Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


RMIT Việt Nam sẽ có Học viện LabVIEW

Posted: 25 Nov 2016 08:38 AM PST


Giáo sư Gael McDonald – Hiệu trưởng Đại học RMIT Việt Nam – cho biết: "Phần mềm LabView là công cụ tự động hóa thiết kế có tiếng trong ngành giúp hỗ trợ thiết kế, phân tích và tạo giải pháp. Hợp tác giữa RMIT Việt Nam và NI sẽ cho phép sinh viên trường tiếp cận những công cụ này và thực hành kỹ năng trước khi bắt đầu làm việc. Biên bản ghi nhớ sẽ nâng cao năng lực nghiên cứu và cho phép hợp tác nghiên cứu với NI".

Học viện LabVIEW sau khi thành lập sẽ dành cho bất cứ ai đang muốn học hỏi và tích lũy kiến thức LabVIEW bằng cách học một môn trong một học kỳ tại một cơ sở học thuật.



 Sinh viên ngành kỹ thuật trải ngiệm tại phòng thực hành của RMIT Việt Nam

Học viện LabVIEW sẽ được giảng dạy trong phòng Thực hành Kỹ thuật tự động và Thiết kế kỹ thuật của Đại học RMIT Việt Nam. Phòng vừa chính thức khánh thành tại Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ ngày 24/11/2016.



Xem nguồn

Vụ học sinh cấp 2 dùng dao tấn công nhau: Buộc thôi học 1 em, cảnh cáo 2 em trước toàn trường

Posted: 25 Nov 2016 07:55 AM PST


Khu lán được gia đình các em học sinh Trường PTDTBT THCS Na Ngoi dựng cho con em mình ở khi học tại trường.

Khu lán được gia đình các em học sinh Trường PTDTBT THCS Na Ngoi dựng cho con em mình ở khi học tại trường.

Ngày 23/11, Sở GD-ĐT Nghệ An tiếp nhận báo cáo xử lý kỷ luật của Phòng GD-ĐT huyện Kỳ Sơn liên quan đến vụ việc học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở (PTDTBT THCS) Na Ngoi, Kỳ Sơn.

Trước đó, như Dân trí đã thông tin, vào sáng ngày 23/8, hai nhóm nam sinh Trường PTDTBT THCS Na Ngoi cãi cọ, dùng dao tấn công nhau khiến 3 học sinh bị thương, trong đó có 2 em bị thương nặng ở vùng bụng và cổ.

Sau sau khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng đã xác định được các đối tượng liên quan. Xem xét mức độ vi phạm của từng em, Hội đồng kỷ luật Trường PTDTBT THCS Na Ngoi đã thống nhất buộc thôi học đối với học sinh X.B.T. (lớp 8B). Hai học sinh X.B.C. (lớp 7A) và M.B.C. (lớp 9B) bị cảnh cáo trước toàn trường. Ba học sinh này cũng chính là 3 em bị thương trong vụ việc trên.

Hai học sinh được xác định đã gây thương tích cho 3 học sinh nói trên là X.B.N. (lớp 9D) và X.B.V. (lớp 7C). Tuy nhiên hiện hai học sinh này đã bỏ học nên Hội đồng kỷ luật nhà trường không xem xét hình thức kỷ luật đối với hai học sinh này.

Hoàng Lam



Xem nguồn

76 sinh viên tốt nghiệp ĐH Sunderland tại Việt Nam

Posted: 25 Nov 2016 07:13 AM PST


Đây là khóa SV tốt nghiệp thứ 6, là kết quả của sự liên kết giữa Tổ chức Pearson Education, ĐH Sunderland và HCMUTE, trong đó SV hoàn thành chương trình học 3 năm đầu tại Việt Nam được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng BTEC HND của Tổ chức Pearson Education (Vương quốc Anh) và tiếp tục theo học năm cuối tại HCMUTE (Việt Nam) hoặc tại ĐH Sunderland (Vương quốc Anh) để nhận bằng tốt nghiệp đại học của ĐH Sunderland.



PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng HCMUTE – Trao học bổng cho các SV 

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng HCMUTE – chia sẻ: Thời điểm này không phải là kết thúc việc học tập của các em. Các em hãy nhớ rằng  trường đại học đã trang bị cho các em những kiến thức và kỹ năng để chuẩn bị cho sự nghiệp của các em. Tại nơi làm việc, các em sẽ học được nhiều hơn từ các công việc thực tế.

Tôi hy vọng rằng các em sẽ tiếp tục phát triển như một người học tập suốt đời, sẽ đạt được thành tích liên tục ở các vị trí công tác sau này và hợp tác với 2 trường đại học trong hoạt động cựu sinh viên để hỗ trợ các thế hệ sinh viên tiếp theo…".



