Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


"Bạo lực học đường đang làm đau lòng những người làm giáo dục"

Posted: 01 Nov 2016 09:53 AM PDT


Phóng viên: Tình trạng bạo lực học đường hiện nay vẫn xảy ra ở một số địa phương vì vừa qua có rất nhiều trường hợp học sinh đánh nhau với mức độ khiến nhiều người “phải suy nghĩ”. Khi đọc và xem những Clip học sinh đánh nhau như vậy, Thứ trưởng nhìn nhận về về vấn đề này thế nào?

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa: Có thể nhận thấy tình trạng bạo lực học đường hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp, chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt thường ngày mà các em đã ứng xử với nhau thiếu lòng nhân ái, trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam.

Không chỉ là các em học sinh nam đánh nhau, mà còn xảy ra khá nhiều vụ học sinh nữ đánh nhau hội đồng, với những cử chỉ thô bạo, nhiều vụ việc đã gây ra hậu quả rất nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, nhiều học sinh thiếu ý thức, vô cảm trước những hành vi bạo lực, không can ngăn mà còn sử dụng điện thoại di động để quay video clip và đưa lên mạng xã hội như một sự cổ súy cho những hành vi bạo lực này.

Tính chất và mức độ nghiêm trọng của một số vụ việc bạo lực xảy ra ở trong và ngoài nhà trường là một dấu hiệu về sự sa sút đạo đức, lối sống, văn hoá ứng xử và yếu kém về kỹ năng sống của một bộ phận học sinh hiện nay.

Vụ việc nhóm nữ sinh đánh, bắt bạn liếm chân ở TP.HCM đang gây xôn xao dư luận. (Ảnh: Báo Tiền phong)

Những vụ việc đó đã và đang làm đau lòng những người làm giáo dục và gây lo lắng, bức xúc trong xã hội.

Tình trạng bạo lực học đường làm ảnh hưởng tới môi trường giáo dục, môi trường xã hội, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, vì vậy chúng ta cần phải có biện pháp quyết liệt để ngăn chặn, hạn chế và tiến tới chấm dứt nó.

Thưa thứ trưởng, sau mỗi sự việc trên, Bộ GD&ĐT đã có những chỉ đạo thế nào tới các địa phương có học sinh đánh nhau?

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa: Ngay khi tiếp nhận được các thông tin liên quan đến học sinh đánh nhau, Bộ đã liên hệ trực tiếp và có văn bản chỉ đạo Sở GD&ĐT khẩn trương kiểm tra nắm tình hình, phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương xử lý vụ việc theo quy định pháp luật, đảm bảo đủ sức răn đe và giáo dục học sinh.

Đồng thời, phối hợp với các cấp, các ngành xử lý nghiêm khắc các cán bộ, giáo viên thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng trong quản lý, giáo dục học sinh, để xảy ra các vụ việc học sinh đánh nhau; tăng cường sự phối hợp liên ngành và phối hợp với gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh.

Dạy học không đòn roi mệt nhưng thoải mái!

(GDVN) – Nếu các em có ý thức, hẳn sẽ chẳng bao giờ còn cảnh thầy cô đánh đòn học sinh nữa.

Tổ chức ổn định tình hình nhà trường, ổn định tâm lý cho học sinh, thường xuyên quan tâm, nắm bắt tình hình tư tưởng, đạo đức học sinh, tổ chức rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, có giải pháp ngăn chặn, không để tái diễn tình trạng bạo lực học sinh trên địa bàn và báo cáo kịp thời diễn biến vụ việc để chỉ đạo, xử lý.

Nhiều ý kiến cho rằng, tình trạng bạo lực học đường xảy ra, phần quan trọng nhất từ phía nhà trường là chưa chú trọng tới giáo dục đạo đức học sinh; cần có nhiều hoạt động giáo dục quan tâm tới tâm lý của các em, sự sâu sát của giáo viên chủ nhiệm hơn nữa…và cả sự vào cuộc cao hơn là trách nhiệm của chính quyền địa phương, Thứ trưởng nghĩ sao?

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa: Bạo lực học đường xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trước hết là các em học sinh chưa được giáo dục đầy đủ về đạo đức, nhân cách, lối sống, chưa có đủ kỹ năng để ứng phó và giải quyết các tình huống xảy ra hàng ngày; sự thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi, luôn muốn khẳng định mình, cũng có thể dẫn đến những hành vi lệch lạc, thiếu kiểm soát, thiếu kiềm chế.

