Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Người thầy 40 năm “nặng nợ” với từng giọt máu cứu người

Posted: 14 Dec 2016 08:17 AM PST


Dù đã ngoài 77 tuổi nhưng thầy thuốc nhân dân, nhà giáo Nguyễn Ngọc Minh vẫn một lòng tận tụy với nền y học nước nhà. Ngày ngày truyền đạt y đức, đào tạo những bác sĩ giỏi nghề, sắc son một lời thề Hippocrates.

Nỗi đau trước những cái chết vì thiếu máu

Gần ba mươi năm trôi qua, nhưng ký ức buồn về cái chết của hai mẹ con sản phụ trẻ cứ ám ảnh trong tâm trí người thầy thuốc. Ánh mắt rưng rưng, đỏ hoe không che được những giọt nước mắt lăn dài trên đôi gò má đã nhăn nheo, đầy vết chân chim.



PGS.TS Nguyễn Ngọc Minh được xem là “cha đẻ” của chương trình hiến máu nhân đạo ở Việt Nam. Ảnh: An Nguyên

Thầy kể lại, ông từng chứng kiến một ca phẩu thuật lấy thai cho một thai phụ đã đến kỳ sinh nở. Ca phẫu thuật hết sức đơn giản, những tưởng không có gì phức tạp.

Nhưng rồi xuất hiện một tình huống ngoài dự tính, sản phụ bị mất nhiều máu, cần truyền máu gấp. Cả bệnh viện như ngồi trên đống lửa vì không có nguồn máu dự trữ. Các bác sĩ, y tá liên hệ với nhiều nguồn, tìm đủ mọi cách để cứu hai sinh mạng đang trong tình cảnh thập tử nhất sinh.


(GDVN) – Hội đồng hiệu trưởng các trường Đại học Y – Dược đã họp và đồng thuận đề nghị áp dụng điểm ngưỡng chất lượng đầu vào riêng, liệu điều này có được sự ủng hộ?


"Chỉ vì thiếu máu mà chúng tôi đã mất hai mẹ con cô ấy. Suốt mấy chục năm qua, tôi chưa thể nào quên hình ảnh hôm ấy" thầy Minh xúc động nói. Hình ảnh đó như vết dao sắc cứa vào tâm can người bác sỹ.

Nhiều đêm trăn trở bên giường bệnh nhân, ông tự hỏi: "sao lại không tạo ra một nguồn máu dự trữ cho bệnh nhân?".

“Hồi đó, nền y học nước ta còn lạc hậu. Tất cả nguồn máu đều phụ thuộc vào đội ngũ bán máu chuyên nghiệp. Nhiều bệnh nhân đã không qua khỏi do thiếu máu truyền” ông cho biết.

Đầu những năm 90, thầy Minh có cơ hội đi tu nghiệp ở các nước có nền y học tiên tiến như: Mỹ, Pháp, Hà Lan, Anh… Những lần gặp gỡ, giao lưu với các chuyên gia y tế hàng đầu thế giới đã để lại trong thầy nhiều ý tưởng, dự tính cho nền huyết học nước nhà.

"Ngày ấy, nhiều nước đã có chương trình hiến máu nhân đạo, giúp cho hàng triệu người thoát khỏi nguy cơ tử vong. Đây là một chương trình đầy tính nhân văn mà Việt Nam cần phải có".

Mang ý tưởng ấy về nước, thầy đã cùng các thành viên trong Hội chữ thập đỏ Việt Nam sáng lập nên chương trình hiến máu tình nguyện.

"Những ngày đầu, không ai dám đến hiến máu vì họ lo sợ bị bệnh, sức khỏe giảm sút, sẽ ốm đau… Chúng tôi phải gõ cửa từng cơ quan, từng trường đại học, thuyết phục từng người dân, sinh viên để họ hiểu ý nghĩa của việc hiến máu".

Lăn lộn với từng cán bộ chữ thập đỏ khắp các ngang cùng ngõ hẻm, đến đâu thầy cũng chỉ cho mọi người ý nghĩa của việc hiến máu cứu người.

"Hiến máu không gây phát sinh bệnh tật gì cả, mà một giọt máu cho đi là thắp lên bao hy vọng cứu sống bệnh nhân" thầy Minh chia sẻ.

Rồi những ngày nhọc nhằn, vất vả cũng qua, chương trình hiến máu nhân đạo được nhân dân cả nước đón nhận. Mọi người đều chung tay, chia sẽ từng giọt máu để cứu người.

Truyền nhiệt huyết cho sinh viên

Dù được phong hàm giáo sư từ năm 1991, trải qua nhiều chức vụ tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Ủy viên thường trực hội huyết học thể nghiệm quốc tế… nhưng khi gặp chúng tôi, thầy chỉ cười nói: "Cuộc đời tôi có vinh dự được nhận hai chữ thầy là thầy thuốc và thầy giáo. Nghề nào với tôi cũng đáng trân trọng và tự hào. Tôi đã sống hết mình vì hai chữ thầy ấy".



