Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Vinh danh 5 nhà khoa học nữ Việt Nam xuất sắc

Posted: 29 Nov 2016 08:28 AM PST


Tiến sĩ Nguyễn Thị Mùa và GS.TS Nguyễn Thị Lang nhận giải thưởng. Ảnh: Dân tríTiến sĩ Nguyễn Thị Mùa và GS.TS Nguyễn Thị Lang nhận giải thưởng. Ảnh: Dân trí

Lễ vinh danh đã được tổ chức tại Hà Nội sáng nay (29/11).

Hai nhà khoa học nữ được trao tặng Giải thưởng khoa học quốc gia năm 2016 L'Oreal Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học do Hội đồng khoa học độc lập gồm các giáo sư đầu ngành trong các lĩnh vực khoa học đời sống và khoa học vật liệu đề cử, đó là:

GS.TS Nguyễn Thị Lang – Trưởng phòng Công nghệ sinh học ĐH An Giang và ĐH Cửu Long, GS bộ môn Di truyền và chọn giống cây trồng thuộc Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long.

GS.TS Nguyễn Thị Lang được vinh danh vì những đóng góp to lớn của bà trong hơn 25 năm cho việc nghiên cứu, lai tạo và phát triển các giống lúa cho Việt Nam và áp dụng thành công các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn đời sống và thương mại: lai tạo hơn 73 giống lúa, trong đó có 31 giống lúa đã được Bộ NN-PTNT công nhận và đưa vào sản xuất tại các tỉnh ĐBSCL; 106 giống lúa được đánh giá là triển vọng và đang trong quá trình khảo nghiệm cấp quốc gia; chủ trì 93 đề tài khoa học trong đó có 29 đề tài quốc tế và 6 đề tài cấp nhà nước.

GS Nguyễn Thị Lang cũng có nhiều thành tích trong nghiên cứu genome cây đậu tương, đậu xanh, cây ăn quả, cây thuốc nam, ngô, lạ, hoa…GS cũng dành nhiều thời gian cho công tác giảng dạy tại các rường ĐH An Giang, Cần Thơ, Mekong, ĐH KHTN TPHCM, Nông Lâm TPHCM và Đà Nẵng.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Mùa – Phó Phòng nghiên cứu khoa học-công nghệ và kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn-Bộ Công an. TS Nguyễn Thị Mùa đã dành trọn tâm huyết trong công tác nghiên cứu ra các loại vật liệu chịu nhiệt, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.

Các kết quả nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Mùa đã được ứng dụng trong chế tạo thành công mẫu vật liệu chịu nhiệt chứa NE với các thông số đạt tiêu chuẩn như độ bền nhiệt đến 554 độ C, độ bền cơ học trên 20kN/m và thời gian chịu nhiệt 15 phút. Kết quả nghiên cứu này được ứng dụng trong chế tạo mẫu vải chịu nhiệt chứa Ne dùng trong công tác PCCC.

Cùng được vinh danh trong khuôn khổ của Giải thưởng khoa học L'Oreal – UNESCO vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học là 3 nhà nghiên cứu trẻ được trao học bổng Nhà nghiên cứu khoa học trẻ tài năng, bao gồm:

PGS.TS Đỗ Thị Hà – Phó trưởng khoa Hóa thực vật, Viện dược liệu, được xét chọn học bổng với những phát hiện mới về nguồn dược liệu thân và rễ của cây bảy lá một hoa có hoạt chất hỗ trợ điều trị ung thư, giúp xây dựng cấu trúc hoạt chất chính và đánh giá tác dụng sinh học trên các loại ung thư để sàng lọc, chiết xuất, phát triển thành sản phẩm dược liệu trong tương lai.

TS Đỗ Thị Phúc – Giảng viên ĐH KHTN-ĐHQG Hà Nội, với đề tài Nghiên cứu hiện tượng methyl hóa micro ARN164 ở cây lúa trong điều kiện mặn với mục tiêu nhằm tăng cường khả năng chịu mặn ở cây trồng, phục vụ công tác chọn tạo giống cây chống chịu tốt và ứng phó với biến đổi khí hậu và xâm lấn mặn.

TS Nguyễn Thị Hiệp – Giảng viên Bộ môn Kỹ thuật Y sinh, ĐH Quốc tế, ĐHQG TP HCM, với đề tài nghiên cứu mang tính phát hiện về loại vật liệu Titanium trong ngành nha khoa phục hồi, giúp mang đến các hiểu biết mới trong nỗ lực cải tiến về mặt của Titanium implant nhằm khắc phục đặc điểm trơ về mặt sinh học, tăng tốc và tối ưu hóa sự tích hợp mô nhằm đáp ứng lực giai ở giai đoạn sớm sau khi cấy ghép implant.

Phát biểu tại buổi lễ vinh danh, GS.TS.VS Châu Văn Minh – Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng khoa học Giải thưởng L'Oreal – cho biết: Chúng ta vẫn cần nhiều cải cách tiến bộ để đạt mục tiêu cân bằng giới trong lĩnh vực khoa học. Chỉ 30% số nhà khoa học trên thế giới là phụ nữ (Việt Nam tỉ lệ này là 40%).

