Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Xúc động trước tấm lòng người thầy với HS 8 tuổi nhỏ như trẻ sơ sinh

Posted: 21 Nov 2016 08:26 AM PST


Nhân vật đặc biệt nhất trong buổi tiếp kiến Phó Chủ tịch nước

Em Đinh Văn Rể, dân tộc H'rê – học sinh lớp 1 Trường tiểu học Sơn Ba – là nhân vật đặc biệt nhất trong buổi tiếp kiến Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cùng đoàn nhà giáo tiêu biểu, xuất sắc sáng 18/11.

Đoàn nhà giáo, không ai nén nổi xúc động khi thấy hình ảnh một em bé nhỏ xíu mặc đồng phục học sinh gọn lỏn trong lòng thầy Đặng Văn Cương – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Ba. Với chứng bệnh lạ chưa được xác định, Rể không thể lớn, nên dù đã 8 tuổi nhưng em chỉ nặng 3,5 cân và cao 58 cm – trông y như một đứa trẻ sơ sinh.

Xúc động còn bởi sự chăm sóc vô cùng ân cần, nâng niu của người thầy với cậu trò bé nhỏ. Lần đầu tiên được ra Hà Nội và cũng có lẽ lần đầu tiên được gặp đông người đến như vậy nên lo lắng, lạ lẫm là không tránh khỏi; nhưng trên gương mặt nhỏ xíu vẫn nở nụ cười tươi tắn, hạnh phúc vì luôn được ở trong vòng tay vững chãi của thầy giáo, được thầy bảo vệ, yêu thương.

Tại Phủ Chủ tịch, hai thầy trò đặc biệt đã vinh dự được Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tặng quà, động viên và ân cần hỏi thăm.



Tính thầy trò như cha con gây xúc động lòng người 

Tranh thủ được ra Hà Nội tuyên dương để mang học trò đi chữa bệnh 

Thầy Đặng Văn Cương là một trong hai nhà giáo tiêu biểu của tỉnh Quảng Ngãi được ra Hà Nội tham dự chương trình tri ân nhà giáo 2016. Vinh dự này với thầy không chỉ đơn thuần là niềm vui khi được vinh danh, mà hơn thế, đây là cơ hội không thể tốt hơn để có thể đưa cậu học trò đặc biệt ra thủ đô khám bệnh. Thời gian rảnh, trong khi có thể đi thăm thú Hà Nội thì thầy Cương lại cố gắng tìm bác sĩ, mong tìm ra căn bệnh lạ cho học trò của mình.

"Hôm qua, thầy trò tôi qua Bệnh viện Nhi trung ương, em Rể đã được các chuyên gia đầu ngành khám bệnh. Bác sĩ nói phải 2 tháng nữa mới có kết quả. Theo lời của Trưởng khoa nội tiết Bệnh viện Nhi Trung ương, sau này sẽ có một chuyên gia người Mỹ đến làm việc và xác định nguyên nhân bệnh của em" – thầy Cương chia sẻ.

Nói về cơ duyên với người học trò đặc biệt, thầy Cương kể: Trường Tiểu học Sơn Ba đang nuôi học sinh ở cùng làng của Rể. Nhà em nằm trong hốc núi rất xa. Cách đây 3 năm, tôi biết đến em khi về làng vận động học sinh ra lớp. Khi đó, tôi có hứa với bố mẹ em, nếu sau này đưa con xuống mà ở được với thầy 1 ngày thì trường sẽ nhận nuôi. Không ngờ, đầu năm 2016, khi được cha mẹ đưa xuống, Rể đã ở nội trú trong trường được luôn 1 tuần.

Qua mấy tháng học, thầy Cương cho biết Rể hòa đồng, ngồi trên lớp ngoan ngoãn lắng nghe thầy cô giảng và đặc biệt hiểu tiếng Kinh khá tốt, thậm chí còn tốt hơn cả anh trai ruột của em hiện cũng đang học lớp 4 tại trường. Tuy nhiên, nhận thức của em không thể được như trẻ cùng lứa tuổi.

"Hiện nay Rể biết cầm bút, cầm phấn nhưng chưa nhận được mặt chữ, viết được chữ O nhưng còn nguệch ngoạc vì em là người dân tộc thiểu số, lại mới ở trên núi xuống và chưa biết một chữ tiếng Kinh nào. Tham vọng của nhà trường không cần em biết đọc, biết viết ngay mà là giúp em hòa nhập với cộng đồng, dạy em một số kĩ năng cơ bản. Ngoài một số khó khăn trong tiếp thu kiến thức, Rể sinh hoạt, tự phục vụ bình thường, chỉ nhờ thầy cô hỗ trợ khi cần thiết do thể trạng em quá nhỏ" – thầy Cương tâm sự.