Sinh viên y khoa phải luôn đặt chữ Tâm lên hàng đầu. Ảnh: An Nguyên

Sau nhiều năm giảng dạy và xây dựng Khoa Huyết học truyền máu (Đại học Y dược Huế), năm 2008, thầy chuyển về giảng dạy tại Khoa Y – Dược – Điều dưỡng của Trường Đại học Duy Tân.

Trong sự nghiệp trồng người của mình, thầy luôn tâm niệm rằng, người học y thì cái tâm phải đặt lên hàng đầu.

"Nghề y là nghề phục vụ cho những người 'đặc biệt', đó là người bệnh, người đau ốm, có khi cận kề cái chết. Bác sĩ hay y tá, điều dưỡng chăm sóc cho họ phải bằng tình thương, sự quan tâm thì mới làm tròn bổn phận của mình" thầy nói.


(GDVN) – Ngày 15/8, Đại học Kinh doanh và Công nghệ đã chính thức rút thông tin điểm chuẩn vào ngành Y đa khoa, Dược học 18 điểm ra khỏi thông báo.


Trong những giờ giảng của mình, ngoài việc truyền thụ kiến thức y khoa, thầy nhắc nhở học trò phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ và sự nhân từ.

"Nghề nào có thể xảy ra sai sót nhưng nghề y thì không được sai, dù chỉ một li. Các bạn sinh viên y khoa phải tự rèn cho mình tính cẩn trọng, tỉ mỉ trong từng vết mổ, vết khâu".

Thầy nói tiếp, bác sĩ cũng phải học cách cảm nhận nỗi đau của người bệnh để rồi có sự chia sẻ, yêu thương. Hãy xem họ như những người thân ruột thịt của mình để tận lực cứu chữa.

Khi nói về thầy, nhiều sinh viên không giấu niềm tự hào vì được là "học trò của thầy Minh".

Tự hào bởi người thầy dù đã ở tuổi "xưa nay hiếm" nhưng vẫn miệt mài bên những công trình y khoa "đẳng cấp quốc tế". Hơn 100 công trình nghiên cứu của thầy đã được công bố rộng rãi trong và ngoài nước.



Xem nguồn

Hàng chục ngàn học sinh Quảng Nam nghỉ học do mưa lũ

Posted: 14 Dec 2016 07:35 AM PST


Theo ông Hoàng, có 22.087 học sinh trên địa bàn nghỉ học. Nếu ngày mai nước lũ vẫn chưa rút thì Phòng tiếp tục cho học sinh nghỉ học, còn nếu nước rút sẽ có thông báo cụ thể lịch đi học trở lại.

Nước lũ chia cắt đường liên xã từ Đại Đồng lên xã Đại Hưng, Đại Lãnh huyện Đại Lộc

Nước lũ chia cắt đường liên xã từ Đại Đồng lên xã Đại Hưng, Đại Lãnh huyện Đại Lộc

Trong chiều ngày 13/12 và sáng ngày 14/12, do mưa lớn nên nhiều tuyến đường liên xã bị nước lũ chia cắt hoàn toàn, tập trung chủ yếu tại các xã thuộc vùng trũng thấp như Duy Châu, Duy Vinh, Duy Trinh, Duy Thành… buộc người dân phải sử dụng ghe thuyền để đi lại.

Không chỉ những tuyến giao thông liên xã, liên thôn, liên xóm bị ngập sâu 0,5-1m mà nhiều điểm trên con đường độc đạo ĐT610 từ thị trấn Nam Phước lên vùng tây của huyện cũng bị lũ tràn qua gây khó khăn cho việc lưu thông.

Tại TP Hội An, thầy Nguyễn Văn Dung – Trưởng Phòng giáo dục cho biết, do mưa lũ, Phòng đã thông báo cho học sinh các vùng thấp trũng nghỉ học từ chiều ngày 14 và ngày 15/12. Cụ thể, học sinh các phường Cẩm Kim, Thanh Hà, Cẩm Nam, Cẩm Phô sẽ nghỉ học. Tổng số có hơn 3 ngàn học sinh trên địa bàn phải nghỉ học do mưa lũ chia cắt đường nên các em không thể đến trường được.

Thầy Huỳnh Ngọc Ánh – Trưởng Phòng giáo dục huyện Đại Lộc cho biết, để chủ động ứng phó với mưa lũ, lãnh đạo phòng đã chỉ đạo cho các Hiệu trưởng chủ động cho học sinh các trường nghỉ học khi lũ lên chia cắt đường sá.

