Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


3,8 triệu USD xây dựng trung tâm chăm sóc, giáo dục cho con công nhân

Posted: 10 Dec 2016 08:19 AM PST


Ngày 9/12, UBND thành phố Đà Nẵng và tổ chức Half The Sky Foundation đã chính thức triển khai dự án Trung tâm chăm sóc và giáo dục mầm non OneSky – Đà Nẵng (tại phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu).

Trung tâm này được xây dựng trên diện tích đất 3.800 m2 bao gồm 17 phòng học, một khu đa năng dành cho tập huấn và hoạt động của trẻ, phòng y tế, khu sân vườn…

Khởi công dự án 3,8 triệu USD danh cho con em công nhân đang làm việc trong Khu công nghiệp. Ảnh: An Nguyên

Kinh phí thực hiện dự án lên đến 3,8 triệu USD, trong đó tổ chức Half The Sky Foundation (viết tắt là HTS) tài trợ 3,4 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng của thành phố Đà Nẵng. Dự án thực hiện từ tháng 4/2016 đến ngày 30/12/2019.

Ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD&ĐT thành phố cho biết, mục tiêu của dự án là nhằm giúp cho trẻ em khó khăn con công nhân được tiếp cận những điều kiện nuôi dưỡng và học tập tốt.

Chiếc tủ kỳ diệu của các cô giáo mầm non

(GDVN) – Do trường còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, các cô giáo tại Hậu Giang đã phát minh ra mô hình “Chiếc tủ kỳ diệu” để các bé thêm hứng thú đến trường.

Giúp các cháu được phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội.

Theo ông Vĩnh, đối tượng được hưởng lợi từ dự án là con em công nhân trong khu công nghiệp Hòa Khánh. Trong đó số trẻ hưởng lợi trực tiếp là 250 trẻ, gián tiếp là 7.500 trẻ.

Đại diện tổ chức HTS cho biết, trung tâm này là một phương pháp học tập mới cho trẻ em trong khu vực. Thông qua việc thiết kế, sáng tạo sẽ giúp trẻ được tiếp cận phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới.

Đồng thời, Trung tâm này cũng sẽ tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên mầm non và bảo mẫu tại các nhóm trẻ độc lập tư thục, giúp nâng cao kỹ năng chăm sóc trẻ mầm non trong khu vực. Tư vấn cho bố mẹ trẻ cách nuôi dạy trẻ, tạo ra sự phối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình.

"Bên cạnh việc hỗ trợ trẻ em khó khăn khu công nghiệp Hòa Khánh, dự án sẽ giúp đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non và các cô bảo mẫu.

Với phương thức thực hiện kết hợp công tư – PPP, chương trình này dự kiến sẽ nhân rộng trong khu vực và trên toàn quốc để mang lại lợi ích thiết thực cho nhiều trẻ em khó khăn hiện nay" vị đại diện HTS cho hay.

Hiện tại thành phố Đà Nẵng đang xảy ra tình trạng thiếu các trường mầm non cho con em công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp. Phần lớn công nhân phải chấp nhận gửi con ở các điểm giữ trẻ tư nhân, tự phát, tiềm ẩn rủi ro khôn lường đối với con trẻ.



Xem nguồn

Quyết định tạm dừng cuộc thi “Chinh phục vũ môn” từ 10/12

Posted: 10 Dec 2016 07:38 AM PST


 Qua những ý kiến của phụ huynh, Bộ GD-ĐT và Ban Bí thư TƯ Đoàn về cuộc thi "Chinh phục vũ môn", ban tổ chức vừa có quyết định tạm dừng cuộc thi từ 17h ngày 10/12.

Cụ thể, tiếp thu ý kiến đóng góp của phụ huynh học sinh, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng như ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư T.Ư Đoàn, Ban Tổ chức cuộc thi "Chinh phục vũ môn" toàn quốc lần thứ III, năm học 2016 -2017, vừa có quyết định tạm dừng cuộc thi từ 17h, ngày 10/12/2016.

Quyết định tạm dừng cuộc thi
Ban tổ chức quyết định dừng cuộc thi Chinh phục vũ môn từ 10/12.

Cùng đó, Ban tổ chức cuộc thi sẽ tiến hành các hoạt động kiểm tra, rà soát công tác triển khai cuộc thi tại các địa phương, cơ sở, lấy ý kiến rộng rãi các em thiếu nhi, các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo để có đánh giá toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc thi.

Ban tổ chức cũng cho biết sẽ bảo lưu kết quả của các em học sinh đã tham gia thi.

Ông Nguyễn Phú Trường, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội Trung ương, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi cho biết, để nâng cao chất lượng cuộc thi, ban tổ chức cũng tiếp nhận tất cả các ý kiến đóng góp trên website của cuộc thi http://chinhphucvumon.vn.

Trước đó, ngày 9/12, qua xem xét, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ khẩn trương làm việc với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đề nghị tạm dừng tổ chức cuộc thi, tiến hành rà soát kỹ lưỡng, nghiêm túc, khoa học các vấn đề liên quan đến cuộc thi mà dư luận đang quan tâm.

Bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị chức năng của Bộ chủ động rà soát tất cả các cuộc thi tương tự đang diễn ra hoặc dự kiến sẽ tổ chức, nếu không thiết thực, hiệu quả thì dừng ngay. 

Chủ trương của Bộ GD&ĐT là không tổ chức hoặc ủng hộ tổ chức các cuộc thi không thiết thực, làm ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh, gây băn khoăn cho phụ huynh và dư luận xã hội. 

Trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ GD&ĐT luôn khuyến khích các em học sinh năng động, tìm tòi học tập qua nhiều kênh khác nhau, trong đó có hình thức học tập trực tuyến, nhưng đó phải là những kênh học tập lành mạnh và hiệu quả, thiết kế phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Thủ tướng: "Phải trồng người thật tốt mới trồng cây được tốt"

Posted: 10 Dec 2016 06:55 AM PST


  Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định như vậy tại lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Học viện Nông nghiệp Việt Nam diễn ra sáng nay, 10/12.

5 đề bài lớn

Thủ tướng: 'Phải trồng người thật tốt mới trồng cây được tốt'

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu dự lễ kỷ niệm 60 năm thành lập HV Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: VGP

Ghi nhận và đánh giá cao những thành tích mà học viện đã đạt được trong 60 năm qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhắc đến những người thầy, nhà lãnh đạo có công gây dựng nên nhà trường và cũng là những bậc tiền bối gây dựng nên nền nông nghiệp Việt Nam.

Đặc biệt, tôi muốn nhắc đến nhà khoa học lừng danh, Giáo sư Lương Định Của với câu nói hết sức sâu sắc: Có lao động cực nhọc, có đổ mồ hồi trên đồng mới thấu hiểu hết nỗi khổ của nông dân, mới biết nông dân cần gì mới nghiên cứu ra thứ gì có tính ứng dụng“- Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng: 'Phải trồng người thật tốt mới trồng cây được tốt'
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ kỷ niệm sáng nay. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, những thử thách mà Việt Nam đang đối diện, đặc biệt cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ làm thay đổi căn bản nền nông nghiệp của nhiều nước trên thế giới và trong xu thế này chúng ta cần làm gì để nông nghiệp Việt Nam là một hình mẫu vươn ra chứ không phải bỏ lại phía sau.

Từ đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đưa ra một số gợi ý và cũng là đề bài cho HV Nông nghiệp Việt Nam cùng nghiên cứu, đề xuất Chính phủ:

Một là, tư vấn các ưu tiên chiến lược về hạ tầng nông thôn, các hệ thống cảnh báo thời tiết sớm, các nghiên cứu nông nghiệp cơ bản, giám sát quản lý về sâu bệnh, nâng cao năng lực thể chế, môi trường và sử dụng vật tư nông nghiệp.

Thủ tướng: 'Phải trồng người thật tốt mới trồng cây được tốt'
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Hồ Chí Minh cho HV Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.

Hai là, đề xuất ý tưởng cụ thể nhằm thúc đẩy hiệu quả tập trung hóa đất đai, giúp tăng cường các hệ thống sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí giao dịch trong chuỗi giá trị, tạo điều kiện cho các hộ gia đình tăng thu nhập. 

Ba là, nghiên cứu các điều kiện để các doanh nghiệp tăng đầu tư vào nông nghiệp, triển khai các kế hoạch kinh doanh cũng như tạo điều kiện để nhiều nông hộ giảm được rủi ro về sinh kế nhờ có được nguồn thu từ việc cho thuê đất, trong khi tập trung lao động và năng lực kinh doanh vào việc khác.

Bốn là, tích cực tham vấn cho mục tiêu xanh hóa nông nghiệp. 

Năm là, xây dựng cụm liên kết ngành nông nghiệp, qua đó có thể đạt được những kết quả quan trọng nhờ tăng cường các mối liên kết giữa nông dân với các tác nhân thương mại và cơ sở hạ tầng có liên quan. Nâng cao vị thế nông nghiệp thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế. 

Trồng người tốt mới có thể trồng cây tốt

Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị học viện thực hiện tốt một số nội dung.

Một là, tập trung vào nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ các thầy cô giáo đạt trình độ chuẩn để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn mới.

Chúng ta cần quan tâm hơn đến đời sống các thầy cô, có những chính sách khuyến khích để các thầy cô tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp trồng người” – Thủ tướng nhấn mạnh..

Thủ tướng: 'Phải trồng người thật tốt mới trồng cây được tốt'
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng tranh cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.

Thứ hai, phải trồng người thật tốt thì mới trồng cây được tốt. Nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích sinh viên học tập, nghiên cứu, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện kiến thức, nhân cách, lý tưởng, hoài bão, phát huy năng lực bản thân, phát huy và đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp trong sinh viên và cán bộ giảng viên, nhà khoa học.

Thứ ba, học viện cần tổng kết việc thực hiện thí điểm giao quyền tự chủ, triển khai phương án đổi mới mô hình tổ chức và công tác quản trị, tăng cường công tác hội nhập, các hình thức liên kết đào tạo đa dạng nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu xây dựng học viện theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Thủ tướng nêu rõ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất coi trọng chương trình khởi nghiệp quốc gia, đặc biệt là thanh niên nông thôn khởi nghiệp. Học viện cần chú trọng ươm trồng những tài năng, những ước mơ khởi nghiệp, lôi cuốn sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các đề án, ý tưởng do sinh viên đề xuất.

Nông nghiệp Việt Nam tất yếu sẽ có vai trong chiến lược trong mục tiêu đưa nước ta thoát bẫy thu nhập trung bình và vươn lên trong tiên trình toàn cầu hóa, xác lập chỗ đứng vững chắc trong các chuỗi giá trị khu vực và quốc tế. Việt Nam phải là một trong những nền nông nghiệp năng động, thông minh, bền vững của Đông Nam Á, rộng hơn là châu Á” – Thủ tướng nói.

