Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Hiệu trưởng học viện tự xưng giáo sư, tiến sĩ chửi học viên

Posted: 07 Nov 2016 08:44 AM PST


 – Clip ghi lại cuộc trò chuyện giữa 2 người đàn ông và có sự xuất hiện của một phụ nữ trong clip. Dựa vào nội dung cuộc trò chuyện, có thể đoán được hai bên đang có mâu thuẫn về chuyện tiền nong.

Người đưa clip này lên trang YouTube cho biết, người liên tục nói bậy trong clip là giáo sư, tiến sĩ Phan Văn H., hiện đang là giám đốc một học viện. Trong phần giới thiệu Học viện, ông H. cho biết "Học viện X được thành lập năm 2015 tại Việt Nam, là cơ sở giáo dục được nhà nước công nhận, cũng là cơ sở giáo dục đầu tiên trên thế giới chính thức đưa định nghĩa về Kinh Tế… vào mô hình giáo dục có tính hệ thống hóa".

Phía dưới lời giới thiệu ký tên GS.TS Phan Văn H.

giáo sư, tiến sĩ, chửi học viên
Phần giới thiệu trên website của Học viện này
giáo sư, tiến sĩ, chửi học viên
Phần giới thiệu giảng viên, quản lý của Học viện này có tóm tắt sơ yếu lý lịch của ông H.

Nói nôm na, Học viện này chuyên giới thiệu, đào tạo học viên sang Hàn Quốc du học.

Trong phần giới thiệu giảng viên – quản lý, ông H. được giới thiệu là Tiến sĩ Kinh doanh, cử nhân Hàn Quốc học. “Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế học, Kinh tế thị trường, Kinh doanh học, Phát triển sản phẩm mới, Ngôn ngữ, Văn hóa, Lịch sử Hàn Quốc, … Nơi đăng các công trình nghiên cứu: Hiệp hội thương mại Hàn Quốc, Phòng nghiên cứu kinh doanh ĐH Soongsil, Seoul, Hàn Quốc. Nơi công tác hiện tại: Hiệu trưởng Học Viện Kinh Tế Sáng Tạo, Giáo sư danh dự ĐH Southwest America (Hoa Kỳ),Chuyên viên nghiên cứu kinh tế thuộc ĐH Soongsil, Seoul, Hàn Quốc…”

Trong phần chia sẻ của người đăng tải clip, người này cũng cho biết video được quay lén ở một trung tâm du học ở Hà Nội. Người đàn ông mặc áo hồng là hiệu trưởng của trung tâm, còn thanh niên kia là học viên ở đây. "Sau khi trung tâm này yêu cầu học viên đóng hơn 100 triệu sang Hàn Quốc để đi du học thì hồ sơ bạn này bị trả, nên bạn này lên công ty để yêu cầu hỗ trợ lấy lại số tiền đó. Vì theo thỏa thuận của hai bên số tiền đó sẽ được hoàn trả. Khoản này hợp đồng cũng nêu rõ. Thế nhưng khi yêu cầu lần thứ nhất thì ông giáo sư này hẹn học viên một tháng sau. Thời điểm quay video này là sau một tháng đó và hiện tại sau 3 tháng kể từ ngày xảy ra sự việc, học viên này mới nhận được tiền" – phần chia sẻ nội dung clip viết.

giáo sư, tiến sĩ, chửi học viên
Ông H. đứng lên bàn nói chuyện với học viên. Ảnh cắt từ clip.

Theo nội dung clip được ghi lại, ông H. xưng "mày", "tao" suốt cuộc trao đổi với học viên và dùng những ngôn từ tục tĩu khác. Ông cũng liên tục khẳng định "tao là chủ nhà", "đây là nhà tao" nên ông được phép đứng lên bàn nói chuyện với học viên. Ông này cũng cho rằng số tiền mà học viên nộp vào đã gửi cho trường bên Hàn Quốc, chứ ông không phải người giữ, và ông chỉ là người "giúp" học viên lấy lại số tiền đó. Tuy nhiên, theo ông, học viên này có thái độ "mất dạy" nên ông sẽ không ký giấy tờ, và học viên sẽ không lấy lại được tiền.

Theo người chia sẻ clip, clip được ghi lại sau một tháng ông H. hẹn học viên quay lại, và được được đăng tải sau 3 tháng xảy ra sự việc và hiện học viên đã lấy lại được tiền.



Xem nguồn

Cô giáo trẻ chết trong đêm

Posted: 07 Nov 2016 08:02 AM PST


Các lực lượng chức năng đang tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân cái chết của cô Đào Thị H. (SN 1992), quê ở xã Phong Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình.