Theo thầy Ánh, các vùng thấp trũng của huyện như Vùng B gồm các xã Đại Cường, Đại Chánh, Đại Tân, Đại Phong và các xã vùng thấp trũng khác như xã Đại Lãnh, Đại Hưng… học sinh cũng sẽ nghỉ học khi có lũ về. Tuy nhiên, số lượng học sinh nghỉ học thì thầy Ánh chưa thống kê cụ thể.

Công Bính



Xem nguồn

Các trường ngoài công lập chuẩn bị nội dung để báo cáo Thủ tướng

Posted: 14 Dec 2016 06:53 AM PST



Theo công văn, ngày 13/12/2016, đến thăm và dự lễ kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu ý kiến thân tình với Lãnh đạo và toàn thể thầy, cô giáo, cán bộ quản lý và sinh viên của trường. 

Tại đây Thủ tướng đã đặt hàng cho Trường nghiên cứu và đề xuất giải pháp thực hiện cho 4 vấn đề liên quan tới Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ nói riêng, các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập nói chung. Đó là: 

Một là, vấn đề tuyển sinh. Nhiều trường đại học tư thục gặp khó khăn trong vấn đề tuyển sinh. Kinh nghiệm thành công trong tuyển sinh của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là gì?

Hai là một trường đại học tư thục, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội có được trao quyền tự chủ tối đa trong quản trị đại học hay không? 

Ba là huy động nguồn lực, nguồn viện trợ, tài trợ trong vai trò của mình.

Từ góc nhìn của nhà trường, Chính phủ cần làm gì, bằng cơ chế và chính sách nào để người dân, không chỉ có người giàu mà bất kỳ người Việt Nam nào, trong nước hay ngoài nước đều có thể góp sức người, sức của, tiền bạc, vật chất, trí tuệ, vốn… vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục đại học Việt Nam nói riêng.

Bốn là vấn đề đất đai và cơ sở hạ tầng. Tiếp cận đất đai và đầu tư cho cơ sở hạ tầng thường khó khăn và tốn kém đối với trường đại học…

Những cơ chế chính sách nào liên quan trong vấn đề này được cho là rào cản đối với các trường đại học tư thục hiện nay?

Nhà trường có đề xuất gì để tháo gỡ các khó khăn này, không chỉ cho nhà trường mà cho cả khối trường đại học tư thục nói chung.

Qua 4 vấn đề mà Thủ tướng Chính phủ nêu, Thường trực Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhận thấy rằng, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng với những vấn đề đã chuẩn bị theo kế hoạch sẽ là nội dung chủ yếu trong Hội thảo của Hiệp hội tổ chức 8h00 ngày 22/12/2016 tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. 

Hiệp hội cho rằng những nội dung này cần phải được tập trung nghiên cứu, trao đổi thấu đáo và thống nhất để báo cáo Thủ tướng xem xét giải quyết.

Để hội thảo này đạt được kết quả mong muốn, Thường trực Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam trân trọng đề nghị Lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập lưu ý thực hiện:

–  Bố trí người tham dự hội thảo đầy đủ và đúng thành phần.

–  Chuẩn bị tốt nội dung ý kiến, báo cáo để trao đổi tại hội thảo, chú ý thích đáng tới những vấn đề mà Thủ tướng Chính phủ đã nêu ra và gửi về Văn phòng Hiệp hội (qua thư điện tử toadamtncl@gmail.com) để in thành tài liệu phục vụ hội thảo.  

Để công tác đón tiếp và tổ chức hội thảo được chu đáo, Ban tổ chức trân trọng đề nghị Quý trường đăng ký tham dự gửi về Ban tổ chức hội thảo theo địa chỉ:

Email: toadamtncl@gmail.com; điện thoại: 04.3795.7159; 0904.301.681 

Phiếu đăng ký tham dự hội thảo, tải tại đây. 



Xem nguồn

Tuyên truyền phòng chống tội phạm, tội phạm ma túy và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Posted: 14 Dec 2016 06:11 AM PST


Chương trình tập huấn do lãnh đạo các đơn vị chức năng: Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Anh ninh chính trị nội bộ, Cảnh sát hình sự (Công an TP Đà Nẵng) trực tiếp đảm nhận.Chương trình tập huấn do lãnh đạo các đơn vị chức năng: Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Anh ninh chính trị nội bộ, Cảnh sát hình sự (Công an TP Đà Nẵng) trực tiếp đảm nhận.

Theo ThS Nguyễn Đức Tiến – Phó Trưởng Ban phụ trách Ban Công tác HSSV ĐH Đà Nẵng, đây là một trong những hoạt động quan trọng nhằm tiếp tục thực hiện Thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BCA-BGDĐT và Quy chế phối hợp giữa ĐH Đà Nẵng và Công an Đà Nẵng về phối hợn triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác tại các cơ sở giáo dục đại học thành viên, đơn vị trực thuộc ĐH Đà Nẵng.