Phụ nữ vẫn còn nhiều rào cản, khi tham gia hoặc theo đuổi sự nghiệp khoa học. Với mục đích vinh danh các nhà khoa học nữ xuất sắc và hỗ trợ các nhà nghiên cứu trẻ tiềm năng, Quỹ L'Oreal Foundation cùng với UNESCO đã trao tặng 5 giải thưởng hàng năm trị giá 100.000 euro cho các nhà khoa học nữ xuất sắc và hỗ trợ phát triển nghiên cứu cho 15 phụ nữ trẻ tài năng qua học bổng Tài năng khoa học trẻ từ khắp các quốc gia trên thế giới.

Và bà Nguyễn Ngọc Tuyết Trinh – Giám đốc truyền thông và đối ngoại L'Oreal – chia sẻ: Quỹ L'Oreal Foundation rất vinh dự khi được đóng góp công sức cho sự phát triển của các nhà khoa học nữ, bởi Thế giới cần khoa học và khoa học cần phụ nữ. Từ năm 1998 đếnnay, Giải thưởng L'Oreal – UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học đã vinh danh 2530 phụ nữ tài năng tại 112 quốc gia.

Chương trình này được bắt đầu tại Việt Nam từ năm 2009 với cam kết thực hiện mục tiêu cao đẹp của Giải thưởng khoa học này. Đến nay, Chương trình đã trao học bổng cho 18 nhà khoa học trẻ tại Việt Nam và trao giải thưởng cho 5 nhà khoa học nữ có đóng góp quan trọng cho sự tiến bộ của khoa học Việt Nam.



Xem nguồn

Chủ quán lên Facebook tìm khách hàng đánh rơi tiền để trả lại

Posted: 29 Nov 2016 07:46 AM PST


Sáng 28/11, anh Trần Văn Truyền (25 tuổi, trú tại khu phố Bình Đà 3, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) đã nhận lại được số tiền hơn 14 triệu đồng đánh rơi khi đi uống cà phê ở một quán chè.



Chủ quán lên Facebook tìm khách hàng đánh rơi tiền để trả lại

Vợ chồng anh Đỗ Quang Bình và chị Nguyễn Thị Thủy.

Anh Truyền là công nhân làm việc cho một Công ty may ba lô, túi xách ở TP.HCM.

Đêm 27/11, anh cùng bạn bè đi uống cà phê ở quán chè Lan Anh (cùng khu phố), đến 22h thì ra về. 

Sáng 28/11, khi mở tủ lấy ví tiền để đi làm, không thấy ví đâu mới nghĩ đến chuyện mất ví và tá hỏa đi tìm. Sau khi lục khắp mọi nơi trong nhà vẫn không thấy, đang buồn bực thì có người báo tin đến quán chè Lan Anh để nhận lại.

Đêm 27/11, khi quán chè Lan Anh đã hết khách, lúc dọn đồ đạc, chị Nguyễn Thị Thủy (32 tuổi) – chủ quán, thấy chiếc ví của anh Truyền rơi tại quán. Trong ví có một số giấy tờ như chứng minh thư, bằng lái xe, giấy tờ xe máy và hơn 14 triệu đồng. Chồng chị Thủy là anh Đỗ Quang Bình liền đăng thông tin ngay lên mạng xã hội, mong chủ nhân người Nghệ An sớm tìm lại được vật rơi.

7h sáng ngày 28, có mặt tại nhà chị Thủy với đầy đủ thông tin khớp với các giấy tờ bị đánh rơi, anh Truyền đã được vợ chồng chị Thủy trao lại chiếc ví, số tiền hơn 14 triệu đồng cùng các giấy tờ liên quan.

Chủ quán lên Facebook tìm khách hàng đánh rơi tiền để trả lại

Ví, giấy tờ và tiền của anh Truyền đánh rơi tại quán chè.

Anh Truyền cho biết: "Trong cái xui lại gặp cái hên, tôi rất vui mừng khi nhận lại được chiếc ví với đầy đủ tiền bạc và giấy tờ. Số tiền này, hai vợ chồng đang vay mượn chuẩn bị để làm công chuyện, bỏ trong ví chưa kịp cất. Đang lúc khó khăn, may mà gặp được vợ chồng chủ quán tốt bụng, cảm ơn anh chị ấy vô cùng, nếu không tìm lại được chiếc ví, tiền mất không nói, chứ đi làm lại giấy tờ cũng đã tốn nhiều thời gian và công sức".

Nói về việc trả lại chiếc ví và số tiền 14 triệu đồng, anh Đỗ Quang Bình chia sẻ: "Nhặt được của rơi trả người đánh mất, làm phúc cho người, tích đức cho con là việc nên làm, không có gì to tát cả". Được biết hai vợ chồng chị Thủy đều là người Thái Bình, hiện đang sinh sống tại Dĩ An – Bình Dương, chị Thủy bán quán, còn anh Bình là giáo viên của một trường quân đội.

Huy Thư




Xem nguồn

Tham vấn cho chiến lược phân bổ giáo viên tiểu học ở Việt Nam

Posted: 29 Nov 2016 07:05 AM PST


Thứ trưởng Bùi Văn Ga chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tham dự Hội thảoThứ trưởng Bùi Văn Ga chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tham dự Hội thảo

Hội thảo do Viện Khoa học GD Việt Nam chủ trì.

