Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Miền Trung: Mưa lũ chia cắt, học sinh nghỉ học

Posted: 15 Dec 2016 08:16 AM PST


Mưa lũ chia cắt, học sinh nghỉ học

Ngày 15/12, Sở GD&ĐT hai địa phương Quảng Nam và Thừa Thiên – Huế cho biết, do tình hình mưa lũ chia cắt nhiều khu vực nên một số huyện, thị xã của hai địa phương này đã chủ động cho học sinh nghỉ học.

Tại Quảng Nam, hàng ngàn học sinh của các huyện Duy Xuyên, Đại Lộc và thành phố Hội An được thông báo nghỉ học từ chiều ngày 14/12.

"Nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện vẫn đang bị ngập nặng, không thể đi lại nên gần 22.000 học sinh phải nghỉ học từ chiều ngày 14/12 đến hết ngày 15/12. Nước lũ cũng đã gây ngập nhiều trường học trên địa bàn" đại diện Phòng giáo dục huyện Duy Xuyên cho hay.



Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung. (Ảnh: CTV)

Trong khi đó, tại thành phố Hội An, nước lũ tràn về gây ngập nhiều tuyến đường giao thông trong phố cổ và cả khu vực ngoại ô.

Các trường từ cấp mầm non đến Trung học phổ thông đã thông báo cho gần 3.000 học sinh ở vùng thấp trũng nghỉ học.


(GDVN) – Bốn thủy điện lớn ở khu vực miền Trung đồng loạt xả lũ với lưu lượng khiến vùng hạ nguồn càng chìm sâu trong biển nước.


Tại Thừa Thiên – Huế, mưa lớn kèm theo việc các chồ chứa nước thượng nguồn lưu vực sông Bồ, sông Hương liên tục xả lũ gây ngập nặng vùng hạ du.

Trong đó, ngập nặng nhất là các khu vực thuộc huyện Quảng Điền, Phong Điền, Thị xã Hương Trà.

Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên – Huế đã yêu cầu Phòng giáo dục của ba huyện, thị xã nói trên chủ động cho học sinh nghỉ học đến hết ngày 15/12.

Đối với các trường học bị ngập nước cần di chuyển cơ sở vật chất, tránh hư hỏng nhằm đảm bảo việc học ngay sau khi nước rút.

20 bé mẫu giáo thoát chết trong cơn lũ quét

Sáng cùng ngày, Chi cục Phòng chống thiên tai khu vực miền Trung – Tây Nguyên (đóng tại Đà Nẵng) cho biết, trận lũ vừa qua đã khiến ba người chết, 6 người bị thương, hàng ngàn ngôi nhà, trường học bị nhấn chìm trong lũ.

Tại Phú Yên, cơn lũ quét đã gây thiệt hại nặng nề cho địa phương này, ước tính thiệt hại ban đầu lên đến 33,2 tỷ đồng.

Trước đó, vào ngày 13/12, cơn lũ quét qua Trường mẫu giáo An Hiệp (Tuy An, Phú Yên) đã đe dọa tính mạng của 20 trẻ và cô giáo đang học tại đây.


(GDVN) – Hàng loạt hồ chứa thủy lợi, thủy điện của các tỉnh miền Trung đang quá tải, phải xả lũ gây ngập lụt vùng hạ du, khiến nhiều trường học bị cô lập.


Do nước lên nhanh, trường học ngập sâu nên cả cô trò bị mắc kẹt trong lớp.

Các cô giáo đã kê bàn ghế lên cao cho học sinh đứng lên trên, một số thì đặt ngồi lên những chiếc phao đồ chơi để khỏi bị chìm.

Nhiều trẻ khác phải đu lên các song cửa sổ lớp học, chờ "cứu viện" đến.

Hơn một giờ sau, một nhóm thanh niên gồm bảy người đã nghe tiếng kêu cứu của cô trò trường mẫu giáo An Hiệp nên lao đến giải cứu, đưa cô, trò thoát cơn lũ dữ.

Thủy điện xả tràn qua biên giới

Chi cục Phòng chống thiên tai khu vực miền Trung – Tây Nguyên cho biết, đến sáng ngày 15/12, hàng loạt thủy điện đang xả lũ với lưu lượng lớn như: Sông Ba Hạ (Phú Yên):3.200/3.200m3/s;A Lưới (Thừa Thiên – Huế): 403/409 m3/s;A Vương (Quảng Nam) 109/353m3/s; Sông Tranh 2: 297/523m3/s…

Ngoài ra, còn có nhiều hồ thủy điện khác đang xả tràn qua biên giới như: hồ thủy điện Sê San 4A (lưu vực sông Sê San), thủy điẹn Srêpôk 4A (lưu vực sông Srêpôk).

