Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đại học Thái Nguyên tuyên dương 90 tập thể và cá nhân HSSV tiêu biểu

Posted: 15 Nov 2016 08:29 AM PST


ĐHTN tuyên dương các tập thể và cá nhân HSSVcó thành tích xuất sắc năm học 2015 – 2016ĐHTN tuyên dương các tập thể và cá nhân HSSVcó thành tích xuất sắc năm học 2015 – 2016

Dự hội nghị có PGS.TS Trần Viết Khanh – Phó Giám đốc ĐHTN cùng đại diện Ban Công tác HSSV, đại diện các trường đại học thành viên, đông đảo giảng viên, cán bộ quản lý và sinh viên của ĐHTN.

Theo báo cáo tại hội nghị, năm học 2015 – 2016, toàn Đại học có 420 sinh viên đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc; 2.087 sinh viên đạt danh hiệu Giỏi, 8 sinh viên đạt giải nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 26 HSSV đạt giải trong các kỳ thi Olympic quốc gia; 84 sinh viên đạt Huy chương trong các giải thi đấu thể dục thể thao; 20 tập thể đạt danh hiệu tập thể xuất sắc và 28 tập thể đạt danh hiệu tiên tiến.

Có được những thành tích trên là nhờ sự quyết tâm, tinh thần phấn đấu trong học tập và rèn luyện của các sinh viên, sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các giảng viên;

Cùng với đó là sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy của các nhà trường theo hướng lấy người học làm trung tâm, giúp các em từng bước được làm quen với cách học mới, chủ động, sáng tạo hơn trong học tập, nghiên cứu. Các sinh viên đạt thành tích đều là các cá nhân có phẩm chất đạo đức tốt, có nghị lực, ý chí vươn lên mạnh mẽ trong cuộc sống.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến để công tác HSSV trong toàn Đại học được phát triển hơn nữa trong năm học 2016 – 2017. Các ý kiến đều tập trung về việc đề xuất, chia sẻ nhưng kinh nghiệm về học tập, rèn luyện cũng như các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý công tác HSSV.



Xem nguồn

Lắp camera theo dõi, giám sát kỳ thi tuyển công chức ngạch chuyên viên

Posted: 15 Nov 2016 07:46 AM PST


Theo đó, tỉnh Thanh Hóa sẽ sử dụng hệ thống camera, máy vi tính và các thiết bị khác (gọi tắt là hệ thống CNTT) để hỗ trợ việc theo dõi, giám sát kỳ thi tuyển công chức ngạch chuyên viên tỉnh Thanh Hóa năm 2016, đảm bảo công bằng, công minh, minh bạch, khách quan và đúng quy định của pháp luật.

Đại học Hồng Đức được giao nhiệm vụ bố trí phòng thi có gắn camera, phòng máy chủ, phòng giám sát và cơ sở vật chất cần thiết khác theo yêu cầu của Hội đồng thi

Đại học Hồng Đức được giao nhiệm vụ bố trí phòng thi có gắn camera, phòng máy chủ, phòng giám sát và cơ sở vật chất cần thiết khác theo yêu cầu của Hội đồng thi

Ứng dụng này được áp dụng cho việc thi, chấm thi và tổng hợp kết quả thi trắc nghiệm trên máy tính đối với các môn: Tin học văn phòng, Tiếng Anh, nghiệp vụ chuyên ngành; tổng hợp kết quả thi trắc nghiệm trên giấy môn Tiếng Anh (thi viết); thi, đánh phách, rọc phách, chấm điểm, ghép phách và tổng hợp kết quả thi viết đối với môn kiến thức chung và môn nghiệp vụ chuyên ngành.

Thông qua hệ thống camera, Hội đồng thi tuyển công chức thực hiện theo dõi, giám sát và xử lý vi phạm việc thực hiện nội quy, quy chế thi của thành viên Hội đồng thi; việc thực hiện nội quy, quy chế thi của thành viên các ban, tổ giúp việc Hội đồng thi, gồm: ban coi thi, ban chấm thi, tổ nhân sao đề thi, tổ phách và các bộ phận, cá nhân có liên quan; thực hiện nội quy, quy chế thi của thí sinh.

