Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Cán bộ Cục khảo thí tự ý viết tài liệu ôn thi quốc gia

Posted: 01 Dec 2016 08:14 AM PST


Trong những ngày qua dư luận phản ánh việc trên thị trường xuất hiện nhiều sách tham khảo, luyện thi trắc nghiệm cho học sinh, phản ánh về tình trạng cán bộ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD&ĐT tham gia viết sách hướng dẫn ôn tập thi THPT quốc gia. 

Điều này dẫn đến tâm lý không khỏi băn khoăn của nhiều phụ huynh, học sinh rằng nếu chỉ ôn tập theo sách giáo khoa và tài liệu do giáo viên biên soạn có đủ đạt yêu cầu so với cách ra đề thi THPT quốc gia hay không? 

Vậy tính chính thống của những loại sách tham khảo này như thế nào, nên chọn ra sao? 

Trả lời báo chí vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cho biết: 

Trước hết, phải khẳng định, Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức biên soạn, không chủ trương phát hành tài liệu hướng dẫn ôn tập cho các kì thi.

Bộ cũng đã có văn bản chỉ đạo các địa phương nghiêm cấm các nhà trường, cán bộ quản lý giáo dục các cấp và giáo viên lạm dụng vị trí công tác của mình để thực hiện hoặc tham gia thực hiện việc ép buộc, vận động học sinh, học viên hoặc cha mẹ học sinh, học viên mua sách hướng dẫn kiểm tra, đánh giá, luyện thi hoặc ép buộc học sinh học thêm, luyện thi dưới bất kỳ hình thức nào.

Bộ sẽ tổ chức thanh kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có).

Thứ trưởng Bùi Văn Ga (Ảnh: Xuân Trung)

Cũng theo Thứ trưởng Ga, ngay sau khi có phản ánh của báo chí về việc một số sách ôn thi xuất hiện trên thị trường có tên tác giả là một số cán bộ đang công tác tại một đơn vị thuộc Bộ, Bộ đã kiểm tra, xác minh.

Thứ trưởng khẳng định rằng, các cán bộ này chỉ tham gia với tư cách cá nhân như các tác giả khác, không liên quan đến việc chỉ đạo chuyên môn của các đơn vị chức năng thuộc Bộ. 

"Vì vậy, nội dung của các cuốn sách này cũng chỉ có giá trị tham khảo như các sách tham khảo khác có trên thị trường" – Thứ trưởng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, vị đại diện lãnh đạo Bộ này cũng thừa nhận việc cán bộ của Bộ tham gia xuất bản sách nói trên dù với tư cách cá nhân cũng không phù hợp với chủ trương của Bộ. 

Từ nhà trường đến tổ ấm ở Việt Nam đang tràn ngập trong 2 chữ "bài tập"

(GDVN) – "Tôi cứ suy nghĩ mãi rằng, liệu giáo dục Việt Nam có quá tải? Liệu trẻ em Việt Nam có được học nhiều và sắp trở thành các thiên tài, thần đồng?”.

"Bộ đã yêu cầu các cá nhân này nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm. Bộ sẽ xem xét và có hình thức xử lý phù hợp nếu có vi phạm".

Bộ cũng đề nghị các nhà xuất cần thận trọng hơn trong việc xuất bản và phát hành các tài liệu có sự tham gia của các cán bộ đang làm việc tại Bộ GD&ĐT để tránh hiểu nhầm không đáng có", Thứ trưởng Ga khẳng định. 

Thứ trưởng lưu ý học sinh rằng những câu hỏi trong đề thi minh họa và đề thi kỳ thi THPT quốc năm 2017 sắp tới được xây dựng theo một quy trình khoa học, khách quan, nghiêm ngặt và đặc biệt được thử nghiệm cẩn thận để chuẩn hóa. 

Nếu học sinh sử dụng những tài liệu luyện thi và các bộ câu hỏi, đề thi trong các tài liệu ôn tập trên thị trường không đảm bảo được các yếu tố vừa nêu thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc học tập, ôn tập và kết quả kỳ thi THPT quốc gia. 

Cách tốt nhất để các em học tập, ôn tập có kết quả tốt là thực hiện theo đúng chương trình, sách giáo khoa hiện hành. Các thầy, cô giáo là những người có kinh nghiệm sẽ hướng dẫn các em ôn tập tốt.

Điều quan trọng là, giáo viên cần hướng dẫn học sinh ôn tập để nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa; biết cách tham khảo, phân loại các câu hỏi, bài tập trong sách bài tập để luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các loại câu hỏi, bài tập đó;

Với mỗi loại câu hỏi, bài tập học sinh cần phải suy nghĩ, lật đi, lật lại vấn đề, liên hệ với thực tiễn, nghĩa là biết “tự ra đề cho mình từ những câu hỏi, bài tập đã có” để vừa khắc sâu về kiến thức, vừa thành thạo về kĩ năng vận dụng kiến thức. 

“Giáo viên và học sinh cũng có thể sử dụng một vài tài liệu tham khảo nhưng trước hết cần phải làm tốt những điều nói trên để có đủ cơ sở lựa chọn được tài liệu tham khảo phù hợp nhất đối với mình“, Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhắn nhủ.



Xem nguồn

S.HUB – từ không gian chia sẻ đến “cho đi là để nhận về”

Posted: 01 Dec 2016 07:32 AM PST


Vốn là một địa chỉ quen thuộc của bạn đọc và sinh viên, nhất là sinh viên các trường đại học gần trung tâm và khu vực lân cận, từ khi không gian phòng đọc được cải tạo theo phong cách mở, hiện đại, khu vực này càng trở nên hấp dẫn bạn đọc hơn. Vẫn mang phong cách của một "co-working space" nhưng S.hub vừa là không gian diễn ra các hoạt động vừa truyền tải nội dung phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng bạn đọc. Bạn có thể chọn khu vực cá nhân để tự nghiên cứu, đọc sách; khu vực thảo luận nhóm để chia sẻ những ý tưởng hoặc học tập cùng bạn bè; hoặc cũng có thể đăng ký khu vực hội thảo để lắng nghe những dự án mới lạ cũng như được truyền cảm hứng từ những tấm gương thành công.