 Ảnh kỷ niệm giữa các tân cử nhân, kỹ sư với tập thể sư phạm nhà trường

Tại buổi lễ, HCMUTE trao 20 suất học bổng khuyến khích học tập (1,5 triệu/suất) cho những SV đạt thành tích học tập trong năm học vừa qua;  ĐH Sunderland trao 1 suất học bổng trị giá 5.000 Bảng Anh để học tiếp Thạc sĩ tại ĐH Sunderland cho tân cử nhân Nguyễn Hồ Hồng Ngọc –  là SV tốt nghiệp xuất sắc của khóa học.



Xem nguồn

Cô giáo trẻ và công trình nghiên cứu “vẽ đường cho hươu chạy… đúng“

Posted: 25 Nov 2016 06:31 AM PST


Cô giáo Lê Thị Bé Nhung (giữa) nhận giải thưởng công trình, sáng kiến tiêu biểu trong lễ trao giải "Tri thức trẻ vì giáo dục".Cô giáo Lê Thị Bé Nhung (giữa) nhận giải thưởng công trình, sáng kiến tiêu biểu trong lễ trao giải “Tri thức trẻ vì giáo dục”.

Ba tháng thực hiện công trình

Chương trình "Tri thức trẻ vì giáo dục" do Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS HCM, Tập đoàn Thiên Long và Báo Tuổi trẻ tổ chức.

Chương trình đã nhận được 267 công trình, sáng kiến của đoàn viên, thanh niên, giáo viên, trí thức trẻ trong cả nước. Ban giám khảo đã chọn ra 16 công trình tiêu biểu để trao giải và vinh danh, trong đó, chọn 3 công trình xuất sắc nhất để trao kỷ niệm chương và giải thưởng là 100 triệu đồng cho mỗi công trình.

Đã từ lâu, cô Lê Thị Bé Nhung nung nấu ý định làm điều gì đó để các em học sinh được trang bị đầy đủ kiến thức về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, được học về cấu tạo cơ thể của chính bản thân mình một cách bài bản… Và cô đã nảy ra ý tưởng đưa môn học giáo dục giới tính vào nhà trường. 

Sau khi biết về cuộc thi “Tri thức trẻ vì Giáo dục”, cô Nhung mừng "như bắt được vàng" và bắt tay vào thực hiện ý tưởng là đưa môn Giáo dục giới tính vào nhà trường để dạy học sinh những kiến thức về giới tính. Đề tài này được làm trong 3 tháng ( từ tháng 5 đến tháng 8/2016) với sự phấn đấu không ngừng của cô giáo Nhung.

Do điều kiện giảng dạy của cô Nhung còn hạn chế, hơn nữa huyện Ba Tri – nơi cô Nhung đang công tác – còn gặp nhiều khó khăn về đời sống vật chất, vốn tài liệu không nhiều,…nhất là những hình ảnh thiết kế cho nội dung các mô đun cũng hiếm khiến việc tìm kiếm tài liệu thích hợp mất khá nhiều thời gian.

Có những lúc tưởng chừng như nhiều khó khăn không vượt qua được nhưng cô Nhung nghĩ đến những em nhỏ mù mờ về kiến thức giới tính, không biết cách bảo vệ bản thân, gặp phải kẻ xấu rồi dang dở cuộc đời không thể vươn lên, cô Nhung lại tiếp tục và cuối cùng cũng hoàn thành công trình.

Hãy định hướng để hươu chạy đúng đường

Qua quá trình nghiên cứu, cô Nhung nhận thấy: “Trong gia đình, cha mẹ thường ngại và lúng túng khi trả lời những câu hỏi của con cái liên quan đến giới tính vì có thể chính cha mẹ cũng chưa có nhiều kiến thức về giới tính. Thậm chí cha mẹ la mắng con cái vì cho rằng trẻ con mà đề cập đến vấn đề giới tính là hư hỏng, hay nói chuyện này với con là “vẽ đường cho hươu chạy”.

Còn ở trường học, giáo viên còn phải né tránh, đỏ mặt, tía tai, ấp úng với các câu hỏi "khó đỡ"của học sinh về giới tính. Chính vì vậy mà các bạn trẻ phải tự giáo dục mình qua internet. Nhưng thông tin trên mạng rất nhiều, mỗi người lại hiểu theo một cách khác nhau, thậm chí còn nhiễu thông tin. Dẫn đến sự mụ mị về kiến thức giới tính và những hệ luỵ từ điều đó ngày một tăng.

