Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Các lớp khác đã về, nhưng cô vẫn bắt cả lớp ngồi lại vì cô mắng chưa xong!

Posted: 11 Dec 2016 07:43 AM PST


LTS: Nhiều học sinh cảm thấy chán nản và mệt mỏi khi những giờ sinh hoạt lớp là những giờ “tra tấn”.

Một số thầy cô dành cả tiết sinh hoạt để chửi mắng những học trò có lỗi vi phạm trong tuần. Điều này đang gây ra tâm lý không tốt cho các em học sinh.

Cô giáo Phan Tuyết chia sẻ bài viết phản ánh về vấn đề này.

Tòa soạn trân trọng gửi đến cùng độc giả!

Tuần nào cũng thế cứ đến giờ sinh hoạt lớp, nhiều học sinh ở hai bậc học Trung học cơ sở và Trung học phổ thông nói mình cảm thấy ngao ngán, chán nản vì phải chịu trận chỉ vì lỗi lầm của một số bạn đã vi phạm trong tuần. 

Một người phạm lỗi cả lớp "lên thớt"

 

Cô học trò lớp 10 chia sẻ "Cứ vào tiết sinh hoạt lớp hàng tuần, cô chủ nhiệm sẽ mang sổ đầu bài ra xem và hỏi tội từng thành viên vi phạm được ghi tên trong đó. 

Không chỉ nhắc nhở những bạn vi phạm, mà cả lớp đều phải nghe chung cái 'bài ca quen thuộc" đến nhức cả đầu. 

Không chỉ chửi vài phút mà có khi cả tiết học. Nhiều hôm trống đánh hết giờ, các lớp khác đã ra về nhưng cô vẫn cứ ngồi lại vì cô chửi chưa xong. 



Nhiều học sinh chán nản khi cô giáo dành cả tiết sinh hoạt để mắng học trò. (Ảnh mang tính chất minh họa, nguồn: Kinhtedothi.vn)

Hôm trước, có bạn nam trong lớp bất bình vì tuần nào cũng phải nghe những bài ca quen thuộc ấy nên lên tiếng phản đối:

"Chỉ có vài bạn vi phạm nhưng sao cô cứ chửi cả lớp? Các em có lỗi gì mà tuần nào cũng cứ phải nghe mắng chửi hoài, đau đầu lắm cô". 


Mới nghe thế, lập tức bạn bị cô nặng lời: "Vài bạn mắc lỗi nhưng cả lớp phải rút kinh nghiệm, bởi rất có thể tuần sau sẽ là các bạn khác hay cũng có thể là em. Em đừng có ý kiến ý cò, tôi sẽ mời em xuống gặp giám thị". 

Thế là từ đó về sau, không ai còn dám có ý kiến nữa. Thấy cô chửi hoài, nhiều bạn cúi xuống gầm bàn vờ như lắng nghe nhưng lại lấy điện thoại ra chơi trò chơi để cho nhanh hết giờ, khỏi bị tra tấn". 

Một số học sinh khác cũng bức xúc "Lẽ ra thầy cô nên gọi những bạn vi phạm lên gặp riêng để nhắc nhở các bạn sẽ tiến bộ hơn. 

Đằng này, thầy cô cứ chửi chung chung nên những bạn ấy vẫn chứng nào tật ấy tuần nào cũng vi phạm và tuần nào cả lớp cũng chịu trận”. 

Thầy cô cũng bị áp lực



Nhiều giáo viên chủ nhiệm cũng chia sẻ do chịu quá nhiều áp lực về công tác chủ nhiệm, về chỉ tiêu học tập của học sinh nên thường xuyên phải sử dụng biện pháp mạnh, cứng rắn với các em. 

Những lỗi học sinh thường mắc phải như không thuộc bài, đi học trễ, nói chuyện trong giờ học, đánh bạn, nói tục chửi thề, vô lễ với giáo viên…

Bất kể học sinh lớp chủ nhiệm mắc lỗi gì, thầy cô giáo chủ nhiệm cũng được nhà trường nhắc nhở đôi khi còn bị khiển trách trên hội đồng. 

Chưa hết, những học sinh vi phạm thường bị giáo viên, giám thị ghi tên vào sổ theo dõi và hạ điểm thi đua hàng tuần.

Giám thị sẽ căn cứ vào việc cộng điểm để xếp thứ hạng các lớp từ trên xuống. 

Việc xếp loại lớp lại gắn liền với việc xếp loại giáo viên trong công tác chủ nhiệm cuối năm. Do vậy, những thầy cô chủ nhiệm thường rất quan tâm đến việc tuần này lớp mình đứng hạng bao nhiêu. 

Áp lực của thi đua đã và đang tác động rất lớn đến việc giáo dục học sinh của các thầy cô giáo. 

Vì luôn mong muốn các em thực hiện tốt những nội quy của trường lớp nên nhiều giáo viên đã luôn nóng vội trong việc xử lý sai phạm của các em mà ít có sự thấu hiểu cảm thông. 

Điều này đã tạo ra những giờ sinh hoạt lớp đầy áp lực, căng thẳng cho chính mình và cho chính các em học sinh.



Xem nguồn

Nghệ An: Nữ sinh lớp 10 bị đánh hội đồng ở công viên

Posted: 11 Dec 2016 07:00 AM PST


Nữ sinh bị đánh hội đồng.