Rất đông các bạn trẻ Sài Gòn rủ nhau tham dự ngày hội mừng sinh nhật một tuổi của Không Gian Chia Sẻ S.hub

Rất đông các bạn trẻ Sài Gòn rủ nhau tham dự ngày hội mừng sinh nhật một tuổi của Không Gian Chia Sẻ S.hub

Không chỉ có cơ sở vật chất hiện đại, S.hub còn cung cấp không gian trao đổi trực tuyến www.s-hub.vn , giúp giới trẻ tương tác và cập nhật nhanh nhất về các hoạt động diễn ra hàng tuần, hàng tháng theo nhiều chủ đề khác nhau tại đây. Khởi động từ dự án "Hãy sẻ chia" kèm thông điệp "Ý tưởng cần được sẻ chia để không bị vùi lấp và cần được góp nhặt mỗi ngày để hoàn thiện", dự án này đã thu hút sự tham gia của rất nhiều gương mặt nghệ sĩ như Đỗ Hữu Chí (Bút Chì), painterman Hoàng Anh Đức, Tạ Quốc Kỳ Nam, Vương Thiên Minh, Lê Thanh Tùng (Tùng Crazy Monkey)…

Nối tiếp hành trình truyền cảm hứng đó, các bạn trẻ gắn bó với S.hub suốt một năm qua hẳn vẫn chưa quên những hoạt động giàu nội dung như cuộc thi "Tranh biện Divergent 2015", buổi giới thiệu sách và giao lưu "Nhượng quyền khởi nghiệp – Con đường ngắn để bước ra thế giới", triển lãm ảnh "Một cái nhìn hoàn toàn khác về nước Pháp", buổi trò chuyện "Giữ lửa sáng tạo và bí quyết thành công", workshop "Làm thế nào để trở thành họa sĩ vẽ truyện tranh", buổi trò chuyện "Những nét độc đáo trong văn hóa Kiều" (của nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế)… Đặc biệt, trong hè 2016, S.hub đã giới thiệu cuộc thi "Level Up – Kỹ năng mềm mở cửa tương lai" cùng những hoạt động bên lề để các bạn trẻ có cơ hội nâng cấp kiến thức, khám phá và trải nghiệm môi trường làm việc thông qua những tình huống đầy thử thách.

Cùng nhìn lại hành trình 1 năm vừa qua của S.hub:

Kỷ niệm một năm hoạt động theo tinh thần chia sẻ và truyền cảm hứng, từ ngày 24 tháng 10, S.hub đã khởi động chương trình "Give 01 Take 01 – Chia sẻ là để nhận về", hoạt động này kéo dài trong suốt một tháng và để lại ấn tượng tốt đẹp với các thành viên bằng Ngày hội S.hub (hôm 26, 27 và 28/11)

"Đổi sách cũ – Nhận sách mới" với hơn 1.000 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau, bạn đọc không phải bù thêm bất kỳ chi phí nào

Hoạt động được nhiều bạn trẻ rất yêu thích và hào hứng tham gia chính là

Hoạt động được nhiều bạn trẻ rất yêu thích và hào hứng tham gia chính là "Đấu giá thông thái". Khác với những buổi đấu giá thông thường, đơn vị “tiền tệ” duy nhất ở phiên đấu giá sách độc đáo này hoàn toàn dựa trên sự hiểu biết của người tham gia

Rất nhiều phần quà hấp dẫn đã được trao cho các bạn tham gia hoạt động

Rất nhiều phần quà hấp dẫn đã được trao cho các bạn tham gia hoạt động "Give 01 Take 01 – Chia sẻ là để nhận về" trong dịp mừng S.hub tròn một tuổi

Ra đời dựa trên ý tưởng về một thư viện tích hợp công nghệ tiên tiến, trong một năm qua, Không Gian Chia Sẻ S.hub do công ty Điện tử Samsung Việt Nam phối hợp cùng Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM thực hiện nhằm khuyến khích các bạn trẻ tương tác, sẻ chia và trau dồi ý tưởng, nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo. Trong tương lai, S.hub sẽ tiếp tục tạo thêm nhiều bất ngờ thú vị cho giới trẻ. Các bạn có thể truy cập vào www.s-hub.vn để theo dõi các sự kiện sắp tới và có thể đăng ký tham dự.

Tiếp nối thành công Không Gian Chia Sẻ S.hub TP.HCM, vừa qua mô hình S.hub đã được ra mắt tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (số 31 Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ chương trình trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng tập trung vào hỗ trợ phát triển giáo dục mà Samsung đã và đang thực hiện tại Việt Nam trong suốt hơn 20 năm hoạt động tại thị trường này. Vì với Samsung, tạo môi trường nuôi dưỡng kiến thức cho thế hệ trẻ chính là con đường ngắn nhất để xây dựng và làm giàu cho xã hội.



Xem nguồn

Nâng cao chất lượng giáo dục đại học với sự hỗ trợ của WB

Posted: 01 Dec 2016 06:49 AM PST


Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ làm việc với ngài Ousmane Dione - Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam
 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ làm việc với ngài Ousmane Dione – Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam

Khẳng định những đóng góp quan trọng của WB đối với GD-ĐT Việt Nam, tại buổi làm việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ ba bài học kinh nghiệm quan trọng rút ra từ những hợp tác với WB trong thời gian qua:

Thứ nhất, cần xác định rõ nhiệm vụ thật cần thiết để đầu tư và khi đã đầu tư phải tính toán căn cơ, nhìn tổng thể theo chương trình chứ không phải theo từng dự án; xác định rõ ràng việc nào từ vốn vay của WB, của chương trình khác, việc nào từ vốn ngân sách…

Thứ hai, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tạo ra sự lan tỏa nhanh.

Thứ ba, làm việc thật kỹ với nhà tài trợ để việc thực hiện khả thi, đỡ bị điều chỉnh.

Từ những bài học kinh nghiệm hết sức cụ thể, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ dành nhiều thời gian chia sẻ hướng phát triển của ngành Giáo dục, đặc biệt là những dự án mong đợi nhận được sự hỗ trợ của WB.

Người đứng đầu ngành Giáo dục cho rằng, giáo dục phổ thông của Việt Nam khá ổn về chất lượng cũng như quản lý, nên sẽ dành sự quan tâm nhiều hơn cho giáo dục đại học.

"Đây là lĩnh vực còn yếu. Chất lượng nhân lực Việt Nam dù đã được cải thiện, nhưng so với yêu cầu còn thấp. Tôi quyết tâm và mong WB cùng đồng hành để giải quyết bất cập đó" – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.



Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi làm việc

Những vấn đề Bộ trưởng đề xuất, mong nhận được sự ủng hộ của WB là thực hiện tự chủ đại học; kiểm định các trường đại học; hỗ trợ để kết nối trường ĐH với doanh nghiệp và người sử dụng lao động. Các dự án cụ thể phục vụ cho từng vấn đề trên cũng đồng thời được Bộ trưởng đưa ra.

Bộ trưởng cũng cho biết sẽ có cách làm mới với việc thành lập Ban quản lý dự án chuyên nghiệp để triển khai các vấn đề về kỹ thuật.

Bày tỏ sự đồng tình với chia sẻ của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, đặc biệt là tầm nhìn cần nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, ngài Ousmane Dione cho rằng:

Theo đánh giá xếp hạng thế giới, giáo dục phổ thông Việt Nam tương đối tốt; tuy nhiên khi lên các bậc học cao có khó khăn hơn. Ưu tiên nâng cao chất lượng giáo dục ĐH là đúng đắn, nhưng cũng phải chú ý đến tính đồng bộ, sự kết nối giữa giáo dục ĐH và giáo dục phổ thông.

