Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Hàng trăm học sinh Quảng Bình vẫn chưa thể đến trường do lũ

Posted: 05 Nov 2016 09:43 AM PDT


Quảng Bình vừa trải qua hai trận lũ kép trong chỉ trong vòng hơn nửa tháng. Do đó, nhiều trường học bị ngập chìm trong nước, thiệt hại vô cùng nặng nề.

Thầy cô và học sinh trường Tiểu học số 1 Phúc Trạch (huyện Bố Trạch) dọn vệ sinh sau lũ. (Ảnh: Qúy Hợi)

Theo thông tin từ Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình, tính đến hết ngày 4/11,

Giáo viên vùng lũ kiệt sức vì ngập lụt

học sinh ở 35 trường và điểm trường trên địa bàn vẫn chưa thể đi học trở lại do nước lũ rút chậm hoặc chưa khắc phục xong hậu quả sau lũ.

Các trường và điểm trường này nằm ở vùng thấp, trũng. Do đó, công tác dọn dẹp và làm vệ sinh rất vất vả, mất nhiều thời gian.

Cụ thể, tại huyện Lệ Thủy vẫn còn 20 trường, trong đó có 3 trường THCS, 8 trường Tiểu học và 9 trường mầm non, ở các xã Xuân Thủy, An Thủy, Lộc Thủy, Phong Thủy, Liên Thủy, thị trấn Kiến Giang và xã Sơn Thủy.

Nhiều tài sản của các trường bị hỏng sau lũ. (Ảnh: Qúy Hợi)

Tại huyện Tuyên Hóa còn 8 trường, trong đó có 1 trường tiểu học và 7 trường mầm non. Các trường đó gồm trường Tiểu học số 2 Châu Hóa và trường mầm non các xã Châu Hóa; Văn Hóa; Tiến Hóa;

Lũ chồng lũ, nhiều trường học ở Quảng Bình lại bị nhấn chìm

trường mầm non Minh Cầm và Nam Phong (thuộc xã Phong Hóa); trường mầm non Huyền Thủy và Thiết Sơn (thuộc xã Thạch Hóa).

Huyện Quảng Ninh có 4 trường, trong đó 3 trường thuộc xã Tân Ninh và 2 điểm lẻ của trường mầm non An Ninh.

Huyện Bố Trạch còn 2 trường, đó là mầm non (MN) Sơn Trạch và MN Nhân Trạch (điểm trường lẻ ở Bắc Dinh). Thị xã Ba Đồn còn Trường mầm non Quảng Lộc.

Lũ này chưa xong lũ khác lại tới, các thầy cô liên tục dọn bùn đất. (Ảnh: Qúy Hợi)

Được biết, hiện các thầy cô giáo đang cố gắng, nỗ lực hết sức dọn dẹp, làm vệ sinh để đầu tuần tới học sinh có thể đến trường trở lại.

Ông Đinh Qúy Nhân, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình cho biết: "Đợt lũ trước, toàn ngành giáo dục Quảng Bình đã thiệt hại trên 100 tỷ đồng. Giờ một số trường vừa huy động nguồn lực mua sắm lại trang thiết bị thì lại tiếp tục có lũ. Đợt này lũ ít hơn, chỉ có các trường ở vùng thấp trũng ở huyện Lệ Thủy, Tuyến Hóa, Quảng Trạch… bị ngập nước. Hơn nữa, rút kinh nghiệm từ đợt trước nên các trường đã có phương án tối ưu để giảm thiệt hại".



Xem nguồn

Quận Bình Tân lại phát hiện giáo viên dạy thêm trái phép ở nhà

Posted: 05 Nov 2016 09:01 AM PDT


Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được nguồn thông tin phản ánh cho biết, thầy T.Q.D.T, giáo viên Toán của Trường trung học cơ sở Tân Tạo (phường Tân Tạo, quận Bình Tân) vẫn còn tổ chức dạy thêm ở nhà, cho học sinh trong và ngoài trường rất đông.

Địa điểm thầy T. dạy thêm là tại hẻm 36 đường Nguyễn Triệu Luật, thuộc khu phố 3, phường Tân Tạo, quận Bình Tân (hẻm rất nhỏ).

Tối ngày 3/11, trong vai một phụ huynh đang có nhu cầu lớp học thêm Toán lớp 8 cho con mình, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã tiếp xúc được với thầy T., khi thầy đang dạy thêm cho khoảng hơn 10 học sinh trong một căn phòng nhỏ.

Thầy T. sau khi hỏi thăm tên học sinh, trường học đã nói không nhận học sinh mới, vì lớp các học sinh cũ học đã lâu.

Cũng theo thầy T., năm nay, ở trường, thầy T. chỉ dạy khối lớp 9, còn nếu học thêm ở nhà (đường Nguyễn Triệu Luật) lớp 8 sẽ học 2 buổi/tuần.

Nguồn tin cung cấp cho Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cho biết, mỗi ngày, thầy T. dạy thêm 2 ca (từ 17h – 18h30 và 18h30 đến 20h) suốt các ngày trong tuần.

Học phí thầy T. thu theo phản ánh là 400.000 đồng/tháng/học sinh, và được một số phụ huynh khi đi đón con tan học thêm cũng đã xác nhận điều này với phóng viên.

Học sinh khối 7 của Trường Tân Tạo tan lớp học thêm của thầy T. tối ngày 3/11 (ảnh: P.L)

Nhiều người dân sinh sống tại hẻm 36 xác nhận, các lớp dạy thêm của thầy T. rất đông học sinh. Trước đây, thầy đã có dạy được một thời gian rồi ngưng. Sau đó, thầy T. lại tiếp tục dạy thêm lại bình thường.

Ngày 4/11, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Ngô Văn Tuyên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Tân, cùng với ông Nguyễn Thanh Liêm – Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Tân Tạo đã xác nhận, thầy T. chính là giáo viên Toán của trường này.

Hiệu trưởng Nguyễn Thanh Liêm cho biết, việc thầy T. dạy thêm ở nhà là hoàn toàn không báo cho nhà trường biết.

Còn Trưởng phòng Ngô Văn Tuyên khẳng định, việc thầy T. dạy thêm ở nhà là hoàn toàn sai các quy định về dạy thêm học thêm mà Thông tư 17, quyết định 21 của UBND TP.Hồ Chí Minh, cũng như các văn bản chỉ đạo về dạy thêm học thêm mới đây của thành phố ban hành.

