Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Chuyện thú vị về tân Giáo sư trẻ nhất của lực lượng công an nhân dân

Posted: 20 Nov 2016 08:13 AM PST


Ông cũng là một trong hai giáo sư trẻ nhất của lực lượng CAND cho đến thời điểm này. Chúng tôi gặp ông ngay sau một buổi họp Quốc hội đang nóng nghị trường và bị cuốn vào câu chuyện sôi nổi, đầy ý tưởng, giàu thông điệp của vị tân Giáo sư về nghề làm thầy.

Giáo sư Nguyễn Minh Đức vừa nhận trọng trách mới tại cơ quan Quốc hội. Ông chia sẻ, đây là vinh dự, niềm tự hào nhưng trách nhiệm của một đại biểu Quốc hội vô cùng nặng nề. Nhưng may mắn với ông là những năm tháng đứng trên bục giảng, viết sách, nghiên cứu khoa học miệt mài đã giúp ông tích lũy được nhiều kiến thức quý giá về an ninh quốc phòng. Khi làm thầy, ông phải trăn trở làm sao đưa kiến thức đó đến người học, giúp họ lĩnh hội tốt nhất, nhớ nhanh nhất, hiểu sâu nhất và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia, phòng chống tội phạm.

Giờ với công việc nghị trường thì kiến thức quý giá đó lại giúp ông thuận lợi hơn nhiều trong nhiệm vụ sáng kiến lập pháp, thẩm tra lập pháp các dự án luật, đồng thời tham mưu và tư vấn chính xác cho Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an trong xây dựng chính sách pháp luật thống nhất trên mặt trận bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội…


Đại tá, GS.TS Nguyễn Minh Đức.

Đại tá, GS.TS Nguyễn Minh Đức.

Đại tá, GS.TS Nguyễn Minh Đức sinh ra ở Nam Định. Năm lên 6 tuổi ông đã mất cha. Cha ông hy sinh trong chiến dịch 30-4-1975, khi đó người em trai của GS Nguyễn Minh Đức mới được 6 tháng tuổi, chưa từng biết mặt cha. Công việc của một chiến sỹ hải quân thời chiến tranh khiến cha ông đi biền biệt, thời gian cha mẹ ông ở bên nhau có thể chỉ tính bằng ngày.

Năm cha hy sinh, mẹ ông mới 33 tuổi, con út còn bế ẵm ngửa nhưng bà giấu nỗi đau đớn vào sâu thẳm trong lòng, gượng dậy nuôi hai con khôn lớn. Sự kiên cường của mẹ đã ảnh hưởng không nhỏ tới chí hướng và con đường học tập của ông sau này.

Từ một trinh sát hình sự của Công an tỉnh Lào Cai, ông trở thành giảng viên Khoa Luật của Học viện CSND và gắn bó với mái trường này đến bây giờ. Giáo sư Nguyễn Minh Đức chia sẻ, làm thầy cũng là cái duyên, nhưng số phận luôn đặt ông ở những tình thế, ngã rẽ phải đấu tranh tư tưởng quyết liệt. Song dù ở cương vị nào, công việc nào thì ông luôn cố gắng làm tốt nhất bằng tất cả trí tuệ, tâm huyết và tự ái nghề nghiệp của mình.

Năm 2002, thầy giáo trẻ Nguyễn Minh Đức quyết tâm đi học nghiên cứu sinh tại Nga. Bốn năm học ở Nga là khoảng thời gian quý báu đối với con đường nghiên cứu khoa học của ông sau này. Ông ảnh hưởng rất lớn từ tư duy khoa học xuất sắc của các thầy giáo Nga. Họ đã cho ông một phương pháp luận khoa học sắc bén, đã dạy ông cách thức nghiên cứu phải có trọng tâm, trọng điểm và quan trọng là phải biết phản biện lại chính những luận điểm mà mình đưa ra.

Sau này về nước, tiếp tục công việc giảng dạy, thầy giáo Nguyễn Minh Đức lại tiếp tục ảnh hưởng về tư duy khoa học, tầm nhìn, phương pháp luận sâu sắc của các bậc thầy tiền bối như GS Nguyễn Xuân Yêm, GS Nguyễn Ngọc Anh, GS Nguyễn Văn Cảnh, GS Nguyễn Huy Thuật…

Chính sự dạy bảo, ảnh hưởng các thầy giáo và sự lăn lộn, quyết liệt, hết mình cùng với tư chất khoa học thông tuệ trong giảng dạy, nghiên cứu đã khiến thầy giáo Nguyễn Minh Đức gặt hái được rất nhiều thành công khi mới ngoài ba mươi tuổi.

Năm 2007, Học viện CSND thành lập Trung tâm Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm (sau này đổi tên thành Trung tâm Tội phạm học và Điều tra tội phạm). Nhà trường tin tưởng và giao trọng trách cho thầy giáo Nguyễn Minh Đức trở thành người đứng đầu của Trung tâm.

Trung tâm Tội phạm học và Điều tra tội phạm ra đời đã được gần 10 năm. Với sự tâm huyết, lăn lộn vun đắp của thầy giáo Nguyễn Minh Đức, đến nay Trung tâm đã góp phần đào tạo được đông đảo đội ngũ cán bộ khoa học có học hàm, học vị và là "tác giả" của nhiều công trình nghiên cứu khoa học lớn như: tham gia và thực hiện 4 đề tài cấp nhà nước và hiện đang chủ trì một đề tài cấp nhà nước: "Tội phạm sử dụng bạo lực ở Việt Nam và phòng chống tội phạm có sử dụng bạo lực ở Việt Nam".

Nhìn lại các công trình nghiên cứu khoa học và thành tích trong giảng dạy của Giáo sư Nguyễn Minh Đức, chúng tôi thầm cảm phục sự miệt mài cống hiến cho khoa học của người thầy nhiệt huyết như ông. Đến nay, ông đã trực tiếp hoặc tham gia viết 26 giáo trình, sách phục vụ đào tạo đại học, sau đại học đang sử dụng; 14 đề tài nghiên cứu khoa học đã thực hiện hoặc tham gia và có 116 bài báo khoa học đã công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước.

Nhắc tới GS.TS Nguyễn Minh Đức là nhắc tới những bộ sách quý mà ông đã tổ chức, trực tiếp biên soạn hoặc tham gia viết như: "Khoa học điều tra hình sự" 5 tập; "Tội phạm học Việt Nam" 3 tập, "Khoa học trinh sát" 3 tập và bộ "Khoa học Công an" 8 tập. Những cuốn sách này có thể coi là cẩm nang quý báu trong điều tra, phòng ngừa tội phạm.

Theo CAND



Xem nguồn

60 năm, tự hào “chất Ngữ Văn“

Posted: 20 Nov 2016 07:30 AM PST


Trong những ngày qua, trên faceboook, mạng điện tử, trên máy điện thoại cầm tay… của cả tân và cựu sinh viên, những dòng tin hẹn nhau về Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn), về khoa Ngữ Văn xuất hiện với tần suất dày đặc, nóng ấm, những kỷ niệm xa xưa tràn về, những hỏi han, tâm sự, những tấm ảnh, bài văn, bài thơ nhiều cảm xúc, cả những trăn trở, âu lo, day dứt…

Và hình như, các anh chị, các bạn, các em sinh viên từ khóa 35 trở về trước, sự mong mỏi, thôi thúc được về Trường, về Khoa có phần nóng bỏng hơn các khóa sau này. Cũng dễ hiểu, thời gian trôi đi, cơ hội được gặp các thầy, các cô, kể cả bạn bè, dần ít đi, khó khăn hơn.


Cựu sinh viên Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phát biểu tại Lễ kỷ niệm 60 năm Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; 20 năm khoa Văn học và Khoa Ngôn ngữ - Hà Nội, ngày 20/11/2016.

Cựu sinh viên Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phát biểu tại Lễ kỷ niệm 60 năm Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; 20 năm khoa Văn học và Khoa Ngôn ngữ – Hà Nội, ngày 20/11/2016.