Để thực hiện được hiệu quả các dự án, theo ngài Ousmane Dione, việc rất quan trọng là đưa những dự án này vào khuôn khổ đối tác quốc gia, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên; cần có chuyên gia giúp phân tích, tham khảo cách làm trên thế giới để áp dụng tại Việt Nam; có sự phối hợp tốt từ các cơ quan ban ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Tài chính để xác định nguồn lực cần có cho những cải cách sắp tới… ; chuẩn bị sớm kế hoạch truyền thông…

Nếu được, WB sẽ cử chuyên gia để làm việc chặt chẽ với Bộ GD&ĐT để thiết kế, sắp xếp chương trình cải cách giáo dục ĐH Việt Nam trong 3 – 4 năm tới; xác định xem những ưu tiên chủ chốt trong giáo dục, trong đó có giáo dục ĐH là gì? Đâu là cải cách chúng ta mong muốn thực hiện? Từ đó, cung cấp thực tiễn tốt từ quốc gia khác để xây dựng mô hình do Việt Nam thực hiện, vì lợi ích của Việt Nam.

"Mô hình này phải được xác định rõ ràng ngay từ đầu" – Ngài Ousmane Dione nhấn mạnh.

Trong nhiều vấn đề trao đổi giữa Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và ngài Ousmane Dione có nội dung về xây dựng chương trình, SGK. Về vấn đề này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ:

Về chương trình, SGK, Quốc hội đang yêu cầu phải thực hiện đúng tiến độ. Tuy nhiên, giữa hai nội dung tư vấn là đẩy nhanh để đạt mục tiêu và phải đảm bảo chất lượng, tôi nghiêng về cái thứ hai. Vì nếu không đảm bảo chất lượng thì phải làm lại, không những tốn kém mà còn ảnh hưởng lớn đến thế hệ trẻ.

Nên đẩy nhanh bằng cách làm, mở rộng để nhiều chuyên gia giỏi tham gia; tìm người đứng đầu giỏi, có kinh nghiệm.

Khác với giai đoạn trước giao một Thứ trưởng phụ trách thì nay, trực tiếp Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phụ trách dự án này…



Xem nguồn

Bộ GD&ĐT không chủ trương phát hành tài liệu hướng dẫn ôn tập cho các kì thi

Posted: 01 Dec 2016 06:08 AM PST


Câu hỏi đặt ra là, tính chính thống của những loại sách tham khảo này như thế nào? Nếu học sinh chỉ ôn tập theo sách giáo khoa và tài liệu do giáo viên biên soạn có đạt yêu cầu so với cách ra đề thi THPT quốc gia hay không? Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga đã đã có ý kiến trả lời xung quanh vấn đề này.

PV: Thưa Thứ trưởng, hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều bộ sách hướng dẫn ôn tập các môn thi của kỳ thi THPT quốc gia. Một số Sở GD-ĐT còn có văn bản gửi các trường đề nghị giới thiệu và yêu cầu học sinh lớp 12 mua. Bộ đã nắm việc này đến đâu và có quan điểm chỉ đạo như thế nào?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Trước hết, phải khẳng định, Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức biên soạn, không chủ trương phát hành tài liệu hướng dẫn ôn tập cho các kì thi.

Bộ cũng đã có văn bản chỉ đạo các địa phương nghiêm cấm các nhà trường, cán bộ quản lý giáo dục các cấp và giáo viên lạm dụng vị trí công tác của mình để thực hiện hoặc tham gia thực hiện việc ép buộc, vận động học sinh, học viên hoặc cha mẹ học sinh, học viên mua sách hướng dẫn kiểm tra, đánh giá, luyện thi hoặc ép buộc học sinh học thêm, luyện thi dưới bất kỳ hình thức nào. Bộ sẽ tổ chức thanh kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có).

PV: Điều đáng nói là trong một số bộ sách hướng dẫn ôn tập đang được bày bán trên thị trường có tên của một số cán bộ hiện đang công tác ở Bộ GD&ĐT. Việc này làm cho độ tin cậy của các bộ sách ít nhiều tăng lên. Thứ trưởng có thể nói gì về điều này?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Ngay sau khi có phản ánh của báo chí về việc một số sách ôn thi xuất hiện trên thị trường có tên tác giả là một số cán bộ đang công tác tại một đơn vị thuộc Bộ, Bộ đã kiểm tra, xác minh và khẳng định rằng, các cán bộ này chỉ tham gia với tư cách cá nhân như các tác giả khác, không liên quan đến việc chỉ đạo chuyên môn của các đơn vị chức năng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nên nội dung của các cuốn sách này cũng chỉ có giá trị tham khảo như các sách tham khảo khác có trên thị trường.

Tuy nhiên việc cán bộ của Bộ tham gia xuất bản sách nói trên dù với tư cách cá nhân cũng không phù hợp với chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì thế Bộ đã yêu cầu các cá nhân này nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm.

Bộ sẽ xem xét và có hình thức xử lý phù hợp (nếu có vi phạm). Qua đây Bộ cũng đề nghị các nhà xuất cần thận trọng hơn trong việc xuất bản và phát hành các tài liệu có sự tham gia của các cán bộ đang làm việc tại Bộ Giáo dục và Đào tạo để tránh hiểu nhầm không đáng có.



 Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga

PV: Vấn đề hiện nay là khó có thể kiểm soát được việc các em học sinh có thể sẽ mua và tiến hành ôn tập theo những bộ sách đang có trên thị trường. Vậy, Thứ trưởng có chia sẻ gì với các em?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Các em học sinh cần hết sức lưu ý rằng, những câu hỏi trong đề thi minh họa và đề thi kỳ thi THPT quốc năm 2017 sắp tới được xây dựng theo một quy trình khoa học, khách quan, nghiêm ngặt và đặc biệt được thử nghiệm cẩn thận để chuẩn hóa.

Nếu học sinh sử dụng những tài liệu luyện thi và các bộ câu hỏi, đề thi trong các tài liệu ôn tập trên thị trường không đảm bảo được các yếu tố vừa nêu thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc học tập, ôn tập và kết quả kỳ thi THPT quốc gia.

Cách tốt nhất để các em học tập, ôn tập có kết quả tốt là thực hiện theo đúng chương trình, sách giáo khoa hiện hành. Các Thầy, Cô giáo là những người có kinh nghiệm sẽ hướng dẫn các em ôn tập tốt.

PV: Theo Thứ trưởng, nếu học sinh chỉ ôn tập theo sách giáo khoa và tài liệu do giáo viên biên soạn có đủ để đáp ứng được yêu cầu của đề thi THPT quốc gia hay không? Nếu lựa chọn sách tham khảo thì nên chọn như thế nào?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Trong tổ chức dạy học cũng như trong ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GDĐT luôn chỉ đạo các Sở GDĐT yêu cầu giáo viên dạy học đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT.