Trưa ngày 7/11, tin từ Công an xã Thanh Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) cho biết khoảng 21 giờ tối ngày 6/11, nhiều người phát hiện cô H. treo cổ trong phòng trọ. Mặc dù đã được đưa đến Trạm Y tế xã Thanh Trạch để cấp cứu nhưng cô H. đã tử vong trước đó.

cô giáo, cô giáo tiểu học, Quảng Bình

Trường Tiểu học số 1 Thanh Trạch, nơi cô H. công tác. Ảnh: V.L

Sau khi nhận được tin báo, lực lượng công an xã Thanh Trạch đã đến hiện trường. Lực lượng Công an tỉnh Quảng Bình cũng có mặt ngay trong đêm đưa thi thể nạn nhân vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới tiến hành mổ tử thi, điều tra làm rõ sự việc.

Theo một công an xã Thanh Trạch cho biết thì "Hiện, lực lượng chức năng đang tiến hành điều tra làm rõ các dấu hiệu thắt cổ, uống thuốc và nhiều vấn đề khác nữa…, nên công an chưa thể thông tin rõ được".

Được biết, cô H. là giáo viên trường Tiểu học số 1 Thanh Trạch, huyện Bố Trạch và đã công tác ở đây được một năm.

Hải Sâm



Xem nguồn

Đưa chương trình ICDL quốc tế vào Việt Nam

Posted: 07 Nov 2016 07:20 AM PST


Lễ ký kết diễn ra dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Ireland Michael D. Higgins.


Đại diện Tổ chức ICDL là ông Damien O'Sullivan – Giám đốc điều hành ICDL và đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo có ông Nguyễn Sơn Hải – Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin trong lễ ký kết

Đại diện Tổ chức ICDL là ông Damien O'Sullivan – Giám đốc điều hành ICDL và đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo có ông Nguyễn Sơn Hải – Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin trong lễ ký kết

ICDL là chương trình chuẩn hóa và khảo thí trình độ, kỹ năng CNTT phổ biến nhất hiện nay trên phạm vi toàn thế giới. Bộ chứng chỉ đã được công nhận tại 150 nước và vùng lãnh thổ, là bộ chứng chỉ phổ cấp nhất thế giới với 41 ngôn ngữ đã được bản địa hóa, hơn 24,000 trung tâm khảo thí và đã cấp chứng chỉ cho hơn 15 triệu người.

Tại Việt Nam, chương trình ICDL đã và đang được đánh giá cao vì là chương trình quốc tế phù hợp với các tiêu chí về đánh giá kỹ năng CNTT của Việt Nam. Bộ Thông tin & Truyền thông Việt Nam đã thẩm định và công nhận bài thi ICDL tương đương với nội dung yêu cầu của 6 mô dun cơ bản và 9 mô dun nâng cao quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 03 năm 2014 của Bộ TT &TT.

Nội dung chương trình ICDL được thiết kế và xây dựng bởi các chuyên gia trong lĩnh vực CNTT bao gồm không chỉ các nhà khoa học, giảng viên mà còn dựa trên cả ý kiến tham khảo của giới doanh nghiệp CNTT, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn có sử dụng số lượng lao động lớn…để đảm bảo các kỹ năng được sát hạch chính là các kỹ năng cần thiết và phù hợp trong môi trường làm việc thực tiễn.

Bằng việc ký kết Biên bản ghi nhớ này, phía ICDL Foundation cam kết sẽ cung cấp bộ đề cương chương trình ICDL quốc tế, chia sẻ các kinh nghiệm, phương pháp triển khai chuẩn hóa và sát hạch kỹ năng CNTT trên phạm vi toàn cầu của mình để Bộ GD và ĐT VN tham khảo. Đồng thời, sẽ tổ chức đào tạo, tập huấn, chuyển giao tri thức hoặc đưa ra tư vấn cần thiết khác khi BỘ GD& ĐT Việt Nam yêu cầu.

Tổ chức ECDL (tên gọi cũ là Tổ chức Khảo thí Tin học Châu Âu) có trụ sở tại Ai-len.

Hồng Hạnh



Xem nguồn

Hiệu trưởng đứng trên bàn chửi bới học viên: Người trong cuộc nói gì?

Posted: 07 Nov 2016 06:38 AM PST


– Chia sẻ với báo chí, ông TS Phan Văn Hưng cho biết ông là Hiệu trưởng của Học viện Kinh tế sáng tạo (Q Cầu Giấy, Hà Nội) và thừa nhận có hành vi đứng lên ghế chửi bới học sinh như clip được chia sẻ tràn lan trên mạng xã hội.

