Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Vinschool triển khai tích hợp chương trình giáo dục mầm non quốc tế IPC

Posted: 30 Nov 2016 08:26 AM PST


IPC (International Preschool Curriculum) là chương trình có nhiều điểm tương đồng về triết lý và quan điểm giáo dục với Vinschool: giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ, lấy học thuyết đa trí thông minh của Howard Gardner làm kim chỉ nam cho việc thiết kế các hoạt động dạy học và đánh giá trẻ.

Các nội dung giáo dục của IPC được xây dựng trên nền tảng nghiên cứu khoa học hiện đại, tích hợp và mang tính hệ thống. Các chuyên gia thiết kế chương trình IPC đã tích hợp những ưu điểm trong chương trình giáo dục mầm non của Mỹ, Anh và Singapore với 6 lĩnh vực học tập cốt lõi, bao gồm: Nghệ thuật ngôn ngữ, Toán và Số đếm, Khoa học, Nghệ thuật sáng tạo, Kỹ năng vận động và Tình cảm – Kỹ năng xã hội.

Tất cả các giáo viên dạy chương trình IPC đều bắt buộc tham gia đào tạo và vượt qua kỳ kiểm tra để được cấp chứng chỉ giảng dạy chương trình.

IPC đặc biệt quan tâm tới hoạt động làm quen với Tiếng Anh của trẻ mầm non, mà chương trình ngữ âm Robin Phonics là một chương trình ưu việt dành riêng cho hoạt động này, hỗ trợ trẻ luyện phát âm đúng chuẩn bản ngữ ngay từ khi còn nhỏ.

Đặc biệt, IPC chú trọng khuyến khích sự tham gia của phụ huynh vào quá trình học tập của con. Tại Vinschool, mỗi lớp sẽ có Blog giáo dục riêng và phụ huynh sẽ được cấp tài khoản để cập nhật nội dung học, đồng hành với giáo viên trong quá trình giáo dục trẻ. Nguồn học liệu phong phú, sinh động, được cung cấp miễn phí cho phụ huynh để hỗ trợ con học tập tại nhà.

Là chương trình giáo dục mầm non quốc tế, nhưng IPC luôn đề cao và tôn trọng các giá trị văn hóa bản địa và những quy định trong quản lý giáo dục của từng quốc gia.

Chương trình IPC khi triển khai tại Vinschool đã được điều chỉnh, tích hợp các nội dung văn hóa, ngôn ngữ và lịch sử Việt Nam. Trẻ sau khi hoàn thành chương trình IPC sẽ được cấp chứng chỉ, đủ điều kiện theo học tại tất cả các trường Tiểu học ở Việt Nam, cũng như gia nhập vào những hệ thống giáo dục của các nước phát triển trên thế giới.

Ngay từ khi thành lập vào tháng 4/2013, Hệ thống Giáo dục Vinschool đã mang theo ước mơ và kỳ vọng về sự nghiệp đổi mới giáo dục toàn diện: một ngôi trường Việt Nam mang đẳng cấp giáo dục quốc tế, là "Nơi ươm mầm tinh hoa" của các thế hệ học sinh Việt Nam.

Tháng 10/2016, Tập đoàn Vingroup đã công bố chuyển đổi Hệ thống Giáo dục Vinschool sang mô hình phi lợi nhuận. Toàn bộ thặng dư từ hoạt động sẽ được giữ lại để tái đầu tư vào nâng cấp chương trình, đào tạo giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục.

Đi liền với quyết định nhân văn này, Hội đồng Giáo dục Vinschool đã tích cực tìm kiếm, nghiên cứu các đối tác quốc tế để quyết định lựa chọn chương trình IPC và cho triển khai tích hợp với chương trình đang thực hiện tại hệ thống trường mầm non Vinschool.

Trước đó, Vinschool cũng đã mua bản quyền các chương trình uy tín như chương trình The Leader In Me của tổ chức giáo dục toàn cầu Franklin Covey (Mỹ), chương trình học Tiếng Anh Raz-Kids cho toàn bộ học sinh các khối từ 1 đến 7.

Không ngừng quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục, Vinschool đã và đang hướng học sinh đến tư tưởng chủ động thay đổi để nắm bắt tương lai, đúng với thông điệp "Học sinh chủ động – Ngôi trường chất lượng".

   




Xem nguồn

Với những biện pháp này, có dẹp được nạn dạy thêm lan tràn ở TP.Hồ Chí Minh?

Posted: 30 Nov 2016 07:44 AM PST


TP.Hồ Chí Minh vừa có báo cáo về tình hình quản lý hoạt động dạy thêm học thêm trên địa bàn trong thời gian vừa qua.

