Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Một số câu hỏi về Công nghệ giáo dục sau trả lời chất vấn của Bộ trưởng

Posted: 22 Nov 2016 08:34 AM PST


Ngày 1/11, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam và Giáo sư Hồ Ngọc Đại cùng đội ngũ cộng sự của ông đã có cuộc trao đổi liên quan dến các vấn đề về Công nghệ giáo dục của ông mà Báo đã phản ánh.

Trung tâm Công nghệ giáo dục do Giáo sư Hồ Ngọc Đại làm Giám đốc đã chính thức lên tiếng về vấn đề này trong bài viết: “Sách của Giáo sư Hồ Ngọc Đại đến dấu phẩy cũng không vô giá trị”, đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 14/11.

Đây là tiếng nói chính thức của Trung tâm Công nghệ giáo dục và Giáo sư Hồ Ngọc Đại về những thắc mắc liên quan đến các câu hỏi đặt ra về nội dung cũng như cơ sở pháp lý của việc triển khai đại trà Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục. 

Người viết rất hoan nghênh và đánh giá cao tinh thần trao đổi cầu thị và kịp thời của Giáo sư Hồ Ngọc Đại cùng đội ngũ cộng sự, trong việc trả lời thắc mắc của dư luận về Công nghệ giáo dục.

Chúng tôi cũng hy vọng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam với vai trò cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm trong việc thẩm định, thí điểm, triển khai đại trà Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục sớm có câu trả lời dư luận.

Sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, tập 2. Ảnh: giaoduc.net.vn.

Đó là những câu hỏi, thắc mắc xung quanh căn cứ pháp lý triển khai đại trà “sách giáo khoa” này và thí điểm quy mô rộng các đầu sách khác thuộc Công nghệ giáo dục.

Tuy nhiên người viết nhận thấy những câu trả lời liên quan đến phần nội dung cuốn Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục từ Trung tâm Công nghệ giáo dục và Giáo sư Hồ Ngọc Đại vẫn chưa đi thẳng vào các câu hỏi được bạn đọc đặt ra và có những thông tin mâu thuẫn nhau. 

Để làm sáng rõ vấn đề, trong khuôn khổ bài viết này người viết xin nhắc lại các câu hỏi về nội dung cuốn Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, đồng thời nêu ra một số vấn đề mâu thuẫn và mong muốn nhận được câu trả lời cụ thể, đúng câu hỏi, có trách nhiệm và cầu thị từ phía Giáo sư và Trung tâm.

Những câu hỏi về nội dung cuốn Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục vẫn chưa được trả lời

Bài viết đầu tiên chất vấn về sách của Giáo sư Hồ Ngọc Đại do tác giả Trần Hương Giang, một phụ huynh có con học Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 28/9/2015 đặt ra 2 vấn đề:

– Ý nghĩa của nhiều từ ngữ trong sách không phù hợp với lứa tuổi Tiểu học. Đặc biệt nội dung một số câu chuyện không mang tính giáo dục, gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển đạo đức, trí tuệ và hình thành nhân cách của trẻ.

– Nhiều nội dung mâu thuẫn với những điều mà Luật Giáo dục quy định. [1]

Sau đó phụ huynh Trần Hương Giang đã liệt kê rất chi tiết những ví dụ trong sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục để minh họa cho 2 vấn đề này, mong Giáo sư Hồ Ngọc Đại và các tác giả làm rõ.

Bài viết thứ hai của tác giả Trần Hương Giang ngày 3/11/2015 phản biện lại nội dung trả lời của một số giáo viên Trường Thực nghiệm liên quan đến bài viết đầu tiên [1], tác giả tiếp tục đặt câu hỏi:

– "Chiếm lĩnh ngữ âm" để làm gì? Trong khi nội dung tiếng Việt còn không hiểu nghĩa vậy thì làm sao có thể "chiếm lĩnh nội dung các môn học khác"?

– Khi đã không hiểu ý nghĩa thì "tư duy ngôn ngữ, năng lực phân tích.." phát triển bằng cách nào đây?  

– Trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có biết bao nhiêu lời hay, ý đẹp sao không đưa vào dạy các cháu mà lại phải dạy "Thu đủ bù chi", "Bạt ngàn man dã", "Cà rịch cà tàng", "Hàng thịt nguýt hàng cá", "Xập xí xập ngầu"…? 

– Tiếng Việt phong phú là vậy, sao lại phải dạy các cháu "sàm sỡ", "xoen xoét", "ngoa ngoắt", "ăn quỵt", "xiết nợ", "hùng hục", "ốm đau quặt quẹo", "ngáo ộp dọa trẻ", "khuýp khùym khuỵp" … ? [2]

Học mẫu giáo đã phải đăng ký mua sách Công nghệ giáo dục của GS.Hồ Ngọc Đại

(GDVN) – Phải chăng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có kế hoạch dùng sách giáo khoa Công nghệ giáo dục Hồ Ngọc Đại và sách VNEN dù còn gây nhiều tranh cãi và thiếu căn cứ…

Bài viết thứ ba của tác giả Trần Hương Giang đăng ngày 4/12/2015 trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục nêu ra một số vấn đề về nội dung trong cuốn Tiếng Việt lớp 1, Công nghệ giáo dục và đề nghị Giáo sư Hồ Ngọc Đại và những người có trách nhiệm trả lời.

Sau hơn 1 năm kể từ khi tác giả Trần Hương Giang đặt câu hỏi, Trung tâm Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại mới chính thức lên tiếng, nhưng tiếc rằng đã không trả lời cụ thể các câu hỏi về nội dung cuốn Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục mà người hỏi đặt ra.

Ngược lại, Trung tâm Công nghệ giáo dục chỉ khẳng định một cách “chắc nịch” rằng: “Bất cứ một giải pháp nào trong sách Tiếng Việt 1 của GS. Hồ Ngọc Đại, ngay cả một dấu phẩy, đều có giá trị, vì ông làm 40 năm rồi.” 

Nói cách khác, người hỏi một đằng, người trả lời một nẻo.

Ngoài ra, câu trả lời này trong bài viết của Trung tâm Công nghệ giáo dục và những phát biểu trên truyền thông của Giáo sư Hồ Ngọc Đại về giáo dục và Công nghệ giáo dục của ông bộc lộ nhiều mâu thuẫn về mặt tư duy, người viết xin nêu ra và mong nhận được câu trả lời đúng trọng tâm câu hỏi từ phía Giáo sư Hồ Ngọc Đại và cộng sự.

Những biểu hiện mâu thuẫn tư duy

Thứ nhất, Trung tâm Công nghệ giáo dục mà Giáo sư Hồ Ngọc Đại làm Giám đốc trả lời rằng:

“Trong khoa học có cái gọi là đối tượng. Cũng một đối tượng ấy, có nhiều góc nhìn, cách nhìn khác nhau. Đó là tính đa dạng của cách nhìn. Không có cái nào đúng, cái nào sai ở đây cả.” [3]

Wikipedia định nghĩa: “Khoa học (tiếng Anh: science) là toàn bộ hoạt động có hệ thống nhằm xây dựng và tổ chức kiến thức dưới hình thức những lời giải thích và tiên đoán có thể kiểm tra được về vũ trụ.”

Hiểu một cách đơn giản, khoa học phải là những giải thích và tiên đoán “có thể kiểm tra được” về vũ trụ (người viết in đậm để nhấn mạnh), tức là có định lượng, định tính, có hệ quy chiếu rõ ràng chứ sao lại không có đúng sai, hiểu thế nào cũng được? 

Lập luận như Giáo sư Hồ Ngọc Đại thì phải chăng cần gì phải học luật chính tả, muốn viết thế nào thì viết, vì làm gì có đúng sai mà là do cách nhìn?

Thứ hai, Trung tâm Công nghệ giáo dục, Giáo sư Hồ Ngọc Đại lập luận rằng: 

“Cả ngàn năm nay, nền giáo dục Nho giáo buộc 5% dân số phải thuộc chữ nghĩa thánh hiền, những câu nói mà người thường không thể hiểu được, chỉ có trong sách vở.

Còn bây giờ là nền giáo dục cho 100% dân cư, cần phải nói những điều mà mọi người đều hiểu.”

Dường như Trung tâm Công nghệ giáo dục và Giáo sư Hồ Ngọc Đại đang đánh đồng 2 khái niệm với nhau: phạm vi phổ cập giáo dục với nội dung giáo dục? 

Bởi lẽ nếu nhận thức là một quá trình đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, thì giáo dục cũng là một quá trình lịch sử từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.

Bất kỳ một khái niệm, một nội dung nào mới, cho dù là của giáo dục Nho giáo hay giáo dục hiện đại, cũng đều phải học mới biết. Những câu kinh điển của giáo dục Nho giáo như “tiên học lễ, hậu học văn” hay “tôn sư trọng đạo” cũng phải học mới biết, làm gì có ai tự nhiên biết?

Nói theo cách của Giáo sư Hồ Ngọc Đại thì 95% không hiểu được “chữ nghĩa thánh hiền” là do họ không được đi học, chứ không phải đi học mà học không nổi! 

Còn Giáo sư Hồ Ngọc Đại tự hào vì ông dạy những khái niệm “toán hiện đại, toán cao cấp” cho học sinh cấp 1, vốn là những thứ không mấy người hiểu có mâu thuẫn với cái ông gọi là “mọi người đều hiểu”?

Ngay cả Giáo sư toán học Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Viện trưởng Viện toán lý thuyết – Viện Toán học Toulouse – Cộng hòa Pháp, Giáo sư Đại Học Toulouse cũng phải thốt lên: Có là thần đồng toán học thời nay như Terrence Tao cũng không giỏi đến mức vậy!