Cùng dự Hội thảo có đại diện của UNESCO Bangkok và Hà Nội, ĐH Kobe (Nhật Bản), các Vụ, Cục Bộ GD&ĐT, cùng đại biểu ngành GD&ĐT đến từ Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, ba địa phương được tiến hành nghiên cứu.

Mục đích của Hội thảo là trình bày kết quả nghiên cứu sơ bộ về phân bổ GV tiểu học ở Việt Nam, đồng thời tiếp nhận ý kiến phản hồi về kết quả nghiên cứu từ các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia và đối tác phát triển GD ở Việt Nam để hoàn thiện bản báo cáo về phân bổ GV tiểu học cấp quốc gia.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhấn mạnh: Việt Nam đang tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Do đó, những kinh nghiệm quốc tế rất quan trọng trong việc phát triển đội ngũ GV Việt Nam, đặc biệt là GV tiểu học.

Dự án là kết quả nghiên cứu của UNESCO Bangkok phối hợp với ĐH Kobe, dưới sự hỗ trợ tài chính của Bộ Giáo dục, văn hóa, Thể thao, Khao học và Công nghệ (MEXT) Nhật Bản. Dự án hướng tới mục tiêu cung cấp cho các nước thành viên những minh chứng cũng như lựa chọn chính sách để cải thiện chính sách GV, đặc biệt việc xây dựng một chiến lược phân bổ GV hiệu quả cho cấp tiểu học trong khối các nước Đông Nam Á.

Thứ trưởng hy vọng thông qua Hội thảo này, các đại biểu được nghe báo cáo kết quả khảo sát sơ bộ của nhóm nghiên cứu kết quả tham vấn cho chiến lược phát triển GV tiểu học ở Việt Nam, từ nghiên cứu 3 địa phương là Hà Nội, Vĩnh phúc và Hòa Bình. Tổ nghiên cứu đã nghiên cứu thêm một vài nước ASEAN, đặc biệt là Lào và Campuchia để có kết quả so sánh, từ đó đề xuất, kiến nghị các nhà hoạch định chính sách cũng như Bộ GD&ĐT trong việc đưa ra chính sách, phân bổ đội ngũ GV tiểu học, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học.

Kết quả nghiên cứu sơ bộ ở Việt Nam cho thấy, đối với thành thị, sĩ số lớp thường vượt so với qui định, khiến khối lượng công việc của GV nhiều hơn, khó quản lý chặt chẽ tới từng HS, do đó chất lượng GD bị ảnh hưởng. Cơ chế tuyển dụng và phân bổ GV hiện nay có thể không đáp ứng được mật độ tập trung dân số cao và tăng cơ học ở các vùng thành thị, nhất là khu trung tâm hay khu công nghiệp. Phụ huynh quan tâm hơn đến việc học của con nên đòi hỏi cao hơn về phía nhà trường cũng như GV, khiến GV làm việc vất vả hơn. Hơn nữa, ở thành thị, tỉ lệ cạnh tranh cao, tiêu chuẩn GV cũng cao hơn nên GV khó tìm việc.

Trong khi đó, ở vùng khó, hệ thống phân bố và tuyển dụng GV hiện tại có thể không theo kịp với sự gia tăng số lượng lớp/trường chuyển đổi từ học nửa ngày sang học cả ngày, nhất là vùng khó khăn. Việc luân chuyển GV một cách có hệ thống thường chỉ trong phạm vi huyện.

Từ thực tế trên, nhóm nghiên cứu đã đưa ra kiến nghị: Với thành phố cần có chính sách bảo đảm đủ GV theo sĩ số HS ở vùng tập trung đông dân cư; có thể trao quyền chủ động cho các trường trong việc tuyển GV; Vùng nông thôn, vùng khó thiếu GV dân tộc thiểu số dạy HS dân tộc thiểu số ở một số huyện thì cần có chiến lược thu hút và đào tạo nhiều GV người dân tộc thiểu số; Trung hòa các chính sách phụ cấp vùng khó khăn để giảm sự chênh lệch; Có thể xây thêm hoặc chuyển bớt một số trường trung cấp hoặc CĐSP về gần vùng khó; tìm các giải pháp nâng cao điều kiện sinh hoạt và mức sống. Đồng thời xây dựng chính sách và cơ chế để thực hiện luân chuyển GV hiệu quả.



Xem nguồn

Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng có Phòng Văn hóa Nhật Bản

Posted: 29 Nov 2016 06:22 AM PST


TS Trần Hữu Phúc – Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ - trao chứng nhận tài trợ cho đại diện tập đoàn Sumimoto.TS Trần Hữu Phúc – Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ – trao chứng nhận tài trợ cho đại diện tập đoàn Sumimoto.