Ông Nguyễn Đình Xứng – Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao Đại học Hồng Đức bố trí phòng thi có gắn camera, phòng máy chủ, phòng giám sát của Hội đồng thi, ban giám sát và cơ sở vật chất cần thiết khác theo yêu cầu của Hội đồng thi; kiểm tra, vận hành, chạy thử; tổ chức sao lưu giữ liệu giám sát trong quá trình tổ chức thi; bảo quản theo chế độ mật và bàn giao cho Hội đồng thi tuyển công chức.

Hội đồng thi tuyển công chức có nhiệm vụ theo dõi, giám sát chặt chẽ quá trình tổ chức kỳ thi thông qua hệ thống CNTT; lưu trữ giữ liệu giám sát để phục vụ quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh có liên quan đến kỳ thi; thông qua theo dõi, giám sát, xử lý các vi phạm theo nội quy, quy chế thi và các pháp luật theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm theo quy định.

Chủ tịch Hội đồng thi tuyển công chức có trách nhiệm lưu trữ, quản lý đầy đủ, đảm bảo an toàn tuyệt đối toàn bộ giữ liệu giám sát theo chế độ tài liệu mật; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra trường hợp mất giữ liệu.

Sau kỳ thi nếu có khiếu nại, tố cáo, phản ánh sai phạm liên quan, Hội đồng thi khai thác giữ liệu lưu trữ để xem xét xử lý hoặc kiến nghị cấp thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Duy Tuyên



Xem nguồn

Cư dân mạng "choáng" với bài thơ của học sinh lớp 8

Posted: 15 Nov 2016 07:04 AM PST


Chỉ sau thời gian ngắn đăng tải, bài thơ của em đã thu hút sự quan tâm của hàng nghìn người.

Độc giả Mạnh Cường (Hà Nội) tỏ ra băn khoăn, không biết có ai sửa bài góp ý gì cho em không, học sinh mới lớp 8 mà trăn trở thế này, thực sự không tin nổi.

Bạn đọc Vũ Huy chia sẻ, đúng là khó tin đây là những suy nghĩ của một cháu học sinh mới lớp 8, hy vọng thế hệ này sẽ giúp ích cho đất nước. Ngoài ra, nhiều độc giả cũng tỏ ý nghi ngờ đây không phải văn phong của một học sinh lớp 8.

Độc giả Tran Tien, người đăng bài thơ này lên diễn đàn đồng thời cũng cho biết, trước đó, bài thơ này được một người thân trong gia đình em chia sẻ qua facebook. Anh cũng là hàng xóm của em Ngân khẳng định, đây là bài thơ do chính tay cô bé Ngân viết. Hiện em đang sống tại Tòa T1 Times City (Hà Nội).

Theo cô Nguyễn Quỳnh Nga – giáo viên chủ nhiệm và cũng là giáo viên môn văn lớp 8A1 – cho biết, Nguyễn Bích Ngân là học sinh giỏi của trường suốt từ năm lớp 6 đến giờ và cô bé học rất tốt môn văn. Điểm tổng kết môn văn các năm của em đều từ khoảng 8,5 trở lên. Đây đúng là bài thơ của em Ngân, học sinh của cô.

Nhận xét về bài thơ này, cô Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên Ngữ Văn, Trường THPT chuyên Chu Văn An (Hà Nội) cho biết, bài thơ xúc động bởi cả tầm tư tưởng và chiều sâu xúc cảm.

Cô Tuyết phân tích: Bài thơ kết cấu trùng điệp theo tứ ” xin đổi kiếp này” để bao quát bức tranh toàn cảnh của môi trường thiên nhiên, xã hội đang bị hủy hoại đau đớn bởi chính sự tham lam, tàn ác của con người, từ sông biển núi rừng tới không khí, cây xanh đồng ruộng…

Đồng thời, chính từ chiều rộng khá bao quát ấy, em đã xuất phát từ tứ thơ độc đáo ” xin đổi kiếp này” để cảm nhận, để trải nghiệm những đau xót kiệt cùng của sông biển đất trời khi hàng ngày hàng giờ bị con người tàn phá.