Trước đó từ chiều tối 10/12, trên các trang mạng xã hội chia sẻ đoạn clip dài 1 phút 30 giây. Trong đoạn clip này cho thấy 1 bạn gái bị 2 người khác thay nhau đánh đập, tát mạnh vào mặt. Xung quanh có rất nhiều bạn nữ khác nhưng không ai vào can ngăn giúp nạn nhân.

Chia sẻ đoạn video này, nhiều người rất bức xúc trước hành động đánh đập dã man của những bạn nữ trong clip. Nhiều người cũng tỏ ra bất bình với những người đứng xem xung quanh không những không can ngăn lại còn cổ vũ.


Nữ sinh mặc áo đen dùng dép đánh nữ sinh đang ngồi (Ảnh: Cắt từ clip)

Nữ sinh mặc áo đen dùng dép đánh nữ sinh đang ngồi (Ảnh: Cắt từ clip)

Nhiều người mong muốn cơ quan chức năng, cơ quan công an vào cuộc điều tra để xử lý nghiêm những bạn nữ có hành vi đánh đập bạn dã man trên.

Qua tìm hiểu, PV biết được thời điểm xảy ra sự việc vào cuối giờ chiều 10/12 tại Công viên vườn xanh (thị trấn Đô Lương, Nghệ An).

Danh tính nữ sinh chủ mưu đánh bạn có tên là Nguyễn Thị H. (từng học lớp 12B, Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đô Lương).

Nạn nhân bị đánh được xác định là Lê Kim O. (học sinh lớp 10G – Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đô Lương).

Trong đoạn clip trên có thêm một bạn nữ cùng tham gia đánh O., tuy nhiên hiện chưa thể xác minh danh tính cũng như địa chỉ.

Sáng 11/12, trao đổi với báo chí, thầy Nguyễn Hữu Thắng – Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đô Lương (Nghệ An) xác nhận sự việc trên và cho biết, hiện Trung tâm đang phối hợp với Công an huyện Đô Lương để điều tra làm rõ sự việc.

Cảnh nữ sinh H. đánh nữ sinh O. xảy ra tại công viên thị trấn Đô Lương (Ảnh: Cắt từ Clip)

Cảnh nữ sinh H. đánh nữ sinh O. xảy ra tại công viên thị trấn Đô Lương (Ảnh: Cắt từ Clip)

Theo thầy Thắng, nữ sinh H. chủ mưu đánh bạn từng học tại Trung tâm nhưng đã nghỉ học cách đây 10 ngày. Ở trường, nữ sinh này rất cá biệt và thường xuyên gây gổ. Riêng nữ sinh O. là nạn nhân thì khá hiền lành.

"Sáng nay công an huyện đang về Trung tâm để làm rõ sự việc. Hiện chỉ mới xác minh được nữ sinh chủ mưu đánh và nạn nhân. Còn những nữ sinh xung quanh chúng tôi đang cho xác minh chứ hiện tại chưa biết được có phải là học sinh của trường hay không.

“Do hôm nay là ngày nghỉ, các em không đến trường nhưng qua nắm bắt ban đâu thì nữ sinh O. cũng bị đánh nhưng không bị thương nặng", thầy Thắng nói với báo chí.


Nữ sinh H. thượng cẳng chân hạ cẳng tay nữ sinh O. (Ảnh: Cắt từ Clip)

Nữ sinh H. thượng cẳng chân hạ cẳng tay nữ sinh O. (Ảnh: Cắt từ Clip)

Theo nguồn tin riêng của PV, nguyên nhân xảy ra sự việc trên là do H. ghen tuông với O. nên đã rủ nhóm bạn gọi nạn nhân ra công viên để đánh đập.

Hiện Trung tâm GDTX huyện Đô Lương đang tiếp tục phối hợp với CA huyện này để điều tra làm rõ và xác minh những người liên quan trong clip đánh nhau nói trên để xử lý nghiêm.

Nguyễn Duy



Xem nguồn

Quận Thanh Khê (Đà Nẵng): Tuyên dương học sinh đạt giải các cuộc thi quốc tế

Posted: 11 Dec 2016 06:16 AM PST


Trao thưởng cho học sinh đạt giải tại cuộc thi Robothon quốc tế 2016 tổ chức tại Malaysia.Trao thưởng cho học sinh đạt giải tại cuộc thi Robothon quốc tế 2016 tổ chức tại Malaysia.

Trong số 53 đội tuyển xuất sắc đến từ TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng, học sinh của Phòng GD&ĐT Thanh Khê có 5 đội tham dự trong kỳ thi Robothon quốc tế 2016 mới vừa tổ chức tại Malaysia. Trong đó, trường Tiểu học Trần Cao Vân có 3 đội dự thi, trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ và trường Tiểu học Hoa Lư, mỗi trường có một đội dự thi.

Kết quả, trường Tiểu học Trần Cao Vân đạt một giải Vô địch hạng Sơ cấp và một giải Nỗ lực hạng Trung cấp; trường Tiểu học Hoa Lư đạt một giải Nhất hạng Trung cấp.

Ngoài ra, đợt này, Phòng GD&ĐT Thanh Khê còn tuyên dương, khen thưởng cho một học sinh đạt giải Á quân 1 trong cuộc thi quốc tế Bàn tính – Số học trí tuệ UCMAS tổ chức tại Ấn Độ.



