy điểm chuẩn 20 điểm thì tất cả những thí sinh đã đăng ký vào ngành A có điểm thi từ 20 điểm trở lên dù đăng ký bất kỳ nguyện vọng nào cũng được xếp vào danh sách trúng tuyển.

Thứ trưởng cũng cho biết, để giúp các trường loại bỏ những nguyện vọng thấp của thí sinh trúng tuyển vào nhiều trường, Bộ đã xây dựng Cổng thông tin tuyển sinh để các trường thực hiện động tác thống kê nguyện vọng của thí sinh để lọc ra danh sách thí sinh trúng tuyển chính thức.

Quy trình xét tuyển: 

Khi hết thời hạn thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng Đăng ký xét tuyển, các trường/nhóm trường khai thác thông tin (của trường/nhóm trường mình và của các trường/nhóm trường khác có liên quan) trên Cổng thông tin tuyển sinh để dự kiến điểm trúng tuyển, dự kiến danh sách thí sinh trúng tuyển.

Sau đó các trường/nhóm trường nhập lên Cổng thông tin tuyển sinh danh sách thí sinh trúng tuyển dự kiến trong thời gian quy định để hệ thống tự động loại bỏ những nguyện vọng thấp của thí sinh dự kiến trúng tuyển nhiều nguyện vọng.

Các trường/nhóm trường xem danh sách thí sinh trúng tuyển sau khi đã lọc ảo so với chỉ tiêu cần tuyển để điều chỉnh điểm trúng tuyển cho phù hợp.

Các trường có thể điều chỉnh điểm trúng tuyển nhiều lần trong thời gian quy định để có được danh sách thí sinh trúng tuyển chính thức (các thí sinh này chỉ trúng tuyển một nguyện vọng duy nhất).



Xem nguồn

Hơn 150 tỷ đồng đào tạo 110 tiến sĩ, thạc sĩ ở nước ngoài

Posted: 17 Dec 2016 03:23 AM PST


Theo báo cáo đề án của UBND tỉnh Cà Mau, thời gian qua, việc đào tạo cán bộ, công chức, viên chức chưa tập trung, chưa gắn với vị trí việc làm và quy hoạch bố trí, sử dụng chưa đáp ứng yêu cầu; đào tạo sau đại học chưa được quan tâm nhiều ở các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật; một bộ phận đưa đi đào tạo có tính chuyên nghiệp chưa cao, tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ còn hạn chế.

Mặc dù số cán bộ, công chức, viên chức có trình độ sau đại học hiện nay khá nhiều (8 tiến sĩ và 20 nghiên cứu sinh, 572 thạc sĩ và 367 người đang học, 47 bác sĩ chuyên khoa II và 21 người đang học, 315 bác sĩ chuyên khoa I và 134 đang học) nhưng phần đông tốt nghiệp và đang học tại các cơ sở liên kết đào tạo, theo địa chỉ sử dụng, ngành được đào tạo chưa khai thác hiệu quả thế mạnh của tỉnh, nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn.

Đáng chú ý, đề án đào tạo nguồn nhân lực ở nước ngoài (Đề án Mêkông 120) đã có 116 lượt ứng viên (21 tiến sĩ và 95 thạc sĩ) học tại 15 nước, đến nay đã có 70 ứng viên (6 tiến sĩ, 64 thạc sĩ) tốt nghiệp về nước, đã bố trí được việc làm trước mắt đáp ứng được kỹ năng tiếp cận công việc, có khả năng nghiên cứu, làm việc độc lập, nhưng cũng cần bồi dưỡng thêm kỹ năng chuyên ngành, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, nhất là kiến thức quản lý nhà nước, pháp luật.

Theo đề án của UBND tỉnh Cà Mau, hiện nay, so với yêu cầu chung, nguồn nhân lực của tỉnh vẫn còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu và không đồng bộ về cơ cấu, chưa đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn và tiếp cận phương pháp quản lý tiên tiến, cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh giỏi, cán bộ quản lý khoa học kỹ thuật, chuyên gia đầu ngành còn hạn chế về chất lượng.

Trước thực trạng trên, lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau cho rằng, việc tiếp tục đầu tư đào tạo nguồn nhân lực ở nước ngoài nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương là một yêu cầu cấp thiết.

Cà Mau dự kiến đưa đi đào tạo thêm 110 tiến sĩ, thạc sĩ ở nước ngoài trong vòng 9 năm tới. (Ảnh minh họa)

Cà Mau dự kiến đưa đi đào tạo thêm 110 tiến sĩ, thạc sĩ ở nước ngoài trong vòng 9 năm tới. (Ảnh minh họa)

Theo kế hoạch, từ năm 2017 đến năm 2025, mục tiêu của tỉnh Cà Mau sẽ đưa đi đào tạo thêm 30 tiến sĩ, 80 thạc sĩ ở nước ngoài, với kinh phí dự kiến khoảng 157 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh.