Học viện Kinh tế sáng tạo,  bạo lực học đường
TS Phan Văn Hưng (ảnh cắt từ clip báo Giáo dục Việt Nam)

Được biết, video trên là do anh Nguyễn Mạnh T. (quê Nghệ An, từng theo học tại Học viện Kinh tế sáng tạo) quay lại cách đây 3 tháng. Theo ông Hưng, vụ việc xảy ra cách đây khoảng 3 tháng và hiện 2 bên đã dàn xếp ổn thỏa, phía học viện cũng đã hoàn tiền lại cho anh T.

Theo báo Công lý, ông Hưng cho hay, vào đầu năm 2016, anh Nguyễn Mạnh T. vào học tại Học viện Kinh tế sáng tạo. Tuy nhiên, trong thời gian theo học ở đây, anh T. có tư cách đạo đức rất tệ, thường xuyên nghỉ học. Quy định một khóa học chỉ được nghỉ 3 buổi học thì sẽ bị đuổi khỏi trung tâm nhưng học viên này đã nghỉ đến 6 buổi.

Những ngày đi học thì anh T. thường đi muộn và không tích cực học tập. Vì vậy, theo quy chế của học viện, ông đã cho thôi học đối với anh T. vì lý do học viên chỉ có mục đích muốn sang Hàn Quốc để lao động bất hợp pháp chứ không phải theo học. Cách đây khoảng 3 tháng, anh T. đến trung tâm để đòi lại tiền thì xảy ra sự việc.

Giải thích về việc có có lời lẽ chửi bới học sinh trong đoạn video clip, TS Hưng cho biết, hôm xảy ra sự việc, anh T. đã tới Học viện gây rối, không cho giáo viên và học sinh học và giảng dạy.

Sau đó, TS Hưng đã xuống để làm việc với anh T. Trong lúc nói chuyện, do quá nóng, không giữ được bình tĩnh nên ông Hưng đã có những lời lẽ chửi bới.

Ông Hưng cho biết thêm: "Trước khi xảy ra sự việc, học viên T. đã có thái độ không đúng đối với Trung tâm, cụ thể là đối với cá nhân tôi, thế nên tôi mới hành động như thế. Ngay sau khi xảy ra sự việc cả tôi và T. cũng đã đến Công an phường sở tại để giảng hòa và T. cũng đã đồng ý xóa 2 video đó. Tuy nhiên, gần đây T. khôi phục lại thẻ nhớ và đã đăng tải video lên mạng xã hội".

Trả lời trên báo Giáo dục Việt Nam về tư cách làm thầy bởi cách ăn nói hàm hồ, nói tục chửi bậy, ông Hưng nói: "Việc tôi có xứng đáng làm thầy hay không do xã hội đánh giá, tôi không bình luận. Cho đến nay, chưa có học trò nào nói với tôi là không xứng đáng làm thầy.

Tôi có chứng chỉ sư phạm do Sở Giáo dục – Đào tạo cấp, tôi muốn dạy tiếng Hàn thì buộc phải có chứng chỉ sư phạm".

Chia sẻ với báo Lao động, anh Nguyễn Mạnh T. khẳng định trong suốt cuộc trò chuyện không hề tỏ thái độ, hành động gì sai hay thiếu kiềm chế nào khiến thầy giáo chửi bới, cư xử nặng nề như vậy.

Anh T. cũng cho hay, lúc bị trả lại hồ sơ, ông Hưng có đưa ra một bản cam kết sẽ hỗ trợ hoàn lại tiền cho em trong vòng 1 tháng. Sau thời gian đó, anh T. đến thì học viện không trả lời lại. Phải sau đó gần hai tháng, anh T. mới nhận lại được toàn bộ số tiền 126 triệu đồng tiền đặt cọc.

"Việc thầy giáo nói tôi ý thức học kém. Nghỉ học quá số buổi quy định, có hành động quậy phá hay gây rối tại đây là không có thật. Cả khóa học tôi đi học không hề gây rối, chỉ nghỉ học 3 buổi nhưng có xin phép đàng hoàng. Lúc đầu tôi không bận tâm lắm vì đoạn clip đó, nhưng bây giờ thầy Hưng nói như vậy, thực sự đã động vào lòng tự trọng của tôi. Tôi sẽ còn làm việc trực tiếp với thầy Hưng trong thời gian tới để làm rõ những nội dung trên", anh T. chia sẻ với báo Lao động.