Nhà trường là mái ấm

Theo lời kể của thầy Đặng Văn Cương, hiện nay Trường Tiểu học Sơn Ba có 430 học sinh, trong đó 279 em được hưởng chế độ bán trú; 37 học sinh ở nội trú, được trường nuôi là những em có hoàn cảnh khá đặc biệt, hoặc nhà ở quá xa, hoặc mồ côi cha mẹ.

Những học sinh này ăn, ở, sinh hoạt tại trường, được hưởng chế độ chính sách theo quy định của Chính phủ và được các thầy cô giáo quan tâm chăm sóc tận tình.

"Chúng tôi cắt cử, phân công giáo viên nấu ăn cho học sinh. Hiện toàn trường có tổng số 32 thầy cô, trong đó 12 người đang ở nội trú. Cũng may là có nhiều thầy cô từ đồng bằng lên miền núi, bản thân tôi là hiệu trưởng cũng ở nội trú nên việc chăm sóc cho các em thuận tiện hơn" – thầy Cương chia sẻ.



Xem nguồn

Học sinh vừa đi đường vừa xúc cơm ăn ngay trên xe máy

Posted: 21 Nov 2016 07:43 AM PST


– Đoạn clip ghi lại cảnh người đàn ông điều khiển xe máy chở phía sau hai em học sinh vừa đi vừa xúc cơm ăn vội trên đường đang hút sự chú ý của nhiều người khi ít nhiều phản ánh thực trạng "ăn-học" ở Việt Nam.

Đây là clip do anh Chu Chí Khanh (trú tại TP HCM) vô tình bắt gặp và quay lại trên đường đi làm về đoạn qua đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Quận 1, TP HCM).

Chia sẻ với VietNamNet, anh Chu Chí Khanh nói: "Lúc đó khoảng 5h chiều, khi tụi nhỏ vừa tan học về và không biết có phải vì bận "chạy sô" học thêm tiếp hay không mà ba mẹ lại để 2 đứa nhỏ ăn cơm hộp ngay trên xe máy như vậy. Nhìn đường kẹt xe và bụi bặm như vậy, thấy tội nghiệp tụi nhỏ quá. Nhưng đây có lẽ cũng phản ánh đúng thực trạng "ăn-học" tại Việt Nam hiện nay".

Theo anh Khanh, đây cũng là lần đầu tiên anh chứng kiến thực tế cảnh các em học sinh nhỏ ăn cơm hộp trên xe như vậy. "Mình nghĩ chắc không phải bọn nhỏ đói quá mà ăn bởi đó là những suất cơm được chuẩn bị hộp sẵn, có nghĩa là nếu không chạy sô đi học thì chỉ có thể là đi đâu đó rất vội mà thôi".

Xem nội dung clip, nhiều phụ huynh cũng bày tỏ sự xót thương, thậm chí là lo ngại tới sức khỏe của những đứa trẻ.

Chị Trần Thị Ánh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: "Xem clip mà thấy thương cho các cháu học sinh quá. Song thực tế này chắc cũng chẳng phải là hiếm ở thời buổi mà các cha mẹ chạy đua về thành tích học tập của con. Có nhà, sau học chính trên trường, buổi tối còn cho con đi học thêm 1-2 ca với đủ các môn. Bản thân tôi sau khi xem xong clip này cũng sẽ cân đối lại thời gian học thêm của con lần nữa để các cháu đỡ bị nhồi nhét quá"

Chị Trần Thị Hoa (Nghệ An) bình luận: "Anh một hộp, em một hộp, đến bữa ăn cũng vội vàng và tội nghiệp như thế này, không biết sẽ học giỏi được đến đâu nhưng sức khỏe của các con chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Tôi nghĩ các phụ huynh cần xem lại mức độ quan trọng và cân đối giữa các yếu tố thể chất, trí tuệ cho trẻ để những đứa con mình được phát triển một cách toàn diện nhất".

Thanh Hùng



Xem nguồn

Cà Mau đào tạo tài năng lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trong học sinh, sinh viên

Posted: 21 Nov 2016 07:01 AM PST


Theo UBND tỉnh Cà Mau, mục tiêu của đề án nhằm phát hiện, đào tạo học sinh, sinh viên (HS, SV) có năng khiếu vượt trội để trở thành những nghệ sĩ tài năng trong biểu diễn, sáng tác, giảng dạy; tham gia biểu diễn, dự thi các chương trình, cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp trong nước và quốc tế; phát triển tài năng trẻ văn hóa nghệ thuật có trình độ chuyên môn sâu, có đức, có tài, có khả năng sáng tạo ra các sản phẩm văn hóa nghệ thuật chất lượng cao mang tầm quốc gia và quốc tế.