Xem nguồn

Gia Lai: Sở GD&ĐT chấn chỉnh bán sách tham khảo trong nhà trường

Posted: 11 Dec 2016 05:34 AM PST


Bộ sách tham khảo được nhân viên tiếp thị bán cho các em học sinh.Bộ sách tham khảo được nhân viên tiếp thị bán cho các em học sinh.

Theo đó, để chấn chỉnh kịp thời tình trạng nhân viên tiếp thị vào lớp vận động, giới thiệu mua bán sách giáo khoa, tài liệu tham khảo chưa được thẩm định, không rõ nguồn gốc ở một số cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh như phản ánh của báo chí, Sở yêu cầu thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở, các Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thị, thành phố triển khai thực hiện đúng theo hướng dẫn công văn của Bộ GD&ĐT về việc sử dụng sách, tài liệu tham khảo trong trường phổ thông.

Tuyệt đối không cho phép các cá nhân, tập thể đến trường tiếp thị, quảng cáo mua bán sách, dụng cụ học tập…cho giáo viên và học sinh trong nhà trường.

Các tổ chức, cá nhân trong ngành giáo dục tuyệt đối không được thực hiện hoặc tham gia giới thiệu, quảng bá, vận động mua, phát hành sách tham khảo tới học sinh hoặc phụ huynh dưới hình thức nào.

Nhà trường tuyệt đối không được lưu hành, sử dụng sách có nội dung không lành mạnh, không phù hợp với nội dung chương trình phổ thông. Trường hợp phát hiện sách có sai sót, các đơn vị cần báo cáo với cấp trên để có hướng xử lý.

Các sơ sở giáo dục đề cao cảnh giác đối với trường hợp mạo danh cán bộ, chuyên viên sở trong ngành đi giới thiệu sách, đồ dùng học sinh; công khai phổ biến các quy định trên đến cán bộ, giáo viên, học sinh để cùng phòng tránh và ngăn chặn.

Sở giao các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, các Phòng GD&ĐT kiểm tra, phát hiện, và xử lý nghiêm đối với các cơ sở giáo dục vi phạm về quản lý, sử dụng sách và tài liệu tham khảo theo quy định hiện hành.

Trước đó, Báo Giáo dục và Thời đại đã phản ánh về việc học sinh của Trường Tiểu học số 2 xã Hòa Phú (huyện Chư Pah, Gia Lai) giáo viên tự ý cho nhân viên tiếp thị vào bán sách trong lớp. Trong đó, các nhân viên tiếp thị đã phát thông báo tới phụ huynh lấy nhân danh Ban giám hiệu nhà trường để việc bán sách được thuận lợi. Ngoài ra, một số trường tiểu học trên địa bàn TP. Pleiku cũng xảy ra tình trạng tương tự, gây bức xúc cho phụ huynh.



Xem nguồn

Tiêu chuẩn của giáo viên cốt cán trong quan điểm của Bộ trưởng

Posted: 11 Dec 2016 04:53 AM PST


Đó là yêu cầu của Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tại hội thảo "Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, khung năng lực nghề nghiệp giảng viên sư phạm và vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của các trường sư phạm" diễn ra hôm 7/12.

Hội thảo do Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức tại Trường Đại học Quy Nhơn.

Tại đây, các đại biểu tập trung thảo luận về những vấn đề cần thay đổi của chuẩn nghề nghiệp giáo viên hiện hành, chuẩn giảng viên sư phạm; tiêu chí, quy trình lựa chọn giáo viên cốt cán, lựa chọn giảng viên sư phạm chủ chốt để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phổ thông, giảng viên sư phạm.

Phát biểu chỉ đạo hội thảo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đề cập tới vai trò đi đầu của các trường đại học sư phạm trọng điểm trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. 



Theo Bộ trưởng, các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm cần phải đồng tâm với các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, nhưng cần khác nhau ở chất và lượng. (Ảnh: Xuân Trung)

Vì gốc của các vấn đề về chất lượng giáo viên là ở chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của các trường sư phạm. Do vậy, các trường sư phạm cần thay đổi mạnh mẽ cách tiếp cận và nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng hiện nay trên cơ sở tiếp cận chuẩn nghề nghiệp của giáo viên.

Đối với việc chỉnh sửa chuẩn nghề nghiệp, Bộ trưởng lưu ý, cần đảm bảo nguyên tắc khoa học, hiện đại, khắc phục những hạn chế của chuẩn hiện hành, tiếp cận với kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực nhưng gắn với thực tiễn phát triển nghề nghiệp của giáo viên Việt Nam. 

Đồng thời bám sát vào việc đổi mới chương trình, SGK, bảo đảm có thể đo đếm được một cách khách quan và phù hợp với nhiệm vụ, vị trí việc làm của giáo viên ở từng cấp học, môn học để giáo viên dễ dàng sử dụng, có động lực phấn đấu và chủ động đánh giá, hoàn thiện năng lực nghề nghiệp của bản thân theo các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.

Theo Bộ trưởng, các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm cần phải đồng tâm với các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, nhưng cần khác nhau ở chất và lượng, trong đó có những sự khác biệt như yêu cầu về năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục.