Phát biểu tại buổi lễ tiếp nhận, TS Trần Hữu Phúc cho biết: "Với một không gian đọc, không gian tìm hiểu văn hóa Nhật Bản được đầu tư khang trang gồm các thiết bị nghe nhìn, hệ thống máy tính hiện đại cùng tài liệu và các vật phẩm văn hóa điển hình của Nhật Bản sẽ giúp cho SV ngành Ngôn ngữ Nhật Bản của trường ĐH Ngoại ngữ có điều kiện thuận lợi để tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa với các nghệ nhân, giảng viên, sinh viên đến từ Nhật Bản, giúp nhà trường tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, đào tạo ngành Ngôn ngữ Nhật Bản nói riêng, góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản, trong đó có thành phố Đà Nẵng. Nhà trường cam kết sẽ sử dụng hiệu quả nhất Phòng Văn hóa Nhật Bản trong giảng dạy, học tập và giao lưu trong thời gian sắp đến".

Ngành Ngôn ngữ Nhật Bản thuộc Khoa tiếng Nhật – Hàn – Thái (Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng) được thành lập vào năm 2003.

13 năm qua, nhà trường đã đào tạo hàng trăm SV tiếng Nhật đáp ứng nguồn nhân lực cho các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn TP Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung trong bối cảnh quá trình hội nhập diễn ra ngày càng sâu rộng, quan hệ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản ngày càng phát triển.

Chỉ tiêu tuyển sinh ngành Ngôn ngữ Nhật của trường hằng năm là 110 SV, điểm chuẩn của ngành Ngôn ngữ Nhật Bản là một trong những ngành luôn ở mức cao.

Trường ĐH Ngoại ngữ đã tham gia đề án triển khai giảng dạy tiếng Nhật thuộc chương trình Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020.



Xem nguồn

Tuyển công chức: 6 người thi, 5 người trượt

Posted: 29 Nov 2016 05:41 AM PST


Sáng hôm nay (29/11), có 2.331 thí sinh bước vào cuộc thi tuyển công chức do tỉnh Quảng Nam tổ chức để tuyển chọn 362 “nhân tài” cho bộ máy hành chính trên địa bàn tỉnh.

Kỳ thi tuyển này có 2.331 thí sinh dự thi để tuyển chọn 362 chỉ tiêu cho 32 sở, ngành và địa phương cấp huyện của tỉnh Quảng Nam.

Tuyển công chức: 6 người thi, 5 người trượt

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu kiểm tra các phòng thi

Cuộc thi được tổ chức tại Trường ĐH Quảng Nam, có "tỷ lệ chọi" 6 người chọn 1 người khiến các thí sinh khá căng thẳng, nhất là những người thuộc diện ký hợp đồng lao động tại các cơ quan hành chính nhiều năm nay.

Kỳ thi tuyển bắt đầu từ ngày 29/11 và kết thúc vào ngày 4/12. Các thí sinh sẽ thi trắc nghiệm trên máy tính 3 môn gồm Tin học, Ngoại ngữ, Nghiệp vụ chuyên ngành. Các thí sinh đạt yêu cầu (mỗi môn phải đạt tối thiểu 50 điểm trong thang điểm 100) mới bước tiếp vào 2 môn thi viết còn lại gồm Kiến thức chung và Kiến thức chuyên ngành.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam kiêm Chủ tịch Hội đồng thi tuyển – ông Đinh Văn Thu – khẳng định việc tuyển chọn đội ngũ công chức có chất lượng vào cơ quan hành chính của tỉnh là việc làm hết sức quan trọng.

"Để tạo cơ hội bình đẳng cho các công dân được tham gia vào bộ máy hành chính nhà nước từ tỉnh đến huyện, Hội đồng thi tuyển và lãnh đạo tỉnh Quảng Nam quán triệt phải thực hiện việc thi tuyển minh bạch, công khai, khách quan để tuyển chọn được người đầy đủ năng lực cho yêu cầu bộ máy hành chính, phục vụ cho phát triển của địa phương" – ông Thu nói.

Vũ Trung



Xem nguồn

Ngắm top nam thanh nữ tú ĐHQG Hà Nội

Posted: 29 Nov 2016 04:57 AM PST


– Sau nhiều vòng thi với nhiều thử thách và trải nghiệm, ĐHQG Hà Nội đã tìm ra 24 gương mặt thanh lịch, xuất sắc nhất bước vào vòng chung kết "Miss & Mr VNU 2016" diễn ra tối 30/11 tới đây.

Cùng ngắm nhan sắc của các nữ sinh tài năng, xinh đẹp của ĐHQG Hà Nội sẽ góp mặt trong đêm chung kết cuộc thi:

Ngắm top nam thanh nữ tú ĐHQG Hà Nội

Trương Phương Nhung (19 tuổi), sinh viên khoa Sư Phạm Tiếng Anh, Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Ngắm top nam thanh nữ tú ĐHQG Hà Nội

Nguyễn Phương Thảo (19 tuổi), khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Ngắm top nam thanh nữ tú ĐHQG Hà Nội

Trần Thị Ngọc Anh (21 tuổi), chuyên ngành Báo chí, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Ngắm top nam thanh nữ tú ĐHQG Hà Nội

Ngô Hương Ly (19 tuổi), sinh viên Khoa Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Ngắm top nam thanh nữ tú ĐHQG Hà Nội

Nguyễn Ngọc Hà (19 tuổi), lớp K60 Quản lý đất đai, khoa Địa Lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Ngắm top nam thanh nữ tú ĐHQG Hà Nội