Lý do: Trường trung học cơ sở Tân Tạo, nơi thầy T. đang dạy chính khóa, và cũng là trường có đa số học sinh theo học thêm thầy T. là trường học 2 buổi.

TP.Hồ Chí Minh đã quy định là không cho phép tổ chức dạy thêm học thêm ở cấp tiểu học, với các trường đã học 2 buổi/ngày.

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Tân – ông Ngô Văn Tuyên nhấn mạnh: Các văn bản chỉ đạo về dạy thêm học thêm được quận ban hành rất nhiều, liên tục quán triệt kỹ, chỉ đạo xuống các Hiệu trưởng, nhưng vẫn xảy ra tình trạng vi phạm.

Hiệu trưởng Trường Tân Tạo – ông Nguyễn Thanh Liêm hứa sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về việc thầy T. dạy thêm ở nhà cho phóng viên vào giữa tuần sau, sau khi kiểm tra, tìm hiểu từ phía giáo viên.

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên, quận Bình Tân phát hiện có giáo viên dạy thêm ở nhà không có phép theo quy định.

Chỉ mới cách đây chưa lâu, 2 nữ giáo viên của Trường trung học cơ sở Lý Thường Kiệt – quận Bình Tân vừa bị xử lý phê bình, nhắc nhở do dạy thêm ở nhà không phép, cho rất đông học sinh.



Xem nguồn

Quặn lòng hình ảnh dòng người lội nước tiễn đưa nữ sinh lớp 12

Posted: 05 Nov 2016 08:17 AM PDT


Lặng lẽ lội nước theo chiếc xe chở linh cữu em Kim Anh, chị Trần Thị Nhung nghẹn lòng: "Mấy hôm ni, cả thôn ai cũng khóc thương trước sự ra đi của bé Kim Anh. Cháu nó vừa ngoan hiền lại học giỏi. Xót xa quá chú ơi!". Đó cũng là tâm trạng của tất cả những người có mặt lúc tiễn đưa em Kim Anh về với miền đất lạnh.

Không khí tang thương bao trùm lên căn nhà của em Dương Thị Kim Anh, nữ sinh gặp nạn trên đường tới trường trong trận lũ vừa qua.

Không khí tang thương bao trùm lên căn nhà của em Dương Thị Kim Anh, nữ sinh gặp nạn trên đường tới trường trong trận lũ vừa qua.

Những người bạn học buồn bã, xót xa trước sự ra đi của một lớp trưởng gương mấu, một người bạn hiền.

Những người bạn học buồn bã, xót xa trước sự ra đi của một lớp trưởng gương mấu, một người bạn hiền.

Dòng người lội nước đưa tiễn nữ sinh lớp 12 về nơi an nghỉ khi con đường vào thôn Vinh Quang vẫn đang chìm trong nước lũ.

Dòng người lội nước đưa tiễn nữ sinh lớp 12 về nơi an nghỉ khi con đường vào thôn Vinh Quang vẫn đang chìm trong nước lũ.

Sự ra đi của em Dương Thị Kim Anh đã để lại muôn vàn xót thương cho gia đình, người thân và bạn bè

Sự ra đi của em Dương Thị Kim Anh đã để lại muôn vàn xót thương cho gia đình, người thân và bạn bè

Dòng người lặng lẽ lội nước theo chiếc xe chở linh cữu của nữ sinh Kim Anh

Dòng người lặng lẽ lội nước theo chiếc xe chở linh cữu của nữ sinh Kim Anh

Tiến Thành



Xem nguồn

6 học sinh THCS Giảng Võ (Hà Nội) giành huy chương thi toán quốc tế

Posted: 05 Nov 2016 07:35 AM PDT


7 học sinh Trường THCS Giảng Võ thi 7 học sinh Trường THCS Giảng Võ thi "Thử thách các nhà toán học tương lai" cùng các thầy cô giáo

Cô Lưu Thị Kim Mai – Cô giáo chủ nhiệm, đồng thời là giáo viên dạy Toán của 4 học sinh lớp 7 đạt giải – cho biết: Tham gia sân chơi này, nhà trường mong muốn cho học sinh được cọ xát, thử sức mình tại một cuộc thi quốc tế có chất lượng.

Trường mạnh dạn chọn học sinh đầu cấp (lớp 6, 7) tham gia – đều là thành viên của câu lạc bộ Toán lớp 6 và câu lạc bộ Toán lớp 7 do thầy Trịnh Hoài Dương phụ trách – dù đối tượng dự thi được giới hạn đến lớp 8. Những em được chọn không chỉ giỏi về Toán và còn phải giỏi cả ngoại ngữ vì đề thi hoàn toàn bằng tiếng Anh.

"Thời gian chuẩn bị không nhiều, lại là lần đầu tiên tham gia còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng chúng tôi thực sự vui mừng vì các con đều nỗ lực hết sức để mang về thành tích đáng khích lệ.

Tuy nhiên, cái được lớn nhất không phải chỉ là những tấm huy chương, mà qua cuộc thi này, các con thực sự có được trải nghiệm quý, trưởng thành hơn cả về kiến thức và kĩ năng.

Thực sự hạnh phúc khi nghe các con tâm sự sẽ tiếp tục nỗ lực, quyết tâm "đổi màu" huy chương trong năm sau" – Cô Lưu Thị Kim Mai chia sẻ.

Lần đầu tiên thử sức trên sân chơi trí tuệ mang tầm quốc tế và mang về huy chương bạc, 4 ngày tại Thái Lan tham gia CFM với Dương Đặng Minh Quân – Học sinh lớp 7A5 – vô cùng ý nghĩa.

Em cho biết mình thật may mắn vì được tham gia một cuộc thi được tổ chức hết sức chuyên nghiệp, nghiêm túc, cùng với nhiều bạn bè quốc tế có thành tích học tập cao. Được tham gia cuộc thi giúp em tự tin hơn rất nhiều.

"Chúng em trải qua hai phần thi cá nhân và đồng đội. Nội dung thi cá nhân có 18 câu hỏi thể loại điền đáp số trong thời gian 90 phút. Bài thi đồng đội có 8 câu tự luận, làm trong 60 phút.