Theo ông, nói một cách chính xác hơn, thì "toán hiện đại, cao cấp" của GS.Hồ Ngọc Đại chủ yếu là đưa một ngôn ngữ toán học trừu tượng vào cho học sinh cấp 1 học, chứ thực ra không có kiến thức "cao cấp" ở đó. [4] 

Thú thực là không học qua sách Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, người viết không hiểu thế nào là “chiếm lĩnh ngữ âm”, “chân không về nghĩa”, nhưng không ảnh hưởng gì đến khả năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt.

Hơn nữa, không lẽ theo lập luận của Giáo sư Hồ Ngọc Đại thì những giá trị về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của giáo dục Nho giáo cần phải loại bỏ khỏi giáo dục hiện đại, chỉ vì ngày trước chỉ 5% dân cư được học? 

“Tiên học lễ, hậu học văn", "tôn sư trọng đạo"… không phải là một trong những truyền thống tốt đẹp của Nho giáo sao? Không lẽ cũng phải bỏ nốt?

Làm thế nào để sách của GS. Hồ Ngọc Đại vào được nhà trường?

(GDVN) – Một là, tại sao ông Phạm Vũ Luận sẵn sàng chống lại Nghị quyết số 40 của Quốc hội, trong đó quy định thống nhất cả nước sử dụng một chương trình, một sách…

Thứ ba, Giáo sư Hồ Ngọc Đại cho rằng: “Học công nghệ giáo dục, đảm bảo trẻ con biết tự và cơm ăn là có thể dạy được. Học gì biết nấy. Học đâu chắc đấy. Đọc thông viết thạo, đúng chính tả và không tái mù.”

Người viết cho rằng đối với bậc tiểu học, đặc biệt là lớp 1 thì học sinh Việt Nam người Kinh cần học là “chữ” và “nghĩa” chứ không phải “phân tích ngữ âm” hay "chiếm lĩnh ngữ âm".

Các cháu 6 tuổi đến trường đều nghe nói bình thường và đã có một vốn từ vựng nhất định.

Bởi vậy tôi hoài nghi rằng học sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại có thể giúp học sinh “học đâu chắc đấy”, bởi chỉ học “tiếng” và “chữ” mà bỏ qua “nghĩa” (Giáo sư gọi là “chân không về nghĩa”) thì phải chăng học sinh lớp 1 Công nghệ giáo dục nói mà không hiểu mình nói gì?

Mặt khác, giải pháp “chân không về nghĩa” được Giáo sư sáng tạo ra cho học sinh dân tộc thiểu số chưa biết tiếng Việt tại sao lại áp dụng đại trà cho các học sinh người Kinh mà tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ?

Thứ tư, Trung tâm Công nghệ giáo dục, Giáo sư Hồ Ngọc Đại lập luận:

“Trẻ con học lớp 1 giống như là mình xây móng nhà vậy. Nó thô, nhưng vững chắc. Chẳng ai phải hoa hòe hoa sói với cái móng nhà cả.

Vì thế phải xem trẻ con nó nghĩ như thế nào, chứ không phải người lớn nghĩ trẻ con cần phải có những gì.”

Dường như có sự đánh đồng 2 khái niệm “phương pháp sư phạm” và “nội dung giáo dục” ở đây.

Bởi lẽ xem trẻ con nó nghĩ như thế nào để truyền thụ cho các em tri thức, năng lực cần thiết, phù hợp với lứa tuổi hoàn toàn không mâu thuẫn với “người lớn nghĩ trẻ con cần phải có những gì”. 

Đó là 2 phương diện của một vấn đề: phương pháp sư phạm và nội dung giáo dục.

Người viết hoàn toàn đồng ý với quan điểm không sử dụng phương pháp áp đặt, nhưng nội dung giáo dục thì không thể tùy tiện.

Trong khi đó bản thân Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại cũng là một nội dung áp đặt cho trẻ con đó thôi.

Những gì Giáo sư và Trung tâm Công nghệ giáo dục đang làm chẳng phải biểu hiện của “người lớn nghĩ trẻ con cần phải có những gì” – chiếm lĩnh ngữ âm, tách nghĩa khỏi tiếng đó sao?

Cái móng nhà "thô những vững chắc" thì không cần bàn, nhưng nó không liên quan gì đến học sinh lớp 1 đòi hỏi sự nắn nót, tỉ mỉ, kiên nhẫn, bởi với người Việt, nét chữ – nết người.

Vì vậy những gì đem ra dạy trẻ lớp 1 cần phải có sự chuẩn mực cả về ngữ – nghĩa lẫn sự phù hợp với lứa tuổi, nhận thức và bối cảnh xã hội. Không thể xem trẻ con lớp 1 như cái móng nhà, để ai đó thích đổ gì thì đổ.

Không thể đem cái "thô nhưng vững chắc" của móng nhà để bao biện cho sự cẩu thả trong việc dạy học con trẻ.

Mâu thuẫn về cơ sở pháp lý triển khai đại trà Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục giữa Giáo sư Hồ Ngọc Đại và khẳng định của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Trung tâm Công nghệ giáo dục khẳng định: 

“Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục được Hội đồng nghiệm thu nhiều lần: 2 lần cấp quốc gia, 1 lần cấp Bộ, và lần nào cũng được xếp loại tốt, được đề nghị cho triển khai nhân rộng. 

Cuốn Tiếng Việt – Công nghệ giáo dục, lớp 1, tập hai do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành ngày 4/1/2016 vẫn ghi rõ là “Tài liệu thí điểm”. Ảnh: giaoduc.net.vn.

Hồ sơ còn được lưu tại Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. Và tất nhiên, hội đồng nghiệm thu là Hội đồng quốc gia theo Luật Giáo dục.

Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục lần thứ nhất là PGS.TS. Lương Ngọc Toản, khi đó là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa Công nghệ giáo dục lần thứ hai là GS.TS. Phạm Đình Thái.”

Đầu tiên người viết đánh giá rất cao câu trả lời thẳng thắn, cụ thể, đúng câu hỏi này từ Trung tâm Công nghệ giáo dục và Giáo sư Hồ Ngọc Đại.

Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam để xác minh, tuy nhiên đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời. Chúng tôi sẽ tiếp tục liên hệ để làm rõ vấn đề.

Có điều, thông tin này mâu thuẫn với thực tế cũng như khẳng định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trước Quốc hội.

Thứ nhất, bộ sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành gần đây nhất, tháng 3/2016 vẫn ghi rõ là “tài liệu thí điểm”, tức không phải sách giáo khoa.

Nếu đã là sách giáo khoa thì tại sao còn phải “thí điểm”, và “thí điểm” đến bao giờ?

Trong buổi trao đổi với Giáo sư Hồ Ngọc Đại và cộng sự tại Trung tâm Công nghệ giáo dục, chúng tôi đã đặt câu hỏi về điều này, tuy nhiên không nhận được câu trả lời cụ thể.

Thứ hai, Trung tâm Công nghệ giáo dục khẳng định:

“Nói việc triển khai đại trà sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục trái với Chương trình năm 2000 là sai, vì lúc đó nó là đề tài nghiên cứu, là một giải pháp khoa học và được nhân ra bằng lợi ích giải pháp khoa học.”

Cuốn Tiếng Việt – Công nghệ giáo dục, lớp 1, tập một do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành ngày 23/3/2016 vẫn ghi rõ là “Tài liệu thí điểm”. Ảnh: giaoduc.net.vn.

Điều này mâu thuẫn với chính những phát biểu của Giáo sư Hồ Ngọc Đại trên báo chí.

Giáo sư đã nhiều lần phủ định hoàn toàn Chương trình năm 2000, mà theo Luật Giáo dục năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục (2009), Chương trình năm 2000 là cơ sở pháp lý để biên soạn sách giáo khoa đang dùng hiện nay.

Ví dụ, Báo Tuổi Trẻ ngày 1/10/2013 dẫn lời Giáo sư Hồ Ngọc Đại nói:

"Khi chương trình của tôi phải ngừng lại nhường chỗ cho chương trình 2002, tôi tin rằng bộ sách của mình "thất thế" không phải về mặt khoa học mà là do những toan tính vụ lợi, mà đã vụ lợi thì một lúc nào đó sẽ hết lợi, bộ sách của tôi sẽ được ghi nhận. Sự thật đã là như thế." [5]

Báo Nhân Dân ngày 24/9/2012 cho biết, Giáo sư phát biểu về chương trình hiện hành (Chương trình năm 2000) tại tọa đàm “SGK và chuẩn mực trong biên soạn”:

Làm nóng cuộc tọa đàm với sự thẳng thắn "qui tội" những người làm chương trình không có tư duy đổi mới, Giáo sư Hồ Ngọc Đại ví von: 

"Trước các "ông" làm quả bom 50kg giờ làm bom năm tấn, nhưng thực chất vẫn là quả bom thường chỉ khác về cường độ, song còn vẫn sử dụng nguyên lý cũ vì không dám nghĩ đến một "quả bom" nào khác. Nói đổi mới căn bản toàn diện nhưng sách giáo khoa không có đổi mới gì". [6]

Trong chương trình Đối thoại chính sách cùng với Biên tập viên Quang Vinh và Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trên VTV1 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau 2015, Giáo sư Hồ Ngọc Đại nói:

“Vấn đề cải cách SGK là buộc phải làm thôi. Vấn đề là ai làm? Tôi thì tôi không tin cái bộ phận hiện nay làm có thể thành công được.

Những người mà từng làm dự án ấy, họ mà tiếp tục làm thì không thể thành công được. Vì mỗi một người cái trình độ tư duy chỉ có thế thôi. Một cái tổ chức, trình độ tư duy của nó chỉ có thế thôi.

Anh không thể khác được. Không thể ra tư duy mới được. Nhất là những người đã định hình rồi. Nghe danh hiệu thì ghê gớm lắm, nhưng mà không biết gì đâu. Giáo sư gì, Phó giáo sư gì, Tiến sĩ, Phó tiến sĩ. Tư duy cũ lắm.