Theo đề án, đối tượng là HS, SV của tỉnh đang theo học tại các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật trong cả nước có tài năng, năng khiếu vượt trội.

Các lĩnh vực đào tạo gồm âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, múa và ngành sáng tác văn học, có trình độ từ trung cấp đến đại học.

Cà Mau tìm kiếm tài năng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. (Ảnh minh họa)

Cà Mau tìm kiếm tài năng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. (Ảnh minh họa)

Kế hoạch của tỉnh Cà Mau cho biết, trong giai đoạn 2016-2025, có từ 2-3 tài năng thuộc các lĩnh vực đào tạo được cử tham dự và đoạt giải thưởng các cuộc thi, hội diễn, triển lãm nghệ thuật trong nước và quốc tế, được công chúng đón nhận.

Giai đoạn 2016-2025, cử khoảng 2 tài năng thuộc các lĩnh vực đào tạo đi thực tập ngắn hạn tại các cơ sở đào tạo, đơn vị nghệ thuật có uy tín ở nước ngoài.

Đến năm 2025, cử tuyển sinh và đào tạo khoảng 10 SV đại học và khoảng 10 HS trung cấp theo học các lớp tài năng thuộc các lĩnh vực đào tạo.

Theo UBND tỉnh Cà Mau, bắt đầu từ năm 2017, tỉnh sẽ triển khai cử đào tạo tài năng theo đề án. Song song đó, tỉnh sẽ ban hành cơ chế, chính sách sau đào tạo đối với HS, SV được tiếp nhận công tác; HS, SV có cam kết phục vụ tại địa phương sau khi được đào tạo.

UBND tỉnh Cà Mau cho hay, tỉnh sẽ chỉ đạo Sở VH-TT&DL phối hợp cùng Sở GD-ĐT đề xuất, xét chọn, giới thiệu ứng viên dự tuyển để tạo nguồn tuyển sinh cho các cơ sở đào tạo được lựa chọn theo đề án.

Huỳnh Hải



Xem nguồn

Khoa Luật ĐHQG Hà Nội: Kỉ niệm 40 năm truyền thống và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Posted: 21 Nov 2016 06:18 AM PST


Đến dự Lễ kỷ niệm có đồng chí Uông Chu Lưu – Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; PGS. TS Nguyễn Kim Sơn – Giám đốc ĐH QGHN.

Bằng sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của các thế hệ cán bộ, giảng viên và sinh viên, với truyền thống 40 năm hình thành và phát triển, với sứ mệnh "Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao về pháp luật theo định hướng chuyên gia, lãnh đạo quản lý; sáng tạo, truyền bá tri thức pháp lý; nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về luật học; tư vấn, phản biện và cung cấp dịch vụ pháp lý có giá trị cao cho Nhà nước, tổ chức, xã hội và công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước."

Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN đã trở thành một trong ba trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý có đóng góp và uy tín hàng đầu của Việt Nam.



Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu tại buổi lễ 

Ghi nhận những đóng góp của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội suốt 40 năm qua, trong buổi lễ ngày hôm nay Khoa đã được trao tặng Huân chương lao động hạng II cho tập thể Khoa Luật và Huân chương lao động hạng III cho một số cán bộ của Khoa để ghi nhận những thành tích của các cá nhân nói riêng và tập thể Khoa Luật nói chung.

Cũng trong buổi lễ, Khoa Luật đã tổ chức tặng hoa tri ân các thầy nguyên Chủ nhiệm Khoa Luật các thời kỳ và chụp ảnh lưu niệm.

40 năm – một chặng đường dài đã qua, những khó khăn, những thăng trầm mà thầy và trò Khoa Luật đã trải qua, những thành tựu mà Khoa Luật đã đạt được, có được điều đó, chắc chắn phải là sự quyết tâm, sự cố gắng, sự nỗ lực không mệt mỏi của bản thân mỗi người, mỗi thành viên trong Khoa, đó là tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, tin cậy, giúp đỡ nhau để phấn đấu cho sự phát triển chung của Khoa.

Những thành tích và uy tín đó đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận bằng những Bằng khen, Huân chương và đặc biệt ngày 13/10/2016 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký văn bản số 1806/Ttg – KGVX về việc đồng ý chủ trương thành lập Trường Đại học Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở Khoa Luật, ĐHQGHN.