Vũ Thanh Ngân (18 tuổi), sinh viên chuyên ngành Kế toán, kiểm toán, phân tích, Khoa Quốc tế (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Ngắm top nam thanh nữ tú ĐHQG Hà Nội

Vũ Hương Trà My (19 tuổi), sinh viên khoa Sư phạm Ngữ văn, Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Ngắm top nam thanh nữ tú ĐHQG Hà Nội

Nguyễn Tú Linh (21 tuổi), sinh viên chuyên ngành Khoa học Môi trường, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Ngắm top nam thanh nữ tú ĐHQG Hà Nội

Đoàn Nhật Hà (19 tuổi), sinh viên khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Ngắm top nam thanh nữ tú ĐHQG Hà Nội

Bá Thị Thu Huệ (19 tuổi), khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Ngắm top nam thanh nữ tú ĐHQG Hà Nội

Nguyễn Lê Hà Phương (20 tuổi), lớp K59, khoa Báo chí Truyền thông, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Ngắm top nam thanh nữ tú ĐHQG Hà Nội

Lăng Thị Khánh Linh (18 tuổi), khoa Ngôn ngữ Trung Quốc, Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Ngắm top nam thanh nữ tú ĐHQG Hà Nội

Không chỉ có các nữ sinh tài năng và duyên dáng, cuộc thi còn có sự góp mặt của các nam sinh. Trên đây là thí sinh mang số báo danh 217- Cao Minh Hiếu.

Ngắm top nam thanh nữ tú ĐHQG Hà Nội

Thí sinh Bùi Việt Hoàng, số báo danh 330.

Ngắm top nam thanh nữ tú ĐHQG Hà Nội

Thí sinh Ngô Công Lưu, số báo danh 260.

Ngắm top nam thanh nữ tú ĐHQG Hà Nội

Thí sinh Nguyễn Đình Khoa, số báo danh 264.

Ngắm top nam thanh nữ tú ĐHQG Hà Nội

Thí sinh Ngô Đức Tùng, số báo danh 339.

Ngắm top nam thanh nữ tú ĐHQG Hà Nội

Thí sinh Nguyễn Phương Nam, số báo danh 279.

Thanh Hùng



Xem nguồn

‘Ngày thầy trò’: Những câu chuyện tử tế sưởi ấm ngày đông

Posted: 29 Nov 2016 04:15 AM PST


Khi những "đốm lửa ấm" từ tấm lòng những người thầy, người cô được phát sóng trên "Ngày thầy trò", người ta có quyền hy vọng nhiều hơn vào những điều tốt đẹp, những chuyện tử tế trong giáo dục, đem đến cuộc sống tốt đẹp hơn.

Phóng sự "Lá thư gửi thầy" kể về câu chuyện giữa thầy Phạm Duy Linh (trường THCS Thủ Khoa Huân, Châu Đốc, An Giang) và cậu học trò tên Hậu, phạm tội giết người khi mới lớp 9, đang cải tạo ở trại giam.

'Ngày thầy trò': Những câu chuyện tử tế sưởi ấm ngày đông

Bữa cơm chỉ có cá khô của các thầy giáo vùng cao

Bình thường, người ta luôn nghĩ rằng, với một cậu học trò như vậy, thầy cô chắc cũng phải ngại ngần tiếp xúc, ấy vậy nhưng, thầy Linh thi thoảng lại là một trong những người thân yêu ít ỏi đến trại giam thăm Hậu. Đó là điều mà Hậu không thể nghĩ được, và cũng chính điều đó là niềm tin để Hậu cải tạo tốt hơn.

'Ngày thầy trò': Những câu chuyện tử tế sưởi ấm ngày đông

Thầy Hưng trò chuyện với vợ qua điện thoại gắn ở gốc cây để bắt sóng tốt hơn

Hậu sinh ra trong gia đình khó khăn, nhà chỉ có bà nội làm chỗ dựa, lớp 9, Hậu làm đơn xin bỏ học, thầy Linh cầm lá đơn đến tận nhà để năn nỉ Hậu đi học trở lại. Thế nhưng, cảnh sống khiến Hậu không muốn đi học và lêu lổng, đến một ngày nhận được tin nhắn báo cậu học trò của mình vướng vào vòng lao lý, thầy Linh đứng như trời trồng không thể nghĩ được điều đó. Nhưng, thầy vẫn ân cần, đi thăm nom và căn dặn học trò của mình những lời hay, lẽ phải, động viên gia đình của Hậu vững vàng.

'Ngày thầy trò': Những câu chuyện tử tế sưởi ấm ngày đông

Cô Phấn thường chụp hình các em học trò mỗi ngày

Hậu ăn năn trong những dòng thư gửi cho thầy, cho gia đình, cải tạo tốt, chính là bởi tấm lòng của những người như thầy Linh, hết lòng vì học trò dù học trò có sa ngã. Bản thân thầy Linh đang thực sự làm công việc "trồng người" đầy khắc nghiệt nhưng đem lại cho một người trẻ tuổi cả một tương lai còn đang tràn đầy hy vọng phía trước.