Bên cạnh đó, năm 2017 Bộ quy định nội dung đề thi nằm trong trong chương trình lớp 12. Như vậy, tài liệu để ôn thi THPT quốc gia tốt nhất là sách giáo khoa và sách bài tập theo quy định của Bộ GDĐT.

Điều quan trọng là, giáo viên cần hướng dẫn học sinh ôn tập để nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa; biết cách tham khảo, phân loại các câu hỏi, bài tập trong sách bài tập để luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các loại câu hỏi, bài tập đó; với mỗi loại câu hỏi, bài tập học sinh cần phải suy nghĩ, lật đi, lật lại vấn đề, liên hệ với thực tiễn, nghĩa là biết “tự ra đề cho mình từ những câu hỏi, bài tập đã có” để vừa khắc sâu về kiến thức, vừa thành thạo về kĩ năng vận dụng kiến thức.

Ngoài ra, giáo viên và học sinh cũng có thể sử dụng một vài tài liệu tham khảo nhưng trước hết cần phải làm tốt những điều nói trên để có đủ cơ sở lựa chọn được tài liệu tham khảo phù hợp nhất đối với mình.

PV: Thưa Thứ trưởng, việc cùng lúc có nhiều bộ sách ôn thi được tung ra thị trường vào thời điểm này cho thấy sự lo lắng của học sinh trước cách thức thi mới là thi trắc nghiệm. Theo Thứ trưởng, việc chú trọng luyện theo hình thức thi, cụ thể ở đây là hình thức thi trắc nghiệm với những "mẹo" làm bài để đạt điểm cao có hiệu quả thực sự hay không?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Trước hết cần phải nói rằng trắc nghiệm khách quan (TNKQ) hay tự luận chỉ là hình thức của câu hỏi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học. Cùng một nội dung kiến thức có thể kiểm tra bằng câu hỏi TNKQ hoặc tự luận.

Câu hỏi tự luận không cho trước đáp án mà đòi hỏi thí sinh phải “tìm” đáp án; còn câu hỏi TNKQ thì học sinh phải “chọn” đáp án trong số những lựa chọn của câu hỏi. Điểm khác biệt duy nhất giữa hai hình thức này là thí sinh phải trình bày lời giải (đối với câu hỏi tự luận) hay không phải trình bày lời giải (đối với câu hỏi TNKQ).

Để “chọn” được đáp án đúng thì thí sinh phải biết “tìm” đáp án một cách nhanh chóng và chắc chắn. Không thể có “mẹo” làm bài trắc nghiệp một cách “may rủi” để đạt điểm cao được.

Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!



Xem nguồn

Ủy viên Bộ Chính trị Trương Thị Mai đến thăm và làm việc với TW Hội Khuyến học Việt Nam

Posted: 01 Dec 2016 05:25 AM PST



Ủy viên Bộ Chính trị Trương Thị Mai đến thăm và làm việc với TW Hội Khuyến học Việt Nam

Ủy viên Bộ Chính trị Trương Thị Mai đến thăm và làm việc với TW Hội Khuyến học Việt Nam

GS-TS Nguyễn Thị Doan, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đã nhiệt liệt hoan nghênh và chào mừng đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên BCT đầu tiên đến thăm và làm việc với Trung ương Hội Khuyến học VN sau Đại hội nhiệm kỳ V Hội Khuyến học Việt Nam.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch Hội Nguyễn Thị Doan đã giới thiệu về các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, kết quả đạt được trong các phong trào do Hội Khuyến học Việt Nam phát động.

Toàn Hội đang nỗ lực triển khai thực hiện Quyết định 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giao Hội Khuyến học Việt Nam thực hiện Đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư". Đồng thời triển khai thực hiện 10 nhiệm vụ cụ thể do Nghị quyết Đại Hội Khuyến học toàn quốc lần thứ V đã đề ra về xây dựng, củng cố tổ chức Hội, xây dựng các Trung tâm học tập cộng đồng, vận động các cơ quan, đơn vị tham gia phong trào học tập suốt đời, về triển khai các mô hình xã hội học tập ở cơ sở, vận động xây dựng Quĩ khuyến học…

Bà Trương Thị Mai, thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Dân vận Trung ương, đã đánh giá cao và ghi nhận những thành tựu 20 năm qua Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được. Bà Mai khẳng định: “Hội Khuyến học Việt Nam luôn là Hội được Đảng, Nhà nước quan tâm, trên thực tế Hội đã có nhiều đóng góp thiết thực cho cho thành tựu giáo dục của nước nhà, Hội đã và đang đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời – một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước”.

Ban Dân vận Trung ương tin tưởng Hội Khuyến học Việt Nam, với tinh thần trách nhiệm, tâm huyết sẽ đạt được nhiều thành tích hơn nữa góp phần thắng lợi vào sự nghiệp giáo dục và xây dựng nước ta trở thành một xã hội học tập.

Lương Thanh



Xem nguồn

Bất ngờ với bộ ảnh cưới của cô giáo mầm non ngay trong trường

Posted: 01 Dec 2016 04:43 AM PST


Niềm vui cả đời của cô dâu đồng thời là giáo viên mầm non được sự tham gia và cổ vũ nhiệt tình của khách mời nhí vô cùng đặc biệt này.

Thay vì chọn một phòng chụp hay khung cảnh ngoài trời lãng mạn như những cặp đôi khác, một cô giáo mầm non tại Hà Nội quyết định chọn địa điểm quen thuộc hàng ngày của mình để chụp ảnh cưới chính là trường học.

Từ ý tưởng vô cùng giản dị này lại giúp cho cô dâu Tạ Minh Hoàn, chú rể Nguyễn Lê có được bộ ảnh cưới độc lạ và nhận được hàng nghìn lượt bình luận, chia sẻ sau khi đăng tải lên mạng xã hội.

Theo nhiếp ảnh gia Nguyễn Xuân Diễn, tác giả bộ ảnh, bộ ảnh cưới của cô giáo mầm non được thực hiện trong vòng 1 giờ đồng hồ tại trường mầm non Hoa Phượng Đỏ. Đây cũng chính là ngôi trường nơi cô dâu đang giảng dạy.

Chụp hình với các em nhỏ vô cùng đáng yêu. Các con thấy cô giáo của mình làm cô dâu thì nhao nhao “Cô dâu, cô dâu”. Rồi có em la lên “Cô Hoàn làm cô dâu“”, nhiếp ảnh gia Xuân Diễn kể lại.

Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến việc học của các em, cả ekip phải chụp ảnh vào cuối giờ chiều. Đây lại là lúc bố mẹ đến đón các con về nên cả đoàn có chút vất vả. Dù vậy cô dâu, chú rể vẫn rất hài lòng với bộ ảnh để đời này.