Theo đó, triển khai phổ biến các văn bản mới về công tác phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự trong HSSV. Phổ biến thông tin, tình hình về phòng chống tội phạm, tội phạm ma túy và tệ nạn xã hội, tập trung vào đối tượng thanh thiếu niên, HSSV trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Giao lưu, đối thoại giữa HSSV và lãnh đạo các đơn vị chức năng về công tác phòng chống tội phạm, tội phạm ma túy và tệ nạn xã hội…Nhằm nâng cao công tác truyền về phòng chống tội phạm, tội phạm ma túy và tệ nạn xã hội trong HSSV.

Chương trình tập huấn do lãnh đạo các đơn vị chức năng: Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Anh ninh chính trị nội bộ, Cảnh sát hình sự (Công an TP Đà Nẵng) trực tiếp đảm nhận. Nội dung tập huấn tập trung vào các nội dung cơ bản như:

Trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức và kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ lớp về phòng chống tội phạm và ma túy, gắn với công tác quản lý HSSV trong toàn ĐH Đà Nẵng; Tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong HSSV về công tác phòng chống tội phạm, tội phạm ma túy và tệ nạn xã hội…



Xem nguồn

Mưa lũ xối xả, Quảng Nam cho hàng vạn học sinh nghỉ học

Posted: 14 Dec 2016 05:29 AM PST


 – Từ ngày hôm nay, tỉnh Quảng Nam đã cho học sinh tại nhiều huyện nghỉ học để tránh mưa lũ.

Trao đổi với VietNamNet chiều tối nay, ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam cho biết, trong chiều nay ông đã ký văn bản gửi Phòng GD-ĐT toàn tỉnh. 

Ông yêu cầu các Phòng theo dõi sít sao tình hình mưa lũ, chủ động cho học sinh nghỉ học.

Sở GD-ĐT Quảng Nam cũng khuyến cáo Hiệu trưởng các trường kiểm tra, đảm bảo phòng học đủ điện chiếu sáng cũng như an toàn điện lưới trong điều kiện mưa lũ. "Các nhà trường phải thường xuyên nhắc nhở học sinh, đi đến lớp, về đến nhà, không la cà ở các vùng lũ", ông Quốc cho biết thêm.

Mưa lũ xối xả, Quảng Nam cho hàng vạn học sinh nghỉ học
Mưa lũ chia cắt nhiều tuyến đường huyết mạch ở Quảng Nam

Trước đó, hai địa bàn chịu ảnh hưởng nặng của lũ là TP. Hội An và huyện Duy Xuyên đã chủ động cho học sinh nghỉ học.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND TP Hội An cho biết đã chỉ đạo ngành chức năng cho học sinh 3 xã ngập sâu không đến lớp trong ngày hôm nay.

"Từ ngày mai, UBND huyện chỉ đạo Phòng GD&ĐT cho học sinh toàn TP nghỉ học. Các địa phương căn cứ vào tình hình mưa lũ để chủ động cho các em đi học lại", ông Dũng nói.

Tại huyện Duy Xuyên, từ sáng nay, Phòng GD&ĐT cũng đã có thông báo cho hơn 22.000 học sinh toàn huyện nghỉ học do mưa lũ phức tạp, nhiều tuyến đường bị chia cắt.

Theo ghi nhận của VietNamNet, từ trưa nay lũ đã tràn vào TP Hội An. Hiện lũ trên hệ thống sông sông Vu Gia – Thu Bồn (Quảng Nam), sông Lũy (Bình Thuận) và các sông ở Quảng Ngãi đang lên rất nhanh. 

Thông tin từ Chi cục phòng chống lụt bão miền Trung, Tây Nguyên, khu vực duyên hải Nam Trung Bộ hiện có 10/30 hồ thủy điện đang xả tràn; trong đó tỉnh Quảng Nam có 4 hồ gồm Sông Tranh 2, Đakmi 4A, Sông Bung 4A, Sông Côn 2.

Cao Thái



Xem nguồn

Thi học kỳ ở Hà Nội: Lạ lùng đáp án "y xì đúc" câu hỏi

Posted: 14 Dec 2016 04:45 AM PST


Thông tin ban đầu theo thầy Văn Như Cương – Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường THPT Lương Thế Vinh cho biết đề kiểm tra học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn mà phòng giáo dục quận Cầu Giấy (Hà Nội) gửi về cho các trường trên địa bàn, được tổ chức thi cho học sinh ngày 13/12 có nhiều chi tiết khó hiểu. Đó là phần câu hỏi và đáp án bị trùng nhau. 

Trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, bà Lê Kim Anh – Hiệu trưởng trường THCS Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, sai sót trong đề thi và phần hướng dẫn chấm thi là có. 

Và đại diện trường đã được Phòng GD&ĐT mời lên để đính chính kịp thời và có hướng dẫn cụ thể, chi tiết về cách chấm thi.  