Nếu hiện thực tầm nhìn này chúng ta đã hoàn thành một trong những sứ mệnh khó khăn và cần thiết nhất của sự nghiệp công nghiệp hóa và công nghiệp hóa đất nước đó là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp Việt Nam trong kỷ nguyên của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4“.

Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng trao Huân chương Hồ Chí Minh cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Lê Văn



Xem nguồn

17h hôm nay, dừng cuộc thi “Chinh phục vũ môn”, chờ ý kiến dư luận

Posted: 10 Dec 2016 06:14 AM PST


Theo thông báo từ văn bản này, Ban Tổ chức sẽ bảo lưu kết quả của các em học sinh đã tham gia thi. Đồng thời, để nâng cao chất lượng cuộc thi, Ban Tổ chức tiếp nhận các ý kiến đóng góp trên website của cuộc thi http://chinhphucvumon.vn.

Ông Nguyễn Phú Trường, Phó Chủ tịch TT Hội đồng Đội Trung ương- Trưởng BTC cuộc thi cho biết, cuộc thi "Chinh phục vũ môn" toàn quốc do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công ty cổ phần Tập đoàn giáo dục Egroup triển khai từ năm 2014 đã góp phần tạo ra sân chơi bổ ích, giúp các em thiếu nhi vừa học vừa chơi, phát triển tư duy sáng tạo, kỹ năng sống.

Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến đóng góp của một số phụ huynh và ý kiến của lãnh đạo Bộ GD&ĐT về công tác tổ chức cuộc thi, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Ban Tổ chức Cuộc thi "Chinh phục vũ môn" toàn quốc lần thứ III, năm học 2016 – 2017 thông báo về việc tạm dừng cuộc thi từ 17h00 ngày 10/12/2016.

Cuộc thi Chinh phục vũ môn chính thức tạm dừng từ 17h ngày 10/12/2016

Cuộc thi “Chinh phục vũ môn” chính thức tạm dừng từ 17h ngày 10/12/2016

Ban Tổ chức cuộc thi sẽ tiến hành các hoạt động kiểm tra, rà soát công tác triển khai cuộc thi tại các địa phương, cơ sở, lấy ý kiến rộng rãi các em thiếu nhi, các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo để có đánh giá toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc thi.

Đối với các em học sinh đã tham gia, Ban Tổ chức sẽ bảo lưu kết quả. Đồng thời, để nâng cao chất lượng cuộc thi, Ban Tổ chức tiếp nhận các ý kiến đóng góp trên website của cuộc thi http://chinhphucvumon.vn.

Như Dân trí đưa tin trước đó, ngày 8/12, facebook của anh Trần Trọng An (Hoàng Mai, Hà Nội) có bài phản ánh liên quan đến game "Chinh phục vũ môn". Được biết, anh An là người đã gửi tâm thư đến Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Bộ GD&ĐT cổ súy cho học sinh- đặc biệt là học sinh tiểu học, chơi game online thông qua cuộc thi "Chinh phục vũ môn".

Là một phụ huynh của học sinh đang học lớp 5, anh vô cùng lo lắng bởi việc này sẽ vô cùng ảnh hưởng tới con trẻ bởi trong đó có nhiều phần game mang tính bạo lực và nhiều phần yêu cầu phải nạp thẻ cào với mệnh giá từ 10.000 đồng đến 300.000 đồng.

Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn giáo dục Egroup cho biết, cuộc thi này không phải vừa mới xuất hiện mà đã bước sang mùa thứ 3. "Chinh phục vũ môn" là game giáo dục do công ty này phát hành, ra đời vào tháng 9/2011. Trong phần mềm "Chinh phục vũ môn" được thiết kế có 3 phần chính: Chơi game, phần học tập trực tuyến và tham gia cuộc thi "Chinh phục vũ môn" cũng như một số cuộc thi khác.

Tuy nhiên, người sử dụng sẽ phải trả phí qua thẻ cào ở trong trường hợp như: sử dụng các bài học đặc biệt nâng cao; luyện tập nâng cao thêm ngoài thi thì mua vé cào bằng hình thức nạp thẻ. Đơn vị này khẳng định, việc nộp phí là hoàn toàn tự nguyện.

Ngày 9/12, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có công văn yêu cầu tạm dừng cuộc thi, đồng thời yêu cầu TƯ Đoàn- đơn vị chủ trì phối hợp rà soát toàn bộ cuộc thi "Chinh phục vũ môn".

Theo bạn, nhất là học sinh hay phụ huynh có con từng tham gia “Chinh phục vũ môn”, có nên dừng cuộc thi này hay không? Mời bạn tham gia bình chọn hoặc cho ý kiến vào ô bình luận bên dưới. Trân trọng.

Mỹ Hà



Xem nguồn

17h ngày 10/12 dừng cuộc thi “Chinh phục vũ môn”, chờ ý kiến dư luận

Posted: 10 Dec 2016 05:32 AM PST


Theo thông báo từ văn bản này, Ban Tổ chức sẽ bảo lưu kết quả của các em học sinh đã tham gia thi. Đồng thời, để nâng cao chất lượng cuộc thi, Ban Tổ chức tiếp nhận các ý kiến đóng góp trên website của cuộc thi http://chinhphucvumon.vn.

Ông Nguyễn Phú Trường, Phó Chủ tịch TT Hội đồng Đội Trung ương- Trưởng BTC cuộc thi cho biết, cuộc thi "Chinh phục vũ môn" toàn quốc do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công ty cổ phần Tập đoàn giáo dục Egroup triển khai từ năm 2014 đã góp phần tạo ra sân chơi bổ ích, giúp các em thiếu nhi vừa học vừa chơi, phát triển tư duy sáng tạo, kỹ năng sống.

Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến đóng góp của một số phụ huynh và ý kiến của lãnh đạo Bộ GD&ĐT về công tác tổ chức cuộc thi, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Ban Tổ chức Cuộc thi "Chinh phục vũ môn" toàn quốc lần thứ III, năm học 2016 – 2017 thông báo về việc tạm dừng cuộc thi từ 17h00 ngày 10/12/2016.

Cuộc thi Chinh phục vũ môn chính thức tạm dừng từ 17h ngày 10/12/2016

Cuộc thi “Chinh phục vũ môn” chính thức tạm dừng từ 17h ngày 10/12/2016

Ban Tổ chức cuộc thi sẽ tiến hành các hoạt động kiểm tra, rà soát công tác triển khai cuộc thi tại các địa phương, cơ sở, lấy ý kiến rộng rãi các em thiếu nhi, các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo để có đánh giá toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc thi.

Đối với các em học sinh đã tham gia, Ban Tổ chức sẽ bảo lưu kết quả. Đồng thời, để nâng cao chất lượng cuộc thi, Ban Tổ chức tiếp nhận các ý kiến đóng góp trên website của cuộc thi http://chinhphucvumon.vn.

Như Dân trí đưa tin trước đó, ngày 8/12, facebook của anh Trần Trọng An (Hoàng Mai, Hà Nội) có bài phản ánh liên quan đến game "Chinh phục vũ môn". Được biết, anh An là người đã gửi tâm thư đến Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Bộ GD&ĐT cổ súy cho học sinh- đặc biệt là học sinh tiểu học, chơi game online thông qua cuộc thi "Chinh phục vũ môn".

Là một phụ huynh của học sinh đang học lớp 5, anh vô cùng lo lắng bởi việc này sẽ vô cùng ảnh hưởng tới con trẻ bởi trong đó có nhiều phần game mang tính bạo lực và nhiều phần yêu cầu phải nạp thẻ cào với mệnh giá từ 10.000 đồng đến 300.000 đồng.

Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn giáo dục Egroup cho biết, cuộc thi này không phải vừa mới xuất hiện mà đã bước sang mùa thứ 3. "Chinh phục vũ môn" là game giáo dục do công ty này phát hành, ra đời vào tháng 9/2011. Trong phần mềm "Chinh phục vũ môn" được thiết kế có 3 phần chính: Chơi game, phần học tập trực tuyến và tham gia cuộc thi "Chinh phục vũ môn" cũng như một số cuộc thi khác.

Tuy nhiên, người sử dụng sẽ phải trả phí qua thẻ cào ở trong trường hợp như: sử dụng các bài học đặc biệt nâng cao; luyện tập nâng cao thêm ngoài thi thì mua vé cào bằng hình thức nạp thẻ. Đơn vị này khẳng định, việc nộp phí là hoàn toàn tự nguyện.

Ngày 9/12, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có công văn yêu cầu tạm dừng cuộc thi, đồng thời yêu cầu TƯ Đoàn- đơn vị chủ trì phối hợp rà soát toàn bộ cuộc thi "Chinh phục vũ môn".

Mỹ Hà



Xem nguồn

Tác động mạnh mẽ từ một chương trình giáo dục

Posted: 10 Dec 2016 04:50 AM PST


Giám đốc SEQAP thăm bữa ăn trưa của học sinh vùng Đồng bằng Sông Cửu LongGiám đốc SEQAP thăm bữa ăn trưa của học sinh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các trường tiểu học

Qua báo cáo của các cơ sở và khảo sát thực tế cho thấy, SEQAP đã đạt hiệu quả rõ rệt trong việc xoay chuyển tình hình hoạt động giáo dục tiểu học theo hướng tích cực, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các trường tiểu học. Cảnh quan, cơ sở vật chất và môi trường sư phạm của nhà trường được cải thiện đáng kể. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và cộng đồng đều phấn khởi, tin tưởng hơn vào nhà trường, tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục. Một minh chứng quan trọng là đã đẩy nhanh tốc độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trong các trường tiểu học tham gia SEQAP.

Với các trường không tham gia SEQAP, tác động quan trọng nhất của SEQAP là đã hướng dẫn xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện dạy học cả ngày một cách khoa học nhất, phù hợp với thực tiễn. Từ đó, cơ quan quản lý giáo dục các địa phương đã chủ động nhân rộng mô hình, tăng cường trao đổi phổ biến kinh nghiệm, mở rộng diện tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên, phát huy hiệu quả sử dụng sử dụng các Sổ tay hướng dẫn nên đã phát huy sự lan tỏa của SEQAP. Từ một phạm vi nhất định, SEQAP đã thúc đẩy việc nhân rộng dạy học cả ngày ra cả nước.

Đối với các cấp quản lý giáo dục từ Bộ GD&DT đến các phòng GD&ĐT huyện, kết quả có ý nghĩa quan trọng mà SEQAP đạt được là hỗ trợ việc phát triển chính sách để thực hiện đổi mới giáo dục tiểu học theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW .

Cụ thể, hỗ trợ trong việc xây dựng các giải pháp đổi mới chủ yếu như: Phát triển khung pháp lý về thực hiện dạy học cả ngày, huy động kết hợp nguồn lực của nhà nước, của cha mẹ học sinh và cộng đồng để duy trì, phát triển bền vững dạy học cả ngày. Chuẩn bị nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và các nguồn lực khác để thực hiện dạy học cả ngày. Vận dụng thành tựu của SEQAP vào hoạt động chỉ đạo việc mở rộng dạy học cả ngày và quản lý trường tiểu học áp dụng dạy học cả ngày đối với các vùng có điều kiện KT-XH khác nhau (vùng phát triển, vùng trung bình, vùng khó khăn) và đối với các đối tượng gia đình học sinh có hoàn cảnh khác nhau.