Đây chính là kết quả cho sự nỗ lực của tập thể Khoa Luật trong 40 năm qua. Khoa Luật hoàn toàn xứng đáng với vị thế mới, trở thành Trường Đại học Luật, trường đại học thành viên thứ 8 của Đại học Quốc gia Hà Nội.



Xem nguồn

Trường ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao TPHCM đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất

Posted: 21 Nov 2016 05:36 AM PST


Bà Nguyễn Thị Lệ - Trưởng Ban Dân vận Thành ủy TPHCM và GS Trần Hồng Quân – nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trao Huân chương Lao động Hạng Nhất cho tập thể lãnh đạo nhà trườngBà Nguyễn Thị Lệ – Trưởng Ban Dân vận Thành ủy TPHCM và GS Trần Hồng Quân – nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trao Huân chương Lao động Hạng Nhất cho tập thể lãnh đạo nhà trường

Phát biểu tại buổi lễ, Hiệu trưởng – GS.TS Huỳnh Trọng Khải cho biết: UPES đã trải qua đầy đủ các cấp học, tiền thân là Trường Sư phạm Thể dục Miền Nam trực thuộc Bộ Giáo dục, rồi nâng lên Cao đẳng vào năm 1984 và đến năm 2005 trường được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 285/2005/QĐ-TTg thành lập Trường ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao TPHCM. Hiện trường đã được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Giáo dục thể chất.

Tính đến nay, nhà trường đã đào tạo 38 khóa tại trường, cung cấp cho xã hội gần 12.000 giáo viên. Bên cạnh đó, trường còn liên kết đào tạo theo địa chỉ sử dụng nhiều khóa cao đẳng và đại học chính quy, tại chức, liên thông cho hơn 18 tỉnh, thành phía Nam, miền Trung và Tây Nguyên từ  Quảng Ngãi đến Cà Mau.

Nhà trường đã phối hợp với Trường ĐH Thể dục Thể thao  I và Trường ĐH Thể dục Thể thao II đào tạo được 10 khóa hoàn thiện trình độ đại học tại trường cho hơn 700 giáo viên thể dục và hơn 50 học viên cao học; liên kết với Trường ĐH Thể dục Thể thao Thượng Hải và Quảng Châu (Trung Quốc) đào tạo 6 khóa trình độ thạc sĩ.

Hiện trường đang xúc tiến xây dựng cơ sở mới hiện đại, sẽ khởi công vào tháng 12/2016 với hơn 22ha  tại huyện Nhà Bè, TPHCM. Dự án dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2018.



TS Hà Hữu Phúc – Giám đốc Cơ quan đại diện Bộ GD&ĐT tại TPHCM – trao Bằng khen & cờ thi đua của Bộ GD&ĐT cho các cá nhân và tập thể nhà trường

"Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập trường, chúng tôi ý thức rằng nhà trường chỉ mới đi được một chặng đường, trước mắt cần tiếp tục duy trì khối đoàn kết, tập trung công sức, trí tuệ của tập thể để nâng cao uy tín, vị thế của UPES trong cộng đồng các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước, vuơn lên là trường chuyên ngành Sư phạm Thể dục Thể thao có tầm vóc khu vực và quốc tế…" –  GS.TS Huỳnh Trọng Khải  phát biểu.

Dịp này, tập thể sư phạm nhà trường được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất; một số cá nhân, tập thể của trường được tặng Huân chương Lao động Hạng Nhì, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ GD&ĐT, cờ truyền thống của UBND TPHCM… 



Xem nguồn

Cảm phục những tấm lòng của các thầy cô nơi đảo xa

Posted: 21 Nov 2016 04:54 AM PST


37 thầy cô được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, 5 thầy cô không đến dự vì không có tàu từ đảo vào đất liền37 thầy cô được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, 5 thầy cô không đến dự vì không có tàu từ đảo vào đất liền

Hai cô giáo trên đảo Cồn Cỏ

Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ GD&ĐT, và Tập đoàn Thiên Long tổ chức.

Chương trình đã đến thăm, tặng quà một số thầy cô đang công tác tại đảo. Các thầy cô giáo đã có chuyến thăm lãnh đạo Đảng và nhà nước, lãnh đạo Bộ GD&ĐT, nhận quà của tập đoàn Thiên Long và có lễ tuyên dương hết sức ý nghĩa nhân kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 201/11.

Cô Hoàng Thị Hiếu và Hoàng Thị Thắm là hai giáo viên của Trường Mầm non Hoa Phong Ba (Quảng Trị). Cả trường chỉ có hai cô giáo với muôn vàn khó khăn. Đặc biệt là phương tiện giao thông không thuận lợi.