Tuy nhiên, theo bà Kim Anh: “Sai sót trong đề thi không ảnh hưởng nhiều tới kết quả bài làm của học sinh bởi sai sót nằm ở lệnh dẫn chứ không nằm ở lệnh hỏi”

Trước đó, bà Lê Thị Kim Ánh – Phó Trưởng phòng Giáo dục quận Cầu Giấy (Hà Nội) cũng thừa nhận có sai sót này. 

"Trong quá trình làm đề kiểm tra, chúng tôi đã có những sai sót và đã nhận ra, chúng tôi giải quyết bằng việc mời các trường để đính chính để đảm bảo quyền lợi nhất cho các em học sinh. 

Quan điểm sẽ là sẽ chấm đúng để không ảnh hưởng đến kết quả của các cháu", Phó Trưởng phòng Giáo dục quận Cầu Giấy nói.

Cụ thể, trong đề kiểm tra học kỳ lớp 9 môn Ngữ Văn mà Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy gửi các trường trên địa bàn có nội dung như sau:

"Phần 1 (4.0 điểm) Văn bản "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" có viết như sau:

1. Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn thể nhân loại: Hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn.

2. Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui chơi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.

Câu 1. Nêu xuất xứ của văn bản trên.

Câu 2. Từ đoạn trích trên hãy cho biết vì sao trẻ em trên thế giới lại là đối tượng cần được bảo vệ, chăm sóc và quan tâm của cộng đồng quốc tế?…"

Phần câu hỏi của đề kiểm tra học kỳ lớp 9 trên địa bàn quận Cầu Giấy (Hà Nội)

Hướng dẫn đáp án được in và phát cho người chấm thi như sau:

“Câu 2.Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi của chúng phải được sống trong vui chơi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển,Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ.Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới”.

Phần hướng dẫn đáp án mà phòng giáo dục đào tạo gửi tới giáo viên chấm thi.

Như vậy để trả lời cho ý 2 của câu hỏi này, học sinh chỉ cần chép lại văn bản đúng y nguyên từng câu, từng chữ, từng dấu chấm, phẩy… 



Xem nguồn

Quảng Nam: Hàng chục ngàn học sinh nghỉ học do mưa lũ

Posted: 14 Dec 2016 04:03 AM PST


Theo ông Hoàng, có 22.087 học sinh trên địa bàn nghỉ học. Nếu ngày mai nước lũ vẫn chưa rút thì Phòng tiếp tục cho học sinh nghỉ học, còn nếu nước rút sẽ có thông báo cụ thể lịch đi học trở lại.

Nước lũ chia cắt đường liên xã từ Đại Đồng lên xã Đại Hưng, Đại Lãnh huyện Đại Lộc

Nước lũ chia cắt đường liên xã từ Đại Đồng lên xã Đại Hưng, Đại Lãnh huyện Đại Lộc

Trong chiều ngày 13/12 và sáng ngày 14/12, do mưa lớn nên nhiều tuyến đường liên xã bị nước lũ chia cắt hoàn toàn, tập trung chủ yếu tại các xã thuộc vùng trũng thấp như Duy Châu, Duy Vinh, Duy Trinh, Duy Thành… buộc người dân phải sử dụng ghe thuyền để đi lại.

Không chỉ những tuyến giao thông liên xã, liên thôn, liên xóm bị ngập sâu 0,5-1m mà nhiều điểm trên con đường độc đạo ĐT610 từ thị trấn Nam Phước lên vùng tây của huyện cũng bị lũ tràn qua gây khó khăn cho việc lưu thông.

Tại TP Hội An, thầy Nguyễn Văn Dung – Trưởng Phòng giáo dục cho biết, do mưa lũ, Phòng đã thông báo cho học sinh các vùng thấp trũng nghỉ học từ chiều ngày 14 và ngày 15/12. Cụ thể, học sinh các phường Cẩm Kim, Thanh Hà, Cẩm Nam, Cẩm Phô sẽ nghỉ học. Tổng số có hơn 3 ngàn học sinh trên địa bàn phải nghỉ học do mưa lũ chia cắt đường nên các em không thể đến trường được.

Thầy Huỳnh Ngọc Ánh – Trưởng Phòng giáo dục huyện Đại Lộc cho biết, để chủ động ứng phó với mưa lũ, lãnh đạo phòng đã chỉ đạo cho các Hiệu trưởng chủ động cho học sinh các trường nghỉ học khi lũ lên chia cắt đường sá.

Theo thầy Ánh, các vùng thấp trũng của huyện như Vùng B gồm các xã Đại Cường, Đại Chánh, Đại Tân, Đại Phong và các xã vùng thấp trũng khác như xã Đại Lãnh, Đại Hưng… học sinh cũng sẽ nghỉ học khi có lũ về. Tuy nhiên, số lượng học sinh nghỉ học thì thầy Ánh chưa thống kê cụ thể.