Cùng với đó, áp dụng thành tựu của SEQAP để củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, tạo tiền đề để chuyển phổ cập giáo dục THCS từ giáo dục nghĩa vụ sang giáo dục bắt buộc từ năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

Nhiều đối tượng được thụ hưởng từ SEQAP

Các đối tượng được thu hưởng SEQAP là học sinh; giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; cha mẹ học sinh và cộng đồng và các trương tiểu học.

Đối với học sinh, tác động chung là học sinh được học tập với thời lượng tăng thêm thích đáng nhưng không gây quá tải, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi. Thời gian tăng thêm được sử dụng để củng cố kiến thức, phát triển phẩm chất, rèn luyện kỹ năng và thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và học sinh được tham gia nhiều hoạt động giáo dục, vui chơi, tăng cơ hội giao tiếp và trải nghiệm sáng tạo. Kết quả học tập đồng đều và tốt hơn, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học tăng liên tục qua các năm và đều đạt trên 99%.

Đối với học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nữ, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn được tạo cơ hội phát triển bình đẳng, nâng cao thành tích học tập, thu hẹp khoảng cách chất lượng với các đối tượng khác. Đặc biệt, đối với học sinh dân tộc thiểu số khi vào lớp 1 chưa thành thạo tiếng Việt đã được SEQAP hỗ trợ ngôn ngữ có hiệu quả. Kết quả trên tạo cơ sở để tiếp tục phát triển chính sách, các giải pháp hợp lý nhằm giải quyết vấn đề này một cách bền vững.

Đối với giáo viên và CBQL, tác động quan trọng nhất là hàng vạn giáo viên, CBQL đã được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nắm được phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức quản lý bán trú, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh; rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, tự học, tự bồi dưỡng; đổi mới sinh hoạt chuyên môn, tăng cường tính sinh động của hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Đội ngũ giáo viên và CBQL đã thấy rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện dạy học cả ngày, từ đó thêm yêu nghề, tâm huyết với học sinh và nhà trường.

Đối với cha mẹ học sinh và cộng đồng: Nhận thức về ý nghĩa của dạy học cả ngày tại trường tiểu học cho con em họ đã thay đổi tích cực, đặc biệt là vùng DTTS và vùng khó khăn. Nhờ việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và cha mẹ học sinh được tham gia hỗ trợ các hoạt động của nhà trường, chứng kiến sự cải thiện môi trường sư phạm, học sinh được chăm sóc giáo dục tốt hơn, nên phối hợp với nhà trường tự giác hơn.

Đã có nhiều cha mẹ học sinh là người DTTS đến nấu cơm, góp lương thực, thực phẩm để nâng cao chất lượng bữa ăn trưa cho học sinh, nhiều người đã đóng góp chiếu, chăn, gối và vật liệu làm giường cho các em nghỉ trưa, góp sức cải tạo, chỉnh trang cảnh quan sư phạm của nhà trường, lớp học. Cha mẹ học sinh được hưởng lợi từ việc nhà trường quản lý HS cả ngày nên đã tăng cường tính tự giác đóng góp để tổ chức cho con em mình học cả ngày ở trường.

Đối với các trường tiểu học, tác động nổi bật của SEQAP là tăng cường được năng lực bảo đảm chất lượng thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, cả về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, năng lực quản lý, nâng cao lòng tin của đội ngũ CBQL, giáo viên, cha mẹ học sinh và cộng đồng. Sự phối hợp giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội tốt hơn. Qua đánh giá của các địa phương cho thấy, ở các trường tiểu học thực hiện dạy học cả ngày, bước đầu đã trở thành những trường học được tín nhiệm, có môi trường và cảnh quan sư phạm tốt, đã giúp học sinh "mỗi ngày đến trường là một ngày vui" với chất lượng, hiệu quả giáo dục ngày một được nâng cao.

Tác động với nâng cao hiệu quả các chính sách của Nhà nước

SEQAP còn có tác động đối với việc nâng cao hiệu quả các chính sách của Nhà nước. Theo đó, đối với chính sách phổ cập giáo dục, tác động quan trọng của SEQAP là giảm rõ rệt tỷ lệ học sinh tiểu học lưu ban, bỏ học. Nhờ đó, hiệu quả giáo dục tiểu học được nâng cao, đây là bảo đảm vững chắc cho kết quả thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, tạo tiền đề để phổ cập giáo dục THCS và xóa mù chữ bền vững, chuẩn bị để chuyển giáo dục THCS sang giáo dục bắt buộc từ năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

Cùng với bước phát triển KT-XH của đất nước, Chính phủ ngày càng hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục ở vùng khó khăn, miền núi, vùng DTTS với nguồn lực không ngừng tăng lên từ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội. Trong bối cảnh đó, lộ trình thực hiện dạy học cả ngày mà SEQAP xây dựng được là giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả của các chính sách đó.

Thực tế cho thấy, có đủ căn cứ để khẳng định hiệu quả của việc áp dụng dạy học cả ngày của SEQAP đã mang lại lợi ích to lớn từ việc nâng cao hiệu quả đầu tư để thực hiện các chính sách phát triển giáo dục tiểu học của Nhà nước. Bên cạnh đó, SEQAP đã tạo cơ sở để thực hiện "chuẩn hóa" giáo dục tiểu học, theo định hướng "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa" mà Nghị quyết số 29 đã đề ra.