Chúng tôi còn nhớ như in hình ảnh của Trường, của Khoa Ngữ Văn mấy chục năm về trước. Tên tuổi lẫy lừng của các thầy Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy, Nguyễn Mạnh Tường, Hoài Thanh, Trương Chính… Hình ảnh, giọng giảng bài, tình thầy trò của các thầy cô thuở chưa xa. Thầy Hiệu trưởng Ngụy Như Kontum, thầy Chủ nhiệm khoa Ngữ Văn Hoàng Xuân Nhị, các thầy Nguyễn Tài Cẩn, Đinh Gia Khánh, Cao Xuân Hạo, Hoàng Như Mai, Hà Minh Đức, Nguyễn Văn Tu, Phan Cự Đệ, Tôn Gia Ngân, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Hàm Dương, Nguyễn Kim Đính, Trần Đình Hượu, Lê Đình Kỵ, Nguyễn Văn Khỏa, Phan Ngọc, Bùi Duy Tân, Đoàn Thiện Thuật, Đỗ Hồng Chung, Chu Xuân Diên, Nguyễn Lộc, Nguyễn Phan Cảnh…, các cô Đặng Thị Hạnh, Hoàng Thị Châu, Lê Hồng Sâm, Nonna Stankevitch…, các thầy Hoàng Trọng Phiến, Nguyễn Xuân Lương, Đinh Văn Đức, Lại Văn Toàn, Trần Nho Thìn, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Trường Lịch, Lê Quang Thiêm, Nguyễn Thiện Giáp, Lê Chí Quế, Nguyễn Lai, Đỗ Văn Khang, Nguyễn Cao Đàm, Mã Giang Lân, Lê Đức Niệm, Lê Huy Tiêu, Phạm Quang Long…Và còn rất nhiều thầy, cô kính yêu khác nữa. Nhiều thầy cô tiếp bước sau này, trong số họ, có những người vốn là sinh viên của khoa Ngữ Văn.

Chúng tôi từng được nghe các thầy, cô, anh chị các khóa trước kể về những năm tháng Mỹ leo thang chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, Trường và Khoa phải đi sơ tán về làng Láng – Hà Nội; Đại Từ, Tràng Dương – Thái Nguyên; La Khê – Hà Đông; Ứng Hoà – Hà Tây; Hiệp Hoà – Hà Bắc… Sau hòa bình, là Giảng đường Lê Thánh Tông, khu Thượng Đình, khu Mễ Trì.


Những cựu sinh viên khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Những cựu sinh viên khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Về sinh viên của Khoa, trước năm 1975, rất nhiều các anh chị vừa vào trường đã mặc ngay áo lính, đến những nơi gian khổ, ác liệt, có người hy sinh anh dũng trên chiến trường Chu Cẩm Phong, Nguyễn Trọng Định, Nguyễn Hồng Tân… Từ cuối năm 1975 trở đi, các lớp sinh viên vào Trường và Khoa lúc đó từ hai nguồn chủ yếu: Học sinh phổ thông độ tuổi 17, 18 và bộ đội vừa xuất ngũ hoặc đang tại ngũ. Có người vào trường khóa trước, vào bộ đội mấy năm, sau đó mới có cơ hội trở lại Trường. Cũng vì thế, trong một lớp học, có những người là đồng niên, có những người gọi nhau bằng anh em, có một số người lại gọi nhau bằng chú – cháu.

Những năm tháng ấy, đói khổ, thiếu thốn trăm bề, vậy mà chúng tôi luôn lạc quan yêu đời, vượt qua hoặc cố cầm lòng, dằn lòng; khát khao chiếm lĩnh tri thức, văn hóa của dân tộc và nhân loại; luôn say mê học tập, nghiên cứu khoa học. Đó là những năm mà Trường ta, Khoa ta luôn tự hào vì "thầy ra thầy", "trò ra trò", "dạy ra dạy", "học ra học", và "chơi cũng ra chơi". Nhiều thầy, cô ưu tú của Khoa, của Trường đã trở thành hình mẫu, thành thần tượng của các thế hệ sinh viên, thành phong cách "Ngữ Văn Tổng hợp".

Cái dấu ấn, cái phong cách "Ngữ Văn Tổng hợp", hay gọi vắn tắt là "Tổng hợp Văn" ấy rất khó lẫn, khó đánh đồng với ai khác, nơi khác. Cũng vì thế, mới có những câu thơ dí dỏm mà sâu sắc "Trường ta có chuyện lạ kỳ…"; mới có những mối tình "Anh ở Cổ – Cận – Dân/ Em ở Cao – Xà – Lá/ Gặp nhau cuối mùa xuân/ Cưới nhau đầu mùa hạ…"; mới có sinh viên Trần Côn – trầm lặng, ngạo đời, lạnh lùng, lạ lẫm.. hằn sâu qua bao nhiêu khóa học, đi qua muôn vàn chuyện kể của thầy và trò khoa Ngữ Văn, đã trở thành một Kỳ nhân. Cái chất "Tổng hợp Văn" của Khoa, của các thầy, cô ưu tú, của những anh chị sinh viên xuất sắc và có thể cả một phần nào đó cái chất "Trần Côn", lạ kì thay, lại hóa thân vào trang viết của rất nhiều khóa, nhiều lớp sinh viên khoa Ngữ Văn sau khi ra trường.

Họ làm thầy, viết văn, làm thơ, viết báo, làm xuất bản, viết nhạc, làm kịch, làm điện ảnh, sân khấu, phát thanh, truyền hình, làm lý luận phê bình, làm cả những nghề khác tưởng rất xa xôi với bộ môn ngữ văn. Nhưng đọc kỹ, ngẫm kỹ là nhận ra họ. Điều này không còn là cảm nhận, suy diễn, mà là những nhận định, những kết luận. Chỉ riêng lĩnh vực báo chí, "Dân Tổng hợp Văn" cũng không giống, thậm chí rất khác "dân" các "lò" đào tạo khác. Ẩn trong đó, sâu thẳm trong đó là cách nhìn vấn đề, cách "thắt", cách "mở", đặc biệt là chất nhân văn, năng lực và cá tính sáng tạo, chất lãng mạn, là "hồn vía" của người viết, làm khoa học, làm quản lý. Chính cái chất "Tổng hợp Văn", chất "Ngữ văn Tổng hợp" đó đã giúp, đã bồi đắp, tôi luyện nên nhiều thầy, cô giáo, nhiều sinh viên trưởng thành, sẽ trưởng thành, tạo dấu ấn và thành công trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tôi xin được phép thay lời cho các thế hệ sinh viên có mặt hôm nay trân trọng ghi ơn công lao dạy dỗ, đạo tạo của Khoa, của Trường; trân trọng cảm ơn và mãi mãi ghi nhớ tình cảm thân thương mà các thế hệ thầy, cô đã dành cho sinh viên chúng tôi; yêu quý và mãi gắn bó với các anh chị, các bạn sinh viên của Khoa, của Trường; mong mỏi và tin tưởng ở sức vươn mạnh hơn, cao hơn của hai khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học quốc gia Hà Nội hôm nay và ngày mai./.

(Trích bài phát biểu của cựu sinh viên Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tại Lễ kỷ niệm 60 năm khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; 20 năm khoa Văn học và khoa Ngôn ngữ – Hà Nội, ngày 20/11/2016).

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ – Tổng giám đốc VOV

Theo VOV.vn



Xem nguồn

Gặp thầy giáo khiến học trò ướt mắt với những giờ học không sách vở

Posted: 20 Nov 2016 06:48 AM PST


Thầy Ngô Ngọc Hoàng Vương trong một buổi chuyện trò cùng các em học sinh THCS ở Đà Nẵng

Thầy Ngô Ngọc Hoàng Vương trong một buổi chuyện trò cùng các em học sinh THCS ở Đà Nẵng

Thầy Vương đã được nhiều học trò quý mến từ khi còn là thầy giáo dạy Văn ở một trường THPT trước khi về nhận công tác ở Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng với những giờ dạy học thêm miễn phí cho học trò nghèo. Trong dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Hội Khuyến học Đà Nẵng vừa qua, thầy Vương là một trong những thầy cô giáo trẻ nhận Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Khuyến học của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam.

Thầy Hoàng Vương (thứ tư, từ phải sang) nhận Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp khuyến học trong dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Hội Khuyến học Đà Nẵng vừa qua

Thầy Hoàng Vương (thứ tư, từ phải sang) nhận Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp khuyến học trong dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Hội Khuyến học Đà Nẵng vừa qua

Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), PV Dân trí vừa có cuộc trò chuyện cùng thầy Ngô Ngọc Hoàng Vương xoay quanh những giờ học không sách vở và những kỷ niệm tình thầy trò

* Thưa thầy, thầy bắt đầu đảm nhiệm công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các buổi trò chuyện với các em ở các buổi sinh hoạt ngoại khóa ở các trường như thế nào?

Tháng 3/2013, UBND thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt Đề án tăng cường công tác giáo dục kĩ năng sống cho thanh thiếu niên tại các trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố. Là người trực tiếp tham mưu triển khai nhiệm vụ chính trị này trong ngành GD-ĐT, tôi đã tập trung nghiên cứu và bắt đầu "hành trình" giáo dục kĩ năng sống cho học sinh với chuyên đề: Để facebook là một người "bạn" tốt; tiếp đến là chuyên đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh… Từ đó đến nay, tôi không nhớ hết, nhưng có khoảng trên dưới 50 buổi chuyện trò với các em học sinh THCS, THPT ở các trường học trên địa bàn thành phố, và một số trường ngoài Đà Nẵng.