Công Bính



Xem nguồn

Đề thi học kỳ có đáp án trùng với câu hỏi

Posted: 14 Dec 2016 03:21 AM PST


– Nhiều giáo viên băn khoăn khi nhận được hướng dẫn chấm bài, đáp án cần đạt được y hệt đề thi mà phòng giáo dục quận Cầu Giấy (Hà Nội) đưa ra mới đây.


Chia sẻ với VietNamNet, ông Văn Như Cương, Chủ tịch HĐQT Trường THPT Lương Thế Vinh cho biết, đây là đề kiểm tra học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn mà phòng giáo dục quận Cầu Giấy gửi về cho các trường trên địa bàn, được tổ chức thi cho học sinh ngày 13/12.

Tuy nhiên, sau khi đối chiếu đề thi và phần hướng dẫn chấm bài (có thể coi là gợi ý đáp án) thì phát hiện nhiều chi tiết khó hiểu.

Điều đáng chú ý nhất là để trả lời cho một câu hỏi trong đề này, nếu theo như hướng dẫn của phòng giáo dục thì học sinh chỉ cần chép lại đúng từng câu, từng chữ, từng dấu chấm, phẩy… nội dung trong câu hỏi là đạt điểm.

Đề thi học kỳ có đáp án trùng với câu hỏi
Phần dẫn trong câu hỏi của đề thi…
Đề thi học kỳ có đáp án trùng với câu hỏi
…chính là nội dung cần đạt trong hướng dẫn đáp án mà phòng giáo dục đào tạo gửi tới giáo viên chấm thi.

Cụ thể, trong đề có nội dung như sau:

"Phần 1 (4.0 điểm) Văn bản "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" có viết như sau :

1. Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn thể nhân loại: Hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn.

2. Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui chơi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.

Câu 1. Nêu xuất xứ của văn bản trên.

Câu 2. Từ đoạn trích trên hãy cho biết vì sao trẻ em trên thế giới lại là đối tượng cần được bảo vệ, chăm sóc và quan tâm của cộng đồng quốc tế ?

…"

Hướng dẫn đáp án đươc in và phát cho người chấm thi như sau:

“Câu 2 . Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi của chúng phải được sống trong vui chơi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển,Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ.Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới”.

PGS Văn Như Cương cho rằng, như vậy để trả lời cho ý 2 của câu hỏi này, học sinh chỉ cần chép lại văn bản đúng y nguyên từng câu , từng chữ, từng dấu chấm, phẩy… trong đề là đạt điểm tối đa.

Trao đổi với VietNamNet, bà Lê Thị Kim Ánh, Phó Trưởng phòng Giáo dục quận Cầu Giấy xác nhận có sự việc trên và phòng giáo dục cũng đã phát hiện ra có những sai sót trong đề thi cũng như trong phần hướng dẫn chấm thi.

"Trong quá trình làm đề kiểm tra, chúng tôi đã có những sai sót và đã nhận ra, đồng thời có hướng giải quyết bằng việc mời các trường để đính chính, làm sao theo hướng đảm bảo quyền lợi nhất cho các em học sinh. Quan điểm sẽ là sẽ chấm đúng để không ảnh hưởng đến kết quả của các cháu", bà Ánh nói.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Đưa lời bài hát “Ông bà anh” vào đề thi, có gì phải tán dương?

Posted: 14 Dec 2016 02:40 AM PST


– Thơ về tình yêu có bao nhiêu bài hay đã được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học thẩm định, có bao nhiêu bài hay được sàng lọc qua thời gian, vậy tại sao không chọn làm ngữ liệu cho đề thi, việc gì phải "chạy" theo trào lưu "hot" trên mạng như vậy?

Gần đây, rất nhiều báo mạng "nóng" với chuyện đưa lời bài hát "Ông bà anh" của tác giả Lê Thiện Hiếu vào đề thi học kỳ. Không ít bài báo tán dương, khen ngợi hết lời về đề thi này, chẳng hạn:

"Đề thi được nhiều người đánh giá là rất hay, vừa gần gũi vừa nhân văn và sẽ gợi được sự hứng thú của học sinh khi làm bài"; "đề thi hoàn toàn phù hợp và có ý nghĩa thiết thực đối với học sinh lớp 12"; "ca từ bài hát thể hiện giá trị nhân văn, hy vọng học sinh hiểu được tình cảm của thế hệ đi trước để sống nhân văn, không chạy theo vật chất, thế giới ảo"…

Vậy chất lượng thực sự của đề thi này như thế nào ? Có nên ra đề theo xu hướng đó không ? Việc tán dương quá lời như thế trên báo chí để làm gì ?

Đưa lời bài hát

Bài hát “Ông bà anh” được đưa vào đề kiểm tra học kỳ I dành cho lớp 12 tại một trường THPT ở TP.HCM.