Thanh Hùng (tổng hợp)



Xem nguồn

Hàng loạt phụ huynh ĐH Tân Tạo kiến nghị giải thể, xin chuyển trường

Posted: 07 Nov 2016 05:56 AM PST


– 70 phụ huynh và sinh viên Khoa Y Trường ĐH Tân Tạo (Long An) đã đồng loạt gửi đơn kiến nghị xin giải thể trường và xin chuyển trường cho con.

Trong đó 69 đơn của phụ huynh, sinh viên khóa 2013, 2014 và 1 phụ huynh khóa 2015 gửi kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT và UBND tỉnh Long An xin giải thể Trường ĐH Tân Tạo và xin chuyển trường cho con.

Trong đơn thư gửi đi, phụ huynh, sinh viên nêu ra ba vấn đề cụ thể. Chủ tịch hội đồng quản trị không phải hiệu trưởng nhưng điều hành trường như một hiệu trưởng, sau khi kí quyết định đình chỉ trưởng khoa y đã kiêm luôn trưởng khoa y. 

giải thể trường, chuyển trường, kiến nghị, sinh viên cầu cứu,Trường ĐH Tân Tạo
Phụ huynh viết đơn xin kiến nghị chuyển trường

Mặc dù Bộ GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu nhà trường chấn chỉnh việc cấp bằng tốt nghiệp, học phí và tổ chức trường nhưng trường vẫn không thực hiện.

Hơn 20 giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ tham gia giảng dạy tại Khoa Y sau khi có đơn kiến nghị lên các cấp lãnh đạo nhưng không có phản hồi, đang có ý định xin nghỉ việc sẽ dẫn tới chất lượng đào tạo không đảm bảo.

Phụ huynh cho rằng, Trường ĐH Tân Tạo đã vi phạm Điều luật giáo dục đại học, không có hi vọng để chấn chỉnh, phụ huynh không còn niềm tin với trường. Vì vậy mong muốn Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT, UBND tỉnh Long An tiến hành các thủ tục giải thể trường, cho sáp nhập khoa y của Trường ĐH Tân Tạo vào một trường đại học khác, đồng thời cho sinh viên chuyển trường để bảo đảm việc học cũng như thời gian đào tạo, tiền bạc và công sức của phụ huynh.

Trước đó, sinh viên Trường ĐH Tân Tạo (Long An) đã phản ánh việc trường tăng thêm hàng chục triệu học phí, cấp bằng không đúng quy định.

Sau đó, ngày 3/10, Bộ GD-ĐT có công văn số 4894/BGDĐT yêu cầu Trường ĐH Tân Tạo phải thực hiện đúng quy định về học phí và cấp bằng quy định. 

Công văn nêu rõ, Trường ĐH Tân Tạo là trường đại học tư thục trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Trong quá trình hoạt động phải thực hiện các quy định của Luật giáo dục đại học, điều lệ trường đại học và các quy định có liên quan khác. Thực hiện cấp bằng tốt nghiệp cho người học đủ điều kiện theo đúng quy định tại Thông tư số 19/2015/TT-BGDĐT ngày 08/9/2015 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân và Thông tư số 19/2011/TT-BGDĐT ngày 24/5/2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành mẫu bằng tốt nghiệp đại học. Điều này áp dụng đối với tất cả các chương trình đào tạo, kể cả đào tạo theo chương trình tiên tiến.

Đối với mức học phí, theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và khoản 4, Điều 3 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục đại học tư thục, được tự quyết định mức thu học phí, nhưng phải công bố công khai mức học phí cho từng năm học và dự kiến cho cả khoá học. Trường chưa công bố, công khai học phí dự kiến toàn khóa học là chưa thực hiện đúng quy định.

Bộ cũng yêu cầu, trường phải khẩn trương củng cố bộ máy quản lý, đội ngũ giảng viên cơ hữu, và cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng đào tạo.

Sau gần một tháng Bộ yêu cầu chấn chỉnh, thì đồng loạt phụ huynh, sinh viên xin chuyển trường.

Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Dương, đại diện Trường ĐH Tân Tạo thừa nhận đến ngày hôm nay việc kiện cáo ở trường đang diễn ra khi nhiều thành phần trong trường gửi đơn kiện đi khắp nơi.  Tuy nhiên những lá đơn này được gửi lên các cơ quan chức năng, còn trường chưa nhận được bất kì một lá đơn xin chuyển trường nào, nếu có sinh viên nào xin chuyển trường sẽ được tạo điều kiện tối đa. Do đơn thư gưi cơ quan chức năng nên trách nhiệm của trường là chuẩn bị mọi công việc, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Liên quan đến việc thực hiện các yêu cầu của Bộ, ông Dương cho rằng, trường đã thực hiện đúng các quy định về học phí. Trường ĐH Tân Tạo tự chủ tài chính và nên tăng học phí đã báo trước đúng một năm, có lộ trình cho khóa học.