Mức độ xả qua biên giới của các hồ trên ở mức bình thường nên chưa phải thông tin cho phía Campuchia.

Riêng hồ A Lưới (Thừa Thiên – Huế) xả điều tiết ở mức 200-500 m3/s, có thông tin cho phía tỉnh Se kôn (Lào).

Chi cục này cũng phát cảnh báotình trạng lũ lớn, kéo dài, ngập lụt sâu trên diện rộng có khả năng xảy ra trên các sông từ Quảng Nam đến Phú Yên.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông suối nhỏ, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng, ven sông và mưa lũ ảnh hưởng đến an toàn các hồ chứa các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai là: cấp 3.



Xem nguồn

Nam sinh lớp 7 mất tích khi đi chơi về với bạn trong lũ

Posted: 15 Dec 2016 07:34 AM PST


Theo đó vào khoảng 17h30' chiều 15/12, em Hoàng Thế A. (tổ dân phố An Đô, phường Hương Chữ, Thị xã Hương Trà, học sinh lớp 7/4 trường THCS Lê Quang Tiến) đi chơi cùng với 2 bạn khác trên đường trở về nhà. Khi nhóm bạn này đi qua bờ tràn Cừa (Tổ dân phố Phụ Ổ, phường Hương Chữ) thì em A. bị trượt ngã, nước lũ cuốn trôi.

Các bạn đã chạy đi báo cho mọi người. Gia đình em A. và nhà trường, chính quyền phường đã đến tìm kiếm. Nhưng cho đến 21h tối cùng ngày vẫn chưa tìm ra em A.

Thầy Trần Huế, Phó hiệu trưởng trường THCS Lê Quang Tiến cho hay trong ngày 15/12, học sinh toàn trường được nghỉ học vì lũ lụt.

Các học sinh ở TP Huế chơi đùa trong lũ sau khi được trường cho nghỉ học về nhà (ảnh chụp chiều 14/12/2016)

Các học sinh ở TP Huế chơi đùa trong lũ sau khi được trường cho nghỉ học về nhà (ảnh chụp chiều 14/12/2016)

Được biết, bố mẹ A. đều là nông dân. Em A. là con út trong gia đình có 2 anh em trai.

Chiều ngày 15/12, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công điện khẩn, cho hay đây là đợt mưa lũ lớn, yêu cầu Sở GD-ĐT tỉnh chỉ đạo các địa phương cho học sinh nghỉ học trong ngày 16/12.

Tình hình nước lụt ngập sâu liên tiếp nhiều ngày qua cũng đã làm ảnh hưởng khoảng 3.500 em học sinh tại huyện Phú Lộc phải nghỉ học. Đặc biệt, tại trường tiểu học Lộc Trì 1, đây là lần thứ 5 học sinh phải nghỉ học do ngập lụt kể từ tháng 10 đến nay.

Học sinh trường tiểu học Lộc Trì 1 đã 5 lần nghỉ học trong những ngày lũ này (ảnh: Công Tuyển)

Học sinh trường tiểu học Lộc Trì 1 đã 5 lần nghỉ học trong những ngày lũ này (ảnh: Công Tuyển)

Đại Dương



Xem nguồn

Chuyên gia đề xuất giảm môn học bắt buộc

Posted: 15 Dec 2016 06:52 AM PST


Dự hội thảo có các chuyên gia đầu ngành, lãnh đạo các Vụ, Cục chức năng (Bộ GD&ĐT).

Tại Hội thảo này, các chuyên gia GD đóng góp nhiều ý kiến quan trọng cho lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông.

GS.Viện sĩ Đào Trọng Thi cho rằng: Vận dụng hợp lý, sâu sắc dạy học tích hợp và dạy học phân hóa là vấn đề rất mới. Chủ trương có rồi nhưng dạy học như thế nào, làm như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất phải có lộ trình.

Việc đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh trong thời gian vừa qua, đặc biệt phương án năm nay có nhiều tiến bộ và đi đúng định hướng, thể hiện đúng tinh thần Nghị quyết 29. Cần có chiến lược dài hạn, đúng định hướng, làm theo đúng lộ trình, từng bước chứ không đổi mới một cách đột ngột. Chúng ta cần tăng cường phân cấp cho địa phương, tăng cường phân cấp quyền tự chủ của các cơ sở GD này.