Do đề có kiến thức lớp 8 nên ảnh hưởng đến kết quả bài làm. Em tin rằng, với sự nỗ lực của bản thân, em sẽ giành được tấm huy chương vàng trong kỳ thi năm sau" – Dương Đặng Minh Quân nêu quyết tâm.



 7 học sinh Trường THCS Giảng Võ thi "Thử thách các nhà toán học tương lai" và hai cô giáo chủ nhiệm

Được biết, ngoài CFM, học sinh Trường THCS Giảng Võ từng tham gia nhiều sân chơi trí tuệ quốc tế và mang về tổng số 108 giải thưởng.

Trong đó có 29 huy chương (5 huy chương vàng) thi Toán quốc tế giữa các thành phố (ITOT – 2015); 25 huy chương (6 huy chương vàng) thi Toán quốc tế giữa các thành phố (ITOT – 2016); 14 huy chương (3 huy chương vàng) thi Toán AMC 8; 20 huy chương (4 huy chương vàng) thi tìm kiếm tài năng Toán học trẻ lần thứ II-2016; 12 huy chương (2 huy chương vàng) thi Toán – Khoa học quốc tế và 8 huy chương thi vô địch đội tuyển Toán tại Bắc Kinh năm học 2015 – 2016…

Năm nay, tham gia cuộc thi “Thách thức các nhà toán học tương lai”, đoàn Việt Nam ngoài học sinh của Trường THCS Giảng Võ còn có học sinh các trường: Chuyên Hà Nội – Amsterdam, THCS Ngô Sỹ Liên, THCS Trưng Vương, tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm.

CFM là cuộc thi toán quốc tế được tổ chức thường niên giữa các quốc gia châu Á, dành cho học sinh tiểu học và THCS từ lớp 3 đến lớp 8. Ban tổ chức cuộc thi gồm đại diện các hiệp hội Toán học và một số tổ chức giáo dục trên thế giới.

Đề thi CFM được đánh giá là hấp dẫn, độ khó vừa phải, phù hợp với trình độ nhiều học sinh. Đặc biệt, CFM yêu cầu thi cả cá nhân và đồng đội, tạo nên sự hấp dẫn lớn khi yêu cầu học sinh phát huy kĩ năng làm việc nhóm trong giải quyết các vấn đề toán học.



Xem nguồn

Sáng kiến nhỏ, hiệu quả lớn!

Posted: 05 Nov 2016 06:53 AM PDT


Rất khó khăn để chúng tôi tìm được trường Tiểu Học Long Phú 2 (xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) vì ngôi trường này nằm rất sâu trong vùng nông thôn.

Thế nhưng tại đây có một học sinh lớp 5 sáng tạo ra máy lột vỏ đậu khiến ai cũng biết đến, đó là học sinh có tên Bạch Phong Nhã.

Thầy Phạm Hoàng Thanh, giáo viên chủ nhiệm lớp Nhã nhận xét:

"Em Nhã luôn đạt học sinh giỏi 4 năm liền, đặc biệt rất đam mê nghiên cứu, sáng tạo các mô hình giúp nông dân bớt khó khăn, vất vả trong sản xuất.

Trong lớp em rất năng động, hết lòng giúp đỡ bạn trong học tập, rèn luyện".

Bạch Phong Nhã và chiếc máy đạt giải của mình (Ảnh: Tam Anh).

Hàng ngày thấy mẹ và nhiều gia đình lân cận phải mất nhiều thời gian để tách hạt từ đậu phộng sau thu hoạch làm món ăn hay để bán hạt cho thương lái, sau hơn 2 tháng nghiên cứu từ các tài liệu và qua 2 lần thử nghiệm thất bại nhưng không làm em nản chí;

Năm 2016, Bạch Phong Nhã đã chế tạo thành công mô hình "Máy tách vỏ đậu phộng" trong sự vui mừng phấn khởi của thầy cô, gia đình và bạn bè.

Nguyên lý chế tạo máy của em rất đơn giản: dùng một động cơ có trục quay nối với một cánh quạt làm nhiệm vụ va đập vào đậu phộng với vận tốc có thể điều chỉnh được phù hợp với độ cứng của từng loại đậu.

Chúng ta nên tự hào hay lo lắng về thực trạng nền giáo dục nước nhà?

Sau khi bị va đập, phần hạt đậu sẽ rơi xuống hộp chứa bên dưới, phần vỏ nhẹ hơn sẽ nằm phía trên, người thao tác sẽ thu lấy phần hạt rất dễ dàng, thuận lợi.

Hiện tại sau khoảng 5 phút, máy của Nhã có thể tách được khoảng 3 kg đậu phộng nguyên vỏ.

Một năng suất rất khả quan nhanh hơn hàng chục lần so với động tác thủ công.

Giá thành mỗi máy hiện nay khoảng 500.000 đồng.

Mô hình đơn giản nhưng hiệu quả đã giúp cậu học trò lớp 5 vùng sâu đạt giải khuyến khích tại Hội thi sáng tạo Khoa học Kĩ thuật Thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Hậu Giang năm 2016.

Hiện nay, Nhã đang nghiên cứu mô hình rất độc, lạ mang tên "Chiếc máy kỳ diệu đa năng" và sẽ trình làng trong các lần thi sắp tới.

Nhã "bật mí" đôi chút:

"Máy này sẽ đa chức năng, hoạt động cùng lúc như: cắt cỏ, cày, xới, san phẳng mặt ruộng… không có người lái và được điều khiển từ xa qua thiết bị cầm tay để nông dân bớt vất vả và tiết kiệm chi phí sản xuất…".



Xem nguồn

Dự lễ tuyên dương học giỏi, nữ sinh trượt đại học kêu cứu

Posted: 05 Nov 2016 06:11 AM PDT


 Thi được THPT quốc gia 2016 được 27,5 điểm, đoạt giải Ba học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý, song do không biết thông tin, Đặng Thị Huyền, cô gái dân tộc Hoa tại tỉnh miền núi Hà Giang vẫn trượt đại học.