Bất ngờ với bộ ảnh cưới của cô giáo mầm non ngay trong trường

Cô dâu chú rể đã có được bộ ảnh để đời

Bất ngờ với bộ ảnh cưới của cô giáo mầm non ngay trong trường

Bộ ảnh cưới của cô giáo mầm non nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ

Bất ngờ với bộ ảnh cưới của cô giáo mầm non ngay trong trường
Bất ngờ với bộ ảnh cưới của cô giáo mầm non ngay trong trường
Bất ngờ với bộ ảnh cưới của cô giáo mầm non ngay trong trường
Bất ngờ với bộ ảnh cưới của cô giáo mầm non ngay trong trường

Bộ ảnh được thực hiện trong vòng 1 tiếng với sự chứng kiến của học sinh mầm non

Bất ngờ với bộ ảnh cưới của cô giáo mầm non ngay trong trường
Bất ngờ với bộ ảnh cưới của cô giáo mầm non ngay trong trường
Bất ngờ với bộ ảnh cưới của cô giáo mầm non ngay trong trường

Theo Tào Nga (Khám phá)



Xem nguồn

2 bộ vào cuộc kiểm tra việc ‘kích hoạt não’ trẻ

Posted: 01 Dec 2016 04:01 AM PST


Dù chưa được cơ quan chuyên môn thẩm định và cấp phép, chương trình "kích hoạt não" vẫn huấn luyện đến hàng trăm trẻ em.

2 bộ vào cuộc kiểm tra việc 'kích hoạt não' trẻ

Chiều 30-11, Cơ quan đại diện phía Nam của Bộ GD&ĐT tại TP.HCM đã có buổi làm việc bước đầu với Công ty Cổ phần MidBrain Activation (269A Nguyễn Trọng Tuyển, phường 10, quận Phú Nhuận, TP.HCM) về nội dung liên quan đến chương trình "kích hoạt não" dạy trẻ thành thiên tài như Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh.

Hàng trăm trẻ đã được "kích hoạt não"

Ông Nguyễn Viết Dũng, Phó Vụ trưởng – Phó Giám đốc Cơ quan đại diện phía Nam Bộ GD&ĐT, cho biết: "Sau cuộc làm việc, chúng tôi sẽ báo cáo và kiến nghị đối với hoạt động của công ty này để lãnh đạo Bộ có ý kiến chỉ đạo".

Trao đổi với PV vào chiều cùng ngày, ông Nguyễn Mạnh Dương, giáo viên huấn luyện tại công ty, thừa nhận công ty chưa có đề án hoạt động trong lĩnh vực có liên quan và chương trình chưa được Sở GD&ĐT TP.HCM thẩm định.

"Sau khi báo chí thông tin, một số học viên đã ngưng tham gia các khóa học. Sở GD&ĐT TP cũng đã yêu cầu hôm nay (1-12) công ty báo cáo hoạt động cho Sở. Nhân dịp này, công ty có nguyện vọng được cơ quan này hướng dẫn quy trình làm đề án và thẩm định từ các cơ quan quản lý nhà nước" – ông Dương nói.

Ông Dương giải thích trước đây đã từng đến Sở GD&ĐT đề nghị hướng dẫn quy trình làm đề án thẩm định, tuy nhiên Sở cho biết chưa có tiền lệ về các khóa kích thích não giữa và do còn mới mẻ nên chưa cấp phép.

2 bộ vào cuộc kiểm tra việc 'kích hoạt não' trẻ

Một lớp huấn luyện "kích hoạt não" cho trẻ em được quảng cáo trên mạng. Ảnh: midbrain master (Malaysia) 

Ông Dương cho biết thêm hiện công ty có 10 giáo viên huấn luyện, tất cả đều được cấp chứng chỉ từ MBM Global có trụ sở tại Malaysia. Đến nay dù chương trình chưa được thẩm định, công ty đã huấn luyện cho hơn 600 trẻ cả nước, riêng TP.HCM khoảng 300 trẻ.

Trước đó, sáng 30-11, lãnh đạo quận Đống Đa (Hà Nội) cũng đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành gồm đại diện Phòng Giáo dục phối hợp với phòng An ninh văn hóa Công an quận Đống Đa tiến hành kiểm tra hoạt động của Trung tâm Trí Tuệ Việt, có trụ sở ở phố Thái Hà.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Thắng, Trưởng phòng Giáo dục quận Đống Đa, cho biết khi đoàn kiểm tra liên ngành có mặt tại cơ sở ở phố Thái Hà, tại đây chỉ có hai nhân viên túc trực. Các nhân viên cho biết lãnh đạo trung tâm đi công tác nước ngoài, mọi hoạt động của trung tâm tạm thời dừng lại. Khi đoàn kiểm tra yêu cầu xuất trình giấy phép hoạt động, những giấy tờ có liên quan, các nhân viên này không đưa được bất cứ giấy tờ nào và cho biết sẽ báo với lãnh đạo.

Cùng ngày, PGS-TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết Bộ Y tế đã giao cho cơ quan y tế ở Hà Nội và TP.HCM kiểm tra thông tin về lớp "kích hoạt não" cho trẻ như báo chí đã nêu. "Đây là vấn đề khá nhạy cảm bởi đối tượng là trẻ em. Việc "kích hoạt não" trẻ em cho đến thời điểm này tuy chưa gây ra hậu quả gì nhưng rõ ràng ít nhiều đã ảnh hưởng đến kinh tế của mỗi gia đình. Chưa kể những gì tác động trái với tự nhiên cũng không tốt" – PGS Tiến nói.

Không thể "kích hoạt não" thành thiên tài

Theo BS Phan Thiệu Xuân Giang, giảng viên môn tâm lý học thần kinh, khoa Tâm lý Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia TP.HCM, tác giả được giải Nobel Y học năm 1981 là BS Roger Wolcott Sperry. Công trình nghiên cứu của ông về "split brain" tức là bán cầu não trái và phải hoạt động độc lập khi cắt thể chai (corpus callosum) hay chức năng chuyên biệt của từng bán cầu não, chứ không liên quan gì đến midbrain activation (kích hoạt não giữa). Do đó, nơi nào quảng cáo lớp "kích hoạt não" dựa trên nghiên cứu đạt giải Nobel 1981 của ông Roger là không đúng.

Cũng theo BS Giang, việc áp dụng bất kỳ một liệu pháp nào cũng cần được nghiên cứu một cách khoa học và có thực chứng. Đó là: Có thể quan sát được, có thể đo lường được và có thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên. Các phương pháp không đủ chứng cứ khoa học thì chỉ có thể tham khảo và nên nghi ngờ.

