Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dự lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Trường dân lập Nguyễn Siêu

Posted: 24 Nov 2016 08:41 AM PST


Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại buổi lễ. Ảnh:VGP/Xuân TuyếnPhó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại buổi lễ. Ảnh:VGP/Xuân Tuyến

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã trao Cờ thi đua của Chính phủ cho tập thể thầy và trò Trường Nguyễn Siêu. Qua 25 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Trường đã trở thành cơ sở giáo dục chất lượng cao của thành phố Hà Nội.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, mô hình đào tạo ngoài công lập tại thủ đô Hà Nội đã khẳng định được tính đúng đắn của chủ trương xã hội hoá giáo dục. Trong đó, hệ thống Trường dân lập Nguyễn Siêu xứng đáng là mô hình tiêu biểu không chỉ của Thủ đô mà còn của cả nước.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, so với yêu cầu đặt ra, việc đổi mới, phát triển mô hình giáo dục ngoài công lập còn một số tồn tại, hạn chế. Trong đó, chi phí cho học tập còn chưa phù hợp so với thu nhập của đa số người dân, hạn chế khả năng tiếp cận của nhiều đối tượng học sinh có nhu cầu. Nhiều trường dân lập còn gặp khó khăn trong việc phát triển hệ thống cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên. Sự chuyển đổi giữa hệ thống trường công lập-ngoài công lập còn chưa linh hoạt. Các cơ chế, chính sách về phát triển và quản lý hoạt động của trường dân lập còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ…

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị trường tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và kết quả đã đạt được, vượt qua khó khăn, thi đua dạy tốt học tốt, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ năm học 2016-2017 và các năm tiếp theo. Đặc biệt, phải tập trung xây dựng tập thể sư phạm hết lòng vì sự nghiệp giáo dục.

Trường cần làm tốt công tác giáo dục toàn diện, đào tạo thế hệ trẻ phát triển cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ; phối hợp thật tốt việc dạy văn hóa với giáo dục đạo đức, pháp luật, lý tưởng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thiện mô hình giáo dục ngoài công lập trong cả nước, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu về đổi mới giáo dục đào tạo.



Xem nguồn

Mô hình trường học tiêu biểu của xã hội hóa giáo dục

Posted: 24 Nov 2016 07:59 AM PST



Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng trao Cờ thi đua cho lãnh đạo Trường Nguyễn Siêu trong dịp kỷ niệm 25 năm.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng trao Cờ thi đua cho lãnh đạo Trường Nguyễn Siêu trong dịp kỷ niệm 25 năm.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã trao Cờ thi đua của Chính phủ cho tập thể thầy và trò Trường Nguyễn Siêu. Qua 25 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Trường đã trở thành cơ sở giáo dục chất lượng cao của thành phố Hà Nội.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, mô hình đào tạo ngoài công lập tại thủ đô Hà Nội đã khẳng định được tính đúng đắn của chủ trương xã hội hoá giáo dục. Trong đó, hệ thống Trường dân lập Nguyễn Siêu xứng đáng là mô hình tiêu biểu không chỉ của Thủ đô mà còn của cả nước.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, so với yêu cầu đặt ra, việc đổi mới, phát triển mô hình giáo dục ngoài công lập còn một số tồn tại, hạn chế. Trong đó, chi phí cho học tập còn chưa phù hợp so với thu nhập của đa số người dân, hạn chế khả năng tiếp cận của nhiều đối tượng học sinh có nhu cầu.

Nhiều trường dân lập còn gặp khó khăn trong việc phát triển hệ thống cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên. Sự chuyển đổi giữa hệ thống trường công lập-ngoài công lập còn chưa linh hoạt. Các cơ chế, chính sách về phát triển và quản lý hoạt động của trường dân lập còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ…


Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học VN Nguyễn Thị Doan tới dự lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Trường Nguyễn Siêu. (Ảnh: Lê Văn)

Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học VN Nguyễn Thị Doan tới dự lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Trường Nguyễn Siêu. (Ảnh: Lê Văn)

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị trường tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và kết quả đã đạt được, vượt qua khó khăn, thi đua dạy tốt học tốt, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ năm học 2016-2017 và các năm tiếp theo. Đặc biệt, phải tập trung xây dựng tập thể sư phạm hết lòng vì sự nghiệp giáo dục.

Trường cần làm tốt công tác giáo dục toàn diện, đào tạo thế hệ trẻ phát triển cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ; phối hợp thật tốt việc dạy văn hóa với giáo dục đạo đức, pháp luật, lý tưởng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thiện mô hình giáo dục ngoài công lập trong cả nước, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu về đổi mới giáo dục đào tạo.