Đặng Thị Huyền người dân tộc Hoa, ở thôn Na Cho Cai, xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang và là học sinh của Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú cấp 2-3 Yên Minh (tỉnh Hà Giang).

trượt đại học, học sinh giỏi quốc gia, dân tộc thiểu số
Đặng Thị Huyền nhận bằng khen tại Lễ tuyên dương học sinh DTTS học giỏi 2016. Ảnh: Lê Văn.

Gặp chúng tôi tại Lễ tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) học giỏi năm 2016 vừa diễn ra chiều 5/11, Huyền cho biết, năm học 205-2016, em thi và đạt giải 3 môn Địa lý trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia.

Trong kỳ thi THPT quốc gia 2016, Huyền đạt 7,5 điểm Ngữ văn, 7 điểm môn Lịch sử và 9 điểm môn Địa lý. Tính thêm cả điểm cộng, Huyền đạt 27,5 điểm.

Huyền làm hồ sơ vào Trường ĐH Luật Hà Nội (nguyện vọng (NV 1 vào ngành Luật kinh tế, NV 2 vào ngành Luật) và ĐH Sư phạm Hà Nội khoa Việt Nam học.

Đến khi biết điểm chuẩn, Huyền không đủ điểm vào NV1 trường Luật (lấy 28 điểm) nhưng thừa điểm NV2 ( lấy 26,25 điểm), lại thừa điểm vào Khoa Việt Nam học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nên Huyền đinh ninh là mình đã đỗ.

Sau khi biết điểm chuẩn, nghĩ rằng mình đã đỗ cả 2 trường nên em ở nhà chờ giấy báo nhập học của trường để chuẩn bị xuống Hà Nội nhập học. Nhưng chờ mãi không thấy giấy báo nhập học gửi về” – Huyền buồn rầu nói.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Văn Sài, bố Huyền cũng buồn rầu nói rằng, ông cũng không biết việc thi cử của Huyền, chỉ biết, Huyền nói đã đậu đại học nhưng mãi không thấy giấy báo về. “Tôi ra bưu điện hỏi nhưng họ cũng nói là không có” – ông Sài nói.

Huyền cho biết, em hoàn toàn không biết năm nay có quy định thí sinh phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi cho trường để xác nhận nhập học mà nghĩ rằng phải có giấy báo nhập học của trường gửi về nhà rồi mang hồ sơ xuống trường để nhâp học luôn.

Huyền cũng cho biết, cả trường em năm nay chỉ có 9 bạn thi đại học, điện thoại của em thời gian đó lại hỏng nên em không liên lạc với các bạn để biết thông tin này.

Nhà em lại ở xa. Muốn tới được chỗ có thể truy cập mạng để đọc thông tin cũng phải đi tới 15km đường núi nên em không biết được thông tin này” – Huyền ngân ngấn nước mắt khi kể về điều này.

Huyền kể, mãi tới vài hôm trước đây khi chuẩn bị xuống Hà Nội để tham dự Lễ tuyên dương học sinh DTTS học giỏi năm 2016, em mới được một nhà báo nói cho mình biết về quy định phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi để xác nhận nhập học.

Em biết đây là lỗi của em do không nắm được thông tin nhưng em rất mong có thể được tạo điều kiện để em có thể theo đuổi việc học đại học” – Huyền nói. Em cũng cho biết, nếu không thể đi học trong năm nay, em cũng không biết có thể thi tiếp vào năm tới hay không vì hoàn cảnh gia đình khó khăn mà kiến thức cũng rơi rụng nhiều.

Ông Đặng Văn Sài cũng cho biết, gia đình ông chỉ làm nông nghiệp để duy trì cuộc sống. Cả gia đình có 5 người, Huyền là con thứ 2 trong gia đình. Người con cả của ông năm nay 20 tuổi, bị suy dinh dưỡng nên năm nay mới học lớp 10. Người con út, em gái của Huyền năm nay cũng đang học lớp 12.

Sẽ trao đổi với trường để giải quyết

Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ GD-ĐT cũng đã nhận được thông tin về trường hợp của em Đặng Thị Huyền.

Sau khi kiểm tra, Bộ GD-ĐT xác nhận đúng là em Đặng Thị Huyền đủ điểm đậu cả 2 trường ĐH Luật HN và Trường ĐH Sư phạm Hà Nội song chưa xác nhận nhập học ở bất cứ trường nào.

Sai sót này chủ yếu do em Huyền không nắm được quy định của kỳ thi năm nay. Tuy nhiên, phần lớn là do điều kiện hoàn cảnh của em. Do vậy, Bộ GD-ĐT đang tiến hành trao đổi với các trường mà em có đăng ký xét tuyển để giải quyết trường hợp của em” – ông Nghĩa nói.

Ông Nghĩa cũng cho biết, Cục Khảo thí cũng đã chủ động liên lạc với Huyền để nắm bắt nguyện vọng của em sau đó sẽ tiến hành làm việc với các trường để giải quyết nguyện vọng của em.

102 học sinh đoạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2016 và 39 học sinh có điểm thi đại học cao (từ 27 trở lên) trong kỳ thi THPT quốc gia 2016 vừa được vinh danh tại Lễ tuyên dương học sinh giỏi người dân tộc thiểu số – diễn ra tại Hà Nội chiều 5/11. 

Lê Văn



Xem nguồn

Sắp thay đổi cách bổ nhiệm giáo sư

Posted: 05 Nov 2016 05:29 AM PDT


 Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khi phát biểu tại lễ trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2016 diễn ra sáng nay, 5/11.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định vai trò của trí thức, các nhà giáo, các GS, PGS trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong quá khứ cũng như hiện tại.

tiêu chuẩn giáo sư, bổ nhiệm giáo sư 2016, chức danh giáo sư
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Lê Văn.

Từ đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, đất nước ngày nay đứng trước yêu cầu phát triển nhanh hơn, bền vững hơn đang đòi hỏi nhiều hơn vai trò của trí thức.

Theo Phó Thủ tướng, 2 trong số những hạn chế yếu kém hiện nay đã được nhận diện chính là tiềm lực khoa học công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực.