Đối với tiêu chí lựa chọn giáo viên phổ thông cốt cán, Bộ trưởng yêu cầu các đề xuất phải gắn với nhiệm vụ mới của giáo viên ở nhà trường là hỗ trợ các đồng nghiệp cùng phát triển và tham gia trực tiếp vào các hoạt động đổi mới chương trình, SGK, đem thực tiễn giáo dục và hơi thở cuộc sống vào chương trình, sách giáo khoa mới. 

Các giáo viên cốt cán phải là những giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức cao, được lựa chọn từ các trường phổ thông để bồi dưỡng thành giáo viên cốt cán.

"Việc lựa chọn giảng viên sư phạm chủ chốt cũng đảm bảo các nguyên tắc trên, trong đó lưu ý tìm chọn những người phù hợp, chú trọng hơn tới trách nhiệm tham gia phát triển chương trình, tài liệu và các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông.

Đồng thời trách nhiệm gắn kết trường sư phạm với thực tiễn hành nghề của giáo viên ở các nhà trường và tham gia vào việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo" – Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.



Xem nguồn

6 học sinh đoạt giải Olympic các môn khoa học trẻ quốc tế

Posted: 11 Dec 2016 04:10 AM PST


Đoàn Việt Nam nhận giải cùng các đoàn khác. Ảnh: VietnamPlus.
Đoàn Việt Nam nhận giải cùng các đoàn khác. Ảnh: VietnamPlus.

Từ ngày 3 đến 10/12, kỳ thi Olympic các môn khoa học trẻ quốc tế (IJSO) lần thứ 13 đã diễn tại đảo Bali (Indonesia) với sự tham dự của 48 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có 49 đoàn thi đấu với 276 học sinh. Riêng nước chủ nhà Indonesia có 2 đoàn tham gia. 

Đoàn Việt Nam do ông Lê Ngọc Quang, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội làm trưởng đoàn với 6 học sinh. Trong đó, 5 học sinh trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam và 1 học sinh trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ, tham gia thi các môn Hóa, Lý và Sinh học.

Giải thưởng năm nay được ban tổ chức cơ cấu gồm 167/276 giải, trong đó có 28 huy chương vàng, 59 huy chương bạc, 80 huy chương đồng cho những thí sinh xuất sắc nhất cuộc thi. Một huy chương vàng và 2 huy chương bạc cho đội làm thí nghiệm thực hành xuất sắc nhất.

Với sự nỗ lực cao nhất của thầy và trò, đoàn Việt Nam đã đạt được mục tiêu của đoàn trước khi lên đường, tất cả 6 học sinh tham gia thi đều có giải, gồm 2 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Huy chương vàng thuộc về các học sinh: Nguyễn Ngọc Đức và Phan Minh Đức; các học sinh Nguyễn Nga Nhi và Phạm Quốc Khánh đoạt huy chương bạc. Cả 4 em đều là học sinh trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam.

Hai huy chương đồng thuộc về học sinh Phan Hà Linh, trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam và Đặng Nguyễn Tiến Đạt, học sinh trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ. 

Thành tích của đoàn Việt Nam tại kỳ thi IJSO lần thứ 13 này sẽ là bước đệm cho những chặng đường tiến tới vinh quang trong các kỳ thi quốc tế khác được tổ chức tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Năm 2017, IJSO lần thứ 14 sẽ diễn ra tại Hà Lan. 

Cuộc thi không xếp hạng toàn đoàn, nhưng tính về số lượng huy chương vàng đạt được thì đứng đầu là đoàn Đài Loan (Trung Quốc), tiếp theo là Ấn Độ và Nga, đoàn Việt Nam đứng thứ 6. 

Trong suốt quá trình diễn ra kỳ thi, các quốc gia tham dự đã có dịp trao đổi nhiều kinh nghiệm quý báu trong công tác giáo dục nói chung, đặc biệt là công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học cho học sinh các trường phổ thông nói riêng. 

Điểm mới năm nay, ban tổ chức dành riêng một hội nghị cho giáo viên khoa học của các trường phổ thông ở Indonesia giao lưu với các nhà khoa học, giáo viên các nước để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm và tìm cơ hội hợp tác. 

IJSO là kỳ thi dành cho học sinh lứa tuổi 15, được đồng tổ chức bởi các nhà khoa học hàng đầu thế giới. Các học sinh tham dự kỳ thi phải trải qua ba phần thi bao gồm bài thi trắc nghiệm, lý thuyết và bài thi thực hành. Mỗi bài thi đều bao gồm các câu hỏi thuộc về 3 lĩnh vực chính Vật lý, Hóa học và Sinh học. 

IJSO thường niên được tổ chức với mong muốn tạo ra một sân chơi, một môi trường để các nước chia sẻ các kinh nghiệm giáo dục nhằm phát triển chất lượng giáo dục quốc gia nói riêng và tạo đà cho hợp tác giáo dục toàn cầu nói chung.

IJSO là một đấu trường tri thức tạo nhiều cơ hội cho học sinh được trải nghiệm với các hoạt động nghiên cứu khoa học và giao lưu với bạn bè quốc tế và đây cũng là một kỳ thi đầy thách thức đối với học sinh Việt Nam bởi tính liên môn toàn diện và mức độ phủ rộng kiến thức của đề thi.