Với cái lớp ấy mà nó hạn chế thì đất nước này nguy hiểm lắm. Cho nên tôi tin rằng Bộ trưởng mới sẽ có cách xử lý mới. Tôi tin là như thế.”

Nội dung này bạn đọc quan tâm có thể theo dõi lại trên Youtube.

Cuốn Tiếng Việt – Công nghệ giáo dục, lớp 1, tập ba do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành ngày 25/3/2015 vẫn ghi rõ là “Tài liệu thí điểm”. Ảnh: giaoduc.net.vn.

Còn trên Báo Tiền Phong ngày 16/9/2013, Giáo sư Hồ Ngọc Đại kể về việc đưa Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục vào trường học ở Lào Cai:

“…Khi tôi bày tỏ lo ngại về việc Quốc hội đã thông qua Luật GD, trong đó quy định cả nước dùng thống nhất một bộ SGK thì anh Sùng Chúng nói con em của Quốc hội hay con em của chúng tôi?…”

“…Sách CGD môn Tiếng Việt 2, 3, 4, 5 đều đã có rồi, nhưng chưa có cớ để đưa vào nhà trường (phần in đậm là để người viết nhấn mạnh). Hiện nay Hải Dương và Nam Định đã thực hiện thí điểm với sách Tiếng Việt lớp 2. …” [7]

Hiện tại bộ sách Tiếng Việt lớp 2 Công nghệ giáo dục đang được thí điểm ít nhất trên 10 trường thuộc 6 tỉnh (số liệu từ năm 2013), theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Từ ngày 25 đến 30 tháng 7, 2016 tại Hà Nội, Trung tâm Công nghệ Giáo dục – NXBGDVN triển khai tập huấn 7 môn học với 18 đầu sách công nghệ giáo dục gồm: Toán (lớp 1,2,3,4), Tiếng Việt (lớp 2,3,4), Văn (lớp 2,3,4), Giáo dục Lối sống (lớp 1,2), Tiếng Anh (lớp 2,3), Mĩ thuật (lớp 1,2,3), Cuộc sống quanh ta (lớp 1). [8]

Nếu làm một cách đàng hoàng, đúng Luật Giáo dục thì tại sao Giáo sư Hồ Ngọc Đại lại nói “chưa có cớ để đưa vào nhà trường”? Cái “cớ” ông đang chờ đợi ở đây là gì?

Thứ ba, sau khi có ý kiến tranh luận của Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy về phần trả lời câu hỏi những cuốn sách công nghệ giáo dục (của Giáo sư Hồ Ngọc Đại) được đưa vào giảng dạy ở trường tiểu học, có được Hội đồng thẩm định Quốc gia thẩm định và kiến nghị Bộ trưởng cho sử dụng hay không?

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thẳng thắn cho biết: "Về việc thí điểm dạy tiếng Việt tiểu học, chúng tôi xin nhận khuyết điểm. Việc thẩm định chúng tôi phải làm trong thời gian tới.

Còn sau khi thẩm định mà các nhà chuyên môn đánh giá thấy không hợp lý thì với trách nhiệm của mình, chúng tôi phải dừng". [9]

Nếu những cuốn sách công nghệ giáo dục nói chung, Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục nói riêng đã được Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thẩm định, kiến nghị Bộ trưởng cho sử dụng như trả lời của Trung tâm Công nghệ giáo dục, thì tại sao Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lại cam kết: “Việc thẩm định chúng tôi phải làm trong thời gian tới”?

Thứ tư, chuyện Giáo sư Hồ Ngọc Đại vốn dĩ là giáo viên dạy Toán, nghiên cứu về Toán, sau này làm luận án Tiến sĩ về tâm lý: “Những vấn đề tâm lý trong giảng dạy Toán học hiện đại cho học sinh cấp 1”, được viết sách giáo khoa Tiếng Việt, một chuyên ngành không liên quan gì tới sở trường và chuyên môn đào tạo của ông, thực đã là chuyện xưa nay hiếm. [10]

Tại sao mô hình Trường học mới thành công tại Colombia?

(GDVN) – Các nước tiên tiến như Hoa Kỳ không lựa chọn mô hình EN cho giáo dục của họ, đơn giản chỉ vì mục tiêu giáo dục của Hoa Kỳ khác Colombia.

Nay nếu câu trả lời của Trung tâm Công nghệ giáo dục và Giáo sư Hồ Ngọc Đại là đúng, thì việc 2 ông Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa Tiếng Việt của Giáo sư Hồ Ngọc Đại là chuyên gia sinh học, không thấy công bố công trình nào về ngữ văn đi thẩm định sách ngữ văn, thì quả thực là vô tiền khoáng hậu!

Trung tâm Công nghệ giáo dục và Giáo sư Hồ Ngọc Đại đã trả lời thẳng câu hỏi này là điều rất đáng hoan nghênh và người viết đánh giá cao điều đó.

Tuy nhiên câu trả lời ấy đúng hay sai, cần có Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đứng ra xác minh để dư luận hiểu rõ, bởi nó trái với phát biểu của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trước Quốc hội. Trong hai câu trả lời này, sẽ có một câu sai, một câu đúng.

Vì vậy nên chúng tôi xin nhắc lại một cách cụ thể, chi tiết những câu hỏi, vấn đề này để Giáo sư và đội ngũ cộng sự tiện tham khảo, trao đổi, ngõ hầu giải đáp những thắc mắc chính đáng từ phụ huynh học sinh, giáo viên và dư luận xã hội.

Chúng tôi cũng mong sớm nhận được câu trả lời từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam về những câu hỏi nêu trên liên quan đến căn cứ pháp lý “thí điểm”, triển khai đại trà sách công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại.

Tài liệu tham khảo:

[1]http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Cho-con-tre-hoc-sach-cua-Giao-su-Ho-Ngoc-Dai-tuong-lai-cua-chung-ta-se-ra-sao-post162071.gd

[2]http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Hoc-chu-ma-khong-can-hieu-khac-nao-an-ma-khong-can-hap-thu-post163020.gd

[3]http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Sach-cua-Giao-su-Ho-Ngoc-Dai-den-dau-phay-cung-khong-vo-gia-tri-post172408.gd

[4]http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Giao-su-Nguyen-Tien-Dung-phan-bien-GS-Ho-Ngoc-Dai-ve-cong-nghe-giao-duc-post171744.gd

[5]http://tuoitre.vn/tin/tuoi-tre-cuoi-tuan/20131001/cau-chuyen-ve-mot-bo-sach-giao-khoa/571280.html

[6]http://www.nhandan.com.vn/hangthang/chinh-tri/cuu-chien-binh-vui-ke/item/1091202-.html

[7]http://www.tienphong.vn/giao-duc/sach-giao-khoa-cua-gs-ho-ngoc-dai-ngot-nua-the-ky-thang-tram-646222.tpo

[8]http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Bo-Giao-duc-can-lam-ro-nghi-van-lach-luat-trong-thi-diem-sach-Cong-nghe-giao-duc-post171803.gd

[9]http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Dai-bieu-hoi-ve-sach-cong-nghe-giao-duc-Bo-truong-noi-tra-loi-bang-van-ban-post172500.gd

[10]http://thuanchau.edu.vn/nhung-tam-guong-dien-hinh/gs-ho-ngoc-dai-toi-nhan-duoc-su-hau-thuan-lon-tu-bo-gddt.aspx



Xem nguồn

“Giáo sư, tiến sĩ chửi bậy” đã hiện nguyên hình!

Posted: 22 Nov 2016 07:52 AM PST


Sáng 21/11, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam có mặt tại trụ sở của “Học viện Kinh tế sáng tạo” (số 1, N7A, đường Nguyễn Thị Thập, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội).



Biển hiệu Học viện Kinh tế Sáng tạo nay đổi thành Trung tâm ngoại ngữ Kinh tế Sáng tạo (ảnh Trinh Phúc).

Theo quan sát, biển hiệu vi phạm trước đây ghi Học viện Kinh tế sáng tạo thì nay đã được sửa thành Trung tâm ngoại ngữ Kinh tế Sáng tạo. 


Điều này cho thấy, ông Phan Văn Hưng đã thi hành kết luận của đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hà Nội về việc tháo dỡ biển hiệu vi phạm.

Tên gọi Trung tâm ngoại ngữ Kinh tế Sáng tạo là ghi theo tên gọi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trung tâm ngoại ngữ mà Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội đã cấp phép.


Cũng sáng ngày 21/11, phóng viên tìm kiếm địa chỉ website Học viện Kinh tế Sáng tạo trên Internet. 



website học viện đã tạm thời bị đình chỉ (ảnh Trinh Phúc chụp màn hình website).

Kết quả, thông tin từ trang website đã thông báo bằng tiếng anh "suspend, this site has been suspended” – trang web đã bị đình chỉ.

Như vậy có thể thấy trang website của Học viện Kinh tế Sáng tạo trước đây đã bị đóng.

Việc buộc thay tên gọi trên biển hiệu và đóng website, cho thấy ông Phan Văn Hưng đã hiện nguyên hình không phải là Giáo sư, tiến sĩ khoa học, hiệu trưởng như những gì ông này mạo nhận trước đây. 

Ông Phan Văn Hưng chỉ là chủ trung tâm ngoại ngữ. 



Liên quan đến “Giáo sư, tiến sĩ chửi bậy” – Phan Văn Hưng, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam từng đăng tải thông tin về việc hai đoạn video ghi lại cảnh chửi bậy của một người được cho là Giáo sư, tiến sĩ.

Sau khi xác minh, được biết người chửi bậy trong video chính là ông Phan Văn Hưng, Giám đốc Trung tâm ngoại ngữ Kinh tế Sáng tạo.

Không chỉ dừng lại ở đó, phóng viên đã làm rõ về việc ông Phan Văn Hưng mạo nhận chức danh Giáo sư, tiến sĩ khoa học, hiệu trưởng.