Điều này đòi hỏi đổi mới mạnh mẽ hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, đổi mạnh mẽ giáo dục quốc gia nhất là giáo dục đại học, đặc biệt chú trọng hoạt động nghiên cứu KHCN trong các trường đại học” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Từ đó, Phó Thủ tướng cho rằng, có thể thấy vai trò quan trọng, quyết định của đội ngũ GS, PGS

GS, PGS không chỉ là nhà khoa học, nhà sư phạm giỏi trong nghiên cứu, giảng dạy để đào tạo ra tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân có chất lượng được thưà nhận trong nước và quốc tế. Hơn thế, GS còn là tấm gương về nhân cách trong nhà trường, trong nghiên cứu, giảng dạy, đời sống“.

Theo Phó Thủ tướng, phát luật Việt Nam đã quy định rõ, GS, PGS là chức danh khoa học do cơ sở GD ĐH bổ nhiệm. Đồng thời cũng là chức danh được xã hội, nhân dân tôn trọng.

Do đó, việc chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS cũng cần được đổi mới phù hợp với xu thế phát triển của khoa học công nghệ, xu thế phát triển giáo dục đào tạo trên thế giới, của thông lệ quốc tế về tiêu chuẩn, phương thức đánh giá. Đồng thời, cũng phải đảm bảo tính kế thừa, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo.

“Tới đây, chắc chắn rằng, các nhà giáo, các nhà KH được công nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS năm nay sẽ được bổ nhiệm là GS, PGS trong các trường ĐH. Tôi xin chúc mừng các GS, PGS năm nay được công nhận đạt tiêu chuẩn”

Tuy nhiên, tôi chỉ muốn nói thêm rằng, các GS, PGS chỉ chính thức trở thành GS, PGS sau khi được các cơ sở giáo dục ĐH bổ nhiệm” – Phó Thủ tướng khẳng định.

Phát biểu tại lễ công bố, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Chủ tịch Hội đồng chức danh GS nhà nước cũng khẳng định, việc công nhận đạt được tiêu chuẩn chức danh GS, PGS là điều kiện để các cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm các chức danh này vào các vị trí công tác trên cơ sở chiến lược phát triển đội ngũ, cơ cấu và nhu cầu nhân lực của đơn vị.

Ông Nhạ cũng cho biết, để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS, PGS, Bộ GD&ĐT đang khẩn trương phối hợp cùng với HĐCDGSNN và các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo văn bản mới quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS để trình Thủ tướng phê duyệt.

"Dự thảo văn bản mới sẽ được xây dựng theo hướng tiếp cận với cách làm và chuẩn mực của các nước có nền giáo dục tiên tiến theo lộ trình thích hợp, phù hợp với thực tiễn Việt Nam" – ông Nhạ khẳng định.

Lê Văn

Xem thêm:



Xem nguồn

Dự lễ tuyên dương học giỏi, nữ sinh mới biết trượt đại học

Posted: 05 Nov 2016 04:47 AM PDT


 Thi được THPT quốc gia 2016 được 27,5 điểm, đoạt giải Ba học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý, song do không biết thông tin, Đặng Thị Huyền, cô gái dân tộc Hoa tại tỉnh miền núi Hà Giang vẫn trượt đại học.

Đặng Thị Huyền người dân tộc Hoa, ở thôn Na Cho Cai, xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang và là học sinh của Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú cấp 2-3 Yên Minh (tỉnh Hà Giang).

trượt đại học, học sinh giỏi quốc gia, dân tộc thiểu số
Đặng Thị Huyền nhận bằng khen tại Lễ tuyên dương học sinh DTTS học giỏi 2016. Ảnh: Lê Văn.

Gặp chúng tôi tại Lễ tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) học giỏi năm 2016 vừa diễn ra chiều 5/11, Huyền cho biết, năm học 205-2016, em thi và đạt giải 3 môn Địa lý trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia.

Trong kỳ thi THPT quốc gia 2016, Huyền đạt 7,5 điểm Ngữ văn, 7 điểm môn Lịch sử và 9 điểm môn Địa lý. Tính thêm cả điểm cộng, Huyền đạt 27,5 điểm.

Huyền làm hồ sơ vào Trường ĐH Luật Hà Nội (nguyện vọng (NV 1 vào ngành Luật kinh tế, NV 2 vào ngành Luật) và ĐH Sư phạm Hà Nội khoa Việt Nam học.

Đến khi biết điểm chuẩn, Huyền không đủ điểm vào NV1 trường Luật (lấy 28 điểm) nhưng thừa điểm NV2 ( lấy 26,25 điểm), lại thừa điểm vào Khoa Việt Nam học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nên Huyền đinh ninh là mình đã đỗ.

Sau khi biết điểm chuẩn, nghĩ rằng mình đã đỗ cả 2 trường nên em ở nhà chờ giấy báo nhập học của trường để chuẩn bị xuống Hà Nội nhập học. Nhưng chờ mãi không thấy giấy báo nhập học gửi về” – Huyền buồn rầu nói.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Văn Sài, bố Huyền cũng buồn rầu nói rằng, ông cũng không biết việc thi cử của Huyền, chỉ biết, Huyền nói đã đậu đại học nhưng mãi không thấy giấy báo về. “Tôi ra bưu điện hỏi nhưng họ cũng nói là không có” – ông Sài nói.

Huyền cho biết, em hoàn toàn không biết năm nay có quy định thí sinh phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi cho trường để xác nhận nhập học mà nghĩ rằng phải có giấy báo nhập học của trường gửi về nhà rồi mang hồ sơ xuống trường để nhâp học luôn.

Huyền cũng cho biết, cả trường em năm nay chỉ có 9 bạn thi đại học, điện thoại của em thời gian đó lại hỏng nên em không liên lạc với các bạn để biết thông tin này.

Nhà em lại ở xa. Muốn tới được chỗ có thể truy cập mạng để đọc thông tin cũng phải đi tới 15km đường núi nên em không biết được thông tin này” – Huyền ngân ngấn nước mắt khi kể về điều này.

Huyền kể, mãi tới vài hôm trước đây khi chuẩn bị xuống Hà Nội để tham dự Lễ tuyên dương học sinh DTTS học giỏi năm 2016, em mới được một nhà báo nói cho mình biết về quy định phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi để xác nhận nhập học.