Hiện nay, Việt Nam chưa có môn học riêng biệt có tên giáo dục giới tính trong phân phối chương trình các cấp học từ tiểu học cho tới phổ thông. Chính vì vậy, trong đề tài của mình, cô Nhung đã làm rất chi tiết về các mô đun giảng dạy cho từng cấp học, từng lứa tuổi, từng lớp, rất cụ thể.

Các mô đun phân tích rõ và chỉ ra tâm lý lứa tuổi cụ thể,  cần dạy cấp Tiểu học thì nội dung như thế nào và cấp THPT thì kiến thức cần ra sao cho phù hợp. Ban giám khảo đã đánh giá rất cao đề tài này và thống nhất chọn là một trong ba công trình, sáng kiến xuất sắc được trao giải.

Vui mừng trong lễ vinh danh, cô Nhung nói: Thay vì để “hươu chạy lạc đường”, chúng ta hãy định hướng cho thế hệ trẻ đi đúng hướng và sống đúng đắn. Chúng ta hãy để cho các em được học về chính bản thân mình, học cách để sống tốt và giúp xã hội phát triển hơn. Tôi chỉ mong rằng đề tài này sẽ được đưa vào thực tiễn để học sinh được học một môn học của chính mình chứ không phải né tránh hay e ngại khi nói về nó.

Nhận xét của Ban giám khảo về sáng kiến đưa môn học giáo dục giới tính vào nhà trường:

Ông Nguyễn Sỹ Dũng – Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: Đây là đề tài học để sống, thiết thực và ý nghĩa.

Ông Văn Như Cương – Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội: Các tài liệu mô đun rất cẩn thận, hợp lý, có đầu tư. Đây là đề tài cần thiết và nên sớm được đưa vào chương trình học tập hiện nay.

Ông Nguyễn Quân – Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: đây là đề tài rất công phu, logic. Tuy nhiên, để thành công, khi áp dụng vào thực tế cần phải tập huấn giáo viên.



Xem nguồn

Ông Nguyễn Khắc Thành làm Hiệu trưởng Trường ĐH FPT

Posted: 25 Nov 2016 05:49 AM PST


 Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT nhiệm kỳ 3 đã bổ nhiệm ông Nguyễn Khắc Thành, Phó TGĐ Tập đoàn FPT làm Hiệu trưởng Trường ĐH FPT.

Thông tin này được công bố tại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trường ĐH FPT hôm nay, 25/11.

Ông Nguyễn Khắc Thành làm Hiệu trưởng Trường ĐH FPT
Ông Nguyễn Khắc Thành, Phó TGĐ Tập đoàn FPT được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường ĐH FPT.

Đầu tháng 11 vừa qua, Sở GD-ĐT Hà Nội đã thông qua quyết định công nhận Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT nhiệm kỳ 3 (2016-2021).

Hội đồng quản trị mới đã họp và tái bổ nhiệm ông Lê Trường Tùng giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 3.

Đồng thời, Hội đồng quản trị cũng đã bổ nhiệm ông Nguyễn Khắc Thành làm Hiệu trưởng Trường ĐH FPT.

Trong nhiệm kỳ trước, TS Đàm Quang Minh là người giữ chức vụ này tại Trường ĐH FPT.

Ông Nguyễn Khắc Thành sinh năm 1964, ốt nghiệp cử nhân Toán tại ĐH Tổng hợp quốc gia Matxcơva (MGU) năm 1987 và hoàn thành luận án Phó Tiến sỹ Toán Lý của trường này năm 1990. Hiện tại ông Thành đang là Phó Tổng giám đốc FPT.

Cũng trong dịp này, FPT đã ra mắt Tổ chức Giáo dục FPT với những định hướng chiến lược phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Theo đó, Tổ chức Giáo dục FPT sẽ là một hệ thống các trường thuộc các khối đào tạo khác nhau từ cấp tủng học phổ thông, cao đẳng thực hành, đại học và sau đại học, các khối liên kết và trao đổi sinh viên quốc tế.

Lê Văn



Xem nguồn

Ông Nguyễn Khắc Thành làm Hiệu trưởng ĐH FPT

Posted: 25 Nov 2016 05:08 AM PST


 Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT nhiệm kỳ 3 đã bổ nhiệm ông Nguyễn Khắc Thành, Phó TGĐ Tập đoàn FPT làm Hiệu trưởng Trường ĐH FPT.

Thông tin này được công bố tại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trường ĐH FPT hôm nay, 25/11.

Ông Nguyễn Khắc Thành làm Hiệu trưởng Trường ĐH FPT
Ông Nguyễn Khắc Thành, Phó TGĐ Tập đoàn FPT được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường ĐH FPT.