Tự đặt tên Trung tâm ngoại ngữ của mình là Học viện Kinh tế Sáng tạo. 

Sau đó, Sở Giáo dục & Đào tạo thành phố Hà Nội đã tiến hành thành lập đoàn kiểm tra liên ngành vào cuộc xác minh vụ việc.

Kết luận nêu rõ, ông Phan Văn Hưng không xuất trình được các giấy tờ chứng minh mình là Giáo sư, tiến sĩ khoa học, hiệu trưởng.



Do đó, kết luận của đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hà Nội cấm ông Phan Văn Hưng không được sử dụng các danh xưng là Giáo sư, tiến sĩ khoa học, Hiệu trưởng trên website của công ty và các phương tiện truyền thông khác.

Cùng với đó, buộc tháo dỡ biển hiệu Học viện Kinh tế Sáng tạo trước ngày 14/11 vì không được phép.

Sau nhiều ngày “cố thủ”, đến nay website của Học viện Kinh tế sáng tạo đã bị đóng và tên biển hiệu sai phạm đã phải sửa chữa theo quy định của pháp luật. 

Ở một diễn biến khác, hiện có thông tin một số học viên từng học ở Học viện Kinh tế sáng tạo đang tiến hành gửi đơn thư lên cơ quan chức năng về việc ông Hưng mạo danh khi tham gia vào các giao dịch dân sự với học viên để trục lợi.

Điều này, ảnh hưởng đến quyền lợi của các học viên và họ muốn cơ quan chức năng can thiệp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ.



Xem nguồn

Khi các quy định về dạy thêm chỉ được xử lý nghiêm….trên giấy

Posted: 22 Nov 2016 07:10 AM PST


Mới đây nhất, thầy N.P.S (giáo viên Trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, quận 5, TP.Hồ Chí Minh) bị người dân sinh sống tại hẻm 257 đường Lý Thường Kiệt, phường 15 – quận 11 phản ánh là có tổ chức các lớp dạy thêm tại nhà.

Địa điểm thầy tổ chức dạy thêm là một căn nhà nằm trong con hẻm này. Ngoài môn Toán do thầy S. trực tiếp đứng lớp giảng dạy, thì tại đây còn có các lớp dạy môn Hóa, Lý và Anh Văn cho các khối lớp từ 10 đến 12.

Mỗi lớp quy mô đến vài chục học sinh, trong đó chủ yếu là học sinh Trường Lê Hồng Phong và nhiều trường khác trên địa bàn thành phố.

Ngoài việc học phí cao, thầy S. cũng đưa ra hàng loạt các điều kiện khắt khe khác, nếu học sinh muốn theo học các lớp này.

Điều đáng nói, thầy S. đã khẳng định với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam rằng, không nghĩ các lớp dạy thêm như vậy phải xin phép các cơ quan có thẩm quyền mới được tổ chức, mà nói chỉ cần xin Hiệu trưởng là được.

Giờ tan học thêm của thầy S. ở nhà trên đường Lý Thường Kiệt được PV ghi lại (ảnh: P.L)

Ngay sau khi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải thông tin, thầy S. thừa nhận rằng chỉ lo nghiên cứu, chứ không để ý đến các văn bản, thủ tục quy định về dạy thêm.

Được biết, thầy S. đang là giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán của thành phố.

Trước đó, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cũng đã đăng tải nhiều trường hợp khác giáo viên vi phạm các quy định về dạy thêm.

Trong đó, chủ yếu các lớp dạy thêm mà giáo viên mở ở nhà đều không được bất cứ một cơ quan có trách nhiệm nào cấp phép.

Cụ thể: Quận Bình Tân với các giáo viên của Trường trung học cơ sở Tân Tạo, Lý Thường Kiệt, tại quận Tân Bình có Trường tiểu học Bành Văn Trân, Phú Thọ Hòa, quận 1 có Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, quận 12 có hẳn 1 điểm dạy thêm 'chui' ở hẻm 237 đường Tân Thới Nhất 1…

Toàn bộ những trường hợp nói trên, sau khi được lãnh đạo trường và Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận xem xét, thì giáo viên có vi phạm chỉ bị xử lý là phê bình, nhắc nhở và chế tài là cắt thi đua năm.

Đây rõ ràng là các biện pháp xử lý quá nhẹ tay, trong khi quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo và ngành Giáo dục và Đào tạo của thành phố luôn được nhắc đi, nhắc lại trong nhiều lần họp, trong các văn bản là xử lý nghiêm khắc, đủ sức răn đe với các trường hợp vi phạm quy định về dạy thêm học thêm.

Điều gì khiến cho các quận xử lý quá nhẹ nhàng đối với những trường hợp giáo viên vi phạm về dạy thêm, nhưng quan điểm của thành phố là xử lý nghiêm khắc, theo nhiều lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, vấn đề chính là cho đến nay, thành phố vẫn chưa ban hành khung xử lý vi phạm đối với giáo viên.

Tuy nhiên, ở phía ngược lại, một lãnh đạo ngành giáo dục thành phố cho rằng, việc xử lý giáo viên hoàn toàn có thể tuân theo Nghị định 138 của Chính phủ, về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Như vậy là đã rõ, các quận huyện hoàn toàn có thể xử lý giáo viên vi phạm dạy thêm nghiêm hơn, chứ không phải xử lý cho có, "ầu ơ ví dầu" như hiện nay.

Chính vì thế, nhiều người dân và phụ huynh ở TP.Hồ Chí Minh đang cho rằng, "miếng bánh" từ việc dạy thêm quá ngon ngọt, khiến cho giáo viên không thể cưỡng lại được.

Còn khi vi phạm thì chỉ bị xử lý quá nhẹ nhàng, quan điểm xử lý nghiêm thì…chỉ trên giấy, khiến cho các vi phạm vẫn cứ xảy ra nhan nhản như "nấm mọc sau mưa".



Xem nguồn

Sử dụng tiếng lóng và ngôn ngữ "chat" trong học sinh sao cho phù hợp

Posted: 22 Nov 2016 06:29 AM PST


LTS: Nhận thấy tình trạng học sinh đang lạm dụng việc ngôn ngữ “chat” trong giao tiếp học đường, thầy giáo Bùi Minh Tuấn có đưa ra bài viết phản ánh vấn đề này.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!

Có một thực tế là, ngôn ngữ của giới trẻ ngày nay, nhất là của thế hệ 9X, 10X đang có nhiều thay đổi. 

Một trong những biểu hiện của sự thay đổi ấy là ngôn ngữ "chat", tiếng lóng đã xuất hiện trong quá trình giao tiếp và ngày càng có xu hướng lan rộng trong giới trẻ.

Sự phát triển với tốc độ nhanh của internet, các trang mạng xã hội và việc hấp thu các yếu tố của ngôn ngữ nước ngoài, nhu cầu muốn thể hiện bản sắc, cái tôi riêng có thể xem là những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới hiện tượng nêu trên. 

Học sinh lạm dụng những ngôn ngữ chat trong trường học, thậm chí trong bài kiểm tra. (Anh: Tuoitre.vn)

Việc sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ "chat" đã lan rộng như một trào lưu từ nông thôn đến thành thị. 

Ban đầu, những từ mới, cách diễn đạt mới chỉ được chấp nhận trong một nhóm người nhất định. 

Nhưng sau đó, nhờ sự trợ giúp của các phương tiện công nghệ hiện đại như: điện thoại di động, mạng internet… tiếng lóng và ngôn ngữ "chat" nhanh chóng được lan rộng và trở nên phổ biến.

Trong giao tiếp hàng ngày, tiếng lóng đang được giới trẻ "hồn nhiên" sử dụng.

Một trong những phương thức sử dụng tiếng lóng hiện nay là dùng các từ loại như: danh từ, động từ, tính từ… để nhấn mạnh hoặc gây sự chú ý đối với sự việc được nói tới. 

Nhóm Cánh Buồm công bố tài liệu công trình bộ sách giáo khoa bậc Trung học

(GDVN) – Nhóm Cánh Buồm đã chính thức công bố công trình dự thảo bộ sách Văn và Tiếng Việt lớp 6 đến lớp 9.

Chẳng hạn như: "giờ cao su", "chim cú", "a cay", "xà lách"… 

Việc sử dụng tiếng lóng trong ngôn ngữ giao tiếp được xem như là một thứ "tín hiệu" giữa những người cùng trang lứa. 

Trong sự phát triển của nhịp sống hiện đại, với lối sống nhanh, năng động, không ít người đã mặc nhiên sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với mục đích tạo ra cảm giác mới mẻ, gần gũi. 

Tuy nhiên, tiếng lóng được sử dụng tùy hứng, bừa bãi, không phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp lại thành ra phản cảm. 

Thậm chí, trong nhiều trường hợp, tiếng lóng bị lạm dụng trở nên thô tục, chẳng hạn: hỏi thăm sức khỏe người lớn tuổi thì "Sức khỏe của bác có ngon không?", hay muốn hỏi bạn đã ăn cơm chưa thì “Mày đã đớp chưa?“… 

Chính cách nói chướng tai này khiến cho đối tượng giao tiếp và cả những người xung quanh lắm lúc cảm thấy khó chịu, phật lòng.
 
Một hiện tượng lệch lạc khác trong việc sử dụng tiếng lóng của giới trẻ là sự lai căng, pha tạp giữa tiếng "Tây" với tiếng "Ta". 

Thói quen "pha" tiếng Anh vào lời nói như là cách để thể hiện "đẳng cấp" và khả năng ngoại ngữ khiến một số người đã không ngần ngại đệm tiếng "Tây" vào trong lời nói của mình ngay cả khi đang giao tiếp với người lớn tuổi. 

Chẳng hạn  như:"sory chị", "Thanh kiu bác", "ô kê thầy"

Việc "phối hợp" ngôn ngữ bừa bãi, tùy tiện như vậy đã làm mất đi sự trong sáng vốn có của tiếng Việt.