* Thầy đã chuẩn bị cho các buổi trò chuyện với học trò như thế nào? Làm sao để có thể chạm đến trái tim học trò, để các em có những nhận thức, chuyển biến tích cực trong cuộc sống hàng ngày hướng tới những giá trị đạo đức tốt đẹp trong tình cảm gia đình, thầy trò, bạn bè…?

Để hoàn chỉnh một giáo án cho buổi nói chuyện phải trải qua một quá trình chuẩn bị tương đối kĩ lưỡng. Trước hết phải tìm hiểu tâm lí lứa tuổi, những hiện tượng rối nhiễu, khó khăn về mặt tâm lí phổ biến của tuổi "teen". Kế tiếp là nghiên cứu những tác động của các yếu tố xã hội, gia đình, bạn bè… đến quá trình phát triển nhân cách của các em. Khó nhất là xác định phương pháp, ngôn ngữ, thời lượng… truyền đạt sao cho phù hợp với lứa tuổi và đem lại hiệu quả tốt nhất. Từ đó, xây dựng, lựa chọn nội dung, dẫn chứng thực cô đọng, súc tích, dễ đi vào lòng người.

Để chuẩn bị cho những buổi trò chuyện với học trò, thầy tìm hiểu tâm lí phổ biến của lứa tuổi, những vấn đề mà tuổi teen thường gặp trong cuộc sống hiện đại ảnh hưởng tới việc hình thành nhân cách của học trò về sau

Để chuẩn bị cho những buổi trò chuyện với học trò, thầy tìm hiểu tâm lí phổ biến của lứa tuổi, những vấn đề mà tuổi “teen” thường gặp trong cuộc sống hiện đại ảnh hưởng tới việc hình thành nhân cách của học trò về sau

Để chạm đến trái tim học trò, để các em có những nhận thực, chuyển biến tích cực trong cuộc sống hàng ngày hướng tới những giá trị đạo đức tốt đẹp trong tình cảm gia đình, thầy trò, bạn bè… không thể truyền đạt theo kiểu giáo huấn em phải thế này, em phải thế kia, mà phải đi "từ trái tim đến với trái tim", nói với các em phải bằng sự đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia, đôi lúc phải thủ thỉ, tâm tình… Trong khi trò chuyện cùng học trò, có những lúc chúng tôi chuẩn bị cả nhạc nền để góp phần mềm hóa nội dung và để những nội dung, cảm xúc, tinh cảm của mình dễ bắt nhịp trái tim các em hơn!

* Thầy có thể kể một đôi trường hợp có chuyển biến tích cực sau những lần trò chuyện cùng học trò?

Với sự chuẩn bị của mình, tôi tin là mình đã cố gắng nói đúng và nói trúng tâm lí phổ biến và những vấn đề mà các em thường gặp phải trong cuộc sống ngày nay. Nhưng điều tôi bất ngờ là rất nhiều em đã khóc, ngồi thừ rất lâu, và rất lắng nghe khi tôi nói. Có khi ngoài trời đã lất phất mưa mà các em vẫn đề nghị tôi nói tiếp. Nhiều phụ huynh nghe con về nhà kể chuyện đã đề nghị với nhà trường cần có thêm những giờ học như thế.

Học trò ướt mắt khi lắng nghe thầy Vương chuyện trò trong những giờ học không sách vở

Học trò ướt mắt khi lắng nghe thầy Vương chuyện trò trong những giờ học không sách vở

Có nhiều trường hợp học trò có chuyển biến tích cực. Như tôi nhớ có một em học sinh THPT ở một trường tư thục. Em này rất nghịch, đã chuyển rất nhiều trường. Sau khi nghe tôi chuyện trò về tình cảm gia đình trong một lần tôi về trường em, về nhà, em đã viết cho bố của mình một bức thư dài 4 trang giấy. Gia đình rất mừng khi từ đó, em rất chuyên tâm học hành và ngoan hơn hẳn. Hiện em đã thi đỗ và đi du học nước ngoài.

Hay trường hợp một học sinh cá biệt lớp 5. Em này không tin và không vâng lời ai cả. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình em rất phức tạp khiến em ít được quan tâm, và sớm mất niềm tin vào người lớn. Nhà trường đã phân em về lớp học do một giáo viên rất nghiêm khắc chủ nhiệm. Tôi đã tư vấn nhà trường, vấn đề mà em học trò này gặp phải chính là em thiếu tình yêu thương, thiếu sự quan tâm, nên có biểu hiện cá biệt như thế. Không nên nghiêm khắc với những em học sinh như này, mà nên nhẹ nhàng ôm các em vào lòng, khiến các em cảm nhận được tình yêu thương ấm áp của thầy cô, của những người lớn xung quanh, lấy lại niềm tin vào những người lớn xung quanh cho em. Em học sinh đó đã ngoan hơn rất nhiều.

* Theo thầy, những vấn đề nào mà lứa tuổi học trò, đặc biệt là các học trò tuổi "teen", gặp phải trong hoàn cảnh sống hiện nay ảnh hưởng nhiều tới việc hình thành nhân cách, việc học hành ở trường?

Cuộc sống hiện tại có rất nhiều điều phức tạp làm cho cuộc sống các em thiếu an toàn hơn. Trước những tác động không tốt từ phía xã hội, gia đình, bạn bè,…, rất nhiều học sinh độ tuổi THCS, THPT mắc phải những "bệnh tuổi teen" đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành nhân cách, học tập, xác định giá trị sống của các em. Những "bệnh tuổi teen" phổ biến đó là: nói chuyện, không tập trung trong học tập cũng như trong giao tiếp xã hội; nghiện điện thoại dẫn đến lãng phí thời gian, nghiện game, sống ảo, mất thói quen đọc sách, làm mất sự trong sáng của tiếng Việt…; bệnh bắt chước: bắt chước thần tượng, bắt chước hút thuốc, uống rượu, xăm mình…; bệnh đố kị, không biết chấp nhận sự khác biệt (ngôn ngữ mạng xã hội gọi là GATO); bệnh không biết tư duy tích cực; bệnh không biết kiềm chế cơn nóng giận… thêm một bệnh nữa mà ít người để ý đó là "bệnh xa cha mẹ" học sinh càng lớn càng "rời xa" cha mẹ, ít tâm sự, sẻ chia, có khoảng cách với cha mẹ, điều này là một trở ngại rất lớn trong quá trình phát triển nhân cách của học sinh.

* Sự phối hợp giữa phụ huynh với nhà trường rõ ràng quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Điều này theo thầy quan sát trong thực tế hiện nay có những thuận lợi/khó khăn nào?

Phần lớn thời gian trong ngày các em sống với gia đình. Nếu gia đình quản lí, giáo dục, theo dõi, giúp đỡ tốt thì căn bản đứa trẻ sẽ có môi trường phát triển tốt, và ngược lại. Nhiều gia đình dành thời gian quan tâm đến con cái, từ việc ăn ngủ, giờ giấc đến trường, đi chơi, bạn bè, yêu đương, sở thích, việc truy cập và các trò chơi trên internet… để vừa tạo điều kiện (trong khả năng) vừa điều chỉnh, giúp đỡ các em tiến bộ, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo dục con em.

Đồng thời, qua thực tế tiếp xúc tôi nhận thấy, đằng sau đa số học sinh chưa ngoan là một gia đình không hạnh phúc hoặc là gia đình quá cưng chiều, đáp ứng cả những đòi hỏi quá đáng (tiền bạc, mua sắm, ăn diện, tiệc tùng…),ngộ nhận, chủ quan, bao che cho khuyết điểm của con cái mình…

* Trước đây, thầy từng là giáo viên dạy văn, và bây giờ thầy vẫn nhiệt tâm với sự nghiệp "trồng người". Vì sao thầy chọn nghề giáo? Thầy có thể kể những kỷ niệm đáng nhớ của thầy với các thầy cô giáo của thầy ngày xưa, hay kỷ niệm của thầy với học trò của mình?

Tôi xin mượn ý của Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo để trả lời cho câu hỏi: Vì sao tôi chọn nghề giáo? Đó là duyên phận làm người đã đưa tôi đến với nghề dạy học.

Kỷ niệm về thầy cô thì nhiều, nhiều lắm. Tôi xin kể một mẫu chuyện nhỏ về người thầy thời tiểu học. Thời đó, hầu như ai cũng có một tuổi thơ rơm rạ, lấm lem bùn đất và cháy khét khói đốt đồng.Học trò đi học hầu như toàn là con nhà nghèo. Trẻ con bây giờ đến lớp khoe nhau: "bố tớ vừa mua xế hộp, mẹ tớ sắm con SH…". Còn chúng tôi ngày đó khoe nhau: "Bữa ni, nhà tau (mình, tớ) có đám giỗ!". Đám giỗ sẽ được ăn cơm trắng, được ăn thức ăn ngon.