Trường dân lâp Nguyễn Siêu được thành lập vào năm 1991 bởi vợ chồng nhà giáo Nguyễn Trọng Vĩnh và nhà giáo Dương Thị Thịnh, tới nay, sau 25 năm phát triển, tới nay, Trường Nguyễn Siêu được coi là “một điểm sáng của giáo dục Thủ đô”.

Từ năm học đầu tiên chỉ có 132 học sinh với 5 lớp, tới nay, Trường Nguyễn Siêu đã có 2.336 học sinh với 91 lớp. 100% số lớp là “Chất lượng cao” theo Luật Thủ đô (trong đó có hơn 30% học sinh theo học chương trình Cambridge).

Tỉ lệ học sinh Trường Nguyễn Siêu đỗ vào các trường đại học đỗ từ 74-100%.

Nhật Hồng



Xem nguồn

Đà Nẵng: Thực hiện trường học “sáng ánh đèn”

Posted: 24 Nov 2016 07:17 AM PST


HS và nhân dân đến trường THPT Trần Phú tập thể dục thể thao vào buổi tối.

HS và nhân dân đến trường THPT Trần Phú tập thể dục thể thao vào buổi tối.

Theo đó, tất cả các trường Tiểu học, THCS, THPT, các trung tâm GDTX, GDTX-KTTH-HN&DN (gọi chung là trường) thực hiện việc mở cổng trường, khu tập luyện thể dục thể thao sau giờ học để HS, nhân dân khu vực gần trường đến học tập, vui chơi, giải trí… Thời gian mở cửa từ 17h đến 21h hàng ngày, đối với ngày học và từ 8h đến 10h30 buổi sáng, từ 14h00 đến 21h00 đối với ngày nghỉ, trừ ngày lễ, tết và chủ nhật.

Sở GD&ĐT khuyến khích GV các trường đảm bảo các yêu cầu quy định tại Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 26/3/2013 của UBND thành phố tổ chức các hoạt động tại trường sau giờ học và trong ngày nghỉ như: tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, kĩ năng sống, các bộ môn năng khiếu, nghệ thuật, thể dục thể thao… Khuyến khích thành lập các câu lạc bộ nghệ thuật, thể thao thu hút học sinh và nhân dân khu vực gần trường tham gia.

Đối với các trường THCS, THPT, các trung tâm GDTX, GDTX-KTTH-HN&DN, Sở GD&ĐT khuyến khích tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong trường theo đúng quy định tại Điều 4, Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 26/3/2013 của UBND thành phố. Riêng các trường Tiểu học, khuyến khích quản lí học sinh ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình đảm bảo các yêu cầu tại Quyết định số 13/2013 của UBND TP.

Ông Nguyễn Đình Vĩnh – Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng – cho biết: "Trong dịp hè 2016, ngành GD&ĐT Đà Nẵng đã mạnh dạn thực hiện mở thư viện, cổng trường trong hè, các khu tập luyện thể dục, thể thao để HS và người dân gần trường được vui chơi, đọc sách, tập luyện thể thao… Đây là một nhiệm vụ mang tính sáng tạo, đạt hiệu quả cao của ngành GD&ĐT thành phố. Chính vì vậy, Sở GD&ĐT Đà Nẵng tiếp tục thực hiện chủ trương "trường học sáng đèn", mở cổng trường và khu luyện tập thể thao để HS và nhân dân có thể vào tập luyện".

Theo ông Nguyễn Đình Vĩnh, việc mở cổng trường sau giờ học vừa nhằm để khai thác tối đa công năng cơ sở vật chất nhà trường vừa tạo nguồn kinh phí để các trường hoạt động, tái đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất, tăng nguồn thu nhập cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.



Xem nguồn

‘Nhiều phóng viên trẻ, nhiệt huyết nhưng vốn sống hạn chế’

Posted: 24 Nov 2016 06:35 AM PST


– Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã khẳng định như vậy tại Lễ ký kết Biên bản Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ TT&TT với Học viện Báo chí và Tuyên truyền diễn ra chiều nay,24/11.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định,trong bối cảnh hiện nay, quản lý nhà nước về hoạt động báo chí – truyền thông,xuất bản cũng như thông tin đối ngoại đòi hỏi phải nâng cao tính chủ động và theo kịp sự phát triển nhanh chóng của các loại hình truyền thông xã hội.