10 năm gắn bó với con trẻ trên đảo, hai cô giáo thương trò khi cuộc sống của các em chịu nhiều thiệt thòi. Khi các con của cô và gia đình vào đất liền, cô Thắm và cô Hiếu vẫn hàng ngày ở lại đảo Cồn Cỏ để chăm sóc, dạy dỗ học trò.

Ngày tuyên dương các giáo viên biển đảo tiêu biểu, cả hai cô đều động viên đồng nghiệp đi để mình ở lại với trò. Bởi, nếu cả hai cô cùng đi thì học trò phải nghỉ học cả tuần lễ, mà các cô thì không muốn bỏ buổi dạy nào.

Khi quyết định cô Hiếu sẽ vào đất liền để ra Hà Nội thì cũng là khi biển động, sóng to khiến các tàu không ra vào được. Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục Quảng Trị đã tạo điều kiện, lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện đảo Cồn Cỏ đã liên hệ với Tàu cảnh sát biển để đón các cô, nhưng vì biển động, sóng quá to nên không đi được.

Thông thường, một tuần mới có một chuyến tàu ra đảo, mùa đông thì còn phụ thuộc vào thời tiết. Nếu có việc cần thì nhờ tàu cảnh sát biển để đi nhờ nhưng vì sóng to gió lớn, không phải lúc nào muốn vào đất liền cũng được.Thế mới hiểu được nỗi vất vả của các cô trên đảo và sự cách trở với gia đình trên đất liền.

Thế nhưng, cô Hiếu vẫn nói: Không được ra thăm lãnh đạo Bộ GD&ĐT để bày tỏ tâm tư nhưng được biết các đồng nghiệp vui mừng trong lễ tuyên dương, tôi cảm thấy hạnh phúc lắm.

Món quà đầu tiên trong ngày nhà giáo, cũng là năm đầu tiên bước chân lên đảo là cành hoa phong ba – loài hoa đặc trưng trên đảo Cồn Cỏ xanh tươi này, cũng là loài hoa mang tên ngôi trường các cô đang dạy – hai cô giáo ôm lấy học trò khóc mãi không thôi. Niềm hạnh phúc giản đơn nhưng có lẽ, trong đời làm nghề, các cô sẽ chẳng thể nào quên được.

Hạnh phúc từng ngày với nghề giáo

Các thầy cô, ai cũng hồi hộp mong gặp hai thầy giáo trẻ xung phong ra Trường Sa dạy học là thầy Lê Xuân Quyết và thầy Nguyễn Ngọc Hạ. Thế nhưng, tàu từ đất liền ra đảo một tháng chỉ duy nhất một chuyến, lại không đúng dịp các thầy đi. May mà thầy Quyết đúng đợt nghỉ phép trên đất liền, còn thầy Hạ thì ở lại với học sinh.

Thầy giáo trẻ sinh năm 1990 Nguyễn Ngọc Hạ – tươi cười nói: Hàng ngày, tôi vẫn gọi điện cho thầy Quyết hỏi về chương trình xem các thầy cô đi đâu, được đến thăm ai và bày tỏ thế nào. Nghe được những câu chuyện cảm động về sự hi sinh của các thầy cô, tôi xúc động lắm và càng quyết tâm hơn mỗi ngày được gieo chữ trên Trường Sa.

Cô giáo Vũ Thị Hà còn tiếc mãi khi không đi được bởi trường đang thiếu giáo viên, nếu cả cô và đồng nghiệp là cô Phạm Thị Hà cùng đi thì học sinh lại thiếu tiết học. Động viên đồng nghiệp vào đất liền để lên Thủ đô, cô Hà háo hức ở nhà "tường thuật" lại cho học sinh nghe mỗi khi nhận được điện thoại gọi về.

Khi hỏi có khi nào cô buồn vì phải dạy học trên đảo không, cô giáo đã 22 năm công tác ngoài đảo luôn miệng nói: Tôi không buồn đâu, ở ngoài đảo tình người ấm lắm. Mỗi năm, cứ đến ngày nhà giáo, phụ huynh và học sinh lại hái hoa tự trồng đến tặng cô. Bó hoa tuy còn vụng về với lớp giấy bóng kính cắt không đều và nơ buộc là dây chun nhưng tôi hạnh phúc vô cùng.

Hết cữ, em lại ra dạy các con! 

Trong 5 thầy cô không tham dự chương trình được, thì có cô Đinh Thị Xuân Duyên mới sinh em bé. Cô gọi điện cho chương trình gửi gắm lời chúc mừng tới các thầy cô, các đồng nghiệp và vẫn dõi theo từng câu chuyện được chia sẻ.