Lần đó, mình nghỉ 1 buổi học. Hôm sau lên lớp, thầy giáo đang cầm trên tay chiếc roi mây (ngày xưa, thầy giáo có quyền đánh học trò hư, lười học…). Tôi run rẩy bước lên bàn thầy. Thầy gõ cây roi mây trên mặt bàn, nghiêm mặt hỏi: "Hôm qua, em đi đâu mà không đến lớp?". Tôi thưa thầy rằng: "Thưa thầy… thưa thầy, con đi đám giỗ!". Sau câu trả lời, Tôi chắc mình sẽ lãnh cây roi mây của thầy. Nhưng không, thầy không đánh, thầy nhìn tôi thật độ lượng và nói: "Em nhớ chép và bài ngày hôm qua nhé…!".

Lớn lên nối nghiệp thầy, đi qua bao lận đận cuộc đời, tôi mới hiểu vì sao ngày xưa thầy không đánh. Bởi vì, thầy thương đứa học trò nghèo khó, thầy vui vì hôm qua học trò mình có một bữa cơm ngon. Thầy không muốn cái vị ngọt thơm của cơm trắng, thức ăn ngon mất đi trong đứa học trò tội nghiệp bởi roi vọt của thầy. Kỷ niệm về thầy cũng là một bài học mình luôn tâm niệm trong nghề đi dạy đó là: Với học trò phải thật nghiêm khắc nhưng cũng hết sức yêu thương và độ lượng.

Kỷ niệm với học trò thì cũng nhiều vô kể. Xin phép không kể riêng một em nào vì sợ các em khác kiện thầy. Có hai đối tượng đã để lại ấn tượng trong mình nhiều nhất đó là học trò nghèo và học trò cá biệt. Mình hay dạy luyện thi miễn phí cho các em học sinh khó khăn nhưng ý chí, nghị lực. sự hiếu học trong các em này rất lớn. Mỗi lần biết tin các em đỗ đạt, thành công, thoát khỏi cảnh nghèo là mình hạnh phúc lắm. Còn với học trò cá biệt, trong suy nghĩ rất riêng của cá nhân tôi, suy cho cùng các em cũng là những nạn nhân, buộc một học sinh thôi học là một lần giáo viên, nhà trường thất bại. Vì thế, những ngày còn đứng lớp, đã nhiều lần mình đứng về phía học sinh cá biệt để bảo vệ các em. Giờ nhiều em thành đạt, công tác rất tốt, có em là người nổi tiếng nữa… Mỗi lần các em về thăm, tự các em nhắc lại chuyện ngày xưa thầy khổ với các em thế nào, mình bỗng nghe xúc động và hạnh phúc dạt dào.

Trân trọng cảm ơn thầy!

Khánh Hiền (thực hiện)



Xem nguồn

Tuyên dương cậu học trò để lại lời xin lỗi gây sốt cộng đồng mạng

Posted: 20 Nov 2016 06:06 AM PST


Sau sợ hãi là sự dũng cảm

Câu chuyện cậu học trò lớp 11 để lại lời xin lỗi và khẳng khái nhận trách nhiệm đền bù cho người có chiếc gương ô tô do em không may làm vỡ vẫn chưa thôi được lan truyền trên cộng đồng mạng. Tại trường THPT Trần Nguyên Hãn (TP Hải Phòng), ngôi trường nơi em theo học, hành động của em đã được vinh danh trước hàng nghìn học sinh và các thầy cô giáo.

Trước đó, vào ngày 11/11, trên đường đi học về, em Nguyễn Thế Tùng – học sinh lớp 11B1, Trường THPT Trần Nguyên Hãn, TP Hải Phòng vô tình va vào một chiếc ô tô đỗ bên đường và khiến chiếc gương bị vỡ. Với tâm lý của một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chưa làm ra tiền nên khi thấy mình làm vỡ đồ của người khác, em rất hoảng sợ. Nhưng lo sợ ban đầu đó cũng qua nhanh thay vào đó là suy nghĩ: "Nếu mình bỏ đi thì chủ xe sẽ phải tự bỏ tiền ra để sửa hậu quả do mình làm hỏng của họ. Em cố tình tìm kiếm chủ xe để xin được đền nhưng không thấy. Do vội về nhà để kịp đi học nên em đã lấy bút và mảnh giấy trong cặp sách ra viết lời nhắn để lại rồi dán lên xe. Khi em đạp xe đi khỏi đó, trong lòng đã không còn sợ hãi mà thấy rất thanh thản", Tùng chia sẻ.


Lời xin lỗi gửi lại trên kính xe sau khi lỡ làm vỡ gương ô tô của Tùng gây cảm kích cho mọi người

Lời xin lỗi gửi lại trên kính xe sau khi lỡ làm vỡ gương ô tô của Tùng gây cảm kích cho mọi người

Lời xin lỗi viết vội để lại trên kính xe của người bị vỡ gương ngắn gọn có hơn 30 chữ nhưng đã gây xúc động mạnh cho cộng đồng. Nội dung lời nhắn có thông tin: "Do vô tình cháu đâm vào gương ô tô. Cháu xin lỗi. Liên hệ với cháu qua số điện thoại( 09xxx…) để cháu đền ạ. Do cháu không biết chủ ô tô là ai". Một lời xin lỗi nhẹ nhàng và một thái độ nhận trách nhiệm khẳng khái của cậu trò nhỏ đã bất ngờ nhận được một hành xử rất nhân văn từ chủ xe ô tô.

Sau khi ra xe nhìn thấy chiếc gương bị vỡ nhưng lại đập vào mắt ngay lời xin lỗi bên cạnh của Tùng, anh Nguyễn Hữu Chung (bác sĩ trú tại thành phố Hải Phòng là chủ chiếc xe) thay vì tức giận thì lại thấy rất vui. Anh đã gọi đó là "món quà nhỏ". Anh Chung đã gọi điện thoại cho Tùng theo số điện thoại để lại trên tờ giấy. Tuy nhiên cuộc điện thoại đó không phải là để ra giá hay bắt đền mà là một lời khen ngợi về sự dũng cảm nhận lỗi của cậu bé.

Anh Chung đã coi lời xin lỗi của em Tùng như một món quà nhỏ

Anh Chung đã coi lời xin lỗi của em Tùng như một món quà nhỏ

Cuộc gặp tình cờ xúc động

Ít ai biết rằng anh Chung và cháu Tùng đều là học sinh trường THPT Trần Nguyên Hãn, TP Hải Phòng. Một người đã rời ngôi trường này 21 năm về trước và một người rèn luyện tìm kiếm tương lai tại ngôi trường này. Trong lễ kỉ niệm 40 năm thành lập trường THPT Trần Nguyên Hãn vừa qua, anh Chung đã về lại trường, tại đây anh gặp Tùng cậu học trò đã mang lại " món quà nhỏ" cho anh ít ngày trước. Hai chú cháu gặp nhau trong sự xúc động. Trong hân hoan, anh Chung như thấy mình bé lại bên cạnh cậu bé lớp 11 của chính ngôi trường anh đã học 21 năm về trước. Còn Tùng thì thấy mình lớn lên tự tin hơn bên cạnh người chú Chung, cựu học sinh của trường.

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng hiệu trưởng nhà trường tuyên dương hai học sinh của một ngôi trường ( ảnh Hiệu trưởng nhà trường cung cấp)

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng hiệu trưởng nhà trường tuyên dương hai học sinh của một ngôi trường ( ảnh Hiệu trưởng nhà trường cung cấp)

Việc làm của Tùng được xem như là một bông hoa đẹp dâng lên thầy cô nhân ngày hiến chương nhà giáo và cũng là dịp trường tròn 40 năm tuổi.

Chia sẻ về niềm vui bất ngờ này, thầy Nguyễn Minh Quý – Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nguyên Hãn tâm sự: “Việc làm của Tùng tuy rất đơn giản nhưng lại thể hiện được tính dũng cảm nhận lỗi của em, thứ mà trong xã hội này đang trở nên hiếm. Nhưng việc làm của Chung cũng là một hành xử đẹp. Tôi tự hào về hai học trò của trường Trần Nguyên Hãn. Có nhiều lý do dẫn đến hành động đẹp của 2 thế hệ học sinh nhà trường, như giáo dục của gia đình, quá trình tự giáo dục và không thể không kể đến vai trò của giáo dục trong nhà trường. Cựu học sinh Nguyễn Hữu Chung có hoàn cảnh gia đình khá khó khăn khi bố mất sớm, mẹ làm công nhân. Tuy nhiên Chung đã nỗ lực học tập để trở thành một bác sỹ tận tâm với nghề. Người đã trải qua gian khổ nên khi chứng kiến một tư cách đẹp, Chung đã gọi thiệt hại của mình (bị vỡ gương- PV) là một món quà nhỏ. Còn em Nguyễn Thế Tùng là học sinh giỏi, ngoan ngoãn, tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường được thầy yêu bạn mến.Tùng được nuôi dạy trong một gia đình rất nề nếp”.