Những ngành nghề mà tỉnh này ưu tiên đào tạo gồm: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, công nghệ xây dựng, công nghệ hóa, kiến trúc-quy hoạch, kinh tế tổng hợp, kinh tế đối ngoại, luật quốc tế, y tế, nông-lâm-ngư nghiệp,…

Theo đó, tỉnh sẽ liên kết với các trường đại học ở nước ngoài có uy tín như Mỹ, Anh, Úc, Nhật, Pháp,… để xúc tiến đào tạo chương trình tiến sĩ, thạc sĩ.

"Khi đề án được triển khai thực hiện sẽ tác động tích cực đến sự phát triển của tỉnh và lực lượng này sẽ là nòng cốt nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật nói chung, có khả năng chuyển giao công nghệ cho đội ngũ cán bộ khoa học tại chỗ, là đầu mối thúc đẩy mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế theo hướng đa khu vực và đa ngành nghề", báo cáo UBND tỉnh Cà Mau nhận định rõ.

Huỳnh Hải



Xem nguồn

Kích hoạt não và đào tạo thiên tài ?

Posted: 17 Dec 2016 02:41 AM PST



Học sinh tham gia lớp học kích hoạt não

Học sinh tham gia lớp học kích hoạt não

Nói một cách dễ hiểu, não bộ con người có thể định nghĩa như bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Não bộ điều khiển tất cả các bộ phận khác của cơ thể từ những cử động tới sinh hoạt trí tuệ và sự sản xuất các hoóc môn cần thiết và tất cả hoạt động tự động của tim, phổi… …

Não bộ được rất nhiều khoa học nghiên cứu

Khoa học về thần kinh: hiện nay, nhờ có các máy quét và máy quét sinh hoạt có thể cho ta hình ảnh chính xác về các hoạt động của não bộ khi ta học, ta yêu, ta hờn giận hay ghen ghét.

Khoa Tâm lý học bao gồm cá thể bản thể của con người với thân xác – trong đó có não bộ – và văn hóa, tôn giáo, … để giải thích các hành vi của con người, hầu có thể khi cần giúp ta phát triển hay vượt bế tắc.

Khoa bệnh lý thần kinh học chuyên về các bệnh của não bộ như bệnh động kinh, Parkinson, alzheimer, ..

Khoa tâm thần học, bao gồm thần kinh học và tâm lý học, chuyên trị các bệnh tâm thần như schizophrenie, TOC, trầm cảm, …

Khoa về sự học và sự tiếp thu nghiên cứu não trong quá trình hấp thụ kiến thức mới những hiện tượng như sự nhận định, sự chú ý, trí nhớ, sự suy luận, trí thông minh …

Trí thông minh không phải trời cho, tức là môi trường có thể giúp phát triển trí thông minh – cần cọ xát, cần kích thích – stimuli – để não bộ của trẻ cho "bắc cầu" giữa các tế bào thần kinh, giúp tiềm năng thành khả năng.

Nhưng não của trẻ không là một hòn đất sét mà ta muốn nhào nặn thế nào cũng được. Não của trẻ cũng có thể bị thương tổn. Những thương tổn não bộ và tâm thần có thể là những vết thương khó lành.

Dạy nhồi nhét, sống trong môi trường bạo lực, thiếu tình thương có thể là những thương tổn cho trẻ.

Còn định nghĩa của "thiên tài" dưới góc nhìn thần kinh học?

Thiên tài là một người có đam mê cao và sống vì đam mê đó tức là một người khởi đầu tự đặt câu hỏi về một sự việc sau đó đi vào tìm tòi nghiên cứu ra ngọn ra ngành. Dĩ nhiên để có thể nghiên cứu đi xa, người đó cần có một bộ não sẵn sàng tiếp thu cái mới – đại đa số các bộ não của trẻ có khả năng này.

Dạy trẻ thành "thần đồng" là cho trẻ đi vào một …đường lún, ornière theo tiếng Pháp, cho trẻ những khuôn mẫu nhất định mà một khi rời khuôn mẫu đó, trẻ thành … bơ vơ không có giải pháp. Không những trẻ sẽ không thành thần đồng mà chúng còn có thể bị ám ảnh, bị bệnh tâm thần vì những lối kích thích phản khoa học.