Bà Trần Thị Tâm Đan – nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội – nhấn mạnh: Tư duy quản lý giáo dục mầm non phải khác giáo dục phổ thông. giáo dục mầm non không phải là dạy học mà phải được phát triển hài hòa cả thể chất và tinh thần. Tất cả trẻ em đều được chăm sóc, bảo vệ, chăm sóc theo phương pháp khoa học.

Bộ GD&ĐT cần có nghiên cứu triệt để, Nhà nước nắm đào tạo giáo viên, đa dạng hóa các loại hình, mở rộng hệ thống tư thục. Như vậy hệ thống giáo dục mầm non mới được đảm bảo, đáp ứng nhu cầu học của trẻ.



Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại hội nghị tham vấn 

Nhận xét về dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, bà Tâm Đan bày tỏ băn khoăn khi cấp THPT yêu cầu học sinh phải học cả bắt buộc và tự chọn tới 7 môn là hơi nhiều.

Theo bà, thông thường chương trình của các nước tiên tiến thường để học sinh tự chọn 5 môn, những năm cuối nên đào tạo sâu một số môn mà học sinh sẽ chọn nghề. Ví dụ như khối khoa học cơ bản, khối kinh tế, khối kỹ thuật, khối văn hóa nghệ thuật.

Để giảm bớt môn học bắt buộc, bà Tâm Đan đề nghị cụ thể: Ví dụ môn học về đạo đức nên kết thúc ở lớp 11 để đến lớp 12 học sinh chỉ chuyên tâm vào việc học các môn chuyên ngành cho đào tạo nghề sau này.

GS. Nguyễn Minh Thuyết – nguyên đại biểu Quốc hội – cho rằng nên lấy lớp 10 làm dự hướng, lớp 11 và 12 để học sinh tự chọn môn học.

Cụ thể ở lớp 10, học sinh học 13 môn, mỗi học kỳ chỉ học 6 hoặc 7 môn. HS vẫn được học đủ các môn với nội dung hướng nghiệp của từng môn trong chương trình hiện hành. Trừ 3 môn công cụ Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ được dạy suốt năm học, các môn còn lại mỗi môn chỉ được bố trí trong một học kỳ. Môn giáo dục thể chất sẽ được tổ chức dưới hình thức các câu lạc bộ thể thao tự chọn.

Từ lớp 11 trở đi, học sinh cần được tập trung vào các môn học chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. "Theo tính toán của chúng tôi, mỗi HS chỉ cần chọn khoảng 5 môn học. Bên cạnh những môn cần cho nghề nghiệp tương lai, các em có thể chọn thêm những môn phù hợp với sở trường, sở thích của mình" – GS Thuyết cho biết.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đánh giá cao ý kiến đóng góp của các chuyên gia cho lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Bộ GD&ĐT sẽ tiếp thu các ý kiến cho dự thảo chương trình tổng thể.

Với giáo dục mầm non, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và đã đưa giáo dục mầm non vào hệ thống giáo dục quốc dân từ năm 1988, có những chính sách, chế độ cho giáo dục mầm non phát triển. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay vẫn còn một số bất cập như giáo viên mầm non đào tạo quá nhiều hệ, nhiều chương trình; tham mưu chính sách xã hội hóa còn yếu. Tỉ lệ huy động của trẻ dưới 36 tháng thấp nhất, chưa đạt 30%.

Với giáo dục phổ thông, trước khi triển khai việc xây dựng chương trình Bộ GD&ĐT cũng làm nhiều việc như thực hiện chương trình tích hợp liên môn ở THCS, hoặc chủ trương giao tự chủ chương trình cho các trường phổ thông, gắn chương trình phát triển giáo dục phổ thông với chương trình phát triển xã hội.

“Thời gian tới Bộ GD&ĐT đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 29 và rất cần sự ủng hộ của các cấp, các ngành” – Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh.



Xem nguồn

Lưu ý nhà trường, giáo viên khi triển khai đánh giá học sinh tiểu học

Posted: 15 Dec 2016 06:10 AM PST


Lưu ý trong đánh giá thường xuyên, định kì

So với Thông tư 30, về đánh giá thường xuyên, các tiêu chí đánh giá trong Thông tư 22 đã được rút gọn. Sở GD&ĐT lưu ý gì với giáo viên trước thay đổi này?

– Về đánh giá thường xuyên, các tiêu chí đánh giá đã được rút gọn so với Thông tư 30. Do đó, giáo viên cần căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh để đưa ra nhận xét thích hợp.