Xem nguồn

Đừng ảo tưởng nhưng hãy vững tin vào bản thân

Posted: 11 Dec 2016 03:28 AM PST


Tại buổi lễ, nhà trường đã trao bằng tốt nghiệp (đợt 2/2016) cho 675 sinh viên, trong đó có 128 tân khoa tốt nghiệp loại xuất sắc và loại giỏi.

Theo thống kê của nhà trường, trong đợt tốt nghiệp này, tỷ lệ tân khoa có việc làm ngay nhiều ngành đạt trên 85% như: Công nghệ thông tin, Quản trị nhà hàng và Dịch vụ ăn uống, Thiết kế đồ họa, Ngôn ngữ Anh, Quản trị văn phòng…

Với một số chương trình đào tạo như Hợp tác quốc tế và Đại học liên thông, tỷ lệ tân khoa có việc làm ngay đã tăng lên đáng kể và đạt mức gần 90%, xấp xỉ tỷ lệ tân khoa có việc làm ngay những năm 2009 – 2011 của nhà trường trước khủng hoảng kinh tế năm 2012. Điều này cho thấy các tân khoa Hoa Sen đã điều chỉnh và đáp ứng được nhu cầu của thị trường nguồn nhân lực cạnh tranh hiện nay.



 Các tân khoa thực hiện nghi thức tuyên hứa trước khi nhận bằng tốt nghiệp

Phát biểu tại buổi lễ, TS Bùi Trân Phượng – Hiệu trưởng nhà trường – xúc động khi nói về các giá trị không vì lợi nhuận của ĐH Hoa Sen đang gặp nhiều thách thức, đồng thời mong muốn các tân cử nhân của nhà trường tiếp tục học hỏi, thể hiện tinh thần hiếu học, hiếu tri; không hùa theo tư duy lối mòn hay của số đông, dám nghĩ khác, làm khác vì cái đúng, vì lẽ phải; hãy sống trách nhiệm và chính trực.

“Thầy cô sẽ rất vui mừng nếu các anh chị biết từ chối công việc thu nhập cao, nhưng trong đó phần lớn đến từ hoa hồng "đen" thông qua các giao dịch mua sắm. Các anh chị không thể lựa chọn cho mình một người sếp tốt, nhưng có quyền từ chối làm việc với một vị sếp không tôn trọng mình, không tôn trọng các giá trị mà mình quý trọng hơn đồng lương, hơn sự bình yên dễ dãi" – TS Bùi Trân Phượng chia sẻ.



Xem nguồn

Ngôi trường “vàng” giữa lòng Thủ đô

Posted: 11 Dec 2016 02:45 AM PST


Sau 3 ngày trở về từ Hàn Quốc, trên gương mặt 4 cậu học trò vẫn còn đang phấn khởi với kết quả đạt được. 

Cậu học trò "vàng" nhỏ tuổi nhất của đội tuyển trường THCS Cầu Giấy (Hà Nội), Đinh Vũ Tùng Lâm (học sinh lớp 8A2) tâm sự, thích môn Toán từ hồi lớp 2 và cũng thuộc toàn bộ bảng cửu chương từ ngày đó.

Tùng Lâm yêu thích môn học này vì không phải học thuộc lòng như các môn khác, nếu có học thuộc lòng thì cũng là các công thức logic chứ không phải cả trang giấy. 



Những chàng trai "vàng" của trường THCS Cầu Giấy (Ảnh: L.A)

Cậu học trò này bộc bạch: "Bố mẹ chỉ kèm học khi học tiểu học bởi lớp 1 cháu học rất kém môn Toán, thậm chí bị cô giáo phê "mất tập trung trong giờ học". 

Cháu biết đến các kỳ thi quốc tế là do năm học lớp 5 được mẹ giới thiệu một vài bài. Sau khi giải được những bài đó thì cháu càng mong muốn làm được nhiều hơn". 

Vậy là, niềm yêu thích môn Toán cứ thế mà lớn dần theo cậu bé, đến mức, cứ có thời gian rảnh là Tùng Lâm muốn dành cho môn Toán, khi gặp bài khó là sẽ phải suy nghĩ bằng được xem đây là dạng bài gì, nếu là bài xét nhiều trường hợp thì sẽ xét lần lượt.

Khi đó, nếu vẫn chưa thể giải được bài toán thì Tùng Lâm mới nhờ đến sự trợ giúp của bố mẹ, thầy cô.  

Còn chàng trai Lê Đức Khôi (học sinh lớp 9A3) – là một trong top 7 học sinh đạt điểm cao nhất thế giới sinh ra trong một gia đình cả bố và mẹ đều là phó giáo sư Toán học nên niềm đam mê môn Toán đã xuất hiện ngay từ khi Khôi vào học lớp 1. 


Trường THCS Cầu Giấy được thành lập năm 2010 theo định hướng trường THCS Chất lượng cao với cơ sở vật chất khang trang đồng bộ, hiện đại, đội ngũ giáo viên giỏi, tâm huyết, yêu nghề (100% giáo viên tốt nghiệp Đại học trong đó hơn 30% có trình độ Thạc sĩ, một tiến sĩ, một nhà giáo ưu tú). 