Theo đó, nhằm hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan, tiêu cực, thành phố đề nghị các trường phải xây dựng website hỗ trợ học tập, sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin, giúp học sinh giải đáp các thắc mắc liên quan đến bài học.

Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố được yêu cầu tập hợp tất cả các bài giảng của các môn học, các bài ôn tập để cung cấp cho học sinh…

UBND TP.Hồ Chí Minh yêu cầu đẩy mạnh công tác kiểm tra thường xuyên các giờ dạy chính khóa, nhằm ngăn chặn tình trạng dạy không đủ kiến thức cho học sinh, khiến cho học sinh phải đi học thêm.

TP.Hồ Chí Minh tiếp tục đưa ra hàng loạt giải pháp nhằm chấm dứt dạy thêm tràn lan, tiêu cực (ảnh: P.L)

Việc dạy thêm học thêm tổ chức trong nhà trường chỉ được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của học sinh, có tổ chức phân chia lớp theo trình độ của học sinh, học sinh phải được phép lựa chọn giáo viên để tham gia học.

Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm về việc tổ chức dạy thêm học thêm trong nhà trường.

Kiên quyết thực hiện việc xử lý nghiêm các trường hợp dạy thêm không đúng qui định.

Cán bộ, giáo viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục công lập tham gia dạy thêm phải thực hiện đúng theo các qui định về dạy thêm học thêm, chịu sự quản lý và giám sát của thủ trưởng cơ sở giáo dục công lập.

Những giải pháp lâu dài, hiện TP.Hồ Chí Minh đang triển khai đề án phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2030.

Đề án này sẽ tập trung vào các giải pháp đáng chú ý: Cho phép các trường được tự điều chỉnh thời lượng giảng dạy bộ môn trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, chủ động xây dựng chương trình giảng dạy tích hợp, liên môn, đa dạng hóa việc kiểm tra, đánh giá học sinh cho phù hợp với tình hình giảng dạy thực tế.

Giao quyền tự chủ cho các trường có điều kiện tự tuyển giáo viên, tự xây dựng kế hoạch giảng dạy, quyết định, mức học phí trên cơ sở thu đủ bù chi.

Đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thành phố tự xây dựng chương trình giáo dục, sách giáo khoa phù hợp với thực tiễn, dựa trên chương trình khung mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định.

Chương trình các cấp học sẽ được xây dựng theo hướng mở: Môn học bắt buộc là Văn – tiếng Việt, Toán, các môn học còn lại được tự chọn phải hoàn thành trong cả cấp học, với số lượng môn học tối đa chỉ nên là 8 môn trong một năm.



Xem nguồn

Quảng Ngãi lần đầu tổ chức Hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh

Posted: 30 Nov 2016 07:01 AM PST


Sáng nay, 30/11, tại Hội trường Trường THPT chuyên Lê Khiết, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi tổ chức tổng kết Hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh lần đầu tiên.

Hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi này đã thu hút 108 thầy, cô giáo làm công tác chủ nhiệm đến từ 12 Phòng Giáo dục và Đào tạo và 22 trường THPT trên địa bàn tỉnh tham gia.

Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi lần đầu tổ chức Hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh. (Ảnh: Đỗ Tấn Ngọc)

Mỗi thí sinh trải qua 4 phần thi: hồ sơ chủ nhiệm, bài thi hiểu biết, bài thi xử lý tình huống sư phạm và bài thi kể chuyện.

Ban tổ chức, Ban giám khảo Hội thi đã đánh giá rất cao sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THCS, THPT có thí sinh dự thi; sự chuẩn bị chu đáo, thể hiện tự tin, diễn cảm, xúc động, thuyết phục của nhiều thí sinh, nhất là phần thi xử lý tình huống, kể chuyện.

Nhiều thầy cô giáo ở các trường miền núi, vùng sâu, vùng xa, các thầy cô đã sắp đến tuổi nghỉ hưu, điều kiện đi lại khó khăn nhưng vẫn nhiệt tình, hăng hái tham gia Hội thi.

Các thầy cô đã đem đến cho Hội thi những câu chuyện chân thật, đầy cảm động về những hoàn cảnh, số phận học sinh.

Đó là những câu chuyện về tình thương, trách nhiệm của các thầy cô giáo miền núi mà nhờ đó các em có cơ hội tiếp tục được đến trường, được học con chữ…

Học sinh, sinh viên đánh giá giáo viên, tại sao không?

Trong bài phát biểu tổng kết Hội thi, thầy Trần Hữu Tháp, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi, trưởng ban Hội thi đã ghi nhận, biểu dương tinh thần, trách nhiệm, sự cống hiến, nỗ lực lớn của tất cả thí sinh, các ban ngành đem đến thành công lớn cho Hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi lần đầu tiên được tổ chức ở Quảng Ngãi.