Nỗi đau xót thấm thía vị trải nghiệm làm bật lên câu hỏi nhức nhối về trách nhiệm, về lương tâm của con người trong cách ứng xử với môi trường sống – mối quan hệ nhân quả hiện hữu nhỡn tiền khiến bài thơ như một thông điệp với sức mạnh cảnh báo mãnh liệt nhất.

Một giáo viên ở Quảng Bình cũng vô cùng ngạc nhiên với tác giả bài thơ. Cô thốt lên: "Nếu đúng của em học sinh này viết ra thực sự, không có sự chỉnh sửa của người lớn, quả khâm phục về tài năng và trái tim của em ấy".

Mỹ Hà



Xem nguồn

Việt Nam xếp thứ 6 về du học sinh tại Mỹ

Posted: 15 Nov 2016 06:22 AM PST


 Hiện có 21.403 du học sinh Việt Nam tại Mỹ, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 6 trong số các nước đứng đầu về du học sinh theo học tại quốc gia này, tăng 3 bậc so với năm ngoái.

Với mức tăng trưởng 14,3% so với năm 2015, Việt Nam tiếp tục giữ đà tăng trưởng về số lượng du học sinh tại Hoa Kỳ trong suốt hơn một thập kỷ qua.

Số liệu được đưa ra tại Báo cáo Open Doors 2016 về Trao đổi Giáo dục Quốc tế Viện Giáo dục Quốc tế hợp tác với Vụ Giáo dục và Văn hóa, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm nay, 15/11.

Việt Nam xếp thứ 6 về du học sinh tại Mỹ
Du học sinh Việt Nam đông thứ 6 tại Mỹ. Ảnh minh họa: NYT.

Sinh viên Việt Nam tại Mỹ chủ yếu theo học ở bậc đai học. Năm học 2015 – 2016, có 67,2% sinh viên Việt Nam theo học đại học, 15,1% theo học cao học, 7,8% tham gia chương trình đào tạo thực hành không bắt buộc OPT, và 9,9% theo học các chương trình không cấp bằng như chương trình tiếng Anh, hoặc học tập ngắn hạn.

Bên cạnh đó, số lượng sinh viên quốc tế theo học tại các trường đại học và cao đẳng Hoa Kỳ đã lần đầu tiên vượt ngưỡng một triệu sinh viên trong năm học 2015 – 2016, tăng 7% so với năm trước và đạt gần 1.044.000 sinh viên. Mặc dù vậy, con số này chỉ chiếm 5% tổng số sinh viên tại Mỹ, sự tăng trưởng mạnh mẽ này khẳng định Mỹ vẫn luôn là điểm đến được ưa chuộng về giáo dục đại học. 

"Sự phát triển nhanh chóng về số lượng sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học Hoa Kỳ cho thấy sức mạnh và tầm quan trọng của mối giao lưu nhân dân. Những sinh viên này có vai trò như những đại sứ văn hóa, giúp người Mỹ hiểu biết thêm về người Việt Nam. Và khi họ trở lại Việt Nam, họ giúp mọi người hiểu hơn về Hoa Kỳ. Ngoài ra, những sinh viên này có thể sử dụng kiến thức mà họ đã thu nhận tại Hoa Kỳ để xây dựng một nước Việt Nam thịnh vượng hơn" – Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius phát biểu. 

Hà Phương



Xem nguồn

Cho giáo viên, học sinh du lịch miễn phí dịp 20-11

Posted: 15 Nov 2016 05:40 AM PST


Nhân dịp 20-11, khoảng 4 tỷ đồng sẽ được chi ra cho hàng nghìn giáo viên, học sinh giỏi toàn Đà Nẵng đi du lịch.