Nguyên nhân từ giáo dục gia đình, một số bố mẹ thiếu quan tâm đến con cái, không thường xuyên theo dõi, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, những diễn biến tâm lý, tình cảm của con cái để kịp thời uốn nắn những lệch lạc, hướng con em theo một con đường tốt đẹp.

Nguyên nhân từ phía xã hội, mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động đến tâm lý, tình cảm của học sinh, các em rất dễ bị cuốn theo lối sống thực dụng, đua đòi, thiếu lành mạnh, hành vi bạo lực từ mạng internet, phim ảnh, game online.

Ở một số địa phương, chưa có sự phối hợp, chỉ đạo quyết liệt, huy động sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc trong việc làm trong sạch môi trường xã hội, tấn công tội phạm, ngăn chặn hành vi bạo lực và phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục học sinh…

Theo bà nguyên nhân nào là quan trọng nhất?

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa: Một trong những nguyên nhân quan trọng là từ giáo dục trong nhà trường: Nội dung chương trình giáo dục đạo đức – công dân có phần còn nặng về lý thuyết, ít liên hệ với thực tiễn và việc ứng xử với những tình huống cụ thể, phương pháp giảng dạy còn chậm được đổi mới, chưa cuốn hút học sinh.

Những hành động tiếp tay cho bạo lực học đường

(GDVN) – "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên".

Phương thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa chưa phù hợp, chưa có nhiều hoạt động trải nghiệm để giúp học sinh nhận thức được các bài học về giá trị của lòng nhân ái, bao dung, giá trị của sự tôn trọng và trách nhiệm của bản thân, nhận diện và lên án các hành vi bạo lực…

Vai trò của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong một số nhà trường chưa được phát huy, giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự sâu sát với học trò, chưa thường xuyên liên hệ với gia đình để quản lý, giáo dục học sinh; một số thầy cô giáo cũng chưa thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân, diễn ra ở nhiều địa bàn, vì vậy rất cần có sự quan tâm vào cuộc quyết liệt của nhà trường, gia đình và xã hội. Trong đó, chính quyền địa phương đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc chỉ đạo các lực lượng trên địa bàn chung tay làm trong sạch môi trường xã hội, môi trường giáo dục xung quanh nhà trường; phối hợp quản lý – giáo dục học sinh.

Đặc biệt là chỉ đạo các ban ngành, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn phối hợp với nhà trường, gia đình trong quản lý và giáo dục học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Có như vậy thì việc ngăn chặn, đẩy lùi vấn nạn bạo lực học đường mới có hiệu quả.

Giải pháp nào có thể khắc phục, đi đến chấm dứt được bạo lực học đường vẫn xảy ra hiện nay? Bộ GD&ĐT sẽ có những giải pháp riêng nào?

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa: Để ngăn chặn, đẩy lùi và từng bước chấm dứt tình trạng bạo lực học đường rất cần sự chung tay của toàn xã hội, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các cấp các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội để xây dựng môi trường giáo dục nhà trường, môi trường giáo dục gia đình, môi trường xã hội lành mạnh, không bạo lực, tạo điều kiện cho học sinh được phát triển hài hòa thể chất, trí tuệ và tâm hồn đạo đức trong sáng và lành mạnh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục thực hiện đồng bộ các giải pháp về giáo dục, tuyên truyền, quản lý và tăng cường phối hợp với các ngành chức năng để phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả Đề án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020" theo Quyết định số 1501/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Chỉ đạo triển khai đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy môn học Giáo dục công dân, môn học đạo đức theo Đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đưa môn Giáo dục công dân thành môn thi tốt nghiệp THPT trong năm 2017.

Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục giá trị sống thông qua giảng dạy tích hợp vào các môn học, thông qua việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, đẩy mạnh triển khai công tác tham vấn, tư vấn tâm lý học đường; Xây dựng và thực hiện bộ quy tắc về văn hóa ứng xử trong trường học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định Quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.

Cùng với đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn về phổ biến giáo dục pháp luật, phòng chống tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh; đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục.

Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng các nhà trường; Quan tâm việc bồi dưỡng và tôn vinh, khen thưởng các tấm gương học sinh, sinh viên tiêu biểu; các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên Đoàn, Đội, các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác giáo dục học sinh và bảo đảm an ninh, trật tự trường học.

Với những giải pháp quyết liệt, đồng bộ của ngành Giáo dục và sự nỗ lực vào cuộc, chung tay của các cấp, các ngành, địa phương, tôi tin tưởng trong thời gian tới tình trạng bạo lực học đường sẽ được ngăn chặn, đẩy lùi.

Xin trân trọng cám ơn Thứ trưởng!