Về bằng cấp cũng đã thực hiện theo đúng quy định của Bộ. Riêng nội bộ, tổ chức của trường không có gì bất ổn.

Theo ông Dương, việc bất ổn của Trường ĐH Tân Tạo xuất phát từ việc nhà trường cho một giảng viên là trưởng khoa Y nghỉ việc do đã ngoài 80 tuổi. Sau khi ông nghỉ đã vận động phụ huynh, sinh viên kiện cáo. 

Trước câu hỏi, quan điểm của trường như thế nào về việc đồng loạt sinh viên kiến nghị xin giải thể và chuyển trường ông Dương cho rằng, đây là thông tin "buồn cười".  Theo ông Dương, một trường đại học cũng như bất kì một tổ chức nào trong một quốc gia phải chịu sự điều chỉnh của quốc gia, Trường ĐH Tân Tạo cũng như vậy. Việc sinh viên, phụ huynh viết đơn giải thể trường là không am hiểu pháp luật. Tất nhiên trên pháp luật phụ huynh và sinh viên có quyền làm như vậy nhưng việc xử lý như thế nào là của cơ quan chức năng. 

Được biết, ngoài 70 phụ huynh, sinh viên xin chuyển trường thì hiện nay đã có 5 giảng viên của trường nộp đơn xin nghỉ việc. Ngày 10/11, Bộ GD-ĐT sẽ thanh tra hoạt động của Trường ĐH Tân Tạo.

Lê Huyền



Xem nguồn

Đề toán hài hước trêu đùa các thầy cô tương lai

Posted: 07 Nov 2016 05:14 AM PST


 – Đề toán lạ xuất hiện trên một diễn đàn dành cho giáo viên tiểu học, thu hút sự chú ý của nhiều thành viên.

đề toán, bài toán, bài toán hay, Mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Đề toán được đăng tải trên một diễn đàn dành cho giáo viên tiểu học

Đề bài như sau: “Có 6 tấm bìa, mỗi tấm bìa được ghi một trong các từ: KHÔNG, THẦY, ĐỐ, MÀY, LÀM, NÊN. Một em bé chưa biết chữ chơi trò chơi, em xếp tùy thích các bìa thành một hàng ngang. Tính khả năng để em bé xếp được câu “LÀM THẦY MÀY KHÔNG NÊN ĐỐ”.

Đề bài được các thành viên nhận xét là khá thú vị, có tính hài hước và thực ra không khó. Vì đây bản chất là bài toán xác suất thống kê.

Thông tin ghi trên đề cho thấy đây có thể là một đề thi dành cho các sinh viên khoa giáo dục tiểu học – mầm non của một trường ở Đắk Lắk.



Xem nguồn

Nữ sinh dân tộc trượt ĐH kêu cứu được xem xét tiếp nhận vào trường

Posted: 07 Nov 2016 04:31 AM PST


– Sau khi nghiên cứu nội dung đơn kêu cứu của thí sinh và kiểm tra các thông tin trong hệ thống quản lý tuyển sinh ĐH, Bộ GD-ĐT đề nghị Trường ĐH Luật Hà Nội xem xét tiếp nhận thí sinh dân tộc Đặng Thị Huyền.

Nữ sinh dân tộc, nữ sinh trượt ĐH, trượt đại học, trượt đại học kêu cứu
Thí sinh Đặng Thị Huyền.

Ngày 7/11, Bộ GD-ĐT vừa cho biết đã nhận được đơn của thí sinh Đặng Thị Huyền và công văn của Sở GD-ĐT Hà Giang đề nghị cho Huyền được nhập học tại Trường ĐH Luật Hà Nội.

Qua kiểm tra các thông tin có trong hệ thống quản lý tuyển sinh, xác nhận Huyền đã đăng ký đợt 1 vào 2 trường và trúng tuyển vào 2 ngành: ngành Luật của Trường ĐH Luật Hà Nội và ngành Việt Nam học của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Tính đến thời điểm này, thí sinh này chưa đăng ký nhập học vào bất kỳ trường nào.

Do đó, Bộ GD-ĐT đã gửi công văn đề nghị Trường ĐH Luật Hà Nội căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của gia đình thí sinh và ý kiến đề nghị của Sở GD-ĐT Hà Giang để xem xét, tiếp nhận thí sinh Đặng Thị Huyền vào học ngành thí sinh đã trúng tuyển.