Hôm nay, Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho biết chương trình này được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 34 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, áp dụng cho các học sinh giỏi bậc Tiểu học và THCS cùng các giáo viên trên địa bàn.

Cho giáo viên, học sinh du lịch miễn phí dịp 20-11

Toàn Thành phố Đà Nẵng hiện có hơn 13.000 giáo viên và hàng trăm nghìn học sinh

Cụ thể, các học sinh giỏi và giáo viên được tổ chức đi tham quan miễn phí, kết hợp ngoại khóa, vẽ tranh và viết văn tại khu du lịch, có hỗ trợ ăn trưa.

Theo ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng, có 8.000 giáo viên, học sinh từ 93 trưởng Tiểu học 56 trường THCS và 6 trường tư thục liên cấp được đài thọ tham quan dịp này.

"Đây cũng là dịp cho học sinh tìm hiểu thêm đa dạng sinh học, bổ túc kiến thức về các danh thắng. Sau khi tham quan, học sinh sẽ thi vẽ tranh, viết văn và sẽ được lựa chọn để trao giải" – ông Vĩnh cho hay.

Được biết, kinh phí tổ chức hoạt động này là 4 tỷ đồng. Số tiền được một đơn vị du lịch trên địa bàn tài trợ.

Cao Thái



Xem nguồn

Cháu gái Donald Trump gây bất ngờ khi đọc thơ tiếng Trung

Posted: 15 Nov 2016 04:59 AM PST


Cô cháu gái 5 tuổi của Donald Trump đang chiếm trọn trái tim của cộng đồng mạng Trung Quốc sau khi đọc một bài thơ tiếng Trung.

Cháu gái Donald Trump gây bất ngờ khi đọc thơ tiếng Trung

Ivanka là người đóng vai trò rất quan trọng trong chiến thắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump

Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể không phải là nhân vật được chào đón nồng nhiệt ở Trung Quốc sau khi cáo buộc Bắc Kinh thao túng tiền tệ và ăn cắp việc làm của người Mỹ.

Tuy nhiên, cô cháu gái 5 tuổi Arabella Kushner của ông lại đang chiếm trọn trái tim của cộng đồng mạng nước này sau khi video quay cảnh cô bé đọc một bài thơ cổ tiếng Trung từ hồi tháng 2 xuất hiện trên mạng xã hội.

Video được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc sau khi ông Trump được tuyên bố trúng cử Tổng thống hôm 10/11. Nhiều người khen ngợi cô bé Arabella "cực kỳ dễ thương và gây ấn tượng" – tờ Global Times, một tờ báo tiếng Anh của Trung Quốc cho hay.

Trong video, Arabella mặc một chiếc váy đỏ theo phong cách sườn xám truyền thống của Trung Quốc, đứng trên một chiếc bàn và đọc các tác phẩm của nhà thơ tiếng Trung.

Arabella là con gái của Ivanka – con gái cả của Trump và Jared Kushner. Được biết, cô bé đã học tiếng Trung từ khi 18 tháng tuổi – tờ Daily Mail cho biết.

Clip gốc được quay lại và đăng tải trên tài khoản Instagram của Ivanka vào ngày 10/2 – trước dịp Tết Bính Thân 2016.

Ngược lại với thái độ khó chịu, thậm chí là phẫn nộ dành cho Trump, cháu gái ông nhận được sự chào đón và chiếm cảm tình của cư dân mạng Trung Quốc. "Tôi thực sự hi vọng thiên thần nhỏ này sẽ yêu văn hóa Trung Quốc" – một người dùng tên Orange bình luận.

Một người khác thì cho rằng, sự thể hiện của cô bé cho thấy giáo dục rất được coi trọng trong gia đình Trump.

"Ít nhất thì video này cũng cho thấy Trump đặt tầm quan trọng lên giáo dục và không đóng cửa với văn hóa nước ngoài" – một độc giả nhận xét.