Em biết đây là lỗi của em do không nắm được thông tin nhưng em rất mong có thể được tạo điều kiện để em có thể theo đuổi việc học đại học” – Huyền nói. Em cũng cho biết, nếu không thể đi học trong năm nay, em cũng không biết có thể thi tiếp vào năm tới hay không vì hoàn cảnh gia đình khó khăn mà kiến thức cũng rơi rụng nhiều.

Ông Đặng Văn Sài cũng cho biết, gia đình ông chỉ làm nông nghiệp để duy trì cuộc sống. Cả gia đình có 5 người, Huyền là con thứ 2 trong gia đình. Người con cả của ông năm nay 20 tuổi, bị suy dinh dưỡng nên năm nay mới học lớp 10. Người con út, em gái của Huyền năm nay cũng đang học lớp 12.

Sẽ trao đổi với trường để giải quyết

Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ GD-ĐT cũng đã nhận được thông tin về trường hợp của em Đặng Thị Huyền.

Sau khi kiểm tra, Bộ GD-ĐT xác nhận đúng là em Đặng Thị Huyền đủ điểm đậu cả 2 trường ĐH Luật HN và Trường ĐH Sư phạm Hà Nội song chưa xác nhận nhập học ở bất cứ trường nào.

Sai sót này chủ yếu do em Huyền không nắm được quy định của kỳ thi năm nay. Tuy nhiên, phần lớn là do điều kiện hoàn cảnh của em. Do vậy, Bộ GD-ĐT đang tiến hành trao đổi với các trường mà em có đăng ký xét tuyển để giải quyết trường hợp của em” – ông Nghĩa nói.

Ông Nghĩa cũng cho biết, Cục Khảo thí cũng đã chủ động liên lạc với Huyền để nắm bắt nguyện vọng của em sau đó sẽ tiến hành làm việc với các trường để giải quyết nguyện vọng của em.

102 học sinh đoạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2016 và 39 học sinh có điểm thi đại học cao (từ 27 trở lên) trong kỳ thi THPT quốc gia 2016 vừa được vinh danh tại Lễ tuyên dương học sinh giỏi người dân tộc thiểu số – diễn ra tại Hà Nội chiều 5/11. 

Lê Văn



Xem nguồn

Vinh danh tân giáo sư, phó giáo sư năm 2016

Posted: 05 Nov 2016 04:05 AM PDT


  Đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS đã khó; phát huy được vai trò, năng lực, uy tín của các chức danh này tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ quan, đơn vị lại càng khó hơn. Tôi mong rằng, các tân GS, PGS năm 2016 tiếp tục phấn đấu, xứng đáng với chức danh  được công nhận và bổ nhiệm.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Trong đợt xét công nhận năm 2016, cả nước có 65 nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS và 638 nhà giáo đạt tiêu chuẩn chức danh PGS.

Phát biểu tại lễ công bố, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ- Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước – cho biết: Việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm các chức danh GS, PGS là chủ trương lớn, quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành, chủ chốt trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu theo chuẩn quốc gia, dần tiệm cận chuẩn mực của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Chủ trương này cũng tạo cơ sở để xác định vai trò, trách nhiệm và phương hướng phấn đấu cho cán bộ khoa học, giáo dục; đồng thời là cơ sở đề xuất và thực hiện các chính sách, chế độ sử dụng, đãi ngộ đối với đội ngũ trí thức có trình độ, uy tín cao.

Năm nay, Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS lần thứ 25. Trong năm 2016, đã có thêm 65 ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS và 638 ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS.

Đây là kết quả của những nỗ lực phấn đấu bền bỉ trong nghiên cứu khoa học và đào tạo của các tân GS, PGS. Đây cũng là kết quả của sự hỗ trợ, động viên, thậm chí là sự hi sinh từ các gia đình, sự hỗ trợ, tạo điều kiện, động viên từ cơ quan và đồng nghiệp của các tân GS, PGS. Đây cũng là truyền thống hiếu học của dân tộc, đã và đang tiếp tục được phát huy.

Bộ trưởng nhận định: Số GS, PGS của nước ta so với thế giới còn khiêm tốn, chất lượng đội ngũ còn phải tiếp tục phấn đấu. Việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2016 đã tiếp tục góp phần quan trọng để nâng cao cả số lượng và chất lượng đội ngũ trí thức và giảng viên đại học, thúc đẩy việc công bố công trình khoa học trên các tạp chí có uy tín trên thế giới và đưa các sản phẩm khoa học công nghệ ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội.

Bộ trưởng thông tin: Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS, PGS, Bộ GD&ĐT đang khẩn trương phối hợp cùng với Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước và các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo văn bản mới thay thế Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Dự thảo văn bản mới sẽ được xây dựng theo hướng tiếp cận với cách làm và chuẩn mực của các nước có nền giáo dục tiên tiến theo lộ trình thích hợp, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.



 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi lễ

Tại buổi lễ, chia vui với các tân GS, PGS, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Đội ngũ các nhà giáo, nhà khoa học, đặc biệt là các GS, PGS đã đóng góp to lớn vào sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp phát triển khoa học – công nghệ nói riêng, sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung.

Đất nước đang phát triển, xu hướng toàn cầu hóa và phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ càng khẳng định vai trò và tầm quan trọng của tri thức, đội ngũ trí thức, các nhà giáo, nhà khoa học.

Theo Phó Thủ tướng, không chỉ là những nhà khoa học, nhà sư phạm giỏi trong nghiên cứu, trong giảng dạy, các GS, PGS còn là tấm gương về nhân cách trong nhà trường, trong nghiên cứu, trong giảng dạy, trong đời sống, trong xã hội.

Dù pháp luật đã quy định rõ GS, PGS là chức danh khoa học do cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm nhưng GS, PGS cũng là chức danh được xã hội, được nhân dân đặc biệt tôn trọng.

Cũng trong sáng nay, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và các thành viên Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước đã dâng hương tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Bộ trưởng cùng đoàn kính cẩn thắp hương trước bàn thờ các bậc Tiên thánh, Tiên hiền mở nguồn đạo học, đặc biệt là Hoàng đế Lê Thánh Tông, Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An cùng liệt vị danh nhân văn hoá nước Việt, để cầu chúc cho sự học của nước nhà ngày càng hưng thịnh, cho sự nghiệp "đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Trước giờ khai mạc, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước và các tân giáo sư, phó giáo sư năm nay đã tổ chức quyên góp tiền ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả của thiên tai, lũ lụt.