Tại điểm a, khoản 2, điều 6 của Thông tư 22: Trong quá trình đánh giá thường xuyên, "giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết"; không yêu cầu giáo viên phải đánh giá toàn bộ học sinh trong lớp mà có thể tập trung vào những học sinh có biểu hiện đặc biệt (tiến bộ vượt bậc hoặc có những nhược điểm cần lưu ý giúp đỡ trong quá trình học tập); khuyến khích giáo viên có nhận xét đều đặn cho học sinh nhằm đảm bảo tốt sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường.

Giáo viên có biện pháp cụ thể giúp đỡ học sinh kịp thời; tổ chức, giúp học sinh sửa sai, tránh sửa sai hộ cho học sinh trên các sản phẩm của học sinh. Lời nhận xét trên vở hoặc trên sản phẩm phải thật sự giúp học sinh biết tự khắc phục để tiến bộ ở các bài sau.

Bà Nguyễn Thúy Hà 


Trong Thông tư 22, quy định về đánh giá định kì cũng có thay đổi so với Thông tư 30. Trước những thay đổi này, tại Đồng Tháp, các trường tiểu học, giáo viên cần lưu ý điều gì khi triển khai thực hiện?

– Về đánh giá định kì, tại điểm a, khoản 2, điều 10 (Đánh giá định kì về học tập) và khoản 3 (Đánh giá định kì về năng lực, phẩm chất) của Thông tư 22 đã có thay đổi so với Thông tư 30.

Theo đó, đánh giá định kì về học tập theo 3 mức "Hoàn thành tốt", "Hoàn thành" và "Chưa hoàn thành"; đánh giá định kì về năng lực phẩm chất theo 3 mức "Tốt", "Đạt" và "Cần cố gắng".

Do đó, thủ trưởng các đơn vị cần chỉ đạo cho các trường hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch đánh giá, ra đề kiểm tra đánh giá học sinh cho phù hợp với các tiêu chí trên.

Tại điểm c, khoản 2, điều 10 của Thông tư 22 về "Đề bài kiểm tra định kì" được thiết kế theo 4 mức: Mức 1 (nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học); mức 2 (hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân); mức 3 (biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống); mức 4 (vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lí trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt).

Theo đó, đề kiểm tra định kì và ma trận đề kiểm tra cần được thiết kế bám sát các mức nhận thức trên, tỉ lệ tương đối giữa các mức nhận thức là mức 1 – biết chiếm 20%; mức 2 – hiểu chiếm 40%; mức 3 – vận dụng chiếm 30%; mức 4 – vận dụng sáng tạo chiếm 10% nội dung đề kiểm tra.

Việc thiết kế ma trận đề và ra đề theo 4 mức độ nhận thức nêu trên, các đơn vị căn cứ vào hướng dẫn trước đây để vận dụng, triển khai thực hiện. Thủ trưởng các đơn vị có thể tổ chức tập huấn, hội thảo,… nhằm nâng cao năng lực ra đề kiểm tra cho cán bộ quản lí, giáo viên.

Tại điểm d, khoản 2, điều 10 của Thông tư 22 có quy định "bài kiểm tra được trả lại cho học sinh".

Như vậy, sau khi hoàn tất việc chấm bài kiểm tra của học sinh và tiến hành nhập điểm vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục, giáo viên chủ nhiệm có thể giao bài kiểm tra cho phụ huynh vào buổi họp phụ huynh thường kì.

Sau 3 đến 5 ngày, giáo viên thu bài kiểm tra lại và nộp cho lãnh đạo nhà trường. Nếu phụ huynh có nhu cầu giữ lại bài kiểm tra, giáo viên sẽ tiến hành sao lưu lại bài tùy theo trường hợp cụ thể. Các đơn vị cần tuyên truyền cho cha mẹ học sinh thông hiểu mục đích việc nhà trường lưu lại bài kiểm tra của học sinh.

Tại điểm b, khoản 1, điều 19 của Thông tư 22, giáo viên cần thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của mỗi học sinh, không công bố kết quả của từng học sinh trước lớp và tránh so sánh học sinh này với học sinh khác.

Không sử dụng Sổ theo dõi chất lượng học sinh từ năm học 2017 – 2018.

Sở GD&ĐT có lưu ý gì các nhà trường trong việc ghi các loại sổ sách khi thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 22?

– Trước hết, về ghi Học bạ theo mẫu quy định của Thông tư 22 cần chú ý những điểm sau:

Các nội dung của Học bạ được ghi theo hướng dẫn đính kèm vào cuối năm học. Không bắt buộc học sinh phải sử dụng học bạ theo mẫu mới, chỉ sử dụng học bạ mẫu mới đối với học sinh mới nhập học (lớp 1).