Trước đó, từ năm 2014, tài khoản Instagram của Ivanka cũng đăng tải một clip khác có tên "Học tiếng Trung sáng Chủ nhật! Arabella học tập rất chăm chỉ!". Lúc đó, cô bé mới chỉ 2 tuổi rưỡi.

Arabella là một trong 8 đứa cháu của Trump. Cô bé còn có 2 anh em khác là Joseph Frederick, 3 tuổi và Theodore James – vừa sinh hồi tháng 3 năm nay.

Nguyễn Thảo (Theo Strait Times)



Xem nguồn

Người thầy chấm bài dưới ánh đèn đường

Posted: 15 Nov 2016 04:16 AM PST


-Nhiều hôm trên đảo mất điện, thầy Quyết phải ôm tập bài ra chấm dưới ánh đèn đường.

Sau khi tốt nghiệp, thầy giáo Lê Xuân Quyết (sinh năm 1990) đã nhiều lần "gõ cửa" Sở GD-ĐT Khánh Hòa để xung phong ra dạy học ở Trường Sa, quyết tâm mang con chữ đến với những học sinh khó khăn.

Bật khóc vì được ra đảo dạy học

Sau gần 4 năm công tác, giờ đây thầy giáo trẻ của Trường Tiểu học Song Tử Tây đã được chọn là một trong những giáo viên tiêu biểu xuất sắc đang công tác tại các huyện đảo, xã đảo năm 2016.

Người thầy chấm bài dưới ánh đèn đường
Thầy Lê Xuân Quyết, giáo viên Trường Tiểu học Song Tử Tây, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo, chứng kiến nhiều bạn bè cùng trang lứa có hoàn cảnh giống mình phải nghỉ học cũng chỉ vì nhà nghèo, ngay từ bé Quyết đã mong muốn trở thành một người giáo viên để đem con chữ đến với những vùng đặc biệt khó khăn.

Để hiện thực hóa ước mơ của mình, thời còn học tại Trường ĐH Sư phạm Nha Trang, thầy Quyết đã nhiều lần chủ động lên Sở GD-ĐT Khánh Hòa để hỏi về việc tuyển giáo viên tại Trường Sa. Năm 2012, thời điểm chỉ mới tốt nghiệp ra trường, Quyết nộp đơn tình nguyện xung phong ra đảo cống hiến với một đoạn nội dung mà đến nay anh vẫn nhớ như in: "Tôi xin cống hiến tất cả sự nghiệp của mình cho Trường Sa".

Thầy Quyết chia sẻ: "May mắn độ ấy có dịp tuyển và tôi được chọn. Thậm chí tôi đã khóc khi nhận được quyết định ra đảo dạy học, dù khi đó chưa biết hoàn cảnh cụ thể trên đảo ra sao. Chỉ biết bản thân luôn nung nấu muốn đem con chữ tới những vùng khó khăn nhất".

Sau vài tháng chờ đợi, cuối cùng, thầy Quyết cũng được lên tàu ra đảo Song Tử Tây nhận công tác. Ấn tượng đầu tiên của thầy Quyết là chuyến đi tới 14 ngày mới ra được điểm dạy với việc cảm nhận rất rõ những đợt sóng lớn đánh vào mạn thuyền.

"Lần đầu tiên lên tàu ra đảo, tôi say sóng vật vờ gần như không biết gì nhưng đến bây giờ thì đã quen. Khi đặt chân lên đảo, tôi không ngờ một ngôi trường lại thô sơ như vậy và càng thêm thương các em học trò nơi đây", thầy Quyết nhớ lại kỷ niệm vui.

Trường học ở Trường Sa khi thầy Quyết mới ra thì hầu hết đơn sơ, thầy và trò chỉ được học tạm trên một lô cốt của bộ đội, phía trên lợp mái tôn rất nóng. Những giờ học đầu chiều, học sinh vừa học vừa lau mồ hôi trên mặt.