'Nhiều phóng viên trẻ, nhiệt huyết nhưng vốn sống hạn chế'
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn

Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 và đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho rằng, mặc dù đội ngũ phóng viên, biên tập viên báo chí, xuất bản nướcta hiện nay ngày càng trẻ hóa và được đào tạo chính qui và nhiều người yêu nghề, luôn có ý thức phấn đấu vươn lên không ngừng để trở thành những nhà báo vững vàngvề chính trị, có chuyên môn giỏi, đáp ứng yêu cầu hội nhập ngày càng cao.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, hạn chế phổ biếnnhất của đội ngũ cán bộ, phóng viên báo chí, xuất bản nước ta hiện nay là tỷ lệthành thạo ngoại ngữ chưa cao, số phóng viên giỏi chưa nhiều, phần nhiều số phóng viên giỏi có tiếng đã chuyển sang làm công tác quản lý bên cạnh đó một số phóngviên trẻ nhiệt tình, xông xáo lại chưa đủ sắc sảo, vốn sống còn hạn chế nên thường gặp một số trở ngại và khó khăn khi tác nghiệp.

Ở một số lĩnh vực các lĩnh vực như xây dựng Đảng, kinh tế, chính trị, ngoại giao lại đang thiếu những cây bút đủ tầm, một số phóng viên chạy theo kinh tế thị trường dẫn đến việc cho ra những tác phẩm xa rời đường lối của Đảng hay những tác phẩm câu khách mang tính chất thị trường.

'Nhiều phóng viên trẻ, nhiệt huyết nhưng vốn sống hạn chế'
Lễ ký kết

Vì vậy, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho rằng, việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý cơ quan báo chí, xuất bản, thông tin đối ngoại cũngnhư đội ngũ làm công tác thông tin cơ sởvàđội ngũ tác nghiệp trực tiếptrong các lĩnh vực này là hết sức cần thiết và quan trọng.

Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, thỏa thuận khung về hợp tác giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền với Bộ Thông tin và Truyền thông trong lĩnh vực báo chí và xuất bản giai đoạn 2016 – 2018 sẽ là cách tận dụng mọi nguồn lực và điều kiện tốt phục vụ đào tạo, bội dưỡng đội ngũ phóng viên, biên tập viên.

"Việc ký kết thỏa thuận hợp tác này sẽ tậndụng thế mạnh của hai bên, đồng thời cũng tạo ra một động lực mới thúc đẩy hơn nữa trong hoạt động nghiên cứu và giảng dạy của các cơ sở đào tạo của hai bên"– Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định.

Phát biểu tại lễ ký kết, GS. TS Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định, thỏa thuận được ký kết giữa hai đơn vị không chỉ là sự hợp tác nhằm hỗ trợ, giúp đỡ trong công tác đào tạo những người làm báo mà chính là trách nhiệm của Học viện Báo chí Tuyên truyền.

Đồng thời, việc đào tạo trong sự gắn kết giữa hai đơn vị sẽ giúp cho Học viện Báo chí Tuyên truyền tiếp nhận những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn cũng như chỉ đạo trực tiếp từ Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn.

Ông Nguyễn Xuân Thắng cũng mong muốn hoạt động hợp tác giữa Bộ TT&TT với Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đi vào thực chất, hiệu quả và sẽ thành công.

HàPhương



Xem nguồn

Quảng Bình: Học sinh nghỉ học vì mưa lớn

Posted: 24 Nov 2016 05:51 AM PST


Đến 15h chiều 24/11, nước trên sông Kiến Giang đang lên và một số vùng của huyện Lệ Thuỷ nước lũ đã làm ngập một số tuyến đường liên thôn, liên xã.Đến 15h chiều 24/11, nước trên sông Kiến Giang đang lên và một số vùng của huyện Lệ Thuỷ nước lũ đã làm ngập một số tuyến đường liên thôn, liên xã.

Theo đó, gần 2.000 học sinh của huyện Lệ Thuỷ từ bậc học Mầm Non cho đến THPT đã được các trường chủ động cho nghỉ học bởi trong ngày 24/11, một số tuyến đường, cầu cống trên địa bàn bị ngập và sạt lở, nên một số trường, điểm trường ở vùng nguy hiểm…

Học sinh được nghỉ học chủ yếu thuộc các trường ở khu vực miền núi, vùng thấp trũng của huyện như các trường Mầm non Ngân Thủy, MN Kim Thủy, MN Phong Thủy; Tiểu học Văn Thủy; THCS Mỹ Thủy, một số điểm của Trường phổ thông dân tộc bán trú Kim Thủy; Trường THPT Kỹ thuật Lệ Thủy…

Đây là giải pháp mà ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Bình đã quán triệt giao quyền chủ động cho các hiệu trưởng nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng cho học sinh trong mưa lũ.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình mưa vẫn tiếp tục diễn ra tại nhiều địa phương. Nhiều nơi nước lên nhanh ở các sông suối và gây không ít khó khăn cho người dân sinh sống ở các vùng miền núi, rẻo cao và những nơi thường xuyên ngập lụt, có nguy cơ lũ quét…



Xem nguồn

Thầy giáo cô gái "canh cua rau đay": Quyên là người mạnh mẽ!