Quá trình học tập của con người cần nhiều vùng não tham gia và mỗi vùng não có chức năng chuyên biệt. Khả năng học tập liên quan đến chức năng nhận thức hay trí tuệ của từng cá nhân, một phần có tính di truyền hay nói cách khác là não đã có sẵn các tiềm năng. "Cách thức học tập, rèn luyện có thể cải thiện kết quả nhưng không thể chỉ dạy cách này cách kia mà thành thiên tài hết được. Nếu thế thì cả thế giới này theo học và thành thiên tài cả!" – ông Giang nói.

BS Giang cũng cho biết trong lịch sử giáo dục, các nguyên lý học tập được chứng minh là có cơ sở khoa học là các nguyên lý hành vi như khen thưởng, củng cố, gợi ý, bắt chước, học tập thông qua cảm xúc dựa trên các điều thích thú, quan tâm, các kỹ năng giải quyết vấn đề… và đều có thể quan sát, đo lường được về mặt hành vi. "Những phương pháp chưa có chứng cứ thì cần thận trọng và có nghiên cứu đối chứng. Áp dụng không phù hợp có thể gây hại cho sự phát triển của trẻ, trước hết làm mất thời gian và tốn tiền bạc" – BS Giang nói thêm.

Theo một cán bộ của bộ phận đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT TP.HCM, Luật Doanh nghiệp 2015 không bắt buộc ghi ngành nghề trên giấy chứng nhận kinh doanh nữa. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề nào đó mà không thông báo cho cơ quan quản lý biết thì bị xử phạt theo Nghị định 50/2016, phạt từ 500.000 đồng đến 5 triệu đồng nếu không thông báo sự thay đổi, bổ sung ngành nghề.

Tuy nhiên, dù có đăng ký ngành nghề hay không thì khi hoạt động, doanh nghiệp còn phải tuân thủ các quy định khác. Ví dụ: Chương trình huấn luyện, đào tạo phải được thẩm định; nói trẻ tham gia hai buổi có thể bịt mắt đọc chữ, đọc màu… mà không đúng sự thật thì có thể bị phạt vi phạm về lĩnh vực quảng cáo…

Quỳnh Như

Tất cả phương pháp giáo dục áp dụng phải được nghiên cứu kỹ và được cơ quan quản lý cấp phép. Điều này nhằm cấm các hành vi gây hậu quả tai hại tới sự phát triển tự nhiên của trẻ em.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT BÙI VĂN GA phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ ngày 29-11


(Theo Phong Điền – Hương Giang/ Pháp Luật TP.HCM)



Xem nguồn

“Thu nhập 30 triệu, nhưng tôi từng nhận lương khởi điểm 1 triệu”

Posted: 01 Dec 2016 03:19 AM PST


Rất nhiều người, kể cả những người hiện nay có thu nhập hàng chục triệu đồng/ tháng, cho biết họ từng nhận mức lương khởi điểm chỉ hơn 1 triệu đồng/ tháng.

“Tôi từng nhận lương 1 triệu”

Chị Thanh Hải, đang làm tại văn phòng của tổ chức phi chính phủ ở Hà Nội có thu nhập gần 30 triệu đồng/ tháng, cho biết chị từng ăn lương khởi điểm theo mức quy định của Chính phủ.

Nhiều học sinh, sinh viên có khoản thu nhập đầu tiên từ những công việc làm thêm (Ảnh Đinh Quang Tuấn)

"Khi mới tốt nghiệp đại học, cũng nhờ bố tôi có quen biết nên xin cho vào một hội nghề nghiệp làm việc. Đương nhiên tôi hưởng lương theo quy định đối với một người có bằng đại học mới ra trường, hình như chỉ hơn 1 triệu đồng/ tháng.

Tất nhiên tôi không thể sống mòn mỏi với mức lương này khi có trong tay tấm bằng tốt nghiệp Học viện Ngoại giao. Nên sau đó, cũng nhờ quen biết, tôi chuyển công việc khác với mức lương khoảng 5, 6 triệu đồng. làm một thời gian, tôi thi tuyển vào làm tại văn phòng của một tổ chức phi chính phủ đặt tại Thái Lan, làm ở đó hai năm, lương hơn 1 nghìn USD/ tháng, hết hợp đồng về nước. Nhưng từ đó có đà, tìm việc có thu nhập tốt dễ hơn. Tính đến chỗ này tôi đã trải qua khoảng 6 nơi làm việc".     

Hiện nay là chủ một công ty riêng chuyên buôn bán các loại hóa chất và vận tải lớn ở khu vực phía Bắc, anh Hòa vui vẻ cho biết "Tôi cũng bắt đầu đi lên với hai bàn tay trắng cùng tấm bằng tốt nghiệp đại học ngành… du lịch".

Công việc đầu tiên của anh Hòa là làm lễ tân cho một khách sạn mini tư nhân ở khu vực phố cổ của Hà Nội, thu nhập hàng tháng là 1,5 triệu đồng cộng với tiền tip của khách và hoa hồng từ tiền bán các tour du lịch cho khách.

"Tôi chỉ làm việc này vài tháng, sau cũng phải bươn chải ra ngoài, "quên" luôn tấm bằng với cái chuyên ngành du lịch đã từng học 4 năm để làm những công việc khác".

Anh Hòa cho biết để gây dựng được sự nghiệp như ngày hôm nay, anh và vợ đã mất nhiều thời gian, công sức và cả may mắn – "thiên thời, địa lợi, nhân hòa". "Chúng tôi đã không quản vất vả, khó nhọc, thậm chí có những thời gian chấp nhận mức lương mà tôi tự cho là thấp nhưng thấy rằng mình có thể học hỏi và tìm kiếm quan hệ ở đó. Rồi sau này, khi đủ lông đủ cánh và… đủ liều, chúng tôi mới tự tạo dựng cho mình để có được mức "lương" tự trả mà tôi thấy hài lòng như hiện nay".

Du học trường “ngon” vẫn phải… chờ thời

Nguyễn Ngân Hà, 24 tuổi, từng du học ở Anh. Sau khi về nước, hiện nay cô đang nhận công việc trợ lý ở một ngân hàng thương mại cổ phần với mức lương khởi điểm là 9 triệu đồng/ tháng.

Nhiều du học sinh kỳ vọng có mức thu nhập tốt sau khi trở về nước

(Ảnh minh họa từ internet)

"Như không ít bạn trẻ du học về, tôi đã từng kỳ vọng vào một mức lương tốt hơn. Tuy nhiên, sau khi nộp hồ sơ ở rất nhiều ngân hàng, công ty, tôi nhận ra rằng nếu đã "đi làm thuê" và mới bỡ ngỡ ra trường, chưa có kinh nghiệm gì, thì mình cũng không có gì quá nổi bật hơn người khác để kỳ vọng mức lương 15, 20 triệu đồng/ tháng".

Vì vậy, sau nhiều cân nhắc, Ngân Hà đã nhận công việc trợ lý, nhưng với tham vọng sẽ đạt được thu nhập tốt hơn sau này.  