Xem nguồn

Công ty CP Giáo dục Hùng Hậu và Trường Trung cấp Y dược Vạn Hạnh hợp tác

Posted: 01 Nov 2016 09:11 AM PDT


Thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa hai bên được ký kết sáng nayThỏa thuận hợp tác toàn diện giữa hai bên được ký kết sáng nay

Tham dự lễ ký kết, về phía công ty CP Giáo dục Hùng Hậu có ông Vũ Quang Chính – Tổng Giám đốc, PGS.TS Nguyễn Minh Đức – Trưởng ban dự án đầu tư.

Về phía trường Trung cấp Y dược Vạn Hạnh có bà Trần Lệ Hằng – Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng cùng các thầy cô là thành viên Hội đồng Quản trị nhà trường

Theo đó,  Công ty CP Giáo dục Hùng Hậu sẽ tham gia hỗ trợ nhằm cải thiện, nâng cao cơ sở vật chất và tăng cường đội ngũ giảng viên, khắc phục khó khăn hiện tại thông qua việc trang bị cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, trang thiết bị phục vụ thực hành và giảng dạy, hướng tới nâng cấp Trường Trung cấp Y dược Vạn Hạnh thành trường cao đẳng trong tương lai.

Trên cơ sở nguồn lực và nền tảng thương hiệu hiện tại, xây dựng đề án đào tạo thêm các ngành học mới đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội như quản trị dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hướng dẫn viên du lịch, kỹ thuật y khoa, chế biến thực phẩm, quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ….

Trong thời gian tới, phát triển đội ngũ giảng viên cả về chất và lượng, mở thêm các khóa đào tạo ngắn hạn về thư ký y khoa, nhân viên nhà thuốc, điều dưỡng, chăm sóc người bệnh tại nhà.

Ngoài ra, phối hợp với Trung tâm hợp tác Doanh nghiệp trường ĐH Văn Hiến để tìm kiếm đối tác nước ngoài có uy tín, tổ chức đào tạo nhân lực tay nghề chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn để hướng tới xuất khẩu lao động tới các nước trong khu vực.



 Hai bên vui mừng với thỏa thuận hợp tác đạt được

Thỏa thuận hợp tác đầu tư toàn diện là bước khởi đầu tốt đẹp giữa Công ty CP Giáo dục Hùng Hậu và Trường Trung cấp Y dược Vạn Hạnh, dưới sự đồng thuận của tập thể Lãnh đạo, Ban Giám hiệu và cán bộ, giảng viên nhà trường cũng như sự nhất trí của Ban Lãnh đạo Công ty CP Giáo dục Hùng Hậu.

Như vậy, việc đạt những thỏa thuận trong hợp tác đầu tư lâu dài, với vai trò nhà đầu tư chiến lược, Công ty CP Giáo dục Hùng Hậu sẽ góp phần phát huy thế mạnh và uy tín sẵn có của nhà trường, khắc phục những khó khăn hiện tại, từng bước xây dựng Trường Trung cấp Y dược Y dược Vạn Hạnh trở thành một địa chỉ uy tín về lĩnh vực đào tạo ngành "sức khỏe" trong tương lai.

Trường Trung cấp Y dược Vạn Hạnh thời gian qua đào tạo 5 chuyên ngành: dược sĩ, điều dưỡng, y sĩ, y học cổ truyền và kế toán. Ngoài việc  đào tạo theo đúng khung chương trình trung cấp chuyên nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường còn rất quan tâm đến "Thái độ, kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử trong môi trường y tế”.



Xem nguồn

2 ĐH tham gia dự án 4 triệu đô đưa đèn LED vào nông nghiệp

Posted: 01 Nov 2016 08:29 AM PDT


 – Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và Trường ĐH Cần Thơ sẽ tham gia vào dự án nghiên cứu sản xuất, thử nghiệm và thương mại hóa sản phẩm LED để phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.

Tổng kinh phí thực hiện đề xuất này vào khoảng 78 tỷ đồng, tương đương 3,7 triệu USD.

đèn LED, nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm LED, nghiên cứu khoa học
Sản phẩm LED ứng dụng trong nông nghiệp ngày càng rộng rãi.

Trong đó, Dự án Đẩy mạnh Đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ (FIRST) sẽ tài trợ cho dự án 40% tổng kinh phí.

Nhóm liên kết đưa ra đề xuất gồm 8 đơn vị do Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đứng đầu. Ngoài ra, còn 1 viện nghiên cứu và 4 doanh nghiệp khác tham gia các phần việc khác nhau của đề tài.

Sản phẩm của nhóm liên kết là thiết kế, sản xuất sản phẩm LED chuyên ứng dụng cho nông nghiệp.