Posted: 24 Nov 2016 05:08 AM PST


 – Từ đất nước Mặt trời mọc, Quyên nhắn tin về: “Thế ạ? Vui không? Mẹ em cũng vừa nhắn. Trời ơi em là người chơi dở nhất…“.

Trong quá trình tìm gặp Phạm Thị Quyên – cô gái gây xôn xao dư luận mấy ngày qua vì không biết El Nino là một hiện tượng thời tiết và không biết canh cua nấu với rau đay, Vietnamnet có trò chuyện với thầy Lê Hồng Quân – trưởng Khoa Ô tô, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội – nơi Quyên từng theo học.

Thầy Quân xác nhận Phạm Thị Quyên là sinh viên của khoa ô tô và thầy từng trực tiếp dạy lớp của Quyên.

Thầy giáo cô gái 'canh cua rau đay': Quyên là người mạnh mẽ!

Thầy Quân cho biết, khoa Ô tô có tới 99% sinh viên là nam. "Gần 5.000 sinh viên nhưng chỉ có 2, 3 sinh viên nữ thôi", nên thầy Quân khá nhớ và ấn tượng về nữ sinh này.

Dù đã ra trường 2, 3 năm nhưng thầy Quân vẫn nhớ Phạm Thị Quyên có cá tính rất mạnh mẽ. "Em Quyên có cá tính mạnh mẽ, rất giống con trai và khi học ở trường em còn là một tay karate có hạng" – thầy Quân chia sẻ.

"Con trai mà trêu là có khi vặn cổ luôn" – thầy Quân đùa khi nhớ về sinh viên của mình.

"Nhiều khi cứ trêu 'cô mà học khoa ô tô thì có khi biến thành con trai', vì cá tính em mạnh lắm".

Thầy Quân cũng nhớ Quyên có tính cách rất vô tư, vui vẻ và tích cực tham gia công tác đoàn, hội sinh viên. "Về học lực, em cũng thuộc dạng khá của lớp".

Thầy giáo này cũng nhận được thông tin sau khi ra trường Quyên được tuyển vào một công ty liên doanh với mức đạt yêu cầu cao và mức lương khá so với mặt bằng chung. 

Chia sẻ với tờ Thể thao văn hóa, một người bạn cũng là đồng nghiệp của Quyên cho biết Quyên là "một cô gái sống rất thật, nghĩ gì nói đó, và đã nói thì sẽ làm. Tụi mình rất ngưỡng mộ bạn ấy. Bạn ấy rất giỏi và có chí tiến thủ, có nhiều ước mơ và luôn cố gắng để đạt được ước mơ của mình".

Người bạn này cũng chia sẻ, Quyên là cô gái duy nhất theo học khoa ô tô của ĐH Công nghiệp. 

"Việc nằm rạp xuống đất chui thẳng vào gầm xe ô tô, tháo tung từng con ốc để bắt bệnh và buộc một chiếc xe hỏng phải chạy ngon lành, là một điều quá sức bình thường với bạn ấy".

Ra trường, trong khi bạn bè vất vả tìm kiếm việc làm thì Quyên đỗ ngay vào một tập đoàn có tiếng của Nhật Bản với mức lương mà mọi sinh viên đều mơ ước. 

Hiện tại, Quyên đang đi công tác ở Nhật Bản và có vẻ như không quan tâm tới những lời bàn tán về mình sau chương trình.

 Cô cũng chia sẻ những giây phút rất thư giãn cùng bạn bè ở Nhật Bản trên Facebook cá nhân của mình. 

Vẫn giống như tính cách vô tư thể hiện trong chương trình, Quyên nhắn tin từ đất nước Mặt trời mọc: "“Thế ạ? Vui không? Mẹ em cũng vừa nhắn. Trời ơi em là người chơi dở nhất…“.



Xem nguồn

Đà Nẵng: Xây dựng văn hóa đọc cho học sinh thông qua “tủ sách mở”

Posted: 24 Nov 2016 04:26 AM PST


Mô hình thư viện xanh theo Tủ sách mở tại trường Tiểu học Núi Thành (Hải Châu)Mô hình thư viện xanh theo Tủ sách mở tại trường Tiểu học Núi Thành (Hải Châu)

Theo đó, tất cả các trường học, các trung tâm GDTX, GDTX- KTTH-HN&DN, trung tâm Ngoại ngữ, Tin học, cơ sở dạy thêm học thêm trên địa bàn Đà Nẵng đều phải tiến hành đặt các tủ sách, kệ sách không có ổ khóa ở sân trường, hành lang, khu vui chơi để đảm bảo sách, báo đến với người đọc một cách dễ dàng và thuận tiện.