Nếu sử dụng mẫu học bạ cũ, các trường có thể chỉnh sửa như sau: Phần "Các môn học và hoạt động giáo dục", có thể kẻ thêm cột Mức đạt được vào bên trái cột Điểm KTĐK.

Phần "Các năng lực" và "Các phẩm chất", bỏ các ô "Đạt" và "Chưa đạt", đồng thời kẻ thêm cột "Mức đạt được" vào bên phải cột "Năng lực"; đồng thời cột "Nhận xét" chỉ cần ghi nhận xét chung, không cần phải nhận xét riêng từng năng lực và phẩm chất.

Hàng thứ 4 của cột "Phẩm chất" được sửa lại thành "Đoàn kết, yêu thương".

Phần "Nhận xét" chỉ cần ghi một nhận xét chung cho năng lực hoặc phẩm chất, không cần ghi riêng cho từng tiêu chí.

Bảng Tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục được sử dụng một cách linh hoạt trên cơ sở đảm bảo thông tin về kết quả đánh giá giáo dục của học sinh, nội dung đánh giá được ghi theo hướng dẫn đính kèm.

Trong trường hợp giáo viên ghi sai nội dung một cột nào đó, có thể sửa lại ở phần cột Ghi chú kèm theo chữ kí xác nhận của giáo viên. Khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong việc ghi nội dung của Bảng tổng hợp; khuyến nghị các trường sử dụng khổ giấy A3 khi in Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục.

Không bắt buộc sử dụng bộ công cụ đánh giá, tuy nhiên, các trường có thể sử dụng bộ công cụ này như một kênh tham chiếu trong quá trình đánh giá học sinh nếu cần thiết tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của đơn vị.

Từ trước tới nay, sổ liên lạc không phải là một hồ sơ bắt buộc do Bộ GD&ĐT quy định nhưng tất cả các huyện, thị xã, thành phố đều thực hiện để giữ mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình.

Sự liên lạc giữa nhà trường với gia đình là rất cần thiết. Do đó, đối với những học sinh đã có sổ liên lạc, các trường tiếp tục thực hiện để tránh lãng phí; nhưng thủ trưởng các đơn vị phải hướng dẫn và thống nhất cách ghi chung sao cho phù hợp.

Đối với những học sinh chưa có sổ liên lạc, các trường tuỳ điều kiện của nhà trường và cha mẹ học sinh lựa chọn hình thức phù hợp (phần mềm, giấy báo, tin nhắn, điện thoại,…) nhằm đảm bảo có thông tin liên lạc giữa nhà trường với cha mẹ học sinh một cách hiệu quả.

Giáo viên chủ nhiệm là người ghi vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục do giáo viên chủ nhiệm dạy nhiều môn, có thời gian gần gũi học sinh hơn, nhận thấy rõ được sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

Tuy nhiên, trong quá trình dạy học của các giáo viên không làm công tác chủ nhiệm, các giáo viên này cũng phải theo dõi, chịu trách nhiệm đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh đối với môn mình dạy, hoạt động giáo dục theo quy định để phối hợp với giáo viên chủ nhiệm thực hiện việc đánh giá học sinh.

Xin cảm ơn bà!

Năm học 2016 – 2017, các trường tiểu học tại Đồng Tháp sử dụng Sổ theo dõi chất lượng học sinh như sổ ghi chép cá nhân của giáo viên để theo dõi học sinh. Giáo viên chủ nhiệm có thể chỉ cần ghi 1 năm 4 lần: giữa kì I, cuối kì I, giữa kì II, cuối năm.                                                                                                                                       Nếu giáo viên đã sử dụng Sổ theo dõi chất lượng sinh thì không cần thiết sử dụng sổ ghi chép cá nhân. Không sử dụng Sổ theo dõi chất lượng học sinh kể từ năm học 2017 – 2018.



Xem nguồn

'Sáng học VNEN, chiều học truyền thống'

Posted: 15 Dec 2016 05:27 AM PST


 – Tại kỳ họp HĐND tỉnh Nghệ An, bà Nguyễn Thị Kim Chi – GĐ Sở  GD&ĐT tỉnh Nghệ An đã trả lời các vấn đề liên quan mô hình dạy học VNEN đang được dư luận quan tâm.

Bà Nguyễn Thị Lan – Phó phòng Văn hóa xã hội tỉnh Nghệ An, phản ánh có tình trạng học sinh "Sáng học VNEN, chiều học truyền thống".