Đây là sản phẩm mới, trình độ công nghệ cao, kỹ thuật đa ngành cần sự phối hợp của nhiều chuyên gia trong: nông nghiệp, vật liệu, điện tử, chiếu sáng, nhiệt đới, đo lường,…

Mục tiêu của đề xuất này là tạo ra các sản phẩm đáp ứng tốt việc giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân, giảm tiêu tốn điện năng trong nôn gnghiệp, giảm phụ tải cho hệ thống lưới điện quốc gia.

Thỏa thuận tài trợ cho đề xuất nói trên đã được FIRST và nhóm liên kết vừa diễn ra sáng 1/11 vừa qua.

Cùng với những lợi ích về tiết kiệm điện năng, các sản phẩm đèn LED ngày nay được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp đặc biệt là trong việc tăng năng suất cây trồng mà không gây hại đến chất lượng sản phẩm.

Lê Văn



Xem nguồn

Trường ĐH Đà Lạt kỷ niệm 40 năm thành lập

Posted: 01 Nov 2016 07:47 AM PDT


 – Sáng ngày 27/10/2016, Trường Đại học Đà Lạt đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm tuổi, 40 năm đổi mới và phát triển 27/10/1976 – 27/10/2016.

Tham dự buổi Lễ kỷ niệm 40 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Đà Lạt vinh dự được đón tiếp các vị khách mời đại diện các cơ quan Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Lâm Đồng, các trường đại học và viện nghiên cứu khu vực Tây nguyên và miền Trung. Đến tham dự lễ kỷ niệm còn có các cán bộ lãnh đạo (hiệu trưởng và phó hiệu trưởng) của Trường Đại học Đà Lạt qua các thời kỳ; kể cả vị Hiệu trưởng đầu tiên Trần Thanh Minh (1976-1991).

Ngoài ra, nhiều cán bộ lãnh đạo trong Ban Giám hiệu; Đảng bộ; Hội đồng trường; các đoàn thể; các phòng chức năng, khoa, viện nghiên cứu; các cán bộ viên chức, trên 200 sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh đại diện cho 13.500 sinh viên nhà trường hiện nay (các khóa 35-40) và đại diện cho đông đảo cựu sinh viên từ khóa 1 đến khóa 34.

Đại học Đà Lạt

Hội trường kỷ niệm 40 năm trường Đại học Đà Lạt đổi mới và phát triển. Ảnh từ ĐHĐL.

Trong buổi lễ long trọng kỷ niệm 40 năm trường Đại học Đà Lạt đổi mới và phát triển, Hiệu trưởng Nguyễn Đức Hòa thay mặt lãnh đạo nhà trường đã đọc diễn văn; đánh giá, ghi nhận những thành tựu mà nhà trường đạt được trong thời gian qua kể từ thời kỳ bước vào giai đoạn xây dựng và phát triển mới 40 năm trước đây với vị hiệu trưởng đầu tiên, thầy Trần Thanh Minh, còn trẻ, PGS.TS chưa đến tuổi 40.

Đại học Đà Lạt

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm trường ĐH Đà Lạt thuở ban đầu (Nguyên Hiệu trưởng Trần Thanh Minh đứng bên cạnh Đại tướng). Ảnh từ VietNamNet.

Đại học Đà Lạt

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm trường ĐH Đà Lạt lần thứ hai. Ảnh từ VietNamNet.

Ông Hiệu trưởng Nguyễn Đức Hòa nhấn mạnh:"Kết tinh thành tựu của nhà truờng từ 40 năm qua, hiện nay diện mạo của Trường Đại học Đà Lạt khá bề thế, khang trang và hiện đại. Sự tích góp của các thế hệ đi trước để trong 3 năm qua, Trường đã đạt được những thành tựu vượt bậc so với đầu năm 2013: Mở thêm 5 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ; đội ngũ cán bộ có học hàm, học vị cao tăng mạnh: Phó Giáo sư tăng gấp 1,5 lần, Tiến sĩ tăng gấp 2 lần; số lượng bài báo, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp và kinh phí triển khai tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước, trong đó kinh phí tăng gấp 2 lần, số lượng đề tài khoa học cấp bộ tăng gấp 4 lần; tạp chí khoa học được cấp

Đại học Đà Lạt

Hiệu trưởng Nguyễn Đức Hòa đọc diễn văn lễ kỷ niệm 40 năm Đại học Đà Lạt. Ảnh từ ĐHĐL.

chỉ số ISSN; hoàn thành chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra CDIO; tập trung kinh phí lớn cho công tác nâng cao chất lượng đào tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy. Bằng tất cả tâm huyết đã dành cho nhà trường, Hiệu trưởng Nguyễn Đức Hòa khẳng định: Trường Đại học Đà Lạt đang đi đúng hướng trên cái nền vững chắc của tiền nhân.