Đầu tháng 11 vừa qua, Sở GD-ĐT Hà Nội đã thông qua quyết định công nhận Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT nhiệm kỳ 3 (2016-2021).

Hội đồng quản trị mới đã họp và tái bổ nhiệm ông Lê Trường Tùng giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 3.

Đồng thời, Hội đồng quản trị cũng đã bổ nhiệm ông Nguyễn Khắc Thành làm Hiệu trưởng Trường ĐH FPT.

Trong nhiệm kỳ trước, TS Đàm Quang Minh là người giữ chức vụ này tại Trường ĐH FPT.

Ông Nguyễn Khắc Thành sinh năm 1964, ốt nghiệp cử nhân Toán tại ĐH Tổng hợp quốc gia Matxcơva (MGU) năm 1987 và hoàn thành luận án Phó Tiến sỹ Toán Lý của trường này năm 1990. Hiện tại ông Thành đang là Phó Tổng giám đốc FPT.

Cũng trong dịp này, FPT đã ra mắt Tổ chức Giáo dục FPT với những định hướng chiến lược phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Theo đó, Tổ chức Giáo dục FPT sẽ là một hệ thống các trường thuộc các khối đào tạo khác nhau từ cấp tủng học phổ thông, cao đẳng thực hành, đại học và sau đại học, các khối liên kết và trao đổi sinh viên quốc tế.

Lê Văn



Xem nguồn

Hiệu trưởng bị cách chức, hàng trăm triệu đồng chưa thể thu hồi

Posted: 25 Nov 2016 04:25 AM PST


Ông Huỳnh Hữu Bình trong thời gian giữ chức Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ (TCMN) Bình Định đã có nhiều việc làm vi phạm các quy định pháp luật về công tác tổ chức cán bộ, đào tạo nghề, tài chính – kế toán…

Nhiều sai phạm

Với cương vị Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề TCMN Bình Định, ông Huỳnh Hữu Bình để xảy ra nhiều sai phạm.

Theo thông tin PV tìm hiểu được, về công tác tổ chức cán bộ, ông Bình không thành lập Hội đồng Trường, không xây dựng Quy chế dân chủ cơ sở, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức, đánh giá phân loại cán bộ công chức, viên chức và người lao động năm 2015 sai với quy trình… Thực hiện các chính sách, chế độ đối với cán bộ, giáo viên (GV) trong trường chưa đúng quy định pháp luật.

Hiệu trưởng bị cách chức, hàng trăm triệu đồng chưa thể thu hồi

Trường Trung cấp nghề TCMN Bình Định

Trường Trung cấp TCMN Bình Định cũng đã chi sai số tiền 212.496.000 đồng; trong đó, 135.123.000 đồng từ việc lập chứng tiền mua vật tư, nguyên nhiên vật liệu đào tạo các lớp sơ cấp nghề năm 2015; 77.373.000 đồng từ việc lập chứng từ thù lao GV.

Với tư cách Hiệu trưởng, chủ tài khoản nhà trường, nhưng ông Bình không ký báo cáo tài chính Quý 4 năm 2015, nhật ký sổ cái năm, sổ chi tiết năm 2015, số quỹ tiền mặt năm 2015 và số tiền gửi ngân hàng năm 2015…

Đặc biệt, ông Bình chỉ đạo bộ phận chuyên môn lập chứng từ khống rút tiền về để ngoài sổ sách kế toán với số tiền 239.385.000 đồng. Đồng thời, sử dụng số tiền 239.385.000 đồng từ việc lập chứng từ khống sai mục đích, sai chế độ quy định.

Ngoài ra, Trường chi sai nguồn số tiền 7.640.000 đồng; chi trùng công tác phí cho 4 GV với số tiền 9.040.000 đồng. Chi tiền nâng lương và phụ cấp 30% đứng lớp trong năm 2015 cho bà Hoàng Thị Thúy Hằng sai quy định với số tiền 12.640.800 đồng (tiền nâng lương trong năm 2015 là 4.278.000 đồng và tiền phụ cấp 30% đứng lớp trong 8 tháng năm 2015 là 8.362.800 đồng).

Bên cạnh đó, trường tuyển sinh vượt mức quy mô đào tạo đối với một số nghề nhưng không đăng ký hoạt động dạy nghề bổ sung với cấp có thẩm quyền theo quy định.

Một số lớp dạy nghề nhà trường bố trí GV giảng dạy có trình độ, chuyên môn đào tạo không phù hợp với quy định…

Hiệu trưởng bị cách chức, hàng trăm triệu đồng chưa thể thu hồi

Năm 2015, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH thành lập đoàn và tiến hành kiểm tra công tác tài chính – kế toán năm 2015 và những công việc liên quan đến công tác tổ chức cán bộ tại Trường Trung cấp nghề TCMN Bình Định.