Theo đó, Sở GD&ĐT Đà Nẵng yêu cầu các trường học, trung tâm tiến hành thiết kế, đầu tư, trang bị các tủ sách, kệ sách không có ổ khóa ở sân trường, hành lang, khu vui chơi… đảm bảo tính thẩm mĩ, dễ tiếp cận và lấy sách, báo đọc. Sở GD&ĐT sẽ xem xét hỗ trợ đối với các trường đặc biệt khó khăn.

Riêng đối với các trường đã có "Tủ sách mở" cần tiếp tục đầu tư, trang bị thêm; thực hiện không khóa các tủ sách hiện có. Các Tủ sách mở cần bố trí theo chủ đề, chuyên ngành… thuận lợi cho việc tìm đọc. Khuyến khích các trung tâm Ngoại ngữ, Tin học, cơ sở dạy thêm, học thêm đầu tư, trang bị các "Tủ sách mở" để người học, phụ huynh có điều kiện đọc sách.

Các trường cần làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, quản lí học sinh để tránh tình trạng học sinh phá tủ sách, thất thoát sách…

Ngoài sử dụng kinh phí thường xuyên của các trường để triển khai Tủ sách mở, các trường học, trung tâm có thể vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh, các tập thể, cá nhân đóng góp sách cho, báo các "Tủ sách mở".



Xem nguồn

Trường phổ thông muốn học sinh nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2

Posted: 24 Nov 2016 03:43 AM PST


 Trong diễn văn khai mạc tại lễ kỷ niệm 25 năm thành lập, nhà giáo Nguyễn Trọng Vĩnh, Chủ tịch HĐ trường đã khẳng định giữ mục tiêu của Trường Nguyễn Siêu là trường chất lượng cao ngang tầm khu vực, hội nhập quốc tế và thực hiện chương trình Quốc tế Cambridge cho học sinh có thể sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2.

Trường phổ thông muốn học sinh nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng trao Cờ thi đua cho lãnh đạo Trường Nguyễn Siêu trong dịp kỷ niệm 25 năm. 

Được thành lập vào năm 1991 bởi vợ chồng nhà giáo Nguyễn Trọng Vĩnh và nhà giáo Dương Thị Thinh, tới nay, sau 25 năm phát triển, tới nay, Trường Nguyễn Siêu được coi là “một điểm sáng của giáo dục Thủ đô”.

Từ năm học đầu tiên chỉ có 132 học sinh với 5 lớp, tới nay, Trường Nguyễn Siêu đã có 2.336 học sinh với 91 lớp. 100% số lớp là “Chất lượng cao” theo Luật Thru đô (trong đó có hơn 30% học sinh theo học chương trình Cambridge).

Trường Nguyễn Siêu cũng được Đại học Cambridge (Vương quốc Anh) công nhân là Trung tâm khảo thí ủy quyền và giảng dạy chương trình phổ thông quốc tế Cambridge với mã số trường VN236.

Theo nhà giáo Nguyễn Trọng Vĩnh, tỉ lệ học sinh Trường Nguyễn Siêu đỗ vào các trường đại học đỗ từ 74-100%, thi học sinh giỏi đạt 1.352 giải, bao gồm các giải văn hóa và các môn nghệ thuật, thể thao.

Nhà giáo Nguyễn Trọng Vĩnh cũng nhắc lại mục tiêu của Trường Nguyễn Siêu: Trường chất lượng cao của Thủ đô Hà Nội, ngang tầm với các trường phổ thông trong khu vực; Giữ vững bản sắc dân tộc, hội nhập quốc tế, đưa Trường Nguyễn Siêu thực hiện chương trình quốc tế Cambridge cho học sinh có thể sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2; Đào tạo học sinh trở thành những công dân có tri thức, có sức khỏe, chủ động sáng tạo để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Cũng trong dịp này, Trường Nguyễn Siêu đã vinh dự nhận được Cờ thi đua của Chính phủ.