Trước đó, Huyền từng thi THPT quốc gia 2016 được 27,5 điểm, đoạt giải Ba học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý, song do không biết thông tin, cô gái dân tộc Hoa tại tỉnh miền núi Hà Giang vẫn trượt đại học.

Huyền làm hồ sơ vào Trường ĐH Luật Hà Nội (nguyện vọng 1 vào ngành Luật kinh tế, nguyện vọng 2 vào ngành Luật) và ĐH Sư phạm Hà Nội khoa Việt Nam học. Theo điểm chuẩn, Huyền không đủ điểm vào NV1 trường Luật (lấy 28 điểm) nhưng thừa điểm NV2 ( lấy 26,25 điểm), lại thừa điểm vào Khoa Việt Nam học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Vì vậy, Huyền đinh ninh là mình đã đỗ.

Huyền cho biết, em hoàn toàn không biết năm nay có quy định thí sinh phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi cho trường để xác nhận việc nhập học mà nghĩ rằng đợi giấy báo nhập học của trường gửi về nhà rồi mang hồ sơ xuống trường để nhâp học.

Huyền cũng cho biết, cả trường em năm nay chỉ có 9 bạn thi đại học, điện thoại của em thời gian đó lại hỏng nên em không liên lạc với các bạn để biết thông tin này.

Chia sẻ với VietNamNet, Huyền cho biết nếu được xem xét em vẫn quyết định lựa chọn theo học Trường ĐH Luật Hà Nội. "Ngày mai hoặc ngày kia em sẽ xuống trường để nộp hồ sơ để trường xem xét về trường hợp của mình. Nếu vào được đại học, em sẽ cố gắng đi làm thêm để có tiền theo học", Huyền nói.

Thanh Hùng



Xem nguồn

TP.HCM yêu cầu không huy động phụ huynh đóng góp ngày 20/11

Posted: 07 Nov 2016 03:49 AM PST


– Sở TP.HCM yêu cầu các trường không huy động phụ huynh đóng góp  đêt tổ chức Ngày nhà giáo Việt Nam

Trong công văn gửi các quận huyện trên địa bàn thành phố về tổ chức kỷ niệm 34 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, 20/11, Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu cầu việc tổ chức ngày 20/11 đạt hiệu quả giáo dục cao, tiết kiệm, không phô trương hình thức, không huy động phụ huynh, học sinh đóng góp để chăm lo cho giáo viên nhân ngày 20/11.

nhà giáo, giáo dục, ý nghĩa 20-11, lời chúc 20-11, quà tặng 20-11
Học trò tôn vinh và bày tỏ lòng biết ơn với những người thầy cô giáo ngày 20/11

Sở cũng yêu cầu các trường thực hiện tốt chế độ chính sách hiện hành, khắc phục kịp thời tồn tại vướng mắc. Tranh thủ sự hỗ trợ của ban ngành, đoàn thể chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh… hỗ trợ sự nghiệp giáo dục đối với thầy cô giáo.

Quan tâm, thăm hỏi cán bộ giáo viên đã nghỉ hưu, có hoàn cảnh khó khăn. Tăng cường kiểm tra các hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường. Kiên quyết xử lý nghiêm khắc các trường hợp không đúng quy định. 

Tổ chức cán bộ, giáo viên nhân viên thao giảng, trao đổi kinh nghiệm về các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp dạy học tiên tiến, dạy để phát triển tư duy, theo hướng giúp học sinh tự nghiên cứu khoa học, dạy kỹ năng hòa nhập cuộc sống cho học sinh. Chú trọng chuẩn ngoại ngữ và tin học cho giáo viên, học sinh…

Lê Huyền



Xem nguồn

Tổ chức trực tuyến cuộc thi “Giao thông học đường”

Posted: 07 Nov 2016 03:06 AM PST


Theo Ban tổ chức, cuộc thi sẽ được triển khai trong cả nước từ ngày 7/11/2016 – 4/2017 với 3 vòng thi: Vòng thi cấp trường từ 7/11/2016 đến 26/2/2017, cấp tỉnh/thành phố từ 27/2/2017 – 27/3/2017 và vòng thi chung kết toàn quốc sẽ diễn ra vào tháng 4/2017. Cuộc thi này được tổ chức dưới hình thức thi trắc nghiệm với đối tượng dự thi là các em HS THCS và Hs THPT toàn quốc.

Để tham gia thi, thí sinh tạo tài khoản và dự thi online trên website http://giaothonghocduong.com.vn. Mỗi thí sinh chỉ tạo một tài khoản dự thi duy nhất.