Bên cạnh việc sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ "chat" cũng đang xuất hiện và lây lan với tốc độ nhanh trong giới trẻ. 

Đáng nói là, ngôn ngữ "chat" đã thâm nhập cả vào đời sống học đường. 

Không chỉ được sử dụng trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ "@" còn xuất hiện cả trong khi diễn đạt bằng ngôn ngữ viết của học sinh. 

Từ thói quen sử dụng thứ ngôn ngữ này để nhắn tin hay trao đổi thông tin trên internet, ngôn ngữ "chat" còn được nhiều học sinh sử dụng khi chép bài học. 

Thậm chí, nó còn được sử dụng trong các bài kiểm tra. Không chỉ trong các bài kiểm tra thông thường trên lớp, ngay cả trong những kỳ thi quan trọng, vẫn có những học sinh sử dụng  ngôn ngữ "chat" trong bài làm của mình. 

Những từ được sử dụng nhiều như: "ah" (à), "ko" (không), "bit" (biết), "of" (của), "thik" (thích), "wa" (quá), "bih" (bây giờ)… 

Một số học sinh cho rằng, sử dụng ngôn ngữ "chat" thường xuyên sẽ góp phần tiết kiệm thời gian do rút ngắn bớt các từ.

Bên cạnh đó, còn là cách để thể hiện cá tính riêng của mình, nếu học sinh nào không sử dụng thì bị coi là lỗi thời, lạc hậu, không "sành điệu". 

Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế, nhiều giáo viên nhất là giáo viên dạy môn Ngữ văn cho biết: nhiều khi đọc bài kiểm tra của học sinh mà không hiểu các em đang viết gì vì bài thi sử dụng quá nhiều ngôn ngữ ký tự, ký hiệu. 

Muốn giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cần bắt đầu từ đâu?

Như vậy, việc lạm dụng ngôn ngữ "chat" trong học tập trong một thời gian dài có thể gây ra những hệ quả tiêu cực, khiến cho học sinh quên đi cách sử dụng từ ngữ theo đúng chuẩn mực, gây trở ngại trong quá trình giao tiếp với những người "không cùng thế hệ". 

Xa hơn, khi thường xuyên sử dụng thứ ngôn ngữ này một cách bừa bãi có thể ít nhiều ảnh hưởng tới tính cách như: tùy tiện, hời hợt, cẩu thả…

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. Cùng với sự biến đổi của thời gian, đời sống xã hội, ngôn ngữ tất yếu cũng có sự thay đổi. 

Giới trẻ ngày nay đang sống trong một xã hội hiện đại với nhịp sống hối hả, năng động. 

Việc một bộ phận giới trẻ có những "sáng tạo" riêng khi sử dụng ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp để việc giao tiếp sinh động hơn cũng là điều dễ hiểu.
 
Mặc dù vậy, tình trạng giới trẻ sử dụng tiếng lóng tràn lan, vô tội vạ, mọi lúc, mọi nơi, không phù hợp với hoàn cảnh và môi trường giao tiếp là vấn đề cần được quan tâm. 

Không thể phủ nhận một cách cực đoan việc sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ "chat".

Tuy nhiên, để đảm bảo tính chuẩn mực và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, qua các giờ học, giáo viên cần tinh tế khơi gợi cho học sinh niềm tự hào đối với tiếng Việt, giúp các em có ý thức giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc. 

Bên cạnh đó, trong cuộc sống hằng ngày, nhà trường cần phối hợp với gia đình trong việc nhắc nhở, điều chỉnh khi giới trẻ lạm dụng tiếng lóng, ngôn ngữ "chat" trong quá trình giao tiếp, nhất là khi tạo lập các văn bản đòi hỏi tính chuẩn mực cao.



Xem nguồn

"Chờ tới nơi mới ăn thì con không kịp vào học, nên cũng đành”

Posted: 22 Nov 2016 05:46 AM PST


Đoạn clip ghi lại cảnh người đàn ông điều khiển xe máy chở phía sau hai em học sinh vừa đi vừa xúc cơm ăn vội trên đường là một hình ảnh tiêu biểu phản ánh thực trạng "ăn – học" của rất nhiều học sinh hiện nay.

Không cơm thì xôi với bánh mì

Cứ thứ hai, tư, sáu hàng tuần, khi từ cơ quan về qua trường đón con, trong túi chị Hoa (Hai Bà Trưng, Hà Nội) luôn luôn chuẩn bị sẵn hoặc gói xôi, hoặc một chiếc bánh mì hay bánh bao…, theo đề nghị từ buổi sáng của cậu con trai học lớp 9.

'Chờ tới nơi mới ăn thì con không kịp vào học, nên cũng đành
Ảnh minh họa Phạm Hải (Nhân vật trong ảnh không liên quan tới bài viết)

"6h chiều những ngày này cháu có lịch học thêm Toán và Ngoại ngữ tại trung tâm. Còn những ngày trong tuần, tôi từ chỗ làm đến đón cháu ở trường rồi đưa tới chỗ học thêm luôn. Hôm nào có thể từ cơ quan về sớm, thì tôi cho cháu ăn bát bún, bát phở ở gần chỗ học rồi mới vào lớp. Nhưng chuyện được ăn bún, ăn phở cũng hiếm hoi lắm".

Đường phố giờ tan tầm đông nghịt, vừa bụi vừa khói xe, nhưng con cứ phải lôi đồ ra ăn ngay trên đường. Biết rằng mất vệ sinh, nhưng chờ tới nơi mới ăn thì con không kịp vào học, nên cũng đành" – chị Hoa than thở.  

Thả con ở chỗ học xong, chị Hoa lại xấp ngửa về nhà cơm nước. Vợ chồng chị và cô con gái ăn xong, chồng chị lĩnh nhiệm vụ đi đón con trai về.

"Chỉ có hai ngày cuối tuần, trước khi đi học thêm cháu được ăn uống tử tế ở nhà, rồi cả nhà mới có mấy bữa cơm chung với nhau".

"Cảnh các con ngáp ngắn ngáp dài trên xe  bố mẹ chở, tay cầm đồ ăn, thì cứ đến trước cổng các trường tiểu học vào buổi sáng mà xem, có đầy ra đấy" – chị Mai Trang (Ba Đình, Hà Nội) vừa cười vừa kể. Hai con chị không là ngoại lệ, một đứa lớp 5, một đứa lớp 2, sáng nào cũng lăm lăm trong tay không bánh mì thì xôi, tới tận cổng trường còn chưa ăn xong.

"Buổi tối đi học về còn phải làm bài tập về nhà, rồi ăn uống, cho con chơi, xem tivi một lát, nên các cháu không thể ngủ sớm được để mà dậy sớm. Nhất là mùa đông, nhìn chúng nó ngủ say không muốn đánh thức quá sớm, nên thành ra thói quen mang đồ ăn theo đi đường" – chị Trang giải thích.

Chuyện "cơm hàng cháo chợ" ở các bữa ăn phụ, thậm chí là cả bữa tối, là việc thường xuyên của những cô cậu học sinh cuối cấp, đặc biệt là lớp 12.

Nguyễn Ngọc Hà (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết lịch hàng ngày của em là "Sáng học ở trường tới 11h30, trưa về nhà ăn cơm. Tới 1h chiều tiếp tục đi học thêm tới 4h30, rồi tranh thủ về ăn cơm nguội của buổi trưa hoặc đồ ăn gì đó mà mẹ mua cho, rồi lại đi học thêm tới tận 9h tối mới về"…  Hà kể, có hôm bạn bè rủ mà xin được mẹ, thì em và các bạn lại kéo nhau đi ăn quà vặt như cháo sườn, bún, miến, phở… trước khi vào lớp học thêm lúc 6h. "Không ăn bữa chiều này thì bọn em chẳng có sức mà học. Năm nay thi đại học rồi nên chúng em phải cố gắng".

Nguyễn Khánh Ngân, học sinh lớp 12, một trường THPT ở Quận 1 (TP.HCM), cho biết, vì lịch học của em dày đặc nên việc không có một bữa cơm đầy đủ, đúng nghĩa gia đình là chuyện bình thường.

Kể lại "lịch trình" hàng ngày của mình, Ngân cho biết buổi sáng đã được mẹ chở đi học và mua đồ ăn sáng dọc đường. Trường học hai buổi và nội trú nên buổi trưa em ăn cơm ở trường. Kết thúc giờ học buổi học chiều thì phải tới lớp học thêm vào lúc 6 giờ tối nên em không có thời gian ăn tối.

'Chờ tới nơi mới ăn thì con không kịp vào học, nên cũng đành
Ăn vội cơm hộp trên đường (Ảnh từ clip)

"Để kịp giờ học, hôm nào ra khỏi cổng trường em cũng ăn tạm bánh mỳ, bánh tráng trộn hay bánh bao. Cũng có hôm mẹ em đi đón thì mua sẵn đồ ăn cho em nên mẹ chở còn em ngồi sau xe vừa đi vừa ăn cho kịp giờ" – Ngân cho biết. Nếu muốn ăn cơm ở nhà, thường em sẽ ăn vào lúc 8 giờ tối, có hôm là 9 giờ, sau khi đi học thêm về.

"Nhưng khi em đi học về thì mọi người ở nhà đã ăn cơm trước, nên cũng chỉ một mình em ăn sau". 

Khánh Ngân thủ thỉ "Em cũng chỉ mong được ăn cơm cùng ba mẹ, nhưng lịch học như vậy thì phải chấp nhận, khi nào hoàn thành việc học hành thi cử, mới có những bữa cơm sum họp".

Phụ huynh tạo áp lực?

Hiệu trưởng một trường ở Quận 1 (TP.HCM) cho biết xảy ra tình cảnh học sinh vừa ăn vừa đi là do học sinh chịu áp lực từ phụ huynh mà phải đi học thêm.