Trước hết về mặt hứng thú, đề thi này tạo được sự chú ý đối với học sinh, phù hợp với lứa tuổi mới lớn vì đó là lời một bài hát đang "hot" trong giới trẻ. Ngữ liệu đề thi là lời một bài hát lạ, hiện đại, hợp "gu" với tuổi Teen hồn nhiên, nhí nhảnh, trẻ trung. Bài hát "Ông bà anh" đón nhận được sự nhiều sự yêu thích của các bạn trẻ vì điều này.

Nhưng đây là trào lưu âm nhạc, bản chất của nó khác xa với tác phẩm văn học. Bài hát hay, thường hay cả phần nhạc lẫn phần lời, nhưng không có nghĩa phần lời của nó thay thế được lời thơ, lời văn của tác phẩm văn học.

Khách quan mà nói, lời bài hát tuy hồn nhiên, chân thật, mộc mạc nhưng nếu xét về mặt văn học thì đó là những lời rất dễ dãi, yếu tố nghệ thuật rất thấp. Xin được trích vài đoạn:

"Và thời ấy,

Bình dị lắm con ơi!

Chạm tay nhau một giây thôi, là nhớ nhau cả đời"

….

"Ôi tình yêu!

Thời nay mệt quá ai ơi!

Giận nhau không nói 1 lời chỉ vì không rep inbox thôi

Và em ơi!

Thời nay mệt quá đi thôi!"

"Ông bà anh" không phải là bài hát phổ thơ hoặc phỏng thơ. Lời bài hát cũng không có yếu tố thơ thực thụ. Vậy lấy lời bài hát này làm ngữ liệu trong đề thi môn Văn lớp 12 (môn thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia) rõ ràng là không ổn, nếu không muốn nói là có phần tùy tiện.

Thơ về tình yêu có bao nhiêu bài hay đã được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học thẩm định, có bao nhiêu bài hay được sàng lọc qua thời gian, vậy tại sao người ra đề không chọn làm ngữ liệu cho đề thi, việc gì phải "chạy" theo trào lưu "hot" trên mạng như vậy?

Liên hệ, đưa những vấn đề trong thực tế cuộc sống vào giáo dục nhà trường là cần thiết nhưng phải tùy chỗ, tùy lúc chứ không nên mơ hồ, tùy hứng. Bao nhiêu tác giả, tác phẩm được chọn lọc trong chương trình THPT nói chung, Văn học 12 nói riêng mà thầy cô đã vất vả truyền đạt đến trò không đáng để đưa vào đề kiểm tra hay sao? Biết bao nhiêu tác phẩm hay về tình yêu học trò (trong và ngoài chương trình) như "Tôi yêu em" (Puskin), "Bài thơ số 28" (Ta-go), "Sóng" (Xuân Quỳnh), "Biển" (Xuân Diệu), "Chút tình đầu" (Đỗ Trung Quân), Hoa sữa (Nguyễn Phan Hách)… không đủ để ra hàng trăm đề kiểm tra hay sao mà phải chạy theo những trào lưu "ngắn hạn" như vậy ?

Những đề thi chạy theo trào lưu "hot" trên mạng không phải bây giờ mới có. Trước đây từng có rất nhiều đề thi học kỳ đã đưa "hình ảnh" Bà Tưng, Lệ Rơi, Sơn Tùng – MTP "ngậm kẹo", Soái Ca, "Hậu duệ mặt trời"… để làm cho đề thi "nóng", "lạ", gây "sốt". Nhiều bài báo theo đó cũng "sốt" theo, tán dương ca ngợi hết lời.

Ra đề thi chạy theo trào lưu "hot" trên mạng, học sinh thích đấy, hấp dẫn đấy, nhiều người khen "hay" đấy. Nhưng than ôi, "Rằng hay cũng thật là hay/ Xem ra ngậm đắng nuốt cay thế nào".

Nhà giáo Lê Xuân Chiến



Xem nguồn

Quảng Bình: Hội nghị giao ban Hội Khuyến học Cụm IV các tỉnh Bắc miền Trung

Posted: 14 Dec 2016 01:58 AM PST


Video: Hội nghị giao ban Hội Khuyến học Cụm IV các tỉnh Bắc miền Trung

Tham dự hội nghị có GS-TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Thường trực, kiêm Tổng thư ký Hội khuyến học Việt Nam, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam Phạm Hoàng Be, đại diện Hội Khuyến học 5 tỉnh Bắc miền Trung gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị cùng đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Bình.