Sau 10 tuần thi, mỗi trường sẽ chọn 1 thí sinh có điểm thi cao nhất trong 10 tuần thi để tham gia vòng thi cấp tỉnh, thành phố. Trong trường hợp thí sinh có điểm thi bằng nhau sẽ xét tiêu chí thời gian hoàn thành phần thi. Thứ hạng của thí sinh sẽ được xếp theo thời gian hoàn thành bài thi và công bố trên website.

Theo BTC cuộc thi, những bài thi đạt điểm cao, dự kiến có thể được cấp giấy phép lái xe hạng A1

Theo BTC cuộc thi, những bài thi đạt điểm cao, dự kiến có thể được cấp giấy phép lái xe hạng A1

Đối với vòng thi cấp tỉnh, thành phố, mỗi thí sinh sẽ được thi một lần duy nhất, mỗi tỉnh sẽ chọn một em đạt giải Nhất mỗi cấp để tham gia vòng thi chung kết toàn quốc tại Hà Nội. Riêng các thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng, mỗi thành phố sẽ chọn 2 thí sinh đạt giải cao nhất mỗi cấp tham gia vòng thi toàn quốc.

Cuộc thi "Giao thông học đường" lần thứ I, triển khai trong năm học trước đã thu hút gần 200 ngàn HS từ hơn 3 nghìn trường THPT toàn quốc tham gia.

Theo UBATGTQG, để tăng độ hấp dẫn cho cuộc thi, dự kiến với những bài thi đạt điểm cao của HS lớp 12, các em có thể sẽ được xét đặc cách cấp giấy phép lái xe hạng A1 mà không phải trải qua kì thi sát hạch như thông thường.

Đơn vị này cũng cho hay, qua kinh nghiệm tổ chức cuộc thi năm ngoái, bộ đề thi đã khá phong phú. Hiện, đơn vị này đang phối hợp để hoàn thiện hơn nữa bộ đề và khoảng 90% câu hỏi sẽ không trùng lắp với câu hỏi đã thi trước đó.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Giáo sư văng tục, miệt thị học viên: Đã ôm hòa giải

Posted: 07 Nov 2016 02:23 AM PST


Học viên đe dọa, chửi bới nhiều lần

Ngày 6/11, trên mạng xã hội lan truyền một video dài hơn 3 phút ghi lại một cuộc đối thoại giữa 2 người đàn ông trong một căn phòng xung quanh vấn đề tiền nong.

Một người đàn ông mặc áo hồng (được cho là thầy giáo) hai chân giẫm lên bàn, vừa xưng tao – mày, vừa chửi học viên của mình bằng những từ ngữ tục tĩu.

Không những thế, khi được cậu học sinh nhắc nhở về việc thầy đang đứng trên bàn và thiếu tôn trọng, vị thầy giáo này nhanh chóng đáp trả: "Ơ, …, nhà tao tao đứng thì sao, mày cấm được tao à?".

Theo chia sẻ của người đăng tải đoạn clip, người thầy chửi tục trên là Giáo sư, Tiến sĩ Phan Văn Hưng, Hiệu trưởng Học viện Kinh tế sáng tạo.

Hình ảnh ông Phạm Văn Hưng dùng những lời lẽ tục tĩu lăng mạ học viên đươc lan truyền trên mạng. Ảnh cắt từ clip

Hình ảnh ông Phạm Văn Hưng dùng những lời lẽ tục tĩu lăng mạ học viên đươc lan truyền trên mạng. Ảnh cắt từ clip

Sáng 7/11, trao đổi với Đất Việt, bà Chu Thị Lan, phụ trách truyền thông của Học viện Kinh tế sáng tạo đã xác nhận thông tin trên.

Theo bà Lan, sự việc xảy ra cách đây 3 tháng. Người thầy trong đoạn clip là GS.TS Phạm Văn Hưng, còn học viên là Nguyễn Văn Thắng (quê Nghệ An) tại trụ sở của Học viện.

Bà Lan cho biết, Thắng tìm đến Học viện để đăng ký học tiếng Hàn Quốc với mục đích du học. Thắng đã đóng 48 triệu đồng tiền học phí học tiếng cùng 126 triệu đồng để Học viện nộp sang phía trường Đại học bên Hàn Quốc.

"Thắng thường xuyên nghỉ học. Trong thời gian, Thắng học không nghiêm túc. Quy định của Học viện là chỉ được nghỉ tối đa 4 buổi. Nếu nghỉ quá thì học viên sẽ bị đình chỉ học. Tuy nhiên Thắng nghỉ đến 6 buổi. Chúng tôi nhận định mục đích chính của Thắng là sang Hàn Quốc trốn ra ngoài làm việc chứ không phải đi học nên đã quyết định đình chỉ học.