Đại học Đà Lạt

Hiệu trưởng Nguyễn Đức Hòa tặng hoa các vị cựu hiệu trướng đầu tiên và gần nhất. Ảnh từ ĐHĐL

Ghi nhận những thành tích của trường trong các giai đoạn, đặc biệt là trong năm học 2015 – 2016, Trường Đại học Đà Lạt đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ xác định xây dựng thành trường đại học trọng điểm quốc gia trên Tây Nguyên và Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo đã ký Quyết định tặng Cờ thi đua và nhiều bằng khen cho tập thể, cá nhân của Trường Đại học Đà Lạt về những thành tích xuất sắc trong việc đào tạo nguồn nhân lực, góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam bộ.

Trong buổi lễ trọng đại này, Trường Đại học Đà Lạt cũng tổ chức tri ân các đồng chí nguyên Hiệu trưởng qua các thời kỳ. Và đáp lại, vị nguyên Hiệu trưởng đầu tiên Trần Thanh Minh đã phát biểu chúc mừng những thành tựu của trường đạt được trong thời gian qua và mong muốn nhà trường tiếp tục phát triển nhanh, bền vững, đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế.

Lễ kỷ niệm 40 năm Trường Đại học Đà Lạt đổi mới và phát triển diễn ra trong không khí trang trọng và thành công tốt đẹp.



Xem nguồn

Tiền học thêm trong trường cao nhất 18.000 đồng

Posted: 01 Nov 2016 07:05 AM PDT


UBND tỉnh Phú Thọ quy định cụ thể mức thu tiền học thêm trong nhà trường.

học thêm, dạy thêm

Theo đó, cấp tiểu học và THCS: Thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa cha, mẹ học sinh với nhà trường, nhưng mức thu tối đa không quá 13.000 đồng/học sinh/buổi học (tương đương với 1,1% mức lương cơ sở hiện hành).

Khi mức lương cơ sở thay đối thì mức thu này được điều chỉnh theo và vẫn áp dụng tỷ lệ là 1,1% mức lương cơ sở mới, tính từ thời điếm mức lương cơ sở mới có hiệu lực thi hành.

Cấp THPT: Thực hiện trên cơ sở thoả thuận giữa cha, mẹ học sinh với nhà trường, nhưng mức thu tối đa không quá 18.000 đồng/1 học sinh/1 buổi học (tương đương với 1,5% mức lương cơ sở hiện hành).

Khi mức lương cơ sở thay đổi thì mức thu này được điều chỉnh theo và vẫn áp dụng tỷ lệ là 1,5% mức lương cơ sở mới, tính từ thời điểm mức lương cơ sở mới có hiệu lực thi hành.

Đối với các trường, cơ sở giáo dục không thuộc địa bàn thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, thị trấn các huyện, mức thu tiền học thêm không được vượt quá 80% mức thu nêu trên.

Đối với học thêm ngoài nhà trường, mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm.

Khuyến khích các nhà trường, tổ chức, cá nhân thực hiện miễn, giảm tiền học thêm cho đối tượng học sinh con gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo, con gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

(Theo Lập Phương/ Giáo dục và Thời đại)



Xem nguồn

Bị phát hiện là diễn viên khiêu dâm, cô giáo xin nghỉ việc

Posted: 01 Nov 2016 06:23 AM PDT


Một giáo viên đã xin nghỉ việc ngay sau khi cô bị phát hiện là một diễn viên khiêu dâm bí mật.

phim khiêu dâm, diễn viên phim khiêu dâm
Cô giáo Svetlana Topol

Các học sinh và đồng nghiệp đã phát hiện ra cô Svetlana Topol là một diễn viên phim "người lớn" và chuyên đóng các vai nữ sinh.

Cô giáo 27 tuổi này hiện đang làm việc ở một trong những ngôi trường danh tiếng nhất thành phố St Petersburg của Nga từ năm 2010.

Cô Topol đã có gia đình và được nhận xét là một phụ nữ trẻ, khiêm tốn và chưa từng mặc những trang phục hở hang quá lố hay trang điểm quá đậm.

Tuy nhiên, công việc bí mật này của cô bị phát hiện khi những đường link video khiêu dâm mà cô là diễn viên được gửi nặc danh tới các học sinh và giáo viên trong trường.