Qua kết quả kiểm tra, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH yêu cầu thu hồi số tiền 261.065.800 đồng nộp vào ngân sách Nhà nước, vì Nhà trường lập chứng từ nhưng không mua vật tư, nguyên vật liệu, sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ công tác dạy nghề mà để ngoài sổ sách và chi sai chế độ cho viên chức và người lao đồng.

Đồng thời, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH đã ký quyết định kỷ luật cách chức đối với ông Huỳnh Hữu Bình, Hiệu trưởng Trường Trung cấp TCMN Bình Định.

Ông Võ Văn Lương, Chánh văn phòng Sở LĐ-TB&XH Bình Định, cho biết thêm Sở tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với ông Phan Đình Nhiệp, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp TCMN Bình Định.

Sở cũng sẽ tổ chức họp để đưa ra hình thức kỷ luật với một số cá nhân có liên quan như ông Đặng Trường Văn (Phụ trách phòng Tổ chức – Hành chính – Tổng hợp), ông Lê Văn Quốc (Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính), bà Trịnh Thị Phương Thảo (thủ quỹ), bà Hoàng Thị Thúy Hằng (GV dạy nghề điện).

Về công tác khắc phục sai phạm, đến nay, trường đã triển khai thu hồi công tác phí của 4 GV với tổng số tiền 9.040.000 đồng; thu hồi tiền 30% đứng lớp của bà Hoàng Thị Thúy Hằng số tiền 6.000.000 đồng; số tiền còn lại chưa thu là 6.640.800 đồng, bà Hoàng Thị Thúy Hằng có giấy đề nghị xin trừ vào lương hàng tháng 11 và 12.

Riêng số tiền 239.385.000 đồng từ việc lập chứng từ khống rút để ngoài sổ sách nhà trường chưa triển khai thu hồi được.

Huyền Trang



Xem nguồn

Dư âm ám ảnh của ‘Ngày thầy trò’

Posted: 25 Nov 2016 03:44 AM PST


Rất nhiều khán giả giãi bày cảm xúc khi xem những câu chuyện cảm động về một thời vất vả mà hào hùng của các thế hệ thầy – trò Việt Nam, khi xem chương trình "Ngày thầy trò".

Ghi kỉ lục với 16 giờ phát sóng liên tục trong ngày 20/11, chương trình truyền hình đặc biệt của MobiTV phối hợp với Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình VTC nhằm tri ân các thầy cô giáo trên cả nước đã để lại nhiều ấn tượng mạnh cho khán giả cả nước. Mobifone là nhà tài trợ kim cương của chương trình.

Hàng ngàn khán giả, thầy cô cảm ơn "Ngày thầy trò"

Trong suốt thời gian phát sóng trực tiếp vào ngày 20/11, hàng ngàn tin nhắn cũng như những comment ở phần livestream trên facebook của Truyền hình MobiTV từ khán giả gửi về đã khiến những người làm chương trình vô cùng xúc động, phấn chấn.

Dư âm ám ảnh của 'Ngày thầy trò'

Một khán giả ở nick Đức Huy nhắn: "Tôi vô cùng biết ơn MobiTV đã thực hiện chương trình này, chương trình đã cho tôi thấy niềm tin vào đất nước, vào những người làm giáo dục ở mọi nẻo đường Tổ Quốc, và tôi nhìn thấy thế hệ trẻ ngày mai thật tốt đẹp"

Dư âm ám ảnh của 'Ngày thầy trò'

Một khán giả tên Thanh Hương, ở Hà Giang, nhắn tin vào Tổng đài mở trực tiếp gửi lời chúc mừng của MobiTV: "Tôi đã không cầm được nước mắt khi xem chương trình, tôi cảm thấy yêu đất nước mình hơn, yêu những điều bình dị mà cao cả từ những người thầy, người cô mà chương trình mang đến. Chúc các thầy cô luôn mạnh khoẻ, luôn giữ nhiệt huyết về nghề giáo của mình".

Hầu hết các khán giả xem truyền hình đều bày tỏ lời cảm ơn vì một chương trình mang ý nghĩa đặc biệt, đã cho thấy được toàn cảnh ngày 20/11 cũng như khắc hoạ về nền giáo dục Việt Nam hiện đại.