'Sáng học VNEN, chiều học truyền thống'

Đại tá Nguyễn Hữu Cầu – GĐ Công an tỉnh Nghệ An

Bà Nguyễn Thị Kim Chi cho biết, tình trạng này cử tri đã phản ảnh, nhưng chỉ xảy ra ở một số cơ sở giáo dục tập trung chủ yếu ở TP.Vinh.

Lý do, theo bà Chi đó là, phụ huynh lo lắng về việc thi tuyển từ cấp THCS lên THPT và thi vào Trường chuyên Phan Bội Châu bằng phương pháp nào, học như thế nào là phù hợp.

"Phụ huynh đã quan tâm đến mức lo lắng. Chúng tôi sẽ làm việc với các trường để truyền thông tốt hơn về vấn đề đó” – bà Chi trả lời

Vấn đề lo lắng của phụ huynh về sắp tới sẽ thi theo hình thức nào? Học phương pháp nào có lợi?

Bà Chi cho biết, về kỳ thi THPT quốc gia năm nay đã thi theo hướng đánh giá năng lực học sinh. Riêng kỳ thi tuyển sinh lớp 10, sở đã chỉ đạo lộ trình dạy học phát triển theo năng lực học sinh dần dần từng bước có khảo sát, thi theo hướng đánh giá năng lực học sinh.

'Sáng học VNEN, chiều học truyền thống'
Bà Nguyễn Thị Kim Chi – GĐ Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An

"Nếu học sinh học theo phương pháp mô hình mới sẽ thuận lợi hơn" – bà Chi khẳng định.

Tại buổi chất vấn, nhiều đại biểu cũng quan tâm đến vấn đề dạy thêm, học thêm, lạm thu trong thời gian qua.

Đại tá Nguyễn Hữu Cầu – GĐ Công an tỉnh Nghệ An đặt vấn đề, trong năm 2016, Sở giáo dục đã tham mưu cho UBND tỉnh hoặc trực tiếp ngành để kiểm tra bao nhiêu đơn vị dạy thêm, học thêm, lạm thu?

Bà Chi cho biết, mỗi năm sở đã tổ chức thanh tra chuyên đề về dạy thêm, học thêm về lạm thu, có kế hoạch về thu chi đầu năm. Tổ chức kiểm điểm, kỷ luật những đơn vị sai phạm thuộc quản lý của sở.

Đối với các trường mần non, tiểu học sở tham mưu, gửi công văn Chủ tịch UBND huyện, đề nghị chủ tịch xử lý kỷ luật.

Văn Bình



Xem nguồn

Tặng bằng khen cho các cô giáo mầm non cứu trẻ

Posted: 15 Dec 2016 04:46 AM PST


– Nhận được tin các cô giáo Trường Mầm non xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đã dũng cảm, không ngại hiểm nguy, cứu giúp các cháu bé bị kẹt trong đợt lũ quét tràn về bất ngờ gây ngập lụt nghiêm trọng tại trường ngày 13/12 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã quyết định tặng bằng khen cho các cô giáo.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, việc các cô dầm mình dưới nước lũ suốt nhiều giờ, nỗ lực tìm mọi cách đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng cho các cháu là hành động thật phi thường mà chỉ có tấm lòng người mẹ mới có thể làm như thế. Các cô đã tạo nên một hình ảnh rất đẹp của người giáo viên nhân dân.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã viết thư bày tỏ sự cảm động trước suy nghĩ của các cô giáo: "thà cô chết chứ không để trò chết". 



Xem nguồn

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen tới các cô giáo Trường Mầm non xã An Hiệp

Posted: 15 Dec 2016 04:03 AM PST



Học sinh mầm non được cứu khỏi lũ an toàn

Học sinh mầm non được cứu khỏi lũ an toàn

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, việc các cô dầm mình dưới nước lũ suốt nhiều giờ, nỗ lực tìm mọi cách đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng cho các cháu là hành động thật phi thường mà chỉ có tấm lòng người mẹ mới có thể làm như thế. Các cô đã tạo nên một hình ảnh rất đẹp của người giáo viên nhân dân.