Xem "Ngày thầy trò", với rất nhiều những câu chuyện như thế, khán giả cũng không khỏi cảm thấy "gai người" khi đến với lớp học của cô giáo Phấn ở khoa Nhi viện ung bướu TP Hồ Chí Minh, mà học trò đều là những đứa trẻ "trọc đầu", nhìn vô cùng xót xa.

'Ngày thầy trò': Những câu chuyện tử tế sưởi ấm ngày đông

Những cuốn vở cô Phấn luôn giữ gìn

Mỗi ngày, cô Phấn đều tranh thủ chụp lại những hình ảnh khoảnh khắc của các em học trò, từ những niềm vui, nỗi buồn, với cô mỗi em là một số phận riêng, cuộc đời riêng, mà mỗi em đều là một nghị lực khiến chính cô phải khâm phục và muốn được dạy học các em nhiều hơn.

Không chỉ dạy văn hóa, cô Phấn còn dạy các em những môn năng khiếu, tiếng cười nói luôn xua đi những đau đớn, bệnh tật ở nơi này. Mỗi sáng đến Viện, cô Phấn lại đi một vòng quanh các giường bệnh, xem em nào khoẻ mạnh, tinh thần vui vẻ, cô lại động viên các em đến lớp học, nhiều em thì chờ đợi cô Phấn để được vào lớp. Với các em, được học xua tan đi những nỗi đau phải chống chọi lại bệnh tật.

'Ngày thầy trò': Những câu chuyện tử tế sưởi ấm ngày đông

Cô Phấn cùng các học trò học năng khiếu

7 năm gắn bó với lớp học, cô Phấn đã giữ biết bao cuốn vở của các em, có những em một đời người không viết hết nổi một cuốn vở, điều đó khiến cô bị ám ảnh và muốn được làm nhiều hơn nữa cho các em.

Căn nhà nhỏ của cô giữ đầy những kỷ niệm, từ những cuốn vở, những món quà của các em, có em may mắn khỏi bệnh, có nhiều em không còn ở lại nhân gian, cô đều giữ gìn những kỷ vật liên quan đến các em bằng một tình yêu cao cả của người thầy. Cô miệt mài gieo con chữ, đem đến tình yêu đến với các em, cho các em những hy vọng vào tương lai bằng tình yêu cao đẹp của người thầy.

Một phóng sự cứ khiến người xem day dứt mãi về câu chuyện của thầy Hưng ở trên đỉnh Sài Khao, nhất là khi người vợ hờn dỗi qua điện thoại "anh cứ công tác đi, ở nhà có người chăm sóc rồi không phải lo nhé". Câu chuyện nhiều hờn dỗi, nhiều tủi phận, nhiều những trách cứ của người vợ qua điện thoại với thầy Hưng làm người xem thật dễ rơi nước mắt.

Cứ miệt mài trên bản dạy chữ cho các em học trò, vợ và hai con nhỏ ở nhà, đau ốm, buồn vì không có người chồng, người cha bên cạnh, nhưng thầy vẫn miệt mài bám bản, hết lòng vì công việc của người thày giáo. Biết mấy người dám dũng cảm vượt lên những riêng tư để bền bỉ về nghề như các thầy?

Những tấm gương, những tình cảm cao đẹp của thầy cô dành cho học trò mình đã lay động trái tim người xem truyền hình. Và mỗi tấm gương ấy là một ngọn lửa ấm áp sưởi ấm thế hệ mai sau

"Ngày thầy trò" – chương trình truyền hình "marathon" kéo dài suốt 16 giờ liên tiếp trong ngày 20/11 do MobiTV phối hợp cùng Đài tiếng nói Việt Nam, truyền hình VTC thực hiện. Mobifone là nhà tài trợ kim cương với công nghệ 4G hiện đại bậc nhất đảm bảo việc kết nối, tương tác với người xem truyền hình với chất lượng cao nhất.

Ông Nguyễn Trung Hùng, Phụ trách truyền thông dự án "Ngày thầy trò" từng chia sẻ trên báo chí về chương trình: "Thông qua chương trình này, chúng tôi muốn biểu dương những tấm gương sáng về giáo dục vẫn tỏa ngời trên mọi miền quốc, muốn khơi dây những cảm xúc trong sáng nhất trong trái tim của mỗi người về đạo học. Chúng tôi muốn nói đến những câu chuyện tử tế, lay động lòng người về tình thầy trò, góp phần giúp xã hội tốt đẹp hơn".

Thúy Ngà



Xem nguồn

Chưa được dạy, bé 4 tuổi đã đọc tiếng Anh vanh vách

Posted: 29 Nov 2016 03:33 AM PST


Chưa tròn 4 tuổi, đang học mẫu giáo nhỡ, nhưng cháu Trần Võ Anh Khôi đã biết đọc số thứ tự hàng trăm và đọc tiếng Anh rành rọt.

Cô giáo Lê Thị Hồng Vân, chủ Nhóm lớp mầm non Thỏ Ngọc (thôn Phú Bình, xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam), nơi Anh Khôi đang theo học, cho biết cháu đã đọc tiếng Anh rành rọt, đọc được số thứ tự đến hàng trăm.