Toàn cảnh Hội nghị giao ban thi đua khuyến học Bắc miền Trung năm 2016. (Ảnh Tiến Thành)

Toàn cảnh Hội nghị giao ban thi đua khuyến học Bắc miền Trung năm 2016. (Ảnh Tiến Thành)

Tại hội nghị, đại diện hội khuyến học các tỉnh đã lần lượt báo cáo tình hình hoạt động năm 2016. Trong năm qua, các tỉnh Bắc miền Trung đặc biệt các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị gặp nhiều khó khăn từ sự cố môi trường biển và lũ lụt ảnh hưởng mọi mặt đời sống của nhân dân, tuy nhiên với sự khích lệ kịp thời của Trung ương Hội nên các cấp Hội Khuyến học trong Cụm IV đã có nhiều cố gắng, duy trì và phát triển phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Công tác xây dựng, phát triển chất lượng, năng lực hoạt động tổ chức hội cũng như hội viên không ngừng được nâng cao. Đến thời điểm hiện tại, toàn cụm đã có gần 1.678 hội cơ sở, 21.890 chi hội thôn/bản/tổ dân phố, trên 47.380 chi hội, ban khuyến học và trên 2 triệu hội viên.

Hội Khuyến học các tỉnh cũng đã tích cực, chủ động và có nhiều biện pháp phong phú vận động có hiệu quả các lực lượng tham gia xây dựng quỹ khuyến học. Nhờ đó, tổng số Quỹ 3 cấp của toàn cụm trong năm 2016 thu được trên 505 tỷ đồng, ngoài ra vận động hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các trường học đạt trên 77 tỷ đồng.

GS-TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam phát biểu tại hội nghị. (Ảnh Tiến Thành)

GS-TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam phát biểu tại hội nghị. (Ảnh Tiến Thành)

Các cấp Hội các tỉnh tiếp tục thực hiện tốt vai trò nòng cốt và tổ chức sáng tạo nhiều hình thức khuyến học, khuyến tài đối với giáo dục nhà trường góp phần ổn định quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Phong trào xây dựng mô hình "Gia đình học tập", "Dòng họ học tập", "Cộng đồng học tập" và "Đơn vị học tập" trong năm 2016 tiếp tục phát triển, kiên trì đẩy mạnh công tác tuyên truyền tập huấn cán bộ hội và tham mưu tư vấn, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa xây dựng Quỹ khuyến học đạt kết quả cao.

Thông qua các phong tào khuyến học, toàn Cụm có gần 846.500 gia đình và trên 11.700 dòng họ được công nhận gia đình, dòng họ học tập, ngoài ra có 6.800 cộng đồng học tập cấp thôn/bản/tổ dân phố và trên 2.500 đơn vị học tập được công nhận.

Hội Khuyến học các tỉnh Băc miền Trung đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam. (Ảnh Tiến Thành)

Hội Khuyến học các tỉnh Băc miền Trung đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam. (Ảnh Tiến Thành)

Phát biểu tại hội nghị, GS-TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam đã đánh giá cao những nỗ lực, thành quả mà Hội khuyến học các tỉnh khu vực Bắc miền Trung đã đạt được. Đồng thời, yêu cầu các tỉnh hội cần sáng tạo, đổi mới hơn nữa đưa phong trào phát triển mạnh, chú trọng công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Về vấn đề chuyển hướng công tác khuyến học trong tình hình mới, Hội Khuyến học các tỉnh Bắc miền Trung cần hướng toàn bộ công tác khuyến học vào trọng tâm, xây dựng việc giáo dục cho người lớn như một bộ phận cơ bản trong cấu trúc của mô hình giáo dục mở.

Phong trào "Học tập suốt đời" cần được quản lý và định hướng rõ ràng. Các tỉnh Hội cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực, lao động trí thức phù hợp thời đại mới. Công tác chăm lo việc học tập cho người lớn cần bám sát các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và Trung ương hội, chú trọng vấn đề xây dựng nội dung và phương pháp quản lý, giáo dục phù hợp. Tạo điều kiện và cơ hội cho mọi người tham gia học tập thông qua xây dựng và phát triển nguồn Quỹ khuyến học…

Hội Khuyến học tỉnh Thanh Hóa cũng đã trao tặng 50 triệu đồng hỗ trợ cho học sinh vùng ngập lụt các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị. (Ảnh Tiến Thành)

Hội Khuyến học tỉnh Thanh Hóa cũng đã trao tặng 50 triệu đồng hỗ trợ cho học sinh vùng ngập lụt các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị. (Ảnh Tiến Thành)

Với những thành tích đã đạt được Hội Khuyến học các tỉnh Bắc miền Trung đã vinh dự đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam. Ngoài ra, Hội Khuyến học tỉnh Thanh Hóa cũng đã trao tặng 50 triệu đồng hỗ trợ cho học sinh vùng ngập lụt các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị nhằm giúp đỡ, động viên học sinh vùng lũ các tỉnh trong cụm vượt qua khó khăn, yên tâm học tập.

Tiến Thành



Xem nguồn

Comments