Trải qua sáu năm hình thành và phát triển cũng là 6 năm liền trường được nhận bằng khen "Tập thể Lao động xuất sắc" của UBND Thành phố. Trường đã được công nhận trường chuẩn Quốc gia vào năm 2013, được nhận cờ thi đua xuất sắc của Thành phố năm 2015 và được nhận cờ thi đua xuất sắc của Bộ vào năm 2016. 

Về phía học sinh, chỉ tính riêng năm học 2015 – 2016, học sinh nhà trường đã tham gia hơn 10 cuộc thi toán khu vực và Quốc tế bằng Tiếng Anh dưới hình thức trắc nghiệm và tự luận. 

Trong tháng 11 vừa qua, trường THCS Cầu Giấy cũng đã tham gia kỳ thi Vô địch các đội tuyển toán quốc tế (WMTC) năm 2016 tại Hàn Quốc. 

Kết quả ngoài sự mong đợi đó là cả 4 bạn tham gia đều đạt huy chương Vàng. Đó là các em Lê Đức Khôi – 9A3, Bùi Đình Trí – 9A3, Hà Huy Khôi – 9A4, Đinh Vũ Tùng Lâm – 8A2. 

Hơn nữa đội tuyển của trường cũng là một trong ba đội tuyển của thế giới đạt huy chương Vàng đồng đội. 

Trong đó, đặc biệt biểu dương hai bạn học sinh: Đinh Vũ Tùng Lâm và Lê Đức Khôi nằm trong số 7 học sinh có huy chương Vàng cao điểm nhất lọt vào vòng Tie Break – vòng phỏng vấn trực tiếp. 


Khôi chia sẻ: "Không hiểu tại sao nhưng từ lớp 1, con chỉ thích môn Toán. Tuy nhiên, không phải lúc nào, con cũng chăm chăm học Toán mà con sẽ học khi có hứng”. 

Sinh ra trong gia đình có truyền thống Toán học nhưng bố mẹ chủ yếu kèm Khôi ở các môn học khác, còn môn Toán khi gặp bài khó thì bố mẹ mới gợi ý. 

Và khi tham gia các cuộc thi chưa bao giờ bố mẹ Khôi đặt áp lực cho con rằng phải đạt được giải này, giải kia mà bố mẹ luôn khuyên:

"Đi thi là có cơ hội giao lưu với các bạn quốc tế nên dù kết quả thế nào thì con cũng không phải buồn", Khôi kể lại.


"Chỉ khi nào trước mỗi kỳ thi lớn thì bố mẹ ôn luyện Toán nhiều hơn cho con", Khôi cho biết. 

Bùi Đình Trí (hiện đang là học sinh lớp 9A3) – cậu học trò đã từng đạt Huy chương đồng kì thi vô địch các đội tuyển Toán quốc tế năm 2015 và năm 2016 tiếp tục dự thi và đạt thành tích là tấm huy chương vàng danh giá. 




Đình Trí đem đến cho người đối diện một sự ngạc nhiên khác khi biết rằng cậu không chỉ là một học sinh giỏi Toán mà còn là học sinh giỏi toàn diện tất cả các môn, đàn hay, hát giỏi. 

Niềm say mê Toán học của Đình Trí lớn đến mức cậu có thể dành 3-4 tiếng đồng hồ để giải một bài toán mà không vấn đề gì. Càng khó càng thôi thúc sự tò mò để ậu học trò này muốn tìm những bí ẩn đằng sau mỗi bài toán. 

Điềm tĩnh là ấn tượng ban đầu về chàng trai "vàng" Hà Huy Khôi (học sinh lớp 9A4), Khôi vừa học giỏi Toán lại vừa xác định Tiếng Anh là cách để duy trì tiếng nói của mình với bạn bè quốc tế.

Chính vì vậy, ngoài môn Toán thì Khôi cũng dành nhiều thời gian học tiếng Anh. 

Ấn tượng để lại sâu sắc nhất đối với Khôi trong kỳ thi "Vô địch các đội tuyển Toán quốc tế" đó là văn hóa ứng xử, cách ăn nói và có cơ hội giao lưu với các bạn về chương trình Toán học. 

Khôi đã học được nhiều từ cuộc thi, để càng quyết tâm nâng cao trình độ toán học của bản thân, để tham gia được nhiều hơn nữa các cuộc thi danh giá như vậy.

Vỡ òa trong chiến thắng 4 học sinh đi thi mang về 4 Huy chương vàng, Hiệu trưởng trường THCS Cầu Giấy, cô Lê Kim Anh phấn khởi chia sẻ: "Thành tích này chính là phần thưởng xứng đáng cho sự miệt mài của các em, là phần thưởng xứng đáng cho sự hi sinh thầm lặng của các thầy cô ngày đêm cùng học trò ôn luyện. 

Từ những cuộc thi đầy ý nghĩa này, các bạn học sinh xuất sắc của trường cũng như của quận Cầu Giấy đã truyền cảm hứng cho những thế hệ học sinh kế tiếp ngày càng say mê với học tập, tự tin khẳng định mình trên đấu trường quốc tế, theo đúng định hướng phát triển của nhà trường – hội tụ và tỏa sáng, vươn ra biển lớn".