"Thầy trò học trong lớp mà mồ hôi đầm đìa đầu tóc vì nắng nóng và không có điện. Tôi cảm thấy xót thương vô cùng nhưng lúc đó cũng chỉ biết động viên các em đợi một chút nữa thôi khi trời bớt nắng chúng ta sẽ học. Thế nhưng điều khiến tôi xúc động vo cùng là một em học sinh mới 4 tuổi động viên rằng chúng em vẫn học được. Nhưng nhìn bàn tay và gương mặt các em thì đang đầm đìa mồ hôi,…" thầy Quyết kể.

Chấm bài dưới ánh đèn đường

Những ngày đầu tiên ra đảo và cũng là lần đầu tiên xa nhà, như bao người khác, Quyết cũng không tránh khỏi sự bỡ ngỡ khi phải xa cha mẹ, anh chị em. Thậm chí, nhiều đêm anh vẫn bật khóc vì quá nhớ nhà. "Bởi lúc đó bạn bè mỗi người một nơi, khi buồn thật sự mình không biết chia sẻ cùng ai", thầy Quyết nói.

Tuy nhiên, những khó khăn về điều kiện sinh hoạt cũng như dạy học buộc anh thức tỉnh bản thân phải gắng vượt lên nỗi nhớ để tiếp tục theo đuổi được ước mơ mang con chữ đến nơi đây. Bởi cũng giống như ở các đảo khác, ở đây điện và nước ngọt cũng là của hiếm.

Anh Quyết chia sẻ: "Nhiều đêm đảo mất điện, tôi phải ôm cả tập vở học sinh ngồi chấm bài dưới cột đèn đường bởi cũng như nhiều thứ khác, điện ở đây rất hiếm. Gặp hôm trời mưa thì phải thắp nến ngồi chấm bài. Việc trồng rau cũng rất khó khăn bởi nước khan hiếm. Nhiều khi đánh răng, rửa mặt xong, dư nửa cốc nước vẫn rót vào lại để tận dụng cho sinh hoạt những ngày tới".

Ngoài dạy học ngày 2 buổi, hằng ngày anh Quyết còn bận rộn để lo trang trải cuộc sống như trồng rau, chăn nuôi, đánh bắt cá,…

Dù bận rộn thế nhưng anh luôn dành thời gian và có những sáng tạo để các học sinh của mình bớt thiệt thòi với các em ở đất liền.

"Dịp Trung thu, thường học sinh ở ngoài đảo không có điều kiện xem múa lân, tôi cùng với các giáo viên đã nghĩ ra tận dụng những sọt nhốt gia cầm rồi trang trí lên tạo thành đầu lân. Các thầy giáo và chiến sĩ trên đảo đã vào vai các nghệ sĩ múa lân và đó là một ngày vui với các học sinh, thầy cô và cả các chiến sĩ trên đảo".

Với anh Quyết, món quà lớn nhất và đầy ý nghĩa là anh có những học trò dù rất ít nhưng rất ngoan, học giỏi và còn hát hay với làn da rám nắng mang đầy chất biển đảo nơi tuyến đầu của Tổ quốc.

Người thầy chấm bài dưới ánh đèn đường
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh chúc mừng và biểu dương thầy Lê Xuân Quyết khi là một trong những giáo viên tiêu biểu xuất sắc năm 2016.

Mới đây, năm 2015, ngành giáo dục thành phố Hồ Chí Minh cũng đã xây tặng cho thầy và trò nơi đây một ngôi trường khang trang, sạch sẽ có đủ ánh sáng và quạt điện.

Chia sẻ với tôi, Quyết cho biết, chưa bao giờ anh hối hận về quyết định tình nguyện ra đảo dạy học mà thay vào đó là một niềm tự hào lớn lao.

Nhìn lại chặng đường đã qua, thầy Quyết tự nhận mình là người may mắn khi sau gần 4 năm công tác tại đảo, điều anh có được là những vốn kiến thức, kinh nghiệm rất quý báu. Đặc biệt là kỹ năng dạy lớp ghép một đặc thù của vùng biển đảo.