Ôm con nhỏ mới sinh tròn 1 tháng, cô Duyên lại nhớ đến học trò ngoài đảo. Cô nói: Hết cữ, em sẽ lại ra dạy các con!  



Xem nguồn

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đạt chuẩn quốc tế 3 sao

Posted: 21 Nov 2016 04:12 AM PST


Ban giám hiệu TRường Đại học Nguyễn Tất Thành đón nhận giấy chứng nhận đạt chuẩn 3 saoBan giám hiệu TRường Đại học Nguyễn Tất Thành đón nhận giấy chứng nhận đạt chuẩn 3 sao

Tham dự lễ kỉ niệm với trường có PGS.TS Phạm Mạnh Hùng – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT; ông Huỳnh Văn Tí – Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH cùng hơn 200 cán bộ, giảng viên nhà trường.

Trong không khí hân hoan của ngày Nhà giáo Việt Nam, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã đón nhận chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao của Tổ chức Kiểm định QS Anh quốc.

Nhân dịp này, PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng – Hiệu trưởng Nhà trường đã gửi lời tri ân sâu sắc đến quý thầy cô, những người đang ngày đêm miệt mài đóng góp trí tuệ và khối óc để đào tạo những thế hệ sinh viên dưới mái trường mang tên Bác.



 Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm mạnh Hùng phát biểu tại lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng cũng đã gửi lời tri ân, lời chúc sức khỏe đến toàn thể cán bộ, giảng viên của nhà trường. Thứ trưởng tin tưởng, với tầm nhìn và triết lý mà Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã và đang theo đuổi, chất lượng đào tạo của nhà trường sẽ còn được nâng cao hơn.

Cũng trong dịp này, nhà trường đã tổ chức  lễ công bố quyết định về việc công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Đồng thời khai mạc triển lãm ảnh "Bác Hồ với sự nghiệp giáo dục" và sách độc bản "Những lời dạy của Bác Hồ".

Hoạt động này nhằm góp phần giữ vững và phát huy truyền thống dạy – học của thầy trò Trường Đại học Nguyễn Tất Thành theo tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người.



Xem nguồn

"Mong thầy cô cười nhiều hơn"

Posted: 21 Nov 2016 03:30 AM PST


– Nhiều học sinh chia sẻ các em mong rằng sẽ thấy các thầy cô giáo của mình cười nhiều hơn mỗi khi lên lớp.

Chia sẻ với VietNamNet, em Nguyễn Thị Ngân Hà (học sinh một trường THPT ở Hà Nội) cho biết bản thân luôn mong muốn thầy cô sẽ nhớ đến và tự hào về mình và đặc biệt luôn giữ lửa say mê nghề với những thế hệ học trò.

"Điều mong muốn nhất đó chính là các thầy cô sẽ luôn lên lớp với những nụ cười trên môi, để có thể là những người bạn đồng hành trên mọi bước đường hiện tại và tương lai của học sinh. Bởi em thấy không nhiều thầy cô có thể hiểu và giúp đỡ, thắp sáng ước mơ của học sinh.

Thậm chí, một số thầy cô thì có vẻ như chỉ chăm chăm mục đích là lên lớp cho xong", Hà chia sẻ.

Theo Hà, thầy cô cần chủ động phá bỏ khoảng cách, tạo cho học sinh cảm giác gần gũi. "Bởi điều mà tất cả học sinh đều mong muốn đó là có thể có được sự thấu hiểu từ thầy cô không chỉ là trong việc học tập mà còn là những kiến thức xã hội. Có như vậy, học sinh chúng em mới có nhiều hơn nữa những cơ hội được tiếp xúc và phát triển khả năng của mình".

'Mong thầy cô cười nhiều hơn'
Học sinh rất mong được thấy những nụ cười thân thiện từ các thầy cô mỗi giờ lên lớp. Ảnh minh họa.

Em Lê Thị Thanh (sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ: "Em nhớ ngày còn nhỏ, mỗi lần đến lớp rất vui vì thầy cô rất hay quan tâm, hỏi han đầy gần gũi và thân thiện. Nhưng có vẻ càng về sau này, sự quan tâm của thầy cô ở các cấp học ít hơn. Thậm chí, thầy cô lên lớp chỉ cố làm sao dạy được thật nhiều kiến thức cho học trò mà quên đi sự thân thiện vốn có. Quả thật, những thầy cô vào lớp mà nghiêm túc quá cũng khiến học sinh thấy sợ và giờ học trở nên nặng nề".