Thay mặt lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhiệt liệt biểu dương và cảm ơn các cô giáo Trường Mầm non xã An Hiệp về hành động cao đẹp đó. Bộ trưởng mong các cô giáo Trường Mầm non xã An Hiệp nói riêng, các cô giáo, thầy giáo trên khắp mọi miền đất nước nói chung sẽ phát huy truyền thống tốt đẹp, giữ vững nhiệt huyết, lòng yêu nghề để cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Nhân đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng trân trọng cảm ơn nhân dân và cán bộ xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đã hỗ trợ cô và trò Trường Mầm non xã An Hiệp nhanh chóng thoát khỏi nước lũ. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị chính quyền và ngành Giáo dục tỉnh Phú Yên hỗ trợ Nhà trường sớm vượt qua khó khăn, ổn định việc dạy và học.

Nhật Hồng



Xem nguồn

ĐH Quốc gia TPHCM chưa quyết định thi đánh giá năng lực?

Posted: 15 Dec 2016 03:20 AM PST


"Hiện tại ĐHQG TPHCM đang xem xét đề án thật cụ thể, thấu đáo mọi vấn đề và sẽ công bố quyết định chính thức trong thời gian sớm nhất", ông Chính chia sẻ.

Thí sinh thi THPT tại một trường ĐH thành viên ĐHQG TPHCM

Thí sinh thi THPT tại một trường ĐH thành viên ĐHQG TPHCM

Trước đó, TS Nguyễn Quốc Chính từng cho biết ĐHQG TPHCM đưa ra chủ trương tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực trong năm 2017. Đề án thi này đang được xây dựng và sẽ sớm trình Ban giám đốc ĐHQG TPHCM, Bộ GD-ĐT thông qua.

Theo dự kiến đề án, bài thi được tổ chức theo định hướng đánh giá năng lực học ĐH chứ không nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trên cơ sở đó, bài thi dự kiến làm trên giấy gồm 1 câu tự luận, 125 câu trắc nghiệm trong thời gian 180 phút.

Cấu trúc bài thi gồm 2 phần: phần 1 đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ và phần 2 kiểm tra khả năng tư duy logic, giải quyết vấn đề. Trong phần 1, dự kiến sẽ có 25 câu trắc nghiệm tiếng Việt đánh giá khả năng dùng từ, đọc hiểu và phân tích bài viết; 25 câu trắc nghiệm đánh giá khả năng đọc hiểu tiếng Anh; một bài luận tiếng Việt khoảng 25 – 50 dòng trình bày về một chủ đề cho sẵn. Ở phần 2, trắc nghiệm tư duy logic thể hiện qua kiến thức toán học và bài trắc nghiệm kiểm tra khả năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề với 50 câu về kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kinh tế và kỹ thuật.

Cấu trúc đề thi này ở chỗ không bắt buộc thí sinh phải học thuộc lòng kiến thức. Thay vào đó, từ những vấn đề thực tiễn với số liệu cụ thể, câu hỏi yêu cầu thí sinh thể hiện khả năng tư duy suy luận, phân tích và giải quyết vấn đề. Kỳ thi dự kiến diễn ra sau 2 tuần kỳ thi THPT do Bộ GD-ĐT tổ chức, dự kiến ở 3 điểm: TP.HCM, Cần Thơ và Quy Nhơn. Trong năm đầu tiên bài thi có thể chỉ theo hình thức trắc nghiệm, phần tự luận kiểm tra khả năng diễn đạt tiếng Việt sẽ thực hiện sau 2 năm tiếp theo để thí sinh có thời gian chuẩn bị.

Tuy nhiên, đề án thi đánh giá năng lực này chỉ là một trong các tiêu chí của phương án tuyển sinh mà ĐHQG TPHCM áp dụng để xét tuyển trong năm 2017. Bên cạnh đó, ĐHQG TPHCM dự kiến có nhiều tiêu chí khác như mở rộng ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi các trường phổ thông chuyên và năng khiếu từ 10% (năm 2016) lên 20 – 30%; sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia.

Lê Phương



Xem nguồn

Thủ tướng gửi thư khen các cô giáo mầm non cứu trẻ

Posted: 15 Dec 2016 02:38 AM PST


– Thật cảm động trước suy nghĩ của các cô giáo: "thà cô chết chứ không để trò chết" – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ trong lá thư gửi các cô giáo Trường Mầm non xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên vào sáng nay 15/12.

Qua thư, Thủ tướng đã dành những lời khen tặng các cô giáo trước hành động cứu giúp và bảo vệ an toàn tuyệt đối cho các em học sinh khi lũ về nhanh, gây ngập lụt nghiêm trọng tại trường.