Từ ngày 22 đến 27/11/2016 vừa qua, đoàn học sinh Tiểu học và THCS Việt Nam tham dự cuộc thi “Vô địch các đội tuyển Toán quốc tế” (WMTC) tại Seuol – Hàn Quốc do GS.TSKH. Đỗ Đức Thái làm trưởng đoàn.

Tuy mới tham dự lần thứ hai, Việt Nam xuất sắc nằm trong tốp đầu các quốc gia tham dự với 20 huy chương Vàng, 11 huy chương Bạc và 1 huy chương Đồng. 

Đây cũng là thành tích cao nhất đoàn Việt Nam dành được trong 5 mùa tham dự WMTC.

WMTC là kì thi được tổ chức thường niên giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, bắt đầu từ năm 2010. Ngay từ năm đầu tiên, kì thi đã thu hút 73 đội đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, gồm học sinh cả 3 cấp tiểu học, THCS và THPT.

Năm 2015, WMTC được tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) với sự tham gia của gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đoàn Việt Nam có 28 học sinh tham gia ghi dấu ấn với 1 huy chương vàng, 15 huy chương bạc và 7 huy chương đồng, 4 giải khuyến khích.



Xem nguồn

Cần vận dụng hợp lý các hình thức kiểm tra, thi học kỳ

Posted: 11 Dec 2016 02:03 AM PST


LTS: Là một nhà giáo đang giảng dạy và quản lý ở một trường Trung học phổ thông, tác giả Sông Trà đưa ra một vài ý kiến về việc vận dụng các hình thức kiểm tra, thi học kỳ cho học sinh.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Các Sở Giáo dục và Đào tạo cũng như các trường Trung học phổ thông của cả nước đang gấp rút soạn thảo và ban hành hướng dẫn kiểm tra thi hết học kỳ 1 năm học 2016-2017 khi thời gian áp dụng theo cách chức thi mới đang đến gần.

Để chấn chỉnh tình trạng một số địa phương, trường Trung học phổ thông có thể tuyệt đối hóa trong việc kiểm tra, thi học kỳ theo hình thức trắc nghiệm khách quan 100%, mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra chỉ thị về hướng dẫn việc kiểm tra và sơ kết học kỳ I năm học 2016-2017.

Theo đó, về kiểm tra, đánh giá thường xuyên và kiểm tra học kỳ, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường trung học thực hiện nghiêm túc hướng dẫn tại Công văn số 4325/BGDĐT-GDTrH ngày 1/9/2016 về dạy học và kiểm tra, đánh giá.

Tuân thủ việc xây dựng ma trận đề kiểm tra một tiết và kiểm tra cuối học kỳ, đảm bảo kết hợp một cách hợp lý giữa hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan gồm các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao (không được áp dụng hoàn toàn hình thức trắc nghiệm khách quan đối với các bài kiểm tra một tiết và kiểm tra học kỳ). 



Học sinh đang làm bài kiểm tra. (Ảnh: zing.vn)

Là một nhà giáo đang giảng dạy và quản lý ở một trường Trung học phổ thông, tôi hoan nghênh chỉ thị kịp thời của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kiểm tra, thi ở học kỳ 1 để việc kiểm tra định kỳ 1 tiết và thi học kỳ đi đúng hướng, học sinh tiếp tục được rèn luyện, thử sức với những thế mạnh, ưu điểm của kiểm tra tự luận và kiểm tra trắc nghiệm.

Nếu không có văn bản hướng dẫn, nhắc nhở ấy dễ dẫn đến việc các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường Trung học phổ thông tùy tiện, sa đà vào kiểm tra, thi theo hình thức trắc nghiệm chỉ để đáp ứng, đối phó với những đổi mới, cải tiến thi THPT quốc gia năm nay.

Cô Hồ Thị Hồng Thủy, giáo viên, trường THPT chuyên Hùng Vương cho rằng: “Qua thực tiễn chứng minh, hình thức tự luận đối với mọi môn học vẫn cần thiết và quan trọng trong quá trình dạy-học, phát triển, nâng cao năng lực toàn diện cho học sinh, nhất là khả năng tư duy, diễn đạt, lập luận mạch lạc, lôgic.

Chủ trương, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo là phù hợp, sát thực, các nhà trường, thầy cô giáo cần triển khai, thực hiện nghiêm túc, tránh tình trạng nói một đằng, làm một nẻo".

Cách đây mấy ngày, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi đã có kế hoạch, hướng dẫn cụ thể về thi học kỳ 1 đến 39 trường THPT trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, ba môn: Toán, Văn, Tiếng Anh của lớp 12 thi theo đề chung của Sở, các môn thi còn lại và ở lớp 10 và 11, các trường tự tổ chức kiểm tra trong 2 tuần 18 và 19.

Các đề thi học kỳ 1 ra đúng theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết hợp giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan với tỉ lệ 20-30% câu hỏi tự luận, 70-80% câu hỏi trắc nghiệm.  

Đáng mừng nữa, Bộ đã và đang tích cực mở các tập huấn cho các Sở về hướng dẫn việc xây dựng ma trận, ra đề kiểm tra, đánh giá theo hình thức trắc nghiệm khách quan, phù hợp theo quy trình ra đề chuẩn hóa.

Đến nay, mỗi Sở Giáo dục và Đào tạo ít nhất có 2 đợt các giáo viên cốt cán các bộ môn được tập dượt, làm đề, ma trận theo hình thức mới dưới sự hướng dẫn, đánh giá của những chuyên gia khảo thí.