“Quan điểm giáo dục của nhà trường là dạy chữ phải song hành với dạy lối sống, đạo đức. Hàng tháng chúng tôi vẫn tuyên dương những tấm gương đạo đức về ứng xử về sự dũng cảm và vượt khó của học sinh trước toàn trường" , thầy Quý nói thêm.


Cuộc gặp gỡ chung ngày hội trường của bác sĩ Nguyễn Hữu Chung và em Nguyễn Thế Tùng cùng câu chuyện về chiếc gương bị gỡ đã gây xúc động cho hàng nghìn người có mặt (ảnh do Hiệu trưởng nhà trường cung cấp)

Cuộc gặp gỡ chung ngày hội trường của bác sĩ Nguyễn Hữu Chung và em Nguyễn Thế Tùng cùng câu chuyện về chiếc gương bị gỡ đã gây xúc động cho hàng nghìn người có mặt (ảnh do Hiệu trưởng nhà trường cung cấp)

Điều đặc biệt là hành động đẹp của em Nguyễn Thế Tùng, học sinh lớp 11B1 (niên khoá 2015-2018) và cựu học sinh Nguyễn Hữu Chung – lớp 12A3, (niên khoá 1992-1995), trường THPT Trần Nguyên Hãn, TP Hải Phòng đã được nhà trường và lãnh đạo Bộ GD-ĐT vinh danh. Tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập trường vừa qua, TS. Thiếu tướng Nguyễn Thiện Minh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục quốc phòng và an ninh, Bộ GD&ĐT đã trực tiếp mời hai "học sinh" lên khán đài tặng hoa và tuyên dương trước hàng ngàn học sinh, cựu học sinh, các thầy cô giáo và quan khách. Câu chuyện đẹp về ứng xử của chú Chung, cháu Tùng trở thành niềm tự hào, thành bài học nhân văn để cho thế hệ trẻ soi mình nhân rộng.

Thu Hằng



Xem nguồn

Vinh danh cậu học trò để lại lời xin lỗi gây sốt cộng đồng mạng

Posted: 20 Nov 2016 05:22 AM PST


Sau sợ hãi là sự dũng cảm

Câu chuyện cậu học trò lớp 11 để lại lời xin lỗi và khẳng khái nhận trách nhiệm đền bù cho người có chiếc gương ô tô do em không may làm vỡ vẫn chưa thôi được lan truyền trên cộng đồng mạng. Tại trường THPT Trần Nguyên Hãn (TP Hải Phòng), ngôi trường nơi em theo học, hành động của em đã được vinh danh trước hàng nghìn học sinh và các thầy cô giáo.

Trước đó, vào ngày 11/11, trên đường đi học về, em Nguyễn Thế Tùng – học sinh lớp 11B1, Trường THPT Trần Nguyên Hãn, TP Hải Phòng vô tình va vào một chiếc ô tô đỗ bên đường và khiến chiếc gương bị vỡ. Với tâm lý của một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chưa làm ra tiền nên khi thấy mình làm vỡ đồ của người khác, em rất hoảng sợ. Nhưng lo sợ ban đầu đó cũng qua nhanh thay vào đó là suy nghĩ: "Nếu mình bỏ đi thì chủ xe sẽ phải tự bỏ tiền ra để sửa hậu quả do mình làm hỏng của họ. Em cố tình tìm kiếm chủ xe để xin được đền nhưng không thấy. Do vội về nhà để kịp đi học nên em đã lấy bút và mảnh giấy trong cặp sách ra viết lời nhắn để lại rồi dán lên xe. Khi em đạp xe đi khỏi đó, trong lòng đã không còn sợ hãi mà thấy rất thanh thản", Tùng chia sẻ.


Lời xin lỗi gửi lại trên kính xe sau khi lỡ làm vỡ gương ô tô của Tùng gây cảm kích cho mọi người

Lời xin lỗi gửi lại trên kính xe sau khi lỡ làm vỡ gương ô tô của Tùng gây cảm kích cho mọi người

Lời xin lỗi viết vội để lại trên kính xe của người bị vỡ gương ngắn gọn có hơn 30 chữ nhưng đã gây xúc động mạnh cho cộng đồng. Nội dung lời nhắn có thông tin: "Do vô tình cháu đâm vào gương ô tô. Cháu xin lỗi. Liên hệ với cháu qua số điện thoại( 09xxx…) để cháu đền ạ. Do cháu không biết chủ ô tô là ai". Một lời xin lỗi nhẹ nhàng và một thái độ nhận trách nhiệm khẳng khái của cậu trò nhỏ đã bất ngờ nhận được một hành xử rất nhân văn từ chủ xe ô tô.

Sau khi ra xe nhìn thấy chiếc gương bị vỡ nhưng lại đập vào mắt ngay lời xin lỗi bên cạnh của Tùng, anh Nguyễn Hữu Chung (bác sĩ trú tại thành phố Hải Phòng là chủ chiếc xe) thay vì tức giận thì lại thấy rất vui. Anh đã gọi đó là "món quà nhỏ". Anh Chung đã gọi điện thoại cho Tùng theo số điện thoại để lại trên tờ giấy. Tuy nhiên cuộc điện thoại đó không phải là để ra giá hay bắt đền mà là một lời khen ngợi về sự dũng cảm nhận lỗi của cậu bé.

Anh Chung đã coi lời xin lỗi của em Tùng như một món quà nhỏ

Anh Chung đã coi lời xin lỗi của em Tùng như một món quà nhỏ

Cuộc gặp tình cờ xúc động

Ít ai biết rằng anh Chung và cháu Tùng đều là học sinh trường THPT Trần Nguyên Hãn, TP Hải Phòng. Một người đã rời ngôi trường này 21 năm về trước và một người rèn luyện tìm kiếm tương lai tại ngôi trường này. Trong lễ kỉ niệm 40 năm thành lập trường THPT Trần Nguyên Hãn vừa qua, anh Chung đã về lại trường, tại đây anh gặp Tùng cậu học trò đã mang lại " món quà nhỏ" cho anh ít ngày trước. Hai chú cháu gặp nhau trong sự xúc động. Trong hân hoan, anh Chung như thấy mình bé lại bên cạnh cậu bé lớp 11 của chính ngôi trường anh đã học 21 năm về trước. Còn Tùng thì thấy mình lớn lên tự tin hơn bên cạnh người chú Chung, cựu học sinh của trường.

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng hiệu trưởng nhà trường tuyên dương hai học sinh của một ngôi trường ( ảnh Hiệu trưởng nhà trường cung cấp)

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng hiệu trưởng nhà trường tuyên dương hai học sinh của một ngôi trường ( ảnh Hiệu trưởng nhà trường cung cấp)

Việc làm của Tùng được xem như là một bông hoa đẹp dâng lên thầy cô nhân ngày hiến chương nhà giáo và cũng là dịp trường tròn 40 năm tuổi.

Chia sẻ về niềm vui bất ngờ này, thầy Nguyễn Minh Quý – Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nguyên Hãn tâm sự: “Việc làm của Tùng tuy rất đơn giản nhưng lại thể hiện được tính dũng cảm nhận lỗi của em, thứ mà trong xã hội này đang trở nên hiếm. Nhưng việc làm của Chung cũng là một hành xử đẹp. Tôi tự hào về hai học trò của trường Trần Nguyên Hãn. Có nhiều lý do dẫn đến hành động đẹp của 2 thế hệ học sinh nhà trường, như giáo dục của gia đình, quá trình tự giáo dục và không thể không kể đến vai trò của giáo dục trong nhà trường. Cựu học sinh Nguyễn Hữu Chung có hoàn cảnh gia đình khá khó khăn khi bố mất sớm, mẹ làm công nhân. Tuy nhiên Chung đã nỗ lực học tập để trở thành một bác sỹ tận tâm với nghề. Người đã trải qua gian khổ nên khi chứng kiến một tư cách đẹp, Chung đã gọi thiệt hại của mình (bị vỡ gương- PV) là một món quà nhỏ. Còn em Nguyễn Thế Tùng là học sinh giỏi, ngoan ngoãn, tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường được thầy yêu bạn mến.Tùng được nuôi dạy trong một gia đình rất nề nếp”.

“Quan điểm giáo dục của nhà trường là dạy chữ phải song hành với dạy lối sống, đạo đức. Hàng tháng chúng tôi vẫn tuyên dương những tấm gương đạo đức về ứng xử về sự dũng cảm và vượt khó của học sinh trước toàn trường" , thầy Quý nói thêm.