Thầy Tháp nhấn mạnh: “Công tác chủ nhiệm càng trở nên quan trọng, cấp thiết hơn bao giờ hết trong bối cảnh môi trường giáo dục, đạo đức học sinh có dấu hiệu sa sút, phức tạp.

Đây thực sự là một sân chơi bổ ích, thiết thực, các giáo viên, đồng nghiệp được giao lưu, học hỏi, đúc kết nhiều kinh nghiệm quý để về trường, tiếp tục làm tốt hơn nữa vai trò, nhiệm vụ cao cả của mình" .

Kết quả Hội thi có 106 thầy cô giáo được công nhận Giáo viên chủ nhiệm giỏi, trong đó có 3 giải nhất, 14 giải nhì, 48 giải ba và 41 giải khuyến khích.



Xem nguồn

Ông Đinh Thế Huynh: "Đào tạo theo phong trào, sinh viên thất nghiệp nhiều"

Posted: 30 Nov 2016 06:19 AM PST


 – Đào tạo không gắn với thị trường, nhu cầu sử dụng lao động khiến sinh viên thất nghiệp nhiều.

Sáng nay, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh đã tiếp xúc cử tri Đà Nẵng, tại hội trường UBND phường Hải Châu 2 (quận Hải Châu).

Nhiều cử tri đã nêu câu hỏi về thực trạng thất nghiệp tràn lan, sinh viên ra trường không kiếm được việc làm.

Cử tri Nguyễn Văn Hiển cho rằng, cần làm rõ câu hỏi tại sao có hiện tượng thừa thầy thiếu thợ; sinh viên ra trường thất nghiệp tràn lan.

Ông Đinh Thế Huynh: 'Đào tạo theo phong trào, sinh viên thất nghiệp nhiều'
Cử tri Đà Nẵng mong muốn có giải pháp giải quyết tình trạng thừa thầy thiếu thợ, thất nghiệp tràn lan

"Đề nghị có cơ chế để các cơ quan, doanh nghiệp sử dụng lao động đặt sản phẩm tại các trường, từ đó sẽ đào tạo theo nhu cầu, sinh viên ra trường có việc làm. Bây giờ, con cái học xong bố mẹ phải xoay hàng trăm triệu chạy việc cho con vào cơ quan nhà nước, doanh nghiệp", ông Hiển nói.

Cử tri này cho rằng, cơ chế như thế đang tạo kẽ hở để bộ phận làm công tác tuyển trách tại cơ quan nhà nước, doanh nghiệp trục lợi.

"Việc bỏ nhiều tiền chạy việc cứ thế tạo thành cái vòng xoay tròn. Người vào được rồi sẽ tìm cách để 'thu hồi vốn', cử tri Hiển nói.

Chia sẻ với các cử tri, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh cho rằng có thực trạng nêu trên là do đào tạo không gắn với thị trường lao động, không gắn nhu cầu sử dụng.

Ông Đinh Thế Huynh: 'Đào tạo theo phong trào, sinh viên thất nghiệp nhiều'
Ông Đinh Thế Huynh: Đào tạo đang chạy theo phong trào

"Đó là đào tạo theo phong trào; có lúc thì lao cả vào ngành Tin học, lúc lại lao vào Quản trị Kinh doanh. Sinh viên do đó học xong khó tìm việc làm", ông Huynh nói.

Theo ông Huynh, Nghị quyết của TƯ về nền giáo dục mới đã nêu, đào tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng để con em ra trường có việc làm.

"Đào tạo phải gắn với thị trường lao động, theo sát nhu cầu", ông Huynh kết luận.

Cao Thái



Xem nguồn

Học sinh Singapore học Toán và Khoa học giỏi nhất thế giới

Posted: 30 Nov 2016 05:37 AM PST


Theo một nghiên cứu trên quy mô toàn cầu vừa được công bố vào hôm 29/11, học sinh Singapore dẫn đầu thế giới ở môn Toán và môn Khoa học.

Học sinh Singapore học Toán và Khoa học giỏi nhất thế giới

Học sinh lớp 4 tiểu học và học sinh lớp 2 trung học cơ sở đều đứng đầu ở cả hai môn này trong Nghiên cứu về Xu hướng trong môn Toán và Khoa học quốc tế (TIMSS) – một bài kiểm tra được công nhận rộng rãi bởi các nhà hoạch định chính sách và các học giả trên khắp thế giới.

Khoảng 12.600 học sinh Singapore đã tham gia bài kiểm tra được tiến hành vào tháng 10/2014 này. Các em đến từ 179 trường tiểu học và 167 trường trung học cơ sở.