Cô giáo Hồng Nhung, đã gửi tin nhắn về từ TP.HCM: "Tôi là một nhà giáo bình thường dạy tiểu học, cũng có những lúc tôi nản với nghề vì miếng cơm manh áo của cuộc sống, nhưng xem chương trình, tôi thấy mình thật bé nhỏ so với biết bao đồng nghiệp đang vất vả, không quản ngại khó khăn vì học trò mà chương trình đã chuyển tải. Tôi cảm ơn vì chương trình đã cho chúng tôi nhìn thấy ngày của chúng tôi thật ý nghĩa, nghề của chúng tôi thật cao đẹp".

Dư âm ám ảnh của 'Ngày thầy trò'

Có nhiều khán giả muốn được xem lại bởi quá ấn tượng với "Ngày thầy trò". Tuy nhiên, theo thông tin từ MobiTV, do thời lượng dài nên Đài không thể phát sóng lại toàn bộ chương trình, mà sẽ phát sóng lại những lát cắt của chương trình trên các Đài truyền hình của MobiTV và gần 30 đài truyền hình đã tiếp sóng chương trình.

Nhìn lại những khoảnh khắc đong đầy cảm xúc

Khán giả có nick Nhạt Nắng đã comment trên fanpage của MobiTV: "Cảm ơn chương trình đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc như Trường Tiểu học Tây Tiến, câu chuyện bà 2, anh Châu và vợ chồng cô Thiền, và còn nhiều câu chuyện khác nữa. Cám ơn chương trình đã làm nên một ngày 20/11 đầy tính nhân văn, nghĩa cử cao đẹp".

Dư âm ám ảnh của 'Ngày thầy trò'

Cũng như khán giả Nhạt Nắng, rất nhiều khán giả đã bày tỏ về những dư âm đầy ám ảnh khi xem "Ngày thầy trò", ám ảnh về những vất vả mà thầy và trò kiên trì vì sự học, ám ảnh về những tấm lòng tuyệt đẹp của các thầy cô khiến mỗi người đều cảm thấy mình nhỏ bé, muốn sống tốt đẹp hơn.

Phải nói, đến một trái tim sắt đá cũng khó có thể cầm lòng được khi xem loạt bộ phim tư liệu với "Điều mà Nhứ muốn", "Trên đỉnh Sài Khao"…

Không chỉ bởi cảm thấy rưng rưng khi trên giấc mơ cháy bỏng của bà mẹ dân tộc là các con có mì gói ăn với thịt. Hình ảnh những người thầy với những bài giảng đơn sơ mà ấm áp cho người ta nhìn thấy một tương lai mới, mà còn bởi cuộc sống bám trụ với mảnh đất nghèo chỉ có cơm cá khô. Điện thoại chung nhau một chiếc treo ngoài cây đợi… "sóng" của các thầy.

Rồi chuyện những cô giáo dạy trẻ khuyết tật, kiên trì nhẫn nại dù đồng lương chẳng được bao nhiêu, những thầy cô ở vùng rốn lũ lo dọn dẹp trường học, lo lấy lại từng cái bảng, làm sạch bàn ghế, lo kéo các em học sinh đi học trở lại trước khi lo được cho gia đình mình, rồi có biết bao thầy cô ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh đều vượt qua mọi khó khăn riêng vì thế hệ học trò của mình.

Dư âm ám ảnh của 'Ngày thầy trò'

Rồi những câu chuyện cảm động về thầy và trò, về những tâm tư sâu kín mà không phải ai cũng biết về người làm nghề giáo rất dễ làm người xem thấy nghẹn ngào…

Nói như nhà báo Trần Đăng Tuấn, tổng đạo diễn chương trình, "Ngày thầy trò" không muốn được nhìn về "tầm vóc" hay "quy mô", mà đi vào tình cảm của người xem bằng những lát cắt bình dị nhất: "Mỗi câu chuyện trong chương trình là một bếp than hồng nhỏ ở khắp nơi gộp lại, tạo nên một sự chân thực ấm nóng". Và những ngọn lửa nhỏ đó đã thực sự trở thành ngọn lửa có sức lan toả mạnh mẽ, tiếp thêm nhiệt huyết cho những người làm nghề giáo, hun lên niềm tin của xã hội vào giáo dục.

Để có thể thực hiện "Ngày thầy trò", truyền hình MobiTV và các đối tác phối hợp đã có sự chuẩn bị kĩ càng, huy động đội ngũ những người làm truyền hình cả chuyên và không chuyên trên cả nước. Với tính tương tác cao nhờ vào công nghệ 4G của Mobifone, chương trình đã trở thành chương trình của toàn dân, nơi tất cả khán giả đều đóng góp chung vào thành công của chương trình.