Thanh cho rằng, để thầy trò thân thiện hơn, trước mỗi giờ học các thầy cô có thể dành ra ít phút chỉ để trò chuyện về những việc ngoài bài học, có thể về đời sống học sinh, sinh viên hay các chủ đề đang nổi trên mạng xã hội,…

Nguyễn Khắc Thịnh (sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải) nói: "Em chỉ mong thầy cô nghiêm túc khi dạy nhưng khi chấm điểm thì châm chước hơn để học sinh, sinh viên có động lực phấn đấu, thay vì việc khắt khe tìm và bắt mọi lỗi của học sinh, sinh viên để trừ điểm.

Khó cười tươi vì bộn bề nỗi lo

Nói về điều này, Anh Đoàn Văn Hải (giáo viên tỉnh Bình Phước) cho rằng thực tế giờ giáo viên khó có thể cười nổi bởi vô vàn áp lực.

"Từ vô vàn các cuộc thi: thi giáo viên giỏi, thi phụ trách chi – sao, thi viết chữ đẹp,… đến dự giờ thao giảng, thanh/kiểm tra, hồ sơ sổ sách viết lách đủ thứ. Rồi học sinh chưa ngoan nhưng phụ huynh ngày nay có tư tưởng quá bao bọc con em mình và thầy cô cũng lo sợ những việc làm của mình nếu không khéo, không làm vừa lòng phụ huynh là có thể bị khiển trách, kỉ luật, phạt hành chính, thậm chí là bị ra khỏi ngành".

Cùng đó là trăn trở các ngành nghề khác thì được làm thêm còn nghề giáo thì bị cấm và giáo viên dạy thêm dưới bất kì hình thức nào đều bị coi như tội phạm.

"Chính vì tâm lý không dám kêu ca, không dám thổ lộ rồi sợ cấp trên soi chiếu, làm việc quá khuôn khổ và mất đi tính sáng tạo, lâu ngày giáo viên dần sống khép kín lại, vơi cảm xúc và ít nói cười", anh Hải Anh nói.

Chị Đỗ Thị Việt Nga, giáo viên Trường Tiểu học Trưng Trắc (Hà Nội) cho rằng bản thân chị lên lớp khó nở những nụ cười tươi hơn bởi nghề giáo giờ đây với vô vàn những áp lực.

"Bản thân tôi cũng tự thấy mình ít cười hơn, áp lực nhiều hơn. Từ khối lượng công việc, giờ dạy nhiều, đủ loại hồ sơ, sổ sách, áp lực sĩ số học sinh đến những yêu cầu đòi hỏi của các cấp lãnh đạo. Đối diện với lớp học với sĩ số học sinh quá đông là áp lực lớn nhất khi học sinh nghịch ngợm, không nghe lời. Đi dạy nhưng đầu óc luôn lo lắng sợ rằng mình dạy không tốt, công việc quá sức".

Theo chị Nga, làm việc nhiều, ít được nghỉ ngơi, nhưng đồng lương không cao trong khi nhu cầu cuộc sống luôn cần nâng cao, cải thiện cũng tạo nên áp lực với các giáo viên.

Đồng quan điểm, chị Hồ Thị Trà (giáo viên tỉnh Nghệ An) cũng cho rằng giáo viên giờ đây phải lo giải quyết khối lượng công việc quá nhiều. "Mỗi năm đổi mới mỗi khác, giáo viên khổ sở lo thực hiện công văn này, công văn kia, thông tư này, thông tư khác, phải nói là xoay chóng mặt".

Hầu hết các giáo viên cho rằng, việc tháo gỡ, giảm tải các áp lực vô hình đó sẽ khiến họ cảm thấy thoải mái, vui vẻ, có được tinh thần tốt hơn mỗi giờ lên lớp. Qua đó làm cho mối quan hệ, tình cảm thầy trò trở nên thân thiện, gần gũi hơn.

Thanh Hùng

***************

Xem thêm:




Xem nguồn

Nữ sinh Trường ĐH Văn hóa Hà Nội mất tích đầy bí ẩn khi đi phượt

Posted: 21 Nov 2016 02:46 AM PST


– Một nữ sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội bỗng mất liên lạc nhiều ngày một cách bí ẩn sau khi tham gia đi phượt.

Cụ thể, qua xác minh, nữ sinh mất tích có tên là N. Nhàn, sinh năm 1995 và hiện đang theo học tại khoa Xuất bản- Phát hành, Trường ĐH Văn hóa Hà Nội.

Nữ sinh Trường ĐH Văn hóa Hà Nội mất tích đầy bí ẩn khi đi phượt
Nữ sinh N.Nhàn, Trường ĐH Văn Hóa Hà Nội mất tích nhiều ngày nay. Ảnh: FBNV.