Cuộc gặp gỡ chung ngày hội trường của bác sĩ Nguyễn Hữu Chung và em Nguyễn Thế Tùng cùng câu chuyện về chiếc gương bị gỡ đã gây xúc động cho hàng nghìn người có mặt (ảnh do Hiệu trưởng nhà trường cung cấp)

Cuộc gặp gỡ chung ngày hội trường của bác sĩ Nguyễn Hữu Chung và em Nguyễn Thế Tùng cùng câu chuyện về chiếc gương bị gỡ đã gây xúc động cho hàng nghìn người có mặt (ảnh do Hiệu trưởng nhà trường cung cấp)

Điều đặc biệt là hành động đẹp của em Nguyễn Thế Tùng, học sinh lớp 11B1 (niên khoá 2015-2018) và cựu học sinh Nguyễn Hữu Chung – lớp 12A3, (niên khoá 1992-1995), trường THPT Trần Nguyên Hãn, TP Hải Phòng đã được nhà trường và lãnh đạo Bộ GD-ĐT vinh danh. Tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập trường vừa qua, TS. Thiếu tướng Nguyễn Thiện Minh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục quốc phòng và an ninh, Bộ GD&ĐT đã trực tiếp mời hai "học sinh" lên khán đài tặng hoa và tuyên dương trước hàng ngàn học sinh, cựu học sinh, các thầy cô giáo và quan khách. Câu chuyện đẹp về ứng xử của chú Chung, cháu Tùng trở thành niềm tự hào, thành bài học nhân văn để cho thế hệ trẻ soi mình nhân rộng.

Thu Hằng



Xem nguồn

Thầy trò trường tiểu học Phan Chu Trinh nô nức kỉ niệm 70 năm ngày thành lập

Posted: 20 Nov 2016 04:40 AM PST


Trong không khí phấn khởi của ngày lễ trọng đại, các em học sinh trường tiểu học Phan Chu Trinh đã có những tiết mục biểu diễn rực rỡ như món quà để dành tặng thầy cô nhân ngày hiến chương Nhà giáo Việt Nam, đồng kỷ niệm 70 năm thành lập trường.

Tiết mục Vững bước tự hào ngôi trường 70 năm mùa hoa mở màn chào mừng buổi lễ

Tiết mục Vững bước tự hào ngôi trường 70 năm mùa hoa mở màn chào mừng buổi lễ

Trường Phan Chu Trinh – Hà Nội được thành lập năm 1946 tại địa chỉ số 40-42 Phố Phan Chu Trinh (nay là phố Nguyễn Thái Học, Quận Ba Đình, TP Hà Nội). Trước đây, trường có hai bậc học là tiểu học và trung học. Giám đốc – Hiệu trưởng lúc bấy giờ là nhà Văn hóa Giáo dục nổi tiếng Giáo sư Đặng Thai Mai.

Ngay từ những ngày đầu năm học 1946, trường Phan Chu Trinh đã rất vinh dự khi được đón Bác Hồ đến thăm trường. Lời dặn dò của Bác "Đoàn kết thi đua, dạy tốt, học tốt" đã trở thành động lực giúp nhà trường vượt qua mọi gian khó để phát triển, vươn lên không ngừng cho tới ngày nay.

Nghi thức chào cờ trang trọng

Nghi thức chào cờ trang trọng

Phát biểu tại buổi lễ, cô giáo Lê Thị Anh Thư – Hiệu trưởng trường tiểu học Phan Chu Trinh bày tỏ: “70 năm, lịch sử của ngôi trường như một dòng sông, dòng sông lặng lẽ bồi đắp phù sa cho đời, cho những vụ mùa bội thu. Ngôi trường kiêu hãnh vươn mình trong nắng gió, đi qua những ngày mưa bão, ươm cây vào đất để mọc chồi xanh, chim rủ nhau về làm tổ, là mảnh đất “đất lành chim đậu”.

Trải qua 70 năm hình thành và phát triển, trường tiểu học Phan Chu Trinh đã đạt được bề dày thành tích đáng nể, “trở thành địa chỉ tin cậy trong trái tim nhân dân Thủ đô”, trường tiểu học được các bậc phụ huynh tin yêu gửi gắm con em.

Dù trải qua nhiều khó khăn, vượt qua hai cuộc kháng chiến trường kì nhưng mục đích lý tưởng của ngôi trường do Mặt trận Việt Minh thành lập ngày ấy vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay.

Với mục tiêu tạo dựng nền giáo dục toàn diện về “đức – trí – thể – mỹ” cho các con học sinh vững bước vào cuộc sống. Nhà trường luôn lấy kỷ cương, nề nếp làm nền tảng, sự tâm huyết, yêu nghề của giáo viên làm động lực, sự tích cực, chủ động của học sinh làm yếu tố quyết định.

Cô Lê Thị Anh Thư nói: “Học sinh nhà trường sẽ được trưởng thành trong sự tài hoa và tình yêu thương của các thầy giáo, cô giáo với truyền thống “thầy say mê dạy, trò tích cực học”. Tập thể nhà trường sẽ tích cực để xây dựng trường thành “ngôi nhà của những ước mơ và lòng nhân ái”.

Kim Bảo Ngân



Xem nguồn

Tổng thống Obama nói gì với các con sau khi Trump thắng cử?

Posted: 20 Nov 2016 03:58 AM PST


Sau khi Donald Trump thắng cử Tổng thống, nhiều người Mỹ không ủng hộ ông đã bị "sốc". Họ sợ hãi về những gì sắp xảy ra. Đặc biệt, các bậc phụ huynh đã phải rất khó khăn để nói chuyện với con cái về chiến thắng của ông Trump.

Trong một bài phỏng vấn mới đây với tờ The New Yorker, Tổng thống Obama đã chia sẻ với người dẫn chương trình David Remnick những gì ông đã nói với các con gái – Sasha và Malia – sau chiến thắng của ông Trump.

Tổng thống Obama nói gì với các con sau khi Trump thắng cử?

"Tôi đã nói với các con rằng con người rất phức tạp" – ông Obama kể. "Các xã hội và các nền văn hóa cũng thực sự phức tạp… Đây không phải là toán học, mà là sinh học và hóa học. Đây là những tổ chức sống và chúng thì rất lộn xộn. Việc của con với tư cách là một công dân, một con người tử tế là liên tục khẳng định, hoàn thiện và chiến đấu để con người được đối xử bằng sự tử tế, tôn trọng và thấu hiểu.

Và các con nên biết rằng ở bất cứ thời điểm nào cũng sẽ có sự trỗi dậy của những niềm tin mù quáng mà các con có thể phải đối mặt, hoặc có thể ở bên trong các con và các con phải chế ngự nó. Và nó sẽ không dừng lại… Các con đừng run sợ trước nó. Các con đừng bắt đầu lo lắng về ngày tận thế. Các con hãy nói, được thôi, tôi có thể bước tiếp ở đâu".

Nguyễn Thảo(Theo NYMag)



Xem nguồn

Cậu bé Google Phan Đăng Nhật Minh lọt vào chung kết năm Olympia 2017

Posted: 20 Nov 2016 03:16 AM PST


 Với việc giành được 295 điểm, Cậu bé Google Phan Đăng Nhật Minh đã giành vòng nguyệt quế cuộc thi quý I Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17 và mang cầu truyền hình trận chung kết năm về với Trường THPT Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Bốn thí sinh góp mặt ở cuộc thi quý I Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17 gồm các em: Phan Đăng Nhật Minh (Trường THPT Hải Lăng, Quảng Trị), Nguyễn Thùy Trang (Trường THPT Vân Cốc, Hà Nội), Cao Ngọc Khánh My (Trường THPT Cẩm Phả, Quảng Ninh) và Vũ Tiến Anh (Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội). 

Nhật Minh bước vào cuộc thi quý với thành thích là người liên tiếp xô đổ các kỷ lục về điểm số của chương trình qua các vòng thi tuần và tháng.

Cậu bé Google Phan Đăng Nhật Minh lọt vào chung kết năm Olympia 2017

Trước đó, Phan Đăng Nhật Minh từng kết thúc cuộc thi tuần với số điểm chung cuộc là 400- số điểm kỷ lục của chương trình Đường lên đỉnh Olympia 2017 tính đến thời điểm đó. Ở cuộc thi tháng, Nhật Minh không chỉ giành vòng nguyệt quế mà còn có được số điểm bằng đúng kỷ lục đã có của chương trình Đường lên đỉnh Olympia suốt 17 năm qua.