Doãn Phong



Xem nguồn

Thầy giáo đánh vào mặt học sinh trong lớp

Posted: 25 Nov 2016 03:01 AM PST


  • "Người Việt mặc bikini trong hội nghị và complet ở bãi biển"
    “Người Việt mặc bikini trong hội nghị và complet ở bãi biển”

    Về làn
    sóng chế giễu cô gái trẻ chơi "Ai là triệu phú" mà không biết canh cua
    phải nấu với rau đay, anh Nguyễn Quốc Vương băn khoăn "Hình như người Việt có xu hướng thích mặc bikini ở trong phòng hội
    nghị và comple ngoài bãi biển?".

  • "Mong thầy cô cười nhiều hơn"
    “Mong thầy cô cười nhiều hơn”

    Nhiều học sinh chia sẻ các em mong rằng sẽ thấy các thầy cô giáo của mình cười nhiều hơn mỗi khi lên lớp.

  • Thầy giáo hơn 15 năm đi dạy chưa từng được nhận hoa quà 20-11
    Thầy giáo hơn 15 năm đi dạy chưa từng được nhận hoa quà 20-11

    Hơn 15 năm công tác ở hầu hết là những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Nghệ An, thầy giáo Nguyễn Hồng Hiệp (38 tuổi) chưa từng biết đến bó hoa, món quà ngày 20/11.

  • Gặp cô hiệu trưởng được học sinh dặn
    Gặp cô hiệu trưởng được học sinh dặn "ngoan, đừng khóc"

    Qua bức thư chia tay – món quà 20-11 được tặng sớm – của cô bé lớp 2, có thể thấy học sinh đã rất quyến luyến cô hiệu trưởng Lý Thị Mỹ Phượng.

  • Rượu vào giáo viên, lời ra Facebook và cơ hội của Bộ trưởng
    Rượu vào giáo viên, lời ra Facebook và cơ hội của Bộ trưởng

    Trao đổi với VietNamNet về câu chuyện “giáo viên tiếp khách”, bà Nguyễn Vân Anh cho rằng đừng nhìn chuyện này như một điều không thể bước qua được mà phải xấu hổ, che giấu đi.

  • Lãnh đạo điều tiếp rượu, giáo viên sao dám cãi!
    Lãnh đạo điều tiếp rượu, giáo viên sao dám cãi!

    Đó là chia sẻ thông cảm và đầy bức bối của nhiều giáo viên trước câu chuyện thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh)  điều một số nữ giáo viên đi tiếp khách tại nhà hàng.

  • Điều giáo viên tiếp rượu: Thiếu chuyên nghiệp!
    Điều giáo viên tiếp rượu: Thiếu chuyên nghiệp!

    Bàn về sự việc lãnh đạo thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) điều động các giáo viên tham gia tiếp khách cho các sự kiện, hội nghị của địa phương, nhiều độc giả cho rằng lãnh đạo địa phương chưa thực sự chuyên nghiệp.


  • "Mong các thầy cô tiếp tục yêu nghề, bám trường lớp dù khó khăn"

    Đó là chia sẻ của Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tại buổi gặp mặt đoàn giáo viên tiêu biểu đang công tác tại các huyện đảo, xã đảo có nhiều đống góp cho sự nghiệp GD-ĐT diễn ra sáng 11/11.

  • Hiệu trưởng đứng trên bàn chửi bới học viên: Người trong cuộc nói gì?
    Hiệu trưởng đứng trên bàn chửi bới học viên: Người trong cuộc nói gì?

    Chia sẻ với báo chí, ông TS Phan Văn Hưng cho biết ông là Hiệu trưởng của Học viện Kinh tế sáng tạo và thừa nhận có hành vi đứng lên ghế chửi bới học sinh như clip được chia sẻ tràn lan trên mạng xã hội.

  • Đề toán hài hước trêu đùa các thầy cô tương lai
    Đề toán hài hước trêu đùa các thầy cô tương lai

    Đề toán lạ xuất hiện trên một diễn đàn dành cho giáo viên tiểu học, thu hút sự chú ý của nhiều thành viên.

  • Bạo lực học đường: Một góc nhìn khác
    Bạo lực học đường: Một góc nhìn khác

    Khi mặt bằng dân trí chưa thoát khỏi bản năng hoang dã, con người thường giải quyết xung đột bằng bạo lực. 

  • Vì sao trường học Nhật Bản gần như không có lao công?
    Vì sao trường học Nhật Bản gần như không có lao công?

    Tại Nhật Bản, học sinh không phải làm bài kiểm tra cho đến khi 10 tuổi. Trước khi đạt độ tuổi đó, người Nhật coi trọng việc rèn cho học sinh cách sống.