Học sinh lớp 2 khối trung học cơ sở cũng đứng đầu với điểm số 621 ở môn Toán và 597 ở môn Khoa học, đánh bại Hàn Quốc và Nhật Bản.

Kết quả cũng cho thấy những tiến bộ của học sinh Singapore từ khả năng ứng dụng và lập luận tới những tiến bộ của nhóm học sinh yếu hơn. Đây là lần thứ 2 học sinh Singapore đạt kết quả nổi trội so với các quốc gia khác trong 4 hạng mục của nghiên cứu được thực hiện 4 năm một lần này.

Trong một tuyên bố vào hôm 29/11, Bộ trưởng Giáo dục Singapore cho biết, kết quả nghiên cứu cho thấy nỗ lực của các trường trong việc truyền đạt những kỹ năng tư duy bậc cao cho học sinh và các chương trình phục vụ nhu cầu học tập của họ đang thu quả ngọt.

Bộ trưởng cũng nói rằng, kết quả khảo sát đã nhấn mạnh vào sự tiến bộ trong học tập của những học sinh yếu hơn. Tỷ lệ học sinh có điểm số thấp nhất – dưới 400 – thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của thế giới. Ví dụ, chỉ có 1% học sinh lớp 4 tiểu học Singapore đạt dưới 400 điểm môn Toán, trong khi tỷ lệ trung bình của thế giới là 7%.

Nghiên cứu TIMSS của Hiệp hội Đánh giá thành tựu về giáo dục quốc tế năm nay đã kiểm tra hơn 582.000 học sinh tới từ 64 hệ thống giáo dục.

Singapore là quốc gia tham gia nghiên cứu trong tất cả các năm từ khi TIMSS ra đời vào năm 1995.

TIMSS là một dự án của Hiệp hội Đánh giá thành tựu về giáo dục quốc tế và được chỉ đạo bởi Trung tâm Nghiên cứu quốc tế TIMSS ở Boston College với sự hợp tác của một mạng lưới các tổ chức và đại diện khắp toàn cầu ở các quốc gia tham gia nghiên cứu.

  • Nguyễn Thảo(Theo Strait Times)



Xem nguồn

Huy động hàng ngàn người kết nối tình thầy trò cả nước

Posted: 30 Nov 2016 04:55 AM PST


Cả ngàn "vệ tinh" tuyệt vời của MobiTV đã cùng nhau vinh danh những "người hùng" thầm lặng của cuộc sống trong sự nghiệp giáo dục trong chương trình dài 16 tiếng "Ngày thầy trò".

Chiến dịch của cả ngàn người

Đáp lại sự cảm mến, ngưỡng mộ của người xem với chương trình dài 16 tiếng "Ngày thầy trò" vừa qua, ông Nguyễn Trung Hùng (giám đốc truyền thông dự án), nói: "Nhờ sự kết hợp ăn ý của cả ngàn người, chúng tôi mới có thể khơi dậy những câu chuyện tình thầy trò trên cả nước như vậy".

Huy động hàng ngàn người kết nối tình thầy trò cả nước

Ông Nguyễn Trung Hùng chia sẻ thêm: "Nếu chỉ dựa vào "đội quân" Mobitv thì không thể làm nổi một chiến dịch lớn thế này. Sự hỗ trợ và đồng thuận của các đồng nghiệp trên khắp cả nước tạo nên một mạng lưới thông tin bao phủ khắp nơi. Từ đó những câu chuyện cảm động về tình thầy trò được khơi dậy và tạo nên "ngày thầy trò" như khán giả đã thấy".

Chương trình dài kỷ lục lần đầu tiên vinh danh nhà giáo do MobiTV phối hợp với Đài tiếng nói Việt Nam và truyền hình VTC thực hiện, Mobifone là nhà tài trợ kim cương với công nghệ 3G, 4G hiện đại bậc nhất giúp 15 điểm cầu kết nối với chất lượng tốt nhất, đảm bảo nhất.

Trong chương trình cầu truyền hình dài kỷ lục 16 tiếng "Ngày thầy trò" như khán giả đã biết với 15 điểm cầu trên khắp cả nước cùng hàng trăm câu chuyện kể, phim tư liệu, phóng sự về những câu chuyện thầy trò trên khắp đất nước. Trong đó có những câu chuyện về những người thầy đã khá nổi tiếng trên truyền thông và được chia sẻ trên các mạng xã hội, tuy nhiên có rất nhiều câu chuyện chưa từng được phát hiện.