Tuy nhiên, chia sẻ trước cuộc thi, Nhật Minh chia sẻ em khá hồi hộp và lo lắng: "Cuộc thi quý là cuộc thi cam go hơn rất nhiều vì vậy em không dành ưu tiên nhất cho mục tiêu phá kỷ lục mà chỉ đặt mục tiêu chơi hết mình để đạt được số điểm cao nhất trong khả năng của bản thân".

Bước vào phần thi Khởi động, Nhật Minh khiến các fan hâm mộ có phần giật mình và lo lắng khi bỏ qua ngay ở câu hỏi đầu tiên. Tuy nhiên, em vẫn giành được 90 điểm để dẫn đầu đoàn leo núi. 

Ở phần thi Vượt chướng ngại vật, Nhật Minh chỉ kịp dành được thêm 10 điểm từ câu hỏi đầu tiên trước khi bạn chơi Cao Ngọc Khánh My đưa ra đáp án nhanh chóng và chính xác cho từ khóa là "Hệ tuần hoàn" qua đó vượt lên dẫn đầu.

Tuy nhiên, ở phần thi Tăng tốc, Nhật Minh đã bứt tốc ấn tượng khi đưa ra những câu trả lời đúng và nhanh nhất trong số các thí sinh qua đó bắt kịp và san sẻ vị trí dẫn đầu đoàn leo núi với Cao Ngọc Khánh My với 220 điểm. Nhật Minh cũng chia sẻ em khá thỏa mãn về phần thi này của mình.  

Chưa dừng lại ở đó, bước vào phần thi Về đích, Nhật Minh đã liên tiếp  lấy được 20 và 30 điểm từ 2 câu trong gói câu hỏi của Khánh My. Ngoài ra, em còn tiếp tục ghi thêm điểm từ gói câu hỏi của các bạn chơi khác.

Cậu bé Google Phan Đăng Nhật Minh lọt vào chung kết năm Olympia 2017
Phan Đăng Nhật Minh.

Tuy nhiên, ở phần thi của mình, Nhật Minh lựa chọn gói câu hỏi 60 điểm nhưng vẫn mất điểm cho các bạn chơi khác ở những câu trả lời sai. Tuy nhiên, nỗ lực gỡ điểm khiến em tiếp tục giành được thêm những điểm số và kết thúc cuộc thi với 295 điểm.

Với kết quả này, Nhật Minh đã giành được vòng nguyệt quế và chính thức mang cầu truyền hình trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia 2017 về với Trường THPT Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Đây là lần thứ 2 cầu truyền hình chung kết Olympia về với tỉnh Quảng Trị khi. Lần đầu tiên vào năm 2015, em Văn Viết Đức là nhà vô địch năm thứ 15.

Ngoài Nhật Minh, em Cao Ngọc Khánh My (Trường THPT Cẩm Phả, Quảng Ninh) giành được 180 điểm, Vũ Tiến Anh (Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội) giành được 160 điểm và Nguyễn Thùy Trang (Trường THPT Vân Cốc, Hà Nội) là 60 điểm.

Thanh Hùng



Xem nguồn

Rộn ràng các hoạt động ngày Nhà giáo Việt Nam của học sinh Giáo dục Ngôi Sao Hà Nội

Posted: 20 Nov 2016 02:33 AM PST


Tiết mục múa "Hào khí bút nghiên"

Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm, cô giáo Nguyễn Thị Vân Trang – Hiệu trưởng trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội bày tỏ: “Mỗi chúng tôi đều rất tự hào vì con đường chúng tôi đang đi, nghề nghiệp mà chúng tôi đã chọn: Nghề dạy học cao quý. Chúng tôi đã, đang và sẽ dành hết tâm huyết và trí tuệ cho sự nghiệp trồng người để Ngôi sao Hà Nội thực sự là nơi ươm mầm cho những tài năng, chúng tôi sẽ chăm sóc, vun trồng cho các tài năng ấy được tỏa sáng”.

Theo cô Trang, 6 năm đã qua từ những ngày mà trường Ngôi Sao mới được thành lập với quy mô rất nhỏ, hôm nay, Ngôi Sao Hà Nội đã trở thành một hệ thống lớn mạnh, các thầy cô, các con học sinh, các bậc cha mẹ đã cùng nhà trường lập nên được những thành tích thật đáng tự hào. Với mô hình phát triển toàn diện và hội nhập Quốc tế, chúng tôi đã mang đến cho mỗi con học sinh của Hệ thống Giáo dục Ngôi sao Hà Nội niềm vui đến trường, tình yêu thương với bạn bè, để mái trường luôn là ngôi nhà thứ 2 ấm áp thân thương, là nơi giúp các con tự tin trong giao tiếp, phát triển năng lực cá nhân, chắp cánh cho những ước mơ của các con bay cao, bay xa, để trở thành những con người có ích cho xã hội, những công dân toàn cầu của tương lai.


Em Trương Minh Phương (lớp 7B0) thay mặt học sinh toàn trường gửi lời tri ân đến các thầy cô giáo kính yêu và trao tặng nhà trường lẵng hoa tươi thắm

Em Trương Minh Phương (lớp 7B0) thay mặt học sinh toàn trường gửi lời tri ân đến các thầy cô giáo kính yêu và trao tặng nhà trường lẵng hoa tươi thắm

Em Trương Minh Phương – một học sinh ưu tú đến từ lớp 7B0 – đã thay mặt cho học sinh toàn trường để nói lên cảm xúc của mình: Có ai đó đã viết "Thời gian dẫu bạc mái đầu, tim trò vẫn tạc đậm câu ơn thầy". Lời thơ ấy mãi luôn nhắc chúng con gắng học tập và tu dưỡng để không phụ công ơn thầy cô đã tận tình dìu dắt. Xin cho chúng con gửi những lời cảm tạ chân thành và sâu sắc tới các thầy cô giáo, đặc biệt là các giáo viên thuộc Hệ thống Giáo dục Ngôi Sao Hà Nội về tất cả những điều tốt đẹp mà các thầy cô đã dành tặng cho chúng con trong suốt những năm học vừa qua”.


100 bạn thí sinh chuẩn bị sẵn sàng bước vào trường thi

100 bạn thí sinh chuẩn bị sẵn sàng bước vào trường thi "Trạng Nguyên nhỏ tuổi"

Nằm trong chuỗi các hoạt động thi đua dạy tốt học tốt, Hội thi Trạng Nguyên nhỏ tuổi Ngôi Sao Hà Nội được tổ chức nhằm mang đến cho các con học sinh một sân chơi thú vị, bổ ích và giàu tính truyền thống. Qua Hội thi này, nhà trường sẽ tìm ra những học sinh xuất sắc về các bộ môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh cũng như hiểu biết xã hội để trao thưởng và khuyến khích các con có thêm động lực phấn đấu trong học tập.

Sau thời gian chấm điểm và đánh giá của Ban Giám khảo, các thí sinh có bài thi đạt kết quả tốt nhất đã được vinh danh để nhận các danh hiệu Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa và Quan Nghè. Ngắm nhìn những gương mặt học sinh ưu tú trong trang phục áo thụng và mũ cân đai truyền thống, các thầy cô giáo không giấu được niềm vui sướng và tự hào khi những cố gắng của cả thầy và trò đã được đền đáp bằng thành tích vô cùng xứng đáng.


15 thí sinh xuất sắc nhất Hội thi Trạng Nguyên nhỏ tuổi cùng chụp ảnh lưu niệm với các thầy cô giáo

15 thí sinh xuất sắc nhất Hội thi Trạng Nguyên nhỏ tuổi cùng chụp ảnh lưu niệm với các thầy cô giáo

Ngay sau Lễ mít-tinh trang trọng, những gương mặt xuất sắc nhất đại diện cho học sinh toàn trường đã lên đường trao quà và thăm hỏi các bệnh nhi tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Đó là 5 tân Trạng Nguyên đại diện cho 5 khối Tiểu học và 15 bạn học sinh đạt huy chương trong kỳ thi Olympic Toán và Khoa học quốc tế (IMSO) năm 2015 và 2016.


Đoàn thiện nguyện của trường Tiểu học và THCS Ngôi Sao Hà Nội tận tình thăm hỏi các bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Tim Hà Nội.

Đoàn thiện nguyện của trường Tiểu học và THCS Ngôi Sao Hà Nội tận tình thăm hỏi các bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Tim Hà Nội.

Những món quà đã được các bạn học sinh trao tận tay đến các em nhỏ có hoàn cảnh không may mắn. Đặc biệt hơn, Ban Giám hiệu nhà trường đã dành thời gian thăm hỏi 2 em nhỏ được Hệ thống Giáo dục Ngôi Sao Hà Nội hỗ trợ chi phí mổ tim. Đó là em Nguyễn Thị Xuân Vy (sinh năm 2012), trú tại Xóm 11 – Định Hóa – Kim Sơn – Ninh Bình, đã được phẫu thuật thành công và em Hoàng Văn Hùng (sinh năm 2016), trú tại Hữu Lũng – Lạng Sơn, chuẩn bị được phẫu thuật tại Bệnh Viện Tim Hà Nội.