"Càng dạy học ở đảo tôi lại càng thêm yêu đảo, yêu nghề và dạn dày kinh nghiệm hơn sau từng năm gắn bó. 4 năm là khoảng thời gian đủ để tôi nhận thức được rằng, là người giáo viên ở biển đảo xa xôi hay đâu cũng vậy thì đều phải luôn luôn học tập, luôn trau dồi kiến thức để tự làm mới mình. Có như vậy thì mỗi người học sinh của mình như là những hành khách khi qua các chuyến đò có đủ những tri thức cần thiết nhất", Quyết chia sẻ.

Điều anh mong mỏi nhất là thời gian tới, nhà nước sẽ xem xét, hỗ trợ đưa mạng Internet đến với hải đảo để các giáo viên như anh có thể cập nhật thông tin trong đất liền và tìm hiểu, nâng cao chất lượng các bài dạy.

Thanh Hùng

*****

Xem thêm:




Xem nguồn

Đà Nẵng cho 8.000 giáo viên, học sinh du lịch miễn phí dịp 20-11

Posted: 15 Nov 2016 03:35 AM PST


Nhân dịp 20-11, khoảng 4 tỷ đồng sẽ được chi ra cho hàng nghìn giáo viên, học sinh giỏi toàn Đà Nẵng đi du lịch.

Hôm nay, Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho biết chương trình này được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 34 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, áp dụng cho các học sinh giỏi bậc Tiểu học và THCS cùng các giáo viên trên địa bàn.

Đà Nẵng cho 8.000 giáo viên, học sinh du lịch miễn phí dịp 20-11

Toàn Thành phố Đà Nẵng hiện có hơn 13.000 giáo viên và hàng trăm nghìn học sinh

Cụ thể, các học sinh giỏi và giáo viên được tổ chức đi tham quan miễn phí, kết hợp ngoại khóa, vẽ tranh và viết văn tại khu du lịch, có hỗ trợ ăn trưa.

Theo ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng, có 8.000 giáo viên, học sinh từ 93 trưởng Tiểu học 56 trường THCS và 6 trường tư thục liên cấp được đài thọ tham quan dịp này.

"Đây cũng là dịp cho học sinh tìm hiểu thêm đa dạng sinh học, bổ túc kiến thức về các danh thắng. Sau khi tham quan, học sinh sẽ thi vẽ tranh, viết văn và sẽ được lựa chọn để trao giải" – ông Vĩnh cho hay.

Được biết, kinh phí tổ chức hoạt động này là 4 tỷ đồng. Số tiền được một đơn vị du lịch trên địa bàn tài trợ.

Cao Thái



Xem nguồn

Bài thơ của nữ sinh lớp 8 khiến dân mạng lặng người

Posted: 15 Nov 2016 02:51 AM PST


 – Bài thơ "Xin đổi kiếp này" của em Nguyễn Bích Ngân, học sinh lớp 8A1, Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) được chia sẻ trên cộng đồng mạng với sự ngạc nhiên quá đỗi của nhiều người vì không nghĩ rằng một đứa trẻ 14 tuổi có thể viết được một bài thơ sâu sắc như thế.

Bài thơ của nữ sinh lớp 8 khiến dân mạng lặng người
Bài thơ “Xin đổi kiếp này” của em Nguyễn Bích Ngân

Chia sẻ với Vietnamnet, cô Nguyễn Quỳnh Nga – giáo viên chủ nhiệm và cũng là giáo viên môn văn lớp 8A1 – cho biết, đây đúng là bài thơ của em Nguyễn Bích Ngân, học sinh của cô.

Theo chia sẻ của Ngân với cô Nga, bài thơ được ông ngoại em đăng trên Facebook cá nhân và có lẽ được lan truyền theo nguồn này. Được biết Ngân là học sinh giỏi của trường suốt từ năm lớp 6 đến giờ và cô bé học rất tốt môn văn. "Điểm phẩy môn văn các năm của em đều từ khoảng 8,5 trở lên và trong lớp chỉ có 1, 2 em đạt được thành tích này".