Trong dấu ngoặc, hiện thời ta gọi là khoa học những gì đã được có bằng chứng cụ thể – evidence based –

Đam mê và tìm tòi – xin ghi lại đây thí dụ dựa trên đời của Stephen Jay Gould, một nhà sinh học nổi tiếng. Ông Jay Gould bảo rằng thời thơ ấu của ông, trong lúc các trẻ đồng trang lứa chỉ xem TV và thích Tortue Ninja, chuyện phim con rùa xanh, ông ấy thích đi các bảo tàng thiên nhiên và may mắn được cha mẹ ông đã cho phép ông nuôi dưỡng đam mê của mình.

Dạy để cho những kiểu cách, những mẫu, … là dạy làm bếp chứ không dạy làm người. Dạy làm người là dạy "mở", để trẻ phát triển, sáng tạo và tự tìm ra giải pháp. Nghĩa là để tự trẻ phát triển trí tuệ, tức là để não của trẻ …tự do.

Một nhà thần kinh học của ĐH Liège còn nói rõ hơn: bịt mắt để dạy phân biệt màu sắc là trò chơi ú tim, không làm sao phát triển não bộ được. Tới bây giờ, ta có thể dạy trẻ mù bẩm sinh đọc bằng cách dạy chúng dùng sự sờ mó, đọc theo mẫu tự Braille chứ đọc thuộc phần não cần cấu kết với bộ phận của thị giác.

Để trẻ sống những trải nghiệm của thời thơ ấu, được tôn trọng bản thể đồng thời được thương yêu là cách tốt nhất giúp trẻ phát triển não bộ.

Nguyễn huỳnh Mai

Liège, Bỉ



Xem nguồn

Học trò và những cái chết thương tâm trong lũ dữ

Posted: 17 Dec 2016 01:58 AM PST


Vụ việc 20 cô trò trường mẫu giáo An Hiệp (Tuy An, Phú Yên) thoát chết kỳ diệu sau khi trận lũ quét qua khiến việc bảo đảm tính mạng cho học sinh, giáo viên mùa mưa lũ trở nên cấp thiết.

Những cái chết thương tâm trong lũ

Liên tiếp những đợt "lũ chồng lũ" khiến các tỉnh miền Trung như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên… điêu đứng.

Người dân chưa kịp gượng dậy sau trận lũ cuối tháng 11 thì nay lại ghánh thêm đợt lũ dữ tháng 12. Nhiều trường học và hàng ngàn học sinh phải đóng cửa nghỉ học vì nước ngập lênh láng.

Những trận lũ quét, nước chảy xiết cũng đã gây ra nhiều cái chết thương tâm cho các em học sinh đang trên đường đến trường.

Mưa lũ gây ngập lụt, chia cắt nhiều tuyến đường khiến việc di chuyển đi lại của người dân gặp rất nhiều nguy hiểm. Ảnh: An Nguyên

Theo Chi cục Phòng chống thiên tai khu vực miền Trung – Tây Nguyên (đóng tại Đà Nẵng), mưa lũ đã gây nhiều thiệt hại nặng nề về người, trong đó ghi nhận nhiều trường hợp học sinh bị nước lũ cuốn trôi trên đường đi học về.

Vào trưa ngày 8/12, em TĐT. và ĐMT (học sinh lớp 8A2, Trường THCS Nhơn An, thị xã An Nhơn, Bình Định) trên đường đi học về băng qua bờ tràn thì bị nước cuốn.

Không để người dân bị đói khát

(GDVN) – "Phải rà soát các hộ có nguy cơ thiếu đói, cứu trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân, không để người dân bị đói, khát”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng.

Thấy bạn bị nạn, em TĐT vứt xe đạp lao xuống cứu bạn nhưng cũng bị lũ cuốn trôi. Gần một ngày sau, thi thể của hai em mới được tìm thấy.

Trước đó, vào chiều ngày 6/12, em DNTN. (học sinh lớp 4A, Trường tiểu học số 1 Phước Thuận, huyện Tuy Phước, Bình Định) trên đường đi học về nhà.

Khi qua đoạn cầu tràn Ông Vịnh (thôn Nhân Ân, xã Phước Thuận) thì bất ngờ bị nước lũ chảy xiết, cuốn trôi.

Lực lượng chức năng phải huy động người và phương tiện tìm kiếm trong suốt nhiều giờ đồng hồ liền mới vớt được thi thể em N., đưa về mai táng.

Đó không phải là cái chết thương tâm duy nhất trong đợt lũ vừa qua.

Vào ngày 3/12, một học sinh của Trường THCS Quế Lộc (Quế Sơn, Quảng Nam) trên đường đi học thì bị nước lũ tràn về, cuốn trôi.

Lực lượng chức năng đã vớt được thi thể em và bàn giao cho gia đình tổ chức mai táng.