Chưa được dạy, bé 4 tuổi đã đọc tiếng Anh vanh vách
Trần Võ Anh Khôi

Cháu Anh Khôi ở nhà gọi là Bo, sinh ngày 20/3/2012 con của vợ chồng anh Trần Dưỡng và chị Võ Thị Nữ (trú tại thôn Phú Đông, xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam). Chị Nữ ở nhà mở tiệm may, còn anh Dưỡng là một ngư dân làm thuê trên một tàu câu mực tại Hoàng Sa – Trường Sa, rất ít có mặt ở nhà.

Anh Khôi được ba mẹ gửi vào Nhóm lớp mầm non Thỏ Ngọc từ đầu năm học này. Một hôm, khi cô Vân đang kèm các cháu khác trong lớp đánh vần chữ cái thì Anh Khôi đứng phía sau bỗng đọc rành rọt tất cả các chữ mà không cần cô chỉ dạy.

Không những vậy, Anh Khôi còn đọc được toàn bộ các câu chữ được cô dán xung quanh lớp học.

Một hôm cô Vân chỉ thử vào câu "Dinh dưỡng hợp lý là nền tảng của sức khỏe" treo trên tường, ngay tức khắc Anh Khôi đọc không sai một chữ.

"Những bảng chữ cái con vật có phần tiếng Anh và tiếng Việt thì cháu Anh Khôi đọc không sai một chữ. Đặc biệt các chữ tiếng Anh thì cháu Anh Khôi nhìn vào là đọc được ngay không cần cô giáo đành vần trước" – cô Vân kể. 

Chưa được dạy, bé 4 tuổi đã đọc tiếng Anh vanh vách

Chúng tôi tận mắt chứng kiến cô giáo Thùy viết câu tiếng Anh "I go to school" và câu "My name is Bo" vào một tờ giấy trắng rồi đưa Anh Khôi, thì cháu đọc rõ, đọc đúng trước sự ngỡ ngàng của nhiều người có mặt.

Khi cô giáo Thùy viết các số hàng chục, hàng trăm 12, 23, 34, 102, 546 trên tờ giấy Anh Khôi cũng đọc đúng từng số.

Ông ngoại của Anh Khôi là ông Võ Thanh Linh cho biết khi 3 tuổi cháu đã biết đọc các chữ cái trên tờ lịch treo tường, trên máy tính của cậu. Khi ngồi xem ti vi, Anh Khôi cũng đọc được hết những dòng chữ chạy ngang qua. Có một hôm Anh Khôi cầm quyển sách lớp 1 và đọc rành rọt từng trang.

"Cả nhà đều bất ngờ khi mắt thấy tai nghe cháu Bo đọc rành rọt như vậy dù chẳng ai dạy cháu học. Có hôm, cậu ruột đang làm việc trên máy vi tính thì cháu Bo đứng phía sau đọc vanh vách từng câu chữ soạn thảo trên máy tính của cậu…" – ông Linh kể.

Ông Linh cho biết thêm anh trai của Khôi năm nay học lớp 5 có trí nhớ rất tốt và học rất giỏi.

Còn chị Võ Thị Nữ (mẹ Anh Khôi) kể: "Lúc mới 25 tháng, cu Bo đã biết đọc được số thứ tự từ 1 đến 100. Số hàng trăm như 102, 103 chưa đọc được, nhưng viết các số 200, 300, 400 thì con đọc được hết.

Đến 30 tháng tuổi, con bắt đầu đọc được chữ cái. Một hôm, tôi rất bất ngờ khi thấy cu Bo đọc rành rọt các chữ cái ghi trên ống nhựa. Để xem con đọc thế nào, tôi đem quyển sách tiếng Việt lớp 1 ra, cu Bo giở từng trang đọc không sai một chữ".

Bây giờ, có hôm thấy vui, Anh Khôi đem sách tiếng Việt lớp 5 của anh trai mình ra đọc cho cả nhà nghe…

Vũ Trung – Hồng Sơn



Xem nguồn

Vinh danh 5 nhà khoa học nữ xuất sắc Việt Nam năm 2016

Posted: 29 Nov 2016 02:51 AM PST


– Sáng 29/11, 5 nhà khoa học nữ xuất sắc Việt Nam năm 2016 đã được vinh danh Giải thưởng Khoa học L’Oréal – UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học.

Vinh danh 5 nhà khoa học nữ xuất sắc Việt Nam năm 2016

Hai nhà khoa học nữ được trao Giải thưởng Khoa học Quốc gia năm 2016 là GS.TS Nguyễn Thị Lang và TS Nguyễn Thị Mùa.

Trong đó, hai nhà khoa học nữ được trao tặng Giải thưởng Khoa học Quốc gia năm 2016 L’Oréal Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học (For Women in Science) do Hội đồng Khoa học độc lập đề cử gồm:

GS.TS Nguyễn Thị Lang, Trưởng phòng Công nghệ sinh học Trường ĐH An Giang và ĐH Cửu Long; GS bộ môn Di truyền và chọn giống cây trồng, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long. GS Lang được vinh danh vì những đóng góp trong hơn 25 năm cho việc nghiên cứu, lai tạo và phát triển các giống lúa cho Việt Nam và áp dụng thành công các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn đời sống và thương mại.

TS Nguyễn Thị Mùa, thuộc phòng Nghiên cứu khoa học – công nghệ và kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ – Bộ Công an).