Xem nguồn

Những chuyện phía sau hội thi giao lưu tiếng Anh ở các cấp học

Posted: 10 Dec 2016 04:08 AM PST


LTS: Phía sau những thành công của học sinh trong các hội thi tiếng Anh là bao công sức luyện tập khó khăn, nhọc nhằn của cả thầy và trò. Tất cả đều vì trách nhiệm phải mang về thành tích.

Cô giáo Phan Tuyết chia sẻ một bài viết tới Báo điện tử Giáo dục Việt Nam bày tỏ quan điểm về vấn đề này.

Tòa soạn trân trọng gửi đến quý độc giả.

Để thực hiện đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2010" của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều cấp học đã tổ chức hội thi "Hùng biện tiếng Anh"; "Nói tiếng Anh"; "Kể chuyện tiếng Anh"; "Giao lưu tiếng Anh"; "Tài năng tiếng Anh cấp tiểu học"… ở khắp nơi.

Các hội thi này phần lớn được diễn ra vô cùng sôi nổi, luôn được đánh giá là hiệu quả và thành công. Phía học sinh, nhiều em tỏ ra phấn khích, hào hứng, em nào cũng tự tin khi giao tiếp tiếng Anh một cách sành sỏi. 

Nếu nhìn vào những hội thi như thế, bất kì ai cũng phải thốt lên "Học sinh bây giờ nói tiếng Anh giỏi quá. Các em giao tiếp một cách rất tự nhiên“. 

Và thế là tất cả những ai quan tâm đến giáo dục cũng có quyền hy vọng vào một lớp trẻ năng động, phát âm tiếng Anh chuẩn mực như người bản xứ.

Mỗi khi tham gia các cuộc thi tiếng Anh là cả thầy và trò cùng nhau luyện tập rất vất vả. (Ảnh minh họa, nguồn: congluan.vn)

Học sinh có thật sự giỏi tiếng Anh như mọi người nhầm tưởng? Đằng sau những hội thi thành công vang dội như thế chỉ có giáo viên đang trực tiếp giảng dạy mới hiểu hết được.

Đó là cả một thời gian khổ luyện không ngừng của cả thầy và trò mà nghe ra ai cũng phải giật mình tự hỏi:

"Liệu những gì thầy và trò đã bỏ ra trước đó chỉ để đổi lại vài ba chục phút thể hiện của các em trên sân khấu liệu có đáng không?

Trước khi hội thi diễn ra khoảng vài tháng, nhiều trường học đã bắt đầu chuẩn bị từ việc chọn lựa ra được những thành tố học tiếng Anh tốt nhất trong trường ở các khối lớp để tham gia hội thi. 

Đối tượng được thầy cô giáo nhắm tới là những học sinh đang theo học tại các trung tâm tiếng Anh.

Không đánh vật với các kì thi, lấy đâu ra thành tích?

Có được những học sinh này, thầy cô giáo sẽ đỡ vất vả hơn nhiều vì phần lớn các em rất tự tin trong giao tiếp và phát âm tiếng Anh rất tốt.

Ở một số trường xa trung tâm, việc tuyển lựa học sinh nan giải hơn nhiều. Bởi các em không có điều kiện theo học tiếng Anh tại các trung tâm nên kiến thức và kĩ năng phát âm, giao tiếp của những học sinh này vô cùng yếu. 

Có giáo viên Anh văn tâm sự "Dù đã chọn lựa rất kĩ trên trường nhưng có em chỉ phải nói vài câu trong hội thi mà tập hàng tháng trời vẫn không nhớ, không thể phát âm trôi chảy". 

Không chỉ lo việc tập dượt, giáo viên dạy tiếng Anh phải trực tiếp viết lời giới thiệu, viết kịch bản, lời hùng biện, các câu hỏi, câu trả lời hay câu chuyện kể bằng tiếng Anh đưa cho học sinh về nhà xem trước. 

Thế rồi hàng ngày lên trường, những học sinh này được giáo viên tranh thủ những giờ nghỉ, giờ ra chơi, sau các buổi học tập trung lại để tập dượt. 

Gần đến ngày thi, là thời điểm thầy trò dốc sức không kể giờ giấc. Không chỉ có trò phải xin nghỉ học một số tiết chính khóa dành thời gian cho việc tập dượt mà chính giáo viên tiếng Anh cũng phải bỏ bê giờ dạy của mình để dồn sức dành cho đội tuyển đi thi. 

Ma trận dạy ngoại ngữ liên kết trong các trường Tiểu học ở Hà Nội

Một số Ban giám hiệu nói "Không tham gia thi thì thôi, đã tham gia thi, ai cũng mong có giải". 

Thế là thầy cô giáo trong trường cũng phải chung tay chia sẻ công việc với giáo viên Anh văn bằng cách trông lớp giúp để thầy cô Anh văn có thời gian cho đội tuyển tập dượt.

Một số giáo viên Anh văn cũng tâm sự: "Mỗi lần chuẩn bị cho một hội thi là cô trò bị vắt kiệt sức. Phần lo tập dượt, phần lo 'thua chị kém em" thì khó ăn nói với nhà trường". 

Hội thi diễn ra, phần trình diễn của mỗi đội cũng chỉ có mấy chục phút. Sau những tràng vỗ tay giòn giã, những lời ca tụng, tung hô của mọi người là những tiếng thở dài như trút được gánh nặng của thầy cô giáo trong trường.