Hàng ngàn học sinh nghỉ học

Trước tình trạng trên, Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định đã có công văn số 2180/SGĐT-VP ngày 15/12 về việc cho học sinh nghỉ học, đề phòng học sinh bị lũ cuốn trôi trên đường đi học, đi học về.

Sở cũng yêu cầu các Trường, đơn vị liên quan bảo đảm an toàn tính mạng cho học sinh, giáo viên trong mùa mưa lũ.

Tương tự, nghành giáo dục tỉnh Phú Yên cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc khẩn trương triển khai các nhiệm vụ phòng tránh mưa lũ, bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên trên đường đến trường.

Hỗ trợ khắc phục thiệt hại do mưa lũ năm 2016

(GDVN) – Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc hỗ trợ khắc phục thiệt hại do mưa lũ năm 2016 và phòng ngừa các năm tiếp theo.

Đối với các trường học bị ngâm trong lũ hoặc bị lũ chia cắt, cô lập thì học sinh phải nghỉ học.

Còn những điểm trường bị ngập lụt kéo dài thì có thể bố trí cơ sở học tạm tại các điểm cao, theo đúng phương án phòng, chống giảm nhẹ thiên tai của các cơ sở giáo dục.

Tại tỉnh Thừa Thiên – Huế, do nước lũ dâng cao nên học sinh ở các huyện như: Quảng Điền, Phong Điền, thị xã Hương Trà và thành phố Huế… được nghỉ học từ chiều 13/12 đến hết ngày 16/12.

Mưa lũ làm 13 người chết và mất tích

Ngày 17/12, Chi cục phòng chống thiên tai khu vực miền Trung – Tây Nguyên cho biết, đợt mưa lũ vừa qua đã làm 9 người chết, 6 người mất tích và hơn 10 người bị thương.

Đợt mưa lũ vừa qua cũng khiến nhiều địa phương của Đà Nẵng ngập chìm trong nước, nhiều trường học phải đóng cửa. Ảnh: An Nguyên

Đến thời điểm sáng cùng ngày, có 13 hồ chứa thủy điện ở khu vực miền Trung đang tiến hành xả qua tràn.

Trong đó có ba hồ xả với lưu lượng trên 1.000m3/s gồm: Sông Tranh 2 (Quảng Nam): 1.240m3/s; Sông Ba Hạ (Phú Yên): 5.300m3/s; An Khê (Gia Lai): 1.200m3/s.

Theo Chi cục, các địa phương bị thiệt hại nặng do mưa lũ đã có báo cáo xin Trung ương hỗ trợ.

Cụ thể, Thừa Thiên – Huế đề xuất trước mắt cần hỗ trợ 1.000 tấn gạo và 100 tấn lúa giống để gieo cấy vụ Đông xuân 2016-2017.

Ngoài ra còn cần 20 tấn Clorine để xử lý môi trường thủy sản, 20 nghìn lít hoá chất benkocid thuốc khử trùng, vệ sinh môi trường, phòng dịch cho thú y.

Về tài chính thì cần 170 tỷ đồng giúp tỉnh khắc phục bước đầu về hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu.

Quảng Nam đề nghị hỗ trợ 20 tỷ đồng cùng nhiều loại thuốc tẩy rửa, sát trùng.

Quảng Ngãi đề nghị hỗ trợ 7 tỷ đồng và Bình Định là 500 tỷ đồng. Riêng Phú Yên đề nghị hỗ trợ khẩn cấp 1.100 tấn gạo cứu đói.



Xem nguồn

Sắp có trung tâm tư liệu nghiên cứu Việt Nam lớn nhất thế giới

Posted: 17 Dec 2016 01:16 AM PST


 Được sự ủng hộ của Đảng và Chính phủ, ĐHQGHN sẽ đẩy nhanh việc xây dựng Trung tâm tư liệu nghiên cứu Việt Nam lớn nhất của Việt Nam và hàng đầu thế giới đặt tại Hòa Lạc.

GS. TS Nguyễn Hữu Đức, Phó GĐ ĐHQGHN thông tin trong bài phát biểu bế mạc Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 5, chiều 16/12.

Sắp có trung tâm tư liệu nghiên cứu Việt Nam lớn nhất thế giới
Các nhà khoa học tham dự Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 5. 

Theo ông Đức, tư liệu thế giới viết về Việt Nam khá nhiều, đồng thời số tư liệu của Việt Nam bị thiên di đi khắp thế giới cũng rất lớn, từ châu Á, châu Âu đến cả châu Mỹ.

Hệ thống tư liệu ấy cần được thu thập, quy tụ để kết hợp cùng với hệ thống tư liệu đang có trong nước hình thành một trung tâm phục vụ cho các nghiên cứu đầy đủ và toàn diện nhất về Việt Nam.