Theo vị hiệu trưởng này, việc học sinh vừa đi vừa ăn có hai lý do. "Lý do đầu tiên là do phụ huynh bận công việc, không thể lo cho các em bữa ăn hằng ngày nên để cho các en tự lo liệu cho bữa ăn của mình theo cách của các em, như ăn cơm hộp. Về vấn đề này, ngoài công việc, phụ huynh cần quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe và an toàn của con".

Lý do thứ hai, theo cô là phụ huynh muốn con đi học thêm ngoài chương trình chính khóa, vì vậy sau giờ học ở trường học sinh phải tới các lớp học thêm khác.  

"Nhưng phụ huynh cần lưu ý, muốn con học tốt đầu tiên phải có sức khỏe. Nếu các cháu không có sức khỏe sẽ không thể tiếp thu được kiến thức. Hãy đặt câu hỏi việc học thêm ấy có tốt không nếu tinh thần, trí tuệ các cháu không minh được minh mẫn, không có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng?".

"Hiện nay, Bộ GD-ĐT và các Sở GD-ĐT đã có quy định học sinh học chưa tốt trường phải có các lớp dạy phụ đạo cho các em. Phụ huynh nên hợp tác để việc học được tốt hơn" – cô hiệu trưởng đề nghị.

Tuy nhiên, anh Hoàng Hà (Hai Bà Trưng, Hà Nội) không tán thành nhận định này.

"Con chúng tôi, chúng tôi xót chứ. Có phải tự dưng mà chúng tôi muốn con mình ăn uống vớ vẩn ngoài đường như vậy đâu. Không đi học thêm, thử hỏi với chương trình hiện nay, cách dạy ở trường như hiện nay, các cháu có theo kịp không, có vào được một trường cấp 3 hay trường đại học tử tế nào không?".

Ngân Anh  – Lê Huyền



Xem nguồn

Sẽ lấy trình độ tiến sĩ ASEAN làm chuẩn

Posted: 22 Nov 2016 05:05 AM PST


 – Bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết như vậy khi đề cập tới những điểm mới của dự thảo quy chế đào tạo tiến sĩ.

Theo bà Phụng,Bộ GD-ĐT đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ từ trước đó.

Cụ thể, Bộ đã bắt tay vào điều chỉnh quy chế đào tạo tiến sĩ hiện hành. Đây được coi là hành lang quan trọng nhất trước khi triển khai những bước tiếp theo trong thực tiễn.

Sẽ lấy trình độ tiến sĩ ASEAN làm chuẩn

Cấu trúc của quy chế mới sẽ ngắn gọn hơn, đảm bảo nâng cao tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo nhưng với các yêu cầu cụ thể về ngoại ngữ, minh chứng về công bố khoa học cao hơn đối với ứng viên dự tuyển, nghiên cứu sinh, người hướng dẫn.

Ngoài ra, quy chế cũng sẽ bổ sung những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của cơ sở đào tạo trong việc quản lý NCS, trách nhiệm của Hội đồng chấm luận án, của người hướng dẫn và nghiên cứu sinh trong trường hợp có khiếu kiện về nội dung và chất lượng của luận án.

Yêu cầu chuẩn ngoại ngữ từ đầu vào

Bà có thể nói rõ hơn các yêu cầu cụ thể về ngoại ngữ, minh chứng khoa học công bố cao hơn đối với ứng viên dự tuyển, nghiên cứu sinh?

Khác với quy chế hiện hành quy định ngoại ngữ bắt buộc ở đầu ra, quy chế mới bắt buộc ngoại ngữ phải đạt chuẩn nhất định ngay từ đầu vào. 

Mặt khác qui chế mới cũng đòi hỏi nghiên cứu sinh phải chứng minh được năng lực ban đầu về nghiên cứu khoa học của mình thông qua những công trình đã công bố trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, để đảm bảo đầu ra, quy chế cũng yêu cầu nghiên cứu sinh phải có công bố quốc tế trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có phản biện hoặc công bố công trình trên các kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện trong quá trình làm nghiên cứu sinh tại cơ sở đào tạo và trước thời điểm luận án được thông qua ở đơn vị chuyên môn.

Quy định mới về thầy hướng dẫn

Để có một tiến sĩ giỏi, ngoài các yếu tố đầu vào, đầu ra còn cần đề cập đến vai trò của người hướng dẫn. Một người hướng dẫn có trình độ thôi chưa đủ mà phải còn phù hợp với vấn đề mà người làm tiến sĩ lựa chọn để nghiên cứu. Lâu nay đôi khi điều này bị "bỏ qua". Quy chế mới thay đổi gì liên quan đến vai trò của người hướng dẫn?

Quy chế mới quy định người hướng dẫn phải là người chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc tham gia nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ trở lên, là tác giả hoặc đồng tác giả của các công trình công bố quốc tế thuộc lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án của nghiên cứu sinh.

Đó còn phải là cán bộ cơ hữu của cơ sở đào tạo. 

Mỗi nghiên cứu sinh có tối đa 2 người hướng dẫn. Trường hợp người hướng dẫn thứ nhất không phải là giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở đào tạo nơi nghiên cứu sinh đang theo học thì người hướng dẫn thứ hai phải là cán bộ cơ hữu của cơ sở đó.

Trường hợp người hướng dẫn độc lập là tiến sĩ nhưng chưa có chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư thì phải có minh chứng có đủ công trình khoa học đạt chuẩn phó giáo sư trở lên theo quy định của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước.

Người hướng dẫn có thể được tham gia Hội đồng cấp trường/viện trong trường hợp cần thiết để tạo điều kiện cho NCS và thầy hướng dẫn được bảo vệ các quan điểm khi làm luận án, tăng tính tính khách quan khi đánh giá luận án, đặc biệt đối với những đề tài có ít chuyên gia đầu ngành.

Người hướng dẫn và hội đồng bảo vệ luận án cấp trường/viện phải có trách nhiệm cùng nghiên cứu sinh về nội dung luận án khi có khiếu kiện về vi phạm bản quyền tác giả (đạo văn).

Thời gian tối thiểu 3 năm, đào tạo tập trung

Hiện nay, Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân đã được ban hành. Quy chế có tính đến những thay đổi này đối với hoạt động tổ chức đào tạo tiến sĩ hay không?

Điều này đã được tính đến nên tổng thời gian đào tạo (kể cả thời gian gia hạn) sẽ rút ngắn hơn để đảm bảo phù hợp với xu thế chung và khác nhau đối với từng đối tượng tham gia dự tuyển (có bằng cử nhân, có bằng thạc sĩ), nhưng thời gian tối thiểu để hoàn thành luận án là 3 năm (thay vì 2 năm như trước đây) phù hợp với Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.

Hình thức đào tạo là tập trung toàn thời gian và cơ sở đào tạo phải có trách nhiệm quản lý nghiên cứu sinh trong toàn bộ thời gian này

Ngoài ra, quy chế cũng sẽ có một số điều chỉnh khác nhằm giảm thiểu thủ tục hành chính cũng như một số quy định mà qua thời gian thực hiện quy chế từ 2010 đến nay không còn hiệu quả.

Có nhiều ý kiến cho rằng luận án tiến sĩ là một công trình khoa học, phát triển tri thức mới, do đó những phát kiến mới này cần phải được đánh giá thông qua những công trình mà nghiên cứu sinh và người hướng dẫn công bố trên các tạp chí quốc tế có phản biện. Cùng với đó là yêu cầu bắt buộc về kiểm định các chương trình đào tạo tiến sĩ. Yêu cầu như vậy phải chăng quá khắt khe đối với điều kiện đào tạo tiến sĩ hiện nay của Việt Nam?

Phải nói thẳng, trong điều kiện hiện nay của các cơ sở đào tạo tiến sĩ, nếu áp dụng những quy định này là khó. 

Nhưng nếu xem xét đến bối cảnh phát triển chung của GDĐH của các nước ở trong khu vực, ta bắt buộc phải đặt ra chuẩn để phấn đấu.

Đào tạo tiến sĩ là bậc đào tạo cao nhất trong GDĐH, là đào tạo những nhà nghiên cứu, vì vậy phải chuẩn từ chất lượng đầu vào, đảm bảo cơ chế thải loại trong quá trình đào tạo và đạt chuẩn chất lượng chất lượng đầu ra.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Khung trình độ quốc gia Việt Nam trong đó yêu cầu trình độ, năng lực mà người tốt nghiệp mỗi cấp đào tạo cần đạt được. 

Khung trình độ này tương thích với khung trình độ tham chiếu ASEAN. 

Tiến sĩ là bậc cao nhất (bậc 8/8). Để đạt được chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam thì trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cũng phải ngang bằng với tiến sĩ các nước khu vực ASEAN.

Lâu nay ta vẫn có quan niệm điều kiện của Việt Nam là đặc thù, vậy cần phải có đặc thù. 

Nhưng nay trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng, nguồn nhân lực được đào tạo phải tương thích với thế giới thì mới có thể cạnh tranh được trên thị trường lao động. 

Do đó việc nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ tiếp cận dần với chuẩn quốc tế và khu vực là rất cần thiết.

Cần chấp nhận có thể giảm quy mô để tập trung vào chất lượng và đào tạo tiến sĩ chỉ dành cho những người thực tài, thực lực, có mục tiêu học tập rõ ràng. Đào tạo tiến sĩ cũng chỉ thực hiện ở những cơ sở đào tạo đủ điều kiện đảm bảo chất lượng.

Một vấn đề được nhắc đến nhiều khi nói về chất lượng đào tạo tiến sĩ hiện nay là chi phí đào tạo quá thấp (bình quân khoảng 15 triệu đồng/năm). Quy chế mới có khắc phục được bất cập này?