TS Mùa dành trọn tâm huyết trong công tác nghiên cứu ra các loại vật liệu chịu nhiệt, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ. Đặc biệt, các kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong chế tạo mẫu vải chịu nhiệt cho các chiến sĩ tham gia phòng cháy chữa cháy.

Vinh danh 5 nhà khoa học nữ xuất sắc Việt Nam năm 2016

3 nhà nghiên cứu trẻ được trao học bổng Nhà nghiên cứu khoa học trẻ tài năng.

Ngoài ra, 3 nhà nghiên cứu trẻ được trao học bổng Nhà nghiên cứu khoa học trẻ tài năng gồm: PGS.TS Đỗ Thị Hà Phó trưởng khoa Hóa thực vật, Viện Dược liệu; TS Đỗ Thị Phúc, giảng viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội); TS Nguyễn Thị Hiệp, giảng viên Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh).

Các tiến sĩ trẻ này được vinh danh bởi những đóng góp trong các nghiên cứu vì sức khỏe cộng đồng qua việc tìm ra những hiểu biết và hướng đi mới từ nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước để hỗ trợ điều trị ung thư; nghiên cứu về chọn tạo giống cây chống chịu tốt và ứng phó với biến đổi khí hậu, xâm lấn mặn cũng như các nghiên cứu về cải thiện tính chất vật liệu trong nha khoa phục hồi.

Đối tượng tham gia chương trình học bổng Quỹ L'Oreal là các nhà khoa học nữ không quá 45 tuổi, có học vị tiến sĩ và có đề án nghiên cứu khoa học thuộc 2 lĩnh vực: khoa học đời sống và khoa học vật liệu. Mức học bổng được trao tặng là 150.000.000 đồng/ứng viên.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Sẽ chất vấn Giám đốc Sở Giáo dục về tình trạng thừa, thiếu giáo viên

Posted: 29 Nov 2016 02:09 AM PST


Văn phòng HĐND tỉnh Thanh Hóa đã thông báo dự kiến nội dung chất vấn tại kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVII. Theo đó, Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa là một trong 4 lãnh đạo ban, ngành của địa phương này sẽ trả lời chất vấn.

Đầu năm học 2016 - 2017, hàng nghìn giáo viên, nhân viên hợp đồng tại Thanh Hóa bị mất việc làm

Đầu năm học 2016 – 2017, hàng nghìn giáo viên, nhân viên hợp đồng tại Thanh Hóa bị mất việc làm

Theo văn phòng HĐND tỉnh Thanh Hóa thì tình trạng vừa thừa, vừa thiếu giáo viên ở tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra từ nhiều năm nay. Tỉnh ủy và UBND tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chỉ đạo về vấn đề này nhưng ngành GD-ĐT giải quyết việc này chậm, chưa đạt yêu cầu, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, gây bức xúc cho cử tri và nhân dân trong tỉnh.

HĐND tỉnh Thanh Hóa đề nghị Giám đốc Sở GD-ĐT làm rõ vấn đề này; nguyên nhân, trách nhiệm, giải pháp cụ thể để khắc phục và cho biết thời hạn giải quyết xong những bất cập trên.

Tại buổi họp báo thông báo nội dung, chương trình kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVII diễn ra sáng ngày 29/11, một số đại biểu nêu ý kiến về thực trạng hợp đồng giáo viên, nhân viên quá nhiều, khiến cho hàng nghìn giáo viên, nhân viên hành chính bị chấm dứt hợp đồng gây bức xúc trong dư luận. Tuy nhiên, đến thời điểm này, vẫn chưa có ai chịu trách nhiệm về việc này. Các ý kiến cho rằng, cần làm rõ trách nhiệm, nhất là của Chủ tịch UBND các huyện khi để xảy ra tình trạng hợp đồng giáo viên, nhân viên tràn lan, trái quy định.

Đại diện lãnh đạo Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, văn phòng HĐND tỉnh Thanh Hóa đã tiếp thu những ý kiến của các đại biểu để báo cáo lãnh đạo tỉnh xem xét, giải quyết những tồn tại, bất cập nêu trên.

Dự kiến tại kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVII, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ trả lời chất vấn

Dự kiến tại kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVII, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ trả lời chất vấn

Liên quan đến lĩnh vực giáo dục, tại kỳ họp này, HĐND tỉnh Thanh Hóa xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết về quy định mức thu và sử dụng học phí trong các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập trên địa bàn tỉnh; nghị quyết về chính sách đối với trường THPT chuyên Lam Sơn và các trường THPT trên địa bàn tỉnh có học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế; nghị quyết về chính sách hỗ trợ đối với học sinh năng khiếu thể dục, thể thao tỉnh Thanh Hóa…

Ngoài ra, còn có 3 nội dung cũng được chất vấn tại kỳ họp này là liên quan đến tình trạng các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn có tính chất ngân sách, các dự án của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư trên địa bàn Khu kinh tế Nghi Sơn chậm tiến độ, có dự án quá chậm tiến độ; tình trạng tái diễn xe quá tải; việc tuyển dụng, hợp đồng lao động trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều sai phạm.

Duy Tuyên



Xem nguồn

Comments