Cùng với đó, từ năm 2017, ĐHQGHN cũng sẽ ra mắt chuyên san Nghiên cứu Việt Nam. Đây sẽ là diễn đàn cho các nhà khoa học trong nước và quốc tế để công bố các công trình nghiên cứu của mình về Việt Nam học.

Ông Đức cũng cho biết, tới ĐHQGHN cũng sẽ tập trung nguồn lực, xác định cấu trúc triển khai xây dựng Bộ Quốc chí Việt Nam.

Hội thảo quốc tế Việt Nam học diễn ra trong 2 ngày 15-16/12 đã thu hút hơn 1.200 nhà khoa học gửi báo cáo tóm tắt, trong đó có 150 nhà khoa học nước ngoài đến từ 30 quốc gia.

834 bản báo cáo tóm tắt và gần 500 báo cáo toàn văn đã được lựa chọn trình bày tại hội thảo, trong đó có 30 báo cáo được mời và đặt hàng từ các học giả có uy tín và tầm ảnh hưởng hàng đầu trên thế giới

Theo GS Nguyễn Hữu Đức, hội thảo đã thực sự là nhịp cầu kết nối các nhà Việt Nam học và nghiên cứu Việt Nam trên toàn cầu, đồng thời, hội thảo là một dấu mốc gắn kết, phát triển, đưa sự quan tâm của Việt Nam học truyền thống đến với những lĩnh vực rộng hơn, liên ngành hơn, gắn với các vần đề đương đại của Việt Nam.

Lê Văn



Xem nguồn

13 lời khuyên dành cho sinh viên không thể bỏ qua

Posted: 17 Dec 2016 12:34 AM PST


Tôi đã vô cùng thất vọng khi sinh viên đại học tốt nghiệp và sau đó nói với tôi rằng họ không thể có được một công việc vì người sử dụng lao động cho rằng họ thiếu kinh nghiệm.

Chúng tôi cố gắng nhấn mạnh để sinh viên hiểu rằng điều vô cùng quan trọng là họ cần phải hoàn thành ít nhất một khóa thực tập và tốt hơn là nhiều khóa thực tập trước khi tốt nghiệp.

13 lời khuyên dành cho sinh viên không thể bỏ qua
Thực tập là yêu cầu đối với sinh viên trước khi tốt nghiệp (Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Nhưng vì hàng ngày chúng tôi vẫn  phải nghe từ các sinh viên đang đối mặt với những lo lắng như "Làm thế nào để tôi có thể có được kinh nghiệm, nếu không có kinh nghiệm thì tôi sẽ tiến thoái lưỡng nan“, còn một số sinh viên khác thì luôn phân vân tự hỏi  tại sao họ có phải hoàn thành các khóa thực tập… Nên hãy bắt đầu với lý do số 1 và làm rõ lý do tại sao sinh viên phải thực tập.

1. Người sử dụng lao động ngày càng muốn xem kinh nghiệm của các sinh viên mới tốt nghiệp đại học mà họ tuyển dụng. 

Một tuyên bố đến 95% người sử dụng lao động cho biết kinh nghiệm của ứng viên là một yếu tố quan trọng trong quyết định tuyển dụng. Theo một cuộc khảo sát thường niên do Hiệp hội quốc gia của các trường Đại học và các nhà Tuyển dụng (NACE), gần một nửa số người sử dụng lao động được khảo sát muốn tuyển dụng những sinh viên mới tốt nghiệp đã trải qua các chương trình thực tập.

Nếu bạn đã hoàn thành khóa thực tập, rõ ràng là bạn có một lợi thế hơn hẳn so với các bạn cùng lớp, những người chưa có kinh nghiệm thực tập. 

Trong một bài báo của Associated Press, phóng viên Emily Fredrix trích lời Philip D. Gardner, Giám đốc nghiên cứu của Viện Nghiên cứu việc làm Collegiate, nói rằng kinh nghiệm thực tập là “một trong những điều bạn cần phải có trước, thậm chí để người sử dụng lao động sẽ cân nhắc việc có xem sơ yếu lý lịch của bạn hay không“.

2. Người sử dụng lao động ngày càng xem kỹ các chương trình thực tập của sinh viên, họ coi đây như là con đường tốt nhất cho việc tuyển dụng và phân loại ứng viên.  

Việc tham gia thực tập không chỉ  đơn giản làm cho ứng  viên được chú ý hơn mà việc thực tập còn  mở ra cho ứng viên một con đường rộng mở để  có được việc làm. 