Cô Nga cũng dành những lời khen ngợi đặc biệt tới năng khiếu của Ngân ở môn học này. "Tôi dạy lớp này từ lớp 6. Ngay từ đầu tôi đã phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Ngân ở môn văn. Em có một giọng văn rất cá tính, khác biệt. Tính cách của em cũng rất đặc biệt so với những đứa trẻ khác. Ngân là một học sinh kín đáo, trầm tính, rất ít khi bộc lộ cảm xúc, nét mặt em lúc nào cũng buồn mặc dù cô bé rất xinh xắn" – cô Nga chia sẻ.

Cũng vì tính cách kín đáo này mà có lẽ cô Nga cũng chưa từng đọc được bất cứ bài thơ nào của em trước đó. Khi được hỏi về bài thơ "Xin đổi kiếp này", em tỏ ra rất vui và cho biết ông ngoại em chỉ đăng lên Facebook cá nhân thôi.

Cô Nga cho biết cũng có một vài lần trao đổi với mẹ em về tính cách của em trên lớp thì mẹ em cho biết "ở nhà cháu cũng như vậy". Trên lớp, theo để ý của cô thì Ngân rất ít khi nô đùa nghịch ngợm với bạn bè, mà chỉ ngồi im một chỗ trong giờ ra chơi, lấy sách ra đọc hoặc làm gì đó tại chỗ.

Cô giáo này cũng cho biết, lớp cô chủ nhiệm có 52 em, trong đó có 5 em học sinh khuyết tật và Ngân là một học sinh bình thường trong lớp.



Xem nguồn

Việt Nam ở mức trung bình về năng lực tiếng Anh

Posted: 15 Nov 2016 02:09 AM PST


Đây là kết quả vừa được tổ chức giáo dục quốc tế EF Việt Nam công bố vào sáng 15/11 tại TPHCM.

Việt Nam đứng thứ 31/72 quốc gia tham gia khảo sát và ở mức trung bình về năng lực tiếng Anh

Việt Nam đứng thứ 31/72 quốc gia tham gia khảo sát và ở mức trung bình về năng lực tiếng Anh

Việc khảo sát này được thực hiện trên toàn cầu với gần 1 triệu người trưởng thành gồm học sinh, sinh viên, người đi làm ( tuổi bình quân 28) tham gia bằng một bài kiểm tra trực tuyến.

Năm nay, xếp đầu bảng xếp hạng với mức độ thông thạo tiếng Anh là Hà Lan, tiếp đó là các nước Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Singapore, Luxembourg.

Ở châu Á, Việt Nam xếp thứ 7 sau các nước Singapore, Malaysia, Philippines, Ấn Độ, Hàn Quốc và Hồng Kông.

Năm ngoái, Việt Nam được EF xếp hạng 29 trong tổng số 70 quốc gia được khảo sát. Trong 5 năm trở lại đây, trình độ tiếng Anh của người Việt Nam được cải thiện hơn so với trước đây và nếu từ 2012-2014 chỉ được lọt vào nhóm thấp, thì hai năm nay đã nâng lên nhóm trung bình.

Một giờ học tiếng Anh ở trường phổ thông tại TPHCM

Một giờ học tiếng Anh ở trường phổ thông tại TPHCM

Bà Cao Phương Hà là Giám Đốc của EF Education First Việt Nam cho hay, độ tuổi có năng lực Anh ngữ tốt nhất ở Việt Nam là 18-20. Nhưng kể cả độ tuổi này, nếu so với toàn cầu thì năng lực tiếng Anh của Việt Nam cũng chỉ ở mức trung bình. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì chúng ta còn phải cố gắng rất nhiều.

Sắp tới, tổ chức này sẽ gửi thông báo chính thức về chỉ số tiếng Anh của người Việt cho Bộ GD-ĐT cũng như Sở GD-ĐT TPHCM để cơ quan quản lý tham khảo.

Hoài Nam



Xem nguồn

Comments