Một số hình ảnh tại lễ kỷ niệm 25 năm Trường Nguyễn Siêu:

Trường phổ thông muốn học sinh nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2
Vợ chồng nhà giáo Nguyễn Trọng Vĩnh – Dương Thị Ninh là những người đã xây dựng Trường Nguyễn Siêu từ những ngày đầu tiên. Hiện ông Vĩnh là Chủ tịch HĐ quản trị nhà trường.
Trường phổ thông muốn học sinh nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng tới dự lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Trường Nguyễn Siêu.
Trường phổ thông muốn học sinh nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dự lễ kỷ niệm chúc mừng nhà giáo Nguyễn Trọng Vĩnh.
Trường phổ thông muốn học sinh nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2
Các học sinh Trường Nguyễn Siêu vui vẻ và hào hứng trong lễ kỷ niệm thành lập trường.
Trường phổ thông muốn học sinh nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2
Sau phần lễ là chương trình nghệ thuật “Sáng cùng thời gian” – chủ đề của lễ kỷ niệm năm nay được dàn dựng rất công phu. Các học sinh ngồi bên dưới khá chăm chú theo dõi.
Trường phổ thông muốn học sinh nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2
Và tích cực tham gia diễn biến của một vở kịch trên sân khấu.
Trường phổ thông muốn học sinh nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2
Sáng nay thời tiết khá lạnh nên nhiều bạn học sinh phải đội mũ len để tránh rét.
Trường phổ thông muốn học sinh nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2
Các bạn học sinh trong trường đã làm mô hình của Trường Nguyễn Siêu để gửi tặng các thầy cô.
Trường phổ thông muốn học sinh nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2
Các thế hệ học sinh tri ân nhà giáo Nguyễn Trọng Vĩnh và nhà giáo Dương Thị Ninh, những người đã đặt nền móng xây dựng trường.
Trường phổ thông muốn học sinh nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2
Ca sĩ Khánh Linh, một cựu học sinh Nguyễn Siêu cùng các em học sinh hát bài hát của Trường Nguyễn Siêu. Phía sau là hình ảnh của vợ chồng nhà giáo Nguyễn Trọng Vĩnh, những người sáng lập trường.
Trường phổ thông muốn học sinh nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2
Bài hát về trường quen thuộc khiến các học sinh rất hào hứng. Nhiều học sinh vỗ tay và hát theo ở phía dưới sân trường.
Trường phổ thông muốn học sinh nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2
Bài hát về trường khiến những học sinh lớn và cả thầy cô khá xúc động.
Trường phổ thông muốn học sinh nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2
Những quả bóng bay mang theo ước mơ của thầy trò Trường Nguyễn Siêu được thả lên bầu trời.

Lê Văn



Xem nguồn

Chủ tịch xinh đẹp của Hội trí thức trẻ Việt Nam tại Anh

Posted: 24 Nov 2016 03:01 AM PST


Lần đầu tham dự hội thảo về cơ hội việc làm cho sinh viên Việt Nam với tên gọi "Triển vọng VIII" do Hội trí thức trẻ Việt Nam tại Anh (Vietpro UK) tổ chức vào tháng 10/2016, tôi thực sự ấn tượng bởi bài phát biểu, đặc biệt bị thu hút bởi  vẻ đẹp nhẹ nhàng, nữ tính của nữ chủ tịch hội.

Qua người bạn đi cùng, cũng là bạn thân của cô gái tôi được biết Hải Anh sinh trưởng trong một gia đình nhà giáo tại Hải Phòng. Bố cô nguyên là giảng viên toán Trường ĐH Hàng hải Việt Nam, mẹ là giáo viên toán trung học phổ thông.

Chủ tịch xinh đẹp của Hội trí thức trẻ Việt Nam tại Anh
Hải Anh

Cùng em gái song sinh, Hải Anh từng đỗ cả chuyên lý và chuyên toán nhưng hai chị em đã chọn học chuyên lý tại Trường THPT Năng khiếu Trần Phú (Hải Phòng).   

Chủ tịch xinh đẹp của Hội trí thức trẻ Việt Nam tại Anh

Cùng em gái

Năm 2008, trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng, với quyết tâm của hai con gái, bố mẹ Hải Anh đã cố gắng thu xếp cho hai chị em sang Anh du học.

Những năm đi học, để tiết kiệm tiền sinh hoạt, hai chị em thuê nhà sống xa trung tâm London, hàng ngày mất 2 giờ ngồi tàu điện và xe buýt để đến trường.Ngoài giờ học, hai chị em thu xếp thời gian đi làm thêm ở tiệm bánh, quán ăn, cố gắng lo đủ tiền ăn ở, giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ.

Tốt nghiệp A Level, hai chị em được cả 5/5 trường đại học nhận vào học. Hai cô chọn chuyên ngành đầu tư tài chính và quản trị rủi ro của trường City University Cass Business school.  

Với ý chí và quyết tâm, từ năm thứ hai Hải Anh đã giành được học bổng của trường cho đến khi học xong đại học. Năm 2012, cô được bầu là chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại trường.