Báo chí Nga cho biết, cô giáo trẻ này chuyên đóng các vai nữ sinh. Sau khi mọi chuyện được tiết lộ, một số nhân vật trong ngành công nghiệp phim khiêu dâm đã lên tiếng để ủng hộ cô Topol – người nổi tiếng với các biệt danh Ariel, Mod, Christie.

Trước đó đã có những tin đồn nói rằng cô làm công việc này, tuy nhiên người ta tin rằng cô đã bỏ tất cả các hoạt động liên quan tới nó khi quyết định gắn bó với nghề giáo viên.

Tuy nhiên, những người nặc danh đã phát tán những video này nói rằng một số bộ phim được thực hiện trong năm nay.

Họ cho rằng cô thực hiện những video này ở các quốc gia như Hungary, Cộng hòa Séc – nơi mà diễn viên khiêm dâm kiếm được gấp 10 lần ở Nga.

Topol đã viết thư tay xin nghỉ việc sau 24 giờ xảy ra bê bối và chồng cô được cho là cũng biết cô làm công việc này.

Trường hợp của cô Topol đã làm dấy lên nhiều tranh cãi trên mạng xã hội và các diễn đàn Internet địa phương. Một số ý kiến nói rằng việc một giáo viên làm công việc như một diễn viên khiêu dâm là không phù hợp, tuy nhiên một bộ phận khác lại cho rằng công việc này không gây hại gì cho những học sinh của cô.

  • Nguyễn Thảo(Theo Mirror)



Xem nguồn

5 cách cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh ở nhà

Posted: 01 Nov 2016 05:41 AM PDT


Nói là một kỹ năng mà nhiều người học tiếng Anh gặp khó khăn. Dưới đây là 5 cách giúp bạn cải thiện kỹ năng này chỉ bằng cách luyện tập ở nhà.

học tiếng Anh, học tiếng Anh ở nhà, nói tiếng Anh, luyện tập kỹ năng nói tiếng Anh

1. Cải thiện khả năng phát âm

Phát âm tốt sẽ giúp mọi người hiểu điều bạn nói rõ ràng hơn ngay cả khi bạn không biết nhiều từ. Có 3 mức trong kỹ năng phát âm và hầu hết những người học tiếng Anh đều cần cải thiện khả năng phát âm của mình.

2. Nghe tiếng Anh nhiều hơn

Hầu hết những người học tiếng Anh đọc quá nhiều và nghe quá ít. Nhưng khi những đứa trẻ học tiếng Anh, chúng nghe đầu tiên, sau đó đến nói và cuối cùng là học đọc và viết. Nếu bạn muốn phát triển khả năng nói tiếng Anh, hãy dành thời gian để nghe nhiều hơn! Nghe trong khi bạn đọc văn bản bằng mắt và sau đó đọc thành tiếng. Cố gắng bắt chước cách phát âm bạn nghe được trong bài.

3. Thực hành đọc thành tiếng

Khi bạn nói tiếng Anh, có hai khó khăn chính: khó khăn khi phải suy nghĩ để chọn từ để nói và khó khăn khi phải phát âm các từ một cách chính xác.

Đọc văn bản tiếng Anh thành tiếng sẽ giúp bạn phát âm mà không phải suy nghĩ về những từ phải nói. Nó sẽ giúp miệng và môi bạn quen với việc phát âm tiếng Anh một cách tự nhiên. Nên đọc mỗi văn bản thành tiếng 2 lần. Lần đầu tiên đọc chậm và tập trung vào phát âm chính xác từng từ. Khoanh tròn từ khó và đọc lại chúng mười lần. Lần hai, đọc nhanh hơn và tập trung vào việc nói trôi chảy, và với một ngữ điệu tự nhiên.

4. Học cụm từ, không học từng từ riêng lẻ

Bất cứ khi nào bạn học một từ mới, cố gắng đặt nó trong một câu hoàn chỉnh. Ví dụ, với từ "sunglasses". Bạn có thể tạo ra một vài câu:

I bought new sunglasses yesterday.

How much are these sunglasses?

I like your sunglasses – where did you get them?

My sister lost her sunglasses.

Don't forget to bring your sunglasses when we go to the beach.

Nói mỗi câu 10 lần để luyện tập và ghi nhớ. Nếu bạn làm điều này với mỗi từ tiếng Anh mới mà bạn học, nó sẽ giúp bạn nói tiếng Anh trong một câu hoàn chỉnh tự nhiên hơn.

5. Học từ những đoạn hội thoại thực tế.

Nếu bạn sống ở một đất nước nói tiếng Anh, hãy chú ý tới những đoạn hội thoại xung quanh bạn. Nếu bạn không có mối quan hệ với những người nói tiếng Anh bản xứ, hãy xem các chương trình và các bộ phim trên truyền hình với phụ đề tiếng Anh để học các kiểu hội thoại trong từng bối cảnh.