Huy động hàng ngàn người kết nối tình thầy trò cả nước

Có những tấm gương người thầy bình dị giữa thành phố hoa lệ, cũng có những người thầy ở những nơi núi cao, bản xa mà người ta rất vất vả mới có thể tới được, có những người thầy người cô lặng lẽ cống hiến cho sự nghiệp mà ít ai biết được phía sau họ là nỗi trăn trở, là cuộc sống còn nhiều gian truân…, Những tấm gương mà không phải ai cũng biết ấy đã được khơi dậy qua "Ngày thầy trò" với biết bao nguồn tin từ chính trong cộng đồng người dân.

Huy động hàng ngàn người kết nối tình thầy trò cả nước

Ông Nguyễn Trung Hùng giám đốc Truyền thông dự án

Với đội ngũ cộng tác viên rộng khắp, lên đến cả ngàn người phục vụ cho chương trình "Ngày thầy trò" được chuẩn bị trong 6 tháng trời, các cộng tác viên đã tìm kiếm sâu rộng trong đời sống người dân từ thành phố đến những vùng đất hẻo lánh để tôn vinh những người thầy có cuộc sống bình dị nhưng việc làm của các thầy cô lại cao đẹp, tỏa ngời giữa cuộc sống bộn bề, náo nhiệt.

Cả ngàn "vệ tinh" tuyệt vời của MobiTV đã cùng nhau vinh danh những "người hùng" thầm lặng của cuộc sống trong sự nghiệp giáo dục chân thực, sống động như thế.

Sức mạnh từ những điều giản dị

Những phóng viên, kỹ thuật viên thực hiện các phóng sự tại hiện trường của chương trình chia sẻ, có đi đến tận những nơi này, lắng nghe câu chuyện của các thầy cô, họ mới thấy ở đâu cũng có những người thầy, người cô thật tuyệt vời, vô cùng nhân ái, bao dung và đối với học trò như người cha, người mẹ.

Huy động hàng ngàn người kết nối tình thầy trò cả nước

Ông Nguyễn Trung Hùng giám đốc Truyền thông dự án

Giống như những người thầy ở vùng lũ Hương Khê, Hà Tĩnh khắc nghiệt, vất vả gian nan là thế, nhưng các thầy cô sẵn sàng làm tất cả những gì có thể vì học trò, mà khi trò chuyện, các thầy cô đều cho rằng đó là trách nhiệm, là công việc cần phải làm chứ không nghĩ quá nhiều đến điều gì to lớn.

Từ câu chuyện miền núi xa xôi hay vùng lũ oằn mình trong gian khó hay cả khi tổ chức show ca nhạc nói về tình thầy trò, "Ngày thầy trò" vẫn là mang tới những câu chuyện thật tình, thật người và thật đời gửi các thầy trò nghệ sĩ. Những câu chuyện kể của các nghệ sĩ cũng rất dung dị, rất đời, đôi khi chỉ là cái ôm thật chặt, một lời nói trầm lại khi nhớ về ngày gian khó có thầy không chỉ quan tâm đến cái học mà còn cả cái ăn đối với trò, hay nốt lặng khi cô học trò nghệ sĩ nghèo bất ngờ vì mình "tay trắng" mà vẫn được cô giáo nhận dạy học…

Huy động hàng ngàn người kết nối tình thầy trò cả nước

Sự tiếp bước thế hệ bền vững trong làng nhạc nhờ tình thầy trò thiêng liêng

Những bình dị ấy thực sự đã kết nối cảm xúc đến với những người làm công tác giáo dục khắp mọi miền, khiến người xem xúc động. "Bếp than hồng" của cảm xúc ấy cứ ấm mãi cho đến tận lúc này, khi chương trình đã qua gần chục ngày, vẫn được các phương tiện truyền thông không ngừng nhắc tới.

Đại diện MobiTV cho biết, ban đầu ekip thực hiện chương trình cũng hết sức lo lắng để việc "kết nối cảm xúc" trực tiếp được hoàn hảo, khi các điểm cầu quá xa và nhiều nơi vô cùng hiểm trở, lại trải dài từ đầu đất nước là Lũng Cú, Hà Giang đến cuối đất nước là Mũi Cà Mau.

Ông Nguyễn Công Dự, Phó Tổng giám đốc MobiTV cho hay, để có thể lên sóng được một chương trình truyền hình là một chuỗi quy trình chặt chẽ. Hiện tại ở MobiTV tất cả hệ thống từ quay phim, đến chuỗi sản xuất từ tiền kỳ, hậu kỳ, phát sóng đều dựa trên công nghệ số. Các khâu từ quay phim, dựng hình ảnh, kiểm duyệt từ Thư ký biên tập đến đạo diễn đều được thực hiện online.