Một buổi lễ kỷ niệm thật ý nghĩa và ngập tràn niềm vui đã diễn ra thành công tốt đẹp. Một ngày vốn dĩ là của riêng các thầy cô giáo nhưng các hoạt động thực tế đều hướng đến các con học sinh. Bằng tất cả năng lực và tâm huyết của các thầy cô giáo, bằng những cố gắng không ngừng của các con học sinh và sự tin tưởng, ủng hộ hết lòng của các bậc phụ huynh, chắc chắn rằng Hệ thống Giáo dục Ngôi Sao Hà Nội sẽ tiếp tục phát huy tốt những thành tích đã đạt được và gặt hái thêm nhiều thành công, thắng lợi mới trên chặng đường cống hiến vì sự nghiệp trồng người.



Xem nguồn

Chiếc bánh mì trong mơ và ngày 20/11 không quà cáp

Posted: 20 Nov 2016 01:51 AM PST


Thầy Lê Xuân Quyết, giáo viên tại đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa: Kỉ niệm 20/11 từ cuốn vở học sinh

Được biết, thầy Quyết sinh ra và lớn lên trong gia đình rất nghèo. "Biết được tin tình nguyện ra Trường Sa, mẹ tôi đã rất phản đối và khóc rất nhiều vì sợ tôi không chịu nổi. Tuy nhiên, tôi đã động viên mẹ, đây là công việc cao quý và biển đảo quê hương đâu cũng là một phần máu thịt của đất nước, miễn sao con cố gắng hết sức, đó là món quà lớn nhất tặng mẹ".

Thầy Quyết tâm sự, lần đầu tiên nhìn thấy lớp học mình dạy, tôi ngỡ ngàng bởi đó là một lớp học nhỏ xíu, lợp tôn. Thầy trò trong lớp học mà mồ hôi bê bết đầu tóc vì nắng nóng. Nhiều đêm đảo mất điện, tôi phải ôm cả tập vở học sinh chấm bài dưới cột đèn đường bởi cũng như nhiều thứ khác, điện ở đây rất hiếm.

Thầy Quyết đang chia sẻ về câu chuyện chiếc bánh mì nơi huyện đảo

Thầy Quyết đang chia sẻ về câu chuyện chiếc bánh mì nơi huyện đảo

Thầy đã kể câu chuyện về học sinh Nguyễn Hà Bảo Châu (Trường tiểu học Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa) khiến nhiều người rưng rưng nước mắt. Trong mơ, cô bé nhìn thấy mình được cầm một ổ bánh mì nhưng chưa kịp ăn thì đã bị mẹ đánh thức. Câu chuyện có thật của thầy Quyết đã khiến nhiều người trăn trở bởi trong những lần tàu thuyền ra đảo, có khi do sóng to, gió lớn nên những chiếc bánh mì từ đất liền đưa ra đã trở thành xa xỉ với các em học trò huyện đảo.

Chia sẻ về nỗi niềm giáo viên bám đảo trong ngày 20/11, thầy kể, quà tặng của mình trong ngày này đơn giản chỉ là những lời chúc của học sinh qua trang giấy vở. Trong năm học vừa qua, lớp của thầy chỉ có 3 học sinh tiểu học và biết viết chữ, còn lại là học sinh mầm non. Do đó, thầy nhận được 3 tấm thiệp với lời chúc giản dị do các em viết lên tờ giấy được xé ra từ cuốn vở học sinh.

Cô giáo Nguyễn Thị Bích Thủy (SN 1967, Trường Tiểu học Lại Sơn, Kiên Hải, Kiên Giang): "Tôi đã từng khóc vì lạc đường".

Sinh ra và lớn lên tại một gia đình nghèo hiếu học tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, năm 1987 sau khi tốt nghiệp THPT, cô Bích Thủy xuống Kiên Giang học khóa sư phạm cấp tốc, rồi ra trường công tác tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang cho đến nay.

Hồi đó, ở các xã đảo của tỉnh Kiên Giang thiếu giáo viên trầm trọng nên hàng ngày cô Thủy và các đồng nghiệp khác được phân công dạy tăng cường 3 ca/ngày, không có thời gian nghỉ trưa nên giáo viên chỉ tranh thủ ăn cơm trong lúc học sinh ra chơi. Đến tối, cô giáo trẻ lại đi dạy xóa mù chữ cho các em và ngư dân chưa biết chữ trên địa bàn xã đảo Lại Sơn.

Cô Bích Thủy đã có lần khóc vì lạc đường trong mịt mùng đêm tối

Cô Bích Thủy đã có lần khóc vì lạc đường trong mịt mùng đêm tối

Ngoài công tác giảng dạy, cô còn được lãnh đạo trường phân công làm công tác Đoàn Thanh niên và công tác Tổng phụ trách Đội nên cứ hai tuần, cô đi sinh hoạt ở điểm lẻ một lần.

Với gần 30 năm công tác tại vùng đảo, cô giáo Thủy cho hay những ngày đầu tiên trên xã Đảo Lại Sơn (Kiên Giang) cách đất liền 60km, điện thắp sáng không có, nước sử dụng cũng rất hạn chế. Mỗi lần đi công tác ở điểm lẻ, cô thường trèo qua núi trong thời gian 3 đến 4 tiếng đồng hồ mới tới nơi, có những lần, cô đã khóc vì lạc đường trong mịt mùng đêm tối.

Học sinh ở đây thường hay bỏ học, bám biển nhưng với cái tâm của người thầy, tình cảm với các học trò, với biển đảo quê hương trong cô cũng lớn dần theo năm tháng, cứ thế gắn bó với các em học sinh để đến nay, cô trở thành một phần không thể thiếu với bao lớp học sinh nơi đây.

Thầy giáo Đoàn Văn Kiều (SN 1979, Trường Phổ thông Cơ sở Sơn Hải, Kiên Lương, Kiên Giang): Người thầy của nhiều giải thưởng

Trong buổi tri ân các giáo viên vùng huyện đảo, xã đảo tại Hà Nội vừa qua, thầy Đoàn Văn Kiều xúc động kể lại: "Việc duy trì sĩ số các lớp học trên đảo gặp khá nhiều khó khăn. Có những trường hợp gia đình quá nghèo các em không thể đi học được. Có những trường hợp trẻ em bỏ học nhưng tôi đã dùng tiền lương của mình để trang trải cho các em đó tiếp tục việc học. Sau này em học trò này đã học đại học và ra trường có việc làm, cuộc sống tốt hơn rất nhiều… Đó là động lực rất lớn để tôi cố gắng hơn trong quá trình công tác".

Được biết, thầy Kiều sinh ra trong một gia đình có 4 người trong đó chỉ duy nhất bản thân làm nghề dạy học. Tính đến thời điểm này, thầy đã công tác tại xã đảo Sơn Hải được hơn 17 năm.

Thầy Kiều trong một giờ lên lớp (ảnh: BTC)

Thầy Kiều trong một giờ lên lớp (ảnh: BTC)

Do đặc thù là xã đảo nên những khó khăn nơi đây là rất nhiều. Điều kiện đi lại phụ thuộc chủ yếu vào tàu thuyền, đặc biệt là những ngày bão gió việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn trở ngại, nhưng những khó khăn đó đã không làm nản lòng những người giáo viên yêu nghề, mến trẻ nơi đảo xa, mà trái lại những khó khăn, thiếu thốn đó càng tiếp thêm nghị lực, nêu cao tinh thần trách nhiệm hơn, yêu nghề, quyết tâm gắn bó với học trò xã đảo.

Thương các em học sinh còn nhiều khó khăn thiếu thốn, nên trong quá trình giảng dạy, thầy đã không ngừng cố gắng làm thêm nhiều thiết bị đồ dùng dạy học tự làm. Không dừng lại ở việc làm thiết bị đồ dùng dạy học tự làm, ngoài công việc giảng dạy bản thân còn hướng các em tham gia tập thể thao nâng cao sức khỏe cũng như tham dự các kỳ hội khỏe Phù Đổng hàng năm, đã gặt hái được những thành công.

Thầy đã trực tiếp giảng dạy một học sinh đạt giải nhì cấp huyện, giải nhất cấp tỉnh, giải ba cấp quốc gia cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học do Bộ Giáo dục phát động. Tất cả những điều đó đã tạo nên niềm vui, tinh thần phấn khởi, giúp thầy nhiệt tình hơn trong công tác và đặc biệt hơn nó góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của xã đảo Sơn Hải nói riêng và của ngành giáo dục nói chung.

Mỹ Hà



Xem nguồn

Comments