Còn chị Thu Hồng, 32 tuổi, đang làm việc tại một tập đoàn với mức lương 35 triệu đồng/ tháng, cho biết đây là công ty đầu tiên khi chị bắt đầu sự nghiệp "ăn lương". Nhưng để có được mức "khởi điểm" như vậy, trước đó, chị đã trải qua nhiều công việc có thu nhập khác.

"Trong gần chục năm học đại học và học tiếp MBA ở Anh, tôi đã làm rất nhiều việc lao động chân tay, từ làm thêm ở xưởng may, làm ở tiệm làm móng, làm ở nhà hàng…, thu nhập tính theo giờ. Có lẽ đấy mới là "lương khởi điểm" của tôi.

Sau khi về nước, trong lúc chờ tìm việc vì các công việc được giới thiệu khi đó có thu nhập không cao như mong muốn, chị Hồng cộng tác với công ty của một người họ hàng làm rất nhiều mảng về bất động sản, khai khoáng, thương mại… "Thu nhập tính theo đầu việc, dự án tôi tham gia, không đều đặn nhưng khi được cũng được một món lớn và quan trọng là tôi có được rất nhiều kinh nghiệm từ những công việc này. Từ đó, tôi mới có thể thương lượng được mức lương tốt khi bắt đầu vào làm việc tại chỗ hiện tại".

"Thật sự là, tôi cho rằng, đã là "lương", thì mức khởi điểm của một người mới ra trường khó cao, các bạn không nên quá kỳ vọng. Có điều, mình nhìn thấy được đằng sau sự khởi điểm đó là cơ hội nào, và khả năng của mình có thể vươn tới được không" – chị Thu Hồng chia sẻ kinh nghiệm.

"Tôi cho rằng nếu không tự khởi nghiệp mà xác định ăn lương, thì mức khởi điểm khi mới ra trường sẽ không cao. Muốn có thu nhập tốt, dù có năng lực nổi trội, bạn vẫn cần có thêm thời gian để thuyết phục người trả lương cho mình là "tôi xứng đáng", hay "hãy trả lương cao đi, tôi sẽ làm lợi rất nhiều cho anh, hoặc tôi sẽ… đi chỗ khác" – anh Hòa bày tỏ quan điểm.

Phương Chi 



Xem nguồn

Chỉ trích ước mơ lương 2.000 USD: Một thế hệ bạc nhược đã quá đủ!

Posted: 01 Dec 2016 02:37 AM PST


 – Mong muốn nhận mức lương khởi điểm 2.000 USD/ tháng, nữ sinh Phạm Thị Thanh – sinh viên ngành An toàn thông tin (Học viện Kỹ thuật Mật mã) có đang "ảo tưởng sức mạnh" hay viển vông?

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu – Giám đốc phát triển kinh doanh Everest Education, trưởng nhóm Global Shapers TP.HCM, một trong 30 người trẻ lọt vào danh sách "30 Under 30" của Forbes Việt Nam cho rằng đây là một vấn đề thú vị. Anh nói, mới ngày hôm qua thôi có vài bạn sinh viên đã trò chuyện với anh về vấn đề này.

Chỉ trích ước mơ lương 2.000 USD: Một thế hệ bạc nhược đã quá đủ!

Lê Đình Hiếu – Giám đốc phát triển kinh doanh Everest Education, một trong 30 người trẻ lọt vào danh sách "30 Under 30" của Forbes Việt Nam. Ảnh: Forbes Việt Nam

"Trước hết, với tôi, không có mơ ước nào là viển vông cả. Rõ ràng, thực tế ở Việt Nam vẫn có những bạn sinh viên học hoàn toàn ở trường Việt Nam, tốt nghiệp ra vẫn được các công ty nước ngoài săn đón, thậm chí là ra nước ngoài làm việc. Với những bạn như vậy thì mức 2.000 USD hoàn toàn là có thể" – anh Lê Đình Hiếu khẳng định.

Anh cho biết, anh không đồng tình với những ý kiến chỉ trích nữ sinh này.

"Có một nhược điểm mà người Việt Nam mình hay mắc phải là chỉ nhìn vào kết quả hơn là đánh giá quá trình. Mà theo tôi, quá trình mới là cái quan trọng. Bạn sinh viên đó nên suy nghĩ theo hướng mình nên làm những gì để đạt được kết quả đó".

"Rất khó để bạn ấy có thể đạt được mức lương như vậy nếu vào một công ty Nhà nước, nên bạn ấy nên hướng mục tiêu của mình vào chinh phục các công ty nước ngoài. Theo tôi biết thì bạn ấy học ngành An toàn thông tin, nên bạn ấy hoàn toàn có thể cầm đơn tới các công ty Anh, Mỹ, Singapore ở nước ngoài, sang nước ngoài làm việc".

"Như vậy, khi bạn nhìn theo hướng đó, bạn sẽ đặt ra cho mình câu hỏi làm thế nào để hồ sơ của mình hấp dẫn được các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh kiến thức nền thì mình cần phải có kỹ năng gì? Ngoại ngữ, kỹ năng mềm của mình ra sao? Trong một, hai năm tới, bạn có thể có những trải nghiệm thực tập ở các công ty nước ngoài hay không? Nếu bạn ấy làm được hết những cái đó thì chuyện bạn ấy kiếm được một công ty, thậm chí như Google, Facebook, Amazon, là hoàn toàn có thể" – anh Hiếu, cựu sinh viên ĐH California – Los Angeles khẳng định.

Với tư cách là giám đốc của chương trình tìm kiếm 1.000 sinh viên tài năng nhất Việt Nam do Trung tâm Văn hóa, giáo dục UNESCO tổ chức, anh cho biết kết quả anh nhận được sau vòng 2 "cực kỳ ngạc nhiên".

"Đề thi được mua từ Anh quốc do các công ty tư vấn tuyển dụng thiết kế. So với mức trung bình của thế giới thì kết quả của Việt Nam vượt trội. Chúng tôi có 4 vòng thi với rất nhiều bài kiểm tra. Ở hai vòng đầu tiên, chúng tôi đo chỉ số IQ (chỉ số thông minh), EQ (trí thông minh cảm xúc), trí thông minh số học, trí thông minh ngôn ngữ học, khả năng tiếng Anh. Và tất cả những bài kiểm tra này đều bằng tiếng Anh. Trong số 2.789 đơn hoàn tất bài thi trọn vẹn, có trên 1.600 thí sinh vượt trên điểm trung bình thế giới. Như vậy, rõ ràng là về mặt nền tảng tư duy, các trường đại học Việt Nam làm tốt".

Tuy nhiên, anh cho rằng sinh viên Việt Nam ra trường còn thiếu 2 yếu tố: sự tự tin và thái độ làm việc chuyên nghiệp.