Nhờ công nghệ hiện đại đó cùng công nghệ 3G, 4G hiện đại bậc nhất của Mobifone đã hỗ trợ việc truyền dẫn dữ liệu trực tiếp với chất lượng cao nhất, đảm bảo được mạch cảm xúc tuyệt vời mà chương trình mang lại.

Thúy Ngà



Xem nguồn

Hơn 20% học sinh tiểu học TP.HCM học thêm

Posted: 30 Nov 2016 04:13 AM PST


Theo báo cáo về tình hình quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố của UBND TP.HCM có khoảng 100.000 học sinh tiểu học (chiếm 20%) học thêm văn hóa ngoài giờ chính khóa.

Hơn 20% học sinh tiểu học TP.HCM học thêm

Hơn 20% học sinh tiểu học tại TP. HCM học thêm. Ảnh: Đinh Quang Tuấn.

Theo báo cáo về tình hình quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố của UBND TP.HCM có khoảng 100.000 học sinh tiểu học (chiếm 20%) học thêm văn hóa ngoài giờ chính khóa.

Ngoài ra, có khoảng 190.000 học sinh trung học (THCS-THPT) đang tham gia học thêm tại cơ sở dạy thêm trong nhà trường và 30.000 học sinh tham gia học tập tại các cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường, chủ yếu các em học các môn Toán, Lý, Hóa (chiếm 35%).

Có gần 500.000 học sinh đang tham gia học ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng Anh (chiếm tỷ lệ 50%), khoảng 10.000 học sinh học ngoại ngữ khác tại các Trung tâm Ngoại ngữ sau giờ học chính khóa.

Theo đó, UBND thành phố cho biết, dạy thêm, học thêm một phần xuất phát từ nhu cầu không thể phủ nhận của phụ huynh và học sinh. Qua thực tế, không khí học tập ở nhiều lớp học thêm là nghiêm túc, một số em học sinh yếu kém cũng vươn lên khá giỏi nhờ các thầy cô dạy phụ đạo, một số trường hợp phụ huynh cho con đi học thêm để tránh bị tác động, ảnh hưởng của những tiêu cực ngoài xã hội.

Đối với một số giáo viên, dạy thêm là công việc để tăng thu nhập một cách chính đáng trong điều kiện lương chưa đủ trang trải cuộc sống, tạo động lực để giáo viên trau đồi chuyên môn. Dạy thêm cũng giúp thầy cô đi sâu hơn vào các dạng bài tập phong phú, nâng cao mà các giờ chính khóa không đủ điều kiện để triển khai.

Tuy nhiên có nhiều trường hợp dạy thêm, học thêm không xuất phát từ nhu cầu chính đáng của phụ huynh, học sinh. "Người dạy" bị "thương mại hóa", đặt lợi ích kinh tế của cá nhân, tâm lí học thêm "phong trào" của phụ huynh và học sinh để lôi kéo, chèn ép, buộc các em học sinh phải đi học thêm.

Ngoài ra, có tình trạng phân biệt đối xử trong giờ học giữa học sinh học thêm với mình với học sinh không học thêm hoặc học thêm với thầy cô khác, gây nhiều bức xúc trong xã hội. Phụ huynh không xuất phát từ nhu cầu của con em mà đua chen theo xu hướng của xã hội, ép con mình đi học thêm quá nhiều, quá tải, dẫn đến hiệu quả không đạt mà còn gây áp lực, căng thẳng cho các em. Cũng có trường hợp giáo viên khi lên lớp giảng dạy trong giờ chính khóa thì giảng không sâu, không truyền đạt hết kiến thức của bài học, dẫn đến việc học sinh phải tham gia vào các lớp học thêm mới có thể nắm hết được kiến thức của bài học.

Về việc cấp phép dạy thêm, đến cuối năm học 2015 – 2016, Sở GD-ĐT đã cấp phép cho 82 đơn vị trường THPT, TTGDTX được dạy thêm trong nhà trường với khoảng 80.000 học sinh theo học, chủ yếu các môn Toán, Lý, Hóa. Có 34 cá nhân và tổ chức được cấp phép dạy thêm ngoài nhà trường với khoảng 20.000 học sinh.

Riêng UBND các quận, huyện đã cấp phép cho 106 đơn vị dạy thêm trong nhà trường (cấp THCS) với khoảng 110.000.000 học sinh theo học, 47 cá nhân và tổ chức được cấp phép dạy thêm ngoài nhà trường, với khoảng 10.000 học sinh (chủ yếu là các nhóm nhỏ). Không cấp phép dạy thêm cấp tiểu học.

Về việc kỷ luật, năm học 2015 – 2016, đã tổ chức kiểm tra chính thức 14 trường trung học phổ thông, tổ chức thanh tra 5 điểm dạy thêm ngoài nhà trường, 3 điểm dạy thêm trong nhà trường.