Ngay trong năm đầu tiên đại học, Hải Anh đã vượt qua hơn 1.000 hồ sơ để trở thành 1 trong số 15 sinh viên dành suất thực tập tại Ngân hàng Hoàng Gia Scotland RBS.

Tốt nghiệp đại học loại ưu cô về làm việc cho ngân hàng RBS. Ngoài giờ đi làm, cô tiếp tục học thêm bằng Phân tích tài chính CFA với nguyện vọng tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm trước khi trở về Việt Nam làm việc.

Em gái cô giờ cũng đang làm việc cho một quỹ thuộc Chính phủ Anh.

Trong suốt thời gian sống ở Anh, Hải Anh đều đặn dành ngày nghỉ hàng tuần tham gia các phong trào từ thiện, các tổ chức thiện nguyện, chăm sóc người khuyết tật. Kỳ nghỉ hè năm 2011, cô đã dùng tiền lương tích góp từ việc đi làm thêm của mình một mình sang Kenya (trong khi em gái sang Uganda, Châu Phi) ba tuần để làm thiện nguyện.

Chủ tịch xinh đẹp của Hội trí thức trẻ Việt Nam tại Anh

Tại trung tâm Keen London – Quỹ từ thiện dành cho trẻ em khuyết tật

Chủ tịch xinh đẹp của Hội trí thức trẻ Việt Nam tại Anh

An ủi, động viên, chăm sóc người khuyết tật

Chủ tịch xinh đẹp của Hội trí thức trẻ Việt Nam tại Anh

Kenya –  Các bé ngoan ngoãn xếp hàng chờ đến lượt

Chủ tịch xinh đẹp của Hội trí thức trẻ Việt Nam tại Anh

Nô đùa vào giờ ra chơi

Hiện nay, Hải Anh đang là chủ tịch Hội Vietpro UK. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận với mục đích chia sẻ các kinh nghiệm, ý tưởng, xây dựng kỹ năng, giới  thiệu cơ hội việc làm  với sự tham gia của giới trí thức đã tốt nghiệp và làm việc  trong các lĩnh vực khác nhau và các sinh viên Việt Nam tại Anh.

Tổ chức này đã có 650 thành viên, liên kết chặt chẽ với 8.000 sinh viên đang học tập tại Anh thông qua các hoạt động hỗ trợ việc làm. Mục tiêu của hội là xây dựng một cộng đồng Người Việt ngày càng lớn mạnh cùng với sự tham gia của những cá nhân, tổ chức có quan tâm đến Việt Nam tại Anh Quốc.

Ngoài ra, Hải Anh còn tham gia vào Mạng lưới Viet Anh (Vietnam-UK Network). Trong hai năm qua, cô đã cùng các lãnh đạo của tổ chức này về Việt Nam làm việc với Bộ ngoại giao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, UBND các tỉnh Hà nội, TP.HCM và Quảng Ninh…, tìm kiếm các cơ hội đầu tư hợp tác cho các doanh nghiệp Anh và Việt Nam.

Chủ tịch xinh đẹp của Hội trí thức trẻ Việt Nam tại Anh

Cùng các bạn 12 chuyên lý (khóa 2006 – 2009)

Chủ tịch xinh đẹp của Hội trí thức trẻ Việt Nam tại Anh

Về thăm trường cũ

Đây lại là một minh chứng nữa cho nhận định “con gái Hải Phòng đẹp”. Họ không chỉ đẹp về nhan sắc mà còn đẹp về tâm hồn, giàu tri thức, gây ấn tượng khó quên cho ai đã từng một lần gặp  mặt.

Hoàng Hà(Sử dụng hình ảnh từ Facebook nhân vật)



Xem nguồn

Cách chức hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Bình Định

Posted: 24 Nov 2016 02:19 AM PST


Lập chứng từ khống rút tiền để ngoài sổ sách

Qua tìm hiểu của PV Dân trí, trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015, với cương vị Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề TCMN Bình Định, ông Huỳnh Hữu Bình để xảy ra những khuyết điểm, sai phạm.