"Đôi khi có những bạn mặc cảm khi bước vào vòng cuối cùng toàn thấy du học sinh, thậm chí là người nước ngoài, còn mình chỉ tốt nghiệp một trường Việt Nam. Cái mặc cảm đó là thứ đầu tiên kéo các bạn lại".

Về thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp, anh Hiếu lấy ví dụ về một trường hợp ứng viên đến muộn 1 phút so với giờ hẹn và khi được hỏi "Em đến trễ em biết không?" thì nhận được câu trả lời là "Em trễ có 1 phút thôi mà.

"Bạn ấy không nhận thức được là mình đang sai” – Đình Hiếu nhìn nhận.

Chỉ trích ước mơ lương 2.000 USD: Một thế hệ bạc nhược đã quá đủ!

Phạm Thị Thanh – sinh viên ngành An toàn thông tin, Học viện Kỹ thuật mật mã, người đặt câu hỏi "Em phải học tập và làm việc như thế nào để các nhà tuyển dụng ở đây nhận em vào làm với mức lương khởi điểm 2.000 USD/ tháng?". Ảnh: Nguyễn Thảo

Dưới góc nhìn của một nhà báo, chị Bạch Hoàn – một nhà báo tự do chia sẻ quan điểm của mình:

"Câu hỏi của Thanh khiến tôi nghĩ lại những tháng năm tuổi trẻ đời mình. Tôi là con nông dân, nhà nghèo. Thời trẻ, tôi luôn đau đáu làm sao có được một chỗ làm tốt, thu nhập cao để chắt bóp gửi về quê cho bố mẹ. Lương cao, tôi nghĩ rằng đó là ước mơ chân chính của mọi người lao động trên thế giới này, chứ chẳng riêng tôi".

"Tôi thực sự không thể nào hiểu nổi, tại sao người lớn lại cười cợt ước mơ chính đáng của một bạn trẻ”.

Nhà báo Bạch Hoàn cho rằng, bạn trẻ này đã ý thức rõ để có được mức lương 2.000 USD/tháng, bạn ấy phải rèn luyện và lao động xứng đáng. "Thế nên bạn ấy hỏi “phải học tập và làm việc thế nào”. Rõ ràng, bạn ấy có ý thức về việc đóng góp cho nhà tuyển dụng. Người lớn hãy chỉ cho bạn ấy thay vì bỉ bai, cười cợt, mắng nhiếc…"

"Nếu tương lai đất nước chỉ toàn những bạn trẻ ước mơ làm quan chức, hoặc chấp nhận thực tại ra trường sẽ làm việc với đồng lương còm cõi 5-7 triệu đồng, họ cứ học tà tà, làm tà tà, không sống nổi thì tìm cách bòn rút, ăn bớt ăn xén… thì mọi thứ sẽ về đâu?

Đất nước cần những người trẻ biết ước mơ và ý thức về sự rèn luyện để đạt được ước mơ. Một thế hệ bạc nhược đã quá đủ rồi".

Đồng quan điểm với nhà báo Bạch Hoàn và anh Lê Đình Hiếu, ông Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thị trường lao động TP.HCM cho rằng "ước mơ lương cao là chuyện bình thường của bất kỳ thanh niên nào đang học tập trong môi trường đại học".

Chỉ trích ước mơ lương 2.000 USD: Một thế hệ bạc nhược đã quá đủ!

Ông Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thị trường lao động TP.HCM. Ảnh: VOV

Ông cho rằng, hiện nay mức lương 2.000 USD tập trung ở các vị trí trong các doanh nghiệp nước ngoài, ở cấp quản lý hoặc chuyên viên bậc cao.

"Trong nhà nước cũng có những vị trí có mức lương như thế, nhưng đòi hỏi những người có kinh nghiệm và ở những lĩnh vực hết sức đặc thù, ví dụ như an toàn thông tin là cũng có. Và mức lương này thường dành cho những người đã có kinh nghiệm làm việc từ 8-12 năm.

Mức lương khởi điểm của những sinh viên tốt nghiệp giỏi nhất hiện nay cũng mới chỉ dừng lại ở khoảng 1.300-1.500 đô la/ tháng.

Tuy nhiên, để đạt được điều đó, phải thực sự giỏi về kiến thức, cả về lập luận và ứng dụng (sự chủ động, đề xuất sáng kiến), cộng với kỹ năng mềm, sự kỷ luật, ngoại ngữ, sinh viên có đề tài nghiên cứu, công trình ứng dụng khi còn là sinh viên là một ưu tiên".

"Nếu hội tụ đủ những yếu tố đó thì em cứ tự tin là mình sẽ đạt được mức lương đó. Còn nếu chưa đủ thì em phải tiếp tục rèn luyện và tin rằng nếu mình cố gắng hoàn thiện thì mình sẽ đạt được. Thời kỳ hội nhập, những mức lương cao luôn dành cho những người thực sự có tài".



Xem nguồn

Nữ sinh lớp 8 rơi xuống cầu, bị nước lũ cuốn mất tích

Posted: 01 Dec 2016 01:55 AM PST


Chiều 1/12, ông Huỳnh Phước Phi, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định) cho biết, các lực lượng quân đội địa phương vẫn đang nỗ lực tìm kiếm cháu Trần Thị Lệ Thủy (15 tuổi, học sinh lớp 8, ở thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn) bị rơi xuống sông Kôn mất tích.


Nước lũ lên nhanh khiến đường Tỉnh lộ ĐT 639 đi các xã Khu Đông huyện Tuy Phước (tỉnh Bình Định) bị ngập nặng.

Nước lũ lên nhanh khiến đường Tỉnh lộ ĐT 639 đi các xã Khu Đông huyện Tuy Phước (tỉnh Bình Định) bị ngập nặng.

Trước đó, vào khoảng 16h30 ngày 30/11, trong lúc đi qua cầu Phú Phong cũ bắc qua sông Kôn, do cầu không có lan can nên cháu Thủy bị trượt chân rơi xuống cầu, cùng lúc đó nước lũ đang về chảy rất xiết nên cháu đã đã bị cuốn mất tích.

Theo ông Phi, hiện trên địa bàn huyện Tây Sơn đang mưa rất lớn, nước sông Kôn dâng rất cao nên công tác tìm kiếm cháu Thủy gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, do mưa lớn, nước trên thượng nguồn đổ về khiến một số xã Khu Đông như Phước Thắng, Phước Hòa, Phước Sơn và một số xã phía Tây của huyện Tuy Phước như Phước Lộc, Phước An nhiều nơi bị ngập úng cục bộ.

Theo Phòng GD-ĐT huyện Tuy Phước sáng 1/12, toàn huyện hiện có 29/58 trường học thuộc khối tiểu học và trung học cơ sở, với khoảng 18.000 học sinh phải nghỉ học.

Doãn Công



Xem nguồn

Comments