Xem nguồn

Bàn về đạo đức trong đào tạo tiến sỹ ở Việt Nam

Posted: 10 Dec 2016 03:26 AM PST


LTS: Tiếp theo bài về việc có nên công bố nghiên cứu khoa học hay không?, nghiên cứu sinh chuyên ngành quốc tế giáo dục Nguyễn Lan Hương bàn thêm về vấn đề đạo đức trong đào tạo tiến sỹ ở Việt Nam.

Điều này cũng góp phần thể hiện quan điểm về cái tài và cái đức song hành mà cổ nhân nhiều người đã nhắc đến.

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả bài viết!

"Xin Thầy dạy cho cháu biết thà bị điểm kém vẫn hơn là gian lận trong thi cử, biết chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng" – Abraham Lincoln – Tổng thống thứ 16 Hoa Kỳ [1]

Trong bài viết về đào tạo tiến sỹ ở Việt Nam gần đây, báo Tuổi trẻ có đăng bài “Nghiên cứu sinh tiến sỹ: Có đạo đức chưa?” [1] khá thú vị.  

Điều thú vị ở đây không phải nói về vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa học và đào tạo cấp học cao nhất trong lĩnh vực học thuật, mà ở câu hỏi của bài viết "Có đạo đức chưa?".

Đạo đức trong đào tạo Tiến sỹ là điều đáng bàn. (Ảnh minh họa: Báo Tuổi trẻ)

Bởi ở các nước phát triển mà người viết bài báo có trích dẫn (như Úc), hay như nước tôi đang học (Mỹ) và gần như tất cả các nước trên thế giới, đạo đức trong học thuật là câu chuyện đương nhiên. 

Điều đầu tiên mà một đứa trẻ được dạy trên thế giới này, từ trong gia đình cho ra nhà trường, xã hội là việc sống trung thực, hàm chứa khái niệm không gian dối, không trộm cắp và không tìm cách bắt nạt, cậy ỷ thế lấy của người khác, vân vân.

Điều này đúng ở bất kỳ quốc gia nào, tôn giáo nào, luật pháp nào và chúng ta cũng đều tìm thấy những quy định về nền tảng hành xử tương đồng như vậy.

Tôi rất mong tất cả các bậc cha mẹ, thầy cô và các bạn quan tâm đến giáo dục hãy dành 2 phút đọc bài “Thư gửi Người Thầy” của A. Lincoln viết về những giá trị mà một con trẻ, một cá nhân cần có.

Trong đó, ông khẳng định rõ "thà bị điểm kém vẫn hơn là gian lận trong thi cử".

Đi học ở Việt Nam, nghịch lý càng học cao càng nhàn và rảnh việc

Còn trong lịch sử của ông cha ta, ngàn năm vẫn dạy con cháu "khôn ngoan chẳng lọ thật thà". Vậy "thật thà" đi mất đâu rồi?

Điều đáng suy nghĩ từ bài viết về nghiên cứu sinh tiến sỹ là tại sao lại cần có quy chế riêng về đạo đức trong nghiên cứu và đào tạo tiến sỹ, mà không phải cho cả hệ thống giáo dục nói riêng, và cho cả hệ thống xã hội nói chung?

Tôi tin là chúng ta đều đã có các quy định, quy chế học tập và thi tuyển, nghiên cứu và công bố khoa học rất chi tiết và ngặt nghèo.  

Câu chuyện ở đây, theo thiển ý của tôi, không phải ở chỗ cần có thêm các quy định về đạo đức trong nghiên cứu khoa học và đào tạo tiến sỹ, mà chúng ta cần thực hành những ứng xử đạo đức đã được quy định như thế nào, trong cuộc sống hàng ngày.

Tôi cũng xin khẳng định rằng đạo đức trong học tập và nghiên cứu, giống như phạm trù đạo đức ở tất cả các lĩnh vực khác, đều rất thách thức và khó đo lường, do bởi những "giá trị tiềm ẩn" (intangible values) có ý nghĩa với từng hệ quy chiếu của từng cá nhân, từng nhóm cộng đồng hay từng xã hội.

Tôi muốn chia sẻ một số ví dụ gần đây được báo chí đưa tin để lấy ví dụ về việc có đạo đức chưa trong tư duy và hành xử của giáo dục:

1. Chúng ta có xu hướng cấm dạy thêm học thêm "tràn lan" [3], với lý do đây là nguồn gốc của việc giáo viên không dạy tốt trên lớp và là một trong những nguồn cơn gây ra khủng hoảng trong giáo dục.

Nghiên cứu khoa học, công bố hay không?

Tuy nhiên, chưa thấy có chính sách nào, nghiên cứu nào về mức lương tối thiểu cho giáo viên để họ tập trung vào dạy và dạy tốt nhất. 

2. Chúng ta có đề án dạy ngoại ngữ và đề án trường học mới [4,5]. Cho đến khi đề án gần kết thúc hoặc đã kết thúc, nhiều thành phần và chủ thể tham gia vào đề án mới có tiếng nói về chất lượng đề án.  

3. Trong dự thảo Đề án đào tạo tiến sỹ, việc dự kiến nghiên cứu sinh, muốn bảo vệ luận án tiến sỹ, cần có công bố quốc tế, và khi thực tế là chưa đến 40% các Giáo sư – Tiến sỹ (đã được công nhận) của chúng ta có công bố quốc tế [6].

Vậy, nếu suy nghĩ thấu đáo lại một số ví dụ trên đây, câu hỏi có đạo đức chưa có lẽ không nên dừng ở đào tạo tiến sỹ, không phải ở cơ chế làm sao mỗi người nghiên cứu phải có giấy chứng nhận đạt đạo đức trong quá trình làm nghiên cứu [như bài viết đã nêu].