Khảo sát của NACE năm 2008 cho thấy rằng việc tuyển dụng từ quá trình  thực tập đang phát triển mạnh mẽ. Thống kê cho thấy, gần 36% phần trăm sinh viên mới tốt nghiệp được tuyển năm 2007 thông qua các chương trình thực tập của chính nhà tuyển dụng so với 30% năm 2005. 

Tập đoàn IBM cho biết, họ nhận đến 2.000 thực tập viên hàng năm và hơn một nửa trong số số đó đươc tuyển chọn thành nhiên viên chính thức. 

3. Bạn có thể được trả lương cao hơn sau khi bạn tốt nghiệp nếu bạn đã trải qua một hoặc nhiều khóa thực tập. 

Thậm chí vào năm 2005, sau khi thực hiện khảo sát người sử dụng lao động, NACE báo cáo rằng nhà tuyển dụng đã trả lương cho những ứng viên mới ra trường với kinh nghiệm thực tập cao hơn 6,5 lần so với những người không có kinh nghiệm.

4. Bạn có thể hoàn thành được một số tín chỉ cho với văn bằng của bạn. 

Rất nhiều nếu không muốn nói là  hầu hết các trường  đại học đều cấp tín chỉ cho sinh viên đối với mỗi khóa thực tập được công nhận. Để chắc chắn, hãy kiểm tra chính sách của trường bạn đang áp dụng.

5.  Quá trình thực tập là một thử nghiệm cho định hướng nghề nghiệp của chính bạn.  

Thông qua thực tập bạn có thể phát hiện  lĩnh vực nghề nghiệp mà bạn đang theo đuổi có thể không phải như những gì bạn  nghĩ. Hay một sự lựa chọn phù hợp với bạn thì tốt hơn nhiều so với những công việc bạn nghĩ là tốt. 

Bạn cũng có thể thử nghiệm trên con đường sự nghiệp không phải là lĩnh vực chính mà bạn đã lựa chọn. Bạn có thể thực tập trong các lĩnh vực khác để  đưa ra quyết định sáng suốt cho sự quan tâm thực sự của bạn là gì và bạn có muốn nghiên cứu sâu thêm vào lĩnh vực đó hay không. 

Cuối cùng, bạn có thể kiểm tra ra những cách sáng tạo để kết hợp sở thích của bạn. 

6. Thông qua việc thực tập bạn sẽ đạt được giá trị hiểu biết nhất định trong lĩnh vực chuyên môn và có thể đây là cách tốt nhất để giúp bạn kiểm tra sự phù hợp cho sự nghiệp mà bạn đã lựa chọn. 

Bạn cũng có thể phát hiện ra những khoảng trống giữa việc học tập trên lớp và những gì bạn cần phải biết trong thế giới thực để từ đó bạn có thể lập chiến lược làm thế nào bạn sẽ lấp đầy những khoảng trống ấy.  

Thậm chí một số nhà tuyển dụng  gợi ý bạn nên cân nhắc tham dự thêm những khóa học ngắn hạn để bổ sung kiến thức. 

7. Bạn sẽ phát triển được rất nhiều kỹ năng. Trong một kỳ thưc tập, bạn không thể không mài giũa kỹ năng bằng cách tương tác giao tiếp với mọi người ở một mức độ chuyên nghiệp, mà điều này bạn sẽ không bao giờ có cơ hội thực hiện được trong lớp học. 

Tương tự như thế với các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, và kỹ năng giải quyết vấn đề mà người sử dụng lao động  đang tìm kiếm.

13 lời khuyên dành cho sinh viên không thể bỏ qua
Ảnh Lê Anh Dũng

8. Bạn sẽ được sự tự tin. Nếu bạn sợ phải đối mặt với thế giới việc làm khi bạn tốt nghiệp, thực tập sẽ dạy cho bạn rằng bạn có thể tự tin để làm điều đó.

9. Bạn sẽ xây dựng động lực và thói quen làm việc. Không có gì giống như việc thực tập, nơi bạn không thể buông lơi nếu bạn muốn thành công – là nơi mà  sẽ hình thành cho bạn tính cách nghề nghiệp bạn sẽ cần sau khi bạn tốt nghiệp. 

10. Bạn sẽ xây dựng được mạng lưới các mối quan hệ: Tất cả mọi người bạn gặp trong quá trình thực tập là những mối liên lạc cho mạng lưới quan hệ của bạn, bạn có thể sẽ họ tư vấn hay làm người giới thiệu cho việc tìm kiếm việc làm khi ra trường.

11. Bạn sẽ xây dựng được một bản lý lịch hấp dẫn. Bất kỳ kinh nghiệm nào của bạn thể hiện trong lý lịch của bạn đều rất có ích, nhưng những việc có liên quan kinh nghiệm thực tập sẽ tạo một ấn tượng tốt hơn đối với nhà tuyển dụng so với là bạn được cung cấp sẵn một công việc tại Applebee's.