Thành phố ngăn chặn dạy thêm bằng cách thực hiện dạy 2 buổi/ngày. Hiện có 485 trường tiểu học tổ chức dạy 2 buổi/ngày, 270 trường THCS và 87 trường THPT (công lập) tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

UBND thành phố cũng cho biết, để hạn chế dạy thêm đã triển khai một số chế độ, chính sách đặc biệt dành cho cán bộ – giáo viên như ban hành chính sách đãi ngộ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở các phường, xã vùng sâu thêm 700.000đồng/người từ năm 2011; giải quyết tiền vượt giờ cho giáo viên mầm non 200 tiết/năm kể từ 01/9/2008; thực hiện trợ cấp 200.000 đồng/tháng đối với công chức, viên chức có hệ số lương từ 3,0 trở xuống.

Tuệ Minh



Xem nguồn

Trường ĐH Tân Tạo đồng ý cho sinh viên khoa Y chuyển trường

Posted: 30 Nov 2016 03:32 AM PST


Ông Michael Lộc Phạm – Phó hiệu trưởng trường ĐH Tân Tạo là người ký thông báo cho phép chuyển trường sau khi căn cứ trên đơn thư khiếu nại tập thể của sinh viên khoa y khóa 1 gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT vào ngày 8/11.

Trường ĐH Tân Tạo (Long An)

Trường ĐH Tân Tạo (Long An)

Nội dung thông báo nêu, trường cho phép sinh viên được chuyển trường theo nguyện vọng và không phải nộp bồi thường chi phí đào tạo. Thời gian nộp đơn xin chuyển trường đến hết ngày 1/12/1016 và sinh viên phải tự liên hệ trường xin chuyển đến.

Trường sẽ ra quyết định và trả hồ sơ để sinh viên chuyển trường đến hết ngày 30/12/2016. Nếu quá các thời hạn trên, sinh viên chuyển trường phải bồi thường chi phí tài trợ đào tạo.

Cũng theo thông báo này nếu không chuyển trường thì vào năm học sau, sinh viên học kém, bị đuổi học sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo theo đúng quy định của nhà trường.

Theo hướng dẫn thu học phí năm học 2016 mà trường ĐH Tân Tạo công bố vào tháng 8 năm nay, chi phí đào tạo ngành y là 21.000 USD mỗi năm. Trong hướng dẫn thu học phí này cũng nêu rõ nếu học lại sinh viên khoa y phải đóng 3.060 USD/môn; đóng 1.020 USD/môn nếu không tham dự học lại.

Trước đó vào ngày 8/11, 39 sinh viên khoa Y khóa 1 của trường ĐH Tân Tạo đã đến Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM để gửi 82 đơn (của khoa y khoá 1 và khoá 2) kêu cứu, phản ảnh những bất hợp lý trong việc tăng học phí, trù dập sinh viên, giảng viên nghỉ việc… và nêu nguyện vọng xin Bộ GD-ĐT giúp chuyển trường.

Lê Phương

(lephuong@dantri.com.vn)



Xem nguồn

Hàng trăm chuyên gia công nghệ quốc tế bàn cách xử lý dữ liệu không chính xác

Posted: 30 Nov 2016 02:49 AM PST


Thông tin trên vừa được đưa ra tại "Hội thảo quốc tế về sự không chắc chắn tích hợp trong mô hình hóa tri thức và ra quyết định" (viết tắt là IUKM 2016) do Trường Đại học Duy Tân phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST) tổ chức ngày 30/11.

Tham dự hội thảo có hơn 100 chuyên gia, nhà nghiên cứu quốc tế về xử lý dữ liệu và công nghệ thông tin đến từ nhiều quốc gia như: Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Áo…

Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Duy Tân cho rằng, trong một thế giới luôn tràn ngập thông tin, dữ liệu có thể không chính xác hoặc không chắc chắn đã gây khó cho chính các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp… trong việc tiếp cận thông tin chân thực.

Để giải đúng bài toán thuộc các lĩnh vực kinh tế, quản lý và xã hội cần phải có những phân tích, xử lý nhằm loại bỏ hoặc vô hiệu các dữ liệu không chính xác.



Nhiều chuyên gia quốc tế về công nghệ thông tin tham dự hội thảo. Ảnh: An Nguyên

"Hội thảo cũng là diễn đàn để các nhà khoa học trình bày, thảo luận và trao đổi những nghiên cứu ứng dụng mới nhất trong vấn đề thu thập, xử lý và tích hợp thông tin cho những bài toán phức tạp trong thực tế" ông Hải nói thêm.