Dưới đây là nội dung lá thư của Thủ tướng:

Tôi rất xúc động được biết tin, trong ngày 13 tháng 12 năm 2016, với lòng dũng cảm, trách nhiệm và tình người sâu sắc, các cô giáo Trường Mầm non xã An Hiệp và người dân địa phương đã cứu giúp và bảo vệ an toàn tuyệt đối cho các cháu học sinh trong khi lũ về nhanh, gây ngập lụt nghiêm trọng tại Trường.

Thật cảm động trước suy nghĩ của các cô giáo: "thà cô chết chứ không để trò chết". Thay mặt Chính phủ, tôi gửi lời biểu dương, khen ngợi các cô giáo Trường Mầm non xã An Hiệp và người dân địa phương đã tham gia cứu giúp các cháu.

Nhân đây, tôi yêu cầu chính quyền địa phương các vùng bị lũ lụt vừa qua khẩn trương có những biện pháp phù hợp để khắc phục thiệt hại, sớm ổn định việc học tập cho các cháu, trong đó có Trường mầm non An Hiệp.

Tôi cũng đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên và Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo rà soát trên địa bàn tỉnh Phú Yên cũng như trên phạm vi cả nước đối với các trường học, nhất là các trường mầm non để chủ động có các biện pháp phòng, tránh và cứu hộ cứu nạn cần thiết, nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn cho các cháu khi có thiên tai, mưa lũ lớn xảy ra.

Trân trọng,

Nguyễn Xuân Phúc



Xem nguồn

ĐH Quốc gia TPHCM chưa quyết định có thi đánh giá năng lực hay không

Posted: 15 Dec 2016 01:56 AM PST


"Hiện tại ĐHQG TPHCM đang xem xét đề án thật cụ thể, thấu đáo mọi vấn đề và sẽ công bố quyết định chính thức trong thời gian sớm nhất", ông Chính chia sẻ.

Thí sinh thi THPT tại một trường ĐH thành viên ĐHQG TPHCM

Thí sinh thi THPT tại một trường ĐH thành viên ĐHQG TPHCM

Trước đó, TS Nguyễn Quốc Chính từng cho biết ĐHQG TPHCM đưa ra chủ trương tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực trong năm 2017. Đề án thi này đang được xây dựng và sẽ sớm trình Ban giám đốc ĐHQG TPHCM, Bộ GD-ĐT thông qua.

Theo dự kiến đề án, bài thi được tổ chức theo định hướng đánh giá năng lực học ĐH chứ không nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trên cơ sở đó, bài thi dự kiến làm trên giấy gồm 1 câu tự luận, 125 câu trắc nghiệm trong thời gian 180 phút.

Cấu trúc bài thi gồm 2 phần: phần 1 đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ và phần 2 kiểm tra khả năng tư duy logic, giải quyết vấn đề. Trong phần 1, dự kiến sẽ có 25 câu trắc nghiệm tiếng Việt đánh giá khả năng dùng từ, đọc hiểu và phân tích bài viết; 25 câu trắc nghiệm đánh giá khả năng đọc hiểu tiếng Anh; một bài luận tiếng Việt khoảng 25 – 50 dòng trình bày về một chủ đề cho sẵn. Ở phần 2, trắc nghiệm tư duy logic thể hiện qua kiến thức toán học và bài trắc nghiệm kiểm tra khả năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề với 50 câu về kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kinh tế và kỹ thuật.

Cấu trúc đề thi này ở chỗ không bắt buộc thí sinh phải học thuộc lòng kiến thức. Thay vào đó, từ những vấn đề thực tiễn với số liệu cụ thể, câu hỏi yêu cầu thí sinh thể hiện khả năng tư duy suy luận, phân tích và giải quyết vấn đề. Kỳ thi dự kiến diễn ra sau 2 tuần kỳ thi THPT do Bộ GD-ĐT tổ chức, dự kiến ở 3 điểm: TP.HCM, Cần Thơ và Quy Nhơn. Trong năm đầu tiên bài thi có thể chỉ theo hình thức trắc nghiệm, phần tự luận kiểm tra khả năng diễn đạt tiếng Việt sẽ thực hiện sau 2 năm tiếp theo để thí sinh có thời gian chuẩn bị.

Tuy nhiên, đề án thi đánh giá năng lực này chỉ là một trong các tiêu chí của phương án tuyển sinh mà ĐHQG TPHCM áp dụng để xét tuyển trong năm 2017. Bên cạnh đó, ĐHQG TPHCM dự kiến có nhiều tiêu chí khác như mở rộng ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi các trường phổ thông chuyên và năng khiếu từ 10% (năm 2016) lên 20 – 30%; sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia.

Lê Phương



Xem nguồn

Comments