Bất cập về chi phí đào tạo tiến sĩ đã được bàn đến nhưng ở phạm vi của Quy chế đào tạo chưa thể quy định cụ thể như việc nâng chi phí đơn vị (đầu tư đào tạo một nghiên cứu sinh/năm) ở mức tương đương với mức chi phí đơn vị trong khu vực, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu, chi phí cho nghiên cứu sinh hay người hướng dẫn đi dự hội nghị, hội thảo nước ngoài…

Tuy nhiên, từ việc nâng cao những quy định về chất lượng của nguồn tuyển, của quá trình tổ chức đào tạo buộc cơ sở đào tạo cũng như các cơ quan quản lý phải có những đề xuất hoặc giải pháp đảm bảo đầu tư xứng đáng để đạt chất lượng như mong muốn. 

Trên cơ sở những ý kiến của các nhà khoa học, các cơ sở trực tiếp đào tạo, Bộ GD&ĐT cũng sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khác để đề xuất Chính phủ sửa đổi những quy định về tài chính cho phù hợp với thực tế.

Cảm ơn bà!

Quan điểm của Bộ GD-ĐT khi đặt ra việc sửa đổi quy chế đào tạo tiến sĩ là không chỉ thực hiện theo chủ quan của những người làm chính sách mà phải xuất phát từ thực tế triển khai tại các cơ sở đào tạo cũng như sự giám sát của xã hội về chất lượng đào tạo tiến sĩ trong thời gian qua.

Do vậy Bộ rất cần sự đóng góp ý kiến của nhiều nhà khoa học, các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực, các nhà quản lý và của các cá nhân có liên quan.

  • Hà Phương (Ghi)

  • Xem thêm:




Xem nguồn

Tranh cãi quanh hình ảnh bé trai vắt vẻo trong khung sắt sau xe máy

Posted: 22 Nov 2016 04:23 AM PST


Ngay sau khi hình ảnh một người đàn ông chở khung sắt, bên trong có bé trai tầm tuổi tiểu học, vai đeo cặp sách trong tư thế nửa nằm nửa ngồi đã khiến nhiều người tranh cãi và tưởng tượng ra nhiều tình huống khác nhau. Qua biển số xe cho thấy, hình ảnh trên có thể xuất phát từ Vĩnh Phúc

Một số người lên án khi nhận xét người đàn ông chở bé trai trong khung sắt, phía sau xe máy cùng tham gia giao thông nhưng không đội mũ bảo hiểm cho bé trai quá nguy hiểm.

Hình ảnh bé trai vắt vẻo trong khung sắt sau xe máy gây tranh cãi trên cộng đồng mạng (ảnh: vnn)

Hình ảnh bé trai vắt vẻo trong khung sắt sau xe máy gây tranh cãi trên cộng đồng mạng (ảnh: vnn)

Một số độc giả khác nhận xét, nhìn hình ảnh, có thể tưởng tượng nhiều tình huống khác nhau. Bạn Xuân Hùng (Yên Bái) nhận xét, trước mắt không thể khẳng định đây là hai bố con, có thể là người nhà hoặc đơn giản là người quen. Có thể hình ảnh trên xuất phát từ việc người đàn ông này đi thồ hàng và tiện thể chở cậu bé theo. Do xe đang buộc sẵn giá đèo hàng nên đành cho bé ngồi trong đó. Tuy nhiên, việc không cho bé đội mũ bảo hiểm là không được. Việc chở bé như vậy, quá mất an toàn tới tính mạng.

Chị Hồng Thủy, một phụ huynh ở Quảng Bình cho biết, việc chở các bé như vậy ở vùng sâu, vùng xa khá nhiều. Điều này cũng có thể đưa ra nhiều đánh giá khác nhau, nhiều người còn mưu sinh kiếm sống bằng các nghề lao động nặng nhọc. Do đó, trẻ em cũng tham gia giao thông với người nhà trong tình trạng rất nguy hiểm, xem thường tính mạng.

Câu chuyện trên khiến nhiều người nhớ lại hình ảnh người cha chở con trai trong chiếc lồng sắt ở Chiết Giang, Trung Quốc hồi đầu năm ngoái khiến nhiều người tranh cãi.

Lúc đầu, một số người lên án, đây là hành động ngược đãi trẻ em, cần lên án. Tuy nhiên, sự thật đã hé mở một câu chuyện cảm động về tình cha con. Vì mong muốn cậu con trai bị động kinh được đi chơi, được ngắm cảnh đẹp như bạn bè đồng trang lứa, người cha đã để con mình trong chiếc lồng sắt và đạp xe quanh thành phố. Câu chuyện xúc động về tình cha con được lan truyền khắp nơi khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Dự kiến tuyển sinh trung cấp, cao đẳng quanh năm

Posted: 22 Nov 2016 03:41 AM PST


Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố dự thảo Quy định Quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng.

Theo Dự thảo Thông tư Quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng, thì những quy định ở đây dự kiến áp dụng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi chung là trường) có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp ở trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo quy định.

Dự kiến tuyển sinh trung cấp, cao đẳng quanh năm
Thí sinh thi THPT quốc gia năm 2016 (Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Thông tư không áp dụng cho việc tuyển sinh trình độ sơ cấp, tuyển sinh theo chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, đi học ở nước ngoài và đào tạo thường xuyên.

Tổ chức tuyển sinh quanh năm

Điểm đáng chú ý đầu tiên của dự thảo là dự kiến các trường có thể tổ chức một hoặc nhiều đợt tuyển sinh bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc công tác tuyển sinh chậm nhất trước ngày 31/12 hàng năm. Thời gian tuyển sinh, số đợt tuyển sinh trong năm do Hiệu trưởng các trường quyết định.

Việc tổ chức tuyển sinh được thực hiện trên cơ sở chỉ tiêu tuyển sinh đã được xác định theo quy định. Chỉ tiêu tuyển sinh của năm nào chỉ được áp dụng trong năm đó.

Chọn tổ hợp các môn thi

Dự thảo đưa phương án duy trì tổ hợp các môn thi tương ứng với khối thi mà trường đã sử dụng trong kỳ thi tuyển sinh các năm trước (sau đây gọi là khối thi truyền thống) để xét tuyển.

Nếu thay đổi các khối thi truyền thống, các tổ hợp môn thi đã sử dụng để xét tuyển, các trường phải báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của trường, các phương tiện thông tin đại chúng khác ít nhất 3 năm trước khi áp dụng.

Những trường sử dụng tổ hợp môn thi mới ngoài các khối thi truyền thống để xét tuyển cho một ngành hoặc nhóm ngành hoặc nghề cần dành ít nhất 75% chỉ tiêu của ngành hoặc nhóm ngành hoặc nghề đó để xét tuyển theo các tổ hợp môn thi tương ứng với các khối thi truyền thống.

Việc thêm các tổ hợp môn thi mới để xét tuyển được thực hiện theo nguyên tắc:

Sử dụng kết quả của ít nhất 3 môn thi, trong đó có ít nhất một trong hai môn Toán và Ngữ văn để xét tuyển; các môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của chuyên ngành đào tạo; không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp môn thi để xét tuyển cho một ngành;

Đối với trường có ngành năng khiếu, sử dụng kết quả thi của ít nhất một môn văn hoá kết hợp với kết quả các môn thi năng khiếu để xét tuyển.

Tùy theo yêu cầu của ngành hoặc nghề đào tạo, các trường có thể quy định môn thi chính được nhân hệ số khi xét tuyển.

Sẽ có ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào

Việc xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường xây dựng phương án xét tuyển sẽ do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện căn cứ kết quả thi của thí sinh dự thi lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia.

Trường đóng trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, được xét tuyển những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp trung học tại các tỉnh thuộc khu vực này với kết quả thi (tổng điểm 3 môn thi của tổ hợp dùng để xét tuyển) thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào 1,0 điểm (theo thang điểm 10) và phải học bổ sung kiến thức một học kỳ trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường quy định.

Đối với trường sử dụng phương án xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT, điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp các môn dùng để xét tuyển hoặc điểm trung bình chung của các môn học dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 5,5 đối với hệ CĐ (theo thang điểm 10).

Đối với trường xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung cấp vào các ngành học trình độ CĐ, phải quy định rõ trong đề án tự chủ tuyển sinh cách thức xét tuyển vào ngành hoặc nghề học phù hợp và các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào.

Đối với các ngành năng khiếu thuộc khối ngành văn hóa – nghệ thuật, điểm xét tuyển của các môn văn hóa phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu để hoàn thành chương trình phổ thông và được Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp thuận…

Ngân Anh



Xem nguồn

Tòa bác yêu cầu của ĐH Hoa Sen

Posted: 22 Nov 2016 02:58 AM PST


Tòa án nhân dân TP.HCM vừa có thông báo về việc không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của lãnh đạo Trường ĐH Hoa Sen.

Thông báo được gửi cho ông Trần Văn Tạo, bà Bùi Trân Phượng, ông Đỗ Sỹ Cường ngày hôm nay, 22/11. 

Tòa án dân TP.HCM cho biết nhận được đơn đề nghị của ông Trần Văn Tạo, bà Bùi Trân Phượng và ông Đỗ Sỹ Cường yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Khoản 1, Điều 68, Điều 69 Luật Tố tụng hành chính, tạm đình chỉ thi hành Quyết định số 5891 công nhận HĐQT và Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Hoa Sen nhiệm kỳ 2012-2017.

Tòa án Nhân dân TP.HCM cho biết, qua đối chiếu với các quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015 về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thấy rằng việc yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của các đương sự là không có cơ sở.

Tòa án cũng cho biết, phía ông Tạo, và Phượng và ông Cường có quyền khiếu nại trong ba ngày kể từ ngày ra thông báo (22/11).

Trước đó, UBND TP.HCM có văn bản công nhận hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng quản trị Trường ĐH Hoa Sen nhiệm kỳ 2012-2017. 