  • Nguyễn Thảo(Theo Espresso English)

Xem thêm:




Xem nguồn

Vụ học sinh chém thầy giáo: Kỷ luật nghiêm minh đối với học sinh

Posted: 01 Nov 2016 04:59 AM PDT


Trường THCS Thị trấn (huyện Thanh Chương, Nghệ An).

Trường THCS Thị trấn (huyện Thanh Chương, Nghệ An).

Sáng ngày 1/11, ông Nguyễn Trọng Hoàn – Phó Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết, liên quan đến vụ việc một thầy giáo bị chém trong trường học, Sở đã công văn về việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật gửi Phòng GD-ĐT huyện Thanh Chương.

Như Dân trí đã thông tin trước đó, vào ngày 27/10, Trường THCS Thị trấn (huyện Thanh Chương, Nghệ An) có mời phụ huynh em Nguyễn Trọng Mạnh (SN 2003), học sinh lớp 8 của trường đến để bàn bạc phối hợp trong việc giáo dục em Mạnh. Khi thầy Nguyễn Hữu Hiếu (giáo viên bộ môn Hóa học kiêm Trưởng Ban an ninh Trường THCS Thị trấn) đang làm việc với phụ huynh em Mạnh thì học sinh này đến, dùng dao chém thầy Hiếu khiến thầy giáo này bị thương ở tay trái.

Nhận được tin báo, Công an thị trấn Thanh Chương đã có mặt, khống chế, tước vũ khí và triệu tập Nguyễn Trọng Mạnh về trụ sở để làm việc. Theo đánh giá của nhà trường thì em Nguyễn Trọng Mạnh là học sinh cá biệt, ý thức kỷ luật kém.

Thầy Hiếu được đồng nghiệp đưa đến bệnh viện xử lý vết thương.

Sau khi sự việc xảy ra, Trường THCS Thị trấn đã có quyết định tạm đình chỉ học tập 1 tuần đối với học sinh Nguyễn Trọng Mạnh để em này viết bản kiểm điểm.

Đây là vụ việc vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, để giải quyết dứt điểm, Sở GD-ĐT Nghệ An yêu cầu Phòng GD-ĐT huyện Thanh Chương chỉ đạo Trường THCS Thị trấn phối hợp với các cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân vụ việc; chỉ đạo Hội đồng kỷ luật Trường THCS Thị trấn, căn cứ vào các văn bản quy định hiện hành để có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với học sinh Nguyễn Trọng Mạnh; tổ chức thăm hỏi, động viên thầy giáo Nguyễn Hữu Hiếu ổn định sức khoẻ, tinh thần để trở lại công việc dạy học bình thường.

Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng và Hội Cha mẹ học sinh, làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh.

Liên quan đến vụ việc này, trao đổi với PV Dân trí, Thiếu tá Trần Văn Hùng – Phó Trưởng Công an huyện Thanh Chương cho biết, hành vi của Nguyễn Trọng Mạnh có dấu hiệu "cố ý gây thương tích". Công an huyện đang phối hợp với Công an thị trấn tiếp tục điều tra, làm rõ. Tuy nhiên, do học sinh Mạnh mới 13 tuổi, bởi vậy chưa thể xử lý hình sự đối với hành vi này.

"Sau khi hoàn tất điều tra, chúng tôi sẽ căn cứ vào các văn bản, quy định liên quan để có hình thức xử lý phù hợp đối với học sinh này", Thiếu tá Hùng cho hay.

Hoàng Lam



Xem nguồn

Vụ vỡ hụi ở Đồng Tháp: Chủ hụi đã có kế hoạch trả nợ giáo viên

Posted: 01 Nov 2016 04:16 AM PDT


Xung quanh dây hụi do cô Nguyễn Thị Đào làm chủ bị vỡ hụi gây nên dư luận không tốt tại trường THCS Vĩnh Thạnh thời gian qua, ông Đoàn Văn Xe – Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lấp Vò cho biết: Từ phản ánh của các cô giáo và báo chí, ngay 25/10 Phòng GD đã mời cô Đào, các giáo viên tham gia chơi hụi (đa phần trường THCS Vĩnh Thạnh) cùng chính quyền địa phương họp. Tại cuộc họp này, cô Đào trình bày hoàn cảnh khó khăn do nuôi hai con nhỏ, chồng chưa có việc làm và đang trả nợ ngân hàng đến tháng 11 mới xong… Sau khi nghe cô Đào cho biết về tình cảnh gia đình, các giáo viên chơi hụi đồng ý cho cô Đào tìm phương cách đến tháng 11 phải có phương án trợ nợ cụ thể.