Theo Ban tổ chức, chủ đề hội thảo sẽ xoay quanh các vấn đề như: mô hình hóa sự không chắc chắn và mâu thuẫn trong dữ liệu lớn, Logic cho lý luận khi không chắc chắn…


(GDVN) – "Sau khi tìm ra lỗi trên website, biệt đội công nghệ nhận lệnh tấn công vào lỗ hổng ấy nhằm mục đích chiếm quyền sử dụng nó".


Song song với Hội thảo, Ban tổ chức cũng mời ba nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin đến từ Pháp, Ba Lan và Việt Nam trình bày ba bài giảng đại chúng.

Ông Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông Đà Nẵng cho biết, Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý bộ máy hành chính.

"Đà Nẵng có một kho dữ liệu thông tin khổng lồ. Do đó, chính quyền rất quan tâm đến việc sử dụng các mô hình tính toán, lưu trữ, phân tích dữ liệu của các nhà khoa học trên thế giới".

Cũng theo ông Thanh, Đà Nẵng đang phát triển từ mô hình chính quyền điện tử chuyển sang mô hình "thành phố thông minh" thì rất cần các phát minh, sáng kiến về xử lý, tích hợp thông tin.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia công nghệ, hội thảo quốc tế lần thứ 5 – IUKM 2016 không chỉ mang đến cơ hội cho các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế chia sẽ kết quả nghiên cứu, tăng cường hợp tác trong nghiên cứu và đào tạo liên quan đến thu thập, xử lý và tích hợp thông tin, dữ liệu.

Ngoài ra, hội thảo này còn góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu phát triển các phương pháp lập luận mới, những kỹ thuật hiệu quả để quản lý và tích hợp các nguồn dữ liệu, thông tin và tri thức nhằm nâng cao chất lượng của các giải pháp và phân tích quyết định cho các vấn đề phức tạp trong thực tế.



Xem nguồn

Ông Đinh Thế Huynh: Giáo dục đang đào tạo theo phong trào

Posted: 30 Nov 2016 02:06 AM PST


 – Đào tạo không gắn với thị trường,nhu cầu sử dụng lao động khiến sinh viên thất nghiệp nhiều.

Sáng nay, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh đã tiếp xúc cử tri Đà Nẵng, tại hội trường UBND phường Hải Châu 2 (quận Hải Châu).

Nhiều cử tri đã nêu câu hỏi về thực trạng thất nghiệp tràn lan, sinh viên ra trường không kiếm được việc làm.

Cử tri Nguyễn Văn Hiển cho rằng, kỳ họp Quốc hội vừa rồi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời nhiều, nhưng chưa làm rõ câu hỏi tại sao có hiện tượng thừa thầy thiếu thợ. Sinh viên ra trường thất nghiệp tràn lan.

Ông Đinh Thế Huynh: Giáo dục đang đào tạo theo phong trào
Cử tri Đà Nẵng mong muốn có giải pháp giải quyết tình trạng thừa thầy thiếu thợ, thất nghiệp tràn lan

"Đề nghị có cơ chế để các cơ quan, doanh nghiệp sử dụng lao động đặt sản phẩm tại các trường, từ đó sẽ đào tạo theo nhu cầu, sinh viên ra trường có việc làm. Bây giờ con cái học xong bố mẹ phải xoay hàng trăm triệu chạy việc cho con vào cơ quan nhà nước, doanh nghiệp", ông Hiển nói.

Cử tri này cho rằng, cơ chế như thế đang tạo kẽ hở để bộ phận làm công tác tuyển trạch tại cơ quan nhà nước, doanh nghiệp trục lợi.

"Việc bỏ nhiều tiền chạy việc cứ thế tạo thành cái vòng xoay tròn. Người vào được rồi sẽ tìm cách để 'thu hồi vốn', cử tri Hiển nói.

Chia sẻ với các cử tri, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh cho rằng có thực trạng nêu trên là do đào tạo không gắn với thị trường lao động, không gắn nhu cầu sử dụng.

Ông Đinh Thế Huynh: Giáo dục đang đào tạo theo phong trào
Ông Đinh Thế Huynh: Đào tạo đang chạy theo phong trào

"Đó là đào tạo theo phong trào; có lúc thì lao cả vào ngành Tin học, lúc lại lao vào Quản trị Kinh doanh. Sinh viên do đó học xong khó tìm việc làm", ông Huynh nói.

Theo ông Huynh, Nghị quyết của TƯ về nền giáo dục mới đã nêu, đào tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng để con em ra trường có việc làm.

"Đào tạo phải gắn với thị trường lao động, theo sát nhu cầu", ông Huynh kết luận.

Cao Thái



Xem nguồn

Comments