UBND TP.HCM công nhận hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng quản trị Trường ĐH Hoa Sen nhiệm kỳ 2012-2017 gồm bảy người, trong đó ông Lưu Tiến Hiệp là chủ tịch hội đồng quản trị. Đây là ĐHQT được bầu ra Đại hội cổ đông bất thường năm 2014.

Lê Huyền



Xem nguồn

GS Trần Văn Nhung và 3 kiến nghị gửi Chủ tịch TP Hà Nội

Posted: 22 Nov 2016 02:16 AM PST


Trên đây là chia sẻ của GS Trần Văn Nhung (Tổng Thư kí Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT) trong bức thư vừa được ông đăng tải trên trang facebook cá nhân.

Chia sẻ với PV Dân trí vào chiều 22/11, GS cho biết, là công dân Thủ đô đã 51 năm, đây là lần đầu tiên ông nhận được sự ưu ái này từ lãnh đạo của TP Hà Nội. Điều đó khiến ông rất vui và cảm động bởi Chủ tịch là lãnh đạo trẻ nhưng đã có quan tâm sâu sắc tới người công tác trong ngành giáo dục như ông trong ngày lễ Hiến chương Nhà giáo.

Lẵng hoa và thiệp mừng do Chủ tịch Nguyễn Đức Chung gửi tặng GS Nhung nhân ngày 20/11 (ảnh: Nhân vật cung cấp)

Lẵng hoa và thiệp mừng do Chủ tịch Nguyễn Đức Chung gửi tặng GS Nhung nhân ngày 20/11 (ảnh: Nhân vật cung cấp)

Trong thư GS Trần Văn Nhung gửi Chủ tịch TP Hà Nội có đoạn viết: "Tôi rất vui mừng với những đổi thay đầy hứa hẹn của Hà Nội trong những năm gần đây, để sớm trở thành Thủ đô văn minh, xanh, sạch, đẹp, xứng với truyền thống người Tràng An thanh lịch. Xin nêu một ví dụ nhỏ: Hàng ngày đi làm, tôi ngắm nhìn hàng cây phượng vĩ mới được trồng đã kịp ra lá xanh giăng khắp Thành phố mà mừng thầm trong lòng. Tôi rất ủng hộ Quỹ "Một triệu cây xanh cho Việt Nam" và tin rằng những hàng cây mau xanh tốt để sớm góp phần che nắng cho bà con và các em học sinh, sinh viên trong những ngày oi bức. Có điều rất hay là cây phượng xanh lá, đỏ hoa vào đúng những ngày hè nóng bỏng nhất, để che bớt nắng gắt.

Nó cũng đồng thời nhắc nhở các thầy cô giáo và bố mẹ, hè đến rồi cần phải để cho các em học sinh, sinh viên có được những ngày hè đúng nghĩa, được chơi, được bơi, cơ thể khỏe mạnh, phát triển hài hòa, giàu chất nhân văn. Tôi cũng mong rằng cùng với Quỹ "Một triệu cây xanh cho Việt Nam" sẽ sớm có Quỹ "Một triệu thanh niên tài trí trong thế kỷ XXI cho Việt Nam" để Hà Nội và cả nước có thêm những tài năng trẻ mới. Những cây mới được trồng và những con người mới được đào tạo đầu thế kỷ XXI sẽ vun đắp cho Thủ đô và cả nước trong cả thế kỷ này để vững bước đi lên hội nhập với khu vực và thế giới văn minh, một cách tự tin, bình đẳng, lành mạnh và hiệu quả".

Nhân dịp này, GS cũng xin có vài kiến nghị nhỏ cụ thể gửi Chủ tịch về những đường phố với những hàng cây xanh mới được trồng :

1. Thêm vào cuối các biển chỉ đường phố các số nhà liền kề bên tay trái và tay phải, để, ví dụ, đến ngã tư biết ngay nên rẽ trái hay phải, tiết kiệm thời gian.

2. Nên dành, ví dụ, 5% tổng số đường phố của Thủ đô đặt bằng tên của các danh nhân trên thế giới tiến bộ, để thấy dân tộc Việt Nam biết trân trọng và kế thừa di sản văn minh của nhân loại. Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay việc này càng cần thiết. Xem các thủ đô trên thế giới thường dành bao nhiêu % đường phố cho việc này để ta học tập. Hiện nay ta có rất ít đường phố với tên quốc tế.

3. Sau khi sử dụng đủ các tên Việt Nam, quốc tế tiêu biểu để đặt tên các đường phố, nên chăng đặt tên các phố còn lại bằng cách sử dụng các con số theo tọa độ để dễ nhớ, dễ tìm. Nhiều thành phố hiện đại trên thế giới đã làm như vậy trong thời đại công nghiệp.

GS cho biết, đây là vài ý kiến nhỏ và kỹ thuật đã đề xuất từ những năm cuối thập niên 1990, khi còn là Ủy viên Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội, nay xin phép được nhắc lại.

Được sự đồng ý của GS Trần Văn Nhung, Dân trí xin phép được đăng tải toàn văn bức thư gửi Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung:

Hà Nội, 22/11/2016

Kính thưa Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung,

Tôi rất vui mừng vì vừa được Chủ tịch gửi tặng hoa và thiếp chúc mừng nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2016. Tôi xin cám ơn Chủ tịch, xin phép được chia sẻ niềm vui này trên FB và nhân tiện xin nêu một vài kiến nghị nhỏ (thư này cũng đã được gửi theo đường chính thức). Đây cũng là lần đầu tiên, tôi nhận được sự ưu ái này từ lãnh đạo TP Hà Nội, mặc dù đã là công dân Thủ đô 51 năm qua.

Đã nhiều lần tôi tự hào nói với các bạn bè Việt Nam và thế giới rằng Hà Nội là thủ đô duy nhất ở Đông Nam Á có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu đông. Vì vậy Thủ đô yêu dấu của chúng ta rất thực tế nhưng cũng rất lãng mạn, nhiều cây xanh có lá đủ bốn mùa, tuy sắc màu có thay đổi, và phái đẹp Hà Nội có cơ hội lý tưởng để biểu diễn đủ kiểu thời trang, ngắn và mỏng về mùa nóng, dài và dày về mùa lạnh, từ những tà áo dân tộc giản dị cho đến những bộ cánh ấn tượng thời hội nhập.

Tôi rất vui mừng với những đổi thay đầy hứa hẹn của Hà Nội trong những năm gần đây, để sớm trở thành Thủ đô văn minh, xanh, sạch, đẹp, xứng với truyền thống người Tràng An thanh lịch. Xin nêu một ví dụ nhỏ: Hàng ngày đi làm, tôi ngắm nhìn hàng cây phượng vĩ mới được trồng đã kịp ra lá xanh giăng khắp Thành phố mà mừng thầm trong lòng. Tôi rất ủng hộ Quỹ "Một triệu cây xanh cho Việt Nam" và tin rằng những hàng cây mau xanh tốt để sớm góp phần che nắng cho bà con và các em học sinh, sinh viên trong những ngày oi bức. Có điều rất hay là cây phượng xanh lá, đỏ hoa vào đúng những ngày hè nóng bỏng nhất, để che bớt nắng gắt. Nó cũng đồng thời nhắc nhở các thầy cô giáo và bố mẹ, hè đến rồi cần phải để cho các em học sinh, sinh viên có được những ngày hè đúng nghĩa, được chơi, được bơi, cơ thể khỏe mạnh, phát triển hài hòa, giàu chất nhân văn. Tôi cũng mong rằng cùng với Quỹ "Một triệu cây xanh cho Việt Nam" sẽ sớm có Quỹ "Một triệu thanh niên tài trí trong thế kỷ XXI cho Việt Nam" để Hà Nội và cả nước có thêm những tài năng trẻ mới. Những cây mới được trồng và những con người mới được đào tạo đầu thế kỷ XXI sẽ vun đắp cho Thủ đô và cả nước trong cả thế kỷ này để vững bước đi lên hội nhập với khu vực và thế giới văn minh, một cách tự tin, bình đẳng, lành mạnh và hiệu quả.

Kính thưa Chủ tịch,

Nhân dịp này tôi cũng xin có vài kiến nghị nhỏ cụ thể gửi Chủ tịch về những đường phố với những hàng cây xanh mới được trồng :

1. Thêm vào cuối các biển chỉ đường phố các số nhà liền kề bên tay trái và tay phải, để, ví dụ, đến ngã tư biết ngay nên rẽ trái hay phải, tiết kiệm thời gian.

2. Nên dành, ví dụ, 5% tổng số đường phố của Thủ đô đặt bằng tên của các danh nhân trên thế giới tiến bộ, để thấy dân tộc Việt Nam biết trân trọng và kế thừa di sản văn minh của nhân loại. Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay việc này càng cần thiết. Xem các thủ đô trên thế giới thường dành bao nhiêu % đường phố cho việc này để ta học tập. Hiện nay ta có rất ít đường phố với tên quốc tế.

3. Sau khi sử dụng đủ các tên Việt Nam, quốc tế tiêu biểu để đặt tên các đường phố, nên chăng đặt tên các phố còn lại bằng cách sử dụng các con số theo tọa độ để dễ nhớ, dễ tìm. Nhiều thành phố hiện đại trên thế giới đã làm như vậy trong thời đại công nghiệp.

Vài ý kiến nhỏ và kỹ thuật này tôi đã đề xuất từ những năm cuối thập niên 1990, khi còn là Ủy viên Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội, nay xin phép được nhắc lại.

Tôi xin kính chúc Chủ tịch và các đồng chí lãnh đạo Thủ đô khỏe mạnh để góp phần tiếp tục lãnh đạo TP Hà Nội phát triển, xứng tầm với một Thủ đô văn hóa một nghìn năm tuổi!

Kính thư,

Trần Văn Nhung”.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Comments