Theo các hợp đồng, văn bản đã được ký kết từ trước thì học viên này được nhận lại 80% số tiền học phí đã đóng và 100% số tiền gửi sang phía đối tác Hàn Quốc", bà Lan giải thích.

Bà Lan khẳng định, sau khi biết thông tin bị đình chỉ học, Thắng thường xuyên tới Học viện gây rối, đòi tiền, chửi bới và thậm chí dừng tất cả các lớp đang học.

Học viên Thắng được nhận lại 80% số tiền học phí từ Học viện. Ảnh: Hoàng Nam

Học viên Thắng được nhận lại 80% số tiền học phí từ Học viện. Ảnh: Hoàng Nam

"Thầy Hưng sau đó đã xuống làm việc với Thắng và xảy ra mâu thuẫn. Chúng tôi có mời cả công an phường đến và trong biên bản có xác nhận hành vi gây rối của Thắng. Sau khi được mời đến cơ quan công an làm việc, cuối cùng thầy Hưng và học viên Thắng đã đồng ý hòa giải. Ngày 2/8 vừa qua chúng tôi đã hoàn trả 80% học phí, tức 36 triệu đồng và ngày 11/10 phía đối tác Hàn Quốc đã thanh toán đủ 126 triệu đồng qua tài khoản ngân hàng cho Thắng", bà Lan khẳng định.

Cảm thấy tiếc

Giải thích về việc dùng những từ ngữ tục tĩu lăng mạ học viên, ông Phan Văn Hưng, nhân vật chính trong đoạn clip cho biết cảm thấy làm tiếc vì việc này.

"Em Thắng là một học viên xăm trổ rất nhiều nhưng không vì thế mà chúng tôi phân biệt, không tiếp nhận. Đúng là sự việc đã xảy ra. Thời điểm này tôi chỉ cảm thấy lấy làm tiếc vì hành động mang tính thiếu kiềm chế của mình ở trong quá khứ.

Đây là lần đầu tiên tôi gặp phải tình huống này. Ngay lúc đó và đến thời điểm bây giờ, tôi thấy rằng bản thân mình phải điềm tĩnh hơn để xử lý, để có những lời nói đúng mực. Ngay sau thời điểm đó đến lúc này, tôi chưa có một hành động nào tương tự", ông Hưng giải thích.

Ông Hưng cho biết cảm thấy làm tiếc trước sự việc này. Ảnh: Hoàng Nam

Ông Hưng cho biết cảm thấy làm tiếc trước sự việc này. Ảnh: Hoàng Nam

Ông Hưng cho biết thêm, ngay sau khi xảy ra sự việc, ông đã nói lời xin lỗi với học viên Nguyễn Văn Thắng và 2 bên đã hòa giải trước sự chứng kiến của công an phường.

"Em Thắng cũng đã xin lỗi tôi sau khi sự việc xảy ra khoảng 40 phút tại cơ quan Công an. Hai thầy trò ra ngoài còn khoác vai nhau, ôm nhau ngoài đường và tôi còn nói với em đó vẫn sẽ giúp đỡ nếu có việc gì cần. Anh phó Công an phường còn nói đùa rằng phải mời các anh đi uống bia sau khi 2 thầy trò đã hòa giải. Còn việc tôi có xứng đáng làm thầy hay không thì đó là đánh giá của xã hội, tôi không có quyền. Chưa có một học trò nào có những phản ứng như vậy đối với tôi", ông Hưng phân trần.

Lý giải về việc đoạn video được quay từ thời điểm tháng 8 nhưng sau khi đến tháng 11 mới được tung lên mạng, ông Hưng cho rằng có thể không phải do học viên Thắng mà đến từ một bên thứ ba.

"Tôi khẳng định em Thắng không phải là người trực tuyến dùng facebook cá nhân của mình hay một kênh thông tin của mình để đăng clip lên. Tôi cho rằng có một bên thứ ba. Trước đây nếu em nào muốn đi du học Hàn Quốc thì phải mặc định giá trung bình từ 250- 320 triệu, có khi đến 350 triệu. Tôi cảm thấy rất đau lòng.

Sau khi về nước, năm 2015, tôi thành lập Học viện Kinh tế sáng tạo đào tạo tiếng Hàn Quốc được Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội cấp. Các sinh viên của tôi đều đi học với mức chi phí từ 176 triệu, nếu nhiều nhất ở thời điểm hiện tại là 195 triệu đồng. Có thể vì lý do đó nên họ mới tung clip đó lên mạng", ông Hưng đặt nghi vấn.

Theo Hoàng Nam, Báo Đất Việt



Xem nguồn

Comments