12. Tăng số lượng yêu cầu thực tập đối với sinh viên. Nếu được yêu cầu, sinh viên phải được thuyết phục thực tập là quan trọng. 

Tương tự như vậy, các nghiên cứu cho thấy con số số lượng sinh viên hoàn thành các khóa thực tập ngày một tăng. 

13. Bạn có thể kiếm tiền. Tất nhiên không phải tất cả các chương trình thực tập đều được trả lương, nhưng với những người được trả lương thì học có thể được trả mức lương khá tốt. Trong một khảo sát sử dụng lao động năm 2008 của NACE, lương trung bình của sinh viên thực tập là 16,33 $ mỗi giờ.

Hiện nay, đông đảo độc giả cho rằng “Tôi biết tất cả những thứ này, nhưng trở ngại tôi không thể vượt qua cản trở tôi thực tập“. Có lẽ do  tiêu chí bạn hướng đến công việc trả lương mà bạn không có thời gian để thực tập. Có lẽ bạn có nghĩa vụ gia đình, thể thao, hoặc ngoại khóa. Có lẽ bạn sống và học tập tại một nơi khan hiếm chỗ thực tập. Trong khi tất cả mọi lý do cản trở bạn thực tập đều rất hợp lý, thì tôi vẫn khuyên bạn hãy tìm ra một cách để hoàn thành ít nhất một khóa thực tập. 

Làm việc với văn phòng dịch vụ nghề nghiệp của nhà trường để vượt qua những trở ngại của mình và trở thành một thực tập sinh. 

Nếu nghĩa vụ phải hoàn thành hoặc chưa hoàn thành các môn học khác là vấn đề, thì hãy đặt mục tiêu đi thực tập vào mùa hè khi nghĩa vụ học tập của bạn được giảm xuống. 

Nếu bạn học theo tín chỉ cho thực tập, bạn có thể dành  thời gian  bạn có cho việc hoàn tất các môn học và dành thời gian hoàn thành các khóa thực tập của bạn.

Sau cùng: Hãy suy nghĩ một cách sáng tạo về cách bạn  thực tập ngay cả khi bạn tin chắc bạn không thể. Điều đó rất quan trọng.

Katharine Hansen, Ph.D. nhà giáo dục, hướng nghiệp Hoa Kỳ



Xem nguồn

Môn gì cũng học, khó định hướng nghề

Posted: 16 Dec 2016 11:51 PM PST


Đổi mới giáo dục cần mạnh dạn hơn trong việc đáp ứng phân luồng sớm.

Đổi mới giáo dục cần mạnh dạn hơn trong việc đáp ứng phân luồng sớm.

Nhiều môn, thiếu chuyên sâu

Góp ý về đổi mới giáo dục hiện nay, GS. VS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đánh giá, vấn đề phân luồng cũng là điểm yếu của giáo dục. "Giáo dục cần phân luồng chủ động sau bậc học THCS. Luật Giáo dục nghề nghiệp hiện nay quy định học sinh học hết THCS đi học nghề ngay được miễn hoàn toàn chi phí đào tạo, tuy nhiên có vẻ điều này chưa đủ lực hút. Trong khi hiện nay chúng ta mới chỉ quan tâm phân luồng sau THPT. Thậm chí, nhiều em sau khi thi trượt ĐH, không có hướng đi nào khác mới quay sang học nghề", GS.VS Đào Trọng Thi nhận xét.

Còn theo GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vẫn bắt học sinh phải học quá nhiều môn, không có điều kiện đi sâu vào những lĩnh vực cần cho nghề nghiệp tương lai. Nội dung học tập chủ yếu vẫn giới hạn trong một số môn học truyền thống như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học nhưng không đáp ứng được nhu cầu định hướng nghề nghiệp rất đa dạng của học sinh. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vắng bóng hoàn toàn các môn chuẩn bị định hướng nghề nghiệp cho những học sinh có nguyện vọng theo học các ngành Kiến trúc, Mỹ thuật, Âm nhạc, Sân khấu – Điện ảnh, Thể dục thể thao…

Về vấn đề này, GS Nguyễn Lân Dũng chỉ rõ, học sinh hiện nay phải học đến 14 môn, nên học gì cũng "lớt chớt", không thể đi sâu để chuẩn bị tiếp cận nghề nghiệp được. Theo GS Nguyễn Lân Dũng, ở các nước phát triển, học sinh cấp THPT chỉ học khoảng 4, 5 môn.