Cụ thể, trong công tác tổ chức cán bộ, là người đứng đầu nhà trường, nhưng ông Bình không thành lập Hội đồng Trường; không xây dựng Quy chế dân chủ cơ sở, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức; Chưa công khai đầy đủ trong toàn trường kết quả họp Hội đồng thi đua khen thưởng trước khi trình đề nghị khen thưởng cho cơ quan quản lý cấp trên theo quy định…

Nhiều sai phạm ở Trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Bình Định

Nhiều sai phạm ở Trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Bình Định

Việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với cán bộ, giáo viên trong trường chưa đúng quy định pháp luật: phân công nhiệm vụ phụ trách các phòng, khoa của trường cho 4 viên chức, nhưng họ không được hưởng phụ cấp theo quy định; thiếu sót trong việc tổ chức thu hồi không triệt để hợp đồng lao động được ký kết giữa nhà trường với giáo viên Hoàng Thị Thúy Hằng; nâng lương cho bà Hằng kể từ ngày 1/1/2015 không đúng quy định; tạo điều kiện cho bà Hằng đi học thạc sĩ không đúng đối tượng.

Về công tác tài chính – kế toán, năm 2015 và những công việc có liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, Trường Trung cấp nghề TCMN Bình Định đã chi sai số tiền 212.496.000 đồng. Trong đó, 135.123.000 đồng từ việc lập chứng tiền mua vật tư, nguyên nhiên vật liệu đào tạo các lớp sơ cấp nghề năm 2015; 77.373.000 đồng từ việc lập chứng từ thù lao giáo viên. Cụ thể, hỗ trợ giáo viên dạy nghề lưu động 30.000 đồng/giờ, nhưng thực tế giáo viên chỉ nhận bằng mức công tác phí 60.000 đồng/ngày.

Đặc biệt, với tư cách Hiệu trưởng, chủ tài khoản Nhà trường, nhưng ông Bình không ký báo cáo tài chính Quý 4 năm 2015, nhật ký sổ các năm, sổ chi tiết năm 2015, số quỹ tiền mặt năm 2015 và số tiền gửi ngân hàng năm 2015. Lập chứng từ khống rút tiền về để ngoài sổ sách kế toán với số tiền 239.385.000 đồng. Đồng thời, sử dụng số tiền 239.385.000 đồng từ việc lập chứng từ khống sai mục đích, sai chế độ quy định.

Ngoài ra, trong công tác tuyển sinh học nghề, nhà trường tuyển sinh vượt mức quy mô đào tạo đối với một số nghề, nhưng không đăng ký hoạt động dạy nghề bổ sung với cấp có thẩm quyền theo quy định. Một số lớp dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng, nhà trường bố trí giáo viên giảng dạy có trình độ, chuyên môn đào tạo không phù hợp với quy định…

Cách chức hiệu trưởng

Với những sai phạm trên, ngày 22/9/2016, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH đã ký quyết định kỷ luật cách chức đối với ông Huỳnh Hữu Bình, hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề TCMN Bình Định vì trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động của trường đã có các hành vi vi phạm các quy định pháp luật về công tác tổ chức cán bộ, đào tạo nghề, để xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng; chỉ đạo lập chứng từ khống rút tiền để ngoài sổ sách kế toán.

Quyết định cách chức hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Bình Định

Quyết định cách chức hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ Bình Định

Ngoài ra, qua kết quả kiểm tra, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH yêu cầu thu hồi số tiền 261.065.800 đồng nộp vào ngân sách Nhà nước, vì nhà trường lập chứng từ nhưng không mua vật tư, nguyên vật liệu, sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ công tác dạy nghề mà để ngoài sổ sách và chi sai chế độ cho viên chức và người lao đồng.

Ngoài kỷ luật cách chức hiệu trưởng, Sở LĐ-TB&XH sẽ tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với một số cán bộ, giáo viên của trường. "Trong tuần này, Sở sẽ tổ chức họp để đưa ra hình thức kỷ luật với một số cá nhân có liên quan như ông Đặng Trường Văn, Phụ trách phòng Tổ chức – Hành chính – Tổng hợp; ông Lê Văn Quốc, Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính; bà Trịnh Thị Phương Thảo, thủ quỹ; bà Hoàng Thị Thúy Hằng, giáo viên dạy nghề điện", ông Võ Văn Lương, Chánh văn phòng Sở LĐ-TB&XH, thông tin thêm.

Về việc khắc phục sai phạm, đại diện Trường Trung cấp nghề TCMN Bình Định, cho biết đến nay, trường đã triển khai thu hồi công tác phí của 4 giáo viên với tổng số tiền 9.040.000 đồng; thu hồi tiền 30% đứng lớp của bà Hoàng Thị Thúy Hằng số tiền 6.000.000 đồng; số tiền còn lại chưa thu là 6.640.800 đồng, bà Hoàng Thị Thúy Hằng có giấy đề nghị xin trừ vào lương hàng tháng 11 và 12. Riêng số tiền 239.385.000 đồng từ việc lập chứng từ khống rút để ngoài sổ sách, đến nay, nhà trường chưa triển khai thu hồi được.

Doãn Công



Xem nguồn

Comments