Nhiều giáo viên các trường, địa phương rất hứng thú khi tham gia các lớp tập huấn vô cùng bổ ích và cần thiết này.

Ở nhà mày mò, đọc các tài liệu, các đề trắc nghiệm mẫu chẳng ăn thua gì, có tập huấn, làm trực tiếp mới thấy công việc ra đề thật khó nhọc, để đạt chuẩn, có những câu hay, tạo độ nhiễu cao không giản đơn tí nào.

Trước những cải tiến, yêu cầu mới của giáo dục, của thi cử, thầy cô giáo phải theo guồng, nếu dừng lại thì dễ lạc hậu, không đáp ứng nổi" – thầy Từ Tấn Phúc, tổ trưởng tổ Hóa, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (TP Quảng Ngãi), thành viên tổ bộ môn của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi chia sẻ.

Đến các Sở Giáo dục và Đào tạo cũng cần chủ động tổ chức tập huấn lại một cách nghiêm túc, bài bản cho các cơ sở giáo dục và giáo viên thực hiện việc ra đề kiểm tra, đánh giá theo quy trình ra đề chuẩn hóa đúng hướng dẫn của Bộ.

Bộ, các Sở, các trường, thầy cô giáo cùng chuyển động, với tinh thần, quyết tâm cao nhất, chắc chắn sẽ có những mùa kiểm tra, thi cử thành công, những sai sót, non nớt trong khâu ra đề sẽ được giảm thiểu tối đa.



Xem nguồn

Các trường đại học sư phạm phải đi đầu trong nâng cao chất lượng giáo viên

Posted: 11 Dec 2016 01:21 AM PST


Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì Hội thảo và phát biểu chỉ đạo.Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì Hội thảo và phát biểu chỉ đạo.

Hội thảo do Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (Chương trình ETEP) tổ chức với sự tham dự của hơn 100 đại biểu là đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT, các trường đai học sư phạm, một số địa phương và đại diện một số chuyên gia, giáo viên trong cả nước.

Dựa trên những đặc điểm nghề nghiệp mang tính chất đặc thù và yêu cầu phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên trong bối cảnh mới, các đại biểu tham dự hội thảo đã tập trung thảo luận về những vấn đề cần thay đổi của chuẩn nghề nghiệp giáo viên hiện hành, chuẩn giảng viên sư phạm; tiêu chí, quy trình lựa chọn giáo viên cốt cán, lựa chọn giảng viên sư phạm chủ chốt để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phổ thông, giảng viên sư phạm.

Phát biểu chỉ đạo hội thảo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đề cập tới vai trò đi đầu của các trường đại học sư phạm trọng điểm trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Vì gốc của các vấn đề về chất lượng giáo viên là ở chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của các trường sư phạm. Do vậy, các trường sư phạm cần thay đổi mạnh mẽ cách tiếp cận và nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng hiện nay trên cơ sở tiếp cận chuẩn nghề nghiệp của giáo viên.

Đối với việc chỉnh sửa chuẩn nghề nghiệp, Bộ trưởng lưu ý, cần đảm bảo nguyên tắc khoa học, hiện đại, khắc phục những hạn chế của chuẩn hiện hành, tiếp cận với kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực nhưng gắn với thực tiễn phát triển nghề nghiệp của giáo viên Việt Nam. Đồng thời bám sát vào việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, bảo đảm có thể đo đếm được một cách khách quan và phù hợp với nhiệm vụ, vị trí việc làm của giáo viên ở từng cấp học, môn học để giáo viên dễ dàng sử dụng, có động lực phấn đấu và chủ động đánh giá, hoàn thiện năng lực nghề nghiệp của bản thân theo các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.

Theo Bộ trưởng, các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm cần phải đồng tâm với các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, nhưng cần khác nhau ở chất và lượng, trong đó có những sự khác biệt như yêu cầu về năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục.

Đối với tiêu chí lựa chọn giáo viên phổ thông cốt cán, Bộ trưởng yêu cầu các đề xuất phải gắn với nhiệm vụ mới của giáo viên ở nhà trường là hỗ trợ các đồng nghiệp cùng phát triển và tham gia trực tiếp vào các hoạt động đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đem thực tiễn giáo dục và hơi thở cuộc sống vào chương trình, sách giáo khoa mới. Các giáo viên cốt cán phải là những giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức cao, được lựa chọn từ các trường phổ thông để bồi dưỡng thành giáo viên cốt cán.

"Việc lựa chọn giảng viên sư phạm chủ chốt cũng đảm bảo các nguyên tắc trên, trong đó lưu ý tìm chọn những người phù hợp, chú trọng hơn tới trách nhiệm tham gia phát triển chương trình, tài liệu và các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông cũng như trách nhiệm gắn kết trường sư phạm với thực tiễn hành nghề của giáo viên ở các nhà trường và tham gia vào việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo" – Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng cũng đề nghị các trường sư phạm sau hội thảo này cần tiếp tục phối hợp nghiên cứu, thảo luận để hoàn thiện và chú ý đến những đặc thù riêng của lao động nghề nghiệp của giảng viên.



Xem nguồn

Comments