Đến 28/10, cô Đào đã nộp phương án trả nợ cho Phòng GD. Cụ thể, đến tháng 11, cô Đào sẽ trích lương chi trả hàng tháng cho các giáo viên, đồng thời sẽ lấy tiền bán cam để chi trả thêm cho các giáo viên. Nguyên tắc trả nợ, cô Đào ưu tiên chi trả cho những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn trước.

Theo kế hoạch đến tháng 11, cô Đào sẽ tiến hành trả nợ dần cho các giáo viên trường THCS Vĩnh Thạnh.

Theo kế hoạch đến tháng 11, cô Đào sẽ tiến hành trả nợ dần cho các giáo viên trường THCS Vĩnh Thạnh.

Về việc chuyển cô Đào đến trường THCS Định Yên, ông Đoàn Văn Xe trân tình: Sau khi được Phòng GD giải thích việc chuyển cô Đào đến trường THCS Định Yên là sự đồng thuận hoán chuyển của một giáo viên khác với cô Đào nên các giáo viên phản ánh đã hiểu và thống nhất với Phòng GD. Việc chuyển cô Đào đến trường THCS Định Yên công tác là đúng qui định của ngành.

Ngoài ra, ông Xe còn cho biết, khi ký quyết định điều chuyển cô Đào đến trường THCS Định Yên, bản thân ông còn chưa biết mặt cô Đào. Đến buổi họp 25/10, ông Xe và cô Đào mới biết mặt nhau.

Cô Bùi Thị Yến Oanh – giáo viên trường THCS Vĩnh Thạnh cho biết: “Lâu nay cô Đào không nói với chúng tôi một lời nào về việc trả nợ nên chúng tôi rất giận. Chúng tôi chỉ cần cô Đào có chút thiện chí trả nợ, các giáo viên sẽ cho cô cơ hội… Nay cô Đào đã gặp gỡ chúng tôi và có cam kết với giáo viên, Phòng GD việc trả nợ, chúng tôi thấy an tâm rồi”.

Nguyễn Hành



Xem nguồn

Sở GD-ĐT Khánh Hòa: “Học sinh không nhấn like Facebook có nội dung nguy hại”

Posted: 01 Nov 2016 03:34 AM PDT


Nữ sinh trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (TP Nha Trang, Khánh Hòa) trong một giờ ngoài trời - Ảnh: Viết Hảo

Nữ sinh trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (TP Nha Trang, Khánh Hòa) trong một giờ ngoài trời – Ảnh: Viết Hảo

Sáng 1/11, Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, cho biết, sở này vừa có văn bản chỉ đạo các Phòng GD-ĐT, các đơn vị trực thuộc về việc tăng cường đảm bảo an ninh trật tự trường học.

Theo đó, Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các Phòng GD-ĐT, các đơn vị trực thuộc giáo dục, tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện nghiêm túc an ninh, an toàn trường học, không để tệ nạn bạo lực học đường xảy ra, nhất là bạo lực giữa giáo viên, nhân viên đối với học sinh và bạo lực giữa học sinh với học sinh. Đẩy mạnh hoạt động của tổ tư vấn tâm lý học đường, giải quyết những trường hợp đặc biệt về sang chấn tâm lý trong học sinh.

Ngoài ra, Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo các Phòng GD-ĐT tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh không sử dụng Facebook vào mục đích gây hại đến bản thân và cộng đồng; đồng thời chú trọng, tăng cường cảnh báo học sinh không tham gia kích like, bình luận những trang Facebook có nội dung không lành mạnh và nguy hại. Sở GD-ĐT Khánh Hòa lưu ý các trường tăng cường công tác bảo vệ trường học, đảm bảo nhân viên bảo vệ trực 24/24h.

Theo Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, thời gian gần đây, tại một số trường học trên địa bàn xảy ra tình trạng giáo viên đánh, la mắng, xúc phạm học sinh; thiếu niên bên ngoài mang xăng vào đốt trường.

Trước đó như Dân trí đã đưa tin, vào trưa ngày 9/10, một nữ thiếu niên dưới sự kích động, hò hét của những em khác đã mang xăng vào châm lửa đốt trường THCS Phạm Ngũ Lão (xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa). Trước đó, nữ thiếu niên này đã lên Facebook đăng "status" nếu được 1.000 like thì sẽ thực hiện hành vi sai trái trên.

Viết Hảo



Xem nguồn

Comments