  • Mong người làm giáo dục đừng "đồng sàng dị mộng"
    Mong người làm giáo dục đừng “đồng sàng dị mộng”

    Xung quanh việc đổi mới sáng tạo của giáo viên, VietNamNet có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Hữu Tá, Chủ tịch Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học TP.HCM.

  • Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến xót xa trước bạo lực học đường
    Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến xót xa trước bạo lực học đường

    Chia sẻ với Góc nhìn thẳng, thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (C45) xót xa về tình trạng gia tăng bạo lực học đường mà lỗi phần lớn thuộc trách nhiệm của các bậc làm cha mẹ.

  • Sao không ưu đãi sư phạm như công an, quân đội?
    Sao không ưu đãi sư phạm như công an, quân đội?

    Báo cáo của Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nhận định rằng ngành giáo dục "chưa có chính sách hữu hiệu thu hút học sinh, sinh viên giỏi vào trường sư phạm…"

  • Bộ Giáo dục lý giải tình trạng học sinh đánh nhau
    Bộ Giáo dục lý giải tình trạng học sinh đánh nhau

    “Chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt thường ngày mà các em đã ứng xử với nhau thiếu lòng nhân ái, trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam” – Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa.

  • 11 thói quen cần bỏ để trở thành người thành công
    11 thói quen cần bỏ để trở thành người thành công

    Tất cả chúng ta đều có những thói quen xấu, đó là chuyện bình thường. Chúng có thể là nguyên nhân khiến nghề nghiệp hoặc cuộc sống cá nhân của bạn không như ý muốn.

  • 10 thói quen rèn luyện trí thông minh mỗi ngày
    10 thói quen rèn luyện trí thông minh mỗi ngày

    Để khỏe mạnh, bộ não của bạn cũng cần phải luyện tập giống như cơ bắp. 

  • Nỗi niềm giáo viên dạy khi học sinh ngủ gật, lấy kéo cắt tóc bạn
    Nỗi niềm giáo viên dạy khi học sinh ngủ gật, lấy kéo cắt tóc bạn

    Dù không nói ra, nhưng dường như giáo viên hệ giáo dục thường xuyên
    đang bị đánh đồng với trình độ học sinh và nhận thức của phụ huynh.

  • "Bạo lực: Tôi cảm thấy bất lực"
    “Bạo lực: Tôi cảm thấy bất lực”

    Chia sẻ của một giáo viên dạy môn Giáo dục công dân ở tại TP.HCM. Thầy là người chứng kiến và trung gian, hòa giải nhiều vụ học sinh đánh nhau.



  • Xem nguồn

    Tranh chấp tài khoản tại ngân hàng của Trường ĐH Hoa Sen

    Posted: 25 Nov 2016 02:15 AM PST


    Tài khoản của Trường ĐH Hoa Sen tại ngân hàng đang bị khóa do lãnh đạo nhà trường tranh chấp. Hiện ban giám hiệu nhà trường giữ con dấu, HĐQT được thành phố công nhận đứng tên chủ tài khoản.

    Ban giám hiệu Trường ĐH Hoa Sen cho biết, Hội đồng quản trị được TP.HCM công nhận đã trao văn bản được công nhận cho ngân hàng và yêu cầu thay đổi chủ tài khoản của trường, đồng thời yêu cầu ngừng giao dịch chi tiền từ tài khoản của nhà trường tại ngân hàng.

    Hiện tại ngân hàng nơi Trường ĐH Hoa Sen mở tài khoản đã hủy bỏ tư cách đại diện chủ tài khoản theo ủy quyền của hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, giao dịch của ngân hàng bị đóng băng. Việc này làm ảnh huởng tới các hoạt động của trường như thù lao của giảng viên, chi phí đào tạo, các nghĩa vụ thuế…

    Trong khi đó, phía HĐQT được TP.HCM công nhận cho rằng, ngay sau khi UBND TP.HCM ban hành quyết định công nhận, HĐQT đã yêu cầu phía ngân hàng đã không thực hiện giao dịch rút tiền mặt. Đồng thời yêu cầu ngân hàng thay đổi chủ tài khoản tại ngân hàng mà Trường ĐH Hoa Sen có giao dịch. Chủ tài khoản của Trường ĐH Hoa Sen chuyển sang ông Lưu Tiến Hiệp.

    Tất cả các khoản chi tiêu của trường sẽ được ông Lưu Tiến Hiệp ký duyệt, nhưng Ban giám hiệu Trường ĐH Hoa Sen vẫn đang giữ con dấu, nên các giao dịch tại ngân hàng phải qua ông Hiệp phê duyệt, sau đó đóng dấu ở trường trước khi ra ngân hàng.

    Tuệ Minh



    Xem nguồn

    Comments