Những nét đặc biệt của năm nay:

– GS trẻ nhất: TS. Trần Đình Thắng, 41 tuổi, ngành Hóa học, Trường Đại học Vinh, thuộc khu vực miền Trung khó khăn, có nhiều thành tích khoa học và đào tạo xuất sắc với 75 bài báo quốc tế SCI, SCIE và tham gia ban biên tập hai tạp chí quốc tế có uy tín.

– Tân GS Sử học Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH-NV, ĐHQG Hà Nội) có 10 công bố quốc tế, trong đó có 4 ISI và Scopus.

– PGS trẻ nhất: TS. Trần Xuân Bách, 32 tuổi, ngành Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, có 50 bài báo quốc tế SCI, SCIE, SSCI và Scopus, chỉ số H = 22 (ở Mỹ: H = 12 → PGS, H = 18 → GS); tham gia ban biên tập hai tạp chí quốc tế có uy tín. H = 22 có nghĩa là tân PGS Trần Xuân Bách có 22 bài báo quốc tế chất lượng cao và mỗi bài trong số đó được trích dẫn 22 lần trở lên.

– Năm nay có một ứng viên xét đặc cách GS là TS Đào Văn Lập, Trường Đại học Công nghệ Swinburne, Úc, ngành Vật lý, với nhiều công trình và hoạt động khoa học xuất sắc: 110 bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín.

– Những cặp, những gia đình may mắn và hạnh phúc nhất trong đợt năm nay:

+ Chồng là tân GS Trần Quốc Thành và vợ là tân PGS Dương Hải Hưng người dân tộc Nùng, cả hai đều thuộc ngành Tâm lý học và cùng là giảng viên Trường ĐHSP HN.

+ Hai anh em ruột đều là tân PGS, Nguyễn Đăng Hào và em gái là Nguyễn Thị Minh Hà, cả hai đều thuộc ngành Kinh tế và giảng viên Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế.

+ Chồng là tân PGS Nguyễn Hoàng Giang, ngành Xây dựng, Trường ĐH Xây dựng, và vợ là tân PGS Vũ Thu Trang, ngành Công nghệ Thực phẩm, Trường ĐHBKHN.

+ Chồng là tân PGS Thái Minh Sâm và vợ là PGS Lê Anh Thư, cả hai đều là bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy.

+ Tân PGS Nguyễn Thanh Hải ngành Nông nghiệp, giảng viên Học viện Nông nghiệp VN, là con của NGƯT Nguyễn Văn Thanh và NGƯT Bùi Thị Tho, cả hai đều được bổ nhiệm PGS năm 2007 ngành Thú y.



Xem nguồn

Trân trọng nỗ lực phấn đấu bền bỉ trong nghiên cứu khoa học của các tân GS, PGS

Posted: 05 Nov 2016 03:23 AM PDT


GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước cho biết, năm nay, số ứng viên ban đầu: GS 118 người, PGS 813, tổng cộng 931, chỉ thấp hơn năm 2009 là 1.167, cao hơn tất cả các năm 2010-2015. Sau xét tuyển ở ba cấp hội đồng, chỉ còn được 65 GS và 638 PGS, tổng cộng là 703, đạt tỉ lệ 75,51%.

Tuổi trung bình khi được phong/bổ nhiệm của GS Việt Nam từ năm 1980 đến 2016, là 57,13 và của PGS là 50,14; Như vậy là già hơn các GS, PGS ở các nước phát triển. Trong lịch sử nước ta, khi được phong/bổ nhiệm, GS ở trong nước trẻ nhất là 37 tuổi và PGS là 29.

Trong số 65 GS có 59 nam (90,77%), 6 nữ (9,23%), 73,85% là giảng viên trong các trường đại học và học viện. Trong 638 PGS có 449 nam (70,38%), 189 nữ (29,53%), 6 người dân tộc thiểu số, 79,62% là giảng viên trong các trường đại học và học viện.

Đáng mừng là con số GS, PGS nữ tăng dần hàng năm, nhưng chậm. Năm nay nữ GS chưa bằng 1/10 tổng số, nữ PGS bằng 1/3, trong khi nữ chiếm hơn một nửa dân số.

Năm nay, trong tổng số 703 GS và PGS, Hà Nội chiếm 66,43%, TPHCM 13,80%, các tỉnh thành khác 19,77%. Hà Nội đang cố gắng "chia dần" bớt GS, PGS cho cả nước, nhưng khá chậm.


Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trao giấy chứng nhận chức danh Giáo sư tới tân GS Phạm Văn Điển, trường ĐH Lâm Nghiệp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trao giấy chứng nhận chức danh Giáo sư tới tân GS Phạm Văn Điển, trường ĐH Lâm Nghiệp Việt Nam

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, từ năm 1980 đến năm 2015, sau 24 đợt xét, trong 36 năm, tổng số lượt GS, PGS đã được công nhận ở nước ta là 11.619, trong đó có 1.680 GS và 9.939 PGS. Đội ngũ GS, PGS ở nước ta đã và đang đóng góp tích cực, quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Năm nay, HĐCDGSNN xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS lần thứ 25, đã có thêm 65 ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS và 638 ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS.

Bộ trưởng Nhạ khẳng định: “Đây là kết quả của những nỗ lực phấn đấu bền bỉ trong nghiên cứu khoa học và đào tạo của các tân GS, PGS. Đây cũng là kết quả của sự hỗ trợ, động viên, thậm chí là sự hi sinh từ các gia đình (cha, mẹ, chồng, vợ, anh, em, con cái), sự hỗ trợ, tạo điều kiện, động viên từ cơ quan và đồng nghiệp của các tân GS, PGS. Chúng ta trân trọng và cảm ơn những nỗ lực, những hi sinh và những quan tâm quý báu đó. Đây cũng là truyền thống hiếu học của dân tộc, đã và đang tiếp tục được phát huy”.

Theo Bộ trưởng Nhạ, số GS, PGS của nước ta so với thế giới còn khiêm tốn, chất lượng đội ngũ còn phải tiếp tục phấn đấu. Việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2016 đã tiếp tục góp phần quan trọng để nâng cao cả số lượng và chất lượng đội ngũ trí thức và giảng viên đại học, thúc đẩy việc công bố công trình khoa học trên các tạp chí có uy tín trên thế giới và đưa các sản phẩm khoa học công nghệ ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội.