Lựa chọn 5 môn định hướng nghề

Trước đòi hỏi đổi mới giáo dục phổ thông, GS Nguyễn Minh Thuyết đưa ra biện pháp khá quyết liệt. Theo đó, thay vì dạy tràn lan hơn 10 môn học trong suốt 3 năm THPT thì học sinh cuối cấp chỉ cần tập trung vào một số môn có tính hướng nghiệp do các em lựa chọn phù hợp với năng lực, sở thích.

GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, nếu như học sinh lớp 10 THPT chưa đủ độ chín để định hướng nghề nghiệp đúng sở trường và lựa chọn môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp thì vẫn được học đủ các môn. Tuy nhiên, nội dung hướng nghiệp của từng môn rõ hơn chương trình hiện hành. Trừ 3 môn công cụ Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ được dạy suốt năm học, các môn còn lại mỗi môn chỉ được bố trí trong một học kỳ. Từ lớp 11, lớp 12, học sinh cần được tập trung vào các môn học chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.

GS Nguyễn Minh Thuyết đề xuất, để đáp ứng nhu cầu đa dạng về định hướng nghề nghiệp, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ phải bổ sung nhiều môn học hoặc nội dung học tập thuộc các lĩnh vực Công nghệ, Kinh tế, Tài chính, Nghệ thuật, Thể dục thể thao… "Theo tính toán của chúng tôi, mỗi học sinh chỉ cần chọn khoảng 5 môn học. Bên cạnh những môn cần cho nghề nghiệp tương lai, các em có thể chọn thêm những môn phù hợp với sở trường, sở thích của mình" – GS Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh.

PGS Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng đề nghị: "Ở cấp THPT, phân hóa theo hướng tự chọn thì cần làm rõ kiến thức cốt lõi là gì thì sẽ giảm được số môn học bắt buộc. Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới phải xuất phát từ người học, dạy học là phải dạy cách học chứ không phải dạy từng thứ một".

Trước ý kiến của các chuyên gia, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, Bộ GD-ĐT đang tích cực triển khai chương trình sách giáo khoa mới để kịp tiến độ hoàn thiện sau năm 2018. Với yêu cầu giảm tải các kiến thức trùng lặp, Bộ cũng đã triển khai một số nội dung tích hợp liên môn, giao các trường tự chủ chương trình dạy học… Theo đó, học sinh sẽ được tăng cường tính chủ động, vận dụng thực hành kiến thức liên môn, từ đó có định hướng rõ hơn với nghề nghiệp phù hợp sở thích, năng lực của mình trong tương lai.

Theo Duy Anh

An Ninh Thủ Đô



Xem nguồn

Trường ĐH Ngân hàng TPHCM nhận Huân chương Độc lập Hạng Nhì

Posted: 16 Dec 2016 11:08 PM PST


Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao Huân chương Độc lập hạng Nhì cho trường ĐH Ngân hàng TPHCM

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao Huân chương Độc lập hạng Nhì cho trường ĐH Ngân hàng TPHCM

Phát biểu tại lễ, PGS.TS. Lý Hoàng Ánh, hiệu trưởng trường ĐH Ngân hàng TPHCM cho biết trường là một trong số trường đại học công lập hàng đầu về tài chính ngân hàng trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Trường đã đào tạo trên 60.000 cán bộ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và một số ngành khác. Hiện trường có 12.600 sinh viên và gần 500 giảng viên, viên chức trong đó trên 90% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên, 20% có trình độ PGS, TS. Mục tiêu của trường là đại học thuộc nhóm đầu hạn 2 trong tầng định hướng ứng dụng vào năm 2020 và đạt chuẩn khu vực vào năm 2030.

Tham dự lễ, ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá cao những kết quả của nhà trường trong 40 năm qua, đã đóng góp cho sự trưởng thành, lớn mạnh của ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng và kinh tế đất nước nói chung. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng thời gian tới trường cần tiếp tục triển khai chiến lược phát triển với các mục tiêu, giải pháp cụ thể; nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học; phát triển đội ngũ giảng viên, xây dựng, hoàn thiện các chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải gắn giảng dạy với thực tế phát triển kinh tế của đất nước, nhu cầu của xã hội. Trường cũng cần sớm đảm bảo các yêu cầu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính; đổi mới công tác quản lý trong nhà trường.


Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao 30 suất học bổng đến sinh viên trường ĐH Ngân hàng TPHCM.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao 30 suất học bổng đến sinh viên trường ĐH Ngân hàng TPHCM.

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao 30 suất học bổng (mỗi suất trị giá 2 triệu đồng) cho các sinh viên vượt khó, học giỏi của trường.

Lê Phương



Xem nguồn

Comments