Sau khi phát hiện không thể liên lạc được với Nhàn qua số điện thoại và facebook, nhiều bạn bè và người thân của em đã đăng tin với hy vọng có được manh mối thông tin về em.

Theo tìm hiểu, cách đây ít ngày, nữ sinh này đã đăng thông tin của mình vào một nhóm phượt và ít lâu sau đó, cô đã nhận lời tham gia vào một nhóm phượt với những người lạ mặt. Và cũng kể từ đó, tính đến nay, đã hơn 5 ngày nhưng thông tin về Nhàn vẫn "bặt vô âm tín".

Chia sẻ với VietNamNet chiều ngày 21/11, bà Đỗ Thị Quyên, Trưởng khoa Xuất bản – Phát hành (Trường ĐH Văn Hóa Hà Nội) xác nhận nhà trường đã nắm được thông tin và xác định đó là sinh viên K32 của khoa.

Tuy nhiên, bà Quyên cho biết, đến thời điểm hiện tại, nhà trường vẫn chưa có thêm bất cứ thông tin gì mới tích cực về trường hợp của nữ sinh này.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Cha mẹ năng động và tích cực, con khỏe mạnh hơn

Posted: 21 Nov 2016 02:01 AM PST


Theo nghiên cứu này, những đứa trẻ có cha mẹ trực tiếp tham gia một cách năng động vào các hoạt động liên quan đến sức khỏe của chúng thường có nhiều hoạt động thể chất, ăn uống lành mạnh hơn và dành ít thời gian bên các loại màn hình ( máy tính, T.V, điện thoại di động…) hơn.

Theo Tiến sĩ Heather Manson- trưởng nhóm nghiên cứu, xác định được tầm quan trọng của vai trò bố mẹ trong cuộc sống của trẻ, các nhà nghiên cứu mong muốn tìm hiểu xem các kiểu hành vi của bố mẹ có liên quan đến cuộc sống sức khỏe của con cái như thế nào. "Chúng tôi đã tìm ra rằng chỉ đơn giản cổ vũ trẻ là không đủ, các bậc phụ huynh cần phải năng động hỗ trợ hơn để có hiệu quả tốt hơn." – Tiến sĩ Heather Manson khẳng định.

Theo các chỉ tiêu gợi ý về sức khỏe đối với trẻ em của Canada, trẻ em từ 5- 17 tuổi nên tham gia ít nhất là 60 phút hoạt động từ mức độ vừa phải cho đến các hoạt động thể chất mạnh mỗi ngày. Phụ huynh nên cho trẻ ăn từ 4 đến 8 khẩu phần rau củ quả mỗi ngày dựa trên tuổi và giới tính của trẻ. Trẻ em từ 5- 17 tuổi chỉ nên xem TV tối đa là 2 tiếng một ngày.

Tiến sĩ Manson cùng các cộng sự thông qua việc nghiên cứu những mối liên hệ giữa sự hỗ trợ của bố mẹ trong các hoạt động thể chất, ăn uống lành mạnh và thời gian dành trước màn hình ở trẻ và khả năng đạt các tiêu chuẩn sống khỏe của con cái họ , đã đưa ra những khuyến cáo:

Hoạt động thể chất: đối với những bậc phụ huynh thường mang con đến những nơi có thể hoạt động (như là công viên, sân chơi, hay là các chương trình hoạt động thể thao) hoặc tham gia vào các hoạt động thể chất với trẻ, tỷ lệ con cái họ đạt các tiêu chuẩn về sức khỏe cao hơn nhiều so với những người không tham gia.

– Ăn uống điều độ: trong những gia đình mà cha mẹ thường giúp con ăn hoa quả tươi và ăn nhiều rau củ quả như bữa ăn nhẹ giữa các bữa ăn hàng ngày hay cả gia đình ăn cơm mà không xem TV cũng có tỷ lệ trẻ đã ăn một số lượng rau củ quả đầy đủ hơn những trẻ có cha mẹ không thực hiện như vậy.

– Thời gian dành trước màn hình: Trong các gia đình mà cha mẹ có áp dụng các luật lệ về thời gian trẻ dành trước màn hình, con họ thường có tỷ lệ đạt giới hạn về thời gian sử dụng các loại màn hình cao hơn nhiều so với những trẻ có bố mẹ không có qui định. Các nhà khoa học cũng lưu ý trẻ em sẽ không giới hạn được thời gian dành trước màn hình khi cả nhà cùng xem TV hoặc có nhiều TV trong nhà.

An Khanh (Theo Science Daily)



Xem nguồn

Comments