Mà có lẽ câu hỏi cần đi sâu hơn, xa hơn, từ nguyên lý cơ bản, bạn đã làm đúng bổn phận và trách nhiệm của một người tử tế trong xã hội, ứng với mỗi vị trí, vai trò của mỗi người trong xã hội hay chưa.

Tài liệu tham khảo:

1. Thư gửi Thầy giáo của TT A. Lincoln. NYT.  Tham chiếu http://nyceducator.com/2005/12/abraham-lincolns-letter-to-his-sons.html

2. Nghiên cứu sinh tiến sỹ: Có đạo đức chưa?.  Tuổi trẻ, 06/12/2016. Tham chiếu http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20161206/nghien-cuu-sinh-tien-si-co-dao-duc-chua/1231087.html

3. TP. Hồ Chí Minh cấm dạy thêm tràn lan…VnExpress. Tham chiếu http://vnexpress.net/bi-thu-tp-hcm-chi-dao-cam-day-them/topic-21265.html

4. Đề án dạy và học ngoại ngữ 2016 – 2020. VnExpress. Tham chiếu: http://vnexpress.net/de-an-day-va-hoc-ngoai-ngu-giai-doan-2016-2020/topic-21402.html; http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20160923/de-an-ngoai-ngu-2020-ra-soat-khac-phuc-tung-bat-cap/1176075.html

5. VNEN đi tiếp như thế nào?.  Vietnamnet.  Tham chiếu http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/goc-phu-huynh/vnen-se-di-tiep-nhu-the-nao-319001.html

6. Chưa tới 40% GS-PGS năm 2016 có công bố khoa học quốc tế.   Vietnamnet.  http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/chua-toi-40-gs-pgs-nam-2016-co-cong-bo-khoa-hoc-quoc-te-338106.html



Xem nguồn

Trường phổ thông Hermann Gmeiner (Đà Nẵng) kỷ niệm 20 năm thành lập

Posted: 10 Dec 2016 02:44 AM PST


Ông Đặng Việt Dũng – Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng trao tặng Cờ Thi đua cho tập thể nhà trường.Ông Đặng Việt Dũng – Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng trao tặng Cờ Thi đua cho tập thể nhà trường.

Dự buổi lễ có ông Đặng Việt Dũng – Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, TS. Gitta Trauernicht – Phó Chủ tịch Làng SOS quốc tế, ông Lê Trung Chinh – Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng), cùng đại diện lãnh đạo Làng SOS quốc tế tại Châu Á, Làng SOS Việt Nam, Sở LĐ-TB&XH Đà Nẵng, Sở GD&ĐT Đà Nẵng và các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường.

Trường phổ thông Hermann Gmeiner (Đà Nẵng) là một trong những dự án SOS do Chính phủ Việt Nam và Tổ chức SOS quốc tế thành lập. Trường phổ thông Hermann Gmeiner (Đà Nẵng) là 1 trong 12 trường trường phổ thông Hermann Gmeiner  trên cả nước.

Năm học 1996-1997, trường bắt đầu thực hiện tuyển sinh khóa đầu tiên từ khối 1 đến khối 7, được 14 lớp với tổng số 492 học sinh, trong đó, có 131 học sinh ở làng SOS. Đội ngũ giáo viên, nhân viên chỉ có 27 người. Sau 20 năm xây dựng và phát triển, trường đã tạo dựng được một cơ ngơi bề thế trên diện tích gần 20.000 m2.

Số lượng học sinh dự tuyển vào trường ngày càng tăng. Năm học 2016-2017, trường có 25 lớp, với 899 học sinh, trong đó có 150 học sinh làng SOS. Chất lượng dạy học không ngừng được nâng cao, bước đầu tạo uy tín trong phụ huynh, xã hội. Đội ngũ cán bộ, giáo viên đến nay có 76 người, trong đó có 42 cán bộ, giáo viên cơ hữu.

Năm 2009, trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Từ năm học 2011- 2012 đến nay, trường liên tục được UBND TP Đà Nẵng công nhận Tập thể lao động xuất sắc. Bộ GD&ĐT, UBND TP Đà Nẵng trao tặng nhiều Bằng khen. 22 thầy cô giáo được nhận Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục, 31 thầy cô được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Lao động, Thương binh và Xã hội…

Tại buổi lễ, ghi nhận những thành tích đạt được trong 20 năm xây dựng và phát triển của nhà trường, UBND TP Đà Nẵng trao tặng Cờ Thi đua, Bộ GD&ĐT và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trao tặng bằng khen. Nhiều tập thể, cá nhận có nhiều thành tích đóng góp cho sự phát triển của nhà trường cũng vinh dự được Bộ GD&ĐT, UBND TP Đà Nẵng trao tặng bằng khen, Sở GD&ĐT trao tặng giấy khen.



Xem nguồn

Video bài giảng Sinh học: Quần xã sinh vật

Posted: 10 Dec 2016 02:03 AM PST


Thông qua qua bài giảng, ThS. Nguyễn Thành Công (Giáo viên THPT Chuyên Đại học Sư phạm) sẽ hệ thống tất cả các kiến thức liên quan đến Quần xã sinh vật, bao gồm: định nghĩa về quần xã, các đặc trưng cơ bản của quần xã, mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, mối quan hệ dinh dưỡng trong quần xã và diễn thế sinh thái.

Sau khi học xong bài giảng, học sinh có thể tự tin luyện tập các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến phần kiến thức này.

Mời thí sinh tham khảo bài giảng:

Video bài giảng Sinh học: Quần xã sinh vật

Nhật Hồng



Xem nguồn

Comments