Việc công nhận đạt được tiêu chuẩn chức danh GS, PGS là điều kiện để các cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm các chức danh này vào các vị trí công tác trên cơ sở chiến lược phát triển đội ngũ, cơ cấu và nhu cầu nhân lực của đơn vị.

Đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS đã khó; phát huy được vai trò, năng lực, uy tín của các chức danh này tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ quan, đơn vị lại càng khó hơn.

Bộ trưởng Nhạ mong rằng, các tân GS, PGS năm 2016 tiếp tục phấn đấu, xứng đáng với chức danh được công nhận và bổ nhiệm.


Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi lễ

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi lễ

Phải xây dựng môi trường học thuật thông thoáng

GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước cho biết, HĐCDGSNN đánh giá cao những cống hiến và đóng góp quan trọng của các GS, PGS để nâng cao chất lượng NCKH, đào tạo và cống hiến xã hội của các cơ sở GDĐH. HĐCDGSNN mong rằng các tân GS, PGS nghĩ về trọng trách của mình từ ngày hôm nay. Sau khi đạt chức danh ta sẽ làm gì, đó là mong mỏi, là kỳ vọng cao hơn của đất nước, của nhân dân. GS, PGS là những chức danh khoa học cao quí ở các cơ sở giáo dục đại học. Bản thân nó bao hàm tầm chuyên môn và tầm văn hoá cao, rất cao.

GS Nhung cho rằng, chúng ta đang còn có ít các nhóm nghiên cứu mạnh, ít các trường phái khoa học nổi tiếng. Đây là điểm yếu của các đại học và các viện nghiên cứu. Các tân GS, PGS phải góp phần xây xựng được môi trường học thuật cho văn hoá tiến bộ.

Hầu hết sáng tạo của nhân loại bắt nguồn từ các đại học, viện nghiên cứu. Vì thế, phải xây dựng môi trường học thuật thông thoáng, tạo cho mỗi cá nhân không gian tự do để nghiên cứu khoa học và cống hiến. Quản trị học thuật là tìm hành lang tốt nhất để nhà khoa học sáng tạo và do đó phải thường xuyên làm mới và hiện đại hóa qui định. Khi mà trí thức chưa có đủ tầm nhìn phổ quát thì rất khó tư vấn cho Đảng và Nhà nước phát triển đất nước toàn diện và bền vững.

Được biết, để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS, PGS, Bộ GD&ĐT đang khẩn trương phối hợp cùng với HĐCDGSNN và các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo văn bản mới thay thế Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Dự thảo văn bản mới sẽ được xây dựng theo hướng tiếp cận với cách làm và chuẩn mực của các nước có nền giáo dục tiên tiến theo lộ trình thích hợp, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Những nét đặc biệt của đợt trao giấy chứng nhận GS,PGS năm nay:

– GS trẻ nhất: TS. Trần Đình Thắng, 41 tuổi, ngành Hóa học, Trường Đại học Vinh, thuộc khu vực miền Trung khó khăn, có nhiều thành tích khoa học và đào tạo xuất sắc với 75 bài báo quốc tế SCI, SCIE và tham gia ban biên tập hai tạp chí quốc tế có uy tín.

Có trường hợp rất đáng hoan nghênh trong KHXH-NV: Tân GS Sử học Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH-NV, ĐHQG Hà Nội) có 10 công bố quốc tế, trong đó có 4 ISI và Scopus.

– PGS trẻ nhất: TS. Trần Xuân Bách, 32 tuổi, ngành Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, có 50 bài báo quốc tế SCI, SCIE, SSCI và Scopus, chỉ số H = 22 (ở Mỹ: H = 12 → PGS, H = 18 → GS); tham gia ban biên tập hai tạp chí quốc tế có uy tín. H = 22 có nghĩa là tân PGS Trần Xuân Bách có 22 bài báo quốc tế chất lượng cao và mỗi bài trong số đó được trích dẫn 22 lần trở lên.

– Năm nay có một ứng viên xét đặc cách GS là TS Đào Văn Lập, Trường Đại học Công nghệ Swinburne, Úc, ngành Vật lý, với nhiều công trình và hoạt động khoa học xuất sắc: 110 bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín.

Những cặp, những gia đình may mắn và hạnh phúc nhất trong đợt năm nay:

– Giáo dục đại học: + Chồng là tân GS Trần Quốc Thành và vợ là tân PGS Dương Hải Hưng người dân tộc Nùng, cả hai đều thuộc ngành Tâm lý học và cùng là giảng viên Trường ĐHSP HN. + Hai anh em ruột đều là tân PGS, Nguyễn Đăng Hào và em gái là Nguyễn Thị Minh Hà, cả hai đều thuộc ngành Kinh tế và giảng viên Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế.

– Kỹ thuật-Công nghệ: Chồng là tân PGS Nguyễn Hoàng Giang, ngành Xây dựng, Trường ĐH Xây dựng, và vợ là tân PGS Vũ Thu Trang, ngành Công nghệ Thực phẩm, Trường ĐHBKHN.

– Y học-Nông nghiệp-Thú y: + Chồng là tân PGS Thái Minh Sâm và vợ là PGS Lê Anh Thư, cả hai đều là bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy. +Tân PGS Nguyễn Thanh Hải ngành Nông nghiệp, giảng viên Học viện Nông nghiệp VN, là con của NGƯT Nguyễn Văn Thanh và NGƯT Bùi Thị Tho, cả hai đều được bổ nhiệm PGS năm 2007 ngành Thú y.

Chúng ta có thêm lý do để tin rằng những nhà khoa học nông nghiệp và chăn nuôi, thú y nhiều thế hệ như những gia đình này, sẽ tiếp tục hỗ trợ người nông dân một nắng hai sương để nuôi sống cả đất nước bằng thực phẩm và môi trường an toàn. Tôi xin trích dẫn một khẳng định mà người ta cho rằng của Ivan Pavlov (người Nga, Giải Nobel năm 1904): "Bác sĩ người chữa bệnh cho con người, bác sĩ thú y chữa bệnh cho loài người".

Hồng Hạnh



Xem nguồn

Comments